Đề tài Phát triển bền vững - Lý thyết và thực tiễn phát triển kinh tế bền vững ở Thái Lan

Việt Nam nên sửdụng khoa học công nghệvào phát triển nông nghiệp,Thái lan là một nước nông nghiệp nên đã chú trọng phát triển công nghiệp phục vụnông nghiệp Qua nhiều báo cáo, giai đoạn những năm 50 – 60, Thái Lan cùng một sốquốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, đã đạt được những thành tựu đáng kểtrong sản xuất nông nghiệp. Đây là một tiền đềquan trọng, là bước đệm đểcác nước tiến vào giai đoạn CNH-HĐH sau đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước một cách vượt trội. Để đạt được những thành quả ấy, chính sách phù hợp của nhà nước để điều tiết nền kinh tế, chú trọng phát triển nông nghiệp đã có tác động tích cực, hiệu quả. Đây là những bài học kinh nghiệm giá quý giá mà Việt Nam đã và đang học ứng dụng vào nền kinh tếnông nghiệp nước nhà.

pdf46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển bền vững - Lý thyết và thực tiễn phát triển kinh tế bền vững ở Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o điều kiện lịch sử, có điểm xuất phát cao và đã trải qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vẫn thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia vẫn đang loay hoay lựa chọn mô hình phát triển, chỉ có số ít nước phát triển đạt được một số tiêu chí cơ bản về chất lượng cuộc sống, chất lượng tăng trưởng, nhưng cũng phải trả giá không nhỏ trong quá trình phát triển. Bởi vậy, phát triển nhanh gắn với PTBV sẽ là mô hình mà nhiều quốc gia lựa chọn trong bối cảnh thế giới ngày nay, nhất là những nước đang phát triển. Trong bối cảnh như vậy, chiến lược dài hạn của thế giới cũng như của các nước cần tập trung theo 3 hướng phát triển: (1) Xã hội cacbon thấp/tăng trưởng xanh; (2) Xã hội tái tạo tài nguyên; và (3) Xã hội hài hòa với thiên nhiên. 1.3.1 Xã hội cacbon thấp( Kỷ nguyên năng lượng – khí hậu) Như trên đã phân tích, thế giới hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn lao về môi trường và chúng ta phải nhanh chóng giải quyết vấn đề, nếu không, sẽ quá muộn. Biến đổi khí hậu là một thảm họa đối với nhân loại và chúng ta đang bế tắc chưa tìm được cách giải quyết, nhất là sau “Hội nghị Copenhagen COP15” về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Đan Mạch. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, có “một loạt cơ hội ẩn sau những vấn đề tưởng như không giải quyết nổi” này và dự đoán rằng Kỷ nguyên mới trước mắt sẽ là một trong những kỷ nguyên thay đổi lớn nhất về xã hội, chính trị và kinh tế. Kỷ nguyên, trong đó có những đột phá lớn trong các lĩnh vực năng lượng sạch và thái độ trân trọng đối với tự nhiên,với tài nguyên rừng, biển, những điểm nóng về đa dạng sinh học, sẽ hướng tới một xã hội cacbon thấp và hài hòa với tự nhiên. Phải nhìn nhận rằng đây là một cơ hội lớn cho những ai có tầm nhìn xa. Rất đơn giản,vì con người không thể tiếp tục cung cấp năng lượng cho sự phát triển bằng hệ thống dựa trên nhiên liệu hóa thạch tồn tại suốt thời Cách mạnh Công nghiệp đến nay và bắt buộc chúng ta phải chuyển sang một Kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên năng lượng – khí hậu. Xã hội cacbon thấp gồm 3 nội dung: (i) duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên; (ii) tối thiểu hóa áp lực về môi trường vớiviệc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; và (iii) đầu tư vào môi trường, một công cụ để phát triển kinh tế. 1.3.2 Xã hội tái tạo tài nguyên Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v... Xã hội tái tạo tài nguyên nhằm tiết kiệm và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất. 1.3.3 Xã hội hài hòa với tự nhiên Nội dung này đã được khẳng định trong Hội nghị các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học( ĐDSH) lần thứ 10 (COP10) tại Nagoya, Nhật Bản năm 2010. Theo đó, Liên Hợp Quốc phát động “Năm quốc tế về rừng” (2011) và “Thập kỷ Đa dạng sinh học” (2011-2020), nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn ĐDSH và sống thân thiện, hài hòa với thiên nhiên trên phạm vi toàn cầu. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG CỦA THÁI LAN. 2.1 Tổng quan đất nước Thái lan 2.1.1 Khái quát: - Tên nước đầy đủ: Vương quốc Thái Lan - Thủ đô: Băng-cốc (từ năm 1782) - Diện tích: 513.115 km2 (lớn thứ 49 thế giới), đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á( sau Indonexia), gồm 76 tỉnh. - Dân số: 65,4 triệu người(2011), đứng thứ tư Đông Nam Á, sau Indonesia (khoảng 240 triệu dân), Philippines (92 triệu) và Việt Nam (88 triệu). - Tôn giáo: Đạo Phật được coi là quốc đạo, chiếm khoảng 95% dân số, ngoài ra có Đạo Hồi (4%), Thiên chúa giáo và các đạo khác (1%). - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính là tiếng Thái, bên cạnh đó Tiếng Anh được dùng phổ biến. - Ngày quốc khánh: ngày 5 tháng 12 hằng năm. Đây cũng là ngày sinh nhật Vua Bhumibol Adulyadej. - Tiền tệ: Đồng Baht (THB), tỷ giá hiện nay là khoảng 32-33 baht/USD - Lãnh đạo nhà nước hiện nay: + Nhà Vua: Bu-mi-bôn A-đun-da-đệt (Bhumibol Adulyadej), lên ngôi ngày 9/6/1946 đến nay. + Thủ tướng: Yingluck Shinawatra (nhậm chức ngày 08/8/2011). - Quốc kỳ: 5 sọc ngang 3 màu; màu đỏ tượng trưng dân tộc, màu trắng tượng trưng cho tôn giáo, màu xanh tím than tượng trưng cho Hoàng gia. 2.