Đề tài Phân tích tài chính tại công ty TNHH dịch vụ thương mại Đại Việt

Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức về công nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế, tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức, ra quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Về công tác quản trị nhân sự, doanh nghiệp phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng.

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính tại công ty TNHH dịch vụ thương mại Đại Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
University Library 50 Bảng 2.7. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ĐVT: lần Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011-2012 2012-2013 iệu suất sử dụng tổng tài sản 0,83 0,78 1,43 (0,05) (0,65) iệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn 0,89 0,79 1,47 (0,1) 0,68 iệu suất sử dụng tài sản dài hạn 10,85 31,16 51,53 20,31 20,37 Hiệu suất sử d ng tổng tài sản Chỉ tiêu này thay đổi thất thường trong giai đoạn 2011-2013, giảm vào năm 2012 và tăng lên trong năm 2013. Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,78 lần, giảm 0,05 lần so với năm 2011 (0,83 lần . Bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 0,83 đồng doanh thu vào năm 2011 và 0,78 đồng doanh thu vào năm 2012. Nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 giảm đi so với năm 2011 là do tốc độ tăng của doanh thu thuần là 144,74% trong khi đó tốc độ tăng của tổng tài sản là 161,61%. Hệ số này của Công ty còn ở mức thấp, và năm 2012 còn thấp hơn năm 2011, chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận còn chưa hiệu quả. Đây là một chỉ tiêu thể hiện rõ sự tương quan giữa mức sinh lợi của Công ty so với tổng sản, cho biết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời năm 2012 k m hơn năm 2011. Năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty có sự cải thiện, tăng 0,65 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, doanh thu thuần của Công ty là 15.564.827.169 VNĐ, có mức tăng vọt, tăng 218,89% so với năm 2012, trong khi đó, tốc độ tăng của tổng tài sản chỉ là 161,61%. Có thể nói, năm 2013, Công ty đã tạo được hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời hơn năm 2012. Tuy hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn tăng và đạt mức 51,53% vào năm 2013 nhưng tỉ trọng của tài sản dải hạn cũng đang giảm dần. Hiệu suất sử d ng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu đạt cao nhất trong năm 2013 là 1,47 lần. Tài sản ngắn hạn được Công ty sử dụng có hiệu quả nhất trong năm 2013, một đồng vốn đầu tư cho tài sản lưu động tạo ra 1,47 đồng doanh thu thuần, vì tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2012 là 18,44% mà doanh thu thuần tạo ra lại tăng lên 218,89% chứng tỏ một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho tài sản ngắn hạn lúc này tạo ra nhiều doanh thu hơn. 51 Hiệu suất sử d ng tài sản cố nh Chỉ tiêu có xu hướng tăng dần tức là một đồng vốn đầu tư cho tài sản cố định tạo được ngày càng nhiều đồng doanh thu thuần. Điều này có thể lý giải là năm 2012 và 2013, Công ty bắt đầu xây dựng và cho một vài phân xưởng mới đi vào sản xuất nên Công ty tập trung vào việc gia tăng sản lượng do đó các tài sản cố định được sử dụng với công suất tối đa. 2.2.3.3. Chỉ ti u ánh giá hả năng quản lý nợ Biểu ồ 2.2. T số nợ ĐVT: lần 0.7 0.9 0.93 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số nợ (Nguồn: Bảng 2.2) Qua biểu đồ có thể thấy tỷ số nợ giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng lên. Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của Công ty được hình thành từ nguồn vay nợ. Với các giá trị trên thể hiện Công ty thường đi vay nợ để tài trợ cho khoảng gần hết số tài sản. Nếu tỷ số này ngày càng cao đồng nghĩa với gia tăng rủi ro tài chính và doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vay nợ, tỷ số này càng thấp tức là tài sản được tài trợ nhiều hơn bởi nguồn vốn có tính ổn định là vốn chủ sở hữu nên mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng tốt, từ đó doanh nghiệp dễ dàng hơn khi đi huy động vốn từ các nguồn bên ngoài do được tin tưởng. Nhưng nếu duy trì chỉ tiêu này ở mức quá nhỏ thì đòn bẩy tài chính chưa được khai thác hiệu quả và như vậy chưa đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Vì vậy việc duy trì tỷ số này ở mức độ hợp lý ra sao là điều mà nhà quản trị cần tính toán một cách khoa học. 2.2.3.4. Nhóm chỉ ti u ánh giá hả năng sinh lời Thang Long University Library 52 Bảng 2.8: Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 TB ngành 3 nă Lợi nhuận sau TTNDN Đồng 10.053.301 (-154.658.392) (-185.395.649) Doanh thu thuần Đồng 2.905.604.847 7.111.093.259 15.564.827.169 Tổng vốn Đồng 3.499.162.929 9.154.096.834 10.873.927.749 VCSH Đồng 1.010.053.301 845.341.608 727.812.951 ROS % 0,35 (-2,17) (-1,19) 2,24 ROA % 0,29 (-1,69) (-1,70) 8,34 ROE % 1,00 (-18,30) (-25,47) 19 (Nguồn: Bảng 2.2&2.3) Khả năng sinh lời của Công ty có xu hướng giảm và đầu tư năm 2012 còn không mang lại lợi nhuận và nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình ngành. Cụ thể từng chỉ tiêu sinh lời như sau: ROE thấp hơn trung bình ngày 44%, trong khi đó ROA cũng thấp hơn 21% so với trung bình ngành. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty năm 2012 giảm 2,5% so với năm 2011. Do tốc độ tăng của các khoản chi phí tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn đến lợi nhuận giảm sút, mức lợi nhận ròng giảm 1638,38% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng được 144,74% làm tỷ suất sinh lời giảm. Tỷ suất sinh lời của Công ty bị âm chứng tỏ tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty ở mức xấu. Tỷ suất ROS giảm là do doanh thu giảm và khả năng quản lý chi phí của công ty không hiệu quả. Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty d đã tăng 1% so với năm 2012, nhưng thực tế vẫn dừng ở con số âm 0,012%, tức là trong năm 2013, cứ 1 đồng doanh thu thuần, Công ty bị lỗ 1,2 đồng. Nguyên nhân là do năm 2013, Công ty vẫn phải tiếp tục đối mặt với lạm phát tăng cao, giá của hầu hết các nguyên vật liệu, hàng nhập khẩu đều tăng, ảnh hưởng mạnh đến giá vốn hàng bán (giá vốn hàng bán tăng 179,41%). Do giá vốn tăng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần thấp. Vì vậy, tuy có tăng so với năm 2012 nhưng Công ty kinh doanh vẫn kém hiệu quả và vẫn bị thua lỗ. 53 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này thể hiện lợi nhuận, hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm 2,3% so với năm 2011, do tổng tài sản tăng 161,61% nhưng lợi nhuận ròng giảm 1638,38%. Như vậy, Công ty tăng đầu tư tài sản nhưng lợi nhuận ròng không tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao. Năm 2013, d đã nỗ lực cải thiện tình hình nhưng chỉ tiêu này vẫn giữ nguyên so với năm 2012, ở năm này, 1 đồng vốn bỏ ra để đầu tư cho tài sản không tạo ra đồng lợi nhuận nào và còn bị thâm hụt mất 0,02 đồng. Nguyên nhân ROA giảm là do lợi nhuận công ty giảm liên tục trong 3 năm liên tiếp do ngành xây dựng những năm qua gặp khó khăn khiến lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng của công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt giá vốn hàng bán liên tục tăng mạnh. Trong khi đó công ty vẫn tăng tổng tài sản hàng năm, trong đó, tài sản ngắn hạn tăng mạnh, đặc biệt là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Để cải thiện tỷ suất sinh lời của tài sản, Công ty cần có những tính toán hợp lý trước khi đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý, kết hợp với những biện pháp cắt giảm lượng hàng tồn kho, tăng cường công tác thu hồi nợ và rà soát chính sách công nợ tới từng nhóm khách hàng cụ thể để giảm các khoản phải thu. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất sinh lời trên tổng VCSH của Công ty thể hiện 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này của Công ty có xu hướng giảm rõ nét nhất. Năm 2011, 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để kinh doanh thu được 0,01 đồng lợi nhuận ròng nhưng sang năm 2012, khi bỏ 1 đồng vốn chủ sở hữu, Công ty bị lỗ 0,18 đồng. Vào năm 2013, chỉ tiêu này giảm mạnh và xuống -25% có nghĩa là vốn chủ sở hữu tiếp tục không sinh lời, mặt khác 1 đồng vốn chủ sở hữu phải bù lỗ 0,25 đồng. Với kết quả năm 2013, Công ty sẽ khó khăn trong thu hút đầu tư các nhà đầu tư và làm giảm sự tin tưởng của các cổ đông. Vấn đề Công ty gặp phải ở đây là sự gia tăng của giá vốn (do nguyên vật liệu đầu vào ngành xây dựng tăng giá mạnh, chi phí vận chuyển cũng tăng.. . 2.2.3.5. Ứng d ng phương pháp Dupont ánh giá tác ộng giữa các hệ số tài chính Sử dụng phương pháp Dupont để phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. - Mối quan hệ tương tác giữa ROA với ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lợi nhận ròng Tổng tài sản = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuẩn * Doanh thu thuần Tổng tài sản Thang Long University Library 54 (ROA) (ROS) (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) Năm 2011 0,2% = 0,3% * 0,83 Năm 2012 (1,6%) = (2,17%) * 0,78 Năm 2013 (1,7%) = (1,19%) * 1,43 ROA năm 2012 giảm so với năm 2011 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Mức độ ảnh hưởng của ROS ΔROS = (2,17%)*0,83 – 0,3%*0,78 = (2%) + Mức độ ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản Δhiệu suất sử dụng tổng tài sản = (2,17%)*0,78 – (2,17%)*0,83 = 0,1% + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ΔROA = (0,02%) + 0,001% = (1,9%) Ta thấy ROA giảm chủ yếu do tác động của nhân tố ROS. Từ nguyên nhân này, trong giai đoạn tiếp theo Công ty cần có các giải pháp để quản lý chi phí tốt hơn để tăng lợi nhuận ròng, từ đó giúp cải thiện ROS và ROA. Năm 2013, ROA tiếp tục giảm so với năm 2012 + Mức độ ảnh hưởng của ROS ΔROS = (1,19% *0,78- (2,17%)*0,78 = 0,6% + Mức độ ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản Δhiệu suất sử dụng tổng tài sản = (1,19%)*1,43- (1,19%)*0,78 = (0,7%) + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ΔROA = 0,6% (0,7% = (0,1% Như vậy, ROS giảm vẫn là nguyên nhân chính làm ROA năm 2013 giảm. Điều này cho thấy những giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí của Công ty chưa đem lại hiệu quả. - Các mối quan hệ tương tác với ROE Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần (ROS) * Doanh thu thuần Tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) * Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu (Hệ số sử dụng vốn cổ phần) Năm 2011 1% = 0,35% * 0,83 * 3,56 55 Năm 2012 (18%) = (2,17%) * 0,78 * 10,83 Năm 2013 (25%) = (1,19%) * 1,43 * 14,94 ROE năm 2012 là 18%, giảm 19% so với năm 2011, nguyên nhân là do: + Mức độ ảnh hưởng của ROS ΔROS = (2,17%)*0,83*3,56 – 0,35*0,83*3,56 = (7%) + Mức độ ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản Δhiệu suất sử dụng tổng tài sản = (2,17%)*0,78*3,56 – (2,17%)*0,83*3,56 = 0,4% + Mức độ ảnh hưởng của hệ số sử dụng vốn cổ phần Δhệ số sử dụng vốn cổ phần = (2,17%)*0,78*10,83 - (2,17%)*0,78*3,56 = (12%) + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ΔROE = (7%)+ 0,4%+ (12%) = (19,4%) ROE năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 bởi tác động của 3 yếu tố, cụ thể + Mức độ ảnh hưởng của ROS ΔROS = (1,19%)*0,78*10,83 – (2,17%)*0,78*10,83 = 8% + Mức độ ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản Δhiệu suất sử dụng tổng tài sản = (1,19%)*1,43*10,83– (1,19%)*0.78*10,83 = (8%) + Mức độ ảnh hưởng của hệ số sử dụng vốn cổ phần Δhệ số sử dụng vốn cổ phần = (1,19%)*1,43*14,94 – (1,19%)*1,43*10,83 = (7%) + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ΔROE = 8% + (8%) + (7%) = (7%) ROS giảm cũng là nguyên nhân chính khiến ROE giảm. Năm 2013 Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chi phí khi GV B và chi phí QLDN tăng mạnh. Để gia tăng ROE, công ty phải cải thiện chỉ tiêu ROS, đồng nghĩa với việc giảm chi phí kết hợp tăng doanh thu bán hàng. Qua số liệu báo cáo tài chính có thể thấy doanh thu bán hàng của công ty đã tăng khá tốt với mức tăng hơn 100% mỗi năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của GVHB lại nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng với mức tăng 200% mỗi năm khiến ROE bị sụt giảm. Như vậy, nguyên nhân chính dẫn tới ROE sụt giảm là do chi phí GV B và chi phí QLDN tăng nhanh, công ty cần biện pháp cắt giảm mạnh các khoản chi phí này đồng thời giữ vững thị trường và tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng để tăng ROE. Thang Long University Library 56 Tóm lại, việc xem xét các mối quan hệ trong phương trình Dupont có thể thấy được các yếu tố tác động đến ROA, ROE, từ đó giúp nhà quản lý đề ra các giải pháp thích hợp để khai thác các yếu tố tiềm năng nhằm tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. 