Đề tài Phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ

Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân có sự phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thành phố Cần Thơ. Sự phát triển đó thể hiện cả về mặt số lượng doanh nghiệp tư nhân và khối lượng tài sản của các doanh nghiệp. Một trong những nhân tố quan trọng tác động vào sự lớn mạnh đó là nguồn tín dụng của ngân hàng. Những doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ tuy có phát triển và đóng góp khá lớn nhưng cũng còn những yếu tố hạn chế về vốn và số lao động nếu so với các thành phố lớn khác và những vùng kinh tế trọng điểm. Doanh nghiệp tư nhân tại đây đa số là những doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa. Do vậy những doanh nghiệp này có sự hạn chế về qui mô hoạt động nhất là nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn ngân hàng. Khi quyết định vay những yếu tố định lượng quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất là lãi suất, tài sản của doanh nghiệp và khả năng của mình. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố định tính được quan tâm khi quyết định vay hay không như cảm nhận mức độ cạnh tranh, khó khăn trong việc vay vốn, thời hạn món vay và sự hỗ trợ của nhà nước. Tóm lại, khu vực doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ tuy gặp một số khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhưng nhìn chung sự khó khăn này đang được tháo dỡ dần. Qua phân tích cho thấy xu hướng những doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng sẽ tăng lên. Bởi vì những yếu tố tác động thuận lợi đến việc vay ngày càng tăng và những yếu tố gây cản trở việc vay vốn ngân hàng lại càng bị triệt tiêu. Chính đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy xu hưóng này thông qua những yêu cầu phát triển đặt ra cho nhà nước và bản thân các doanh nghiệp.

doc64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3595 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05 tăng hơn 2 lần đạt hơn 7.800 tỉ đồng tương đương tỉ trọng 39%. Sự lớn mạnh này thể hiện sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của doanh nghiệp tư nhân trong thương mại dịch vụ. Bảng 8: DOANH THU THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: tỉ đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 11.360 12.137 14.417 14.661 18.185 19.983 Khu vực nhà nước 3.637 4.292 4.928 3.811 4.729 5.075 Khu vực tập thể 69 35 72 73 42 46 Khu vực cá thể 4.117 4.156 3.945 4.740 6.260 6.965 Khu vực tư nhân 3.525 3.638 5.445 6.013 7.125 7.866 Khu vực FDI 12 16 27 23 29 31 (Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2005) Số lượng doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng và ngày càng tập trung vào vai trò hệ thống bán sĩ, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho toàn vùng. Hình thành những đầu mối trung tâm phân phối hàng hóa cho vùng ở những doanh nghiệp tư nhân đang là xu hướng – những trung tâm hàng hóa này không những tạo nguồn thu lớn mà còn góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa cho vùng theo những trục giao thông thủy bộ chính. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động thương mại và dịch vụ có đặc điểm là tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh cao nhưng có hạn chế về qui mô vốn và kinh nghiệm quản lí kinh doanh. 4.4.2 Các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ Như đã đề cập ở phần trên, những yếu kém trong hoạt động của những doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ có một nguyên nhân lớn thuộc về chính bản thân các doanh nghiệp – nguyên nhân dễ nhìn thấy nhất là qui mô về vốn và lao động. Bảng 9: SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MÔ LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐVT: doanh nghiệp Năm Tổng số Dưới 5 Từ 5 - 9 Từ 10 - 49 Từ 50 - 199 Từ 200 - 299 Từ 300 - 499 Từ 500 - 999 Từ 1000 - 4999 2002 1.146 289 367 354 78 18 19 11 10 2003 1.002 190 338 345 84 12 16 9 8 2004 1.297 297 431 418 102 18 13 11 7 (Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Cần Thơ) Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng qua các năm (năm 2003 số lượng doanh nghiệp tư nhân giảm do có sự chia tách tỉnh), nhưng hầu hết những doanh nghiệp này nhỏ về qui mô lao động. Năm 2002, số lượng doanh nghiệp có dưới 5 lao động chiếm 25%, có từ 5 đến 10 lao động là 32% và 31% doanh nghiệp có từ 10 – 50 lao động. Bức tranh lao động này hầu như không có thay đổi nhiều, số doanh nghiệp có qui mô lao động như vậy hầu như ít có sự thay đổi về tỉ trọng lẫn số lượng. Nói một cách lạc quan thì sự thay đổi này có dấu hiệu tích cực, số doanh nghiệp dưới 5 lao động đã giảm, đi cùng với đó là sự tăng lên của những doanh nghiệp có qui mô lao động có nhiều hơn 5 người, số doanh nghiệp có hơn 50 lao động đã có nhiều hơn 100 doanh nghiệp. Tuy nhiên số doanh nghiệp có số lao động lớn hơn 200 lại giảm nhẹ. Sự thay đổi như trên cho thấy có sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân mặc dù khoảng cách của sự thay đổi này còn ngắn và cũng gần giống như bức tranh chung về qui mô lao động của cả vùng. Về tài sản doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp phân loại theo tiêu thức này cũng tương tự khi phân theo qui mô lao động. Năm 2002, những doanh nghiệp siêu nhỏ (tài sản dưới 1 tỉ đồng) chiếm 39% số doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 45,7%. Năm 2004, cấu trúc này có sự thay đổi nhỏ với số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ giảm còn 34% và doanh nghiệp vừa và nhỏ là 49% cùng với sự gia tăng tỉ trọng doanh nghiệp có tài sản hơn 10 tỉ đồng tuy nhiên số lượng doanh nghiệp còn ít chỉ chiếm hơn 16%. Bảng 10: SỐ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THEO QUI MÔ TÀI SẢN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐVT: doanh nghiệp Năm Tổng số Duới 1 Từ 1 - 5 Từ 5 - 10 Từ 10 - 50 Từ 50 - 200 Từ 200 -500 2002 1.146 692 279 64 68 38 5 2003 1.002 515 305 62 80 31 9 2004 1.297 704 382 79 88 36 8 (Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Cần Thơ) Tuy nhiên, số tài sản của doanh nghiệp tư nhân tại đây vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Điều này ngụ ý rằng, cấu trúc của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ chính là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cấu trúc này có sự thay đổi theo thời gian nhưng sự thay đổi cấu trúc này vẫn chậm - sự thay đổi chậm này. 4.5 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Luật Doanh nghiệp năm 2000 ra đời đánh dấu bước phát triển mới của doanh nghiệp tư nhân về số lượng và qui mô. Theo đó giai đoạn 1992 – 1999, tại Cần Thơ chỉ có 996 doanh nghiệp với hơn 416 tỉ đồng vốn đăng ký. Số lượng doanh nghiệp có ở giai đoạn 2000 – 2004 đã tăng lên hơn hai lần về số lượng và gần 8 lần vốn đăng ký kinh doanh. Nhìn vào số lượng và số vốn đăng ký kinh doanh, ta thấy được rằng những doanh nghiệp có sau Luật Doanh nghiệp lớn hơn so với trước khi có luật này. Đặc biệt là số vốn trung bình của Doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn 2000 – 2004 là 1.530 triệu đồng so với 418 triệu đồng so với thời kỳ trước. Tóm lại, Luật Doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ. Sự ảnh hưởng đó đã làm cho doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng lẫn về lượng lẫn về chất. Chính sách tài chính tín dụng. Việc cải cách chính sách tài chính tín dụng có mục đích tạo điều kiện tín dụng thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn với thời hạn và lãi suất hợp lý. Đặc biệt là Nghị định 90/CP-2001, Mục 7 ban hành quỹ hỗ trợ tín dụng cho những doanh nghiệp không đáp ứng đủ các yêu cầu về đảm bảo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng cho vay. Sau khi Nghị định 90/CP-2001 được ban hành đã dường như đã cân bằng trong việc tiếp cận tín dụng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Các ngân hàng thương mại trong đó có các ngân hàng thương mại Nhà nước đã cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như tư vấn cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc vay nợ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì có khoảng 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đồng bằng Sông Cửu Long chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính như vậy. Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh thành có mật độ ngân hàng lớn nhất cả nước. Trước và sau 1 năm Nghị định 90/CP-2001 có hiệu lực thì tỉ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân khá thấp chỉ chiếm chưa tới 10% tổng dư nợ ngắn hạn. Sau đó tỉ trọng này có sự gia tăng nhưng tỉ trọng vẫn còn thấp so với các thành phần kinh tế Nhà nước và cá thể. Theo các ngân hàng thương mại nhà nước thì nguyên nhân là từ phía các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân chưa có sự đảm bảo chắc chắn về hoạt động lẫn sự minh bạch về kế toán và tài chính. Thêm vào đó, có không ít các người quản lí doanh nghiệp tư nhân yếu kém về kỹ năng quản trị dẫn đến chưa biết hoạch định hoặc có những sai lầm về đường lối kinh doanh. Những nguyên nhân đó đã làm cho các ngân hàng cân nhắc trong việc cho vay, đặc biệt là cho vay không có thế chấp. Bảng 11: TỈ TRỌNG DƯ NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Khu vực Nhà nước 57,5 66,1 56,1 51,3 41,8 38,8 2. Khu vực tập thể 13,0 3,9 6,9 8,7 11,2 11,1 3. Khu vực cá thể 19,1 21,4 23,7 26,1 28,7 31,1 4. Khu vực Tư nhân 7,2 4,8 9,7 12,5 16,7 17,1 5. Khu vực FDI 3,2 3,8 3,6 1,5 1,6 1,9 (Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2005) Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Địa phương đã có nhiều sự giúp đỡ trong việc tạo ra nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân ví dụ như cung cấp các khóa huấn luyện về kĩ năng quản lý và trình độ kỹ thuật chuyên môn cho các nhà quản trị. Bên cạnh đó, địa phương còn hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có kinh phí để lao động của những doanh nghiệp này tham gia các lớp huấn luyện về kỹ năng lao động. Hiện nay, tại Thành phố Cần Thơ có hệ thống các trường đại học cao đẳng, các trường trung cấp nghề và các trường dạy nghề ở các quận huyện. Hệ thống này có vai trò đào tạo lao động không những cho Thành phố mà hỗ trợ đào tạo cho các tỉnh lân cận. Đặc biệt, Thành phố có 01 Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích mang lại các khóa huấn luyện và các hoạt động khác nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, do sự hạn chế về nhân lực và trình độ năng lực của các nhân viên ở những trung tâm này nên khả năng cung cấp cập nhật các khóa huấn luyện cũng như cung cấp dịch vụ cố vấn cho các doanh nghiệp chưa thật hiệu quả. Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp tư nhân tại đây chưa nhận thức đầy đủ vai trò của những trung tâm này mang lại, đặc biệt là trong việc kết nối những doanh nghiệp với Chính phủ. Chính sự hạn chế về hoạt động của các trung tâm hỗ trợ và sự hạn chế trong hợp tác giữa các trung tâm và doanh nghiệp đã dẫn tới vấn đề là hầu hết các doanh nghiệp tư nhân không những thiếu thông tin về thị trường trong và ngoài nước mà còn thiếu thông tin từ phía Chính phủ đặc biệt là những sự điều chỉnh về chính sách. Trình độ về quản lý và chuyên môn của các chủ doanh nghiệp tư nhân cũng là một nguyên nhân kiềm nén sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Theo Cục thống kê Thành phố Cần Thơ năm 2005, có khoảng 57% nhà quản lý các doanh nghiệp tư nhân là có bằng cấp cao đẳng đại học - chiếm hầu hết ở các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, số còn lại đa số tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương - số lượng này thường là các chủ doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng kiến thức về quản trị là rất cần thiết cho công việc kinh doanh, tuy nhiên tỉ lệ doanh nghiệp tham gia các khóa huấn luyện không nhiều CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5.1 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỊNH LƯỢNG ĐẾN VAY NGÂN HÀNG 5.1.1 Sự ảnh hưởng tương quan của của từng nhân tố đến các nhân tố khác Ma trận tương quan trong nội bộ các nhóm chung cho thấy tương quan giữa các biến dự đoán khá thấp (các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,5), như vậy có thể nói rằng hiện tượng đa cộng tuyến không đáng kể. Do những đặc điểm của hệ số tương quan nên chúng ta cần xem xét mối tương quan giữa từng biến với các biến khác để xem mối liên hệ của chúng với nhau có thực sự tồn tại hay không. Bảng 12: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ TRONG NỘI BỘ NHÓM X1 X2 X3 X4 X5 X6 X1 1,000 -0,114 0,388 0,214 0,127 0,019 X2 1,000 0,514 -0,454 -0,185 -0,230 X3 1,000 -0,117 0,145 -0,195 X4 1,000 0,015 0,312 X5 1,000 0,271 X6 1,000 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Trước hết, xét mối tương quan giữa biến năm hoạt động (X1) với những biến khác. Biến này có mối tương quan với biến mức độ hiểu biết (X4) là có ý nghĩa bởi và qua nhiều năm hoạt động doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hoạt động vì thế hệ số tương quan dương. Mối tương quan với các biến còn lại thì không chắc chắn. Đối với vay người thân (X2) thì theo mối tương quan nghịch tức là doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì vay người thân ít