Đề tài Phân tích thực trạng kinh doanh thua lỗ của tập đoàn kinh tế Vinashin

I. Giới thiệu về Vinashin 1. Lịch sử hình thành Ngành công nghiệp Tàu thủy Việt Nam khởi nguồn từ những năm 1958 - 1960, với tên ban đầu là cơ khí thủy, trực thuộc Cục Cơ khí - Bộ Giao thông Vận tải. Sự hình thành và phát triển của Ngành gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên Đất nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1975 – 1985: các cơ sở đóng tàu của Việt Nam vừa ít ỏi lại vừa thoát khỏi chiến tranh. Chúng ta vừa phải phục hồi vừa phải xây dựng lại vừa phải tổ chức sản xuất, đơn vị chủ quản cấp trên là Cục Cơ khí vừa làm chức năng quản lý nhà nước vừa làm chức năng quản lý doanh nghiệp. Giai đoạn 1986 – 1995: lực lượng cơ khí thủy trong Cục Cơ khí được tách ra tổ chức hoạt động dưới dạng Liên hiệp các xí nghiệp, giai đoạn này ngành Đóng tàu dần dần được hồi sinh nhưng chưa có định hướng phát triển rõ ràng, năng lực sản xuất hạn chế, tàu lớn nhất đóng được có trọng tại khoảng 3.800 tấn. Ngày 31/01/1996: Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở đóng tàu trong cả nước, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết định số 1420/QĐ – TTg ngày 21/11/2001 và Quyết định 1055/QĐ – TTg ngày 21/11/2002 về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và quy hoạch tổng thể ngành Công nghiệp ngành tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại trở thành nòng cốt của của ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước. Để tổ chức và hoạt động cũng như đầu tư phát triển có hiệu quả hơn, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 60/2003/QĐ-TTg ngày 04/11/2003 về việc thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đồng thời Thủ tướng đã có quyết định số 247/QĐ - TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo mô hình này. Tiếp theo là Quyết định số 1106/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến 2015. Ngày 15/5/2006: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, và quyết định 104 QĐ - TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với mục đích hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà nước là chi phối bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả. __________________________________________________ __________________________________________________ _______ II. Hiện tượng Vinashin kinh doanh thua lỗ 1. Hiện tượng Vinashin thua lỗ Thủ tướng ___________ __________________________________________________ __________________________________________________ _____ III. Kết luận __________________________________________________ __________________________________________________ ______ Tài liệu tham khảo

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng kinh doanh thua lỗ của tập đoàn kinh tế Vinashin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu về Vinashin Lịch sử hình thành Ngành công nghiệp Tàu thủy Việt Nam khởi nguồn từ những năm 1958 - 1960, với tên ban đầu là cơ khí thủy, trực thuộc Cục Cơ khí - Bộ Giao thông Vận tải. Sự hình thành và phát triển của Ngành gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên Đất nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1975 – 1985: các cơ sở đóng tàu của Việt Nam vừa ít ỏi lại vừa thoát khỏi chiến tranh. Chúng ta vừa phải phục hồi vừa phải xây dựng lại vừa phải tổ chức sản xuất, đơn vị chủ quản cấp trên là Cục Cơ khí vừa làm chức năng quản lý nhà nước vừa làm chức năng quản lý doanh nghiệp. Giai đoạn 1986 – 1995: lực lượng cơ khí thủy trong Cục Cơ khí được tách ra tổ chức hoạt động dưới dạng Liên hiệp các xí nghiệp, giai đoạn này ngành Đóng tàu dần dần được hồi sinh nhưng chưa có định hướng phát triển rõ ràng, năng lực sản xuất hạn chế, tàu lớn nhất đóng được có trọng tại khoảng 3.800 tấn. Ngày 31/01/1996: Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở đóng tàu trong cả nước, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết định số 1420/QĐ – TTg ngày 21/11/2001 và Quyết định 1055/QĐ – TTg ngày 21/11/2002 về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và quy hoạch tổng thể ngành Công nghiệp ngành tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại trở thành nòng cốt của của ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước. Để tổ chức và hoạt động cũng như đầu tư phát triển có hiệu quả