2.2.4. Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty TNHH D ch hương mại Đại iệt Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính của công ty trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013, cùng với việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động Ta có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Việt như sau: 2.2.4.1. Kết quả ạt ược Về khả năng thanh toán hiện hành Chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2011-2013 khá tốt và có xu hướng tăng dần. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty ở mức rất tốt so với công ty cùng ngành, khi hệ số thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy trong năm 2013 khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là rất tốt. Đồng thời việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ trong kỳ đã giúp cho công ty tạo được uy tín trên thị trường. Về chính sách tài trợ Chính sách tài trợ trong năm của công ty tương đối tốt, trong giai đoạn 2011- 2013, công ty luôn lấy nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn đã đem lại sự an toàn chắc chắn về mặt tài chính. Về hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng tăng dần và đạt mức khá tốt. Trong đó, năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản đạt 1,43 lần, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn đạt 1,47 lần và hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đạt 51,53 lần. Như vậy công ty đã đạt được kết quả tốt trong công tác quản lí tài sản của mình, đem lại hiệu suất sử dụng tài sản tốt, tránh lãng phí, đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động chung của công ty. 2.2.4.2. T n tại Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích tài chính của Công ty còn có một số tồn tại sau: Khả năng sinh lời kém Thông qua các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời như ROA, ROS, ROE có thể thấy khả năng sinh lời của Công ty là rất thấp. Vì vậy, Công ty cần có các sự điều chỉnh để phát 57 triển tối đa tiềm lực phát triển trong tương lai và tạo cơ sở để thu hút thêm các nhà đầu tư, các đối tác tín dụng. Khả năng quản lý nợ không tốt Hệ số nợ so với hệ số vốn chủ sở hữu có sự chênh lệch tương đối lớn, điều đó cho thấy mặc dù rủi ro tài chính tăng cao, thế nhưng Công ty lại chưa cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu để tối đa hóa lợi nhuận đạt được, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Điều này còn thể hiện rõ khi tính toán các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty, ta thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn 1, tức là Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ của mình. Tình hình lợi nhuận xấu Trong giai đoạn 2011-2013, giá vốn hàng bán ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với doanh thu cho thấy việc quản lý chi phí nguyên vật liệu và nhân công của Công ty chưa được tốt, vì thế cần phải có chính sách phù hợp để tăng cường quản lý chi phí của Công ty. Lợi nhuận công ty liên tục giảm và thua lỗ trong 2 năm gần nhất. Công ty cần có biện pháp cấp bách để tăng lợi nhuận công ty, tránh tình trạng thua lỗ như năm 2012, 2013. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời kém Nhìn chung do mức sử dụng nợ cao nên khả năng thanh toán của Công ty là thấp. Công ty khó đáp ứng được các khoàn chi trả nợ khi đến hạn. Điều này cho thấy rủi ro của Công ty cho việc thanh toán là tương đối cao. Về cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản (gấp 7-8 lần tài sản dài hạn). Công ty nên đầu tư thêm vào tài sản dài hạn mà cụ thể là TSCĐ để có thể ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc hàng tồn kho đọng quá lớn cũng đã trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Bảng 2.9. Hàng tồn kho Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Nă 2011 Nă 2012 Nă 2013 Hàng tồn kho 2.150.230.154 6.979.521.726 6.454.791.749 Tổng tài sản 3.499.162.929 9.154.096.834 10.873.927.749 ( Nguồn: Bả â đối kế toán – Phụ lục 1) Về cơ cấu nguồn vốn Việc giảm vốn chủ sở hữu và tăng tỉ trọng nợ phải trả tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy công ty cần có những biện pháp quản lý vốn cụ thể và hiệu quả, kế hoạch sử dụng Thang Long University Library 58 vốn một cách tối ưu nhất để đồng vốn đầu tư đem ra lợi nhuận cao nhất cho chủ sở hữu. Nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt các năm 2011, 2012, 2013 là 70,37%; 90,36%; 93,31%. Điều này cho thấy, Công ty phụ thuộc quá nhiều vào sử dụng nợ. Điều này dễ gây ra rủi ro về thanh khoản cho Công ty. Công ty đang duy trì chính sách quản lý vốn mạo hiểm, cả 3 năm, nguồn nợ ngắn hạn được d ng để tài trợ cho phần lớn tài sản ngắn hạn, một phần để tài trợ cho tài sản dài hạn, còn vốn chủ sở hữu d ng để đ đắp một phần tài sản dài hạn. Mặc dù chính sách quản lý vốn mạo hiểm thường được các doanh nghiệp hiện nay, nhưng hiện tại vốn chủ sở hữu của Công ty là không cao nên Công ty cần nhanh chóng gia tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao vị thế thanh khoản của mình. Về quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả: Cả 3 năm, số vốn chiếm dụng của Công ty luôn nhiều hơn số vốn Công ty bị chiếm dụng. Trong năm 2013, Công ty sử dụng đa số là vốn chiếm dụng từ bên ngoài, vì thế nếu biết tận dụng nguồn vốn này sẽ là một lợi thế lớn trong kinh doanh. Tuy nhiên, qua xem xét ta thấy tại Công ty, lượng vốn bị chiếm