1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Cựu Tổng Giám Đốc WTO- Sapachai Panitchpaedi đã từng nói “Thương mại là công cụ tốt nhất để chống lại đói nghèo”. Và trong chiến lược đó, xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Xuất khẩu mạnh đồng nghĩa nền kinh tế phát triển mạnh, là động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và xã hội .
Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải nói đến cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của việt nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil. Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Chất lượng cà phê của Việt Nam ngày càng đươc nâng cao, đặc biệt là cà phê Robusta.
Trung Quốc một nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản, thị trường rộng lớn với dân số hơn 1,3 tỷ người, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Giới trẻ Trung Quốc và các tầng lớp xã hội khác ngày càng thích uống cà phê và xem cà phê cũng là một thức uống quan trọng không kém gì trà của người Trung Quốc. Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quản Ninh ). Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.
Do đó có thể nói Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cà phê đầy tiềm năng của Việt Nam, chính vì thế em chọn đề tài “Phân tích tình khẩu hình xuất cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” để thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Trung Quốc.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê cuả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam và nghiên cứu thị trường Trung Quốc.
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Đề ra những phương hướng, giải pháp hợp lí để nâng cao việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi không gian:
Đề tài đề cập vấn đề xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc.
3.2 Phạm vi thời gian:
Số liệu trong đề tài đươc thu thập từ năm 2007,2008.
3.3 Phạm vi nội dung:
Các loại sản phẩm cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2008.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương liệu pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, internet .
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả sự biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng
- Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các năm nhằm thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình khẩu hình xuất cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2001 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Cựu Tổng Giám Đốc WTO- Sapachai Panitchpaedi đã từng nói “Thương mại là công cụ tốt nhất để chống lại đói nghèo”. Và trong chiến lược đó, xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Xuất khẩu mạnh đồng nghĩa nền kinh tế phát triển mạnh, là động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và xã hội….
Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải nói đến cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của việt nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil. Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Chất lượng cà phê của Việt Nam ngày càng đươc nâng cao, đặc biệt là cà phê Robusta.
Trung Quốc một nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản, thị trường rộng lớn với dân số hơn 1,3 tỷ người, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Giới trẻ Trung Quốc và các tầng lớp xã hội khác ngày càng thích uống cà phê và xem cà phê cũng là một thức uống quan trọng không kém gì trà của người Trung Quốc. Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quản Ninh…). Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.
Do đó có thể nói Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cà phê đầy tiềm năng của Việt Nam, chính vì thế em chọn đề tài “Phân tích tình khẩu hình xuất cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” để thấy được những khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Trung Quốc.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê cuả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam và nghiên cứu thị trường Trung Quốc.
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Đề ra những phương hướng, giải pháp hợp lí để nâng cao việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi không gian:
Đề tài đề cập vấn đề xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc.
3.2 Phạm vi thời gian:
Số liệu trong đề tài đươc thu thập từ năm 2007,2008.
3.3 Phạm vi nội dung:
Các loại sản phẩm cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2008.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương liệu pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, internet….
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm mô tả sự biến động của kim ngạch xuất khẩu, giá và các yếu tố ảnh hưởng
- Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các năm nhằm thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC
1. 1 Cà phê của Việt Nam
1.1.1 Các loại cà phê được gieo trồng ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có gần 500.000 ha cà phê được trồng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An... với 3 loại: Robusta, Arabica, Cheri.
a) Robusta: Việt Nam luôn được xem là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê cả nước. Robusta mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài.
b) Arabica: hai loại đang trồng tại Việt Nam là Moka và Catimor
- Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phê này.
- Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai
lần Robusta, nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
c) Cheri: Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp, nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này.
1.1.2 Các loại thuế liên quan đến cà phê ở Việt Nam
-Cà phê nhân chưa qua xử lý hoặc được làm sạch, bóc vỏ, phơi, sấy khô, phân loại, bắn màu, đánh bóng và đóng gói do tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
- Cà phê nhân chưa trải qua hoặc đã trải qua các công đoạn : làm sạch, bóc vỏ, phơi, sấy khô, phân loại, bắn màu, đánh bóng và đóng gói bán ra ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.
- Việt Nam có chính sách khuyến khích xuất khẩu nên các sản phẩm cà phê xuất khẩu đều hưởng mức thuế xuất khẩu là 0.
1.1.3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Hiện nay, cà phê Việt nam đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ:Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh….