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Đông Nam Á, trong vùng nhiệt đới gió mùa. Về tiếp giáp: phía bắc giáp Lào và Myanma; phía Đông giáp Cam-pu-chia và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Malaysia; phía Tây giáp biển Andaman và Mianma. - Địa hình: thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Những dãy núi kéo dài liên tục phí tây và phía tây bắc tạo thành xương sống cho Thái Lan. Độ cao trung bình cho các quả núi này là 1600m so với mực nước biển. Đỉnh cao nhất là Đoi -In -Tha- Ron cao 2600m. - Sông ngòi: đa dạng nhưng chủ yếu là các sông nhỏ, trừ hai sông lớn là Chai- po- ray-a và sông Mê Kong. - Khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết khá điều hòa với hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu cuối tháng 3 và kéo dài đến thàng 9, mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 3. -Khoáng sản: chủ yếu là thiếc, ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như: Fluôri, Angtimoan, vônfram, kẽm,... 2.1.3 Lịch sử: Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập Vương quốc tại Sukhothai (miền Bắc Thái Lan ngày nay) gọi là Vương quốc Phật giáo Sukhothai, sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía Bắc Băng-cốc 70 km) gọi là Vương quốc Ayuthaya. Hơn 400 năm người Thái tiến hành chiến tranh liên miên với Miến Điện và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa- Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và rời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và lấy Băng-cốc (Thành phố của các thiên thần) làm Thủ đô. Thời đại này gọi là Rattanakosin. 2.1.4. Thể chế chính trị: ¾ Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến. Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ Quân chủ lập hiến. ¾ Cơ cấu các cơ quan quyền lực: - Nguyên thủ quốc gia là Nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ quốc đạo Phật giáo.Trong số các vị vua Thái Lan phải nhắc đến vua Bu-mi-bôn A-đun-da-đệt (Bhumibol Adulyadej). Đây là người hiện đang giữ cương vị nhà vuacủa Thái Lan. Lên ngôi vào ngày 9/6/1946, nhưng Bhumibol Adulyadej trở lại Thụy sĩ để hoàn tất chương trình học vấn của mình. Mãi đến năm 1950 ông trở về Thái Lan và bắt đầu với cương vị là quốc vương của nhân dân Thái Lan. Đây là vị vua giữ cương vị nhà vua lâu nhất trong lịch sử. - Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24/8/2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện gồm: Hạ viện và Thượng viện. - Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. 2.1.5 Kinh tế Thái Lan vốn là nước công nghiệp truyền thống. Hiện nay đã trở thành một nước công nghiệp mới, có công nghiệp và dịch vụ rất phát triển. Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm.Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng ệt may, giày dép, cao su, nữ trang, ô tô,... Lúa là cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vựcsông Mê Kong. Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô. Ngoài ra, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch( ngành công nghiệp” không khói”). 2.1.6 Đối ngoại: Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác đề đem lợi về cho mình,một chính sách đối ngoại mềm dẻo, khôn khéo trong lịch sử Chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế. Thủ tướng các kỳ đều đi thăm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Singapore, Anh ; tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…). Với cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (27/02-10/3/2009), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (16-23/7/2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác (tháng 10/2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây quan ngại cho nhiều nước. Ngoài việc coi trọng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, quan hệ hợp tác với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EC... ĐồngThái Lan cũng rất chú trọng chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan. Về tự do hóa thương mại, Thái Lan chú trọng đàm phán thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước, trong đó đã ký với Nhật, đang đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO. 2.2 Thái Lan phát triển kinh tế bền vững 2.2.1 Những quan điểm và hành động nhằm phát triển kinh tế bền vững: 2.2.2.1 Quan điểm Từ năm 2002-2006, vua Bhumibol Adulyadej đã đưa ra triết lý về “nền kinh tế vừa - đủ”. Thái Lan xem triết lý trên như là một định hướng cho phát triển đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, lấy lại sự cân bằng. Đây là yếu tố quan trọng để một quốc gia tiến đến sự phát triển bền vững. Phát triển vừa - đủ, có nghĩa là chúng ta tạo ra sản phẩm sử dụng vừa - đủ, không sản xuất thừa mứa, dẫn tới sự lãng phí. Bởi lẽ một sản phẩm được sản xuất ra, đồng nghĩa lấy đi một phần tài nguyên, làm cạn kiệt tài nguyên. Ó Phát triển bền vững là một trong các chính sách trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Phát triển bền vững là định hướng phát triển quan trọng trên toàn cầu, được xác định trên mức độ cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Chính phủ Thái Lan xác định phát triển bền vững là một trong các chính sách trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc xây dựng nền kinh tế vững mạnh và môi trường sống tốt. Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển bền vững. Hiện tại, không như các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới vốn đã ý thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững và thực hiện phát triển bền vững từ khá lâu, các doanh nghiệp Thái Lan vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai của quá trình phát triển bền vững. Ó Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cần chọn lọc các dự án đầu tư một cách thông minh: Với Thái Lan, bài học từ ô nhiễm của BP tại Bắc Mỹ với thiệt hại môi trường lên đến đơn vị tỉ USD vẫn còn nóng hổi. Mặt khác, xu hướng mở cửa thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong quy mô toàn cầu ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, làn sóng đầu tư ngày càng rộng mở tại nhiều địa chỉ khác nhau trên thế giới. Do vậy, yêu cầu đặt ra là chọn lọc các dự án đầu tư nào có lợi cho đất nước, duy trì ổn định xã hội và bảo vệ môi trường chính là thực hiện phát triển bền vững. Ó Chú trọng xây dựng niềm tin xã hội: Trong thế giới hiện nay, các đơn vị tư nhân, nhà nước và các bộ phận nhà nước không thể đạt được ích lợi một mình. Chúng ta đồng thời cần phải nhìn vào hạnh phúc của xã hội và sự bền vững của các nguồn tài nguyên. Thiếu tầm nhìn để kết nối các hoạt động, các tổ chức không thể tiếp tục bền vững. Hình ảnh và thanh danh của bất cứ tổ chức nào cũng phụ thuộc vào niềm tin của xã hội”… Ó Phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế hiệu quả: đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng không bỏ quên việc thúc đẩy phát triển bền vững tiềm năng nông nghiệp. Thái Lan vốn là một nuớc nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua có vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân 2.2.2.2 Hành động ●Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: - Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; - Đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; - Tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. - Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với hình thức như: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị… - Tính toán phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; - Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. ● Về xây dựng kết cấu hạ tầng:Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước,... ● Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp: Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. - Thái lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông, thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách như: Chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở cửa thị trường khi thích hợp,... ● Đổi mới công nghệ: Một trong những hướng đi hiệu quả thực hiện phát triển bền vững chính là đổi mới công nghệ. Thái Lan đã áp dụng khoa học và công nghệ cho sự phát triển bền vững. Một minh chứng rõ ràng nhất là Chính phủ đã khuyến khích các công ty tư nhân phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu thay thế và hoàn toàn không chất thải, phát triển bển vững đòi hỏi sự quán triệt và thực thi của toàn bộ người dân cho đến mọi tầng lớp trong xã hội. Chìa khóa của sự thành công chính là sự hợp tác của tất cả các bên liên quan thông qua một thỏa thuận chung giữa các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng để đặt ra những quy định chặt chẽ thích hợp cho mỗi bên. Trong trường hợp này, các tổ chức phi chính phủ sẽ hoạt động như một trung gian giữa các cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp tư nhân bằng các tạo diễn đàn thảo luận và thiết lập một mạng lưới chia sẻ ý kiến với các cộng đồng khác tạo cơ quan giám sát một cách hữu hiệu các tiêu chuẩn thực thi về môi trường. ●“tạo nên một nền kinh tế cân bằng, “miễn dịch”: trước các vấn đề của kinh tế thế giới, bằng cách đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, cải thiện lòng tin với các nhà đầu tư Thái Lan và nước ngoài”, chính phủ đã chú trọng đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng; khôi phục các chương trình hỗ trợ khu vực nông thôn; tiếp tục triển khai các dự án vĩ mô; sửa đổi luật và các quy định gây trở ngại cho đầu tư tư nhân; đẩy nhanh tiến độ giải ngân; bảo đảm giá cả sinh hoạt không quá cao, kích thích chi tiêu của người dân ở nông thôn; đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới; khôi phục du lịch; quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ,... 2.2.2.3 Đánh giá Thái lan đã làm được gì trong quá trình phát triển kinh tế bền vững kinh tế ,điều này sẽ được thấy rõ hơn qua việc khái quát quá trình phát triển kinh tế của Thái Lan Giai đoạn 1:Trước năm 1960 Thái Lan là một nước công nghiệp lạc hậu. Ở thời kì này, nông nghiệp chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu, lao động nông nghiệp chiếm 82% tổng số lao động. Đến cuối giai đoạn này, kinh tế Thái Lan vẫn rất èo uột,thu nhập GNP bình quân đầu người kém hơn hẳn một số nước khác trong khu vực. Đến năm 1962, thu nhập bình quân GNP bình quân đầu người của Thái Lan mới có 82USD. Trong khi đó, ngay từ năm 1957, Malaysia đã có thu nhập 211USD/đầu người; Philippines:149USD (năm 1959) và Đài Loan: 100USD (năm 1956). Công nghiệp thời kỳ này phát triển rất chậm do: - Chính sách không cởi mở của Chính phủ đã không thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. - Việc tẩy chay người Hoa, thực hiện chính sách Thái Lan hóa chỉ phục vụ một lợi ích cộng đồng người Thái không có kinh nghiệm kinh doanh, không tạo ra động lực để phát triển kinh tế, kìm hãm các hoạt động ngoại giao, không thực hiện được chính sách đối Giai đoạn 2: Từ đầu thập niên 60 đến đầu thập niên 70 (1961-1972) Có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn tìm kiếm chiến lược phát triển. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Nhìn chung, Thái Lan vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, hơn 80% dân số vẫn sống ở nông thôn. Mặt dù là nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á nhưng đời sống người nông dân vẫn rất khổ cực. Nếu tính bình quân mỗi hộ, diện tích đất canh tác tới 4ha, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào một số ít người, 85% số nông dân không có ruộng đất. Trình độ chuyên môn của người lao động rất thấp, cả nước chỉ có 3 trường đại học. Thái Lan cũng đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và đạt được một số kết quả nhất định: Về nông nghiệp, đã bước đầu chuyển từ phương thức độc canh sang đa dạng hóa các sản phẩm, đặc biệt là nông sản xuất khẩu; về nền kinh tế quốc dân nói chung thì cơ cấu ngành đã thay đổi theo hướng tích cực. Nông nghiệp giảm từ 60% xuống còn 30% công nghiệp tăng từ 28% đến 41% và dịch vụ tăng từ 12% đến 29%. Thu nhập quốc dân đầu người tăng hằng năm là 7,6%; đồng Baht ổn định nhất thế giới trong 11 năm; tỷ lệ lạm phát thấp -2%. . Giai đoạn 3: Từ đầu thập niên 70 đến đầu thập niên 80 Có thể gọi thời kỳ này là “Bước thăng trầm của nền kinh tế Thái Lan”.Mặt dù đã đạt một số kết quả như phân tích ở phần trên, song nền kinh tế Thái Lan vẫn đang đứng trước những khó khăn, đó là: -Sản xuất nông nghiệp vẫn theo khuôn mẫu cũ nhưng theo phương thức quảng canh, năng xuất thấp. -Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã bộc lộ nhiều nhược điểm: Muốn giảm nhập khẩu nhưng trên thực tế nhập khẩu lại tăng do xây dựng các ngành công nghiệp chế tạo nên phải nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị và cả nguyên liệu, vật tư, giá thành sản xuất nội địa cao, có khi còn cao hơn so với giá thành nhập khẩu. - Chỉ tập trung vào phát triển công nghiệp, không có tác động nhiều tới nông nghiệp. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 70, kinh tế Thái Lan gặp nhiều khó khăn do hạn hán lớn liên tiếp 2 năm 1979, 1980 ảnh hưởng đến sản xuất lương thực và nguyên liệu. Bên cạnh đó, do cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản làm giảm xuất khẩu hàng công nghiệp Thái Lan, đầu tư nước ngoài giảm sút, nhập siêu năm 1980 đã gấp 4,6 lần so với năm 1976, bội chi ngân sách lớn (tính từ năm 1976-1980, tổng bội chi ngân sách là 73,4 tỷ Baht). Để thoát khỏi tình trạng trên Thái Lan cần tìm kiếm một con đường đi mới Giai đoạn 4: Từ đầu thập niên 80 đến giữa thập niên 90 Đây là giai đoạn chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã nảy sinh nhiều tiêu cực: suy giảm tài nguyên thiên nhiên; đất trồng trọt ngày càng giảm; nông dân thất nghiệp và đời sống khó khăn; thị trường trong nước đã bão hòa, nguyên liệu nhập thì có phí tổn cao, sản xuất kém hiệu quả,…Vì thế, để tiếp tục phát triển nền kinh tế, Chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của tân Thủ tướng Prem Tinsulanonda đã quyết định chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Như vậy, thời kỳ này Thái Lan tập trung vào công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng, còn công nghiệp nặng phải đầu tư có chọn lọc, chủ yếu tập trung vào công nghiệp dầu khí., trong đó đặc biệt tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu, lấy ngoại thương làm động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Trong đó,ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan....Chiến lược này đã giúp Thái Lan trở thành một trong những nước đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong vài thập niên gần đây. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế Thái Lan thể hiện chủ yếu qua sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó kế hoạch 5 năm lần thứ 5 thực hiện trong thời kỳ này (1981-1986), Chính phủ Thái Lan còn đặt nặng mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đó như mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế. Chính phủ đã lập Qũy phát triển nông thôn, đặc biệt tập trung vào những sản phẩm xuất khẩu, đồng thời xây dựng các trung tâm công nghiệp ở các vùng nông thôn hẻo lánh, xây dựng nhiều nhà máy ché biến nông sản ở vùng nguyên liệu. Nhờ đó, cơ cấu tổng sản phẩm xã hội ở nông thôn đã thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp do công nghiệp chế biến phát triển mạnh. Để giải quyết vấn đề bội chi ngân sách, Chính phủ Thái Lan thực hiện “chính sách tài chính thận trọng”. Theo đó, Chính phủ chủ trương giảm chi tiêu vào việc xây dựng các công sở mà tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng dân cư, dựa vào vốn vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách chứ không đi vay hoặc phát hành tiền. Nhờ những biện pháp kinh tế vĩ mô trên đây mà cán cân thương mại đã được cải thiện một bước. Nếu năm 1983 nhập siêu là 90,1 tỷ Baht thì đến năm 1986 chỉ còn 8 tỷ Baht (nếu tính theo đồng USD thậm chí năm 1986 còn xuất siêu là 387 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng thời kỳ này tuy không cao, khoảng trên dưới 5% và bội chi ngân sách vẫn còn lớn, tổng số nợ vẫn tăng lên nhưng tỷ lệ lạm phát đã giảm. Năm 1990, kinh tế Thái Lan coi như được phục hồi hoàn toàn; cơ cấu kinh tế đã thay đổi; nông nghiệp chỉ còn chiếm 17% GDP; đời sống người nông dân được cải thiện. Nếu năm 1981, toàn Thái Lan chỉ có 40 huyện thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, thì đến năm 1985 đã tăng lên là 154 huyện. Cũng vào năm 1985, 97% trẻ em Thái Lan trong độ tuổi được đi học, 91% người dân Thái Lan biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, để trở thành một nước công nghiệp hóa mới, Thái Lan còn phải phấn đấu rất nhiều: Sản xuất công nghiệp tuy đã đạt trên 30% GDP nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động và nguyên liệu phải nhập từ bên ngoài; tốc độ phát triển công nghiệp còn chậm, mới có hơn 10%, trong khi đó ở Hàn Quốc là 22%. