Trong những năm gần đây, nước ta hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự tham gia tích cực và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu được đánh giá bằng các sự kiện như gia nhập AFTA, WTO, tổ chức hội nghị APEC Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, xuất nhập khẩu trở thành một hoạt động quan trọng đối vơi mỗi công ty nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Ngành bưu chính viễn thông là một trong những ngành dẫn đầu trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã đem lại những biến đổi kỳ diệu về công nghệ, dịch vụ tạo ra hạ tầng thông tin quốc gia vững chắc cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta.
Được vào thực tập tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội, một công ty trực thuộc bộ Bưu Chính Viễn Thông chuyên xây lắp các công trình thuộc ngành Bưu Chính Viễn Thông là điều kiện tốt để em tìm hiểu thực tế từ những kiến thức đã học. Sau thời gian thực tập, thu thập số liệu em nhận thấy trong những năm gần đây công ty luôn hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên ngành Bưu Chính Viễn Thông là một ngành đang phát triển rất nhanh và càng ngày càng có nhiều cạnh tranh trong từng lĩnh vực. Vì thế để có thể đứng vững và phát triển các công ty cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị kinh doanh giảm thiểu chi phí sản xuất .
Nhận thức được vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu, thu thập số liệu và hoàn thành đồ án với đề tài:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
Chọn đề tài này em muốn vận dụng kiến thức của mình đã được học trên trường để phân tích và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồ án được chia làm bốn chương:
Chương I : Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chương II: Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội
Chương III: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội.
Chương IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn
-
-
-
-
17
7. Thuế tài nguyên
-
1.058.000
1.058.000
-
18
8. Thuế nhà đất
-
-
-
-
19
9. Tiền thuê đất
-
-
-
-
20
10. Các loại thuế khác
152.545.204
88.563.060
2.496.137
238.612.127
30
II. Các khoản phải nộp khác
-
-
-
-
31
1. Các khoản phải thu
-
-
-
-
32
2. Các khoản phí, lệ phí
-
-
-
-
33
3. Các khoản khác
-
-
-
-
40
Tổng cộng
179.704.363
3.813.110.829
2.717.790.268
1.275.024.924
III.2: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động:
Về số lượng và cơ cấu lao động
Bảng III.5: Cơ cấu lao động theo số lượng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tổng số lao động
200
100
230
100
30
15
Lao động trực tiếp
158
79
180
78,2
22
19,9
Lao động gián tiếp
42
21
50
21,8
8
19
Theo bảng III.5 thì số lượng lao động của công ty năm 2006 tăng 30 người tương ứng với 15% so với năm 2005. Trong đó lao động trực tiếp tăng 22 người, lao động gián tiếp tăng 8 người, số lượng lao động trực tiếp tăng nhanh là do trong năm 2006 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Bảng III.6: Cơ cấu lao động theo chất lượng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số tuyết đối
Số tương đối
Tổng số lao động
200
100
230
100
30
15
Trong đó:
- Đại học
36
18
45
19,56
9
25
- Cao đẳng
72
36
80
34,78
8
11,11
- Trung cấp
53
26,5
58
25,21
5
9,43
- Công nhân
39
19,5
47
20,45
8
20,51
Nhận xét: năm 2006 số lao động của công ty tăng cả về số lượng và chất lượng, tổng số lao động tăng lên 30 người trong đó số lao động có trình độ đại học tăng lên 9 người, cao đẳng tăng 8 người, trung cấp tăng 5 người và công nhân tăng 8 người. Điều này có thể giải thích là do số lượng công trình xây lắp mà công ty nhận thi công trong năm tăng đột biến do đó số lượng lao động trực tiếp cũng tăng theo và do đặc thù của công việc cần những lao động có trình độ về kỹ thuật và được đào tạo bài bản nên chất lượng lao động cũng tăng lên.
Phân tích tình hình năng suất lao động
Bảng III.7: Tình hình sử dụng lao động
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tuyết đối
Số tương đối
1. Doanh thu thuần
1000 đ
72.841.740
92.330.712
19.488.972
26,75
2. Lợi nhuận thuần
1000 đ
5.543.728
6.893.380
1.349.625
24,34
3. Số lao động bình quân
Người
200
230
30
15
4. Số ngày làm việc bq trong năm
Ngày
252
252
-
-
5. Số ngày làm việc bq trong tháng
Ngày
21
21
-
-
6. Số giờ làm việc trong ngày
Giờ
8
8
-
-
7. Sức sản xuất của lao động
1000đ/người
364.208
401.437
37.229
10,22
8. Năng suất lao động ngày
1000đ/người
1.445
1.593
148
10,24
9. Năng suất lao động giờ
1000đ/người
180
199
19
10,55
10. Sức sinh lời của lao động
1000đ/người
27.719
29.971
2.252
8,12
+ Sức sản xuất của lao động năm 2006 tăng 37.229 nghìn đồng/ người so với năm 2005 do ảnh hưởng của hai nhân tố: doanh thu và lao động.
Về doanh thu: doanh thu năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 làm cho sức sản xuất của lao động tăng. Doanh thu năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là do công ty đã tăng được sản lượng nhờ trúng thầu rất nhiều công trình lớn mặt khác lĩnh vực sản xuất và thiết kế của công ty cũng phát triển theo chiều hướng tích cực
(nghìn đồng / người)
Về lao động: số lao động bình quân tăng đã làm cho sức sản xuất của lao động giảm . Số lao động của công ty trong năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là do số lượng công trình tăng lên đột biến và để đáp ứng tiến độ của các công trình thì công ty cần tuyển thêm nhiều lao động trong đó có nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng về mặt kỹ thuật cho các công trình.
(nghìn đồng /người)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sản xuất của lao động năm 2006 tăng: 97.455 - 60.216 = 37.229 (nghìn đồng/người)
+ Sức sinh lời của lao động năm 2006 tăng 2.252 (nghìn đồng/người) tương ứng với 9,19% so với năm 2005 do ảnh hưởng của hai nhân tố: nhân tố lợi nhuận và nhân tố lao động
Lợi nhuận thuần tăng đã làm cho sức sinh lợi của lao động tăng
(nghìn đồng/người)
Số lao động bình quân tăng đã làm cho sức sinh lợi của lao động giảm.
(nghìn đồng/người)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sinh lời của lao động năm 2006 là: 6.748 - 4.496 = 2.252 (nghìn đồng/người)
+ Qua việc phân tích cho thấy sức sản xuất của lao động năm 2006 tăng 37.229 (nghìn đồng/người) tương ứng 10,22%. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 tăng 19.488.972 nghìn đồng so với năm 2005 nên đã làm cho sức sản xuất của lao động tăng 97.455 (nghìn đồng/người). Nhưng số lao động bình quân năm 2006 tăng 30 người so với năm 2005 nên đã làm cho sức sản xuất của lao động giảm 60.216 (nghìn đồng/người). Như vậy năm 2005 cứ một lao động tạo ra được 343.208 nghìn đồng doanh thu còn năm 2006 cứ một lao động tạo ra được 401.437 nghìn đồng doanh thu. Qua đó cho thấy năng suất lao động năm 2006 cao hơn năm 2005, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty sử dụng lao động có hiệu quả.