1.2 Thị trường Trung Quốc
1.2.1 Môi trường kinh tế
- GDP 4400 tỷ USD (2008), tăng 9% . Dự đoán GDP 2009 có thể đạt 8.3 % trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 17,8%.
- GDP/đầu người : 5300 USD (2008)
- TRUNG QUỐC là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây (tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn từ năm 2000-2005 đạt trên 10 %).
- Lạm phát: Năm 2007, tỷ lệ lạm phát trung bình 4,8%, cao nhất trong vòng 12 năm qua. Tỷ lệ lạm phát trong 02/2008 đã ở mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ (8,7%) Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đi vào giảm phát năm 2009.
- Là nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ, Nhật.
1.2.2 Môi trường chính trị pháp luật
Tên nước : Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Quốc khánh : 01/10/1949
Nhà lãnh đạo hiện nay: Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Hiến pháp hiện hành được ban hành 14/12/1982 và được sửa đổi 4 lần (năm 1988, 1993, 1999 và 2004) Trung Quốc theo thể chế Cộng hoà dân chủ Nhân dân, chế độ một viện (từ năm 1949).
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Theo dự đoán, đến năm 2010 sẽ hoàn thiện cơ bản và đến năm 2020, sẽ xây dựng hoàn chỉnh.
Chế độ chính đảng của Trung Quốc chính là chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản và các đảng dân chủ khác làm việc chặt chẽ, cùng hợp tác và giám sát lẫn nhau trên tinh thần hoà hợp trong công cuộc xây dựng CNXH mang bản sắc Trung Quốc. (theo “Chế độ chính đảng của Trung Quốc”, Quốc vụ viện Trung Quốc,15/11/2007).
Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (MOFTEC : Ministry Of Foreign Trade and Economic Cooperation) được Hội đồng Nhà nước trao quyền ban hành các luật ngoại thương, các chính sách, quy định và là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm thực hiện chúng. MOFTEC xem xét và phê chuẩn việc thành lập, hợp nhất, hay xoá bỏ các công ty ngoại thương và chịu trách nhiệm phân bổ giấy phép và hạn ngạch. MOFTEC là cơ quan duy nhất có thể kí các hiệp định thương mại cấp chính phủ thay mặt cho Nhà nước Trung Quốc.
Các chính sách: Ủng hộ tự do mậu dịch, tích cực phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.Trung Quốc có cả một quốc sách về biên mậu với tất cả các nước. Trung Quốc cũng thực hiện chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.
Hiệp định hợp tác kinh tế khung và thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được đề xuất tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần 3 (11/2000) và chính thức kí kết 04/11/2002 (Phnôm Pênh , Campuchia).
1.2.3 Môi trường cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc là Brazil, với vị thế là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới,cà phê Brazil nổi tiếng với chất lượng cà phê cao được nhiều người ưa chuộng.
Lợi thế của Brazil:
- Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình kĩ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến.
- Brazil đã xây dựng và phát triển hệ thống ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee intelligence centre) chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin về thị trường cà phê thế giới.
- Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê.
Thách thức của Brazil:
- Hiện nay, Brazil đang đối mặt với nhiều khó khăn như thời tiết sương giá, hạn hán.
- Theo nhận định của ICO, các nhà sản xuất của Brazil sẽ không thể mở rộng sản xuất trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
2.1 Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.1.1 Sản lượng xuất khẩu
Nhu cầu cà phê của người dân Trung Quốc rất cao hàng năm trên 100 ngàn tấn. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu robusta dưới dạng thô.
Bảng 2.1 Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới và Trung Quốc qua năm 2007,2008
Năm
Thị trường
2007
2008
Mức tăng tương đối
Mức tăng tuyệt đối
Trung Quốc (tấn)
13.430
16.463
+18,42%
+ 3.033
Thế Giới (triệu tấn)
1,1
1,06
-3,64%
- 0,04
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam ,2008)
ĐVT: tấn
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê Việt Nam, 2008)
Hình 1 Biểu đồ sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2005- 2008
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng gần 300 ngàn tấn từ năm 2005-2007, sản lượng xuất khẩu cà phê năm 2008 đã giảm khoản 40 ngàn tấn. Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi làm cho nhiều diện tích cà phê mất mùa, tình trạng cà phê mất mùa không chỉ diễn ra ở nước ta mà nhiều nước khác trên thế giới Brazil nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê cũng đã giảm sản lượng xuất khẩu khoản 10 ngàn bao( loại 60 kg ) do thời tiết sương giá kéo dài. Nhưng sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu lại tăng 18.42% hay tăng khoản 3033 tấn, nguyên nhân là do nhu cầu của thị trường này ngày càng cao, đây cũng là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức khi Việt Nam đã tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới - WTO.
