Tình hình sản xuất chung của nông hộ có một số điểm như sau: diện tích
đất sản xuất bình quân của mỗi hộ còn tương đối nhiều, nên nguồn vốn tự có của
gia đình không đủ để đầu tư tái sản xuất mànuôi cá tra thì rất cần nguồn đầu tư
lâu dài vì vậy hộ nuôi rấtcó nhu cầu vay vốn. Nguyên nhân chính và phổ biến
khi chọn nuôi cá tra vì nó mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho hộ nuôi. Vì tham
gia sản xuất chưa lâu cho nên kinh nghiệm của hộ nuôi cá tra chưa được nhiều,
chủ yếu học hỏi kinh nghiệm từ bà con, hàng xóm và kinh nghiệmtự đúc kết
trong quá trình nuôi cá tra
66 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3430 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại quận Thốt Nốt – Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a về mặt thống kê, trong đó biến
sản lượng thu hoạch, kích cỡ thu thả nuôi có mối tương quan thuận với năng suất,
bên cạnh đó có biến diện tích có mối tương quan nghịch với năng suất.
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,641 > 0,05), Giá thành (sig t =
0,247 > 0,05), ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến năng suất nhưng được
giữ lại trong mô hình để thể hiện vai trò của chúng.
Từ đó ta có phương trình năng suất như sau:
Y = 521.388,036 - 354.823,893X1+500,635X2-22,996X3+ 2.009,727X4 +
1,061X5(2)
Trong đó
Y: Năng suất (kg/ha)
X1: diện tích thả nuôi(ha)
X2: mật độ nuôi (con/m2)
X3: giá thành(đồng/kg)
X4: kích cỡ thả nuôi(gam/con)
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 34 SVTH: Lý Đức Minh
X5: Sản lượng thu hoạch (kg/ha)
Hệ số A= 521.388,036 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác
không được nghiên cứu trong mô hình này.
Ảnh hưởng của diện tích thả nuôi đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số của X1 của phương trình cho thấy yếu tố diện
tích thả nuôi có mối tương quan nghịch với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố
khác cố định thì khi yếu tố diện tích thả nuôi tăng lên 01 ha thì năng suất nuôi cá
sẽ giảm xuống tương ứng 354.823,893 kg/ha.
Ảnh hưởng kích cỡ thả nuôi đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X2 của phương trình (2) cho thấy kích cỡ thả
nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố
định thì khi kích cỡ thả nuôi tăng lên 1 gam/con thì năng suất nuôi cá sẽ tăng lên
2.009,727 kg/ha. Điều này cho thấy khi kích cỡ thả nuôi càng lớn trong quá trình
nuôi cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng.
Ảnh hưởng sản lượng thu hoạch đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X3 của phương trình cho thấy sản lượng thu
hoạch có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố
định thì khi sản lượng thu hoạch tăng lên 1 kg/ha thì năng suất nuôi cá sẽ tăng lên
1,061 kg/ha. Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong quá trình
nuôi cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng.
Kết luận
Nhìn chung, yếu tố mật độ thả nuôi trong cả 2 phương trình (1) và (2) đều
không ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá tra của nông hộ về mặt thống kê, nhưng
thực tế thì yếu tố này cũng không thể không kể đến, vì chúng cũng đóng góp để
phục vụ trong quá trình sản xuất của nông dân. Bởi, mật độ thả nuôi trong sản
xuất là hết sức quan trọng, nó tác động đến hiệu quả sản xuất nuôi cá tra của
người dân như: mật độ thả nuôi ít hay nhiều cũng rất cần thiết vì nếu mật độ thả
nuôi nhiều sẽ làm hạn chế sự sinh trưởng của cá tra làm giảm năng suất của
người nuôi cá tra, vì thế hộ nuôi cá nên có mật độ thả nuôi hợp lý giúp cá tra phát
triển tốt hơn và cũng quyết định đến năng suất. Ngoài ra còn một số yếu tố khác:
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 35 SVTH: Lý Đức Minh
Điều kiện tự nhiên:
Giữa 2 năm 2007 và năm 2008 thì điều kiện tự nhiên của hai năm hoàn toàn
khác nhau: năm 2008 thì có điều kiện khí hậu, lượng mưa, nguồn nước thích hợp
hơn cho việc nuôi cá, cũng như là về bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều như năm
2007, vì vậy tỷ lệ sống của cá tra năm 2008 cao.
Yếu tố khác:
Bên cạnh những yếu tố vừa nêu trên thì năng suất cũng bị ảnh hưởng những
yếu tố khác như: chất lượng nguồn nước, chất lượng con giống, chất lượng thuốc,
cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra.
4.3.3.2 Phương trình lợi nhuận năm 2007-2008
Theo kết quả phân tích lợi nhuận chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các biến
như: năng suất, chi phí thức ăn, chi phí ao, chi phí giống, chi phí thuốc, chi phí
lao động.
Y = A + B1 X1 + B2 X2 + B3 X3
Gọi Y là lợi nhuận của hộ nuôi. Các biến độc lập Xi bao gồm:
X1: Năng suất (ha)
X2: Giá thành (đồng/kg)
X3: Mật độ thả nuôi (đồng/kg)
X4: Sản lượng thu hoạch(kg/ha)
Ta có phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất và các
biến :
Giả thiết được đặt ra cho mô hình hồi quy này là:
H0: β1= β2= β3 (hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không
ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ).
H1: có ít nhất 1 tham số βi 0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân
tích trong mô hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ).
Từ số liệu thu thập được của 49 nông hộ nuôi cá tại địa bàn nghiên cứu, kết
quả phân tích được trình bày như sau:
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 36 SVTH: Lý Đức Minh
a.Hàm lợi nhuận 2008
Sau khi tính toán các biến, thông qua phần mềm SPSS ta có kết quả chạy
hồi qui như sau:
Bảng 15. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm
2008.
Mô hình Hệ số Giá trị t Ý nghĩa
Hằng số 1,168E10 6,822 0,000
Giá thành -733.815,692 -7,111 0,000
Năng suất -1.243,435 -2,366 0,022
Mật độ thả nuôi 1,329E6 0,207 0,837
Sản lượng thu hoạch 937.011,317 2,344 0,024
Số mẫu 49
Hệ số xác định (R2) 0,582
Sig.F 0,000
F 15,331
R 0,763
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
Hệ số xác định mô hình trên là 0,582. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố
được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của lợi nhuận là 58,2%, còn
lại 42,8% sự biến động của lợi nhuận là do các yếu tố khác tác động không được
nghiên cứu trong đề tài. Hay nói cách khác là có khoảng 58,2% sự thay đổi của
lợi nhuận được giải thích bởi sự tác động của các biến trong phương trình hồi
quy tuyến tính như năng suất, giá thành, sản lượng thu thả nuôi.