lại. Điều này đúng khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả liên tiếp nhiều năm, tuy nhiên nếu hoạt động không hiệu quả thì vay người thân có thể sẽ không giảm. Cách giải thích tương tự đối với các mối tương quan giữa biến số năm hoạt động với các biến còn lại. Xét mối tương quan giữa biến vay người thân (X2) với các biến còn lại. Đối với mối tương quan với thời gian xét duyệt món vay (X3) thì có thể giải thích theo chiều hướng nếu thời gian xét duyệt tăng thì doanh nghiệp sẽ đến nguồn vốn người thân nhiều hơn bởi vì họ cần tiền nhanh chóng cho công việc kinh doanh. Biến vay người thân có mối tương quan nghịch với mức độ hiểu biết (X4), biến lãi suất vay (X5) và biến tổng tài sản (X6) điều này đúng theo khía cạnh những doanh nghiệp có mức độ hiểu biết thủ tục vay thấp hoặc khi lãi suất tăng hay tài sản cố định thấp thì xu hướng dùng vốn của người thân sẽ tăng lên. Thời gian xét duyệt (X3) có mối tương quan nghịch với biến mức độ hiểu biết (X4) và biến tài sản cố định (X6). Cho thấy thời gian xét duyệt món vay lâu khi mức độ hiểu biết thủ tục vay hoặc tài sản cố định của doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp này với những doanh nghiệp hiểu biết thủ tục vay sẽ gặp khó khăn trong việc xin vay như lập kế hoạch vay, thủ tục thiếu xót. Còn đối với doanh nghiệp có tổng tài sản lớn thì họ là những doanh nghiệp lớn, do đó thời gian thẩm định hồ sơ vay như kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp sẽ tốn thời gian hơn doanh nghiệp nhỏ. Mức độ hiểu biết (X4) và lãi suất món vay (X6) trong bảng phân tích tương quan thì có sự tương quan với nhau, tuy nhiên trong thực tế thì hai yếu tố này không quyết định lẫn nhau được. Hệ số tương quan giữa biến tổng tài sản (X6) với biến mức độ hiểu biết (X4) và biến lãi suất vay (X5) có dấu dương cho thấy khi doanh nghiệp lớn thì mức độ hiểu biết thủ tục vay tăng lên và họ có thể chấp nhận mức lãi suất cao hơn. Điều này đúng trong thực tế là với những doanh nghiệp lớn thì họ có bộ phân kế toán hoặc chủ doanh nghiệp có trình độ trong quản lý do đó mức độ hiểu biết cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó để cần một số lượng vốn lớn trong kinh doanh thì việc chấp nhận tăng lãi suất là điều họ chấp nhận được. Trong luận văn này em chỉ phân loại thành hai nhóm vay và không vay nên chỉ có một hàm phân biệt được ước lượng. Hệ số tương quan Canonical là 0,991. Bình phương của hệ số này, (0.991)2 = 0.98, cho thấy 98% phương sai biến phụ thuộc (phân loại vay hay không vay) được giải thích bởi mô hình. Hay nói cách khác là các yếu tố nêu ra trong mô hình này tác động đến sự phân biệt giữa hai nhóm vay và không vay của doanh nghiệp, còn lại là do các yếu tố khác tác động không được đề cập trong mô hình Tiếp theo, em kiểm định xem hàm phân biệt được ước lượng có ý nghĩa hay không về mặt thống kê, bởi vì nếu hàm phâm biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê thì không thể giải thích kết quả phân tích. Giả thiết: - H0 ở đây là trong tổng thể các trung bình của các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm là bằng nhau (không có sự phân biệt), giả thiết này phải được kiểm định xem có ý nghĩa thống kê không. - H1 là trung bình của các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm là khác nhau. Qua kết quả phân tích thấy rằng hệ số Wilks’ Lamda của hàm này là 0,018, chuyển thành đại lượng Chi-square là 134,513 với 7 bậc tự do. Và mức ý nghĩa quan sát là 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa xử lý 15%. Ta có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 ở trên. Khi giả thuyết H0 bị bác bỏ, tức là sự phân biệt có ý nghĩa thống kê. Theo phần ước lượng và kiểm định trên cho thấy sự tương quan giữa các biến dự đoán khá yếu nên em sử dụng độ lớn của các hệ số phân biệt chuẩn hóa (Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients) và hệ số tương quan kết cấu (Structure Corrlation) để giải thích kết quả hàm phân biệt trong bài luận văn này. 5.1.2 Sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến vay ngân hàng Hệ số phân biệt chuẩn hóa nói lên mức đóng góp của từng nhân tố vào khả năng phân biệt. Bảng 13: HỆ SỐ PHÂN BIỆT CHUẨN HÓA Biến Hệ số phân biệt chuẩn hóa Giá trị Sig. Năm hoạt động (X1) -0,074 0,973 Vay người thân (X2) -0,216 0,139 Thời gian xét duyệt (X3) -0,217 0,113 Mức độ hiểu biết (X4) 0,229 0,014 Lãi suất vay gia trọng (X5) -1,085 0,000 Tổng tài sản (X6) 0,317 0,062 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Với mức ý nghĩa xử lý hàm phân biệt 15% thì nhân tố năm hoạt động không có ý nghĩa trong việc phân biệt vì có giá trị Sig = 97,3% > α = 15%. Các nhân tố vay người thân, thời gian xét duyệt, mức độ hiểu biết, lãi suất vay và tổng tài sản đều có ý nghĩa trong việc phân biệt vì có mức giá trị Sig nhỏ hơn α khi xử lý. Hàm phân biệt trong trường hợp này có dạng: D = – 0,216X2 – 0,217 X3 + 0,229X4 – 1,085X5 + 0,317X6 Dấu các hệ số phân biệt chuẩn hóa của hàm phân biệt được xử lý trên không đồng dạng nhau cho thấy giá trị biệt số sẽ chịu tác động không cùng hướng khi các yếu tố tố sự tăng lên hay giảm xuống. Giá trị hệ số phân biệt chuẩn hóa nói lên độ lớn của mỗi yếu tố đóng góp vào giá trị biệt số D. Yếu tố lớn nhất trong quyết định tín dụng của doanh nghiệp là lãi suất. Thực tế trong tất cả các mẫu phỏng vấn đều trả lời rằng lãi suất vay là quan trọng nhất trong đặc điểm món vay mà họ quan tâm. Trong tổng số 52 doanh nghiệp thì có đến 35 doanh nghiệp được phỏng vấn trả lời lãi suất món vay là yếu tố quan trọng, doanh nghiệp không vay xét thấy yếu tố lãi suất là quan trọng là 9/12 doanh nghiệp với tỷ lệ 75% và ở doanh nghiệp có vay là 65%. Khi lãi suất càng tăng sẽ làm cho giá trị biệt số càng tiến về giá trị âm tức là những doanh nghiệp này có xu hướng không vay. Yếu tố tổng tài sản đóng góp vào quyết định vay hay không vay là lớn thứ hai. Trong bảng giá trị trung bình nhóm vay và không vay tuy có sự chênh lệch nhiều nhau về tổng tài sản giữa các doanh nghiệp vay và không vay, tuy nhiên xét nếu xét kỹ hơn ta thấy trong những doanh nghiệp có vay thì số lượng doanh nghiệp có tổng tài sản duới 500 triệu cũng có một số, do đó đã dẫn đến độ lệch chuẩn trung bình về tài sản của các doanh nghiệp khá lớn. Xét trong những doanh nghiệp không vay thì có đến 41,66% doanh nghiệp có tài sản nhỏ hơn 3.000 triệu và chỉ có 1 doanh nghiệp có tài sản là 5.000 triệu, trong khi đó những doanh nghiệp đi vay thì có đến 62,5% doanh nghiệp có tài sản lớn hơn 5.000 triệu và 50% doanh nghiệp được hỏi trả lời là có vay với tài sản của doanh nghiệp lớn hơn 5.000 triệu. Do đó những doanh nghiệp có tài sản lớn thì