2.1.2 Kim ngạch xuất khấu cà phê
Việt Nam xem Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống cho các mặt hàng rau quả, nông sản, khoán sản…..Năm 2008 kim ngạch giao thương giữa 2 nước ước đạt hơn 20 tỷ USD.
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2007,2008
Năm
Thị trường
2007
2008
Mức tăng tương đối
Mức tăng tuyệt đối
Trung Quốc (triệu USD)
21
31,5
+ 50%
+ 10,5
Thế Giới (tỷ USD)
1,9
2,1
+ 10,53%
+ 0,2
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam ,2008)
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), sản lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng, đạt gần 96,62 triệu bao năm 2008 (60kg/bao). Tuy nhiên, ngoại trừ Brazil, nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, các quốc gia xuất khẩu cà phê lớn còn lại như Việt Nam, Ấn Độ, Colombia và Mexico đều giảm so với năm 2007. Một điều đáng chú ý trong năm 2008 là sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm gần 3.64% khoản 300 ngàn tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn so với năm 2007 khoản 10.53% ước đạt khoản 200 triệu USD, riêng xuất khẩu sang
Trung Quốc không những tăng về lượng mà còn tăng về giá trị hơn 10 triệu USD.Từ năm 2006 đến nay kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều tăng, đều đó chứng tỏ xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang ăn nên làm ra, đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà nước.
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Bộ công thương,2008)
Hình 2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 2007-2008
Đây cũng là tín hiệu vui cho ngành cà phê Việt Nam đã đạt được những thành công bước đầu khi chúng ta đang dần hội nhập WTO, sẽ còn những khó khăn mà ngành cà phê phải đối mặt trong niên vụ mới 2008-2009.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nhu cầu cà phê của Trung Quốc năm 2008 hơn 100 triệu USD nhưng Việt Nam chỉ mới xuất khẩu khoản 31.5 triệu USD con số này còn khá khiêm tốn so với vị thế của một nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, đây là vấn đề chúng ta nên quan tâm để tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy xuất khẩu.
2.1.3 Giá cà phê
Năm 2007, ngành cà phê Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, các doanh nghiệp kinh doanh đều thắng lợi. Nhưng 2008 lại khác, cà phê dự báo là mất mùa ở nhiều nơi, Việt Nam cũng không ngoại lệ, theo tính toán cả nước mất mùa hơn 30% ( theo VICOFA) do đó gây tâm lý lo ngại cho mọi người nên giá cả lúc tăng cao lúc thấp xuống rất khó đón.
Năm 2007,Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn cà phê, giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1.430 USD/tấn theo giá FOB.
Năm 2008 là năm biến động về giá cà phê trong nước cũng như xuất khẩu không thể lườn trước, giá cà phê trong nước phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường cà phê thế giới. Tháng 2/2008 giá cà phê trong nước giao động từ 40.000 – 42.000 đồng/kg, giá cà phê nhân (loại Robusta ) xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đạt tới 2.520 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu cà phê của Brazil luôn cao hơn Việt Nam khoản 2.580 USD/tấn, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc khoản 2.510 USD/tấn thấp hơn 10 USD/tấn so với giá chào bán theo FOB. Đến tháng 8/2008 giá cà phê trong nước giảm khoảng 34.000 - 35.000 đồng/kg thì giá cà phê nhân (loại Robusta ) xuất khẩu đạt khoản trên 2.000 USD/tấn, đợt rớt giá cao nhất vào trong tuần tháng 10/2008 giá cà phê rớt xuống khoản còn 26.000 - 27.000 đồng/kg, giá xuất khẩu khoản 1710 USD/tấn giảm 23,5% so với tháng 9/2008 và giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong những ngày đầu tháng 12/2008, giá cà phê xuất khẩu của nước ta giảm xuống còn 1.545-1.560 USD/T, giảm trung bình 65 USD/T so với cuối tuần trước, nhưng vẫn tăng 4,2% so với đầu tháng 11/2008. Giá thu mua cà phê nhân loại 1 trong nước giảm 300 đ/kg xuống 26.400 đ/kg, tăng 2,6% so với đầu tháng trước. Giá cà phê của Việt Nam lúc nào cũng thấp hơn Brazil trung bình mỗi tấn khoản 50-65 USD. Giá cà phê nhân xuất khẩu sang Trung Quốc luôn thấp hơn giá chào bán của FOB từ 5-10 USD/tấn, tại thị trường này cà phê của Việt Nam không chỉ cạnh tranh gay gắt với Brazil mà còn cạnh tranh với nước chủ nhà, Colombia, Ấn Độ mặc dù sản lượng cà phê của Trung Quốc được đánh giá là không cao hơn 40 ngàn tấn nhưng cũng là mối tiềm ẩn những hiểm họa cho cà phê Việt Nam khi chính phủ các nước đang khuyến khích người tiêu dùng trong nước tiêu dùng hàng nội địa trong tình hình khủng hoảng tài chính hiện nay.