Khi hệ số xác định R2 = 0,582, F =15,331 tương ứng mức ý nghĩa quan sát
được là 0,000. Điều này cho thấy có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính ta
khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua phân
tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu.
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa < 5%). Kết quả trên ta thấy lợi nhuận chịu sự tác
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 37 SVTH: Lý Đức Minh
động chủ yếu của các biến như: Giá thành (sig t = 0,000 < 0,05) ; Năng suất (sig
t=0,022 < 0,05); Sản lượng thu hoạch (sig t = 0.024 < 0,05). Các yếu tố này
tương quan với lợi nhuận với mức độ chặt chẽ (R = 0,763).
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,837> 0,05) ảnh hưởng không có
ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận vì (sig t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mô hình
để thể hiện vai trò của chúng.
Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về lợi
nhuận như sau:
Y = 1,168E10 - 1.243,435X1 -733.815,692X2+937.011,317X3+ 1,329E6X4-
(3)
X1: Năng suất (kg/ha)
X2: Giá thành (đồng/kg)
X3: Sản lượng thu hoạch(kg/ha)
X4 : Mật độ thả nuôi (con/m2)
Hệ số A= 1.75e+08 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác không
được nghiên cứu trong mô hình này.
Ảnh hưởng của yếu tố năng suất đến lợi nhuận
- Với mức ý nghĩa 1%,Từ phương trình cho thấy yếu tố năng xuất có mối
tương quan nghịch với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi
yếu tố năng xuất giảm 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng -1.243,435 đồng. Hay nói
cách khác, khi năng suất tăng thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng với hệ số .
Ảnh hưởng của giá thành đến lợi nhuận
Với mức ý nghĩa 1%, Từ phương trình cho thấy giá thành là có mối tương
quan nghịch với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi giá thành
tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ giảm 733.815,692 đồng. Hay nói cách khác, khi
giá thành tăng lên thì lợi nhuận nuôi cá tra sẽ giảm tương ứng với hệ số.
Ảnh hưởng sản lượng thu hoạch đến lợi nhuận
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 38 SVTH: Lý Đức Minh
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X3 của phương trình cho thấy sản lượng thu
hoạch có mối tương quan thuận với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố
định thì khi sản lượng thu hoạch tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận nuôi cá sẽ tăng
lên 937.011,317 đồng. Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong
quá trình nuôi cá thì lợi nhuận cá tra sẽ tăng lên tương ứng.
b.Lợi nhuận 2007
Tương tự như năm 2008, qua kết quả xử lý số liệu về các ýếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận năm 2007 của nông hộ bằng phần mềm SPSS, ta có bảng kết quả
như sau:
Bảng 16. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ
trong năm 2007
Các yếu tố Hệ số Giá trị
t
Ý nghĩa
Hằng số 6,741E9 3,642 0,001
Mật độ thả nuôi -5,024E6 -0,81 0,422
Kích cỡ thu hoạch -1,548E8 -0,146 0,885
Năng suất 2.743,726 4,691 0,000
Giá thành -53.078,617 -4,728 0,000
R 0,728
R2 0,53
F 12,411
Sig.F 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra 2009
Theo kết quả phân tích chương trình SPSS ta có: tỷ số F = 12,411 và Sig.F
= 0.000, kết luận rằng mô hình có ý nghĩa, hệ số xác định R2 = 0,53, nghĩa là sự
biến động lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định
trong mô hình ở mức độ 53% với mức độ tin cậy 95%.
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa < 5%). Kết quả trên ta thấy lợi nhuận chịu sự tác
động chủ yếu của các biến như: Giá thành (sig t = 0,000 < 0,05) ; Năng suất (sig
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 39 SVTH: Lý Đức Minh
t=0,022 < 0,05). Các yếu tố này tương quan với lợi nhuận với mức độ chặt chẽ (R
= 0,728)
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,422> 0,05), kích cỡ thu hoạch
(sig t = 0,885> 0,05) ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận vì (sig
t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mô hình để thể hiện vai trò của chúng.
Tương tự ta có phương trình hồi qui thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của nông hộ trong việc nuôi cá tra 2008 như sau:
Y = 1.58e+09 + 2.743,726X1 - 53.078,617X2 - 1,548E8X3 - 5,024E6X4 (4)
X1: Năng suất (kg/ha)
X2: Giá thành (đồng/kg)
X3: Kích cỡ thu hoạch (kg/ha)
X4 : Mật độ thả nuôi (con/m2)
Hệ số A= 6,741E9 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác không
được nghiên cứu trong mô hình này.
Ảnh hưởng của yếu tố năng suất đến lợi nhuận
- Với mức ý nghĩa 1%,Từ phương trình cho thấy yếu tố năng xuất có mối
tương quan thuận với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu
tố năng xuất tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng 2.743,726 đồng. Hay nói cách
khác, khi năng suất giảm thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng với hệ số .
Ảnh hưởng của giá thành đến lợi nhuận
Với mức ý nghĩa 1%, từ phương trình cho thấy giá thành là có mối tương
quan nghịch với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi giá thành
tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ giảm 53.078,617đồng. Hay nói cách khác, khi giá
thành tăng lên thì lợi nhuận nuôi cá tra sẽ giảm tương ứng với hệ số. Điều này
cho thấy ta cần phải giảm chi phí trong sản xuất thì sẻ làm tăng lợi nhuận cho
nông hộ nuôi cá tra.
Kết luận: Sau khi phân tích 2 phương trình lợi nhuận của năm 2007 và 2008
ta thấy: khi phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của hộ nuôi bỏ qua tác
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 40 SVTH: Lý Đức Minh
động của yếu tố khác cố định thì chỉ có năng suất, giá thành với mức độ khác
nhau đều tác động khá lớn đến lợi nhuận năm 2007-2008 của hộ nuôi. Vì vậy
nông hộ nuôi cá tra cần phải tác động hợp lý vào yếu tố giá thành và năng suất để
đạt được hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng của những
nhân tố khác như:
Tác động của thị trường:
Theo điều tra của 49 hộ nông dân trong địa bàn nghiên cứu, thì trong năm
vừa qua do sự khủng hoảng kinh tế thị trường toàn cầu, nên tình hình giá cả của
một số mặt hàng bị biến động liên tục, nhất là về giá cả vật tư nông nghiệp
như:thức ăn, thuốc, con giống... tăng lên, nhưng giá cá tra thì lại ở mức không
cao khoảng 14.500 – 15.000 đồng/kg.
