Đề tài Phân tích xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới

Đề tài: “ Phân tích xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới” 1. Nêu vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam từ năm 1986, sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, nền kinh tế đã từng bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy giá cả các mặt hàng đều có sự biến động, thay đổi rất nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Từ đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “ Phân tích xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới”. 2. Tính cấp thiết Giá cả hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng nó có thể là 1 cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không? Chỉ số giá cả thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định tài chính, các chính sách của nhà nước. Vậy để phần nào hiểu được sự phát triển nền kinh tế nước ta từ sau đổi mới chúng ta cần nghiên cứu làm rõ vấn đề này. 3. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung Tìm hiểu xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới và một số giải pháp của Chính phủ nhằm hạn chế lạm phát của Việt Nam. b) Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chỉ số giá tiêu dùng. -Tìm hiểu bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới. -Phân tích xu hướng biến động chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới. -Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó. -Một số giải pháp khắc phục của Chính phủ. 4. Tóm tắt một số nghiên cứu trước đây “Diễn biến chỉ số giá hàng tiêu dùng từ 1976 đến 2008” (Võ Hùng Dũng – Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ). - Chỉ số giá tiêu dùng từ 1976 đến 2008. + Chỉ số giá tiêu dùng từ 1976 đến 1992 và lạm phát năm 1986 · Bối cảnh kinh tế trước lạm phát năm 1986 · Lạm phát bùng nổ · Nguyên nhân · Tác động từ bên ngoài + Chỉ số giá hàng tiêu dùng từ 1993 đến 2008 · Từ lạm phát thấp đến giảm phát · Giảm phát và suy thoái · Lạm phát trở lại · Nguyên nhân - Tiền tệ, tỷ giá và lãi suất trong mối quan hệ với lạm phát. + Tiền tệ, tín dụng + Tỉ giá + Lãi suất - Tác động của giá lương thực đến chỉ số giá tiêu dùng. + Lương thực và thực phẩm + Ảnh hưởng của xuất khẩu lúa gạo + Giá lương thực và thực phẩm, giá cánh kéo - Một số tóm tắt và nhận xét

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “ Phân tích xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới” Nêu vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam từ năm 1986, sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, nền kinh tế đã từng bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy giá cả các mặt hàng đều có sự biến động, thay đổi rất nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Từ đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “ Phân tích xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới”. Tính cấp thiết Giá cả hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng nó có thể là 1 cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không? Chỉ số giá cả thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định tài chính, các chính sách của nhà nước. Vậy để phần nào hiểu được sự phát triển nền kinh tế nước ta từ sau đổi mới chúng ta cần nghiên cứu làm rõ vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Tìm hiểu xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới và một số giải pháp của Chính phủ nhằm hạn chế lạm phát của Việt Nam. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chỉ số giá tiêu dùng. -Tìm hiểu bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới. -Phân tích xu hướng biến động chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới. -Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó. -Một số giải pháp khắc phục của Chính phủ. 4. Tóm tắt một số nghiên cứu trước đây “Diễn biến chỉ số giá hàng tiêu dùng từ 1976 đến 2008” (Võ Hùng Dũng – Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ). - Chỉ số giá tiêu dùng từ 1976 đến 2008. + Chỉ số giá tiêu dùng từ 1976 đến 1992 và lạm phát năm 1986 Bối cảnh kinh tế trước lạm phát năm 1986 Lạm phát bùng nổ Nguyên nhân Tác động từ bên ngoài + Chỉ số giá hàng tiêu dùng từ 1993 đến 2008 Từ lạm phát thấp đến giảm phát Giảm phát và suy thoái Lạm phát trở lại Nguyên nhân - Tiền tệ, tỷ giá và lãi suất trong mối quan hệ với lạm phát. + Tiền tệ, tín dụng + Tỉ giá + Lãi suất - Tác động của giá lương thực đến chỉ số giá tiêu dùng. + Lương thực và thực phẩm + Ảnh hưởng của xuất khẩu lúa gạo + Giá lương thực và thực phẩm, giá cánh kéo - Một số tóm tắt và nhận xét 5. Câu hỏi nghiên cứu - Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) là gì? Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng? - Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng là gì? - Xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới như thế nào từ sau đổi mới? Tại sao? - Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào? - Chính phủ đã có những biện pháp khắc phục gì? 6. Giả thuyết và giả thiết nghiên cứu 6.1 Giả thuyết nghiên cứu Ý tưởng nghiên cứu Câu hỏi Giả thuyết Xu hướng biến động CPI từ sau đổi mới Chỉ số giá tiêu dùng có luôn biến động không? Chỉ số giá tiêu dùng thường tăng cao vào thời điểm nào? Khi chỉ số gía tiêu dùng tăng hoặc giảm đột ngột thì ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Chỉ số giá tiêu dùng luôn biến động thất thường. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao thường xảy ra vào các tháng đầu năm và cuối năm. Khi chỉ số tiêu dùng tăng đột ngột => lạm phát cao => khủng hoảng kinh tế. Khi chỉ số tiêu dùng âm => giảm phát => nền kinh tế suy thoái. 6.2 Giả thiết nghiên cứu Ý tưởng nghiên cứu Câu hỏi Giả thiết Xu hướng biến động chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới Chỉ số giá tiêu dùng có liên hệ gì với lạm phát? CPI đo lường? Chỉ số giá tiêu dùng là một trong những chỉ tiêu đánh giá lạm phát của nền kinh tế. CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi của giá do người tiêu dùng chi trả theo thời gian cho các hàng hoá trong rổ hàng hoá và dịch vụ. b) Giả thuyết nghiên cứu - Chỉ sổ giá tiêu dùng luôn biến động thất thường. - Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao thường xảy ra vào các tháng đầu năm và cuối năm. 7. Khung phân tích Diễn biến CPI từ sau đổi mới CPI Khái niệm, cách tính CPI và các yếu tố ảnh hưởng đến CPI Từ 1986 đến 1992 Từ 1993 đến nay Diễn biến Nguyên nhân Giải pháp Diễn biến Nguyên nhân Giải pháp 8. Các nội dung nghiên cứu chính sẽ thực hiện * Cơ sở lý luận - Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng. - Cách tính chỉ số giá tiêu dùng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. * Cơ sở thực tiễn - Diến biến chỉ số giá tiêu dùng từ 1986 đến nay + Từ 1986 đến 1992 + Từ 1993 đến nay - Nguyên nhân - Giải pháp 9. Một số ý tưởng về phương pháp nghiên cứu chính sẽ tiến hành - Phương pháp mô hình kinh tế lượng - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp so sánh - Phương pháp thảo luận nhóm 11. Kết quả dự kiến của nghiên cứu. Đóng góp của nghiên cứu 11.1 Kết quả dự kiến * Kết quả về lý thuyết - Hiểu chỉ số giá tiêu dùng là gì. - Biết công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. * Kết quả về thực tiễn - Nắm được sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới. - Biết được nguyên nhân dẫn đến biến động trên. - Một số biện pháp Chính phủ đưa ra để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng là gì. 11.2 Đóng góp của nghiên cứu - Hoàn thiện bức tranh tổng thể về diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới - Xây dựng được kế