2.2 Chủng loại cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc
Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là loại cà phê Robusta. 90% cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang xay đóng hộp. Giá cà phê Việt Nam xuất sang Trung Quốc luôn biến động theo giá cà phê trên thị trường Thế giới và được chào bán theo giá FOB. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất loại cà phê hòa tan đã xuất khẩu sang nhiều thị trường mang lại hiệu quả cao nhưng doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan còn rất ít.
Bảng 2.3 Tỷ trọng từng loại cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc-2008
Loại cà phê
Dạng thô chưa rang xay
Tách hạt rang xay
Robusta
90%
10%
(Nguồn: vn.express.com.vn,2008)
Cà phê hạt của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc nói riêng, thế giới nói chung, vẫn chưa đạt chuẩn các chỉ tiêu của Hiệp hội Cà phê quốc tế (ICO) về độ ẩm, tạp chất, hạt hư (non, lép, đen) do khâu sơ chế còn dựa nhiều vào tự nhiên (phơi nắng) hoặc sấy thủ công. Hầu hết cà phê Việt Nam phải qua chế biến tiếp ở khâu trung gian để đạt các tiêu chuẩn giao dịch trước khi xuất sang Trung Quốc.
Qua đó, có thể thấy được chất lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc còn thấp, chưa đạt được các tiêu chuẩn mà thị trường này đề ra. Do đó cần có những giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng và doanh nghiệp để khắc phục hạn chế trên, đưa sản phẩm cà phê Việt Nam tiến xa hơn nữa trên thị trường Trung Quốc
2.3 Những thuận lợi và khó khăn của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc
2.3.1 Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, không một nước nào được tự nhiên ưu đãi như Việt Nam nên năng suất cà phê của nước ta cao nhất thế giới 2 tấn/ha.
Hệ thống cơ sở vật chất chế biến cà phê và mạng lưới tiêu thụ cà phê cũng được phát triển mạnh trong quá trình hội nhập. Quan trọng hơn, qua hội nhập, đội ngũ các nhà kinh doanh đã có bước tiến lớn trong hiểu biết thị trường cà phê thế giới, trong buôn bán kinh doanh cà phê trên thương trường. Thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu Trung Nguyên… dần dần được khẳng định trên thị trường thế giới.
Việt Nam trở thành viên của WTO nên được hưởng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu khi xuất khẩu vào các nước thành viên của WTO. Khi Trung Quốc cũng là thành viên của WTO.
Chất lượng cà phê của Việt Nam không ngừng nâng cao, tầm quan trọng của chất lượng đã dược người trồng cà phê, doanh nghiệp, nhà nước ngày càng quan tâm và đề ra những biện pháp để nâng cao chất lượng cà phê.
Với ACFTA (Khu vực thương mại tự do Asean – Trung Quốc), cộng với các điều kiện về mặt địa lý sẽ là cơ sở để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản sang Trung Quốc, đặc biệt là vào các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Chương trình Thu hoạch sớm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với ACFTA, Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế về giá thành sản xuất nông nghiệp đối với các nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, thuỷ sản, rau quả, cao su… nhờ điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, nhân công rẻ.
Luật Thương mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cũng đã cho phép các doanh nghiệp được mua bán hàng hoá qua sàn giao dịch nước ngoài và doanh nghiệp được phép chọn ngân hàng uy tín để bảo lãnh.
