Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bia Huế

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Bia Huế, cùng với việc tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong công tác phân tích tài chính của công ty, tôi đã hoàn thiện khóa luận của mình và khóa luận được giải quyết được các vấn đề sau: - Cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty TNHH Bia Huế cho những đối tượng quan tâm. - Tìm hiểu được mức độ cũng như nguyên nhân sự biến động của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh. - Đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của công ty thông qua các tỷ số tài chính như tỷ số về tính thanh khoản, tỷ số về hiệu quả quản lý tài sản, tỷ số về khả năng sinh lời

pdf71 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bia Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có một vấn đề ở đây là tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán trong năm 2014 lớn hơn tốc độ gia tăng về doanh thu.  Lợi nhuận gộp Sự biến động mạnh của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp của Công ty cũng có sự biến động khá bất thường. Năm 2013, khoản này đã tăng thêm hơn 127 triệu đồng tương ứng tăng 16.56% so với năm 2012, nhưng sang năm 2014 lại có sự biến động giảm cụ thể đã giảm đi 20.63% tương ứng giảm hơn 184 triệu đồng, nguyên nhân của sự giảm sút trong năm 2014 là do tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng doanh thu.  Doanh thu tài chính và chi phí tài chính Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm dần, cụ thể từ hơn 31 triệu đồng năm 2012 đã giảm xuống còn hơn 28 triệu đồng vào năm 2013 tương ứng giảm 9.57%; qua năm 2014 nó lại tiệp tục giảm đi 14.12% nữa tương ứng giảm hơn 4 triệu đồng và đạt mốc 24.758 triệu đồng. 41 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Còn đối với khoản chi phí tài chính tuy có giá trị không cao nhưng lại có sự biến động tăng giảm khá phức tạp: năm 2013 khoản này đã giảm từ hơn 13 triệu đồng xuống còn hơn 3 triệu đồng tương ứng giảm 72.93%. nhưng năm 2014 lại có sự gia tăng mạnh mẽ với hơn 15 triệu đồng tăng thêm (ứng với 433.73%), chạm mốc 18.894 triệu đồng.  Chi phí bán hàng Khoản chi phí bán hàng vào năm 2013 đã có sự tăng lên, cụ thể tăng từ hơn 358 triệu đồng vào năm 2012 lên hơn 414 triệu đồng vào năm này (ứng với 15.47%), sang năm 2014 lại có sự suy giảm khá mạnh ứng với mức giảm 49.93% và đạt 207.462 triệu đồng.  Chi phí quản lý doanh nghiệp Với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thì lại có xu hướng tăng liên tục trong 3 năm 2012-2014. Năm 2013 đã tăng thêm hơn 43 triệu đồng (ứng với 119.58%) đạt mốc 79.818 triệu đồng, sang năm 2014 lại tăng thêm 0.49% nữa tương ứng tăng 394 nghìn đồng.  Lợi nhuận thuần Theo xu hướng biến động của các nhân tố như doanh thu – chi phí tài chính, chi phí bán hàng – quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là khoản lợi nhuận gộp thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có sự biến động như sau: năm 2013 khoản này đã tăng từ hơn 390 triệu đồng vào năm 2012 lên hơn 425 triệu đồng vào năm này (ứng với mức tăng 8.84%); qua năm 2014 nó lại tiếp tục tăng lên thêm hơn 62 triệu đồng (ứng với 14.73%) và đạt 487.993 triệu đồng.  Kết quả hoạt động khác Các khoản thu nhập khác và chi phí khác có xu hướng biến động theo chiều hướng giống nhau: năm 2013, cả hai khoản này đều có sự suy giảm, cụ thể thì khoản thu nhập khác giảm đi 34.42% tương ứng giảm 401 nghìn đồng, khoản chi phí khác lại giảm 38.03% tương ứng giảm hơn 1 triệu đồng; sang năm 2014 cả hai khoản lại đồng loạt tăng với các mức đạt được là 13.725 triệu đồng (ứng với mức tăng 1696.47%) đối với thu nhập khác và 4.868 triệu đồng (ứng với mức tăng 72.01%) đối với chi phí khác. 42 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Lợi nhuận khác Đối với khoản lợi nhuận khác giá trị của nó rất nhỏ tuy nhiên cũng biến động theo chiều hướng tốt đó là năm 2013 đã tăng thêm hơn 1 triệu đồng (ứng với 39.27%) so với năm 2012, và năm 2014 đã tăng lên đến 528.65% ứng với mức tăng hơn 10 triệu đồng.  Lợi nhuân trước thuế Khoản mục tổng lơi nhuận kế toán trước thuế của Công ty tăng đều qua các năm từ 2012 – 2014 cụ thể đã tăng từ 387.401 triệu đồng năm 2012 lên 423.280 triệu đồng năm 2013 ứng với mức tăng 9.26%; qua năm 2014 nó lại tiếp tục tăng với mức 17.38% ứng với mức tăng hơn 73 triệu đồng và đạt mốc 496.850 triệu đồng.  Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chính những sự biến động trên đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2013 đã tăng thêm 3.48% tương ứng với mức tăng từ hơn 293 triệu đồng lên hơn 303 triệu đồng và đến năm 2014 nó đã tăng đến chạm mốc 377.954 triệu đồng (ứng với mức tăng 24.59%). Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của DN ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 tốt hơn trong năm 2013. Lợi nhuận sau thuế của DN có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu là minh chứng cụ thể nhất. Đây là kết quả của việc DN đã có những chính sách quản lý chi phí tốt đã làm cho khoản chi phí bán hàng giảm đáng kể. Tuy nhiên sự gia tăng mạnh của khoản mục GVHB là một nhược điểm DN cần khắc phục trong năm tới. 3.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3.4.1 Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh So với các dòng tiền khác thì dòng tiền từ HĐKD chiếm tỷ trọng lớn nhất, và có sự tăng mạnh trong 3 năm liên tiếp. Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết mức thu chi liên quan trực tiếp đến HĐKD: 43 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.6 - Phân tích biến động dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Lợi nhuận trước thuế 387.401 423.280 496.850 35.879 9,26 73.570 17,38 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ 120.794 127.688 136.972 6.894 5,71 9.284 7,27 - Các khoản dự phòng -32 2.621 25.229 2.653 -8290,63 22.608 862,57 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện -21 381 1.956 402 -1914,29 1.575 413,39 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -21.747 -25.825 -22.200 -4.078 18,75 3.625 -14,04 - Chi phí lãi vay 9.414 450 13.892 -8.964 -95,22 13.442 2987,11 3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 495.808 528.595 652.701 32.787 6,61 124.106 23,48 - Tăng giảm các khoản phải thu -14.182 14.826 -26.549 29.008 -204,54 -41.375 -279,07 - Tăng giảm hàng tồn kho -27.214 31.332 21.183 58.546 -215,13 -10.149 -32,39 - Tăng giảm các khoản phải trả 67.284 196.698 221.306 129.414 192,34 24.608 12,51 - Tiền lãi vay đã trả -9.414 -450 -13.892 8.964 -95,22 -13.442 2987,11 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -93.010 -110.183 -119.523 -17.173 18,46 -9.340 8,48 - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh -131 -242 -8.942 -111 84,73 -8.700 3595,04 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 419.142 660.576 726.325 241.434 57,60 65.749 9,95 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014) 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Dòng tiền từ HĐKD năm 2012 đạt 419 tỷ đồng, và đến năm 2013 đã tăng hơn 241 tỷ đồng (57,60%) so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng nhỏ hơn so với năm 2013, cụ thể là tăng hơn 65 tỷ đồng (9,95%) so với năm 2013 và đạt giá trị là 726 tỷ đồng, điều này có thể giải thích vì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng đều trong giai đoạn này. - Trong các dòng tiền vào qua 3 năm, thì dòng tiền từ khấu hao TSCĐ là ổn định nhất. Điều này là do trong những năm qua DN không ngừng mở rộng quy mô phải đầu tư mua sắm TSCĐ nên khấu hao vì thế cũng tăng tương đối ổn định trong dòng tiền của Công ty. - Dòng tiền của khoản phải thu ở mức âm hơn 14 tỷ đồng vào năm 2012 nhưng lại đạt mức dương 14 tỷ đồng trong năm 2013 cho thấy quá trình lưu chuyển vốn được diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đến năm 2014, chỉ tiêu này lại giảm mạnh xuống mức âm hơn 26 tỷ đồng, cho thấy việc thanh toán chậm của các khách hàng ở trong nước lẫn ngoài nước. - Hàng tồn kho vào năm 2013 tăng hơn 58 tỷ đồng so với năm 2012, làm khoản mục này ở mức cao. Trong năm 2014, hàng tồn kho giảm hơn 10 tỷ đồng (giảm 32,30%) và đạt giá trị là 21 tỷ đồng, cho thấy DN đang kinh doanh tốt, hàng tồn kho luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng. - Dòng tiền thuế TNDN cũng là một khoản mục tương đối ổn định mà công ty phải chi ra trong 3 năm. Năm 2012, thuế TNDN phải nộp là hơn 93 tỷ đồng, số tiền này tăng thêm 17 tỷ đồng (18,46%) trong năm 2013 và tiếp tục tăng vào năm 2014, số tiền thuế TNDN phải nộp trong năm 2014 là hơn 119 tỷ đồng. Số tiền thuế TNDN phải nộp ngày càng tăng cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi, tạo ra được nhiều lợi nhuận nên việc phải nộp nhiều thuế hơn là điều dễ hiểu. - Các khoản lỗ từ hoạt động đầu tư cũng là khoản mục làm giảm dòng tiền tương đối đáng kể trong cả 3 năm. Các khoản mục còn lại tuy có tăng giảm nhưng hầu như không ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vì giá trị thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đã đạt hơn 600 tỷ đồng trong năm 2013, tăng 241 tỷ đồng so với năm 2012, và tiếp tục tăng thêm 65 tỷ đồng trong năm 2014, tương ứng với tốc độ tăng là 9,95%. Đây là một dấu hiệu rất tốt. 45 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.7 - Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác -91.967 -300.688 -401.308 -208.721 226,95 -100.620 33,46 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 1.165 738 13.814 -427 -36,65 13.076 1771,82 3. Tiền gửi có kỳ hạn -190.000 -25.000 -190.000 165.000 -86,84 4. Tiền thu hồi tiền gửi có kỳ hạn 35.000 190.000 -35.000 -100,00 190.000 100,00 5. Tiền thu lãi tiền gửi 23.503 27.048 13.318 3.545 15,08 -13.730 -50,76 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -32.299 -462.902 -589.526 -430.603 1333,18 -126.624 27,35 LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 1. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 14.088 685.000 -14.088 -100,00 685.000 100,00 2. Tiền chi trả nợ gốc vay -90.708 -50.174 -685.000 40.534 -44,69 -634.826 1265,25 3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -201.320 -300.000 -312.000 -98.680 49,02 -12.000 4,00 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -277.939 -350.174 -312.000 -72.235 25,99 38.174 -10,90 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 108.903 -152.501 -175.201 -261.404 -240,03 -22.700 14,89 Chỉ tiêu 2013/2012 2014/2013 (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014) 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.4.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dựa vào bảng 3.7 ta thấy hoạt động đầu tư trong giai đoạn này chưa thực sự gặp thuận lợi khi các khoản chi luôn lớn hơn rất nhiều so với các khoản thu. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2012 ở mức ân hơn 32 tỷ đồng, đến năm 2013 giảm mạnh xuống âm gần 463 tỷ đồng (giảm 1333,18%) so với năm 2012. Năm 2014, chỉ tiêu này lại tiếp tục giảm hơn 126 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 27,35% so với năm 2013 và đạt giá trị là âm 589 tỷ đồng. Các chỉ tiêu liên quan đến tài chính của công ty đều có xu hướng giảm, các khoản đầu tư của công ty chưa thực sự thuận lợi khi chưa thể thu được lợi nhuận từ các khoản đầu tư. - Trong 3 năm doanh nghiệp luôn đầu tư để mua sắm, xây dựng TSCĐ cũng cũng các tài sản dài hạn khác, biểu hiện ở năm 2012, khoản chi này ở mức âm 91 tỷ đồng, và tiếp tục chi nhiều hơn trong năm 2013 và 2014, lần lượt là 300 tỷ đồng và 401 tỷ đồng. Nhưng các khoản thu được từ việc đầu tư này lại chưa mang lại hiệu quả cao để bù lại, dòng tiền thu vào ngày càng giảm trong giai đoạn 2012 – 2014 và luôn nhỏ hơn rất nhiều so với các khoản chi. - Doanh nghiệp cần có những khoản đầu tư hợp lý và đúng đắn hơn trong năm tiếp theo, tránh cho dòng tiền tiếp tục âm, sẽ dẫn đến tình trạng kinh doanh có thể gặp khó khăn, bất lợi. 3.4.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính Dựa vào bảng 3.7 ta thấy, dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính giảm dần trong giai đoạn 2012 - 2013, và có tăng nhẹ vào năm 2014 nhưng đều ở mức âm trong 3 năm. - Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, trong năm 2012 việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự thuận lợi nên việc chia cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu tương đối thấp. Tiền chi trả nợ gốc vay cũng tương đối cao, trong khi đó số tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được lại nhỏ, nên làm cho dòng tiền chi ra cho hoạt động tài chính trong năm 2012 ở mức âm 277.939 triệu đồng. 