hoạch thu thập số liệu giá cả các mặt hàng. - Giúp các nhà kinh doanh có cách nhìn đúng đắn về chỉ số giá tiêu dùng. - Giúp người tiêu dùng có kế hoạch chi tiêu phù hợp. 12. Tài liệu tham khảo chính Diễn biến chỉ số giá hàng tiêu dùng từ 1976 đến 2008( Võ Hùng Dũng – Giám đốc VCCI Cần Thơ). Nguyễn Văn Hùng (2009), “Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu kinh tế” 13. Kế hoạch nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ 22/02/2010 đến 10/05/2010 STT Nội dung chính Thời gian Hoạt động Ghi chú 1 Xác định vấn đề nghiên cứu, tên đề tài nghiên cứu 22/02/10 – 27/02/10 Tập trung nhóm, họp nhóm thảo luận 2 Thu thập tham khảo các bài nghiên cứu trước đây 28/02/10 – 04/03/10 Tìm đọc các nghiên cứu trước đây Cập nhật cả thông tin mới nhất 3 Viết đề cương sơ bộ 05/03/10 – 12/03/10 Xác định mục tiêu nghiên cứu, lập đề cương 4 Nghiên cứu, phân tích đề tài 13/03/10 – 20/03/10 Thu thập các số liệu, thông tin về chỉ số giá tiêu dùng 5 Tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu 21/03/10 – 03/05/10 Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để xử lý số liệu, thông tin (họp nhóm) 6 Viết báo cáo hoàn chỉnh 04/05/10 – 10/05/10 Thảo luận, đóng góp ý kiến, viết báo cáo 7 Chỉnh sửa, chuẩn bị báo cáo 11/05/10 – 15/05/10 Hệ thống lại kết quả nghiên cứu, báo cáo thử, in bài Bổ sung, chỉnh sửa nếu cần 8 Báo cáo 18/05/10 Báo cáo Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP). Cách tính chỉ số giá tiêu dùng Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau: 1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua. 2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm. 3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại. 4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau: CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước. Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức sau: Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1 Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. • Bối cảnh kinh tế trước lạm phát năm 86 Bối cảnh nền kinh tế từ 1976 đến 1985 là giai đoạn hết sức phức tạp và đầy biến động. Nền kinh tế vốn bị tổn thương nặng bởi chiến tranh, khi hợp nhất đã không chú ý đầy đủ những khác biệt cơ chế nên nhiều khó khăn mới nảy sinh. Phát sinh các chiến dịch X1, X2, cải tạo công thương nghiệp, cải tạo nông nghiệp làm rối loạn sản xuất, lưu thông. Cũng những năm này đất nước lại có 2 cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam rồi đến biên giới phía Bắc, trận lũ lụt lịch sử ở ĐBSCL. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ 1986 đến 1992 Năm 1986 nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ lạm phát phi mã với tỉ lệ tăng đến 3 chữ số và kéo dài trong 3 năm 86, 87, 88 với tỉ lệ 775%, 223% và 394%. Năm 1989 chỉ số tăng giá tuy có giảm xuống còn 35% nhưng 2 năm sau đó lại tăng lên với tỉ lệ 67% năm. Chỉ đến năm 1992 lạm phát mới kiềm lại được ở mức 17,5% và năm 1993 còn 5,2%. Năm 1992, mặc dù lạm phát vẫn còn cao, nhưng so với nhiều năm trước đó thì 17,5% là con số rất thấp, có thể coi đó là năm chấm dứt giai đoạn lạm phát kéo dài 7 năm tính từ năm 1985, năm đổi tiền đẩy lạm phát lên đỉnh cao. - Nguyên nhân Những nguyên nhân chính đưa đến lạm phát cuối năm 80 là do sản xuất nông nghiệp suy yếu, giá lương thực và thực phẩm tăng vọt; thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại cao, phát hành tiền cho nhu cầu chi tiêu. Nhưng nguyên nhân của các nguyên nhân là từ một các chính sách sai lầm thời đó kể cả việcchậm trễ trong việc ra các quyết sách chống lạm phát. Lạm phát đã xuất hiện nhiều năm trước 1986, nhưng vào lúc đó không thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Một vấn đề khác, cũng có thể là nguyên nhân đưa đến đánh giá thấp ảnh hưởng và tác động của lạm phát bởi nền kinh tế