+ Sức sinh lời của lao động năm 2006 tăng 2.252 (nghìn đồng/người) so với năm 2005. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 làm cho sức sinh lợi của lao động năm 2006 tăng 6.478 (nghìn đồng/người). Trong khi đó lao động năm 2006 tăng 30 người so với năm 2005 đã làm cho sức sinh lời của lao động năm 2006 giảm 4.496 (nghìn đồng/người). Như vậy năm 2005 cứ một lao động tạo ra 27.719 nghìn đồng lợi nhuận ròng còn năm 2006 cứ một lao động tạo ra 29.791 nghìn đồng lợi nhuận ròng, đây là một dấu hiệu chứng tỏ công ty sử dụng lao động có hiệu quả.
III.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và chất lượng là tiền đề cho sự liên tục trong quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành và tích luỹ cho doanh nghiệp.
Bảng III.8: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
%
Doanh thu thuần
1000đ
72.841.740
92.330.712
19.488.972
26,75
Lợi nhuận thuần
1000đ
5.543.728
6.893.380
1.349.652
24,35
Chi phí NVL
1000đ
35.485.953
43.465.511
7.979.558
22,48
Sức sản xuất của NVL
đ/đ
2,052
2,124
0,072
3,50
Sức sinh lời của NVL
đ/đ
0,156
0,160
0,004
2,56
Qua bảng III.8 ta thấy:
+ Sức sản xuất của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 3,5% so với năm 2005 do các nguyên nhân sau
- Doanh thu thuần tăng làm cho sức sản xuất của nguyên vật liệu tăng:
(đ/đ)
- Chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho sức sản xuất của nguyên vật liệu giảm
(đ/đ)
- Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sản xuất của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 0,549 - 0,477 = 0,072 (đ/đ)
+ Sức sinh lời của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 2,56% so với năm 2005 do các nguyên nhân:
- Lợi nhuận thuần tăng làm cho sức sinh lời của nguyên vật liệu tăng
(đ/đ)
- Chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho sức sinh lời của nguyên vật liệu giảm
(đ/đ)
- Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sinh lời của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 0,04 - 0,036 = 0,004 (đ/đ)
+ Qua bảng III.8 cho thấy chi phí nguyên vật liệu của công ty năm 2006 tăng 7.979.558 nghìn đồng tương ứng 22,48% so với năm 2005. Nguyên nhân chính là do tăng sản lượng sản xuất nên chi phí sản xuất cũng tăng lên trong đó chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể
Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu năm 2006 cũng tăng 3,5% so với năm 2005. Như vậy ở năm 2005 cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì tạo được 2,052 đồng giá trị sản lượng, còn năm 2006 cứ bỏ ra một đồng cho chi phí nguyên vật liệu thì tạo ra được 2,124 đồng giá trị sản lượng
Sức sinh lời của nguyên vật liệu năm 2006 tăng 2,56% so với năm 2005. Ở năm 2005 cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì tạo ra 0,156 đồng lợi nhuận, còn trong năm 2006 cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì tạo ra 0,160 đồng lợi nhuận.
III.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
III.4.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua hai chỉ tiêu đó là sức sinh lời và sức sản xuất của vốn cố định
Bảng III.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
%
Doanh thu thuần
1000đ
72.841.740
92.330.712
19.488.972
26,68
Lợi nhuận thuần
1000đ
5.543.728
6.893.380
1.349.652
24,34
Vốn cố định bình quân
1000đ
11.570.354
13.190.807
1.620.453
14.00
Sức sản xuất của VCĐ
đ/đ
6,296
7,000
0,704
11,18
Sức sinh lời của VCĐ
đ/đ
0,479
0,523
0,044
9,19
Nhận xét: qua bảng III.9 cho thấy sức sản xuất, sức sinh lời của vốn cố định đều tăng do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Sức sản xuất của vốn cố định năm 2006 tăng 0,704 lần tương ứng 11,18% so với năm 2005 do các nhân tố sau:
Doanh thu tăng đẫn đến sức sản xuất của vốn cố định tăng
(đ/đ)
Vốn cố định bình quân tăng làm cho sức sản xuất của tài sản cố định giảm.
(đ/đ)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có: 1,684 - 0,98 = 0,704 (đ/đ)
+ Sức sinh lời của vốn cố định năm 2006 tăng 0,044 lần tương ứng 9,19% so với năm 2005 do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lời của vốn cố định tăng
(đ/đ)
Vốn cố định bình quân tăng làm cho sức sinh lời của vốn cố định giảm
(đ/đ)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có: 0,117 - 0,073 = 0,044 (đ/đ)
+ Từ những kết quả trên ta thấy sức sản xuất, sức sinh lời của vốn cố định năm 2006 cao hơn năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn cố định tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả.
+ Sức sản xuất của vốn cố định năm 2006 tăng 0,704 lần tương ứng với 11,18% so với năm 2005. Trong đó doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của vốn cố định tăng 1,684 lần, nhưng vốn cố định bình quân tăng đã làm cho sức sản xuất của vốn cố định giảm 0,98 lần. Như vậy năm 2005 một đồng vốn cố định bỏ ra thu về 6,296 đồng doanh thu nhưng sang năm 2006 một đồng vốn cố định bỏ ra thu về 7,0 đồng doanh thu.
+ Sức sinh lời của vốn cố định năm 2006 tăng 0,044 lần tương ứng 9,19% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng làm cho sức sinh lời của vốn cố định tăng 0,117 lần, nhưng vốn cố định bình quân tăng làm cho sức sinh lời của vốn cố định giảm 0,073 lần. Năm 2006 một đồng vốn cố định bỏ ra tạo ra 0,523 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2005.