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp đã giảm hẳn trong GDP, song sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chậm, đa số người dân vẫn sống ở nông thôn. Năm 1986, công nghiệp Thái Lan mới thu hút đựợc 10% lực lượng lao động. Như vậy từ những năm 80 cho đến giữa những năm 90 và cả sau này, Thái Lan đang ở giai đoạn “trăn trở để hóa rộng” Với nhiều nỗ lực, nền kinh tế Thái Lan đã phát triển khá tốt trong giai đoạn này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 1987 - 1990 là trên 10% và gần 8% thời 1991 - 1995; xuất khẩu thời kỳ này tăng bình quân 20% năm. Năm 1996, tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan đã đạt khoảng 59 tỷ USD, tức gấp 9 lần so với năm 1986. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan bình quân đạt 2 tỷ USD mỗi năm. Giai đoạn 5: Từ năm 1997 đến nay Với những kết quả đã đạt được ở giai đoạn trước, đáng lẽ kinh tế Thái Lan phải tiếp tục cất cách ở giai đoạn này, nhưng bắt đầu từ cuối năm 1995 đã xuất hiện những dấu hiệu chững lại của nền kinh tế. Trước hết là tốc độ tăng trưởng chậm lại, chỉ có 6,7% vào năm 1996, trong khi các năm trước đó đều từ 8-10%. Thứ hai là xuất khẩu giảm sút, nhập siêu đạt mức kỉ lục. Thứ ba là hoạt động du lịch cũng bớt đi sự sôi động. Hàng loạt khách sạn 4,5 sao sang trọng một thời hoàng kim nay cũng đã đã ế ẩm vì vắng khách dẫn đến thua lỗ. Thứ tư là hoạt động tài chính - ngân hàng kém hiệu quả. Thị trường chứng khoán giảm 20% trong vòng 9 tháng đầu năm 1996. Nợ nước ngoài tăng lên, đặc biệt là nợ ngắn hạn tới 26,1 tỷ USD vào cuối năm 1995, bằng ½ tổng số nợ nước ngoài của Thái Lan (trong khi năm 1991 con số đó chỉ có 15,4 tỷ USD). Ngân hàng thương mại Thái Lan nợ chồng chất, lên tới hơn 3 ty USD vì cho vay lỗ vốn… Sự suy thoái về kinh tế kéo theo sự khủng hoảng về xã hội. Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, mức sống của người dân Thái có khá lên, song mức độ phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng. Nếu so sánh nhóm 10% số người giàu - nghèo nhất thì mức chênh lệch năm 1981 là 17 lần đã tăng vọt lên 38 lần vào năm 1992 và tiếp tục tăng vào những năm sau đó. Ngoài ra các vấn đề xã hội khác như ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội như ma túy, AIDS,…ngày càng gia tăng. Hậu quả là tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Thái Lan liên tục tăng từ 4,03% GDP năm 1993 lên 44% GDP năm 1994; 49,5% năm 1995 và 52,4% GDP năm 1996. Vào tháng 3 năm 1997, Thái Lan đã tuyên bố thâm hụt 373 tỷ Baht (tương đương 8%GDP). Ngày 2/7/1997, Ngân hàng trung ương quyết định thả nổi đồng Baht giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm (29,55Baht =1 USD), châm ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Nam Á năm 1997. Nhìn chung, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đã giảm hẳn: năm 1997 là -1,4%; năm 1998 là -10%; thu nhập bình quân đầu người giảm từ 2740 USD (năm 1997) còn 2160 USD (năm 1998); xuất khẩu giảm từ 57,4 tỷ USD (năm 1997) còn 54,4 tỷ USD (năm 1998). Vào thời điểm đỉnh cao của cuộc khủng hoảng, đồng Baht giảm tới mức 55 - 56 Baht/1USD,… Trong bối cảnh đó, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một loạt các biện pháp để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, đó là: - Tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài. IMF và 10 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã cam kết giúp đỡ Thái Lan 16 tỷ USD với các điều kiện như: Thái Lan phải đóng cửa các công ty tài chính có vấn đề; bảo đảm mức dự trữ ngoại tệ tối thiểu là 25 tỷ USD; giữ mức thâm hụt tài khoản vãng lai bằng 5% GDP trong năm 1997, bằng 3% vào năm 1998, nhưng không cắt giảm chi phí về giáo dục, cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội, nâng mức thuế giá trị gia tăng từ 7% lên 10%; bảo đảm mức độ tăng trưởng GDP từ 3% đến 4% trong các năm 1997 và 1998; và lạm phát kìm hãm ở mức 8 - 9%. - Điều chỉnh cơ chế tỷ giá từ cố định sang thả nổi nhằm giải tỏa sức ép tài chính nặng nề do áp dụng quá lâu tỷ giá hối đoái cố định trong khi đồng USD liên tục lên giá. - Xúc tiến một loạt biện pháp điều chỉnh cơ cấu nhằm lành mạnh hóa các thể chế tài chính, bao gồm: thanh lọc, sắp xếp và loại bỏ những doanh nghiệp tài chính đang “có vấn đề”, hỗ trợ để làm tăng năng lực tài chính của một số doanh nghiệp đang hoạt động bằng cách bảo lãnh thanh toán, mua cổ phần, giảm nợ, quản lý nợ nước ngoài đi đôi với việc tự do hóa tài chính hơn nữa đối với tư bản nước ngoài. - Tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Một mặt, Thái Lan tìm kiếm các khoảng vay từ WB, ADB, Nhật Bản, Hồng Kông, Ả Rập Xê Út; mặt khác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thay các khoảng vay nóng, ngắn hạn; kiểm soát và cắt giảm những dự án vay nợ nhiều, không có hiệu quả,… - Chi tiêu khắc khổ, tăng cường kiểm soát, cắt giảm của Chính phủ: đình hoãn các dự án đầu tư vốn ngân sách, nhất là những dự án lớn, dài hạn, tỷ lệ thu hồi vốn thấp; khuyến khích gửi tiết kiệm; tăng phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các công trình quan trọng; khuyến khích tư nhân đầu tư hoặc tham gia đầu tư vào các dự án nhà nước,.. Nhờ những biện pháp trên đây, vào năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Năm1999.,Tốc độ tăng trưởng đạt 44%; tỷ giá đứng ở mức 37 - 38 Baht/USD và dao động ở biên độ hẹp. Dữ trữ ngoại tệ phục hồi ở mức cao hơn trước thời điểm xảy ra khủng hoảng; nợ bên ngoài giảm từ 96 tỷ USD còn 80 tỷ USD. Dù thời tiết bất lợi, sản lượng lương thực vẫn đạt ở mức cao; sản lượng công nghiệp chế tạo tăng 90%... kinh tế Thái Lan vẫn tiếp tục đạt ở mức khá cao so với năm 2000. Tuy nhiên bước qua năm 2001, trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan chỉ còn là 2,1%; xuất khẩu chỉ tăng 6 - 7%; thất nghiệp chiếm 3,9% lao động cả nước.. Để đối phó với suy thoái kinh tế do khủng hoảng xuất khẩu gây ra, Chính phủ Thái Lan đã nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế, cắt giảm thuế và kích thích đầu tư nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp cho mỗi làng (ở Thái Lan có 77.000 làng ) 1 triệu Baht để tạo quỹ phát triển; dành 58 tỷ Baht cho các dự án tạo công ăn việc làm, tăng cường hướng vào thị trường nội địa,… Với các biện pháp trên đây, cùng với sự tác động của nền kinh tế thế giới, kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu phục hồi vào năm 2002 và tiếp tục tăng trưởng cao vào năm 2003 và 2004. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,3% , đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Năm 2005, GDP đạt 183,9 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 4,5%, thu nhập bình quân đầu người là 2.736 USD. Tăng trưởng kinh tế năm 2005 phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu nội địa gia tăng. Năm 2005 ở khu vực tư nhân tiêu dùng tăng 5,1%, đầu tư tăng 16,3%, trong khi ở khu vực công tiêu dùng tăng 6,9% và đầu tư tăng 24%. Đầu năm 2005, nền kinh tế Thái Lan nhập siêu lớn. Nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi nên đồng baht tự động bị mất giá, giúp cho nhập siêu giảm. Nhìn trên đồ thị ta có thể thấy gần như bất cứ khi nào xu hướng nhập siêu tăng thì đồng baht sẽ có xu hướng mất giá và ngược lại. Xét trong một giai đoạn dài, chẳng hạn năm 2006 – 2007, khi Thái Lan có xu hướng xuất siêu lớn, giá trị đồng baht đã tăng rất nhanh. Ngược lại năm 2008, khi nền kinh tế Thái Lan có xu hướng nhập siêu, đồng baht mất giá trở lại. Chính nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi như vậy nên cán cân thương mại hàng tháng của Thái Lan luôn dao động trong trạng thái khá cân bằng trong biên độ +/– 2 tỉ USD. Bảng :Biến động tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan, T1.2005 - T12.2009 Nguồn: ngân hàng Thái Lan (( Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng thế giới năm 2008 và tình hình chính trị bất ổn trong nước đã làm kinh tế Thái Lan chững lại và suy thoái. Cục phát triển kinh tế-xã hội Thái Lan cho biết tình hình chính trị bất ổn trong nước và tác động của kinh tế thế giới đã làm kinh tế Thái Lan trong hai năm 2008 và 2009 tổn thất tới 800 tỉ bạt (23,8 tỉ USD); khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP bị mất tới từ 1,5- 2%. Năm 2008, GDP chỉ tăng trưởng 2,5%, năm 2009 tăng trưởng -2,2%. Năm 2010, GDP đạt 7,8%, cao nhất kể từ 1995 , Thái Lan vẫn giữ vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới với 9 triệu tấn (tăng 5% so với năm 2009), thu về 5,3 tỉ USD Lũ lụt kéo dài năm 2011 đã tác động mạnh đến nền kinh tế, khiến tổng sản phẩm trong nước của xứ “chùa Vàng” chỉ tăng trưởng 1,1% cả năm ngoái, tức thấp hơn cả mức dự báo ước tăng 1,7% trong trường hợp tồi tệ nhất. Tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã sụt mạnh trong quý chót của năm 2011 vào lúc nước tràn ngập những nông trại quan trọng và cơ sở công nghiệp ở vùng đồng bằng miền trung. Đến tháng 12 mức tăng trưởng kinh tế trong năm chỉ ở mức trên 2%.nhưng đang trên đà phục hồi,dự báo năm 2012 tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan trong năm nay có thể đạt mức 5%,tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần tăng đầu tư của chính phủ và tư nhân vào các dự án tái thiết đất nước sau "nạn hồng thủy" gây ngập lụt nhiều khu vực rộng lớn ở Thái Lan làm gần 670 người thiệt mạng và mất tích. Các dự án về quản lý nước và xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ là những dự án được ưu tiên đầu tư. Biểu đồ GDP của Thái Lan từ 2001 tới 2010 Sự phát triển của tổng sản phẩm quốc nội Thái Lan (ước lượng) Tuyệt đối (tỷ đô la) theo đầu người (nghìn đô la) Năm 2004 2005 2006 Năm 2004 2005 2006 Tuyệt đối (tỷ đô la) 162 173 195 theo đầu người (nghìn đô la) 2,5 2,7 3,0 Sự phát triển của lạm phát Sự phát triển thâm hụt ngân sách theo % so với năm trước theo % tổng sản phẩm quốc nội(dấu trừ biểu thị thâm hụt ngân sách) Năm 2003 2004 2005 2006 Năm 2003 2004 2005 2006 Lạm phát 1,8 2,8 4,5 ~ 5 Thâm hụt ngân sách -2,2 0,6 -0,3 0,0 Bảng 2.1: Chỉ số phát triển con người và các chỉ số thành phần – Thái Lan so với một số nước châu Á, 2010 Xếp  hạng  HDI  Điểm  số  Chỉ  số  phát  triển  con  người  (HDI)  Tuổi  thọ  bình quân  (năm)  Số  năm  đi  học  trung  bình  (năm)  Số  năm  đi học dự  kiến  (năm)  Tổng  thu  nhập  quốc  dân  (GNI)  bình  quân  đầu  người  (PPP 2008 $)  Xếp  hạng  GNI  bình  quân  đầu  người  trừ  đi xếp hạng  HDI  Điểm  số  HDI  ngoài  thu  nhập  Hàn Quốc  12  0.877  79.8  11.6  16.8  29,518  16  0.918  Xingapo  27  0.846  80.7  8.8  14.4  48,893  –19  0.831  Malaixia  57  0.744  74.7  9.5  12.5  13,927  –3  0.775  Trung  Quốc  89  0.663  73.5  7.5  11.4  7,258  –4  0.707  Xri‐lan‐ca  91  0.658  74.4  8.2  12  4,886  10  0.738  Thái Lan  92  0.654  69.3  6.6  13.5  8,001  –11  0.683  Philippin  97  0.638  72.3  8.7  11.5  4,002  12  0.726  Inđônêxia  108  0.6  71.5  5.7  12.7  3,957  2  0.663  Việt Nam  113  0.572  74.9  5.5  10.4  2,995  7  0.646  Ấn độ  119  0.519  64.4  4.4  10.3  3,337  –6  0.549  Lào  122  0.497  65.9  4.6  9.2  2,321  3  0.548  Campuchia  124  0.494  62.2  5.8  9.8  1,868  12  0.566  Bănglađet  129  0.469  66.9  4.8  8.1  1,587  12  0.543  Nguồn: Liên Hợp Quốc, 2010  Hình 2.1: Các tốc độ bắt kịp khác nhau về phát triển kinh tế: Thái Lan so với các nước Đông Á * Hạn chế: Mặc dù đạt được nhiều thành công đáng kể ở trên nhưng kinh tế Thái Lan đôi lúc cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng, sự mất ổn định về chính trị, sự thiếu sót trong quản lý cũng như chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt,... Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng thế giới năm 2008 và tình hình chính trị bất ổn trong nước đã làm kinh tế Thái Lan chững lại và suy thoái. Cục phát triển kinh tế-xã hội Thái Lan cho biết tình hình chính trị bất ổn trong nước và tác động của kinh tế thế giới đã làm kinh tế Thái Lan trong hai năm 2008 và 2009 tổn thất tới 800 tỉ bạt (23,8 tỉ USD); khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP bị mất tới từ 1,5- 2%. Năm 2008, GDP chỉ tăng trưởng 2,5%, năm 2009 tăng trưởng -2,2%. Trong trận lụt lịch sử hồi năm 2011, thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng nền kinh tế của đất nước chùa vàng này. Trận lũ lụt kéo dài vài tháng vào năm ngoái đã giết chết hàng trăm người và gây thiệt hại nặng nề cho phía bắc khu trung tâm công nghiệp Bangkok Thái Lan, nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa tạm thời, lũ lụt nhấn chìm hàng trăm ngàn ngôi nhà và các khu công nghiệp lớn đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế của Thái Lan chỉ tăng trưởng 0,1%, sau khi tăng 7,8% trong năm 2010. Vào tháng 1-2012, Ngân hàng trung ương Thái Lan lần thứ hai giảm mức lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3% trong ba tháng với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế suy yếu. 2.2.2. Định hướng phát triển cho giai đoạn tới Cuối tháng 7-2011, Ngân hàng Thế giới (WB) phân loại Thái Lan là nước có thu nhập trung bình cao, dựa trên tiêu chí tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người là 4.210 USD. Tuy nhiên, Thái Lan sẽ không dừng lại ở đó. Ðến lúc nước này đứng trước thời cơ "hóa rồng". Với mục tiêu đưa nước này vào nhóm các nước có thu nhập cao, chính phủ Thái lan đã đưa ra “ Tầm nhìn 2020 của Thái-lan “ với 20 nội dung. Có thể kể đến một số nội dung là: 1. Theo kế hoạch này, đến năm 2020, Thái-lan phấn đấu tăng GDP hơn hai lần so với hiện nay, đạt 24 nghìn tỷ bạt (khoảng 800 tỷ USD); 2. Sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ nhận được mức lương tối thiểu 30 nghìn bạt/tháng và mức lương tối thiểu của người lao động sẽ lên tới 1.000 bạt/ngày; 3. Giảm số lượng người nghèo đến mức thấp nhất, các gia đình có nhà ở và người nông dân có ruộng; 4. Thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo; 5. Cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe cho mọi người, giải thoát đất nước khỏi ma túy; phát triển giáo dục đạt tiêu chuẩn thế giới, dạy học sinh có tri thức và đạo đức; 6. Tăng gấp hai lần số chủ sở hữu doanh nghiệp; 7. Hoàn thiện hệ thống giao thông ở Thủ đô Băng-cốc và vùng lân cận; 8. Xây dựng mạng đường sắt cao tốc, giảm 25% chi phí hậu cần của nền kinh tế; 9. Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng nhiên liệu tái tạo và các nguồn năng lượng xanh lên 25%; 10. Trở thành một quốc gia hàng đầu châu Á về công nghệ thông tin; 11. Lập quy hoạch tổng thể phát triển đất nước, xây dựng đê ngăn chặn lũ cho Băng-cốc; đấu tranh giảm 3/4 số vụ tham nhũng; 12. thu hút 30 triệu lượt khách du lịch nước ngoài/năm; 13. Trở thành trung tâm hàng không khu vực châu Á, cải tạo sân bay Ðôn Mường và U-ta-pao thành sân bay quốc tế; 14. Trở thành trung tâm năng lượng và tài chính khu vực Ðông - Nam Á, trung tâm y tế của châu Á, trung tâm lương thực thế giới; 15. Tạo giá trị gia tăng thay cho sản xuất theo hợp đồng hoặc xuất khẩu nguyên liệu hàng hóa thô, ít giá trị gia tăng... CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆT NAM TỪ NHỮNG BÀI HỌC TỪ THÁI LAN VÀ THẾ GIỚI 3.1.PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIÊT NAM Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Nhà nước ta cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII nêu bài học “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. a.Những thành tựu trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 Trong mười năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao. Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2 lần năm 2008. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 33,8% xuống còn dưới 18%. Tuổi thọ bình quân tăng từ 67 lên 72 tuổi. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới. Mức hưởng thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Cùng với những kết quả to lớn trong việc xã hội hoá phát triển các lĩnh vực xã hội, ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực này không ngừng tăng lên; bảo hiểm y tế được mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010. Bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và giữ các trọng trách trong hệ thống chính trị ngày càng cao. Năm 2008, nước ta đã hoàn thành hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra cho năm 2015. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt được cải thiện. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng, xã hội cởi mở và đồng thuận hơn. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi; thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. b. .Những hạn chế trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010: Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong sự phát triển cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại còn lớn, lạm phát còn cao. Môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt vẫn còn bức xúc; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm trọng; tham nhũng chưa bị đẩy lùi; chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề còn yếu kém và chậm được cải thiện; các bệnh viện bị quá tải, chất lượng dịch vụ y tế còn thấp. Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nổi lên là: Quan điểm phát triển bền vững chưa được nhận thức sâu sắc và thể hiện một cách cụ thể, nhất quán trong hệ thống chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết. Trong quản lý, điều hành còn thiên về tốc độ tăng trưởng mà chưa coi trọng đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của sự phát triển; chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường chưa có sự kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững chưa được thiết lập rõ ràng và có hiệu quả. Quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dân chủ trực tiếp chưa được phát huy đầy đủ. 3.2.MỘT SỐ BÀI HOC CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Qua việc phân tích phát triển bền vũng ở Thái Lan và thực tế phát triển bền vững ở nước ta hiện,chúng em rút ra một số bài học cho Việt Nam - lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với hoàn cảnh đất nước như mô hình kinh tế vừa đủ của Thái Lan - khả năng phản ứng trước các cuộc khủng hoảng :cơ cấu lại nền kinh tế,khuyến khích đầu tư… -Nên áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt :Cơ chế tỷ giá của Việt Nam rất tiếc đã không đảm nhiệm được chức năng điều hoà cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh (hình 4). Có thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế “tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hoá trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam. khi Thái Lan có xu hướng xuất siêu lớn, giá trị đồng baht đã tăng rất nhanh, khi nền kinh tế Thái Lan có xu hướng nhập siêu, đồng baht mất giá trở lại. Chính nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi như vậy nên cán cân thương mại hàng tháng của Thái Lan luôn dao động trong trạng thái khá cân bằng trong biên độ +/– 2 tỉ - Việt Nam nên sử dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp,Thái lan là một nước nông nghiệp nên đã chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp Qua nhiều báo cáo, giai đoạn những năm 50 – 60, Thái Lan cùng một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia,…đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Đây là một tiền đề quan trọng, là bước đệm để các nước tiến vào giai đoạn CNH-HĐH sau đó nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước một cách vượt trội. Để đạt được những thành quả ấy, chính sách phù hợp của nhà nước để điều tiết nền kinh tế, chú trọng phát triển nông nghiệp đã có tác động tích cực, hiệu quả. Đây là những bài học kinh nghiệm giá quý giá mà Việt Nam đã và đang học ứng dụng vào nền kinh tế nông nghiệp nước nhà. - Kết hợp giữa chiến lược thay thế nhập khẩu với chiến lược hướng vào xuất khẩu Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của các nước trên đối với Việt Nam là ở chỗ biết kết hợp khéo léo, thay thế lẫn nhau giữa các chiến lược công nghiệp hóa bằng chính sách bổ sung, tương hỗ nhau giữa hướng vào xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó hướng về xuất khẩu là trọng tâm; Công nghiệp hóa đi từ bước nhỏ đến bước lớn; từ thị trường trong nước đến thị trường khu vực rồi ra thị trường thế giới - Tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA). - Xúc tiến một loạt biện pháp điều chỉnh cơ cấu nhằm lành mạnh hóa các thể chế tài chính, bao gồm: thanh lọc, sắp xếp và loại bỏ những doanh nghiệp tài chính đang “có vấn đề”, hỗ trợ để làm tăng năng lực tài chính của một số doanh nghiệp đang hoạt động bằng cách bảo lãnh thanh toán, mua cổ phần, giảm nợ, quản lý nợ nước ngoài đi đôi với việc tự do hóa tài chính hơn nữa đối với tư bản nước ngoài. bảo đảm độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước. - Phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. - Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng. -Bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. -Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. phủ đã khuyến khích các công ty tư nhân phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu thay thế và hoàn toàn không chất thải, phát triển bển vững đòi hỏi sự quán triệt và thực thi của toàn bộ người dân cho đến mọi tầng lớp trong xã hội. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình:”Chiến lược phát triển của các nước Đông Nam Á”, Tập 1, Chủ biên: TS. Nguyễn Thu Mỹ. 2. “Phát triển bền vững – chiến lược phát triển toàn cầu của thế kỷ XXI”, tác giả GS.TSKH. Trương Quang Học, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.Đề tài công nghiệp hóa hiện đại hóa ở các nước đông nam á_Bùi Thị Tơ….lớp cao học_ngành châu á học.ĐHKHXHNV 3. 5/20122/124439.vnplus 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. th-i-c-hoa-r-ng-1.331642 14. Bảng phân công công việc: stt Họ và tên Mssv Công việc Đánh giá 1 Lê Thị Vân Anh k09401 0004 2 Nguyễn Thị Dung k09401 0010 A 3 Đoàn Thụy Ngọc Hà k09401 0024 4 Nguyễn Thị Tuyết Hồng k09401 0041 5 Nguyễn Thị Hương k09401 0050 6 Phạm Thị Liên k09401 0058 7 Nguyễn Thị Lý k09401 0064 8 Bùi Thị Thúy Nga k09401 0070 9 Nguyễn Thị Hồng Thọ k09401 0096 10 Nguyễn Huỳnh Thị Đoan Trang k09401 0105 11 Lê Thị Hồng Trang k09401 0106 12 Biện Thanh Trúc k09401 0115

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_ben_vung_o_thai_land_4317.pdf
Luận văn liên quan