Đề tài Phân tích tầm quan trọng của địa chính trị và địa chính trị của Philippines

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở Philippines chỉ đơn giản là vì nó là ngôn ngữ được dùng để giảng dạy trong gần suốt tám thập niên. Hiện tại, nó vẫn là ngôn ngữ được dùng để giảng dạy trong các trường Cao đẳng và sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Chính phủ cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những người nói các phương ngữ khác nhau vẫn có thể nói chuyện được với nhau bằng tiếng Anh. Người Philippines nói một thứ tiếng Anh hơi lạ, được du nhập chủ yếu từ Mỹ. Thứ ngôn ngữ này được pha trộn với phong cách đặc hữu của ngôn ngữ hay phương ngữ của người dân bản địa. Trong những tình huống không chính thức, người ta thường sử dụng kết hợp hai ngôn ngữ này với nhau và kết quả là sinh ra một thứ ngôn ngữ gọi là Taglish. Trước năm 1987, tiếng Tây Ban Nha còn là một ngôn ngữ bắt buộc trong trường học. Hiện nay những người nói tiếng Tây Ban Nha đã trở nên hiếm hoi, cho dù hầu hết người Philippines ít nhiều đã học qua ngôn ngữ này. Tiếng Philippines là ngôn ngữ thu nạp khá tùy tiện những từ vựng Tây Ban Nha.

doc39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tầm quan trọng của địa chính trị và địa chính trị của Philippines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ilippines còn cho phép đất nước này có đầy đủ cơ sở cho việc khai thác và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao như: gỗ, đồng crôm, dầu thô, nikel... Các tác động từ phía Chính phủ: Là một nước nông nghiệp, tỷ trọng của nông sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu khá cao nên Chính phủ Philippines luôn đặt vấn đề về chất lượng hàng hóa. Bằng chứng là để giành được các lợi thế xuất khẩu, Philippines đã đáp ứng được một cách đầy đủ những tiêu chuẩn vệ sinh rất khắt khe từ phía các nước nhập khẩu như: Mỹ, Liên Minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Với khoảng 50% dân số sống bằng nghề nông, Philippines rất coi trọng việc tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân nhằm tăng năng suất bằng việc thường xuyên trang bị máy móc thiết bị hiện đại và tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo người nông dân. Ví dụ: Những khu trồng dứa ứng dụng công nghê cao tại Bicol và Camarine Norte. Hệ thống đường bộ, mạng lưới viễn thông ổn định cùng những cảng côngtennơ lớn luôn sẵn sàng giao thương với Thế Giới cũng là những thuận lợi rất lớn cho xuất khẩu của Philippines. b) Chính sách của Chính Phủ Philippines đối với hoạt động xuất khẩu: Philippines là một nước nông nghiệp, nên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng nông thủy sản và một số sản phẩm công nghiệp như linh kiện điện tử, dầu dừa… Đây là các mặt hàng có tính cạnh tranh cao vì đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước. Do vậy chính phủ cần có các biện pháp quản lí và hỗ trợ đẻ tạo ưu thế xuất khẩu trên thị trường thế giới. 3.2. Nhập khẩu và những tác động tới sự phát triển kinh tế Philippines: 3.2.1. Tình hình và cơ cấu nhập khẩu của Philippines: Phillipines là một nước nông nghiệp với cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, cà phê, thuốc lá và các loại cây lấy sợi và nền công nghiệp khai khoáng, gỗ, chế biến thực phẩm. Trên nền sản xuất đó Phillipines nhập về dầu mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, linh kiện điện tử, lương thực, hoá chất. Năm 2006 Phillipines nhập khẩu 51,5 tỷ USD với các bạn hàng chính là Nhật 15,9%, Mỹ 13,7%, Trung Quốc 19,1%, Đài Loan 7,2%, Ả Rập 4,8%, Hàn Quốc 4,7%, Hồng Kông 4,6%, Thái Lan 4,6% và Việt Nam 1,8%. Từ năm 2000 đến năm 2006 nhập khẩu của phillipin tăng bình quân 7% năm, tổng giá trị tăng từ 34490,87 triệu USD lên 51773,68 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Phillipin chưa có sự thay đổi rõ rệt trong những năm qua. Máy móc thiết bị chiếm khoảng 30% kim nghạch nhập khẩu của Phillipin, trong những năm gần đây lượng vật liệu xây dựng, sắt thép đang được Phillipin tăng cường nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong nước. Về nông nghiệp: Tuy là một nước nông nghiệp nhưng Philippines hiện đang phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam và một số nước khác. Kể từ đầu năm tới nay Philippines đã nhập khẩu tới 1.61 triệu tấn gạo từ việt nam. Từ năm 1996 hai nước chính thức thiết lập quan hệ thương mại, chỉ sau 10 năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines đã từ 168 triệu USD (năm 1996) lên tới 778 triệu USD (năm 2005) tăng 460%. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 1,8% kim ngạch nhập khẩu của Philippines. Mặc dù Philippines là thị trường đã có thói quen tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu theo tiêu chuẩn của các nước phát triển. Song số đông người nghèo vẫn cần những loại hàng hoá chất lượng trung bình, giá cả hợp túi tiền. Tận dụng cơ hội này hàng hoá Việt Nam XK sang Philippin ngày càng nhiều về số lượng cũng như chủng loại. Nhóm hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Phillipin là lương thực phẩm, hàng năm kim nghạch chiếm 50-60% trong tổng kim nghạch xk của Việt Nam sang Phillipin. Năm 2005 Philllipines nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong đó 1,61 triệu tấn từ Việt Nam đạt hơn 400 triệu USD. Ngoài ra còn nhập khẩu một số mặt hàng khác như cà phê từ Việt Nam, cùi dừa khô, cơm dừa sấy (những thứ dùng để chiết xuất dầu dừa) đều đặn từ Indonesia và các đảo khác thuộc Thái Bình Dương, các loại gia cầm và chim sống tư Nhật Bản, phân bón NPK,... Về công nghiệp: Nền kinh tế tăng mạnh đã làm nhu cầu nhiên liệu tăng cao. Năng lượng địa nhiệt chiếm phần lớn trong số năng lượng dùng để sản xuất điện, sau đó là thuỷ năng, khí tự nhiên, than và dầu. Năm 2003, Philippines đã tiêu thụ trung bình mỗi ngày 338.000 thùng, riêng lượng dầu nhập khẩu đã là 312.000 thùng/ngày. Mặc dù sản lượng khai thác trong nước đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Cùng với sự phát triển kinh tế nhu cầu năng lượng tăng nhanh, chính phủ Philippines muốn tìm kiếm sự đầu tư của các công ty nước ngoài sắp tới. Về máy móc thiết bị, Philippines nhập khẩu một lương máy tính và linh kiện máy tính từ Việt Nam nhưng nhập khẩu