Đề tài Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống tài chính tại công ty TNHH giao nhận hàng hoá jupiter pacific chi nhánh Hà Nội

Nội Dung Chính Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của Chi nhánh. Phần 2: Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ qua hệ thống báo cáo tài chính. Phần 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Chi nhánh -------------------------------------------------------------------------------------------- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BCTC CỦA CHI NHÁNH I. Hệ thống báo cáo tài chính Chi nhánh sử dụng. Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những nội dung sau: Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu kinh tê khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo Tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu phát triển những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quy định về quản lý điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc đầu tư của CSH. Báo cáo Tài chính là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ đề ra kế hoạch hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ thống Báo cáo tài chính được lập tại Chi Nhánh tuân theo những sửa đổi mới nhất của Bộ Tài Chính dựa trên cơ sở chuẩn mực số 21 trong CMCĐKTVN Hệ thống BCTC được lập tại Chi nhánh: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. 1. Bản cân đối kế toán (Mẫu B01-DN.). a) Nội dung của BCĐKT như sau: Phần “Tài sản”: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hoạch toán, đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được xắp xếp theo nội dung kinh tế. Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được xắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Cụ thể nội dung trong phần tài sản và phần nguồn vốn như sau:  Phần “Tài sản”: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Chi nhánh tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại: Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của Chi nhánh là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác. Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Thuộc loại này có các chỉ tiêu phản ánh tài sản của Chi nhánh là Tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng CB dở dang, các khoản ký cuợc ký quỹ dài hạn và chi phí trả trước dài hạn.  Phần “Nguồn vốn”: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn hình thành các loại tài sản tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành hai loại chỉ tiêu: Loại A: Nợi phải trả, các chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một số khoản nợ khác mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn vốn hình thành tài sản. Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu. Phản ánh các nguồn vốn, các quỹ của doanh nghiệp và nguồn kinh phí, thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, bảng cân đối kế toán còn các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán. b) Cơ sở số liệu: Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán bao gồm: - Bảng cân đối kế toán ngày cuối niên độ kế toán kỳ trước. - Số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4. Trên các số kế toán chi tiết, số kế toán tổng hợp của kì lập bảng cân đối kế toán. - Số dư của các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (loại 0) c) Phương pháp lập bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh được lập thông qua phần mềm kế toán Peachtre. Trên cơ sở tổng hợp các số liệu tổng hợp từ số dư trên sổ chi tiết của tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4.

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống tài chính tại công ty TNHH giao nhận hàng hoá jupiter pacific chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(1.058) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 20 515.415 289.047 L­u chuyÓn tiÒn tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ TiÒn chi ®Ó mua s¾m, x©y dùng TSC§ 21 (80.899) (29.631) TiÒn thu tõ thanh lý TSC§ vµ tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 22 - - TiÒn chi cho vay, mua c¸c c«ng cô nî 23 - - TiÒn thu håi cho vay, b¸n l¹i c¸c c«ng cô nî 24 - - TiÒn chi ®Çu t­ gãp vèn vµo ®¬n vÞ kh¸c 25 - - L­u chuyÓn tiÒn thuÇn t­ ho¹t ®éng ®Çu t­ 30 (80.899) (29.631) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh TiÒn thu tõ ph¸t hµnh cæ phiÕu, nhËn vèn gãp 31 - - TiÒn chi tr¶ vèn gãp, mua l¹i cæ phiÕu 32 - - TiÒn vay ng¾n h¹n, dµi h¹n 33 - - TiÒn chi tr¶ nî gèc vay 34 - (63.000) TiÒn chi tr¶ nî thuÕ tµi chÝnh 35 - - Cæ tøc, lîi nhuËn tr¶ cho chñ së h÷u 36 (250.675) (406.693) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh 40 (250.675) (469.693) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn trong kú 50 183.841 (210.277) TiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn ®Çu kú 60 476.698 686.975 TiÒn tån cuèi kú 70 660.539 476.698 4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát. Để giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính. a) Nội dung: Thuyết minh BCTC tại Chi nhánh được lập trên cơ sở bảng mẫu số B09-DN và nội dung sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. - Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. b) Cơ sở số liệu: Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là: - Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo. - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mẫu B01-DN). - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu B02-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. c) Phương pháp lập: Kế toán trưởng của Chi nhánh sẽ lập thuyết minh BCTC sau khi đã xem xét, phân tích trên cơ sở số liệu. II. Phân tích tình hình tài chính cua Chi Nhánh. 1. Đánh giá khái quát tình hình của Chi Nhánh tài chính: Qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Chi Nhánh, xét trên các phương diện sau: Tổng tài sản: Tổng tài sản năm 2005 so với năm 2004 giảm 14157 USD. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cấu thành nên tổng tài sản sẽ cho chúng ta thấy được nguyên nhân dẫn đến tổng tài sản giảm, cụ thể như sau: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2005 so với năm 2004 tăng làm tổng tài sản tăng là 183.841 USD. Các khoản phải thu năm 2005 so với năm 2004 giảm làm tổng tài sản giảm là 229.338 USD. Hàng tồn kho năm 2005 so với năm 2004 tăng làm cho tổng tài sản tăng là 120 USD. Tài sản ngắn hạn khác năm 2005 tăng so với năm 2004 làm tổng tài sản tăng là 3450 USD. Tài sản cố định năm 2005 so với năm 2004 tăng làm cho tổng tài sản tăng là 27.769 USD. Tổng hợp mức tăng giảm của các chỉ tiêu trên làm tổng tài sản năm 2005 giảm so với năm 2004 là 14.157 USD. Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2005 so với năm 2004 giảm bằng mức giảm của tổng tài sản, nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn giảm: Nợ ngắn hạn năm 2005 giảm so với năm 2004 làm tổng nguồn vốn giảm là 77.569 USD. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 so với năm 2004 tăng làm tổng nguồn vốn tăng 63.413 USD. Tuy nhiên mức tăng của nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn mức giảm của nợ phải trả do đó làm tổng nguồn vốn giảm 14.157 USD. Lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2005, mức lợi nhuận thuần trước thuế giảm so với năm 2004 là 69.462USD. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thuần trước thuế giảm: Lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 tăng làm lợi nhuận thuần của Chi Nhánh tăng là 7442 USD. Tuy nhiên mức tăng này nhỏ hơn mức giảm của lợi nhuận khác (62.021). Do đó tổng mức lợi nhuận thuần trước thuế của Chi Nhánh giảm. Lượng tiền tồn cuối kỳ:( theo số liệu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ) lượng tiền tồn cuối kỳ năm 2005 so với năm 2004 tăng 138.841 USD. Lượng tiền tồn cuối kỳ tăng do ảnh hưởng của các nhân tố: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 tăng 226.368 USD. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư năm 2005 so với năm 2004 giảm 51.268 USD. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2005 so với năm 2004 tăng 219.018 USD. Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ năm 2005 so với năm 2003 giảm 21.277 USD. Từ những số liệu trên chỉ phán ánh sự tăng, giảm các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, tổng hợp mức ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp. Để có thể đưa ra nhận đinh chính xác tổng quan về tình hình tài chính của Chi Nhánh, ta sẽ tính một số chỉ tiêu tài chính cụ thể sau: Ø Thứ nhất “ hệ số tài trợ” Tổng nguồn vốn CSH Tổng số nguồn vốn Công thức tính : Hệ số tài trợ = 1.120.8931 2.186.529 Hệ số tài trợ 2005 = = 0.51 1.057.480 2.200.686 Hệ số tài trợ 2004 = = 0.48 Hệ số tài trợ năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,03 chứng tỏ năm 2005 mức độc lập về mặt tài chính cao hơn năm 2004, trong năm 2005 quá nửa số tài sản được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu, thay vì nguồn vốn đi chiếm dụng như năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do trong năm 2005 Chi nhánh đã có chính sách trả nợ tích cực làm giảm nợ ngắn hạn so với năm 2004, lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh là tương đối lớn, nên tổng lợi nhuận chưa phân phối tăng so với năm trước. Hệ số tài trợ tăng là biểu hiện cho tình hình tài chính của Chi Nhánh tốt hơn. Ø Thứ hai: “ Hệ số khả năng thanh toán ” công thức tính: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tổng giá trị thuần về TSLĐ & đầu tư ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn = Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1.741 1.856.276 1.065.636 = Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2005 = 1.66 1.898.202 1.143.205 = Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2004 Hệ số khả năng thanh toán trong hai năm đều lớn hơn 1, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,081. Chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Chi Nhánh năm 2004, 2005 rất tốt, khả năng thanh toán trong 2005 đã được cải thiện và nâng cao hơn trong năm 2004. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền & các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn = 0.61 660.539 1.065.636 = Hệ số khả năng thanh toán tức thời 2005 = 0.41 476.698 1.143.205 = Hệ số khả năng thanh toán tức thời 2004 Qua số liệu, hệ số khả năng thanh toán tức thời trong hai năm cho thấy khả năng thanh toán chỉ Chi Nhánh là tương đối tốt, năm 2005 là 0,61 hợp lý với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản hiện có Tổng số nợ phải trả = 2.05 2.186.529 1.065.636 = Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2005 = 1.92 2.200.686 1.143.205 = Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2004 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,13 chứng tỏ về khả năng thanh toán của Chi Nhánh năm nay cao hơn năm trước, nguyên nhân là do tổng nợ phải trả năm nay giảm so với năm trước là 77.569USD. - Hệ số thanh toán của tài sản lưu động. Hệ số khả năng thanh toán tài sản lưu động = Tổng vốn bằng tiền & các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng giá trị thuần của TSLĐ = 660.539 1.856.276 = 0.35 Hệ số khả năng thanh toán tài sản lưu động 2005 = 476.698 1.898.202 = 0.25 Hệ số khả năng thanh toán tài sản lưu động 2004 Hệ khả năng thanh toán TSLĐ trong hai năm đều nhỏ hơn 0,5 nó là thấp, chưa hợp lý so với nhu cầu của Chi Nhánh cần phải duy trì mức vốn luân chuyển thuần cao, nhu cầu cần thanh toán ngay. Trên cơ sở phân tích khái quát tình hình tài chính của Chi Nhánh thông qua sự biến động các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính cùng một số chỉ tiêu tài chính, cho phép chúng ta đưa ra một số nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của Chi Nhánh như sau: Tình hình tài chính của năm 2005 đã có những thay đổi tốt hơn so với năm 2004. Xét trên các phương diện về khả năng thanh toán, tính tự chủ về mặt tài chính, tuy nhiên tính tự chủ về mặt tài chính còn chưa cao, còn phụ thuộc vào nguồn chiếm dụng của khách dó là điểm chi nhánh cần phải khắc phục Tuy tổng tài sản, tổng lợi nhuận thuần trước thuế giảm, cũng chưa thể đánh giá về tình hình tài chính của chi nhánh. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên, chúng ta sẽ xem xét khi đi sâu vào phân tích từng mảng cụ thể tình hình tài chính của Chi Nhánh. 2. Phân tích cơ cấu tài sản của Chi nhánh. Cơ cấu tài sản phản ánh loại hình kinh doanh của Doanh Nghiệp, do đó với mỗi loại hình kinh doanh đều có một kết cấu tài sản đặc trưng. Với loại hình dịch vụ: Tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Chi Nhánh với hoạt động kinh doanh là cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa qua đường hàng không, đường biển. Do đó kết cấu tài sản mang đặc trưng loại hình kinh doanh dịch vụ. Để đánh giá mức hợp lý trong kết cấu tài sản của Chi Nhánh, ta có bảng phân tích ( Bảng 1). Đơn vị:USD Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ C/lệch cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 1.898.202 86,25 1.856.276 84,89 (41.926) 97,79 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 476.698 21,66 660.539 30,2 183.841 138,56 II. Các khoản đầu tư t/chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu 1.418.972 64,47 1.189.634 54,4 (229.338) 83,83 1. Phải thu khách hàng 952.615 43,28 1.114.648 50,97 162.033 117 2. Phải thu khác 490.165 22,27 104.575 4,78 (385.590) 21,33 3. Dự phòng phải thu khó đòi (23.809) (1,08) (29.589) (1,35) (5.780) 27 IV. Hàng tồn kho 