Đề tài Xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trong công ty chế biến gỗ

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất trong nền công nghiệp luôn là vấn đề mang tính nền tảng. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớn ở nước ta được hình thành với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn. Trong đó, ngành chế biến gỗ là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế đất nước. cả nước hiện có 2600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170000 lao động. giá trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng trong cả nước một thời gian dài. Năm 1996 kinh ngạch xuật khẩu đồ gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến năm 2008 đạt đến 2,8 tỉ USD và trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước trên thế giới. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợi thế do WTO mang lại xâm nhập vào thị trường mới là Mỹ, với tổng kim ngạch tăng từ 500 ngàn USD trong năm 2006 đã lên đến 1 tỷ USD năm 2008, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước. Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, thì ngành cũng là nơi phát sinh ra nguồn ô nhiễm dẫn đến công nhân trong ngành phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố có hại như: bụi, hơi khí độc, ồn . Ngoài ra ngành còn sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, đa dạng về chủng loại nên nguy cơ xảy ra các sự cố tai nạn lao động là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đã quan tâm, đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhưng tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong ngàng cũng không hề giảm, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành các quy định ATVSLĐ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) chưa cao. Chính vì thế công tác ATVSLĐ cần phải được tăng cường và củng cố, nhằm đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu cho người lao động đúng theo quy định của nhà nước mà không ảnh hưởng đến sản xuất. Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II là nhà máy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ gia dụng trực thuộc công ty lâm nghiệp sài gòn, mục tiêu hoạt động của nhà máy là phát triển ngành chế biến gỗ, đồ gỗ và đồ thủ công mỹ nghệ. Cùng với xu thế phát triển chung của ngành chế biến gỗ, nhà máy cũng có chung những vấn đề về ATVSLĐ khi sử dụng nhiều loại máy móc cơ khí, môi trường làm việc có nhiều bụi, ồn trong hầu hết các công đoạn sản xuất, hiw dung môi sinh ra trong các công đoạn phun sơn hơi dầu và keo dáng. Với sự phát triển của đời sống nhu cầu thẩm mỹ của con người cũng ngày cao, yêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng không chỉ có chất lượng mà còn phải đẹp. Để bảo vệ bề mặt và tôn thêm vẻ đẹp của gỗ, quy trình chế biến gỗ có thêm công đoạn phun sơn. Tại công đoạn phun sơn này vì có sử dụng hóa chất dùng để pha sơn nên phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm như cháy nổ, độc hại như hơi khí độc của dung môi hữu cơ. Vì người công nhân trực tiếp làm việc với hóa chất nên không thể tránh khỏi hít phải hơi độc của chúng cho nên cần có những biện pháp là nên thông thoáng nơi làm việc là thông gió, giảm được một phần nông độ hơi khí độc, do đó chủ yếu là phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo vệ toàn bộ cơ thể người công nhân tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ. Chính vì thế với đồ án phương tiện bảo vệ cá nhân, em chọn đề tài “xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trong công ty chế biến gỗ” cho đồ án của mình. Qua đó, ta có thể hiểu thêm được tầm quan trọng của phương tiện bảo vệ cá nhân để có thể sử dụng, bảo quản một cách đúng đắn , có hiệu quả, để nhằm hạn chế tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU . 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân 5 1.3. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân . 5 1.3.1. Phương tiện bảo vệ đầu 5 1.3.2. Phương tiện bảo vệ mắt 5 1.3.3. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp . 6 1.3.4. Phương tiện bảo vệ tay . 