III.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên vốn lưu động luồn chịu ảnh hưởng và chi phối của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội ta sẽ tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh sự vận động của vốn lưu động đồng thời chỉ ra các nguyên nhân đẫn tới sự biến động đó nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian tới. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh sự vận động của vốn lưu động là các chỉ tiêu như sức sản xuất của vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động và số vòng quay của vốn lưu động. Nhưng trước hết xin đưa ra bảng cơ cấu vốn lưu động của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội
Bảng III.10: Phân tích cơ cấu vốn lưu động
Loại vốn lưu động
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Giá trị (1000đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (1000đ)
Tỷ lệ (%)
Mức
Tỷ lệ (%)
Tiền
1.895.329
2,13
12.743.199
9,9
10.847.869
57,24
Các khoản phải thu
53.745.551
60,40
80.762.542
62,8
27.016.990
50,26
Hàng tồn kho
32.618.465
36,66
34.162.603
26,56
1.544.137
4,73
Tài sản lưu động khác
713.416
0,8
930.196
0,72
216.780
30,38
Tổng vốn lưu động
88.972.812
100
128.598.540
100
39.625.778
44,53
Nhận xét: qua bảng III.10: cơ cấu vốn lưu động của công ty ta thấy trong tổng vốn lưu động thì các khoản phải thu chiểm một tỷ lệ khá cao (năm 2005 là 60,4% còn năm 2006 là 62,8%). Điều này có thể giải thích là do Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội là một công ty xây lắp nên chi phí của các công trình thường được các chủ đầu tư bàn giao khi các công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
Bảng III.11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Mức
Tỷ lệ
Doanh thu
1000đ
72.841.740
92.330.712
19.488.972
26,68
Lợi nhuận thuần
1000đ
5.543.728
6.893.380
1.349.652
25,56
VLĐ bình quân
1000đ
88.113.639
108.780.651
20.667.012
23,45
Sức sản xuất của VLĐ
đ/đ
0,826
0,848
0,022
2,66
Sức sinh lời của VLĐ
đ/đ
0,062
0,063
0,001
1,58
Số vòng quay VLĐ
đ/đ
0,826
0,848
0,022
2,66
Nhận xét: qua bảng III.11 ta thấy:
+ Sức sản xuất của vốn lưu động năm 2006 tăng 0,022 tương ứng 2,66% so với năm 2005. Nguyên nhân do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của vốn lưu động tăng
(đ/đ)
Vốn lưu động bình quân tăng làm cho sức sản xuất của vốn lưu động giảm
(đ/đ)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sản xuất của vốn lưu động năm 2006 tăng 0,221 - 0,199 = 0,022 (đ/đ)
+ Sức sinh lời của vốn lưu động năm 2006 tăng 0,001 so với năm 2005 do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Lợi nhuận sau thuế tăng làm cho sức sinh lời của vốn lưu động tăng
(đ/đ)
Vốn lưu động bình quân tăng làm cho sức sinh lời của vốn lưu động giảm
(đ/đ)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có sức sinh lời của vốn lưu động năm 2006 tăng 0,016 - 0,015 = 0,001 (đ/đ)
+ Sức sản xuất của vốn lưu động năm 2006 tăng 0,022 lần so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu năm 2006 tăng làm cho sức sản xuất của vốn lưu động tăng 0,221 lần. Nhưng vốn lưu động bình quân tăng làm cho sức sản xuất của vốn lưu động giảm 0,199 lần.
+ Sức sinh lời của vốn lưu động năm 2006 tăng 0,001 lần so với năm 2005. Nguyên nhân là do lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lời của vốn lưu động tăng 0,016 lần. Nhưng vốn lưu động bình quân tăng làm cho sức sinh lời của vốn lưu giảm 0,015 lần.
+ Số vòng quay của vốn lưu động năm 2006 là 0,848 và năm 2005 là 0,826, như vậy số vòng quay của vốn lưu động năm 2006 cao hơn so với năm 2005. Điều này chứng tỏ khả năng hoạt động của công ty đã được cải thiện.
III.5. Phân tích hiệu quả chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà công ty phải chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định
Bảng III.12: Phân tích tình hình sử dụng chi phí (ĐVT: 1000đ)
Chi phí
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương đối
Chi phí NVL
35.485.953
47.927.686
12.441.733
35,06
Chi phí nhân công
12.269.089
15.767.237
3.498.148
28,52
Chi phí SX chung
10.829.617
14.171.279
3.341.662
30,86
Chi phí máy TC
26.524
28.980
2.456
9,26
Chi phí QLDN
8.458.436
6.921.763
-1.536.673
-18,17
Tổng chi phí
67.069.619
84.816.945
17.747.326
26,46
Nhận xét: qua bảng III.12 ta thấy công ty sử dụng chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng 17.747.326 nghìn đồng tương ứng 26,46% so với năm 2005. Nguyên nhân là do:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2006 tăng 35,06% so với năm 2005 là do giá cả thị trường nguyên vật liệu thay đổi. Hơn nữa trong năm qua công ty đã tăng sản lượng sản xuất bằng việc nhận thêm nhiều công trình có đòi hỏi nhiều loại thiết bị hiện đại và đắt tiền do đó chi phí nguyên vật liệu tăng lên đáng kể.
Chi phí nhân công trực tiếp năm 2006 tăng 28,52% so với năm 2005 là do số lao động của công ty năm 2006 tăng lên để có thể đáp ứng khối lượng công việc từ các công trình xây lắp và chủ yếu số lao động tuyển thêm là các lao động trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung của năm 2006 tăng 30,86% so với năm 2005 là do công ty đã đầu tư thêm vào tài sản cố định để phục vụ nhu cầu sản xuất. Nhu cầu sản xuất tăng lên nên các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất chung cũng tăng.
Do số lượng công trình tăng lên và cùng với nó là lượng máy móc đưa vào thi công năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 nên chi phí máy thi công của năm 2006 cũng tăng so với năm 2005. Cụ thể chi phí máy thi công của năm 2006 tăng 9,26% so với năm 2005. Với số lượng máy móc mới nhập thì sẽ phát sinh thêm các khoản chi phí như chi phí bảo quản, chi phí bảo dưỡng và chi phí hoạt động.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm 18,17% so với năm 2005 là do số lượng máy móc thiết bị văn phòng được thay thế trong năm trước nên trong năm nay công ty không phải bổ xung thay thế số máy móc này. Đặc biệt trong năm 2006 công ty đã tiến hành xắp xếp lại nhân sự cho các phòng ban do đó đã giảm được số lao động quản lý trong một số phòng ban.
Bảng III.13: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Mức
Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần
1000đ
72.841.740
92.330.712
19.488.972
26,38
Lợi nhuận thuần
1000đ
5.543.728
6.893.380
1.349.652
24,34
Tổng chi phí
1000đ
67.069.619
84.816.945
17.418.325
25,97
Tỷ suất doanh thu
đ/đ
1,086
1,088
0,002
0,18
Tỷ suất lợi nhuận
đ/đ
0,083
0,081
-0,002
-2,41
Nhận xét: qua bảng III.13 ta thấy tỷ suất doanh thu tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm.
+ Tỷ suất doanh thu năm 2006 tăng 0,002 lần so với năm 2005 là do các nguyên nhân sau:
Doanh thu tăng làm cho tỷ suất doanh thu tăng
(đ/đ)
Chi phí tăng làm cho tỷ suất doanh thu giảm
(đ/đ)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có tỷ suất doanh thu năm 2006 tăng 0,291 - 0,289 = 0,002 (đ/đ) so với năm 2005
+ Tỷ suất lợi nhuận năm 2006 giảm 0,002 lần so với năm 2005 do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Lợi nhuận tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng
(đ/đ)
Chi phí tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm
(đ/đ)
Kết hợp hai nhân tố trên ta có tỷ suất lợi nhuận năm 2006 giảm so với năm 2005: 0,02 - 0,022 = - 0,002 (đ/đ)
+ Hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện qua hai chỉ tiêu là tỷ suất doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là sức sản xuất hay sức sinh lời của chi phí. Tỷ suất doanh thu năm 2006 của công ty tăng 0,002 lần so với năm 2005 nguyên nhân là do doanh thu tăng làm cho tỷ suất doanh thu tăng 0,291 lần, nhưng chi phí tăng làm cho tỷ suất doanh thu giảm 0,289 lần. Tỷ suất lợi nhuận năm 2006 giảm 0,002 lần so với năm 2005 nguyên nhân là do lợi nhuận tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng 0,02 lần, nhưng chi phí tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm 0,022 lần. Như vậy trong năm 2006 cứ một đồng chi phí bỏ ra sản xuất thì thu về 1,088 đồng doanh thu và 0,081đồng lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 1,086 đồng doanh thu và 0,083 đồng lợi nhuận.
