Đề tài Phân tích VCP trong quản trị kinh doanh

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Lý luận cơ bản về phân tích V - C – P trong quản trị kinh doanh 5 1.1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 5 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh 5 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 5 1.1.2 Phương pháp phân tích V - C - P trong quản trị kinh doanh 13 1.1.2.1 Khái niệm phương pháp V – C – P 13 1.1.2.2 Giả định trong phương pháp phân tích VCP 14 1.1.3 Nội dung phương pháp VCP trong phân tích kinh doanh. 14 1.1.3.1 Số dư đảm phí (Mdp) 14 1.1.3.2 Tỉ lệ số dư đảm phí (Kdp) 15 1.1.3.3 Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp (Kcp) 15 1.1.3.4 Đòn bẩy kinh doanh (Dkd). 15 1.1.3.5 Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và điểm hòa vốn. 16 1.2 Những công trình và tài liệu đã công bố có liên quan. 21 PHẦN II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Mục tiêu nghiên cứu. 23 2.1.1 Mục tiêu tổng quát. 23 2.1.2 Mục tiêu cụ thể. 23 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 24 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 24 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 24 2.3 Nội dung nghiên cứu. 24 2.4 Phương pháp nghiên cứu. 24 PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may 19 Bộ Quốc Phòng. 26 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty. 26 3.1.2 Đặc điểm các yếu tố nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của công ty. 27 3.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. 27 3.1.2.2 Đặc điểm về lao động của công ty. 28 3.1.2.3 Đặc điểm về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty. 29 3.1.3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 31 3.1.3.1 Sản phẩm, thị trường và khách hàng của công ty. 31 3.1.3.2 Công nghệ sản xuất của công ty. 31 3.1.3.3 Tổ chức sản xuất của công ty 32 3.1.3.4 Đặc điểm về bộ máy quản lý 33 3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 35 3.2 Đặc điểm và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 37 3.2.1 Các loại chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 37 3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 37 3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp 39 3.2.1.3 Chi phí sản xuất chung 39 3.2.1.4 Chi phí bán hàng 40 3.2.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 40 3.2.2 Tình hình phát sinh chi phí của công ty năm 2008 41 3.2.2.1 Tình hình phát sinh tổng chi phí năm 2008 41 3.2.2.2 Tình hình phát sinh chi phí từng loại chi phí SXKD từng loại sản phẩm 42 3.3 Phân tích V- C - P trong công ty 45 3.3.1 Tính toán một số chỉ tiêu. 45 3.3.1.1 Mức dư đảm phí 45 3.3.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí 46 3.3.1.3 Cơ cấu chi phí 47 3.3.1.4 Đòn bẩy kinh doanh(ĐBKD) 48 3.3.2 Lập hàm chi phí sản xuất. 48 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Đồng phục thu đông. 49 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Đồng phục xuân hè. 50 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Áo Jacket. 51 3.3.3 Phân tích hoà vốn: 52 3.3.3.1 Sản lượng hoà vốn: 52 3.3.3.3 Thời gian hoà vốn: 53 3.3.3.4 Tỷ lệ hoà vốn: 54 3.3.3.5 Đồ thị 55 3.3.3.6 Doanh thu an toàn 56 3.4 Một số đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 58 3.4.1 Các giải pháp 58 3.4.2 Các đề xuất 61

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích VCP trong quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu thông trong công ty… 3.1.3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 3.1.3.1 Sản phẩm, thị trường và khách hàng của công ty. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực cắt may đồng phục cho các đơn vị ngành, trong các năm qua Công ty đã tham gia thiết kế thành công nhiều sản phẩm mẫu làm trang phục chính quy cho các đơn vị trong khối nội chính như: Bộ Công An, Quản lý thị trường, Hải quan, Kiểm lâm, Viện kiểm sát, Hàng không, Thi hành án… Bên cạnh là các sản phẩm may mặc dân sinh, Công ty đã tham gia sản xuất và cung ứng cho nhiều khách hàng, sản phẩm của Công ty đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Ngoài lĩnh vực may đo trong nước, Công ty tham gia sản xuất hàng gia công xuất khẩu sang một số nước EU như: Đức, Bỉ… Nhiều sản phẩm của Công ty đã được tặng huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm quốc tế  hàng công nghiệp Việt nam. Riêng năm 2000 và 2001, công ty là đơn vị đứng đầu trong ngành dệt may về số lượng huy chương tham gia hội chợ: 10 huy chương vàng và 5 huy chương bạc. Với quy mô và nguồn lực như hiện nay, công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng tốc phát triển bằng các biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, duy trì nguồn khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nguồn khách hàng chính của công ty hiện nay gồm: Trong nước: thị trường đồng phục các ngành như: Kiểm lâm, quản lý thị trường, viện kiểm soát, thi hành án, toà án, điện lực, viễn thông, đường sắt, công ty vận tải hành khách Hà Nội, Bộ Công An. Ngoài nước: Công ty đã ký hợp đồng với hãng S4 Fashion Partner (Đức), hãng DAO Import Export (Đức). 3.1.3.2 Công nghệ sản xuất của công ty. Đối tượng chế biến chủ yếu của Công ty cổ phần May 19 là vải, vải được cắt và may thành các chủng loại, mặt hàng khác nhau.Công ty thực hiện công nghệ may theo hai giai đoạn là cắt và hoàn thiện sản phẩm. Vải xuất kho xuống phân xưởng cắt sau đó xuống phân xưởng May khác nhau tùy theo đơn đặt hàng, tại mỗi phân xưởng đều có nhân viên KCS kiểm tra chất lượng, quy cách mẫu mã sản phẩm trước khi chuyển cho phân xưởng hoàn thiện. Phân xưởng hoàn thiện tiến hành thừa khuy, đính cúc, là , đóng gói, dán mác lên bao bì và nhập kho thành phẩm. Vậy công ty cổ phần may 19 có quy trình sản xuất công nghệ kiểu liên tục trai qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu của giai đoạn kế tiếp. Sản phẩm của công ty thường là hàng loạt lớn. Sơ đồ 01. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Kho thành phẩm Hoàn thiện May Cắt Nguyên liệu 3.1.3.3 Tổ chức sản xuất của công ty Xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất của công ty thực hiện ở các phân xưởng khép kín: cắt may và hoàn thiện bằng các máy móc chuyên dùng. Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo năm phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất khác nhau(số liệu năm 2008). Biểu 3.4 Nhiệm vụ sản xuất của các phân xưởng TT Bộ phận sản xuất Số lao động(người) Nhiệm vụ chính 1 Phân xưởng cắt 234 - Cắt vải thành các chi tiết may - Ép mếch, vắt sổ 2 Phân xưởng may I 338 - May các sản phẩm thông thường 3 Phân xưởng may II 262 - May các sản phẩm thông thường 4 Phân xưởng may cao cấp 221 - May xuất khẩu - May sản phẩm cao cấp theo đơn đặt hàng 5 Phân xưởng hoàn thiện 102 - Hoàn thiện sản phẩm - Đóng gói 3.1.3.4 Đặc điểm về bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần May 19 được tổ chức theo mô hình kiểu trực tuyến kết hợp với chức năng. Trong đó gồm 1 ban giám đốc, 7 phòng ban, 5 phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ khác nhau, được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 02. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần May 19 Đại Hội Cổ Đông Ban Kiểm soát Hội Đồng Quản Trị GĐĐH Phòng Kế Toán Phòng Bảo Vệ Phòng chính trị PhòngXNK Phòng Kỹ Thuật PGĐ KD PGĐ nội bộ Phòng Kinh Doanh Các bộ phận sản xuất kinh doanh trực tiếp Cửa hàng PX may CC PX may II PX Cắt PX may I -Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp chịu trách nhiệm với cấp trên và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc là người xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án liên doanh liên kết, đề án tổ chức quản lý doanh nghiệp, qui hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh của xí nghiệp thành viên. Là người tổ chức điều hành hoạt động của công ty theo đúng điều lệ công ty cổ phần và qui chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đã được đại hội cổ đông thông qua quyết định. -Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giám đốc phân công và ủy quyền. -Phòng chính trị: Có nhiệm vụ đảm bảo công tác chính trị, tư tưởng trong toàn công ty. Có trách nhiệm hướng dẫn và tuyên truyền các hoạt động trong công ty theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước. -Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm khai thác, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Giao dịch với khách hàng, thực hiện việc tiếp thị quảng cáo, theo dõi sự biến động của thị trường , khai thác nguồn hàng.Làm thủ tục hải quan khi xuất hàng xuất khẩu cho khách, soạn thảo các hợp đồng kinh tế. -Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác hạch toán trong công ty theo chế độ hiện hành. Theo dõi và hạch toán các khoản chi phí phát sinh, kiểm tra phân tích kết quả của hoạt động kế toán . mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thể hiện ở phòng kế toán. -Phòng kỹ thuật: Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thiết kế chế mẫu các loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao động, chất lượng của từng loại sản phẩm.Nghiên cứu cải tiến qui trình công nghệ để đảm bảo sản xuất có năng suất cao và giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. -Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Trực tiếp chỉ đạo, quản lý kho vật tư, theo dõi các hợp đồng kinh tế đảm bảo cung ứng và quyết toán -Các phân xưởng; Triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất được giao, đảm bảo năng suất theo định mức, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng 3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả sản xuất của công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 được thể hiện qua biểu sau: Biểu 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu bán hàng 59.457.410.916 70.581.679.746 71.112.101.400 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.519.770.297 1.710.577.893 2.173.530.577 3 Doanh thu thuần về BH và CCDV 57.937.640.619 68.871.101.853 68.938.570.823 4 Giá vốn hàng bán 48.916.359.576 59.113.072.375 57.269.235.849 5 Lợi nhuận gộp 9.021.281.043 9.758.029.478 11.669.334.974 6 Chi phí bán hàng 1.843.692.105 1.998.688.929 2.842.773.697 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.130.057.167 5.723.030.755 5.930.578.459 8 Doanh thu hoạt động tài chính 347.196.882 768.502.177 722.792.264 9 Chi phí tài chính 131.258.396 44.403.491 175.525.523 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 2.263.470.257 2.760.408.480 3.443.249.559 11 Thu nhập khác 0 18.154.500 30.800.000 12 Chi phí khác 0 3.214.568 3.145.276 13 Lợi nhuận khác 0 14.939.932 27.654.724 14 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2.263.470.257 2.775.348.412 3.470.904.283 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 633.771.672 777.097.555 971.853.199 16 Lợi nhuận sau thuế 1.629.698.585 1.998.250.857 2.499.051.084 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty) Qua (bảng) ta thấy doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng nhanh qua các năm kéo theo đó là số tiền nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên đáng chú ý tại thời điểm cuối năm 2006 là năm thứ hai công ty tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp khi đó cổ phần của Nhà nước chỉ chiếm 51% trong khi lợi nhuận Nhà Nước được hưởng lại tăng mạnh vào năm sau cho thấy rõ hiệu quả kinh tế đạt được sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp là rất lớn. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 là 1.998.250.857 đồng tăng 368.552.272 đồng so năm 2006, là do doanh thu của công ty tăng lên so với năm 2006 nhưng mặt khác thì giá vốn của các sản phẩm tăng lên nhanh hơn so với mức tăng doanh thu, một phần lợi nhuận công ty giữ lại để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất và hiệu quả của việc đầu tư được thể hiện rõ qua giá trị lợi nhuận công ty đạt được trong năm 2008 là 2.499.051.084 đồng dự kiến trong năm 2009 mức lợi nhuận còn tăng nữa. Số các khoản giảm trừ qua các năm ngày càng tăng lên. Vì các khoản giảm trừ doanh thu này chủ yếu là các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng giao cho khách hàng bị trả lại và một số sản phẩm phải giảm giá hàng bán do chưa đạt tiêu chuẩn. Cụ thể năm 2006 là 1.519.770.297 đồng, và năm 2007 là 1.710.577.893 đồng và đến năm 2008 là 2.173.530.577 đồng. Thông thường hoạt động chính đóng góp lớn nhất vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Khi so sánh với các kỳ trước đó, ta có thể thấy biến động tăng hay giảm của từng hoạt động. Thông thường hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng là tốt. Những số liệu trong bảng là minh chứng xác thực nhất chứng minh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa, kết quả đó cho thấy doanh nghiệp có đủ tự tin để vững bước hội nhập khu vực và thế giới trong tương lai. 3.2 Đặc điểm và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 3.2.1 Các loại chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành hai loại: chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ. - Chi phí nguyên vật liệu chính: là vải, dựng, bông các loại… có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Những nguyên vật liệu này phong phú về chủng loại, có tính năng, tác dụng khác nhau và một phần do công ty tự mua. Một phần do khách hàng mang đến. Do đó, đối với loại hình sản xuất toàn bộ, khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ. - Chi phí vật liệu phụ: bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau như cúc, chỉ, nhãn, mác, bao bì đóng gói các loại… Về cơ bản chúng được đi kèm với nguyên vật liệu chính để phục vụ sản xuất một đơn đặt hàng nào đó. Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành may mặc, nó chiếm tới 70% - 80% giá trị của sản phẩm.Với đặc thù là sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ cho quân đội, đồng phục của các ngành nội chính, quần áo dân sinh nên nguyên vật liệu và nguồn cung ứng nguyên vật liệu của công ty cũng rất đa dạng phù hợp với sản phẩm. Các sản phẩm quốc phòng, các sản phẩm đặc thù ngành: Công ty không lựa chọn các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào mà do trực tiếp cấp trên chỉ định như: Nhà cung cấp cấp vải X28 – Cục Hậu Cần Các đơn vị khác do công ty lựa chọn thông qua các tiêu chuẩn được thể trong tiêu chuẩn ISO 9001 về lựa chọn nhà cung cấp. Công ty nhận nguyên phụ liệu, vật tư từ bên giao gia công để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài. Do đời sống của nhân viên khối nội chính ngày càng được nâng cao, khách hàng không chỉ đòi hỏi mẫu mã kiểu dáng mà cả chất lượng vải. Vì vây, việc lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu của công ty cũng thay đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng – nguồn cung ứng nguyên vật liệu phụ liệu cho công ty bao gồm cả nhà cung ứng trong và ngoài nước.Nhà cung ứng nguyên vật liệu trong nước, hàng năm cung ứng khoảng 55% - 60% số nguyên vật liệu cần để sản xuất. Hiện nay, các nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của công ty là: Dệt Nam Định, Dệt 8-3, Dệt 10-10, Dệt Thăng Long...Ngoài nước có Mỹ, Hàn Quốc (như S4 Fashion, Dao import – export, OSP...)hàng năm cung ứng khoảng 40% nguyên phụ liệu cho sản xuất. 3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp Trong năm 2008 tổng chi phí nhân công trực tiếp của công ty là 15.423.729.113 đồng, nó bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương. Và trong các tháng chi phí này cũng có những thay đổi đáng kể. Chẳng hạn tháng 01 năm 2008 thì chi phí nhân công trực tiếp là 1.881.295.555 đồng và chiếm 12,19% so với tổng chi phí nhân công trực tiếp trong năm nay. Và đến tháng 02 thì chi phí này còn 1.124.131.518 đồng tương đương với 7,29% tổng chi phí nhân công trực tiếp. Nhìn chung sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp thì ổn định hơn. Sở dĩ vậy là do việc tuyển hay sa thải công nhân cần phải xem xét kỹ lưỡng về nhiều tiêu chuẩn như trình độ, khả năng làm việc của người công nhân đó, số lượng công nhân mới tuyển dụng có đang trong thời gian thử việc có đáp ứng được yêu cầu không... Nhìn chung trong quá trình sản xuất tại công ty cổ phần May 19 thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp đều là những chi phí biến đổi. 3.2.1.3 Chi phí sản xuất chung Là những chi phí phát sinh quan đến hoạt động quản lý, sản xuất ở các phân xưởng bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương của nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng như chi phhí phụ liệu, vật liệu dùng sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý phân xưởng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm. - Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác: tiền thuê sửa chữa tài sản cố định, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ở phân xưởng phải trả cho nhà cung cấp. Và chi phí này cũng có sự biến động giữa các tháng, trong đó có cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định gồm các khoản chi phí phải trả bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trả các khoản điện, nước, điện thoại đã sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng và chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý chung...Chi phí biến đổi bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng, chi phí dụng cụ được phân bổ theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. 3.2.1.4 Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của công ty cổ phần May 19 gồm: Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí bốc xếp, chi phí nguyên vật liệu bao bì, chi phí hao hụt, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Trong công ty bộ phận bán hàng không có chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí phần chi phí này được tính chung vào bộ phận quản lý doanh nghiệp. 3.2.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu dung cho bộ phận quản lý; chi phí khấu hao tài sản cố định; thuế, phí và lệ phí; chi phí trả cho nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương của nhân viên, chi phí thuê đất, chi phí dịch vụ mua ngoài như: các chi phí bằng tiền chi trả tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ; chi phí khác bằng tiền. Chi phí quản lý doanh nghiệp là phần chi phí cố định trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 3.2.2 Tình hình phát sinh chi phí của công ty năm 2008 3.2.2.1 Tình hình phát sinh tổng chi phí năm 2008 Tình hình phát sinh tổng chi phí năm 2008 được thể hiện qua biểu sau: Bảng 3.5 Chi phí sản xuất kinh doanh năm 2008 toàn công ty. ĐVT: đồng Tháng CPNVLTT CPNCTT CPKDC Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Cộng 1 6.703.405.067 1.881.295.555 595.790.581 418.587.343 581.152.339 10.180.230.885 2 1.460.472.921 1.124.131.518 397.809.685 183.119.153 391.102.837 3.556.636.114 3 3.857.904.095 1.056.866.662 399.367.141 293.615.447 436.213.903 6.043.967.248 4 5.141.055.410 1.310.707.016 447.037.128 543.323.538 426.828.891 7.752.711.654 5 1.207.017.636 1.194.466.687 442.403.607 140.903.700 392.303.916 3.096.497.830 6 3.417.012.271 913.868.971 378.739.642 120.000.274 534.412.509 5.888.812.898 7 4.081.006.869 1.438.648.202 608.215.626 106.361.091 467.494.990 6.679.948.062 8 2.434.431.345 1.416.869.486 514.628.364 95.700.361 581.883.831 4.786.190.396 9 3.326.002.200 1.159.546.495 416.119.778 58.279.196 392.384.591 5.435.554.715 