6 1.3.5. Phương tiện bảo vệ chân 6 1.3.6. Phương tiện bảo vệ thính giác (tai) 6 1.3.7. Phương tiện bảo vệ toàn thân 7 1.4. Vai trò vị trí của PTBVCN trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động 7 1.5. Tính chaát cuûa PTBVCN 7 1.6. Khi nào cần sử dụng PTBVCN . 8 1.7. Giới hạn bảo vệ của PTBVCN . 8. 1.8. Yêu cầu chất lượng của PTBVCN 9 1.9. Những văn bản Pháp quy về PTBVCN: . 9 1.10.Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong thực hiện quy định về PTBVCN 10 1.11. Trách nhiệm của NLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN. . 12 Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN SƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ . 13 2.1. Sơ lược về quy trình công nghệ phun sơn: 13 2.2. Những quy định về ATLĐ đối với công nhân phun sơn 14 2.3. Những yếu tố nguy hiểm, có hại khi phun sơn 14 2.3.1. Yếu tố nguy hiểm cháy nổ: . 14 2.3.2. Các yếu tố có hại 15 Chương 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VỀ VIỆC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 16 3.1. Xác định danh mục cấp phát PTBVCN cho NLĐ . 16 3.2. Xây dựng kế hoạch cấp phát và quản lý PTBVCN . 16 3.2.1. Xây dựng kế hoạch cấp phát 16 3.2.2. Kế hoạch quản lý PTBVCN: . 20 3.2.3. Quy định thời gian sử dụng các PTBVCN: 21 3.3. Xây dựng kế hoạch và nội dung huấn luyện về cách sử dụng PTBVCN . 22 3.3.1. Kế hoạch huấn luyện NLĐ: 22 3.3.2. Nội dung huấn luyện cách sử dụng, bảo quản PTBVCN 22 3.4. Xác định chỉ tiêu chất lượng cho từng loại phương tiện Bảo vệ cá nhân 27 3.4.1. Quần áo lao động phổ thông: . 27 3.4.2. Mũ vải: . 27 3.4.3. Khẩu trang lọc bụi 27 3.4.4. Bán mặt nạ phòng độc(một hộp lộc) . 27 3.4.5. Găng tay vải bạt 27 3.4.6. Giày vải bạt thấp cổ . 28 3.4.7. Ủng cao su . 28 3.4.8. Yếm chống hóa chất 28 3.4.9. Xà phòng . 28 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 30

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trong công ty chế biến gỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất trong nền công nghiệp luôn là vấn đề mang tính nền tảng. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớn ở nước ta được hình thành với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn. Trong đó, ngành chế biến gỗ là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế đất nước. cả nước hiện có 2600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170000 lao động. giá trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng trong cả nước một thời gian dài. Năm 1996 kinh ngạch xuật khẩu đồ gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến năm 2008 đạt đến 2,8 tỉ USD và trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước trên thế giới. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợi thế do WTO mang lại xâm nhập vào thị trường mới là Mỹ, với tổng kim ngạch tăng từ 500 ngàn USD trong năm 2006 đã lên đến 1 tỷ USD năm 2008, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước. Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, thì ngành cũng là nơi phát sinh ra nguồn ô nhiễm dẫn đến công nhân trong ngành phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố có hại như: bụi, hơi khí độc, ồn…. Ngoài ra ngành còn sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, đa dạng về chủng loại nên nguy cơ xảy ra các sự cố tai nạn lao động là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đã quan tâm, đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhưng tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong ngàng cũng không hề giảm, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành các quy định ATVSLĐ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) chưa cao. Chính vì thế công tác ATVSLĐ cần phải được tăng cường và củng cố, nhằm đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu cho người lao động đúng theo quy định của nhà nước mà không ảnh hưởng đến sản xuất. Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II là nhà máy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ gia dụng trực thuộc công ty lâm nghiệp sài gòn, mục tiêu hoạt động của nhà máy là phát triển ngành chế biến gỗ, đồ gỗ và đồ thủ công mỹ nghệ. Cùng với xu thế phát triển chung của ngành chế biến gỗ, nhà máy cũng có chung những vấn đề về ATVSLĐ khi sử dụng nhiều loại máy móc cơ khí, môi trường làm việc có nhiều bụi, ồn trong hầu hết các công đoạn sản xuất, hiw dung môi sinh ra trong các công đoạn phun sơn hơi dầu và keo dáng. Với sự phát triển của đời sống nhu cầu thẩm mỹ của con người cũng ngày cao, yêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng không chỉ có chất lượng mà còn phải đẹp. Để bảo vệ bề mặt và tôn thêm vẻ đẹp của gỗ, quy trình chế biến gỗ có thêm công đoạn phun sơn. Tại công đoạn phun sơn này vì có sử dụng hóa chất dùng để pha sơn nên phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm như cháy nổ, độc hại như hơi khí độc của dung môi hữu cơ. Vì người công nhân trực tiếp làm việc với hóa chất nên không thể tránh khỏi hít phải hơi độc của chúng cho nên cần có những biện pháp là nên thông thoáng nơi làm việc là thông gió, giảm được một phần nông độ hơi khí độc, do đó chủ yếu là phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo vệ toàn bộ cơ thể người công nhân tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ. Chính vì thế với đồ án phương tiện bảo vệ cá nhân, em chọn đề tài “xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trong công ty chế biến gỗ” cho đồ án của mình. Qua đó, ta có thể hiểu thêm được tầm quan trọng của phương tiện bảo vệ cá nhân để có thể sử dụng, bảo quản một cách đúng đắn , có hiệu quả, để nhằm hạn chế tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân 5 1.3. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân 5 1.3.1. Phương tiện bảo vệ đầu 5 1.3.2. Phương tiện bảo vệ mắt 5 1.3.3. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp 6 1.3.4. Phương tiện bảo vệ tay 6 1.3.5. Phương tiện bảo vệ chân 6 1.3.6. Phương tiện bảo vệ thính giác (tai) 6 1.3.7. Phương tiện bảo vệ toàn thân 7 1.4. Vai trò vị trí của PTBVCN trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. 7 1.5. Tính chaát cuûa PTBVCN 7 1.6. Khi nào cần sử dụng PTBVCN 8 1.7. Giới hạn bảo vệ của PTBVCN 8. 1.8. Yêu cầu chất lượng của PTBVCN 9 1.9. Những văn bản Pháp quy về PTBVCN: 9 1.10.Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong thực hiện quy định về PTBVCN. 10 1.11. Trách nhiệm của NLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN. 12 Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN SƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ 13 2.1. Sơ lược về quy trình công nghệ phun sơn: 13 2.2. Những quy định về ATLĐ đối với công nhân phun sơn. 14 2.3. Những yếu tố nguy hiểm, có hại khi phun sơn. 14 2.3.1. Yếu tố nguy hiểm cháy nổ: 14 2.3.2. Các yếu tố có hại 15 Chương 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VỀ VIỆC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 16 3.1. Xác định danh mục cấp phát PTBVCN cho NLĐ 16 3.2. Xây dựng kế hoạch cấp phát và quản lý PTBVCN 16 3.2.1. Xây dựng kế hoạch cấp phát 16 3.2.2. Kế hoạch quản lý PTBVCN: 20 3.2.3. Quy định thời gian sử dụng các PTBVCN: 21 3.3. Xây dựng kế hoạch và nội dung huấn luyện về cách sử dụng PTBVCN 22 3.3.1. Kế hoạch huấn luyện NLĐ: 22 3.3.2. Nội dung huấn luyện cách sử dụng, bảo quản PTBVCN 22 3.4. Xác định chỉ tiêu chất lượng cho từng loại phương tiện Bảo vệ cá nhân 27 3.4.1. Quần áo lao động phổ thông: 27 3.4.2. Mũ vải: 27 3.4.3. Khẩu trang lọc bụi 27 3.4.4. Bán mặt nạ phòng độc(một hộp lộc) 27 3.4.5. Găng tay vải bạt 27 3.4.6. Giày vải bạt thấp cổ 28 3.4.7. Ủng cao su 28 3.4.8. Yếm chống hóa chất 28 3.4.9. Xà phòng 28 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 1.1. Khái niệm Phương tiện bảo vệ cá nhân là các dụng cụ , phương tiện mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm , có hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất do điều kiện thiết bị , công nghệ và cách tổ chức chưa hoàn chỉnh gây ra . 1.2. Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân Bất kỳ phương tiện bảo vệ cá nhân nào cũng phải đáp ứng ba yêu cầu sau đây : - Về tính chất bảo vệ : ngăn cản hoặc làm giảm đến mức cho phép tác động của các yếu tố nguy hiểm , có hại . - Về tính chất sử dụng : nhẹ nhàng , thuận tiện , mỹ thuật . - Về tính chất vệ sinh : không độc , không gây khó chịu khi sử dụng . 