III.6. Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dụng quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thức giá trị. Tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ bằng tiền gắn liền với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hoạt động tài chính có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh, để phân tích tình hình tài chính của công ty ta sử dụng tài liệu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng III.14: Bảng cân đối kế toán 31/12/2006
Tài sản
Số đầu năm
Số cuối kỳ
Chênh lệch
Giá trị
(1000đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (1000đ)
Tỷ trọng (%)
%
A.TSLĐ và ĐTNH
88.972
87,3
128.598
90,5
39.625
45,4
I. Tiền
1.895
0,99
12.743
8,45
10.847
5,72
II. ĐTTC NH
0
0
0
0
III. Các khoản phải thu
53.754
52,2
80.762
56,3
27.056
50,9
IV. Hàng tồn kho
32.618
31,68
34.162
23,94
1.544
6,25
V. TSLĐ khác
713
0,7
930
0,65
216
30,4
B. TSCĐ, ĐTDH
12.898
12,66
13.482
9,15
587
4,5
I. TSCĐ
12.124
11,9
11.455
7,74
(669)
5,6
1. TSCĐ HH
4.573
4,5
4.071
2,8
(501)
1,1
- Nguyên giá
8.193
8.191
(2,48)
1,0
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(3.620)
14.119
(499)
13,78
2. TSCĐ vô hình
7.551
7,41
7.383
4,94
(167)
2,3
- Nguyên giá
7.713
7.725
12
0,15
- GTHM luỹ kế
(162)
(341)
(179)
101,1
II. ĐTTC dài hạn
944
944
III. CPXDCB DD
756
0,74
1.056
0,7
309
40,8
IV. Chi phí trả trước
18
0,02
17
0,012
(0,303)
1,8
Tổng tài sản
101.871
100
142.081
100
40.209
39,47
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
79.777
78,3
106.933
75,26
27.156
34,03
I. Nợ ngắn hạn
79.302
77,8
106.415
74,9
27.112
34,2
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
474
0,46
518
0,36
44,2
9,28
B. Nguồn vốn CSH
22.094
21,68
35.174
24,64
13.053
59,1
I.Nguồn vốn, quỹ
21.717
21,3
34.760
23,9
13.042
61,9
II. Nguồn kinh phí
376.567
0,4
387
0,27
11
2,9
Tổng nguồn vốn
101.872
100
142.081
100
40,2
39,4
Nhận xét: qua bảng cân đối kế toán tổng giá trị tài sản của công ty cuối kỳ tăng 40.029 (1000đ) tương ứng 40,59% so với đầu năm do công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đầu tư tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Phần tài sản tăng lên chủ yếu là TSLĐ và ĐTNH chiếm 45,45% trong đó các khoản phải thu tăng chiếm 50,26% và hàng tồn kho tăng nhưng tỷ trọng giảm. Số đầu kỳ của hàng tồn kho chiếm 36,66% nhưng cuối kỳ giảm 26,56% cho thấy trong năm công ty đã giải phóng được một một lượng hàng tồn kho đó là các hạng mục công trình đã hoàn thành và bàn giao. Các khoản phải thu tăng do trong năm công ty chưa có biện pháp thu hồi nợ và giảm lượng vốn bị chiếm dụng. Ngoài ra cơ cấu tài sản của công ty thì có sự chuyển dịch sang TSCĐ nhiều hơn. Nguồn vốn mà công ty đang quản lý và sử dụng chủ yếu là vốn vay, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty. Đầu năm chiếm khoảng 78,31% cuối kỳ chiếm 75,26% trong tổng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn của công ty tăng lên khá cao 34,18% hay tăng 27,112 triệu đồng so với đầu năm. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm một tỷ trọng thấp, đầu năm chiếm 21,68% đến cuối kỳ tăng 24,73% tăng 13.053 triệu đồng là do nguồn vốn kinh doanh, nguồn kinh phí, các quỹ khác tăng.
III.6.1. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội.
Bảng III.15. Các tỷ số về khả năng thanh toán
STT
Các tỷ số về khả năng thanh toán
Công thức
ĐVT
Kết quả
So sánh
2005
2006
1
Khả năng thanh toán hiện thời (KHH)
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
lần
1,12
1,20
0,08
2
Khả năng thanh toán nhanh (KN)
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
lần
0,711
0,88
0,169
Qua bảng III.15. các tỷ số về khả năng thanh toán ta thấy: tỷ số khả năng thanh toán chung của năm 2006 đã tăng so với năm 2005, điều đó chứng tỏ công ty đã cải thiện được khả năng thanh toán các khoản nợ. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2006 cũng đã tăng so với năm 2005, tuy nhiên tỷ số này vẫn cần tăng thên hơn nữa vì ở mức này thì công ty vẫn có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng III.16. Các tỷ số về cơ cấu tài chính
STT
Các tỷ số về cơ cấu tài chính
Công thức
ĐVT
Kết quả
So sánh
2005
2006
1
Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động (CTSLĐ)
Tài sản lưu động
Tổng tài sản
lần
0,873
0,905
0,032
2
Tỷ số cơ cấu tài sản cố định (CTSCĐ)
Tài sản cố định
Tổng tài sản
lần
0,126
0,095
-0,031
3
Tỷ số tự tài trợ (CVC)
Tổng nguồn vốn CSH
Tổng tài sản
lần
0,217
0,248
0,031
4
Tỷ số tài trợ dài hạn (CTTDH)
NVCSH + Nợ dài hạn
Tổng tài sản
lần
0,217
0,248
0,031
Qua bảng III.16. các tỷ số về cơ cấu tài chính của công ty ta thấy: cơ cấu tài sản cố định của công ty còn chiếm tỷ lệ ít trong tổng số tài sản, còn cơ cấu tài sản lưu động lại chiếm một tỷ lệ khá cao. Đây có thể là một điểm yếu của công ty vì đối với một công ty xây lắp thì tài sản cố định thể hiện khả năng làm việc của công ty trước các chủ đầu tư khi tham gia đấu thầu. Tỷ số tự tài trợ và tỷ số tài trợ dài hạn của công ty là bằng nhau vì công ty không có các khoản nợ dài hạn, hai tỷ số này của năm 2006 đều tăng hơn so với năm 2005 điều này chứng tỏ khả năng tự tài trợ vốn của công ty đã đần tốt hơn.
