Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

A. SƠ NÉT VỀ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM 1. Vị thế ngành dược trong nền kinh tế Việt Nam Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp. Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ cần. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường. Chính vì vậy cho đến năm 2009, chi tiêu cho y tế của Việt Nam chỉ chiếm 1.6% GDP. Trong những năm qua, số dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh. Đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Hoạt động của ngành dược phụ thuộc vào hai yếu tố: sự thay đổi giá nguyên vật liệu thế giới và chính sách quản lý giá của Cục Quản lý dược Việt Nam (DAV).

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM SƠ NÉT VỀ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM Vị thế ngành dược trong nền kinh tế Việt Nam Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp. Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ cần. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường. Chính vì vậy cho đến năm 2009, chi tiêu cho y tế của Việt Nam chỉ chiếm 1.6% GDP. Trong những năm qua, số dược phẩm ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh. Đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Hoạt động của ngành dược phụ thuộc vào hai yếu tố: sự thay đổi giá nguyên vật liệu thế giới và chính sách quản lý giá của Cục Quản lý dược Việt Nam (DAV). Khả năng cung cấp sản phẩm Tính đến tháng 7 năm 2009, cả nước có 171 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 93 doanh nghiệp sản xuất tân dược, chiếm 54,4% và 78 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược; ngoài ra có 6 doanh nghiệp sản xuất vaccin, sinh phẩm y tế. Trong đó tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn GMP - WHO là 53, chiếm 57%, 24 doanh nghiệp đạt GMP - ASEAN; chưa có doanh nghiệp sản xuất đông dược nào đạt GMP. Theo cam kết gia nhập WTO, đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp dược Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn của WTO về chất lượng sản xuất (GMP-WHO), sau thời hạn đó các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn sẽ buộc phải ngừng sản xuất. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có 52% các doanh nghiệp dược (bao gồm cả tân và đông dược) đạt được tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó số doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn GLP và GSP lần lượt là 51% và 63%. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn này trong vài ba năm gần đây, nhưng cũng đang nổ lực gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Nhu cầu thị trường Tân dược Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Giai đoạn từ 2001-2007, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,9% nhưng đến năm 2008 thì tốc độ này đã là 25,5 % so với năm 2007. Qua đó có thể thấy quy mô thị trường ngày càng tăng, dẫn đến doanh thu tiêu thụ cũng tăng theo. Giai đoạn từ 2001-2008, chi tiêu y tế của người dân đã tăng cao, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Nếu như năm 1998 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 5,5 USD, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 USD, tăng gấp 3 lần năm 1998. Tuy nhiên thực tế con số này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và còn rất thấp so với mức trung bình của thế giới (40 USD/người/năm). Vẫn còn nhiều cơ hội cho việc tăng trưởng ngành dược ở Việt Nam. BMI dự đoán rằng thị trường sẽ phát triển từ 1,4 tỷ USD trong năm 2008 đến 6,1 tỷ USD trong năm 2019. Trong khoảng thời gian này, dân số năng động của Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể, tác động tích cực đến thị