Đề tài Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần huyndai aluminum vina

Trải qua gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty cổ phần Huyndai Aluminum Vina đã xây dựng được thương hiệu của mình, trực thuộc tập đoàn mang tầm cỡ Quốc tế như tập đoàn Huyndai cũng là một lợi thế để Công ty khẳng định vị trí trên thị trường. Tận dụng lợi thế sẵn có, Công ty cần tích cực gia tăng hiệu quả hoạt động trong những năm tới góp phần phát triển đất nước. Việc phân tích đòn bẩy của Công ty trong giai đoạn 2012-2014 đã cho thấy sự tác động và tầm quan trọng của việc sử dụng đòn bẩy tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể nói trong giai đoạn này việc sử dụng đòn bẩy chưa thực sự mang lại hiệu quả cao cho Công ty tuy nhiên dựa vào chiến lược phát triển mới của mình, Công ty có thể hoàn toàn tin tưởng về một triển vọng mới trong những năm tới.

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần huyndai aluminum vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả, ở mỗi giai đoạn khác nhau, đòn bẩy hoạt động chưa phát huy được hết khả năng khuếch đại EBIT của nó vì vậy khi quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động Công ty cần tính toán doanh thu chi phí kĩ lưỡng để tăng cường mức lợi nhuận và nếu Công ty đang hoạt động trong giai đoạn khó khăn, EBIT có nguy cơ bị giảm sút thì mức độ sử dụng đòn bẩy nên thấp hơn để tránh sự khuếch đại rủi ro do đòn bẩy hoạt động mang lại. 2.2.2. Phân tích đòn bẩy tài chính 2.2.2.1. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thể hiện qua việc Công ty có vay nợ nhiều hay không. Từ số liệu tổng hợp tại bảng 2.12 và biểu đồ 2.5 có thể thấy trong cả 3 năm 44 mức độ sử dụng nợ của Công ty là rất cao, luôn chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng lên ở giai đoạn 2013-2014. Đặc biệt nguồn vốn từ vay nợ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu rất nhiều, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này cũng đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Việc sử dụng nợ vay với tỷ trọng lớn giúp tạo ra lá chắn thuế cho Công ty tuy nhiên khi sử dụng vốn vay với tỷ trọng lớn Công ty luôn phải đảm bảo tỷ suất sinh lời từ vốn vay cao và phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay cũng như khả năng trả lãi. Qua đây có thể kết luận rằng Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ lớn, điều này là khá mạo hiểm bởi nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận trên một cổ phần và khả năng thanh toán nợ của Công ty. Bảng 2.12. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012 2013 2014 2012-2013 2013-2014 Tổng nợ/ Tổng tài sản 0,84 0,86 0,89 0,02 0,03 Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu 5,10 6,13 7,80 1,03 1,68 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán) Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty) .0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1612.78 2261.52 3006.93 316.15 369.06 385.3 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library 45 2.2.2.2. Phân tích quan hệ EBIT và EPS Bảng 2.13. EPS của Công ty giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2012 2013 2014 2012-2013 2013-2014 EBIT 54,90 148,65 137,44 170,77 (7,54) I 37,93 55,05 89,96 45,14 63,42 EAT 12,73 70,20 37,03 451,56 (47,24) Số lượng cổ phiếu 400.000 400.000 400.000 0,00 0,00 EPS (Đồng) 31.82 175.50 92.59 451,56 (47,24) (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty) Trong một Công ty cổ phần, đại lượng mà các cổ đông quan tâm nhất đó là giá trị của cổ phiếu họ đang nắm giữ vì vậy EPS vừa đóng vai trò nói lên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vừa phần nào thể hiện mức độ hấp dẫn của Cổ phiếu đó. Từ số liệu bản 2.13 thấy rằng EPS qua các giai đoạn có sự thay đổi cùng chiều với EBIT cụ thể là khi EBIT tăng lên 170,77% ở năm 2013 thì EPS tăng 451,56% và ở năm 2014 khi EBIT giảm 7,54% thì EPS giảm 47,24%. Mức giảm của EPS luôn lớn hơn mức giảm của EBIT vì vậy có thể kết luận 1% thay đổi của EBIT dẫn tới sự thay đổi của EPS lớn hơn 1% hay nói cách khác, sự thay đổi EBIT tác động đến EPS mang tính khuếch đại. Năm 2014 EBIT sụt giảm đã làm khuếch đại mức độ sụt giảm của EPS cho thấy Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thiếu hiệu quả và dẫn tới lợi nhuận của các cổ đông bị giảm sút. 2.2.2.3. Độ bẩy tài chính Qua kết quả của bảng tính độ bẩy tài chính dưới đây có thể thấy rằng: Năm 2012 độ bẩy tài chính bằng 3,24 lần nghĩa là khi EBIT thay đổi 1% sẽ làm EPS thay đổi 3,24% và đến năm 2013 con số này giảm xuống thành 1,59 lần do EBIT và lãi vay đều tăng lên nhưng mức độ tăng của EBIT là 170,77% lớn hơn mức độ tăng của lãi vay là 45,14%. Sang đến năm 2014 do công ty làm ăn kém hiệu quả dẫn tới EBIT giảm xuống và phần vốn vay bổ sung của Công ty trong năm 2014 đã làm lãi vay tăng lên 46 63,42% dẫn tới độ bẩy tài chính DFL tăng lên 82,27% thành 2,89 lần. Trong giai đoạn 2012-2014 mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng liên tục trong khi mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (độ bẩy tài chính) lại có sự biến động cụ thể là độ bẩy tài chính giảm đi ở năm 2013 và tăng lên trong năm 2014. Bảng 2.14. Độ bẩy tài chính DFL Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2012 2013 2014 2012-2013 2013-2014 EBIT 54,90 148,65 137,44 170,77 (7,54) I 37,93 55,05 89,96 45,14 63,42 DFL=EBIT/(EBIT-I) (lần) 3,24 1,59 2,89 (50,91) 82,27 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty) Để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty trong giai đoạn 2012-2014 cần xem xét sự thay đổi của EBIT và DFL. Sự thay đổi này được thể hiện một cách trực quan qua biểu đồ: Biểu đồ 2.6. Mức độ thay đổi của EBIT và DFL (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty) Biểu đồ trên cho thấy năm 2013 khi EBIT của Công ty ở ngưỡng cao nhất trong cả giai đoạn và đạt 148,65 tỷ đồng thì độ bẩy tài chính lại chỉ ở mức 1,59 lần và trong 54.9000 148.65000 137.44000 3.24 1.59 2.89 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 .0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 160.0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 L ầ n T ỷ đ ồ n g EBIT (Tỷ đồng) DFL (lần) Thang Long University Library 47 năm 2012 khi EBIT ở mức thấp hơn thì độ bẩy tài chính lại rất cao, đến năm 2014 độ bẩy tài chính của Công ty tăng cao thì EBIT lại giảm xuống và hệ quả là khuếch đại sự giảm sút của EPS. Qua đây một lần nữa thấy được sự bất hợp lý trong việc sử dụng đòn bẩy của Công ty. Giống như đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính sử dụng không đúng lúc và không mang lại hiệu quả cho Công ty đồng thời khi EBIT giảm xuống, DFL còn khuếch đại mức độ tác động làm giảm EPS. Công ty cần thay đổi cơ cấu vốn để tránh rủi ro gặp phải khi sử dụng đòn bẩy tài chính. 