Đề tài Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội

Lời mởđầu Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đãđạt được nhiều bước tiến hết sức quan trọng. Tuy nhiên đểđặt được mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí và thực hiện công nghiệp hoá hiện dại hoáđất nước thìđòi hỏi chúng ta chiến lược đúng đắn và hợp lí. Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phát triển nền kinh tế là mũ nhọn của đất nước. Công cụ chủ yếu được dùng đó là tài chính. Vàđể cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh và kinh tế của các nhà quản lí doanh nghiệp và các nhà sử dụng thông tin tài chính ở bên ngoài, hệ thống báo cáo tài chính đã ra đời. Dựa vào các nguồn thông tin nhận được trong các Báo cáo tài chính, người sử dụng sẽ nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp và làm cơ sở cho việc ra quyết định của mình. Các Báo cáo tài chính gồm Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh Báo cáo tài chính, mỗi loại cung cấp những thông tin tổng hợp về một khía cạnh khác nhau của tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo này bổ sung cho nhau và cùng làm sáng tỏ bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Trong các báo cáo tài chính đó, Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng, nóđưa ra bức tranh tài chính tổng quát tại doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, Bảng cân đối kế toán cũng có những hạn chế vốn có của nó, những hạn chế thuộc về bản chất được quy định bởi những nguyên tắc, quy tắc hạch toán nên không thể khắc phục được. Vì vậy, để tránh đưa ra các quyết định sai lầm, những người sử dụng thông tin của Báo cáo tài chính cần được trang bị những công cụ phân tích thích hợp. Phân tích Báo cáo tài chính sẽ giúp cho nhà phân tích nắm bắt được đầy đủ thực trạng tài chính doanh nghiệp và khắc phục được những hạn chế trên. Phân tích Báo cáo tài chính thông qua các công cụ và kĩ thuật phân tích giúp các nhà phân tích kiểm tra Báo cáo tài chính, qua đó có thểđánh giáđược những thành tích và tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng trong tương lai. Phân tích Báo cáo tài chính có thể mang lại những thông tin có giá trị về xu thế và mối quan hệ, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp qua đó phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp. Đối với các nhà quản trị của doanh nghiệp, phân tích Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng,đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi công việc ghi chép, xử lí thông tin kế toán đơn thuần đãđược máy vi tính đảm nhận thì công việc kế toán được thực hiện chủ yếu là phân tích các thông tin kế toán cóích để phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của chủ doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đối với việc ra quyết định của những nhà quản lí, với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về vấn đề phức tạp và khó khăn này vàđể vận dụng những hiểu biết, kiến thức đã thu thập được trong nhà trường và thực tế thực tập tại một doanh nghiệp sản xuất cụ thể, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội” cho chuyên đề của mình. Luận văn ngoài Lời mởđầu và kết luận bao gồm ba nội dung chính sau: Chương I: Hoạt động tài chính và cơ sở của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cơ khí Hà Nội. Chương III: Phương hướng nâng cao công tác quản trị tài chính tại Công ty cơ khí Hà Nội Do trình độ lí luận và thực tiên còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các cô chú trong công ty. MỤCLỤC LỜIMỞĐẦU 1 CHƯƠNG I: HOẠTĐỘNGTÀICHÍNHVÀCƠSỞLÝLUẬNCỦAVI� ��CPHÂNTÍCHTÌNHHÌNHTÀICHÍNHDOANHNGHIỆP 3 1.1. Hoạt động tài chính và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 3 1.1.1. Hoạt động tài chính: 3 1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 4 1.2. hai báo cáo tài chính cơ bản sử dụng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 5 1.2.1. Bảng cân đối kế toán 5 1.2.1.1. Đặc trưng vàý nghĩa của bảng CĐKT trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 5 1.2.1.2 Nội dung, kết cấu, nguyên tắc lập và kiểm tra bảng CĐKT 7 1.2.1.3. Những hạn chế của Bảng cân đối kế toán. 9 1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 9 1.3. Nội dung và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh 10 1.3.1. Những nghiên cứu cơ bản: 10 1.3.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10 1.3.2.1-Phân tích khái quát tình hình tài chính : 11 1.3.2.2: Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: 16 1.3.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 19 1.3.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 22 CHƯƠNG II: PHÂNTÍCHTÌNHHÌNHTÀICHÍNHTẠI CÔNG TY CƠ KHÍHÀ NỘI 31 2.1. TìNH HìNH CHUNG CủA CÔNG TY CƠ KHí Hà NộI 31 2.1.1.Giới thiệu chung: 31 2.1.2. Các ngành nghề kinh doanh của công ty 31 2.1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh: 31 2.1.2.2 Mục tiêu phát triển: 32 2.1.2.3 Hoạt động chính của công ty: 32 2.1.3. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 33 2.1.4. Đặc điểm sản xuất 34 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 34 2.1.4.2. Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty: 34 2.1.5. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp: 37 2.1.5.1. Mô hình bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí Hà Nội 37 2.1.5.2. Mô hình bộ máy kế toán 38 2.2. Phân tích tình hình tài chính của CÔNG TY CƠ KHí Hà NộI 41 2.2.1. Phân tích tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp(DN) 41 2.2.1.1. Phân tích mối quan hệ cân đối của các khoản mục trong bảng CĐKT. 41 2.2.1.2. Phân tích sự biến động của các khoản mục trong bảng CĐKT: 44 2.2.2. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, biến động nguồn vốn và sử dụng vốn. 49 2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN. 52 2.2.3.1. Phân tích nguồn vốn lưu động thuần. 52 2.2.3.2. Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ. 53 2.2.3.3. Phân tích mức độ bảo đảm VLĐ cho việc dự trữ. 55 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của DN. 56 2.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh (VCĐ). 56 2.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ). 58 CHƯƠNG III: PHƯƠNGHƯỚNGNÂNGCAOCÔNGTÁCQUẢNTRỊTÀICH ÍNHTẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 61 3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại DN: 61 3.2. Những kiến nghị vàđề xuất nhằm tăng cường công tác quản trị tại DOANH NGHIệP 63 3.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán: 63 3.2.2. Những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị tài chính tại Công ty 64 3.2.2.1. Một số giải pháp chung đảm bảo cho quá trình kinh doanh: 64 3.2.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh: 65 3.2.2.3.Một số kiến nghị với Nhà nước: 68 KẾTLUẬN 70 DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO 71

docx82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8958 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