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Năm 2013, việc chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu đã tăng 98 tỷ đồng (49,02%) hay nói cách khác là đã chi trả 300 tỷ đồng cho các cổ đông. Việc tăng số tiền chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu nhằm tạo niềm tin cho các cổ đông đồng thời cũng thể hiện công việc kinh doanh của DN đang trên đà phát triển và tạo ra nhiều lợi nhuận. Mặc dù số tiền chi trả nợ gốc vay trong năm nay có giảm hơn 40 tỷ đồng (44,69%) so với năm trước, nhưng dòng tiền chi ra cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp vẫn ở mức âm là âm 350 tỷ đồng. - Năm 2014, tình hình kinh doanh có chút tiến triển nên số tiền chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu lại tiếp tục được tăng thêm 12 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 4% so với năm 2013, tổng cộng đã chi hết 312 tỷ lợi nhuận sau thuế cho các chủ sở hữu. - Có thể thấy dòng tiền ở hoạt động tài chính phụ thuộc lớn vào việc cho vay và đi vay. Thêm vào đó là tình hình kinh doanh của DN, liên quan đến việc phân chia cổ tức, cũng là một tác động rất lớn. Ba khoản mục này ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền âm hay dương của hoạt động tài chính. Doanh nghiệp cần có chính sách cho vay và đi vay hợp lý, cũng như việc phân chia cổ tức phù hợp với điều kiện chung của doanh nghiệp, để chỉ tiêu dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính luôn ở mức dương và góp phần thu vào dòng tiền thuần cho doanh nghiệp ở cuối kì ở mức cao hơn. 3.5 Phân tích các tỷ số tài chính 3.5.1 Phân tích các tỷ số thanh khoản Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công ty làm chủ tình hình tài đảm bảo phát triển của công ty. 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.8 - Tỷ số thanh khoản của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Tài sản ngắn hạn trđ 632991 621675 274803 -11316 -1,79 -346872 -55,80 Tiền và tương đương tiền trđ 437984 285484 110268 -152500 -34,82 -175216 -61,38 Hàng tồn kho trđ 149726 118393 89323 -31333 -20,93 -29070 -24,55 Tổng tài sản trđ 1.258.917 1.418.678 1.713.613 159.761 12,69 294.935 20,79 Nợ ngắn hạn trđ 479.845 645.356 867.976 165.511 34,49 222.620 34,50 Tổng nợ phải trả trđ 494.926 650.326 879.307 155.400 31,40 228.981 35,21 Tỷ số thanh toán ngắn hạn lần 1,32 0,96 0,32 -0,36 -26,98 -0,65 -67,13 Tỷ số thanh toán bằng tiền lần 0,91 0,44 0,13 -0,47 -51,54 -0,32 -71,28 Tỷ số thanh toán nhanh lần 1,01 0,78 0,21 -0,23 -22,57 -0,57 -72,60 CHỈ TIÊU Năm 2014/2013Năm 2013/2012 Đvt (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014)  Tỷ số thanh toán ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn của DN năm 2012 đạt giá trị là 1,32 lần. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bằng 1.32 đồng tài sản ngắn hạn. Đây là một tỷ lệ an toàn cho thấy tài sản ngắn hạn của DN hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Sang năm 2013 tỷ số này chỉ đạt 0,96 lần (giảm 0.36 lần so với năm 2012) và đến năm 2014 giảm mạnh chỉ đạt mức 0.32 lần (giảm 0.65 lần so với năm 2013). Nguyên nhân giảm mạnh của tỷ số này là do từ năm 2012 đến năm 2014, tài sản ngắn hạn của DN có xu hướng giảm mạnh nhưng nợ ngắn hạn của DN lại tăng mạnh. Tỷ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của DN nhỏ hơn nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản ngắn hạn không đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nếu như chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Qua trên, ta thấy tình hình thanh khoản của công ty không tốt lắm nhưng nếu chủ nợ không đòi tiền ngay cùng một lúc thì công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động. Việc tăng nợ ngắn hạn cho thấy DN đang chiếm dụng vốn của các DN khác, đây là nguồn có chi phí sử dụng thấp nên việc gia tăng sử dụng nợ ngắn hạn chưa hẳn đã xấu. 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên điều này có thể khiến DN mất cân đối trong kết cấu tài chính và có thể gặp rủi ro thanh toán.  Tỷ số thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh của DN năm 2014 là 0.21 lần. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bằng 0.21 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ yếu tố hàng tồn kho. So với các năm trước thì tỷ số này đã giảm đi đáng kể, năm 2012 là 1.01 lần và năm 2013 là 0.78 lần. Tuy hàng tồn kho có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm của hàng tồn kho nhỏ hơn tốc độ giảm của tổng tài sản ngắn hạn của DN bên cạnh đó là sự tăng lên của nợ ngắn hạn qua các năm đã khiến cho tỷ số thanh toán nhanh của DN có sự giảm mạnh. Qua 3 năm phân tích, ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của DN đều nhỏ hơn 1, không có cơ sở nào để yêu cầu khả năng thanh toán nhanh phải lớn hơn 1 vì chỉ tiêu này chỉ phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn ở mức độ nào căn cứ vào những TSNH có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Tuy nhiên việc giảm mạnh của tỷ số này trong năm 2014 sẽ tạo nên một cái nhìn không tốt đối với các đối tác, các chủ nợ cũng như ngân hàng. Điều này một lần nữa cho thấy tình hình tài chính của DN đã có phần không tốt so với các năm trước, đây là một vấn đề DN cần chú ý để điều chỉnh trong năm sắp tới.  Tỷ số thanh toán bằng tiền Năm 2014, tỷ số thanh toán bằng tiền của DN là 0.13 lần. Con số này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bằng 0.13 đồng tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của DN. Hệ số này được đánh giá là khá thấp đối với một công ty có quy mô lớn như Công ty TNHH Bia Huế. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty giảm nhanh qua 3 năm. Cụ thể năm 2012, tỷ số này của DN là 0.91 lần sang năm 2013 là 0.44 lần và giảm xuống còn 0.13 lần trong năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm nhanh của tỷ số này là do trong khi tiền và các khoản tương đương tiền của DN có xu hướng giảm mạnh thì DN lại tăng cường sử dụng nguồn nợ ngắn hạn. 