hơn, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 60/2003/QĐ-TTg ngày 04/11/2003 về việc thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đồng thời Thủ tướng đã có quyết định số 247/QĐ - TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo mô hình này. Tiếp theo là Quyết định số 1106/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến 2015. Ngày 15/5/2006: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, và quyết định 104 QĐ - TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với mục đích hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà nước là chi phối bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức Công ty mẹ Tập đoàn Kinh tế Vinashin được hình thành trên cơ sở Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn phòng tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc: 03 Chi nhánh (Công ty xuất nhập khẩu Vinasshin; Trung tâm đào tạo và hợp tác lao động với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn quản lý đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin) và các Ban chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay Văn phòng tập đoàn có: 14 Ban chuyên môn nghiệp vụ và 32 Phòng thuộc các Ban nghiệp vụ. Một số chi nhánh còn lại của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi các dự án đầu tư này đi vào hoạt động có hiệu quả, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Tập đoàn sẽ nhượng lại một phần vốn điều lệ của các công ty này để chuyển thành các công ty cổ phần, thu hồi vốn đầu tư. b, Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của Tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ - Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện nổi; Chế tạo kết cấu dàn khoan; Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ; - Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ; - Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp Tàu thuỷ; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thuỷ; - Dịch vụ, khách sạn, cung ứng hàng hải; Dịch vụ Logistic, tàu mẫu, quảng cáo; Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất; Vận tải biển; - Sản xuất, mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao; Sản xuất, lắp ráp động cơ Diezel, động cơ lắp đặt cho tàu thuỷ; Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ; Mua, bán, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí; - Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và mua bán vật tư, thiết bị giao thông vận tải (trừ vật tư thiết bị, phương tiện giao thông vận tải cấm xuất nhập khẩu do pháp luật quy định); - Khảo sát, thiết kế, cung cấp lắp đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy; - Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ hàng hải: Đại lý cung ứng, lai dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; Đại lý hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải; Dịch vụ cảng, bến cảng, bốc xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải; - Kinh doanh nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp; c, Cơ cấu quản lý và điều hành Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Ban kiểm soát Tập đoàn, Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Hội đồng quản trị Tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Cơ cấu quản lý của các công ty con là các Tổng công ty gồm: chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoạt động theo mô hình Chủ tịch Công ty. Hiện tượng Vinashin kinh doanh thua lỗ Hiện tượng Vinashin thua lỗ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong giai đoạn 1996 - 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của Vinashin hàng năm đạt 35 - 40%, kinh doanh đều có lãi (theo kết quả kiểm toán độc lập, lợi nhuận trước thuế năm 2005 là 126,5 tỷ đồng, năm 2006 là 503,3 tỷ đồng, năm 2007 là 858,8 tỷ đồng, năm 2008 là 645,1 tỷ đồng); đến hết năm 2009 đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 3.300 tỷ đồng. Tập đoàn đã có bước phát triển đáng kể về năng lực đóng và sửa chữa tàu biển; đến năm 2008, có đội ngũ lao động gần 70 nghìn người, trong đó, trình độ đại học và trên đại học hơn 12 nghìn, công nhân kỹ thuật trên 55 nghìn. Tính đến đầu năm 2009, Tập đoàn đã có số đơn đặt hàng đóng tàu với tổng giá trị gần 12 tỷ USD. Tập đoàn đã hoàn thành đóng và bàn giao được 279 tàu trị giá trên 1,8 tỷ USD, bao gồm: 59 tàu trọng tải 6.500 và 15.000 tấn, 9 tàu 22.500 và 34.000 tấn, 9 tàu 53.000 tấn, 6 tàu container, 1 tàu chở ô tô 4.900 xe, 1 kho nổi chứa xuất dầu thô 150.000 tấn với trang thiết bị hiện đại và nhiều loại tàu khác. Trong số tàu trên, đã xuất khẩu 155 tàu, trị giá trên 1,1 tỷ USD. Từ cuối năm 2008, Vinashin gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, không thu xếp được vốn để thực hiện các hợp đồng đã ký. Tập đoàn lâm vào tình trạng thua lỗ (năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng). Thực trạng này có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều chủ tàu đã hủy hợp đồng (từ đơn hàng có giá trị gần 12 tỷ USD xuống chỉ còn trên 2 tỷ). Song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trước hết là do việc cố ý làm trái, báo cáo không trung thực và yếu kém của lãnh đạo Tập đoàn trong quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính và đầu tư, phát triển thêm quá nhiều doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh…Trong khi đó, một số cơ quan chức năng thuộc Chính phủ chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với Tập đoàn. Khi được báo cáo tình hình quản lý yếu kém và sai trái của lãnh đạo Vinashin, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ chức năng, Bộ quản lý ngành liên tục theo sát để tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh và yêu cầu cắt giảm từ 106 dự án với tổng mức đầu tư gần 64 nghìn tỷ đồng xuống còn 28 dự án với tổng mức đầu tư gần 25 nghìn tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2010 - 2011, chỉ thực hiện 13 dự án đang đầu tư dở dang với tổng mức đầu tư gần 2 nghìn tỷ đồng. Tháng 7 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu đề xuất phương án tái cơ cấu Tập đoàn; đồng thời, đã yêu cầu Tập đoàn nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thành viên và yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các sai phạm theo pháp luật. Theo báo cáo của Tổ công tác và Hội đồng quản trị tập đoàn Vinashin, đến ngày 30 tháng 6 năm 2010, tổng số nợ của Tập đoàn là hơn 86 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ đến hạn phải trả trên 14 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu bằng gần 11 lần. Tập đoàn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, sản xuất đình đốn, nợ lương, nợ bảo hiểm đối với người lao động, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người. Số nợ vay 86 nghìn tỷ đồng và số vốn chủ sở hữu hơn 8.000 tỷ đồng đang nằm trong tổng giá trị tài sản của Tập đoàn trên sổ sách là hơn 104 nghìn tỷ đồng. Giá trị thực tế của mỗi tài sản cũng có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn trên sổ sách, hiện đang được rà soát đánh giá cụ thể. Các tài sản này đang được quản lý ở các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, trong đó có 110 cơ sở sản xuất, với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt, 14 nhà máy đóng tàu đang thực hiện đầu tư; các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ; các dự án khu công nghiệp, cảng biển và đội tàu vận tải biển 700 nghìn tấn trọng tải… Như vậy, con số 86 nghìn tỷ nợ vay của Tập đoàn không phải là số tiền mà Vinashin đã thua lỗ, thất thoát.  Thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ Chính trị về việc kiện toàn và xây dựng, phát triển Tập đoàn Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ thị và đã thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, đã tăng cường Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, kiện toàn một bước tổ chức và quy chế hoạt động của Tập đoàn. Đồng thời phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin với mục tiêu là sớm ổn định sản xuất kinh doanh, củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, từng bước trả được nợ, tích lũy và phát triển; xây dựng Vinashin làm nòng cốt của ngành công nghiệp tàu biển, là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện Chiến lược Biển… Thủ tướng cho biết, tuy khó khăn còn rất lớn nhưng việc triển khai các giải pháp tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đã có kết quả bước đầu tích cực. Đã chấn chỉnh, kiện toàn một bước về tư tưởng, tổ chức, đội ngũ cán bộ và quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn. Đến nay, về cơ bản, sản xuất kinh doanh được duy trì và có bước  phục hồi. Theo