Đề tài: Phân tích và đánh giá dự án xây dựng công trình đô thị

-Các nguồn vốn đầu tư đều đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận, tạo ra được việc làm cho người lao động,đóng góp cho ngân sách nhà nước. An toàn về tài chính. -Mức khai thác công suất và doanh thu hàng năm đều đạt được công suất lớn và đạt được công suất thiết kế. -Các hiệu quả tài chính đều lớn hơn ngưỡng hiệu quả cho phép. Độ an toàn về tài chính cao. -Hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại lớn.

doc73 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Phân tích và đánh giá dự án xây dựng công trình đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----š›&š›----- Đồ án tốt nghiệp Đề tài: Phân tích và đánh giá dự án xây dựng công trình đô thị MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Vai trò của đầu tư xây dựng trong nền kinh tế quốc dân Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đã ra nhập WTO, điều đó mang lại nhiều thuận lợi cũng như những thách thức. Để phát triển kinh tế xã hội cần có những giải pháp thích hợp. Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết, nó là cơ sở để các ngành kinh tế phát triển, để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó tạo ra các tài sản cố định. Đầu tư xây dựng nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng tạo điều kiện phát triển mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng góp phần phát triển nguôn lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo, phát y tế, văn hóa, và các mặt xã hội khác. Mặt khác nó còn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Từ đó đảm bảo tỷ lệ phát đồng đều giữa các vùng miền, khu vực.Kinh tế xã hội ngày một phát triển dẫn đến các nhu cầu của con người ngày càng nhiều . Do đó đầu tư xây dựng tạo ra vật chất thoả mãn nhu cầu đó. 2.Vai trò của dự án trong quản lý đầu tư xây dựng Dự án đầu tư (DAĐT) là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới ,mở rộng, cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong quản lý đầu tư xây dựng dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng. Vai trò của dự án đầu tư đối với các đối tượng khác nhau là khác nhau. Cụ thể như sau: Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư là căn cứ giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó. Mặt khác nó là cơ sở để xin giấy phép đầu tư xây dựng. Sau khi dự án được phê duyệt thì dự án đầu tư đóng vai trò là mốc khống chế cho giai đoạn sau và giúp chủ đầu tư thực hiện các công việc đúng dự án dự kiến. Đối với nhà nước, dự án đầu tư là cơ sở để nhà nước kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt tài chính, hiệu quả xă hội.Với các công trình công cộng dự án đầu tư là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt dự án. 3.Nội dung của dự án đầu tư Căn cứ xác định NĐ 12/2009 NĐ- CP Nội dung của dự án đầu tư gồm có hai phần: phần thuyết minh của dự án, phần thiết kế cơ sở. a-Nội dung phần thuyết minh của dự án - Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh, hình thức đầu tư xây dựng công trình., nhu cầu sử dụng đất , điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. - Mô tả về diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. - Các giải pháp thực hiện bao gồm: + Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng nếu có + Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc + Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động + Phân đoạn thực hiện , tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án -Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu an ninh quốc phòng -Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đối với dự án yêu cầu thu hồi vốn. Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. b- Nội dung của thiết kế cơ sở Thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh bản vẽ và phần bản vẽ ØPhần thuyết minh bản vẽ Gồm những nội dung sau đây: - Đặc điểm tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình với các công trình xây dựng theo tuyến, phương án kiến trúc với các công trình có yêu cầu kiến trúc, phương án công nghệ với các công trình có yêu cầu công nghệ. - Kết cấu chính của công trình, các giải pháp về hệ thống kỹ thuật, giải pháp phòng chống cháy nổ, sự kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hang rào. - Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động tới công trình - Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng ØPhần bản vẽ - Bản vẽ tổng mặt bằng - Bản vẽ thể hiện phương án tuyến đối với dự án xây dựng theo tuyến, bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc - Bản vẽ thể hiện kết cấu chính về chịu lực - Bản vẽ hệ thống kỹ thuật - Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ 4.Nội dung phân tích tài chính, phân tích kinh tế xã hội Phân tích tài chính dự án đầu tư là phân tích những khía cạnh về mặt tài chính đứng trên giác độ lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư. Phân tích tài chính dự án đầu tư là nội dung quan trọng của dự án. Thông qua phân tích tài chính giúp cho chủ đầu tư bỏ chi