Đề tài Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến
lược kinh doanh
Nguồn: doanhnhan360.com
Năm mới hy vọng mới cho sự phát triển đi lên của đất nước, đóng góp vào sự
phát triển đó, tầng lớp doanh nhân Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế - văn hóa với
các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với
các doanh nghiệp cũng không nhỏ. Phân tích SWOT sẽ giúp các doanh
nghiệp “cân - đong – đo - đếm” một cách chính xác trước khi quyết định
thâm nhập thị trường quốc tế.
SWOT trong doanh nghiệp
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một
doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác
định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác
định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp
trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn
trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập
uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích
SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh
nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường
nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi
nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin
sao cho hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay
đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh
ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ
hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, gần
nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ
đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị
trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây
chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu.
Với việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, các mặt mạnh về tổ chức
doanh nghiệp có tthể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp
có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có
nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn
tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần
lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở
những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém
hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc
tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh...
Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác,
thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước
tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế
kiểm soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng
được các co hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa được
những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản
thân doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh
nghiệp muốn theo đuổi thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể)
phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện. Các chiến thuật
thường được thiết lập theo hướng tập trung cụ thể hóa chi tiết việc thực hiện các
kế hoạch chi tiết như thế nào. Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ
chức chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong 5
bước hình thành chiến lược nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi theo đúng định
hướng mục tiêu chiến lược.
Những công ty áp dụng phân tích SWOT thành công
Chẳng hạm cho tới năm 1992, Walt Disney Company luôn thành công ở những
công viên chủ đề Disneyland ở Anaheim, Calífornia (1955), ở Florida (1970), và ở
Tokyo (1983). Năm 1992, Disney lại tiếp tục thành công tại Paris nhà những kết
quả chính xác thực tế và khả thi của quá trình phân tích SWOT, cụ thể, S: Sự nổi
tiếng của các nhân vật phim hoạt hình, thương hiệu Walt Disney nổi tiếng, tiềm
lực tài chính vững mạnh, W: sự hiểu biết về văn hóa, sở thích của người Pháp
chưa đầy đủ, O: Vị trí địa lý của Phi thuận lợi (trung tâm Châu Âu), Chính phủ
Pháp có những biện pháp khuyến khích và hỗ trợ về giao thông, về giá đất, về
đóng góp cổ phần... T: Sự cạnh tranh của các công viên chủ đề khác ở Paris...
Một ví dụ khác gần gũi hơn là vào thời kỳ 1990, khi khối Đông Âu sụp đổ Công ty
Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) mất một thị trường quan trọng với 15
triệu vỏ xe/năm trong lúc đang gánh lên vai món nợ của những năm trước, Công ty
chỉ còn sản xuất khoảng 20% công suất.
Vào thời kỳ đó, Công ty đã kịp thời có những thay đổi đúng đắn trong chiến lược
kinh doanh quốc tế đó là ban đầu thì tiếp cận công nghệ cao với chi phí thấp khi
ký hợp đồng liên doanh và chế biến cho các đối tác của Nhật, khai thác sự trợ giúp
kỹ thuật từ đối tác sau đó áp dụng chiến lược tạo sự khác biệt cho sản phẩm nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ vào kết quả của việc phân tích SWOT cho điều
kiện môi trường kinh doanh của Casumina, cụ thể: S: Công ty có đội ngũ lãnh đạo
có năng lực, đội ngũ công nhân gắn bó với Công ty, W: Công ty chưa có kinh
nghiệm về sử dụng kỹ thuật cao để sản xuất gánh nặng từ món nợ lớn, thiết bị
công nghệ lạc hậu (tính đến 1990 là đã 15 năm sử dụng), O: Công nghệ sản xuất
vỏ xe 2 bánh đã đến tới hạn, nhu cầu thị trường nội địa về xuất vỏ xe 2 bánh cao,
lợi thế về chi phí nhân công rẻ và môi trường sản xuất thuận lợi, T: Mất thị trường
quan trọng khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ nguy cơ đối đầu với các đại gia trên
thế giới về vỏ xe 2 bánh ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh.pdf