trường dược. Dân số trẻ Việt Nam sẽ trưởng thành, tuổi thọ sẽ được nâng lên và BMI dự đoán rằng dân số Việt Nam sẽ tăng từ 86.8 triệu trong năm 2008 lên hơn 100 triệu trong năm 2019. Những nhân tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu và chi tiêu cho dược phẩm thao đầu người dự đoán là sẽ tăng từ 16,45 USD trong 2008 lên 60,30 USD trong 2019. Đông dược Hiện nay, nhu cầu sử dụng đông dược ở Việt Nam là khoảng 50.000 tấn/năm. Thị trường đông dược hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,5%-1% trong toàn thị trường thuốc. Mặc dù chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng thị trường đông dược đã đóng góp rất nhiều vào nền y học, góp phần thúc đẩy phát triển ngành dược và góp phần thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng Y học cổ truyền, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Giá cả thị trường Hiện nay 90% nguyên vật liệu sản xuất dược trong nước phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong hai năm vừa qua giá nguyên vật liệu đầu vào tăng do đó giá thành dược phẩm cũng tăng theo. Theo kết quả khảo sát của Hiệp Hội Sản xuất – Kinh doanh dược Việt Nam, giá dược phẩm từ ngày 20-12-2009 đến 20-01-2010 tiếp tục có sự điều chỉnh. Nhiều mặt hàng thuốc nội và ngoại tăng từ 3% - 10% như: Prednisolon, Ciprofloxacin, vitamin B1, B6, Berberin, Nicionex… Trong khi đó, một số mặt hàng điều chỉnh giảm chỉ 1% - 3% như: Kim tiền thảo, Cortonyl, Clorocid, Amoxicilin, Cephalexin, Ampicillin. Giá thuốc ảnh hưởng mạnh đến người người tiêu dùng đặc biệt là những người có thu nhập thấp, vì vậy đây luôn là mối quan tâm của người dân, ngành y tế và đặc biệt là từ phía Chính phủ. Dược phẩm được xếp vào danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá của Chính phủ. Điều này đã làm cho giá chỉ tăng rất ít so với chi phí đầu vào. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM - Tên công ty:  Công ty Cổ Phần Dược phẩm Imexpharm. - Tên viết tắt:   Imexpharm. - Ngày thành lập: 25/7/2001 (Tiền thân là  Xí nghiệp Liên hiệp Dược Đồng Tháp 1975- 1983). - Trụ sở chính: Số 4, Đường 30/4, Phường 1, Thành phố Cao lãnh. - Điện thoại: 067.3851941 - Fax: 067.3853016 - Email: imp@imexpharm.com - Website:  www.imexpharm.com - Mã số thuế:  1400384433. - Mã chứng khoán: IMP  (Ðăng ký giao dịch tại sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM) - Chức năng sản xuất, kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, Xuất Nhập Khẩu dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế, nguyên liệu bao bì sản xuất thuốc, thuốc y học cổ truyền, thuốc thú y, mỹ phẩm. Thực phẩm, thực phẩm chức năng, các loại nước uống, nước uống có cồn, có gaz, các chất diệt khuẩn, khử trùng cho người và cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc..  Kinh doanh nuôi trồng, chế biến dược liệu, kinh doanh ngành du lịch nghĩ dưỡng, đầu tư tài chánh và kinh doanh bất động sản.  Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. Lịch sử hình thành: 1975 – 1986 : Công ty Dược cấp II. 1986 – 1992 : Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp. 1992 – 1999 : Công ty Dược phẩm Đồng Tháp. 1999 – 2001 : Công ty Dược phẩm Trung ương 7. Từ 25/7/2002 – đến nay : Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM. Một số thông tin tài chính của IMP Vị thế của IMP so với toàn ngành IMEXPHARM thuộc top 5 các doanh nghiệp dẫn đầu về doanh số sản xuất thuốc trong nước. Hoạt động kinh doanh và những điểm nổi bật của IMP Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm thành lập năm 1983 với tiền thân là Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở y tế Đồng Tháp. Imexpharm bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty cổ phần