quyết định vay càng thuận lợi làm cho giá trị biệt số tăng. Những yếu tố mức độ hiểu biết, thời gian xét duyệt và vay người thân có độ lớn tương đương nhau cho thấy những nhân tố này ảnh hưởng tương đương nhau về độ lớn. Yếu tố mức độ hiểu biết nói lên sự hiểu biết về thủ tục vay và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có mức độ hiểu biết cao thì khả năng lựa chọn vay vốn ngân hàng càng thuận lợi. Trong số những doanh nghiệp được hỏi thì mức độ hiểu biết trung bình của nhóm vay là 6,75 điểm cao hơn 1,00 điểm so với nhóm không vay. Tuy nhiên khi xem xét kỹ hơn thì trong nhóm không vay chỉ có 50% doanh nghiệp mức độ hiểu biết trên trung bình, trong khi đó con số này là 92,5% trong những doanh nghiệp không vay. Do đó với những doanh nghiệp với mức độ hiểu biết cao thì càng có xu hướng tìm vốn vay ngân hàng. Yếu tố thời gian xét duyệt món vay cho thấy nếu thời gian xét duyệt món vay càng lâu thì doanh nghiệp càng ít chọn quyết định vay do đó yếu tố này mang dấu âm. Tương tự với những doanh nghiệp vay người thân thì nhu cầu tìm đến ngân hàng sẽ thấp hơn. Bởi vì những ràn buộc ở các món vay người thân dễ dàng hơn đối với khoản tín dụng của ngân hàng. 5.1.3 Đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố đối với việc vay ngân hàng Giá trị hệ số tương quan kết cấu cho thấy sự tương quan của từng yếu tố đối với giá trị biệt số D. Hệ số này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Bảng 14: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN KẾT CẤU Biến Hệ số tương quan Lãi suất vay (X5) -0,921 Tổng tài sản (X6) 0,543 Mức độ hiểu biết (X4) 0,117 Thời gian xét duyệt (X3) -0,066 Vay người thân (X2) -0,064 Năm hoạt động (X1) -0,001 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Yếu tố có sự tương quan lớn nhất đối với quyết định vay hay không vay của doanh nghiệp là lãi suất. Trong năm 2006 lãi suất cơ bản là 8,25%/năm do đó lãi suất cho vay ngân hàng sẽ dao động trên 10% tùy theo khách hàng và món vay. Tiền lãi là một khoản phải trả cho ngân hàng chủ yếu thông qua nguồn lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Do đó khi quyết định tìm đến ngân hàng thì lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được phải vừa trả lãi ngân hàng, nghĩa vụ cho nhà nước và các khoản phải trả khác. Trong tình hình đó đối với những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì nguồn vốn ngân hàng là điều họ không ưu tiên. Do đó đây là yếu tố mà các doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu khi vay. Yếu tố có mối tương quan cũng quan trọng tiếp theo là yếu tố tổng tài sản của doanh nghiệp. Yếu tố lãi suất vay là quan trọng nhất tuy nhiên quyết định vay chỉ được đưa ra sau khi đã xem xét các yếu tố về tài sản như tài sản lưu động, vốn lưu động, tài sản thế chấp. Mức độ hiểu biết cũng khá quan trọng đối với phân biệt vay hay không vay. Doanh nghiệp hiểu biết vay và các hoạt động tài chính, quản trị sẽ có những quyết định phù hợp. Các yếu tố thời gian xét duyệt tín dụng và vay người thân có tác động không nhiều đối với việc vay hay không vay (chưa tới 10%). Bảng 15: GIÁ TRỊ BIỆT SỐ TRUNG BÌNH CỦA TỪNG NHÓM Phân loại nhóm Giá trị trung bình của mỗi nhóm Không vay -13,120 Có vay 3,936 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Giá trị biệt số trung bình của từng nhóm nhóm không vay mang dấu âm với giá trị khá lớn, trong khi đó nhóm có vay mang dấu dương. Các giá trị này cho thấy các yếu tố trong mô hình có sự tác động rất rõ đối với sự phân biệt đối với mẫu trong từng nhóm phân loại mà trong đó tác động đối với những mẫu không vay mạnh hơn những doanh nghiệp có vay. Như đã trình bày trong phần xác định vấn đề, các dữ liệu được chia thành hai phần: mẫu phân tích dùng để ước lượng hàm phân biệt và mẫu kiểm tra dùng để kiểm tra tính đúng đắn của hàm phân biệt được xây dựng. Bảng 16: KẾT QUẢ PHÂN BIỆT Phân loại Kết quả phân biệt Tổng số Không vay Có vay Mẫu phân tích Số doanh nghiệp Không vay 9 0 9 Có vay 0 30 30 % Không vay 100,0 0,0 100,0 Có vay 0,0 100.0 100,0 Mẫu kiểm tra Số doanh nghiệp Không vay 3 0 3 Có vay 0 10 10 % Không vay 100,0 0,0 100,0 Có vay 0,0 100,0 100,0 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Dùng giá trị trung bình biệt số của từng nhóm để tính điểm phân biệt giữa hai nhóm NAZA + NBZB (-13120*9) + (3,396*30) ZCE = = = 0,00 NA + NB 9 + 30 Các quan sát sẽ được phân biệt theo tiêu chuẩn này, tức là quan sát nào có biệt số lớn 0 sẽ được xếp vào những doanh nghiệp vay (giá trị biến phân loại 2), quan sát nào có biệt số nhỏ hơn 0 sẽ được xếp vào những doanh nghiệp không vay (giá trị biến phân loại 1). Trong bảng Casewise Statistics trong phân phụ lục SPSS đưa ra liệt kê kết quả phân biệt của từng quan sát một. Trong phần liệt kê cho thấy trong tất cả các quan sát thuộc mẫu kiểm tra và mẫu phân tích đều cho kết quả phân biệt đúng. Do đó bảng kết quả phân biệt được SPSS đưa ra cho tỉ lệ phân biệt đúng là 100% ở cả hai mẫu phân tích và mẫu kiểm tra độc lập vì vậy ta có thể kết luận rằng mô hình phân tích biệt số được xây dựng trong luận văn này là khá tốt. 5.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH ĐẾN VAY NGÂN HÀNG TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 5.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và quyết định vay Nhìn chung những công ty trách nhiệm hữu hạn có xu hướng vay nhiều hơn các doanh nghiệp tư nhân. Sự khác biệt này không nhiều với 25% doanh nghiệp tư nhân được hỏi trả lời là không vay và 78,6% công ty trách nhiệm hữu hạn được hỏi trả lời là có vay trong năm 2006. Do đó trong mẫu dữ liệu này có sự tác động của hình thức sỡ hữu đối với quyết định vay. Giả thiết đặt ra H0: hình thức sở hữu không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi hình thức sỡ hữu trong tổng thể. Bảng 17: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY PHÂN THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Loại hình Tổng Tư nhân TNHH Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 6 6 12 % 25,0% 21,4% 23,1% Có vay Số doanh nghiệp 18 22 40 % 75,0% 78,6% 76,9% Tổng 24 28 24 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value Asymp. Sig.(2-sided) Exact Sig.(2-sided) Exact Sig.(1-sided) Pearson Chi-Square 0,093 0,761 Likelihood Ratio 0,093 0,761 Fisher's Exact Test 1,000 ,508 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Kết quả xử lý SPSS cho giá trị Chi bình phương 0,93 cho thấy sự mối liên hệ giữa hai biến rất thấp, chuyển giá trị này với độ tự do là 1 tương đương cho giá trị mức ý nghĩa α = 76,1% > mức ý nghĩa xử lý mô hình 15% do đó ta chấp nhận giả thiết H0. Hai kiểm định khác được sử dụng trong luận văn này cũng cho kết quả tương tự. Do đó với số lượng mẫu thu thập được em kết luận không có sự liên hệ giữa hình thức sỡ hữu đối với quyết định vay. 5.