Đề tài Phân tích tài chính mã cổ phiếu Hag của công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường Bất động sản Việt Nam tuy mới hình thành trong những năm gần đây, nhưng đã có những bước phát triển cực kỳ ấn tượng. Nhiều dự án mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhà ở, khu công nghiệp, công trình xây dựng, dịch vụ công cộng đã được đầu tư xây dựng với quy mô hàng ngàn tỷ đồng góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển với nhịp độ tương đối cao và ổn định. Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai là công ty bất động sản có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hiện nay với 23 dự án đang triển khai và quỹ đất hơn 2.5 triệu m2. Với hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, trong rung hạn lấy bất động sản la mảng mang lại doanh thu chính. Trong dài hạn, khoáng sản và thuỷ điện với các dự án đang được triển khai sẽ đóng góp một tỷ trọng lớn vào cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của HAG trong những năm tới. Thêm vào đó, công ty có một ban lãnh đạo có tầm nhìn rộng và giàu tâm huyết, và thương hiệu của công ty cũng được nhiều người biết đến qua hàng loạt các sự kiện đình đám như: Chủ tích tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức mua phi cơ riêng, thành lập câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Vì vậy, nhóm tiểu luận chọn mã cổ phiếu HAG của công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai để làm bài phân tích báo cáo tài chính. Nội dung tiểu luận được chia làm 4 phần chính: PHẦN I: TỔNG QUAN TÌNH HÌN KINH TẾ PHẦN II: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2009 PHẦN III: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHẦN IV: CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI Và cuối cùng là phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4105 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính mã cổ phiếu Hag của công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu. Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày 22-10, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Đây cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14-3-2008. Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn. Đối với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn tỷ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng cùng 3,04 nghìn tỷ đồng được giải ngân. TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á. Hình 6: Biểu đồ HNX – Index năm 2009 Hình 7: Biểu đồ VN – Index năm 2009 (Nguồn: Nhóm tiểu luận vẽ trên phần mềm metastock) Sự thay đổi về lượng và chất của các cổ phiếu được niêm yết. Quy mô thị trường chứng khoán được mở rộng, chỉ trong vòng một năm, số lượng cổ phiếu niêm yết đã tăng đáng lên đáng kể. Tính đến cuối năm 2009, số lượng cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội (HNX) và Thành phô Hồ Chí Minh (HSX) đã lên con số 457. Trong đó, 200 mã chứng khoán được niêm yết tại sàn HSX gồm cả 50 mã niêm yết mới và chuyển sàn, số mã chứng khoán trên sàn HNX là 257 mã đã gồm 94 mã niêm yết mới và chuyển sàn. Như vậy, tính chung cả năm 2009 đã có 144 mã niêm yết mới. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 SLCP niêm yết 6,007,183,979 8,507,352,818 14,012,245,526 SLCP tăng thêm 2,893,728,639 2,651,313,556 5,604,010,168 KLGD 2,426,317,101 4,509,147,588 16,162,527,334 GTGD (tỷ đồng) 281,258 181,698 619,818 GTVH thị trường (tỷ đồng) 500,146 219,775 623,954 P/E thị trường 27.71 11.80 16.68 KLGD của NĐTNN 680,401,499 998,587,488 1,713,984,730 GTGD của NĐTNN (tỷ đồng) 90,703 49,359 75,550 Tổng tài sản (tỷ đồng) 356,323 491,386 1,368,783(*) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 114,694 147,998 257,333(*) Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 24,266 23,778 0(*) Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 21,728 20,427 29,500(*) (*): số liệu năm 2009 Bảng 2: Một số chỉ tiêu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 (Nguôn: Vietstock.vn) Thị trường cổ phiếu niêm yết đã có sự thay đổi về chất khi UBCK Nhà nước yêu cầu các công ty niêm yết không đủ điều kiện niêm yết buộc phải chuyển sàn. Theo đó, những công ty đang niêm yết tại HSX mà có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng sẽ phải làm thủ tục chuyển sang niêm yết tịa HNX như ALT, BPC, DXP, DPC, RHC, SAF, SJ1, CSG…Tính minh bạch trong thông tin được cải thiện khi UBCK yếu cầu các CTNY phải có báo cáo soát xét định kỳ nửa năm một lần. Khi thị trường hoạt động hiệu quả, những hiện tượng “làm giá” cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm bớt, giá cổ phiếu sẽ phản ánh các chuyển động kinh tế và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán lúc đó mới thực sự là hàn thứ biểu của nền kinh tế. Một sự kiện đáng chú ý trên thị trường chứng khoán trong năm qua là việc lần đầu tiên trong lịch sử chứng khoán việt nam có công ty bị hủy niêm yết. Đó là sự kiện BBT – Bông Bạch Tuyết do không minh bạch trong công bố thông tin. Năm 2009 là một năm thuận lợi cho nhiều “đại gia” ngành tài chính ngân hàng, bất động sản, thủy sản lên sàn như Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), Eximbank (EIB), Baoviet Holding (BVH), DIG, VPH, HCM… 2.2. Các nguyên nhân chính giúp thị trường tăng điểm mạnh: Thứ nhất, nỗ lực không ngừng nhăm vực dậy nền kinh Việt Nam thông qua các gói kích thích kinh tế đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát ra được khỏi suy giảm, giúp VN- Index tăng trưởng nhanh. Tốc độ phục hồi của TTCK Việt Nam giai đoạn tháng 7 đến tháng 8 được đánh giá cao thứ 3 trên thế giới sau chứng khoán Crezech và Thổ Nhĩ Kỳ về mức độ phục hồi. Chính phủ đã tung ta gói kích thích kinh tế thứ nhất nhằm phục hồi nền kinh tế, cụ thể là gói hỗ trợ lãi suất (HTLS) cho vay đầu tư tiêu dùng ngắn hạn áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số tiền không nhỏ đã được đưa vào nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ cho vay đầu tư của các doanh nghiệp trên sàn, tập trung lại các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến thủy sản, ngành xây dựng ( trừ công trình xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê, công trình xây dựng sửa chữa mua nhà để bán), ngành vận tải kho bãi… Việc thự thi chính sách này cũng gián tiếp tác động lên thị trường cổ phiếu niêm