Ngoài yếu tố giá cả thị trường, năng suất và chi phí sản xuất, thì nông dân
còn chịu nhiều tác động khác như: chịu sự ép giá của một số thương lái, hay do
thiếu điều kiện vật chất hoặc không có chổ tiêu thụ nên buộc nông dân phải bán
gấp. Một mặt là do mua vật tư chịu của các đại l ý hay tiền vay ngân hàng, nên vì
tâm lý thiếu nợ nên khiến người dân cũng không an tâm mà nằm chờ giá.
4.3.4. Phân tích các chỉ số tài chính để thấy được hiệu quả kinh tế của
việc nuôi cá tra ở Quận Thốt Nốt
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 41 SVTH: Lý Đức Minh
Bảng 17: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
NÔNG HỘ NĂM 2007-2008
Số
mẫu
Đơn vị
tính
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Doanh thu 08 49
1.000
đồng 644.000 19.800.000 4.598.000
Doanh thu 07 49
1.000
đồng 1.050.000 10.850.000 3.936.100
Tổng chi phí 08 49
1.000
đồng 782.000 18.240.000 4.760.000
Tổng chi phí 07 49
1.000
đồng 770.000 9.100.000 3.391.200
Lợi nhuận 08 49
1.000
đồng -1.200.000 1.560.000 -161.840
Lợi nhuận 07 49
1.000
đồng -150.000 1.750.000 544.980
TSLNCP 2008 49 Lần -0,24 0,1 -0,06
TSLNCP 2007 49 Lần -0,08 0,41 0,16
TSLNDT 2008 49 Lần -0,31 0,09 -0,07
TSLNDT 2007 49 Lần -0,08 0,29 0,13
DT/CP 08 49 Lần 0,76 1,1 0,94
DT/CP 07 49 Lần 0,9 1,4 1,16
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Chú thích
+ TSLNCP: Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
+ TSLNDT: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
+ DT/CP: doanh thu/chi phí
Từ bảng số liệu cho thấy mức độ đầu tư nuôi cá tra như sau:
Tổng doanh thu trung bình năm 2008 là 4,598 tỷ đồng. trong đó hộ có
doanh thu thấp nhất là 644 triệu đồng và mức cao nhất là 19,8 tỷ đồng so với
tổng doanh thu trung bình năm 2007 là 3,936 tỷ đồng. Trong đó hộ có doanh thu
thấp nhất là 1,05 tỷ đồng và mức cao nhất là 10,85 tỷ đồng từ tổng doanh của 2
năm ta thấy doanh thu 2008 cao hơn năm 2007.
Để có được khoản doanh thu 2008 và 2007 người nông dân phải bỏ ra
một khoản chi phí trung bình 2008 là 7,9 tỷ đồng cho 1 ha diện tích.
Tỷ số Lợi nhuận ròng/chi phí trung bình năm 2008 là - 0,06, có nghĩa là
cứ một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất thì nông hộ sẽ lỗ 0,06 đồng; trong đó hộ có
chỉ số thấp nhất là -0,24 đồng và cao nhất là 0,1 đồng.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 42 SVTH: Lý Đức Minh
Tỷ số Lợi nhuận ròng/chi phí trung bình năm 2007 là 0,16 có nghĩa là cứ
một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất thì nông hộ sẽ có lợi nhuận là 0,16 đồng;
trong đó hộ có chỉ số thấp nhất là -0,08 đồng và cao nhất là 0,41 đồng.
Tỷ số Lợi nhuận ròng/Doanh thu trung bình năm 2008 là -0,07, khi đó
người nông dân sẽ mất đi một khoản lợi nhuận là 0,07 đồng nếu họ có một đồng
doanh thu.
Tỷ số Lợi nhuận ròng/Doanh thu trung bình năm 2007 là 0,13 đồng/kg,
khi đó người nông dân sẽ nhận được một khoảng lợi nhuận là 0,13 đồng nếu họ
có một đồng doanh thu.
Tỷ số Doanh thu/Chi phí trung bình năm 2008 là 0,94 nói lên rằng khi
người dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì nông hộ sẽ thu được 0,94 đồng doanh thu.
Trong đó hộ có chỉ số thấp nhất là 0,76 đồng và cao nhất là 1,1 đồng.
Tỷ số Doanh thu/Chi phí trung bình năm 2007 là 1,16 nói lên rằng người
nông dân sẽ nhận được 1,16 đồng doanh thu khi mức đầu tư vào chi phí là một
đồng. Trong đó hộ có chỉ số thấp nhất là 0,9 đồng và cao nhất là 1,4 đồng.
Kết Luận:
Nhìn chung trong năm 2008 là năm ảm đạm của cá tra, khi các hộ nuôi đa
số đều lỗ nặng. Khi so sánh với năm 2007 ta thấy có sự khủng hoảng lớn ở đây,
trong khi năm trước người nuôi trúng đậm thì năm nay lại lỗ nặng, có thể nói đây
là thực trạng chung của con cá tra từ lâu khi cung cầu liên tục thay đổi làm cho
thị trường cá tra bấp bênh và tiềm ẩn rủi ro tài chính cao.
Thực trạng này do các nguyên nhân sau: tình hình kinh tế năm 2008
khủng hoảng nặng nề, cung trong năm 2008 tăng cao do kết quả khả quan trong
năm 2007 đạt được đã kích thích nông hộ đầu tư thêm và một số hộ nuôi quanh
vùng dẫn tới việc giá cá tra sụt giảm mạnh trong năm nghiên cứu.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 43 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI VÀ TIÊU THỤ CÁ
TRA Ở QUẬN THỐT NỐT – TP.CẦN THƠ
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA
TRONG NUÔI CÁ TRA CỦA NÔNG HỘ.
Qua quá trình khảo sát thực tế và kết quả phân tích được trình bày ở những
chương trước, cho thấy ngành nuôi cá tra trong địa bàn nghiên cứu đã có những
thuận lợi, khó khăn, cơ hội và mối đe dọa trong sản xuất của nông hộ như sau:
5.1.1. Những thuận lợi
Nuôi trồng thủy sản (chủ lực cá tra, basa) dần chuyển sang hướng sản xuất
hàng hóa xuất khẩu với quy mô lớn và đang trở thành một trong những ngành sản
xuất chính.