2.2.2.4. Mối quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính Rủi ro tài chính đến từ 2 yếu tố là tác động của EBIT làm biến động EPS và mất khả năng thanh toán vì vậy để biết mức độ rủi ro của đòn bẩy tài chính mang lại ta tính độ lệch chuẩn của EPS và chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty. Công thức tính độ lệch chuẩn của EPS: √∑ ⃐ ⃐ = (42.355 + 201.575 + 106.975) / 3 = 116.968 (đồng) Với xác suất EPS xảy ra là như nhau trong cả 3 năm thì độ lệch chuẩn của EPS: √  = 65.384 (Đồng) Vậy EPS có độ lệch chuẩn là 65.384 đồng nghĩa là lợi nhuận kì vọng trên mỗi cổ phiếu có mức chênh lệch so với thực tế là 65.384 đồng, điều này cho thấy rủi ro mà Công ty gặp phải khi sử dụng đòn bẩy tài chính là khá lớn. Kết quả bảng 2.15 cho thấy dù sử dụng nhiều nợ vay nhưng cả 3 năm Công ty đều có đủ khả năng trả nợ và việc sử dụng nợ vay cũng có hiệu quả tuy nhiên khả năng thanh toán lãi vay và tỷ suất sinh lời của nợ vay đang có xu hướng giảm dần trong năm 2014 vì vậy với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao như hiện nay rất có thể trong tương lai Công ty sẽ gặp rủi ro tài chính. Chỉ tiêu ROE đánh giá mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là một trong số những chỉ tiêu được các cổ đông quan tâm nhất, việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tại ra lợi nhuận của Công ty cũng đang gặp vấn đề khi 48 tỷ suất này giảm xuống từ 19,02% ở năm 2013 xuống còn 9,61% ở năm 2014. Bảng 2.15. Khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/ Lãi vay (Lần) 1,45 2,70 1,53 Tỷ suất sinh lời của nợ vay = EAT/Nợ phải trả (%) 0,79 3,10 1,23 ROE (%) 4,03 19,02 9,61 Chi phí vốn vay (%) 2,35 2,43 2,99 ROA (%) 0,66 2,67 1,09 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty) So sánh chi phí vốn vay và tỷ suất sinh lời ROA có thể thấy chi phí vốn vay đang có xu hướng tăng lên và lớn hơn tỷ suất sinh lợi ROA điều này cho thấy tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản không đủ bù đắp chi phí phát sinh từ việc Công ty sử dụng vốn vay, nói cách khác là Công ty đang phải trả chi phí vốn vay khá nhiều, khi tăng sử dụng nguồn vốn là nợ vay sẽ dẫn tới tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE giảm xuống, gây rủi ro tài chính cho Công ty. Như vậy mặc dù chưa gặp rủi ro về khả năng thanh toán nhưng mức độ thay đổi EPS của Công ty là khá cao đồng thời việc sử dụng vốn chủ sở hữu cũng chưa đạt hiệu quả tốt có thể thấy rằng công ty đang đứng trước nguy cơ rủi ro tài chính. Kết luận: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Huyndai Aluminum Vina trong giai đoạn 2012-2014 là rất cao tuy nhiên chưa có hiệu quả, điều này thể hiện ở việc độ bẩy tài chính chưa phát huy được hết khả năng khuếch đại lợi nhuận đồng thời khi EBIT giảm xuống, độ bẩy tài chính lại tăng lên làm giảm lợi nhuận của các cổ đông. Trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp tăng doanh thu và nghiên cứu cơ cấu vốn hợp lý hơn, nâng cao lợi nhuận của các cổ đông và giảm thiểu rủi ro do đòn bẩy tài chính mang lại. Thang Long University Library 49 2.2.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp 2.2.3.1. Tác động của đòn bẩy tổng hợp đến khả năng sinh lời của Công ty Như đã phân tích ở trên, độ bẩy hoạt động làm khuếch đại thay đổi của EBIT khi doanh thu thay đổi còn độ bẩy tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủ sở hữu khi EBIT thay đổi, sự tác động tổng hợp của hai loại đòn bẩy này tạo nên đòn bẩy tổng hợp. Độ bẩy tổng hợp là tác động số nhân của độ bẩy hoạt động DOL và độ bẩy tài chính DFL do đó ta có thể nói độ bẩy tổng hợp là chỉ tiêu đánh giá độ nhạy cảm của doanh thu trên vốn chủ sở hữu đối với sự thay đổi của doanh thu doanh số bán ra. Nó tiêu biểu cho độ phóng đại gia tăng hay sụt giảm tương đối lớn hơn trong thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Từ đó ta có thể thấy việc sử dụng một nguồn tài trợ nào đó đầu tư vào một tài sản cố định nào đó đều cho phép ta xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động của lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Bảng 2.16. Độ bẩy tổng hợp DTL Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2012 2013 2014 2012-2013 2013-2014 DOL 3,22 2,96 3,74 (8,09) 26,48 DFL 3,24 1,59 2,89 (50,91) 82,27 DTL = DOL*DFL 10,41 4,70 10,83 (54,88) 130,53 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2012-2014) Theo số liệu tính toán từ bảng 2.16, khi doanh thu tăng hoặc giảm 1% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm 10,41% ở năm 2012; 4,7% ở năm 2013 và 10,83% ở năm 2014. Độ bẩy tổng hợp ở năm 2013 giảm so với năm 2012 là do xu hướng giảm xuống của hai đòn bẩy DOL và DFL và mức độ giảm của DFL (giảm 50,91%) lớn hơn mức độ giảm của DOL (giảm 8,09%) chứng tỏ mức độ tác động của việc sử dụng chi phí cố định của Công ty đang có xu hướng giảm xuống, DFL giảm trong khi tỷ lệ nợ lại tăng điều này được lý giải là do EBIT trong năm 2013 đã tăng vượt mức tăng của nợ dẫn tới DFL giảm xuống. Tổng hợp của sự thay đổi DOL và 50 DFL cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu đã làm tăng tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lên 21,85% trong năm 2013. Sang đến năm 2014, độ bẩy tổng hợp DTL của Công ty tăng cao so với năm 2013 và lên đến 10,83 lần. Đây được coi là chiến lược vốn khá mạo hiểm vì độ bẩy quá cao sẽ dẫn tới việc gia tăng rủi ro có thể gặp phải. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do cả DOL và DFL đều tăng lên trong giai đoạn này trong đó mức tăng của DFL lớn hơn mức tăng của DOL điều này chứng tỏ trong năm 2014 Công ty sử dụng tỷ suất nợ cao và chi phí cố định cũng tăng lên đáng kể, công ty sử dụng nợ vay nhiều hơn nhưng vì việc bán hàng chậm khiến cho EBIT giảm mạnh đã dẫn tới EPS giảm xuống còn 106.975 đồng. Trong những năm tới Công ty cần tăng cường quảng cáo và các hình thức marketing khác cũng như gia tăng chất lượng sản phẩm để có thể chiếm được lòng tin của khách hàng, mang lại doanh thu cao hơn và cần có chiến lược vốn phù hợp giúp tăng tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Độ bẩy của đòn bẩy tổng hợp đã cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn từ DOL và DFL đến DTL tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nếu ta không có một cơ chế điều chỉnh các nhân tố trong DOL và DFL thì hệ quả là Công ty phải đối mặt với một tỷ lệ rủi ro cao hơn rất nhiều. Khi các Công ty muốn đạt đến một tỷ lệ DTL nào đó thì họ có thể thay đổi DOL và DFL sao cho phù hợp với tình hình của mình. Khi Công ty có DFL quá cao thì họ có thể điều chỉnh DTL về tỉ lệ mong muốn bằng cách điều chỉnh DOL thấp hơn tức là cắt giảm bớt một số chi phí hoạt động cố định hoặc nếu DOL cao thì điều chỉnh DFL thấp hơn bằng cách cắt giảm nợ từ đó Công ty có thể điều chỉnh mức độ sinh lời phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro. 2.2.3.2. Tác động của đòn bẩy tổng hợp đến rủi ro của Công ty. Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp việc sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính vì vậy rủi ro công ty có thể gặp phải khi sử dụng đòn bẩy tổng hợp sẽ bao gồm cả rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. Tác động của đòn bẩy tổng hợp tới rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động mà Công ty có thể gặp phải là việc sử dụng tỷ lệ định phí quá cao dẫn tới bất ổn định năng suất kinh doanh nói cách khác là tỉ lệ biến đổi của EBIT quá cao. Khi đòn bẩy tổng hợp đạt giá trị lớn, Công ty sẽ xảy ra hai trường hợp: Nếu Công ty đang có doanh thu tăng trưởng cao thì đòn bẩy tổng hợp sẽ khuếch đại nghĩa là làm gia tăng hơn nữa lợi Thang Long University Library 51 nhuận cho Công ty và nếu Công ty đang có doanh thu bị giảm sút, với một tỉ trọng đòn bẩy tổng hợp cao sẽ làm cho EBIT bị sụt giảm nghiêm trọng làm cho khả năng thua lỗ của doanh nghiệp trở nên cao hơn. Tác động của đòn bẩy tổng hợp tới rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính mà Công ty có thể gặp phải là mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản hoặc khi làm ăn thua lỗ vốn chủ sở hữu sẽ bị thâm hụt rất nhanh. Ta nhận thấy rằng khi tỷ suất sinh lợi trong kinh doanh lớn hơn lãi suất nợ vay thì vay nợ sẽ trở thành một công cụ hữu ích giúp thúc đẩy và tạo ra một sự tăng trưởng nhanh chóng trong Công ty nhưng khi làm ăn ít có lãi hoặc bị thua lỗ thì Công ty đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tránh được rủi ro về thanh toán nợ. Khi sử dụng mức độ đòn bẩy tổng hợp quá cao Công ty hoàn toàn có thể gặp phải những rủi ro về tài chính. 2.3. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong việc sử dụng đòn bẩy của Công ty cổ phần Huyndai Aluminum Vina 2.3.1. Đòn bẩy hoạt động Mức độ sử dụng chi phí cố định của Công ty chiếm khoảng ¼ tổng chi phí hoạt động vì vậy có thể thấy rằng Công ty đang sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức an toàn, giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động về doanh thu vì vậy đảm bảo mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động thấp có khả năng giảm thiểu rủi ro mà Công ty gặp phải. Tỷ lệ đòn bẩy hoạt động thấp không quá khuếch đại lợi nhuận của Công ty vì vậy Công ty có thể dự báo chính xác doanh thu trong tương lai để lên kế hoạch hoạt động cho những năm sau, tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của Công ty vẫn còn hạn chế như: Mức độ sử dụng đòn bẩy không phù hợp với từng thời kì, giai đoạn 2012-2013 khi doanh thu tăng lên cao do sự ra đời của sản phẩm cửa nhựa lõi thép công nghệ uPVC thì Công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức thấp và ngược lại năm 2014 khi doanh thu giảm do các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing chưa linh hoạt và xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh thì Công ty lại sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức cao hơn điều này vừa làm giảm tác dụng khuếch đại EBIT của đòn bẩy lại vừa làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động cho Công ty. 2.3.2. Đòn bẩy tài chính Mặc dù sử dụng tỷ lệ nợ vay cao nhưng trong cả thời kì phân tích Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao một mặt bù 52 đắp được sự thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh mặt khác khi EBIT tăng cao (Như trong giai đoạn 2012-2013) Công ty còn có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận của chủ sở hữu bởi lẽ khi sử dụng vốn vay Công ty phải trả lãi vay, đây là chi phí cố định, khi EBIT tạo ra từ vốn vay lớn thì sau khi trả lãi và gốc vay, phần còn lại sẽ thuộc về chủ sở hữu. Lãi suất phải trả trên khoản vay được xem là chi phí hợp lệ để khấu trừ thuế, khoản khấu trừ này là một phần quan trọng trong lợi nhuận của Công ty giúp tạo ra lá chắn thuế cho Công ty. Ngoài ra việc sử dụng nợ vay với tỷ trọng lớn còn giúp Công ty có thể toàn quyền sử dụng nguồn vốn vay mà không phải chia các khoản lợi nhuận cho chủ nợ ngoài tiền vốn và lãi vay. Tuy nhiên, khi sử dụng một tỉ lệ nợ vay quá lớn như giai đoạn trên, Công ty bị lệ thuộc vào nguồn vốn vay rất lớn khiến cho mọi hoạt động đầu tư đều phải cân nhắc kĩ lưỡng vì vốn sử dụng phát sinh chi phí, mặt khác tỷ số khả năng thanh toán của Công ty đang giảm do chi phí lãi vay tăng lên để phục vụ cho nhu cầu đầu tư tài sản cố định mới và doanh thu bị sụt giảm mạnh mẽ, nói cách khác là Công ty đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán trong những năm sắp tới nếu tình hình hoạt động vẫn tiếp diễn như hiện tại. 2.3.3. Đòn bẩy tổng hợp Với sự tác động từ cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính ta thấy việc sử dụng đòn bẩy tổng hợp của Công ty đang có xu hướng xấu, mức độ đòn bẩy tổng hợp có chiều hướng tăng lên nhưng lợi nhuận lại có chiều hướng giảm xuống, điều này là bất lợi cho doanh nghiệp bởi đòn bẩy tổng hợp sẽ làm giảm sâu hơn giá trị lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp, nếu Công ty không cải thiện tình hình doanh thu và có sự thay đổi cơ cấu vốn phù hợp trong những năm tới thì trường hợp mất khả năng thanh toán và vốn chủ sở hữu bị sụt giảm là điều rất dễ xảy ra. Kết luận chung: Có thể nói trong những năm vừa qua việc sử dụng đòn bẩy của Công ty đã có những ưu điểm nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế này là nền tảng cho những giải pháp sẽ được trình bày ở chương 3. 