Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Bia Huế

Qua phân tích BCTC của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2011-2013, ta thấy được quy mô của DN không ngừng được mở rộng. Hiện tại trong năm 2013-2014 DN đang tiến hành mở rộng nhà máy sản xuất bia Phú Bài giai đoạn 3, dự tính đưa vào hoạt động vào tháng 4/2014. Quy mô của DN được mở rộng là do sản lượng của DN có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Sản lượng tăng cùng với sự gia tăng của giá bán (kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi) đã kéo theo sự tăng trưởng của doanh thu. Tình hình hoạt động kinh doanh của DN nhìn chung tương đối tốt và tạo ra được dòng tiền dồi dào, nhờ đó mà DN có thể dùng tiền tạo ra từ HĐKD để đầu tư tài sản, trả nợ gốc vay và chi trả cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt được, DN vẫn còn tồn tại một số hạn chế, điển hình là cơ cấu tài sản - nguồn vốn mất cân đối

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Bia Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,20 -72.235 25,99 LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG NĂM 106.610 108.903 -152.501 2.293 2,15 -261.404 -240,03 (Nguồn: BCTC Công ty Bia Huế) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 45 Nhìn chung lưu chuyển tiền (LCT) thuần từ năm 2011-2013 có sự biến động không đều, ngược chiều nhau. Năm 2011 đạt 106.610 triệu, năm 2012 LCT thuần tăng 2.293 triệu (tăng 2.15%) so với 2011 và đạt 108.903 triệu đồng. Năm 2013, LCT giảm mạnh, giảm 261.404 triệu so với 2012 tương ứng giảm 204.03%, đạt âm 152.501 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm bất thường này là do sự biến động của lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (LCT từ HĐKD), lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư (LCT từ HĐĐT), và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (LCT từ HĐTC). 2.2.4.1. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh LCT từ HĐKD của Công ty Bia Huế luôn dương, đạt giá trị lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 đạt trên 408 tỷ đồng, năm 2012 tăng 11.110 triệu tương ứng tăng 2,72% so với năm 2011, đạt trên 419 tỷ. Đến năm 2013, LCT thuần từ HĐKD tăng mạnh, cụ thể tăng 241.434 triệu tức tăng 57,60% so với năm 2012, đạt trên 660 tỷ. Trong phân tích LCT thuần từ HĐKD chúng ta cần đặc biệt chú ý năm 2013. LCT năm 2013 biến động chủ yếu là do lợi nhuận trước thuế tăng 35.879 triệu đồng, tăng 9,26% so với 2012. Đây là kết quả tốt, xuất phát từ việc mở rộng thêm những thị trường mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh chuyển dịch sản phẩm bia chai sang bia lon có giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, việc quản lí vốn lưu động tốt đã giúp DN giảm được 29.008 triệu khoản phải thu (giảm 204,54% so với 2012), giảm 58.546 triệu giá trị HTK (giảm 215,13%) và giúp DN chiếm dụng vốn thêm một khoản 129.414 triệu từ các khoản phải trả và nợ phải trả khác (tức tăng 192,34%). Chính những yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu làm dòng tiền tăng mạnh. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến một khoản mục khác đó là chi phí lãi vay, khoản mục này đặc biệt giảm mạnh năm 2013, từ 12.116 triệu năm 2011, và 9.414 triệu năm 2012 xuống còn 450 triệu năm 2013. Đây là hệ quả của việc DN giảm các khoản vay ngắn và dài hạn xuống mức bằng 0, mà nguyên nhân sâu xa đó là do DN tạo ra dòng tiền lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nên rất dư thừa tiền mặt. Mặc dù tác động của khoản mục chi phí lãi vay lên dòng tiền từ HĐKD tương đối ít, tuy nhiên biến động này đã thể hiện rõ được tình hình tạo ra dòng tiền tốt, giúp tăng khả năng thanh toán, giảm rủi ro thanh khoản của DN. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 46 2.2.4.2. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư LCT từ HDĐT luôn đạt giá trị âm và biến động ngược chiều qua các năm từ 2011-2013. Năm 2011 LCT từ HDĐT đạt âm 120.003 triệu đồng, đến năm 2012 đạt giá trị âm 32.229 triệu đồng, năm 2013 LCT thuần giảm mạnh và đạt giá trị âm 462.903 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do việc chi mua các TSCĐ và các tài sản dài hạn khác bao gồm nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, vỏ chai thùng két bia nhằm thay thế các tài sản cũ và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, đầu tư mua sắm TSCĐ tăng đột biến với mức tổng đầu tư năm 2013 là 300.688 triệu (gồm những khoản mục đã nêu ở trên và 189.584 triệu đầu tư xây dựng cơ bản dở dang), do DN đang tiến hành dự án mở rộng công suất nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 3, nâng tổng công suất của Bia Huế lên 360 triệu lít/năm. Ngoài ra, trong LCT từ HĐĐT, có một khoản mục chúng ta cần chú ý đó là tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 0 lên đến 190.000 triệu đồng vào năm 2013. Điều này càng khẳng định rõ hơn về việc dư thừa tiền mặt của DN. Một lý do khác khiến DN gửi ngắn hạn là do trong năm tới (năm 2014) DN sẽ cần nhiều tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn và đầu tư mở rộng nhà máy. Việc đầu tư tăng có thể xem là một tín hiệu rất tốt cho DN, chứng tỏ DN đang kinh doanh tốt, sản phẩm của DN ngày càng có vị trí trên thị trường không những ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn ở các tỉnh khác như Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình cho thấy DN cũng rất chú trọng cho việc đầu tư tăng trưởng dài hạn. 2.2.4.3. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Dòng tiền từ hoạt động tài chính đều âm qua các năm 2011-2013 và có xu hướng ngày càng tăng (xét về độ lớn). Nguyên nhân chủ yếu là do DN ngày càng vay ít hơn, trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức ngày càng nhiều. Đặc biệt, năm 2013 chi trả nợ gốc 50.174 triệu, trả cổ tức đến 300.000 triệu (tăng hơn 98.680 triệu tức tăng 49,02% so với năm 2013) nhưng lại không vay thêm một đồng nào. Đây có thể xem là một tín hiệu tốt khi DN hoàn toàn không bị phụ thuộc vào các khoản nợ vay, mà thậm chí còn dư tiền để chia cho các chủ sở hữu và đầu tư phát triển. Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì việc không sử dụng nợ vay sẽ hạn chế hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 47 Tóm lại, nhìn chung, dòng tiền tạo ra từ HĐKD của DN qua các năm là rất tốt, từ đó DN sử dụng tiền cho mục đích đầu tư và hoạt động tài chính. Sức mạnh nội tại của DN không ngừng được cải thiện và DN hoàn toàn có thể tài trợ cho sự tăng trưởng ở mức lớn mà không tạo ra khoảng cách biệt về tài chính. 2.2.5. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các nhóm tỉ số 2.2.5.1. Tỉ số thanh khoản Bảng 2.9: Tỉ số khả năng thanh khoản của Công ty Bia Huế giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Lần Năm 2011 2012 2013 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = TSNH/Nợ ngắn hạn 0,91 1,32 0,96 Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn 0,68 0,99 0,77 Khả năng thanh toán từ ngân lưu Tỷ lệ ngân lưu ròng HĐKD so với nợ ngắn hạn = Ngân lưu ròng tư HĐKD/ Nợ vay ngắn hạn đầu kì 8,29 4,65 16,39 (Nguồn: BCTC Công ty Bia Huế)  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của DN năm 2011 đạt giá trị 0,91; năm 2012 tăng lên thành 1,32 tuy nhiên đến năm 2013 thì tỉ số thanh toán hiện hành giảm xuống còn 0,96. Tỉ số thanh toán hiện hành của DN năm 2011 và năm 2013 bé hơn 1 cho thấy các tài sản ngắn hạn không thể đảm bảo thanh toán hoàn toàn các khoản nợ ngắn hạn, chứng tỏ DN đã sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn. Đây là việc làm khiến DN mất cân đối trong kết cấu tài chính, có thể gặp rủi ro thanh toán. Tuy nhiên, đối với Công ty Bia Huế thì vấn đề không trầm trọng do tỉ số thanh toán hiện hành năm 2013 không bằng 1 nhưng cũng xấp xỉ bằng 1. Ngoài ra, với tình hình kinh doanh rất tốt cộng với việc DN hiện đang không hề sử dụng một đồng nợ vay nào nên trong năm 2014 DN có thể dễ dàng huy động thêm các khoản vốn dài hạn để tăng tiền, từ đó tài trợ cho TSNH. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 48 Ở một khía cạnh khác, các thành phần trong TSNH của DN đều có khả năng chuyển hóa thành tiền tốt, HTK không bị ứ đọng, khoản phải thu được thu hồi tốt nên không khiến cho tình hình thanh toán hiện hành xấu đi. Tóm lại, dù cuối năm 2013, tỉ số thanh toán hiện hành bé hơn 1, nhưng đây chỉ là vấn đề mang tính chất thời điểm, không hề nghiêm trọng. Trong năm 2014 DN hoàn toàn có thể tái cơ cấu lại tài sản, đặc biệt là nguồn vốn để thanh toán tốt hơn như đã từng làm vào năm 2012.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh của DN năm 2011 là 0,68, năm 2012 là 0,99, năm 2013 là 0,77. Tỉ số khả năng thanh toán nhanh của DN đều bé hơn 1, tuy nhiên không có cơ sở nào để yêu cầu khả năng thanh toán nhanh phải lớn hơn 1 vì chỉ tiêu này chỉ phản ánh khả năng Công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn ở mức độ nào căn cứ vào những TSNH có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Nhìn chung, các tỉ số này ở mức như vậy là khá cao. DN có thể thanh toán nhanh các khoản nợ ở mức cao do trong cơ cấu TSNH của DN thì các khoản tiền, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là tiền và những khoản tương ứng tiền.  Thanh toán từ ngân lưu Nhìn vào bảng phân tích các tỉ số khả năng thanh khoản, ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn đầu kì của DN luôn lớn hơn nhiều so với 1; cụ thể năm 2011 là 8,29, năm 2012 là 4,64 và năm 2013 là 16,39. Điều này có được là do khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của DN là rất tốt, cùng với nợ vay luôn ở mức thấp nên Công ty có thể thanh toán các khoản nợ vay này một cách dễ dàng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 49 2.2.5.2. Tỉ số quản lý tài sản Bảng 2.10: Tỉ số quản lý tài sản Công ty Bia Huế giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Kì thu tiền bình quân (tính cho toàn bộ doanh thu)=Bình quân các khoản phải thu khách hàng/Doanh thu bình quân 1 ngày Ngày 3,57 3,73 2,29 Thời gian luân chuyển hàng tồn kho = Tồn kho bình quân/GVHB bình quân 1 ngày Ngày 57,63 48,42 42,42 Vòng quay TSCĐ=Doanh thu/TSCĐ bình quân Vòng 2,36 2,77 2,86 Vòng quay tổng tài sản = doanh thu thuần/ tổng tài sản bình quân Vòng 1,3 1,46 1,52 (Nguồn BCTC Công ty Bia Huế)  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân (tính cho toàn bộ doanh thu) năm 2011 là 3,57 ngày, năm 2012 là 3,73 ngày và năm 2013 là 2,29 ngày. Kỳ thu tiền bình quân thấp như vậy chứng tỏ khả năng thu tiền của DN rất tốt, DN đang thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt (ít bán hàng trả chậm). Điều này khiến DN ít bị chiếm dụng vốn và phần nào thể hiện được vị thế vững mạnh của những sản phẩm DN hiện có trên thị trường (do việc tiêu thụ các sản phẩm bia tốt nên các đại lý, cửa hàng, nhà hàng đều trả tiền ngay để có được sản phẩm). Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, giai đoạn cụ thể, DN nên nới lỏng chính sách tín dụng, điều khoản bán của mình để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu và nhất là tạo rào cản gia nhập thị trường đối với những đối thủ có ý định gia nhập vào thị trường trọng điểm của Công ty Bia Huế.  Thời gian luân chuyển hàng tồn kho Thời gian luân chuyển HTK của DN có xu hướng giảm dần; năm 2011 đạt 58,43 ngày, năm 2012 giảm xuống còn 49,10 ngày, đến năm 2013 đạt giá trị thấp nhất trong ba năm là 43,01 ngày. Tốc độ luân chuyển HTK tăng do Công ty quản lý HTK Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 50 tốt khiến mức tồn kho bình quân giảm và khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng làm cho GVHB bán tăng. Điều này thể hiện hàng hóa của DN không bị ứ đọng mà được tiêu thụ tốt (bằng chứng là kết quả sản xuất và kinh doanh của DN rất tốt, DN phải đầu tư mở rộng thêm công suất nhà máy).  Vòng quay tài sản cố định Vòng quay TSCĐ có xu hướng tăng dần. Năm 2011 có giá trị là 2,36 vòng, năm 2012 là 2,77 vòng và năm 2013 tiếp tục tăng lên thành 2,86 vòng. Điều này chứng tỏ hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng nhà máy và trang thiết bị ngày càng tốt. Mặc dù TSCĐ của DN luôn tăng qua các năm tuy nhiên giai đoạn này (2011-2013) doanh thu của DN tăng mạnh nên vòng quay tổng tài sản vẫn tăng, 1 đồng đầu tư cho TSCĐ có khả năng tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn. Dự kiến khi việc mở rộng nhà máy sản xuất bia Phú Bài giai đoạn 3 hoàn tất và đưa vào sử dụng vào tháng 4/2014 thì vòng quay TSCĐ sẽ còn gia tăng mạnh trong những năm tiếp theo.  