Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Trong những năm gần đây Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí mình trên trường quốc tế. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của ta trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới với nhiều mặt hàng của nước ta đã được xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trên thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi có được từ hội nhập thì chính nó mang lại không ít khó khăn thử thách, trên thế giới đang có nhiều biến động, các cuộc khủng hoảng xảy ra ở nhiều quốc gia. Đứng trước bối cảnh kinh tế chính trị phức tạp như vậy, Việt Nam cần phải có những đối sách thích hợp và kịp thời song vẫn không quên nhiệm vụ phát triển kinh tế. Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm nền tảng thu ngoại tệ để phát triển nền kinh tế trong nước, kiến thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng. Với ưu thế là một quốc gia ven biển giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói thủy sản là một mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn, do đó từ lâu thủy sản đã giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta, nhận thức được điều này nhà nước ta đã có những điều chỉnh và đầu tư thích hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu thủy sản trong những năm vừa qua cho thấy ngành hàng này vẫn gặp phải không ít khó khăn, thử thách như giá xuất khẩu bị giảm mạnh, các mặt hàng thủy sản chủ lực: tôm, cá basa, cá tra . bị kiện bán phá giá ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp không ký kết được hợp đồng xuất khẩu. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng như hiện nay vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề trên là thông qua phân tích, nghiên cứu đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ có thông qua phân tích mới khai thác hết những khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp chưa được phát hiện. Qua phân tích các hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đánh giá mình về mặt mạnh, mặt yếu để củng cố, phát huy hay cần phải khắc phục, cải tiến. Thêm vào đó có thể giúp cho các doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng và khai thác tối đa mọi nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Mặt khác, còn giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng có thể để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, phân tích còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh phù hợp với công ty nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Vì những lý do trên mà đề tài “ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex ” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Tỉnh Kiên Giang là một trong những nơi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhiều nhất trong cả nước, cho nên việc nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản là rất cần thiết vì những vấn đề xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. Được thành lập và đi vào hoạt động hơn mười bốn năm qua, công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang đã có nhiều đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Kiên Giang. Tuy nhiên, cũng như những doanh nghiệp khác trong cả nước, tình hình kinh doanh xuất khẩu thủy sản những năm vừa qua của công ty không được mấy khả quan. Do đó, việc tìm ra giải pháp giúp công ty cải thiện những khó khăn là cần thiết. Trong quan hệ xuất nhập khẩu, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường xuất khẩu là một việc làm không thể thiếu. Vì mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng nếu không tìm hiểu để nắm bắt những cơ hội mới và xây dựng những chiến lược phù hợp với sự đổi thay của thị trường thì công ty sẽ khó có được những thành công như mong muốn.Bên cạnh đó cần phải phân tích kỹ các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu. Như vậy, ta mới có thể đánh giá những cơ hội, đe dọa, khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia tăng giá trị kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu thủy sản của công ty. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex giai đoạn từ 2007 – 06/ 2010 từ đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng thị trường, gia tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu của công ty trong những năm tới. 1.2.2Mục tiêu cụ thể - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex giai đoạn 2007- 06/2010. - Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản tại công ty qua các năm 2007- 06/2010 vào các thị trường truyền thống. -.Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa cho việc xuất khẩu thủy sản của công ty. Từ đó đề ra giải pháp mở rộng thị trường, gia tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu của công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex tại địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.3.2 Thời gian Luận văn trình bày dựa trên thông tin, số liệu thu thập trong giai đoạn 2007- 06/2010 của công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex. Luận văn được thực hiện từ 09/09/2010 đến 20/11/2010. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang Kisimex kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, sản xuất chế biến . Nhưng luận văn chỉ nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty sang các thị trường mục tiêu thông qua phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu, doanh thu, sản lượng và giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2007-06/2010.

doc83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.573.871 nghìn đồng tương đương giảm 34,72% so với năm 2007. Tỷ trọng cũng giảm từ 14,31% xuống còn 3,79% trong tổng doanh thu của công ty năm 2008. Nguyên nhân là vì công ty chuyển hướng chú trọng sang đầu tư cho xuất khẩu hơn là thị trường nội địa nên làm cho doanh thu nội địa của công ty Kisimex giảm đi đáng kể. Và đến năm 2009 thì doanh thu nội địa lại tăng lên tới 26.040.504 nghìn đồng tương đương với tăng 30,98%, lúc này giá của một số mặt hàng thủy sản mà công ty bán vào thị trường nội địa có xu hướng tăng, làm cho doanh thu nội địa tăng mặt dù sản lượng nội địa của công ty giảm. Đơn vị tính: 1.000 Đồng (Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty Kisimex) Hình 6: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007 – 2009) Đến hết tháng 06/2010 tổng doanh thu của công ty đã đạt được 284.468.291 nghìn đồng tăng hơn 27% so với doanh thu cùng kỳ của năm 2009, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 262.493.246 nghìn đồng chiếm 92,28% và doanh thu nội địa đạt 21.975.045 nghìn đồng chiếm 7,72 % trong tổng doanh thu của công ty. Bảng 4.5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY KISIMEX QUA SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ SÁU THÁNG 2010 Chỉ Tiêu Sáu tháng 2009 Sáu tháng 2010 So