phí ra như thế nào, lợi ích đạt được ra sao. So sánh các điều kiện để lựa chọn xem có quyết định đầu tư hay không. Dự án còn là cơ sở định hướng cho các công việc sau này. Như vậy, phân tích tài chính là một bước không thể thiếu của quá trình đầu tư. Bên cạnh đó phân tích kinh tế xã hội cũng quan trọng nhưng nó không dựa trên quan điểm của chủ đầu tư mà dựa trên lợi ích của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các dự án đầu tư là của tổ chức kinh doanh là chính. Họ đầu tư để thu lợi nhuận nhưng phải nó phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dự án phải kết hợp được lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội. Phân tích kinh tế xã hội là căn cứ chủ yếu để cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền phê duyệt dự án. Mặt khác nó là cơ sở để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn và sự ủng hộ của nhân dân địa phương nơi thực hiện dự án . Đối với các dự án phục vụ lợi ích công cộng do nhà nước trực tiếp bỏ vốn thì việc phân tích kinh tế xã hội là căn cứ để nhà nước quyết định đầu tư. Nội dung của phân tích tài chính: 1-Xác định các yếu tố đầu vào cho phân tích Tổng mức đầu tư và các nguồn vốn Chi phí sản xuất kinh doanh Doanh thu Kế hoạch khấu hao tài sản cố định Xác định chi phí sử dụng đất Thời hạn tính toán Lãi suất tối thiểu 2-Phân tích lãi (lỗ) trong các năm vận hành 3- Phân tích tính đáng giá của dự án bằng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính + Theo chỉ tiêu tĩnh Chỉ tiêu lợi nhuận cho một đơn vị sản phẩm Ld = Gd – Cd → max Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm Cd = (+Cn ) Lợi nhuận bình quân năm Tbq = → max Mức doanh lợi đồng vốn Ml = *100% + Theo chỉ tiêu động Chỉ tiêu hiệu số thu chi NPW = NFW = NAW = NPW Suất thu lợi nội tại IRR Chỉ tiêu tỉ số thu chi B/C 4- Phân tích độ an toàn về tài chính 5- Phân tích độ nhạy của dự án 6- Phân tích dự án trong điều kiện rủi ro bất định Nội dung của phân tích kinh tế xã hội Phân tích hiệu quả tài chính kinh tế xã hội dự án đầu tư có thể thực hiện theo phương pháp phân tích một số chỉ tiêu đơn giản sau: + Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra hàng nămvà tính cho cả đời dự án + Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn của dự án + Mức thu hút động vào làm việc + Mức đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước hàng năm và tính cho cả đời dự án. + Thu nhập ngoại tệ hàng năm và cho cả đời dự án + Thu nhập của người lao động làm việc trong dự án + Các lợi ích và ảnh hưởng khác Khi phân tích mục này cần phải đứng trên quan điểm và góc độ lợi ích của quốc gia và toàn xã hội. Tính toán các chỉ tiêu của dự án theo giá kinh tế . 5 Giới thiệu dự án. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải Hải Phòng. Chủ đầu tư: Công ty đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng. Địa điểm xây dựng: Khu đất nông nghiệp quận Đồ Sơn Quy mô dự án : + Dự án thuộc nhóm B + Gồm hạng mục chính là nhà máy xử lý rác thải (chế biến thành phân vi sinh), bãi chon lấp rác thải, khu đốt rác, khu tái chế nhựa phế thải, trạm xử lý nước rác … Mục đích đầu tư xây dựng: Giải pháp xây dựng: Xây dựng theo tiêu chuẩn môi trường của châu Âu. Trang thiết bị: Nhập từ Phần Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế. CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN(TMĐT) Dự án được xác định tổng mức đầu tư theo nghị định 99/NĐ- CP .(2007) Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo thông tư 05/2007 /TT-BXD ngày 25/7/2007 của bộ xây dựng công thức sau: V = GXD + GTB+ GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP Trong đó V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. GXD:Chi phí xây dựng của dự án. GTB: Chi phí thiết bị của dự án . GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. GQLDA: Chi phí quản lý dự án . GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. GK: Chi phí khác của dự án. GDP: Chi phí dự phòng. 1.1.Xác định chi phí xây dựng cuả dự án Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng , chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. a/ Các căn cứ Danh mục các công trình, hạng mục công trình xây dựng thuộc dự án Quy mô xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án Suất chi phí xây dựng và thiết bị của một đơn vị quy mô công trình Mức thuế suất giá trị gia tăng (TGTGT) theo quy định hiện hành lấy bằng 10% b/ Các công thức Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình , hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau: GXD = GXDCT1+ GXDCT2 + …+ GXDCTn Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDCT) được xác định như sau: GXDCT = SXD*Pi +GCT-SXD Trong đó: SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. GCT-SXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn gía xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.Với dự án này ta lấy GCT-SXD= 0. Pi: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Trong đồ án, các hạng mục của công trình đã được xác định chi phí xây dựng trước thuế, Lập bảng 1.1 : Chi phí xây dựng các