tháng 7/2001, và thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM tháng 12/2006. Vốn điều lệ hiện nay của công ty là gần 116,6 tỷ VND. Imexpharm là công ty dược phẩm Việt Nam đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN cho hai nhà máy βlactam (Bêtalactam) và Non-βlactam (Non-Bêtalactam). Tháng 8/2006, hai nhà máy đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Hiện nay, công ty đã được cấp phép sản xuất trên 190 loại sản phẩm, trong đó có hơn 30 sản phẩm nhượng quyền từ các tập đoàn, công ty lớn ở nước ngoài như: Sandoz (Áo), Sanofi-Aventis - GSK, DP pharmar (Pháp), Innotech (Pháp), v.v. Imexpharm là công ty dược phẩm đầu tiên thực hiện sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn dược phẩm lớn. Trong danh mục sản phẩm thuốc hiện thời của công ty, 15 mặt hàng chủ lực, chủ yếu là thuốc kháng sinh và đặc trị đóng góp 70-80% tổng doanh thu của công ty hàng năm. Bình quân trong giai đoạn 2005-Q3’09, hàng sản xuất nhượng quyền đóng góp gần 23% vào tổng doanh thu của Imexpharm với tỷ lệ lợi nhuận gộp thấp hơn khá nhiều so với hàng tự sản xuất, chỉ đạt khoảng 25%-30% so với mức gần 45%. Tuy nhiên, cần đánh giá cao định hướng phát triển của Imexpharm theo hướng tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất nhượng quyền để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia khi lựa chọn đối tác chiến lược để sản xuất các sản phẩm liên doanh và nhượng quyền tại Việt Nam. Hướng đi này mang lại những lợi ích mang tính chiến lược và lâu dài cho Imexpharm trong các khâu sản xuất và marketing. Thông qua việc sản xuất hàng nhượng quyền, Imexpharm có điều kiện tiếp cận với công thức bào chế dược phẩm của các hãng lớn trên thế giới, hỗ trợ tốt cho hoạt động Nghiên cứu và phát triển. Việc thương hiệu Imexpharm đặt bên cạnh thương hiệu của các hãng dược phẩm lớn trên thế giới sẽ tạo tác động tâm lý tốt với người tiêu dùng, đặc biệt với yếu tố “sính ngoại” trong sử dụng thuốc của người Việt Nam. Theo thống kê của Cục quản lý Dược, năm 2008, IMP có doanh thu hàng tự sản xuất lớn thứ 2 trong ngành Dược Việt Nam (khoảng 4% tổng giá trị thuốc sản xuất nội địa), chỉ sau công ty CP Dược Hậu Giang (DHG-Hose) với tỷ trọng khoảng trên 10%. Khoảng cách khá xa giữa IMP và DHG cho thấy sự phân hóa khá rõ nét giữa các doanh nghiệp Dược Việt Nam và quy mô sản xuất khá khiêm tốn của IMP so với DHG. Công ty đã xuất khẩu một số sản phẩm sang các thị trường châu Phi như Senegal, Cameroon, và châu Á như Campuchia, Myanma mặc dù tỷ trọng doanh thu xuất khẩu còn khiêm tốn (dưới 1% trong H1’09). Riêng thị trường Campuchia được đánh giá là một thị trường nhỏ nhưng rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam do lợi thế giá và đặc điểm tâm lý tiêu dùng có những điểm tương đồng. Các sản phẩm thuốc chất lượng cao của Việt Nam đã nhanh chóng được chấp nhận tại Campuchia. Với lợi thế chung này, gần đây, Imexpharm đã lựa chọn và ký kết bản ghi nhớ với công ty Cyspharma là nhà phân phối sản phẩm Imexpharm tại nước này. Imexpharm phân phối sản phẩm qua hệ thống các chi nhánh, đại lý tại cả ba miền Bắc,Trung, và Nam. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của IMP còn mỏng, chủ yếu dựa vào các nhà phân phối trung gian là các công ty dược địa phương, với chỉ có 7 chi nhánh và đại lý tại thị trường chính-khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, trong khi đó, tại miền Bắc công ty mới có 1 chi nhánh tại Hà Nội nên đóng góp doanh thu từ thị trường này còn rất khiêm tốn. Năm 2008, công ty đã đầu tư trên 10 tỷ VNĐ mua nhà để xây dựng kho và chi nhánh tại Cần Thơ, An Giang, Đà Nẵng, Tây Ninh và Đồng Tháp để củng cố và mở rộng hệ thống phân phối. Đồng thời, ngoài khoản vốn đã