Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành Dệt May đã có những
đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng
trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Mỹ là thị trường số một của hàng Dệt
May xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Thực tế cho thấy, cơ hội
gia tăng thị phần của hàng Dệt May vào Mỹ là rất lớn.
Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã mở ra thời kỳ mới cho
hàng Dệt May nước ta. Bên cạnh những cơ hội do thị trường Mỹ rộng mở
hơn, Dệt May xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với những trở ngại khác do
Mỹ qui định và khó khăn nhìn chung trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Dệt
May Việt Nam cần có những giải pháp đúng đắn, phù hợp để tận dụng những
thuận lợi đang có và hạn chế những thách thức khi thực hiện chiến lược mở
rộng thị phần tại Mỹ.
104 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ Hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó ưu tiên xây
dựng các vùng trồng bông có tưới tại các tỉnh có tiềm năng;
66
Thông qua liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước xây dựng các dự án đầu tư sản xuất xơ nhân tạo, các loại sợi có chất
lượng cao và có các tính năng mới phù hợp với xu thế của thị trường
Đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng
hợp và phụ liệu, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm dần nhập
khẩu, tiết kiệm ngoại tệ;
Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt May tại các vùng
trọng điểm để tập trung xử lý môi trường cho các dự án đầu tư mới vào ngành
dệt nhuộm và di dời các doanh nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm ra khỏi các
trung tâm đô thị lớn thông qua qui hoạch theo vùng, lãnh thổ bằng việc hình
thành các cụm công nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất và xuất
khẩu hàng Dệt May như định hướng sau:
Hà Nội là trung tâm cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu và công
nghệ. Các cơ sở sản xuất di dời về các Khu công nghiệp ở các tỉnh
như: Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình), Phố Nối B
(Hưng Yên), Đồng Văn (Hà Nam), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình.
Tại khu vực này sẽ hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu
và ba khu công nghiệp dệt nhuộm hoàn tất tập trung. Đầu tư một nhà
máy sản xuất xơ Polyester công suất 160.000 tấn/ năm tại Khu công
nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).
Di dời các cơ sở nhuộm, hoàn tất tại Thành phố Hồ Chí Minh về
Khu công nghiệp Long An và các tỉnh lân cận.
Hình thành một số Khu công nghiệp dệt nhuộm - hoàn tất tại
Hoà Khánh (Đà Nẵng), Quảng Trị và Trà Vinh.
Hình thành ba khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung tại Diễn
Châu (Nghệ An), Hà Tĩnh, Quảng Trị trong giai đoạn từ 2012 đến
2015.
67
Định hướng đẩy mạnh chuyên môn hoá các cây nguyên liệu dệt
như dâu tằm, bông... gắn liền với chế biến tạo ra các sản phẩm cho thị
trường xuất khẩu và nội địa.
3.1.2. Giải pháp cho ngành may
Tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong
sản xuất vải, khâu nhuộm và hoàn tất vải đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo chất lượng vải đáp ứng yêu cầu của thị trường và của khách hàng.
Đầu tư sản xuất vải phải lựa chọn công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị gia
tăng cao, giảm chi phí nguyên liệu và thân thiện với môi trường; Xây dựng
chương trình sản xuất vải dệt thoi để phục vụ cho sản xuất sản phẩm may xuất
khẩu;
Tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ
hội của thị trường. Các doanh nghiệp may cần đa dạng hoá và nâng cao đẳng
cấp mặt hàng, tích cực thay đổi phương thức sản xuất hàng xuất khẩu từ nhận
nguyên liệu giao thành phẩm sang mua đứt bán đoạn, đẩy mạnh các hoạt động
hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may như các hoạt động
thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.
Đẩy mạnh đầu tư cho ngành may để tăng khả năng xuất khẩu và tạo
điều kiện thúc đẩy việc sản xuất vải và phụ liệu thay thế dần hàng nhập khẩu.
Dịch chuyển các doanh nghiệp may từ các trung tâm đô thị lớn về các địa
phương để giảm sức ép về lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
tại các địa phương thông qua qui hoạch các vùng, lãnh thổ như định hướng
sau:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, thiết kế mẫu
mốt, dịch vụ công nghệ Dệt May và các nhà máy may các sản phẩm
thời trang, có giá trị gia tăng cao.
68
Hình thành các khu công nghiệp may xuất khẩu ở một số thành
phố như Đà Nẵng và Cần Thơ.
Tổ chức việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ
thuật nhất là các nhà thiết kế thời trang, cán bộ làm công tác kế hoạch, tiếp thị
và đào tạo công nhân lành nghề.
Cả hai ngành dệt và ngành may cần chú trọng vấn đề công nghệ và
môi trường:
Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo
ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản
xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế,
quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt May; Đẩy mạnh công tác nghiên
cứu sản xuất nguyên vật liệu để thay thế nguyên liệu nhập khẩu, đầu tư thoả
đáng cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu sản phẩm và kiểm tra chất lượng
sản phẩm; khắc phục các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu;
Tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm.
Tại các Khu công nghiệp Dệt May phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung, đạt tiêu chuẩn môi trường theo qui định của Nhà nước; Đẩy mạnh triển
khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trong ngành Dệt
May, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, tạo môi trường lao
động tốt với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000; Xây dựng
và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng tiết
kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường.
Vậy, Đảng và Chính phủ đã đề ra định hướng phát triển hàng Dệt May
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ
nói riêng. Đây là đường lối đúng đắn để các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu hàng Dệt May hoạt động theo trong thời gian tới để vừa phát huy năng
lực xuất khẩu vừa hạn chế các khả năng gặp các trở ngại từ những biện pháp
tự vệ của thị trường Mỹ.
69
3.2. Giải pháp phát triển Dệt May xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trƣờng Mỹ
Để đạt mục tiêu là đến năm 2010, kim ngạch dệt may xuất khẩu đạt
10,5 tỷ USD và mở rộng thị phần tại Mỹ, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa
giải pháp của Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may
xuất khẩu Việt Nam.
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc
3.2.1.1. Cải thiện hệ thống chính sách pháp luật Nhà nƣớc
Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của đất
nước, ngành công nghiệp Dệt May xuất khẩu cần được Chính phủ và Nhà
nước quan tâm đến các chính sách liên quan đến việc phát triển hàng Dệt May
xuất khẩu Việt Nam.
Việc Chính phủ đã ngừng thực hiện chính sách hỗ trợ Dệt May theo
Quyết định 55/2001/QĐ – TT theo cam kết song phương với Mỹ và tuân theo
qui định của WTO đã làm cho hàng Dệt May xuất khẩu của ta gặp khó khăn
vì không còn sự hỗ trợ cả trực tiếp và gián tiếp. Vì thế, trong thời gian tới,
những chính sách liên quan cần thiết phải được điều chỉnh và hoàn thiện, đưa
ra sự hỗ trợ thích đáng để khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng hàng may
mặc xuất khẩu, đặc biệt là vào thị trường truyền thống Mỹ, góp phần gia tăng
đáng kể giá trị công nghiệp của cả nước.