các linh kiện lắp ráp xe máy, ôtô từ các nước phát triển là chủ yếu giống như các quốc gia đang phát triển khác do trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Nhập khẩu ô tô và các linh kiện ôtô đạt tỉ trọng lớn trong kim nghạch nhập khẩu, bạn hàng chủ yếu của Philippines là Nhật Bản, Mỹ… Còn một số mặt hàng công nghiệp nhẹ như hàng may mặc, giày dép các loại, dây điện và dây cáp điện… cũng chiếm một phần đáng kể trong giá trị nhập khẩu của Philippines. Những sản phẩm công nghiệp nhẹ này chủ yếu được nhập từ các nước có nền kinh tế chưa phát triển, nền khoa học kĩ thuật chưa cao. Ngoài ra Philippines còn nhập khẩu một số đồ dùng văn phòng, in ấn, gạch ốp lát, kính màu và một số vật liệu xây dựng… 3.2.2. Tác động của nhập khẩu đến phát triển kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội - GDP(Gross Domestic Product) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của mỗi một quốc gia, chính vì vậy khi nghiên cứu các hoạt động kinh tế không thể không nói đến ảnh hưởng của nó đến GDP. Việc giá trị nhập khẩu của Philippines cao ( trung bình từ năm 2000-2005 là: 41333.8 triệu USD) đã ảnh hưởng rất lớn tới nhập khẩu ròng và GDP của Philippines. Việc Philippines có giá trị nhập khẩu lớn là do sản lượng của một số ngành sản xuất trong nước sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, để nói rõ thêm cho vấn đề này chúng ta theo dõi sản luợng các ngành sản xuất của Philippines từ năm 2000-2005. Từ bảng số liệu ta có thể thấy sản lượng ngành nông nghiệp của Philippines vẫn còn thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, chính vì vậy Philippines có sản lượng nông nghiệp nhập khẩu rất lớn, một bạn hàng lớn trong việc nhập khẩu hàng nông nghiệp (đặc biệt là nhập khẩu gạo) của Philippines là Việt Nam. Hàng năm Viêt Nam và Philippines đã kí kết những hợp đồng xuất nhập khẩu với giá trị lên tới hàng trăm nghìn tấn. Giá trị nhập khẩu của Philippines từ năm 2001-2005 lớn hơn giá trị xuất khẩu, điều đó đòng nghĩa với việc giá trị xuất khẩu ròng (NX) của Philippines âm, làm cho GDP của Philippines thấp. Như vậy, qua việc nghiên cứu trên ta thấy được sự ảnh hưởng của nhập khẩu nói riêng và cuả cả ngành ngoại thương Philippines nói chung đến GDP là khá mạnh, sự tác động ấy đã làm cho GDP của Philippines giảm mạnh, đây cũng là đặc điểm chung của những nước đang phát triển. Nhập khẩu làm thay đổi cơ cấu kinh tế: Có thể nói Philippines là một nước nhập siêu, chủ yếu nhập các máy móc thiết bị của các nước phát triển, và một số mặt hàng nông nghiệp như: Thóc, ngô… Chính vì vậy mà cơ cấu kinh tế của Philippines cũng phải thay đổi theo chiều hướng: Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có ưu thế trong nước để làm tăng xuất khẩu ròng (NX) nhằm mục đích nâng cao GDP. Mặt khác, Philippines cũng tăng cường phát triển các ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài, với mục đích sẽ hạn chế nhập khẩu những mặt hàng này trong tương lai. Và kết quả điển hình cho việc thay đổi này là hiện nay sản lượng lương thực (lúa) của Philippines đã có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước. 3.2.3. Chính sách của chính phủ Philippines đối với hoạt động nhập khẩu: Trong phần trước chúng ta đã khẳng định nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của Philippines, chính vì vậy mà việc chính phủ phải có những biện pháp điều tiết hoạt động nhập khẩu một cách thật hợp lý là rất quan trọng. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về công cụ chủ yếu nhằm điều tiết hoạt động nhập khẩu của Philippines, chính sách thuế và các biện pháp quản lý nhập khẩu khác. *Hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Trong hơn 15 năm qua Philippines đã từng bước nới lỏng hàng rào thuế quan của mình. Biểu thuế nhập khẩu đã giảm đáng kể cho dù vẫn còn khá nhiều ngành đang nhận được sự bảo hộ khá lớn từ phía chính phủ như: ô tô, hóa dầu, thép, may mặc, thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên Philippines vẫn giữ mức thuế cao cùng những thủ tục giấy tờ phức tạp đối với hàng nông sản, đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm. Chẳng hạn, đối với lương thực, đặc biệt là ngô, mức thuế trong hạn ngạch là 35% còn ngoài hạn ngạch là 65%; khoai tây: mức thuế trong hạn ngạch là 45%, ngoài hạn ngạch là 60%; hạt cà phê: trong hạn ngạch là 10%, ngoài hạn ngạch là 60%. 15 dòng thuế đối với nông sản hiện khi nhập khẩu phải chịu những ràng buộc về khối lượng tối thiểu theo hạn ngạch thuế quan. Những mặt hàng phải chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm: động vật sống, thịt bò tươi và thịt bò ướp lạnh, thịt lợn ướp lạnh, thịt gia cầm, thịt dê, khoai tây, cà phê, cây ngũ cốc và đường. Chỉ thị (A.0) số 9 năm 1996 của chính phủ nước này đã được sửa đổi thành chỉ thị số 8 năm 1997. Theo đó, những hạn ngạch thuế quan này vẫn sẽ được thực hiện kèm theo đó là việc sử dụng những giấy phép nhập khẩu. Điều này rõ ràng cũng nhằm bảo trợ cho ngành nông nghiệp Philippines. Hệ thống thuế quan: * Thuế nhập khẩu: Cũng như tất cả các nước khác trên Thế Giới, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Philippines đều phải nộp thuế hải quan nếu như không phải là những mặt hàng được miễn thuế phù hợp với quy định của Bộ Tài Cính nước này. Biểu thuế nhập khẩu của Philippines rất đa dạng, từ 3-50% tùy từng loại hàng hóa. Theo chương trình cắt giảm thuế quan đơn phương, hầu hết các mặt hàng đều đã được giảm thuế theo chỉ thị hiện hành E0470; E0189 giảm thuế đối với thiết bị vốn; E0204 đối với hàng dệt may và hóa chất đầu vào; E0264 giảm thuế còn 3% đối với nguyên vật liệu và 10% đối với thành phẩm trước năm 2003. Đây hẳn là những động thái nhằm từng bước dỡ bỏ thuế theo lộ trình cam kết khi Philippines gia nhập WTO. * Định giá tính thuế hàng nhập khẩu: Việc định giá được tiến hành trên cơ sở giá cả thị trường bình đẳng (FMW), một hệ thống khá đặc biệt tại Philippines.Nguyên tắc cơ bản của FMW là trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là giá bằng, giống hoặc tương tự với giá được mua và bán hay chào bán tự do với số lượng bán buôn thông thường. Giá được xác định tại ngày xuất khẩu, nếu không xác định được rõ ngày có thể lấy ngày gần ngày xuất khẩu nhất ở các thị trường