Vòng Quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản của DN luôn có xu hướng tăng dần từ năm 2011-2013. Năm 2011 đạt 1,3 vòng, năm 2012 đạt 1,46 vòng, năm 2013 tiếp tục tăng lên và đạt 1,52 vòng. Việc DN chủ động tăng quy mô mở rộng sản xuất đã khiến tổng tài sản tăng, tuy nhiên doanh thu trong khoảng thời gian này tăng rất tốt nên vòng quay tổng tài sản vẫn tăng. Điều này cho thấy việc mở rộng quy mô DN là hoàn toàn đúng đắn. Năm 2013, dù DN đã tiến hành đầu tư TSCĐ rất nhiều (nguyên nhân chính khiến tổng tài sản tăng) để mở rộng nhà máy bia Phú Bài nhưng chưa đưa vào sản xuất mà vòng quay tổng tài sản vẫn tăng chứng tỏ trong tương lai sau khi đưa vào hoạt động thì những năm tới vòng quay tổng tài sản sẽ tiếp tục tăng thêm. Tuy nhiên, không nên vì thấy vòng quay tổng tài sản tăng mà DN bỏ quên việc thanh lý hay sắp xếp lại những tài sản không cần thiết để có thể giúp cho vòng quay tổng tài sản càng tăng mạnh hơn.Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 51 2.2.5.3. Tỉ số đòn bẩy tài chính Bảng 2.11: Tỉ số đòn bẩy tài chính Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Lần Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỉ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản 0,52 0,39 0,46 Tỉ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay 34,55 42,15 941,62 (Nguồn: BCTC Công ty Bia Huế)  Tỉ số nợ Dựa vào bảng số liệu ở trên, ta thấy rằng tỉ số nợ của DN luôn ở mức khá cao, từ 40 đến 50%. Cụ thể năm 2011, tỉ số nợ là 0,52, đến năm 2012 tỉ số nợ giảm xuống còn 0,39; năm 2013 tỉ số nợ tăng lên thành 0,46. Trong tổng nợ thì chủ yếu là khoản phải trả (nguồn vốn DN đi chiếm dụng và ít sử dụng nợ vay) bởi các khoản chiếm dụng vốn này thường không phải trả lãi, hoặc chi phí lãi thấp hơn so với nợ vay. Việc DN sử dụng các khoản nợ “không chịu lãi” này để tài trợ cho tài sản nhưng không gây ra ảnh hưởng quá tiêu cực đến khả năng tài chính của DN là một việc làm tốt. Chúng ta sẽ thấy tác dụng của việc sử dụng nợ khi phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE ở phần sau.  Tỉ lệ đảm bảo lãi vay Tỉ lệ đảm bảo lãi vay năm 2011 đạt 34,55 lần, năm 2012 đạt 42,15 lần, năm 2013 tăng mạnh lên thành 941,62 lần. Ta thấy rằng tỉ lệ đảm bảo lãi vay của DN luôn ở mức rất cao và có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của DN luôn tạo ra lợi nhuận lớn và nợ vay của DN có xu hướng ngày càng giảm dần, đặc biệt năm 2013 nợ vay giảm xuống bằng 0 (kể cả nợ vay ngắn hạn và dài hạn). Điều này phần nào chứng tỏ tình hình tài chính tốt của DN.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 52 2.2.5.4. Tỉ số khả năng sinh lợi  Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ĐVT: Lần Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,2105 0,1648 0,1493 (Nguồn BCTC Công ty Bia Huế) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, đạt giá trị 21,05%, năm 2012 giảm xuống còn 16,48% đến năm 2013 tỉ suất này tiếp tục giảm xuống còn 14,93%. Nguyên nhân là sự gia tăng quá mức của những khoản mục chi phí trong hoạt động kinh doanh chính, tốc độ gia tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, cụ thể là sự gia tăng của các khoản mục GVHB (mà chủ yếu là sự gia tăng của NVL trực tiếp), CPBH, và CPQLDN. Đây là một tín hiệu đáng báo động và DN cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp để khắc phục tình trạng này.  Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Để đi sâu phân tích các thành phần ảnh hưởng tới chỉ tiêu ROA, ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont. ROA = TDT x TTS Trong đó: + TDT là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu + TTS là vòng quay tổng tài sản Trư ờng Đạ i họ c K inh t H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 53 Bảng 2.13: Phân tích Dupont chỉ tiêu ROA của Công ty Bia Huế giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 1. Lợi nhuận ròng sau thuế Trđ 299.855 293.147 303.361 -6.708 10.214 2. Doanh thu thuần Trđ 1.424.807 1.779.150 2.031.826 354.343 252.676 3. Tổng tài sản bình quân Trđ 1.092.459.5 0 1.217.127.50 1.338.797.50 124.668 121.670 4. TDT (tỉ suất sinh lợi trên DT thuần) Lần 0,2105 0,1648 0,1493 -0,0457 -0,0155 5. TTS (vòng quay tổng tài sản) Vòng 1,3042 1,4618 1,5176 0,1576 0,0558 6. ROA Lần 0,2745 0,2409 0,2266 -0,0336 -0,0143 (Nguồn BCTC Công ty Bia Huế) Bảng 2.14: Phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROA của Công ty Bia Huế giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Lần Năm (so sánh) Biến độngROA Ảnh hưởng của các nhân tố TDT TTS 2012/2011 -0,0336 -0,0596 0,0260 2013/2012 -0,0143 -0,0226 0,0083 (Nguồn BCTC Công ty Bia Huế) Suất sinh lợi trên tổng tài sản của DN có xu hướng giảm dần, năm 2011 đạt 0,2745 lần (tức 27,45%), năm 2012 đạt 0,2409 lần (24,09%), năm 2013 đạt 0,2266 lần (22,66%). ROA qua các năm giảm là do biến động của tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần và vòng quay tổng tài sản. ROA năm 2012 giảm 0,0336 lần (3,36%). Trong đó, tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần giảm 0,0457 lần khiến ROA giảm 0,0596 lần (5,96%) (nguyên nhân sâu xa là do tốc độ tăng GVHB, CPBH tăng mạnh hơn doanh thu thuần) và vòng quay tổng tài sản tăng 0,1576 vòng khiến ROA tăng 0,0260 lần (2,6%) (nguyên nhân là do doanh thu trong năm này tăng mạnh). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 54 ROA năm 2013 giảm 0,0143 lần. Trong đó, tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần giảm 0,0155 lần khiến ROA giảm 0,0226 lần (2,26%) (nguyên nhân sâu xa là do tốc độ tăng GVHB, CPBH, CPQLDN cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần) và vòng quay tổng tài sản tăng 0,0558 vòng khiến ROA tăng 0,0083 lần (0,83%) (nguyên nhân là do doanh thu trong năm này tăng mạnh). Nói tóm lại, suất sinh lợi trên tổng tài sản của DN có xu hướng giảm dần, đây là một tín hiệu không tốt. Nguyên nhân làm ROA giảm là do chi phí hoạt động kinh doanh chính tăng. Trong thời gian tới, DN cần khắc phục tình trạng này đồng thời phát huy hơn nữa hiệu quả trong sử dụng tài sản.  Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Để biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới chỉ tiêu ROE, ta tiến hành phân tích Dupont: ROE = TDT x TTS x TVCSH Trong đó: + TDT là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu + TTS là vòng quay tổng tài sản + TVCSH là tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân (đòn bẩy tài chính) Bảng 2.15: Phân tích Dupont chỉ tiêu ROE Công ty Bia Huế giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 1. Tổng tài sản bình quân Trđ 1.092.459,50 1.217.127,50 1.338.797,50 124.668,00 121.670,00 2. VCSH bình quân Trđ 574.596,00 663.660,00 766.171,50 89.064,00 102.511,50 3. TDT Lần 0,2105 0,1648 0,1493 -0,05 -0,02 4. TTS Vòng 1,3042 1,4618 1,5176 0,16 0,06 5. TVCSH (5)=(1)/(2) Lần 1,9013 1,834 1,7474 -0,07 -0,09 6. ROE Lần 0,5219 0,4417 0,3959 -0,08 -0,05 (Nguồn: BCTC Công ty Bia Huế) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 55 Bảng 2.16: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu ROE Công ty Bia Huế giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Lần Năm (so sánh) Biến độngROE Ảnh hưởng của các nhân tố TDT TTS TVCSH 2012/2011 -0,0801 -0,1133 0,0494 -0,0162 2013/2012 -0,0458 -0,0415 0,0153 -0,0196 (Nguồn BCTC Công ty Bia Huế) Dựa vào bảng phân tích Dupont chỉ tiêu ROE ta thấy rằng ROE của DN luôn ở mức rất cao, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần. Năm 2011, ROE đạt 0,5219 lần (52,19%), đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,4417 lần (44,17%), đến năm 2013 ROE tiếp tục giảm xuống còn 0,3959 lần (39,59%). Sự biến động của chỉ tiêu ROE là do sự tác động của 3 nhân tố đó là tỉ suất sinh lợi trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản và tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân. Năm 2012, suất sinh lời trên doanh thu thuần giảm 0,05 lần so với năm 2011 khiến ROE giảm 0,1133 lần (11,33%); vòng quay tổng tài sản tăng 0,16 lần khiến ROE tăng 0,0494 lần (4,94%), tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân giảm 0,07 lần khiến ROE giảm 0,0162 lần (1,62%). Chính những biến động này khiến ROE 2012 giảm 8,01% so với năm 2011 (giảm tuyệt đối). Năm 2013, suất sinh lời trên doanh thu thuần giảm 0,02 lần so với năm 2012 khiến ROE giảm 0,0415 lần (4,15%); vòng quay tổng tài sản tăng 0,06 lần khiến ROE tăng 0,0153 lần (1,53%), tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân giảm 0,09 lần khiến ROE giảm 0,0196 lần (1,96%). Chính những biến động này khiến ROE 2013 giảm 4,58% so với năm 2011 (giảm tuyệt đối). Nói tóm lại, ROE của DN trong 3 năm 2011-2013 luôn đạt giá trị cao từ xấp xỉ 40% đến hơn 52%, điều này chứng tỏ DN đang kinh doanh rất hiệu quả. Tuy nhiên, xét về xu hướng thì ROE lại có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu không tốt. Nguyên nhân khiến cho ROE giảm là do suất sinh lợi trên doanh thu giảm (đây là nguyên nhân chủ yếu) và tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân giảm (đòn bẩy tài chính giảm, DN sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn). Mặc dù vòng quay tổng tài sản hằng năm đều Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 56 rất tốt, điều này khiến ROE tăng, tuy nhiên vì mức độ tăng do ảnh hưởng bởi vòng quay tổng tài sản bé hơn mức độ giảm từ ảnh hưởng bởi hai nhân tố trên nên ROE hằng năm giảm dần. ROE là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình tài chính của DN, vì vậy trong thời gian tới, DN cần nhanh chóng có biện pháp để tăng trở lại chỉ tiêu này. 2.2.6. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu định tính  Tất cả doanh thu của Công ty phụ thuộc vào một khách hàng chính không? Công ty Bia Huế không bán hàng trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng mà thông qua đại lý các cấp, nhà hàng Số lượng các đại lý, nhà hàng phân phối sản phẩm bia của DN là rất lớn, bao phủ rộng nên doanh thu của DN không bị phụ thuộc vào bất kì một đối tượng khách hàng nào. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa DN với các đại lý là rất tốt, chủ yếu là do các sản phẩm bia của DN tiêu thụ tốt trên thị trường. Ngoài ra DN cũng thực hiện một số chính sách hỗ trợ các đại lý như đầu tư biển hiệu, ly, chiết khấu, thuê nhân viên PG tại điểm bán hàng vì vậy các đại lý đều rất muốn phân phối các sản phẩm bia của DN.  Doanh thu của DN có phụ thuộc vào một sản phẩm chủ chốt không? Do đặc điểm riêng của ngành, các Công ty bia đều có số lượng chủng loại sản phẩm rất là hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do các sản phẩm bia có tuổi thọ sản phẩm dài, hầu như không quá khác biệt nhau do việc nghiên cứu và phát triển để sản xuất ra một loại bia có sự khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm cũ là rất khó. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm bia mới là không hề dễ dàng, hầu như khách hàng khi đã quen với một sản phẩm bia nào đó thì rất khó để họ thay đổi thói quen tiêu dùng sản phẩm của mình. Vì vậy, doanh thu của các Công ty sản xuất bia đa số đều tập trung vào một số sản phẩm chủ chốt và Công ty bia Huế cũng không phải là ngoại lệ, doanh thu của DN tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như: huda lon, huda chai, festival. Điều này có thể gây ra rủi ro cho DN khi nhu cầu về sản phẩm thay đổi đột ngột không? Câu trả lời là có, tuy nhiên rất khó để xảy ra điều này. Nguyên nhân do bia là một sản phẩm không có nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng rất khó để thay đổi hành vi của mình trong việc lựa chọn thương hiệu bia, các đối thủ cạnh tranh mới khó xâm nhập vào thị trường trọng điểm của DN. Đặc biệt khi các sản phẩm của Công ty Bia Huế đều có thương hiệu mạnh, khá lâu đời và đặc biệt DN luôn rất chú Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 57 trọng trong việc “làm mới” các sản phẩm chủ chốt của mình như thiết kế mẫu mã sản phẩm đẹp hơn, quảng bá và quảng cáo sản phẩm theo cách thức mới. Trong thời gian vừa qua, DN cũng đã cho ra mắt sản phẩm mới có chất lượng rất tốt (đạt huy chương bạc trong cuộc thi về chất lượng bia trên toàn thế giới) đó là Huda Gold. Trong tương lai, sản phẩm này hứa hẹn sẽ đem lại doanh thu tốt cho DN, giúp DN cạnh tranh trong phân khúc bia giành cho đối tượng có thu nhập cao. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp cho DN tránh được tình trạng lợi nhuận quá phụ thuộc vào một sản phẩm, hạn chế rủi ro xảy ra.  Công ty có bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất hay không? Các nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất bia là lúa mạch, hoa bia (hốp - lông) và nước. Đây đều là những nguyên liệu không phải là quá hạn chế về lượng cung cấp nên rất khó để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Ngoài ra, Công ty Bia Huế là DN sản xuất bia đã hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - tài chính tốt nên sẽ có nhiều nhà cung cấp muốn hợp tác với DN. Bên cạnh đó, Công ty Bia Huế là Công ty trực thuộc của tập đoàn Carlberg Đan Mạch. Đây là một Công ty sản xuất bia có vị thế lớn trên toàn thế giới, nên sau khi sáp nhập, Công ty Bia Huế cũng sẽ có được mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp như của Công ty Carlberg. Do đó, việc DN gặp phải những rủi ro thiếu hụt nguyên liệu là điều khó xảy ra.  Công ty kinh doanh chủ yếu ở nước ngoài? Sản phẩm của Công ty Bia Huế không những có thị trường lớn ở nội địa mà còn xuất khẩu sang những thị trường khác như Mỹ, châu Âu, Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu của Công ty Bia Huế chủ yếu đến từ thị trường Việt Nam, đất nước có tình hình chính trị ổn định, nên DN sẽ không bị rủi ro khi những thị trường quốc tế mất ổn định về chính trị, hoặc những vấn đề tương tự khác.  Sự cạnh tranh Việc cạnh tranh giữa những những Công ty ở thị trường nội địa luôn rất lớn. Ngoài ra, thời gian gần đây còn có sự xuất hiện của một số thương hiệu nước ngoài đến Việt Nam. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu của DN sụt giảm, do DN phải chi nhiều tiền cho hoạt động tiếp thị, cải tiến sản phẩm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 58 Tuy nhiên, vị thế của DN trên những thị trường trọng điểm như Huế và các tỉnh miền trung là tốt nên DN sẽ ít chịu tác hại lớn do cạnh tranh gây ra.  Sản phẩm tương lai Công ty Bia Huế luôn nỗ lực để cải tiến sản phẩm (nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã) nhằm nâng cao hơn nữa vị thế trên thị trường. Thời gian vừa qua DN cho ra mắt sản phẩm bia Huda Gold có chất lượng quốc tế. Đây là dấu hiệu cho thấy DN rất quan tâm đến triển vọng tương lai của mình.  Môi trường pháp lý và quản lý Nhìn chung, môi trường pháp lý và quản lý ở VN không ảnh hưởng nhiều đến tương lai hay rủi ro của DN. Thậm chí, chính quyền còn có những hoạt động hổ trợ cho DN rất nhiều như giảm thuế những năm đầu tiên cho những nhà máy mới đưa vào sử dụng, đặc biệt gần đây là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan chính quyền các cấp mà DN đã dập tắt được những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 59 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BIA HUẾ Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Bia Huế giai đoạn 2011-2013 ta thấy rằng tình hình tài chính của DN nhìn chung là rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, nổi bật nhất là 3 vấn đề sau: Thứ nhất là vốn lưu động ròng âm và tỉ số thanh toán hiện hành bé hơn 1. Thứ hai là tốc độ gia tăng chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính lớn hơn tốc độ gia tăng doanh thu dẫn đến một loạt các hệ quả như làm giảm suất sinh lợi trên doanh thu, giảm ROA, ROE. Vấn đề cuối cùng là làm thế nào để tăng doanh thu của DN, thực ra đây không phải là một hạn chế của DN (do tốc độ gia tăng doanh thu của DN từ trước đến nay rất tốt), tuy nhiên câu hỏi “làm thế nào để tăng doanh thu một cách hiệu quả?” luôn là mối quan tâm lớn nhất của các nhà quản lý, nên trong phần này vẫn sẽ đề ra một số giải pháp để DN có thể tăng được doanh thu của mình. 3.1. Phương án giúp tăng vốn lưu động ròng và khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp Do các nguồn vốn dài hạn của DN không đủ để tài trợ cho các TSDH nên DN phải sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để tài tợ cho các TSNH. Điều này dẫn đến vốn lưu động ròng âm và khả năng thanh toán hiện hành bé hơn 1. Vì vậy DN buộc phải tăng nguồn vốn dài hạn hoặc là phải giảm các TSDH. Việc giảm các TSDH là một cách để tăng vốn lưu động ròng, để giảm các TSDH thì các bộ phận chức năng trong DN cần họp lại để xem xét xem tài sản nào của DN đang hoạt động hiệu quả, tài sản nào không để có thể tiến hành sửa chữa, cải tiến hoặc là thanh lý. Đây cũng là cách để DN nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng tài sản, tăng vòng quay tổng tài sản, từ đó giúp tăng ROA và ROE. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc giảm TSDH để tăng vốn lưu động ròng là không nhiều do hiện nay DN đang mở rộng quy mô để tăng sản lượng. Bên cạnh đó, Công ty Bia Huế đang có hiệu quả sử dụng tài sản rất tốt, vòng quay tổng tài sản ngày càng tăng dần nên khó có thể giảm tài sản hơn được nữa. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 60 Cách thức hiệu quả hơn để tăng VLĐ ròng đó là tăng nguồn vốn dài hạn. Cụ thể với tình hình tài chính hiện tại, thì DN nên tăng vay dài hạn khoảng 25 tỉ đồng, với khoảng vay dài hạn này vốn dài hạn sẽ lớn hơn TSDH khoảng 1,4 tỉ khiến VLĐ ròng dương. Khi đó tài sản ngắn hạn cũng sẽ lớn hơn nợ ngắn hạn, kéo theo tỉ số khả năng thanh toán hiện hành sẽ lớn hơn 1. Cơ sở để thực hiện phương án này là thời điểm hiện tại (31/12/2013) mức dư nợ vay của DN bằng 0, tình hình kinh doanh của DN tốt, tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn lớn hơn 54% nên chắc chắn các ngân hàng sẽ sẵn sàng cho DN vay dài hạn. Tuy nhiên, không nên vay một lúc 25 tỉ mà nên chia ra làm nhiều lần, chỉ vay khi cần tiền để đầu tư tài sản phục vụ mở rộng nhà máy, hoặc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ngoài ra, với tình hình hoạt động kinh doanh tốt, khi DN tăng cường sử dụng nợ vay sẽ giúp tăng đòn bẩy tài chính, từ đó tăng ROE. 3.2. Phương án giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh chính Như đã phân tích ở những phần trước, tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần giảm chủ yếu là do chi phí NVL trực tiếp tăng, CPBH tăng và chi phí quản lý DN tăng nên DN cần đưa ra những phương án để giảm hợp lý những khoản mục chi phí này.  Tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp Ta biết rằng chi phí NVL trên 1 đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào mức tiêu hao NVL để sản xuất một sản phẩm và đơn giá xuất kho vật liệu. Trong mức tiêu hao NVL có thể chia làm hai phần: mức hao phí vật liệu hữu ích (mức hao phí cấu thành nên thực thể sản phẩm) và mức hao hụt vật liệu trong quá trình sản xuất. Nếu DN tiết kiệm chi phí trên cơ sở giảm mức tiêu hao NVL cấu thành nên thực thể sản phẩm thì phải cân nhắc xem việc làm này có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay không. Thông thường DN nên tập trung để giảm mức NVL hao hụt. Để giảm được mức tiêu hao NVL hao hụt, DN nên sử dụng cách thức giảm hao phí nguyên vật liệu đó là chia quy trình sản xuất sản phẩm thành nhiều công đoạn, tính mức hao phí hao hụt trên mỗi công đoạn đó, xem ở khâu nào giá trị hao phí là chủ yếu, để tập trung đưa ra giải pháp khắc phục. Việc chia quy trình ra làm nhiều công đoạn và tính giá trị hao hụt trên mỗi công đoạn giúp DN không bỏ sót bất kì sự hao hụt nào và biết ở công đoạn nào nên tập trung để cắt giảm mức hao phí không đáng có này. Bên cạnh đó, DN cần xem xét lại Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 61 đơn giá sản phẩm (bao gồm giá mua và chi phí thu mua vận chuyển bốc dở, kiểm nghiệm vật tư), kiểm tra lại giá mua vật liệu bình quân của DN trong kỳ có phù hợp với giá nguyên vật liệu bình quân trên thị trường không. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa để dự đoán mức giá vật liệu trong tương lai, từ đó có biện pháp dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý. Đối với các chi phí thu mua, vận chuyển, bốc dở Công ty cần tính toán để tiết kiệm chi phí. Mặc dù mức tiết kiệm trên mỗi yếu tố là không nhiều, tuy nhiên nếu biết “chắt chiu” từng khoản mục thì mức giảm sẽ rất đáng kể. Để làm được điều này, DN cần tạo ý thức “phải tiết kiệm” trong toàn thể cán bộ nhân viên.  Giảm chi phí bán hàng: Việc cắt giảm CPBH là rất khó khăn, làm thế nào để tiết kiệm chi phí tiếp thị nhưng đồng thời không làm sụt giảm doanh thu quá lớn luôn là một câu hỏi khó cho các nhà quản lý. Vì vậy, giảm CPBH ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả mức giảm tuyệt đối chi phí hoặc nâng cao hiệu quả bán hàng để đem lại nhiều doanh thu hơn.  Chính sách khuyến mãi Mặc dù sản phẩm của DN phải thông qua các đại lý để sản phẩm đến được tay khách hàng nhưng không vì thế mà DN phải áp dụng chính sách khuyến mãi thường xuyên, đặc biệt là tại những thị trường mà sản phẩm của DN đã tạo được vị thế vững mạnh như Huế hoặc các tỉnh miền trung khác. Lý do là việc DN khuyến mãi với các đại lý không làm cho nhu cầu tiêu thụ bia nhiều hơn mà chỉ tăng doanh thu do các đại lý lấy hàng nhiều hơn trong thời gian này để hưởng khuyến mãi, và khi DN không còn khuyến mãi thì doanh thu sẽ giảm về thấp hơn mức trung bình, do các đại lý vẫn còn dư hàng. Bên cạnh đó, việc không khuyến mãi thường xuyên tại các thị trường trọng điểm cũng xuất phát từ nguyên nhân do vị thế của DN lớn, người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm như một thói quen, nên buộc cái đại lý phải nhập hàng nếu không muốn bị thiệt hại. Chính sách khuyến mãi thường xuyên chỉ nên áp dụng cho những thị trường mà DN mới thâm nhập, chưa có vị thế vững mạnh hoặc đối với những sản phẩm mới như Huda Gold. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 62  Chính sách quảng cáo, quảng bá, tiếp thị tại điểm bán Để nâng cao hiệu quả tiếp thị hoặc giảm chi phí tiếp thị hợp lý thì điều đầu tiên cần phải làm đó là DN phải xây dựng được hệ thống đo lường hiệu quả tiếp thị. Mặc dù việc làm này là rất khó khăn bởi không phải hoạt động tiếp thị nào cũng có thể đo lường được, tuy nhiên nếu như không có hệ thống đo lường thì DN sẽ lãng phí rất nhiều tiền và làm giảm “tính trách nhiệm” của những nhà làm tiếp thị (dẫn đến giảm hiệu quả tiếp thị). Đối với những thị trường mà DN đã có mặt lâu năm, chiếm một vị trí vững vàng thì hoạt động quảng cáo sẽ không còn hiệu quả, bởi ý tưởng quảng cáo đã cạn kiệt và người dân đã quá quen thuộc với những ý tưởng quảng cáo này, khi đó PR sẽ là một lựa chọn hiệu quả hơn. Trái lại, đối với những thị trường mà DN mới thâm nhập, hoặc khi DN tung ra một sản phẩm mới thì quảng cáo, đặc biệt là tiếp thị tại điểm bán (như đầu tư biển hiệu cho quán, thuê nhân viên PG, khuyến mãi trực tiếp cho người tiêu dùng) nên được sử dụng nhiều hơn. Do những biện pháp tiếp thị này sẽ có hiệu quả hơn trong việc lôi kéo trực tiếp khách hàng dùng thử sản phẩm.  Định hướng chiến lược định vị để nâng cao hiệu quả trong hoạt động tiếp thị Có thể nói trong tiếp thị thì điều quan trọng nhất đó là chiến lược định vị (theo hai nhà tiếp thị Jack Trout và Al Rise - những người đặt nền móng cho khái niệm này thì định vị là xác định “lợi ích khác biệt độc đáo” của mình trong tâm trí người tiêu dùng), bởi nếu không có chiến lược định vị hoặc chiến lược bị thay đổi liên tục thì những hoạt động tiếp thị khác (sản phẩm, giá, địa điểm, xúc tiến) sẽ mất định hướng, từ đó giảm hiệu quả tiếp thị. Chiến lược định vị này sẽ thể hiện qua câu slogan. [5] Nếu xem định vị là nêu rõ sự khác biệt lớn để khách hàng chọn sản phẩm của chúng ta chứ không phải của đối thủ cạnh tranh, và câu slogan là câu thể hiện chiến lược định vị đó thì có thể thấy rằng Công ty bia Huế đã phần nào không làm tốt nhiệm vụ này. Slogan của bia Huda (một trong những sản phẩm mạnh nhất của DN) qua các thời kì đó là “đậm đà hương vị Cố Đô; thêm men thêm cảm hứng; mạnh mẽ đầy cuốn hút”, những câu solan này đều không thể nêu lên sự khác biệt rõ ràng giữa sản phẩm của DN với sản phẩm khác, hoặc sự khác biệt đó chưa đủ lớn và còn khá chung chung. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 63 Câu “đậm đà hương vị cố đô” khẳng định rõ đây là sản phẩm của cố đô Huế, khác biệt với những sản phẩm bia khác, tuy nhiên đây không phải là lí do có tính thuyết phục cao để những khách hàng những tỉnh thành khác lựa chọn sản phẩm. Nó chỉ hiệu quả đối với những người dân ở thành phố Huế khi nêu lên được bản sắc nơi đây. Có thể nói rằng, sản phẩm của Công ty Bia Huế có một vị thế rất vững chắc trên thị trường Huế và các tỉnh miền trung, tuy nhiên không vì thế mà khẳng định Công ty đã đạt hiệu quả cao trong chiến lược tiếp thị (cụ thể là định vị). Bởi vì sự thành công của một thương hiệu là tổng hợp của rất nhiều yếu tố và định vị chỉ là một phần trong kế hoạch tiếp thị. Tuy nhiên, nếu không có một chiến lược định vị tốt thì hiệu quả trong tiếp thị sẽ giảm đáng kể; đặc biệt là việc thâm nhập vào các thị trường mới sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều so với ở Huế và các tỉnh miền trung, nơi mà sản phẩm của DN có lợi thế xuất hiện rất sớm trên thị trường. Tùy theo đặc tính những sản phẩm bia của DN, DN có thể xây dựng lại chiến lược định vị tốt hơn cho mình hoặc tham khảo một số “lợi ích khác biệt độc đáo” như: loại bia không gây nhức đầu (xuất phát từ nguyên nhân đó là nhiều khách hàng có biểu hiện nhức đầu khi uống bia), “hương vị tuyệt hảo không no hơi” (học tập theo ý tưởng định vị rất thành công trong quá khứ của Công ty bia Miller Mỹ).  Giảm chi phí tiếp thị nhờ ứng dụng tiếp thị trực tuyến Dù Công ty Bia Huế là một Công ty lớn, tuy nhiên DN hoàn toàn có thể cắt giảm được rất nhiều chi phí và gia tăng hiệu tiếp thị bằng cách ứng dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến đơn giản, miễn phí như: khảo sát thị trường (sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến Google drive, Survey Monkey), tiếp thị thông qua các trang mạng xã hội như facebook, google plus, blog, youtube; marketing lan truyền Những công cụ này đặc biệt hiệu quả trong việc giúp DN thâm nhập vào các thị trường mới, giúp DN giao tiếp tốt hơn với khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ (không như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp ngày nay mang tính chất tương tác hai chiều, DN có thể tận dụng rất nhiều nhờ những phản hồi tích cực hoặc thậm chí tiêu cực). Tuy nhiên, Công ty không nên chi nhiều tiền cho các hoạt động như SEO, SEM bởi lý do là rất ít người đi tìm kiếm thông tin về bia trước khi uống. T ư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 64  Giải pháp tiết kiệm chi phí quản lý DN Chi phí quản lý DN nhìn chung luôn được quản lý tốt và chỉ tăng mạnh duy nhất vào năm 2013 do DN chi trả nhiều cho các Công ty tư vấn. Các nhà quản lý của DN nên đánh giá lại hiệu quả trong việc thuê các Công ty tư vấn, nếu hiệu quả không tốt thì DN nên xem xét để cắt giảm bớt khoản này. 3.3. Giải pháp giúp tăng doanh thu Để tăng trưởng DN cần phải gia tăng sức cầu của thị trường đối với sản phẩm của DN. Với tình hình của DN hiện tại, để gia tăng nhu cầu thì DN có thể thực hiện những biện pháp sau đây:  Thâm nhập và bán các sản phẩm hiện có ở khu vực địa lý khác Khi thâm nhập vào các thị trường mới, DN cần nghiên cứu kĩ thị trường, và sẵn sàng bỏ qua những thị trường mà các Công ty bia lớn khác đã xây dựng được vị trí quá vững chắc. DN nên chọn những thị trường ít cạnh tranh hơn, mặc dù đó có thể là một thị trường nhỏ hơn. Như đã nói ở phần hiệu quả, khi DN muốn tấn công một thị trường mới, dù ít hay nhiều DN cũng sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ đã có mặt ở đó. Nếu DN không đưa ra một lý do đủ sức thuyết phục - “một lợi thế khác biệt độc đáo” để khách hàng chuyển đổi sang tiêu dùng sản phẩm của DN (thậm chí là nhớ đến sản phẩm của DN và dùng thử) thì lúc đó việc thâm nhập thị trường sẽ rất khó khăn. Chắc chắn DN sẽ phải tốn nhiều nguồn lực hơn để chiếm được thị phần. Nói tóm lại, để thâm nhập vào một thị trường mới, Công ty cần phải nghiên cứu thị trường một cách kĩ lưỡng, hiểu rõ những điểm mạnh và hạn chế của đối thủ, để từ đó khuếch trương điểm khác biệt độc đáo trong sản phẩm của mình.  Cải tiến các sản phẩm hiện có để bán nhiều hơn cho các khách hàng hiện có lẫn khách hàng mới Đối với sản phẩm bia được sản xuất theo dây chuyền công nghệ thì việc đổi mới thực thể sản phẩm là một việc làm khó mà cũng không đem lại hiệu quả lớn, thậm chí việc thay đổi mẫu mã chai (như bia chai Huda, bia chai Festival) cũng gây tốn kém lớn. Trong trường hợp này, DN có thể lựa chọn giải pháp đơn giản hơn đó là thay đổi nhãn mác, thiết kế lại nhãn mác các loại bia Huda chai và Festival để tăng tính thẩm Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 65 mỹ và tạo cảm giác đổi mới về chất lượng, sang trọng hơn cho người tiêu dùng. Đây là một việc làm không tốn kém nhiều chi phí nhưng lại đem đến hiệu quả lớn, một ví dụ điển hình đó là khi DN thiết kế lại nhãn mác bia Huda lon, doanh số của sản phẩm này tăng dần và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng doanh thu của DN.  Thiết kế những sản phẩm mới để phục vụ thêm cách khách hàng hiện có, khu vực địa lý mới, phân khúc khách hàng mới Thực tế trong năm vừa qua (2013), DN đã cho ra mắt sản phẩm Huda Gold có chất lượng rất cao và đã giành huy chương bạc trong cuộc thi vô địch bia thế giới. Đây là một dấu hiệu tích cực, thể hiện rõ tham vọng đánh chiếm vào phân khúc bia hạng sang giành cho đối tượng có thu nhập cao hơn, nhằm cạnh tranh với các loại bia như Tiger, Heineken Câu khẩu hiệu bia Huda Gold là “ tinh hoa hội tụ” là một câu định vị tốt vì thể hiện được sự khác biệt, nét đặc trưng của sản phẩm. Trong thời gian tới, DN nên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tiếp thị xoay quanh thông điệp này, tăng cường nhận biết của người tiêu dùng về giải thưởng đạt được nhằm cũng cố nhận thức của người tiêu dùng về câu slogan “tinh hoa hội tụ”, để đa số người tiêu dùng khi nhìn thấy câu “tinh hoa hội tụ” đều hiểu được ý nghĩa của nó. Nói tóm lại, để DN hoạt động tốt thì cần phải khắc phục những hạn chế về mặt tài chính song để phát triển vượt bậc thì chắc chắn cần phải có những chiến lược táo bạo hơn. Mặc dù những chiến lược đó có thể mang lại những rủi ro về tài chính (DN có thể hạn chế mức rủi ro bằng cách nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng hơn, thử nghiệm chiến lược tại một thị trường mới) nhưng “phần thưởng” cho việc dám nghĩ dám làm luôn lớn hơn rất nhiều so với những mất mát mà DN có thể mất đi. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 66 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua phân tích BCTC của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2011-2013, ta thấy được quy mô của DN không ngừng được mở rộng. Hiện tại trong năm 2013-2014 DN đang tiến hành mở rộng nhà máy sản xuất bia Phú Bài giai đoạn 3, dự tính đưa vào hoạt động vào tháng 4/2014. Quy mô của DN được mở rộng là do sản lượng của DN có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Sản lượng tăng cùng với sự gia tăng của giá bán (kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi) đã kéo theo sự tăng trưởng của doanh thu. Tình hình hoạt động kinh doanh của DN nhìn chung tương đối tốt và tạo ra được dòng tiền dồi dào, nhờ đó mà DN có thể dùng tiền tạo ra từ HĐKD để đầu tư tài sản, trả nợ gốc vay và chi trả cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt được, DN vẫn còn tồn tại một số hạn chế, điển hình là cơ cấu tài sản - nguồn vốn mất cân đối (TSNH bé hơn nợ ngắn hạn) khiến cho khả năng thanh toán của DN gặp trở ngại. Doanh thu thuần mặc dù tăng mạnh nhưng tốc độ tăng của những khoản mục chi phí HĐKD chính còn tăng mạnh hơn (cụ thể là do chi phí NVL trực tiếp tăng, CPBH và CPQLDN tăng) khiến lợi nhuận tăng không nhiều, thậm chí giảm. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm của các chỉ tiêu sinh lời như suất sinh lợi trên doanh thu thuần, suất sinh lợi trên tổng tài sản, và suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Trong hai vấn đề này thì vấn đề mất cân đối tài chính (TSNH bé hơn Nợ ngắn hạn) chỉ là vấn đề tạm thời, mang tính chất thời điểm. DN hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách tăng vay dài hạn. Vấn đề thứ hai (chi phí tăng mạnh) để giải quyết thì khó khăn hơn, nó đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể nhân viên trong một khoảng thời gian dài, thậm chí trong suốt thời gian hoạt động của DN. 2. Hạn chế của đề tài Khi thực hiện đề tài này, cá nhân em vẫn chưa hoàn toàn hài lòng bởi những hạn chế còn mắc phải trong quá trình thực hiện. Thứ nhất, chưa tìm được số liệu trung bình ngành hoặc những DN có quy mô tương tự Công ty TNHH Bia Huế để tiến hành so sánh. Nguyên nhân do số lượng DN hoạt động sản xuất bia là rất ít so với những ngành khác, trong khi số lượng DN tiến Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 67 hành niêm yết còn ít hơn (để thu thập được số liệu thì chỉ có thể tìm ở những DN có niêm yết) và nếu có thì DN đó có quy mô rất lớn, tình hình kinh doanh khác nhau nên không thể sử dụng số liệu để so sánh. Thứ hai, khi đưa ra các giải pháp giúp giảm chi phí NVL trực tiếp, CPBH, CPQLDN, một số giải pháp đưa ra còn mang tính chất chung chung do cá nhân không thể tiếp cận được với các báo cáo nội bộ, những số liệu cụ thể trong từng khoản mục, không thể thâm nhập sâu vào DN để tìm hiểu về quy trình sản xuất. Thứ ba, khi đưa ra những định hướng chiến lược tiếp thị và phát triển còn mang tính chất quan điểm riêng của cá nhân. Thứ tư, do hạn chế về thời gian và cả trình độ nên một số vấn đề không được phân tích sâu, toàn diện. 3. Hướng phát triển đề tài Để việc tiến hành phân tích tình hình tài chính được chính xác và toàn diện hơn, mang tính ứng dụng cao hơn, em xin đề xuất một số kiến nghị sau:  Mở rộng thời gian tiến hành nghiên cứu thành 5 năm thay vì 3 năm như trước đây, để có thể thấy chính xác hơn xu hướng biến động của tình hình tài chính DN.  Xây dựng chỉ tiêu bình quân ngành và của các đối thủ cạnh tranh có quy mô vốn tương tự để có cái nhìn rõ ràng hơn tình hình tài chính của công ty so với toàn ngành và đối thủ.  Đối với những nhà quản lý bên trong DN, để có thể đưa ra giải pháp chính xác trong việc tiết kiệm chi phí GVHB thì nên sử dụng các báo cáo nội bộ để phân tích cụ thể từng khoản mục chi tiết trong chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.  Thay vì phân tích định tính như đã nói ở phần trước, đối với những nhà quản lý bên trong DN, hoặc những nhà đầu tư – những người muốn nhìn nhận tình hình của DN một cách chính xác nhất, khi phân tích tài chính, nên đi kèm theo phân tích mô hình SWOT và mô hình năm lực lượng cạnh tranh. Hai mô hình này sẽ cho thấy toàn cảnh vị thế của DN trên thị trường.  Từ những số liệu đã phân tích từ 5 năm trước, cộng với việc phân tích vị thế của DN trên thị trường, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành để dự báo tốc độ Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH 68 tăng trưởng của DN từ đó dự báo các khoản mục trong BCTC như: doanh thu, các khoản mục chi phí, mức tồn kho trong năm tới để có những quyết định kinh tế chính xác hơn.  Mục tiêu lớn nhất của DN là tối đa hóa giá trị DN, đây là điều mà các tỷ số như ROA, ROE không thể hiện hết được. Vì vậy, để có thể nhìn nhận chính xác nhất tình hình của DN qua các thời kì như thế nào thì cần phải tính được giá trị của DN qua các năm. Để làm được điều này, cần đo lường rủi ro của DN để tính suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư, lãi suất vay, ước lượng dòng tiền DN sinh ra trong tương lai. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Eugene F Brigham, Joel F Houston (2009), Quản trị tài chính, NXB Cengage Learning; [2] Th.s Ngô Kim Phượng (năm), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB ĐH ngân hàng TP Hồ Chí Minh; [3] Hồ Đắc Thành (2009), “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Bia Huế”, Đại học Kinh tế Huế; [4] Nguyễn Thị Thủy (2013), “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bia Huế”, Đại học Kinh tế Huế; [5] Al Rise và Jack Trout, do Tạ Túc dịch (2002), Định vị: Trận chiến về trí lực ngày nay, NXB Thanh Niên Hà Nội; [6] Báo cáo tài chính Công ty TNHH Bia Huế 2011-2013; [7] Quốc hội, (2005), “Luật doanh nghiệp năm 2005”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; [8] TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê; [9] Philip Kotler (2011), Kotler bàn về tiếp thị, NXB trẻ. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận cuối khóa GVHD: Hoàng Văn Liêm SVTH: Trần Khánh Nhật – Lớp K44B TCNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Công ty TNHH Bia Huế NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. Huế, ngày ... tháng 5 năm 2014 Giám đốcTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_khanh_nhat_1292.pdf
Luận văn liên quan