2.4. Các nhân tố tác động đến đòn bẩy của Công ty 2.4.1. Các nhân tố chủ quan Ngoài một số nhân tố đã phân tích như tình hình doanh thu, chi phí, đòn bẩy của Công ty còn bị tác động bởi các yếu tố chủ quan khác như: tâm lý của nhà quản trị tài chính, trình độ người lãnh đạo, chiến lược phát triển của Công ty Thang Long University Library 53 Về tâm lý của nhà quản trị tài chính: Giám đốc tài chính của Công ty Huyndai Aluminum Vina là bà Kim Hee Jun, một người mang tâm lý quản trị phóng khoáng và từng có kinh nghiệm điều hành tại tập đoàn Huyndai. Những năm đầu khi Tập đoàn Huyndai mở công ty Huyndai Aluminum Vina tại Việt Nam, bà Kim Hee Jun đã có chiến lược vốn thận trọng (100% vốn chủ sở hữu), sau một thời gian khi nhận thấy tiềm năng phát triển ở thị trường Việt Nam và Công ty đã có vị trí nhất định trên thị trường, chiến lược sử dụng vốn nhanh chóng được thay đổi qua từng năm và giữ nguyên trong khoảng 5 năm trở lại đây với tỷ trọng nợ chiếm 80% tổng nguồn vốn. Về trình độ người lãnh đạo: Tổng giám đốc của Công ty Huyndai Aluminum Vina là ông Park Jin Woo. Ông là cử nhân kinh doanh trường đại học Pennsylvania (University of Pennsylvania) tại Mỹ, là người am hiểu các vấn đề về kinh tế và có tầm nhìn trong việc phát triển kinh doanh hướng tới viễn cảnh quốc tế đồng thời với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại Tập đoàn Huyndai, ông đã hiểu rất rõ vai trò của việc sử dụng đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Về chiến lược phát triển: Chiến lược phát triển của Công ty Huyndai Aluminum Vina là mở rộng quy mô và thị trường hoạt động trong những năm tới vì vậy việc sử dụng đòn bẩy với mức độ sử dụng cao có thể tạo ra một sự khuếch đại lợi nhuận nhiều hơn là rủi ro mà nó mang lại. Vì Huyndai Aluminum Vina là một công ty con trực thuộc tập đoàn Huyndai vì vậy một số chính sách của Công ty chịu ảnh hưởng từ sự chỉ đạo của nhà quản trị tập đoàn, điều này cũng tác động một phần tới chính sách sử dụng đòn bẩy của Công ty. 2.4.2. Các nhân tố khách quan Bối cảnh nền kinh tế: Kinh tế xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo xu hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, trong khi đó nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm. những điều này tác động đến doanh thu, chi phí và việc sử dụng 54 nguồn vốn vay gây ảnh hưởng đến cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính của Công ty. Thị trường tài chính: Thị trường tài chính của Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa phát triển mạnh mẽ vì vậy Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ các nguồn trên thị trường tài chính với thủ tục rườm rà và mức vốn huy động được cũng bị hạn chế. Chi phí lãi vay: Năm 2014 nguồn vốn vay Công ty sử dụng có chi phí tương đối thấp vi Công ty đã tận dụng vay từ cán bộ Công nhân viên với lãi suất nhỏ hơn lãi suất vay ngân hàng cùng thời điểm tuy nhiên sự sụt giảm của chỉ tiêu thu nhập trước thuế và dẫn đến sự sụt giảm của EPS. Tâm lý khách hàng: Đây là một nhân tố quan trọng tác động tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, năm 2014 Công ty chỉ tập trung sản xuất và ra mắt các mẫu mã mới mà chưa có sự điều chỉnh các loại chi phí phát sinh để giảm thiểu giá bán dẫn tới nhiều khách hàng đã lựa chọn sản phẩm của các Công ty khác với giá cả cạnh tranh hơn, điều này gây ra sự giảm thiểu doanh thu của Công ty gây tác động tới độ bẩy hoạt động. Kết luận: Công ty sử dụng đồng thời cả đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động vì vậy sẽ chịu tác động của cả 2 loại đòn bẩy này, tác động chung từ các yếu tố chủ quan và khách quan đã làm cho đòn bẩy của Công ty có xu hướng tăng lên. Với tình hình kinh doanh hiện nay của Công ty, việc tăng độ bẩy sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn trong tương lai do Công ty đang đối mặt với việc lợi nhuận hoạt động giảm xuống. Về nguyên nhân chủ quan Công ty cần đặc biệt lưu ý tới chiến lược phát triển, cần tìm ra hướng đi mới cho Công ty để vượt qua được giai đoạn tài chính khó khăn hiện nay và nâng mức lợi nhuận hoạt động lên cao nhất có thể. Đối với các yếu tố khách quan như bối cảnh nền kinh tế, thị trường tài chính, chi phí lãi vay, tâm lý khách hàng, đây là những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy Công ty cần chủ động đối phó, hạn chế rủi ro. Để làm được điều này, nhà quản trị cần có tầm nhìn chiến lược, tính toán và nắm bắt được xu hướng phát triển kinh tế trong tương lai để tìm ra cơ cấu vốn phù hợp, cân nhắc tăng giảm các loại chi phí và lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn cụ thể cho năm tới. Công ty sử dụng đòn bẩy với độ bẩy cao đồng nghĩa với việc khả năng khuếch đại rủi ro của Công ty cũng rất cao vì vậy trong thời Thang Long University Library 55 gian tới Công ty cần có những chính sách linh hoạt về cấu trúc tài sản và quản lý nguồn vốn để tối đa lợi ích đòn bẩy mang lại và giữ mức độ rủi ro phù hợp, có thể chấp nhận được. 56 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HUYNDAI ALUMINUM VINA 3.1. Định hƣớng phát triển và mục tiêu chiến lƣợc của Công ty Trong thời gian tới, nhận thấy những ưu khuyết điểm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và những cơ hội cũng như thách thức trong tương lai, Công ty đã đề ra những định hướng và mục tiêu để phát triển trong để phục vụ nhu cầu ngày càng thay đổi của thị trường Định hƣớng phát triển: Thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh khai thác nhu cầu thị trường tại các khu đô thị mới trong tỉnh Hưng Yên đồng thời mở rộng ra một số tỉnh thành lân cận, nâng cao chất lượng hàng hóa và các dịch vụ lắp đặt, bảo hành sản phẩm một cách chuyên nghiệp, đảm bảo giữ vững uy tín của Công ty ngoài ra Công ty luôn chú trọng việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc sản xuất kinh doanh để cho ra những sản phẩm có mẫu mã hiện đại, phục vụ theo xu hướng thay đổi của thị trường. Về nguồn nhân lực: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trẻ và tận dụng tối đa ưu thế về những nhân lực giàu kinh nghiệm, tích cực học hỏi không ngừng từ những chuyên gia Hàn Quốc được tập đoàn Huyndai cử sang. Đặc biệt Công ty gắn liền lợi ích kinh doanh với lợi ích của khách hàng để cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất đóng góp cho sự phát triển đất nước. Mục tiêu chiến lƣợc: Phấn đấu thay đổi những yếu kém còn tồn đọng để tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong năm tới, sử dụng tài sản một cách hợp lý, tiết kiệm để nâng cao khả năng sinh lời và giảm thiểu các chi phí phát sinh, giúp Công ty tăng trưởng lợi nhuận. Xây dựng hình ảnh tốt về Công ty trong mắt người tiêu dùng qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạo dựng uy tín thương hiệu vững bền trong tương lai. Tăng cường đào tạo cán bộ công nhân trong Công ty không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm đồng thời giúp đỡ nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên. Thang Long University Library 57 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần Huyndai Aluminum Vina Như đã phân tích, đòn bẩy không phải là nguyên nhân trực tiếp mang lại lợi nhuận cũng như rủi ro cho Công ty mà chỉ là yếu tố mang tính khuếch đại, việc sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh dẫn tới hiệu quả hay rủi ro hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố doanh thu và chi phí mà Công ty có trong kì. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy, Công ty cần chú trọng hơn cả tới việc nâng cao doanh thu và giảm thiểu các chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 3.2.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động Bảng 3.1. Kế hoạch doanh thu và chi phí năm 2015 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 (Kế hoạch) Chênh lệch (Tỷ đồng) Chênh lệch (%) Doanh thu 1.751,19 2.276,55 525,36 30,00 Tổng CP hoạt động 1613,75 1.768,24 154,49 9,57 Tổng định phí 376,93 368,44 (8,49) (2,25) - CP sản xuất chung cố định 296,91 296,42 (0,49) (0,17) +CP khấu hao TSCĐ 194,67 204,40 9,73 5,00 +Cp nhân viên quản lý 102,24 92,02 (10,22) (10,00) - CP bán hàng 80,02 72,02 (8,00) (10,00) Tổng biến phí 1.236,82 1.399,80 162,98 13,18 -CP NVL trực tiếp 1.002,99 1.190,06 187,07 18,65 - CP hoa hồng bán hàng 63,3888 56,34 (7,04) (11,11) - CP nhân công 29,35 26,42 (2,94) (10,00) - CP bằng tiền khác 141,0912 126,98 (14,11) (10,00) EBIT 137,44 508,31 370,87 269,84 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính năm 2014 và kế hoạch kinh doanh năm 2015) 58 Bảng 3.1 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 và kế hoạch kinh doanh năm 2015 của Công ty. Năm 2014 trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp có cùng lĩnh vực sản xuất với Công ty và giá bán ngày một cạnh tranh điều này làm cho Công ty sụt giảm doanh thu rất lớn, qua đây có thể thấy các sản phẩm mà Công ty đang sản xuất có độ co giãn rất lớn vì vậy mục tiêu trong năm 2015 của Công ty là tiết kiệm một số chi phí để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ hơn, tuy nhiên đây là một thách thức cho Công ty bởi trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã làm được điều này. Có thể nói năm 2015 Công ty sẽ gặp nhiều biến động đến doanh thu vì vậy Công ty chỉ đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu lên 30% so với năm 2014 và tổng chi phí hoạt động tăng với mức độ nhỏ hơn mức độ tăng của tổng doanh thu. Với mục tiêu tăng doanh thu tương đối thấp và đặc thù sản phẩm Công ty sản xuất gắn liền với mức độ sử dụng nguyên vật liệu (nằm trong biến phí) cao vì vậy trong năm 2015 Công ty không đầu tư nhiều vào tài sản cố định, mức độ tăng tài sản cố định dự tính chỉ ở mức 5%. Để đạt được mục tiêu này, Công ty cần sử dụng các giải pháp tăng doanh thu và giảm chi phí cụ thể như sau: 3.2.1.1. Các giải pháp tăng doanh thu Doanh thu là yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ nét, khi Công ty có được doanh thu lớn, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động sẽ trở nên có hiệu quả. Doanh thu của Công ty đang có xu hướng sự sụt giảm, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do sự lỗi thời của các sản phẩm cùng với chiến lược bán hàng và marketing chưa hiệu quả. Một số giải pháp giúp Công ty tăng doanh thu: Thứ nhất: Về sản phẩm, Công ty đã mất đi lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cửa nhựa lõi thép công nghệ uPVC vì trên thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp có sử dụng công nghệ này vào việc sản xuất, điều này khiến cho sản phẩm của Công ty không còn hấp dẫn người tiêu dùng như trước, để kích thích tiêu dùng sản phẩm này Công ty cần cập nhật những mẫu mã mới, thiết kế đẹp, tiện dụng và có thể áp dụng cho nhiều mẫu nhà hiện đại đồng thời cần tích cực tìm kiếm thêm các hợp đồng lớn từ các công trình xây dựng nhà ở, công ty, trường học.. trên một số tỉnh thành lân cận thay vì chỉ tập trung hướng tới các công trình xây dựng tại địa phận tỉnh Hưng Yên Thang Long University Library 59 như hiện nay. Công ty cũng nên tập trung vào các sản phẩm đã có thương hiệu từ trước như nhôm thanh định hình, ống nhôm tròn xi mạ, mặt dựng, vách ngănđể nâng cao uy tín đối với khách hàng bởi đây là những sản phẩm chính đóng góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu và Công ty có lợi thế về kinh nghiệm sản xuất những mặt hàng này. Thứ hai: Về chính sách bán hàng và marketing, chiến lược quảng cáo của Công ty chưa được tốt, chi phí bán hàng và marketing của Công ty luôn tăng lên qua các năm tuy nhiên chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Trong thời kì khoa học Công nghệ phát triển, có rất nhiều cách để tăng doanh thu qua các trang mạng xã hội tuy nhiên Công ty hầu như không tận dụng điều này mà chỉ quảng cáo bằng tờ rơi và nhân viên tiếp thị, đây là một chiến lược marketing không phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty cần đầu tư cho việc quảng cáo trên internet bằng cách sử dụng các dịch vụ SEO để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của Công ty qua các công cụ tìm kiếm, quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube,để khắc sâu ấn tượng về các tính năng mà những sản phẩm của Công ty có được. Chiến lược bán hàng hiện tại của Công ty cũng cần được thay đổi, Công ty nên có những chương trình khuyến mại cho khách hàng để kích thích nhu cầu tiêu dùng đồng thời đây cũng là một cách quảng cáo rất hiệu quả để mở rộng thương hiệu của Công ty. Ngoài ra để có thêm các khoản doanh thu ngoài việc bán hàng, Công ty có thể chuyển đổi một phần chi phí bán hàng hiện tại đang chi cho nhân viên tiếp thị để phát triển thêm các dịch vụ sửa chữa tại nhà và tư vấn những sản phẩm tốt nhất cho những không gian nhà ở khác nhau với các tiêu chí như phong thủy, sở thích và khả năng kinh tế của từng khách hàng. Việc phát triển dịch vụ này giúp Công ty tăng doanh thu và không làm phát sinh chi phí giá vốn. 3.2.1.2. Các giải pháp tiết kiệm chi phí hoạt động Chi phí hoạt động cố định của Công ty chủ yếu bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bán hàng và chi phí nhân viên quản lý, cả ba khoản chi phí này đều đang có chiều hướng gia tăng, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc giảm lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây, vì vậy tiết kiệm chi phí là điều vô cùng cần thiết. 