Công tác khuyến ngư, các mô hình trình diễn, dạy nghề, tập huấn hội thảo
gắn với các vùng nguyên liệu theo quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh, huyện,
đi sâu vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm đã giúp người nuôi đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng hiệu quả kinh tế, chất
lượng sản phẩm nuôi, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị
trường khu vực và thế giới.
Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thuốc thú y thủy sản
được duy trì thường xuyên và đạt kết quả khá tốt do được sự chỉ đạo sâu sát, kịp
thời của lãnh đạo Sở và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng liên quan.
Các chương trình, dự án của ngành thủy sản đã và đang được triển khai thực
hiện tốt, phát huy hiệu quả nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá
thành, nâng cao năng suất, hiệu quả cao.
Công tác xúc tiến thương mại luôn được tỉnh quan tâm, đẩy mạnh, vì thế thị
trường xuất khẩu trong năm tiếp tục được mở rộng qua đó giảm bớt rủi ro khi thị
trường có biến động xấu.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 44 SVTH: Lý Đức Minh
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội để
đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tạo điều kiện để hàng
thủy sản của tỉnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, mạng lưới thông tin và hoạt động chuyển giao kỹ thuật ngày càng
đáp ứng nhu cầu tiếp thu khoa học của nông dân, họ có thể tiếp thu từ các kênh
khác nhau, chủ yếu từ phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông, hội
nông dân...
5.1.2. Những khó khăn
Việc triển khai quy hoạch thủy sản, các dự án hạ tầng phục vụ nuôi trồng
thủy sản còn chậm; tình trạng tự phát đào ao nuôi cá ngoài vùng quy hoạch thời
gian qua gây khó khăn cho công tác quản lý và triển khai quy hoạch của địa
phương.
Một bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân gây khó khăn trong công tác thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án phục vụ phát triển
nuôi trồng thủy sản.
Giá cá tra tăng ở mức cao vào thời điểm đầu năm 2007 kéo theo nhu cầu
con giống, thức ăn, thuốc, đất đai... tăng mạnh nên diện tích ương, nuôi tăng
mạnh (tăng 303%) tạo nên cơn sốt giá đất, thức ăn, con giống, thuốc... dẫn đến
giá thành nuôi tăng cao, hiệu quả thấp. Sau giai đoạn thuận lợi về giá cả lúc đầu
năm, từ 2/2008 đến nay, giá cá tra trên thị trường biến động theo hướng ổn định ở
mức 13.000 – 14.000đ/kg, cộng với giá cả thức ăn, thuốc, vật tư tăng dẫn đến giá
thành tăng, làm giảm hiệu quả sản xuất, gây khó khăn cho các hộ nuôi mới.
Nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ, nên nhiều
nông dân có diện tích lớn phải vay vốn từ các ngân hàng với lãi xuất trong năm
qua tương đối cao hơn so với các năm trước, vì chịu ảnh hưởng của nền kinh tế
toàn cầu. Bên cạnh đó, những nông hộ có diện tích ít phải chịu cảnh mua vật tư
với giá cao hơn giá thị trường.
Do còn yếu tố cảm tính, chủ quan trong xây dựng quy hoạch nên chậm trễ
về tiến độ thực hiện và một số vùng quy hoạch không đáp ứng yêu cầu của nhà
đầu tư, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, gây trở ngại cho các nhà đầu tư.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 45 SVTH: Lý Đức Minh
Chưa có sự quan tâm đúng mức về đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nên việc bố trí chủ động cấp thoát nước và
xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn.
Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến định
hướng phát triển lâu dài, chưa tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch phát triển chung
của ngành.
Vẫn còn tồn tại thói quen sản xuất tự phát, dễ dẫn đến giá cả không ổn định
khi thị trường có biến động, gây thiệt hại cho chính bản thân họ.
Việc triển khai thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa
sản phẩm còn chậm, thị trường tiêu thụ nội địa chưa được khai thác triệt để.
Đầu tư cho thủy sản còn hạn hẹp và kết cấu hạ tầng nghề cá chưa đồng bộ.
Các nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển để phát huy tiềm năng và
thế mạnh của ngành.
40% hộ nuôi còn ở quy mô nhỏ lẻ, ngư dân thiếu vốn phát triển sản xuất và
xử lý môi trường là hạn chế lớn cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
nghề cá trong tình hình mới.
Lực lượng cán bộ khuyến ngư của tỉnh tuy có được tăng cường nhưng vẫn
chưa phủ khắp các xã trong tỉnh. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý, kỹ thuật ngành thủy sản của tỉnh còn hạn chế.
Những người nuôi bè gặp nhiều khó khăn do hiệu quả nuôi bè thấp nên sản
lượng bè nuôi giảm sút, phần lớn hộ nuôi chuyển sang nuôi đối tượng khác tăng
mạnh như cá lóc phục vụ thị trường nội địa. Nghề nuôi thủy sản truyền thống của
tỉnh có nguy cơ mất dần nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
5.2. GIẢI PHÁP VỚI QUÁ TRÌNH NUÔI VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA
5.2.1. Những quy định và chính sách của chính phủ đối với nghành cá tra
Thông tin thị trường:
Theo tìm hiểu thì những tác nhân chủ yếu trong việc nuôi cá tra thật sự khó
tiếp cận thông tin thị trương một cách nhanh chóng vì nó không được cập nhật
một cách kịp thời. Hầu hết những người nuôi cá thu nhận thông tin từ các phương
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 46 SVTH: Lý Đức Minh
tiện đại chúng như tivi, radio hoặc từ phòng nông nghiệp và phòng thương mại
huyện.
Chính sách thuế và đầu tư
Để hỗ trợ ngành thủy sản, Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành
nhiều quyết định để phát triển ngành thủy sản. Theo Nghị định số 51/1999/NĐ-
CP do Chính phủ ban hành vào ngày 8 tháng 7 năm 1999, hướng dẫn Luật
Khuyến Khích đầu tư: những nhà đầu tư ở những vùng nghèo với cơ sở hạ tầng
yếu kém, phương tiện lạc hậu, để tạo việc làm thì được miễn thuế đất và thuế thu
nhập. Hơn nữa, thủ tục cấp phép đầu tư cho những trang trại mới cũng đơn giản
hơn.
Chính sách tài chính
Chính sách tài chính ảnh hưởng mạnh đến nhà sản xuất và người nuôi, đặc
biệt là chính sách vay vốn và lãi suất. Gần như tất cả người nuôi cá phụ thuộc vào
nguồn vốn đi vay để đầu tư vào phương tiện sản xuất với lãi suất ưu đãi từ các
ngân hàng trong quá trình sản xuất. Trong vùng có rất nhiều ngân hàng thương
mại cung cấp tín dụng cho người nuôi cá. Nhà nước cũng có những chính sách ưu
đãi dành cho người nuôi và các công ty chế biến cá.