439,3 4. Các khoản phải trr CNV 499.217.095 0,81 64.144.837 0,11 -435.072.258 12,85 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác - - 823.926.536 1,48 +823.926.530 - II. Nợ dài hạn 6.529.886.226 10,62 5.202.800.000 9,33 -207.246.143 98,5 1. Vay dài hạn 6.529.886.226 10,62 5.202.800.000 9,33 -207.246.143 98,5 B. Nguồn vốn CSH 18.476.977.804 30,04 18.269.731.947 32,76 207.245.857 90,69 1. Nguồn vốn kinh doanh 18.200.029.287 29,59 17.663.850.707 31,67 -536.178.580 97,05 2. Quỹ đầu tư phát triển 270.438.436 0,44 270.438.136 0,485 0 100 3. Chênh lệch đánh gía tài sản - - (378.113.970) -0,675 (378.113.970) - 4. Lãi chưa phân phối - - 524.038.784 0,94 524.038.784 - 5. Quỹ khen thưởng phúc lợi 6.049.076 0,009 189.056.985 0,339 +183.007.909 3.125,1 6. Nguồn vốn XDCB 461.005 0,001 461.005 0,001 0 100 Cộng 61.499.470.317 100 55.773.309.082 100 -5.726.161.235 90,69 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) Bảng phân tích trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi 5.726.161.235 đồng (18.269.731.947 - 18.476.977.804) do nguồn vốn kinh doanh giảm 536.178.550 đồng và giảm về tỉ trọng là 2,95%. Trong khi đó, lãi chưa phân phối tăng và đặc biệt quĩ khen thưởng phúc lợi tăng lên 3.125,4% (gấp 31 lần) với số tăng tổng cộng là 707.046.693 đồng đã đủ bù đắp cho số giảm sút của nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, nguyên nhân chính khiến nguồn vốn CSH của xí nghiệp giảm chính là do khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản (-378.113.970 đồng). Nếu bỏ qua khoản điều chỉnh này thì tổng nguồn vốn CSH sẽ tăng (-207.245.857 + 524.038.784 + 183.007.909 = 499.800.836 đồng). Xét về mặt tỉ trọng, mặc dù nguồn vốn CSH giảm về qui mô nhưng tỉ trọng của nó trong tổng nguồn vốn lại tăng 2,27% (từ 30,04 lên 32,76) chứng tỏ khả năng tự tài trợ của xí nghiệp đã được cải thiện. Tổng nguồn vốn giảm chủ yếu do các khoản nợ phải trả giảm (-5.518.915.378 đồng) trong đó cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm (Nợ ngắn hạn giảm 4.191.829.152 đồng và nợ dài giảm 207.246.143 đồng), đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đã chấp hành tốt kỉ luật tín dụng, kỷ luật thanh toán, giữ được uy tín trên thương trường. Đi sâu phân tích vào các mục của khoản mục Nợ ngắn hạn, ta thấy: * Khoản vay ngắn hạn giảm nhiều nhất (4.465.210.228 đồng) chứng tỏ xí nghiệp đã linh hoạt giảm các khoản vay tín dụng trên thực tế đã bù đắp thừa cho tài sản và bị chiếm dụng. * DN cũng cố gắng cải thiện các khoản nợ tín dụng với người bán (giảm 946.772.478) theo đúng kỉ luật thanh toán để giữ uy tín với bạn hàng. * Các khoản phải trả công nhân viên cũng được DN thanh toán tương đối đầy đủ. Năm 2004, do thiếu nguồn vốn kinh doanh, DN đã huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong DN để phát triển sản xuất. Đây là cách huy động vốn rất mới và hiệu quả vì huy động vốn của cán bộ công nhân viên không phát sinh chi phí lãi vay, lại hình thành ý thức làm chủ của người công nhân khiến họ có trách nhiệm cao trong công việc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là nguồn huy động tạm thời, vì vậy, sang năm 2005, sau khi kết quả kinh doanh được cải thiện, xí nghiệp đã thanh toán phần lớn khoản nợ này (giảm 435.072.258 đồng và 87,15%). * Khoản “người mua trả tiền trước” tăng đáng kể từ 62.069.500 lên 893.368.716 (tăng 831.299.276 đồng) chứng tỏ người mua đã tín nhiệm thiết bị của DN, máy móc của DN đang bán chạy nên họ đặt tiền trước để mua. * Khoản phải trả, phải nộp khác tăng nếu do DN nhận ký cược, kí quỹ để mở các đại lý bán hàng hay thực hiện các hợp đồng kinh doanh thì đó là dấu hiệu tốt. Các kết quả phân tích trên cho phép ta đưa ra những nhận xét khái quát về tình hình tài chính tại DN như sau. - Cơ cấu tài sản đã được chuyển dịch theo xu hướng hợp lý hơn, các khoản phải thu giảm, tình hình sử dụng vốn lưu động được nâng cao qua việc đầu tư mua nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, giảm tiền tồn quĩ. Tuy nhiên, tỉ suất đầu tư của DN vẫn còn thấp, chưa đạt mức trung bình của ngành. - Cơ cấu nguồn vốn cũng được cải thiện qua việc tăng tỉ suất tự tài trợ và giảm tỉ suất nợ, tình hình tài chính khả quan hơn. Mặc dù nguồn tài trợ bị thu hẹp nhưng chủ yếu là do thanh toán các khoản nợ nên nó không làm bức tranh tài chính xấu đi mà lại làm cho bức tranh ấy tươi sáng và lành mạnh lên rất nhiều. Tuy nhiên, tỉ suất tự tài trợ vẫn còn ở mức thấp, đòi hỏi xí nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình. Tuy vậy, trên đây mới chỉ là những nhận xét hết sức khái quát. Để có kết luận chính xác hơn ta cần phải đi sâu phân tích các bộ phận trọng yếu trên BCKT ở các phần sau. 2.2.2. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, biến động nguồn vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn của một doanh nghiệp được chia làm hai loại. Nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Để có đủ nguồn vốn phục vụ cho quá trình kinh doanh, toàn bộ TSCĐ và đầu tư dài hạn phải được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên (Nếu nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để bù đắp các tài sản dài hạn này thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng bất ổn định vì một phần tài sản dài hạn sẽ phải tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời bấp bênh không chắc chắn). Nếu nguồn tài trợ thường xuyên sau khi bù đắp đủ cho tài sản dài hạn vẫn còn thừa sẽ được dùng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Nếu nguồn này sau kh đầu tư cho toàn bộ tài sản mà vẫn dư thì doanh nghiệp đã thừa nguồn và sẽ bị chiếm dụng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn thu này. Nếu nguồn này không đủ bù đắp tài sản thì doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngắn hạn để bù đắp. Nếu nguồn vay ngắn hạn này thừa, doanh nghiệp tiếp tục có khả năng bị chiếm dụng, vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch trả các khoản vay này hoặc đầu tư chúng vào lĩnh vực sinh lời cao, tránh bị chiếm dụng. Nếu nguồn vay ngắn hạn vẫn thiếu, doanh nghiệp sẽ phải đi chiếm dụng ở bên ngoài. Cách này giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tác dụng của "đòn bẩy tài chính", giúp doanh nghiệp tạo lợi nhuận tối đa từ vốn bên ngoài nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi” khiến tình hình tài chính doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài và dễ lâm vào tình trạng phá sản. Dựa trên trình tự đảm bảo vốn trên, ta lập bảng phân tích BẢNG PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch I. Nguồn tài trợ thường xuyên 25.006.864.030 23.472.531.947 - 1.534.332.083 1. Vốn CSH 18.476.977.804 18.269.731.947 2. Vay dài hạn 6.529.886.226 5.202.800.000 II. Tài sản cố định 19.017.865.592 17.185.146.900 - 1.832.718.692 * Nguồn tài trợ thường xuyên tài trợ cho TSLĐ (I-II) + 5.988.998.438 + 6.287.385.047 + 298.386.609 III. Tổng TSLĐ (trừ các khoản phải thu và tạm ứng 29.445.804.345 25.472.250.640 - 3.973.553.705 * Khoản chênh lệch TSCĐ cần tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời - 23.456.805.907 - 19.184.865.593 IV. Nguồn vốn vay ngắn hạn 29.673.522.453 25.208.312.225 - 4.465.210.228 * Chênh lệch thừa nguồn vốn vay ngắn hạn tài trợ cho TSLĐ + 6.216.716.546 + 6.023.446.632 - 193.269.914 Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy: nguồn tài trợ thường xuyên của DN đủ để tài trợ cho TSCĐ (đầu năm thừa 5.988.998.438 đồng, cuối năm thừa 6.287.385.047 đồng) và dùng để tài trợ cho TSCĐ một phần. Tuy vậy, nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để tài trợ cho toàn bộ TSLĐ, đầu năm còn thiếu 23.456.805.907 đồng, đến cuối năm, số thiếu này là 19.184.865.593 đồng. Như