góp vào công ty Dược phẩm Gia Đại (26%) và công ty Dược phẩm An Giang (25,5%), trong năm 2008, Imexpharm tiếp tục góp 25,5% vào công ty Dược phẩm Sóc Trăng nhằm mở rộng thị trường tại vùng Tây Nam Bộ. Năm 2008 và 2009, IMP được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất thuế TNDN sau khi thực hiện niêm yết cổ phiếu trên Hose. Bắt đầu từ năm 2010, công ty sẽ phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20% theo quy định. Tỷ lệ lợi nhuận gộp/DT của IMP trong chiều hướng tăng và đat gần 45% trong 9 tháng đầu năm 2009 do công ty đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc danh mục sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận biên tốt. Trong các doanh nghiệp Dược niêm yết, tỷ lệ lợi nhuận gộp/DT của IMP chỉ thấp hơn công ty Dược Hậu Giang. Tỷ lệ LNR/DT, ROE và ROA (tính cho 4 quý gần nhất) của IMP hiện đang thấp hơn mức trung bình ngành và có khoảng cách khá rõ nét với một số công ty như Dược Hậu Giang và Dược Cửu Long. Một phần là do công ty đang đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, tiếp thị nhằm mở rộng thị phần. Ngoài ra, trong năm 2007, công ty đã thực hiện tăng vốn từ 92 tỷ VNĐ lên 116,5 tỷ VNĐ để tài trợ cho dự án nhà máy Cephalosporin (vốn đầu tư 110 tỷ VNĐ) tại Bình Dương. Do giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao trong Q2’08 và Q3’08, nhà máy này trễ tiến độ so với ban đầu gần 1 năm (dự kiến ban đầu là Q1’09) nên lợi nhuận tăng trưởng chậm hơn tài sản và VCSH. Tỷ lệ Nợ an toàn và ở thấp hơn so với hầu hết các công ty Dược niêm yết khác cho phép IMP tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính khi cần thiết để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản và Nợ/Vốn chủ sở hữu tại ngày 30/9/2009 ở mức tương ứng là 20,5% và 25,8%, tăng nhẹ qua các quý trong năm 2009 khi công ty tiếp tục giải ngân cho nhà máy tại Bình Dương. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện tại của IMP tốt với các chỉ số đại diện lành mạnh và cao hơn hầu hết các công ty Dược niêm yết khác tuy có sự suy giảm so với năm 2008 do công ty đang tăng vay Nợ để xúc tiến hoàn thành dự án Nhà máy tại Bình Dương. Mặc dù có sự lưu ý rằng cơ cấu sản phẩm, chiến lược bán hàng và chính sách nhà cung cấp của các công ty Dược có sự khác nhau và có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với điều kiện thị trường, IMP cần quản lý hiệu quả hơn nữa các khoản mục tài sản lưu động khi số ngày các khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho của IMP cao hơn các công ty Dược niêm yết khác và đang có xu hướng tăng. Tính đến hết Q3’09, Imexpharm đạt tổng doanh thu trên 469 tỷ VNĐ và lợi nhuận trước thuế gần 59 tỷ VNĐ, hoàn thành trên 73,5% và 83% các chỉ tiêu kế hoạch năm tương ứng. Chúng tôi cho rằng, nếu không có các biến động bất thường trong những tháng cuối năm, IMP sẽ hoàn thành và có thể vượt kế hoạch năm khoảng 2% do doanh thu và lợi nhuận quý 4 thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm do công ty thường thực hiện tất toán các hợp đồng vào cuối năm. Theo thông tin từ công ty, Nhà máy Cephalosporin tại Bình Dương dự kiến sẽ đi vào hoạt động Q1’10 và sẽ có đóng góp doanh thu, lợi nhuận cho công ty từ năm 2010. Đồng thời, công ty cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm để tăng công suất hoạt động của nhà máy mới này so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, các con số cụ thể của kế hoạch này đến nay chưa có. Imexpharm sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để đưa nhà máy mới đi hoạt động ổn định và đưa các sản phẩm của nhà máy đến với người tiêu thụ tại các khu vực thị trường. Do đó, năm 2010 có thể được coi như giai đoạn chuẩn bị và nhà máy mới sẽ chưa thể đóng góp 100% năng lực sản xuất và tiêu thụ theo thiết kế vào kết quả hoạt động chung của công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm 2010 sẽ đạt trên 20%, cao hơn tốc độ tăng trưởng năm 2009 (14,5%). Đóng góp của nhà máy mới vào doanh thu và lợi nhuận của Imexpharm sẽ rõ rệt hơn trong năm 2010 khi sản phẩm của nhà máy đã thiết lập được vị trí thị trường. So sánh các tỷ số tài chính với trung bình ngành Chỉ tiêu (2007) IMP TB NGÀNH Tỷ số lợi nhuận ròng/DTT 12,17% 10,05% ROA 9,68% 13,75% ROE 11,04% 19,33% EPS (đồng) 4.994 -   Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 6,71 2,69 Tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu 14% 40% P/E (hiện tại) 19,82 17,6 P/B (hiện tại) 3,04 3,4 Nhận xét: Chỉ tiêu sinh lời: Hiệu quả kinh doanh của IMP là khá tốt so với các doanh nghiệp trong ngành. Song các chỉ tiêu ROA và ROE tạm thời là không bằng. Điều này sẽ được cải thiện trong đáng kể trong thời gian tới khi các dự án của công ty được đưa vào hoạt động, tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn. Mức sử dụng đòn bẩy tài chính của IMP là khá thấp so với trung bình ngành. Điều này góp phần làm cho tính thanh khoản của công ty tương đối tốt. Rủi ro tài chính vì vậy là không cao. Định hướng phát triển Để góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành Dược trong nước, Imexpharm chọn cho mình một hướng đi riêng, chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà “Định hướng vào khách hàng”. Imexpharm định vị cho mình là: Nhà sản xuất dược phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, luôn định hướng phục vụ khách hàng, nâng cao giá trị cộng thêm cho khách hàng và đối tác. Trở thành công ty sản xuất liên doanh và nhượng quyền hàng đầu ngành Dược Việt Nam, là lựa chọn đầu tiên của các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia để làm đối tác chiến lược của họ trong việc sản xuất các sản phẩm liên doanh và nhượng quyền. Văn hóa và triết lý kinh doanh mang đậm nét đặc trưng riêng Imexpharm. Imexpharm luôn tham gia, quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với xã hội, cộng đồng trên con đường phát triển và thành công. Trở thành Công ty dược phẩm được tin cậy nhất tại Việt Nam. Mục tiêu phát triển đến năm 2012 Năm 2010 là năm thứ 3 của nhiệm kỳ 2008-2012, Hội đồng quản trị đưa ra mục tiêu phát triển đến năm 2012 như sau: Mục tiêu chung: “Giữ vững vị thế là Công ty Dược phẩm hàng đầu trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt, tiếp tục chiến lược phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả”. Mục tiêu cụ thể Tốc độ tăng trưởng mỗi năm từ 15%-20%, phấn đấu doanh thu đạt 1.000 tỷ vào năm 2012. Vốn điều lệ đạt 160 tỷ. Phát triển tốt nhóm hàng chủ lực mang thương hiệu Imexpharm; đưa vào hệ điều trị sản phẩm kháng sinh chích. Kiểm soát giá thành, chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo các chỉ số ROS, ROA, ROE không thấp hơn trung bình ngành. Hoàn thiện tái cấu trúc hệ thống hoạt động hiệu quả hơn. Sử dụng hiệu quả tiềm năng nguồn nhân lực hiện có; đào tạo, đãi ngộ nhân tài. Khai thác tối ưu công suất các xưởng sản xuất mới, phấn đấu đạt trên 80% công suất. Hoàn thiện mở rộng và nâng cấp hệ thống phân phối. Duy trì các hệ thống tiêu chuẩn quản lý và sản xuất, phân phối đang áp dụng. Thực hiện tốt các cam kết về trách nhiệm xã hội của công ty. KẾT LUẬN CỔ PHIẾU NGÀNH DƯỢC VÀ IMEXPHARM Chỉ số P/E hiện nay của các công ty dược là rất cao, cao hơn mức trung bình của thị trường. Nếu xét mức tăng trưởng của chỉ số EPS (lợi nhuận tính theo cổ phiếu) và tăng trưởng lợi nhuận hoạt động thì cổ phiếu ngành dược thuộc nhóm cổ phiếu có chất lượng nhất hiện nay. Mặc dù có ý kiến lo ngại