ở miền Bắc chưa trải qua những năm tháng bị lạm phát hoành hành như ở miền Nam, chưa có kinh nghiệm gì trong việc đối phó với lạm phát. Cách tổ chức phân phối hàng hóa với 2 hệ thống khác biệt: hệ thống tem phiếu với các cửa hàng quốc doanh và hàng hóa trên thị trường tự do. Thị trường tự do là cho mọi người dân còn hệ thống tem phiếu và các cửa hàng mậu dịch quốc doanh chuyên phân phối hàng hóa cho cán bộ. Cấp bậc, chức vụ càng cao thì được mua nhiều hàng với giá phân phối rẻ, nên lãnh đạo càng ở cấp cao càng khó cảm nhận được khó khăn do vật giá gia tăng. - Giải pháp Biện pháp được đưa ra vào tháng 9- 1985 là đổi tiền Đổi tiền năm 1985 xuất hiện trong bối cảnh lạm phát đã rất cao, điều mà ngày hôm nay là rất khó hiểu, nhưng lúc đó có thể cho rằng với đồng tiền đã bị mất giá, chỉ cần nâng mệnh giá đồng bạc Việt Nam bằng cách đổi tiền thì có thể chấm dứt đà tăng giá, như vậy lạm phát sẽ không còn. Kết quả sau đổi tiền CPI năm 1985 tăng 92 %, năm 1986 tăng 775%, lạm phát phi mã với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài thêm 2 năm sau đó với tỉ lệ tăng 223% rồi 394%. Đến năm 1989, sau nhiều biện pháp tập trung cho sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, nhập khẩu vàng, điều chỉnh cơ chế tỉ giá, lãi suất tiết kiệm, hạn chế lưu thông tiền mặt thì lạm phát mới bước đầu được kiềm chế. Chỉ số giá tiêu dùng từ 1993 đến nay • Từ lạm phát thấp đến giảm phát Đây là khoảng thời gian dài lạm phát từ chỗ bị khống chế trong các năm đầu đến giảm trong các năm cuối thập niên 90. Ban đầu là tình trạng giảm chỉ số giá trong một số tháng trong năm (các năm 93, 95) đến giảm liên tục nhiều tháng trong năm (97, 99, 2000). Vào nửa giai đoạn đầu thập niên 90 (từ 92-96), tăng trưởng của nền kinh tế rất cao (bình quân gần 9% năm), lạm phát thấp. Năm 1993 CPI chỉ tăng 5,2% và xuất hiện chỉ số giá âm 6 lần trong năm (tháng 3, 4, tháng 6, 7 và tháng 9, 10), tốc độ tăng GDP năm này là 8,1%. Các năm cuối của giai đoạn trên (97-2001) lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cũng thấp. Năm 1997, lạm phát ở mức 3,6% là tỉ lệ thấp nhất từ sau năm 1975, tăng trưởng kinh tế chậm hơn so năm trước (8,1%), cũng từ năm này tăng trưởng kinh tế bị chậm lại kéo dài cho đến năm 2001. • Giảm phát và suy thoái Sau 2 năm chỉ số giá thấp (96 và 97), năm 98 CPI tăng lên 9,2% nhưng tăng trưởng kinh tế chỉ còn 5,8%. Dấu hiệu của giảm phát và suy thoái càng lúc càng rõ ràng hơn. Trong 8 tháng, từ tháng 3 đến tháng 10 năm 99 CPI đều âm và kết cục chỉ số giá cả năm tăng 0,1%, tăng trưởng kinh tế chỉ còn 4,8% thấp nhất kể từ 1990. Năm 2000, CPI âm (-0,6%), năm 2001 chỉ tăng 0,8%. Giảm phát đã gây những tác động xấu đến tình hình phát triển kinh tế kéo dài từ 1998 cho đến 2001. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế của Việt Nam nhận biết được giảm phát với những tác động và ảnh hưởng của nó. Lạm phát trở lại Năm 2002 CPI tăng 4% chấm dứt giai đoạn giảm phát. Năm 2003 chỉ số tăng giá vẫn thấp (3%) nhưng năm 2004 đã có dấu hiệu thay đổi. Ngay từ các tháng đầu năm CPI đã tăng khá mạnh: tháng 1 tăng 1,1% sang tháng 2 tăng đến 3%, các tháng còn lại đều tăng. Năm 2005, tiếp tục đà tăng của năm 2004, ngay ở 2 tháng đầu năm mức tăng lần lượt là 1,1 rồi 2,5%, tất cả các tháng còn lại đều tăng. Với mức tăng 9,5% năm 2004 và 8,4% trong năm 2005 đã gây nên một số lo ngại lạm phát trở lại. Năm 2007, tín hiệu lạm phát đã được phát ra ngay từ 2 tháng đầu năm với mức tăng 1,2% và 2,2%, tháng 3 giảm nhẹ một chút rồi sau đó nóng dần lên đặc biệt là ở 2 tháng cuối năm với mức tăng 1,2% rồi 2,9% là mức tăng cao nhất của một tháng kể từ năm 1992. Lạm phát đã trở lại sau 15 năm, kể từ 1992. • Lạm phát và giảm phát trong cùng một năm 2008 Đầu năm 2008 giá cả tiếp tục tăng vọt, CPI tháng 3 đã tăng đến 9,2% so tháng 12 