chủ yếu sau đây theo thứ tự ưu tiên giảm dần: (1) Nước xuất khẩu (2) Nước sản xuất * Nộp thuế nhập khẩu: Việc nộp thuế được tiến hành thông qua các ngân hàng và theo phương thức thanh toán điện tử. Theo hệ thống thanh toán trên mạng tự động (OLRS), khi việc nộp thuế thông qua các ngân hàng đã được thông báo cho các cơ quan thuế quan, các cơ quan thuế quan sẽ mở khóa các khoản thuế đã trả và cho phép người điều hành tại các cửa khẩu để người nhập khẩu hoặc người đại diện nhận hàng. Có thể nói đây là một phương pháp tương đối hiện đại và có hiệu quả khá cao, cho phép các hoạt động nhập khẩu được diễn ra một cách nhanh gọn. * Miễn trừ thuế quan: Một số hàng hóa nhất định được miễn thuế nhập khẩu phù hợp với các thủ tục quy định và được Bộ trưởng Bộ Tài Chính chứng nhận. Điều này đương nhiên sẽ dẫn tới sự gia tăng số lương những mặt hàng nhập khẩu được miễn trừ, tức làm tăng nhập khẩu. * Nhập khẩu tạm thời: Ở Philippines, những mặt hàng được nhập khẩu tạm thời là những mặt hàng được phép nhập khẩu không có điều kiện, trong đó những mặt hàng nhất định sử dụng cho các mục đích cụ thể được miễn thuế nhưng phải nộp một khoản bảo đảm tương đương 150% thuế được xác định để đảm bảo tái xuất trong một thời hạn cụ thể. Các mặt hàng được nhập khẩu tạm thời bao gồm: + Hàng mua để phục vụ sửa chữa, chế biến hoặc tu bổ sẽ được tái xuất sau khi hoàn thành việc sửa chữa, chế biến, tu bổ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhập. + Hàng, phương tiện cá nhân và đồ gia dụng thuộc sở hữu của các chuyên gia nước ngoài đang làm việc trong nước và các nhân viên cũng như gia đình của họ được mang theo trong một khoảng thời gian hợp lý. + Hàng đựoc sử dụng cho giải trí công cộng hoặc trưng bày triển lãm, các thiết bị chung sẽ được tái xuất sau 6 tháng kể từ ngày nhập. + Các vật phẩm do nhà sản xuất phim nước ngoài mang theo được tái xuất trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhập, có thể gia hạn thêm 6 tháng. Chương 4. ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG 1.Vịnh Subic Vị trí chiến lược và địa hình phù hợp Vịnh Subic gần đây cũng gây chú ý cho thế giới khi Mỹ quyết định quay lại quân cảng một thời. Căn cứ Subic từng là cơ sở lớn nhất của Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương và từng là cơ sở quân sự hải ngoại lớn nhất của Mỹ. Căn cứ này được coi là đối trọng của Cam Ranh trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Cảng vịnh Subic được đánh giá là một trong các vị trí xung yếu chiến lược bởi nó nằm ở vị trí trung tâm Thái Bình Dương, hướng thẳng ra biển Đông, có thể kiểm soát được đường lối giao thương hàng hóa, xuất nhập dầu mỏ của Trung Quốc từ Trung Đông. Vịnh chỉ cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham 124 hải lý. Đây là khu vực tranh chấp giữa Philipinnes và Trung Quốc trên Biển Đông và hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Với lực lượng hải quân mạnh đồn trú ở Subic, Mỹ có thể hoàn toàn kiểm soát mọi động tĩnh của Trung Quốc trên biển Đông. Vị trí hết sức chiến lược của Subic, từ đây lực lượng hải quân Mỹ có thể kiểm soát được biển Đông Về địa hình, vịnh Subic ăn sâu vào đường bờ phía tây nam đảo Luzon của Philippines theo trục bắc-nam khoảng 8 hải lí (15 km) và có chiều rộng khoảng 3,5 hải lí (6,5 km). Về phía biển, vịnh được giới hạn bởi mũi Sampaloc và mũi Mayagao cách nhau gần 6 hải lí (11 km) theo trục bắc đông bắc-nam tây nam.Đường bờ biển phía tây của vịnh tương đối thẳng, định hình rõ với địa hình cao ở phía sau trong khi đường bờ phía đông thì thấp. Subic là một cảng nước sâu được nhiều ngọn núi có rừng nhiệt đới che chở. Độ sâu của vịnh giảm dần từ 60 m (cửa vịnh) đến 13,7 m (gần đầu vịnh). Từ tháng 10 đến tháng 4, vịnh chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với tốc độ gió trong ngày từ 7,7 đến 10,3 m/s. Đảo Grande chia đường vào vịnh thành hai luồng riêng biệt, trong đó chỉ có luồng phía tây đảo là dành cho tàu thuyền lưu thông. Với địa hình như vậy vịnh Subic cho phép mọi loại tàu mặt nước kể cả tàu sân bay cũng như tàu ngầm có thể neo đậu. Đảo Grande chia vịnh Subic thành hai luồng vào vịnh, xung quanh là núi và rừng nhiệt đới Lịch sử căn cứ Subic Trong quá khứ, Tây Ban Nha lập căn cứ đồn trú tại vịnh Subic từ nửa sau thập niên 1860. Từ năm 1901 đến năm 1902, Mỹ duy trì căn cứ Hải quân Vịnh Subic tại đây. Sau khi trải qua những trận chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ giành quyền kiểm soát vịnh từ tay Nhật Bản. Ngày 14 tháng 3 năm 1947, Thỏa ước Căn cứ Quân sự được ký kết cho phép Mỹ thuê 16 căn cứ và khu vực dành cho quân sự bao gồm vịnh Subic trong khoảng thời gian là 99 năm. Trong chiến tranh Việt Nam, căn cứ trở thành trạm hậu cần kỹ thuật cho Hạm đội 7. Từ con số trung bình 98 chuyến tàu ghé thăm cảng mỗi tháng trong năm 1964 vượt lên đến con số trung bình 215 chuyến vào năm 1967, với khoảng 30 tàu luôn có mặt ở cảng bất cứ thời điểm nào. Một con số kỷ lục được lập là vào tháng 10 năm 1968 có đến 47 tàu trong cảng. Vào năm 1991, Philippines quyết định thu hồi cảng trước thời hạn bất chấp sự phản đối của Mỹ. Ngày 24 tháng 11 năm 1992 , cờ Mỹ hạ xuống tại Subic lần cuối cùng. Thời gian gần đây, Philippines bị Trung Quốc kéo vào những căng thẳng trên biển Đông. Do đó, Mỹ muốn mượn thời điểm này để quay lại căn cứ Subic. Nhưng phía Philippines hiện tại chỉ mới cho phép các tàu chiến Mỹ vào bảo dưỡng, tiếp tế tại Subic mà chưa cho phép đóng căn cứ tại đây. Bất lợi của Subic Trong chiến tranh lạnh, Mỹ sử dụng Subic để làm đối trọng với cảng Cam Ranh của Liên Xô, như thế đủ thấy được giá trị chiến lược của Subic. Tuy nhiên, so với Cam Ranh thì Subic có những bất lợi nhất định. Trước hết là do Subic là một vịnh nằm ở đảo chứ không phải như Cam Ranh nằm ở rìa một lục địa. Với Cam Ranh thì điều này cho phép việc bố trí lực lượng, tiếp tế, bảo vệ cho căn cứ có thể kéo sâu trong lục địa. Còn vịnh Subic thì luôn phải đề phòng sự phong tỏa của lực lượng Hải quân đối phương. Do vậy xung quanh bốn mặt đảo luôn phải duy trì được một vành đai an toàn. Bên cạnh đó việc bố trí các lực lượng khác như lục quân, không quân tạo thành một căn cứ liên hoàn trên đảo cũng gặp nhiều bất lợi hơn so với Cam Ranh. Ngoài ra, cần lưu ý đến yếu tố thời tiết. Đảo Luzon của Philippin là "rốn bão" của biển Đông nên điều kiện thủy văn không hoàn toàn thực sự phù hợp cho hoạt động của lực lượng tàu chiến trong mọi thời điểm. Đặc biệt hơn là đối với lực lượng không quân thì yếu tố thời tiết càng ảnh hưởng mạnh. Về địa hình, Cam Ranh được bán đảo Cam Ranh gần như che kín vịnh, đảm bảo vùng nước gần như lặng tuyệt đối, cũng như che chắn khỏi sự đe dọa hỏa lực và các thiết bị trinh sát của đối phương. Vịnh Subic không được che chắn kín như vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, với sự hùng hậu về lực lượng của Mỹ cùng sự quyết tâm của Philippines trước những hành động leo thang của Trung Quốc ở biển Đông chắc chắn Subic sẽ trở thành một chốt chặn quan trọng, có thể xoay chuyển thế chiến lược ở biển Đông. BIỂN ĐÔNG Trải rộng từ vĩ độ 3 lên đến vĩ độ 26 Bắc và từ kinh độ 100 đến 121 Đông, biển Đông là một biển nửa kín. Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Tiềm năng của vùng biển này là nguồn sống phong phú của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sinh vật biển đa dạng Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa… đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Việt Nam. đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển. Nguồn tài nguyên sinh vật biển quan trọng đã mang đến những ưu thế cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh. Trữ lượng hải sản đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tế cao có thể khai thác được hàng năm. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Khoáng sản phong phú Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mêkông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3 (theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu được kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày). Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo. Tuyến giao thông huyết mạch Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực. Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua biển Đông. Đan xen lợi ích chiến lược và xung đột địa chính trị tại biển Đông Tranh chấp biển Đông trở nên phức tạp và bị đẩy lên mức độ ngày càng gay gắt trong những năm gần đây không bắt nguồn từ mâu thuẫn hay tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh hải do lịch sử để lại và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế, vùng chồng lẤn ở biển của nhiều quốc gia đòi yêu sách, mà còn xuất phát từ sự đan xen lợi ích, mưu cầu địa chính trị, trước hết là quản lý, kiểm soát tuyến hàng hải, hàng không chiến lược và nguồn tài nguyên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ tại khu vực này, từ đó mở rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực châu Á-Tây Thái Bình Dương. Trước hết là lợi ích của Trung Quốc. Tầm quan trọng của biển Đông hết sức to lớn đối với Trung Quốc là điều không phải nghi ngờ, nhất là khi nước này đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, đang trên đà phát triển mạnh. Không phải ngẫu nhiên mà các học giả Trung Quốc luôn nhẤn mạnh rằng, biển Đông là “trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc”. Trong lịch sử, người Trung Quốc từng cho rằng, Đông Nam Á, trong đó có biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của họ và cũng là hướng thuận, làm ăn phát đạt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến yêu sách đòi chủ quyền của Trung Quốc hiện nay ở biển Đông. Về mặt địa chiến lược, Trung Quốc cảm thấy bị bao vây. Phía Đông của Trung Quốc đang tồn tại khối đồng minh chiến lược Mỹ-Nhật-Hàn khá vững chắc. Khối liên minh này không ngừng được củng cố, nhất là sau sự kiện “tàu Cheonan” (3/2010). Đài Loan vẫn còn là hòn đảo chia cắt, được Mỹ, Nhật bảo trợ về mặt an ninh-quốc phòng. Những vật cản này làm cho Trung Quốc gặp khó khăn lớn thông qua phía Đông để vươn ra vùng nước sâu của Thái Bình Dương, trở thành cường quốc biển. Phía Tây Nam của Trung Quốc giáp Ấn Độ và Myanmar. Trong khi Ấn Độ đang trỗi dậy, cố gắng vươn lên thành cường quốc biển, và Mỹ đang tìm cách cải thiện, mở rộng quan hệ với hai nước Nam Á này, nên con đường đi qua phía Tây Nam, mở rộng quyền lực biển ở Ấn Độ Dương của Trung Quốc là khá hẹp. Còn phía Đông Nam của Trung Quốc, cụ thể là khu vực biển Đông có thể là nơi thuận lợi nhất cho nước này thực hiện mục tiêu tiến ra các đại dương. Các nước Đông Nam Á có yêu sách đòi chủ quyền lãnh hải ở biển Đông đều là nước nhỏ với tiềm lực hải quân hạn chế. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã rút dần các căn cứ quân sự lớn của họ khỏi khu vực này, nhất là ở hai căn cứ lớn Subic và Clark trên đất Philippines. Bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ có bố trí lại quân đội của họ ở một số nơi trên đất Philippines và Thái Lan, nhưng mức độ còn khiêm tốn. Hơn nữa, gần một thập niên qua, Mỹ bị sa lầy ở Afganistan và Irắc, lực lượng quân sự bị phân tán. Còn nước Nga cũng từ thời gian này rút lực lượng quân sự của họ khỏi cảng Cam Ranh. Như vậy, ở chừng mực nhất định, Đông Nam Á nói chung, khu vực biển Đông nói riêng trong hai thập niên qua dường như có một “khoảng trống quyền lực”. Điều này có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân xuống khu vực biển Đông đang tranh chấp, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của họ. Về khía cạnh địa kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ và nhập dầu mỏ đứng thứ hai thế giới. Năm 2008, nước này đã nhập tới 50% lượng dầu tiêu thụ trong nước (với 3,8 triệu thùng/ngày vào năm 2008), nhưng đến năm 2020, theo dự tính sẽ tăng lên khoảng 70% và đến 2035 là khoảng 75% với khoảng 11,6 triệu thùng ngày. Chính vì vậy, Trung Quốc đã coi khu vực biển Đông là “Vịnh Péc Xích thứ hai” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp nguồn năng lượng bổ sung quan trọng cho phát triển tiếp theo của nền kinh tế. Cùng với sự phức tạp, khó giải quyết tranh chấp dựa trên chứng cứ lịch sử và sự khác nhau trong cách hiểu và Áp dụng luật pháp quốc tế, nhu cầu bổ sung về dầu mỏ và sự phong phú về tài nguyên ở biển Đông cũng như mong muốn có một môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho Trung Quốc hợp tác và phát triển, Đặng Tiểu Bình đã từng đề xuất chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Tuy