Bảng III.17. Các tỷ số về khả năng hoạt động
STT
Các tỷ số về khả năng hoạt động
Công thức
ĐVT
Kết quả
So sánh
2005
2006
1
Tỷ số vòng quay TSLĐ (VTSLĐ)
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bq
vòng
0,826
0,848
0,022
2
Tỷ số vòng quay tổng tài sản (VTTS)
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bq
vòng
0,731
0,757
0,026
3
Tỷ số vòng quay HTK (VHTK)
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bq
vòng
2,768
2,765
-0,003
4
Thời gian thu tiền bán hàng (Dp thu)
(các khoản phải thu) * 360
Doanh thu
ngày
293
262
-31
Qua bảng III.17. các tỷ số về khả năng hoạt động ta thấy tỷ số vòng quay tài sản lưu động và tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2006 đều tăng hơn so với năm 2005 làm cho khả năng hoạt động của công ty được tốt hơn. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 lại giảm so với năm 2005 điều này có thể giải thích vì lượng hàng tồn kho trong năm 2006 tăng dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Trong năm 2006 kỳ thu nợ bán chịu của công ty đã được rút ngắn, đây là một nhân tố tốt vì khi đó công ty không bị bạn hàng chiếm dụng vốn quá lâu gây cản trở cho công việc kinh doanh .
Bảng III.18. Các tỷ số về khả năng sinh lời
STT
Các tỷ số về khả năng sinh lời
Công thức
ĐVT
Kết quả
So sánh
2005
2006
1
Tỷ số doanh lợi tiêu thụ (DDT)
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
lần
0,076
0,075
-0,001
2
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (DNVCSH)
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bq
lần
0,273
0,243
-0,004
3
Doanh lợi tổng tài sản (DTTS)
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bq
lần
0,055
0,057
0,002
Qua bảng III.18. các tỷ số về khả năng sinh lời ta thấy tỷ số doanh lợi tiêu thu năm 2006 giảm so với năm 2005 là -0,001. Tỷ số doanh lợi tiêu thụ phản ánh trong năm 2006 cứ một đơn vị doanh thu thuần có 0,075 đơn vị lợi nhuận sau thuế, trong năm 2005 tỷ lệ này là 0,076 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của công ty năm 2006 có chiều hướng giảm.
Hệ số sinh lợi của tài sản phản ánh trong năm 2006 cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh thì đem lại 0,057 đơn vị lợi nhuận, còn năm 2005 thì cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh thì đem lại 0,054 đơn vị lợi nhuận. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2006 tốt hơn năm 2005.
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là tương đối khả quan. Hầu hết các chỉ số phát triển đều không ngừng tăng lên, sự lớn mạnh về quy mô cũng như tiềm lực của công ty là điều rất đáng mừng. Công ty đã có những công trình tầm cỡ trên 27 tỉnh thành trong cả nước chủ yếu là miền Bắc và miền Nam . Những thành công đó có được là do sự cố gắng của các cán bộ công nhân viên cùng với sự nổi tiếng gần như độc quyền của mình ở khắp miền Bắc.
Tuy nhiên nếu nhìn vào thực tế của nghành Bưu Chính Viễn Thông hiện nay ta thấy rằng chỉ số tăng trưởng của nghành là liên tục tăng cao bình quân khoảng 9-10% trong giai đoạn 2001- 2006 và tổng doanh thu tăng 66% so với giai đoạn 1996- 2000. Và theo kế hoạch của Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam trong những năm tới đây tổng vốn đầu tư cho ngành sẽ gấp 1,7 lần so với giai đoạn trước đó đây là một cơ hội rất lớn cho các công ty trong nghành trong đó có Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu Điện Hà Nội.
Theo đánh giá của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tuy đạt được những bước đầu về công nghệ nhưng mạng Viễn thông của Việt Nam quy mô còn nhỏ mật độ điện thoại còn thấp so với mức bình quân của thế giới cụ thể là 4,23 máy/ 1 người, chất lượng mạng nội hạt chưa cao. Bên cạnh đó công nghệ thông tin nói chung và Bưu chính Viễn thông nói riêng có tốc độ phát triển rất cao với những bước đột phá liên tục về công nghệ. Do vậy để bắt kịp trình độ phát triển của thế giới Việt Nam cần không ngừng nâng cấp mở rộng mạng Viễn thông quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh cũng như tiếp tục cáp quang hoá đường trục thông tin trong nước và từng bước cáp quang hoá đến tận từng thuê bao.
Với những thông tin trên cùng với kết quả đã phân tích ở chương III. Em xin đưa ra những ý kiến nhỏ với mong muốn công ty sẽ xem xét nhằm phát triển hơn nữa quy mô và sức mạnh vốn có của công ty.
1. Biện pháp1: Mở rộng thị trường và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh.
Cơ sở của biện pháp.
Bảng 1. Doanh thu của công ty qua 3 năm
TT
Năm
Doanh thu
1
2004
60.197.909.937
2
2005
72.841.740.715
3
2006
92.330.712.802
Căn cứ vào tốc độ phát triển không ngừng của nghành Bưu chính Viễn thông đã nêu ở trên và đi kèm với nó là sự lớn mạnh của các đơn vị cùng nghành đòi hỏi công ty phải đầu tư cả về nhân lực, vật lực để nâng cao hơn nữa quy mô hiện tại của công ty.
Căn cứ vào tốc độ tăng doanh thu của các năm sau so với năm trước tốc độ tăng rất cao cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 26,75%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 25,1%. Bên cạnh đó doanh thu từ lĩnh vực xây lắp luôn chiếm một tỷ trọng rất cao, năm 2005 là 95,2% và năm 2006 là 96,7%. Điều này chứng tỏ lĩnh vực xây lắp là một lĩnh vực quyết định mức tăng doanh thu của công ty, tuy nhiên các lĩnh vực khác của công ty như lĩnh vực sản xuất cột và các phụ kiện phục vụ các công trình thuộc ngành Bưu Chính Viễn Thông hay như lĩnh vực thiết kế thi công cũng có thể đẩy mạnh để góp phần tăng doanh thu.
1.2. Nội dung của biện pháp.
Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ năm 2005 - 2006
(ĐVT: 1000đ)
TT
Mặt hàng
Doanh thu
So sánh
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch ()
Tỷ lệ (%)
1
Xây lắp BCVT
69.341.400
89.297.330
19.955.930
128,78
2
Sản xuất cột và phụ kiện
1.132.200
1.058.300
-73900
- 93,47
3
Thiết kế thi công
2.367.140
1.975.700
-391440
- 83,46
Cộng
72.840.740
92.331.330
Qua bảng IV.1 ta thấy doanh thu thu về từ lĩnh vực nhượng bán cột hay thiết kế thi công chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và có chiều hướng giảm đi điều này có thể giải thích do công ty không đầu tư thích đáng vào hai lĩnh vực này, trong những năm tới công ty cần đẩy mạnh việc sản xuất bằng cách cải tạo hệ thống xưởng sản xuất và cải tiến quy trình công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về lĩnh vực xây lắp ta thấy chiếm một tỷ trọng rất cao, năm 2006 tăng
28, 78% so với năm 2005. Công ty nên duy trì được tốc độ phát triển này. Một mặt đẩy mạnh việc xây lắp các công trình thuộc nghành Bưu Chính Viễn Thông nhưng cũng cần tiếp cận với các công trình xây lắp dân sự ở các khu công nghiệp hay các khu dân cư mới. Cũng như xâm nhập vào lắp đặt hệ thông thông tin khác như cáp ngầm, cáp truyền hình..vv..