230 0,01 350 0,01 120 152 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.302 0,1 5.752 0,26 3.450 249,86 B. Tài sản dài hạn 302.484 13,74 330.253 15,1 27.769 109,18 I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 II. Tài sản cố định 302.484 13,74 330.253 15,1 27.769 109,18 III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 IV. Các khoản đầu tư t/chính dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tổng (A + B) 2.200.686 100% 2.183.529 100% (14.157) 99,35 Bảng1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Qua số liệu của bảng phân tích có thể thấy quy mô tổng tài sản là do các yếu tố sau: F Tài sản ngắn hạn giảm từ 1.898.202 ( năm 2004) xuống 1.856.276(năm 2005) tương ứng 41.926 USD, cùng với mức giảm của tỷ trọng trong tổng tài sản từ 86,25% xuống còn 84,89%. Tài sản ngắn hạn giảm là do: Các khoản phải thu tổng các khoản phải thu giảm là 229.338. Trong các khoản phải thu, phải thu khác giảm 385.590 nhưng phải thu khách hàng tăng 162.033USD. Tổng hợp mức tăng giảm các khoản phải thu đã làm phải thu giảm. Về khoản phải thu khách hàng: là một khoản chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu, cũng như tổng tài sản của Chi Nhánh, cho thấy Chi Nhánh bị khách hàng chiếm dụng vốn là tương đối lớn. Trong năm 2005 tỷ trọng khoản phải thu khách hàng tăng so với năm trước là 7,69% Nguyên nhân lý giải điều này là do trong năm Chi Nhánh đã mở rộng thêm được thị trường mới, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, để tạo và duy trì những mối quan hệ mới lâu dài đòi hỏi Chi Nhánh cần thông thoáng hơn trong chính sách tín dụng thương mại, tuy nhiên đó cũng là bất lợi đối với một doanh nghiệp dịch vụ thương mại cần nhiều vốn cho hoạt động của mình. Thiết nghĩ Chi Nhánh cần có những biện pháp để thúc đầy việc thu hồi nợ của khách hàng. Về khoản phải thu khác: đó bao gồm khoản tạm ứng, ký cược ký quỹ ngắn hạn, phải thu khác. Giá trị các khoản phải thu khác năm 2005 so với năm 2004 giảm 38.590USD. Nhân tố chủ yếu làm giảm giá trị các khoản phải thu là do khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn giảm, chứng tỏ uy tín của Chi Nhánh trong các quan hệ tài chính ngày các gia tăng, đó là một thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh trong tương lai. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng138,5% tương đương 138.841 USD mức tăng này giúp cho các hoạt động cần thanh toán tức của Chi Nhánh được đáp ứng tốt hơn, thể mức luân chuyển thuần tăng. Chứng tỏ Chi Nhánh đã sử dụng tiền vào các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tổng hợp mức tăng giảm của hai chỉ tiêu trên là nguyên nhân chủ yếu làm cho tài sản ngắn hạn giảm 67.305 USD. Ngoài ra sự gia tăng của hàng tồn kho làm tổng tài sản tăng lên 120USD, tài sản ngắn hạn khác tăng làm tổng tài sản tăng 3450USD. F Tài sản dài hạn tăng 101,18% tương ứng 27.769 USD Toàn bộ tài sản dài hạn của Chi Nhánh là tài sản cố định, không có đầu tư dài hạn và bất động sản, tỷ trọng tài sản cố định của Chi Nhánh là 15,12%(2005), 13,89%(2004) đối với một doanh nghiệp tỷ trọng này là hợp lý vì nhu cầu về tài sản cố định trong loại hình Doanh nghiệp này chủ yếu là: Máy móc thiết bị giúp cho việc xử lý và lưu trữ thông tin, những máy móc này không có giá trị lớn như máy móc dùng trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong loại hình doanh nghiệp dịch vụ tài sản lưu động sẽ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Qua kết phân tích kết cấu tài sản của Chi Nhánh, tài sản lưu động 86,25%(2004), 84,89(2005) phần còn lại là tài sản cố định, đó là một kết cấu hợp lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, tuy nhiên tỷ trọng các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán cần phải có biện pháp điều chỉnh để tạo môi trường tài chính lành mạnh cho Chi Nhánh. 2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh. Cơ cấu tài sản thể hiện sự phân bổ nguồn lực của Doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai của Doanh nghiệp tuy nhiên nếu nguồn lực hình thành trên các khoản đi chiếm dụng vốn là chủ yếu, thì đó là sự phát triển không bền vững. Do đó khi phân tích về tình hình tài chính cần thiết phải phân tích cơ cấu nguồn vốn. Từ phân tích cơ cấu nguồn vốn đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của Doanh Nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán của Chi Nhánh 31/12/2005 ta có bảng phân tích ( Bảng 2). Đơn vị: USD Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A.Nợ phải trả 1.143.205 51,94 1.065.636 48,73 (77.569) 93,21 I. Nợ ngắn hạn 1.143.205 51,94 1.065.636 48,73 (77.569) 93,21 1. Phải trả cho người bán 995.851 45,25 922.579 45,39 (73.272) 92,64 2. Người mua trả tiền trước 0 0 0 0 0 0 3. Thuế và các khoản phải nộp 118.817 5,39 103.283 4,72 (15.534) 86,92 4. Phải trả CNV 820 0,03 1.820 0,08 1000 221,9 5. Chi phí phải trả 21.015 0,95 31.657 1,44 10.642 150,64 6. Phải trả, phải nộp khác 6.702 0,3 6.296 0,28 (406) 93,94 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.057480 48,05 1.120.893 51,26 63.413 105,99 I. Vốn CSH 1.057.480 48,05 1.120.893 51,26 63.413 105,99 1. Vốn đầu tư CSH 349.624 15,88 349.624 15,98 0 100 2. Quỹ DPTC 43.185 1,96 43.185 1,97 0 100 3. Lợi nhuận của phương pháp 664.671 30,2 728.084 33,29 63.413 109,54 III. Nguồn kinh doanh, quỹ khác 0 0 0 0 0 0 Tổng (A + B) 2.200.686 100% 2.186.529 100% (14.157) 99,35 Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn. Qua số liệu của bảng phân tích nguồn vốn cho thấy tổng nguồn vốn năm 2005giảm so với năm 2004 là 14157 USD nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nguồn vốn là do: F Nợ phải trả giảm, nợ phải trả năm 2005 chỉ bằng 93,21% tương đương 77.569 USD so với năm 2004. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất làm khoản nợ phải trả giảm là phải trả người bán giảm, phải trả người bán giảm làm nợ phải trả giảm 73.272 USD, do trong năm Chi Nhánh hoàn trả những khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp vì vậy Chi Nhánh không có các khoản chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Nợ phải trả giảm, nguyên nhân cần phải đến là do trong năm Chi Nhánh đã thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, cho những khoản năm trước còn tồn đọng do đó làm chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước giảm dẫn đến nguồn vốn giảm 15.534 USD. Tuy nhiên, các khoản phải trả nhân viên và các chi phí phải trả khác tăng, Chi Nhánh cần phải khắc phục điểm này, để tạo động lực cho nhân viên trong công việc. Khoản nợ dài hạn luôn bằng không qua hai năm, có thể lý giải điều này từ đặc trưng kinh doanh của Chi Nhánh là mua dịch vụ và bán trực tiếp các dịch vụ này do đó không thể tồn tại các khoản chiếm dụng vốn lâu dài của khách