10 1.787.344.646 1.242.768.950 499.529.264 166.988.820 500.206.037 4.177.472.015 11 2.245.779.368 1.223.403.248 439.742.878 224.454.208 375.532.800 4.746.665.577 12 5.759.467.237 1.461.156.323 498.072.333 491.440.566 851.061.815 23.023.771.064 Tổng 41.420.899.065 15.423.729.113 5.637.456.027 2.842.773.697 5.930.578.459 71.255.436.361 (Nguồn từ phòng kế toán công ty) 3.2.2.2 Tình hình phát sinh chi phí từng loại chi phí SXKD từng loại sản phẩm: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của các loại sản phẩm sau khi đã phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty như sau: Bảng 3.6 Tổng hợp chi phí SXKD của Bộ đồng phục thu đông ĐVT: đồng TT Số lượng CPNVL CPNCTT CPKDC CPBH CPQLDN Cộng 1 4.779 977.601.801 347.603.550 109.999.819 67.094.166 139.971.471 1,621,060,711 2 1.646 212.990.405 207.703.731 73.446.912 14.617.827 30.495.627 532,290,050 3 2.769 562.623.615 195.275.326 73.734.462 38.613.638 80.555.555 938,522,886 4 3.578 749.754.040 242.176.946 82.535.689 51.456.659 107.348.591 1,217,344,080 5 1.593 176.027.348 220.699.432 81.713.711 12.081.001 25.203.316 509,064,259 6 2.455 498.325.451 168.853.904 69.926.042 34.200.766 71.349.446 831,772,627 7 3.241 595.160.165 265.816.405 112.293.795 40.846.667 85.214.086 1,085,133,186 8 2.371 355.029.190 261.792.392 95.216.088 24.366.145 50.832.515 777,069,171 9 2.586 485.052.851 214.247.292 77.381.541 33.289.849 69.449.096 868,062,848 10 1.940 260.660.266 229.624.153 92.227.220 17.889.475 37.320.922 629,485,873 11 2.114 327.516.827 226.045.988 81.188.963 22.477.934 46.893.338 695,029,292 12 4.002 839.941.118 269.975.190 91.958.229 57.646.323 120.261.434 1,361,962,251 Tổng 33.076 5,962,649,681 2,813,000,478 1,028,166,818 409,224,910 853,722,700 11,066,797,235 (Nguồn từ phòng kế toán công ty) Biểu 3.7 Tổng hợp chi phí SXKD của Bộ đồng phục xuân hè ĐVT: đồng TT Số lượng CPNVL CPNCTT CPKDC CPBH CPQLDN Cộng 1 57.537 4.955.987.828 1.259.970.559 398.720.132 269.459.618 562.145.137 7,379,563,976 2 19.811 1.079.762.590 752.870.868 266.225.552 58.677.483 122.412.634 2,259,520,599 3 33.341 2.852.240.846 707.821.201 267.267.845 155.095.627 323.559.623 4,267,403,167 4 43.075 3.800.905.328 877.827.116 299.169.955 206.649.152 431.110.297 5,565,345,067 5 19.495 892.377.031 799.976.833 296.190.501 485.244.839 1.012.315.047 3,454,868,475 6 29.551 2.526.278.966 612.050.560 253.463.334 137.367.305 286.574.897 3,781,545,770 7 39.020 3.017.186.067 963.513.880 407.035.187 164.068.551 342.278.886 4,850,231,197 8 28.547 1.799.833.368 948.927.899 345.133.034 97.832.059 204.096.690 3,365,396,202 9 31.138 2.458.993.042 776.589.538 280.487.537 133.669.373 278.860.292 3,893,399,211 10 23.354 1.321.426.681 832.326.577 334.299.181 71.837.771 149.867.553 2,685,478,115 11 25.448 1.660.358.445 819.356.677 294.288.431 90.273.051 188.327.130 3,025,252,158 12 48.183 4.258.111.995 978.588.369 333.324.160 231.555.813 483.070.432 6,228,339,794 Tổng 398.501 30,349,073,500 10,237,264,056 3,741,775,127 2,082,898,967 4,345,332,081 50,756,343,731 (Nguồn từ phòng kế toán công ty) Biểu 3.8 Tổng hợp chi phí SXKD của Áo Jacket ĐVT: đồng TT Số lượng CPNVL CPNCTT CPKDC CPBH CPQLDN Cộng 1 9.559 769.815.437 273.721.446 86.619.684 51.561.356 107.567.011 1,320,673,851 2 3.291 167.719.926 163.556.919 57.835.989 12.230.187 25.514.547 437,249,838 3 5.539 443.039.634 153.770.135 58.062.421 30.575.467 63.786.368 767,474,869 4 7.156 590.396.042 190.702.954 64.992.973 40.304.025 84.082.030 994,105,273 5 3.187 138.613.257 173.790.422 64.345.704 9.589.578 20.005.724 416,237,549 6 4.909 392.407.854 132.964.507 55.063.469 27.239.962 56.827.855 680,681,646 7 6.482 468.660.637 209.317.917 88.426.082 32.521.179 67.845.500 887,873,720 8 4.742 279.568.788 206.149.195 74.978.191 19.387.626 40.446.356 635,637,577 9 5.173 381.956.306 168.709.665 60.934.324 26.475.575 55.233.196 710,188,361 10 3.880 205.257.699 180.818.220 72.624.598 14.245.388 29.718.649 514,902,420 11 4.228 257.904.096 178.000.583 63.932.490 17.858.853 37.257.038 568,463,941 12 8.005 661.414.124 212.592.764 72.412.780 44.473.407 92.780.171 1,110,056,344 Tổng 66.151 4,872,561,678 2,298,729,434 840,197,984 334,410,659 697,645,633 9,043,545,388 (Nguồn từ phòng kế toán công ty) 3.3 Phân tích V- C - P trong công ty Khi phân tích VCP thì ta coi mọi sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ hết và không có sản phẩm tồn kho và giá bán thì không thay đổi trong mọi trường hợp, các khoản chi phí gần như không biến động. Đây cũng là những hạn chế của phương pháp phân tích này. 3.3.1 Một số chỉ tiêu phân tích của công ty. 3.3.1.1 Mức dư đảm phí Bảng 3.9 Báo cáo thu nhập của từng sản phẩm TT Chỉ Tiêu ĐVỊ Đồng phục thu đông Đồng phục xuân hè Áo Jacket 1 Doanh thu đồng 11.411.054.152 56.866.092.700 9.426.522.995 2 Giá bán đơn vị sản phẩm đồng/sp  345.000 142.700 142.500 3 Chi phí khả biến đồng 8.951.723.915 41.263.583.047 7.049.054.669 4 Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm đồng/sp 270.645 103.547 106.560 5 Chi phí cố định đồng 2.115.040.672 9.492.760.684 1.994.490.719 6 Mức dư đảm phí đồng 2.459.330.236 15.602.509.653 2.377.468.326 7 Mức dư đảm phí đơn vị sản phẩm đồng/sp 74.355 39.153 35.940 8 Tỷ lệ mức dư đảm phí %  21.55% 27.44% 25.22% 9 LN doanh nghiệp đồng 344.289.564 6.109.748.969 382.977.607 10 LN đơn vị sản phẩm đồng/sp 10.409 15.332 5.789 11 Kết cấu chi phí 4.23 4.35 3.53 Qua báo cáo trên ta thấy được rằng mức dư đảm phí của các sản phẩm khác nhau, trong đó mức dư đảm phí của sản phẩm đồng phục xuân hè là lớn nhất. Bởi vì số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm này trong năm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn doanh nghiệp. Như phần lý thuyết đã trình bày, SDĐP đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến, SDĐP được dùng trước hết là bù đắp định phí và sau đó còn lại là lợi nhuận. Ta thấy rằng sản phẩm đồng phục thu đông là sản phẩm có SDĐP đơn vị lớn nhất: 74.355 đồng/bộ, tuy nhiên thì phần chi phí cố định mà khi sản xuất sản phẩm này phải chi trả rất lớn. Tiếp đó là sản phẩm đồng phục xuân hè có mức dư đảm phí đơn vị là 39.153 đồng/bộ. Nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận trên 1 sản phẩm là 39.153 đồng/bộ. Với cách tính như vậy, chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Công thức này thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Có thể nói SDĐP tỷ lệ thuận với lợi nhuận, do đó xí nghiệp nào có SDĐP càng lớn thì khi vượt qua hòa vốn lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Điều này cũng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc quyết định sẽ xuất bán sản phẩm nào nếu số lượng lớn để được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không thay đổi như giá bán ra sao, chi phí bán hàng như thế nào, địa điểm giao hàng có thuận lợi không… nên nó chỉ có ý nghĩa tham khảo. Tuy nhiên các sản phẩm có công dụng và đặc tính khác nhau vì vậy trong nhiều trường hợp dù mức dư đảm phí không đủ bù đắp chi phí cố định nhưng công ty vẫn phải ký sản xuất sản phẩm. Và một điều nữa, chỉ qua khái niệm SDĐP mà kết luận nghỉ kinh doanh một đơn vị nào đó do lợi nhuận thấp là hơi vội vàng. Do đó, để có quyết định đúng đắn thì ngoài khái niệm này các nhà quản trị luôn kết hợp sử dụng với các khái niệm khác mà chúng ta sẽ gặp ở các phần sau. 3.3.