đó, từ đầu năm đến ngày 18 tháng 11 năm 2010 Vinashin đã giao được 36 tàu với giá trị hợp đồng trên 280 triệu USD, từ nay đến cuối năm sẽ giao thêm 21 tàu với tổng giá trị gần 293 triệu USD, trong đó có 7 tàu xuất khẩu. Tập đoàn đang phấn đấu giao thêm 9 tàu nữa, nâng tổng số tàu dự kiến giao trong năm lên 66 tàu với tổng giá trị gần 600 triệu USD. Đã có một số khách hàng trong và ngoài nước ký thêm các hợp đồng đóng mới với Tập đoàn. Năm 2010 doanh thu của Tập đoàn dự kiến sẽ đạt 14 - 15 nghìn tỷ đồng và lỗ kinh doanh sẽ ít hơn năm 2009… Ảnh hưởng của hiện tượng Vinashin thua lỗ đến nền kinh tế Việt Nam Giảm uy tín của các Doanh nghiệp khi đi vay vốn Xếp hạng tín nhiệm quốc gia bị hạ bậc, vị trí của các nhà băng lớn theo đánh giá của Moody’s hay Standard & Poor’s cũng giảm theo. Chưa hết, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế cũng bị ảnh hưởng vì Vinashin. Chủ tịch một quỹ đầu tư cho biết, vụ Vinashin mới vỡ lở ở Việt Nam thời gian gần đây nhưng dân trong ngành tài chính thì dự đoán trước đó khá lâu. Năm 2008, trái phiếu quốc tế của Vinashin đã được mua bán trên thị trường với lợi tức từ 24-27% một năm, thể hiện mức độ rủi ro rất cao mà các nhà đầu tư nhận định về tập đoàn này. Cũng từ đó, ông này nhận định, chi phí huy động vốn quốc tế nói chung của Việt Nam (bao gồm cả Chính phủ và các doanh nghiệp) cũng sẽ bị gia tăng. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, khó khăn nhất sẽ là các ngân hàng đang có trái phiếu phát hành trên thị trường quốc tế. Lợi tức đối với các trái phiếu này sẽ tăng cao khi nhà đầu tư lo ngại hơn về rủi ro trả nợ. Trong trường hợp các ngân hàng nội địa chào bán cổ phiếu cho đối tác nước ngoài, thị giá của chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng do uy tín tài chính của các ngân hàng Việt Nam nói chung bị giảm sút. Trong khi đó, một lãnh đạo của BIDV thì cho rằng, không chỉ có các ngân hàng, các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu quốc tế hay việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ cũng sẽ bị đội chi phí. Khi các hãng xếp hạng tín nhiệm đánh giá mức độ rủi ro cao hơn thì lợi tức đưa ra cũng phải cao hơn. Điều này càng gia tăng sau sự kiện Vinashin không trả được nợ trái phiếu quốc tế đợt đầu tiên. Tuy nhiên, chi phí huy động vốn trong nước thì không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ xin hoãn trả nợ không đồng nghĩa với việc trái phiếu quốc tế của Vinashin không có ai mua hay doanh nghiệp Việt Nam không thể huy động được vốn từ nước ngoài, chuyên gia này khẳng định. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực vốn, con người Do những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng, nhất là về đầu tư, sử dụng vốn của lãnh đạo Tập đoàn cộng với những tác động nặng nề của yếu tố khách quan, đã làm cho Vinashin thua lỗ, không vay được vốn, mất khả năng chi trả. Hệ luỵ là việc làm, đời sống và việc thực hiện chính sách đối với người lao động ở các doanh nghiệp của Vinashin gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, trong quá trình hình thành và phát triển, Vinashin đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực đóng tàu mà ngay cả nhiều tập đoàn cùng ngành trên thế giới cũng đã từng mơ ước. Trong thời gian bị thua lỗ, những người lao động, đặc biệt là lao động tay nghề cao sẽ không tránh khỏi những dao động về mặt tâm lý. Theo báo cáo, hiện có 7.314 người lao động thiếu việc làm, nợ tiền lương của người lao động 103,47 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 143,98 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sử dụng vốn đi vay nhưng đầu tư dàn trải, tùy tiện nên hàng loạt dự án ngàn tỉ của Vinashin phải dừng lại dở dang, đẩy nhiều doanh nghiệp đối tác vào hoàn cảnh khó khăn. Đầu tư không hiệu quả, lạm phát tăng cao Nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam chính là yếu tố tiền tệ. Nói một cách khác nguồn vốn đã không được sử dụng hiệu quả do: Đầu tư công quá mức; Sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp; Và cuối cùng là việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Những hệ lụy của con tàu Vinashin làm cho kinh tế Việt Nam trượt dốc khiến chính phủ lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu cho phép phá sản thì nền kinh tế do những tập đoàn nhà nước thống trị trên thị