hạng mục như sau : Error! Not a valid link. 1.2. Xác định chi phí thiết bị cho dự án 1.2.1 Chi phí mua sắm thiết bị * Căn cứ xác định - Căn cứ nhu cầu về trang thiết bị dùng trong dự án bao gồm các trang thiết bị trong nhà máy , các khu kĩ thuật và tái chế, các trang thiết bị dùng trong quản lý điều hành dự án …. - Căn cứ vào giá thiết bị tính tại hiện trường xây lắp bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, kho bãi, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị tại kho bãi hiện trường. - Căn cứ vào tỉ giá ngoai tệ trên thị trường (Euro) tại thời điểm mua máy … Lập bảng 1.2 Chi phí mua sắm thiết bị 1.2.2 Chi phí lắp đặt thiết bị: Căn cứ xác định dựa vào khối lượng thiết bị cần lắp đặt, tỷ lệ chi phí lắp đặt theo chi phí thiết bị. Trong đồ án ta lấy chi phí lắp đặt thiết bị bằng tỷ lệ phần trăm của chi phí mua sắm thiết bị. Cụ thể là: Chi phí lắp đặt bằng 1.5% chi phí mua sắm thiết bị mục I.1 và mục V (Mục I.2 không có chi phí lắp đặt). Chi phí lắp đặt là 3% so với giá mua sắm thiết bị muc II, III và IV Error! Not a valid link. 1.2.3 Chi phí đào tạo công nhân vận hành Căn cứ xác định : Dựa vào số lượng nhân công cần thiết trong vận hành máy móc thiết bị cũng như nhu cầu đào tạo và chi phí chung để đào tạo. Lập bảng chi phí đào tạo công nhân vận hành như sau: 1.3.Xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. Chí phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (GGPMB ) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành. Theo thông tư 05/2007 chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất…Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng. Dự án xây dựng trên khu đất nông nghiệp nên không có chi phí tái định cư. Vậy chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án bao gồm: chi phí đền bù cây trồng trên đất. (Chi phí sử dụng đất =0, do dự án được nhà nước cấp đất ) Chi phí đền bù cây trồng trên đất. Căn cứ xác định dựa vào diện tích sử dụng đất của dự án, khối lượng phải đền bù, đơn giá của thành phố Hải Phòng. Ta lấy tính hoa màu ra thóc và đền bù trong 3 năm, mỗi năm 2 vụ với năng suất quy đổi ra thóc là 5 tấn/ ha , giá trị của thóc tính theo thời giá thị trường là 6.000.000 đồng /1Tấn, ngoài ra , trong chi phí GPMB ta tạm tính chi phí xây dựng công trình hạ tầng cơ sở là đường vào khu liên hợp : Error! Not a valid link. 1.4 Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dung và chi phí khác ( Chưa kể trả lãi trong thời gian xây dựng) * Căn cứ xác định : - Nội dung chi phí - Các định mức chi phí hiện có - Khối lượng và đơn giá - Các khoản lệ phí, thuế, bảo hiểm, theo quy định - Định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dung công bố theo công văn số 957/BXD-VP ngày 29 tháng 9 năm 2009. 1.4.1 Chi phí quản lý dự án. - Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lÝ chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình. - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo. - Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác. Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức : Trong đó : GQLDA=T*(GXDTT+GTBTT) T : Định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. GXDTT : Chi phí xây dựng trước thuế. GTBTT: Chi phí thiết bị trước thuế. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: - Chi phí khảo sát xây dựng; - Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí thiết kế xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,... - Chi phí tư vấn quản lý dự án; - Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm; - Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức : GTV=i=1nCi*1+TiGTGT-TV+j=1mDj*(1+TjGTGT-TV) Trong đó : Ci  : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Dj : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. TiGTGT-TV : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thư i tính theo định mức tỷ lệ. TjGTGT-TV : Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thư j tính bằng lập dự toán. Đối với dự án này chi phí tư vấn bao gồm : Chi phí khảo sát xây dựng : Ước tính khoảng 30% chi phí thiết kế Chi phí lập dự án khả thi : Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa thuế VAT CQLDA=T*(GXDTT+GTBTT) Chi phí thiết kế xây dựng. Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có VAT. CTK=T*GXDTT*Kdc Trong đó : Kdc là hệ số điều chỉnh Chi phí thẩm tra thiết kế. Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có VAT. CTTTK=T*(GXDTT) Chi phí thẩm tra dự toán ( theo TT 45/2008-BTC) Xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng trước thuế VAT. CTTDT=T*(GXDTT) Chi phí tư vấn đấu thầu Chi phí tư vấn đấu thầu không tính được theo định mức tỷ lệ nên tạm tính trong những chi phí khác. Chi phí giám sát thi công xây dựng. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng chưa có thuế VAT. CGSTC=T*GXDTT Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí thiết bị chưa có thuế VAT. GK=i=1nCi*1+TiGTGT-K+j=1mDj*(1+TjGTGT-K) Chi phí kiểm định sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Chi phí tư vấn đấu thầu không tính được theo định mức tỷ lệ nên tạm tính trong những chi phí khác. 1.4.3. Chi phí khác. Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm: - Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; - Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; - Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; - Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Các khoản phí và lệ phí theo quy định; - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được. Chi phí khác được tính theo công thức : GK=i=1nCi*1+TiGTGT-K+j=1mDj*(1+TjGTGT-K) Trong đó : Cj : Chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1 n) Dj : Chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j = 1 m) TiGTGT-K : Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ. TjGTGT-K : Mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính bằng lập dự toán. Chi phí khác bao gồm : Chi phí bảo hiểm công trình. - Căn cứ vào Thông tư số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004. - Căn cứ vào hợp đồng về bảo hiểm giữa Chủ Đầu Tư với Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. - Trong đồ án này ta tạm tính bằng ĐMTL*GXD , với ĐMTL = 0.31% Một số chi phí khác. - Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư và được tính như sau: CK= C1 - C2 Trong đó: C1 (QLDA, TV ,K) = 15% [GXD+ GTB] C2 (QLDA, TV, K) tính được theo định mức Trong những khoản chi phí tính theo định mức thì trị số định mức được nội suy theo công thức: Ki = Kb _ (Kb – Ka) x ( Gi – Gb) Ga- Gb Trong đó: + Ki: Định mức chi phí tương ứng với dự án cần tính (đơn vị tính: %) + Ka: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận trên (đơn vị tính: %) + Kb: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận dưới (đơn vị tính: %). + Gi: Tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơn vị: tỷ đồng. + Ga: Tổng mức đầu tư của dự án cận trên, đơn vị: tỷ đồng + Gb: Tổng mức đầu tư của dự án cận dưới, đơn vị: tỷ đồng. Đối với chi phí thiết kế thì cần phải nhân với hệ số điều chỉnh khi thiết kế các công trình hay hạng mục công trình giống nhau. Lập được bảng như sau : 1.5.Dự trù vốn lưu động cho dự án : 1.5.1.Dự trù vốn lưu động ban đầu: * Căn cứ xác định: -Kế hoạch khai thác dự án ở năm đầu tiên bắt đầu vận hành. -Tỷ lệ vốn lưu động theo chi phí vận hành ( theo kinh nghiệm) Error! Not a valid link.1.5.2 Dự trù vốn lưu động cho dự án trong các năm vận hành Dự trù vốn lưu động cho dự án căn cứ vào vốn lưu động trong khâu dự trữ, trong sản xuất và trong lưu thông hoặc có thể căn cứ vào chi phí hoạt động của từng năm và tỉ lệ vốn lưu động so với chi phí hoạt động… Trong dự án này sử dụng cách thứ hai. Chi phí hoạt động trong năm, số vòng quay trong năm hoặc tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với chi phí hoạt động trong năm Error! Not a valid link. Error! Not a valid link.1.6 Tổng mức đầu tư chưa tính lãi vay trong xây dựng Error! Not a valid link. 1.7 Lập kế hoạch huy động vốn và tính lãi vay trong thời gian xây dựng a) Nguồn vốn: - Vốn đầu tư ban đầu của dự án gồm 2 nguồn đó là: vốn tự có chiếm 30% và vốn vay : * Vay ưu đãi bắt đầu khi DA đươc phê duyệt : chiếm 35%. Lãi suất 4% năm * Vay TM kể từ khi DA có thiết kế : chiếm 35% , lãi suất 12% năm , ghép lãi theo năm Cách tính lãi vay với vốn vay tự có : - Do chỉ vay vốn trong thời gian 2 quý cuối cùng của dự án (Quý V và quý VI nên ) - Trả nợ vốn vay để đầu tư ban đầu theo phương thức trả đều bao gồm cả gốc lẫn lãi trong thời hạn 5 năm kể từ năm hoạt động đầu tiên. - Phần vốn lưu động tăng trong năm so với vốn lưu động ban đầu sẽ vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại với lãi suất là 12.8% b) Kế hoạch huy động vốn của dự án * Căn cứ xác định: - Tiến độ thực hiện đầu tư của dự án - Nguồn vốn của dự án * Lập bảng kế hoạch huy động vốn; tiến độ của dự án : Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Cách tính lãi suất vay : = – 1 Với r là lãi vay ưu đãi hoặc thương mại Cách tính lãi vay trong quý : L1= iquý* a/2 (quý V) L2 = iquý*(a+ b/2). (quý VI) Trong đó: iquý là lãi suất ghép lãi theo quý cúa vốn đi vay . a và b là vốn vay trong quý V và VI. Kết quả cuối cùng ta có: TM= 27855709 Dòng tiền sử dụng trong quá trình xây dựng như sau ƯĐ=26124584 Vốn đi vay 1731125 Quý 1 Quí 2 Quý 3 Quý 4 Quý 5 Quý 6 421366.8 600540.0 1560659.7 9773815 : Vốn tự có 11519940 1.8 Tổng mức đầu tư của dự án Error! Not a valid link. Do dự án có thời gian thực hiện dưới 2 năm nên ta tính dự phòng phí cho dự án theo công thức CPdự phòng = ( XD+TB + GPMB + TV, QLDA, khác + VLĐ ban đầu) * 10% Vậy TMĐT của dự án là 87.727.798.000 đồng ( Tám mươi bảy tỷ bảy trăm hai mươi bảy triệu bảy trăm chin mươi tám ngàn đồng) Trong đó vốn cố định (để tính khấu hao ) là 87.021.982.000 đồng II.XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VẬN HÀNH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DỰ ÁN 2.1.Chi phí sử dụng vật tư trực tiếp(không có thuế VAT): *Căn cứ xác định: Chi phí sử dụng hóa chất,điện, nước,dầu,phụ gia,vi lượng,bao bì đóng gói,thí nghiệm mẫu nước của dự án.Xác định chi phí này căn cứ vào