yết, và thể hiện rõ nhất vào sự phục hồi của thị trường trong giai đoạn tháng 6, tháng 8. Khi VN index từ mốc đáy được thiết lập hồi cuối tháng 2 tăng nhanh lên 511.27 điểm (tăng 117.1%). Giai đoạn này tính thanh khoản của thị trường liên tục được cải thiện qua từng phiên, các dấu hiệu tăng điểm đều và mạnh tại các phiên giao dịch phản ánh phần nào tâm trạng hưng phấn của nhà đầu tư. Động lực giúp thị trường tăng điểm trong giai đoạn này đó là mức giá chứng khoán thấp trở nên hấp dẫn trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau giai đoạn suy thoái. Vì vậy, trong giai đoạn tăng đầu tiên này, không có dấu hiệu của sự phân hóa giữa các ngành. Thứ hai, đòn bẩy tài chính cũng làm cho thị trường chứng khoán sôi động hơn. Ảnh hưởng cảu đòn bẩy tài chính thực sự rõ nét vào những tháng cuối năm, khi các CTCK cho khách hàng VIP bán chứng khoán trước ngày T+4 cũng như cho khác hàng vay, cầm cố với tỷ lệ cao như 1:2, 1:5…nhằm hiện thực hoán lợi nhuận, quay vòng vốn nhanh. Tính thanh khoản tăng lên, tạo ra lượng tiền ảo lớn giao dịch trên thị trường. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đã tăng đột biến, điển hình là phiên 23/10 đã có hơn 200.72 triệu đơn vị được chuyển nhượng với giá trị chuyển nhượng trên 9,253.37 tỷ đồng. Thứ ba, thị trường chịu ảnh hưởng bởi các tin đồn, tin nội gián gây xáo trộn thị trường. Đặc biệt là những tháng cuối năm, nhiều tin đồn thất thiệt liên quan đến việc tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 50% vốn điều lệ, in tiền mệnh giá lớn…đã gây tâm lý hoang mang cho giới đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Ngoài ba nguyên nhân chính trên còn có một số nguyên nhân khác ảnh hưởng tới thị trường như: - Sự phục hồi của các chỉ số lớn trên thế giới, đặc biệt là chỉ số Dow Jones của Mỹ tác động tích cực tới tâm lý NĐT khi lần lượt chinh phục và vượt qua các mốc 9,000 điềm và 10,000 điểm. - Kết quả kinh doanh năm 2009 khả quan nhờ chí phí lãi vay giảm thông qua HTLS 4%, một số ngành có lợi thế mua được nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ khi nền knih tế thế giới ở giai đoạn khủng hoảng như ngành nhựa (NTP, BPM), săm lốp (DRC, CSM), thép (VIS, HPG, HLA); hoàn nhập dự phòng; đánh giá lại tài sản thông qua góp vốn bằng quyền sử dụng đất (D2D, LCG, KBC).., Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức để khôi phục lại nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, chỉ số VN- Index vẫn tăng trưởng 119.75% so với thời điểm đáy được thiết lập hôm 24/2.Có thể nói thị trường chứng khoán vẫn là một kênh hấp dẫn để đầu tư. Năm 2009 đánh dấu là một năm thành công của TTCK Việt Nam, khi dần bước khỏi khủng hoảng và đang trên con đường phục hồi và phát triển. 2.3. Dự báo thị trường CK năm 2010: Với đà tăng của năm 2009, năm 2010 nhiều khả năng vẫn là năm tăng trưởng của TTCK VN tuy nhiên tốc độ tăng sẽ thấp hơn và ổn định hơn năm 2009. Thị trường năm 2010 sẽ không có những lúc tăng điểm quá mạnh và sau đó là thời gian điều chỉnh quá nhiều. 2.3.1. Xu hướng thị trường năm 2010: Chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2010 sẽ thuận lợi hơn nửa đầu năm 2010. Thực tế đã chứng minh quý I và đầu quý II là thời kỳ điều chỉnh tăng lãi suất đi kèm với các chính sách tài khóa thắt chặt. Cuối quý II có thể là giai đoạn cuối của thời kỳ thắt chặt tiền tệ. Và 2 quý cuối năm 2010 là thời kỳ thuận lợi hơn cho thị trường chứng khoán khi chính sách tiền tệ đã được nới lỏng hơn. Theo quan điểm này, chúng tôi cho rằng năm 2010 thị trường sẽ không có nhiều đột biến so với năm 2009. Nửa năm đầu 2010, thi trường nhiều khả năng đi ngang và tăng ổn định vào 2 quý cuối. Đặc biệt trong năm 2010, có nhiều sự kiện kinh tế xã hội lớn diễn ra, quan trọng nhất là Đại hội Đảng các cấp diễn ra từ tháng 6/2010 đến Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thức XI vào tháng 1/2011. Đồng thời cuối năm sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Do đó, ưu tiên của Nhà nước sẽ thiên về ổn định kinh tế chính trị xã hội, bao gồm cả mục tiêu kiềm chế lạm phát. Với quan điểm này thì thị trường và kinh tế nói chung sẽ khó có biến động mạnh. 2.3.2. Các yếu tố hỗ trợ và hạn chế: Các yếu tố hỗ trợ: a/ Sự phục hồi kinh tế thế giới, đặc biệt sẽ hỗ trợ cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cao su tự nhiên, dệt.. b/ Đà phục hồi của doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam duy trì được tăng trưởng GDP 5,2% là một thành tích rất ấn tượng so với rất nhiều nước khác trên thế giới. Hồi cuối năm 2008, có nhiều dự báo cho rằng 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ của VN sẽ rất khó khăn, thậm chí ½ có thể phá sản nhưng thực tế lại không như vậy. Điều đó cho thấy nội lực, sự thích nghi với hoàn cảnh của các doanh nghiệp trong nước là rất cao. Chúng tôi tin tưởng năm 2010 Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng là 6,5%. c/ Năm 2010 dự kiến sẽ là một năm có nhiều thay đổi lớn trong các quy định giao dịch, và sẽ rất tích cực với thị trường. Đó là khả năn thực hiện giao dịch ký quỹ, cho phép thanh toán và nhận chứng khoán ngày T+2, khả năng nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, được phép mua bán cùng loại chứng khoán trong phiên, khả năng giao dịch kéo dài sang cả buổi chiều. Các yếu tố hạn chế: a/ Tăng lãi suất và thu hẹp tiền tệ làm giảm dòng tiền vào thị trương chứng khoán. Tuy nhiên, thời gian này dự kiến sẽ chỉ trong quý I hoặc cùng lắm là trong quý II năm 2010. b/ Trong năm 2009 nhiều doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc mua hàng hóa cơ bản với giá rẻ như thép, hóa chất, cao su, dầu,.. Điều này khó diễn ra trong năm 2010. c/ Trong năm 2009 có được lợi nhuận lớn từ hòa nhập dự phòng tài chính. Nguồn lợi nhuận này dự kiến sẽ giảm hẳn trong năm 2010. 