nhiên, chủ trương này chưa được các nước liên quan hưởng ứng một cách tích cực. Có lẽ các nước Đông Nam Á có yêu sách đều là nước nhỏ, lo ngại 4 chữ đầu trong Chủ trương 16 chữ “chủ quyền thuộc ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác, phân chia lợi ích” mà phía Trung Quốc đưa ra từ 1992. Hơn nữa, chủ trương đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp và coi vấn đề biển Đông là vấn đề khu vực mà Trung Quốc đưa ra không phù hợp với thực tiễn đan xen lợi ích và yêu sách của nhiều bên và cộng đồng quốc tế tại biển Đông đã làm cản trở các nỗ lực trên của Trung Quốc. Để đáp lại, các nước Đông Nam Á có tranh chấp đã đề xuất giải quyết vấn đề biển Đông bằng con đường đa phương và dựa trên luật pháp quốc tế, nhằm ràng buộc các hành vi của Trung Quốc. Điều này lại mâu thuẫn với chủ trương và mục tiêu của Trung Quốc là quản lý, kiểm soát khu vực biển Đông, điều mà không chỉ các nước có tranh chấp mà các nước khác ngoài khu vực, trong đó có Mỹ khó có thể chấp nhận được. Đối với Mỹ, Đông Nam Á nói chung, biển Đông nói riêng ít nhất từ cuối thế kỷ XIX đã trở thành mục tiêu chiến lược của họ. Với luận thuyết “định mệnh lịch sử” và “sự quyết định của địa lý”, người Mỹ từ thế kỷ XIX đã cho rằng, nước Mỹ muốn tồn tại lâu dài và tiếp tục phát triển, trở thành cường quốc số một trên thế giới thì phải chinh phục được châu Á, trước hết là chiếm lĩnh biển cả. Muốn thực hiện điều này phải có hải quân mạnh để bảo vệ an toàn cho các dòng thương mại hiện hành và thay đổi thương mại cũng như các hoạt động chiến sự trong tương lai. Việc Mỹ thế chân Tây Ban Nha, chiếm đảo Philippines ở cuối thế kỷ XIX đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến lược bành trướng thế lực của họ ở Tây Thái Bình Dương. Từ thời gian này, vịnh Manila trở thành “ao nhà” của Mỹ. Dưới thời chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ ở khu vực này (cụ thể là Hạm đội 7) đã hỗ trợ đắc lực cho chiến lược kìm chế Trung Quốc và chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Khoảng gần hai thập niên đầu sau chiến tranh lạnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Mỹ có phần lơ là với khu vực biển Đông, nhưng chưa bao giờ họ coi nhẹ vùng biển này. Yêu sách lãnh hải quá đáng của Trung Quốc và cách hành xử cứng rắn của các cơ quan hàng hải của nước này ở biển Đông từ 2009 không chỉ gây hoang mang cho nhiều nước châu Á, mà còn thách thức lợi ích chiến lược của Mỹ. Thực tiễn lịch sử cũng như viễn cảnh, biển Đông có tầm quan trọng khá đặc biệt với Mỹ, cả về địa kinh tế, quân sự chiến lược. Ba trong mười tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất của Mỹ đi qua Tây Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Hiện nay, giá trị thương mại song phương hàng năm của Mỹ đạt tới 1.200 tỷ USD, chiếm hơn 22% giá trị thương mại song phương của thế giới đi qua khu vực biển Đông. Các nước đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc sâu sắc vào tuyến thương mại này, nhất là trong việc nhập khẩu dầu mỏ và các nguyện liệu khác cho phát triển công nghiệp. Trong chiến lược an ninh quân sự, biển Đông là một mắt xích trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, chạy dài từ Vịnh Pec-xích, qua biển Đông đến bán đảo Triều Tiên, là nơi hỗ trợ đắc lực cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông, nhất là trong việc duy trì hiện trạng của Đài Loan cũng như duy trì quan hệ đồng minh chiến lược của Mỹ ở Đông Á/Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Hơn nữa, Mỹ cũng muốn có mặt và can dự nhiều hơn ở biển Đông để theo dõi sự triển khai của Hải quân Trung Quốc tại vùng biển này. Ngoài ra, các nước xung quanh biển Đông cũng là đối tác thương mại và nhận đầu tư lớn của Mỹ. Trong bối cảnh ngày càng khan hiếm về dầu mỏ cũng như sự bất ổn chính trị ở các nước Trung Đông-Bắc Phi thì việc tăng cường hợp tác khai thác dầu khí ở biển Đông cũng đang thôi thúc người Mỹ. Xuất phát từ lợi ích chiến lược và cách tiếp cận truyền thống về tự do hàng hải, Mỹ đã nhanh chóng tận dụng cơ hội gia tăng tranh chấp biển Đông để củng cố ảnh hưởng của họ tại khu vực này trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Nếu trước 2009, Mỹ vẫn còn duy trì thái độ tương đối trung lập, hầu như không có quan điểm đúng sai pháp lý về các tuyên bố đòi chủ quyền và không ủng hộ yêu sách của bên nào, chủ yếu nhẤn mạnh đến tự do hàng hải, thì sau đó, nhất là từ năm 2010 trở nên “can dự tích cực”, công khai chỉ trích những hành động cứng rắn của Trung Quốc ở biển Đông, và coi vùng biển này nằm trong “lợi ích quốc gia” của họ. Hơn nữa, Mỹ đã cùng nhiều nước trong khu vực cương quyết quốc tế hóa vấn đề biển Đông, đưa chúng vào chương trình nghị sự của các hội nghị bàn về an ninh và hợp tác khu vực, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Thực ra đây chỉ là sự tái cam kết một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn về lợi ích chiến lược mà Mỹ đã từng theo đuổi tại biển Đông, ít nhất là từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Có thể nói, việc Mỹ “can dự tích cực” vào biển Đông nằm trong chiến lược “trở lại châu Á” của họ. Các bài phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton, của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và đặc biệt là của Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du lịch sử đến châu Á và Australia hồi tháng 11/2011 đã liên tục khẳng định rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất trong thập niên tới của Mỹ là tăng cường đầu tư bền vững về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những vấn đề khác tại châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một quyết sách được Mỹ xem xét một cách kỹ càng và có tính chiến lược. Để thực hiện chiến lược trên, Mỹ triển khai khá đồng bộ trên các mặt như tham gia TAC, cử đại sứ thường trực tại ASEAN, đưa ra sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông và lập cơ chế hợp tác giữa vùng sông Mississippi và Tiểu vùng sông Mê Kông (2009), tham gia và thúc đẩy chương trình Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (2010), tăng cường các hoạt động quân sự dọc theo vùng biển từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á và củng cố các quan hệ đồng minh chiến lược tại khu vực này, nhất là trục quan hệ Mỹ-Nhật-Hàn-Australia. Đặc biệt, vào tháng 11/2011, Mỹ đã quyết định tái lập căn cứ quân sự của họ tại Darwin của Australia. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên gần biển Đông Nam Á được Mỹ thiết lập trở lại kể từ sau kết thúc chiến tranh tại Việt Nam. Theo Mỹ, tăng cường sự hiện diện về quân sự sẽ hỗ trợ chắc chắn và có hiệu quả hơn cho can dự ngoại giao và kinh tế của họ ở khu vực. Điều này đang tạo ra những xung đột lớn về lợi ích chiến lược đối với nhiều nước, nhất là đối với Trung Quốc, nước đang muốn làm chủ biển Đông. Tuy ở mức độ khác nhau, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Australia và nhiều nước khác cũng có lợi ích lớn ở biển Đông. Đối với Nhật Bản, sự an toàn và thông suốt trong vận chuyển qua biển Đông, nhất là qua eo biển Malacca còn quan trong hơn cả Mỹ. Hơn nữa, khu vực này còn là nơi có khả năng cung cấp một nguồn tài nguyên bổ sung lớn cho sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế Nhật Bản. Thêm vào đó, sự gia tăng nhanh sức mạnh kinh tế và quân sự cùng với những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông cũng làm tăng thêm sức ép địa chính trị, kinh tế đối với Nhật Bản, nước đã bị Trung Quốc đẩy xuống hàng thứ ba trong trật tự kinh tế thế giới. Trong bối cảnh nhiều nước ASEAN, nhất là Việt Nam và Philippines đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác khác để củng cố yêu sách đòi chủ quyền của mình và nhất là khi Mỹ công khai “trở lại châu Á”, Nhật Bản muốn sử dụng cơ hội này để duy trì ảnh hưởng vốn có của họ tại khu vực cũng như tạo thế tốt hơn trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. Chính vì những lý do trên làm cho Nhật Bản trong những năm gần đây can dự nhiều hơn vào vấn đề biển Đông, cho dù không phải là nước có yêu sách đòi chủ quyền. Điều này được thể hiện rõ nhất bằng việc Nhật Bản ký với Philippines về Hiệp định Đối tác Chiến lược vào năm 2010 và Thỏa thuận hợp tác quân sự Nhật Bản-Philippines vào năm 2011, theo đó hai bên mở rộng các cuộc tập trận hải quân chung và các cuộc đàm phán thường kỳ giữa các quan chức bảo vệ biển của hai nước. Trước đó (vào tháng 4/2010), Nhật Bản đưa ra đề xuất thành lập diễn đàn Đối thoại tay ba giữa Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ bàn về an ninh hàng hải và cứu trợ thiên tai khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cơ chế này đã được hình thành bằng cuộc họp đầu tiên giữa quan chức chức ngoại giao cấp cao 3 nước tổ chức tại Washington hôm 19/12/2011. Hơn nữa, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) vào đầu năm 2011 đã được huy động tới biển Đông để tham gia tập trận chung với lực lượng hải quân Mỹ và Australia ở ngoài khơi bờ biển Brunei. Đáng chú ý nữa, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Bali, Indonesia tháng 11/2011, đã mạnh dạn đề xuất thành lập một diễn đàn hợp tác hàng hải tại khu vực có sự tham gia của các thành viên EAS. Cùng với đó, Nhật đã hưởng ứng một cách mạnh mẽ quan điểm giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải biển Đông theo UNCLOS năm 1982 Tương tự, mối quan tâm của Ấn Độ đối với biển Đông cũng gia tăng nhanh trong những năm gần đây không chỉ bắt nguồn từ quan hệ truyền thống từ hàng ngàn năm trước, mà do nhu cầu mở rộng không gian hợp tác kinh tế và an ninh với các nước ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Biển Đông là một không gian biển mở, nơi có gần 50% hoạt động thương mại của Ấn Độ đi qua. Nguồn dầu khí dự trữ nơi đây khá phong phú. Trên thực tế, từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Tập đoàn ONGC Videsh Limited (OVL) của Ấn Độ đã hợp tác với Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Đông. Hơn nữa, sự gia tăng vai trò của Ấn Độ ở biển Đông không chỉ để thắt chặt quan hệ với ASEAN và các nước thành viên, trong đó Việt Nam là một trong những đối tác được ưu tiên, qua đó tăng cường quan hệ với Australia, các nước Đông Bắc Á, và xa hơn là Mỹ, mà còn giúp Ấn Độ giảm Áp lực cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Nam Á. Thêm vào đó, Ấn Độ cũng đang cố gắng trở thành cường quốc biển, và trên thực tế đã có thực lực khá mạnh về hải quân. Điều này cho phép Ấn Độ có khả năng trở thành đối tác tin cậy trong việc xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh trên biển với nhiều nước khác. Chính vì vậy, Ấn Độ, ngoài việc tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Australia, Mỹ, Nhật Bản, đã và đang mở rộng quan hệ toàn diện với ASEAN và các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Điển hình là ở nửa sau 2011, bất chấp sự ngăn cản mạnh mẽ của Trung Quốc, Tập đoàn OVL của Ấn Độ vẫn tiếp tục đầu tư thăm dò và khai thác hai lô dầu khí 127 và 128 ngoài khơi của Việt Nam cũng như việc Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của ASEAN và nhiều quốc gia khác về đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Có thể nói, đây là một trong bước đi của chiến lược “hướng Đông” của Ấn Độ nhằm khẳng định vị thế cường quốc của mình ở châu Á trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nước Trung Quốc láng giềng. Nước Nga cũng là một cường quốc nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nên lợi ích của họ dĩ nhiên là không nhỏ tại vùng biển Đông. Ngoài lợi ích thông thương hàng hải như mọi nước khác, nước Nga còn có quan hệ hữu nghị truyền thống và lợi ích hợp tác với Việt Nam, nước có chủ quyền lớn ở biển Đông. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Liên Xô, sau đó là Nga đã đầu tư, thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông và hiện tại đang có nhiều lợi ích kinh tế lớn ở đây. Hơn nữa, với tư cách là một nước lớn, đang trên đường phục hồi vị thế vốn có của họ, nước Nga khó có thể bỏ qua những lợi ích chiến lược mang tính toàn cầu cả hiện tại cũng như lâu dài. Biển Đông cũng nằm trong lợi ích chiến lược của họ. Không phải ngẫu nhiên Nga mới đây điều Trung đoàn tên lửa S-400 đến đóng ở Viễn Đông, tuyên bố sẵn sàng tham gia hiện đại hóa cảng Cam Ranh thành Trung tâm dịch vụ hải quân quốc tế, bán vũ khí tàu ngầm hiện đại, máy bay chiến đấu Su 30, tên lửa hành trình Bastion cho Việt Nam, Indonesia và Malaysia cũng như khá thường xuyên đưa tàu chiến lui tới nhiều nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc. Australia - một quốc gia hạng trung, láng giềng của Đông Nam Á, cùng chia sẻ lợi ích chiến lược ở biển Đông, cả về thương mại và an ninh quốc phòng. Việc nước này ký TAC và tham gia EAS vào năm 2005, đưa ra sáng kiến “Cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương” (APC) (2008), nhất trí đàm phán tham gia “Đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) (2011) và nhất là gắn kết sâu sắc thương mại với các nước Đông Á, tăng cường hiện đại hóa hải quân, hợp tác an ninh, tập trận chung trên biển với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước ASEAN ở khu vực biển Đông hay liền kề với biển Đông, đặc biệt là nhất trí để Mỹ tái lập căn cứ quân sự ở Darwin vào cuối năm 2011 là những bằng chứng cụ thể về sự gia tăng can dự của Australia vào các vấn đề an ninh của khu vực. Hơn nữa, hơn một thập niên qua, Australia cố gắng cân bằng trong quan hệ Đông-Tây, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng những thành quả mang lại về kinh tế và chính trị, nhất là sự nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế ít được cải thiện. Trong bối cảnh quan hệ kinh tế mất cân đối do chú trọng xuất khẩu tài nguyên (chủ yếu xuất sang Trung Quốc) và lo ngại về an ninh đang nổi lên ở biển Đông, Australia cũng muốn điều chỉnh chiến lược an ninh. Thêm vào đó, việc Mỹ quay trở lại Đông Nam Á, muốn củng cố đồng minh chiến lược tại khu vực này cũng tạo thêm cú hích cho sự gia tăng can dự của Australiavào vấn đề an ninh của khu vực, trong đó biển Đông vốn là một trong những phạm vị địa chính trị truyền thống Australia. Đối với ASEAN, thì tranh chấp biển Đông không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của mỗi thành viên, mà còn là phạm vi địa chính trị của tổ chức này - với tư cách là Cộng đồng khu vực, trung tâm kết nối, kiến tạo một cấu trúc an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương. Điều này được chế định bởi nhiều quốc gia thành viên ASEAN nằm bao quanh vùng biển này, có yêu sách đòi chủ quyền và tất cả đều chia sẻ lợi ích cả kinh tế và chiến lược, nhất là trong tự do thương mại và an ninh quốc phòng và là nơi đan xen lợi ích chiến lược của nhau và của các nước lớn. Có thể nói, tham vọng và mục tiêu của ASEAN từ khi thành lập là muốn tạo dựng một môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á. Điều này được thể hiện rõ nét trong hầu hết các văn kiện của ASEAN, nhất là trong bản Hiến chương ASEAN đã đi vào cuộc sống từ 2008. Hơn nữa, việc ngăn ngừa, hòa giải và quản lý xung đột là một trong những nội dung, thành tố quan trọng cấu thành Cộng đồng chính trị, an ninh ASEAN (APSC). Trên thực tế, ASEAN và nhiều nước thành viên đã phản ứng khá xây dựng trong vấn đề biển Đông. Trước sự hiện diện lần đầu tiên của hải quân Trung Quốc ở quân đảo Trường Sa vào cuối những năm 80 và việc Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự quan trọng của họ ở Philippines vào đầu những năm 90, ASEAN đã thông qua “Tuyên bố ASEAN về biển Đông” vào năm 1992, trong đó nhẤn mạnh rằng “mọi diễn biến bất lợi ở biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực” . Đến năm 1995, sau khi Trung Quốc chiếm một số bãi đá thuộc dãy đảo Vành Khăn, ASEAN đã phản ứng một cách quyết liệt và tuyên bố rằng, “ASEAN sẽ tìm kiếm một giải pháp sớm và hòa bình cho tranh chấp biển Đông và sẽ tiếp tục tìm kiếm các biện pháp và cách thức để ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác ở biển Đông”. Tiếp đến vào năm 2002, ASEAN đã cùng Trung Quốc thông qua “Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên về biển Đông” (DOC). Đây là một nỗ lực tập thể không mệt mỏi của ASEAN trong thương lượng với Trung Quốc trên mặt trận chính trị-ngoại giao nhằm từng bước hướng tới “Bộ quy tắc ứng xử biển Đông” trong tương lai. Tuy nhiên, việc thực thi DOC, bao gồm cả việc thông qua “Bản Quy tắc Hướng dẫn DOC” sau đó chưa có hiệu quả cao. Thực tế căng thẳng ở biển Đông vẫn chưa có hồi kết. Điều này chứng tỏ rằng, sự tham gia và vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa, hòa giải tranh chấp ở biển Đông, tuy có những bước tiến và hiệu quả nhất định, nhưng chưa tương xứng với lợi ích và trách nhiệm của một trung tâm, động lực thúc đẩy hòa bình và hợp tác tại khu vực, một thành tố quan trọng cấu thành trật tự quyền lực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chương 5: VĂN HÓA – XÃ HỘI 1. Người Philippines Người ta thường chia dân Philippines ra làm 3 nhóm: những cư dân vùng thấp theo đạo Cơ đốc, những cư dân theo đạo Islam và những người bản sứ theo thuyết vật linh. Đó là cách chia nhóm theo tôn giáo, đặt cơ sở trên sự khác biệt về chủng tộc hoặc tôn giáo. Khoảng 90% người Philippines là cư dân vùng thấp theo đạo Cơ đốc. Phần lớn làm nghề nông và nghề cá sống ở các vùng nông thôn, còn ở thành phố là số đông những người có nghề nghiệp chuyên môn hoặc làm công nhân. Nhóm người đông nhất là nhóm Tagalog sống ở miền Nam hoặc miền Trung đảo Luzon, đặc biệt là ở thủ đô. Còn những nhóm nói tiếng Visaya thì chiếm đa số ở miền Trung quần đảo Philippines, trong khi một nhóm hỗn hợp những di dân của đảo Luzon và đảo Visayav thì định cư ở đảo Mindanao. Người Philippines theo đạo Islam, đôi khi được gọi là người Moros, sống ở miền Nam đảo Mindanao và quần đảo Sulu. Họ gồm 4 nhóm. Nhóm Tausug và nhóm Samal sống ở ven biển, trong khi nhóm Maguidanao và nhóm Maranao sống sâu trong đất liền. Người Philippines bản xứ theo tín ngưỡng vật linh sống ở những vùng sâu vùng xa. Họ gồm nhóm người khỏe mạnh mặc khố của quần đảo Cordilleras, nhóm người Aetas nhút nhát sống trong hang núi ven biển, nhóm các bộ tộc vùng cao ở đảo Mindanao có trang phục và các nghi lễ đầy màu sắc. 2. Đạo đức làm việc Người Philippines rất tình cảm ngay cả trong công việc, không như người phương Tây thường chỉ thích làm ăn. Các doanh nhân phương Tây có thái độ công việc là công việc nhiều khi đến sỗ sàng. Doanh nhân người Philippines thường thích nói chuyện đàm câu và thư giãn trước khi bắt tay vào công việc. Thực tế thì công việc nhiều khi trở thành mục nói thêm chứ không phải chủ đề chính. Người Philippines rất tự trọng và sẽ tức giận nếu bị chỉ trích trước mặt những người khác. Do đó trước khi vạch lỗi của ai phải bảo nhân viên đi chỗ khác và khi tranh luận xong phải kết thúc bằng những câu hỏi han về gia quyến của nhau. Người Philippines không bao giờ công khai bất đồng ý kiến với bất kì ai và thà họ nói dối một cách trắng trợn còn hơn là công khai làm ai đó cụt hứng. Phần lớn các văn phòng được tổ chức giống như một đại gia đình hay một làng nơi đô thị. Ông chủ là gia trưởng, nghiêm khắc và đòi hỏi nhưng biết bảo vệ và biết thông cảm với các nhân viên. Mọi người ai cũng biết ai và giờ nghỉ uống cà phê, một chuyện nhất thiết phải có là lúc hóng những câu chuyện sốt dẻo nhất trong văn phòng hay rủ rê nhậu nhẹt sau giờ làm. Người Philippines thường hay nói chuyện riêng trong khi đang làm việc. Như thế không phải là sao lãng công việc mà nói lên rằng mình không quên bạn bè ở nơi làm, bất kể công việc của họ có gấp đến đâu. 3. Lối sống Có một câu nói như sau: “ Người Philippines là người Mã Lai trong gia đình, là người Tây Ban Nha trong tình yêu, người Trung Hoa trong kinh doanh và là người Hoa Kỳ trong tham vọng”. Bởi vì, người Philippines đã được nhào nặn trong 300 năm ở tu viện Tây Ban Nha, 50 năm ở Hollywood, cho nên người Philippines được xem là những người có ít chất Á Đông. Tuy nhiên sự kết hợp hiệu nghiệm tính cách nồng nàn của người Mã Lai, nét quyến rũ của người Tây Ban Nha và sở thích của người Mỹ đã làm cho những người tự gọi mình là Pinoy, cái tên vui mà người Philippines tự gọi mình, thành ra một sắc dân riêng biệt. MANILA QUỐC TẾ Hình ảnh của Manila chỉ có thể miêu tả như một “dĩa cơm thập cẩm ... pha tạp, kì quặc, hỗn độn, đủ thứ mùi” Những nhà thờ của thế kỉ XVI hòa trộn với những tòa nhà chọc trời, chả giò Trung Quốc chấm với giấm tỏi thay vì nước tương đậu nành. Nhạc pop Mỹ làm nền cho một bộ phim bi lụy, karaoke ở phố Trung Hoa hòa âm với những bản tình ca Tây Ban Nha. Ở ngã tư đèn đỏ, một chiếc BMW đậu bên cạnh một chiếc xe ba bánh trong khi những trẻ em đường phố dòm vào những cửa kiếng xe để ăn xin. Các chính trị gia ra quán cà phê bàn chuyện tranh cử trong khi ở bên ngoài những người biểu tình ném đá vào cảnh sát chống bạo động. Một cơn bão thổi đến, các lớp học tạm đóng của nhưng các rạp chiếu phim tha hồ mà chặt đẹp. Ngay cả những lúc khó khăn nhất người dân Manila cũng không bao giờ quên vui chơi. Họ lúc nào cũng tìm ra quán ăn nào ngon nhất , vũ trường nào mới mở và thời trang nào đúng mốt nhất. Một chàng trai bất chấp sự giận dữ của người lái xe tắc xi, quên cả bọn móc túi, lờ đi cả giờ hẹn với cô bạn gái, chỉ để không bỏ lỡ trận bóng rổ trên tivi khi cầu thủ anh ta yên mến đang biểu diễ một cú ném ăn ba điểm. 4. Ngôn ngữ Philippines có hơn 80 ngôn ngữ và phương ngữ, trong số đó có chính ngôn ngữ chính và được 89% dân số sử dụng. Mặc dù tất cả các ngôn ngữ này đều thuộc nhóm Malayo – Polynesie, nhưng chúng cũng đủ khác nhau để cho một người nói thứ ngôn ngữ này không thể hiểu được người nói thứ ngôn ngữ khác đang nói gì với mình. TIẾNG PHILIPPINES Tiếng Filipino dựa trên cơ sở tiếng Tagolog, là ngôn ngữ chính thức của Philippines. Ngôn ngữ này được những người dân vùng Manila Thủ phủ cũng như các tỉnh Tagalog ở miền Nam Luzon sử dụng, 90% dân số Philippines hiều nó. Nó dần dần trở thành ngôn ngữ giảng dạy và như được tuyên bố trong Hiến Pháp 1987, nó trở thành ngôn ngữ chính thức của chính phủ. CÁC NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở Philippines chỉ đơn giản là vì nó là ngôn ngữ được dùng để giảng dạy trong gần suốt tám thập niên. Hiện tại, nó vẫn là ngôn ngữ được dùng để giảng dạy trong các trường Cao đẳng và sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Chính phủ cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những người nói các phương ngữ khác nhau vẫn có thể nói chuyện được với nhau bằng tiếng Anh. Người Philippines nói một thứ tiếng Anh hơi lạ, được du nhập chủ yếu từ Mỹ. Thứ ngôn ngữ này được pha trộn với phong cách đặc hữu của ngôn ngữ hay phương ngữ của người dân bản địa. Trong những tình huống không chính thức, người ta thường sử dụng kết hợp hai ngôn ngữ này với nhau và kết quả là sinh ra một thứ ngôn ngữ gọi là Taglish. Trước năm 1987, tiếng Tây Ban Nha còn là một ngôn ngữ bắt buộc trong trường học. Hiện nay những người nói tiếng Tây Ban Nha đã trở nên hiếm hoi, cho dù hầu hết người Philippines ít nhiều đã học qua ngôn ngữ này. Tiếng Philippines là ngôn ngữ thu nạp khá tùy tiện những từ vựng Tây Ban Nha. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đối thoại với các nền văn hóa – Philippines, biên dịch Trịnh Huy Hóa, nhà xuất bản trẻ. 2. Luanvan.net.vn/ Tổng quan về Cộng hòa Philippines 3. Nghiencuubiendong.vn/ Biển Đông – Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHILIPPINES 1.1. Khái quát chung: 1.2. Thể chế chính trị: 1.2.1. Thể chế nhà nước: Cộng hòa. 4 1.2.2. Tình hình chính trị chính: 1.3. Đối ngoại: 5 Chương 2. ĐIẠ LÝ – LỊCH SỬ 1. Luzon, Visayas và Mindanao 7 2. Miền đất của núi lửa và địa chấn 3. Khí hậu 8 4. Bão biển 5. Hệ thực vật 6. Hệ động vật 7. Manila Thủ phủ 9 8. Manila lịch sử 9. Xã hội tiền Tây Ban Nha 10 10. Thời kì bị Tây Ban Nha chiếm đóng 11 11. Cuộc phiêu lưu của Hoa Kỳ 12. Sự xâm lược của Nhật Bản 13. Thời hậu chiến Chương 3: KINH TẾ 12 3.1. Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Philippines 14 3.1.1. Tình hình và cơ cấu xuất khẩu của Philippines 15 3.1.2. Tác động của xuất khẩu tới phát triển kinh tế của Philippines 16 3.1.3. Hoạt động xuất khẩu của Philippines a) Lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Philippines 18 b) Chính sách của Chính Phủ Philippines đối với hoạt động xuất khẩu 3.2. Nhập khẩu và những tác động tới sự phát triển kinh tế Philippines 3.2.1. Tình hình và cơ cấu nhập khẩu của Philippines 19 3.2.2. Tác động của nhập khẩu đến phát triển kinh tế 20 3.2.3. Chính sách của chính phủ Philippines đối với hoạt động nhập khẩu 21 Chương 4. ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG 1.Vịnh Subic 23 2. Biển Đông 26 Chương 5: VĂN HÓA – XÃ HỘI 1. Người Philippines 34 2. Đạo đức làm việc 3. Lối sống 35 4. Ngôn ngữ 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doce_la_e_met_thay_lam_r_6173.doc
Luận văn liên quan