Đề tài Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng dần. Trong năm 2004, năm 2005, đặc biệt là năm 2004 chỉ có 0,74% do chưa thay đổi các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn và trong mức cho phép của Ngân hàng cấp trên, sang năm 2005 tỷ lệ này là 5,90%, năm 2006 là 7,48% vượt mức cho phép do thay đổi cách đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn nên có một số khách hàng đến xin gia hạn nhưng Ngân hàng vẫn chuyển vào nhóm 2 là định tính cho món vay đó nhưng thực chất thì khách hàng đó chưa có nợ quá hạn vì vậy làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cao, bên cạnh các cán bộ tín dụng thực hiện tích cực việc thu nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, nhưng việc làm cho người dân trả lãi đúng thời hạn thì thật khó khăn do trình độ của khách hàng còn thấp chủ yếu là nông dân nên vẫn còn tồn đọng nợ quá hạn. Với đặc điểm kinh tế địa phương thì điều đó càng dễ thấy là do người dân bị mất mùa, dịch bệnh. Chính vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ sao cho phù hợp như cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Hơn nữa, thu nhập của người dân mang tích chất mùa vụ và kết thúc mùa vụ họ mới thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng và đặt biệt là trong vụ mùa người nông dân thường có tâm lý chờ giá để bán nên họ sẵn sàng chấp nhận với mức lãi suất quá hạn. Mặt khác, do thị trường bất động sản thời gian qua bị đóng băng, rất khó bán, người dân còn ngần ngại mua, còn người kinh doanh nhà đất đang trong tình trạng khó thu hồi vốn nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Chính vì vậy, mà thời gian tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao như vậy. Theo quy định cũ nợ quá hạn phân làm 4 nhóm Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý từ 0 - 180 ngày Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn từ 180 – 360 ngày Nhóm 4: Nợ khó đòi trên 360 ngày Căn cứ theo văn bản 165 của NHNo & PTNT Việt Nam, việc chia nhóm nợ được xác định khái quát như sau:  Nhóm 1: Nợ trong hạn, nợ tốt  Nhóm 2:

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Ngã Bảy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h số cho vay trung hạn của ngân hàng tăng qua ba năm. Cụ thể năm 2005 đạt 36.174 triệu đồng tăng 17.972 triệu tức tăng 98,74% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 45.988 triệu đồng tăng 9.814 triệu đồng hay tăng 27,13% so với năm 2005 ta thấy cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay vì cho vay trung hạn rủi ro cao và không có đối tượng đầu tư nên doanh số cho vay thấp. Nguyên nhân tăng là do ngành nông nghiệp nhu cầu vay vốn để cải tạo vườn tăng dần qua các năm do khâu chăm sóc tốt thì năng suất mới cao nên nông dân đặc biệt quan tâm và nhu cầu vốn mua máy móc nông nghiệp để đưa vào sản xuất tăng dần vì theo hướng công nghiệp hóa, Mặt khác, nhu cầu đối với cán bộ công nhân viên, thương mại dịch vụ ngành khác không ngừng tăng lên, do nhu cầu của người dân ngày càng cao thì nhu cầu đi lại ăn ở càng nhiều. Chính những nhu cầu tăng lên nên doanh số cho vay cũng không ngừng tăng lên. Phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng: Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế: Trong hoạt động của mình, ngân hàng rất quan tâm đến chỉ tiêu về doanh số cho vay bên cạnh đó ngân hàng cũng quan tâm về chỉ tiêu doanh số thu nợ. Nó biểu hiện hiệu quả việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị đi vay. Vì một trong những nguyên tắc hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo thời hạn đã thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Từ đó mà ngân hàng có thể luân chuyển được nguồn vốn của mình một cách dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc đầu tư của mình. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ của ngân hàng. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi lại từ các khoản giải ngân trong một thời gian nhất định.Vì vậy, công tác thu nợ là công tác quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng. Nó sẽ quyết định phương hướng cho vay đối với khách hàng. Cụ thể như đối với khách hàng nào, thành phần kinh tế nào, ngành nghề nào mà có thể thu hồi vốn và lãi đầy đủ, nhanh hoặc đúng theo thời hạn thì sẽ cho vay nhiều, đối với những đối tượng đó và ngược lại sẽ giảm việc cho vay đối với khách hàng nào không thực tốt việc trả nợ. Do đó, doanh số thu nợ tăng là điều rất tốt vì vốn vay được thu hồi nhanh, giảm được rủi ro tín dụng và đảm bảo cho nguồn vốn được luân chuyển tốt hơn, nhanh hơn. Công tác thu nợ của NHN0 & PTNT Thị xã Ngã Bảy như thế nào ta có thể xem xét qua bảng số liệu sau: Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng % 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 39.625 74,81 56.999 63,71 144.950 82,17 17.374 43,85 87.951 154,30 Doanh nghiệp tư nhân 1.124 2,12 4.739 5,30 2.570 1,37 3.615 321,62 -2.169 -45,77 Hộ sản xuất kinh doanh 38.501 72,69 52.260 58,42 142.380 76,06 13.759 35,74 90.120 172,45 Trung hạn 13.342 25,19 32.461 36,29 42.251 22,57 19.119 143,30 9.790 30,16 Doanh nghiệp tư nhân - - - - 650 0,35 - - 650 - Hộ sản xuất kinh doanh 13.342 25,19 32.461 36,29 30.811 22,22 19.119 143,30 -1.650 -5,08 TỔNG CỘNG 52.967 100,00 89.460 100,00 187.201 100,00 36.493 68,90 97.741 109,26 Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy Hình 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Nhìn vào biểu đồ ta thấy thu nợ của Ngân hàng tăng qua 3 năm và tăng cao vào năm 2006 trong đó cột thu nợ đối với hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong cột tổng thu nợ vì chủ yếu là cho vay hộ nông dân nên tình hình thu nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng cao. Qua bảng số liệu ta sẽ thấy sự tăng lên với số liệu cụ thể là bao nhiêu, ta thấy không khác gì tình hình cho vay tình hình thu nợ cũng vậy, cho vay theo thời hạn như thế nào thì thu nợ như thế đó. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ đạt 52.967 triệu đồng trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 39.625 triệu đồng và chiếm 74,81 % đến năm 2005 doanh số thu nợ tăng đạt 89.460 triệu đồng tăng 36.493 triệu đồng hay tăng 68,90 % so với năm 2004, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 56.999 triệu đồng và chiếm 63,71 %. Sang năm 2006 thì doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tiếp tục tăng và tăng nhanh đạt 187.201 triệu đồng tức tăng 97.741 triệu đồng hay tăng thêm 109,26% so với năm 2005, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 144.950 triệu đồng và chiếm 82,17% trong tổng doanh số thu nợ. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng trong những năm qua đã đạt khá tốt, nhờ sự nỗ lực, sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng trong thời gian qua không chỉ mở rộng hoạt động tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số mà còn chú ý kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua khâu thẩm định, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Cụ thể như cán bộ tín dụng quản lý trên địa nhỏ thì đến từng nhà khách hàng nhắc nhở họ chuẩn bị trả nợ thường trước đó khoản 10 ngày, còn cán bộ quản lý địa tương đối lớn thì gởi giấy báo thu nợ đến từng nhà. Rõ hơn là thu nợ ngắn, trung hạn từ các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh. Nhưng chủ yếu thu nhiều từ hộ sản xuất kinh doanh vì đây là thành phần chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Ta thấy doanh số thu nợ đối với hai thành phần doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh tăng qua 3 năm. Cụ thể, như doanh số thu nợ doanh nghiệp tư nhân tăng giảm qua ba năm ngắn hạn như năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với thành phần này là 4.739 triệu đồng tức tăng 3.615 triệu đồng hay tăng 321,62% so với năm 2004 nguyên nhân tăng là doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng sang năm 2006 doanh số thu nợ này đạt 2.570 triệu đồng giảm 2.169 triệu hay giảm 45,77% so với năm 2005 do doanh số cho vay giảm nên doanh số thu nợ cũng giảm theo. Qua biểu đồ ta thấy thu nơ đối với thành phần này còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ do cho vay cũng chiếm tỷ trọng nhỏ. Còn doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng nhanh cả về ngắn hạn và trung hạn qua các năm. Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn là 52.260 triệu đồng tăng 13.759 triệu đồng hay tăng 35,74% so với năm 2004 và chiếm 58,42% cao nhất trong tổng doanh số thu nợ sang năm 2006 là 142.380 triệu đồng tăng 90.120 triệu đồng hay tăng 172,45% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 76,06% cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân là do sự cố gắng của từng nhân viên trong Ngân hàng đặc biệt là công tác thẩm định và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng và do bà con nông dân trúng mùa và giá cả hàng hóa tăng qua các năm đặc biệt là sự tăng giá của cá tra nên người dân trả nợ Ngân hàng đúng hạn còn về doanh số thu nợ trung hạn đối với thành phần này tăng giảm qua 3 năm năm 2005 về số tương đối tăng 143,30% sang năm 2006 giảm 5,08 % tốc độ giảm không nhiều do cho vay trung hạn gặp rủi ro cao nên Ngân hàng rất chú trọng công tác thu hồi nợ và giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng và cho vay trung hạn của Ngân hàng cũng chủ yếu cho vay cán bộ công nhân viên nên khả năng thu nợ rất cao, hàng tháng trừ số tiền vay vào tiền lương của họ. Phân tích tình hình thu nợ theo ngành kinh tế: Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay, thì đi vào phân tích doanh số thu nợ để thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ đó có những biện pháp nâng cao doanh số thu nợ tốt hơn. Hình 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006 Ta thấy Ngân hàng cho vay chủ yếu trong ngắn hạn, trung hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay, nên thu nợ của Ngân hàng trong ngắn hạn cũng chiếm khoảng trên 75% và thu nợ trung hạn cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ tương tự như cho vay. Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 39.625 56.999 144.950 17374 43,85 87.951 154,30 1. Trồng trọt 27.877 32.794 63.635 4.917 17,64 30.841 94,04 Trồng lúa 12.159 18.927 33.691 6.768 55,66 14.764 78,00 Trồng mía 15.718 13.867 29.944 -1.851 -11,78 16.077 115,94 2. Chăn nuôi 1.779 2.030 5.958 251 14,11 3.928 193,50 3. Nuôi trồng thủy sản 2.031 7.799 23.246 5.768 284,00 15.447 198,06 4. Thương mại dịch vụ 4.367 9.100 27.952 4.733 108,38 18.852 207,16 5. Ngành khác 3.571 5.276 24.159 1.705 47,75 18.883 357,90 Trung hạn 13.342 32.461 42.251 19.119 143,30 9.790 30,16 Chăm sóc vườn 3855 3.986 7.840 131 3,40 3.854 96,69 Cán bộ công nhân viên 4.750 15.017 18.472 10.267 216,15 3.455 23,01 Thương mại dịch vụ 751 1.865 2.353 1.114 148,34 488 26,17 Ngành khác 3.986 11.593 13.586 7.607 190,84 1.993 17,19 TỔNG CỘNG 52.967 89.460 187.201 36.493 68,90 97.741 109,26 Nguồn phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy Nhìn chung doanh số thu nợ cũng như doanh số cho vay đều tăng qua các năm. Trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của doanh số thu nợ ngắn hạn. Thu nợ ngắn hạn Hình 7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ năm 2005 đạt 56.999 triệu đồng tăng 17.374 triệu đồng tức tăng 43,85% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 144.950 triệu đồng tăng 87.951 triệu đồng tức tăng 154,30% so với năm 2005. Doanh số thu nợ này tăng là nhờ thu nợ của một số ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ, ngành khác. Sự tăng lên cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng. Đối với ngành nông nghiệp + Trồng trọt Nhìn vào biểu đồ ta thấy thu nợ tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành qua đây là đối tượng đầu tư chủ yếu của Ngân hàng vì ở đây phần lớn là nông dân sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy. Doanh số thu nợ không ngừng tăng qua ba năm. Thu nợ trong năm 2005 đạt 32.794 triệu đồng tăng 4.917 triệu đồng hay tăng 17,64% so với năm 2004, sang năm 2006 thu nợ đạt 63.635 triệu đồng tăng 30.841 triệu đồng hay tăng thêm 94,04% so với năm 2005 do doanh số thu nợ lúa, mía tăng qua 3 năm với tốc độ tăng trên 60%. Nguyên nhân những năm gần đây nông dân trúng mùa và giá cả lúa, mía tương đối ổn định. Nên họ thu được lợi nhuận cao cho mình và giúp họ có khả năng trả nợ tốt cho ngân hàng và hơn nữa nhờ ngân hàng có đội ngủ cán bộ nhiệt tình năng nổ, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đựợc thực hiện một cách nhiệt tình, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ và ý thức người dân ngày càng cao nên họ cũng trả nợ đúng hạn. + Chăn nuôi Ta thấy cột thu nợ trong chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số thu nợ ngắn hạn, thu nợ năm 2005 đạt 2.030 triệu đồng tăng 251 triệu đồng hay tăng 14,11% so với năm 2004 do tình hình dịch bệnh được hạn chế, giá cả heo tương đối ổn định và nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng, tình hình chăn nuôi heo của người dân có tiến triển tốt và trả được tốt. Sang năm 2006 thu nợ đạt 5.958 triệu