Chính sách thuế
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế để khắc phục những vướng mắc
trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, đơn giản hệ
thống thuế suất.
Cần thực hiện những ưu đãi về thuế đối với các thiết bị phục vụ cho
hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc ra thị trường thế giới nói
chung và thị trường Mỹ nói riêng. Vì trong thời gian tới, các doanh nghiệp
vẫn tiếp tục xuất khẩu gia công sản phẩm may mặc sang thị trường Mỹ nên
70
cần phải có những quản lý nhập khẩu máy móc, phụ tùng, dụng cụ và nguyên
vật liệu phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu.
Về thuế suất liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có
sản phẩm phụ trợ hàng Dệt May xuất khẩu (bao gồm: chỉ may, sản phẩm thêu
ren, bông tấm, Mex dệt và Mex không dệt, vải phản quang chống cháy, vải
dệt thoi, khóa kéo, móc gài, kim, nhãn dệt, nhãn mác, thuốc nhuộm, chất trợ
nhuộm, phụ tùng máy dệt, máy may, phụ kiện đóng gói, cúc nhưa, cúc dập,
băng các loại, phụ tùng máy sợi), Bộ Công thương vừa hoàn tất và trình Thủ
tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư phát
triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm công
nghiệp phụ trợ mà trong nước đã sản xuất được áp dụng thuế suất trần với
thời hạn đến khi kết thúc lộ trình miễn, giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết
theo qui định của WTO.
Chính sách cấp tín dụng đầu tƣ
Việc Việt Nam đã bãi bỏ ba hình thức ưu đãi về tín dụng, đầu tư, và
bảo lãnh tín dụng đầu tư từ tháng 07/2005 đã khiến nhiều doanh nghiệp sản
xuất hàng Dệt May xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp khó khăn. Vì thế, một
chính sách ưu đãi về việc cấp tín dụng là rất cấp thiết.
Theo Dự thảo Nghị định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư phát triển
công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm phụ trợ cho
ngành Dệt May xuất khẩu được cho vay tối đa đến 85% tổng vốn cố định từ
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, cơ chế và lãi suất vay
theo quy định hiện hành, hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho các hoạt động
tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam theo quy định. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế mua sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất tại Việt Nam
được ưu tiên xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước, cơ chế, lãi suất vay vốn theo quy định hiện hành.
71
Chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Mặc dù nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp này của
nước ta tăng liên tục từ năm 2000 nhưng đã có dấu hiệu giảm rõ rệt trong năm
2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là kênh
vốn đầu tư lớn và quan trọng với ngành công nghiệp Dệt May nước ta, đặc
biệt là Dệt may xuất khẩu sang Mỹ với những yêu cầu khắt khe về chất lượng
sản phẩm, về trình độ công nghệ và tay nghề người nhân công. Do đó, trong
thời gian tới, Chính phủ trước hết cần đưa ra những chính sách thiết thực và
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Thứ nhất, ưu đãi thuế để ra là động lực to lớn để thu hút nguồn vốn đầu
tư nước ngoài vào Dệt May xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư nước
ngoài vào ngành này vốn đã có xu hướng đầu tư nhiều hơn sang ngành may.
Do đó, nhằm cân bằng lại sự chênh lệch này, việc thu hút đầu tư nước ngoài
vào sản phẩm phụ trợ cho ngành Dệt May là rất cần thiết. Cũng theo Dự thảo
Nghị định trên, các dự án đầu tư cho sản phẩm phụ trợ ngành Dệt May tại
Việt Nam được áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời hạn 15
năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu
thuế và giảm 50% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp
theo. Các dự án đầu tư cũng được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế xuất nhập
khẩu, thuế nhập khẩu và cơ chế ưu đãi khác theo qui định.
Thứ hai, tăng cường thu hút các nhà đầu tư ngoài nước vào lĩnh vực
dệt, nhuộm là mục tiêu lớn của ngành dệt may. Cần hỗ trợ cơ sở hạ tầng như
xây dựng các khu công nghiệp có sẵn hệ thống xử lý nước thải. Đây là yêu
cầu của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đặt vấn đề đầu tư vào nhà máy
dệt, nhuộm tại Việt Nam. Ngoài ra, cần có những chính sách thu hút vốn đầu
tư, chuyển dịch sản xuất từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…để
72
tận dụng vốn và công nghệ của các nước phát triển ngành dệt may xuất khẩu
trong khu vực.
Thứ ba, cần tạo ra môi trường đầu tư ổn định, đơn giản hóa hệ thống
thuế và thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi tối đa và làm an tâm các
nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Dệt May xuất khẩu của Việt Nam.
Chính sách liên quan hoạt động xuất nhập khẩu
Chính phủ đã đề ra Đề án 30 về Cải cách Thủ tục hành chính nhằm làm
giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và
xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Dệt May nói riêng,
đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Mỹ.
Đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các
loại nguyên phụ liệu nhập khẩu và hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất
nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may xuất khẩu. Đồng thời tính phần
xuất khẩu tại chỗ vào tỷ lệ xuất khẩu nhằm giảm khó khăn cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này.
Cần rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Hiện nay, việc cấp
C/O cho một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ được thực hiện
trong 4 giờ theo thông tư số 07/2009/TT-BCT về việc cấp giấy chứng nhận xuất
xứ hàng dệt may đối với một số chủng loại hàng xuất khẩu sang Mỹ vừa được
Bộ Công Thương ban hành và có hiệu lực từ ngày 09/04/2009. Ngoài ra, cần xúc
tiến việc thực hiện cấp C/O điện tử để tiết kiệm thời gian làm thủ tục.
3.2.1.2. Hỗ trợ doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu
Trong bối cảnh nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cánh cửa
vào các thị trường xuất khẩu trên thế giới đang mở rộng cho ngành Dệt May
nước ta. Đặc biệt, để thâm nhập sâu rộng và tạo vị trí vững chắc trên thị
trường Mỹ, Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh
73
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhằm khai thác có hiệu quả cơ hội thuận
lợi này.
Sau khi gia nhập WTO cho đến nay, các doanh nghiệp nước ta vẫn chủ
yếu xuất khẩu theo hình thức gia công, thâm nhập vào thị trường Mỹ thường
qua trung gian nên việc tiếp xúc trực tiếp với nhà nhập khẩu vẫn còn là vấn đề
khó khăn và còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Dệt May ở
Việt nam có ít các cơ hội tham gia xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ chuyên
ngành lớn ở Mỹ. Chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có thể đáp ứng được chi
phí trong mỗi lần tham gia hội chợ đó nên đã phần nào làm giảm khả năng
xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các doanh nghiệp Dệt
May xuất khẩu ở một số quốc gia như Trung Quốc, Pakistan nhận được sự hỗ
trợ hữu ích từ chính phủ các nước này nên nhìn chung đã làm các doanh
nghiệp của ta yếu thế.