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Tuy tỷ số này vẫn lớn hơn 0,1 tức là công ty vẫn có khả năng thanh toán bằng tiền theo yêu cầu của chủ nợ nhưng duy trì một lượng tiền quá ít như vậy là hoàn toàn không tốt cho công ty, làm cho mức độ linh hoạt trong hoạt động thanh toán của công ty bị giảm sút. Đồng thời sẽ tạo sự khó khăn khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán cùng một lúc. Đây là một nhược điểm trong cơ cấu tài chính của Công ty Bia Huế, điều này tạo nên cái nhìn không tốt về tình hình tài chính của DN đối với các đối tượng bên ngoài đang có sự quan tâm. Trong những kì tiếp theo, công ty nên dự trữ tiền và tương đương tiền ở một mức độ hợp lý để đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời nhưng vẫn không để bị ứ động vốn quá nhiều làm giảm khả năng sinh lời từ tiền và tương đương tiền.  Tóm lại, qua 3 năm phân tích ta thấy khả năng thanh toán của DN không được tốt, các tỷ số thanh toán đều có xu hướng giảm, nhưng đây chỉ là những con số mang tính chất thời điểm vào cuối năm. Tuy nhiên DN không nên chủ quan, trong năm 2015 DN hoàn toàn có thể tái cơ cấu lại tài sản, đặc biệt là nguồn vốn để thanh toán tốt hơn như đã từng làm ở các năm trước. 3.5.2 Phân tích các chỉ số về hiệu quả quản lý tài sản Bảng 3.9 - Chỉ số về quản lý tài sản của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 +/- % +/- % Doanh thu thuần trđ 1.779.150 2.031.826 2.073.954 252.676 14,20 42.128 2,07 Giá vốn hàng bán trđ 1.011.944 1.137.573 1.304.149 125.629 12,41 166.576 14,64 Hàng tồn kho bình quân trđ 136.119 134.059 111.691 -2.060 -1,51 -22.368 -16,69 Các khoản phải thu bình quâ trđ 29.588 30.482 36.963 894 3,02 6.481 21,26 Tài sản ngắn hạn bình quân trđ 574.883 627.333 448.239 52.450 9,12 -179.094 -28,55 Tài sản cố định bình quân trđ 641.710 710.442 925.979 68.732 10,71 215.537 30,34 Tổng tài sản bình quân trđ 1.217.127 1.338.798 1.566.146 121.671 10,00 227.348 16,98 Số vòng quay hàng tồn kho vòng 13,07 15,16 18,57 2,09 15,96 3,41 22,52 Số ngày dự trữ hàng tồn kho ngày 27,93 24,08 19,66 -3,84 -13,76 -4,43 -18,38 Số vòng quay khoản phải thu vòng 60,13 66,66 56,11 6,53 10,85 -10,55 -15,82 Kỳ thu tiền bình quân ngày 6,07 5,48 6,51 -0,59 -9,79 1,03 18,80 Sức sản xuất của TSCĐ vòng 2,77 2,86 2,24 0,09 3,15 -0,62 -21,69 Vòng quay tổng tài sản vòng 1,46 1,52 1,32 0,06 3,82 -0,19 -12,74 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Đvt (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014) 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Vòng quay hàng tồn kho Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho của DN là 13.07, số ngày dự trữ hàng tồn kho là 27.93 ngày. Năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho của DN là 15.16 vòng và số ngày dự trữ hàng tồn kho là 24 ngày. Đến năm 2014 thì chỉ tiêu này đạt 18.57 vòng đồng thời số ngày dự trữ hàng tồn kho là gần 20 ngày. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được 18,57 vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày dự trữ hàng tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết gần 20 ngày. Sự tăng lên của số vòng quay hàng tồn kho là do trong 3 năm phân tích, doanh thu thuần của DN không ngừng gia tăng nhưng hàng tồn kho lại có xu hướng giảm dần. Đây là một dấu hiệu rất tốt chứng minh cho hiệu quả hoạt động của DN. Qua phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của DN luôn ở mức cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty Bia Huế đang rất tốt, hàng hóa lưu thông nhanh. Đồng thời chỉ tiêu này cũng cho thấy DN đã có chính sách tiêu thụ hiệu quả, giảm chi phí lưu kho, gia tăng lợi nhuận của công ty.  Vòng quay khoản phải thu Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy vòng quay khoản phải thu có biến động không đều. Năm 2013, tỷ số này tăng 6.53 vòng so với năm 2012 và đạt giá trị là 66.66 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 5.5 ngày. Đến năm 2014, tỷ số này giảm xuống còn 56,11 vòng (giảm 10,55 vòng so với năm 2013) và kỳ thu tiền bình quân lên đến 6.5 ngày. Trong năm 2014, doanh thu thuần của DN vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần (2,07%) nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân (21,26%) điều này đã làm cho số vòng quay các khoản phải thu giảm trong năm này và dẫn đến số ngày bình quân để thu hồi nợ tăng lên. Vòng quay khoản phải thu của DN có xu hướng biến động không đều không phải là một dấu hiệu xấu vì điều này còn phụ thuộc vào mục tiêu mà DN đặt ra và chính sách 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp thu hồi nợ mà DN áp dụng. Nếu DN muốn nới lỏng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng mới thì việc giảm sút của chỉ tiêu này có thể dễ hiểu. Dù biến động bất thường nhưng ta thấy qua 3 năm phân tích chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu của DN vẫn rất cao, điều này một lần nữa chứng tỏ công việc kinh doanh đang rất tốt, chính sách bán chịu cũng như chính sách thu hồi nợ tốt, vừa tránh bị chiếm dụng vốn vừa tăng doanh số bán hàng. Tùy từng trường hợp mà DN nên quyết định nới lỏng hay thắt chặt chính sách bán chịu của mình để có thể tạo rào cản gia nhập thị trường đối với những đối thủ có ý định gia nhập thị trường trọng điểm của Công ty Bia Huế.  Vòng quay tài sản cố định (Sức sản xuất của TSCĐ) Vòng quay tài sản cố định của DN có xu hướng biến động ngược chiều. Năm 2012, chỉ tiêu này có giá trị là 2,77 vòng. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng thành 2.86 vòng và giảm còn 2.24 vòng trong năm 2014. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là cứ một đồng tài sản cố định của DN đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 2.77 đồng doanh thu trong năm 2012; 2.86 đồng trong năm 2013 và chỉ tạo ra được 2,24 đồng doanh thu trong năm 2014. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này giảm trong năm 2014 là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản cố định. Đây chưa hẳn là một dấu hiệu xấu vì doanh thu thuần và tài sản cố định của DN đều có xu hướng tăng và việc tăng tài sản cố định là do mở rộng quy mô sản xuất chứ không phải do hư hỏng bị thay thế. Qua phân tích ban đầu, ta thấy hiệu quả hoạt động của DN trong năm 2014 khá tốt tuy có phần bị giảm sút so với những năm trước. Dù mức độ giảm không đáng lo ngại nhưng DN cũng nên điều chỉnh để việc sử dụng các tài sản của mình một cách hiệu quả hơn nữa.  Vòng quay tổng tài sản Năm 2012, vòng quay tài sản ngắn hạn của DN là 1,46 vòng. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên thành 1,52 vòng và giảm còn 1,32 vòng trong năm 2014. 