2.3.4. Những ngành triển vọng trong năm 2010: a. Hưởng lợi đầu tiên là các ngành xuất khẩu (thủy sản, cao su tự nhiên, dệt may, than, khai khoáng...) do sự phục hồi của kinh tế thế giói và sự mất giá của VNĐ đem lại doanh thu, lợi nhuận gia tăng cho các công ty xuất khẩu. Các công ty thủy sản, cao su tự nhiên.. còn nhận được hỗ trợ từ gói kích cầu 2 dành cho khu vực nông thôn bao gồm cả hỗ trợ trung dài hạn lãi suất 2%/năm. b. Kinh tế phục hồi thì ngành bất động sản cũng có lợi thế nhất định nhất là phân khúc nhà giá thấp và giá trung: + Năm 2010, thị trường bất động sản được kỳ vọng phát triển ổn định và bền vững: năm 2009, kinh tế có tốc độ tăng trưởng khả quan và dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2010. Cuộc sống người dân được nâng cao, nhu cầu nhà ở thật cũng sẽ tăng theo, đặc biệt tại các thành phố lớn do tỷ lệ dân số đô thị ngày càng cao. Đây chính là cơ sở cho ngành bất động sản phát triển. + Phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình sẽ sôi động trong năm nay. Mặc dù nguồn cung căn hộ sẽ tăng lên theo dự báo, nhưng phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm bởi vì đối tượng khách hàng có thu nhập trung thấp và trung bình chiếm số lượng lớn. Hơn nữa các doanh nghiệp chủ đầu tư tập trung vào phân khúc này nhận được không ít hỗ trợ từ phía Nhà nước. Do đó, phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình được dự báo sẽ tiếp tục có chuyển động manh trong năm nay. + Nguồn vốn FDI vào bất động sản có chiều hướng tăng: năm 2009, lĩnh vực bất động sản được xếp hạng thứ 2 trong bảng dãn đầu thu hút nhiều vốn nước ngoài với 7,6 tỷ USD. Còn trong năm 2010, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định FDI sẽ tiếp tục đổ vào bất động sản. Lợi nhuận của các công ty trong ngành dự báo tiếp tục có thể đạt mức tăng trưởng so với năm trước tuy nhiên sẽ khó có sự đột biến. Trước bối cảnh lãi suất vay ngân hàng tăng cao, trong khi nhu cầu về vốn đầu tư các dự án là không thể thiếu thì những công ty có nguồn lực tài chính mạnh, quỹ đất lớn sẽ có lợi thế cạnh trạnh trong năm nay. 3.3/ Ngành dầu khí cũng được hưởng lợi khi giá dầu tăng làm cho các dự án dầu khí được phục hồi lại. Giá dầu đang trên đà phục hồi, hiện nay giá dầu đang ở ngưỡng gần 90$/thùng, tuy chưa phải là cao so với năm 2009. Nhưng với mức giá này đã tăng khá nhiều so với đáy. PHẦN III: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 3.1. Tổng quan: Thị trường Bất động sản Việt Nam tuy mới hình thành trong những năm gần đây, nhưng đã có những bước phát triển cực kỳ ấn tượng. Nhiều dự án mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhà ở, khu công nghiệp, công trình xây dựng, dịch vụ công cộng..đã được đầu tư xây dựng với quy mô hàng ngàn tỷ đồng góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển với nhịp độ tương đối cao và ổn định. Trong năm 2009, mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng GDP 5,2%, là một trong mười hai nền kinh tế có mức tăng trưởng dương. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã dự báo tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 là 6,5% và đến năm 2013 GDP của Việt Nam sẽ trở lại mức 8%. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian vừa qua, tạo cú hích quan trọng cho các nhà đầu tư Bất động sản tại một số khu vực trung tâm như Hà Nội, Hồ Chí Minh và các vùng lân cận như Đà Nẵng, Bỉnh Dương, Đồng Nai, Cần Thơ...Làn sóng đầu tư nước ngoài hứa hẹn sẽ trở lại Việt Nam khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Theo bộ Kế hoạch đầu tư trong những năm qua lượng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Bất động sản đã chiếm hơn 20% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài và có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo. Đó chính là động lực để Ngành Bất động sản tiếp tục phát triển trong thời gian tới 3.2. Thị trường căn hộ: Hình 8 Theo đánh giá, thị trường căn hộ sẽ tiếp tục ổn định và có xu hướng tăng dần trong những năm sau. Căn hộ chào bán sẽ được tung ra với số lượng nhất định qua từng giai đoạn để nhà đầu tư có thể đánh giá được độ nhạy của thị trường từ đó xác định được chiến lược trong giai đoạn tiếp theo. Trong các chiến lược phát triển liên quan đến thị trường bất động sản Việt Nam thì diện tích đất đô thị sẽ đến 460,000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thi hoá dự kiến sẽ đạt tới khoảng 45% vào năm 2025. Nhu cầu về nhà ở đặc biệt là nhà ở đô thị để đáp ứng cho số dân đô thị dự kiến sẽ tăng lên 46 triệu người vào năm 2025. Nếu chỉ tính riêng nhu cầu nhà ở đô thị, trung bình mỗi năm Việt Nam đã cần phải phát triển thêm 35 triệu m2 nhà để phấn đấu đạt 20m2 nhà ở/ người tại đô thị voà năm 2020. Những yếu tố này chính là động lực để thị trường Bất động sản nhà ở tiếp tục phát triển trong thời gian tới. 3.3. Thị trường văn phòng: Triển vọng thị trường năm 2010 co vẻ lạc quan hơn, khi nền kinh tế Việt Nam dã có dấu hiệu hồi phục tích cực, tỉ lệ tăng trưởng đạt 5.32% năm 2009, các công ty nước ngoài đang quay đầu lại đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước đang tiếp tục mở rộng kinh doanh từ đó sẽ khiến nhu cầu văn phòng cho thuê phục hồi và tăng nhẹ trong năm 2010. Nhưng về dài hạn, tình trạng dư cung trong phân khúc văn phòng cho thuê có thể sẽ xảy ra. Dự báo trong 4 năm tới có khoảng 1.5 triệu m2 diện tích văn phòng các hạng từ khoảng 100 dự án gia nhập thị trường. Tính riêng trong năm 2010. sẽ có thêm 170.000 m2 văn phòng được tung vào thị trường. 3.4. Thị trường bán lẻ và trung tâm thương mại: Hiện nay, nhu cầu thị trường bán lẻ Việt Nam đang được các nhà đầu tư nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành bán lẻ vẫn đạt được mức tăng trưởng đáng kể, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội ước đạt 1.197 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình hàng năm trên 18.6%. Hình 9 Ngoài ra, các thương hiệu nước ngoài đã nhanh chóng thâm nhập thị trường thông qua các hợp đồng nhượng quyền thương mại. Năm 2009 đã có 20 thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam thông qua nhượng quyền thương mại. Các thương hiệu này đều có nhu cầu thuê mặt bằng ở các trung tâm thương mại. Việc cải tạo các cửa hàng mặt phố thành các trung tâm bán lẻ hiện địa sẽ gây áp lực lên tốc độ tăng của giá thuê mặt bằng bán lẻ trong các trung tâm thương mại. Ngoài ra, các trung tâm thương mại mới ở khu vực ngoại thành sẽ dần đi vào hoạt động ổn định lúc đó sẽ có nhiều thương hiệu nước ngoai và trong nước sẽ tận dụng khai thác do hiện nay những khu vực này có tiềm năng phát triển mạnh cùng với giá thuê hấp dẫn hươn và dân cư cũng tập trung đông đúc. Quá trình đô thị hoá nhanh làm cho thói quen mua sắm thay đổi theo hướng tập trung vào các trung tâm thương mại và các thương hiệu Việt đang nhanh chóng phát triển hứa hẹn là khách thuê quan trọng đối với