Vì thế, để đẩy mạnh hàng Dệt May xuất khẩu của ta vào thị trường này,
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ thiết thực như hỗ trợ một phần chi phí để
các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại tại các hội chợ chuyên ngành
về hàng Dệt May như Hội chợ Magic ở Las Vegas – Mỹ được tổ chức vào
tháng 2 và tháng 8 hàng năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nước
ta xây dựng và quảng bá hình ảnh để các nhà nhập khẩu tại thị trường Mỹ biết
đến.
3.2.1.3. Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ
doanh nghiệp sản xuất hàng Dệt May nước ta. Hoạt động như cầu nối giữa
các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, Chính phủ, hiệp hội luôn chú trọng công
tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển Dệt May cũng như kiến nghị các
giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
Trong tình hình Dệt May xuất khẩu của Việt Nam nhận được ít hơn sự
hỗ trợ của Chính phủ theo cam kết quốc tế, Hiệp hội càng phải chứng tỏ vai
74
trò của mình đối với sự phát triển của toàn ngành trong việc hỗ trợ các doanh
nghiệp nhiều hơn và thiết thực hơn.
Trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, Hiệp hội Dệt May đã đang thực hiện
và cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp có thông tin về thị
trường Mỹ, Hiệp hội đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng
cho ngành, AFTEX để cung cấp thông tin cần thiết và đáng tin cậy cho các
doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt May Việt Nam
phối hợp cùng Tập đoàn Magic International (Mỹ) tổ chức hội thảo tại Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn giúp doanh nghiệp Dệt May
trong nước có thêm thông tin hữu ích, cập nhật cho kế hoạch sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình mới tại thị
trường Dệt May Mỹ.
Thứ hai, Hiệp hội cần hỗ trợ các doanh nghiệp nắm rõ về luật pháp Mỹ,
đặc biệt là những điều luật điều chỉnh việc xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và
những tiêu chuẩn sản phẩm như SA 8000, chương trình WRAP hay đạo luật
cải tiến về an toàn sản phẩm. Ngoài việc cần phải xây dựng hệ thống thông tin
về pháp luật Mỹ, sự kiện hiện nay Hiệp hội kết nạp thêm doanh nghiệp hội
viên liên kết là Phòng Thương mại Công nghiệp Mỹ (Amcham) có tác động
hữu ích khi giúp các doanh nghiệp trong việc am hiểu hơn về hệ thống luật
pháp, qui định của Mỹ để tránh các khả năng áp dụng biện pháp tự vệ chống
bán phá giá. Ngoài ra, sự hợp tác này giúp Hiệp hội có được sự tư vấn và nỗ
lực hợp tác của Amcham trong việc tìm ra các giải pháp thiết thực, phù hợp
để đấy mạnh xuất khấu sang thị trường mục tiêu Mỹ.
Khi nắm vững luật pháp của Mỹ liên quan đến sản phẩm may mặc, các
doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này với khả năng tối
thiếu vi phạm các qui định trên.
75
Thứ ba, Hiệp hội cần khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia
các hội chợ chuyên ngành ở Mỹ để tìm kiếm khách hàng cũng như đối tác
trong ngành để hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cần xúc tiến các hoạt động
để xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng như
thị trường Mỹ. Cụ thể, năm 2010, Hiệp hội thực hiện quyết định số 0221/ QĐ
– BCT ngày 14/01/2010 của Bộ thương về việc tham gia hội chợ Global Text
ở Los Angeles - Mỹ từ 28/04- 02/05/ 2010; hội chợ Magic Show 2010 tại Las
Vegas – Mỹ vào tháng 8. Đây là việc làm cấp thiết vì trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay, sức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giảm thì
việc khẳng định hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp của ta là nhà cung
cấp sản phẩm may mặc đáng tin cậy rất quan trọng.
Thứ tư, thông qua các hoạt động liên kết quốc tế của mình, Hiệp hội
cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, máy
móc thiết bị, hiện đại vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng hàng
may mặc ngày càng cao của người tiêu dùng Mỹ, đồng thời giảm thiểu được
khả năng bị khởi kiện hay phải tái nhập khẩu mặt hàng của mình do không
đáp ứng được các qui định mới về chất lượng an toàn sản phẩm của Mỹ. Hiện
nay, Hiệp hội đã tham gia tích cực vào các tổ chức Hiệp hội ngành nghề Dệt
May quốc tế và khu vực để đưa ngành Dệt May Việt Nam hội nhập vào các tổ
chức quốc tế và khu vực như Liên đoàn các nhà sản xuất Dệt May Đông Nam
Á (AFTEX), Liên đoàn Dệt May các nước châu Á nhằm trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản
xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu
vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình chung cho phát triển
ngành Dệt May ở tầm khu vực; Xây dựng chuỗi cung ứng Dệt May ASEAN
(SAFSA) để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam nói
riêng và hàng Dệt May của khu vực ASEAN nói chung.
76
Thứ năm, việc tập trung đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ của đội
ngũ thiết kế cần được Hiệp hội hỗ trợ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm may mặc nước ta trên thị trường Mỹ. Từ đó, giá trị xuất khẩu của hàng
Dệt May Việt Nam trên thị trường Mỹ gia tăng khi có thể đáp ứng được nhu
cầu đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng của các tầng lớp người tiêu dùng khác
nhau.
Thứ sáu, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng tham gia tích cực trong Đề
án 30 về Cải cách Thủ tục hành chính, với tư cách đại diện các Doanh nghiệp
trong ngành, đóng góp nhằm làm giảm thủ tục hành chính, giúp tạo thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp dệt may nói riêng.
3.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
3.2.2.1. Tăng cƣờng biện pháp liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp Dệt
May Việt Nam
Trong các giải pháp triển của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam,
tự nguyện tạo các mối liên kết hoặc gia nhập các chuỗi doanh nghiệp lớn là
cần thiết để cùng tồn tại và phát triển. Chuỗi doanh nghiệp dệt may được
thành lập sẽ liên kết được sức mạnh của từng doanh nghiệp với nhau, đa dạng
hóa thành phần tham gia để tạo ra sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp với nhau,
phát huy được thế mạnh và tạo sự vững vàng trong cạnh tranh.
Trong thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, khi nhu cầu
mua sắm sản phẩm dệt may của người tiêu dùng Mỹ có sự suy giảm và yêu
cầu khắt khe hơn về chất lượng, giá cả hay việc giao hàng của các nhà nhập
khẩu Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đồng sức, đồng lòng và
có tinh thần hợp tác cao để giành lấy các hợp đồng lớn từ Mỹ. Nếu vẫn giữ
quan điểm "mạnh ai nấy làm" thì sẽ không thể thành công và mô hình liên kết
chuỗi không phát huy được hiệu quả. Việc thiết lập và phát triển chuỗi liên
kết các doanh nghiệp dệt may rất quan trọng còn nhằm tăng khả năng cạnh
77
tranh của hàng dệt may xuất khẩu nước ta vì những quốc gia có khả năng
cạnh tranh hàng dệt may lớn trên thế giới hiện nay đều là những nước có
những tập đoàn dệt may lớn với công nghệ khép kín.