rằng, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành này sẽ tạo ra nhiều rủi ro, nhưng theo nhận định của một số chuyên gia, sự cạnh tranh hiện nay trong ngành dược không tạo ra thế độc quyền chèn ép khách hàng, mà thúc đẩy nâng cao hiệu quả, giảm chi phí sản phẩm và đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày 1/1/2009, các công ty dược nước ngoài được phép trực tiếp nhập khẩu thuốc, không cần thông qua các công ty trung gian để nhập khẩu ủy thác. Khi đó, giá bán các loại thuốc nhập khẩu sẽ giảm và các công ty trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Đối với IMP, là một trong doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu Việt Nam đã khẳng tên tuổi khá vững chắc trên thị trường cộng với kết quả doanh khả quan, tình hình tài chính lành mạnh, và đã thiết lập hệ thống quản lí chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế thì có thể khẳng định rằng IMP thuộc số doanh nghiệp dược có chất lượng nhất Việt Nam hiện nay. Xét về mặt thị trường, cổ phiếu IMP hiện nay đang được nhà đầu tư đánh giá khá cao và thuộc top các cổ phiếu có mức thị giá cao nhất trên HOSE vào thời điểm này. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT Phân tích SWOT về ngành dược nói chung Điểm mạnh Dược phẩm là một mặt hàng thiết yếu, được xã hội quan tâm và có tiềm năng phát triển mạnh. Người ta có thể tiết kiệm chi tiêu nhưng không thể tiết kiệm dùng thuốc khi ốm đau. Chính vì vậy mặc dù khủng hoảng kinh tế đã xảy ra nhưng ngành dược bị ảnh hưởng không đáng kể. Tiềm năng phát triển ngành dược rất đáng kể. Quy mô dân số Việt Nam khoảng 86.1 triệu người trong năm 2009 và sẽ tăng lên khoảng 99 triệu người vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm khiến cho nhu cầu về sức khỏe cũng như dược phẩm gia tăng. Tiềm năng phát triển ngành dược rất đáng kể. Quy mô dân số Việt Nam khoảng 86.1 triệu người trong năm 2009 và sẽ tăng lên khoảng 99 triệu người vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm khiến cho nhu cầu về sức khỏe cũng như dược phẩm gia tăng. Điểm yếu Thị trường dược Việt Nam là một trong những thị trường kém phát triển nhất châu Á, chi tiêu cho y tế bình quân đầu người thấp. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém phát triển cản trở việc tiếp cận thuốc men của người dân và cải thiện thị trường. Gót chân Asin của ngành dược đó là 90% nguyên liệu phải nhập khẩu. Chính vì vậy rủi ro về tỷ giá cũng như về biến động giá cả nguyên vật liệu có tác động rất lớn đến lợi nhuận của ngành. Công nghệ sản xuất bao bì ngành dược đang bị lạc hậu ảnh hưởng tới sản phẩm đóng gói cho dù thành phẩm tốt, chất lượng. Trong khi đó quy chế dược và tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ về việc đóng gói, bao bì thuốc… Việt Nam tuy chưa phải là nước có tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng thuộc dạng cao trên thế giới, song đã có những diễn biến phức tạp và đang đứng thứ hai khu vực khi phát hiện tới 406 mẫu thuốc bị làm giả, không hoạt chất, có nguy cơ trở thành “bãi rác” thuốc kém chất lượng của các nước công nghiệp phát triển... Cơ hội Bộ Y Tế khuyến khích đầu tư sản xuất các loại thuốc mới có dạng bào chế đặc biệt đòi hỏi công nghệ cao. Ngành Đông dược ngày càng được sự quan tâm của người tiêu dùng và nhận được sự quan tâm sát sao, khuyến khích và hỗ trợ phát triển từ Chính phủ. Các chính sách về giá thuốc có xu hướng nghiêng về phía bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Thị trường dược phẩm trong nước còn khá lớn, khoảng 60% nhu cầu chưa được đáp ứng bởi các nhà sản xuât trong nước. Gia nhập WTO giúp cho ngành dược cải thiện môi trường làm việc, phương pháp làm việc nhờ việc học hỏi từ các đối tác nước ngoài. Nhờ đó giúp cho các doanh nghiệp dược Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Thách thức Việc gia nhập WTO hòa mình vào thị trường thế giới, hiện tượng toàn cầu hóa mang đến cho nền kinh tế Việt Nam nhiều thách thức lớn trong đó ngành dược cũng không tránh khỏi những thách thức đó. Vì vậy Việt Nam đang ngày càng chịu nhiều tác động từ sự biến động của nền kinh tế thế giới. Tất cả các công ty trong nước phải tuân thủ theo tiêu chuẩn sản xuất quốc tế (GMP, GSP). Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này đòi hỏi việc đầu tư trang thiết bị, máy móc tiên tiến hiện đại, hoặc cải tiến công nghệ với chi phí khá lớn. Thiếu thuốc biệt dược, thừa thuốc thông thường là kết quả của việc phát triển tự phát, manh mún lại trùng lắp thiếu định hướng vĩ mô của các doanh nghiệp trong ngành. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trong một thị phần nhỏ của thị trường dược mà hầu hết các công ty đề tham gia dẫn đến lợi nhuận đang bị thu hẹp. Hệ thống phân phối lưu thông dược phẩm chưa kiểm soát được việc tăng giá trên thị trường cũng như sự tồn tại bất hợp lý giữa giá trị thực với giá thị trường của thuốc. Phân tích SWOT về công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM (IMP) Điểm mạnh Là công ty dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam có các nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN và GMP – WHO, GLP, GSP… Thuốc do công ty tự sản xuất đóng góp trên 90% doanh thu. Các sản phẩm nhượng quyền giúp cho Imexpharm nâng cao năng lực sản xuất dược. Imexpharm đi đầu trong sản xuất nhượng quyền ở Việt Nam. Hiện nay công ty đã được cấp phép trên 190 loại sản phẩm, trong đó có hơn 30 sản phẩm nhượng quyền từ các công ty, các tập đoàn lớn của nước ngoài như: Sandoz (Áo), DP pharmar (Pháp)… Hiện nay công ty đang định hướng phát triển theo hướng tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất nhượng quyền để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia khi lựa chọn các đối tác chiến lược để sản xuất các sản phẩm liên doanh và nhượng quyền tại Việt Nam. Đây là nền tảng hạt nhân cho mục tiêu sản xuất các sản phẩm mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn chất lượng cao và chính sách tập trung đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được ban lãnh đạo công ty đặt lên hàng đầu. Đội ngũ R&D không ngừng được đào tạo, phòng nghiên cứu phát triển không ngừng được nâng cấp tạo thế mạnh bền vững về những sản phẩm có giá trị cao trong tương lai. Điểm yếu Hệ thống phân phối của IMP còn mỏng, chủ yếu dựa vào các nhà phân phối trung gian là các công ty dược địa phương. Hiện nay, công ty mới chỉ có 7 chi nhánh và các đại lý tại thị trường chính – khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, và chỉ có 1 chi nhánh tại Hà Nội là đại diện cho công ty tại miền Bắc nên đóng góp doanh thu từ thị trường này còn thấp. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 60% giá thành sản phẩm của Imexpharm. Bên cạnh đó Imexpharm phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Do đó công ty khó chủ động kiểm soát được giá thành sản phẩm. Cơ hội Cơ hội đầu tiên chính là tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam trong thời gian qua và được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới. là thành viên của WTO với các cam kết mở cửa thị trường chắc chắn thị trường ngành dược sẽ phát triển nhanh chóng, tạo thêm nhiều cơ hội cho các công ty không ngừng cải thiện để phát triển. Trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên, thu nhập ngày càng cao dẫn đến nhu cầu về sức khỏe cũng theo đó mà tăng lên. Bên cạnh đó, nhận thức về nhu cầu, tác dụng của dược ngày càng được nâng cao thông qua công tác