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Qua bảng trên ta thấy vẫn không có gì thay đổi, sản phẩm bộ đồng phục xuân hè là sản phẩm có tỷ lệ SDĐP lớn nhất 27,44%, nguyên nhân là do chi phí khả biến đơn vị của sản phẩm này thấp nhất, giá bán của sản phẩm so với giá sản xuất cũng chênh lệch lớn nhất. Sản phẩm áo jacket có tỷ lệ SDĐP là 25,22%, tỷ lệ SDĐP của sản phẩm đồng phục thu đông nhỏ nhất 21,55%. Ý nghĩa của tỷ lệ SDĐP, cụ thể như của đồng phục thu đông là: cứ 100% doanh thu thì có 21,55% là SDĐP (tức định phí và lợi nhuận) hoặc cứ 100 đồng doanh thu thì có 21,55 đồng lợi nhuận và định phí. Nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận của sản phẩm mang lại là 20,67đồng/ bộ. Và khi doanh thu sau hòa vốn tăng 100 đồng thì lợi nhuận của bộ đồng phục xuân hè sẽ là 27,44 đồng. Với cách suy luận tương tự như vậy chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận của các sản phẩm khác bằng cách lấy lượng doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ SDĐP. Giống như SDĐP, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP để dự kiến lợi nhuận khi có biến động doanh thu cũng rất dễ dàng, bằng con số tương đối chúng ta dễ thấy được sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao nhất đủ bù đắp được chi phí cố định và lợi nhuận. Điều này rất có ý nghĩa đối với công ty trong việc chú trọng đến những bộ phận có SDĐP sinh ra cao nhất để bù đắp chi phí bất biến và để thu nhiều lợi nhuận, tuy nhiên để quyết định đúng đắn nhà quản lí còn nên xem xét các yếu tố khác như năng lực sản xuất có thể sử dụng ngay được, mức bão hòa của thị trường … Nếu các yếu tố này đều thay đổi thì công ty nên tập trung vào những bộ phận, những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP cao nhất. 3.3.1.3 Cơ cấu chi phí Chi phí cố định Chi phí biến đổi Đồ thị 04: Kết cấu chi phí trong tổng chi phí Nhìn vào các đồ thị trên ta thấy rằng chi phí khả biến của tất cả các xí nghiệp đều chiếm tỷ trọng rất lớn và lớn hơn 71%. Điều này xuất phát từ loại hình kinh doanh của công ty là ngành may mặc. Trong các sản phẩm thì sản phẩm Bộ đồng phục xuân hè có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao nhất 76,99 %, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên tỷ lệ SDĐP của sản phẩm bộ đồng phục xuân hè lại lớn hơn sản phẩm khác. Do đó khi tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận thu được của sản phẩm này tăng giảm nhiều hơn. Nhìn chung ta thấy sản phẩm áo jacket cấu chi phí tốt hơn, vì chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn (28,29%) nên khi doanh thu tăng lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các xí nghiệp khác. Nhưng việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này số lượng nhỏ hơn nên doanh thu cũng như lợi nhuận mang lại là không lớn so với các sản phẩm khác. 3.3.1.4 Đòn bẩy kinh doanh(ĐBKD) Độ lớn ĐBKD Ở mức doanh thu đạt được độ lớn đòn bẩy hoạt động của các sản phẩm như sau: Đối với sản phẩm Đồng phục thu đông: Độ lớn của ĐBHĐ = = 7,14 Đối với Bộ đồng phục xuân hè: Độ lớn của ĐBHĐ = = 2,55 Đối với áo jacket: Độ lớn của ĐBHĐ = = 6,21 Để thấy mối quan hệ giữa ĐBHĐ và lợi nhuận, ta giả sử Công ty tăng 10% doanh thu trong năm 2008: Qua kết quả trên ta thấy rằng độ lớn ĐBKD của các sản phẩm đều khá cao và cao nhất là sản phẩm đồng phục thu đông là 7,14. Tốc độ tăng lợi nhuận của sản phẩm đồng phục thu đông tương đối cao, nhưng do số lượng sản phẩm này sản xuất và tiêu thụ với số lượng không nhiều nên để tăng doanh thu thì cần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn nữa. Với sản phẩm bộ đồng phục xuân hè: độ lớn ĐBKD nhỏ hơn so với 2 sản phẩm còn lại, nhưng số lượng sản phẩm tiêu thụ cao nhất nên hàng năm sản phẩm này mang lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, không phải cứ độ lớn ĐBKD càng lớn thì càng có lợi. Như chúng ta đã biết, độ lớn ĐBKD phụ thuộc vào định phí và tỷ lệ thuận với định phí. ĐBKD của sản phẩm đồng phục thu đông lớn do định phí chiếm tỷ trọng khá lớn (23,63%) trong khi đó tỷ lệ SDĐP lại không cao 21,53%, do đó lợi nhuận chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cộng thêm với việc số lượng sản phẩm tiêu thụ không lớn. Như đã nói trên, tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận do ĐBKD quyết định, mà ĐBKD là hệ quả của cơ cấu chi phí. Trong trường hợp nền kinh tế ổn định, hoạt đông kinh doanh của công ty ngày càng tăng cao thì đòn bẩy kinh doanh càng lớn, lợi nhuận càng cao và ngược lại, nếu hoạt dộng kinh doanh của công ty mà sa xút thì đòn bẩy kinh doanh càng lớn, thiệt hại càng nặng nề hơn. 3.3.2 Xây dựng hàm chi phí sản xuất cho các sản phẩm. 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Đồng phục thu đông. Trên cơ sở số liệu về số lượng và chi phí sản xuất của Bộ đồng phục thu đông được nêu trên biểu 3.6, chúng em đã sử dụng chương trình Regression để xây dựng tương quan giữa hai đại lượng: Số lượng sản phẩm và chi phí SXKD. Kết quả chạy chương trình cho thấy: Tương quan giữa số lượng sản phẩm và tổng chi phí của sản phẩm Đồng phục thu đông có dạng: Y = 286.497*X + 125.781.450 Với hệ số tương quan r = 0.8232, đây là tương quan khá chặt có đến 82,32% chi phí sản xuất do ảnh hưởng của số lượng sản phẩm sản xuất ra, còn lại 17,68% chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác mà ta chưa đưa vào nghiên cứu. Các yếu tố này có thể do sự tác động của thị trường. Dựa vào kết quả của việc chạy Regresion ta tổng hợp được hàm chi phí thể hiện mối tương quan giữa số lượng sản phẩm và chi phí sản xuất sản phẩm đồng phục thu đông như sau: Phương trình trên thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm. Nó thể hiện khi ta đưa thêm các chi phí vào sản xuất thì sẽ sản xuất thêm được bao nhiêu sản phẩm. Mối tương quan giữa khối lượng sản phẩm Đồng phục thu đông với chi phí sản xuất được thể hiện qua đồ thị số 05 sau: Chi phí SXKD Y=286.497*X+125.781.450 1.128.520.950 842.023.950 555.526.950 125.781.450 0 1500 2500 3500 Số lượng sản phẩm Đồ thị 05: Mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí sản xuất sản phẩm Đồng phục thu đông năm 2008 kết quả tính toán cụ thể được nêu trên biểu 3.10 phần phụ lục. 