Bảng 3. Cơ cấu doanh thu theo vùng năm 2006:
Khu vực địa lý
Tỉ lệ (%)
Bưu điện Hà Nội
32
Các tỉnh phía bắc khác
25
Các tỉnh phía nam
25
Các tỉnh miền trung
1
Các đơn vị khác trong ngành
17
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Qua bảng 3. Cơ cấu doanh thu theo vùng năm 2006 ta thấy cơ cấu doanh thu theo vùng của công ty là không đều, doanh thu từ bưu điện Hà Nội, các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam chiếm một tỷ lệ khá cao trong khi đó doanh thu từ các tỉnh miền trung chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này tỷ lệ thuận với số lượng công trình của công ty từ các vùng nói trên. Hiện tại công ty chỉ có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và chưa có chi nhánh tại các tỉnh miền trung, trong khi đó Miền Trung là một thị trường khá tiềm năng. Như được biết việc tách Bưu Chính , Viễn Thông cũng như chuẩn bị thành lập các công ty Viễn Thông theo vùng sẽ xoá bỏ địa giới hành chính thì việc mổi tỉnh có một công ty xây lắp không còn thích hợp. Các công ty Viễn Thông ở miền Trung mà cụ thể là các đơn vị xây lắp hoạt động không hiệu quả vì chưa được đầu tư thích đáng về kỷ thuật cũng như vốn hoạt động. Mặt khác mật độ sử dụng các dịch vụ Bưu Chính Viễn Thông ở miền Trung còn khá thấp. Trong những năm tới công ty cần nghiên cứu và xúc tiến việc thành lập chi nhánh tại các tỉnh miền trung vì sự phát triển của lĩnh vực Viễn Thông cũng phát triển rất mạnh trên địa bàn này.
1.3. Hiệu quả của biện pháp.
Khi thị trường được mở rộng và các ngành nghề kinh doanh đều được quan tâm đúng mực, trước hết công ty có thêm những bạn hàng mới, đồng thời doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng được tăng thêm. Doanh thu mong đợi của công ty sẽ đạt 98.034.000.000 đ trong đó lĩnh vực xây lắp vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhất tuy nhiên các lĩnh vực khác như sản xuất phụ kiện phục vụ các công trình và thiết kế các công trình xây lắp Viễn Thông sẽ chiếm một tỷ trọng cao hơn so với các năm trước.
Bảng 4. Dự kiến doanh thu theo từng loại hình dịch vụ
(ĐVT: 1000đ)
TT
Mặt hàng
Doanh thu
Tỷ trọng (%)
1
Xây lắp BCVT
90.000.000
93,7
2
Sản xuất cột và phụ kiện
3.132.200
3,26
3
Thiết kế thi công
2.901.800
3,04
Cộng
96.034.000
100
Theo bảng 4 doanh thu dự kiến của công ty đạt 96.034.000tăng 5.702.670 nghìn đồng, trong đó doanh thu từ lĩnh vực xây lắp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 93,84% nhưng chỉ tăng nhẹ. Nếu giữ được mức độ tăng như thế cũng là một thành công của công ty, năm 2006 là một năm rất thành công của công ty trong lĩnh vực xây lắp điều này thể hiện ở số lượng công trình mà công ty thi công tăng lên đột biến so với năm 2005 và kéo theo doanh thu từ đó cũng được tăng lên đáng kể (89.297.330 nghìn đồng của năm 2006 so với 69.341.400 nghìn đồng của năm 2005). Doanh thu từ lĩnh vực sản xuất phụ kiện dự kiến đạt 3.132.200 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 3,2%, doanh thu từ lĩnh vực thiết kế dự kiến đạt 2.901.800 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 2,96%. Mặc dù doanh thu từ hai lĩnh vực trên còn chiếm một tỷ lệ không cao nhưng so với tỷ lệ của những năm trước thì đây là một bước chuyển đổi cần được duy trì và phát triển thêm vì không phải trong một thời gian ngắn có thể tăng sản lượng sản xuất một cách nhanh chóng và tức thời.
Biên pháp2 : Bố trí lao động hợp lý, tuyển dụng thêm lao động kỹ thuật, sử dụng triệt để lao động địa phương.
2.1. Cơ sở biện pháp:
Hiện nay bên cạnh lĩnh vực chủ yếu là xây lắp các công trình viễn thông, công ty đã phát triển thêm các hoạt động như: kinh doanh vật tư, thiết kế thi công, xây dựng nhà. Ngoài ra công ty còn có xưởng sản xuất chuyên sản xuất các cấu kiện bê tông với chất lượng cao đảm bảo phục vụ mọi công trình. Do mở rộng phạm vi hoạt động nên công ty đang gặp khó khăn về mặt tổ chức lao động, hiện tại đội ngũ lao động kỹ thuật còn thiếu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng và giá thành của các công trình.
Mặt khác do công trình phân tán ở nhiều địa phương trong cả nước nên việc theo dõi và quản lý lao động thường được giao cho các đội, các chủ nhiệm công trình theo từng công trình và hạng mục công trình. Do đội ngũ kỹ sư có thể đảm nhiệm công việc kỹ thuật cho các công trình của công ty còn thiếu nên đôi khi có ảnh hưởng đến tiến của các công trình, do đội ngũ công nhân đã qua đào tạo của công ty còn ít thường chỉ có thể đáp ứng được các công trình trong nội thành nên đôi khi đối với những công trình ở xa thường xẩy ra tình trạng thiếu đội ngũ kỹ thuật và thiếu cả công nhân lao động.
2.2. Nội dung biện pháp:
-Công ty cần tuyển thêm một số kỹ sư để đảm bảo các vấn đề kỹ thuật cũng như giám sát công trình được tốt hơn.
-Đội ngũ công nhân thuộc biên chế của công ty cần được chuyên môn hoá nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. Sắp xếp công việc hợp lý theo trình độ kỹ thuật cũng như chuyên môn.
-Công ty nên tận dụng tối đa nguồn lao động địa phương vào các công việc phổ thông. Sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại ăn ở của công nhân và tiền công phải trả cho họ cũng thấp hơn nhiều so với lao động thuộc biên chế công ty.