2.3.2 Khó khăn
Người trồng cà phê vẫn còn thiếu những kinh nghiệm cũng như những kỹ thuật trồng cà phê nên chất lượng cà phê của Việt Nam vẫn còn thấp xuất khẩu giá không cao nên chưa mang lại lợi nhuận cho người trồng cà phê.
Người nông dân có thói quen thu hoạch trái chính lẫn trái sống nên làm cho chất lượng hạt cà phê xuất khẩu thấp.
Chạy đua số lượng bỏ quên chất lượng, mối lo lớn nhất hiện nay của ngành cà phê chính là tình trạng phá vỡ quy hoạch do giá cà phê tăng cao. Mặc dù Hiệp hội Cà phê Việt Nam cũng thống nhất kiến nghị nên ổn định diện tích cà phê ở mức trên dưới 500.000ha, song, do giá cà phê đang ở mức cao đã khiến người nông dân ồ ạt mở rộng diện tích. Tại tỉnh Lâm Đồng, ước lượng cho thấy niên vụ 2008-2009 diện tích cà phê toàn tỉnh đã tăng 2,6%, lên gần 131.600 ha so với niên vụ trước. Tại Đăk Lăk, riêng trong năm 2007 cũng có trên 3.533 ha cà phê được trồng mới.
Hiện tỷ lệ vườn cà phê có tuổi từ 20 năm trở lên chiếm tới 22%, trong khi đó tỷ lệ vườn cà phê dưới 12 năm tuổi chỉ chiếm có 15%, nhiều diện tích già cõi, phát triển không quy hoạch , nên năng suất thấp ảnh hưởng đến sản lượng chung. Cơ cấu sử dụng giống chọn lọc ở nhiều vườn cà phê cũng rất thấp, cao nhất như Đăk Lăk cũng chỉ là 25-30%, còn Lâm Đồng chỉ đạt 4-5%.
Về quy trình chăm sóc cà phê cũng có nhiều bất cập khi chỉ 50% số hộ dân sử dụng phân bón đúng cách, còn việc tưới nước luôn vượt quá 500-700 m3/ha/vụ và chỉ có 5% diện tích được tưới theo công nghệ phun mưa.
Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ phân tán không tập trung, yếu về quy mô và công nghệ sản xuất còn lạc hậu, công nghệ sơ chế chưa đồng bộ nên chất lượng vẫn còn thấp.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn bị ép giá do chất lượng cà phê của Việt Nam thấp không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.
Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (London), NYMEX (New York). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Hệ thống văn bản pháp luật chưa rõ ràng, các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt.
Thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay. Lãi suất ngân hàng tăng cao, người sản xuất không có đủ vốn kinh doanh.
Theo tin từ Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa), Bộ Tài chính đã có công văn đồng ý cho hiệp hội này thu phí xuất khẩu cà phê trong năm 2009 là 0,5 đô la Mỹ/tấn cà phê nhân xuất khẩu so với mức phí 0,1 đô la Mỹ/tấn trong năm ngoái.
Khi gia nhập vào WTO, các doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia vào thị trường kỳ hạn xuất khẩu cà phê giao dịch bằng hợp đồng tương lai qua sàn giao dịch quốc tế, nên không tránh khỏi những thiệt thòi ban đầu. Mặt khác, sàn giao dịch cà phê giao sau còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện và thiếu cả sự quan tâm đúng mức của các địa phương, bộ, ngành…
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê nước ngoài với lợi thế lớn về vốn đã mở đại lý mua cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, thu hút mạnh lượng cà phê trong dân do đưa ra giá mua cao, các doanh nghiệp "bản địa" không thể cạnh tranh về giá mua hàng đành giảm lượng xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn bị ép giá do chất lượng cà phê của Việt Nam thấp không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN, ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Tóm lại, với những thành tựu đạt được thì xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trương Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn đòi hỏi cần giải quyết:
Thứ nhất: Người trồng cà phê do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, thói quen thu hoạch cả trái sống lẫn chính nên dù công nghệ tiên tiến đến đâu thì chất lượng vẫn không cao.
Thứ hai: Doanh nghiệp vẫn bị động về thị trường xuất khẩu, sản xuất còn nhỏ lẻ, yếu về quy mô, công nghệ chế biến còn lạc hậu do đó chất lượng cà phê vẫn không cao.
Thứ ba: Chính phủ vẫn chưa có những quy định về chuẩn cà phê xuất khẩu, thủ tục hành chính vẫn gờm gà, thiếu những văn bản chỉ thị hướng dẫn.