Hiện nay, một số mô hình liên kết chuỗi nhỏ đã được thành lập và đã
chứng minh được kết quả tích cực. Đó là sự liên kết giữa sợi Phú Bài, dệt Sơn
Trà, nhuộm Yên Mỹ và nhóm liên kết giữa nhuộm Yên Mỹ với 6 doanh
nghiệp may mạnh để tiêu thụ vải cho nhuộm Yên Mỹ. Hoạt động của nhóm
liên kết này bước đầu đã có dấu hiệu khả quan, mở màn cho một sự liên kết
mạnh mẽ hơn với quy mô lớn hơn trong tương lai, nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải mở rộng và
phát triển những chuỗi liên kết như vậy giữa các doanh nghiệp nhằm chung
sức sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
3.2.2.2. Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại
Quảng cáo
Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh việc bán hàng Dệt May sang Mỹ,
các doanh nghiệp cần chú trọng đến hình thức quảng cáo vì đây là biện pháp
xúc tiến thương mại chưa được thực hiện nhiều và hiệu quả trước đó. Biện
pháp này bao gồm các hoạt động tuyên tryền, quảng bá sản phẩm và doanh
nghiệp nhằm nâng cao vị thế, hình ảnh, tên tuổi của doanh nghiệp và của hàng
hóa với mục đích bán được nhiều hàng và thu lợi nhuận tối đa nhất.
Để quảng bá tên tuổi, sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và
nhằm hỗ trợ các nhà nhập khẩu có được thông tin chính xác, cập nhập về các
doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May nước ta, một số các phương tiện quảng cáo
phổ biến cần được tăng cường như:
Quảng cáo trên Internet: Đây là công cụ hữu hiệu và nhanh chóng
để các nhà nhập khẩu Mỹ biết đến thương hiệu Dệt May Việt Nam. Hiện nay
hầu hết các doanh nghiệp Dệt May lớn ở nước ta như Vinatex, Hanosimex,
May 10…. đã xây dựng website nhưng cần cập nhật thông tin cần thiết
78
thường xuyên hơn. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược
tiếp cận thông tin trên mạng và đồng thời có khả năng cung cấp chính xác
thông tin cần thiết trên website của mình. Ngoài ra, một số lượng lơn người
tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng sử dụng Internet để tìm kiếm sản phẩm may
mặc ngày càng nhiều nên các doanh nghiệp cần lưu ý việc quảng cáo trên
Internet nhằm xác định nhu cầu sản phẩm Dệt May ở thị trường Mỹ.
Quảng cáo trên báo chí, tạp chí, catalogue: Ưu điểm của việc
quảng cáo trên các phương tiện in ấn này là cung cấp thông tin rộng rãi, cập
nhật. Đây cũng là kênh thông tin thu hút số lượng người xem lớn và đồng thời
lựa chọn đối tượng chính xác. Ở Mỹ, kênh phân phối mặt hàng quần áo qua
các tạp chí hay catalogue hoạt động tương đối mạnh. Do đó, các doanh nghiệp
có thể tiến hành in ấn các tạp chí và catalogue chuyên ngành nhằm tiếp cận
thường xuyên đến những khách hàng tiềm năng.
PR
Dù là thị trường xuất khẩu khá ổn định của Việt Nam, đồng thời Việt
Nam vẫn duy trì mức thị phần nhất định trên thị trường hàng Dệt May tại Mỹ
nhưng để gây thiện cảm hơn với đối tác trong việc duy trì quan hệ làm ăn lâu
dài thì biện pháp quan hệ công chúng là rất cần thiết. Ở đây, công chúng mà
các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu nước ta hướng tới chủ yếu là các nhà
nhập khẩu của Mỹ, các nhà bán lẻ, các nhà hoạt động môi trường để đảm bảo
sản phẩm của ta không vi phạm Luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng
Mỹ, hay các nhà lãnh đạo tại các bang phía Nam Mỹ để đảm bảo mặt hàng
Dệt May của ta không phương hại đến sản xuất dệt sợi của họ.
Các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu của Việt Nam có thể xúc tiến
một số biện pháp như xuất bản ấn phẩm cuối năm để thu hút sự quan tâm hơn
nữa của đối tác bên Mỹ, thông qua các sự kiện văn hóa, thực hiện hoạt động
xã hội…Đặc biệt, việc tổ chức hội nghị khách hàng là rất cần thiết để hai bên
có thể hợp tác, công bố các dự án và chính sách kinh doanh trong thời gian
79
tới. Đây là biện pháp cần thiết đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó
khăn như hiện nay. Biện pháp này có thể giúp các doanh nghiệp duy trì khách
hàng truyền thống và mở rộng thêm những khách hàng tiềm năng mới.
Hội chợ triển lãm
Hội chợ cho phép người mua và người bán gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp và
đây thường là nơi khởi nguồn cho những đơn đặt hàng. Tại hội chợ, các
doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, đánh giá được phản ứng của khách
hàng và xác định được tình hình cạnh tranh trên thị trường.
Mỹ thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm chuyên ngành, đặc biệt
là hàng Dệt May. Đặc biệt, Magic Show là hội chợ lớn nhất Mỹ về quần áo,
phụ kiện may mặc được tổ chức thường niên từ năm 1938, là nơi kết nối
những người mua và bán các sản phẩm may mặc của nam, nữ, trẻ em và đồ
phụ kiện. Hàng ngàn hãng bán lẻ từ các hãng bán lẻ độc lập tới những hãng
bán lẻ lớn đã đến đây để tiếp cận trên 3600 nhà sản xuất cung cấp xuất và
kinh doanh quần áo, giầy dép và các mặt hàng thời trang trên toàn cầu, với
hơn 5.000 nhãn hiệu thời trang và hơn 18.500 sản phẩm thời trang. Tại Mỹ,
có đến khoảng 70% số lượng hợp đồng kinh doanh được ký kết ở các hội chợ,
triển lãm. Chỉ riêng tổng giao dịch tại hội chợ Magic Show tháng 02/2009 đã
đạt 70 tỷ USD.
Vì vậy, tất cả các loại hình doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu lớn, vừa
và nhỏ của nước ta nên tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành hàng Dệt
May được tổ chức hàng năm ở Mỹ. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xây
dựng thương hiệu cho ngành Dệt May Việt Nam, tìm kiếm khách hàng và
phát triển thị trường nước ngoài và giao lưu, gặp gỡ với các nhà sản xuất và
nhà nhập khẩu ở Mỹ. Đồng thời các doanh nghiệp cũng nên tiến hành hợp tác
tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế hàng Dệt May tại Việt Nam. Ví dụ,
Triển lãm Quốc tế Máy móc Thiết bị ngành Dệt May và Nguyên phụ liệu
2009 (AAMA-TEX VietNam 2009) tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm
80
Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2009 đã giới thiệu công nghệ,
hệ thống, máy móc, thiết bị và phụ kiện hiện đại được sử dụng trong sản xuất
hàng Dệt May của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Trong đó có hệ
thống tự động hóa của Canada và Nhật Bản, thiết bị và công nghệ cắt, may
của Italy và các công nghệ thiết kế của Israel, Mỹ và Anh. Triển lãm này đã
thu hút hơn 60 công ty từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, vì thế, đây là cơ hội
tốt để các nhà sản xuất trong ngành từ Mỹ và các quốc gia khác tìm hiểu rõ
hơn về ngành công nghiệp Dệt May nước ta.