Xét công trình: hệ thống thông tin mạng cáp quang thị xã Phú Thọ và 10 huyện tỉnh Phú Thọ để thấy được hiệu quả biện pháp này trong việc bố trí lao động và sử dụng triệt để lao động địa phương.
Bảng 5: Chi phí nhân công thực hiện công trình HTTT cáp sợi quang thị xã Phú Thọ và 10 huyện tỉnh Phú Thọ.
Lao động
Số lượng
Mức trả
Số phải trả trong ba tháng
Lao động trong danh sách
28
2.500.000đ/tháng
210.000.000đ
Lao động thuê ngoài
43
30.000đ/ngày
100.620.000đ
Tổng cộng
71
310.620.000đ
Chi phí phải trả cho lao động thuê ngoài 43. 30000. 26. 3= 100.620.000
Nếu công ty tận dụng hết số lao động trong danh sánh chi phí phải trả là:
71. 3. 2500000= 532.500.000 đ
Vậy khi sử dụng lao động địa phương công ty tiết kiệm được
532.500.000 – 310.620.000 = 221.880.000 đ
- Do đó khi thi công công trình ở xa công ty nên tận dụng triệt để lao động địa phương.
- Để phát huy tích cực biện pháp này công ty cần phát huy năng lực của đội ngũ lao động hiện có và có các biện pháp nâng cao tay nghề giúp họ có kinh nghiệm quản lý và hướng dẫn lao động địa phương.
- Thời gian thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề lao động là một công việc đòi hỏi phải có sự thống nhất cao, triệt để của tập thể lãnh đạo và người lao động. Vì khi tuyển dụng lao động và bố trí cơ cấu lao động hợp lý và cần xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý với người lao động
2.3. Kết quả mong đợi khi thực hiện biện pháp.
- Dự kiến nếu thực hiện biện pháp này lao động của công ty tăng thêm 10 người cơ cấu lao động được bố trí hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và dự kiến doanh thu sẽ tăng thêm khoảng 5%
- Kế hoạch năm 2007 của công ty đặt ra: doanh thu kế hoạch 96 tỷ đồng và chi phí kế hoạch 82 tỷ đồng. Khi áp dụng biện pháp này doanh thu tăng, chi phí tăng.
Doanh thu tăng thêm tỷ đồng
Chi phí tăng thêm để đạt được mức doanh thu dự kiến
tỷ đồng
Lợi nhuận tăng thêm bằng doanh thu tăng thêm - chi phí tăng thêm
tỷ đồng
3. Một số kiến nghị khác:
- Kiến nghị1 : Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ
Vốn kinh doanh của công ty vừa thiếu hụt, lại vừa bị ứ đọng trong khâu thanh toán là vấn đề nhức nhối tại công ty. Tính đến ngày 31/12/2006 khoản phải thu là 80.762.542.136 đồng chiếm tỷ trọng 62,8% vốn lưu động và 56,3% tổng vốn kinh doanh. Đây là con số không nhỏ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế năm 2006, công ty chưa làm tốt công tác nợ phải thu. Các khoản phải thu tăng so với năm 2005 là 6.059.161.590 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 10,3%. Như vậy, vấn đề thu hồi công nợ cần phải được giải quyết kịp thời, nhằm giảm số vốn bị chiếm dụng và đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy trong thời gian tới công ty cần:
Quy định rõ về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như: phương thức, thời gian thanh toán…. Nếu bên A thực hiện sai hợp đồng thì phải bị phạt tài chính tuỳ theo mức độ vi phạm. Với giải pháp này công ty sẽ ràng buộc khách hàng hơn với trách nhiệm thanh toán.
Khi kết hợp đồng với bên A, công ty phải dứt khoát không thi công những công trình thiếu vốn hoặc có vốn đến đâu làm tới đó. Đồng thời đơn vị bên A phải ứng trước một phần giá trị công trình với tỷ lệ nhất định trên giá trị khối lượng xây lắp (ứng dụng theo điều khoản hợp đồng).
Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền trước thời hạn của các công trình đã hoàn thành bàn giao. Thực hiện điều này sẽ hạn chế đáng kể tình trạng thanh toán chậm, "dây dưa" khó đòi như hiện nay.
Cần ghi sổ đối chiếu ngày và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, lập kế hoạch cụ thẻ về việc thu hồi các khoản nợ này đối với từng đối tượng:
Đối với những khách hàng có truyền thống "nợ nần, dây dưa", công ty phải kiên quyết không tiếp tục ký kết hợp đồng. Nếu đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, công ty có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan pháp luật.
Đối với khách hàng có mối qua hệ thường xuyên và chấp hành đúng chế độ thanh toán, công ty có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan pháp luật.
Đối với khách hang có mối quan hệ thường xuyên và chấp hang đúng chế độ thanh toán đối với công ty thì công ty có thể ưu tiên thực thi hợp đồng và cố gắng thực hiện bàn giao thanh quyết toán công trình trước thời hạn.
Với số vốn bị chiếm dụng khá lớn ở công ty như hiện nay, công ty đã thành lập tổ đòi nợ nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Vì vậy công ty cần phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác thanh toán và đòi nợ, đồng thời gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với công tác này.
Đối với các khoản nợ đòi cần tiếp tục theo dõi, đôn đốc thu hồi và cần tăng mức trích khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản nợ phải thu có khả năng không thu hồi được.
Bên cạnh đó, công ty cũng phải có kế hoạch trả các khoản nợ phải trả và các khoản vốn chiếm dụng. Trong chừng mực nhất định, số vốn chiếm dụng đã phần nào giảm bớt sự thiếu hụt về vốn trong kinh doanh. Nếu công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp thì một mặt giải quyết khó khăn về vốn kinh doanh mặt khác lại vẫn giữ mối quan hệ tốt với các bạn hàng. Ngược lại, nếu chiếm dụng vốn quá lớn mà không chấp hành đúng kỷ luật trong thanh toán thì công ty không chỉ làm mất uy tín với các bạn hàng mà còn tăng thêm gánh nặng nợ cho chính mình.
Đối với nợ đến hạn, sắp đến hạn công ty cần chủ động tìm nguồn để trả nợ, đảm bảo uy tín và lơi ích của các bên, đồng thời không gây biến động về vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Kiến nghị 2 : Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh:
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn doanh nghiệp mình có nguồn vốn chủ động để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà không phải lo đến việc trả nợ. Một doanh nghiệp đang và sẽ đứng vững trong tương lai phải là doanh nghiệp có cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý.