vậy do quy mô tài sản giảm, trong khi đó nguồn tài trợ thường xuyên giảm ít hơn nên nguồn tài trợ thường xuyên cuối năm đảm bảo cho TSLĐ nhiều hơn so với đầu năm 298.386.609 đồng. Vì thiếu nguồn tài trợ thường xuyên cho TSLĐ, DN đã vay ngắn hạn để bù đắp. Số vay ngắn hạn cả đầu năm và cuối kỳ đều thừa so với nhu cầu tài sản (thừa đầu năm 6.216.716.546 đồng, thừa cuối năm 6.023.446.632 đồng) nên khoản này sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, nếu so sánh đầu năm và cuối kỳ thì khoản thừa này có giảm đi 193.269.914 đồng. Điều này chứng tỏ DN đã nhận thức được tình trạng vốn vay bị chiếm dụng và có biện pháp giảm vốn vay để hạn chế vốn bị chiếm dụng. Mặc dù vậy, khoản vốn vay này vẫn quá cao và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp, nên xí nghiệp cần có kế hoạch trả dần các khoản này. Bên cạnh đó, mặc dù vốn vay đã đủ đảm bảo cho tài sản nhưng DN vẫn đi chiếm dụng vốn của người bán và của công nhân viên, khoản này thừa cũng sẽ tiếp tục bị chiếm dụng lại bởi các đơn vị khác, đó là điều bất hợp lý và phi kinh tế. Nó còn khiến cho tỉ suất nợ của DN tăng lên (vì theo quy luật toán học, tỉ suất này nhỏ hơn 1 và khi tăng cả tử và mẫu với cùng một lượng như nhau thì tỉ suất sẽ tăng lên), làm xấu đi tình hình tài chính và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và cho vay của các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đến cuối kỳ, DN đã có những động thái tích cực thông qua việc giảm các khoản phải trả và thu hồi các khoản phải thu. Để nắm rõ hơn những thay đổi trong kỳ kinh doanh của xí nghiệp, ta đi sâu phân tích tình hình cung ứng và sử dụng vốn trong kỳ qua bảng phân tích sau: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Sử dụng vốn Nguồn vốn A. Tài sản 1. Tiền 3.135.267.748 1.179.999.595 1.955.268.153 2. Các khoản phải thu 13.035.800.380 13.115.911.542 80.111.162 3. Hàng tồn kho 26.310.536.597 24.292.251.045 2.018.285.552 4. TSCĐ (theo giá trị còn lại) 19.017.865.592 17.185.146.900 1.832.718.692 B. Nguồn vốn 1. Vay ngắn hạn 29.673.522.453 25.208.312.225 4.465.210.228 2. Các khoản phải trả 6.819.083.834 7.092.464.910 273.381.076 3. Vay dài hạn 6.529.886.226 5.202.800.000 1.327.086.226 ................ Nguồn vốn CSH 18.476.977.804 18.269.731.947 207.245.857 Cộng 61.499.470.317 55.7736.309.082 6.079.653.473 6.079.653.473 (Nguồn: Phòng Tài chính của Công ty) Nhìn vào bảng trên ta thấy trong kỳ, DN khai thác nguồn vốn chủ yếu bằng cách tăng các khoản phải trả, bán hàng hoá thu tiền, tính khấu hao nhanh. Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 6.079.653.473 đồng, các khoản phải trả chiếm 4,5% còn lại chủ yếu là bán hàng hoá (chiếm 33,2%). Với số nguồn vốn huy động được, DH dùng để cân đối giảm phần vay dài hạn (21,83%) và chủ yếu là giảm phần vay ngắn hạn (73,45%) một phần nhỏ vốn làm giảm nguồn vốn CSH và bị chiếm dụng bởi bên ngoài. Như vậy, trong kỳ xí nghiệp khai thác vào trọng điểm vốn là bán hàng hoá để đầu tư vốn vào trả các khoản vay ngắn hạn nhằm làm lành mạnh tình hình tài chính, thay thế một phần vốn vay ngắn hạn bằng khoản đi chiếm dụng của nhà cung cấp. Bằng những nỗ lực này, DN đã cải thiện đáng kể tình hình tài chính của mình, tăng năng lực sản xuất kinh doanh chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh. Trên đây mới trình bày sơ lược tình hình đảm bảo và sử dụng tổng nguồn vốn. Để biết rõ hơn về năng lực hoạt động và đảm bảo của nguồn vốn, ta cần đi sâu phân tích nguồn vốn lưu động và nguồn vốn lưu động thuần- Một trọng điểm sinh lời trong kinh doanh. 2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN. 2.2.3.1. Phân tích nguồn vốn lưu động thuần. Nguồn vốn lưu động thuần là đối tượng quan tâm không chỉ riêng các nhà quản lý mà còn của rất nhiều đối tượng bên ngoài. Vốn lưu động thuần được xác định bằng phần chênh lệch giữa tổng TSLĐ và nợ ngắn hạn hoặc giữa vốn tài trợ thường xuyên và TSCĐ. Do đó, nó là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ, thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động thuần nói riêng. Do vậy, sự phát triển của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của vốn lưu động thuần. Ta có bảng phân tích sau: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thuần (1) (2) (3) = (1) - (2) a. Năm 2004 42.481.604.725 36.492.606.287 + 5.988.998.438 b. Năm 2005 38.588.162.182 32.300.777.135 + 6.287.385.047 Chênh lệch: + Số tiền (b-a) - 3.893.442.543 - 4.191.829.152 + 298.386.609 + Tỷ trọng(%) 90,83% 88,51% 104,98% Bảng trên cho thấy: Nguồn vốn lưu động thuần năm 2005 tăng so với năm 2004 là 298.386.609 đồng hay tăng 4,98% trong khi đó TSLĐ giảm 3.8936.442.543 đồng (9,17%) cho thấy: Trong năm 2004 chỉ có 14,1% (5.988.998.438/42.481.604.725) giá trị tài sản ngắn hạn được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn. Sang năm 2005 có tới 16,29% (6.287.385.047/38.5888.162.182) giá trị tài sản ngắn hạn được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn. Như vậy mức độ bảo đảm nguồn vốn lưu động thuần cho tài sản ngắn hạn đã tăng lên cải thiện được cấu trúc tài chính và tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích nguyên nhân làm tăng nguồn vốn lưu động thuần ta thấy: Tài sản ngắn hạn giảm đi 3.893.442.543 đồng. Nguồn vốn ngắn hạn giảm đi 4.191.829.152 đồng. Nên phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn là: 191.829.152 - 3.893.442.543 = 298.386.609 đồng làm tăng nguồn vốn lưu động thuần. Giải thích theo cách khác, ta thấy: Do tài sản dài hạn giảm 1.832.718.692 đồng trong khi nguồn vốn dài hạn chỉ giảm có 1.534.332.083 đồng nên làm cho nguồn vốn lưu động thuần tăng 298.386.609 đồng (1.832.718.692 - 1.534.332.083). Như vậy, mặc dù quy mô vốn và tài sản có giảm đi nhưng do tốc độ giảm của chúng không đồng đều: Tài sản ngắn hạn giảm đi với tốc độ chậm hơn nguồn vốn ngắn hạn (9,17% so với 11,49%) còn tài sản dài hạn lại giảm với tốc độ nhanh hơn nguồn vốn dài hạn (9,64% so với 6,14%) nên khiến cho nguồn vốn lưu động thuần tăng lên. Nếu tốc độ tăng vốn lưu động thuần vẫn giữ nguyên hoặc cao hơn mức hiện nay (4,98%) thì tình hình tài chính của DNsẽ tốt hơn, khả năng thanh toán tăng cao và hoạt động kinh doanh cũng được đảm bảo hơn. 2.2.3.2. Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ. Dự trữ là một phần không thể thiếu được để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dự trữ thực chất là vốn chết trong suốt thời gian nằm chờ để dựa vào sản xuất hoặc tiêu thụ, nên để mức dự trữ cao sẽ gây ứ đọng vốn. Doanh nghiệp phải có biện pháp giảm mức dự trữ tới mức cần thiết nhưng không được quá thấp ảnh hưởng đến tính liên tục sản xuất. Mục tiêu cần đạt tới của dự trữ là phải kết hợp hài hoà giữa đảm bảo tính liên tục của sản xuất và tiết kiệm vốn. Việc phân tích tình hình dự trữ TSLĐ dựa trên số liệu bảng CĐKT ở đây đề cập đến dự trữ biểu hiện bằng tiền. Để phân tích, ta lập bảng phân tích sau: BẢNG PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH DỰ TRỮ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Số tiền % Tỉ trọng Số tiền % Tỉ trọng Số tiền % Tỉ trọng 1. Nguyên vật liệu tồn kho 14.142.642.980 53,75 11.447.581.358 47,13 -2.695.061.622 80,94 2. Công cụ, dụng cụ 22.423.894 0,09 81.863.606 0,34 +59.439.712 365,07 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.615.101.976 6,14 1.730.493.154 7.12 +115.391.178 