Cho đến hiện nay, hội chợ triển lãm vẫn là một loại hình xúc tiến
thương mại được đánh giá cao.
Ứng dụng công nghệ thông tin
Việc tiếp cận thị trường có khoảng cách xa về địa lý như Mỹ sao cho có
hiệu quả mà giảm chi phí trong bối cảnh hiện nay, giao dịch qua thương mại
điện tử là một lựa chọn quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh phát huy tác dụng rất lớn ở những
quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mỹ là nước có công nghệ thông tin
rất phát triển. Hiện nay Mỹ đang tích cực khai thác và phát triển thương mại
điện tử. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng ở thị trường này sử dụng Internet
là kênh mua sắm sản phẩm may mặc chủ yếu. Vì thế, muốn hợp tác với Mỹ
nhanh chóng thì thương mại điện tử là cần thiết. Xúc tiến thương mại qua
công nghệ thông tin rút ngắn thời gian, khoảng cách và thể hiện tác phong
chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp nước ta.
Hiện nay, Viện Tin học Doanh nghiệp thuộc VCCI đang phối hợp với
Công ty CP Đầu tư và Công nghệ OSB – nhà phân phối dịch vụ tại Việt Nam
cho TraderFax.Inc có trụ sở tại Mỹ triển khai giới thiệu cho các doanh nghiệp
tổng quan về dịch vụ dữ liệu vận đơn. Khoảng 15 triệu dữ liệu vận đơn trực
tuyến trên Internet, bao gồm thông tin về xuất, nhập khẩu Việt - Mỹ, các nhà
nhập khẩu Mỹ được cập nhật thường xuyên do TraderFax sở hữu. Ngoài ra,
81
các doanh nghiệp nên tiếp tục xúc tiến qua các phương tiện khác như máy
điện thoại, máy fax và mạng toàn cầu.
Xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu
Thương hiệu liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp Dệt May xuất khẩu Việt Nam từ trước và sau khi nước ta gia nhập
WTO vẫn chủ yếu làm gia công xuất khẩu cho các đối tác Mỹ nên hiệu quả
chưa cao và không xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường có sức
tiêu thụ lớn nhất thế giới này. Do vậy, phát triển thương hiệu là việc làm cần
thiết để tạo bước ngoặt phát triển cho các doanh nghiệp của ta trên thị trường
Mỹ hậu WTO, khởi đầu cho cái nhìn mới và tích cực của các nhà nhập khẩu
và người tiêu dùng Mỹ về thương hiệu Dệt May Việt Nam.
Vì vậy, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách phát
triển thương hiệu đúng đắn, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong việc phân đoạn
thị trường và lựa chọn khách hàng mục tiêu. Mục tiêu cần hướng tới là xây
dựng thương hiệu là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín về quản lý chất lượng
sản phẩm, giao hàng nhanh, đúng hạn và có trách nhiệm cao với cộng đồng.
Đây là con đường xây dựng thương hiệu thành công của một số hãng dệt may
Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…trên thị trường Mỹ.
Để tiến hành được việc xây dựng thương hiệu thành công, các doanh
nghiệp cũng cần thực hiện song song việc nâng cao trình độ thiết kế, sáng tạo
và chủ động tìm kiếm nguyên phụ trong nước. Hiện nay, một số thương hiệu
Dệt May Việt Nam như Sanciaro, Mahattan và N&M đang xuất hiện cùng các
thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại Mỹ. Một số các doanh nghiệp khác
cũng có sự đầu tư thích đáng để phát triển thương hiệu như May Việt Tiến
đầu tư 10 tỷ đồng, Nhà Bè đầu tư tới 12 tỷ đồng, Vinatex tiếp tục xây dựng
hình ảnh và quảng bá thương hiệu trong chương trình xúc tiến thương mại
82
đầu tư năm 2010 với tổng chi phí 15 tỷ đồng.22 Bên cạnh đó, một số các
doanh nghiệp hiện nay đồng thời tìm hướng phát triển các mặt hàng cao cấp.
Đây là hướng đi đúng đắn để tránh cạnh tranh với các mặt hàng cấp thấp và
trung bình từ Ấn Độ, Bangladesh…trên thị trường Mỹ.
3.2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn an toàn sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn của Mỹ
Vốn là thị trường khó tính và không dễ dàng thâm nhập sâu rộng, Mỹ
luôn có các biện pháp tự vệ đối với hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam.
Sau khi bãi bỏ hạn ngạch, chấm dứt chương trình giám sát chống bán phá giá,
Mỹ lại dựng lên một loạt các rào cản khác như qui định về chất lượng an toàn
sản phẩm, sản phẩm dễ cháy hay đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và môi
trưởng ở Mỹ. Vì thế, trong thời gian tới, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn an
toàn sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn của Mỹ, trước hết là SA 8000 và
WRAP, là một trong những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đầu của
toàn ngành.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường nơi sản xuất, cải
tạo và xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt, nhuộm, in được trang bị hệ
thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Thứ hai, trong thời gian tới, cần xây dựng các phòng thí nghiệm hiện
đại tại Viện Dệt May để kiểm tra các sản phẩm, khắc phục các rào cản kỹ
thuật và cần phải cấp chứng chỉ an toàn cho sản phẩm trước khi xuất khẩu.
Phòng thí nghiệm này cần phải được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận.
Cụ thể, Bộ Công thương đã đưa ra Đề án xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại
đủ tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận, thay cho các
thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may đã cũ có từ những
năm 1990. Ngoài ra, đề án đã đưa ra một số giải pháp giúp DN tận dụng cơ
22 Uyên Hương (2010), Đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng tạo đột phá cho ngành dệt may,
[truy cập ngày 10/04/2010]
83
hội thu hút đơn hàng; duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền
thống, đồng thời phát triển thêm khách hàng mới.
3.2.2.4. Đảm bảo các yếu tố của quá trình sản xuất: nguyên phụ liệu –
nguồn nhân lực – công nghệ
Các doanh nghiệp Dệt May của ta vẫn phải đối mặt với những khó
khăn còn tồn tại về nguyên phụ liệu cho ngành dệt và ngành may chủ yếu
nhập khẩu, nhân công thiếu và máy móc thiết bị lạc hậu. Áp lực từ những tồn
tại này ngày càng là trở ngại với những doanh nghiệp muốn mở rộng tiếp cận
thị trường Mỹ khi áp lực cạnh tranh trên thị trường này ngày càng lớn. Vì thế,
các doanh nghiệp cần có những biện pháp thích đáng để khắc phục những vấn
đề này nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới của ngành
công nghiệp Dệt May thế giới.