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản của DN đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,46 đồng doanh thu thuần trong năm 2012; 1,52 đồng trong năm 2013 và 1,32 đồng trong năm 2014. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm trong năm 2014 là do tốc độ tăng của doanh thu thuần (2,07%) nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (16,98%). Tuy nhiên điều này không đáng lo lắng vì thực tế cả doanh thu thuần và tổng tài sản của DN đều có xu hướng tăng. Qua phân tích ta thấy tỷ số vòng quay tài sản của DN luôn ở mức cao, điều này cho thấy DN đang sử dụng tài sản một cách rất hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên DN cũng nên xem xét đến việc thanh lý hay sắp xếp lại những tài sản không cần thiết để giúp cho vòng quay tổng tài sản tăng mạnh hơn trong tương lai. 3.5.3 Phân tích chỉ số về đòn bẩy tài chính Bảng 3.10 - Chỉ số đòn bẩy tài chính của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 +/- % +/- % Nợ phải trả trđ 494.926 650.326 879.307 155.400 31,40 228.981 35,21 Vốn chủ sở hữu trđ 763.991 768.352 834.306 4.361 0,57 65.954 8,58 Tổng tài sản trđ 1.258.917 1.418.678 1.713.613 159.761 12,69 294.935 20,79 Tổng lợi nhuận trước thuế trđ 387.401 423.280 496.850 35.879 9,26 73.570 17,38 Chi phí lãi vay trđ 9.414 450 13.892 -8.964 -95,22 13.442 2987,11 EBIT trđ 396.815 423.730 510.742 26.915 6,78 87.012 20,53 Tỷ số nợ trên tổng tài sản lần 0,39 0,46 0,51 0,07 16,60 0,05 11,94 Tỷ số nợ so với VCSH lần 0,65 0,85 1,05 0,20 30,65 0,21 24,52 Tỷ số khả năng trả lãi lần 42,15 941,62 36,77 899,47 2133,90 -904,86 -96,10 CHỈ TIÊU Năm 2014/2013 Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014) Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt đòn bẩy tài chính giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ động, mặc khác làm gia tăng rủi ro. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính sau để thấy rõ tình hình tài chính của công ty: 54 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp  Tỷ số nợ trên tổng tài sản Dựa vào bảng số liệu, ta thấy rằng tỷ số nợ của DN luôn ở mức khá cao và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012, tỷ số nợ trên tổng tài sản là 0.39 lần, đến năm 2013 tỷ số này tăng lên thành 0.46 lần và năm 2014 là 0.51 lần. Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng tài sản của DN được tài trợ bằng 0.39 đồng nợ trong năm 2012; 0.46 đồng nợ trong năm 2013 và tăng lên thành 0.51 đồng nợ trong năm 2014. Tuy tổng tài sản của DN đều tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của nó nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng nợ đã khiến tỷ số này tiếp tục tăng đều qua 3 năm. Trong tổng nợ thì chủ yếu là khoản phải trả (nguồn vốn DN đi chiếm dụng và ít sử dụng nợ vay thậm chí không sử dụng), các khoản chiếm dụng vốn này thường không phải trả lãi hoặc chi phí lãi thấp hơn so với nợ nay. Cho nên việc sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của DN chưa hẳn đã xấu mà xét về mặt khác DN đã sử dụng tốt đòn bẩy tài chính mà không gây ảnh hưởng quá tiêu cực đến khả năng tài chính của DN. Tuy nhiên duy trì tỷ số này ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.  Tỷ số nợ trên VCSH Năm 2014, tỷ số nợ trên VCSH của DN là 1.05 lần. Con số này có ý nghĩa là trong cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với 1.05 đồng được tài trợ bằng nợ phải trả. Qua phân tích ta thấy tỷ số này có xu hướng tăng dần. Cụ thể là trong năm 2012, tỷ số này chỉ ở mức 0.65 lần và đến năm 2013 đã tăng lên thành 0.85 lần và đạt mức 1.05 lần trong năm 2014.Mặc dù cả nợ phải trả của doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu đều tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu đã dẫn đến sự tăng lên của tỷ số này Tỷ số này tăng lên cho thấy đã có sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn tài trợ của DN, từ việc sử dụng nguồn có chi phí cao sang nguồn có chi phí thấp hơn. Đây vừa là một ưu điểm vừa là một nhược điểm trong cơ cấu tài chính của DN. Ưu điểm là do DN biết sử dụng nguồn có chi phí thấp để tài trợ làm gia tăng hiệu quả sinh lời và tận dụng tốt đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, nhược điểm là tình hình tài chính của DN trở nên phụ thuộc vào các đối tượng bên ngoài và có khả năng mất tự chủ về tài chính trong tương lai. 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Tỷ số khả năng trả lãi Qua phân tích, ta thấy tỷ số khả năng trả lãi của DN biến động tăng giảm không đều. Năm 2012, tỷ số khả năng trả lãi của DN là 42,15 lần, năm 2013 đã tăng mạnh lên mức 941,62 lần và năm 2014 lại giảm xuống chỉ còn 36,77 lần. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí lãi vay trong năm 2012 được đảm bảo bởi 42,15 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, trong năm 2013 là 941,62 đồng và trong năm 2014 là 36,77 đồng. Nguyên nhân sự biến động không đều của tỷ số này là do chi phí lãi vay của DN ở năm 2013 giảm xuống ở mức rất thấp so với năm 2012 và lại tăng cao lên ở năm 2014 trong khi đó lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại tăng đều qua 3 năm đã làm cho tỷ số này lúc lên mức rất cao lúc lại xuống thấp. Tuy tỷ số này có sự biến động bất thường nhưng qua 3 năm phân tích, tỷ số này vẫn ở mức cao, cho thấy DN đang hoạt động rất có hiệu quả tạo ra được nhiều lợi nhuận và đảm bảo thanh toán được chi phí lãi vay. Việc tỷ số này ở mức cao sẽ tạo được niềm tin cho phía ngân hàng, giúp DN có khả năng vay nợ trong tương lai nếu cần. 3.5.4 Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời Bảng 3.11- Chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 +/- % +/- % Lợi nhuận sau thuế trđ 293.147 303.361 377.954 10.214 3,48 74.593 24,59 Doanh thu thuần trđ 1.779.150 2.031.826 2.073.954 252.676 14,20 42.128 2,07 Tổng tài sản bình quân trđ 1.217.127 1.338.798 1.566.146 121.671 10,00 227.348 16,98 Vốn chủ sở hữu bình quân trđ 663.660 766.172 801.329 102.512 15,45 35.158 4,59 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu % 16,48 14,93 18,22 -1,55 -9,38 3,29 22,06 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản % 24,09 22,66 24,13 -1,43 -5,92 1,47 6,50 Tỷ số lợi nhuận trên VCSH % 44,17 39,59 47,17 -4,58 -10,36 7,57 19,12 CHỈ TIÊU Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014) 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 16.48%, năm 2013 giảm xuống còn 14,93% và năm 2014 tại tăng lên đạt giá trị là 18,22%. Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng doanh thu được tạo ra có 16,48 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2012; 14,93 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2013 và 18,22 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2014. Sự giảm đi của chỉ tiêu này trong năm 2013 là do sự gia tăng quá mức của những khoản mục chi phí trong hoạt động kinh doanh chính làm cho tốc độ gia tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, cụ thể là sự gia tăng của các khoản mục GVHB, CPBH và CPQLDN. Tuy nhiên sang năm 2014, tỷ số này đã tăng cao trở lại, cho thấy công ty đã có những chính sách quản lý chi phí hiệu quả, đặc biệt là chi phí bán hàng đã giảm đi đáng kể. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của DN đang tốt. Qua 3 năm phân tích, ta thấy tỷ suất sinh lời trên doanh thu của DN khá cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện này thì tỷ số này sẽ tạo nên sự yên tâm cho các chủ sở hữu.  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới chỉ tiêu ROA, ta tiến hành phân tích Dupont: ROA=TDT x TTS Trong đó: - TDT là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - TTS là vòng quay tổng tài sản 57 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.12 - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu ROA của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Lần Tdt Tts 2013/2012 -0,0143 -0,0226 0,0083 2014/2013 0,0147 0,05 -0,0353 Ảnh hưởng của các nhân tố Biến động ROANăm so sánh (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014) Qua bảng trên ta thấy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp có xu hướng biến động không đều, cụ thể là chỉ tiêu này giảm trong năm 2013 và lại tăng trong năm 2014. Tuy nhiên, con số này vẫn ở mức cao, có thể nói đây là một dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp Năm 2013, ROA giảm 0,0143 lần so với năm 2012. Trong đó, tỉ suất sinh lợi trên doanh thu thuần giảm 0,0155 lần khiến ROA giảm 0,0226 lần (2,26%) (nguyên nhân sâu xa là do tốc độ tăng GVHB, CPBH, CPQLDN cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần) và vòng quay tổng tài sản tăng 0,0558 vòng kiến ROA tăng 0,0083 lần (0,83%) (nguyên nhân là do doanh thu trong năm này tăng mạnh). Năm 2014, ROA của DN tăng 0.0147 lần (1,47%) và đạt giá trị là 0.2413 lần. Con số này có nghĩa là bình quân 100 đồng tài sản của DN sẽ tạo ra 24.13 đồng lợi nhuận sau thuế. Sự tăng lên này của ROA là do trong kỳ, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của DN tăng 0.0329 lần làm cho ROA tăng 0.05 lần (chi phí bán hàng giảm mạnh là nguyên nhân sâu xa của sự biến động này) và vòng quay tổng tài sản giảm 0.1934 vòng đã làm cho ROA giảm 0.0353 lần (3.53%) (nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của bình quân tổng tài sản). Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có giảm trong năm 2013 nhưng đến năm 2014 lại tăng lên. Đây là một tín hiệu tốt, cho thấy các chính sách DN đang áp dụng có hiệu quả, làm cho tỷ suất sinh lời có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, sự biến động không đều của chỉ tiêu này đặt ra cho DN một số vấn đề trong công tác quản lý hiệu quả sử dụng tài sản. 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới chỉ tiêu ROE, ta tiến hành phân tích Dupont: ROE=TDT x TTS x TVCSH Trong đó: - TDT là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - TTS là vòng quay tổng tài sản - TVCSH là tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân. Bảng 3.13 - Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu ROE của Công ty Bia Huế giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Lần Tdt Tts Tvcsh 2013/2012 -0,0458 -0,0415 0,0153 -0,0196 2014/2013 0,0757 0,0872 -0,0615 0,05 Năm so sánh Biến động ROE Ảnh hưởng của các nhân tố (Nguồn: BCTC Công ty TNHH Bia Huế 2012-2014) Dựa vào bảng phân tích Dupont chỉ tiêu ROE ta thấy ROE của DN luôn ở mức cao và cũng có xu hướng biến động tương tự như chỉ tiêu ROA. Năm 2012, ROE đạt 0.4417 lần (44,17%), đến năm 2013 chỉ tiêu này giảm 0.0458 lần và đạt giá trị là 0.3959 lần (39.59%). Đến năm 2014, ROE lại tăng lên thành 0.4717 lần (47.17%), con số này có ý nghĩa là bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra 47.17 đồng lợi nhuận sau thuế. Sự biến động của chỉ tiêu ROE là do sự tác động của 3 nhân tố đó là tỷ suất sinh lời trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản và tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân. Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần giảm 0.0155 so với năm 2012 khiến ROE giảm 0.0415 lần (4.15%), vòng quay tổng tài sản tăng 0.0559 vòng khiến ROE tăng 0.0153 lần(1.53%), tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân giảm 0.0866 lần khiến ROE giảm 0.0196 lần (1.96%). Vì vậy ROE đã giảm 0.0458 lần so với năm 2012. 59 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Năm 2014, ROE của DN lại tăng lên 0.0757 lần (7.57%) so với năm 2013. Trong đó, tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần tăng 0.0329 lần khiến ROE tăng 0.0872 lần (8.72%), vòng quay tổng tài sản giảm 0.1934 vòng làm cho ROE giảm 0.0615 lần (6.15%) và tỷ số tổng tài sản bình quân trên VCSH bình quân tăng 0.2070 lần làm ROE tăng 0.05 lần (5%). Qua 3 năm phân tích, ta thấy chỉ tiêu ROE của DN luôn ở mức cao điều này chứng tỏ DN đang kinh doanh rất hiệu quả. Sự tăng lên của ROE trong năm 2014 đã cho khẳng định một lần nữa tình hình tài chính của DN đang tốt. 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 4.1 Đánh giá lại tình hình tài chính 4.1.1 Ưu điểm Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2012- 2014 ta thấy rằng tình hình tài chính của DN tương đối tốt và tạo ra được dòng tiền dồi dào, nhờ đó mà DN có thể dùng tiền tạo ra từ HĐKD để đầu tư tài sản, trả nợ gốc vay và chi trả cho chủ sở hữu. Trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của DN rất tốt. Sản lượng tăng cùng với sự gia tăng của giá bán đã kéo theo sự tăng trưởng của doanh thu. Tình hình luân chuyển hàng hóa của DN cũng rất tốt, hàng hóa luân chuyển nhanh, giúp giảm chi phí kho bãi, tăng lợi nhuận giữ lại của công ty. Lợi nhuận của DN không ngừng gia tăng dẫn đến các tỷ số về khả năng sinh lời của DN cũng tăng theo. Bên cạnh đó, DN cũng không ngừng mở rộng quy mô, sản xuất thêm nhiều chủng loại sản phẩm để phục vụ tốt hơn cho khách hàng cũ cũng như hướng đến các đối tượng khách hàng mới. Các sản phẩm của DN ngày càng được biết đến rộng rãi không chỉ ở thị trường trong nước mà còn phát triển ra nước ngoài. Đặc biệt trong năm 2013, DN đã cho ra mắt sản phẩm bia Huda Gold có chất lượng cao và đã giành huy chương bạc trong cuộc thi vô địch bia thế giới. Đây là dấu hiệu tích cực giúp DN lấy được niềm tin của các đối tác, các chủ nợ, ngân hàngđồng thời giúp DN khẳng định thương hiệu, uy tín của mình trên thị trường. 