sánh 6t 2010/ 6t 2009 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Xuất khẩu 210.432.878 94,56 262.493.246 92,28 52.060.368 24,74 Nội địa 12.118.250 5,44 21.975.045 7,72 9.856.795 81,33 Tổng 222.551.128 100,00 284.468.291 100,00 61.917.163 27,82 Đơn vị tính: 1.000 Đồng (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Ta thấy doanh thu xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm 2010 của công ty tăng 52.060.368 nghìn đồng tương ứng tăng 24,74% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó thì doanh thu nội địa có phần tăng mạnh về mặt giá trị với mức 9.856.795 nghìn đồng tương đương với mức 81,33% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó tỷ trọng doanh thu nội địa ngày càng gia tăng trong tổng cơ cấu doanh thu của công ty, điều này cho thấy được rằng thị trường nội địa đang có sức hút và càng được công ty chuyển hướng quan tâm nhiều hơn. Dự kiến cuối năm 2010 doanh thu của công ty sẽ đạt khoảng gấp đôi so với sáu tháng đầu năm vì nguồn cung nguyên liệu sẽ gia tăng và thị trường tiêu thụ được mở rộng. Tóm lại có được kết quả như trên là nhờ vào sự cố gắng vượt bậc của ban lãnh đạo công ty và toàn thể công nhân viên trong suốt ba năm vừa qua, đặc biệt là nhờ sự nổ lực từ phía Nhà nước về các chính sách cũng như không ngừng mở rộng công tác xúc tiến thương mại với nhiều bạn hàng khác, từ đó công ty đã có thêm nhiều đơn đặt hàng từ nhiều đối tác khác nhau, hơn nữa bản thân công ty cũng đã cố gắng trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời không ngừng tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng các mặt hàng thủy sản để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường nhập khẩu khác nhau. 4.2.2 Phân tích sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Qua kết quả phân tích ở Bảng 4.6 và Hình 7 ta thấy: Năm 2008 sản lượng tiêu thụ của công ty Kisimex có mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm đạt 10.193,27 tấn tăng lên 6.376,15 tấn, tương đương tăng 167,04% so với năm 2007. Nguyên nhân là do từ giữa năm 2007, trong quá trình chuyển đổi cổ phần hóa thì công ty hầu như là mất rất nhiều các đơn đặt hàng từ các đối tác. Do đó dẫn đến sản lượng thủy sản tiêu thụ của công ty cũng đã giảm rất nhiều. Sau khi cổ phần hóa thì công ty dần dần hồi phục và lấy lại vị thế quan trọng như lúc trước. Đến năm 2009 sản lượng tiêu thụ đạt 11.243,72 tấn, tăng 1.050,45 tấn so với năm 2008, tương đương tăng 10,31% sản lượng. Trong đó sản lượng thủy sản xuất khẩu năm 2008 của công ty Kisimex tăng lên 234,76% so với năm 2007, tương đương tăng với mức sản lương 6.880,97 tấn và đến năm 2009 sản lượng từ 9.812,00 tấn tăng lên 10.982,85 tấn tức khoảng 1.170,85 tấn tăng khoảng 11,93% so với năm 2008. Bảng 4.6: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THỦY SẢN CỦA CÔNG TY KISIMEX QUA 3 NĂM (2007 - 2009) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản Lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng (%) Sản lượng (%) Xuất khẩu 2.931,03 76,79 9.812,00 96,26 10.982,85 97,68 6.880,97 234,76 1.170,85 11,93 Nội địa 886,09 23,21 381,27 3,74 260,87 2,32 (504,82) (56,97) (120,40) (31,58) Tổng 3.817,12 100,00 10.193,27 100,00 11.243,72 100,00 6.376,15 167,04 1.050,45 10,31 Đơn vị tính :Tấn (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Nguyên nhân làm cho sản lượng xuất khẩu tăng lên trong ba năm qua là do nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng đồng thời người tiêu dùng nước ngoài ngày càng quan tâm đến thủy sản là thực phẩm mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Mặt khác, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm như việc áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: HACCP, GMP, SSOP để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn đối với các thị trường truyền thống như: EU, Nhật, Nga… Đồng thời công ty tập trung việc tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, kết quả là đã chủ động hơn về thị trường nên sản lượng xuất khẩu tăng trong ba năm qua. Đối với sản lượng tiêu thụ nội địa năm 2008 giảm 504,82 tấn so với năm 2007, tương đương giảm 56,97% đạt sản lượng 381,27 tấn và chiếm tỷ trọng 3,74% trong tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Năm 2009 sản lượng tiêu thụ nội địa tiếp tục giảm còn 260,87 tấn, tương đương giảm 31,58% và sản lượng chỉ đạt tỷ trọng 2,32% trong tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển nhanh dẫn đến sự cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt, và do chiến lược của công ty Kisimex chủ yếu tập trung sản xuất để xuất khẩu nên lượng thủy sản tiêu thụ trong nước giảm qua các năm. Nhìn chung, sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Kisimex luôn tăng qua ba năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Vì vậy, để duy trì sản lượng xuất khẩu như trên thì công ty phải tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới khách hàng mới, càng đầu tư hơn nữa về máy móc, thiết bị để sản phẩm luôn đạt chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm…từ đó càng đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thủy sản đạt hiệu quả cao. Đơn vị tính:Tấn (Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Hình 7: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ THỦY SẢN CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007-2009) Trong sáu tháng đầu năm 2010, sản lượng thủy sản tiêu thụ của công ty Kisimex đã đạt được 5.026,41 tấn, tăng 291,93 tấn so với cùng kỳ năm 2009 tương ứng tăng 6,16%. Trong đó sản lượng thủy sản xuất khẩu là 4.583,00 tấn, tăng nhẹ so với sáu tháng đầu năm 2009 ở mức 1,46 tấn, tương đương tăng 0,03% sản lượng. Sản lượng thủy sản tiêu thụ nội địa là 443,74 tấn tăng 290,47 tấn so với cùng kỳ năm ngoái tương đương tăng 189,51% và chiếm 8,83% so với tổng sản lượng thủy sản tiêu thụ công ty. Đơn vị tính: Tấn Bảng 4.7: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY KISIMEX QUA SÁU THÁNG 2009 VÀ SÁU THÁNG 2010 Chỉ tiêu Sáu tháng 2009 Sáu tháng 2010 So sánh 6t 2010/ 6t 2009 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Xuất khẩu 4.581,54 96,77 4.583,00 91,17 1,46 0,03 Nội địa 153,27 3,23 443,74 8,83 290,47 189,51 Tổng 4.734.81 100,00 5.026,74 100,00 291,93 6,16 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Nhìn chung sản lượng thủy sản tiêu thụ của công ty trong sáu tháng đầu của năm 2010 tăng so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng gia tăng và nền kinh tế thế giới đã trong giai đoạn ổn định. Đặc biệt sản lượng và tỷ trọng thủy sản tiêu thụ nội địa của công ty tăng nhanh trong tổng cơ cấu sản lượng tiêu thụ của công ty chứng tỏ rằng công ty đã quan tâm nhiều hơn ở thị trường nội địa sau nhiều năm bỏ ngõ. Dự báo từ đây đến cuối năm 2010 sản lượng thủy sản tiêu thụ cả năm của công ty Kisimex sẽ tăng lên khoảng 12.500,00 tấn tương đương với 11,17% so với năm trước. Bởi vì đến tháng 8 – 9 là tháng đỉnh cao của người dân thu hoạch thủy sản, nên nguồn cung nguyên liệu sẽ được gia tăng, do đó sản lượng thủy sản tiêu thụ của công ty cũng sẽ tăng theo. 4.2.3 Phân tích cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty hiện nay là các sản phẩm về cá đông, mực đông và bạch tuộc, chúng chiếm sản lượng và giá trị rất lớn trong tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm qua. Qua Bảng 4.8 và Biểu đồ về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Kisimex (Hình 8) ta nhận thấy trong ba năm (2007 – 2009) không có sự thay đổi lớn giữa các mặt hàng xuất khẩu. Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Cá đông 135.630 1,18 5.803.056 20,05 5.407.676 21,32 5.667.426 4.178,60 (395.380) (6,81) Mực đông 3.579.677 31,05 4.652.781 16,08 5.491.677 21,65 1.073.104 29,98 838.896 18,03 Bạch tuộc đông 3.010.055 26,10 6.932.406 23,95 8.928.165 35,20 3.922.351 130,31 1.995.759 28,79 Tôm đông 2.612.747 22,65 2.386.576 8,25 1.682.663 6,64 (226.171) (8,66) (703.913) (29,50) Chả cá đông 1.976.920 17,15 6.614.723 22,86 1.642.650 6,48 4.637.803 234,60 (4.972.073) (75,17) Hải sản khác 216.096 1,87 2.550.515 8,81 2.206.713 8,71 2.334.419 1.080,27 (343.802) (13,48) Tổng 11.531.125 100,00 28.940.057 100,00 25.359.544 100,00 17.408.932 150,97 (3.580.513) (12,37) Bảng 4.8: MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KISIMEX QUA 3 NĂM (2007 – 2009) Đơn vị tính :USD (Nguồn:Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Điều đặc biệt trong các mặt hàng chủ yếu của công ty, có mặt hàng cá là vượt qua mặt hàng tôm vươn lên vị trí thứ ba trong tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu của công ty. Năm 2008 giá trị xuất khẩu bạch tuộc đông đạt mức 6.932.406 USD, chiếm tỷ trọng 23,95% trong tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trường, tăng 3.922.351 USD tương đương tăng 130,31% giá trị so với năm 2007. Năm 2009 lại tiếp tục tăng từ 6.932.406 USD lên 8.928.165 USD, chiếm mức tỷ trọng cao nhất 35,20% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty Kisimex, tức là tăng khoảng 1.995.759 USD so với năm 2008; cùng với bạch tuộc mặt hàng cá và mực đông cũng tăng trưởng khá cao. Mặt hàng cá đạt mức 5.803.056 USD trong năm 2008 tỷ trọng mang lại là 20,05% trong tổng giá trị xuất khẩu, sang năm 2009 tuy có giảm đi chút ít so với năm 2008 nhưng vẫn đạt giá trị 5.407.676 USD, tức là giảm đi 395.380 USD tương đương giảm 6,81% và chiếm tỷ trọng 21,32% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Mặt hàng mực đông cũng tăng liên tục về giá trị xuất khẩu qua ba năm 2007- 2009. Cụ thể là năm 2008 đạt mức 4.652.781 USD tăng 1.073.104 USD so với năm 2007 tương đương tăng 29,98% và chiếm 16,08% trong tổng giá trị xuất khẩu. Đến năm 2009, mặt hàng mực lại tiếp tục tăng nhưng không cao lắm so với năm 2008 chỉ ở mức 838.896 USD tương đương tăng 18,03%. Nguyên nhân của sự gia tăng giá trị của các mặt hàng trên là do nguồn nguyên liệu được khai thác nhiều và gia tăng, bên cạnh đó thì nhu cầu ở các thị trường trên thế giới về các mặt hàng có giá trị dinh dưỡng này cũng ngày càng cao và thị trường xuất khẩu của công ty càng được mở rộng, các đơn đặc hàng ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, mặt hàng tôm bị sụt giảm 29,50% giá trị trong năm 2009 và bị mất đi vị trí thứ hai trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty chỉ còn 6,64%, do nguồn nguyên liệu không đáp ứng được yêu cầu và tôm chỉ nuôi theo mùa dẫn đến giá cả nguyên liệu không ổn định gây khó khăn cho việc thu mua và đây cũng không phải là mặt hàng chủ lực trong định hướng xuất khẩu của công ty. Vì vậy, tôm chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Kisimex. Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Hình 8: TỶ TRỌNG CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KISIMEX QUA 3 NĂM (2007 – 2009) Mặt hàng bạch tuộc đông vẫn chiếm tỷ trọng cao 40,12% và dẫn đầu trong tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu của công ty trong sáu tháng đầu năm 2010 với mức giá trị đạt được là 5.531.210 USD trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty 13.786.410 USD, tăng 1.451.772 USD tương ứng với tăng 35,59% so với sáu tháng đầu năm trước. Cùng với đó thì mặt hàng mực đông cũng đạt được mức giá trị 3.079.432 USD, tăng 503.004 USD về mặt giá trị và chiếm tỷ trọng 22,35% trong tổng giá trị xuất khẩu. Điều đặc biệt trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở hai quý đầu năm kinh doanh của công ty có thêm mặt hàng cá tra đông, làm cho mặt hàng cá đông chiếm tỷ trọng tương đối cao 21,97%, và vẫn giữ vị trí thứ ba trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Điều này cho thấy được sự đa dạng hóa trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và sự tinh tế trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường của công ty. Bảng 4.9: MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM (2009 – 2010) Đơn vị tính: USD Mặt hàng Sáu tháng 2009 Sáu tháng 2010 So sánh 6t 2010/ 6t 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Cá đông 2.406.823 21,57 3.029.335 21,97 622.512 25,86 Mực đông 2.576.428 23,09 3.079.432 22,35 503.004 19,52 Bạch tuộc đông 4.079.438 36,56 5.531.210 40,12 1.451.772 35,59 Tôm đông 711.893 6,38 508.059 3,68 (203.834) (28,63) Chả cá đông 728.631 6,53 1.565.168 11,35 836.537 114,81 Hải sản khác 654.986 5,87 73.206 0,53 (581.780) (88,82) Tổng 11.158.199 100,00 13.786.410 100,00 2.628.211 23,55 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Qua phân tích cơ cấu giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của công ty Kisimex cho thấy bạch tuộc và mực chiếm tỷ trọng ngày càng cao, luôn chứng tỏ thế mạnh, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nhiều ngoại tệ cho công ty. Do đó, để duy trì và phát huy thế mạnh của mình, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản cần phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường, tiếp thị sản phẩm để việc kinh doanh xuất khẩu ngày càng đạt hiệu quả. Năm 2007 4.