5.2.2. Giải pháp
Đối với người nuôi
Tổ chức lại sản xuất theo hướng quản lý cộng đồng thông qua việc thành lập
các HTX, cùng liên kết với nhau trong việc ứng dụng các qui trình nuôi tiên tiến
(GAP, CoC…) để sản phẩm đảm bảo chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu thị
trường với giá thành hợp lý có khả năng cạnh tranh cao;
Nên có hợp đồng tiêu thụ mang tính pháp lý ngay từ đầu đó cơ sở tiếp cận
dễ dàng các nguồn vốn vay, để an tâm sản xuất và có cơ sở tự bảo vệ mình nếu có
xảy ra tranh chấp.
Nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của mình trong việc tạo ra sản phẩm
an toàn cung cấp cho người tiêu thụ, nâng cao dần giá trị sản phẩm, tạo uy tín, mở
rộng sản xuất.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 47 SVTH: Lý Đức Minh
Riêng về phần tổ chức Hội và Hiệp hội, cần tiến hành một số công việc sau
đây:
Làm rõ nhận thức cho hội viên thống nhất với chủ trương của Chính phủ “về
chống lạm phát và kiểm soát giá” để cùng gánh chịu những khó khăn gặp phải
trong một thời gian nhất định, trên cơ sở đó ra sức huy động bằng tất cả khả năng
có thể được.
Vận động hội viên nuôi và doanh nghiệp chế biến cùng chia sẻ trách nhiệm
trong lúc khó khăn này. Riêng đối với người nuôi, ai khó khăn nhiều thì bán
trước, ai khó khăn ít hơn thì bán sau. Có như vậy sẽ làm giảm được áp lực cho
các doanh nghiệp tiêu thụ.
Tăng cường công tác trao đổi và cung cấp thông tin thị trường, công nghệ và
kỹ thuật mới đến các doanh nghiệp và người nuôi.
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện người nuôi và doanh
nghiệp áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng mới trong nuôi và chế biến sản
phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách
hàng đồng thời giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện hình thức ứng trước vốn, vật tư (con giống, thức
ăn..),
Hỗ trợ kỹ thuật công nghệ và trực tiếp tiêu thụ thủy sản hàng hóa (mua lại
cá tra nguyên liệu);
Liên kết sản xuất trong đó hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng
đất để góp vốn cổ phần, liên kết, liên doanh với doanh nghiệp hoặc các doanh
nghiệp thuê ao sau đó nông dân được sản xuất trên ao đã góp cổ phần liên doanh,
liên kết hoặc cho thuê và bán lại cá tra nguyên liệu cho doanh nghiệp, tạo sự gắn
kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp…
Hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu cá tra giữa các doanh nghiệp và người nuôi
phải là hợp đồng mở. Trong đó giá mua cá tra cho người nuôi phải là giá sàn bình
quân tại thời điểm thu mua. Bãi bỏ lối tư duy thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 48 SVTH: Lý Đức Minh
sản với giá cứng nhắc lúc ký kết, loại bỏ yếu tố thị trường làm nảy sinh vấn nạn
vi phạm hợp đồng do tác động biến động giá đã kéo dài nhiều năm
Cần minh bạch trong việc cung cấp các thông tin thị trường và yêu cầu chất
lượng sản phẩm của khách hàng cho người nuôi, cho nhà khoa học và nhà nước
để tổ chức sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trường và khách hàng; lấy
việc cải tiến nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động sáng tạo phát triển, mở rộng thị
trường và quan tâm chia sẻ quyền lợi với người nuôi là phương châm kinh doanh
để góp phần phát triển ngành hàng cá tra phát triển ổn định, bền vững.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến cần đoàn kết lại và thành lập những
hội, đoàn, tập đoàn kinh tế để hỗ trợ lẫn nhau trong chế biến, trong cân đối nguồn
nguyên liệu, bảo quản và điều tiết giá thị trường. Tránh tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, gây thiệt hại kinh tế cho sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đoàn kết trong kinh tế, trong việc nâng cao uy tín, thương hiệu và sản phẩm cá
tra chế biến xuất khẩu trên trường quốc tế chính là cách các DN góp phần phát
triển bền vững cá tra của Việt Nam.
Đối với nhà nước:
Khẩn trương ban hành qui chuẩn/qui phạm nuôi cá tra bền vững (với các
cấp độ BMP, GAP, CoC).
Đầu tư cơ sở hạ tầng đúng mức cho các vùng nuôi tập trung và triển khai
thực hiện đồng bộ các Dự án khác thuộc Chương trình phát triển cá tra bền vững
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc thu thập, phân tích
thông tin đưa ra dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn giúp nông dân định hướng
sản xuất theo hướng đón đầu thị trường, định hướng người tiêu dùng.
Rà soát và đánh giá các chính sách hiện hành của nhà nước có liên quan đến
việc phát triển ngành hàng cá tra.
Thực hiện tốt các chính sách cho vay, hỗ trợ rủi ro cho người nuôi, xúc tiến
thương mại, đầu tư kho trữ đông cho các doanh nghiệp chế biến.
Giảm giá thành sản xuất trong khâu nuôi. Chi phí thức ăn thủy sản thường
chiếm từ 70 - 80% trong tổng giá thành và con giống chất lượng không tốt có thể
làm tăng tỷ lệ hao hụt sản lượng 20 - 30%. Thức ăn và con giống là hai yếu tố đầu
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 49 SVTH: Lý Đức Minh
vào quan trọng của việc nuôi cá tra. Trong đó, việc tăng cường khâu quản lý chất
lượng con giống, thức ăn từ các nhà cung cấp và phân phối là hai yếu tố đầu vào
này được đặt lên hàng đầu
Nối kết người nuôi với doanh nghiệp, giải pháp căn cơ để giải quyết tốt mối
quan hệ cung - cầu hàng hóa, tránh tình trạng vượt cung hay vượt cầu thường
xuyên xảy ra trong những năm gần đây.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để duy trì thị phần hiện có đối
với các thị trường truyền thống, đồng thời với việc mở rộng thị phần trên các thị
trường tiềm năng được xem là công cụ mấu chốt trong việc thực thi giải pháp.
Áp dụng các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng đồng thời phải áp dụng các biện pháp hành
chính đủ mạnh, đảm bảo giá xuất có lợi nhất
Bộ cần sớm hình thành một tổ chức quản lý mang tính “cộng đồng” thống
nhất trong khu vực, giao cho quyền hạn rộng hơn, để thực hiện việc gắn kết giữa
người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu một cách chặt chẽ, góp phần
cùng với quản lý Nhà đưa sự phát triển cá tra, basa của chúng ta đi dần vào thế
ổn định.