4.1.2 Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì tình hình tài chính của DN vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong năm tới, nổi bật là các vấn đề sau: Thứ nhất là cơ cấu về vốn và nguồn vốn của DN chưa hợp lý khiến cho khả năng thanh toán của DN gặp trở ngại. Do nguồn vốn dài hạn của DN không đủ để tài trợ cho các TSDH nên DN phải sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này đã làm cho khả năng thanh toán của DN luôn ở mức dưới 1 và có xu hướng giảm dần qua các năm. 61 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Thứ hai là vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm làm giảm suất sinh lời của DN. Vòng quay các khoản phải thu cũng có dấu hiệu giảm, tuy đây không phải là hạn chế của doanh nghiệp nhưng sự giảm đi của chỉ tiêu này là một điểm DN nên chú ý. Thứ 3 là làm thế nào để tăng doanh thu thuần đồng thời tiết kiệm chi phí một cách có hiệu quả. Thực ra đây chưa hẳn đã là hạn chế nhưng qua phân tích ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần ngày một thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, điều này đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với năm trước, nên trong phần này sẽ đề ra một số giải pháp để DN có thể tăng doanh thu thuần lên mức cao nhất có thể. 4.2 Giải pháp 4.2.1 Tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp Có thể thấy tỷ số thanh toán ngắn của DN qua 3 năm đều nhỏ hơn hoặc bằng 1. Sự giảm đi của tỷ số thanh toán là do TSNH của DN có xu hướng giảm qua 3 năm đặc biệt là tiền và các khoản tương đương tiền trong khi đó nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng. Điều này đã dẫn đến sự giảm mạnh của tỷ số thanh toán,nhất là tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán bằng tiền Việc giảm các tài sản dài hạn để làm tăng tài sản ngắn hạn cũng được xem là một giải pháp. Để giảm các tài sản dài hạn thì các bộ phận chức năng trong DN cần họp lại để xem xét xem tài sản nào của DN đang hoạt động hiệu quả,tài sản nào không dùng để có thể tiến hành sửa chữa, cải tiến hoặc thanh lý. Đây cũng là cách để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng tài sản, tăng vòng quay tổng tài sản, từ đó giúp ROA và ROE tăng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc giảm TSDH để tăng TSNH là không nhiều do hiện nay DN đang mở rộng quy mô để tăng sản lượng. Cách thức hiệu quả hơn là tăng nguồn vốn vay dài hạn. Cụ thể với tình hình tài chính hiện tại, thì DN nên tăng vay dài hạn khoảng 100 tỷ đồng. Khi đó, tài sản ngắn hạn sẽ tăng lên, kéo theo các tỷ số về khả năng thanh toán cũng sẽ tăng lên. Cơ sở để thực hiện phương án này là thời điểm hiện tại DN có tình hình kinh doanh tốt, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cao. Tuy nhiên không nên vay cùng một lúc mà 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp có thể chia nhỏ ra làm nhiều lần, chỉ vay khi có yêu cầu thanh toán của chủ nợ nếu khi đó DN chưa có đủ tiền để trả. Tuy có thể vay dài hạn nhưng với lượng tiền như vậy vẫn chưa đảm bảo về mức độ an toàn trong thanh toán. Để có thể tăng lượng tiền đảm bảo thanh toán, DN nên tiến hành thu hồi các khoản nợ càng nhanh càng tốt nếu có thể. Đây là biện pháp nhanh nhất giúp làm tăng lượng tiền mặt của DN nhằm đảm bảo cho việc thanh toán. Đồng thời, DN cần cắt giảm những chi phí không cần thiết hoặc giảm xuống mức thấp nhất có thể như chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng, chi phí lao động gián tiếp Việc chi phí tăng cao khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán sẽ làm tăng các khoản nợ phải trả cho DN, vì vậy DN nên hạn chế hoặc cắt giảm những khoản chi phí gián tiếp này nếu có thể. Doanh nghiệp tiến hành đánh giá các khoản nợ. Từ số tiền có được, doanh nghiệp nên ưu tiên chi trả những khoản cần thiết trước như thuế hay các chi phí quan trọng khi đến hạn, có thể hoãn chi trả những hóa đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ khi chưa có yêu cầu. 4.2.2 Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản Qua phân tích, ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của DN giảm trong năm 2014. Tuy mức độ giảm không nhiều nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp thì trong tương lai sẽ gặp phải khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng tài sản. Để tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định, DN cần hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm tài sản nhất là tài sản cố định. Việc mua sắm TSCĐ cần được quyết định một cách kỹ lưỡng, xem xét giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra từ việc mua sắm để quyết định đầu tư hay không. Ngoài ra, việc tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý việc sử dụng và bảo quản TSCĐ cũng nên được quan tâm. Máy móc càng hiện đại, càng tốt thì năng suất sản xuất càng cao, tạo ra được nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến sự tăng lên của doanh thu. Đây là điều mà DN nên đặt sự quan tâm hàng đầu vì quy trình sản xuất chủ yếu do máy móc làm việc. 