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty Các sản phẩm thủy sản của công ty xuất sang nhiều thị trường ở nhiều châu lục khác nhau. Qua việc phân tích những thị trường nay để nắm được tình hình xuất khẩu thủy sản, xác định thị trường nào là thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh cần hạn chế cũng như cần có những giải pháp khắc phục, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất, từ đó cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định. Bảng 4.10: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007 - 2009) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Châu Á 7.181.050 62,28 16.314.226 56,37 15.258.085 60,17 9.133.175 127,18 (1.056.141) (6,47) Châu Âu 4.350.073 37,72 10.263.008 35,47 9.351.925 36,87 5.912.935 135,93 (911.083) (8,88) Châu Mỹ - 0,00 863.233 2,98 - 0,00 863.232 100,00 (863.233) (100,00) Châu Úc - 0,00 1.499.590 5,18 519.614 2,05 1.499.590 100,00 (979.976) (65,35) Châu Phi - 0,00 - 0,00 229.920 0,91 - 0,00 229.920 100,00 Tổng 11.531.123 100,00 28.940.057 100,00 25.359.544 100,00 17.408.932 150,97 (3.580.513) (12,37) Đơn vị tính :USD (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Qua Bảng 4.10 ta thấy tình hình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường có sự biến đổi tăng giảm không đều cụ thể ở từng thị trường: Thị trường Châu Á: Đây là thị trường lớn của công ty nhưng cũng là thị trường có sự biến động mạnh nhất cụ thể như: Năm 2007 giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 7.181.050 USD chiếm tỷ trọng 62,28% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. Sang năm 2008 giá trị này tăng lên đạt 16.314.226 USD chiếm 56,37% trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu, tăng lên 9.133.175 USD về giá trị tương đương tăng 127,18% về tỷ trọng so với năm 2007, nguyên nhân là do công ty đã tích cực mở rộng thị trường sang các nước: Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông…cùng với sự tăng lên về nhu cầu thủy sản để thay thế các thực phẩm như: Gà, Heo, Bò, do phát hiện dịch bệnh ở các thực phẩm này. Đến năm 2009 thì giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống chỉ còn 15.258.085 USD chiếm 60,17% tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty, tức giảm 1.056.141 USD tương đương giảm 6,47%, sự sụt giảm này là do biến động của thị trường, và của giá bán. Tuy nhiên công ty vẫn giữ được các bạn hàng truyền thống như: Nhật, Hồng Kông, Singapore…cùng với hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế còn chưa hết, người dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu cũng giảm đi một phần. Cụ thể ta đi vào phân tích một số thị trường chủ yếu: +Thị trường Nhật bản: Cùng với Hàn Quốc đây là một trong những thị trường chủ lực của công ty với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 4.006.290 USD tương đương với 55,79% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng này giảm còn 53,25% năm 2008 với giá trị xuất khẩu tăng lên là 8.687.501 USD và đến năm 2009 thì có giảm mạnh xuống còn 41,72% và đạt 6.366.455 USD. Mặc dù công ty có nhiều khách hàng Nhật Bản thiện chí, quan hệ lâu bền nhưng tốc độ xuất khẩu sang Nhật Bản bị chậm lại là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài: Singapore, Thái Lan,Malaysia, Trung Quốc,… Đơn vị tính :USD Bảng 4.11: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU Á CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007 – 2009) STT Thị trường 2007 2008 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu 1 Nhật Bản 4.006.291 55,79 8.687.501 53,25 6.366.455 41,72 2 Hàn Quốc 2.794.696 38,92 6.420.455 39,35 7.244.342 47,47 3 Đài Loan 313.868 4,37 14.040 0,09 70.200 0,46 4 Singapore 66.195 0,92 1.041.980 6,39 1.325.314 8,69 5 Malaysia - 0,00 13.650 0,08 65.240 0,43 6 Trung Quốc - 0,00 24.908 0,15 13.440 0,09 7 Hồng Kông - 0,00 111.692 0,69 112.185 0,73 8 Philippin - 0,00 - 0,00 17.100 0,13 9 Ấn Độ - 0,00 - 0,00 43.809 0,28 Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Châu Á 7.181.050 100,00 16.314.226 100,00 15.258.085 100,00 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex ) Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định thực hiện theo Điều 10 của Hiệp định VJEPA ký tại Tokyo ngày 25/12/2008 và các phụ lục liên quan. Theo đó, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật. Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới. Nhật Bản sẽ áp dụng các tiêu chuẩn thương mại khắt khe về xuất xứ nguồn gốc và nhiều tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hoá nhập khẩu, là hai lĩnh vực mà Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt. Vì thế, công ty cần phải quan tâm nhiều hơn thị trường Nhật Bản trong thời gian tới về các tiêu chuẩn thương mại, nhằm duy trì và tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. +Thị trường Hàn quốc: Cũng là thị trường chủ lực đứng thứ hai sau Nhật Bản về giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này năm 2007 là 2.794.696 USD tương đương 38,92% và tỷ lệ này tăng dần 39,35% năm 2008 và đạt 6.420.455 USD. Năm 2009 giá trị xuất khẩu tăng lên 7.244.342 USD và chiếm 47,47% trong tổng giá trị xuất khẩu. Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia chính cung cấp hàng thủy sản hàng năm cho thị trường Hàn Quốc, gồm: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam. Tuy nhiên, hàng thủy sản được Hàn Quốc nhập khẩu từ Trung Quốc thường chiếm tới trên 40% thị phần nhập khẩu của họ, do Trung Quốc thường có giá bán cạnh tranh hơn so với các nước khác. Hiện nay sản lượng khai thác thuỷ sản của Hàn Quốc trong những năm gần đây liên tục giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong xu hướng tăng đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao. Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch tiến hành các dự án để tăng nguồn cung thuỷ sản từ việc nuôi trồng thuỷ sản, nhưng nuôi trồng thuỷ sản trong nước chưa thể tăng mạnh trong thời gian ngắn và vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung và công ty nói riêng trong việc thâm nhập hơn nữa vào thị trường này và thu được kết quả tốt hơn. Thị trường Châu Âu: Đây là thị trường có nhu cầu về thủy sản là rất cao và cũng là thị trường rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên công ty cũng đã đáp ứng được điều này và thâm nhập vào thị trường này từ rất sớm. Vì đây là một thị trường béo bở nên cũng như công ty Kisimex các đơn vị xuất khẩu thủy sản khác trong nước cũng như ngoài nước đều muốn có được thị trường này cho nên thị trường này luôn có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng cũng như về giá. Đơn vị tính: USD Bảng 4.12: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CÙA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007 – 2009) STT Thị trường 2007 2008 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu 1 Nga 2.584.320 59,40 2.875.705 28,02 1.368.500 14,63 2 Ý 780.010 17,93 1.688.920 16,45 2.884.826 30,84 3 Pháp 233.452 5,36 523.728 5,10 617.668 6,60 4 Anh 163.266 3,75 192.797 1,87 61.900 0,66 5 Bỉ 156.452 3,59 83.862 0,81 608.765 6,50 6 Thụy sỹ 201.194 4,62 392.081 3,82 - 0,00 7 Đức 231.379 5,35 2.700.341 26,31 3.648.164 39,01 8 Đan Mạch - 0,00 260.920 2,54 - 0,00 9 Ba Lan - 0,00 678.092 6,60 49.500 0,53 10 Áo - 0,00 45.088 0,44 - 0,00 11 Thổ Nhĩ Kỳ - 0,00 136.378 1,33 - 0,00 12 Hà Lan - 0,00 29.923 0,33 - 0,00 13 Phần Lan - 0,00 - 0,00 62.000 0,66 14 Bồ Đào Nha - 0,00 - 0,00 50.600 0,57 15 Tây Ban Nha - 0,00 655.171 6,38 - 0,00 Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu 4.350.073 100,00 10.263.008 100,00 9.351.925 100,00 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Năm 2007 giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường này đạt 4.350.073 USD chiếm 37,72% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Đến năm 2008 là năm kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng, nhưng công ty không chỉ duy trì mà còn mở rộng được thị trường ( Đan Mạch, Ba Lan…) nên giá trị xuất khẩu tiếp tục lại tăng cụ thể là năm 2008 đạt giá trị 10.263.008 USD tức là tăng 5.912.935 USD tương đương với tăng 135,93% so với năm 2007, có được kết quả như vậy là nhờ công ty đã đưa ra những chính sách hợp lý trong thời kỳ khủng hoảng như: đảm bảo về chất lượng, về giá, và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu cùng với việc tích cực mở rộng thị trường, tham gia hội chợ để quảng bá sản phẩm…Đến năm 2009 cũng như thị trường Châu Á, giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu cũng giảm xuống cụ thể là từ 10.263.008 USD năm 2008 giảm xuống còn 9.351.925 USD năm 2009 tức là giảm 911.083 USD tương đương với giảm 8,88 % so với năm 2008. Sự suy giảm này được lý giải là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước, bên cạnh đó thì các hàng rào kĩ thuật ngày càng tinh vi hơn cho nên dù có mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này vẫn bị giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu chủ yếu là sang các quốc gia nằm trong EU. Sau đây chỉ xét một số thị trường chính: +Thị trường Đức: Đức là một trong những thị trường lớn của công ty, có mức gia tăng đột biến về giá trị và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 và 2009. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này gia tăng từ 231.379 USD năm 2007 và chỉ chiếm 5,35% trong tổng cơ cấu giá trị xuất khẩu sang Châu Âu thì đến năm 2008 đã tăng lên 26,31% và đạt 2.700.341 USD, đặt biệt là năm 2009 tỷ trọng này đã lên tới 39,01% cao nhất trong các thị trường xuất khẩu sang Châu Âu với giá trị đạt 3.648.164 USD. Người Đức vốn ưa thích sản phẩm thịt, nhưng hiện nay các sản phẩm như thịt bò, gà và lợn đã không còn ưa chuộng như trước. Mặt khác, đối với người Đức, cả hai nguồn thủy sản nhập khẩu và nội địa trước tiên là phải có chất lượng và tính tiện dụng chấp nhận được. Nắm bắt được nhu cầu này và thêm vào đó công ty cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đều gia tăng qua mỗi năm. +Thị trườngÝ: Vốn cũng là thị trường xuất khẩu lớn của công ty, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường tăng mạnh từ năm 2007, đến năm 2008 đạt 1.688.920 USD chiếm 16,45% trong cơ cấu xuất khẩu sang Châu Âu và tăng lên 30,84% trong năm 2009 với mức giá trị đạt 2.884.826 USD. Sản phẩm sang thị trường chủ yếu là các mặt hàng chủ lực của công ty như là cá đông, mực và bạch tuộc đông. Ý cũng như Đức là một trong những thị trường truyền thống và lâu đời của công ty vì vậy mà công ty cũng nên cần cố gắng hơn nữa để gia tăng giá trị xuất khẩu cũng như giữ vững mối quan hệ thân thuộc với hai đối tác này. +Thị trường Pháp: Trung bình, người dân Pháp tiêu thụ 24 kg thủy sản/năm (so với 21kg/năm của EU), chiếm 7% trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của toàn EU và 4% về sản lượng. Bên cạnh hai thị trường trên thì Pháp cũng là thị trường mà giá trị xuất khẩu của công ty cũng như tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này gia tăng hàng năm. Cụ thể là năm 2007 đạt giá trị 233.452 USD và tăng lên gấp đôi 523.728 USD ở năm 2008 với mức tỷ trọng là 5,10% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Sang năm 2009 thì mức tỷ trọng lại tăng lên là 6,60% và đạt 617.668 USD. Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là các mặt hàng cá đông và mực đông. Nhìn chung giá trị xuất khẩu sang thị trường này có tăng nhưng giá trị thì không cao, vì vậy mà công ty cũng nên chú ý nhiều và có những biện pháp, những chiến lược cụ thể để gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường tiềm năng lớn này. Thị trường Châu Mỹ: Là một trong những thị trường tiềm năng có nhu cầu về thủy sản cao, tuy nhiên các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì khắt khe không thua gì thị trường Châu Âu. Trong năm 2007, do mới cổ phần hóa nên công ty chưa mở rộng được sang thị trường này. Đến năm 2008 thì công ty đã xuất khẩu được sang thị trường này nhưng chủ yếu là Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) và giá trị mang về không cao chỉ có 863.232 USD, và sang năm 2009 thì công ty đã không có đơn đặc hàng nào ở thị trường này cả. Có lẽ thị trường này không hấp dẫn đối với công ty thêm vào đó năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính mà tâm điểm của cuộc khủng hoảng nằm ở Bắc Mỹ nên dù có mở rộng xâm nhập thì giá trị xuất khẩu sang thị trường này cũng không cao. Hoa Kỳ là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự dị biệt so với thị trường chung trên thế giới. Bên cạnh đó thị thị trường này thường xuyên xảy ra các vụ kiện bán phá giá nên công ty cũng có phần cân nhắc khi xuất khẩu sang thị trường này. Thị trường Châu Úc và thị trường Châu Phi: Đây cũng là hai thị trường mà công ty mới mở rộng ra nhưng cũng không mấy khả quan và cũng không thu được nhiều ngoại tệ. Năm 2008 giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Úc đạt 1.499.590 USD và năm 2009 thì giảm xuống còn 519.614 USD. Bên cạnh đó thị trường Châu Phi chỉ thu về 229.920 USD trong năm 2009 trước đó thì thị trường này chưa được công ty xâm nhập nên chưa mang ngoại tệ về cho công ty. Giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này còn thấp bởi vì đây là thị trường mới, công ty chưa am hiểu nhiều về nhu cầu của người tiêu dùng nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Để cho hai thị trường này đạt giá trị xuất khẩu cao thì cần phải có thời gian và cần phải có sự nổ lực rất nhiều từ ban quản trị cũng như các cán bộ công nhân viên của công ty trong thời gian tới. Đơn vị tính: USD (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Hình 9: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN (2007-2009) Năm 2010 giá trị xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của các công ty sang các thị trường tiêu thụ ước tính sẽ tăng cao hơn so với năm 2009. Cụ thể là trong sáu tháng đầu năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu của công ty đã đạt được 13.786.410 USD trong đó thị trường Châu Á là 8.807.302 USD tăng 1.931.620 USD tương đương tăng 28,09% so với cùng kỳ năm 2009, thị trường Châu Âu đạt mức 4.614.159 USD tăng 600.555 USD tương đương tăng 14,96% và chiếm 33,47% trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty. Đơn vị tính: USD Bảng 4.13: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM (2009 – 2010) Thị trường Sáu tháng 2009 Sáu tháng 2010 So sánh 6t 2010/ 6t 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị (%) Châu Á 6.875.682 61,62 8.807.302 63,88 1.931.620 28,09 Châu Âu 4.013.604 35,97 4.614.159 33,47 600.555 14,96 Châu Phi 208.658 1,87 - 0,00 (208.658) (100,00) Châu Mỹ - 0,00 123.500 0,90 123.500 