Đối với địa phương:
Nhanh chóng điều chỉnh quy hoạch địa phương, triển khai quản lý quy
hoạch vùng và vận dụng các chủ trương chính sách (chính sách đất đai, chính
sách đầu tư, tín dụng, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHCN... ) của Đảng và
nhà nước trong từng điều kiện cụ thể để hỗ trợ người nuôi và doanh nghiệp tổ
chức sản xuất, chế biến cá tra xuất khẩu có giá trị hàng hóa cao.
Các địa phương cần tập trung quy hoạch hợp lý diện tích nuôi ở khu vực
ĐBSCL. Trong đó, chúng ta đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống xử lý được nước
cấp đưa vào nuôi và xử lý triệt để nguồn nước thải, bùn thải ao nuôi, đáp ứng các
tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo chất lượng con cá thương phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh trong thời hội nhập.
Chính quyền địa phương cần đưa ra những qui định, những văn bản pháp
qui về điều kiện nuôi cá tra, basa đảm bảo môi trường nước.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 50 SVTH: Lý Đức Minh
Nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ
sinh học trong: phương pháp chẩn đoán nhanh và điều trị hiệu quả các loại bệnh
gây tác hại lớn cho nghề nuôi; lai tạo con giống có chất lượng cao, có khả năng
kháng bệnh tốt; nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp có chất lượng cao với
giá thành hợp lý; xây dựng qui trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm
nhu cầu thay nước… để góp phần làm giảm tối đa chi phí sản xuất.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 51 SVTH: Lý Đức Minh
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát và kết quả phân tích được trình bày ở những chương
trước, ta thấy quá trình nuôi cá tra ở Huyện Thốt Nốt – TP.Cần Thơ thể hiện một
số điểm nổi bật sau:
- Đối với quá trình sản xuất:
+ Tình hình sản xuất chung của nông hộ có một số điểm như sau: diện tích
đất sản xuất bình quân của mỗi hộ còn tương đối nhiều, nên nguồn vốn tự có của
gia đình không đủ để đầu tư tái sản xuất mà nuôi cá tra thì rất cần nguồn đầu tư
lâu dài vì vậy hộ nuôi rất có nhu cầu vay vốn. Nguyên nhân chính và phổ biến
khi chọn nuôi cá tra vì nó mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho hộ nuôi. Vì tham
gia sản xuất chưa lâu cho nên kinh nghiệm của hộ nuôi cá tra chưa được nhiều,
chủ yếu học hỏi kinh nghiệm từ bà con, hàng xóm và kinh nghiệm tự đúc kết
trong quá trình nuôi cá tra.
+ Qua những phân tích ở chương 4, cho thấy, về mặt chi phí vật chất thì do
một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng
nhiều nhất trong cơ cấu các chi phí của nông hộ. Về mặt doanh thu năm 2007 cao
hơn doanh thu năm 2008 mặt dù năng suất trung bình mỗi hộ năm 2008 cao so
với năng suất trung bình mỗi hộ năm 2008. Đồng thời, qua một số tỷ số tài chính,
cho thấy quá trình nuôi cá tra ở địa bàn nghiên cứu năm 2007 có hiệu quả về mặt
kinh tế nhưng năm 2008 hộ dân nuôi cá tra thi bị lỗ nặng, không mang hiệu quả
kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất như diện tích thả nuôi, giá thành, sản lựơng thả nuôi và một số nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế là một số chi phí (có mối tương quan nghịch).
+ Trong sản xuất, nông dân có một số thuận lợi nuôi cá tra là dễ nuôi, phát
triển nhanh, đã được xây dựng thương hiệu, đang được một số thị trường lớn
trong và ngoài nước ưa chuộng… Đồng thời, cũng gặp không ít khó khăn là chi
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 52 SVTH: Lý Đức Minh
phí đầu vào tăng cao, về nguồn nước đang bị ô nhiễm dần, thường bị thương lái
ép giá khi mua bán, bị hạn chế về kĩ thuật nuôi……
6.2. KIẾN NGHỊ
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật đến các hộ nuôi.
- Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả sử dụng của từng loại thức ăn ứng với từng
mô hình và mật độ khác nhau.
- Thay nước thường xuyên.
- Nên nuôi cá tra với mật độ từ 25 – 40 con/m2 để đạt hiệu quả cao nhất của
mô hình.
- Nên tập trung vốn và kỹ thuật để nuôi một vụ/năm nhằm giảm nhẹ chi phí
và rủi ro.
- Tạo gắn kết với các nông dân khác để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi
ro trong sản xuất, không bị thương lái ép giá trong mua bán.
- Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ cho người nuôi cá vay vốn ưu đãi để
đầu tư mở rộng sản xuất, hiện nay vay vốn luôn đòi hỏi có giấy tờ thế chấp
nhưng người nghèo không có đất thì làm sao có giấy tờ. Vì vậy, nhà nước nên
thông qua chính quyền địa phương tìm hiểu nhu cầu vay thật sự của người dân,
thành lập các tổ sản xuất để cho vay.
+ Đối với tổ chức hiệp hội:
- Cần tìm các nhà cung cấp nguồn lực đầu vào với chi phí thấp nhất, tìm các
nhà thu mua ở đầu ra có uy tín, ổn định, mua với giá cao, không ép giá, có ký
hợp đồng…
- Tổ chức hiệp hội hoạt động có hiệu quả thì mới có khả năng khuyến khích
nông dân tích cực tham gia vào tổ chức.
- Để hoạt động hiệu quả hơn, Hiệp hội cần phối hợp hiệu quả với Phòng
Kinh tế cùng các cơ quan chính quyền có liên quan tại địa phương để đề ra
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ nhằm phát triển,
đồng thời mở rộng thị trường.
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 53 SVTH: Lý Đức Minh
+ Đối với các đối tượng doanh nghiệp:
- Nên bao tiêu sản phẩm cho nông dân, mua bán theo giá thỏa thuận hợp lý,
đôi bên cùng có lợi, tránh tình trạng ép giá nông dân.
- Chủ động tìm tòi, học hỏi để có phương thức bảo quản sau thu hoạch hiệu
quả, giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu vận chuyển.
- Đẩy mạnh phát triển ở thị trường cũ, tìm kiếm thị trường mới.