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa ngành nghề và quyết định vay Xem xét mối liên hệ giữa việc vay hay không vay với ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh có sự tác động khá mạnh đến quyết định vay. Nói chung, những doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành công nghiệp và chế biến muốn vay nhiều hơn những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp thương mại sử dụng tín dụng ngân hàng nhất. Trong khi 82,1% doanh nghiệp công nghiệp và chế biến vay; 77,8% doanh nghiệp xây dựng giao thông vận tải có đồng câu trả lời và 33,3% doanh nghiệp thương mại không vay Bảng 18: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Ngành nghề cạnh tranh Tổng TMAI SXCB XDVTTT Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 5 5 2 12 % 33,3% 17,9% 22,2% 23,1% Có vay Số doanh nghiệp 10 23 7 40 % 66,7% 82,1% 77,8% 76,9% Tổng 15 28 9 28 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 1,322 2 0,516 Likelihood Ratio 1,275 2 0,529 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Giả thiết đặt ra H0: ngành nghề kinh doanh không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi ngành nghề kinh doanh trong tổng thể. Trong bảng chéo có 1 ô trong 6 ô (16,7% số ô) không quá 20% trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 thì giá trị Chi bình phương đáng tin cậy trong kiểm định này. Kết quả xử lý cho thấy các mức ý nghĩa α là 51,6% > mức ý nghĩa xử lý 15%, các kiểm định khác cũng có giá trị tương tự vì thế em chấp nhận giả thiết H0. Vì thế với số lượng mẫu thu thập được em kết luận không có sự liên hệ giữa ngành nghề kinh doanh đối với quyết định vay. 5.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh với quyết định vay Nhìn vào bảng mối liên hệ giữa việc tham gia tín dụng ngân hàng với mức độ cạnh tranh của từng doanh nghiệp (mức độ cạnh tranh do chủ doanh nghiệp tự đánh giá), em thấy những doanh nghiệp ý thức mức độ cạnh tranh cao sẽ vay nhiều hơn 83,3% doanh nghiệp loại này vay và 60% doanh nghiệp loại còn lại vay. Bảng 19: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY PHÂN THEO MỨC ĐỘ CẠNH TRANH Mức độ cạnh tranh Tổng Không cao Cao Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 6 6 12 % 40,0% 16,2% 23,1% Có vay Số doanh nghiệp 9 31 40 % 60,0% 83,8% 76,9% Tổng 15 37 52 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 3,401 0,065 Likelihood Ratio 3,191 0,074 Fisher's Exact Test 0,081 0,072 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Giả thiết đặt ra H0: mức độ cạnh tranh không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi mức độ cạnh tranh trong tổng thể. Kết quả xử lý các loại kiểm định, kiểm định Chi bình phương cho giá trị 3,401 với độ tự do 1 cho mức ý nghĩa 6,5% < 15% do đó em bác bỏ giả thiết H0. Do bảng chéo của mối liên hệ này có dạng 2x2 nên số ô quan sát thấp do đó để tăng thêm độ tin cậy của kiểm định, em sử dụng thêm loại thống kê khác là Fisher’s Exact. Giá trị ý nghĩa quan sát khi kiểm định 2 chiều là 8,1% và kiểm định 1 chiều là 7,2% của kiểm định này cho giá trị thấp hơn mức xử lý 15%. Do đó, em kết luận rằng với tập dữ liệu có được, có đủ bằng chứng để nói rằng mức độ cạnh tranh có liên hệ với quyết định vay. 5.2.4 Phân tích mối quan hệ giữa quỹ hỗ trợ tín dụng với quyết định vay Khi được hỏi về quỹ hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp theo quyết định 90/CP năm 2001 của Chính phủ. Có nhiều doanh nghiệp trả lời là rất quan tâm đến quỹ này và cũng không nhỏ lại không quan tâm đây là nguồn hỗ trợ tín dụng đắc lực ngoài ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là trong quyết định vay của mình, doanh nghiệp có chịu tác động của yếu tố này hay không? Bảng 20: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY CÓ QUAN TÂM ĐẾN QUỸ HỔ TRỢ TÍN DỤNG Quỹ hỗ trợ tín dụng Tổng Không Chọn Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 5 7 12 % 12,5% 58,3% 23,1% Có vay Số doanh nghiệp 35 5 40 % 87,5% 41,7% 76,9% Tổng số doanh nghiệp 40 12 52 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value Asymp. Sig.(2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 10,924 0,001 Likelihood Ratio 9,739 0.002 Fisher's Exact Test 0,003 0,003 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Qua bảng phân tích bảng chéo ta thấy số lượng có quan tâm đến nguồn tín dụng hỗ trợ của quỹ này không nhiều 23,1% (12/52 doanh nghiệp được hỏi). Trong số đó có 58,3% không vay ngân hàng, còn trong những doanh nghiệp không quan tâm đến nguồn hỗ trợ này thì có tới 87,5% vay ngân hàng. Từ số liệu đó ta thấy những doanh nghiệp có quan quan tâm đến quỹ hỗ trợ tín dụng còn ít và mức độ vay còn thấp. Tuy nhiên đây là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay của doanh nghiệp bởi vì có đến 41,7% trong tổng số 12 doanh nghiệp quan tâm và đã sử dụng quỹ hỗ trợ này. Giả thiết đặt ra H0: quỹ hỗ trợ tín dụng không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi quỹ hỗ trợ tín dụng trong tổng thể. Kết quả kiểm định ở tất cả các xử lý thống kê được em sử dụng trong phân tích đều cho kết quả tương tự nhau với mức giá trị ý nghĩa quan sát α thấp hơn rất nhiều với mức α xử lý. Do đó với dữ liệu mẫu em có được thì có thể kết luận rằng có mối liên hệ giữa quỹ hỗ trợ tín dụng với quyết định vay của doanh nghiệp và quỹ này nếu hoạt động tốt thì những doanh nghiệp này sẽ tìm đến đây nhiều hơn. 5.2.5 Phân tích mối quan hệ giữa khâu thẩm định với quyết định vay Rõ ràng bảng phân tích bản chéo cho thấy sự ảnh hưởng lớn của yếu tố định giá tài sản đảm bảo tín dụng đến quyết định vay. Yếu tố định giá các doanh nghiệp đề cập là giá trị tài sản được định giá và thời gian định giá. Yếu tố này cũng được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm với tỉ lệ 29/52 doanh nghiệp. Trong đó những doanh nghiệp bị khó khăn trong thẩm định thì chỉ có 65,5% doanh nghiệp vay và 91,3% doanh nghiệp không có khó khăn trong khâu thẩm định sẽ vay. Giả thiết đặt ra H0: yếu tố định giá tài sản đảm bảo tín dụng không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi khâu thẩm định tài sản dùng đảm bảo tín dụng trong tổng thể. Bảng 21: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY GẶP KHÓ KHĂN TRONG KHẨU THẨM ĐỊNH Khó khăn trong thẩm định Tổng Không Chọn Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 2 10 12 % 8,7% 34,5% 23,1% Có vay Số doanh nghiệp 21 19 40 % 91,3% 65,5% 76,9% Total Count 23 29 52 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 4,805 0,028 