tuyên truyền của thông. Ngành dược được chính phủ xác định phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Thị phần các doanh nghiệp trong ngành. Ngành dược phẩm chưa có những đại gia thực sự lớn chi phối , chiếm thị phần lớn. Miếng bánh của ngành vẫn được chia phần cho nhiều doanh nghiệp. Và cơ hội không thể không nhắc đến đó chính là Việt Nam được đánh giá là một nước có nền kinh tế, chính trị, xã hội tương đối ổn định, hòa bình. Dĩ nhiên đây là điều kiện rất tốt để phát triển kinh doanh sản xuất nói chung và ngành dược phẩm nói riêng. Thách thức Bên cạnh những cơ hội đã được nói đến phía trên, trong quá trình hội nhập, chắc chắn công ty sẽ gặp những thách thức như sau: Cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài khi gia nhập WTO: Cạnh tranh với các công ty sản xuất dược nước ngoài cũng là một nhân tố tác động rất mạnh đến sự đến sự tồn tại, phát triển và phân hoá chứa năng của các công ty trong ngành. Đẩy mạnh chức năng phân phối sẽ là một xu hướng phổ biến do các kam kết WTO của Việt Nam không mở của cho các công ty dược nước ngoài trong khâu phân phối. Sức ép đối với các nhà quản lý : Thị trường phát triển nhanh về quy mô, đa dạng về sản phẩm là sức ép đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này, bao gồm yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; khả năng giải quyết tranh chấp; thị trường bị chia cắt manh mún và vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống Trình độ dân trí của người dân: những năm gần đây, tuy trình độ dân trí của người dân đã tăng cao rõ rệt, nhưng không thể phủ nhận rằng, trình độ dân trí của Việt Nam vẫn phát triển chưa đồng đều, chỉ tập trung tại các địa phương lớn, còn ở vùng núi và nông thôn, trình độ dân trí tuy đã cải thiện nhiều so với trước đây, nhưng so với mặt bằng chung vẫn chưa cao. Chính vì vậy, nhận thức về dược phẩm vẫn chưa đồng đều, đa số họ không hiểu biết về sản phẩm họ chỉ quan tâm đến sản phẩm nào giá rẻ mà bất chấp chất lượng sản phẩm, đây chính là một thách thức lớn cho công ty trong hoạt động của mình. Sự cạnh tranh từ các công ty cùng ngành: các công ty cùng ngành cũng đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh từ đó phía công ty cũng phải cải tiến để phù hợp với xu thế phát triển mới. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN. Dòng tiền hoạt động. CHỈ TIÊU MÃ SỐ THUYẾT MINH NĂM NAY NĂM TRƯỚC I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG SXKD 1. Lợi nhuận trước thuế 1 80.528.353.037 70.773.035.374 2. Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định 2 12.535.128.011 11.580.579.184 Các khoản dự phòng 3 3.708.346.103 7.667.367.795 Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 4 - 1.366.760.637 Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 5 (4.605.836.921) (12.341.729.779) Chi phí lãi vay 6 1.796.689.873 533.366.580 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 8 93.962.680.103 79.579.379.791 Tăng, giảm các khoản phải thu 9 (50.666.800.800) 60.598.582.879 Tăng, giảm hàng tồn kho 10 (49.803.562.835) (10.187.906.964) Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp) 11 37.341.338.190 (17.798.750.979) Tăng, giảm chi phí trả trước 12 1.359.348.970 3.614.689.266 Tiền lãi vay đã trả 13 (1.796.689.873) (533.366.580) Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 (13.226.434.155) (6.222.564.276) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 21.324.678.859 5.079.573.359 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 (53.362.918.747) (51.449.051.356) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (14.868.360.288) 62.680.585.140

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm imexpharm.doc
Luận văn liên quan