107.14 4. Thành phẩm 10.530.367.747 40,02 11.032.312.927 45,41 +501.945.180 104,77 Cộng 26.310.536.597 100 24.292.251.045 100 -2.018.285.552 92,33 Bảng phân tích trên cho thấy tổng số dự trữ TSLĐ cuối kỳ giảm so với đầu năm 2.018.285.552 đồng (7,67%) trong đó nguyên vật liệu tồn kho giảm chủ yếu còn các khoản mục khác đều tăng. Việc thay đổi cơ cấu dự trữ làm cho cơ cấu trở nên hợp lý hơn. Đầu kỳ, lượng dự trữ NVL quá lớn (53,75%) song đến cuối kỳ nó đã được giảm xuống cả về số tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên, các tài sản dự trữ khác đều tăng từ 4 đến 7%, riêng công cụ, dụng cụ tăng 365,07%. Điều này có thể được giải thích như sau: Tại công ty cơ khí HN, kế hoạch dự trữ được chuẩn bị từ đầu năm và giao xuống cho các bộ phận sản xuất. Trong kỳ, tuỳ theo tình hình tiêu thụ thực tế, bộ phận sản xuất sẽ sản xuất một lượng hợp lý có thể cao hoặc thấp so với kế hoạch, linh động điều chỉnh cho phù hợp. Đầu năm, các tài sản dự trữ được chuẩn bị theo kế hoạch. Trong năm, có thể do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng (căn cứ vào doanh thu năm nay tăng so với năm trước 7.183.169.24 đồng và tăng 7,11%) nên DN mua thêm các yếu tố đầu vào như công cụ, dụng cụ để phục vụ kịp thời cho sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng và lượng thành phẩm tạo thành cũng tăng. Đến cuối năm nhận thấy tốc độ tiêu thụ có phần chững lại (doanh thu quí IV/2000 chỉ chiếm 23,17% so với tổng doanh thu cả năm) nên DN giảm tốc độ thu mua dự trữ nguyên vật liệu còn các tài sản dự trữ khác như công cụ dụng cụ, chi phí SXKD và thành phẩm vẫn như cũ (cao). Mặc dù vậy, vì nguyên vật liệu dự trữ chiếm tỉ trọng lớn (53,75% đầu năm và 47,13% cuối kỳ) nên việc giảm nguyên liệu làm tổng tài sản dự trữ giảm đáng kể (các tài sản khác tăng không đáng kể) góp phần giảm vốn chết, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Như vậy, việc DN giảm tài sản dự trữ làm tăng vốn hoạt động và điều chỉnh cơ cấu tài sản dự trữ hợp lý hơn là dấu hiệu tốt, tuy nhiên, DN cần dự đoán khả năng tiêu thụ trong thời gian tới để có kế hoạch dự trữ hợp lý và kịp thời. 2.2.3.3. Phân tích mức độ bảo đảm VLĐ cho việc dự trữ. Nếu như nguồn vốn lưu động biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc nhanh chóng chuyển đổi thành tiền (vốn bằng tiền, khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn hạn) là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì nguồn vốn lưu động tài trợ cho tài sản dự trữ lại là tiêu chí để đánh giá mức độ bảo đảm VLĐ cho việc dự trữ. Dựa vào các số liệu trên bảng CĐKT ta tính được. Nguồn vốn lưu động đầu năm là: 18.476.977.804 + 6.529.886.226 + 29.673.522.453 - 19.017.865.592 = 35.662.520.891 Nguồn vốn lưu động cuối năm là: 18.269.731.947 +5.202.800.000 +25.208.312.225 - 17.185.146.900 = 31.495.697.272 Tài sản dự trữ đầu năm (theo số liệu bảng phần III.3.2)là: 26.310.536.597. Tài sản dự trữ cuối năm (theo số liệu bảng III.3.2) là:24.292.251.045 Trên cơ sở số liệu trên ta lập bảng so sánh. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1. Nguồn vốn lưu động 35.662.520.891 31.495.697.272 2. Tài sản dự trữ 26.310.536.597 24.292.251.045 3. Mức bảo đảm (1-2) + 9.351.984.294 + 7.203.446.227 Theo bảng tính trên ta thấy nguồn vốn lưu động và tài sản dự trữ cuối kỳ đều giảm so với đầu năm. Tuy vậy, mức bảo đảm nguồn vốn cho tài sản dự trữ vẫn thừa (đầu năm thừa 9.351.984.294 đồng, cuối năm thừa 7.203.446.227 đồng). Như vậy, khoản thừa này DN bị chiếm dụng nếu xét trên lý thuyết. Xét trên bảng CĐKT ta thấy: khoản phải thu đầu năm là 11.688.240.531, cuối năm là 10.145.447.045 còn các khoản phải trả (trừ khoản vay ngắn hạn) đầu năm là 6.819.083.834, cuối năm là 7.092.464.910. Như vậy, các khoản phải thu vẫn lớn hơn các khoản phải trả. Vì lẽ đó, trên thực tế, Xí nghiệp cũng vẫn bị chiếm dụng vốn nhưng khoản chiếm dụng cuối năm đã giảm so với đầu năm. Kết quả phân tích cho thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho tài sản dự trữ là rất tốt. Mặc dù khoản thừa vốn của DN bị chiếm dụng nhưng đến cuối năm, tình hình này đã được cải thiện. Sang năm tới, nếu Xí nghiệp phải thanh toán tất cả các khoản nợ đến hạn thì tình hình dự trữ tài sản vẫn không bị ảnh hưởng, DN vẫn có đủ vốn để dự trữ. 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của DN. 2.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ). Đầu tư vào TSCĐ chính là đầu tư vì mục đích lâu dài hay ứng dụng "đòn bảy vận hàng", ở một mức sản xuất nhất định, nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vàoTSCĐ thì sẽ nhận được mức lợi nhuận lớn hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành có mức đầu tư vào TSCĐ thấp hơn. Nhưng làm thế nào để nhận biết được thời điểm đầu tư và mức đầu tư hợp lý để "đòn bảy" đó phát huy tác dụng? Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định định kỳ sẽ đưa ra những gợi ý bổ ích cho nhà quản lý. Để phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ, ta kết hợp xem xét các chỉ tiêu phân tích trên cùng bảng phân tích dước đây. BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Mức Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 99.971.158.644 102.619.555.514 +2.648.396.870 +2,65 2. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 696.727.538 524.038.784 -172.688.754 -24,79 3. Nguyên giá bình quân 28.142.014.686 30.729.302.227 +2.587.287.541 +9,19 4. Vốn cố định bình quân 17.522.923.898,5 18.101.506.246 +578.582.317,5 +,3,3 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1.3) 3,5 3,34 -0,21 -5,92 6. Hiệu quả sử dụng TSCĐ (2/3) 0,025 0,017 -0,008 -32 7. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/4) 5,71 5,67 -0,04 -0,7 8. Tỉ suất sinh lợi VCĐ (2/4) 0,04 0,029 -0,011 -27,5 9. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ (3/1) 0,282 0,299 +0,017 6,03 10. Hệ số đảm nhiệm VCĐ (4/1) 0,175 0,176 +0,001 0,57 Nhìn vào bảng trên ta thấy: *Với TSCĐ: Hiệu suất sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ đều giảm, trong đó hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm với tốc độ nhanh hơn hiệu suất sử dụng TSCĐ (giảm 32% so với 5,92%). Nguyên nhân là do doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 nhưng lợi nhuận lại giảm so với năm 1999 khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm nhanh hơn hiệu suất sử dụng TSCĐ. Xét riêng từng khoản ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2005 giảm 0,21 hay 5,92% so với 2004, chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu của năm 2005 ít hơn so với năm 2004. Năm 2004 một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 3,55 đồng doanh thu còn năm 2005, kết quả đó chỉ còn 3,34 đồng, giảm 0,21 đồng. Hiệu quả sử dụng TSCĐ còn giảm nhanh hơn. Năm 2004, một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sinh lợi 0,025 đồng lợi nhuận nhưng sang năm 2004, nó chỉ tạo ra 0,017 đồng lợi nhuận, tốc độ giảm là 32%. Kết quả này có thể được giải thích như sau: Năm 2004, DN chưa sử dụng hết công suất TSCĐ, sang năm 2005 DN lại đầu tư mua thêm máy móc mới. Máy móc mới đưa vào sử dụng làm khấu hao tăng, qua đó làm chi phí SXKD tăng khiến cho doanh thu tăng 2,65% nhưng lợi nhuận lại giảm 24,79%. Tốc độ tăng doanh thu không bằng tốc độ tăng TSCĐ khiến hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm. Hiệu quả sử dụng TSCĐ lại