Likelihood Ratio 5,228 0,022 Fisher's Exact Test 0,046 0,029 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Kết quả kiểm định Chi bình phương cho thấy 2 yếu tố này là có tác động với nhau với giá trị ý nghĩa quan sát α = 2,8% < 15%. Bảng phân tích bản chéo này có dạng 2x2 và có 01 ô (25%) trong tổng số ô có tần số quan sát nhỏ hơn 5, do đó độ tin cậy của kiểm định Chi bình phương phải được kiểm tra bằng kiểm định khác trong đó có Fisher’s Exact. Các kiểm định kiểm tra này cũng cho giá trị α tương đương. Như vậy em bác bỏ giả thiết H0 và kết luận với tập dữ liệu mẫu hiện có rằng có mối liên hệ tuyến tính giữa yếu tố thẩm định với quyết định vay trong tổng thể. 5.2.6 Phân tích mối quan hệ giữa thời hạn vay và quyết định vay Một đặc điểm quan trọng để xem xét quyết định vay hay không vay là yếu tố thời hạn được vay. Trong mẫu ta thấy đa số các doanh nghiệp muốn vay các khoản vay dưới 12 tháng (63,5%) trong đó có 87,9% doanh nghiệp có vay. Trong những doanh nghiệp không vay thì có đến 8/12 doanh nghiệp mong muốn thời hạn vay của mình lâu hơn 12 tháng và xét tỉ lệ % theo cột thì thời hạn món vay càng lâu thì càng không vay. Bởi vì yếu tố rủi ro đối với ngân hàng khi cho vay những món vay dài hạn thường lớn hơn các món vay ngắn hạn, do đó các ngân hàng áp dụng lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó yếu tố xác định hiệu quả thời gian sử dụng món vay (thời hạn trung bình của món vay) là yếu tố khó xác định đối với doanh nghiệp. Vì vậy đối với các khoản vay trung và dài hạn thì doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận với ngân hàng. Bảng 22: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY PHÂN THEO THỜI HẠN VAY THOIHANVAY Tổng Dưới 12 tháng Trên 12 tháng Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 4 8 12 % 12,1% 42,1% 23,1% Có vay Số doanh nghiệp 29 11 40 % 87,9% 57,9% 76,9% Total Count 33 19 52 % of Total 63,5% 36,5% 100,0% KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 6,107 0,013 Likelihood Ratio 5,941 0,015 Fisher's Exact Test 0,019 0,018 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Giả thiết đặt ra H0: yếu tố thời hạn món vay không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi thời hạn món vay trong tổng thể. Các giá trị kiểm định cho thấy có mối liên hệ mạnh giữa thời hạn món vay với quyết định vay của doanh nghiệp tư nhân. Với mức ý nghĩa các đại lượng thống kê được sử dụng đều gần bằng 2% < 15%, do đó em bác bỏ giả thiết H0 và kết luân rằng với dữ liệu mẫu thì có mối liên hệ giữa thời hạn và quyết định vay của doanh nghiệp tư nhân trong tổng thể. 5.2.7 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản thế chấp với quuyết đinh vay Việc cung cấp tín dụng của ngân hàng hiện nay được đảm bảo bằng hầu hết là các tài sản. Tài sản sau khi định giá đủ điều kiện vay thì mới quyết định giá trị được vay, do đó có những trường hợp vay được trọn số tiền mà họ muốn vay hoặc có những trường hợp không đủ tài sản thế chấp nên chỉ vay được một phân giá trị mong muốn. Bảng 23: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY PHÂN THEO CÓ ĐỦ HAY THIẾU TÀI SẢN THẾ CHẤP Tài sản thế chấp đủ hay không Tổng Không Chọn Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 8 4 12 % cột 44,4% 11,8% 23,1% Có Vay Số doanh nghiệp 10 30 40 % cột 55,6% 88,2% 76,9% Tổng Số doanh nghiệp 18 34 52 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 7,081 0,008 Likelihood Ratio 6,820 0,009 Fisher's Exact Test 0,014 0,011 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Trong mẫu thì những doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện đó chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Những doanh nghiệp thiếu tài sản làm đảm bảo thì chiếm tỉ trọng số lượng doanh nghiệp không vay nhiều hơn và ít hơn trong tỉ lệ doanh nghiệp vay khi so sánh với doanh nghiệp có đủ điều kiện tài sản. Do đó yếu tố tài sản thế chấp có tác động đến quyết định vay của doanh nghiệp tư nhân. Trong mẫu này cho thấy xu hướng những doanh nghiệp có đủ điều kiện tài sản sẽ vay nhiều hơn. Giả thiết đặt ra H0: yếu tố thời hạn món vay không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi thời hạn món vay trong tổng thể. Kiếm định mối quan hệ cho thấy với dữ liệu có được, em bác bỏ giả thiết H0 và kết luận rằng trong tổng thể có mối liên hệ giữa quyết định vay và tài sản đảm bảo tín dụng với chiều hướng là doanh nghiêp có tài sản đảm bảo tín dụng tốt sẽ quyết định nghiêng về vay hơn là không vay. Bởi vì các giá trị mức ý nghĩa quan sát của các thống kê đều cho kết quả tương tự nhau và thấp hơn mức ý nghĩa xử lý 15%. 5.2.8 Phân tích mối quan hệ giữa việc được bảo lãnh với quyết định vay Việc không có hay thiếu tài sản thế chấp có thể được bổ sung bằng hình thức được bảo lãnh khi vay vốn. Số doanh nghiệp tư nhân muốn được bảo lãnh là khá lớn và họ thích vay vốn bằng hình thức bảo lãnh. Trong mẫu thì có đến 76,9% tổng số doanh nghiệp tư nhân muốn được bảo lãnh và có đến 85% doanh nghiệp sẽ vay trong những doanh nghiệp muốn được bảo lãnh lại quyết định vay. Còn đối với những doanh nghiệp không quan tâm đến hình thức bảo lãnh thì tỉ lệ vay và không vay của những doanh nghiệp này không có sự khác biệt. Như vậy theo mẫu này những doanh nghiệp tư nhân có xu hướng muốn vay bằng hình thức bảo lãnh. Bảng 24: SỐ DOANH NGHIỆP CÓ VAY VÀ KHÔNG VAY MUỐN HAY KHÔNG MUỐN ĐƯỢC BẢO LÃNH Bảo lãnh Tổng Không Chọn Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 6 6 12 % hàng 50,0% 50,0% 23,1% % cột 50,0% 15,0% 23,1% Có Vay Số doanh nghiệp 6 34 40 % hàng 15,0% 85,0% 76,9% % cột 50,0% 85,0% 76,9% Tổng Số doanh nghiệp 40 52 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU Value Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 6,370 0,012 Likelihood Ratio 5,729 0,017 Fisher's Exact Test 0,020 0,020 (Nguồn: Tính toán từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006) Giả thiết đặt ra H0: yếu tố hình thức vay bảo lãnh không có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hưởng bởi hình thức vay bảo lãnh trong tổng thể. Giá trị kiểm định cho thấy mức ý nghĩa quan sát α của các loại thống kê đều cho thấp hơn mức giá trị α xử lý. Vì vậy em bác bỏ giả thiết H0, tức là với dữ liệu trong mẫu em kết luận rằng có mối quan hệ giữa hình thức vay bảo lãnh với quyết định vay trong tổng thể. CHƯƠNG 6 GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÌM ĐẾN VỐN VAY NGÂN HÀNG 6. 