lượng hóa chất ,điện nước …tiêu hao vá đơn giá hóa chất,điện,nước (giá nước tạm tính = 3800đ/m3) *Lập bảng xác định chi phí sử dụng điện nước Error! Not a valid link.2.2.Chi phí trả lương cho cán bộ,công nhân viên quản lý,điều hành dự án: *Căn cứ xác định: -Căn cứ vào số lượng công nhân viên quản lý,điều hành dự án -Căn cứ mức lương bao gồm cả phụ cấp của từng loại -Hình thức trả lương của dự án áp dụng(trả theo thời gian) *Lập bảng xác định chi phí trả lương: 2.3.Chi phí sửa chữa ,bảo dưỡng tài sản: Chi phí sửa chữa,bảo dưỡng nhà,công trình kiến trúc,trang thiết bị hàng năm.Chi phí này thường lấy theo số liệu thống kê bình quân tỷ lệ chi phí sửa chữa,bảo dưỡng(%) so với giá trị tài sản. Bảng 1.12.Dự trù chi phí sửa chữa,bảo dưỡng trong các năm vận hành Đơn vị tính:1000đ STT Tên tài sản Giá trị tài sản Tỷ lệ % chi phí sửa chữa Chi phí sửa chữa hàng năm từ năm 1 đến năm20 1 Nhà cửa 15105200 1.50% 226578 2 Thiết bị 40015000 4% 1600600 Tổng cộng 55120200 1827178 2.4.Chi phí bảo hiểm xã hội,y tế,trích nộp công đoàn: Căn cứ vào số lượng công nhân viên,mức lương và mức quy định nộp phí bảo hiểm xã hội và y tế,trich nộp kinh phí công đoàn.Tỷ lệ chi phí này tính theo tiền lương cấp bậc nên quỹ lương được điều chỉnh cho phù hợp.Trong phạm vi đồ án hệ số điều chỉnh là 0,8. (căn cứ theo luật BHXH 71/2006/QH11 so quốc hội ban hành) Ta có công thức xác định như sau: CBH,CĐ = CL*f% -CBH,CĐ : chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, trích nộp kinh phí công đoàn -CL: chi phí trả lương cho cán bộ công nhân viên trong 1 năm -f%: tỉ lệ chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, trích nộp kinh phí công đoàn so với quỹ lương của bộ máy quản lí của dự án f=19% Bảng 1.13. Dự trù nộp BHXH, y tế, trích nộp kinh phí công đoàn Đơn vị tính: 1000đ STT Nội dung Năm 1 đến 20 1 Quỹ lương hàng năm của dự án ( lương cấp bậc) 1780800 2 Tỉ lệ chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, trích nộp kinh phí công đoàn ( %) 19% 3 Chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, trích nộp kinh phí công đoàn 338352 2.5.Chi phí quản lý phân xưởng: Bao gồm các khoản chi phí như :chi phí khấu hao,chi phí sửa chữa nhà xưởng,thiết bị ,các chi phí chung khác cấp phân xưởng… Dự trù chi phí này là tổng hợp các chi phí thành phần trên,riêng chi phí chung khác cấp phân xưởng khoảng 2% chi phí trực tiếp. Bảng 1.14. Dự trù chi phí quản lý phân xưởng Đơn vị tính: 1000đ Năm vận hành Nội dung Chí phí khấu hao Chi phí sửa chữa Chi phí trả lãi vay Chi phí chung khác (= 2%cp VTTT) Tổng cộng 1 2 4 5=1+2+3+4 Năm 1 6021550 1827178 4867957 131880 12848565 Năm 2 6021550 1827178 4063085 139636 12051449 Năm 3 6021550 1827178 3192372 155147 11196247 Năm 4 6021550 1827178 2241547 155147 10245422 Năm 5 6021550 1827178 1209901 155147 9213776 Năm 6 3657297 1827178 90566 155147 5730188 Năm 7 3657297 1827178 90566 155147 5730188 Năm 8 3657297 1827178 90566 155147 5730188 Năm 9 3657297 1827178 90566 155147 5730188 Năm 10 3657297 1827178 90566 155147 5730188 Năm 11 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 12 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 13 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 14 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 15 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 16 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 17 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 18 3276297 1827178 90566 155147 5349188 Năm 19 3276297 1827178 90566 139636 5333677 Năm 20 3276297 1827178 90566 131880 5325921 2.6.Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các khoản chi phí như :Tiền lương bộ máy quản lý doanh nghiệp,chi phí bảo hiểm xã hội,y tế,công đoàn phí,chi phí trả lãi vay trong vận hành,khấu hao dụng cụ quản lý,văn phòng phẩm,bưu điện phí,công tác phí,chè nươc tiếp khách,giao dịch đối ngoại,lệ phí cố định nộp hàng năm và một số chi phí lặt vặt khác…Error! Not a valid link. 2.7.Xác định chi phí khấu hao các tài sản của dự án *Căn cứ xác định: -Giá trị tài sản phải tính khấu hao (Nguyên giá tài sản cố định) - Thời gian khấu hao và phương pháp tính khấu hao theo quy định hiện hành ( Lấy theo thông tư: 206/2003/QĐ-BTC ) Trong đồ án tính theo khấu hao đều. *Lập bảng tính toán khấu hao Error! Not a valid link. 2.8.Chi phí trả lãi vay tín dụng trong vận hành: *Căn cứ xác định: Số vốn vay cho dự án,lãi vay ,phương thức trả nợ,thời gian trả nợ theo quy định trong hợp đồng. *Lập bảng kế hoạch trả nợ và xác định chi phí trả lãi vay trong vận hành: Vốn vay dài hạn trả trong 5 năm với lãi suất r = 8.50% năm, (tính bình quân gia quyền với lãi suất ưu đãi và TM theo tỉ lệ vốn vay) ghép lãi theo năm. Vốn vay dài hạn được trả theo phương thức đều bao gồm cả gốc và lãi trong thời hạn 5 năm kể từ năm hoạt động đầu tiên .Bao gồm: - Vốn vay để đầu tư cho tài sản cố định của dự án. - Vay vốn lưu động ban đầu. Phần vốn đi vay đầu tư dài hạn: 35% Tm và 35% Ưu đãI trong tổng cơ cấu vốn đầu tư dài hạn Vốn vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại với lãi suất là r = 12.8% năm ghép lãi theo năm. Vốn vay ngắn hạn là phần vốn lưu động tăng thêm so với vốn lưu động ban đầu ở từng năm. * Đối với vốn vay đầu tư dài hạn: - Trước hết ta cần tính số tiền mà dự án phải trả nợ hàng năm theo công thức tính đổi tương đương sang dòng tiền tệ san đều hàng năm A= P* r(r+1)^5/ ((r+1)^5-1) A: Số tiền trả nợ đều ( cả gốc và lãi) trong 5 năm đầu dự án vận hành ( Trả vào cuối các năm, từ năm 2011 -> 2015). r : Lãi suất vay dài hạn trong thời gian vận hành r== 8.50% năm ( tính cho vay ưu đãi và Tm : vay ưu đãi là 5% /năm và chiếm 35% TMĐT còn vay TM lãi suất 12% /năm và chiếm 35%TMĐT) Error! Not a valid link.2.9 Chi phí sản xuất kinh doanh trong các năm vận hành * Căn cứ xác định : toàn bộ chi phí tiêu hao để vận hành sản xuất (tính cả chi phí khấu hao) bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí trả lương, chi phí quản lý, chi phí bán hàng tiếp thị… Error! Not a valid link. III.DỰ TRÙ DOANH THU CỦA DỰ ÁN (không có VAT) -Doanh thu của dự án được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ,đơn giá một đơn vị sản phẩm,doanh thu từ tiền hỗ trợ thu gom rác. -Do chế độ khấu hao và quản lý chi phí ở nước ta quy định khi tài sản cố định hết niên hạn sử dụng có thanh lý bán thu hội tài sản thì khoản giá trị thu hồi này được xem như khoản doanh thu bất thường cho dự án(doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn vị tính 1000đ Năm Nội dung TỔNG Doanh thu bán sản phẩm các loại Tiền hỗ trợ Giá trị thu hồi Thu hồi vốn lưu động 1 2 3 5=1+2+3+4 Năm1 29673755 2708100 32381855 Năm2 31419270 2867400 34286670 Năm3 34910300 3186000 38096300 Năm4 34910300 3186000 38096300 Năm5 34910300 3186000 38096300 Năm6 34910300 3186000 38096300 Năm7 34910300 3186000 38096300 Năm8 34910300 3186000 38096300 Năm9 34910300 3186000 38096300 Năm10 34910300 3186000 193050 38289350 Năm11 34910300 3186000 38096300 Năm12 34910300 3186000 38096300 Năm13 34910300 3186000 38096300 Năm14 34910300 3186000 38096300 Năm15 34910300 3186000 38096300 Năm16 34910300 3186000 38096300 Năm17 34910300 3186000 38096300 Năm18 34910300 3186000 38096300 Năm19 31419270 2867400 34286670 Năm20 29673755 2708100 4719745 641650 37743250 Doanh thu bình quân 37421615 IV.DỰ TRÙ LÃI LỖ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH: * Căn cứ xác định: - Doanh thu hàng năm. - Chi phí sản xuất kinh doanh, - Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định: 25% * Lập bảng dự trù lãi, lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận thuần ( ròng) của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: LN thuần = TNchịu thuế - ThuếTNDN Và ThuếTNDN = TNchịu thuế * thuế suất TN chịu thuế = DTkhôngVAT - CP không VAT + DTkhôngVAT: Doanh thu không VAT + CP không VAT: Chi phí sản xuất kinh doanh không VAT + thuế suất : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 25%. Error! Not a valid link. *Một số tỷ lệ tài chính +) Lợi nhuận bình quân năm so với vốn đầu tư = Lợi nhuận bình quân năm = 20849365 =0.2457 (Mức doanh lợi một đồng vốn đầu tư) Tổng ( vốn cố định + vốn lưu động 87,727,798 +) Lợi nhuận bình quân năm so với vốn cố định = Lợi nhuận bình quân năm = 20849365 = 0.2481 Tổng vốn cố định 87.021.982 (Mức doanh lợi một đồng vốn cố định) +) Lợi nhuận bình quân năm so với doanh thu bình quân = Lợi nhuận bình quân năm = 20849365 = 0.5187 (Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu ) Doanh thu bình quân năm 37.421.651 V.PHÂN TÍCH TÍNH ĐÁNG GIÁ CỦA DỰ ÁN: 5.1.Đánh giá bằng chỉ tiêu giá trị hiện tại của hiệu số thu chi(NPV): *Căn cứ xác định: -Dòng tiền hiệu số thu chi của dự án trong thời gian hoạt động -Lãi suất tối thiểu chấp nhận được r=12% năm. r được tính như sau: + ro = + 2.45 =12% (tính theo phương pháp bình quân gia quyền) Trong đó : r : lần lượt là lãi suất tối thiểu chấp nhận được của vốn tự có và lãi suất của vốn đi vay (Tm và Ưu đãi) ro là chiết khấu rủi do của dự án, chọn ro= 2.45% suy ra tính được r = 9.55 + 2.45= 12% -Thời gian tính toán (20 năm) và thời điểm chọn để phân tích dự án.Trong dự án này chọn gốc tính toán là thời điểm đưa dự án vào hoạt động. Công thức tính NPV = IRR = IRR1 + (IRR2- IRR1) Error! Not a valid link. Kết luận : vậy dự án có NPV = 102600021000 đồng > 0 suy ra đáng giá. 5.2.Đánh giá bằng chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR) *Căn cứ xác định: -Dựa vào dòng tiền hiệu số thu chi của dự án trong suốt thời gian vận hành. -Dựa vào giả định các suất thu lợi nội tại khác nhau để khi dùng nó chiết khấu dòng tiền hiệu số thu chi về gốc và cộng chúng lại thỏa mãn điều kiện bằng không. *Lập bảng xác định suất thu lợi nội tại: Error! Not a valid link. Kết luận : vậy Dự án có IRR = 28.696% > 12% : đáng giá VI.PHÂN TÍCH ĐỘ AN TOÀN TÀI CHÍNH: 6.1.Phân tích thời gian hoàn vốn theo phương pháp tĩnh: *Căn cứ xác định:Dựa vào lợi nhuận,khấu hao,vốn đầu tư ban đầu của dự án trong các năm vận hành. *Lập bảng tính thời hạn thu hồi vốn:Error! Not a valid link.Error! Not a valid link. 6.2.Phân tích thời gian hoàn vốn theo phương pháp động: -Tính thời gian hoàn vốn theo