60 Để tiết kiệm chi phí khấu hao tài sản cố định, trong năm tới Công ty tiến hành thanh lý một số máy móc đã cũ kĩ, lỗi thời để thu hồi giá trị còn lại đồng thời thay thế bằng những máy móc hiện đại hơn để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, dự tính tổng mức tăng chi phí khấu hao tài sản cố định là 5% so với năm 2014. Ngoài việc thay thế tài sản cố định đã cũ, Công ty cần có kế hoạch sử dụng tài sản một cách hợp lý, tiết kiệm, bố trí thời gian làm việc đủ để phát huy tối đa hiệu suất sử dụng tài sản đồng thời cũng luôn chú ý đến việc bảo vệ máy móc để tránh hư hỏng nặng về sau gây phát sinh chi phí sửa chữa. Hiện nay một số tài sản cố định của Công ty sử dụng chưa hết công suất, Công ty có thể tăng công suất sử dụng của một số tài sản cố định sử dụng trong quá trình sản xuất như sau: Bảng 3.2. Kế hoạch sử dụng một số tài sản cố định năm 2015 Tài sản cố định Năm 2014 Năm 2015 (kế hoạch) Khuôn đúc nhôm 2.000 lần mở 2.500 lần mở Máy đùn ép nhôm 96.000 tấn 10.000 tấn Máy phân tích thành phần sản phẩm 190 mẫu/ngày 220 mẫu/ngày Phân tích bể hóa chất Anod 4.000 tấn sp/năm 4.500 tấn sp/năm Máy sơn tĩnh điện xử lý bề mặt 2.920 tấn sp/năm 3.000 tấn sp/năm Hệ thống thiết bị gia công lắp ráp cửa 450.000 m3/năm 500.000 m3/năm Máy phủ film xử lý sản phẩm 90 tấn sp/năm 100 tấn sp/năm (Nguồn: Tổng hợp từ công suất hiện tại và công suất thiết kế của tài sản) Đối với chi phí bán hàng: Công ty đã có sự cân nhắc trong việc đầu tư vào công tác bán hàng cụ thể là chi phí bán hàng tăng lên mỗi năm tuy nhiên sự đầu tư này là chưa hợp lý bởi chi phí bán hàng tăng lên nhưng doanh thu lại giảm xuống điều này cho thấy chi phí bán hàng được sử dụng một cách lãng phí và không hiệu quả. Để khắc phục điều này Công ty cần đề ra những chiến lược bán hàng mới để tác động vào tâm lý khách hàng, kích thích nhu cầu mua hàng như xây dựng chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng lớn (các Công ty xây dựng) và triển khai các chương trình khuyến mại, tặng quà cho các khách hàng nhỏ lẻ. Về việc tiết kiệm chi phí nhân viên quản lý, Công ty cần xem xét phương thức nâng Thang Long University Library 61 cao trình độ của nhân viên quản lý theo chuyên môn, tránh việc đào tạo tràn lan đồng thời cần có nhiều những kì kiểm tra kĩ năng làm việc để đảm bảo chất lượng cán bộ quản lý. Chi phí biến đổi của công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng và các khoản chi phí bằng tiền khác. Một số giải pháp để tiết kiệm chi phí biến đổi như sau: Thứ nhất, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động, giá nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro cho Công ty, Công ty cần xem xét lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với mức giá cả hợp lý đồng thời cần lựa chọn nguồn nguyên vật liệu có chất lượng tốt từ đó đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn cao nhằm nâng cao uy tín cho Công ty và đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường ngày một tăng lên. Ngoài ra do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nên Công ty cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như các loại hợp đồng kì hạn và đề phòng sự tăng lên của giá cả bằng cách tăng cường dự trữ hàng tồn kho. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, cần lưu ý sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả, tránh hư hỏng và sử dụng tiết kiệm, không gây ra nhiều phế phẩm gây hao phí cho Công ty. Năm 2014 tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trên tổng doanh thu là 57,27%, dự tính sau khi tăng doanh thu từ dịch vụ sửa chữa tại nhà và tư vấn thiết kế đồng thời giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu bằng các biện pháp trên, Công ty sẽ giảm thiểu được tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trên tổng doanh thu khoảng 5%, khi đó tỷ lệ này sẽ đạt mức 52,57%. Tác động của việc tăng sản lượng hàng bán và giảm tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu làm tổng chi phí nguyên vật liệu năm 2015 tăng lên 18,65% so với năm 2014. Thứ hai: đối với chi phí nhân công trực tiếp: Trong giai đoạn 2012-2014 Công ty đã tiến hành bổ sung nhiều loại máy móc hiện đại có thể thay thế cho sức lao động của con người vì vậy Công ty nên xem xét cắt giảm nhân công đồng thời xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, công bằng và mang tính cạnh tranh phù hợp với trình độ, năng lực làm việc của từng nhân viên ngoài ra cần quan tâm đến mức thưởng cho công nhân để khuyến khích tinh thần làm việc. Công ty cần tập trung nâng cao tay nghề cho người lao động, đảm bảo không có sự sai sót khi sử dụng các máy móc công nghệ cao. Thứ ba: Đối với chi phí hoa hồng bán hàng: Năm 2014 Công ty đã chi một khoản 62 chi phí hoa hồng bán hàng rất lớn (tỷ lệ % hoa hồng là 3,62% trên tổng doanh thu) nhằm khuyến khích hoạt động bán hàng của các đại lý tuy nhiên khoản chi này chưa mang lại hiệu quả khi doanh thu từ bán hàng năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013. Để khắc phục điều này, Công ty cần xem xét và điều chỉnh lại tỷ lệ trích phần trăm hoa hồng cho các đại lý, thay vì trích một tỷ lệ cố định như hiện nay, Công ty có thể trích theo từng bậc doanh thu đạt được ví dụ như: Bảng 3.3. Kế hoạch tỷ lệ trích hoa hồng đại lý năm 2015 Doanh thu trong năm Tỷ lệ trích hoa hồng Dưới 1 tỷ 2% Từ 1 tỷ đến 1,7 tỷ 2,3% Từ trên 1,7 tỷ đến 2 tỷ 2,6% Trên 2 tỷ 3% (Nguồn: Tính toán từ bản kế hoạch kinh doanh của Công ty) Theo tỷ lệ trích hoa hồng như trên, trung bình % hoa hồng cho đại lý vào khoảng 2,48% doanh thu. Điều này đã giúp chi phí hoa hồng bán hàng của Công ty giảm xuống 11,11%. Các khoản chi phí bằng tiền khác chủ yếu là chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, internet, fax, cháy nổ để giảm thiểu các chi phí này Công ty cần nâng cao ý thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đưa ra