trường hiện nay sẽ không tài nào kiểm soát sự phá sản hàng loạt. Nhưng tiếp tục cưu mang con tàu còm cõi này thì gánh nặng còn tiếp tục đè nặng nền kinh tế Việt Nam và là một lực cản khó giải tỏa. Có khả năng gây “phản ứng dây chuyền” – nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nếu Vinashin tuyên bố phá sản Nếu Vinashin tuyên bố phá sản thì một số doanh nghiệp đang đầu tư vào Vinashin sẽ không được trả nợ, nếu vốn đầu tư quá lớn doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục hoạt động vì không có khả năng thu hồi vốn. Đứng về mặt khoa học kinh tế thì Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, việc chuyển đổi một số ngành nghề kinh doanh sang doanh nghiệp khác, cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, tính toán lại nợ… là những biểu hiện. Tuy nhiên, Vinashin là một tập đoàn nhà nước mà Chính phủ là chủ sở hữu. Tập đoàn ấy còn liên quan đến 7 vạn lao động đang làm việc tại đây. Thêm vào đó, phải đặt việc phá sản trong bối cảnh của năm 2010 khi mà quỹ bảo hiểm thất nghiệp mới hình thành năm 2009 và hiện giờ thì vẫn chưa đủ thời gian để hình thành nguồn để chi trả. Khi tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về những khoản lỗ, cũng như các vấn đề gì nảy sinh tiếp theo với doanh nghiệp nhưng với Vinashin thì không thể làm thế. Với cách phá sản đặc thù của Vinashin, người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn đảm bảo được sự ổn định vĩ mô. Một số ý kiến liên quan đến việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin GS.TS Trần Ngọc Hiên (phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế của Ủy ban Trung ương MTTQ VN): Phải xem xét lại mô hình tập đoàn “Tái cấu trúc cả nền kinh tế nói chung và ở từng tập đoàn kinh tế nói riêng không phải là chuyện rách đâu vá đấy. Việc thí điểm hình thành Tập đoàn Vinashin và một số tập đoàn kinh tế khác có những điểm không tuân thủ đúng quy luật của kinh tế thị trường, sự hoành tráng về quy mô dựa trên những phép cộng đơn thuần không nói lên sự phát triển vượt bậc của một đơn vị kinh tế, nhất là trong tình trạng trình độ quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, việc Vinashin không tự lớn lên được và phải tái cơ cấu theo kiểu san sẻ hơn 10 trong số 40 đơn vị kinh tế của mình cho các tập đoàn, tổng công ty khác cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta nói thí điểm mô hình kinh tế nhưng khái niệm tập đoàn lại không được làm rõ. Tập đoàn kinh tế lẽ ra phải được hình thành cùng với sự hoàn thiện của nền kinh tế thị trường chứ không phải bắt nguồn từ ý chí chủ quan, bao cấp, che đỡ và chỉ huy bởi mệnh lệnh hành chính. Tập đoàn đâu phải là thứ muốn to thì to, muốn nhỏ thì nhỏ mà phải tuân theo quy luật về chuỗi giá trị, về cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường. Bài học từ “sự cố” Vinashin đòi hỏi các nhà quản trị kinh tế quốc gia phải xem xét lại mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với tính hiệu quả của nó”. Ông Phạm Viết Muôn - phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - đã trả lời nhiều câu hỏi của báo giới liên quan đến việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin). Báo Tuổi Trẻ: + Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc tái cơ cấu Vinashin. Việc tái cơ cấu này có phải để giảm nợ cho Vinashin? Mục tiêu không phải giảm nợ mà thứ nhất là duy trì và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển; thứ hai là sử dụng có hiệu quả năng lực, cơ sở vật chất đã và đang đầu tư; thứ ba là không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; thứ tư là đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. + Thưa ông, năm 2005 khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế về cho Vinashin vay lại thì có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tương lai của ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam không? Tham khảo ý kiến chuyên gia thì nhiều lắm. Vào năm 2006, 2007 Vinashin hoạt động tốt, phát triển tốt, qua năm 2008 mới suy thoái. Người ta đặt đóng tàu với mình 166 hợp đồng, giá trị 5-6 tỉ USD, nhưng có suy thoái lại thôi... Các cơ quan làm chiến lược, làm chính sách không phải chỉ tham khảo ý kiến chuyên gia trong nước mà cả nước ngoài để đánh giá. Thời Báo Kinh Tế VN: + Có đánh giá rằng một số dự án được chuyển giao là thuộc lĩnh vực