phương pháp động là có tính đến hệ số chiết khấu. -Căn cứ bảng 1.21 tính NPV .cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi khi nào đổi dấu từ âm ở năm 4 sang dương ở năm 5 suy ra thời hạn thu hồi vốn thời gian thu hồi vốn đầu tư vào giữa năm thứ 5 và năm thứ 6 thời điểm tính toán là 5+(lnpv5l / lnpv5l+npv6)= 4.9013439 Năm thứ 5 Năm thứ 4 số tháng là 10.651024 số ngày là 24.007 1447565 vậy thời điểm hoàn vốn là 4 năm 10 tháng 24ngày Ta thấy thời gian thu hồi vốn là tương đối ngắn. Gian thu hồi vốn đầu tư 6.3.Phân tích khả năng trả nợ của dự án: -13225270 6.3.1.Theo chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ: *Căn cứ xác định: -Căn cứ vào nguồn tài chính dùng để trả nợ gồm:lợi nhuận,phần trích cho trả lãi vay trong vận hành và khấu hao tài sản cố định hàng năm,ký hiệu là Bt -Căn cứ vào số nợ phải trả trong năm gồm cả trả nợ gốc và lãi (Ký hiệu là At ) Xác định hệ số khả năng trả nợ ở năm t theo công thức : Kt = Bt/At Lập thành bảng tính: Kết luận : Hệ số có khả năng trả nợ là 1.83 >1 khá nhiều nên có khả năng trả nợ cao. 6.3.2.Theo chỉ tiêu thời hạn có khả năng trả nợ theo quan điểm tĩnh: *Căn cứ xác định: -Dựa vào nguồn tài chính dùng trả nợ của từng năm gồm lợi nhuận và khấu hao tài sản cố định. -Dựa vào tổng số vốn nợ ở thời điểm bắt đầu của thời kỳ trả nợ. Năm thứ 3 Thời hạn có khả năng trả nợ 20330088 Năm thứ2 -7249287 Error! Not a valid link. Kết luận: thời hạn có khả năng trả nợ ngắn tức là tương ứng với độ an toàn cao . 6.4.Phân tích độ an toàn tài chính theo phân tích doanh thu và mức hoạt động hòa vốn: -Căn cứ xác định điểm hòa vốn:dựa vào doanh thu hàng năm ,chi phí cố định hàng năm trong sản xuất kinh doanh.chi phí biến đổi trong sản xuất kinh doanh hàng năm. -Lập bảng xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi cho từng năm vận hành: Error! Not a valid link.Error! Not a valid link. *Lập bảng tính toán doanh thu hòa vốn và mức hoạt động hòa vốn của dự án: Doanh thu hoà vốn Mức hoạt động hoà vốn : Trong đó D : Doanh thu trong năm. DH : Doanh thu hoà vốn. FC : Tổng chi phí cố định trong năm. VC : Tổng chi phí biến đổi trong năm. Mhv: Mức hoạt động hoà vốn. Error! Not a valid link.Dự án có mức hoạt động hòa vốn lớn nhất ở năm thứ 1 Mh=50.33.%,nhỏ nhất ở năm 15 với Mh=17.77%. -Mức hoạt động trung bình là 23.27% Kết luận : Mức hoạt động hòa vốn < 30% chứng tỏ dự án có độ an toàn cao. 6.5.Phân tích độ nhạy của dự án về mặt tài chính: +Phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu NPV khi doanh thu giảm 5% và 10%. +Phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu IRR khi chi phí tăng 5% và 10% Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Error! Not a valid link. Kết luận chung : Thông qua phân tích tài chính (các chỉ tiêu tĩnh, động, ..) ta thấy dự án đang xét là đáng giá . Độ an toàn tài chính và ổn định cao. Căn cứ vào sự thay đổi các chỉ tiêu NPV ,IRR khi có cố định các yếu tố và cho thử biến đổi 1 yếu tố ta thấy : Độ nhạy của dự án thấp,an toàn khi chi phí tăng và cũng an toàn khi doanh thu giảm, chỉ tiêu này càng củng cố tính đáng đầu tư của dự án. Nhưng để chắc chắn về tính khả thi của dự án thì ta cần phân tích thêm các chỉ tiêu về hiệu quả Kinh tế xã hội ở phần sau. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - Xà HỘI CỦA DỰ ÁN Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội dự án đầu tư có thể thực hiện theo phương pháp phân tích một số chỉ tiêu đơn giản sau: 1.Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra: Giá trị sản phẩm gia tăng càng lớn thì dự á n đóng góp tạo nên tổng sản phẩm quốc dân càng nhiều,hiệu quả kinh tế xãhội càng lớn. *Cơ sở xác định: Căn cứ vào doanh thu hàng năm và các chi phí đầu vào vật chất ( nguyên vật liệu,khấu hao…)hàng năm. Lập bảng tính các chi phí đầu vào vật chất cho từng năm vận hành: *Lập bảng xác định giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra: Error! Not a valid link. Kết luận: 1. +Giá trị sản phẩm gia tăng của dự án tạo ra tính cho cả thời kỳ phân tích là 603.788.506.000 đồng. +Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân năm là 30.179.177.890đồng. Đánh giá:Giá trị sản phẩm gia tăng cao,dự án đóng góp tạo nên tổng sản phẩm quốc dân lớn. 2. Mức thu hút lao động vào làm việc: Tổng số lao động được thu hút vào làm việc hàng năm là 74 người. Tỷ lệ giữa số lao động vào làm việc trong dự án so với vốn dự án là: 74: 87794761000 =0,84 (lao động/1 tỷ đồng vốn) 3. Mức đóng góp của dự án vào ngân sách : Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế xã hội càng cao.Các khoản nộp ngân sách chủ yếu là thuế các loại,tiền thuê đất trong kinh doanh. Lập bảng tính thuế giá trị gia tăng: VATphải nộp = VATđầu ra – VATđầu vào - Thuế VATđầu ra = 10% doanh thu cho thuế - Thuế VATđầu vào = 10% Chi phí điện + 5% chi phí nước, hóa chất + 10% Chi phí nguyên vật liệu khác Error! Not a valid link.Các khoản nộp ngân sách chủ yếu như sau *Căn cứ xác định là các văn bản và luật thuế do nhà nước ban hành - Các khoản nộp ngân sách chủ yếu là thuế các loại ( Thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế giá trị gia tăng) và tiền thuê đất trong sản xuất kinh doanh. * Thuế môn bài: - Đây là khoản thuế doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hàng năm phải nộp một khoản thuế cố định cho Nhà nước. Do doanh nghiệp độc lập nên thuế môn bài phải nộp cố định hàng năm ở mức là : 3.000.000 ( VND/ năm) * Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế tndn = ( DTchưaVAT – CFchưaVAT) x TS Trong đó: - TS : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp= 25% - DTchưaVAT: Doanh thu hàng năm chưa có thuế VAT. - CFchưaVAT: Chi phí sản xuất kinh doanh chưa có thuế VAT Bảng 2.4.Các khoản nộp ngân sách chủ yếu Đơn vị tinh:1000 đ Năm vận hành Nội dung Thuế môn bài Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế VAT phải nộp Tổng cộng các khoản nộp ngân sách 1 2 3 4 5 Năm 1 3000 5093756 2376911 7473668 Năm 2 3000 5850085 2516730 8369815 Năm 3 3000 7153746 2419946 9576692 Năm 4 3000 7422639 2419946 9845585 Năm 5 3000 7714388 2419946 10137335 Năm 6 3000 8699547 2419946 11122493 Năm 7 3000 8699547 2419946 11122493 Năm 8 3000 8699547 2419946 11122493 Năm 9 3000 8699547 2419946 11122493 Năm 10 3000 8699547 2419946 11122493 Năm 11 3000 8807294 2419946 11230240 Năm 12 3000 8807294 2419946 11230240 Năm 13 3000 8807294 2419946 11230240 Năm 14 3000 8807294 2419946 11230240 Năm 15 3000 8807294 2419946 11230240 Năm16 3000 8807294 2419946 11230240 Năm17 3000 8807294 2419946 11230240 Năm18 3000 8807294 2419946 11230240 Năm19 3000 7749871 2865833 10618704 Năm20 3000 7221160 2900566 10124726 4. Thu nhập ngoại tệ: Có thể lập bảng tính thu nhập ngoại tệ hàng năm và tính cho cả đời dự án nếu dự án có thu nhập ngoại tệ.Dự án này không có thu nhập ngoại tệ. 5. Thu nhập của người lao động làm việc trong dự án: Tính chỉ tiêu mức lao động bình quân năm của người lao động làm viêc trong dự án: 2226000.000 : 74 = 30081.000 đồng = 30.1 triệu/ người / năm 6. Các lợi ích và ảnh hưởng khác: Dự án mang lại hiệu quả to lớn về mặt môi trường, đặc biệt khi nó tận dụng tái chế rác thải để tạo ra các sản phẩm có tính hữu dụng cao. Trong khi nguồn tài nguyên quốc gia đang cần được sử dụng tiết kiệm (trữ lượng ngày một giảm ) và nguồn nhiên liệu đầu vào của dự án rất khả quan thì đây chính là một hướng đi tốt vừa mang lại doanh thu, vừa mang tính xã hội. Dự án có thể gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái khu vực xung quanh. Do đó cần quan sát và đánh giá tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Kết luận, kiến nghị 1.Kết luận : -Các nguồn vốn đầu tư đều đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận, tạo ra được việc làm cho người lao động,đóng góp cho ngân sách nhà nước. An toàn về tài chính. -Mức khai thác công suất và doanh thu hàng năm đều đạt được công suất lớn và đạt được công suất thiết kế. -Các hiệu quả tài chính đều lớn hơn ngưỡng hiệu quả cho phép. Độ an toàn về tài chính cao. -Hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại lớn. 2.Kiến nghị. Vì đây là dự án có mục đích phục vụ công ích là chủ yếu nên được Nhà nước đầu tư và hỗ trợ. Cần giám sát và quản lý tốt để tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như thất thoát, lãng phí… Dự án cần tận dụng tối đa điều kiện tại địa phương xây dựng công trình: điều kiện tự nhiên, vật liệu, nhân công … để giảm tối đa chi phí Kính đề nghị UBND Thành phố HẢI PHÒNG , Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính vật giá và các ban nghành có liên quan sớm thẩm định và phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi để dự án được thực thi sớm, chóng triển khai và đi vào hoạt động. Nhà nước cũng như UBND Thành phố, Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính vật giá, Ngân hàng…cần có các chính sách ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, giá cả, lãi suất vay và thời hạn cho vay để dự án có thể đạt hiệu quả và có độ an toàn cao hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những giải pháp để hạn chế sự biến động về tài chính, tránh sự mất giá, trượt giá hay lạm phát tăng trong thị trường hiện tại và tương lai. ---HẾT--- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư xây dựng - GS.TSKH. Nguyễn Văn Chọn – NXB Xây dựng 2003 2. Giáo trình Kinh tế và quản trị kinh doanh trong Xây dựng - GS.TSKH. Nguyễn Văn Chọn – NXB Xây dựng 2003 3. Thông tư 05/2007- BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 4. Công văn 957/BXD- VP ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định định mức chi phí quản lý và đầu tư xây dựng công trình. 5. Nghị định 99/NĐ-CP về quản lý chi phí xây dựng công trình xây dựng. 6. Thông tư số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004 về chi phí bảo hiểm cho công trình xây dựng. 7. Các tài liệu liên quan đến dự án và số liệu thị trường kinh doanh. 8. Nghị định 12 CP / 2009 Về hướng dẫn lập dự án đầu tư. UNIVERSITY OF CIVIL ENGINEERING (NUCE) DEC 28- 2009 , DESIGN BY CHEN KYSUQUANGDUC@GMAIL.COM LEPARIA171@YAHOO.COM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_an_phan_tich_du_an_hoan_thien_6383.doc