dụng tương đối thấp, một phần doanh thu mà Công ty tạo ra chưa lớn, mặt khác do vốn bị tồn đọng lớn vào hàng tồn kho, điều ấy cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty chưa thật sự hiệu quả. Nhu cầu vốn kinh doanh cần cho sản xuất kinh doanh cần cho sản xuất là rất lớn, trong khi vốn chủ sở hữu do quá ít dẫn đến khó khăn trong chủ động về sử dụng vốn. 59 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƢƠNG MẠI ĐẠI VIỆT 3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH Dịch vụ Thƣơng i Đ i Việt Hơn 7 năm kể từ khi thành lập với những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên, trải qua không ít những khó khăn thử thách to lớn trong quá trình tồn tại và phát triển. Trước những khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhưng nhờ chính sách của Ban lãnh đạo Công ty, quyết tâm đưa công ty phát triển cao hơn nữa bằng nhiều khả năng biện pháp, công ty vânc đứng vững và phát triển ổn định cùng với các công ty khác trên cả nước cung cấp những sản phẩm chất lượng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kĩ thuật, công ty luôn tâm huyết nêu cao yếu tố chất lượng và uy tín là hai tiêu chuẩn hàng đầu. Những phương hướng c thể trên từng công tác trong dài hạn ược Công ty xác nh như sau Công tác kinh doanh Nắm chắc nhu cầu thị trường, tập trung vào thị trường trọng điểm có sức tiêu thụ lớn, đồng thời mở rộng và phát triển thị trường ra các vùng khác có tiềm năng. Tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, tiếp thị trực tiếp đến các công trình, mở rộng thêm các cửa hàng, đại lý. Đảm bảo chất lượng cao nhất để tạo dựng những công trình mang tiêu chuẩn của thương hiệu hàng đầu. Tăng cường công tác thu hồi công nợ để giảm thiểu số dư công nợ. Công tác quản lý người lao ộng  Tăng cường chỉ đạo kế hoạch sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, hạ giá thành, ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên.  Thực hiện khoán chi phí sản phẩm cho từng bộ phận, phân xưởng, gắn thu nhập của người lao động với việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng ngày và đảm bảo các định mức chi phí.  Thực hiện tốt an toàn lao động trong sản xuất, giữ vững kỷ luật công nghệ.  Tổ chức các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, tiết kiệm nhằm thực hiện hoàn thành các phần việc, hoàn thành kế hoạch của đơn vị.  Thực hiện tốt các chế độ quy định của Nhà nước đối với người lao động. Thang Long University Library 60 Kế hoạch c thể trong năm 2014 Một số chỉ tiêu chính  Lợi nhuận trước thuế: 6 tỷ  Doanh thu: 53 tỷ đồng  Khấu hao cơ bản: 3,2 tỷ đồng  Tồn kho thành phẩm: 4,6 tỷ đồng  Dư nợ phải thu: 3,0 tỷ đồng  Thu nhập bình quân: 4.620.000 đồng/người/tháng Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản  Đầu tư kho nhà xưởng: 1.500 triệu đồng  Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất để tăng năng suất: 1000 triệu đồng  Camera giám sát hoạt động: 50 triệu đồng Với phương châm “cải tiến liên tục, thỏa mãn không ngừng” Công ty kiên trì thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản xuất và sản phẩm, không ngừng cải tiến công nghệ, chấp nhận vượt qua những thử thách và khó khăn. Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển Công ty luôn xác định yếu tố con người là tài sản vô giá quyết định thành công, vì vậy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được coi là “kim chỉ nam” giải mọi bài toán trong quá trình phát triển của đơn vị. Với một doanh nghiệp tuy còn non trẻ nhưng lại sở hữu một đội ngũ nhân lực tâm huyết, đoàn kết, trong những năm tới mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng Công ty sẽ tiếp tục khẳng định và giữ vững giá trị thương hiệu của mình. 3.2. Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính t i Công ty TNHH Dịch Vụ Thƣơng i Đ i Việt 3.2.1. Giải pháp quản lí khoản phải thu Từ thực trạng công ty có thể thấy công tác quản lí khoản phải thu của công ty là rất kém khi khoản phải thu liên tục tăng với tốc độ tăng hàng năm lên tới hơn 170% và chiếm tới 33% tổng tài sản ( năm 2013 . Từ đó cho thấy công tác quản lí khoản phải thu của công ty là rất kém. Quản lý khoản phải thu khách hàng là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lí tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt đối với công ty khi khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Việc gia tăng các khoản phải thu của khách hàng kéo theo việc gia tăng chi phí quản lí nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả tiền lãi vay để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu do vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng. ơn nữa tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro của công ty, có thể dẫn tới nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu 61 hồi được do khách hàng vỡ nợ hay phá sản, gây mất vốn của công ty. Để quản lí khoản phải thu của khách hàng, công ty có thể thực hiện đánh giá lại chính sách bán hàng, trong đó cần xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng. Công ty cần đánh giá các yếu tố sau:  Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của công ty: Hiện tại công ty đạt doanh số tăng cao tuy nhiên lợi nhuận 2 năm gần nhất đều âm. Vì vậy, công ty cần kiểm soát tốt chi phí, cắt giảm GVHB thay vì cố gắng phát triển mở rộng thị trường khi ngành xây dựng đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.  Tình trạng cạnh tranh: Công ty cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh để có đối sách công nợ thích hợp và có lợi. Nhìn chung các công ty trong khu vực tỉnh Bắc Ninh đều thắt chặt chính sách công nợ để tránh đọng vốn do nguồn vốn có hạn. Công ty cũng cần cân nhắc chính sách này nhằm hạn chế bị chiếm dụng vốn.  