giảm mạnh hơn nữa vì lợi nhuận giảm ngoài ảnh hưởng của tốc độ giảm cuả doanh thu lại còn do chi phí SXKD gánh thêm một phần chi phí khấu hao mới phát sinh. Như vậy, về TSCĐ, DN sử dụng chưa hợp lý, chưa sử dụng hết công suất vào máy móc hiện có nhưng lại đầu tư mua thêm máy móc mới không làm doanh thu tăng nhanh mà lại làm tăng chi phí, ảnh hướng đến lợi nhuận đạt được. *Với VCĐ: Xem xét VCĐ hiệu quả hơn TSCĐ vì nó trừ ra khoản khấu hao TSCĐ đã thu hồi, chỉ xét giá trị thực của TSCĐ. Ta thấy hiệu suất sử dụng VCĐ giảm và hiệu quả sử dụng VCĐ (tỉ suất sinh lợi VCĐ) cũng giảm với tốc độ nhanh hơn cùng với đó là hệ số đảm nhiệm VCĐ tăng, cụ thể: Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 là 5,71 nghĩa là một đồng vốn cố định bình quân tạo ra 5,71 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2005, hiệu suất này giảm xuống còn 5,67, một đồng vốn cố định bình quân chỉ tạo ra được 5,67 đồng doanh thu thuần giảm 0,7% so với lúc đầu. Cũng có thể nói hệ số đảm nhiệm VCĐ 2005 tăng sovới năm 2004. Năm 2004, một đồng doanh thu thuần cần 0,17 đồng VCĐ nhưng sang năm 2005, để tạo ra một đồng doanh thu thuần, DN cần dùng 0,176 đồng VCĐ, tăng 0,57%. Hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2005 cũng giảm so với năm 2004. Năm 2004, một đồng vốn cố định tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận còn năm 2005, nó chỉ tạo ra 0,029 đồng, giảm 27,5%. Nguyên nhân tốc độ giảm hiệu quả sử dụng VCĐ nhanh hơn tốc độ giảm hiệu suất sử dụng VCĐ cũng do chi phí khấu hao tăng khiến lợi nhuận giảm đi, tốc độ tăng doanh thu cũng chậm lại. Nếu so sánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ với hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ thì hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ có phần hợp lý và hiệu quả hơn vì chúng đã trừ được phần chi phí khấu hao ở cả tử và mẫu. Tuy nhiên nếu không phát sinh phần chi phí khấu hao thì kết quả đạt được sẽ khả quan hơn nhiều. Vì vậy, Xí nghiệp nên khai thác thêm các thị trường tiêu thụđể tăng hiệu suất sử dụng máy móc, giảm các TSCĐ không dùng vào sản xuất và không sinh lợi như nhà văn phòng, máy móc phục vụ văn phòng không cần thiết và các TSCĐ phục vụ sản xuất còn thừa bằng cách cho thuê hoạt động hoặc thuê tài chính nếu khả năng sinh lợi của các hình thức này cao hơn. Đối với các TSCĐ không dùng sản xuất, đang cho thanh lý hoặc nhượng bán, DN cần nhanh chóng thành lập tổ thanh lý để giải phóng các loại tài sản này, thu vốn về hoạt động và giảm TSCĐ "chết". 2.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ). Hiệu quả sử dụng VLĐ được đo lường bằng các chỉ tiêu sức sản xuất, sức sinh lợi. Nhưng để biết được nguyên nhân của sự tăng, giảm các chỉ tiêu đó ta cần phải phân tích thêm tốc độ luân chuyển VLĐ, tốc độ luân chuyển VLĐ càng cao, lợi nhuận tạo ra càng nhiều. Vì vậy, phân tích đồng thời chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết sẽ cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng VLĐ. Việc phân tích được tiến hành qua bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Mức Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 99.971.158.644 102.619.555.514 +2.648.396.870 +2,65 2. Lợi nhuận từ SXKD 696.727.538 524.038.784 -172.688.754 -24,79 3. VLĐ bình quân 34.499.446.246,5 40.534.883.453,5 +6.035.437.207 +17,5 4. Sức sinh lợi của VLĐ (2/3) 0,02 0,013 -0,007 -35 5. Tốc độ chuchuyển VLĐ (1/3) 2,9 2,53 -0,37 -12,76 6. Thời gian một vòng luân chuyển (360/5) 124,14 142,3 18,16 14,63 7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1) 0,345 0,395 +0,05 14,49 Bảng trên cho thấy sức sản xuất của VLĐ giảm 0,37 hay 12,76% (từ 2,9 năm 2004 xuống còn 2,53 năm 2005) và sức sinh lợi cũng giảm 0,007 hay 35% (từ 0,02 xuống 0,013). Như vậy, hiệu quả sử dụng VLĐ đã giảm đáng kể. Năm 2004, một đồng VLĐ bình quân tạo ra 2,9 đồng doanh thu và 0,02 đồng lợi nhuận. Năm 2005, một đồng VLĐ bình quân chỉ tạo ra 2,53 đồng doanh thu và 0,013 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tốc độ luân chuyển chậm: 2,9 vòng/năm xuống còn 2,53 vòng/năm, thời gian một vòng luân chuyển tăng từ 124,14 ngày lên 142,3 ngày, tăng 14,63%. Vì tốc độ luân chuyển giảm nên trong năm 2005, lượng doanh thu thuần tạo ra đã giảm đi một lượng là: (2,53-2,9) x 40.534.883.453,5 = -14.997.906.877,7 đồng và làm lãng phí một lợng vốn lưu động là: 102.619.555.514 360 x (142,3 -124,14) =+5.176.586.466,6 đồng Như vậy, DN đã sử dụng lãng phí một lượng VLĐ là 5.176.586.466,6 đồng. Nếu DN vẫn giữ nguyên tốc độ luân chuyển như năm 1999 thì lượng doanh thu thuần sinh ra sẽ tăng thêm 14.997.906.877,7 đồng. Tốc độ luân chuyển VLĐ giảm làm hiệu quả sử dụng VLĐ giảm. Nhưng VLĐ bao gồm VLĐ đầu tư cho khoản phải thu, hàng tồn kho và tiền. Vậy nguyên nhân chính làm giảm VLĐ là từ đâu? Từ việc hàng tồn kho luân chuyển chậm hay lâu thu tiền, để biết rõ, ta phân tích từng khoản sau: Khoản phải thu: Như đã đề cập ở phần phân tích tình hình thanh toán (III.4), vòng quay các khoản phải thu tăng 0,519 vòng (từ 7,329 lên 7,848) chứng tỏ tình hình thu nợ của DN rất tốt, kỳ thu tiền bình quân cũng giảm từ 49,12 ngày xuống còn 45,87 ngày, rút được hơn 3 ngày. Như vậy, nguyên nhân làm giảm tốc độ VLĐ không phải do các khoản phải thu. Hàng tồn kho (HTK): Để đánh giá tốc độ luân chuyển HTK ta tính toán một số chỉ tiêu: hệ số quay kho và thời gian một vòng quay qua bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Mức Tỉ lệ (%) 1. Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ 93.641.383.809 94.240.643.398 +599.259.589 +0,64 2. Giá vốn SP hàng hoá tồnkho bp 9.002.731.360,5 10.781.340.337 +1.778.608.976,5 19,76 3. Hệ số quay kho sp hàng hoá (1/2) 10,401 8,741 -1,66 -15,96 4. Thời gian một vòng quay kho (365/3) 34,61 41,19 +6,58 19,01 Như vậy, giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ tăng 599.259.589 đồng (0,64%) nhưng tốc độ tăng của giá vốn sản phẩm, hàng hoá tồn kho bình quân lại tăng nhanh hơn (19,76%) làm giá vốn tồn kho tăng 1.778.608.976,5 đồng. Chính điều này làm cho hệ số quay kho sản phẩm, hàng hoá giảm 1,66 vòng 15.96%. Vậy nguyên nhân khiến tốc độ luân chuyển VLĐ giảm là do hàng hoá tồn kho nhiều thời gian quay kho chậm. Điều này cũng có thể giải thích rằng. Trong kỳ, do xu hướng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tăng, DN tập trung sản xuất để cung ứng ra thị trường. Nhưng đến cuối kỳ, tốc độ tiêu thụ chững lại (một phần cũng có thể do chính sách đòi nợ của DN chặt chẽ hơn) nên xí nghiệp chưa thể giải phóng toàn bộ lượng hàng tồn khối kinh doanh bị ứ đọng trong khâu này. Vấn đề đặt ra là DN phải có cách thức tiêu thụ nhanh lượng hàng tồn này, giải phóng vốn "chết" tăng hiệu quả hoạt động. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DN: Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng dây chuyền của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và xu hướng suy thoái chung của toàn thế giới, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại và gặp phải một số khó khăn như qui mô đầu tư giảm, tình hình xuất nhập khẩu gặp khó khăn,…Những khó khăn chung của đất nước đã tác động không nhỏ đến Công ty cơ khí Hà Nội làm thị trường tiêu thụ thu hẹp, chi phí nhập khẩu NVL đầu vào tăng do tỉ giá ngoại tệ tăng. Ngoài những khó khăn chung, DN còn phải đương đầu với nhiều khó khăn riêng như sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng nghành. Nhờ năng lực quản lí và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao (hơn 1/5 có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng), DN đã vượt qua các khó khăn, thử thách, bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên và tạo ra lợi nhuận để tái sản xuất. Hoạt động tài chính của DN trong năm 2005 đã đạt được những thành tựu sau: Trong quan hệ thanh toán với các tổ chức bên ngoài, DN đã tuân thủ các chính sách tín dụng, trả nợ đúng hạn cho các chủ nợ và các tổ chức mà DN chiếm dụng vốn. Các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và khoản phải trả người bán giảm làm tình hình tài chính của DN lành mạnh hơn. Về các khoản phải thu, DN đã nỗ lực thu hồi công nợ, tăng nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu (từ 7,329 lên 7,848 vòng) làm tăng hiệu quả hoạt động của vốn lưu động. Với xu hướng giảm nợ., giảm thu, DNđã nâng cao khả năng độc lập tài chính của mình, giảm tình trạng chiếm dụng dây dưa lẫn nhau với các doanh nghiệp khác. Nguồn vốn lưu động thuần tăng cho tháy khả năng thanh toán của DN được nâng cao. Nguồn vốn lưu động thuần tăng trong khi qui mô tài sản giảm cho thấy DN đã ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển nguồn vốn lưu động thuần, tăng khả năng nắm bắt thời cơ và làm cân bằng cấu trúc tài chính. Bên cạnh những thành tích đạt được, DN cũng còn tồn tại một số nhược điểm trong hoạt động tài chính như cơ cấu tài sản,nguồn vốn còn chưa hợp lí, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn, mặc dù trong kì DN đã có những hành động tích cực để cải thiện tình hình nhưng những tồn tại vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Tỉ suất đầu tư trong tổng tài sản còn thấp (xấp xỉ 0,3). Vào cuối năm, tỉ suất này giảm hơn khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp, tồn tại sự mất cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ, TSCĐ chiếm quá ít, TSLĐ chiếm tỉ lệ nhiều nhưng phần lớn lại được đầu tư vào tài sản dự trữ, giảm năng lực hoạt động của vốn. Tỉ suất tự tài trợ tuy đã được tăng lên vào cuối kì nhưng vẫn còn ở mức thấp (32,76%) nghĩa là chỉ đủ tài trợ cho TSCĐ, toàn bộ TSLĐ phải dựa vào các nguồn tài trợ bên ngoài như vay dài hạn, vay ngắn hạn, các khoản đi chiếm dụng. Trong kì, mặc dù DN đã cố gắng trả các khoản nợ vay để giảm tỉ suất nợ nhưng nó vẫn còn ở mức cao (67,24%). Điều này thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn . Mặc dù ở khía cạnh nào đó, việc vận dụng “đòn bẩy tài chính” mang lại lợi nhuận cao hơn cho DN thì ở khía cạnh khác, cơ cấu vốn như vậy thể hiện năng lực tự chủ về tài chính của DN yếu, những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN Về tình hình thanh toán và công nợ, nếu như DN đã áp dụng đúng đắn chính sách thu hồi công nợ với các đơn vị bên ngoài thì DN lại quản lí chưa tốt tình hình công nợ và thanh toán nội bộ. Khoản tạm ứng chưa thu hồi của công nhân viên trong DN còn lớn làm giảm hiệu quả hoạt động của vốn và làm khả năng thanh toán của DN giảm,DN không đáp ứng đủ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời. Về hiệu quả sử dụng vốn, DN chưa sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện tại.TSCĐ có tại DN tuy chiếm tỉ trọng còn ít nhưng chưa được sử dụng triệt để,hết công suất.Trong kì, DN lại đầu tư thêm TSCĐ làm cho chi phí tăng nhanh, giảm khả năng sinh lợi.Trong khi đó, vốn lưu động được đầu tư nhiều nhưng lại bị sử dụng lãng phí do đầu tư cho hàng dự trữ nhiều làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. 3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP 3.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán: Trong mấy năm nay, do tình hình khó khăn chung của đất nước, việc tiêu thụ sản phẩm của DN gặp nhiều khó khăn: giá cả lên xuống thất thường, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp,chi phí mua NVL nhập ngoại tăng cao vì tỉ giá ngoại tệ tăng…Tất cả những biến động thất thường đó khiến cho DN mặc dù trên danh nghĩa là bảo toàn và phát triển vốn nhưng nếu so sánh với chỉ số giá tiêu dùng thì lại không được khả quan. Tuy vậy, DN lại chưa áp dụng một hình thức bảo toàn vốn tương đối phổ biến là “dự phòng”. Các khoản dự phòng cho phép DN để lại một phần vốn dự trữ, bảo hiểm cho sự thay đổi thất thường của giá trị tài sản, đảm bảo bù đắp những tổn phí khi nó phát sinh. Việc lập dự phòng cũng cho phép bộ phận kế toán quản trị (đứng đầu là kế toán trưởng) nắm được giá trị thực của tài sản,từ đó có căn cứ để ra các quyết định quản lí như thời điểm nào nên dự trữ, thời điểm nào nên tung hàng ra bán,… Tại Công ty cơ khí Hà Nội, lượng hàng dự trữ là khá lớn, vậy nên chăng dn nên lập các khoản dự phòng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra,chủ động với những biến động của thị trường. Việc lập dự phòng trước hết cần áp dụng cho hàng tồn kho bởi vì nó chiếm tỉ trọng lớn còn việc lập “dự phòng phải thu khó đòi” là chưa cần thiết vì bạn hàng của dn đều là khách hàng lâu năm, có uy tín. Là một DN sản xuất nhưng công tác nghiên cứu, lao động chất xám lại là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu của DN.Hiểu được tầm quan trọng của các sản phẩm có chất xám cao, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức ngày nay, DN đã đầu tư một lượng tiền không nhỏ để nghiên cứu, sản xuất ra các loại thuốc mới. Các chi phí này khi phát sinh đều được đưa trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.Trong nhiều trường hợp, các chi phí này khá lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh trong kì mà phải mất vài năm mới có thể cho ra đời một sản phẩm mới. Vì vậy, Công ty nên tập hợp chi phí đó thành các TSCĐ vô hình và tính khấu hao dần. Việc khấu hao dần có thể khiến cho vốn đầu tư thu hồi chậm, làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn nhưng nó giúp cho hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường, ổn định,tránh tình trạng qui mô tài sản bị sụt giảm nghiêm trọng, cơ cấu tài sản và nguồn vốn thay đổi đột biến,ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và cấu trúc tài chính của DN. 3.2.2. Những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị tài chính tại Công ty 3.2.2.1. Một số giải pháp chung đảm bảo cho quá trình kinh doanh: Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần có một cấu trúc tài chính bền vững, có cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lí. Chính nó sẽ là nền tảng vững chắc thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, trước khi đề xuất những phương hướng thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, tôi xin được mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề liên quan đến tình hình tài chính nhằm nâng cao vai trò quản trị trong quản lí tài chính. Thứ nhất: Cơ cấu tài sản cần được cân đối lại cho hợp lí hơn. Hiện nay, lượng tiền tồn tại Công ty còn quá ít, chỉ chiếm 2,11%. Với lượng tiền này, hoạt động kinh doanh công ty sẽ gặp nhiều khó khăn bởi vai trò của tiền trong hoạt động kinh doanh của công ty rất quan trọng. Là một vật mang giá trị, tiền đóng vai trò như chiếc cầu nối để đưa các yếu tố đầu vào vào công ty. Sau quá trình sản xuất, tiền lại được thu về với một lượng lớn hơn, là điều kiện để tái sản xuất, đảm bảo cho chu kì kinh doanh được diễn ra liên tục. Vốn bằng tiền cũng là phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh nhất. Một lượng vốn bằng tiền hợp lí sẽ đảm bảo thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn, nợ ngắn hạn, không làm xáo trộn nhiều đến hoạt động kinh doanh trong công ty. Nhưng tại công ty, lượng tiền dự trữ quá ít không đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh và tức thời. Khi các khoản nợ đến hạn, xí nghiệp sẽ phải bán tháo hàng tồn kho hoặc phải tìm cách đi chiếm dụng vốn ở nơi khác, đi vay ngắn hạn để đảm bảo thanh toán đúng hạn.Nếu không, công ty sẽ vi phạm kỉ luật thanh toán. Để giải quyết vấn đề này, công ty nên tăng nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để thu tiền về, thu hồi các khoản tạm ứng, nhận kí cược, kí quỹ… Các khoản dự trữ tại DN quá lớn cũng là nguyên nhân làm tốc độ luân chuyển vốn giảm và làm mất cân đối trong cơ cấu tài sản. Để khắc phục thực tế này, DN cần nhanh chóng quảng bá và phát triển sản phẩm, thâm nhập vào các thị trường mới, chiếm lĩnh những khoảng trống thị trường mà các doanh nghiệp khác chưa chiếm lĩnh. DN cần phân tích để biết rõ những sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao, tốc độ tiêu thụ mạnh để tập trung sản xuất, nhanh chóng giải toả những sản phẩm có tốc độ tiêu thụ chậm để giải phóng vốn, đầu tư vào các sản phẩm có lợi ích cao hơn. Thứ hai: Trong công tác thanh toán các khoản nợ và thu hồi các khoản phải thu, DN cần cố gắng thanh toán các khoản nợ, giảm tỉ suất nợ và tăng tỉ suất tự tài trợ, nâng cao năng lực bản thân. Nguồn trả nợ có thể được huy động từ lợi nhuận thu được, từ quỹ khấu hao và từ các nguồn lợi khác như tiền cho thuê tài sản, cho thuê mặt bằng…Việc trả nợ sẽ làm giảm tình trạng Xí nghiệp bị “tái chiếm dụng”. Thứ ba: Xí nghiệp cần cải thiện tỉ suất đầu tư và một số tỉ suất khác.Tỉ suất đầu tư tại DN tương đối thấp. Vì vậy, để tăng cường tỉ suất này, DNnên thu hút đầu tư của các nhà tài trợ bên ngoài, thành lập các quĩ liên doanh, liên kết để lấy vốn đầu tư vào TSCĐ. DN cũng có thể áp dụng hình thức “thuê tài chính” để giảm vốn đầu tư ban đầu và tăng tài sản. 3.2.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh: Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích hoạt động tài chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn, với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy, phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất phát từ việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn lực sẵn có để tạo ra kết qủa cao nhất. Cụ thể hơn, mục tiêu hiệu quả kinh doanh đạt được khi: - Với số vốn hiện có, lợi nhuận tạo ra cho doanh nghiệp phải lớn hơn lợi nhuận trong quá khứ. - Khi đầu tư thêm vốn phải đảm bảo tốc độ tăng của lợi nhuận phải cao hơn tốc độ tăng của vốn. a) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Như đã phân tích ở phần II, hiệu quả sử dụng vốn cố định ở DN còn thấp và có xu hướng giảm là do Xí nghiệp đầu tư thêm TSCĐ trong khi TSCĐ cũ vẫn chưa sử dụng hết công suất, TSCĐ mới mua về lại có mức khấu hao lớn làm cho lợi nhuận trong kì giảm sút trong khi doanh thu tăng chậm. Vậy làm sao để giải quyết thực trạng này? Trên thực tế, TSCĐ của DN được trang bị khá hiện đại nhưng không đồng bộ.Chính sự không đồng bộ đó là nguyên nhân cản trở sự vận hành có hiệu quả của các loại máy móc. Vì vậy, biện pháp trước mắt cần được áp dụng là DN cần cho “thuê hoạt động”các loại TSCĐ không dùng đến hoặc sử dụng không có hiệu quả. Tiền cho thuê thu được sẽ giúp DN trang trải số khấu hao và có lãi, tạo nguồn để đầu tư cải tạo các máy móc thiết bị đang sử dụng. Với các loại máy móc cũ, lạc hậu và hiệu quả không cao nhưng không thể cho thuê hoạt động được (các loại máy tốn quá nhiêù nguyên liẹu, động lực nhưng tốc độ sản xuất sản phẩm chậm,hay bị hỏng hóc) thì DN cần nhanh chóng thành lập các đội thanh lí, tổ chức các cuộc đấu thầu để thanh lí, nhượng bán chúng ngay khi chúng còn hoạtđộng được, tránh làm tăng hao mòn vô hình hoặc đến khi chúng trở thành đống sắt vụn. Số tiền thu được sẽ được dùng để tái đầu tư mua các máy móc thiết bị mới. Sau khi thay thế TSCĐ không hiệu quả, DN cần tập trung mua thêm các thiết bị mới. Việc mua các máy móc, thiết bị cũ từ nước ngoài qua hình thức chuyển giao công nghệ hiện nay không còn bảo đảm nữa. Các máy móc, thiết bị đó có thể đã được sơn sửa lại từ đống các máy móc thiết bị phế liệu cũ. Việc mua các máy móc hiện dại từ các nước phát triển lại quá tốn kém,khả năng của xí nghiệp không đáp ứng được. Vì vậy, hai biện pháp khả thi nhất là liên doanh hoặc thuê tài chính. Liên doanh là hình thức Xí nghiệp liên kết với các đối tác nước ngoài cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh. Lợi thế thương mại của Xí nghiệp khi có cơ sở đặt ở trung tâm Hà Nội, lại có vị thế mặt đường cùng với uy tín sản phẩm lâu năm là điều kiện thuận lợi giúp Xí nghiệp có thể dễ dàng thu hút các đối tác liên doanh. Tham gia liên doanh giúp DN có thêm các máy móc thiết bị hiện đại, có qui trình công nghệ mới và còn có thể học các kinh nghiệm quản lí từ những chuyên gia quản lí đầy kinh nghiệm của đối tác nước ngoài. Thuê tài chính là hình thức thuê tài sản phổ biến trên thế giới. Nó giúp cho các doanh nhân khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh có thể sở hữu các TSCĐ có giá trị lớn mà không phải bỏ ra quá nhiều tiền đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức thuê tài chính chưa được sử dụng rộng rãi. Giống như hình thức mua trả góp nhưng chi phí lãi nhỏ hơn nhiều, DN có thể thuê TSCĐ hiện đại với một khoản tiền thuê phù hợp hàng năm. Nếu các tài sản đó phát huy hiệu quả cao, DN không những thu hồi được khấu hao, trả lãi thuê mà còn có thể tạo ra nhiều lợi nhuận từ các tài sản đi thuê. Việc thuê tài chính TSCĐ cũng có ích hơn việc vay dài hạn mua TSCĐ vì các thủ tục vay để mua TSCĐ khá phức tạp, lại cần thế chấp, hàng năm DN vẫn phải trả một khoản tiền lãi mà không chắc chắn rằng TSCĐ có tạo ra lợi nhuận không vì việc mua TSCĐ từ nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro. Sau khi có TSCĐ hiện đại, phù hợp, DN cần tổ chức, sắp xếp chúng cho phù hợp, hiệu quả, tạo thành một qui trình khép kín. Công suất máy nên được sử dụng ở mức tối đa nhằm giảm hao phí không cần thiết. Hàng năm, DN nên kiểm tra, trung tu lại máy móc để phát hiện và kịp thời sửa chữa những hỏng hóc. DN cũng cần phát động các sáng kiến cải tiến kĩ thuật, qui trình công nghệ trong công nhân để sử dụng hiệu quả hơn nữa những máy móc sẵn có. Đối với những tài sản không phải là máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất như nhà cửa, văn phòng, máy văn phòng,… nếu hiệu quả hoạt động không cao mà chi phí lại quá lớn thì DN nên sắp xếp lại để sử dụng có hiệu quả hơn. b) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Việc tăng cường tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Nhưng để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, Xí nghiệp cần hạn chế các vốn chết, vốn bị chiếm dụng. Ơ đây, vốn chết chính là vốn dùng để dự trữ tài sản. Theo kết quả phân tích, năm 2005, mặc dù DN đã cố gắng làm giảm hàng tồn kho nhưng tỉ lệ này vẫn khá cao. Vốn bị chiếm dụng tại DN cũng khá nhiều, chủ yếu là các khoản phải thu và tạm ứng. Như ta đã biết trong phần II, toàn bộ vốn CSH và vốn vay của Xí nghiệp đã đủ đảm bảo cho tài sản và phần còn thừa đã bị chiếm dụng. Đây