hàng, nó cũng là điều không cần thiết cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh. FNguồn vốn chủ sở hữu tăng 105,99% tương ứng 63.413 USD Nguồn vốn chủ sở hữu tăng hoàn toàn do lợi nhuận chưa phân phối tăng, chứng tỏ Chi Nhánh trong năm vừa qua có lãi từ các hoạt động kinh doanh tuy nhiên điều đó chưa đủ căn cứ để so sánh kết quả kinh doanh của năm nay so với năm trước. Để đánh giá tính hợp lý trong kết cấu nguồn vốn ta cần tính các chỉ tiêu tài chính Hệ số tài trợ( từ kết quả phần 1) hệ số tài trợ năm 2005 là 0,51 năm 2004 là 0,48 năm nay hệ số tài trợ tăng 0,03 so với năm trước, đó là là biểu hiện cho mức độc lập về tài chính của Chi Nhánh đã được nâng cao, tuy nhiên ở mức 51% là vốn chủ sở hữu thì tính tự chủ về mặt tài chính là chưa cao, do đó trong các hoạt động kinh doanh, Chi Nhánh còn bị động và phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, do đó tương lai Chi Nhánh cần nâng cao hệ số này hơn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Công thức tính toán tài sản lưu động 2004 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu 1.143.205 1.057.480 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2005 = = 1,08 1.065.636 1.120.893 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2004 = = 1,95 Trong năm 2005 hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 chứng tỏ khoản nợ đã không còn đóng vai trò quyết định trong tổng nguồn vốn như năm 2004 nữa tuy nhiên đó là tỷ lệ cao,Chi Nhánh cần có biện pháp cụ thể làm giảm tỷ lệ này, có thể trả bớt nợ cho nhà cung cấp, tuy nhiên đó sẽ là bất lợi nếu Chi Nhánh giảm khoản nợ quá nhiều, như vậy sẽ tận không tận dụng được nguồn vốn được chiếm dụng hợp pháp. Tóm lại, qua phân tích tình hình tài chính của Chi Nhánh trên phương diện cơ cấu tài sản và nguồn vốn tuy tổng tài sản giảm cho thấy kết cấu tài sản và nguồn vốn của Chi Nhánh là tương đối hợp lý tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải trả và phải thu khách hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn, là điểm Chi Nhánh cần khắc phục. 3. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, các tài sản này được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về vốn là một yêu cầu cốt lõi cho quá trình kinh doanh liên tục và hiệu quả. Căn cứ vào mục đích sử dụng người tà thường chia nguồn vốn trong doanh nghiệp thành 2 loại là: Nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Để phân tích về 2 loại nguồn vốn của Chi Nhánh ta có bảng phân tích sau ( Bảng 3). Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A.Nguồntàitrợ thường xuyên 1.057.480 48,05 1.120.893 51,26 63.413 105,9 I,. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.057480 48,05 1.120.893 51,26 63.413 105,9 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 349.624 15,88 349.624 15,98 0 100 2. Quỹ dự phòng tài chính 43.185 1,96 43.185 1,97 0 100 3. Lợi chưa phân phối 664.671 30,2 728.084 33,29 63.413 105,9 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 B. Nguồn tài trợ tạm thời 1.143.205 51,94 1.065.636 48,73 (77.569) 93,21 I. Nợ ngắn hạn 1.143.205 51,94 1.065.636 48,73 (77.569) 93,21 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 2. Phải trả cho người bán 995.851 45,25 922.579 42,19 (73.272) 92,64 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 118.817 5,39 103.283 4,72 (15.534) 86,92 4. Phải trả công nhân viên 820 0,03 1.820 0,08 1.000 221,95 5. Chi phí phải trả 21.015 0,95 31.657 1,44 10642 150,64 6. Các khoản phải trả phải nộp khác 6.702 0,3 6.296 0,28 (406) 93,94 Tổng (A + B) 2.200.686 100% 2.186.529 100% (14157) 99,35 Bảng 3:Bảng phân tích nguồn tài trợ tài sản. Qua số liệu bảng phân tích nguồn tài trợ tài sản. Nhận thấy toàn bộ nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn chủ sở hữu, toàn bộ nguồn tài trợ tạm thời là nợ ngắn hạn vì vậy phân tích sự biến động về nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời chính là phân tích về sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn (những phân tích này đã được phân tích cụ thể trong phần cơ cấu nguồn vốn). Trong phần này ta sẽ đánh giá về mức hợp lý trong cơ cấu nguồn tài trợ cho từng loại tài sản Từ số liệu bảng phân tích nguồn tài trợ ta có bảng phân tích sau (Bảng 4). Năm Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1. Tồn kho 230 350 120 2. Các khoản phải thu 1.418.972 1.189.634 (229.338) 3. Tài sản cố định 302.484 330.253 27.769 4. Nguồn tài trợ t/xuyên 1.057.480 1.120.893 63.413 5. Nguồn tài trợ tạm thời 1.143.205 1.065.636 (77.569) 6. Vốn lưu động txuyên(4-3) 754.996 790.640 35.644 7. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên(1+2-5) 275.787 124.348 (151.439) 8. Vốn bằng tiền(6-7) 476698 660539 183.841 Bảng 4: Bảng phân tích nguồn vốn lưu động thường xuyên Qua số liệu bảng phân tích ta thấy: Vốn lưu động thường xuyên của Chi Nhánh là rất lớn, nguồn dài hạn dư thừa khi đầu tư vào tài sản cố định, phần dư thừa được đầu tư vào tài sản lưu động, đó là dấu hiệu khả năng thanh toán của Chi Nhánh tương đối tốt. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn 275.787(2004), 124.345(2005) Chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn không đủ để tài trợ cho tài sản lưu động do đó chi nhánh phải sử dụng nguồn dài hạn để bù đắp khoản chênh lệch này, giải pháp trong trường hợp này là Chi Nhánh nên giảm bớt khoản phải thu khách hàng. Vốn bằng tiền của Chi Nhánh tương đối lớn trong 2 năm, tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn là không xảy ra. 4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ta sẽ đi vào phân tích trên các góc độ sau: a) Phân tích tình hình thanh toán: Phân tích tình hình thanh toán của Chi nhánh ta có bảng phân tích ( Bảng 5) Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ I. Các khoản phải thu 1.Phải thu khách hàng 952.615 67,13 1.114.648 93,69 162.633 117 2. Phải thu khác 490.165 34,54 1045.575 8,79 (385.590) 21,33 3. Dự phòng phải thu khó đòi (23809) (1,67) (29.589) (2,48) (5780) 24,27 Tổng Cộng 1.418.972 100 1.189.634 100 (229.338) 83,83 II. Các khoản phải trả 1. Phải trả người bán 995.851 87,11 922.579 86,57 (73.272) 92,64 2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 118.817 10,39 103.283 9,69 (15.534) 86,92 3. Phải trả CNV 820 0,07 1.820 0,17 1.000 221,95 4. Chi phí phải trả 21.015 1,83 31.657 2,97 10.642 150,64 5. Các khoản phải trả phải nộp khác 6702 0,58 6.296 0,59 (406) 93,94 Tổng Cộng 1.143.205 100 1.065.636 100 (77.569) 93,21 Bảng 5: Phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Qua số liệu bảng phân tích cho thấy: Trong các khoản phải thu, phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn tỷ trọng này là 67,13%(2004), tăng lên 93,69% (2005) chứng tỏ Chi Nhánh đang bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn, đòi hỏi Chi Nhánh cần có chính sách thu hồi nợ kịp thời để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ổn định. Trong các khoản phải trả, phải trả khách hàng có tỷ trọng tương đối lớn với 87,11%(2004), 86,57%(2005) chứng tỏ Chi Nhánh đang chiếm dụng vốn của khách hàng là lớn, nên có kế hoạch trả những khoản nợ đến hạn cần thanh toán. Để có thể đánh giá sự biến động vác khoản phải thu, phải trả đến tình hình tài chính của chi nhánh cần xem xét các chỉ tiêu tài chính sau: - Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả. Công thức tính: Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả (P) = TổngNợ phải thu x 100 Tổng nợ phải trả P2004 = 1.418.972 x 100 =124,12% 1.143.205 P2005 = 1.189.634 X 100 =111,63% 1.065.636 Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả đều lớn hơn 100% chứng tỏ khoản vốn Chi Nhánh đi chiếm dụng nhỏ hơn khoản vốn Chi Nhánh bị chiếm dụng, đó là một bất lợi cho Chi Nhánh khi muốn đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, vì vậy Chi Nhánh cần có biện pháp để thu hồi tốt khoản nợ để nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đánh giá khả năng của Chi Nhánh trong thu hồi các khoản nợ ta có chỉ tiêu tài chính sau: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu(vòng). Công thức tính: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu = Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ 2 Số dư bình quân các khoản phải thu(2004) = 1.219.223+1.418.972 = 1319.097,5 2 Số dư bình quân các khoản phải thu(2005) = 1.418.972+1.189.634 = 1.304.303 2 Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (2005) = 8.641.348 = 6,6 (vòng) 1.304.303 - Thời gian quay vòng của các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu quay được 1 vòng thì mất mấy ngày Công thức tính: Thời gian quay vòng các khoản phải thu = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng luân chuyển các khoản phải thu Thời gian quay vòng các khoản phải thu (2004) = 360 6.3 = 57 ngày Thời gian quay vòng các khoản phải thu (2005) = 360 = 54 ngày 6,6 Từ số liệu của chỉ tiêu trên cho thấy năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,3 vòng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng, số dư bình quân các khoản phải trả giảm, chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh năm 2005 tốt hơn năm 2004. Năm 2005 thời gian quay vòng các khoản phải thu giảm 3 ngày, chứng tỏ tốc độ thu các khoản phải thu nhanh hơn 2004. Tuy nhiên so với thời gian quy định mà Chi Nhánh đặt ra tối đa là 50 ngày đối với các khoản phải thu như vậy thời gian thu hồi các khoản phải thu là chậm chưa đạt được kế hoạch đề ra. Đánh giá mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ ta tính các chỉ tiêu tài chính sau: Công thức tính: Số vòng luân chuyển Các khoản phải trả = Giá vốn hàng bán Số dư bình quân các khoản phải trả Số dư bình quân các khoản phải trả = Khoản phải thu đầu năm + khoản phải thu cuối năm 2 Số dư bình quân các khoản phải trả (2004) = 1.104.420 +1.143.205 = 1.123.812,5 2 Số dư bình quân các khoản phải trả (2005) = 1.143.205 + 1.065.636 = 1.104.420,5 2 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (2004) = 7.501.758 = 6,6 vòng 1.123.812,5 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (2005) = 7.792.950 = 7,076 vòng 1.104.420,5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả Công thức tính: Thời gian quay vòng các khoản phải trả = Thời gian kỳ phân tích Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Thời gian quay vòng các khoản phải trả (2004) = 360 = 54 ngày 6,6 Thời gian quay vòng các khoản phải trả (2005) = 360 = 51 ngày 7 Trong năm 2005, năng lực trả nợ của Chi Nhánh tốt hơn so với năm 2004 thể hiện: Số vòng luân chuyển các khoản phải trả tăng 1,07 (vòng). Thời gian quay vòng các khoản phải trả giảm 3 ngày, tác động làm quy mô khoản phải trả giảm 77 569 USD. Từ những phân tích cho chúng ta thấy được tình hình thanh toán của Chi Nhánh. Tuy nhiên chưa thể đánh giá khả năng thanh toán của Chi Nhánh, ta sẽ phân tích kỹ trong phần sau. b, Phân tích khả năng thanh toán của Chi Nhánh. Phân tích khả năng thanh toán của Chi Nhánh ta sẽ tính một số chỉ tiêu tài chính: “Hệ số thanh toán hiện hành”, “hệ số thanh toán ngắn hạn”, “hệ số thanh toán nhanh”, “hệ số thanh toán tức thời”, “hệ số thanh toán vốn lưu động”. Qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán Ngày 31/12/2005 ta có Bảng phân tích (Bảng 6): Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 476.698 660.539 2. Các khoản phải thu 1.418.972 1.189.634 3. Hàng tồn kho 230 350 4. Tài sản Ngắn hạn khác 2.302 5.752 5. Tổng tài sản 2.200.686 2.186.529 6. Tài sản lưu động 1.898.202 1.856.276 7. Nợ ngắn hạn 1.143.205 1.065.636 8. Tổng nợ ngắn hạn 1.143.205 1.065.636 9. Hệ số thanh toán hiện hành 1,92 2,05 10. Hệ số thanh toán Ngắn hạn 1,66 1,74 11.Hệ số thanh toán nhanh 1,65 1,73 12. Hệ số thanh toán tức thời 0,41 0,61 13. Hệ số thanh toán vốn lưu động 0,25 0,35 Bảng 6: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Chi Nhánh. Cụ thể cách tính các chỉ tiêu trên: Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tải sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền + phải thu Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tài sản lưu động = Tiền và các khoản tương đương tiền Tài sản lưu động Qua bảng phân tích trên cho thấy: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Chi nhánh tăng năm 2004 là 1,92. Năm 2005 là 2,05. Chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của Chi Nhánh đã được nâng cao. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Chi Nhánh năm 2005 so với năm 2004 tăng từ 1,66 (2004) lên 1,74 (2005). Hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng từ 1,65 (2004) lên 1,73 (2005). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hệ số về khả năng thanh toán ở trên đều tăng là do tổng Nợ phải trả (chính bằng Nợ phải trả ngắn hạn) giảm. Tuy tổng tài sản giảm cùng giảm. Nhưng tốc độ giảm của tổng Nợ phải trả lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản, do đó các hệ số về khả năng thanh toán hiện hành, Ngắn hạn và thanh toán nhanh đều tăng. Trong các hệ số khả năng thanh toán, hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng là lớn nhất 0,2. Do lượng tiền trong Chi Nhánh tăng 183841 USD, Nợ phải trả Ngắn giảm 77569 USD.Chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của Chi Nhánh rất tốt, điều này giúp cho Chi Nhánh có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong năm sau. Hệ số thanh toán vốn lưu động trong 2 năm đều lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0,5. Chứng tỏ Chi Nhánh hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên mức chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là không cao. Tóm lại, qua phân tích cho thấy khả năng thanh toán của Chi Nhánh là tương đối tốt. Chi Nhánh hoàn toàn có thể thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên khả năng chuyển đổi của tài sản lưu động là không cao, Chi Nhánh nên có biện pháp để giảm khoản phải thu. Phân tích trên chỉ cho thấy khả năng thanh toán chung của Chi Nhánh nhưng khả năng này ở mỗi thời điểm khác nhau cần phải căn cứ trên nhu cầu thanh toán. c, Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Dựa trên số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Kế hoạch trả nợ của Chi Nhánh ta có Bảng phân tích sau (Bảng7) Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng thanh toán Số tiền 2004 2005 2004 2005 I. Nợ ngắn hạn 1.Tiền mặt 476.698 660.539 1.Phải trả nguời bán 995.851 922.579 2.Phải thu 1.418.972 1.189.634 2.Phải trả CNV 820 1820 3.Hàng tồn kho 230 350 3.Thuế và các khoản phải nộp 118.817 163.283 4.Tài sản ngắn hạn khác 2.302 5.752 4.Chi phí phải trả 21.015 31.657 5.Tài sản cố định 302.484 330.253 5.Phải trả khác 6.702 6.296 II Nợ dài hạn 0 0 Tổng 1.143.205 1.063.636 Tổng 2.200.686 2.186.259 Bảng 7: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số khả năng thanh toán (2004) = 2.200.686 = 1,92 1.143.205 Hệ số khả năng thanh toán (2005) = 2.186.259 = 2,05 1.063.636 Hệ số thanh toán của Chi Nhánh cao cho thấy Chi Nhánh hoàn toàn có thể thanh toán được mọi khoản nợ. 5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Chi Nhánh. Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ sử dụng vốn của Doanh Nghiệp để đạt được kết quả cao nhất, trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Chi Nhánh, ta xét trên các khía cạnh sau: về tài sản, nguồn vốn, tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động a/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản. Phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cần dựa trên các chỉ tiêu “sức sản xuất”, “sức sinh lời” và “ sức hao phí” của tài sản. Từ số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2005 ta có bảng phân tích sau( Bảng 8) Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh thu thuần 8.138.668 8.641.348 502.680 106,17 2. Lợi nhuận thuần trước thuế 488.507 419.045 (69.462) 85,78 3. Tổng tài sản bình quân 2.175.840,5 2.193.607,5 17.767 100,8 4. Tài sản cố định bình quân 308.415,5 316.368,5 7.953 102,57 5. Tài sản lưu động bình quân 1.867.425 1.877.239 9.814 100,52 6. Sức sản xuất của tổng tài sản (6 = 1/3) 3,74 3,93 0,19 98,99 7. Sức sản xuất của tài sản cố định (7 = 1/4) 26,38 27,31 0,93 103,52 8. Sức sản xuất của tài sản lưu động (8 = 1/5) 4,35 4,6 0,25 105,74 9. Sức sinh lời của tổng tài sản (9 = 2/3) 0,22 0,19 (0,03) 86,36 10. Sức sinh lời của tài sản cố định (10 = 2/4) 1,58 1,32 (0,26) 83,54 11. Sức sinh lời của tài sản lưu động (11 = 2/5) 0,26 0,22 (0,04) 84,61 12. Suất hao phí của tổng tài sản (12=3/1) 0,26 0,25 (0,01) 96,15 13. Suất hao phí của tài sản cố định(13=4/1) 0,037 0,036 (0,001) 97,29 14.Suất hao phí của tài sản lưu động(14=5/1) 0,22 0,21 (0,01) 95,45 Bảng8: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh Các chỉ tiêu trên bảng được tính theo công thức sau: Sức sản xuất của tài sản = Doanh thu thuần Tài sản bình quân Tài sản bình quân = Tài sản đầu kỳ + Cuối kỳ 2 Sức sinh lời của tài sản = Lợi nhuận thuần trước thuế Tài sản bình quân Suất hao phí của tài sản = Tài sản bình quân Doanh thu thuần Qua bảng chỉ tiêu trên cho nhận thấy: Sức sản xuất của tài sản năm 2005 ( 3,93) tăng hơn so với năm 2004 (3,74) là 0,19 như vậy một đồng tài sản trong năm 2004 tạo ra 3,74 đồng doanh thu, một đồng tài sản này trong năm 2005 không những tạo ra 3,74 đồng mà còn tăng thêm 0,19 đồng tức 0,93 đồng doanh thu. Nguyên nhân làm tăng sức sản xuất của tài sản là do có sự tăng lên của tài sản cố định và tài sản lưu động bình quân làm tổng tài sản tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của tài sản tổng tài sản cố định bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dó đó sức sản xuất của tài sản tăng. Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,93, nghĩa là một đồng tài sản cố định năm 2005 tạo ra nhiều hơn 0,93 đồng doanh thu so với năm 2004 Sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 0,25, năm 2005 một đồng tài sản lưu động tạo ra lượng doanh thu lớn hơn một đồng tài sản lưu động năm 2004 tạo ra là 0,25 đồng. Từ phân tích trên có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh chính của Chi Nhánh năm nay đã nâng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên sức sinh lời của tài sản giảm: Sức sinh lời của tổng tài sản giảm 0,03, nghĩa là năm nay một đồng tài sản tạo ra được 0,19 đồng lợi nhuận, trong khi năm trước cũng một đồng tài sản tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận. Nhân tố ánh hưởng chủ yếu ở đây là lợi nhuận thuần trước thuế của Chi Nhánh giảm Lợi nhuận thuần giảm làm cho sức sinh lời của tài sản lưu động, tài sản cố định đều giảm. Xét về nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thuần trước thuế giảm là do trong năm Chi Nhánh đã bỏ lỡ khoản lợi nhuận thu từ các hoạt động khác, để tập trung vào hoạt động kinh doanh chính. Tóm lại, từ phân tich trên cho thấy kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của Chi Nhánh là tương đối tốt, tuy nhiên kết quả thu từ các hoạt động khác lại có sự giảm sút đã dẫn đến tổng lợi nhuận thuần trước thuế giảm so với năm trước. b/ Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giảm nhu cầu về vốn, giảm bớt khó khăn do thiếu vốn. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động có các chỉ tiêu tài chính: “số vòng quay của vốn lưu động”, “thời gian của một vòng luân chuyển”, “hệ số đảm nhiệm vốn lưu động”. Cụ thể ta có bảng phân tích sau ( Bảng 9) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiên Tỷ lệ 1. Vốn lưu động bình quân 1.867.425 1.877.239 9.814 100,5 2. Doanh thu thuần 8.318.668 8.641.348 502.680 106,17 3. Số vòng l/chuyển vốn l/ động 4,45 4,6 0,15 105,7 4. T/ gian một vòng luân chuyển 80,8 78,26 (2,54) 94,63 5. Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ 0,22 0,21 (0,01) 95,45 Bảng 9: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động Các chỉ tiêu trên được tính theo công thức sau: Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân = Đầu năm + Cuối năm 2 Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Qua số liệu của bảng phân tích trên ta thấy. Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2005 là 4,6, năm 2004 là 4,45 số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,15 vòng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2005 cao hơn so với năm 2004. Số vòng luân chuyển tăng dẫn đến thời gian một vòng luân chuyển giảm. Năm 2004 vốn lưu động quay được 1 vòng phải mất 80,8 ngày, số ngày này giảm xuống còn 78,26 ngày trong năm 2005. Tóm lại, tốc độ luân chuyển của vốn lưu động năm nay cao hơn năm trước là biểu hiện của hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh ngày càng được nâng cao. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi tốc độ luân chuyển vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh ta cần tính thêm chỉ tiêu sau: Số vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do tốc độ luân chuyển thay đổi = Doanh thu thuần kỳ phân tích x [ Thời gian 1vòng luân chuyển vốn kỳ phân tích - Thời gian 1 vòng luân chuyển ơ kỳ gốc ] Thời gian của kỳ phân tích = 8.641.348 (78,26 – 80,8) = -60.969,5 360 Do tốc độ luân chuyển tăng giúp cho Chi Nhánh tiết kiệm 60.969,5 USD vốn lưu động. Bởi vì nếu mọi điều kiện giống như năm 2004 thì để có được doanh thu thuần như năm 2005, số vốn lưu động chi nhánh cần phải là: 149.1785,9 (8.641.348/4,45) thực tế Chi Nhánh chỉ cần 1.877.239 USD vốn lưu động để tạo ra doanh thu thuần 8641348 USD. Có thể nói nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là do Chi Nhánh đã có biện pháp làm giảm bớt khoản phải thu. c/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn vốn. Ngoài việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản, hiệu quả sử dụng vốn còn được xem xét cả dưới góc độ nguồn vốn. Đây là một trong những nội dung phân tích được quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông. Dưới góc độ này hiệu quả sử dụng vốn được nhìn nhận ở khả năng sinh lợi. Các chỉ tiêu cần tính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Hệ số doanh lợi của nguồn vốn kinh doanh = Lợi nhuận thuần trước thuế Nguồn vốn kinh doanh Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần trước thuế Doanh thu thuần Suất hao phí của vốn = Nguồn vốn kinh doanh Doanh thu thuần Hệ số doanh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần trước thuế Vốn chủ sở hữu Hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán ta có Bảng phân tích sau (Bảng 10) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh thu thuần 3.318.668 8.641.848 322.680 103,87 2. Lợi nhuận thuần trước thuế 488.507 419.045 (69.462) 85,78 3. Nguồn vốn kinh doanh 2.200.686 2.186.529 (14.157) 99,35 4. Vốn chủ sở hữu 1.057.480 1.120.893 63.413 105,9 5. Hệ số doanh lợi của vốn KD 0,22 0,19 (0,03) 86,36 6. Hệ số doanh lợi của d thu thuần 0,058 0,048 (0,01) 82,75 7. Suất hao phí của vốn 0,26 0,25 (0,01) 96,15 8. Hệ số doanh lợi của vốn CSH 0,46 0,37 (0,09) 80,43 9. Hệ số quay vòng vốn CSH 7,86 7,7 (0,16) 97,96 Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn vốn. Qua số liệu bảng phân tích cho thấy. Năm 2005 doanh thu thuần tăng so với năm 2004 là 322.680 USD. Tuy nhiên tổng lợi nhuận thuần trước thuế của Chi Nhánh giảm 69.462 USD. Mức giảm của lợi nhuận thuần trước thuế làm hệ số doanh lợi của nguồn vốn kinh doanh giảm 0,03, nghĩa là năm 2004 một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận thuần trước thuế, thì trong năm 2005 một đồng vốn kinh doanh chỉ còn tạo được 0,19 đồng lợi nhuận thuần trước thuế. Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần năm nay giảm so với năm trước là 0,01, nghĩa là năm trước trong một đồng doanh thu thuần có 0,058 đồng lợi nhuận thuần trước thuế, trong năm nay chỉ còn 0,048 đồng (giảm 0,01). Suất hao phí của vốn giảm từ 0,26 (2004) còn 0,25 (2005) chứng tỏ năng lực trong sử dụng nguồn vốn kinh doanh của Chi Nhánh tăng. Như trước kia, để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần có lượng vốn kinh doanh lớn hơn hiện tại là 0,01 đồng. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của Chi Nhánh giảm, để phân tích kỹ về nhân tố ảnh hưởng ta xét công thức sau: Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuân Vốn chủ sở hữu = Lợi nhận x D/ thu thuần = Hệ số sinh lợi doanh thu thuần x Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Vốn CSH Từ công thức trên cho thấy Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu sẽ chịu ảnh hưởng bởi Hệ số sinh lợi doanh thu thuần và hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu. Bằng phương pháp số chênh lệch ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng do hệ số sinh lợi doanh thu thuần thay đổi 7,86 *(0,048 – 0,058) = -0,08 - Ảnh hưởng do hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu thay đổi 0,058*(7,7- 7,86) = -0,01 Tổng hợp mức ảnh hưởng của các nhân tố -0,08 – 0,01 = -0,09 Như vậy do hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu giảm đã làm cho doanh lợi của vốn chủ sở hữu giảm 0,01 USD. Những phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Chi Nhánh năm nay tốt hơn so với năm trước, trên các khía canh sử dụng về tài sản, đặc biệt là tài sản lưu động, đã giúp cho Chi Nhánh nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm vốn. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn xét góc độ nguồn vốn là chưa tốt nguyên nhân của tình trạng trên là do trong năm Chi Nhánh bỏ qua lợi nhuận thu từ các hoạt động khác, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, làm cho lợi nhuận khác giảm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng, mức giảm lớn hơn tăng đã làm cho lợi nhuận thuần trước thuế giảm, đó chỉ là kết quả tạm thời, sự tăng lên về lợi nhuận trong tương lai là tất yếu. PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH JUPITER PACIFIC CHI NHÁNH HÀ NỘI. I. Đánh giá về tình hình tài chính của Chi Nhánh. a/ Những mặt đã đạt được: Mặc dù thời gian hoạt động chưa được 5 năm nhưng Chi Nhánh ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước, quốc tế, thị trường ngày càng mở rộng. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Chi Nhánh thông qua hệ thống Báo cáo tài chính năm 2004 và 2005 cho chúng ta một số đánh giá về tình hình tài chính của Chi Nhánh: Trong những năm gần đây doanh thu thuần của Chi Nhánh luôn tăng, là một biểu hiện cho hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh ngày càng tốt. Tình hình thanh toán của Chi Nhánh là tốt, Chi Nhánh hoàn toàn có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Hiệu suất sử dụng tài sản của Chi Nhánh ngày càng được nâng cao. Suất hao phí của vốn giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của Chi Nhánh là tương đối tốt. Cơ cấu tài sản của Chi Nhánh là tương đối hợp lý, tỷ trọng tiền mặt của Chi Nhánh ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, như vậy khả năng thanh toán nhanh của Chi Nhánh càng được đáp ứng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Chi Nhánh tăng chứng tỏ Chi Nhánh sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Bên cạnh những mặt đã đạt được, Chi Nhánh còn tồn tại những hạn chế. b/ Những mặt hạn chế: Tổng tài sản và nguồn vốn của Chi Nhánh năm nay giảm so với năm trước. Khả năng tài trợ của Chi Nhánh chưa thực sự tốt, Chi Nhánh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Trong kết cấu tài sản của Chi Nhánh khoản nợ phải thu còn chiếm tỷ trọng cao cụ thể: 64,47%(2004), 54,4%(2005). Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Chi Nhánh giảm tuy nhiên đó không là biểu hiện xấu cho tình hình tài chính vi nguyên nhân dẫn đến mức giảm của hệ số doanh lợi là do lợi nhuận thu được từ hoạt động khác giảm, nhưng lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh lại tăng. Sức sinh lời của tài sản giảm. II. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Chi Nhánh. Thông qua việc đánh giá tình hình tài chính của Chi Nhánh trong 2 năm 2004 và 2005, ta thấy được nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Trong khuôn khổ đề tài cua mình em xin trình bày một số phương pháp cải thiện tình hình tài chính cua Chi Nhánh. Thứ nhất: Chi Nhánh cần giảm bớt khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng, ta thấy khoản phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chứng tỏ Chi Nhánh đang bị khách hàng chiếm dụng vốn là tương đối lớn, do đó thu hồi kịp thời các khoản phải thu là cần thiết. Để thu hồi kịp thời các khoản phải thu Chi Nhánh cần có chính sách tín dụng thương mại hợp lý, trong đó cần quy định chi tiết về: Thời gian trả nợ, khoản tiền chiết khấu khách hàng được hưởng khi thanh toán nợ đúng hạn ( trước hạn), tiền phạt khi khách hàng quá hạn mà không thanh toán. Tuy nhiên trong kinh doanh nếu chính sách Chi Nhánh đưa ra quá cứng nhắc, chặt chẽ sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng do đó Chi Nhánh cũng cần xem xét với từng khách hàng cụ thể để có chính sách cho phù hợp. Thứ hai: Chi Nhánh cần phải có kế hoạch trả nợ đối với các khoản nợ phải trả, đặc biệt là đối với nhà cung cấp để tạo chữ tín đối với bạn hàng và nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính. Thứ ba: Chi Nhánh cần linh động trong nguồn huy động vốn, ngoài nguồn vốn chiếm dụng từ khách hàng Chi Nhánh có thể tăng nguồn vốn từ vay ngắn hạn cua ngân hàng để đầu tư vào tài sản lưu động để đạp ứng cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, với tình hình tài chính hiện nay cua Chi Nhánh các ngân hàng đều dễ dàng cho Chi Nhánh vay vốn. Thứ tư: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn là yếu tố không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh, vì thế sử dụng vốn thế nào là vấn đề đạt ra đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Chi Nhánh với loại hình kinh doanh dịch vụ đặc thù: là cung cấp các dịch vụ làm thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu hàng hoá, do đó quá trình mua dịch vụ cua các nhà cung cấp, qúa trình cung cấp dịch vụ, quá trịnh bán dịch vụ sẽ đồng thời là một. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi Nhánh ưn xin đưa ra một số giải pháp sau: - Chi Nhánh cần rút ngắn thời gian trong quá trình làm các thủ tục hải quan, muốn vậy Chi Nhánh cần có đội ngũ nhân viên phòng giao dịch có trình độ, năng động trong công việc. Thời gian cung cấp dịch vụ rút ngắn giúp cho thời gian thu hồi vốn nhanh làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tăng doanh thu, bằng việc mở rộng thị trường: Hiện nay có nhiều doanh nghiệp bước vào lĩnh vực kinh doanh cùng với loại hình kinh doanh của Chi Nhánh, việc mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới gặp những khó khăn nhất định. Thiết nghĩ Chi Nhánh nên có những chính sách cụ thể để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi Nhánh về chính sách hoa hồng với người môi giới , hay thưởng nhân viên khi tìm thêm được khách hàng mới, đưa ra các chính sách ưu đãi với khách hàng. - Giảm chi phí, làm tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Do Chi Nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên chi phí chủ yếu mà Chi Nhánh có thể điều chỉnh là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp * Đối với chi phí bán hàng: Đây là khoản chi phí khá quan trọng của Chi Nhánh đó là khoản chi cho: tìm kiếm khách hàng mới, chi phí hoa hồng cho người môi giới, chiết khấu cho người bán. Để sử dụng loại chi phí này có hiệu quả Chi Nhánh cần đưa ra chính sách hoa hồng hợp lý, định hướng cụ thể về khách hàng mục tiêu * Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: là khoản chi phí tương đối lớn trong Chi Nhánh, để giảm khoản chi phí này Chi Nhánh cần điều chỉnh bộ máy theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hạn chế những khoản chi không rõ mục đích. III. Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính của Chi Nhánh. Công tác phân tích tình hình tài chính tại Chi Nhánh do kế toán trưởng thực hiện hiện. Thực tế công tác này chỉ mang tính hình thức, việc phân tích chỉ mang tính tổng quát chưa đi sâu vào phân tích chi tết các nguyên nhân ảnh hưởng do đó không phản ánh được tình hình tài chính thực tế của Chi Nhánh. Để công tác phân tích tài chính thực sự có hiệu quả em xin đưa ra một số kiến nghị sau: Một là: Cần xác định đối tượng sử dụng tài liệu phân tích. Xác định đối tượng sử dụng tài liệu phân tích giúp cho công tác phân tích đi theo trọng điểm không tập trung vào những yếu tố không cần thiết. Hai là: Cần lập kế hoạch phân tích. Đưa ra một kế hoạch phân tích cụ thể trên cơ sở xác định đối tượng quan tâm từ đó xác định: thời gian tiến hành, loại tài liệu, nguồn thông tin cần cho phân tích, phương pháp phân tích được sử dụng. Ba là : Tiến hành phân tích Cần phân tích chi tiết cụ thể trên những thông tin của kế toán, ngoài ra còn những thông tin thị trường, xây dựng các tỷ suất nghành để so sánh. Quan trọng hơn cả là công tác phân tích nên được tiến hành thường xuyên có thể là sau mỗi quý. KẾT LUẬN Qua việc phân tích tình hình tài chính của Chi Nhánh cho ta thấy, phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng, trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để công tác này có hiệu quả cần thực hiện thường xuyên, chú trọng đúng mức. Trong thời gian thực tâp tại Chi Nhánh em đã có được những kiến thức thực tế về công tác kế toán, hiểu được một phần nào những yếu tố quyết định khả năng hoạt động của một doanh nghiệp.Bài chuyên đề hoàn thành nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, mong được sự chỉ bảo của cô giáo THS Lê Kim Ngọc và anh chi phòng kế toán để chuyên đề hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô, cùng các anh chị trong phòng kế toán. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Lan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tốt nghiệp - Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công Ty TNHH Giao Nhận Hàng Hoá JuPiTer Pacific Chi nhánh .doc
Luận văn liên quan