3.1 Doanh nghiệp và người trồng cà phê
Cần đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại đồng bộ, đúng hướng có trọng điểm, tổ chức thu mua bảo quản, chế biến tốt nhằm sự thay đổi cơ bản trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Hạch toán giá thành một cách chính xác, nghiêm túc để báo cáo, đề xuất kiến nghị Chính phủ có biện pháp thích hợp.
Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại, chế phẩm tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho sản phẩm. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, chế biến, sản xuất để tập trung và tích tụ vốn cho sản xuất và kinh doanh.
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chọn lối đi xuất khẩu cà phê hạt, đơn giản hơn rất nhiều nhưng mang lại giá trị kinh tế thấp. Vì thế các doanh nghiệp nên chuyển sang sản xuất cà phê hòa tan sẽ thu được giá trị kinh tế cao hơn vì phần lớn lợi nhuận nằm ở khâu chế biến.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải tham dự các cuộc hội chợ triển lãm, có thể xem đây như là một cách chào hàng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, muốn các chuyến đi mang lại kết quả như mong đợi thì doanh nghiệp hay các nhà tổ chức (thường là các trung tâm xúc tiến thương mại) nên có sự phối hợp chặt chẽ.
Người trồng cà phê phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất tiên tiến hiện đại, nên thành thành lập những hợp tác xã sản xuất để có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
3.2 Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA)
Nghiên cứu hướng dân cho người trồng cà phê những kỹ thuật canh tác mới nhăm nâng cao chất lượng cà phê.
Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về thủ tục xuất khẩu giá cả … đồng thời phối hợp với nhà nước đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Hỗ trợ cho doanh nghiệp và người trồng cà phê những công nghệ chế biến cà phê cũng như nhũng kĩ thuật trồng cà phê mới mang lại năng suất cao
3.3 Chính sách của Nhà nước
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu: triển khai mạnh Nghị quyết 30 của Chính phủ về chủ trương miễn, giãn thuế, chính sách hỗ trợ hoàn thuế giá trị gia tăng với hàng xuất khẩu.
Nhà nước nên hỗ trợ việc vay vốn sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật sản xuất để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu (đặc biệt trong giai đoạn lãi suất cho vay đang tăng cao như hiện nay.)
Bộ Công Thương đã và đang triển khai một loạt các biện pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các chương trình xúc tiến thương mại.
Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về ngành hàng cà phê, từ việc phát triển sản xuất, công tác quản lý chất lượng cà phê nói chung đến việc nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu sao cho vừa phù hợp điều kiện Việt Nam mà vẫn đáp ứng được các quy định, qui chuẩn Quốc tế.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập hiện nay, ngành cà phê là một trong những ngành giữ vai trò chủ lực của nước ta, luôn là một trong những ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Vì thế có thể coi đây là ngành hàng mũi nhọn cần tập trung phát triển xuất khẩu trong thời gian tới. Đặc biệt, ở thị trường Trung Quốc một thị trường trọng yếu nhưng chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam khai thác hết. Lượng cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn còn thấp, lượng ngoại tệ thu về chưa tương xứng. Nguyên nhân là do Việt Nam không chỉ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh bên ngoài mà bản thân ngành cà phê nước ta còn nhiều hạn chế về: chất lượng, chủng loại... nên cần có những giải pháp đồng bộ liên quan đến các khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng, củng cố và phát huy hiệu quả các trung tâm giao dịch… để khắc phục những hạn chế, khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới.
2. KIẾN NGHỊ
Hiệp hội cà phê nên có nhiều hoạt động tích cực hơn nữa để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp, người trồng cà phê có thể cải thiện chất lượng cà phê, giúp các doanh nghiệp xúc tiến thương mại song phương, hướng dãn những thủ tục hành chính khi xuất khẩu.
Chính phủ nên có những biện pháp xúc tiến thương mại, thành lập các cơ quan về ngành hàng cà phê để có thể nghiên cứu hướng đi cho ngành, nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng cho trồng trọt và sản xuất cà phê mang lại năng suất cao.
Người trồng cà phê nên hợp tác với nhau để xây dựng hợp tác xã hay các trang trại có quy mô lớn để có thể tận dụng nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm….của từng thành viên để sản xuất đồng bộ, đầu tư nhũng công nghệ mới cho đơn vị mình để có thể nâng cao năng suất và chất lượng cà phê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình khẩu hình xuất cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2001 đến nay.doc