là vấn đề bất hợp lí, trong khi DN phải đi vay và chịu chi phí lãi vay thì một phần khoản vay đó đã bị chiếm dụng bởi công nhân viên và khách hàng với lãi suất bằng không. Cuối năm 2005, DN đã cố gắng giảm khoản vay để giảm tình trạng bị chiếm dụng. Tuy nhiên, khoản vốn bị chiếm dụng vẫn chưa giảm nhiều mà phần lớn khoản vay được trả bằng tiền mặt làm cho lượng tiền giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Vì vậy, DN cần áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn nữa trong việc thu hồi công nợ, tăng khoản tiền. Đối với khoản vay ngắn hạn và dài đầu tư cho tài sản còn thừa, DN có thể tập trung trả bớt để giảm chi phí tiền lãi hoặc dùng số tiền này đầu tư vào các hoạt động tài chính sinh lời hơn, tránh tình trạng bị chiếm dụng. Như vậy, nguồn vốn lưu động của DN tưởng như thừa nhưng thực ra lại thiếu vì vốn tài trợ cho tài sản dự trữ và khoản phải thu quá nhiều. Đây là hai loại tài sản có tốc độ luân chuyển chậm vì khó chuyển thành tiền mặt, gây ra hiện tượng lãng phí vốn. Những biện pháp nêu trên có thể gợi ý phần nào giúp công tác quản trị của DN có hiệu quả hơn. c) Tăng cường khả năng sinh lợi của đồng vốn: Để tăng cường khả năng sinh lợi của đồng vốn, ngoài việc sử dụng có hiệu quả VCĐ vàVLĐ theo cơ cấu phù hợp như trên, DN cần tập trung giảm chi phí phát sinh. Chi phí tại DN tăng cao do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do DN đã không sử dụng hợp lí VCĐ và VLĐ. Trong khi TSCĐ sử dụng chưa hết công suất, DN lại mua thêm TSCĐ mới làm chi phí khấu hao tăng, làm giảm hiệu quả sử dụng VCĐ. Biện pháp giảm chi phí khấu hao đã được đề cập ở phần a). VLĐ của DN cũng được sử dụng không hiệu quả,lượng hàng tồn kho quá lớn làm tăng chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, những chi phí mà DN có thể loại trừ hoặc giảm bớt được. Khoản vốn vay thừa sau khi đầu tư cho tài sản đã bị chiếm dụng cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, DN cũng gặp phải những khó khăn do khách quan đưa lại. Là DN sản xuất, chi phí NVL chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Nhưng phần lớn NVL lại phải nhập ngoại, trong nước không sản xuất được. Việc tỉ giá ngoại tệ tăng mạnh trong hai năm qua làm chi phí của DN cũng tăng theo. Trong khi đó, giá bán của DN lại không thể tăng được vì tình trạng cạnh tranh và thu nhập của người dân. Điều này là nguyên nhân chính khiến hiệu quả của DN giảm mạnh. Để khắc phục những khó khăn này, DN cần tìm kiếm nguồn hàng cung cấp mới có giá cả phải chăng hơn.nhưng chất lượng vẫn phải bảo đảm để thay thế. Nếu có thể được, DN nên tự đầu tư nghiên cứu các loại NVL mới thay thế nếu chi phí nghiên cứu thấp hơn. Ngoài ra, do chi phí NVL của một số sản phẩm tăng làm cho hiệu quả sinh lợi của nó giảm nên DN cần xem xét lại hiệu quả sinh lợi của từng sản phẩm, thay đổi kế hoạch sản xuất, tập trung sản xuất những loại sản phẩm mà nguồn nguyên liệu có thể được cung cấp với giá rẻ hơn hoặc lấy từ nguồn nguyên liệu trong nước có hiệu quả sinh lời cao hơn. 3.2.2.3.Một số kiến nghị với Nhà nước: Để hoạt động và phát triển tốt, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn cố định và vốn lưu động cần thiết. Là một Công ty TNHH Nhà nước 1Thành viên, sau khi có quyết định hạch toán độc lập, Công ty được giao một phần vốn và dựa vào đó để phát triển sản xuát kinh doanh và có lãi, chịu trách nhiệm trước nhà nước về số vốn được giao. Tuy nhiên, phần vốn nhà nước giao chủ yếu là các TSCĐ đã lạc hậu, cũ kĩ. Để phát triển, dn phải tự đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị từ các nguồn vốn khấu hao và vốn vay. Nguồn vốn CSH của DN chỉ đảm bảo choTSCĐ và một phần nhỏ TSLĐ, phần còn lại phải dựoc tài trợ bằng nguồn vốn vay và vốn đi chiếm dụng. Các nguồn vốn này chỉ là nguồn vốn tạm thời, lại phát sinh chi phí lãi vay làm hiệu quả kinh doanh giảm sút. Vì vậy, để DN có thể phát triển hiệu quả hơn, Nhà nước cần tạo điều kiện cấp thêm vốn cho DN, giúp DN tăng khả năng tự tài trợ, lành mạnh hoá tình hình tài chính. Kết luận Trong công tác quản trị doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phân tích tình hình tài chính cho nhà quản lí đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán những xu hướng trong tương lai. Để phân tích, nhà quản lí phải thu thập được những thông tin chính xác, phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để hạn chế những rủi ro, làm nổi bật những trọng tâm phân tích, thu được những thông tin bổ ích. Dựa vào Bảng cân đối kế toán và một số tài liệu khác có liên quan, em đã tiến hành phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cơ khí Hà Nội.Tuy nhiên, do những hạn chế về nguồn thông tin (thiếu tài liệu so sánh với các doanh nghiệp cùng nghành) nên việc phân tích chủ yếu được tập trung vào việc nhận xét thực trạng tài chính.Thông qua sự phân tích một cách khách quan thực trạng tài chính của Công ty, kết hợp với kiến thức tiếp thu được ở trường, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hoàn thiện công tác kế toán để nâng cao công tác quản trị của Công ty.. Vì thời gian có hạn, trình độ hiểu biết còn hạn chế, nên bản chuyên dề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô giáo, các cô chú Công ty Cơ Khí Hà Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo –TS. Đàm Văn Huệ và các cô chú trong Công ty Cơ Khí Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này. Hà Nội, ngày 24tháng 5 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thi Minh Chi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài chính doanh nghiệp. Chủ biên PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào 2.Quản trị tài chính doanh nghiệp. Chủ biên Nguyễn Hải Sản. 3. Phân tích Báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh. Chủ biên PTS. Nguyễn Văn Công. NXB Thống Kê 1995. 4. Kế toán-kiểm toán và phân tích hoạt động kinh doanh. PTS.Ngô Thế Chi-Đoàn xuân Tiên-Vương Đình Huệ. NXB Tài Chính–Hà Nội 1995. 5.Kế toán quản trị doanh nghiệp. PTS Đặng Văn Thanh-PTS Đoàn Xuân Tiên. NXB Tài chính-Hà Nội 1998. 6.Kế toán quản trị. NXB TPHCM. Tập thể tác giả khoa Kế toán-Kiểm toán. Trường đại học Kinh tế. 7.Phân tích hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp. Charles.J. VVoelfel.NXB Khoa học &Kĩ thuật. Hà Nội1991. 8. Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh. Đại Học KTQD. Bộ môn Hạch toán và phân tích kinh tế. Hà Nội 1991. 9. Kế toán tài chính (theo hệ thống kế toán Mỹ). Kermit.D.Larson. Người dịch Đặng kim Cương. NXB Thống Kê 1994. 10. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Chủ biên PGS.PTS Phạm Thị Gái. Khoa Kế Toán- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.NXB Giáo Dục 1998. 12. Giáo trình Kế toán quản trị . Chủ biên PTS Nguyễn Minh Phương. Khoa Kế toán- Trường Đại học KTQD. NXB Giáo dục 1998. 13. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Chủ biên PTS Lưu Thị Hương. Khoa Ngân hàng- Tài chính. Trường Đại học KTQD. NXB Giáo dục1998. 14.How to interpret financial statements for better business decisions. Barry.E.Miller & Donald.E. Miller.American Management asociation 1991. 15. Các chuyên đề khoá 43(ĐH KTQD) và luận văn khoá 10 (viện ĐH Mở). Tạp chí Tài chính số 4/98. Tạp chí kỷ niệm 40 năm hình thành và phảt triển Công ty cơ khí hà Nội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội.docx
Luận văn liên quan