Tình trạng tài chính của công ty: Công ty không thể mở rộng bán chịu cho khách hàng khi đã có công nợ phải thu ở mức độ cao và có sự thiếu hụt vốn lớn bằng tiền. Mặt khác, công ty cần phân loại nợ để quản lí nợ hiệu quả. Cụ thể có thể chia như sau:  Nhóm nợ trong hạn: Phần lớn nhóm nợ trong hạn là những khách hàng đại lí trong tỉnh Bắc Ninh nhập hàng để phục vụ xây dựng công trình dân dụng, hoặc khách hàng trang trí nội thất công trình dân dụng trong khu vực thành phố Bắc Ninh hay khu vực Từ Sơn như cửa hàng vật liệu xây dựng Huỳnh Uyển ở Từ Sơn, đại lý vật liệu xây dựng Quân Trang ở thành phố Bắc Ninh, cửa hàng trang trí nội ngoại thất Đính ằng ở thành phố Bắc Ninh.. Đối với nhóm khách hàng này công ty cần chăm sóc khách hàng thường xuyên, duy trì mối quan hệ bạn hàng thân thiết.  Nhóm nợ quá hạn 15 ngày: Phần nhiều là những công ty xây dựng trong và ngoài tỉnh nhập xi măng, sắt th p, gạch, ngói cũng như các mặt hàng và dịch vụ trang trí nội thất phục vụ cả xây dựng cho nhà dân cũng như các công trình nhỏ của nhà nước. Đối với nhóm này công ty cần có chính sách công nợ chặt chẽ, yêu cầu thanh toán và đặt cọc tiền hàng trước 30% giá trị đơn hàng.  Nhóm nợ quá hạn 30 ngày: Nhóm khách hàng này là những công ty lớn, nhập hàng với số lượng nhiều, tuy nhiên thời gian thanh toán lâu vì hàng hóa nhập về phục vụ các công trình xây dựng lớn, có thời gian hoàn thành Thang Long University Library 62 dài như Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, Công Ty Xây Dựng Tiến Thành, Công ty xây dựng An Nam, Cty Tnhh Xây Dựng 19/8, Công Ty Xây Dựng Viglacera... Đối với nhóm khách hàng này công ty yêu cầu thanh toán 50% giá trị đơn hàng ngay khi giao hàng hoặc thanh toán 100% giá trị đơn hàng và nhận chiết khấu đơn hàng cao. Có như vậy công ty mới có thể cắt giảm khoản phải thu, giảm rủi ro thanh toán. Đối với công tác thu hồi công nợ, công ty nên đưa ra những chính sách với khách hàng như sau: Gửi thông báo công nợ và đối soát công nợ: hàng tháng sau 15 ngày kiểm tra công nợ của khách hàng. Với những khách hàng chưa thanh toán, công ty gửi thư, gọi điện nhắc nợ. Phải thanh toán hóa đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn nếu không sẽ tính lãi của số tiền trên hóa đơn theo số ngày quá với lãi suất liên ngân hàng. Với những khách hàng nợ nhiều và lâu, công ty có thể tiến đàm phán lại và có chính sách giá hợp lí. Tóm lại, quản lí chặt chẽ khoản phải thu, thúc đẩy công tác thanh toán nợ là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, giảm lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, nhanh chóng thu hồi và quay vòng vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2.2. ăng cường quản lý hàng t n kho Giai đoạn 2011-2013, số lượng hàng tồn kho rất nhiều khiến Công ty bị ứ đọng vốn lớn. Vì vậy, Công ty cần có các giải pháp để tăng cường quản lý hàng lưu kho. Một số giải pháp để giảm lượng hàng tồn kho:  Áp dụng các mô hình tồn kho để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu  Nắm chắc nhu cầu của khách hàng, tức là nắm chắc về số lượng sản phẩm và thời điểm giao hàng, từ đó có kế hoạch sản xuất vừa đủ;  Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế để quyết định chính sách hàng tồn kho (xác định khi nào thì tăng hàng, khi nào thì không). Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho là vấn đề nhức nhối của Công ty khi hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng tài sản ( chiếm tới 60%). Mặc dù vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, việc dự trữ hàng hóa là hết sức cần thiết. Lượng hàng tồn kho này liên quan tới chi phí như: chi phí bốc xếp, chi phí kho bãi, chi phí do giảm giá trị hàng hóa do dự trữ, chi phí hao hụt, mất mát thất thoát, chi phí bảo quản, chi phí trả tiền lãi vay.. 63 Công ty cần nghiên cứu, lựa chọn phương pháp quản lí tồn kho một cách thích hợp. Để quản lí chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu xây dựng, công ty cần quản lí thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tồn kho nguyên vật liệu, và công tác mua sắm nguyên vật liệu. Xác định mức tồn kho: Đây là việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường không bị gián đoạn, không gây tồn đọng vốn cho công ty. Công ty cần xác định rõ danh mục các loại hàng hóa cần dự trữ, nhu cầu số lượng, thời gian cung cấp. Công tác mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu: Trên cơ sở kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, nhu cầu thị trường theo mùa vụ ( mùa hanh khô sẽ có nhu cầu vật liệu xây dựng lớn hơn m a mưa do có nhiều công trình thi công hơn , công ty sẽ nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp, quản lí việc cung cấp và kiểm tra chất lượng. Yêu cầu trong quá trình mua sắm này là phải tăng cường quản lí nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực. Với nguồn cung ứng ngày càng đa dạng, công ty cần luôn cập nhật thông tin về thị trường để luôn lựa chọn được nguồn cung cấp hàng hóa với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Với nguồn cung từ các công ty lớn như công ty sản xuất lớn như Công ty xi măng Bỉm sơn, Công ty oàng Thạch, Công ty th p oà Phát, Công ty gạch ốp lát Thái Bình.., công ty cần chủ động lựa chọn nhà cung cấp có chính sách tốn nhất trong thời điêm khó khăn này. Kiểm kê, phân loại hàng hóa, nguyên vật liệu: Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí hàng tồn kho, hoạt động kiểm kê phân loại hàng hóa, nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Công ty cần chú ý tới công việc này đồng thời theo dõi tình hình nguyên vật liệu tồn kho không sử dụng, nguyên vật liệu kém chất lượng, từ đó đưa ra quyết định xử lí vật tư một cách phù hợp nhằm thu hồi vốn và tăng hiệu quả đầu tư. Tóm lại, công ty cần thực hiện thống kê, kiểm soát chặt chẽ nhu cầu hàng hóa, nguyên vật liệu từng thời điểm cụ thể trong năm để có chính sách nhập hàng phù hợp, giảm thiểu lượng hàng tồn kho. Mục tiêu cắt giảm hàng tồn kho cần quan tâm hàng đầu bởi lượng hàng tồn kho của công ty đang rất lớn. Quản lí chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng và dự trữ hợp lí nguyên vật liệu sẽ giúp công ty giảm được chi phí hàng tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. 3.2.3. Quản lí chi phí chặt chẽ Nhìn chung các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty rất xấu, lợi nhuận âm trong 2 năm liên tiếp mà tồn tại chính là về vấn đề quản lí chi phí. Trong đó nổi lên là Thang Long University Library 64 chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty khi chiếm tới 29% doanh thu thuần vào năm 2012 và năm 2013 là 18% doanh thu thuần của công ty. Công ty cần bóc tách và làm rõ chi phí quản lý DN: chi phí văn phòng phẩm, sửa chữa máy in, máy tính, xăng dầu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nhận thầu thi công trang trí nội thất, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản... hạch toán đúng và đầy đủ. Các khoản mục chi phí như xăng dầu đi lại để vận chuyển vật tư, chi phí lưu kho bãi, nhân công bảo quản, cho công tác này cũng phải tách bạch. Trong đó đặc biệt kiểm soát chi phí kho bãi và chi phí vận chuyển bởi đây là hai khoản chi phí lớn của công ty trong những năm qua. Đối với những xe vận tải quá cũ, không còn ph hợp cho hoạt động kinh doanh, tức là những tài sản cố định đã khấu hao hết và không còn sử dụng được nữa thì doanh nghiệp nên có kế hoạch thanh lý hoặc nhượng bán tài sản cố định nhằm quay vòng vốn để có thể mua mới hoặc thuê tài chính để bù vào những tài sản cố định đã được thanh lý này. Để quản lý chi phí quản lý một cách có hiệu quả ta cần định mức từng loại chi phí quản lý bằng bao nhiêu phần trăm so với doanh thu, tức là phải quy định một đồng doanh thu thì chỉ được bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Định mức chi phí QLDN = Tỷ lệ % định mức x Doanh thu hoạt động Như vậy, sẽ kiểm soát được chi phí này. Nếu phát sinh vượt quá định mức cho phép sẽ đề nghị các phòng ban, cá nhân vi phạm chịu mức chi phí vượt định mức trên. Ngoài ra, khoản chi phí lớn nhất trong kinh doanh đó là giá vốn hàng bán do chi phí đầu vào tăng cao. Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp cần hạ thấp để tăng lợi nhuận. Việc quản lý theo dõi quá trình hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng dịch vụ, theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh, lập định mức tiêu hao để kiểm soát chi phí, để nâng cao hơn nữa lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới. Công ty cần quyết liệt thực hiện chính sách tiết kiệm, tìm nguồn cung đảm bảo và giá thành tốt trong danh sách những nhà cung cấp như Công ty xi măng Bỉm sơn, Công ty oàng Thạch, Công ty th p oà Phát, Công ty gạch ốp lát Thái Bình.., nhằm cắt giảm chi phí GVHB. Tuy rằng sự gia tăng doanh thu bao giờ cũng k o theo sự gia tăng của các loại chi phí, nhưng doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm nhằm giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Muốn làm được như vậy thì doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý tốt chi phí. Cụ thể, doanh nghiệp nên duyệt các khoản chi phí hợp lý, có chứng từ hóa đơn rõ ràng, tránh lãng phí các khoản chi phí không cần thiết. Cần tiết kiệm hơn chi phí văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài vì các khoản chi phí này 65 chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí vốn của doanh nghiệp. 3.2.4. ha ổi cơ cấu ngu n vốn của công ty Khi nền kinh tế suy thoái, VCSH có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Để có được cơ cấu vốn lành mạnh, công ty cần có biện pháp huy động từ cổ đông cũng như tăng lượng VCSH trong thời gian tới. Việc xem xét lựa chọn điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là 1 trong các quyết định tài chính quan trọng của chủ doanh nghiệp. Các quyết định tài trợ vốn phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn, tỷ lệ vốn vay thực tế thấp hơn tỷ lệ mục tiêu. Chính sách cơ cấu vốn của 1 doanh nghiệp là sự kết hợp chọn lựa giữa rủi ro và lợi nhuận: việc sử dụng vốn vay càng lớn sẽ làm tăng mức rủi ro dòng thu nhập của doanh nghiệp, tỷ lệ vốn vay càng cao thì suất sinh lợi kỳ vọng càng cao. Như vậy, vốn vay càng lớn trong cơ cấu vốn thì rủi ro càng cao, 1 cơ cấu vốn tối ưu là 1 cơ cấu có sự cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận sao cho doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn của công ty hiện tại là không tốt so với trung bình ngành. Nợ phải trả năm 2013 cao gấp 14 lần so với VCS , điều này tiềm ẩn nguy cơ cao trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hiện tại công ty có rất nhiều vốn tại các khoản phải thu và hàng tồn kho nhưng công ty hoàn toàn có thể biến những khoản trên thành tiền mặt nếu có thể điều chỉnh hợp lý chính sách và thực tiễn quản lý nguồn vốn lưu động của công ty. Cụ thể, đối với tài sản ngắn hạn cần chú trọng giảm tỉ trọng các khoản phải thu, quản lí tiền mặt cũng như giảm lượng hàng tồn kho. 3.3. Kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính t i công ty TNHH Dịch vụ Thƣơng i Đ i Việt 3.3.1. Kiến ngh về hoạt ộng Marketing nhằm nâng cao doanh thu công ty Với việc xác định rõ ràng nhóm khách hàng mục tiêu, kế hoạch quảng cáo dài hạn và ngắn hạn của Công ty được đặt ra phù hợp với mục đích phát triển bền vững lâu dài cũng như mục tiêu trước mắt của Công ty. Công ty phải có kế hoạch truyền thông và quảng cáo hàng năm trên các tạp chí, báo có uy tín nhằm định vị thương hiệu.. Công ty thường xuyên tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu nhu cầu về dịch vụ công nghệ thông tin.Công ty cần có chi phí cho những hoạt động nghiên cứu này. Thang Long University Library 66 Mặt khác, để khuyến khích nhân viên tham gia tích cực cho hoạt động marketing công ty cần có chính sách thưởng xứng đáng.Như hiện nay, các nhân viên marketing của công ty chưa có chế độ thưởng thích hợp. Chưa có quy định thưởng theo hợp đồng tìm được. Đó cũng là một nguyên nhân không tạo được động lực làm việc cho nhân viên. Công ty cần đưa ra chủ trương kích thích sự phát triển của cá nhân, xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp năng động, khuyến khích nhân viên sáng tạo và tạo điều kiện để họ thực hiện ý tưởng của mình. Nhân viên thường là người hiểu rõ tâm lý khách hàng, thậm chí đôi lúc họ có thể đoán trước được điều khách hàng nghĩ, do đó những đóng góp của họ luôn được cân nhắc nghiêm túc và đưa vào thực hiện. Do đóng góp của mình được thừa nhận, nhân viên