100,00 Châu Úc 60.255 0,54 241.449 1,75 181.194 300,71 Tổng 11.158.199 100,00 13.786.410 100,00 2.628.211 23,55 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Điều đặc biệt trong năm nay là kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Úc tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước đạt 241.449 USD tăng 181.194 USD tương ứng với tăng 300,715%. Thị trường này đang nổi lên và ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng cơ cấu thị trường của công ty. Nhìn chung thì thị trường Châu Âu và Châu Á là những thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty, và rất tiềm năng mà công ty đã xác định cho việc xuất khẩu của mình, công ty cần phát huy tối đa những lợi thế mà mình có được để khai thác hết tiềm năng ở những thị trường này. Sáu tháng 2010 Sáu tháng 2009 (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex) Hình 10: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KISIMEX GIAI ĐOẠN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM (2009 – 2010) CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG - KISIMEX 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY 5.1.1 Thuận lợi và thành tựu đạt được Là một trong những công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của tỉnh Kiên Giang, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm giá trị tương đối lớn và luôn có sự tăng trưởng tương đối cao qua mỗi năm. Trong đó giá trị xuất khẩu của các sản phẩm được chế biến từ bạch tuộc, cá và mực luôn chiếm tỷ trọng cao và là mặt hàng chủ lực của công ty. Thị trường Châu Âu, Châu Á đều là thị trường có nhu cầu rất lớn và điều đó đã được chứng minh qua giá trị xuất khẩu của công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc qua 3 năm xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra công ty còn có các kế hoạch thích hợp đối với thị trường hiện có và mở rộng thị trường trong tương lai bằng các hình thức như: quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của công ty với công nghệ sản xuất hiện đại và nhiều sản phẩm mới. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được đa dạng hóa và thị trường xuất khẩu của công ty càng ngày càng được mở rộng thêm, điều này nhằm làm giảm những rủi ro cũng như ảnh hưởng của những sự cố bất ngờ có thể xảy ra đối với thị trường và sản phẩm chủ lực của công ty. Từ khi hình thành và phát triển, hiện tại công ty đã có tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật hùng hậu. Đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng với lực lượng công nhân lành nghề đã được đào tạo. Công ty đã đạt được các tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế như: GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm),….và là một trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các điều kiện trên cho phép công ty ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro cũng như khó khăn trong việc thâm nhập vào mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó cũng là cơ sở để duy trì uy tín sản phẩm làm cho sản phẩm của công ty đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài. Các sản phẩm thuỷ sản của công ty đang là nhu cầu thường xuyên của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Công ty đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc xuất khẩu thủy sản khi sản phẩm này của Việt Nam gặp những khó khăn trong thời gian qua. Thị hiếu tiêu dùng thủy sản của thế giới rất lớn, và thủy sản là một trong những mặt hàng cần thiết có giá trị dinh dưỡng cao cho nên nhu cầu về mặt hàng này càng gia tăng. Công ty có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Giá nhân công thấp tạo cho công ty một lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Được sự quan tâm của nhà nước đặc biệt là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). VASEP thường cung cấp các thông tin về thị trường, định hướng cho người nuôi và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ quảng bá sản phẩm. 5.1.2 Những khó khăn và hạn chế Mặt dù có mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới chưa cao hoặc bị giảm sút. Điều này chứng tỏ rằng khả năng tiếp cận cũng như am hiểu thị trường của công ty còn bị hạn chế, công ty cần nỗ lực hơn nữa ở bộ phận marketing để giúp cho công phát huy hết khả năng cạnh tranh của mình ở các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng như thị trường mới xâm nhập. Công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức ở nước ngoài để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh công ty và kịp thời giải quyết những khó khăn khi cần thiết. Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển ngày càng nhanh. Những năm gần đây, một số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị phát hiện dư lượng kháng sinh cao đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như hình ảnh thủy sản Việt Nam và gây khó khăn cho công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Hàng rào kỹ thuật cao, các nhà nhập khẩu EU, Úc, Nhật…. thường sử dụng các thiết bị hiện đại để kiểm tra các dư lượng kháng sinh, hoá chất. Qui định, nguyên tắc đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào các thị trường này rất khắt khe. 5.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Kết hợp các vấn đề được phân tích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài công ty để đưa ra ma trận SWOT. Đây là cơ sở để công ty đưa ra mục tiêu cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình. CƠ HỘI (OPPORTUNITIES:O) ĐE DỌA (THREATENS: T) 1. Nhu cầu thủy sản trên thế giới ngày càng cao 2. Được sự quan tâm rất nhiều từ chính phủ và các cấp bộ ngành có liên quan 3. Thu nhập người dân tăng cao 4. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển 5. Việt Nam gia nhập WTO và hưởng nhiều ưu đãi về thuế suất (đặt biệt là thủy sản) 6. Khủng hoảng kinh tế đã hết và nền kinh tế thế giới đang trên giai đoạn phục hồi 1. Lạm phát gia tăng 2. Tỷ giá bất ổn 3. Các tiêu chuẩn hàng rào kĩ thuật ngày càng khắt khe 4. Chất lượng và giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định 5. Cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước 6. Thiên tai, dịch bệnh ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS:S) Chiến lược S - O Chiến lược S - T 1. Nguồn vốn ổn định 2. Nguồn nhân lực dồi dào và có nhiều kinh nghiệm 3. Cơ sở hạ tầng máy móc thiệt bị hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn nước ngoài 4. Sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao 5. Có uy tín cũng như thương hiệu nổi tiếng 6. Mức tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao SO1, SO3: Đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh sản xuất để thâm nhập thị trường mới SO2, SO4: Đa dạng hóa sản phẩm SO5, SO6: Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu vào các thị trường chủ lực của công ty ST1,ST2: Linh hoạt trong chính sách giá ST3, ST4: Chiến lượt kết hợp về phía sau, mở rộng nguồn cung cấp nguyên liệu. Xây dựng mô hình khép kín từ nuôi trồng đến tiêu thụ ST5: Tiếp tục tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng hiện có ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES: W) Chiến lược W - O Chiến lược W – T 1. Trình độ nhân viên chưa đồng đều 2. Hoạt động Marketing chưa thực sự sôi nổi 3. Chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài 4. Thương hiệu chưa mạnh và phổ biến 5. Nguồn cung nguyên liệu chưa thực sự chủ động WO1: Chiến lược kết hợp dọc về phía trước mở rộng kênh phân phối WO2: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao các hoạt động chiêu thị WO4, WO5: Tận dụng nền khoa học công nghệ phát triển, cập nhật thông tin, nắm bắt thị trường WT3: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường WT4: Hạn chế tối đa không dính vào các vấn đề chất lượng sản phẩm WT5: Tận dụng sự giúp đỡ của nhà nước để liên các với các doanh nghiệp trong nước 5.3 CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 5.3.1 Chiến lược thâm nhập thị trường mới Tận dụng tất cả các điểm mạnh cùng cơ hội được sự quan tâm khuyến khích phát triển của nhà nước và nhu cầu thủy sản trên thị trường ngày càng tăng, mặt khác nhằm hạn chế sự phụ thuộc của công ty vào khách hàng truyền thống, công ty sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm khách hàng ở những thị trường khác và bắt đầu xâm nhập, nhiều thị trường còn bỏ trống chưa khai thác là điều kiện để công ty nỗ lực cải thiện ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng sâu rộng, thỏa mãn hơn nhu cầu của khách hàng, làm tăng thị phần nhờ vào các hoạt động marketing. 5.3.2 Chiến lược phát triển thị trường Trữ lượng thủy sản tự nhiên thế giới giảm, trong khi nhu cầu thủy sản của thế giới tăng, nhiều thị trường chưa được công ty khai thác. Với gần 15 năm kinh nghiệm xuất khẩu cùng với máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tận dụng tất cả các điểm mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, công nghệ ngày càng phát triển cùng với những chính sách ưu đãi của nhà nước cũng như của WTO về lĩnh vực thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh xuất khẩu của công ty. 5.3.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra Để hạn chế được sự đe dọa của thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện, với các điểm mạnh như tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi có đội ngũ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm,… thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường giữ vững vị trí của công ty hạn chế sức ép của đối thủ. 5.3.4 Mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu Khai thác những điểm mạnh về vị trí thuận lợi, uy tín của công ty để mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu nhằm mục đích để hạn chế chất lượng đầu vào không đồng đều mà mỗi khi xảy ra thiên tai - dịch bệnh vẫn đảm bảo đủ nguyên liệu để sản xuất. 5.3.5 Kết hợp dọc về phía sau Kết hợp dọc về phía sau nhằm mục đích tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào đảm bảo có nguồn cung ổn định và chất lượng. 5.3.6 Kết hợp dọc về phía trước Công ty cần thiết lập mối quan hệ khắn khít với các nhà nhập khẩu đặc biệt là các trung tâm thương mại lớn, các hệ thống siêu thị bán lẻ, thiết lập kênh phân phối đến tận tay người tiêu dùng thông qua các công ty con hay các chi nhánh bán hàng ở nước ngoài, có như vậy thương hiệu của công ty mới ngày càng phát triển vững chắc. 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG KISIMEX 5.4.1 Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu Doanh thu xuất khẩu do nhiều nhân tố tác động tuy nhiên sản lượng, giá bán là hai nhân tố tác động trực tiếp. Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với công ty. Do đó, tăng sản lượng xuất khẩu, và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu. Đồng thời, việc tăng sản lượng phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Gia tăng sản lượng là cả một quá trình thực hiện các giải pháp sau: + Điều trước tiên khi muốn gia tăng sản lượng xuất khẩu thì chế biến phải đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ở từng thời điểm. + Sau đó là nguồn nguyên liệu phải được đảm bảo, cụ thể là các mặt hàng truyền thống như bạch tuộc, mực, cá đông để đáp ứng nhu cầu mới hiện nay. Vì hàng thủy sản thường ký hợp đồng với thời gian thực hiện ngắn nên cần có kế hoạch dự trữ hợp lý để có thể phục vụ kịp thời các hợp đồng xuất khẩu, để không bị động bởi nguồn nguyên liệu. + Kết hợp với việc tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường, duy trì những thị trường chủ lực hiện tại. Vì thị trường ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng xuất khẩu, thị trường tăng trưởng ổn định với những khách hàng thân thiết sẽ đảm bảo được sản lượng tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, công ty cần xem xét chính sách chiết khấu hàng bán, chiết khấu thanh toán hợp lý cho khách hàng, nhằm tạo mối quan hệ lâu bền nhưng phải đảm bảo được lợi nhuận. + Xây dựng bộ phận Marketing riêng biệt nhằm thực hiện các chức năng sau một cách hiệu quả hơn: Thực hiện nghiên cứu thị trường trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường mới. Cần xem xét nhu cầu, vị trí địa lý, phong tục tập quán, văn hóa, chính trị, pháp luật,… để xem có đáp ứng nhu cầu và phù hợp với các luật lệ của từng vùng hay không. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài tại thị trường mình nghiên cứu. Nghiên cứu và nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, chiến lược của đối thủ: chiến lược giá, chào hàng, khuyến mãi, quảng cáo,… từ đó đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ để có chiến lược hoạt động hiệu quả hơn. Kết hợp với bộ phận kinh doanh đề ra và lựa chọn chính sách bán hàng hợp lý về giá và hình thức xúc tiến thương mại. Nắm bắt kịp thời để tham gia các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trong nước lẫn nước ngoài. Thông qua đó tìm kiếm thêm khách hàng mới để giới thiệu và ký kết hợp đồng. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về thương hiệu cho sản phẩm của công ty trên thị trường cả nội địa lẫn nước ngoài như: hoạt động quảng cáo, giới thiệu và chào hàng thu hút trên các phương tiện truyền thông như: báo, tạp chí,… đặc biệt trang Website của công ty cần cập nhật những thông tin và hình ảnh hoạt động thường xuyên. 