các vị trí mặt bằng bán lẽ. Hiện tai, diện tích các trung tâm thương mại ở nước ta chưa tới 1 triệu m2, sàn trong khi ở Singapore hiện đã có trên 5 triệu m2 sàn thương mại, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nhìn đến. 3.5. Thị trường khách sạn: Hình 10 Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm đi nhưng bù lại lượng khách nội địa lại tăng. Năm 2010, Việt nam có nhiều ngày lẽ lớn (35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội…), cùng với nhiều chương trình kích cầu du lịch và nền kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục sẽ thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. Vì vậy, thị trường khách sạn sẽ được cải thiện nhiều trong năm nay. Hiện nay, Việt Nam chỉ có chưa đầy 10.000 phòng trong khi đó ở Singapore có tới gần 39.000 phòng. Việc thu hút khách còn khá thấp so với các nước trong khu vực. Vì thế, đây cũng là thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư trong thời gian tới đây. 3.6. Thị trường bất động sản khu công nghiệp: Việt Nam có khoảng 150 Khu công nghiệp với tổng diện tích là 32.000 ha, trong đó ở phía Bắc có 54 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Theo quy hoạch, từ nay tới năm 2015, cả nước dự kiến thành lập mới trên 100 Khu công nghiệp với diện tích khoảng 26.000 ha để thu hút được trên 2.500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 2.700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký lên tới 24 tỷ USD và 135.000 tỷ đồng. Hình 11 Tuy nhiên, lượng cung trong thời gian này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu Bất động sản Khu công nghiệp. Nhu cầu về diện tích tại các khu công nghiệp được thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy cao tại các Khu công nghiệp đang hoạt động (trung bình từ 80% - 100%) Chính phủ cũng đã quyết định thành lập 8 khu kinh tế, trong đó có những khu kinh tế, trong đó có những khu kinh tế được khởi động nhanh như Khu kinh tế Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Nhơn Hội, khu kinh tế Phú Quốc. Để thu hút đầu tư vào các dự án Khu công nghiệp, Trung tâm xúc tiến đầu tư đã tiến hành tiền kiếm phối hợp với các Doanh nghiệp nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính, công nghệ, các tập đoàn đa quốc gia ở các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước phát triển khác, như các Tập đoàn Intel, Microsoft, Toyota,… đầu tư vào các Khu công nghiệp. Đồng thời, giới thiệu tiềm năng phát triển công nghiệp, những cơ chế, chính sách ưu đã đối với các nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư về thủ tục hành chính, hạ tầng cơ sở trong quá trình triển khai, xây dựng dự án. Bên cạnh đó, cần có cơ chế ưu đãi để khuyến khích những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Khu công nghiệp tại Việt Nam tương đối khả quan, ngày càng nhiều các công ty sản xuất quốc tế đang xem xét việc thành lập hoặc mở rộng hoạt động tại Việt Nam thay vì đầu tư vào các nước châu Á khác. Kết luận: Năm 2010, kinh tế Việt Nam được dự báo có đà tăng trưởng trở lại đạt mức 6.5%. do đó nhu cầu về Bất động sản nhất là nhà ở, mặt bằng kinh doanh thương mại, diện tích văn phòng cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ được dự báo là tiếp tục tăng. Hưởng lợi rất nhiều từ gói kích cầu của chính phủ: hiện nay, chính phủ đang có kế hoạch sử dụng 49.000 tỷ đồng để xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009 – 2015. Do đó, kế hoạch này có thể làm ấm trở lại phân khcus nhà ở cho người có thu nhập thấp. Sự trở lại của Tín dụng Bất động sản: Ngân hàng Viecombank cho vay để đầu tư vào dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở,… BIDV cũng cho Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào các Dự án chung cư cao cấp. Eximbank cũng cho cá khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn mua nhà, sửa chữa… Làn sóng đầu tư nước ngoài hứa hẹn sẽ trở lại Việt Nam trong năm 2010: nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, lượng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng. Trong năm 2010, có thể đạt từ 22 – 25 tỷ USD, hứa hẹn lượng vốn vào Bất động sản sẽ còn tăng cao. Tuy nhiên, bất động sản là ngành có rủi ro kinh doanh cao. Khi nền kinh tế tăng trưởng, Bất động sản thường có sự gia tăng mạnh mẽ nhưng trở nên đóng băng khi nền kinh tế suy thoái. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát đạt mức 7% trong năm 2010, chính phủ sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng càng khó khăn qua đó hạn chế nguồn vốn đầu tư vào Bất động sản. Muốn tham gia thị trường Bất động sản nhà đầu tư và người dân phần lớn tìm nguồn từ ngân hàng, tức sử dụng đòn bẩy tài chính vì lĩnh vực này thường đòi hỏi nguồn vốn lớn và dài hạn. Do đó, việc ngân hàng thắt chặt mức cho vay Bất động sản được dự báo là không chỉ ảnh hưởng lớn đến tiến độ nhiều dự án mà còn đến nhu cầu mua của khách hàng và đầu tư. Theo cơ cấu tín dụng dành cho Bất động sản, khoảng trên 60% tổng số dư nợ là các khoản vy trung bình và dài hạn từ 10 – 20 năm. Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Trước đây, các ngân hàng có thể sử dụng 40% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, trong đó một phần đáng kể sẽ chảy vào kênh đầu tư Bất động sản. Tuy nhiên, từ tháng 12/2009, tỷ lệ này đã bị bắt buộc hạ xuống ở mức 30%, lập tức thị trường Bất động sản đang sôi động trở nên trầm lắng. Điều này cho thấy, chính sách thắt chặt tiền tệ tác động rất mạnh tới sức cầu trên thị trường. Việc giá định và xăng dầu tăng trong thời gian qua sẽ làm cho giá nguyên vật liệu xây dựng có thể tăng trong trong thời gian tới. Qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận ngành Bất động sản. Giá đền bù giải phóng mặt bằng, giá đát tăng cao nhất là sau khi thực hiện Nghị định 89/2009/NĐ – CP quy định bổ xung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm cho giá cả bất động sản tăng cao tác động không nhỏ đến nhu cầu sở hữu nhà của người dân. Tính minh bạch của thị trường Bất động sản Việt Nam chưa cao. Mặc dù đã được cải thiện so với những năm trước, Việt Nam vẫn là quốc gia có chỉ số minh bạch thấp nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo xếp hạng của tổ chức dịch vụ địa ốc và tài chính quốc tế Jones Lang Lasalle công bố tại hội nghị Bất động san quốc tệ tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2009. Chính việc này đã làm cho thị trường Bất động sản Việt Nam có những dấu hiệu “nóng” “lạnh” cục bộ trong thời gian qua từ đó làm tăng độ rủi ro trong kinh doanh Bất động sản. PHẦN IV: CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 4.1. Giới thiệu chung: Tên công ty: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Tên giao dịch đối ngọai: HAGL Joint Stock Company Tên viết tắt: HAGL Địa chỉ: 15 Trường Chinh, Phường Phù Đổng, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai Điện thọai: (84-59) 2222249 / Fax: (84-59) 2222247 Website: www.hagl.com.vn Vốn điều lệ (tính đến 12/2009): 2.704.654.580.000 VNĐ Slogan: Đoàn kết là sức mạnh Mục tiêu: Trở thành công ty bất động sản số 1 Việt Nam vào năm 2010. Quá trình phát triển Những sự kiện quan trọng Thành lập công ty: tiền thân của công ty, Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh được thành lập năm 1993. Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần: Năm 2006, Xí nghiệp tư doanh được chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Niêm yết cổ phiếu: Ngày 22 tháng 12 năm 2008, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM (HOSE) với mã chứng khoán là HAG. Ngành nghề kinh doanh - Trồng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ cây cao su - Khai thác và chế biến khoáng sản - Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê - Đầu tư xây dựng và khai thác thủy điện - Sản xuất và phân phối đồ gỗ, đá granite - Các hoạt động hỗ trợ khác Cơ cấu cổ đông Cổ đông HĐQT, BGĐ, BKS 56,93% Cổ đông trong công ty 4,04% Cổ đông nước ngoài 39,03% Các công ty con lĩnh vực BĐS Vốn điều lệ (tỷ đồng) Vốn góp (tỷ đồng) Tỷ lệ sở hữu (%) CTCP Xây dựng & Phát triển nhà Hoàng Anh 910 909.09 99.9% CTCP Đầu tư xây dựng & Phát triển nhà Hoàng Nguyên 100 89 89% Công ty TNHH Đầu tư xây dựng & Phát triển nhà Hoàng Anh - Incomex 80 64 80% CTCP Dịch vụ Kinh doanh và Xây dựng Phúc Bảo Minh 67% CTCP Đầu tư Xây dựng & Phát triển nhà Hoàng Phúc 200 102 51% CTCP Dịch vụ quản lý BĐS Hoàng Anh 35 17.85 51% 4.2. Phân tích hệ số tài chính: Năm 2009, cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được chuyển dịch theo hướng an toàn và hiệu quả hơn. Dòng tiền thuần thu từ hoạt động kinh doanh đạt 1,083 tỷ đồng , chi cho đầu tư 1,673 tỷ đồng, nợ vay thuần là 694 tỷ đồng. Số tiền dự trữ từ năm 2008 là 531 tỷ đồng vẫn được bảo toàn. Công ty tranh thủ phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị 1,450 tỷ đồng. Tổng tài sản của CTCP HAGL và các công ty con đến 31/12/2009 là 12,196,211,274 nghìn đồng, số dư tiền của công ty là 1,944 tỷ đồng đảm bảo tính thanh khoản và đầu tư cho công ty. Mức lợi nhuận trước thuế là 1,744 tỷ đồng, tăng 51,65% so với mức kế hoạch lập đầu năm và tăng 73% so với năm 2008. Năm 2009, Công ty mua lại 512 290 cổ phiếu HAG làm cổ phiếu quỹ với tổng chi phí là 30,091,699 nghìn đồng và chưa bán. Thu nhập trên cổ phần là 4,432đ/cp. Số lượng cổ phiếu lưu hành đã tăng 50% do phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông tháng 11/2009. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 3,365,308,721 nghìn đồng tăng 132% so với năm 2008 là 1,880,744,407 nghìn đồng. Cơ cấu doanh thu tập trung chủ yếu vào ngành bất động sản. Các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu nhưng theo bản kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010 thì cơ cấu này sẽ có sự chuyển dịch, nghiêng về các ngành cao su, thủy điện và khoáng sản. Do mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư, các khoản mục chi phí của Công ty cũng tăng lên. Chi phí quản lý là 162,416,224 nghìn đồng tăng 30% so với năm 2008 là 125,208,964 nghìn đồng và chi phí bán hàng là 108,023 436 nghìn đồng tăng 44% so với năm 2008 là 75,252,461 nghìn đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu. Điều này cho thấy Công ty hoạt động hiệu quả. Chi phí lãi vay là 207,443,514 nghìn đồng tăng hơn 243% so với năm 2008 là 88,500,954 nghìn đồng. Điều này giải thích rằng khi vay vốn đầu tư xây dựng các dự án bất động sản phải, tính lãi theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu, dẫn đến khi doanh thu tăng thì chi phí lãi vay cũng tăng tương ứng. Với rất nhiều dự án đang triển khai, Công ty đã gia tăng vốn và tài sản qua các năm nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư. Tuy vậy, doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty vẫn có sự gia tăng tương ứng. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả của Công ty khi đầu tư vào các dự án. HAG hiện có tình hình kinh doanh rất tốt, tỷ suất sinh lời ở mức cao, là cổ phiếu rất thích hợp cho cả 2 danh mục đầu tư ngắn hạn và dài hạn. HỆ SỐ HOẠT ĐỘNG Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Trung bình các khoản phải thu = 4 365 308 721 / (2 956 113 887 + 1 984 810 093) / 2= 1.77 Năm 2006 2007 2008 2009 Receivables TO 0.22 0.42 0.82 1.77 Chính sách tín dụng của công ty phù hợp với kế hoạch doanh thu đề ra và công ty không gặp khó khăn trong việc đòi các khoản phải thu. Số ngày có thể hoàn thành các khoản phải thu Số ngày = 365 / vòng quay các khoản phải thu = 365 / 1.77 = 206 ngày Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp / Trung bình hàng tồn kho = 2 358 546 997 / (2 213 150 611 + 1 852 154 407) / 2 = 1.16 Năm 2006 2007 2008 2009 Inventory TO 2.42 1.77 1.17 1.16 Hàng hóa của công ty là BĐS, khoảng sản, cao su xuất khẩu nên thời gian tiêu thụ những loại hàng hóa trên cũng lâu hơn. Số ngày hàng tồn lại trong kho Số ngày = 365 / 1.16 = 315 ngày HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Tỷ suất thanh toán hiện hành Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn = 7 403 555 092 / 4 294 842 290 = 1.72 (lần) Năm 2006 2007 2008 2009 Current ratio 1.48 2.26 1.78 1.72 Khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng các tài sản ngắn hạn cao. Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty là có hiệu quả hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt tốt. Công ty không gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản. Tỷ suất thanh toán nhanh Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn = (7 403 555 092 – 2 213 150 611) / 4 294 842 290 = 1.21 (lần) Năm 2006 2007 2008 2009 Quick ratio 0.70 1.49 1.05 1.21 Độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ. Hệ số này > 1 cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. Công ty không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. HỆ SỐ THANH TOÁN NỢ Hệ số nợ Hệ số nợ trên tài sản Hệ số nợ trên tài sản = Nợ phải trả / Tổng tài sản = 7 068 556 748 / 12 196 211 274 = 0.58 Năm 2006 2007 2008 2009 Debt/Total Asset 0.59 0.43 0.53 0.58 Tỷ lệ nợ so với tổng tài sản thấp chứng tỏ công ty có đủ trả năng trả nợ. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên vốn = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu = 7 068 556 748 / 4 711 500 209 = 1.5 Năm 2006 2007 2008 2009 Debt/Equity 1.6 0.8 1.3 1.5 Tỷ lệ nợ là cao so với doanh nghiệp khác. Tỷ lệ nợ này khiến Công ty phải đối mặt với áp lực nguồn vốn đầu tư với chi phí vốn cao để tài trợ cho các dự án lớn triển khai đồng thời. Nợ phải trả nhiều hơn vốn chủ sở hữu là do trong năm 2009 công ty phát hành thêm 1450 tỷ đồng giá trị trái phiếu chuyển đổi và được trình bày trong mục nợ vay ngắn hạn. Công ty nhận định khả năng nhà đầu tư thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là rất cao. Khi đó nợ vay sẽ giảm và vốn chủ sở hữu sẽ tăng tương ứng bằng số tiền này. Hệ số hoàn trả Hệ số hoàn trả lãi vay Hệ số hoàn trả lãi vay = Lợi nhuận trước lãi và thuế / Chi phí lãi vay = 1 743 504 324 / 207 443 514 = 8.4 Hệ số này đảm bảo khả năng trả lãi của công ty. HỆ SỐ SINH LỜI Hệ số sinh lời từ doanh thu Hệ số biên lợi nhuận từ hoạt động Hệ số biên lợi nhuận từ hoạt động = Lợi nhuận từ hoạt động / Doanh thu thuần = 1 721 773 227 / 4 365 308 721 x 100% = 39.4% Hệ số biên lợi nhuận từ hoạt động cho biết khả năng sinh lời của công ty dựa trên việc kinh doanh cơ bản, chưa tính đến ảnh hưởng từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính, các khoản đầu tư hay thuế. Hệ số biên lợi nhuận ròng Thu nhập ròng = Lợi nhuận từ hoạt động – Chi phí lãi vay – Chi phí thuế thu nhập Hệ số biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng / Doanh thu thuần = (1 721 773 227 – 207 443 514 – 212 869 539) / 4 365 308 721 x 100% = 29.8%Khoản thu nhập ròng của một doanh nghiệp chiếm gần 30% so với doanh thu. Hệ số sinh lời từ các hoạt động đầu tư Hệ số thu nhập trên tài sản ROA = Thu nhập ròng / Trung bình tổng tài sản = 1 301 460 174 / {(12 196 211 274 + 8 871 560 333) / 2} x 100% = 12.4% Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE = Thu nhập ròng / Trung bình vốn chủ sở hữu = 1 301 460 174 / 4 229 498 780 x 100% = 30.8% 2006 2007 2008 2009 ROA 12.1% 16.2% 10.1% 12.4% ROE 32.2% 31.9% 21.5% 30.8% Hệ số lớn và tăng qua các năm cho thấy lợi nhuận vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản. 4.3. Phân tích SWOT: 4.3.1. Thế mạnh: HAGL là công ty có quy mô vốn điều lệ dẫn đầu các doanh nghiệp cùng ngành trên hai sàn chứng khoán. Ban lãnh đạo có tầm nhìn rộng và tâm huyết. Thương hiệu của công ty đã được quảng bá rộng rãi thông qua câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. HAG luôn có doanh thu và lợi nhuận vượt trội so với trung bình ngành ngay cả khi kinh tế tăng trưởng hay suy thoái. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 4,370 tỷ và 1,188 tỷ, tăng 132.11% và 69.76% so với năm 2008. Là tập đoàn kinh doanh đa ngành nên rủi ro được đa dạng hóa. Lĩnh vực xây dựng căn hộ cao cấp được hỗ trợ bởi chuỗi sản phẩm gỗ- đá của chính công ty giúp giảm giá thành căn hộ xuống 30% so với đối thủ cạnh tranh. HAGL sở hữu quỹ đất rất lớn, mua được với giá rẻ và ở vị trí đẹp. 23 dự án với hơn 2,5 triệu m2 sàn dự kiến mỗi năm sẽ đưa ra thị trường 2,000 căn hộ cao cấp, đảm bảo nguồn lợi nhuận khoảng 80% đến từ kinh doanh bất động sản. Các dự án căn hộ thành công như: New Sai Gon, Riverview, Phú Hoàng Anh và An Tiên. HAGL có hơn 7,000 ha cao su đã được trồng được phép khai thác từ năm 2010 và được cấp quyền sử dụng 30,000 ha đất để trồng cao su tại Lào và Tây Nguyên . Gỗ cao su cũng là nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. HAGL hiện đã có 4 nhà máy thủy điện và 3 nhà máy đang được khởi công. HAGL có 9 khu mỏ và một nhà máy lọc quặng tại tỉnh Gia Lai và đang mở rộng khai thác các mỏ đồng, mỏ sắt trữ lượng lớn tại Lào và Campuchia. Công ty cung cấp dịch vụ quản lý Nhà hàng và khách sạn tại 4 khách sạn và khu nghỉ mát ở Gia Lai, Đà Lạt, Quy Nhơn và Đà Nẵng. Tập đoàn đảm bảo được nguồn vốn vay trong giai đoạn 2009-2011 nhờ ký hợp đồng với Ngân hàng BIDV với số vốn lên tới 5650 tỷ đồng. 11/2009 phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi trị giá 1450 tỷ đồng cho 13 cổ đông. 4.3.2: Điểm yếu: Cơ cấu công ty phức tạp với tận 32 công ty con. Hệ số nợ cao khiến công ty dễ gặp rủi ro về tài chính. 4.3.3. Cơ hội: Khi kinh tế hồi phục thì bất động sản là ngành được hưởng lợi nhiều. Hơn nữa nhu cầu về căn hộ, văn phòng, nhà xưởng ở Việt Nam còn lớn nên các ngành đồ gỗ và đá granite cũng sẽ tăng trưởng theo. Giá cao su tự nhiên đang có xu hướng tăng và còn tăng trong dài hạn do giá thành các sản phẩm thay thế còn đắt. 4.3.4. Thách thức: Triển vọng ngành bất động sản trong năm 2010 chưa thực sự sáng sủa do ảnh hưởng của Luật thuế bất động sản mới. Đồng thời dòng tiền chảy vào thị trường BĐS cũng bị hạn chế nếu chính phủ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Chịu nguồn vốn đầu tư và chi phí vốn cao khi triển khai đồng thời nhiều dự án lớn. 4.4. Phân tích một số chỉ tiêu phi tài chính: 4.4.1. Phân tích chiến lược: Chi phí tiên phong HAGL là công ty có giá trị vốn hóa lớn nên có thể dễ dàng đầu tư mở rộng ngành kinh doanh hiện tại cũng như bước chân vào ngành mới, thị trường mới. Mô hình kinh doanh đa ngành giúp chia nhỏ rủi ro và là tấm đệm chống đỡ khi một trong những lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn gặp khó khăn. Hơn thế, các ngành kinh doanh còn hỗ trợ nhau khiến chi phí đầu vào thấp: gỗ - đá và bất động sản, cao su và đồ gỗ … Như vậy tính kinh tế của quy mô đã giúp HAGL có được lợi thế cạnh tranh về chi phí so với các đối thủ. Phân biệt sản phẩm HAGL có chiến lược đầu tư xây dựng thương hiệu ở thị trường trong nước thông qua đội bóng Hoàng Anh Gia Lai. Đây là một bước đi khôn ngoan vì bóng đá là môn thể thao rất được yêu thích ở Việt Nam. Đồng thời với sự có mặt của những danh thủ khu vực, điển hình là Kiatisak đã giúp tên tuổi của HAGL vươn ra nước ngoài. Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức thừa nhận nhờ có đội bóng mà doanh số của HAGL tăng hàng năm đến 200%. HAGL được cấp bằng chứng nhận FSC của Hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship Council) – một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của các công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn rừng. Sản phẩm đồ gỗ của công ty chủ yếu gồm đồ gỗ ngoài trời để xuất khẩu và đồ nội thất phục vụ thị trường nội địa. Trong đó việc chọn phân khúc thị trường đồ gỗ ngoài trời ở Mỹ và Châu Âu đem lại nhiều lợi nhuận bởi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng ở các khu vực này lớn. Sản phẩm nội thất gỗ của công ty có chất lượng tốt và là một trong những thương hiệu dẫn đầu tại thị trường nội địa Việt Nam. Các sản phẩm của HAGL như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp đá granit ốp lát tự nhiên mủ cao su... đã có mặt hầu khắp các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Australia và New Zealand. Chiến lược tăng giá trị cho doanh nghiệp HAGL đặt mục tiêu chủ yếu là trở thành công ty bất động sản số 1 Việt Nam. Đây là điều có thể thực hiện được với tiềm năng vốn lớn, hỗ trợ đầu vào từ ngành gỗ - đá, quỹ đất lớn, mua được với giá rẻ và ở vị trí đẹp. Trong trung hạn, công ty sẽ tập trung nguồn lực để phát triển ngành bất động sản (gồm căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê) vì mang lại tỷ suất lợi nhuận khá cao trong thị trường mới nổi như Việt Nam. Trong dài hạn HAGL sẽ tập trung vào hai ngành là cao su và thủy điện với quy mô 31.000 ha cao su và 300 MW thủy điện. Đây là hai lĩnh vực được kỳ vọng tạo ra sự phát triển bền vững và lâu dài. Ngành khai thác khoáng sản sẽ được chú trọng với tốc độ phát triển phù hợp. Như vậy, chiến lược của công ty là lấy những ngành có tăng trưởng và lợi nhuận cao để nuôi các ngành cần thời gian đầu tư dài nhưng vẫn duy trì được nhu cầu lớn trong tương lai. Để mở rộng diện tích trồng cây cao su, HAGL đã mang vốn và lao động sang Lào và Campuchia để tận dụng quỹ đất ở đây. HAGL đã đầu tư 72 triệu đô la vào Campuchia và viện trợ 19 triệu đô la cho Lào xây dựng Làng vận động viên Sea Games 25 để đổi lấy giấy phép trồng cao su. Trong khi đó công ty đã được cấp phép xây dựng 17 dự án thủy điện tại Tây Nguyên, Thanh Hóa và Lào. 4.4.2. Phân tích hệ số tín nhiệm: (Phụ lục) Các số liệu: Vốn lưu động = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = 7 403 555 092 - 4 294 842 290 = 3 108 712 802 Tổng tài sản = 12 196 211 274 LN giữ lại = 1 084 004 248 LN trước lãi và thuế = 1,743,504,324 Giá trị thị trường của VCSH = 269,953,168 (source: Giá trị sổ sách của tổng nợ = 7 068 556 748 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ = 4 365 308 721 GIá trị ròng = Tổng TS – Tổng nợ = 12 196 211 274 - 7 068 556 748 = 5 127 654 522 Z- Score X1 = Vốn lưu động / Tổng TS = 3 108 712 802 / 12 196 211 274 = 0.26 Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 + 3.3*X3 + .6*X4 + X5 = 1.284 < 1.8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trái phiếu có độ rủi ro cao. Điều chỉnh với hệ số tín nhiệm S&P / Moody’s Z + 3.25 = 4.534 B+ / B1 X2 = LN giữ lại / Tổng TS = 1 084 004 248 / 12 196 211 274 = 0.09 X3 = EBIT / Tổng TS = 1 743 504 324 / 12 196 211 274 = 0.14 X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ SH / Giá trị sổ sách của tổng nợ = 269,953,168 / 7,068,556,748 = 0.04 Z2 = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4A = 3.7063 > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Điều chỉnh với hệ số tín nhiệm S&P / Moody’s Z2 + 3.25 = 6.9563 A+ / A1 X4A = Giá trị ròng / Tổng nợ = 5 127 654 522 / 7 068 556 748 = 0.73 X5 = Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ / Tổng TS = 4 365 308 721 / 12,196 211,274 = 0.36 Một số vấn đề khi so sánh: X4: Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu ở VN hiện nay chưa phản ánh đúng (do tâm lý đầu tư, do làm giá, thị trường vốn không ổn định ...), điều này sẽ khiến Z thấp. X5: Số vòng quay tổng tài sản ở từng ngành là khác nhau. Có thể dẫn đến việc công ty sản xuất đồ trang sức làm ăn yếu kém hơn công ty sản xuất rau. Những vấn đề này cơ bản khiến kết quả không như ước lượng. Để khắc phục, Atman ( đã sử dụng 3 công thức: Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 + 3.3*X3 + .6*X4 + X5 (áp dụng cho các công ty nhà nước)   Z1 = .717*X1 + .847*X2 + 3.107*X3 + .42*X4A + .998*X5 (áp dụng cho các công ty tư nhân)   Z2 = 6.56*X1 + 3.26*X2 + 6.72*X3 + 1.05*X4A (chung) Và khi áp dụng tính Z2 cho HAG, ta có các mức Z> 2.6 1.1< Z< 2.6 Z< 1.1 4.5. Định giá cổ phiếu: 4.5.1. Phân tích kỹ thuật: Hình 12: Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu HAG (Nguồn: nhóm tiểu luận vẽ trên phần mềm metastock) Xu hướng: Mặc dù có thông tin hỗ trợ rất tốt, trong quý I năm 2010, lợi nhuận trước thuế tới 697 tỷ tăng 94% so với cùng kỳ năm 2009 nhưng cổ phiếu HAG vẫn chưa có sức bật. Trong suốt tháng 4, xu hướng của HAG vẫn là đi ngang, chưa có tín hiệu khả quan nào. Đường giá vẫn nằm dưới đường SMA5, chưa cho tín hiệu mua vào. Dải Bollinger ngày càng co hẹp, cổ phiếu HAG đang trong thời gian tích luỹ. Chính vì vậy trong thời gian tới nhiều khả năng HAG sẽ đi ngang, sau đó mới có khả năng bứt phá. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự: + Cổ phiếu HAG đang có ngưỡng kháng cự tại mức giá 91, đây là mức kháng cự khá mạnh. Trong 1 năm vừa qua, HAG đã 3 lần chạm mức này và cả 3 lần HAG đã không thể vượt qua được. Như các bạn biết khi mà một mức giá không vượt qua được nó sẽ là điểm kháng cự. Với 3 lần không vượt qua nó sẽ là mức kháng cự mạnh, và nếu vượt qua được mức này, HAG sẽ có khả năng bứt phá. + Còn mức hỗ trợ đầu tiên của HAG là 82 tương ứng với Fibonacci Retrament 23.6%. Đây là mức hỗ trợ yếu. Mức hỗ trợ thứ hai mạnh hơn tại giá 78, đây là mức đáy HAG đã thiết lập 3 lần trong 4 tháng đầu năm 2010. Và nó cũng tương ứng với mức Fibonacci Retrament 38.2%. Cùng với đó là khối lượng duy trì ở mức thấp cho thấy lực cầu chưa có dấu hiệu cải thiện. Cổ phiếu HAG muốn thoát khỏi xu thế đi ngang cần 1 sức cầu đột biến. Có thể trong thời gian tới, dòng tiền vẫn chưa trở lại với bluechips đặc biệt là với cổ phiếu HAG. Vì vậy trong ngắn hạn chúng ta không có nhiều kỳ vọng với cổ phiếu HAG. Chúng tôi kỳ vọng trong trung hạn lực cầu có thẻ cải thiện, nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu này trong thời gian từ 3-12 tháng, có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. 