của công ty cảm nhận rằng chính họ là người tạo ra sự khác biệt và ảnh hưởng đến những gì hành khách nhận được, từ đó họ càng thấy hài lòng hơn và làm việc nhiệt tình hơn. Giữ một công ty vận hành không phải là nhiệm vụ của một cá nhân đơn lẻ, nó đòi hỏi sự đóng góp của cả tập thể nhiệt tình để tạo dựng thành công. Đôi lúc, làm hài lòng nhân viên vẫn chưa đủ, để tiến xa hơn, nhà quản lý cần khuyến khích nhân viên bày tỏ sự bất mãn của mình với những vấn đề tồn đọng trong quy trình hoạt động của công ty. Với lòng nhiệt tình được khơi gợi và quyền hạn được giao, các nhân viên của công ty sẵn sàng hết lòng vì khách hàng và tạo ra cho hành khách một trải nghiệm hoàn toàn đặc biệt về sản phầm và dịch vụ, thay vì chỉ đưa họ bảng hướng dẫn sử dụng dịch vụ, thiết bị thông thường. Nhờ đó, hành khách luôn hài lòng về những gì họ nhận được từ công ty và lòng trung thành của họ ngày càng gia tăng, điều này giúp công ty tạo uy tín trên thị trường, tạo niềm tin nơi khách hàng. 3.3.2. Kiến ngh tăng cường quản tr chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Kinh tế thị trường luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động đó. Quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng không thể chống đỡ được với những thay đổi thị trường nếu doanh nghiệp không có một chiến lược kinh doanh và phát triển thể hiện tính chất động và tấn công. Chỉ có trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới phát hiện được những thời cơ cần tận dụng hoặc những đe dọa có thể xảy ra để có đối sách thích hợp. Toàn bộ tư tưởng chiến lược và quản trị chiến lược sẽ được trình bày sâu ở môn chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Phần này chỉ lưu ý rằng thiếu một chiến lược kinh doanh đúng đắn thể hiện tính chủ động và tấn công, thiếu sự chăm lo xây dựng và phát triển chiến lược 67 doanh nghiệp không thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế được và thậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn đến sự phá sản. Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau:  Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường:  Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu trị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn thích hợp. Có thể coi “chiến lược phải thể hiện tính làm chủ thị trường của doanh nghiệp” là phương châm, là nguyên tắc quản trị chiến lược của doanh nghiệp.  Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường.  Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể.  Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu  Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó.  Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung (những vấn đề tổng quát bao trùm, có tính chất quyết định nhất) và chiến lược kinh doanh bộ phận (những vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược tiếp thị, chiến lược giao tiếp khuyếch trương, .  Chiến lược kinh doanh không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh. Một vấn đề hết sức quan trọng là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược thì chưa đủ, vì dù cho chiến lược xây dựng có hoàn hảo đến đâu nếu không triển khai tốt, không biến nó thành các chương trình, chính sách kinh doanh ph hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô ích, hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chi phí kinh doanh cho công tác này. 3.3.3. Phát triển trình ộ ội ngũ lao ộng và tạo ộng lực cho tập thể và cá nhân người lao ộng Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong các doanh Thang Long University Library 68 nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức về công nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế, tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức, ra quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Về công tác quản trị nhân sự, doanh nghiệp phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh tế. Động lực cũng là yếu tố để tập hợp, cố kết người lao động lại. Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân người lao động chính là lợi ích, là lợi nhuận thu được từ sản xuất có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến, Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm. Trong kinh doanh hiện đại, ở nhiều doanh nghiệp hình thức bán cổ phần cho người lao động và người lao động sẽ nhận được ngoài tiền lương và thưởng là số lãi chia theo cổ phần cũng là một trong những giải pháp gắn người lao động với doanh nghiệp bởi lẽ cùng với việc mua cổ phần người lao động không chỉ có thêm nguồn thu nhập từ doanh nghiệp mà còn có quyền nhiều hơn trong việc tham gia vào các công việc của doanh nghiệp. 3.3.4. Công tác quản tr và tổ chức kinh doanh Tổ chức sao cho doanh nghiệp có bộ máy gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước thay đổi của thị trường. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những nội dung này đã được trình bày ở chương tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Một điều cần chú ý là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp (qui mô, 69 ngành nghề kinh doanh, đặc điểm quá trình tạo ra kết quả, thì mới đảm bảo cho việc quản trị doanh nghiệp có hiệu quả được. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, quan hệ giữa các bộ phận với nhau, đưa hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận. Doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì và đảm bảo sự cân đối tăng cường quan hệ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất, mới có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong sản xuất. Hệ thống thông tin bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau trong việc thu nhập, xử lý, bảo quản và phân phối thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phân tích và đánh giá kiểm tra thực trạng và ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của một tổ chức. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau:  Hệ thống thông tin phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng, được thiết lập với đầy đủ các nội dung, các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.  