đồng tăng 3.928 triệu đồng hay tăng thêm 198,06% so với năm 2005. Nguyên nhân do doanh số cho vay tăng nên thu nợ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, chính phủ cho nuôi ấp nở gia cầm trở lại và nhu cầu tiêu thụ nên giá cả tăng cao vì vậy mà còn có được nguồn thu nên tình hình thu nợ của Ngân hàng tăng. Nuôi trồng thủy sản Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh số thu nợ tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nợ ngắn hạn vì vậy trong tương lai có thể trở thành đối tượng đầu tư chủ yếu của Ngân hàng. Năm 2005 thu nợ 7.799 triệu đồng tăng 5.768 triệu đồng hay tăng 284 %, năm 2006 đạt 23.246 triệu đồng tăng 15.447 triệu đồng hay tăng 198,06 % ta thấy tốc độ thu nợ tăng rất nhanh do đây là ngành mới ở địa phương người dân mạnh dạng đầu tư nuôi cá tra xuất khẩu, giá cả tăng, đặc biệt tăng giá tăng vào cuối năm 2006. Vì vậy mà tình hình thu nợ rất khả quan Thương mại dịch vụ Cũng tăng qua các năm và cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao được thể hiện trên biểu đồ. Cụ thể năm 2005 thu nợ đạt 9.100 triệu đồng tăng 4.733 triệu đồng hay tăng thêm 108,38% so với năm 2004, sang năm 2006 thu nợ đạt 27.952 triệu đồng hay tăng 18.852 triệu đồng tức tăng thêm 207,16% so với năm 2005. Nguyên nhân là do những năm gần đây Ngã Bảy đang bước vào giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng và là nơi mới lên thị xã nên tình hình mua bán thường diễn ra mạnh nên doanh số cho vay ngành này tăng, thu nợ cũng nhiều và ngành nghề này có tiến triển tốt và nhờ sự thu nợ nhiệt tình của cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ ngành này được tốt. Ngành khác Song song với tình hình cho vay thì doanh số thu nợ ngành này cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do đối tượng vay này có thu nhập thường xuyên khá ổn định và họ sử dụng vốn quay vòng với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn mà lợi nhuận thu được đúng như kế hoạch đề ra và đây là khách hàng có uy tín và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. b. Thu nợ trung hạn Nhìn chung doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ và tăng qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay. Cụ thể năm 2005 thu nợ này đạt 32.461 triệu đồng tăng 19.119 triệu đồng tức tăng 143,30% so với năm 2004, đến năm 2006 thu nợ này đạt 42.251 triệu đồng tăng 9.790 triệu đồng hay 30,16% so với năm 2005. Nguyên nhân là do cùng với sự tăng lên của thu nợ chăm sóc vườn, cán bộ công nhân viên, thương mại, dịch vụ, ngành khác và tăng là nhờ thu nợ đối với cán bộ công nhân viên, việc thu nợ và lãi vốn vay được trích vào lương hàng tháng của họ. Hình thức thu nợ này đảm bảo cho ngân hàng thu được vốn vay tốt hơn. Bên cạnh đó, nhờ sự quản lý chặt chẽ và đẩy mạnh công tác thu nợ của cán bộ Ngân hàng Tóm lại: Qua bảng số liệu ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt qua ba năm. Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ góp phần giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn để cho vay đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng: Phân tích tinh hình dư nợ theo thành phần kinh tế : Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với thu nợ báo cáo qua từng năm của ngân hàng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay điều đó phản ảnh công tác thu nợ của ngân hàng đạt được bao nhiêu thì số dư càng ít bấy nhiêu. Dư nợ là số tiền còn lại luỹ kế của những năm trước chưa thu hồi và số dư nợ phát sinh trong năm hiện hành. Nó là chỉ tiêu để đánh giá quy mô hoạt động trong từng thời kỳ. Mức dư nợ cho vay của ngân hàng càng cao cho thấy ngân hàng đó có quy mô hoạt động tín dụng rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, mức dư nợ của ngân hàng càng cao thì rủi ro tín dụng cũng tăng. Nói như vậy không phải ngân hàng không nên tăng mức dư nợ. Tăng mức dư nợ thì càng khẳng định hoạt động của ngân hàng càng phát triển và có phương hướng hoạt động đúng nếu có kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Vì vậy, khi ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt tín dụng thì đồng thời phải đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng diễn biến như thế nào trong các năm qua. ta hãy xem xét và phân tích bảng số liệu sau: Hình 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Bảng 7: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 Tỷ trọng % 2005 Tỷ trọng % 2006 Tỷ trọng % So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 36.230 53,12 45.330 55,95 66.537 62,80 9.100 25,12 21.207 46,78 Doanh nghiệp tư nhân 2.060 3,02 1.500 1,85 1.750 1,65 -560 -27,18 250 16,67 Hộ sản xuất kinh doanh 34.170 50,10 43.830 54,10 64.787 61,14 9.660 28,27 20.957 47,81 Trung hạn 31.971 46,88 35.684 44,05 39.421 37,20 3.713 11,61 3.737 10,47 Doanh nghiệp tư nhân 300 0,44 1150 1,42 900 0,85 850 283,33 -250 -21,74 Hộ sản xuất kinh doanh 31.671 46,44 34.534 42,63 38.521 36,35 2.863 9,04 3.987 11,55 TỔNG CỘNG 68.201 100,00 81.014 100,00 105.958 100,00 12.813 18,79 24.944 30,79 Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số dư nợ tăng đều qua 3 năm và hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2005 dư nợ ngân hàng đạt 81.014 triệu tăng 12.813 triệu hay tăng 15,79% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ ngân hàng đạt 105.958 triệu tăng 24.944 triệu hay tăng 30,79% so với năm 2005 tốc độ tăng cao qua 3 năm nhưng chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay do tốc độ tăng của thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều này, cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng đồng thời cũng cho thấy uy tín của ngân hàng được nâng cao hơn, khách hàng giao dịch đông hơn, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.. Trong đó, thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao cả trong tổng dư nợ và chiếm trên 50 % và tỷ trọng cũng tăng qua 3 năm. Điều này, phản ánh ngân hàng tập trung vào hình thức cho vay ngắn hạn, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương vừa theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn ở địa bàn, hơn nữa về phía ngân hàng vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh thu lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro, vừa giảm bớt chi phí trả lãi cho khách hàng. Mặt khác, giúp cho ngân hàng quay vòng đồng vốn một cách nhanh chống, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng cũng chú trọng hình thức cho vay trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Cũng giống như hình thức cho vay ngắn hạn, thì tình hình đối với các thành phần kinh tế như sau: ta thấy dư nợ đối với các thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân tăng giảm qua 3 năm, hộ sản xuất kinh doanh đều tăng qua 3 năm. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ. Chẳng hạn như đối với hộ sản xuất kinh doanh dư nợ ngắn hạn năm 2005 đạt 43.830 triệu tăng 9.661 triệu tức tăng 28,27% so với năm 2004, sang năm 2006 mức dư nợ này đạt 64.787 triệu tăng 20.957 triệu tức tăng 47,81% so với năm 2005 Còn về trung hạn dư nợ tăng qua 3 năm cụ thể năm 2005 là 35.684 triệu đồng tăng 3.713 triệu hay tăng 11,61% sang năm 2006 là 39.421 triệu đồng tăng 3.737 triệu hay tăng 10,47% ta thấy tốc độ tăng tương đối bằng nhau điều này cho thấy Ngân hàng quản lý tốt việc cho vay có thời gian dài với tốc độ tăng không cao và qua biểu đồ ta thấy cột dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh gần bằng với cột tổng dư nợ điều này cho thấy đối tượng chủ yếu của Ngân hàng là hộ sản xuất kinh doanh, vì đây là địa bàn sống chủ yếu bằng nghề nông. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số cho vay của thành phần kinh tế này tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên dẫn đến tốc độ tăng của dư nợ rất chậm. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì dư nợ tăng giảm không điều qua 3 năm. Nhìn vào biểu đồ ta thấy du nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ do số lượng doanh nghiệp còn ít. Như dư nợ ngắn hạn thành phần này năm 2005 đạt 1.500 triệu giảm 560 triệu hay giảm đi 27,18% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ này đạt 1.750 triệu tức tăng 250 triệu hay tăng 16,67% so với năm 2005 do doanh số cho vay năm 2006 giảm hơn so với thu nợ giảm, dẫn đến dư nợ cũng giảm theo, về du nợ trung hạn cũng tăng giảm giống với dư nợ ngắn hạn. Tóm lại: Ngân hàng đang trên đà phát triển và uy tín cần được nâng cao. Vì vậy ngân hàng đã chủ động mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nên kéo theo dư nợ tăng lên. Đồng thời việc phát triển dư nợ tăng lên sẽ làm rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên, nên ngân hàng cần phải xem xét kỷ lưởng, thẩm định đầy đủ chính xác các hồ sơ xin vay, các dự án xin vay vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế để có chủ trương nên tăng hay giảm dư nợ đối với đối tượng nào. Chẳng hạn như ngân hàng có thể tăng dư nợ đối với cho vay ngắn hạn và giảm dư nợ đối với cho vay trung hạn, vì ngắn hạn ít rủi ro hơn trung hạn, đồng vốn vay vòng nhanh có thể trả nợ cho Ngân hàng, có như vậy thì ngân hàng vừa mở rộng quy mô hoạt động tín dụng vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế: Ta đi vào phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế. Qua đó sẽ biết được cơ cấu kinh tế cho vay theo ngành kinh tế như thế nào, tình hình dư nợ của các ngành kinh tế tốt hay xấu. Vòng quay tín dụng sẽ chậm lại hay nhanh, dễ dàng tắt nghẽn trong việc sử dụng vốn vay của ngân hàng không. Vì vậy dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng về tình hình cho vay và tình hình thu nợ đạt kết quả như thế nào đến với thời gian quyết toán cả năm. Dư nợ còn phản ánh mức đầu tư vốn của ngân hàng và hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Để phân tích đánh giá tình hình hoạt động tín dụng qua ba năm của ngân hàng thì chúng ta đi phân tích tình hình dư nợ qua bảng số liệu sau: Bảng 8: DƯ NỢ THEO NGÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 36.230 45.330 66.537 9.100 25,12 21.207 46,78 1. Trồng trọt 27.164 29.017 39.779 1.853 6,82 10.762 37,09 Trồng lúa 15.316 15.924 16.989 608 3,97 1.065 6,69 Trồng mía 11.848 13.093 22.790 1.245 10,51 9.697 74,06 2. Chăn nuôi 1.734 1.916 1.657 182 10,50 -259 -13,52 3. Nuôi trồng thủy sản 1.454 4.135 6.062 2.681 184,39 1.927 46,60 4. Thương mại dịch vụ 4.917 9.040 13.772 4.123 83,85 4.732 52,35 5. Ngành khác 961 1.222 5.267 261 27,16 4.045 331,01 Trung hạn 31.971 35.684 39.421 3.713 11,61 3.737 10,47 Chăm sóc vườn 3.517 4.372 3.536 855 24,31 -836 -19,12 Cán bộ công nhân viên 13.970 15.049 15.537 1.079 7,72 488 3,24 Thương mại dịch vụ 2.614 3.571 4780 957 36,61 1.209 33,86 Ngành khác 11.870 12.692 15.568 822 6,93 2.876 22,66 TỔNG CỘNG 68.201 81.014 105.958 12.813 18,79 24.944 30,79 Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy Hình 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM 2004-2006 Qua biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ do Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn: Hình 10: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm tốc độ tăng cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng phát triển. Cụ thể năm 2005 đạt 45.330 triệu tăng 9.100 triệu đồng hay tăng 25,12 % so với năm 2004, đến năm 2006 doanh số dư nợ đạt 66.537 triệu tăng 21.207 triệu hay tăng 46,78% so với năm 2005 là do sự tăng lên của doanh số dư nợ các ngành kinh tế sau. Hơn nữa, ngân hàng phần lớn cho vay ngắn hạn với thời gian liên tục cho khách hàng khác nhau. Vì vậy có nhiều khoản tiền vay chưa đến hạn trả nợ sẽ chuyển sang kỳ báo cáo năm sau, một phần do có nợ gia hạn từ năm trước chuyển sang. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ của sản xuất nông nghiệp tăng. Để giải thích sự tăng lên thì ta đi sâu vào phân tích doanh số dư nợ của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Giống như doanh số cho vay, doanh số dư nợ ngành trồng trọt không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nơ ngắn hạn. Cụ thể là năm 2005 dư nợ của ngành này đạt 29.017 triệu tăng 1.853 triệu tức tăng 6,82% so với năm 2004 ta thấy tốc độ tăng chậm sang năm 2006 doanh số này là 39.779 triệu tăng 10.762 triệu tức giảm 37,09% so với năm 2005 do dư nợ của trồng mía tăng, trồng lúa có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể năm 2006 là 22.790 triệu đồng tăng 9.697 triệu hay tăng 74,06% so năm 2005 do trong năm này mía được giá nên bà con tập trung nhiều vào cây mía và cũng là nguồn nguyên liệu cho nhà máy đường Phụng hiệp và Vị thanh . Doanh số dư nợ ngành chăn nuôi tăng giảm không nhiều qua ba năm. Cụ thể năm 2005 đạt 1.916 triệu tăng 182 triệu tức tăng 10,50% so với năm 2004, sang năm 2006 thì dư nợ ngành chăn nuôi đạt 1.657 triệu giảm 259 triệu tức giảm 13,52% so với năm 2005 ta thấy tốc độ tăng giảm không cao. Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh nên Ngân hàng rất e ngại đầu tư vào ngành này để nhằm giảm rủi ro mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu nợ và chủ yếu là những hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ nên sự ảnh hưởng của dịch bệnh không cao. Như vậy, chính sự tăng lên của dư nợ ngành trồng trọt và chăn nuôi, mặc dù có giảm nhưng tốc độ không nhiều đã làm cho doanh số dư nợ của ngành nông nghiệp tăng lên qua 3 năm nhưng chịu ảnh hưởng nhiều ngành trồng trọt vì nó là ngành được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nuôi trồng thủy sản: Ngành nuôi trông thủy sản ở Ngã Bảy đang dần phát triển, trước đây bà con chủ yếu nuôi các loại cá tổng hợp như: cá rô, cá lóc, tôm…nhưng từ năm 2003 trở lại đây người dân đã chuyển sang nuôi cá tra xuất khẩu. Nuôi loại cá này chi phí tuy lớn nhưng mang lại lợi nhuận cao, vì vậy dư nợ ngành này cũng tăng qua các năm, năm 2005 là 4.135 triệu đồng tăng 2.681 triệu hay tăng 184.39% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 6.062 triệu đồng tăng 1.927 triệu hay tăng 46,60% so với năm 2005. Tiếp đến ngành thương mại dịch vụ: ta thấy dư nợ của ngành này cũng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 đạt 9.040 triệu tăng 4.123 triệu hay tăng 83,85% so với năm 2004, sang năm 2006 là 13.774 triệu tăng 4.732 triệu tức tăng 52,35% so với năm 2005 ta thấy dư nợ ngành này tăng cao do vừa mới lên thị xã người dân chuyển sang kinh doanh các loại hình dịch vụ và ngành thuơng mại dịch vụ ngày càng được mở rộng hơn là điều cần thiết đây là ngành mà Ngã Bảy có rất nhiều tiềm năng do có chợ nổi Ngã bảy. Và cuối cùng ta xem xét dư nợ của ngành khác cũng không ngừng tăng trong những năm qua. Chẳng hạn như dư nợ đối với những ngành khác tăng rất nhanh như năm 2005 đạt 1.222 triệu tăng 261 triệu hay tăng 27,16% so với năm 2004, sang năm 2006 đạt 5.267 triệu tăng 4.045 triệu hay tăng thêm 331,01% so với năm 2005. Nhìn chung sự gia tăng này cũng xuất phát từ là nơi thị trấn chuyển thành thị xã nên nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở, xây khu dân cư, cơ quan ngày càng nhiều hơn. Ngành nghề khác cũng phát triển nhanh như cầm đồ, xuất khẩu lao động,…. Chính vì vậy mà doanh số dư nợ ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Dư nợ trung hạn: Không chỉ riêng ở mức dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn cũng không ngừng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 đạt 35.684 triệu tăng 3.713 triệu tức tăng 11,61% so với năm 2004. Nguyên nhân tăng trưởng này là do trong những năm qua tốc độ mở rộng tín dụng của ngân hàng trong cho vay tiêu dùng, xây dựng sữa chữa nhà, nhu cầu vốn cải tạo vườn, mua máy nông nghiệp, đặc biệt là cho vay cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ trung hạn. Tóm lại: Tình hình dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm nhưng không vượt quá doanh số cho vay cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng trong những năm qua thực hiện tốt, quy mô hoạt động của ngân hàng mở rộng theo đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế: Nợ quá hạn được ngân hàng quan tâm thường xuyên. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là do: -Nguyên nhân khách quan: do thiên tai, dịch bệnh phá hoại, sản xuất kinh doanh, do biến động về giá cả, tiền tệ mất giá. -Nguyên nhân chủ quan: người đi vay sử dụng vốn vay sai mục đích đã cam kết trên khế ước, do không tuân thủ quy trình, thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Để biết rõ tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta đi vào phân tích bảng số liệu sau: Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2004 2005 2006 Sosánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 206 1.097 2.727 891 432,52 1.630 148,59 1. Trồng trọt 171 846 1.220 675 394,74 374 44,21 Trồng lúa 91 254 521 163 179,12 267 105,12 Trồng mía 80 592 699 512 640,00 107 18,07 2. Chăn nuôi 35 67 51 32 91,43 -16 -23,88 3. Nuôi trồng thủy sản - 184 190 184 - 6 3,26 4. Thương mại dịch vụ - - 1.266 - - 1.266 - 5. Ngành khác - - - - - - - Trung hạn 302 3680 5.196 3.378 1.118,54 1.516 41,20 Chăm sóc vườn 121 490 291 369 304 -199 -40,61 Cán bộ công nhân viên 91 1.891 2.203 1.800 1.978,02 312 16,50 Thương mại dịch vụ - 166 604 166 - 438 263,86 Ngành khác 90 1.133 2.098 1.043 1.158,89 965 85,17 TỔNG CỘNG 508 4.777 7..923 4.269 840,35 3.146 65,86 Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn của ngân hàng năm 2004 tương đối thấp nhưng sang năm 2005, 2006 nợ quá hạn tăng cao do năm 2005 thay đổi các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn. Năm 2005 là 4.777 triệu đồng tăng 4.269 triệu hay tăng 840,35% so với 2004 sang năm 2006 là 7.923 triệu đồng tăng 3.146 triệu hay tăng 65,86 % so với năm 2005. Nợ quá hạn ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp thì nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do phần nợ quá hạn của ngành trồng trọt, còn đối với chăn nuôi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ do những năm này ảnh hưởng của dịch bệnh nên một số bà con nông dân không trả đúng hạn. Cụ thể nợ quá hạn của ngành trồng trọt tăng qua các năm như năm 2005 là 846 triệu đồng tăng 675 triệu hay tăng 394,74% so với năm 2004 do năm 2005 thay đổi cách đánh giá nợ quá hạn nên việc so sánh này chưa thể kết luận là hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả. Sang năm 2006 1.220 triệu đồng tăng 374 triệu hay tăng 44,21 % so với 2005 do sự tăng nhanh của doanh số cho vay cũng dân nợ quá hạn cũng tăng theo và cuối năm 2006 do ảnh hưởng của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên những bà con sống nhờ vào cây lúa không có nguồn thu nhập khác để trả nợ Ngân hàng. Năm 2006 có thêm nợ quá hạn của thương mại dịch vụ là 1.266 triệu đồng bên cạnh những hộ làm ăn có hiệu quả nhưng cũng có những hộ làm ăn thua lỗ trả nợ Ngân hàng không đúng hạn. Nuôi trồng thủy sản: Năm 2004 không có nợ quá hạn, sang năm 2005, 2006 nợ quá hạn trên 180 triệu đồng tốc độ tăng của năm 2006 so với 2005 là 3,26 % ta thấy nợ quá hạn không nhiều và tốc độ tăng rất ít do giá cả cá tra những năm này tương đối cao nên người nuôi có nguồn thu nhập để trả nợ và nhờ vào công tác thẩm định của cán bộ tín dụng chặt chẽ theo dõi mục đích sử dụng vốn của người vay nhưng vẫn còn nợ quá hạn là do một số ít người chưa trang bị kỹ về trình độ, cũng như kỹ thuật do bà con trình độ còn thấp chưa tính toán kỷ phần chi phí nên dẫn tới một số bà con nông dân thua lỗ ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Còn về nợ quá hạn trung hạn tăng cao qua 3 năm mặc dù được sự quản lý chặt chẽ của cán bộ Ngân hàng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn, do thời gian dài nên món vay dễ gặp rủi ro và qua bảng số liệu ta thấy do ảnh hưởng của nợ quá hạn của các bộ công nhân viên qua 3 năm cao, tốc độ tăng trên do doanh số cho vay nhiều hơn năm trước và giá cả tăng mạnh những năm gần đây. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một trong các hoạt động thường xuyên và cũng là một trong những hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cũng phải chú trọng đến vấn đề chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn. Để đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đạt được những năm qua ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu tài chính. Bảng 10:CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 2005 2006 Vốn huy động Triệu 100.118 122.401 154.905 Doanh số cho vay Triệu 59.071 102.273 212.145 Doanh số thu nợ Triệu 52.967 89.460 187.201 Nợ quá hạn Triệu 508 4.777 7.923 Tổng dư nợ Triệu 68.201 81.014 105.975 Dư nợ bình quân Triệu 65.149 74.608 93.846 Tổng dư nợ trên vốn huy động Lần 0.68 0.66 0.68 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,74 5,90 7,48 Hệ số thu nợ % 89,67 87,47 88,24 Vòng quay tín dụng Vòng 0,81 1,20 1,99 Nguồn: phòng tín dụng NHNO & PTNT Thị xã Ngã Bảy Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động: Nhìn chung qua ba năm ngân hàng đã không sử dụng hết vốn huy động của mình, biểu hiện rõ là chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn một. Điều này cho thấy, tình hình huy động của ngân hàng ngày càng hiệu quả được biểu hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ qua 3 năm tương đối ổn định. Cụ thể năm 2004 một đồng vốn huy động chỉ có 0,68 đồng dư nợ. Năm 2005 tình hình huy động vốn cũng cao hơn so với năm 2004 và tốc độ tăng của vốn huy động lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ nên năm 2005 bình quân một đồng vốn huy động có 0,66 đồng dư nợ. Sang năm 2006, chỉ tiêu này tăng 0,68 đồng dư nợ có trong một đồng vốn huy động, dù có giảm nhưng dư nợ của Ngân hàng vẫn tăng qua các năm do tốc độ tăng của dư nợ có chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn huy động. Vì đây là nguồn có chi phí thấp nên Ngân hàng cũng rất chú trọng để huy động tối đa. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng năm 2006 thực hiện tốt hơn, do ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiền gởi phù hợp với thị trường, đa dạng kỳ hạn gửi, tổ chức các chương trình thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư như tiết kiệm dự thưởng, cung cấp kịp thời những thông tin mới của ngân hàng đến khách hàng qua quảng cáo, phát tờ rơi, dán áp phích,… và do đất của bà con nông dân vào khu quy hoạch, giải phóng mặt bằng nên cán bộ Ngân hàng đã vận động bà con gửi tiền vào Ngân hàng. Nói chung qua ba năm ngân hàng đã dần cải thiện việc sử dụng vốn huy động theo hướng tích cực, thực hiện tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, được thể hiện qua vốn huy động luôn tăng và ngày càng nhanh. Vừa hạn chế việc phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên, hơn nữa cho thấy ngân hàng đang nâng dần vị thế cạnh tranh của mình đối với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn hoạt động của mình. Tỷ lệ nợ quá hạn: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng dần. Trong năm 2004, năm 2005, đặc biệt là năm 2004 chỉ có 0,74% do chưa thay đổi các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn và trong mức cho phép của Ngân hàng cấp trên, sang năm 2005 tỷ lệ này là 5,90%, năm 2006 là 7,48% vượt mức cho phép do thay đổi cách đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn nên có một số khách hàng đến xin gia hạn nhưng Ngân hàng vẫn chuyển vào nhóm 2 là định tính cho món vay đó nhưng thực chất thì khách hàng đó chưa có nợ quá hạn vì vậy làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cao, bên cạnh các cán bộ tín dụng thực hiện tích cực việc thu nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, nhưng việc làm cho người dân trả lãi đúng thời hạn thì thật khó khăn do trình độ của khách hàng còn thấp chủ yếu là nông dân nên vẫn còn tồn đọng nợ quá hạn. Với đặc điểm kinh tế địa phương thì điều đó càng dễ thấy là do người dân bị mất mùa, dịch bệnh. Chính vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ sao cho phù hợp như cán bộ tín dụng làm tốt công tác thẩm định, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Hơn nữa, thu nhập của người dân mang tích chất mùa vụ và kết thúc mùa vụ họ mới thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng và đặt biệt là trong vụ mùa người nông dân thường có tâm lý chờ giá để bán nên họ sẵn sàng chấp nhận với mức lãi suất quá hạn. Mặt khác, do thị trường bất động sản thời gian qua bị đóng băng, rất khó bán, người dân còn ngần ngại mua, còn người kinh doanh nhà đất đang trong tình trạng khó thu hồi vốn nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Chính vì vậy, mà thời gian tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao như vậy. Theo quy định cũ nợ quá hạn phân làm 4 nhóm Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý từ 0 - 180 ngày Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn từ 180 – 360 ngày Nhóm 4: Nợ khó đòi trên 360 ngày Căn cứ theo văn bản 165 của NHNo & PTNT Việt Nam, việc chia nhóm nợ được xác định khái quát như sau: Ø Nhóm 1: Nợ trong hạn, nợ tốt Ø Nhóm 2: - Nợ cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ). - Nợ chưa cơ cấu quá hạn dưới 90 ngày - Nợ được đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thuộc nhóm 2 do cán bộ tín dụng căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín trong quá trình trả nợ của khách hàng . Ø Nhóm 3: - Nợ đã cơ cấu lại quá hạn dưới 90 ngày. - Nợ chưa cơ cấu lại quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày - Nợ được đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thuộc nhóm 3 do cán bộ tín dụng căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín trong quá trình trả nợ của khách hàng. Ø Nhóm 4: - Nợ đã cơ cấu lại quá hạn dưới 90 ngày đến 180 ngày. - Nợ chưa cơ cấu lại quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày - Nợ được đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thuộc nhóm 4 do cán bộ tín dụng căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín trong quá trình trả nợ của khách hàng. Ø Nhóm 5: - Nợ đã cơ cấu lại quá hạn từ 180 ngày trở lên - Nợ chưa cơ cấu lại quá hạn từ 360 ngày trở lên. - Nợ được đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thuộc nhóm 5 do cán bộ tín dụng căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và uy tín trong quá trình trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ: Phản ánh hiệu quả thu hồi của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Số tiền ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2004 chỉ tiêu này 89,67% năm 2005 chỉ tiêu này tăng lên 87,47% sang năm 2006 chỉ tiêu này tăng rất cao 88,24% ta thấy hệ số tăng giảm không nhiều. Điều này cho thấy qua ba năm công tác thu nợ của ngân hàng rất tốt trên 87% do năm này bà con được mùa cá tra giá cả tăng cao có tiền trả cho Ngân hàng bên cạnh đó nhờ sự giám sát của cán bộ tín dụng theo dõi mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không. Vòng quay vốn tín dụng: Đánh giá tốc độ luân chuyển của đồng vốn, thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì công tác thu nợ càng có hiệu quả và ngược lại. Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay tín dụng của ngân hàng diễn ra theo chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2004 vòng quay vốn tín dụng đạt 0,81 vòng, năm 2005 tăng so với năm 2004 và đạt 1,20 vòng .Do trong năm 2005 tốc độ tăng dư nợ bình quân tăng chậm hơn tốc độ tăng thu nợ. Đến năm 2006 vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng 1,99 vòng. Tốc độ luân chuyển đồng vốn của ngân hàng tăng rất nhanh do tốc độ tăng của doanh số thu nợ tăng rất nhanh so với tốc độ tăng của dư nợ bình quân và cũng do Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên đồng vốn quay vòng nhanh, đây là năm có doanh số thu nợ cao nhất trong 3 năm cho thấy Ngân hàng ngày càng sử dụng tốt đồng vốn của mình và đồng vốn quay vòng nhanh hơn. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN PTNT THỊ XÃ NGÃ BẢY GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN: Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có bước tiến triển tốt hơn thể hiện qua mức huy động năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên cũng huy động tối đa công suất trên địa bàn. Tuy nhiên huy động vốn của Ngân hàng còn một số tồn tại: -Lãi suất tiền gửi trước đây còn rất đơn điệu và thường thấp hơn so với ngân hàng cổ phần. -Công nghệ thông tin là một nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Chưa có hệ thống máy ATM (Automated Teller Machine) trên địa bàn để huy động vốn. -Chính sách khách hàng: Ngoài các yếu tố nêu ở trên, vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến thu hút nguồn vốn là công tác chăm sóc khách hàng. Làm thế nào để khách hàng thấy được ngân hàng luôn quan tâm đến và muốn gởi tiền lâu dài tại ngân hàng. Chính vì một số tồn tại trên nên ta có một số giải pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn trong thời gian tới. - Đẩy mạnh hoạt động chuyển tiền kiều hối -Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường. Đa dạng các kỳ hạn gởi và lãi suất cụ thể không thấp hơn lãi suất huy động của các NHTM trên địa bàn. -Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi khác phù hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ. -Đối với các tổ chức kinh tế: tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân hàng với đơn vị, từ đó tranh thủ sự đồng tình và khuyến khích đơn vị giao dịch qua Ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là các đơn vị lớn như: kho bạc nhà nước, bưu điện, bảo hiểm xã hội…và các đơn vị kinh tế ngoài địa bàn. -Tăng cuờng các thông tin tuyên truyền tiếp thị, tiến hành chỉnh sửa và nâng cấp các trụ sở làm việc, các phòng giao dịch, tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với khách hàng. Đồng thời, mở đợt thông tin tuyên truyền tiếp thị lớn thông qua đài phát thanh, băng rôn quảng cáo, phát các tờ bướm, tờ rơi tới từng cơ quan đơn vị và hộ gia đình. -Kết hợp với ban đền bù giải toả, tìm hiểu những hộ có nguồn thu từ đền bù giải toả để có hướng tiếp thị khuyến khích khách hàng gởi vào. -Triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ để thu hút tiền nhàn rỗi với lãi suất thấp. -Tiến hành khoán tới từng phòng ban và người lao động về công tác huy động vốn và khuyến khích khách hàng. Có chế độ hoa hồng phù hợp cho những tổ chức cá nhân có công việc vận động khách hàng gởi vào Ngân hàng -Quảng cáo tiếp thị khách hàng: phát hành tờ rơi, tờ bướm được gởi tới từng nhà, từng khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ đồng thời tạo lòng tin và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mục tiêu nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định trong kinh doanh. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG: Muốn hoạt động tín dụng đạt được có hiệu quả thì trước mắt ta cần giải quyết những vấn đề về doanh số cho vay và doanh số thu nợ như thế nào cho hợp lý. Như đã phân tích ngân hàng nên tăng trưởng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân. Ta chọn tăng trưởng cho vay đối với thành phần kinh tế này bởi họ là khách hàng mục tiêu, tiềm năng trong tương lai, là khách hàng mang lợi ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (như huy động nguồn vốn thanh toán, thu dịch vụ thanh toán, cho vay doanh số lớn) cũng như các ngành nghề kinh tế cũng vậy, để phát triển theo đúng cơ cấu chuyển dịch kinh tế và thực tế ngân hàng tăng trưởng đầu tư ngành truyền thống và ngành có tiềm năng thương mại. Tuy nhiên, sự thay đổi tỷ trọng giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành kinh tế sẽ thay đổi không lớn vì ngân hàng sẽ không tập trung cho vay quá nhiều cho một số đối tượng nhằm phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này thì sau đây ta có một số giải pháp để phát triển doanh số cho vay: -Ưu đãi về lãi suất cho vay. -Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. -Thực hiện việc cho vay cho khách hàng nhanh chống, gọn gàng. -Thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. -Đầu tư xây dựng cơ cở vật chất hiện đại khang trang, để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tăng cho vay đồng thời phải có giải pháp tăng doanh số thu nợ trong thời gian tới. -Nâng cao chất lượng thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác. -Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay. -Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp đối với các khoản nợ quá hạn nhỏ, cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo. -Xử lý tài sản làm đảm bảo: khi khách hàng sản xuất kinh doanh bị phá sản hoặc kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ mà khách hàng vẫn không trả đựơc nợ thì ngân hàng tiến hành xử lý tài sản của khách hàng. Giảm bớt thủ tục vay vốn để giảm bớt chi phí, thời gian đi lại của khách hàng Khuyến khích đầu tư cho những mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả Kết hợp với hộ nông dân tổ chức các buổi khuyến nông Đối với hộ nuôi trồng thủy sản đẩy mạnh cho vay theo tổ nhóm HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN: Qua phân tích ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng năm 2006 tăng cao. Là một rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đây là vấn đề khó khăn của ngân hàng. Để hạn chế nợ quá hạn ngân hàng thực hiện những vấn đề sau: Công tác thẩm định: Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thật kỹ trước khi quyết định cho vay về năng lực và tài chính (nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu? Có ổn định hay không?). Đối với khách hàng truyền thống cũng cần phải thẩm định trước và sau khi cho vay là nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của họ, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng. Chú trọng công tác thu nợ: Cán bộ tín dụng cần giám sát, theo dõi khách hàng để đảm bảo thu nợ vào thời điểm kết thúc mùa vụ hoặc kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn tránh để khách hàng sử dụng vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ sau này. Đánh giá tình hình cho vay của từng cán bộ tín dụng: Sau khi kết thúc một quý, ngân hàng cần tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình cho vay của từng cán bộ tín dụng để có chế độ khen thưởng cho những cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ. Tổ chức phân tích nợ quá hạn sau kỳ báo cáo: Để đảm bảo an toàn cho vốn vay Ngân hàng cần phải tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý để phân loại nợ tốt, nợ xấu để kịp thời xử lý. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Nhìn chung trong thời gian qua NHNO & PTNT Thị xã Ngã Bảy đã nhanh thích ứng với cơ chế thị trường, bám sát mục tiêu nhiệm vụ kinh tế của tỉnh, đã xác định đúng đối tương phục vụ chủ yếu là “nông nghiệp nông thôn” và khi trở thành NHTM thì ngân hàng còn đa dạng giao dịch với nhiều đối tượng khác nhau. Với sự nỗ lực không ngừng quyết tâm của toàn bộ cán bộ trong ngân hàng thì trong ba năm qua ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả quan như nguồn vốn huy động ngày càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng từng bước được mở rộng, trong các kết quả đạt được của ngân hàng thì hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng, doanh số cho vay liên tục tăng, khả năng thu hồi đạt kết quả khá tốt, dư nợ tăng theo tương ứng, bên cạnh đó thì nợ quá hạn cũng tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả tăng cao do những khách hàng đến vay phần lớn là nông dân làm nông nghiệp nên phục thuộc vào điều kiện khách quan rất nhiều, ngân hàng không ngừng đơn giản hoá thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với ngân hàng ít tốn thời gian hơn. Những kết quả đạt được như thế của ngân hàng góp phần làm cho ngân hàng thực hiện đúng phương châm “an toàn nhanh chống hiệu quả, uy tín hàng đầu”. Hoạt động của ngân hàng cũng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế địa phương. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng cán bộ tín dụng còn ít nhưng khách hàng ngày càng nhiều gây tình trạng quá tải. Trong tương lai sẽ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt trên địa bàn hoạt động của mình, các hoạt động dịch vụ tỷ trọng còn thấp, sản phẩm chưa phát triển đến Ngân hàng như dịch vụ thẻ ATM. Hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và còn phụ thuộc vào thiên nhiên như: bão, lũ lụt vì đối tượng chủ yếu của Ngân hàng là nông dân. Tóm lại: Hiệu quả hoạt động tín dụng đạt được trong thời gian qua thể hiện uy tín của ngân hàng được nâng cao, khẳng định vị thế cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của mình. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự lãnh đạo tốt của ban giám đốc, với tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẽ, thực hiện đơn vị trong sạch vững mạnh. KIẾN NGHỊ Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng. Tình hình cho vay, thu nợ có những tiến triển tốt. Để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy, tôi xin có một số ý kiến sau: Đối với nhà nước các cấp các ngành có liên quan -Cần đơn giản hoá giấy tờ công chứng thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi đảm bảo về mặt thời gian đối với người dân có nhu cầu vay vốn. - Quy hoạch thành những vùng chuyên canh. -Việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng thì ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý, văn bản thi hành bản án rất chậm.bộ tư pháp nên hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc các cơ quan thi hành án bàn giao nhanh cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ, có sự phối hợp tốt giữa ngân hàng với toà án nhằm xử lý các khoản nợ tồn động hiệu quả hơn. -Chính quyền địa phương không nên lồng ghép việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước vào công tác xem xét nhu cầu vay vốn của hộ nông dân.Vì ở một số địa phương việc ký hồ sơ vay, lưu vụ, gia hạn thường kèm theo nghĩa vụ đầy đủ của hộ vay như phải hoàn thành thuế, nghĩa vụ lao động công ích và các quỹ khác đây có thể là biện pháp tích cực để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước, thế nhưng một khi hộ vay không có khả năng hoàn thành các nghĩa vụ với việc không thể vay, lưu vụ hay gia hạn. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hộ nông dân không đủ vốn để sản xuất kinh doanh cũng như dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng. Đối với NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy: - Tiếp tục đào tạo cán bộ theo chuyên ngành như: thanh toán quốc tế, thẩm định dự án đầu tư, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, maketing. -Mạng lưới thông tin càng phát triển, Internet ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều người tham gia truy cập, thông qua phương tiện này ngân hàng từng bước mở rộng tín dụng bằng cách quảng bá thương hiệu, giới thiệu hướng dẫn một cách rõ ràng về mức tăng lãi suất tiền gởi các đợt khuyến mãi cũng như tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu của khách hàng về NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy. -Thực hiện đầy đủ các quy trình cho vay thu nợ, hạn chế rủi ro, ngân hàng phải chủ động cung cấp dịch vụ cho khách hàng như chuyển tiền mặt bằng xe hoặc đến tận nhà nhận tiền gởi của khách hàng. -Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến về phía khách hàng, giải đáp những vướng mắc cho khách hàng vừa mở rộng quy mô tín dụng, vừa tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy.doc
Luận văn liên quan