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Đồng phục xuân hè. Sau khi chạy Regresion ta được kết quả tính toán chi tiết như biểu 3.11 phần phụ lục. Qua số liệu trên ta thấy. đối với sản phẩm này chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố bên ngoài. Cụ thể ta được phương trình sau: Y= 114.325 * X + 573.300.321 Phương trình trên thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm Đồng phục xuân hè. Nó thể hiện khi ta sản xuất thêm một lượng sản phẩm nhất định thì chi phí vào sản xuất thì sẽ cần thêm được bao nhiêu. Mối tương quan giữa khối lượng sản phẩm Đồng phục xuân hè với chi phí sản xuất được thể hiện qua đồ thị số 06 sau: Chi phí SXKD Y=114.325*X+573.300.321 5.717.925.321 4.574.675.321 3.431.425.321 573.300.321 0 25.000 35.000 45.000 Số lượng sản phẩm Đồ thị 06: Mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí sản xuất sản phẩm Đồng phục xuân hè năm 2008 3.3.2.1 Lập hàm chi phí sản xuất cho sản phẩm Áo Jacket. Sau khi chạy Regresion ta được kết quả tính toán chi tiết như biểu 3.12 hần phụ lục. Với hệ số tương quan r = 0,6341 đây là tương quan khá chặt có đến 63,41% chi phí sản xuất do ảnh hưởng của số lượng sản phẩm sản xuất ra, còn lại 36,59% chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác mà ta chưa đưa vào nghiên cứu. Các yếu tố này có thể do sự tác động của thị trường Dựa vào kết quả của việc chạy Regresion ta tổng hợp được hàm chi phí thể hiện mối tương quan giữa số lượng sản phẩm và chi phí sản xuất sản phẩm Áo Jacket như sau: Phương trình : Y = 127.893 * X + 67.551.288 Phương trình trên thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm áo jacket. Nó thể hiện khi ta sản xuất thêm các sản phẩm thì các chi phí vào sản xuất mất thêm là bao nhiêu. Mối tương quan giữa khối lượng sản phẩm Áo Jacket với chi phí sản xuất được thể hiện qua đồ thị số 07 sau: Chi phí SXKD Y=127.893*X+67.551.288 834.909.288 579.123.288 451.230.288 67.551.288 0 3000 4000 6000 Số lượng sản phẩm Đồ thị 07: Mối quan hệ giữa khối lượng và chi phí sản xuất sản phẩm Áo Jacket năm 2008 3.3.3 Phân tích hoà vốn: 3.3.3.1 Sản lượng hoà vốn: Định phí (B) Sản lượng hòa vốn(X0) = SDĐP đơn vị (mdp) Ta có sản lượng hoà vốn của các sản phẩm như sau: Đối với sản phẩm Đồng phục thu đông: Sản lượng hòa vốn = = 2.150(bộ/tháng) Đối với sản phẩm Đồng phục xuân hè: Sản lượng hòa vốn = = 20.204(bộ/tháng) Đối với sản phẩm Áo jacket: Sản lượng hoà vốn = = 4.624(áo/tháng) Nhận thấy sản lượng hoà vốn các sản phẩm tuỳ thuộc vào định phí và mức dư đảm phí bộ phận cuả các sản phẩm. Sản phẩm nào có chi phí càng lớn thì sản lượng hòa vốn sẽ càng nhiều để có thể đủ bù đắp chi phí. Tại mức sản lượng hoà vốn công ty sẽ không lời cũng không lỗ và nếu muốn có lợi nhuận thì các công ty phải bán vượt qua sản lượng hoà vốn của mình và cứ một sản phẩm bán thêm sẽ được lợi nhuận bằng chính SDĐP của sản phẩm đó. Đối với sản phẩm Đồng phục thu đông sản lượng hoà vốn là 2.150(bộ/tháng), còn của bộ Đồng phục xuân hè là 20.204(bộ/tháng) và của áo jacket là 4.624(áo/tháng). 3.3.3.2 Doanh thu hoà vốn bình quân: Doanh thu hoà vốn bình quân của 3 loại sản phẩm theo từng phương án kết cấu được xác định như sau: Trong đó: B là chi phí cố định Qi là sản lượng tiêu thụ gi là giá bán đơn vị sản phẩm ai là giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm Kdp(bq) là tỷ lệ mức dư đảm phí bình quân và được xác định bởi công thức: Theo số liệu năm 2008 thì: = 0,263 Do vậy: (đồng/năm) 3.3.3.3 Thời gian hoà vốn: Trong đó: Thv: Thời gian hoà vốn DThv: Doanh thu hoà vốn DTbq: Doanh thu bình quân DT: Doanh thu trong kỳ Ta có thời gian hoà vốn của các sản phẩm như sau: Đối với sản phẩm Đồng phục thu đông: Thời gian hoà vốn = = 310 (ngày) Đối với sản phẩm Đồng phục xuân hè: Thời gian hoà vốn = = 219 (ngày) Đối với sản phẩm áo jacket: Thời gian hoà vốn = = 302 (ngày) Qua kết quả trên ta thấy rằng thời gian hoà vốn của sản phẩm Đồng phục xuân hè là ngắn nhất, hoà vốn chỉ trong 219 ngày, tiếp đó là Áo jacket 302 ngày, thời gian hoà vốn của bộ Đồng phục thu đông là 310 ngày. Điều này chứng tỏ các sản phẩm sản xuất ra trong năm đều mang lại hiệu quả cao cho công ty. Sản phẩm có thời gian hoàn vốn càng thấp thì càng an toàn. Tuy nhiên đối với Bộ đồng phục xuân hè thì doanh thu mang lại là rất lớn, hơn nữa thời gian hoàn vốn lại ngắn nhất. Đây là sản phẩm sản xuất luôn rất an toàn trên thị trường 3.3.3.4 Tỷ lệ hoà vốn: Trong đó: Khv: Tỷ lệ hoà vốn X0: Sản lượng hoà vốn X: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Theo số liệu năm 2008 của công ty thì tỷ lệ này tính cho các sản phẩm như sau Đối với sản phẩm Đồng phục thu đông: Khv = = 86% Đối với sản phẩm Đồng phục xuân hè: Khv = = 60,84% Đối với sản phẩm áo jacket: Khv = = 83,89% Tỷ lệ hoà vốn có thể được hiểu là thước đo sự rủi ro. Trong khi sản lượng hoà vốn càng thấp càng tốt thì tỷ lệ hoà vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. Và qua kết quả trên lại thêm một lần nữa ta thấy sản phẩm Bộ đồng phục thu đông có tỷ lệ hoà vốn cao. Trong 100% sản lượng tiêu thụ thì đã có 86% là sản lượng hòa vốn, làm lợi nhuận trong kỳ của sản phẩm nhỏ. Trong khi đó các sản phẩm còn lại tỷ lệ hòa vốn thấp hơn nhiều, điều đó chứng tỏ là sản lượng hòa vốn của các sản phẩm còn lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng sản lượng mà các sản phẩm tiêu thụ, cho nên tỷ lệ sản lượng tiêu thụ có lợi nhuận của các sản phẩm còn lại sẽ cao hơn. Cụ thể như bộ đồng phục xuân hè chỉ cần tiêu thụ 60,84%, và Áo jacket cũng tương đối lớn 83,89% trong tổng lượng tiêu thụ được mới hòa vốn. Điều này chứng tỏ độ rủi ro của sản phẩm bộ đồng phục thu đông cao do tỷ lệ hòa vốn cao nhất, tiếp đến là sản phẩm Áo jacket và an toàn nhất vẫn là sản phẩm bộ đồng phục xuân hè. 3.3.3.5 Đồ thị hoà vốn Doanh thu và sản lượng hoà vốn năm 2008 của các loại sản phẩm được thể hiện trên các đồ thị sau: 