Hệ thống thông tin phải là hệ thống thông tin thường xuyên được cập nhật bổ sung;  Hệ thống cần phải được bố trí phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác của doanh nghiệp;  Đảm bảo việc khai thác được thực hiện với chi phí thấp nhất. Thang Long University Library 70 KẾT LUẬN Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng là mục tiêu lâu dài cần đạt tới của tất cả các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một vấn đề quan trọng. Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp có thể giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của Công ty và từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Không nằm ngoài mục tiêu trên, với đề tài “Phân tích t i chính t i công ty TNHH Dịch Vụ Thƣơng i Đ i Việt”, khóa luận đã trình bày những lý luận chung về phân tích tài chính, nội dung, phương pháp phân tích tài chính mà Công ty đang thực hiện. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị với mong muốn hoạt động phân tích tài chính đạt được hiệu quả hơn trong tương lai. Do hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Vân Nga đã hết lòng giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,ngày 27 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Trịnh Thị Trang 71 PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Dịch Vụ Thương mại Đại Việt Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dịch Vụ Thương mại Đại Việt Thang Long University Library 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính, 2001, Chuẩn mực kế toán Việt Nam. 2. Công ty ty TNHH Dịch Vụ Thương mại Đại Việt, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013. 3. PGS.TS.Nguyễn Đình Kiệm (2010), TS.Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghi p, Nhà xuất bản Tài chính. 4. TS.Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghi p, Nhà xuất bản Thống kê. 5. ThS.Ngô Thị Quyên (2012), Bài giảng nhập môn tài chính doanh nghi p, trường đại học Thăng Long. 6. Website: www.cophieu68.com 7. Diễn đàn cộng đồng kinh tế: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Dịch Vụ Thương mại Đại Việt Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Số tiền 2011 2012 2013 TÀI SẢN 3.499.162.929 9.154.096.834 10.873.927.749 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.231.450.425 8.925.881.352 10.571.911.212 I. Tiền và các khoản tƣơng ƣơng tiền 170.492.055 146.289.549 179.829.801 1. Tiền 168.892.855 144.690.349 2. Các khản tương đương tiền 1.599.200 1.599.200 II. Các khoản phải thu ngắn h n 455.792.212 1.238.590.168 3.633.435.923 1. Phải thu khách hàng 414.903.712 1.238.590.168 3.603.354.923 2. Trả trước cho người bán 40.888.500 0 30.081.000 III. Hàng tồn kho 2.150.230.154 6.979.521.726 6.454.791.749 1. Hàng tồn kho 2.150.230.154 6.979.521.726 6.454.791.749 - Nguyên vật liệu tồn kho 109.138.440 621.275.804 - Hàng hóa tồn kho 2.041.091.714 6.358.245.922 IV. Tài sản ngắn h n khác 454.936.004 561.479.909 303.853.739 1. Thuế GTGT được khấu trừ 201.792.376 433.857.364 108.888.673 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 4.391.771 3. Tài sản ngắn hạn khác 253.143.628 127.622.545 190.573.295 - Chi phí trả trước ngắn hạn khác 253.143.628 127.622.545 190.573.295 B. Tài sản cố ịnh, ầu tƣ d i h n 267.712.504 228.215.482 302.016.537 I. Tài sản cố ịnh 188.050.504 169.710.607 169.710.607 1. Nguyên giá 265.272.728 299.563.637 299.563.637 2. Giá trị hao mòn lũy kế (77.222.224) (129.853.030) (129.853.030) IV. Tài sản dài h n khác 79.662.000 58.504.875 132.305.930 1. Tài sản dài hạn khác 79.662.000 58.504.875 132.305.930 Thang Long University Library Chỉ tiêu Số tiền 2011 2012 2013 NGUỒN VỐN 3.499.162.929 9.154.096.834 10.873.927.749 A. Nợ phải trả 2.462.259.907 8.271.852.204 10.146.114.798 I. Nợ ngắn h n 2.462.259.907 8.271.852.204 7.030.000.000 1. Vay ngắn hạn 1.349.081.521 5.821.421.636 7.030.000.000 2. Phải trả cho người bán 1.057.170.296 2.117.541.579 2.842.375.462 3. Người mua trả tiền trước 17.832.828 5.494.529 5.495.448 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 13.721.262 13.721.262 5. Chi phí phải trả 0 288.752.082 6. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 24.454.000 24.921.116 268.243.888 II. Nợ dài h n 0 0 1. Vay và nợ dài hạn 0 0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.036.903.022 882.244.630 727.812.951 I. Vốn chủ sở hữu 1.010.053.301 845.341.608 727.812.951 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000 7. Lợi nhuận chưa phân phối 10.053.301 (154.658.392) (309.090.071) II. Quỹ hen thƣởng, phúc lợi 26.849.721 36.903.022 36903022 ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ty TNHH Dịch Vụ Thương mại Đại Việt Đơn vị tính: VNĐ ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Chỉ tiêu Số tiền 2011 2012 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.994.278.775 7.177.224.767 15.618.331.557 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 88.673.928 66.131.508 53.504.388 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.905.604.847 7.111.093.259 15.564.827.169 4. Giá vốn hàng bán 1.443.061.157 4.529.814.571 12.656.912.906 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.462.543.690 2.581.278.688 2.907.914.263 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.037 19.188 4.035.063 7. Chi phí tài chính 270.228.489 639.280.906 288.341.213 r đó C i lãi v 0 0 0 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.179.101.658 2.089.625.435 2.772.999.666 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13.214.580 (147.608.465) (149.391.553) 10. Thu nhập khác 210.475 288.579 18.562.297 11. Chi phí khác 20655 7.338.506 54.566.393 12. Lợi nhuận khác 189.820 (7.049.927) (36.004.096) 13. Tổng lợi nhận kế toán trước thuế 13.404.400 (154.658.392) (185.395.649) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3.351.099 0 0 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 10.053.301 (154.658.392) (185.395.649) Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa16676_4215.pdf
Luận văn liên quan