chính của Vinashin và đây là các dự án triển vọng, liệu có mâu thuẫn gì ở đây? Đúng là trong các dự án chuyển giao có một số dự án thuộc lĩnh vực chính của Vinashin, nhưng những dự án đó nếu để ở Vinashin thì không có tiền tiếp tục đầu tư nên chuyển sang nơi khác, không có mâu thuẫn. Kết luận Năm 2010 sắp khép lại với nhiều dư âm đáng suy ngẫm. Nhìn nhận một cách công bằng, năm 2010 Việt Nam đã "vượt bão" tương đối thành công, với những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận. Đây cũng là năm của nhiều sự kiện có ý nghĩa bản lề đối với công cuộc phát triển của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới. Nếu cần để bình chọn sự kiện năm 2010, có lẽ một trong những sự kiện lớn nhất chính là sự cố Vinashin vỡ lở với khối nợ nần khổng lồ và Chính phủ buộc phải thực hiện việc cải tổ, tái cơ cấu toàn diện đối với tập đoàn này. Có thể nói, vụ việc Vinashin một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về quản trị doanh nghiệp nhà nước ở các tập đoàn kinh tế. Hay nói cách khác, sự đổ vỡ của một Vinashin "cũ" đã báo hiệu một sự đổ vỡ mang tính dây chuyền về quản trị doanh nghiệp nhà nước ở nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn khác của nhà nước nếu chúng không sớm được đổi mới, chấn chỉnh. Một cách thức quản trị thiếu trách nhiệm, thậm chí cố tình vi phạm pháp luật của một nhóm lãnh đạo, cán bộ của Vinashin trong đó có cả ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Vinashin, ông Trần Quang Vũ, nguyên tổng giám đốc Vinashin, ông Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát...và một số cán bộ, nhân viên khác trong tập đoàn này đã dẫn đến một hậu quả không thể nào tránh khỏi như đã biết. Nhưng một điều đáng nói nữa là hệ thống kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực đầu tư rất lớn của nhà nước dành cho Vinashin nói riêng và có thể nói các tập đoàn nói chung chưa được chặt chẽ. Cho dù có tới 11 cuộc thanh tra, kiểm toán với tập đoàn này trong nhiều năm qua như lời ông Trần Văn Truyền, tổng thanh tra Chính phủ nói thì với những hậu quả diễn ra, như đã thấy ở Vinashin, cho thấy, cả một hệ thống kiểm tra, giám sát từ bên ngoài lẫn nội bộ đã không phát huy hiệu quả. Sự yếu kém, thiếu hiệu quả của bộ máy giám sát, kiểm tra ấy đòi hỏi đã đến lúc phải chấn chỉnh một cách quyết liệt và nghiêm túc, nếu không muốn lặp lại kịch bản tương tự. Nhưng sự giải cứu ấy từ Chính phủ phải có điều kiện bắt buộc kèm theo. Tất cả các con bệnh đều phải uống một đơn thuốc khắc nghiệt tái cấu trúc doanh nghiệp, lành mạnh hóa hệ thống quản trị và tuân thủ chặt chẽ kỷ luật tài chính. Cho đến nay, theo như thông báo của lãnh đạo Vinashin, những sự thay đổi về nhân sự, tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, từ tập đoàn Vinashin cho đến các thành viên trong khối doanh nghiệp này có những cải thiện đáng kể. Vinashin dự kiến kết thúc quá trình sắp xếp, tái cơ cấu vào năm 2013 và có khả năng, có lãi vào năm 2015. Nếu nhìn vào quá trình tái cơ cấu mà Vinashin đang thực hiện, hãy tạm ứng một niềm tin vào những cố gắng của Chính phủ và của Vinashin trong việc xây dựng một Vinashin mới. Nhưng niềm tin cũng phải có cơ sở: cơ sở ấy không phải chỉ dựa trên việc chuyển giao những đơn vị, dự án sang cho các doanh nghiệp khác để giảm nợ, không phải chỉ ở việc cho khoanh nợ, giãn nợ - một cách thức vốn từng áp dụng với những doanh nghiệp đổ vỡ trước đây như tổng công ty Dâu tằm tơ, Dệt Nam Định, ở việc bơm thêm vốn...mà phải ở việc thay đổi cách thức quản trị, điều hành, ở những cố gắng, những cách làm khoa học, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có lợi nhuận cao, nâng cao được sức cạnh tranh của chính tập đoàn này. Nhưng người dân thì còn mong nhiều hơn thế. Hãy xem những vấn đề xảy ra với Vinashin như một mệnh lệnh thúc ép không chỉ tập đoàn này mà tất cả các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác phải thay đổi, chấn chỉnh lề lối quản trị, sản xuất, kinh doanh để đảm bảo hiệu quả; công khai, minh bạch để người dân, Quốc hội có thể giám sát từng đồng vốn đầu tư vào khối doanh nghiệp này được sử dụng như thế nào, hiệu quả đến đâu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, 2, 3,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thực trạng kinh doanh thua lỗ của tập đoàn kinh tế Vinashin.doc
Luận văn liên quan