1 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP Những điểm thuận lợi để quyết định vay - Thứ nhất: doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp linh hoạt trong hoạt động của mình và khá quen thuộc tại địa phương. - Thứ hai: doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển về qui mô trong đó có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Những điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân đối với quyết định vay - Thứ nhất: sự minh bạch của các doanh nghiệp chưa thật sự rõ ràng. - Thứ hai: tài sản làm đảm bảo tín dụng còn hạn chế một mặt về giá trị hữu hình, mặt khác những tài sản này đa số còn lạc hậu do đó khó được định giá cao . - Thứ ba: mức độ hiểu biết, hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và trình độ quản trị của chủ doanh nghiệp chưa thật cao Những ảnh hưởng thuận lợi từ bên ngoài đối với quyết định vay của doanh nghiệp - Thứ nhất: mật độ ngân hàng tại địa bàn nhiều và ngày càng quan tâm đến doanh nghiệp tư nhân với nhiều loại sản phẩm mới. - Thứ hai: những chính sách của Trung ương và địa phương cũng dành nhiều quan tâm đến khu vực này. - Thứ ba: nền kinh tế của đất nước cũng như thành phố ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp thương mại dịch vụ. Những ảnh hưởng không thuận lợi từ bên ngoài đối với quyết định vay ngân hàng - Thứ nhất: Sự chia sẽ thị trường kinh doanh với những doanh nghiệp vùng khác làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động dẫn đến nguy cơ phá sản hoặc mất sự tín nhiệm của ngân hàng. - Thứ hai: hoạt động của quỹ tín dụng sau một thời gian hoạt động đã được sự quan tâm của nhiều phía. Quỹ hỗ trợ tín dụng này là một trong những đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. - Thứ ba: Còn một bộ phân không nhỏ doanh nghiệp tư nhân còn tư tưởng hoạt động dựa vào sức mình là chính, ngại phiền hà nhất là thủ tục giấy tờ, giao dịch bằng tiền mặt vẫn còn nhiều. 6.2 NHỮNG GIẢI PHÁP Sự tác động lẫn nhau của những yếu tố bên trong đối bên ngoài doanh nghiệp đều có tác động đến hoạt động và quyết định vay hay không vay của doanh nghiệp. Những tác động đó đôi khi nảy sinh các yếu tố làm gia tăng quyết định vay nhưng cũng có lúc tác động đến doanh nghiệp không vay. Các giải pháp được đưa ra theo hướng thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, gia tăng quyết định vay của doanh nghiệp thông qua sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài. Kết hợp những yếu tố thuận lợi bên trong và bên ngoài đối với quyết định vay - Doanh nghiệp cần tận dụng những chính sách hỗ trợ phát triển của Trung ương và địa phương về phát triển doanh nghiệp tư nhân nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm thị trường và nâng cao chất lượng người lao động. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm làm cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. - Tận dụng sự phát triển của nền kinh tế địa phương để tạo nền vững chắc cho doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ vững chắc ở địa phương rồi tiến tới những thị trường khác trong khu vực và vươn xa hơn. - Phát triển các mối quan hệ hơn nữa với các tổ chức tín dụng. Mối quan hệ này sẽ không những thuận lợi trong việc xét duyệt vay mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Kết hợp những yếu tố bất lợi bên trong và những nhân tố thuận lợi bên ngoài đối với quyết định vay - Doanh nghiệp tư nhân cần nâng cao sự minh bạch trong hoạt động của mình, nhất là trong lĩnh vực tài chính thông qua sự tư vấn của ngân hàng và thực hiện đúng đủ các quy định của pháp luật và địa phương. - Ngoài ra những hiểu biết và năng lực quản trị của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nếu doanh nghiệp biết chú trọng những khóa huấn luyện đào tạo do các cơ quan nhà nước hỗ trợ. - Sự phát triển của nền kinh tế mà yếu tố khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố đó. Đây là điểm thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân cần nắm bắt lấy để cải tạo năng cao hiệu quả và giá trị của tài sản, tránh để tài sản lạc hậu và mất giá trị vô hình của tài sản đó. Sự kết hợp những yếu tố thuận lợi bên trong và yếu tố tác động bất lợi bên ngoài - Tận dụng sự linh hoạt trong kinh doanh và sự quen thuộc thị trường để tránh những sự đối đầu bất lợi trong kinh doanh. Nắm bắt thị hiếu thị trường, giữ vững thị trường truyền thống qua sự quen thuộc, linh hoạt trong phân khúc thị trường và hợp tác kinh doanh với các đối tác. Chỉ có như vậy thì nguy cơ phá sản, làm ăn sút kém và tình trạng ngân hàng mất tín nhiệm sẽ giảm đi. - Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi yêu cầu tất yếu khách quan là những doanh nghiệp này cần sử dụng các thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn nữa, cần làm quen với những thủ tục giấy tờ. Bởi vì những hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng được sổ sách hóa, minh bạch và tạo được những mối quan hệ với những ngân hàng. Sự kết hợp giữa những yếu tố bất lợi từ bên trong và ngoài đối với quyết định vay - Gia tăng hàm lượng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, mạng lưới kinh doanh và kênh phân phối nhằm giữ và giành thị phần trong kinh doanh. Muốn như vậy, đội ngũ lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp tư nhân phải không ngừng nâng cao lãnh lực cạnh tranh. - Không nên trông cậy quá nhiều vào các quỹ hỗ trợ tín dụng bởi vì quy mô của quỹ hiện nay cũng còn hạn chế và cơ chế thực hiện còn một số điểm cần hoàn thiện. Do đó những khoản hỗ trợ này đôi khi sẽ có sự hạn chế về số tiền hoặc thời gian hay đôi khi là cả hai. Bằng sự linh hoạt của mình, doan nghiệp tư nhân nên sử dụng nguồn hỗ trợ tín dụng này song hành cùng nguồn tín dụng của ngân hàng. CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân có sự phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thành phố Cần Thơ. Sự phát triển đó thể hiện cả về mặt số lượng doanh nghiệp tư nhân và khối lượng tài sản của các doanh nghiệp. Một trong những nhân tố quan trọng tác động vào sự lớn mạnh đó là nguồn tín dụng của ngân hàng. Những doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ tuy có phát triển và đóng góp khá lớn nhưng cũng còn những yếu tố hạn chế về vốn và số lao động nếu so với các thành phố lớn khác và những vùng kinh tế trọng điểm. Doanh nghiệp tư nhân tại đây đa số là những doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa. Do vậy những doanh nghiệp này có sự hạn chế về qui mô hoạt động nhất là nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn ngân hàng. Khi quyết định vay những yếu tố định lượng quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất là lãi suất, tài sản của doanh nghiệp và khả năng của mình. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố định tính được quan tâm khi quyết định vay hay không như cảm nhận mức độ cạnh tranh, khó khăn trong việc vay vốn, thời hạn món vay và sự hỗ trợ của nhà nước. Tóm lại, khu vực doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ tuy gặp một số khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhưng nhìn chung sự khó khăn này đang được tháo dỡ dần. Qua phân tích cho thấy xu hướng những doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng sẽ tăng lên. Bởi vì những yếu tố tác động thuận lợi đến việc vay ngày càng tăng và những yếu tố gây cản trở việc vay vốn ngân hàng lại càng bị triệt tiêu. Chính đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy xu hưóng này thông qua những yêu cầu phát triển đặt ra cho nhà nước và bản thân các doanh nghiệp. 7.2 KIẾN NGHỊ Trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai, để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ và sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng tại đây, thiết nghĩ cần có một số kiến nghị như sau: 7.2.1 Đối với các cơ quan Trung ương - Đảng và Nhà nước ta đã thành lập Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, và đây là nơi có thể nghiên cứu và phát triển những chính sách sát với thực tế của vùng trong đó có Thành phố Cần Thơ. Do đó phải nâng cao hiệu quả của Ban này đặc biệt là cần có chính sách phát triển ưu tiên doanh nghiệp tư nhân cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải và cơ sơ hạ tầng cho vùng, đặc biệt là những vùng trọng điểm của vùng với Thành phố Cần Thơ là trọng tâm. - Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về doanh nghiệp tư nhân cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng với chất lượng nghiên cứu đạt kết quả cao sát thực tế để tìm hưóng phát triển cho khu vực doanh nghiệp này. 7.2.2 Kiến nghị với các cơ quan của Thành phố Cần Thơ. - Trong nghị quyết phát triển kinh tế của Đảng bộ, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ phải có sự đánh giá đúng đắn về hiện trạng và hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. - Tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh của các khu vực kinh tế trong đó cần phải hạn chế đến mức có thể sự bảo lãnh vay vốn đối với những doanh nghiệp nhà nước, tăng cường sự quan tâm này cho những doanh nghiệp tư nhân. - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thành phố Cần Thơ cùng các cơ quan chức năng có liên quan cần tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân. Trong đó tăng cường hoạt động và chất lượng hoạt động của các trung tâm tư vấn, trung tâm thông tin và các khóa đào tạo cho những doanh nghiệp này phải phù hợp hơn với thực tế. 7.2.3 Đối với ngân hàng tại Thành phố Cần Thơ - Các ngân hàng cần phải cùng nhau hình thành trung tâm thông tin khách hàng trong đó có thông tin về những doanh nghiêp tư nhân để thuận tiện cho việc xét duyệt thủ tục vay, giảm sự phiền hà không cần thiết. - Phát triển những sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại đây như những sản phẩm bao thanh toán, ủy nhiệm thu, chiết khấu, nhiều hình thức cho vay linh động hơn. Song song đó cần phải bám sát tín dụng đối với những doanh nghiệp tư nhân này mà trước hết là tư vấn họ sử dụng vốn vay đúng mục đích. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài (2006). “Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam”, 2. Trương Đình Độ (2004). “Vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngân hàng nói gì?”, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, (số 8), trang 6. 3. Tấn Đức (2006). “Vì sao chưa có doanh nghiệp tư nhân lớn?” Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, (Số : 25-2006 ( 809 )), trang 12. 4. Tổng cục thống kê, “ Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ 2002 đến 2005”. 5. Tổng cục thống kê, “Điều tra toàn bộ doanh nghiệp từ 2001 đến 2003”. 6. Ari Kokko, Hải Đăng biên dịch ( 2003 – 2004). “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”. 7. Hữu Hạnh (2007). “Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Báo Nhân Dân, (số ra 9/01/2007), trang 5. 8. Henrik Hansen, John Rand, Finn Tarp. “ Tăng trưởng và tồn tại của doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của nhà nước”. 9. Đình Hòa (2006). “Giải “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (số 806 ngày 17/12/2006), trang 4-5. 10. Nguyễn Ngọc Hùng (2006) “Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Cần Thơ, (số 21, tháng 2 năm 2006), trang 3. 11. Minh Lam. “Để Việt Nam bay lên”, Vietnamnet. 12. Trần Vũ Nghi (2007). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa với tới... chính sách ưu đãi!”, Tuổi Trẻ, (số ra 20/5/2007), trang 4. 13. Dương Ngọc (2005).“ Vị thế của kinh tế tư nhân”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (số 58), trang 8. 14. Việt Phong (2006). “Toàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam: Manh mún”, Doanh Nhân Cuối Tuần, (số11), trang 6. 15. Lê Văn Sự. “ Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của 10 tỉnh, thành phố và một số phát hiện ban đầu”. 16. TS. Nguyễn Đình Tài. “Những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh và các đề xuất”. 17. Cục Thống Kê thành phố Cần Thơ, (2006). “Tình hình hoạt động doanh nghiệp”, Niên Giám thống kê 2005, trang 14-15. 18. Trần Trọng Toàn (2004).“Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Sáu bước vượt “rào cản””, Thời Báo Tài Chính, ( Số ra 17/11/2004), trang 8-9. 19. Lâm Khiết Toàn (2003). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ mong muốn điều gì?”, Đầu Tư Chứng Khoán, (số 22), trang 2. 20. Hồ Hồng Tuân (2006). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường”, Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương, ( số 78), trang 9.. 21. Vũ Quốc Tuấn. “Kinh tế dân doanh nhìn từ gốc độ dân chủ hóa trong nền kinh tế mới”. 22. Nguyễn Minh Quốc ( 2005). “Cần Thơ sau 30 năm xây dựng và phát triển”, Báo Cần Thơ, (số ra 30/4/2005), trang 2 – 4. 23. The World Bank, (1995). “Private Sector Development in Low-Income Countries”, Washington, (6/1995). 24. Phan Dinh Khoi, Truong Dong Loc, Vo Thanh Danh, (2006).“An overview of development of private enterprise economy in the mekong delta of Viet Nam”, 25. Markus Taussig, Skadi Falatik, Luu Thanh Duc Hai, Phan Dinh Khoi and Markus Papenroth (2003). “Private Enterprises in the Mekong Delta”, 26. Hoàng Trọng, Phân tích dữ liệu nghiên cứu, 2005, Nhà xuất bản thống kê. 27. Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ, 2003, 2004, 2005 28. TS. Phạm Thúy Hồng, Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 29. TS. Trịnh Hoa Mai, Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, 2005, Nhà xuất bản Thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại.doc
Luận văn liên quan