những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng tiết kiệm, an toàn, hiệu quả đồng thời có những hình thức khen thưởng và kỉ luật phù hợp đối với từng cá nhân trong Công ty khi thực hiện quy định này. Dự đoán năm 2015 Công ty sẽ gặp nhiều biến động về doanh thu vì vậy để tránh các rủi ro có thể gặp phải, Công ty giảm tỷ lệ sử dụng đòn bẩy hoạt động bằng cách giảm thiểu chi phí cố định, điều này giúp cho nguồn vốn đầu tư của Công ty không bị “cột chặt” vào các chi phí cố định, khi lượng cầu trên thị trường thay đổi theo chiều hướng xấu, Công ty có thể dễ dàng cắt giảm các loại chi phí liên quan. Khi chi phí cố định giảm nghĩa là mức độ sử dụng đòn bẩy của Công ty giảm và kéo theo độ bẩy hoạt động DOL cũng giảm, khi đó một biến động nhỏ trên doanh thu sẽ không tác động quá lớn tới lợi nhuận, nói cách khác là Công ty sẽ giảm thiểu được rủi ro khi doanh thu bị Thang Long University Library 63 giảm sút. Sau khi thực hiện những biện pháp tăng cường doanh thu cũng như tiết kiệm chi phí, dự kiến với kế hoạch hoạt động mới thì năm 2015 doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty sẽ có những sự thay đổi đáng kể, sự thay đổi đó được thể hiện qua bảng dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2015 như sau: Bảng 3.4. Dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2015 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 (dự kiến) Tỷ đồng % Doanh thu 1.751,19 2.276,55 525,36 30,00 DT hòa vốn 1.283,27 956,68 (326,59) (25,45) Chênh lệch DT và DTHV 467,92 1.319,87 851,95 182,07 DOL (lần) 3,74 1,72 (2,02) (53,91) (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2014 và kế hoạch kinh doanh năm 2015) Việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả đã cho thấy kết quả tăng trưởng tích cực. Sự tăng trưởng này được thể hiện qua chỉ tiêu chênh lệch doanh thu và doanh thu hòa vốn tại năm 2015 tăng lên 182,07% so với năm 2014. Chênh lệch doanh thu và doanh thu hòa vốn tăng lên đã làm DOL có xu hướng giảm xuống và tiến dần đến 1, khi đó lợi nhuận sẽ không quá nhạy cảm so với doanh thu nói cách khác là khi doanh thu tăng lên 1% thì lợi nhuận chỉ tăng lên 1,72 lần điều này giúp Công ty giảm thiểu rủi ro hoạt động phát sinh khi doanh thu giảm. 3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, vì vậy, để tăng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, Công ty cần áp dụng những giải pháp: Đảm bảo cơ cấu nợ vay phù hợp với từng giai đoạn phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay tỷ suất sinh lời của nợ vay đang có xu hướng sụt giảm, trong thời gian tới Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay, tiết kiệm chi phí lãi vay bằng cách tìm kiếm nguồn vay với chi phí lãi vay rẻ và sử dụng nợ một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty, để làm được điều này Công ty cần nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính để có những giải 64 pháp quản lý tài chính phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Công ty nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay. Việc duy trì cơ cấu nguồn vốn với tỷ trọng nợ cao như hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy Công ty nên xem xét các biện pháp thay đổi cơ cấu làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu có thể tăng lên bằng phương pháp phát hành thêm cổ phiếu hoặc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Đối với phương pháp phát hành thêm cổ phiếu: Công ty có thể tận dụng một nguồn vốn lớn để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải trả phần gốc cho các cổ đông tuy nhiên hình thức này làm thu nhập trên mỗi cổ phiếu bị giảm xuống và dễ phân tán quyền sở hữu Công ty hay nói cách khác là Công ty dễ rơi vào tình trạng bị thâu tóm dẫn đến khó khăn cho nhà quản trị khi đưa ra quyết định. Đối với phương pháp huy động vốn bằng nguồn lợi nhuận giữ lại, Công ty có thể sử dụng vốn mà không mất chi phí huy động cũng như không cần hoàn trả lại tuy nhiên việc giữ lại lợi nhuận gây tâm lý xấu cho các cổ đông, có thể dẫn tới việc cổ đông rút vốn đầu tư làm cho hoạt động của Công ty bị ngừng trệ. Mỗi phương pháp này đều có những ưu nhược điểm khác nhau vì vậy Công ty cần cân nhắc khi lựa chọn để tránh xảy ra những biến cố không mong đợi. Mục tiêu dự kiến năm 2015 của Công ty là tăng mức đầu tư cho tổng tài sản 4479,22 tỷ đồng và giảm mức sử dụng nợ xuống khoảng gần 10% so với năm 2014. Dự tính cơ cấu tài sản của Công ty năm 2015 như sau: Bảng 3.5. Dự kiến cơ cấu tài sản năm 2015 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 Tỷ đồng % Tổng tài sản (A) 3.392,23 4.479,22 1.086,99 32,04 Vốn chủ sở hữu (E) 385,30 905,81 520,51 135,09 Tổng nợ (D) 3.006,93 3.573,41 566,48 18,84 D/A 88,64% 79,78% (8,86%) D/E 780,41% 394,50% (385,91%) (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính năm 2014 và kế hoạch tài chính năm 2015) Thang Long University Library 65 Qua bảng kế hoạch cơ cấu tài sản năm 2015 có thể thấy việc giảm tỷ trọng nợ trên tổng tài sản xuống 8,86% và tăng tỷ trọng sử dụng vốn chủ sở hữu đã làm giảm đi đáng kể tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu. Khi thay đổi cơ cấu tài sản, Công ty sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản. Xét cơ cấu các thành phần trong tổng nợ dự kiến của năm 2015 gồm có các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay dài hạn và một số khoản vay khác không phát sinh chi phí lãi vay như phải trả người bán, phải trả người lao động trong đó dự kiến nợ ngắn hạn chiếm 57% và nợ dài hạn chiếm 16% trên tổng giá trị nợ phải trả Đồ thị 3.1. Tỷ trọng các thành phần của tổng nợ năm 2014 và dự kiến năm 2015 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 và kế hoạch tài chính năm 2015) Đồ thị 3.1 cho thấy kết cấu của khoản nợ phải trả dự kiến của Công ty, các khoản nợ vay được giảm thiểu và các khoản chiếm dụng vốn được tăng cường. Đây là chiến lược kết hợp các yếu tố trong tổng nợ mang mục tiêu giảm thiểu chi phí nợ vay phát sinh do tổng nợ vay trong năm 2015 có sự tăng lên về giá trị so với năm 2014. Để đạt được mục tiêu này, Công ty cần có những biện pháp giảm các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đồng thời tăng cường các biện pháp sử dụng các khoản vốn chiếm dụng được vì đây là nguồn vốn vay không phát sinh chi phí. Tuy nhiên Công ty cũng không nên quá phụ thuộc vào khoản vốn chiếm dụng vì đây là nguồn vốn Công ty chỉ có thể chiếm dụng tạm thời, mặt