Thực tế của công ty năm 2006, cho thấy vốn cố định chỉ chiếm 9,5% trong vốn kinh doanh, ngược lại vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn là 90,5% (gấp gần 9 lần vốn cố định). Trong vốn lưu động, vốn lại nằm chủ yếu trong khâu lưu thông (chiếm 74% vốn lưu động). Trong khi đó cơ cấu nguồn vốn cũng có những biểu hiện không hợp lý. Nợ phải trả chiếm 78,3% trong tổng nguồn vốn ở năm 2005 và đã giảm xuống còn 75,3% trong tổng nguồn vốn ở năm 2006. Tương ứng, vốn chủ sở hữu năm 2005 là 21,7% trong tổng vốn kinh doanh đã tăng lên 24,7% trong tổng vốn kinh doanh ở năm 2006. Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn này đang có chiều hướng tốt, làm giảm rủi ro tài chính, tăng khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu này vẫn còn quá thiên về nợ phải trả. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, công ty cần chú ý đến các vấn đề:
- Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó có biện pháp tổ chức huy động đáp ứng vốn đầy đủ và hợp lý, tránh tình trạng thiếu hoặc lãng phí vốn một cách không cần thiết, làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân.
- Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ. Do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, công ty cần cân nhắc tính toán kỹ giữa hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ với chi phí sử dụng nguồn tài trợ đó, từ đó xây dựng một cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu. Cụ thể công ty có thể lựa chọn huy động từ các nguồn sau:
Lợi nhuận để lại: huy động vốn từ lợi nhuận để lại thông qua các quỹ chuyên dùng, đặc biệt từ quỹ đầu tư phát triển. Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh, thể hiện sự độc lập và khả năng vững vàng về tài chính của doanh nghiệp.
Huy động vốn thông qua quỹ khấu hao cơ bản: công ty có toàn quyền sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mức vốn huy động từ nguồn này mỗi năm là khá khiêm tốn (khoảng 1 - 2 tỷ đồng).
Huy động từ việc phát hành cổ phiếu: Xét tình hình thực tế của công ty, việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn là hoàn toàn hợp lý. Nếu phát hành cổ phiếu thì một mặt công ty sẽ giải quyết khó khăn về vốn, làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm thấp hệ số nợ, tăng khả năng vững chắc của công ty. Mặt khác điều này góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cuả công ty bằng việc không phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn. Đồng thời, kênh huy động này sẽ góp phần giảm bớt sức ép về vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp.
Huy động vốn qua liên doanh, liên kết: Đây là xu hướng tích cực. Thông qua quá trình liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp vốn kinh doanh, mặt khác tạo cơ hội cho công ty hoà nhập với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty (thông qua phát hành cổ phiếu). Đây là một biện pháp tạm thời nhằm giảm bớt sức ép về vốn dài hạn, giảm bớt rủi ro tiềm tàng trong SXKD của công ty. Mặt khác, việc huy động vốn này sẽ tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên với công ty, thúc đẩy họ làm việc tích cực và có trách nhiệm hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Huy động vốn qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng: Cuối cùng, khi các biện pháp trên không thể hoặc đã triển khai nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn kinh doanh thì mới nên sử dụng biện pháp này. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là do lãi suất vay vốn của ngân hàng là khá cao . Đồng thời việc huy động vốn từ nguồn này để đầu tư dài hạn là một quyết định đầu tư đầy mạo hiểm, khả năng rủi ro cao.
- Khi có nguốn tài trợ, công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đặt biệt công ty cần chú ý đầu tư vào TSCĐ nhằm nâng cao chất lượng thi công, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín cho công ty. Đây cũng là cơ sở để thay đổi cơ cấu vốn cho phù hợp với tình hình thực tế ở công ty, đảm bảo hiệu quả của đồng vốn.
Kiến nghị 3 : Đầu tư đúng hướng tài sản cố định, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiện nay, tính cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường xây lắp. Trước thực tế đó, công ty cần chủ động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng lực thi công. Nếu không làm được điều này nghĩa là công ty đã tự kéo lùi mình lại và nhận phần thua trong cạnh tranh.
Đầu tư đúng hướng tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng, đồng thời giảm được hao mòn vô hình.
Để đầu tư đúng hướng TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty cần áp dụng các giải pháp:
+ Trong công tác quản lý, sử dụng:
Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ số TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, tận dụng tối đa năng suất TSCĐ hiện có. Hạn chế thời gian ngừng nghỉ của máy móc, phương tiện thi công. Đối với máy móc thi công trong thời gian chờ việc có thể cho thuê dưới hình thức thuê hoạt động.
Phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ.
Trong xu thế hội nhập, trình độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, hao mòn vô hình là rất lớn. Vì vậy công ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tránh được hao mòn vô hình.
+ Trong công tác đầu tư:
Việc đầu tư phải dựa trên khả năng hiện có về năng lực thi công cơ giới, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng các TSCĐ định đầu tư về các mặt công nghệ, năng suất cũng như tuổi thọ kỹ thuật và chu kỳ sống của máy móc. Đồng thời công ty phải xây dựng một luận chứng kinh tế - kỹ thuật có tính khả thi cao, mục tiêu rõ ràng.
Việc đầu tư TSCĐ nên dựa trên nguồn vốn dài hạn. Khi TSCĐ được đảm bảo bằng nguồn vồn dài hạn thì công ty sẽ tránh được những biến động về tài chính do sử dụng vốn ngắn hạn đem lại. Vì vậy, trước khi tiến hành công việc đầu tư, công ty cần phải tìm nguồn tài trợ dài hạn hợp lý như: nguồn vốn khấu hao, vốn tự bổ sung, vay dài hạn.
Để nhanh chóng đổi mới máy móc, thiết bị, tăng cường năng lực thi công cơ giới, công ty phải mạnh dạn lựa chọn phương thức thuê tài chính. Công ty cần phải nhận thức được rằng thuê tài chính đem lại nhiều tiện ích hơn hẳn so với việc huy động vốn thông qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng để đổi mới máy móc, thiết bị.
KẾT LUẬN
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế trang bị cho ta cách nhìn khái quát, tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp đứng trên nhiều góc độ khác nhau. Nó là thước đo quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
Kể từ khi cổ phần hoá đến nay Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc và đang là một công ty mạnh trong lĩnh vực xây lắp các công trình Viễn Thông. Tuy nhiên qua cơ sở đã phân tích công ty vẫn còn một số mặt tồn tại cần khắc phục, các phân tích và biện pháp trình bày trong quyển đồ án này hy vọng đánh giá đúng và góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới.
Trước khi kết thúc đồ án tốt nghiệp này một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Danh Nguyên đã hướng đẫn và giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007
Sinh viên: Tạ Công Trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các chương trình bài giảng của các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Quản Lý trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Nguyễn Tấn Bình –NXB Thống kê năm 2005
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh - Thạc sĩ Lê Phương Hiệp - Trường ĐHBK Hà Nội - NXB Thống Kê năm 2003
Tập bài giảng Cơ sở quản lý tài chính doanh nghiệp - Tiến sỹ Nghiêm Sỹ Thương - Trường ĐHBK Hà Nội
Mục Lục
Lời nói đầu
Chương I Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Cơ sở xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đánh giá
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chương II Giới thiệu chung về công ty Cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội
II.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện
II.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
II.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá dịch vụ chủ yếu
II.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu của doanh nghiệp
II.5 Số cấp quản lý của doanh nghiệp
Chương III Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội
III.1 Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội hai năm 2005-2006
III.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội.docx