Về nguyên phụ liệu
Trên cơ sở chính sách xây dựng vùng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất
và xuất khẩu của Chính phủ, hướng tới mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa, các doanh
nghiệp cần thực hiện chương trình đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu để thay
thế nhập khẩu. Một ví dụ điển hình là hiện nay, Vinatex đã làm mẫu 3 trang
trại trồng bông với diện tích 50 ha/trang trại; đồng thời, thành lập xong hợp
đồng phát triển cây nguyên liệu tập trung vào bông và một số cây nguyên liệu
cho ngành dệt. Bên cạnh đó, Vinatex đã phối hợp cùng Petro Việt Nam khởi
công xây dựng Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp có công suất 150 nghìn
tấn/năm tại Hải Phòng.
Trong giải pháp cho ngành dệt theo Qui hoạch phát triển ngành dệt
may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của Chính phủ, khi Nhà máy
Đình Vũ đặt tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất khoảng
600 tấn sợi polister/ngày dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 5/2011, sẽ cung
cấp thêm khoảng 40% nhu cầu về xơ sợi để phục vụ ngành dệt may trong
84
nước. Khi đó, ngành dệt may sẽ chủ động được khoảng 70% nguyên liệu xơ
sợi.23
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên có chiến lược hợp tác với các quốc gia
chủ yếu xuất khẩu nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May như Campuchia để
trồng bông. Các đồn điền trồng bông trước kia ở các vùng Tây Nguyên, Đắc
Lắc, Đắc Nông và Gia Lai cần được khôi phục với các hệ thống tưới tiêu
được trang bị đầy đủ và kỹ thuật trồng bông thâm canh được áp dụng. Vinatex
cũng đang chuẩn bị khởi công hai khu công nghiệp dệt nhuộm tại hai tỉnh Trà
Vinh và Thái Bình với năng suất dự kiến tổng sản lượng vải dệt mỗi năm đạt
khoảng 200 triệu m2/ năm, đồng thời được trang bị đầy đủ các công trình xử
lý nước thải và chất thải rắn độc hại, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường.
Hơn nữa, việc thiếu các nhà máy dệt thoi là vấn đề khó khăn nhất của
ngành, cho nên, một số các công ty trong tập đoàn như Việt Thắng, Dệt Nam
Định, Dệt Vĩnh Phú đã tự túc đầu tư các nhà máy dệt thoi. Nếu thành công thì
đến năm 2015, toàn ngành có khả năng đảm bảo cung cấp khoảng 70 - 80%
nguồn nguyên liệu cho thị trường trong nước.
Về công nghệ
Trước hết, cần loại bỏ các máy móc thiết bị đã hết khấu hao, nâng cấp
thiết bị kéo sợi hiện đại, tu bổ và cải tạo những thiết bị dệt lạc hậu, đồng thời
biết cách sử dụng hiệu quả các thiết bị tiên tiến của ngành may. Các doanh
nghiệp cần đầu tư thích đáng để khắc phục tình trạng mất cân đối trong việc
cung cấp thiết bị cho ngành dệt và ngành may. Ví dụ, có thể áp dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến của nhiều công ty chế tạo thiết bị Dệt May hàng đầu
của thế giới như Đức, Ý, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... như dây
chuyền LEAN nhằm đáp ứng cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,
23
Minh Tâm(2010), Năm 2011: Ngành dệt may sẽ tự đáp ứng được 70% nhu cầu xơ sợi,
nhieu-don-hang-cung-nhieu-kho-khan/95967.136139.html [truy cập ngày 11/04/2010]
85
tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập toàn cầu. Trong thời gian tới,
để hài hòa với xu hướng tiêu dùng hàng may mặc ở Mỹ là ưa thích các sản
phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ
Nano, các loại sợi vải chức năng đặc biệt, các loại nguyên liệu có nguồn gốc
thiên nhiên thân thiện với môi trường như tre, đậu tương, ngô cũng cần phải
được các doanh nghiệp xem xét.
Về nhân công
Các doanh nghiệp trước hết cần phải chú trọng đến tiêu chuẩn lao động
và nâng cao tay nghề nhân công. Trong khi Mỹ rất khắt khe về việc giao hàng
đúng hẹn, đúng tiêu chuẩn chất lượng thì Mỹ còn quan tâm đến cả tiêu chuẩn
lao động bao gồm mức lương và môi trường làm việc của nhân công sản xuất
hàng Dệt May xuất khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp cần lưu ý sắp xếp lại lao
động và qui trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng được thời
gian giao hàng của khách. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu
các biện pháp chăm lo chăm lo đời sống công nhân, thực hiện chế độ đãi ngộ
như tăng lương, tăng chất lượng bữa ăn giữa ca, hỗ trợ chỗ ở, các chế độ đãi
ngộ khi có con cái, khả năng tiếp cận các cơ hội học tập để nâng cao tay nghề.
Đây là những điều kiện cơ bản cho người lao động cần được đảm bảo nhằm
hài hòa với tiêu chuẩn SA 8000 hay WRAP của Mỹ, đồng thời thể hiện đó là
một hình thức cạnh tranh lành mạnh.
Thực tế cho thấy trình độ quản lý và lao động của các doanh nghiệp
chưa cao, chưa nắm bắt nhanh nhạy xu hướng và đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, mẫu mã sản phẩm thời trang ở Mỹ. Vì thế thời gian tới, cần phải đào
tạo nâng cao tay nghề người lao động để có thể tăng khả năng tiếp cận thông
tin, sáng tạo và có thể phát huy hết tính ưu việt của máy móc khi công nghiệp
dệt may nước nhà được đầu tư công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp có thể
tự đào tạo lấy cán bộ thiết kế thời trang và nhân công trực tiếp sản xuất hoặc
86
khuyến khích người lao động tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn tại
các trường đại học, các viện và cơ sở dạy nghề.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng lao động khan hiếm, các doanh
nghiệp nên di dời các xưởng sản xuất về các vùng nông thôn để đảm bảo tiện
đường giao thông, tạo công ăn việc làm ổn định và gần gũi với cuộc sống của
nhân công vốn hầu hết là người nông thôn. Hiện nay, đã có một số doanh
nghiệp thực hiện giải pháp này như nhà máy Dệt May Hà Nội, Dệt May Đông
Xuân và Dệt May 8/3.
3.2.2.5. Giảm tỷ trọng hàng gia công, tăng dần tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp
Trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp đã có những chính sách về tự
chủ nguyên phụ liệu, nâng cao trình độ thiết kế, đa dạng hóa mẫu mã và phát
triển thương hiệu riêng thì hoàn toàn có thể tăng dần tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp,
hạn chế việc làm hàng gia công. Bản thân từ phía khách hàng Mỹ từ lâu cũng
muốn các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu Việt Nam bán hàng theo điều
kiện FOB.