5.4.2 Giải pháp cho thị trường đầu vào (nguyên liệu) Để đảm bảo cho công ty được sản xuất liên tục và đáp ứng được các đơn đặt hàng, thì cần phải đảm bảo được các nguồn cung ứng một cách tốt nhất. + Công ty cần tăng cường quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu được ổn định bằng cách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cho người nuôi về mặt kỹ thuật, cách chọn con giống, hướng dẫn trị bệnh khi xảy ra, có thể hỗ trợ một phần về vốn cho người chăn nuôi xem như đặt cọc (hỗ trợ về con giống, thuốc thú y…), hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các chất không được sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho công ty một lượng nguyên liệu sạch và người nuôi cũng được yên tâm không còn lo ngại về đầu ra và công ty cũng đảm bảo được đầu vào. + Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng đầu vào đạt yêu cầu đạt ra, công ty cũng phải chú ý đến tình trạng hủy hợp đồng sau khi ký kết. Vì vậy khi ký hợp đồng công ty phải quy định rõ mức bồi thường khi không thực hiện hợp đồng, giá ký kết trong hợp đồng là giá sàn “ khi giá xuống thấp thì lấy giá đó giao dịch, khi giá lên thì điều chỉnh lại theo thỏa thuận của hai bên”. 5.4.3 Giải pháp cho sản phẩm thành phẩm + Thành lập một bộ phận đảm bảo chất lượng sản phẩm với nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm, nghiên cứu các tiêu chuẩn có liên quan để triển khai, áp dụng tại công ty. + Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì công ty phải tạo thêm nhiều sản phẩm mới, tùy theo nhu cầu và xu hướng tiêu thụ của từng thị trường cần đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ khác. + Công ty cần xác định hệ thống các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty, tăng cường đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm có giá trị. + Về chất lượng sản phẩm công ty phải luôn đảm bảo bởi đây là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh với đối thủ, nếu đảm bảo được chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì giá có cao hơn đối thủ khách hàng vẫn tìm đến công ty. + Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là bao bì của sản phẩm. Đây là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nó vừa có chức năng là bảo vệ sản phẩm, chống lại những tác động từ môi trường bên ngoài, vừa có nhiệm vụ là truyền đạt đến khách hàng những thông tin về thương hiệu, sản phẩm, địa chỉ công ty, và bao bì còn có chức năng là làm sao để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến sản phẩm. Với tầm quan trọng như vậy công ty nên chú ý đến chất lượng, mẫu mã và sự tiện dụng của bao bì khi thiết kế, tạo ra những bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích ta thấy được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty ngày càng được nâng cao, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh của công ty luôn mang lại lợi nhuận đảm bảo đời sống cho công nhân viên của công ty. Cho đến nay công ty đã tạo được chỗ đứng cũng như uy tín của mình đối với thị trường trong và ngoài nước. Mỗi năm mang về một nguồn ngoại tệ khá lớn cho nước nhà đồng thời công ty còn góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên doanh thu và giá trị xuất khẩu của công ty tăng giảm không đều qua các năm bởi các nhân tố khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên. Do đó đòi hỏi ở công ty mà cụ thể là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược cần tiếp tục đưa ra những chính sách, những định hướng thích hợp hơn nữa để giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty còn gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về giá cả và chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguồn nguyên liệu chưa tốt trong khi giá thành sản phẩm còn cao. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing là biện pháp trước mắt nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Công ty đã và đang từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu thủy sản chủ lực của tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian tới bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn công ty sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai nhất là hoạt động xuất khẩu, thực hiện những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành và đưa thương hiệu thủy sản Việt Nam cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường thế giới. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1. Kiến nghị đối với Công ty - Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý. - Thực hiện tiếp tục đa dạng hóa thị trường và da dạng hóa sản phẩm. - Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực. - Đầu tư các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường mở rộng sản xuất kinh doanh. - Thực hiện việc nghiên cứu tiếp cận thị trường kỹ càng nhằm nắm bắt được xu hướng tiêu dùng mới, thói quen tiêu dùng và các hệ thống phân phối hàng hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thuế quan, các chính sách quản lý hàng thủy sản nhập khẩu tại thị trường nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này. - Thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ nhân viên các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, các kỹ năng đàm phán hợp đồng xuất khẩu, nâng cao khả năng ngoại ngữ nhằm hạn chế những rủi ro do không hiểu hết được hợp đồng xuất khẩu, bổ sung kinh nghiệm bằng việc học hỏi các kinh nghiệm mà các công ty xuất khẩu thủy sản trong nước và khu vực đã trải qua. 6.2.2 Kiến nghị đối với Nhà Nước Chính sách của nhà nước có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thủy sản nói chung và công ty Kisimex nói riêng. Vì vậy với góc độ doanh nghiệp tôi xin có một số kiến nghị với các cơ quan chức năng như sau: - Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế suất, về thủ tục hải quan, có chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. - Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. - Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt giữa các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia. Nổ lực đàm phán thuyết phục các nước giảm bớt các hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tổ chức các tuần lễ hàng Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu chủ yếu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có mặt hàng thủy sản. - Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng và đánh bắt để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu. - Chính phủ cần áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện. - Xây dựng các chợ đầu mối thu mua thủy sản hiệu quả nhằm giảm chi phí tìm kiếm thông tin hàng hóa, giảm chi phí vận tải hàng hóa đảm bảo lợi ích cả người nông dân và cả xí nghiệp thu mua chế biến. - Xây dựng kế hoạch ký hiệp định song phương với chính phủ các thị trường chủ lực và các thị trường khác nhằm đạt được sự thỏa thuận lâu dài và ổn định điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, (2006). “Giáo trình kinh tế ngoại thương”, NXB Lao Động – Xã Hội. Dương Hữu Hạnh, (2000), “Kỹ thuật ngoại thương nguyên tắc và thực hành”, NXB Thống Kê. TS Nguyễn Quang Thu, (2007). “Quản trị tài chính căn bản”, NXB Thống Kê. Các website tham khảo: www.vasep.com.vn www.vietlinh.com.vn www.rial.mofi.com.vn www.vietnamnet.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc
Luận văn liên quan