4.5.2. Chiết khấu luồng cổ tức: Theo số liệu trong quá khứ và dự phỏng trong năm 2010, chúng tôi có bảng sau: 2007 2008 2009 2010 F TB LNST 62,234,873 765,342,777 1,286,898,686 1,500,000,000 r 13.30% VCSH 1,199,563,880 1,798,145,010 2,704,654,580 2,729,654,580 n 15 ROE 18.00% 19.00% 25.00% 54.95% 29.24% Po 87,220 SLCPLHBQ 1089294 1463587 2145698 2715112 EPS 1935 5910 4408 7524 Tỷ lệ chi trả cổ tức 51.67% 42.30% 22.68% 39.87% DPS 1,000 2,500 1,000 3,000 b(tỷ lệ tái đầu tư) 48.32% 57.70% 77.31% 60.13% 60.87% g 17.80% D1 3,000 Po - Giá của cổ phiếu Thời gian tăng trưởng (năm) 87,220 15 16 17 18 19 20 Tốc độ tăng trưởng 13% 58,173 60,667 63,154 65,635 68,109 70,576 14% 63,184 66,222 69,279 72,355 75,449 78,563 15% 68,697 72,376 76,109 79,899 83,746 87,650 16% 74,763 79,192 83,728 88,371 93,124 97,991 17% 81,436 86,744 92,224 97,884 103,728 109,764 18% 88,777 95,107 101,701 108,567 115,719 123,167 19% 96,850 104,370 112,269 120,565 129,278 138,430 20% 105,726 114,626 124,053 134,036 144,610 155,810 21% 115,484 125,981 137,190 149,162 161,947 175,601 22% 126,208 138,547 151,834 166,141 181,546 198,134 Cơ sở lý luận của mô hình: Chúng tôi dựa trên những thông tin quá khứ và dự phỏng trong năm 2010 để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu HAG. Để hạn chế tính nhiễu của mô hình và để tăng tính tin cậy của kết quả định giá, chúng tôi giả sử tốc độ tăng trưởng của giai đoạn tăng trưởng đều của HAG sẽ là 0%. Điều đó có nghĩa là chỉ định giá của công ty đến hết giai đoạn tăng trưởng đầu tiên của công ty. Trong mô hình này, chúng tôi dựa trên những thông tin quá khứ và dự phóng trong năm 2010 để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu HAG. Dự kiến tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2010 sẽ vào khoảng 30% vốn điều lệ. Do đó tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ chiếm khoản 72,22% lợi nhuận sau thuế. Tốc độ tăng trưởng của HAG trong tương lai giả sử sẽ bằng với mức trung bình trong quá khứ. Với ROE trung bình trong quá khứ đạt mức 29,24%, tỷ lệ tái đầu tư trung bình đạt 60,87% thì tốc độ tăng trưởng dài hạn của HAG dự tính sẽ vào khoảng 17,8% Chúng tôi tạm lấy mức lợi suất phi rủi ro là 12%, mức lợi suất này tương ứng với mức lợi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm. Lãi suất thị trường. Với mức bù rủi ro ước tính là 5% thì mức lãi suất thị trường trong các năm tới sẽ vào khoảng 17%. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty, chúng tôi tính được tỷ trọng nợ bình quân trên cơ cấu nguồn vốn tài trợ của công ty là 26% và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hưu là 74%. Dựa vào những số liệu trên thì WACC của HAG sẽ vào khoảng 13,3% Việt Nam là một thị trườngđang phát triển, do đó chúng tôi giả định thời gian tăng trưởng trong giai đoạn đầu của HAG sẽ vào khoảng 15 năm, trước khi bước vào thời kỳ tăng trửởng ổn định. Chính vì vậy chúng tôi tính toán được rằng giá cổ phiếu hiện tại của Hoàng Anh Gia Lai vào khoảng 87,220. Với giá này, chúng tôi tin rằng có thể nắm giữ cổ phiếu HAG trong dài hạn, có thể đem lại một tỷ suất sinh lợi ổn định cho nhà đầu tư. KẾT LUẬN Việt Nam là một nền kinh tế trẻ, đang có những bước phát triển mạnh mẽ, vì vậy các ngành công nghiệp, nhất là ngành bất động sản có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển. Mặc dù nền kinh tế thế giới cũng như trong nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong hơn 7 thập niên gần đây, tuy nhiên bức tranh kinh tế đang có những dấu hiệu sáng dần, đã có những tín hiệu tích cực cho một sự hồi phục và chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào một sự bứt phá của nền kinh tế trong tương lai không xa. Dựa vào các phân tích của nhóm tiểu luận ở trên, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là một công ty rất thích hợp cho việc đầu tư trung và dài hạn. Với tiềm năng của nội tại công ty và được sự hỗ trợ từng những tín hiệu khả quan của ngành bất động sản và thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAG là một cổ phiếu có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. PHỤ LỤC Chỉ số Tín Nhiệm theo S&P Chỉ số Tín Nhiệm theo Moody’s Diễn giải Phân loại AAA Aaa Chất luợng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất Trái phiếu có thể  đầu tư AA Aa Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ rủi ro chỉ cao hơn hạng AAA một bậc. A A Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh huỡng bởi tình hình kinh tế. BBB Baa Chất lượng trung bình, an toàn trong thời gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro. BB Ba Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế. Trái phiếu có độ rủi ro cao B B Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ không thanh toán đúng hạn Trái phiếu không nên đầu tư CCC Caa Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình hình kinh tế khả quan. CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản, C C Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ D Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu như sẽ phá sản NR NR Không đánh giá  Z’’ điều chỉnh Định Mức Tín Nhiệm S&P Định Mức Tín Nhiệm Moody’s Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản > 8,15 AAA Aaa Trái phiếu có thể đầu tư 7,60 – 8,15 AA+ Aa1 7,30 – 7,60 AA Aa2 7,00 – 7,30 AA- Aa3 6,85 – 7,00 A+ A1 6,65 – 6,85 A A2 6,40 – 6,65 A- A3 6,25 – 6,40 BBB+ Baa1 5,85 – 6,25 BBB Baa2 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản 5,65 – 5,85 BBB- Baa3 5,25 – 5,65 BB+ Ba1 Trái phiếu có độ rủi ro cao 4,95 – 5,25 BB Ba2 4,75 – 4,95 BB- Ba3 4,50 – 4,75 B+ B1 Trái phiếu không nên đầu tư 4,15 – 4,50 B B2 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. 3,75 – 4,15 B- B3 3,20 – 3,75 CCC+ Caa1 2,50 – 3,20 CCC Caa2 1,75 – 2,50 CCC- Caa3 0 – 1,75 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh mục sách PGS. TS. Nguyễn Đăng Nam, Phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Tài Chính,2006. Gregory Mankiw, Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê, 2006. II. Một số trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích báo cáo tài chính mã cổ phiếu HAG của công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (60trang).doc
Luận văn liên quan