2.115.040.672 9.813.525.000 28.445 sản lượng Doanh thu 0 Ydt = 345.000 x Ycp= 270.645x +2.115.040.672 Đồ thị 09. Đồ Thị hoà vốn của bộ đồng phục thu đông năm 2008 y= 103 547 x + 9 492 760 684 9.492.760.684 34.598.043.100 242.453 sản lượng Doanh thu 0 Ydt = 142 700 x Đồ thị 10. Đồ thị hoà vốn của bộ đồng phục xuân hè năm 2008 1 994 490 719 7.908.037.500 55.495 0 Doanh thu sản lượng Ydt = 142 500 x y= 106 560 x + 1 994 490 719 Đồ thị 11. Đồ thị hoà vốn của Áo Jacket năm 2008 3.3.3.6 Doanh thu an toàn DTat =DT - DThv Doanh thu an toàn của các loại sản phẩm như sau: Đối với sản phẩm Đồng phục thu đông: DTat = 9.616.528.471 – 9.813.525.000 = -196.996.529(đồng) Đối với sản phẩm Đồng phục xuân hè: DTat= 47.814.484.996 – 34.598.043.100 = 13.216.441.896(đồng) Đối với sản phẩm áo jacket: DTat= 11.507.557.356 – 7.908.037.500 = 3.599.519.856(đồng) Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn ta nên phân tích chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn (Kdtat): Tỷ lệ doanh thu an toàn của các xí nghiệp như sau: Đối với sản phẩm Đồng phục thu đông: Kdtat = = 14% Đối với sản phẩm Đồng phục xuân hè: Kdtat = = 39,15% Đối với sản phẩm áo jacket:1 Kdtat = = 16,11% Sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp là do tỷ lệ định phí trong tổng chi phí cao. Điều này có nghĩa là mức rủi ro của các sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ cao hơn các sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn cao. Nếu hoạt động kinh doanh không thành công hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ lỗ nhiều hơn các sản phẩm khác. Chẳng hạn như: Đối với bộ đồng phục thu đông có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất, sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn cao nhất là bộ đồng phục xuân hè là 39,15%, tiếp theo là đến sản phẩm áo jacket là 16,11%. Nhìn chung tỷ doanh thu an toàn của Bộ đồng phục xuân hè là tương đối lớn và nó sẽ tương đối ổn định trong khi nền kinh tế biến động. 3.4 Một số đề xuất và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 3.4.1 Các giải pháp Việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận giúp chúng ta thấy được phần nào hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2008 kết quả kinh doanh của Công ty được đánh giá là thành công tốt đẹp, lợi nhuận tăng cao hơn so với năm trước. Sản lượng tiêu thụ tăng lên đã làm cho lợi nhuận tăng theo, tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận lại không cân xứng với tốc độ tăng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm qua giá bán các sản phẩm giảm, trong khi đó chi phí lại không thay đổi nhiều, do đó lợi nhuận sẽ không cao. Và sau đây là một số giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty: * Giải pháp tiết kiệm chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu: - Để tránh chi phí hao hụt, khi thu mua nguyên vật liệu Công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng nguồn nguyên liệu nhập kho. - Khi nguyên vật liệu tăng giá: Lúc này công ty nên xác định mức tồn kho hợp lí. Công ty cần dự toán tình hình thị trường của nguyên vật liệu nhất là các loại vải có mức biến động cao. Khi Công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự đoán được Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng của của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu để mua được với giá rẻ hơn. + Giảm chi phí nhân công: Bằng cách tăng năng suất lao động. Cần nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề. Bên cạnh đó Công ty áp dụng chế độ khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt đông sản xuất kinh doanh. + Giảm chi phí sản xuất chung: Năm 2008 công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm chi phí có hiệu quả, Công ty nên phát huy hơn nữa mặt này để góp phần giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. Nên tránh sự tồn đọng hàng hàng hóa để giảm chi phí bảo quản, đảm bảo thuận tiện cho các khâu giao nhận, vận chuyển… Nên có kế hoạch mua sắm và sử dụng công cụ, dụng cụ hợp lý, nên xây dựng mức tiêu hao hợp lí cho các chi phí vận chuyển… + Chi phí quản lí hành chính: - Lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. - Phân công, phân cấp quản lý chi phí. Phòng kế toán tài vụ phải kiểm tra theo dõi nếu có những khoản chi phí không hợp lí thì kiên quyết không thanh toán. - Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí, ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm, Công ty nên khống chế nó ở mức thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, Công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. + Chi phí bán hàng: - Để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường để tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, công ty nhất thiết phải có một tổ Marketing chuyên trách công tác này. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho Ban Giám Đốc cùng phòng kế hoạch kinh doanh có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn trong việc mặc cả, thương lượng về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất để từ đó góp phần làm giảm chi phí bán hàng của Công ty. Ngoài ra, định kỳ Công ty nên tiến hành phân tích tình hình lợi nhuận để thường xuyên thấy được biến động của lợi nhuận, qua đó thấy dược nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận từ đó đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời và phát huy những ưu điểm nếu có. * Giải pháp thị trường tiêu thụ Ngày nay công ty đang từng bước mở rộng thị trương tiêu thụ sản phẩm, Công ty cũng dự kiến sản xuất nhiều các sản phẩm mới với nhiều mẫu mã phục vụ cho ngày càng nhiều khách hàng. Tuy nhiên hiện nay các sản phẩm may của công ty hiện đang phải đối đầu với những nước có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường về các mặt như: vật tư, thiết bị, quản lý, tài chính, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển. Cụ thể: + Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu lên cao cạnh đó, đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phương phát triển mở rộng thực hiện các đơn hàng lớn. + Thực hiện chuyên môn hoá các sản phẩm, hoàn thiện công nghệ, khả năng điều hành nhằm đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ngoài ra, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá(sản phẩm phổ biến với nhiều màu sắc, hoa văn kiểu cách, chủng loại vật liệu thích hợp), thực hiện cơ chế linh hoạt trong sản xuất nhằm thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường như: thay đổi mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ, ứng dụng công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật,… để tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. + Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, công ty cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của công ty, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty. + Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000; + Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường, về đầu tư, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành dệt may trên các trang website và các bản tin hàng tháng. Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường. + Gửi các công nhân đi đào tạo chuyên ngành may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trưởng - chuyền trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu. 3.4.2 Các đề xuất Thông qua các số liệu tổng hợp được ở trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu và phân tích chúng em thấy có một số nội dung chưa hợp lý vì vậy chúng em xin đưa ra một số các giải pháp sau: Thứ nhất, căn cứ vào mức dư đảm phí của các sản phẩm và sản lượng hoà vốn ta xác định sản phẩm nào có mức dư đảm phí cao thì ưu tiên phát triển trong trường hợp thị trường tăng trưởng tốt do nếu sản lượng vượt sản lượng hoà vốn thì mức dư đảm phí sẽ trực tiếp hình thành lợi nhuận, như vậy công ty nên tăng quy mô sản xuất sản phẩm Đồng phục xuân hè trong điều kiện thị trường ổn định. Còn trong điều kiện thị trường bất lợi công ty nên ưu tiên sản xuất sản phẩm có mức dư đảm phí ổn định và thấp, giảm sản xuất sản phẩm có mức dư đảm phí cao để tránh lỗ do nếu sản lượng thấp hơn sản lượng hoà vốn thì với mỗi sản phẩm thiếu hụt công ty sẽ phải chịu lỗ số tiền đúng bằng mức dư đảm phí. Thứ hai, trên lý thuyết người ta thường phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng theo chi phí nhân công trực tiếp, nhưng hiện tại công ty đang sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trực tiếp để phân bổ các khoản chi phí này. Vì vậy để phân bổ chi phí hợp lý hơn các khoản chi phí này thì công ty nên thay đổi lại tiêu thức phân bổ để việc tính toán các khoản chi phí cho các sản phẩm được hợp lý hơn. Thứ ba, hiện nay trên thị trường các sản phẩm với những kiểu dáng mẫu mã đặc biệt đang được ưa chuộng, vì vậy ngoài việc mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đã và đang sản xuất công ty nên tìm hiểu và sản xuất thêm một số những sản phẩm với những mẫu mã đặc biệt để có thâm nhập thêm vào một số thị trường mới. Thứ tư, hiện nay có ngày càng nhiều các công ty sản xuất hàng may mặc xuất hiện vì vậy công ty cần phải chú trọng đến việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty, đặc biệt là cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Trước đây công ty chỉ là sản xuất theo các đơn đặt hàng cho các ngành như: công an, kiểm lâm,... Vì vậy ngoài việc hạ giá thành như đã nêu ở trên, công ty cần phải duy trì quy mô tối thiểu cho các sản phẩm năm 2009 thấp nhất là tăng 20% so với năm 2008 vừa qua. KẾT LUẬN Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lí thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy, công ty nói chung hay từng phân xưởng nói riêng phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặc khác, công ty sẽ dựa trên mô hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Với nhóm em, đề tài này rất có ý nghĩa vì tính thực tế của nó. Tuy nhiên, do thời gian thực tập quá ngắn cộng với hạn chế về kiến thức thực tế và sự mới mẻ của đề tài nên bài viết không tránh khỏi sai sót. Kính mong quí thầy cô và các cô chú anh chị trong công ty và các bạn góp ý để kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Phú Giang(2007): Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh,NXB Tài chính, trường ĐH Thương Mại. [2] Võ Văn Nhị(2002): Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. [3] Nguyễn Xuân Thuỷ(2005): Kỹ thuật ra quyết định quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội. [4] Nguyễn Xuân Thuỷ(1997): Phân tích định lượng trong quản trị, NXB ĐH Mở bán công TP HCM, TP HCM [5] Trương Đoàn Thể(2007): Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội [6] Đoàn Xuân Tiên: Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Học viện tài chính, năm 2007 [7] Bùi Văn Trường: Kế Toán Quản Trị, nhà sách số 1 Đào Duy Từ, Tp HCM, 1993 PHỤ LỤC Biểu 3.11 Hàm chi phí sản xuất của sản phẩm bộ đồng phục xuân hè: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.796302009 R Square 0.63409689 Adjusted R Square 0.597506579 Standard Error 188.5201957 Observations 12 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 1,00046E+18 1E+18 7,33431 0,022001744 Residual 10 1,36408E+18 1,36E+17 Total 11 2,36454E+18 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 573.300.321 6723919.94 -4.525160426 0.001099561 -45408643.61 -15444989.23 -45408643.61 -15444989.23 X Variable 1 114.325 1155.097321 120.3195826 3.85801E-17 136407.1103 141554.5447 136407.1103 141554.5447 Biểu 3.10 Hàm chi phí sản xuất của sản phẩm bộ đồng phục thu đông: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.907285665 R Square 0.823167278 Adjusted R Square 0.734750917 Standard Error 13883.35935 Observations 12 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 1.321E+18 1.321E+18 16190.28379 2.20597E-17 Residual 10 8.15924E+14 8.15924E+13 Total 11 1.32182E+18 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 125.781.450 8117575.187 -5.401440508 0.000300805 -61933684.02 -25759514.9 -61933684 -25759514.86 X Variable 1 286.497 2789.024686 127.241046 2.20597E-17 348664.0843 361092.753 348664.0843 361092.7527 Biểu 3.12 Hàm chi phí sản xuất của sản phẩm Áo Jacket: SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.975066936 R Square 0.95075553 Adjusted R Square 0.945831083 Standard Error 357320888.8 Observations 12 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 2.46506E+19 2.4651E+19 193.068487 7.2777E-08 Residual 10 1.27678E+18 1.2768E+17 Total 1 2.46506E+19 2.4651E+19 193.068487 7.2777E-08 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 67.551.288 322166772.2 0.08413948 0.93460611 -690725354 744939243.9 -690725354 744939243.9 X Variable 1 127.893 9190.670358 13.8949087 7.2777E-08 107225.436 148181.6149 107225.436 148181.6149

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích vcp trong quản trị kinh doanh.doc
Luận văn liên quan