năm 2007. Tháng 4 CPI cũng duy trì ở mức rất cao, qua tháng 5 với cú sốc về giá lương thực lại đẩy CPI tăng lên đến con số chóng mặt là 3,91%. Vào lúc đó giá xăng dầu trong nước vẫn chưa tăng mặc dù giá quốc tế đã tăng trên 140 USD/ thùng, tâm lý lo sợ lạm phát và khủng hoảng kinh tế đã bao trùm đẩy giá USD và các ngoại tệ khác tăng lên. Giá USD trên thị trường có lúc gần đến 20.000 VNĐ ăn một USD. Đến tháng 6, lạm phát đến 18,4%, hầu hết các dự báo đều chỉ đến con số 30 đến trên 30% vào cuối năm. Đến tháng 7 giá cả bắt đầu hạ nhiệt, tỉ lệ tăng CPI lần đầu trong nhiều tháng dưới mức 2%. Việc điều chỉnh giá xăng vào ngày 21/7 với mức tăng 33% đã đẩy chỉ số giá tăng trở lại trong tháng 8 với mức tăng 1,6%. Vào lúc Việt Nam điều chỉnh giá xăng dầu trong nước thì giá dầu thế giới từ đỉnh cao 147USD/ thùng bắt đầu hạ nhiệt, giá lương thực trên thị trường quốc tế cũng giảm, một số nguyên liệu cơ bản như sắt thép, xi măng, nhựa cũng giảm đã tác động đến giá trong nước. Tháng 9, CPI chỉ tăng 0,18% và tính đến tháng 9 lạm phát ở mức 21,87%, các dự báo mới về lạm phát cả năm dao động trong khoảng 25%. Vào tháng 11, CPI âm tháng thứ 2 thì các lo lắng về lạm phát lắng đi, thay vào đó là nỗi lo giảm phát và suy thoái kinh tế. Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ: giảm lãi suất cơ bản và tỉ lệ dự trữ bắt buộc với bước đi hết sức thận trọng. Các dự báo mới về CPI cả năm ở mức 21% và Chính phủ đưa ra mục tiêu năm 2009 kiềm chế lạm phát ở mức dưới 15% và tăng trưởng kinh tế 6,5%. Đến tháng 12, CPI tiếp tục âm 0,68% đã đưa mức lạm phát cuối năm dưới mức 20%. Nếu tách năm 2008 ra thành 2 nửa thì 6 tháng đầu năm lạm phát cao, bình quân mỗi tháng tăng 2,2%. Sáu tháng cuối năm lạm phát rất thấp chuyển sang giảm phát bình quân mỗi tháng tăng 0,2% trong đó 3 tháng cuối lạm phát âm. Giảm phát kèm theo suy thoái thể hiện khá rõ trong các tháng cuối năm 2008. Quí IV, tăng trưởng GDP chỉ còn khỏang5,4%, thấp nhất so các quí trong năm. Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn vào đồ thị diễn biến CPI ở trên có thể nhận thấy sau khi lạm phát lên đến mức đỉnh điểm vào năm 2008 và suy giảm vào năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, thì ngay cuối năm 2009, chỉ số CPI đã bắt đầu gia tăng trở lại; tới đầu năm 2010, xu thế này vẫn tiếp tục và ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, cũng phải tính đến tính quy luật của lạm phát trong năm. Quan sát diễn biến CPI trong đồ thị bên dưới có thể thấy, nếu không có gì đột biến, những tháng đầu năm, CPI thường tăng nhưng sau đó sẽ ổn định và giảm dần, rồi lại nhích lên trong những tháng cuối năm. Nói như vậy không có nghĩa là nguy cơ lạm phát cho những tháng tiếp theo của năm 2010 là không đáng lo ngại khi những yếu tố gia tăng lạm phát đang hiển hiện. Năm 2008 là một ví dụ cho thấy những diễn biến bất thường của chỉ số này và rất có thể một kịch bản tương tự sẽ xảy ra nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt lạm phát. Nguồn: Tổng cục Thống kê • Nguyên nhân Giảm phát và suy thoái trong các năm 1998-2001 có phần quan trọng do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế châu Á. Lạm phát rồi giảm phát và suy thoái kinh tế năm 2008 (và dự báo 2009) cũng có nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. - Giải pháp Một là, chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để năng động hóa và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Hai là, kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Ba là, dân chủ hóa đời sống xã hội theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đồng thời xây dựng một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bốn là, mở cửa tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới theo tinh thần: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam và các yếu tố tác động - Phương pháp tiếp cận định lượng I. Đặt vấn đề Lạm phát phi mã dường như đã khá xa đối với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi lạm phát được kìm chế thành công đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Từ 1994 đến 2003, mức lạm phát hàng năm dao động trong khoảng 0,8% đến 17%. Chỉ tiêu lạm phát do Quốc hội đưa ra được thực hiện mà không gặp mấy khó khăn đáng kể. Thậm chí, nền kinh tế còn phải cố gắng thoát khỏi tình trạng giảm phát sau cuộc khủng hoảng Tài chính - tiền tệ Châu Á. Tuy nhiên, mối đe doạ lạm phát lại quay trở lại vào năm 2004 khi chỉ tiêu lạm phát do Quốc hội đề ra không thực hiện được, lần đầu tiên sau 10 năm. Mức lạm phát đã tăng lên 9,5% trong khi chỉ tiêu của Quốc hội đưa ra chỉ có 6% và rất nhiều biện pháp kìm chế lạm phát đã được sử dụng. Dù nguyên nhân chủ yếu của đợt lạm phát này được cho là xuất phát cú sốc từ bên cung, do dịch cúm gia cầm gây ra song hiện tượng này làm nảy sinh một yêu cầu phải có một phương pháp định lượng về đánh giá hiệu lực của các công cụ chính sách đối với lạm phát. Nghiên cứu gần đây nhất trong lĩnh vực này do Shanaka J. Peiris (2003) tiến hành, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống vectơ tự tương quan (VAR) với độ dài các biến trễ là 3 để phân tích những yếu tố chủ yếu tác động đến mức giá tiêu dùng ở Việt Nam. Số liệu được sử dụng có tần số là tháng với thời gian từ 1995 đến 2002. Kết quả là tỷ lệ tác động của tỷ giá lên giá tiêu dùng là thấp trong khi sự tác động của giá hàng nhập khẩu đến giá tiêu dùng xấp xỉ 1: 1. Điều này có thể được lý giải qua tỷ trọng thấp của những mặt hàng nhập khẩu trong rổ hàng hoá tiêu dùng và tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Ngoài ra, vai trò của mức cung ứng tiền tệ đối với giá tiêu dùng không lớn, CPI có độ ỳ không giúp ích nhiều cho chính sách tiền tệ. Bản thân VAR là một công cụ rất tốt cho việc dự báo và xử lý các vấn đề có liên quan đến tính chính xác của các ước lượng. Tuy nhiên, nó lại không đề cập đến các bản chất kinh tế mà đôi khi đây mới chính là sự quan tâm chủ yếu. Phương pháp này cũng không cho phép đưa vào độ dài các biến trễ đủ lớn để có được những ước lượng tin cậy đặc biệt là khi kích thước mẫu nhỏ. Vì vậy, nghiên cứu này cố gắng đưa ra các lập luận và ước lượng quan hệ giữa lạm phát và các yếu tố liên quan theo phương pháp trực tiếp. Nội dung chính được tóm tắt trong phần II; phần III sẽ đề cập tới số liệu, đưa ra các kết quả kinh tế lượng và ý nghĩa về mặt chính sách, phần IV là phần kết luận. II. Phương pháp và mô hình kinh tế lượng Sử dụng kết quả của Lougani (2001), nghiên cứu này sẽ ước lượng trực tiếp phương trình kinh tế lượng cho chỉ số CPI của Việt Nam với các biến: (i) tỷ giá trung bình USD/VND (ii) mức cung ứng tiền tệ, (iii) mức dư cầu, (iv) giá xăng thế giới, (v) giá gạo thế giới. Sự có mặt của giá xăng và giá gạo thế giới nhằm phân tích tác động của mức giá quốc tế của các mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng. Hơn thế nữa, giá gạo còn được coi là một yếu tố quan trọng do nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tới gần 50% rổ hàng hoá tiêu dùng. Một biến nhị phân cũng được sử dụng để phân tích tác động của dịp tết Nguyên đán. Trong trường hợp này, độ tin cậy của việc ước lượng trực tiếp có thể được đảm bảo. Giả thuyết về CPI không chịu tác động đến giá xăng và giá gạo quốc tế có thể chấp nhận được. Mức cung ứng tiền tệ không thể có ngay tác động đến CPI mà cần có thời gian. Việc quản lý chặt đối với những diễn biến về tỷ giá đảm bảo tính độc lập của tỷ giá. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng của Granger. Tính chất của các biến và mối quan hệ của các biến được kiểm định. Một số các kiểm định về mô hình được thực hiện. Dãy số liệu lấy theo tháng (126 tháng) từ tháng 7 năm 1994 đến tháng 12 năm 2004. Y(t)=Logarit CPI tháng t Y(t- 1) = Logarit CPI tháng t-1 X1(t)=Logarit Giá gạo thế giới tháng t X2(t) =Logarit Giá xăng thế giới tháng t X3(t)= Logarit Mức cung tiền tệ tháng t X4(t) =Logarit Tỷ giá (USD/ VND )tháng t X5(t)= Mức dư đầu tháng t X6 (t) = Biến nhị phân, nhận giá trị 1 đối với tháng có tết và trước, sau tết, giá trị 0 đối với các tháng khác. t = biến số thời gian (theo tháng,            t = 1,2,..126) Phương trình hồi quy: Y(t) = - 0,784 + 0,809y(t-1) + 0,036 X1(t)+0,083 X2(t)+ 0,134 X4(t-1)- 0,052X4 (t-2) + 0,008X3 (t-7) + 0,011 X5 (t-1) + 0,011 X6 (t) III. Kết quả kinh tế lượng và ý nghĩa về mặt chính sách 1. Tính chất của các biến Kết quả các kiểm định ADF đối với các biến, giống như các biến kinh tế vĩ mô khác, kết quả kiểm định cho thấy các dấu hiệu rõ ràng biến số đều có ý nghĩa kinh tế. 2. Phương pháp CPI và các kiểm định mô hình - Kết quả ước lượng phương trình cho CPI nêu ở trên cho thấy dấu của các tham số ước lượng đều có ý nghĩa kinh tế. Các yếu tố tác động đến CPI đều có nghĩa (ở mức ý nghĩa dưới 5 %). Kiểm định ADF mô hình thặng dư với phần dư cho thấy có dấu hiệu rất rõ là các phương trình hồi quy có mối quan hệ giữa các biến. - Để đảm bảo các hiệu ứng động đã được đưa vào đủ mô hình, kiểm định mô hình tuyến tính (LM) được sử dụng rộng rãi biến trễ là 6, theo đó cả kiểm định (Fisher) F và kiểm định LM đều không bác bỏ được giả thuyết là các hiệu ứng động đã được đưa vào đủ (ở mức ý nghĩa 5 %). - Kiểm định tự hồi quy (ARCH) cũng được thực hiện để kiểm tra sự biến đổi của độ lệch trong mô hình, kết quả cũng không thấy dấu hiệu cho thấy độ lệch của CPI thay đổi theo thời gian. 3. Các kiểm định có ý nghĩa đối với chính sách Dưới đây là một số kiểm định có ý nghĩa về mặt chính sách: - Kiểm định đối với các biến trễ của tỷ giá cho thấy không có dấu hiệu nào về sự có mặt của các biến trễ của tỷ giá vào mô hình. - Một kiểm định khác đối với các biến trễ của M2 cũng cho thấy không có dấu hiệu nào về hiệu lực của chính sách tiền tệ đối với lạm phát trong hai quý đầu tiên. - Kiểm định đối với giá xăng thế giới cũng cho thấy giá xăng thế giới không có tác động tức thời và biến trễ ba trở lên không tham gia vào mô hình. - Kiểm định đối với giá gạo thế giới cũng cho thấy là không có dấu hiệu sự có mặt của các biến trễ giá gạo thế giới trong mô hình. 4. Ý nghĩa về mặt định tính đối với chính sách Các ước lượng và kiểm định nêu trên cung cấp một số gợi ý có tính định lượng về tác động của các yếu tố đến CPI. 4.1.Độ ỳ của lạm phát Độ ỳ của lạm phát là khá lớn cho thấy sự điều chỉnh lâu dài của CPI hay nói cách khác là dư âm lâu dài của các cú sốc. Đây có thể là kết quả của sự cạnh tranh không hoàn hảo và "sự bất đối xứng về thông tin". Quá trình điều chỉnh lâu dài của lạm phát làm tăng ảnh hưởng của bất kỳ cú sốc nào từ các yếu tố tác động do dư âm của những cú sốc đó kéo dài rất lâu. Theo tính toán sau khoảng thời gian 24 tháng kể từ khi có hiệu lực mỗi cú sốc mới phát huy hết 95% tác dụng. 4.2. Tác động của tỷ giá Các ước lượng cho thấy tính trung bình, tỷ giá tăng 1% sẽ có xu hướng làm CPI tăng lên 0,13% ngay lập tức nhưng do dư âm còn kéo dài nên tổng tác động lên tới 0,7% trong dài hạn. Tỷ lệ này là 1 : 0,7 thấp hơn so với tỷ lệ 1 : 1 là tỷ lệ được trông đợi đối với một nền kinh tế có độ mở cao. Tuy nhiên, ước lượng này tỏ ra phù hợp với thành phần rổ hàng hoá tiêu dùng. Trong số 9 nhóm hàng thì 6 nhóm có thể được xem là các mặt hàng có thể tham gia thương mại quốc tế và có khả năng chịu tác động của tỷ giá. Ngoài ra, nhóm hàng lương thực thực phẩm thuộc loại có khả năng tham gia thương mại quốc tế chiếm tới gần một nửa tỷ trọng rổ hàng hoá tiêu dùng. 4.3. Tác động của giá gạo thế giới Ước lượng cho thấy giá gạo có tác động ngay