Do đó, xuất phát từ nhu cầu của bên các nhà nhập khẩu Mỹ và khả
năng của các doanh nghiệp, tăng dần xuất khẩu trực tiếp hàng Dệt May mà
không thông qua các trung gian và hạn chế không FOB lại cho các tập đoàn
lớn ở Mỹ là xu hướng điều kiện xuất khẩu trong thời gian tới. Từ đó, hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu Dệt May nước ta sang thị trường Mỹ ngày càng được
nâng cao và đóng góp lớn hơn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
3.2.2.6. Tham gia chuỗi giá trị Dệt May toàn cầu
Xu hướng chung của thương mại Dệt May thế giới là tập trung ngày
càng nhiều vào các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, từ đầu tư, sản xuất, thiết kế,
phân đoạn thị trường, tổ chức chuỗi sản xuất – cung ứng cho đến tiêu thụ sản
phẩm tiêu dùng cuối cùng. Là quốc gia xuất khẩu hàng Dệt May chiếm
khoảng 4,7% thị phần Dệt May ở Mỹ, còn tương đối ít so với tiềm năng xuất
khẩu và so với các đối thủ cạnh tranh lớn khác như Trung Quốc hay Ấn Độ,
87
Việt Nam sẽ khó có cơ hội phát triển, mở rộng hay thâm nhập vào thị trường
nước này nếu như không nằm trong chuỗi giá trị hàng Dệt May này.
Vì thế, các doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng liên kết với khách
hàng là những nhà nhập khẩu lớn, các nhà bán lẻ tại Mỹ, tham gia vào chuỗi
liên kết của họ để tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cũng như ổn định
sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Việc này cũng
góp phần làm giảm nguy cơ hàng Dệt May của ta bị Mỹ tiến hành điểu tra
chống bán phá giá hay đối mặt với những rào cản kỹ thuật mới.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần có sự thay đổi trong vị trí trong
chuỗi cung ứng giá trị của ngành dệt may toàn cầu nói chung và của Mỹ nói
riêng. Thay vì tham gia dưới hình thức gia công, dệt may xuất khẩu của Việt
Nam cần đào tạo tay nghề để có thể tham gia vào khâu lợi nhận lợi nhuận
nhiều nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên liệu và thương mại.
Vậy, Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ đã và đang thực
hiện tập trung vào các giải pháp chính như đẩy mạnh đầu tư sản xuất vải, tăng
tính thời trang hóa ngành dệt may, di dời các doanh nghiệp ra ngoài thành phố
để thu hút người lao động và xây dựng các trung tâm dệt, nhuộm, cải thiện
môi trường. Trong thời gian tới, dệt may xuất khẩu của nước ta sang Mỹ sẽ có
thể vượt qua những khó khăn, thách thức đang phải đối mặt và sẽ có những
dấu hiệu tích cực.
88
KẾT LUẬN
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành Dệt May đã có những
đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng
trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Mỹ là thị trường số một của hàng Dệt
May xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Thực tế cho thấy, cơ hội
gia tăng thị phần của hàng Dệt May vào Mỹ là rất lớn.
Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã mở ra thời kỳ mới cho
hàng Dệt May nước ta. Bên cạnh những cơ hội do thị trường Mỹ rộng mở
hơn, Dệt May xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với những trở ngại khác do
Mỹ qui định và khó khăn nhìn chung trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Dệt
May Việt Nam cần có những giải pháp đúng đắn, phù hợp để tận dụng những
thuận lợi đang có và hạn chế những thách thức khi thực hiện chiến lược mở
rộng thị phần tại Mỹ.
Đề tài đã đưa ra tình hình khái quát về Dệt May xuất khẩu của Việt
Nam, phân tích những thuận lợi và khó khăn chủ quan, khách quan đối với
hàng Dệt May xuất khẩu nước ta sang Mỹ từ khi gia nhập WTO. Qua đó, đề
tài nêu lên những giải pháp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu
dệt may nhằm phát triển mặt hàng công nghiệp này của nước ta vào thị trường
mục tiêu Mỹ trong thời gian sắp tới.
Bài khóa luận được hoàn thành là dựa trên kiến thức đã học và tìm
hiểu, nghiên cứu tài liệu. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn tận t́nh của PGS.TS. Đỗ Thị Loan trong toàn bộ quá trình viết khóa luận.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách, tạp chí, văn bản:
1. Bộ Công Thương(2008), Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT Quyết định
phê duyệt Qui hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020.
2. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách
thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
3. Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền và Đào Ngọc Tiến (2007), Quản lý hoạt
động nhập khẩu: Cơ chế, chính sách và biện pháp, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến và Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Đỗ Thị Loan (2003), Xúc tiến Thương mại Lý thuyết và Thực hành, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
6. Thân Danh Phúc (2001), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may
xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế.
7. Thủ tướng Chính Phủ (2001), Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg, Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ
chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt
Nam đến năm 2010
8. Tài liệu nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đối với xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam - Dự án VIE/61/94.
Tài liệu website:
9. Bộ Công Thương (2010), Ngành dệt may vẫn chưa hết khó khăn,
ai=5 [truy cập ngày 25/2/2010]
10. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1997), Khái quát về Luật Thương mại Mỹ, Tạp
chí điện tử,
90
[truy cập ngày
01/04/2010]
11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Thị trường máy và thiết bị ngành
dệt,
94911/tmnews_view [truy cập ngày 13/04/2010]
12. Q.Anh (2007), Dệt may Việt Nam trước nguy cơ giám sát của Hoa Kỳ:
Chờ được vạ thì má đã sưng,
sktop.aspx/Tin-DN/Tieu-
diem/Det_may_Viet_Nam_truoc_co_che_giam_sat_cua_Hoa_Ky_Cho_duoc