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 4.2.3 Giải pháp giúp tăng doanh thu Để tăng trưởng doanh thu, DN cần phải gia tăng sức cầu của thị trường đối với sản phẩm của DN. Với tình hình hiện tại DN có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:  Đẩy mạnh hoạt động bán hàng Đầu tư nguồn lực bằng cách cải thiện qui trình bán hàng hoặc tổ chức đào tạo cho đội ngũ bán hàng nhằm tăng khối luợng hàng bán ra. Doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng và đảm bảo đuợc sản phẩm cuối cùng đến tận tay khách hàng. Mở rộng các kênh bán hàng phân phối offline, đồng thời phát triển các kênh bán hàng trực truyến. Hãy nhanh chóng thiết kế website bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh các hoạt động marketing online, sử dụng các hình thức quảng cáo online hiệu quả như Facebook Marketing, Google Adwords  Thâm nhập vào thị trường khác Hiện nay, các sản phẩm của Công ty Bia Huế chỉ được sử dụng rộng rãi trên địa bàn các tỉnh miền Trung, ở các tỉnh thành khác sản phẩm chỉ mang tính chất giới thiệu, điều này làm hạn chế về doanh thu của DN. Để có thể xâm nhập vào thị trường mới, đòi hỏi DN phải đưa ra các chiến lược phù hợp như: lựa chọn thị trường ít cạnh tranh hơn, tạo sự khác biệt về sản phẩm và đưa ra mức giá hấp dẫn để khách hàng chuyển đổi sang tiêu dùng các sản phẩm của DN.  Cải tiến sản phẩm hiện có và phát triển thêm những sản phẩm mới. Tuy đã chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường các tỉnh miền Trung nhưng DN không nên chủ quan không cải tiến sản phẩm. Trong những năm tới, DN nên chú ý thay đổi mẫu mã sản phẩm, thiết kế nhãn mác mới để tạo sự mới mẽ đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Tạo cảm giác đổi mới về chức lượng, sang trọng cho người tiêu dùng. Đồng thời ra mắt những sản phẩm mới phù hợp với khu vực địa lý và phân khúc khách hàng. Trong năm 2013, Công ty Bia Huế đã cho ra mắt sản phẩm bia Huda Gold có chất lượng cao nhằm hướng tới phân khúc khách hàng có thu nhập cao. Đây là một 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp dấu hiệu tích cực thể hiện tham vọng cạnh tranh với các loại bia hạng sang khác như Tiger, Heineken. Trong thời gian tới DN nên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tiếp thị để sản phẩm Huda Gold có thể tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng. Nói tóm lại, để DN hoạt động tốt thì cần phải khắc phục những hạn chế về mặt tài chính song để phát triển vượt bậc thì cần phải có những chiến lược táo bạo, tuy có thể mang lại những rủi ro về tài chính nhưng kết quả đạt được có thể lớn hơn nhiều so với những gì DN đã hy sinh. 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Bia Huế, cùng với việc tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong công tác phân tích tài chính của công ty, tôi đã hoàn thiện khóa luận của mình và khóa luận được giải quyết được các vấn đề sau: - Cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty TNHH Bia Huế cho những đối tượng quan tâm. - Tìm hiểu được mức độ cũng như nguyên nhân sự biến động của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh. - Đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của công ty thông qua các tỷ số tài chính như tỷ số về tính thanh khoản, tỷ số về hiệu quả quản lý tài sản, tỷ số về khả năng sinh lời - Đánh giá được những ưu nhược điểm trong tình hình tài chính hiện tại của DN đồng thời đưa ra một số giải pháp mang tính tích cực nhằm cải thiện những hạn chế đó trong những năm tới. III.2. Hạn chế của đề tài Khi thực hiện đề tài này, cá nhân em vẫn chưa hoàn toàn hài lòng bởi những hạn chế còn mắc phải trong quá trình thực hiện. Thứ nhất, do Công ty TNHH Bia Huế là một công ty nước ngoài nên quy trình xét duyệt để công bố báo cáo tài chính diễn ra phức tạp và kéo dài. Theo quy định của công ty, khi báo cáo tài chính chưa được cấp trên ký duyệt thì chưa được công bố nên việc xin báo cáo tài chính của Công ty năm 2014 gặp phải khó khăn. Thời gian xin được báo cáo tài chính quá cận kề ngày hoàn thành khóa luận nên em không có đủ thời gian để phân tích một cách sâu hơn tình hình tài chính của DN. Thứ hai, em chưa tìm được số liệu trung bình ngành hoặc những DN có cùng quy mô tương tự Công ty TNHH Bia Huế để tiến hành so sánh. Nguyên nhân là rất ít DN có cùng quy mô với Công ty có niêm yết trên thị trường, những Công ty có niêm yết 66 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp thì lại là những công ty có quy mô lớn, hoạt động ở địa bàn khác, tình hình kinh doanh khác nên không thể sử dụng số liệu để so sánh. Thứ ba, khi đưa ra giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao doanh thu, em chỉ có thể đưa ra những giải pháp chung chung vì không thể tiếp cận với các báo cáo nội bộ cũng như số liệu chi tiết của từng khoản mục. Bên cạnh đó, do không hiểu rõ về quy trình sản xuất cũng như không được quan sát thực tế nên em không biết thực trạng về công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp hiện như thế nào nên không thể đưa ra hướng giải quyết cụ thể. III.3. Kiến nghị Để việc tiến hành phân tích tình hình tài chính được chính xác và toàn diện hơn, em xin đề xuất một số kiến nghị sau: Mở rộng thời gian nghiên cứu từ 3 năm lên thành 5 năm để có thể thấy chính xác hơn xu hướng biến động của tình hình tài chính Đối với các nhà quản lý DN, khi tiến hành phân tích tình hình tài chính nên sử dụng báo cáo nội bộ để có thể nhìn nhận tình hình một cách chính xác hơn. Xây dựng và công bố chỉ tiêu bình quân ngành và của các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô vốn để tiến hành so sánh một cách chính xác. Mục tiêu lớn nhất của DN là tối đa hóa giá trị DN, đây là điều mà các tỷ số nhưng ROA, ROE không thể hiện hết được. Vì vậy, để có thể nhìn nhận chính xác nhất tình hình tài chính của DN qua các thời kì cần phải tính được giá trị của DN qua các năm. Để làm được điều này, cần đo lường rủi ro của DN để tính suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư, lãi suất vay, ước lượng dòng tiền DN sinh ra trong tương lai. 67 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) TS. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. (2) Ngô Kim Phượng (2010), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. (3) Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. (4) Hoàng Thị Kim Thoa (2014), Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính, Trường Đại học Kinh tế Huế. (5) Trần Quý Liên (1995), Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. (6) Võ Văn Nhị (2011), Hướng dẫn lập - đọc & phân tích báo cái tài chính, báo cáo kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (7) Nguyễn Lê Nguyên Hương (2014), Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Bia Huế, Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại Học Kinh Tế Huế. 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoang_thanh_dung_019.pdf
Luận văn liên quan