đến CPI. Giá gạo tăng 1% có xu hướng chỉ làm CPI tăng ngay lập tức 0,036% nhưng tổng tác động trong dài hạn là 0,19%. Việc giá gạo có tác động ngay lập tức đến CPI có thể là kết quả của việc giá các mặt hàng nông sản đã được tự do hoá nên giá thế giới có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến mức giá trong nước. Chúng tôi không có số liệu cụ thể về tỷ trọng gạo trong rổ hàng hoá tiêu dùng song tỷ lệ 1 : 0,19 dường như cũng là một ước lượng hợp lý. 4.4. Tác động của giá xăng dầu thế giới Giá xăng thế giới không có tác động ngay lập tức đến CPI nhưng có độ trễ. Tính tổng cộng trong dài hạn, giá xăng tăng 1% làm CPI tăng 0,16%. Chúng tôi không có phương pháp nào để kiểm định tỷ lệ 1: 0,16 có phù hợp với những gì diễn ra trên thực tế. Tuy nhiên, việc giá xăng dầu không có tác động ngay lập tức đến CPI và tính động khá phức tạp của giá xăng trong mô hình (sự có mặt của 2 biến trễ) cho thấy ảnh hưởng của sự kiểm soát trực tiếp đối với giá xăng dầu. Có thể các biện pháp kiểm soát này đã tạo ra độ trễ và làm thay đổi tác động của giá xăng dầu cho dù xăng dầu là một trong những mặt hàng quan trọng nhất của Việt Nam. 4.5. Ảnh hưởng của mức cung ứng tiền tệ Tác động của mức cung ứng tiền tệ là khá rõ tuy về mức độ thì khá nhỏ. Mức cung ứng tiền tệ tăng 1% có xu hướng làm CPI tăng 0,04% về dài hạn. Ngoài ra, kiểm định cũng cho thấy bằng chứng khá rõ về độ trễ của chính sách tiền tệ lên tới 6 tháng. Mối quan hệ không mấy chặt chẽ (100: 4) giữa tiền tệ và giá cả dường như không phù hợp với các lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, điều này có thể giải thích bằng sự bùng nổ giá bất động sản trong khi tỷ trọng của bất động sản trong rổ hàng hoá tiêu dùng lại khá thấp. Độ trễ của chính sách tiền tệ cũng là phổ biến trong quá trình chuyển đổi từ các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp. 4.6. Tác động của mức dư cầu và dịp tết Nguyên đán Tác động của mức dư cầu và dịp tết Nguyên đán là rất rõ. Một cú sốc bên cung làm giảm sản lượng tiềm năng 1 nghìn tỷ đồng có xu hướng làm tăng CPI trong dài hạn lên 5,5%. Giá cả trong các tháng tết Nguyên đán cũng cao hơn các tháng khác khoảng 1,1%. IV. Kết luận Nghiên cứu này đã đưa ra các lập luận về ước lượng trực tiếp tác động của các yếu tố lên CPI. Kết quả cho thấy đã có mối quan hệ dài hạn giữa CPI, tỷ giá, M2, giá xăng dầu, giá gạo thế giới và mức dư cầu. Cấu trúc động tự tương quan bậc nhất (tương ứng với cấu trúc Koyck) với điều kiện "tĩnh" được thoả mãn cho thấy tác động của bất kỳ cú sốc nào cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, dư âm của các cú sốc là khá lâu. Điều này có thể được giải thích bằng tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo và sự bất đối xứng của thông tin khi nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Tác động của tỷ giá đến CPI lớn hơn so với giá xăng dầu và giá gạo quốc tế. Kết quả này là phù hợp với tỷ trọng khá lớn của nhóm các hàng hoá có thể tham gia thương mại quốc tế trong rổ hàng hoá tiêu dùng. Việc giá xăng dầu thế giới không có tác động ngay lập tức đến CPI có thể là kết quả của việc kiểm soát giá trực tiếp. Mức cung ứng tiền tệ có tác động đến CPI tuy với cường độ rất nhỏ và với độ trễ 6 tháng. Điều này có cho thấy các công cụ của chính sách tiền tệ không tác động nhiều đến CPI và có thể là sự không hợp lý đối với thành phẩm của rổ hàng hoá tiêu dùng. Tài liệu tham khảo Loungani, P. and Swagel, Pháp luật, 2001, "Sources of Inflation in Developing Countries", IMF Working Paper 01/198, Washington, DC. Shanaka J, Peiris, 2003, "Inflation Dynamics in Vietnam", IMF Country Report 03/381, Washington, DC Trương Văn Phước, Chu Hoàng Long

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích xu hướng chỉ số giá tiêu dùng từ sau đổi mới.doc
Luận văn liên quan