- Cần thường xuyên tìm hiểu thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị
trường qua các phương tiện truyền thông; nếu có thể, tìm kiếm cơ hội tham gia
các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo kinh doanh…
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 54 SVTH: Lý Đức Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hoàng Trọng. Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS FOR WINDOWS.
NXB thống kê, 2002.
2.Niêm giám thống kê tỉnh Cần Thơ, 2007.
3.Võ Thị Thanh Lộc, MBA. Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh
doanh và kinh tế. NXB thống kê, 2001.
4.Trang web: WWW. Kinhtehoc.com.
5.Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM. Mai Văn Nam,
Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004). Giáo trình
Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM.
6. Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Khoa Thủy Sản, Đại
học Cần Thơ.
7. Website của nghề cá Mêkông: http//.www.mekongfish.net.vn
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 55 SVTH: Lý Đức Minh
Phụ Lục 1
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NUÔI CÁ TRA
I. Thông tin chủ hộ:
1. Họ tên:…………………………………………………………..
2. Địa chỉ : Khu vực ………………………………. Phường………………………………
Quận………………Thốt Nốt............................TP Cần Thơ.
3. Số điện thoại: ……………………………………………………………..
4. Trình độ Văn hóa:…………………………………………………………….
5. Số tuổi:..............................................................................................
6. Số nhân khẩu trong gia đình…………………………………..
II. Thông tin về ao nuôi:
1. Thông tin căn bản ao nuôi:
DT thả nuôi Năm/TT
ao DTMN Tổng DT SLTN SLTH Kích cỡ TN Kích cỡ TH
Thời gian
nuôi
2006
2007
2008
2009
2. Chi phí cho ao nuôi :
2006 2007 2008 2009
Đánh giá chất lượng vị trí ao nuôi
Chất lượng nguồn nước cấp
Chi phí thuê ao
Chi phí làm đất
Chi phí về máy móc thiết bị
Chi phí cho các công cụ dụng cụ
Chi phí của cầu cho ăn
Chi phí xử lý ao
Chi phí khác
III. Thông tin về lao động:
2006 2007 2008 2009
Nhân viên kỹ thuật
LĐ phổ thông
LĐ nhà
Tiền công nhân viên kỹ thuật
Tiền công của LĐ phổ thông
Tiền công của LĐ nhà
Chi phí bình quân việc ăn ở của lao động
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 56 SVTH: Lý Đức Minh
IV. Thông tin về việc sử dụng thức ăn:
1. Sử dụng thức ăn:
Loại GĐ cho
ăn Giá
Số lần cho
ăn
Số Lượng
TĂ
Tỷ lệ
HH CLTĂ Tên Sp
2006
2007
2008
2009
2. Thức ăn công nghiệp:
2006 2007 2008 2009
Mua ở đâu qua đại lý hay trực tiếp từ công ty
Được mua thiếu không
Phương thức trả tiền
Lãi suất trả chậm
Dự trữ thức ăn cho bao nhiêu ngày ăn
Chi phí vận chuyển là bao nhiêu
Tỷ lệ thức ăn kém chất lượng
Có được đổi lại thức ăn kém chất lượng không
Có kiểm tra mẫu thức ăn không
Hệ số chuyển đổi thức ăn(FCR)
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 57 SVTH: Lý Đức Minh
3. Thức ăn tự chế:
2006 2007 2008 2009
Mua nguyên liệu ở đâu
Được mua thiếu không
Phương thức trả tiền
Lãi suất trả chậm
Dự trữ thức ăn cho bao nhiêu ngày ăn
Chi phí vận chuyển là bao nhiêu
Tỷ lệ thức ăn kém chất lượng
Tỷ lệ thất thoát thức ăn
Có kiểm tra mẫu thức ăn không
Hệ số chuyển đổi thức ăn(FCR)
V. Thông tin về con giống :
VI. Thông tin về việc phòng và trị bệnh:
Việc phòng và trị bệnh:
2006 2007 2008 2009
Phòng Bệnh Định Kỳ
Số lần xử lý thuốc định kỳ
Số lần xử lý thuốc thực tế
Bổ sung Vitamin cho cá khi cho ăn
Khi cá bị bệnh có nhờ trạm giúp đỡ không
Xử lý nước cấp
Có ao xử lý nước không
Sau khi thu hoạch có xử lý ao bằng cách
Tỷ lệ cá sống sau mỗi lần bệnh
Tổn thất do dịch bệnh
Tỷ lệ hao hụt
Chi phí thuốc trị bệnh
Xử lý thức ăn trước khi cho cá ăn
2006 2007 2008 2009
Mua con giống ở đâu
Có Kiểm dịch không
Kích cỡ con giống
Tỷ lệ sống khi xử lý thuốc
Giá con giống
Chi phí vận chuyển
Chất lượng của con giống
Số lần mua giống
Số lần thả giống
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 58 SVTH: Lý Đức Minh
VII. Thông tin về nguồn vốn:
Vốn TC Vay NH Vay TN
Tỷ trọng LS Tỷ trọng LS Tỷ trọng LS
2006
2007
2008
2009
VIII. Thông tin đầu ra sản phẩm:
1. Sản lượng:
T1 T2 T3 T4 Năm/
loại Giá SLTH Giá SLTH Giá SLTH Giá SLTH
2006
2007
2008
2009
2. Đánh giá chất lượng đầu ra
2006 2007 2008 2009
Phương thức thanh toán
Thời hạn thanh toán tiền
Trễ hẹn trả tiền
Trễ hẹn thu cá
Tổn thất do trễ hẹn
Tên công ty mua cá
Có ký hợp đồng bao tiêu không
Có ký hợp đồng mua bán không
Hình thức xử lý vi phạm hợp
đồng
Chi phí kéo cá
Ai là người quyết định giá
3. Giá thành sản xuất bình quân……….
4. Kết quả kinh doanh:
Lãi Lỗ HV
2006
2007
2008
ĐẠI DIỆN CHỦ HỘ Cần Thơ, ngày…….tháng……năm
2009
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 59 SVTH: Lý Đức Minh
Phụ Lục 2
Kết quả xử lý số liệu thông kê
Yếu tố kĩ thuật
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
M?TN2008 49 24.0 76.4 46.873 13.5235
SLTH2008 49 46.0 1200.0 298.082 215.3397
KCTN2008 49 10.0 80.0 53.980 16.8319
TGN2008 49 6.0 13.0 8.806 1.9786
KCTH2008 49 .9 1.4 1.177 .1104
tlesong08
49
38.3333333
33333%
92.3611111
11111%
67.486212
68201093
%
12.74435384527
7564%
Valid N (listwise) 49
So nhan khau trong gia dinh
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
than vien tham gia sxuat 49 2.00 9.00 4.5714 1.64570
Valid N (listwise) 49
Lao dong gia dinh tham gia sanr xuat
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
so lao dong gia dinh 49 1.00 7.00 1.8776 1.30116
Valid N (listwise) 49
trinh do hoc van
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
1.00 3 6.1 6.1 6.1
2.00 16 32.7 32.7 38.8
3.00 26 53.1 53.1 91.8
4.00 4 8.2 8.2 100.0
Valid
Total 49 100.0 100.0
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 60 SVTH: Lý Đức Minh
So tuoi
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
tuoi chu ho 49 23.00 65.00 38.3878 10.09087
Valid N (listwise) 49
CLTHUOC08
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
khong tot 36 33.0 73.5 73.5
tot 13 11.9 26.5 100.0
Valid
Total 49 45.0 100.0
Missing System 60 55.0
Total 109 100.0
clgiong08
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
khong tot 34 31.2 69.4 69.4
tot 15 13.8 30.6 100.0
Valid
Total 49 45.0 100.0
Missing System 60 55.0
Total 109 100.0
CLNN08
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
khong tot 35 32.1 71.4 71.4
tot 14 12.8 28.6 100.0
Valid
Total 49 45.0 100.0
Missing System 60 55.0
Total 109 100.0
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 61 SVTH: Lý Đức Minh
C luong thuc an 08
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
khong tot 33 30.3 67.3 67.3
tot 16 14.7 32.7 100.0
Valid
Total 49 45.0 100.0
Missing System 60 55.0
Total 109 100.0
Nang suat 2007
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
1
.832a .692 .656
8.383336940137
34E4
a. Predictors: (Constant), M?TN2007 (CON/ HA), DT2007(HA),
KCTN2007 (gam/con), GT2007(?ONG/KG), SLTH2007(KG/HA)
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 6.776E11 5 1.355E11 19.283 .000a
Residual 3.022E11 43 7.028E9
1
Total 9.798E11 48
a. Predictors: (Constant), M?TN2007 (CON/ HA), DT2007(HA), KCTN2007 (gam/con),
GT2007(?ONG/KG), SLTH2007(KG/HA)
b. Dependent Variable: ns2007 (kg/ha)
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 62 SVTH: Lý Đức Minh
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig.
(Constant) 521388.036 234843.134 2.220 .032
DT2007(HA) -354823.893 52707.635 -1.046 -6.732 .000
SLTH2007(KG/HA) 1.061 .148 1.158 7.148 .000
KCTN2007 (gam/con) 2009.727 755.784 .230 2.659 .011
GT2007(?ONG/KG) -22.996 19.589 -.106 -1.174 .247
1
M?TN2007 (CON/ HA) 500.635 1067.225 .048 .469 .641
a. Dependent Variable: ns2007 (kg/ha)
Loi nhuan2007
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
1
.728a .530 .487
5.05487041636E
8
a. Predictors: (Constant), GT2007(?ONG/KG), ns2007 (kg/ha),
KCTH2007(KG/CON), M?TN2007 (CON/ HA)
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 1.269E19 4 3.171E18 12.411 .000a
Residual 1.124E19 44 2.555E17
1
Total 2.393E19 48
a. Predictors: (Constant), GT2007(?ONG/KG), ns2007 (kg/ha), KCTH2007(KG/CON),
M?TN2007 (CON/ HA)
b. Dependent Variable: LOI NHUAN/HA
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 63 SVTH: Lý Đức Minh
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig.
(Constant) 6.741E9 1.851E9 3.642 .001
M?TN2007 (CON/ HA) -5.024E6 6.199E6 -.097 -.810 .422
KCTH2007(KG/CON) -1.548E8 1.062E9 -.016 -.146 .885
ns2007 (kg/ha) 2743.726 584.938 .555 4.691 .000
1
GT2007(?ONG/KG) -537078.617 113602.357 -.499 -4.728 .000
a. Dependent Variable: LOI NHUAN/HA
Nang suat 08
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
1
.875a .765 .738
9.498319895043
30E4
a. Predictors: (Constant), M?TN2008 (CON/ HA), DT2008 (Ha),
GT2008 (??ng/kg), KCTN2008 (gam/con), SLTH08 kg/ha
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 1.266E12 5 2.533E11 28.072 .000a
Residual 3.879E11 43 9.022E9
1
Total 1.654E12 48
a. Predictors: (Constant), M?TN2008 (CON/ HA), DT2008 (Ha), GT2008 (??ng/kg), KCTN2008
(gam/con), SLTH08 kg/ha
b. Dependent Variable: NS2008 (kg/ha)
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 64 SVTH: Lý Đức Minh
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig.
(Constant) 941595.862 327026.656 2.879 .006
DT2008 (Ha) -420159.519 60299.739 -.881 -6.968 .000
SLTH08 kg/ha .996 .125 1.155 7.954 .000
KCTN2008 (gam/con) 994.550 832.598 .090 1.195 .239
GT2008 (??ng/kg) -36.795 19.852 -.143 -1.853 .071
1
M?TN2008 (CON/ HA) 526.044 1355.321 .038 .388 .700
a. Dependent Variable: NS2008 (kg/ha)
Loi nhuan 08
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate
1
.763a .582 .544
4.77877303858E
8
a. Predictors: (Constant), SLTH2008, GT2008 (??ng/kg), M?TN2008
(CON/ HA), NS2008 (kg/ha)
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 1.400E19 4 3.501E18 15.331 .000a
Residual 1.005E19 44 2.284E17
1
Total 2.405E19 48
a. Predictors: (Constant), SLTH2008, GT2008 (??ng/kg), M?TN2008 (CON/ HA), NS2008
(kg/ha)
b. Dependent Variable: LOI NHUAN/HA
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ
GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 65 SVTH: Lý Đức Minh
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig.
(Constant) 1.168E10 1.713E9 6.822 .000
GT2008 (??ng/kg) -733815.692 103200.853 -.749 -7.111 .000
NS2008 (kg/ha) -1243.435 525.537 -.326 -2.366 .022
M?TN2008 (CON/ HA) 1.329E6 6.425E6 .025 .207 .837
1
SLTH2008 937011.317 399744.090 .285 2.344 .024
a. Dependent Variable: LOI NHUAN/HA
Paired Samples Statistics
Mean N Std. Deviation Std. Error Mean
GT2007 1.241E4 49 656.1392 93.7342 Pair 1
GT2008 1.609E4 49 722.0942 103.1563
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA TẠI QUẬN THỐT NỐT – CẦN THƠ.pdf