khác khi sử dụng tỷ trọng vốn chiếm dụng cao còn khiến cho uy tín của Công ty với khách hàng và đối tác bị ảnh hưởng xấu. Với cơ cấu nợ dự kiến như trên cùng lãi suất vay ngân hàng là 6% trong ngắn hạn và 9,3% trong dài hạn, có thể tính được chi phí lãi vay dự kiến của Công ty năm 2015 là 176,57 tỷ đồng. 63% 31% 6% Năm 2014 57% 16% 27% Năm 2015 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ phải trả khác 66 Bảng 3.6. Dự tính ROA và chi phí vốn vay năm 2014-2015 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015(dự tính) Chênh lệch EBIT 137,44 508,31 370,87 I 89,96 176,58 86,62 EBT 47,48 331,73 284,25 EAT 37,03 258,75 221,72 ROA (%) 1,09% 5,78% 4,68% Chi phí vốn vay (%) 2,99% 4,94% 1,95% (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính năm 2014 và kế hoạch tài chính năm 2015) Mặc dù tỷ trọng sử dụng nợ ngắn hạn và dài hạn giảm xuống so với năm 2014 nhưng tổng nợ phải trả từ các khoản vay này trong năm 2015 vẫn cao hơn điều này đã dẫn đến việc tiền lãi mà Công ty phải trả tăng lên thành 176,58 tỷ đồng. Tổng hợp các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí đã có tác dụng tích cực, làm tăng lợi nhuận sau thuế lên từ mức 37,03 tỷ đồng năm 2014 thành 258,75 tỷ đồng năm 2015. Có thể thấy tỷ lệ ROA trong năm 2015 lớn hơn chi phí vốn vay mà Công ty phải bỏ ra nghĩa là tỷ suất sinh lời của tổng tài sản đủ để bù đắp chi phí phát sinh từ hoạt động sử dụng nợ vay, điều này cho thấy với những điều kiện doanh thu chi phí thuận lợi như dự tính, việc sử dụng đòn bẩy tài chính năm 2015 là hợp lý. Bảng 3.7. DFL dự kiến năm 2015 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 (dự kiến) Tỷ đồng % EBIT 137,44 508,31 370,87 269,84 Lãi vay (I) 89,96 176,58 86,62 96,28 DFL (Lần) 2,89 1,53 (1,36) lần (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính năm 2014 và kế hoạch tài chính năm 2015) Thang Long University Library 67 Qua bảng tính DFL dự kiến năm 2015 có thể thấy lãi vay mà Công ty phải trả tăng lên 96,28% nguyên nhân là do các khoản vốn vay dự kiến trong năm 2015 được tính lãi theo lãi suất ngân hàng, Công ty có thể giảm chi phí lãi vay bằng các phương pháp như huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty với mức lãi suất huy động lớn hơn mức lãi suất tiền gửi trên thị trường. Mặc dù lãi vay tăng lên nhưng mức độ tăng thấp hơn mức độ tăng của EBIT điều này đã khiến cho DFL giảm xuống 1,36 lần, khi đó mỗi % thay đổi của EBIT sẽ dẫn tới việc thay đổi EPS là 1,36%. Độ bẩy tài chính năm 2015 thấp hơn năm 2014 giúp Công ty giảm thiểu rủi ro tài chính. 3.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tổng hợp Từ kế hoạch sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính của Công ty trong năm 2014 có thể làm thay đổi đòn bẩy tổng hợp như sau: Bảng 3.8. DTL dự kiến năm 2015 Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 (dự kiến) Chênh lệch DOL 3,74 1,72 (2,02) DFL 2,89 1,53 (1,36) DTL 10,83 2,64 (8,19) (Nguồn: Tính toán từ các chỉ tiêu năm 2014 và kế hoạch năm 2015) Kế hoạch tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động, chi phí lãi vay đã khiến cho cả độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính đều giảm xuống, tổng hợp hai yếu tố này làm cho độ bẩy tổng hợp giảm xuống đồng nghĩa với việc Công ty giảm thiểu được cả hai loại rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính trong năm 2015. Việc giảm độ bẩy của các loại đòn bẩy có mang lại kết quả tốt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và các chính sách kinh doanh của nhà quản trị, trong tình hình thị trường liên tục có những thay đổi như hiện nay, Công ty khó có thể chắc chắn về doanh thu và lợi nhuận của những năm sắp tới vì vậy việc sử dụng đòn bẩy ở mức thấp có thể xem là giải pháp hữu hiệu để tránh rủi ro, tuy nhiên để thực hiện được điều này Công ty cần có sự nỗ lực rất lớn trong việc cân nhắc cơ cấu vốn và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. 68 Kết luận chung: Một số giải pháp được đưa ra trên đây phần nào giúp Công ty cải thiện hiệu quả sử dụng đòn bẩy hiện tại, Công ty có thể áp dụng các biện pháp này trong những năm tới tuy nhiên Công ty cần cân nhắc giữa những ưu điểm và nhược điểm mà các biện pháp này mang lại để có những quyết định phù hợp nhất. Thang Long University Library KẾT LUẬN Trải qua gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty cổ phần Huyndai Aluminum Vina đã xây dựng được thương hiệu của mình, trực thuộc tập đoàn mang tầm cỡ Quốc tế như tập đoàn Huyndai cũng là một lợi thế để Công ty khẳng định vị trí trên thị trường. Tận dụng lợi thế sẵn có, Công ty cần tích cực gia tăng hiệu quả hoạt động trong những năm tới góp phần phát triển đất nước. Việc phân tích đòn bẩy của Công ty trong giai đoạn 2012-2014 đã cho thấy sự tác động và tầm quan trọng của việc sử dụng đòn bẩy tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể nói trong giai đoạn này việc sử dụng đòn bẩy chưa thực sự mang lại hiệu quả cao cho Công ty tuy nhiên dựa vào chiến lược phát triển mới của mình, Công ty có thể hoàn toàn tin tưởng về một triển vọng mới trong những năm tới. Nội dung bài khóa luận là sự áp dụng lý thuyết vào phân tích số liệu của Công ty từ đó đề ra những giải pháp giúp Công ty tăng trưởng trong những năm tới, do còn có hạn chế về mặt thời gian cũng như hiểu biết về thực tế, khóa luận của em còn nhiều thiếu sót và những suy nghĩ mang tính chủ quan vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô giúp em có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này để có thể áp dụng trong thực tế, phục vụ công việc của em sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, nhiệt huyết của giáo viên hướng dẫn - Thạc sĩ Chu Thị Thu Thủy đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này! Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2016 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Hồng Ngọc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh 2. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam, Nxb Tài Chính, Hà Nội 3. PGS.TS Vũ Công Ty (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội 4. Dương Hữu Hạnh (2011), Tài chánh Công ty –Các nguyên tắc căn bản và các áp dụng, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh 5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản – Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa20509_fn499_1369.pdf
Luận văn liên quan