_va_thi_ma_da_sung.htm [truy cập ngày 12/02/2010]
13. Nguyễn Hòa Bình (2009), Về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
và tác động đến Việt Nam,
[truy
cập ngày 31/03/2010]
14. Phong Cầm (2007), Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Lọt vào tốp 10 thế
giới,
=3.html [truy cập ngày 02/02/2010]
15. Hải Châu (2007) Dệt may Việt Nam kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nguyên
liệu,
lieu/20671478/87/.html [truy cập ngày 20/2/2010]
16. Thái Chuyên (2009), Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu và xúc tiến
thương mại trong ngành,
91
TRUNG-XAY-DUNG-VUNG-NGUYEN-LIEU-VA.aspx [truy cập ngày
05/03/2010]
17. Kim Hiền, Kim Liên (2008), Giải pháp tăng tốc để phát triển ngành dệt
may hậu WTO,
trien-nganh-det-may-hau-wto/32/0/5306.star [truy cập ngày 24/03/2010]
18. Uyên Hương (2010), Đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng tạo đột phá cho ngành
dệt may,
cho-det-may/20101/31472.vnplus [truy cập ngày 10/04/2010]
19. Trịnh An Huy (2007), Nhìn lại ngành dệt may Việt Nam hội nhập: Cách
mạng công nghệ,
diem/Nhin_lai_nganh_Det-May_Viet_Nam_hoi_nhap-
Cach_mang_cong_nghe/.html [truy cập ngày 21/03/2010]
20. Hương Loan (2009), Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới,
thu-luat-moi.htm [truy cập ngày 12/04/2010]
21. Nguyễn Hồng Nhung (2009), Sự phục hồi của kinh tế thế giới năm 2009
và nhu cầu về cải tổ cơ cấu,
[truy cập ngày 15/04/2010]
22. Sở Thương mại Thái Bình (2009), Bài toán hóc búa của ngành dệt may,
2015.html [truy cập ngày 29/03/2010]
23. Minh Tâm(2010), Năm 2011: Ngành dệt may sẽ tự đáp ứng được 70%
nhu cầu xơ sợi,
khau-cua-nganh-det-may-nam-2010-nhieu-don-hang-cung-nhieu-kho-
khan/95967.136139.html [truy cập ngày 11/04/2010]
92
24. Đức Thành (2007), Cơ chế giám sát dệt may ngày càng nguy hiểm,
vneconomy.vn/69241P0C10/co-che-giam-sat-det-may-ngay-cang-nguy-
hiem.htm [truy cập ngày 12/02/2010]
25. Lệ Trần (2008), Thu hút đầu tư nước ngoài vào dệt may – Những chuyển
động tích cực,
[truy cập ngày 23/03/2010]
26. Thanh Xuân (2009), Nguồn cung hàng dệt may của Việt Nam bảo đảm, ,
Nam-bao-dam/200911/24404.vgp.html [truy cập ngày 01/03/2010]
27. The World Bank Group,
Growth.aspx?Symbol=USD [truy cập ngày 30/03/2010]
28. Global Consumer Apparel Shopping Trends (2006),
extileConsumer/TextileConsumerVolume39/+garment+consumption+trend+i
n+the+US&cd=10&hl=vi&ct=clnk&gl=vn [truy cập ngày 09/04/2010]
93
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Qui mô thị trƣờng xuất nhập khẩu hàng hóa của Hoa
Kỳ
Đơn vị: USD
Năm 2000 1999
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Theo cán cân Thanh toán 707,638 1,222,880 621,441 937,868
Tăng tuyệt đối (8,366) 5,490 (10,548) 4,546
Theo số thống kê 716,044 1,117,390 632,988 933,322
Hàng công nghiệp 571,140 933,448 513,985 804,643
Nông sản 45,866 34,615 42,711 33,392
Nhiên liệu 11,890 120,042 8,786 67,841
Một số hàng chính:
Máy TB văn phòng 42,020 84,568 36,790 76,687
Phụ tùng máy bay 13,728 5,111 13,928 5,405
Máy bay 22,236 10,747 28,524 8,328
Rượu bia 394 2,696 394 2,366
Nhôm 3,482 6,547 3,268 5,786
Thức ăn gia súc 3,459 546 3,022 518
Nghệ thuật 1,319 5,473 1,016 4,511
94
Làn giỏ xách 3,015 4,438 3,610 3,986
Bột ngũ cốc 1,200 1,609 1,199 1,471
Hoá chất, mỹ phẩm 4,868 3,260 4,485 2,867
Thuốc nhuộm 3,778 2,482 3,322 2,418
Phân bón 2,107 1,527 2,710 1,366
Phân hữu cơ 4,902 5,566 4,219 4,674
Dược phẩm 11,763 13,505 10,289 12,231
Hoá chất khác 11,260 5,231 10,167 4,633
Hoá hữu cơ 16,601 26,373 13,941 20,235
Nhựa 18,048 9,837 15,336 8,455
Thuốc lá 3,052 240 2,987 134
Quần áo 7,621 59,848 7,443 52,028
Than 2,024 746 2,104 613
Cà phê 9 2,228 8 2,304
Đồng 1,338 4,051 974 3,150
Gỗ 3,999 7,725 3,908 8,231
Ngô 433 159 4,715 151
Bông 1,735 27 779 145
Phân sơ chế 1,579 1,288 1,397 1,168
Dầu thô 425 82,135 659 45,216
95
Máy TB điện 82,247 99,907 68,411 80,429
Hải sản 2,622 9,044 2,585 8,054
Giầy dép 609 13,774 640 12,943
Đồ gỗ 4,393 17,394 4,007 14,782
Đá quý 1,163 11,311 267 9,125
Máy Công nghiệp 30,220 32,095 27,306 28,814
Thuỷ tinh 2,285 2,076 1,953 1,876
Đồ thuỷ tinh 789 1,783 662 1,666
Vàng 5,288 2,449 4,449 2,800
Da, lông thú 1,352 100 927 92
Sắt thép 5,285 14,772 4,670 12,184
Trang sức 1,439 5,942 972 5,200
Đèn thắp sáng 1,288 4,763 1,191 4,009
Khí đốt 581 1,250 263 742
Súc vật sống 763 1,651 584 1,416
Thịt 6,707 3,528 5,897 2,971
Đồ kim loai 12,307 15,207 10,248 13,205
Quặng kim loai 3,937 3,611 3,154 3,306
Máy chế biến kim loai 5,626 7,077 4,779 6,169
Khoáng sản 2,964 2,064 2,380 1,146
96
Khí đốt 377 8,601 195 6,058
Ni ken 367 1,314 196 771
Dầu thực vật 731 1,101 1,059 1,094
Quang học 2,984 3,671 2,036 2,083
Giấy 9,958 14,070 9,024 12,282
Sản phẩm dầu mỏ 5,260 22,911 2,931 12,877
Thiết bị ảnh 3,928 6,383 3,277 5,503
Hàng nhựa 7,017 7,429 5,788 6,416
Bạch kim 828 5,119 453 3,109
Sành sứ 106 1,679 99 1,548
Máy phát điện 29,825 31,259 28,033 28,881
Máy in 4,399 3,430 4,192 3,046
Bột giấy 4,209 3,109 3,154 2,332
Băng ghi âm 4,932 4,800 5,266 4,259
Gạo 761 162 858 170
Cao su 1,517 1,814 1,280 1,641
Xăm lốp cao su 2,230 4,459 2,210 4,245
Thiết bị nghiên cứu khoa học 27,893 20,101 23,303 16,011
Tàu thuyền 978 1,084 1,560 1,051
Bạch kim 584 210 725 201
97
Đậu tương 4,706 32 4,011 28
Vũ trụ 158 217 640 245
Máy chuyên dụng 28,235 20,839 22,657 19,818
Đường 3 436 4 512
TV Video 6,099 64,387 21,880 4
Vải sợi 12,455 9,718 14,061 8,535
Thuốc lá 660 1,083 502 1,235
Đồ chơi 17,706 3,334 18,455 3,026
Hàng du lịch 328 4,123 304 3,829
Rau quả 8,434 6,848 8,435 6,532
Xe cộ 132,303 52,413 148,902 49,875
Đồng hồ 3,002 323 3,226 303
Lúa mỳ 257 3,055 208 3,289
Đồ gỗ 1,719 6,737 1,583 6,579
Tái xuất khẩu 62,412 X 45,988 X
Nông sản 1,551 X 1,200 X
Hàng công nghiệp 59,997 X 44,224 X
Ma zút 201 X 115
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5355_4586.pdf