1.3. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân 1.3.1. Phương tiện bảo vệ đầu Để chống chấn thương ở đầu (sọ não) do vật rơi từ trên cao xuống , do va quệt đập vào những vật treo lơ lửng , vật chướng ngại , sắc nhọn ở ngang tầm đầu công nhân làm việc trên công trường cần sử dụng mũ cứng bằng nhựa . bất cứ khi nào ở trên công trường , cũng phải đội mũ bảo hộ đặc biệt tại những khu vực đang có thi công trên cao . mũ bảo hộ phải có quai đeo để tránh bị rơi . 1.3.2. Phương tiện bảo vệ mắt Phương tiện bảo vệ mắt gồm có các loại kính và tấm chắn , trong đó kính được sử dụng phổ biến hơn. Kính bảo hộ gồm hai loại chính : - Kính trắng có tác dụng ngăn ngừa chấn thương mắt do bụi , các vật rắn và lỏng văng bắn vào mắt , khi làm các công việc như đập phá , chặt , cắt , khoan , đẽo đục mài nhẵn , đánh bóng vật liệu , vận chuyển , rót chất lỏng nóng , hoá chất. - Kính lọc sang (kính màu , kính mờ) để chống tia tử ngoại , tia hồng ngoại tia sáng mặt trời khi làm các công việc như hàn điện , hàn hơi , khi phải nhìn vào các lò nung lò đốt sấy , làm việc ngoài trời nắng chói ,v.v… - Khi sử dụng kính bảo vệ mắt phải biết rõ yếu tố cần chống để chọn đúng loại kính . 1.3.3. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Dùng để ngăn ngừa tác hại của các loại bụi và hơi , khí độc xâm nhập vào cơ Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp gồm có nhiều loại khác nhau tuỳ theo công dụng - Phương tiện lọc khí ( khẩu trang bán mặt nạ , mặt nạ ) : khẩu trang chỉ có thể lọc bụi, bán mặt nạ có thể lọc bịu và hơi khí độc tuỳ theo vật liệu chứa trong hộp lọc mặt nạ lọc được cả bụi và hơi khí độ, hiệu quả cao hơn bán mặt nạ . - Phương tiện tự cấp khí hoặc dẩn khí (bình thở) : được sử dụng ở nơi người không trực tiếp hít thở không khí được . 1.3.4. Phương tiện bảo vệ tay - Tay là bộ phận rất dể bị chấn thương trên cơ thể : rách trầy da , gãy tay , sai khớp đứt tay , bỏng tay, v.v… những công việc nguy hiểm phổ biến thường hay gây chấn thương tay như những công việc tiếp xúc với bề mặt thô , sắc hoặc lởm chởm tiếp xúc với các chất độc , ăn mòn , nóng bỏng như nhựa đường bi tum , khi làm việc với máy rung như máy khoan , đầm bê tông , sử dụng các dụng cụ điện . để đề phòng chấn thương tay , phải sử dụng các dụng cụ thủ công cầm tay đảm bảo chất lượng tốt dùng trang bị bảo vệ tay phù hợp như găng tay hay bao tay găng tay và bao tay thường làm bằng vải dày như vải bò ,vải bạt . riêng găng tay cách điện phải là găng tay cao su . 1.3.5. Phương tiện bảo vệ chân Phương tện bảo vệ chân gồm có các loại giày và ủng , kiểu giày và ủng được sử dụng tuỳ thuộc vào công dụng bảo vệ . - Để chống tác động cơ học (dẫm đinh và những vật sắc nhọn , vật liệu rơi vào chân v.v… ) có thể dùng giày da có đế giày, có tấm lót kim loại càng tốt . - Làm việc ở những chổ ẩm ướt ,lầy lội , phải tiếp xúc với những chất ăn mòn như vôi vữa , bê tông , v.v… nên sử dụng giày hay ủng bằng caosu , chất dẻo. - Làm việc ở những nơi có hoá chất độc hại như xăng , dầu , axit ,v.v… phải sử dụng các loại giày ủng đặc chủng chống lại tác hại của chúng . ở môi trường nguy hiểm về điện phải sử dụng giày, ủng cách điện. 1.3.6. Phương tiện bảo vệ thính giác (tai) Phương tiện bảo vệ tai gồm: nút tai chống ồn, nút bịt tai chống ồn… có tác dụng làm giảm cường độ ồn do va chạm cơ học, vậy lý, thiết bị máy móc… đi vào tai. Tiềng ồn gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, có thể gây ra bệnh điếc. Vì vậy phải sử dụng những thiết bị chống ồn này để tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động tiếp xúc với tiếng ồn. 1.3.7. Phương tiện bảo vệ toàn thân: là quần áo lao động phổ thông, đồng phục được thiết kế, may măc phù hợp với từng công việc của người lao động nhằm tránh nhiệt độ, thời tiết bất lợi, hóa học hoặc bắn kim loại , rò rỉ áp lực, súng phun, virus xâm nhập,  bị ô nhiễm bụi, mặc quá nhiều quần áo.. Ngoài ra còn có các loại PTBVCN khác như: phương tiện bảo vệ chống ngã cao, bảo vệ chống chết đuối, bảo vệ chống điện giật… 1.4. Vai trò vị trí của PTBVCN trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. Để đảm bảo an toàn & vệ sinh lao động ( AT - VSLĐ), khi môi trường lao động có các yếu tố nguy hiểm, có hại phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa tác hại của chúng. Tuy nhiên do những lý do khác nhau, các yêu cầu trên chưa được thực hiện hoặc dù đã thưc hiện nhưng vẫn có thể còn tồn tại hoặc tiềm ẩn những yếu tố có nguy cơ gây tai nạn hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ. PTBVCN cần thiết phải được trang bị cho NLĐ trong trường hợp này. Các giải pháp được thực hiện để đảm bảo AT - VSLĐ trong sản xuất như xử lý điều kiện vi khí hậu, chống bụi, chống hơi khí độc, chống ồn, chống rung động, ngăn ngừa các bức xạ có hại, che chắn, ngặn chặn, cách ly .... trong đó PTBVCN là giải pháp sau cùng theo trình tự các bước thực hiện. - Có tác dụng ngăn ngừa TNLĐ: Các PTBVCN có tác dụng rất quan trọng trong phòng tránh tai nạn - Có tác dụng ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp (BNN): Hiện tại Nh nước đã ban hành danh mục 25 BNN và PTBVCN có khả năng ngăn ngừa hầu hết các BNN kể trên.  1.5. Tính chaát cuûa PTBVCN - Tính pháp lý - Tính khoa học: vaän duïng nhieàu lónh vöïc KH và coâng ngheä khaùc nhau vaø khoâng ngöøng hoaøn thieän•hoïc . - Tính quần chúng: phaùt huy ñöôïc taùc duïng baûo veä phuï thuoäc nhieàu vaøo söï hieåu bieát, tính töï giaùc cuûangöôøi lao ñoäng. - Tính kinh tế: chi phí ít, thôøi gian thöïc hieän nhanh, nhöng hieäu quaû cao 1.6. Khi nào cần sử dụng PTBVCN Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phải tiếp xúc với một hoặc một số yếu tố nguy hiểm, độc hại nào đó chúng ta đều phải sử dụng PTBVCN. Các yếu tố nguy hiểm, có hại đó có thể xuất hiện khi: - Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu (như nhiệt độ cao, nhiệt độ quá thấp, áp suất, tiếng ồn , rung chuyển, tia bức xạ … vượt qúa giới hạn cho phép ).     - Tiếp xúc với hoá chất độc hại (ở dạng hơi, khí, hay dạng chất lỏng, rắn, bụi có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da, qua đường tiêu hoá gây hại cho cơ thể con người…)  - Tiếp xúc vài yếu tố sinh vật ,vi trùng độc hại,môi trường VSLĐ xấu (như virút ,vi khuẩn độc hại hoặc các yếu tố khác có thể gây bệnh truyền nhiễm, hôi thối, ýêu tố sinh học độc hại khác…) - Khi NLĐ phải làm việc trong điều kiện vị trí. tư thế thao tác bất lợi (không gian chật chội, làm việc trên cao, trong hầm lò, trên sông nước, trong rừng rậm gai góc…) hoặc các điều kiện nguy hiểm, độc hại khác... Cần xác định đầy đủ yếu tố nguy hiểm và có hại trong mỗi công việc (theo phương pháp quan sát, phỏng vấn NLĐ, khám sức khoẻ, đo đạc môi trường…) đánh giá mức độ nguy hại để đi đến quyết định cần cấp phát những loại PTBVCN gì cho NLĐ, tính năng bảo vệ của mỗi PTBVCN cần cấp phát ấy ra sao. 1.7. Giới hạn bảo vệ của PTBVCN. PTBVCN có khả năng ngăn ngừa tai nạn lao động khi yếu tố gây nguy hiểm có cường độ tác động nằm trong giới hạn bảo vệ của chúng.Với các tác nhân có thể gây bệnh nghề nghiệp, khả năng ngăn ngừa và loại trừ tác hại khi sử dụng PTBVCN ở mức cao hơn nhiều.Tuy nhiên khả năng ấy chỉ trở thành hiện thực khi NLĐ đã được trang bị đầy đủ PTBVCN có tính năng phù hợp và sử dụng đúng. 1.8. Yêu cầu chất lượng của PTBVCN - PTBVCN trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. - Như vậy PTBVCN phải vừa có khả năng bảo vệ, vừa phải đảm bảo yếu tố vệ sinh và tiện dụng. Các yêu cầu này được qui định trong tiêu chuẩn chất lượng của mỗi loại PTBVCN với cơ sở pháp lý thống nhất do cấp ngành hoặc cấp Quốc gia ban hành. Cho đến nay đã có gần 500 Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) trong lĩnh vực An toàn - Vệ sinh - Sức khoẻ được Nhà Nước ban hành trong đó có hơn 70 TCVN về PTBVCN nhưng còn thiếu rất nhiều, hiện đang được các cơ quan chức năng xây dựng, ban hành tiếp để hình thành một hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ và đầy đủ. Trong thời gian chờ đợi, với các loại PTBVCN mà TCVN chưa đề cập chúng ta có thể tham khảo từ tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế. Điều này là phù hợp vì từ 10 năm nay các Tiêu chuẩn mới của chúng ta đều được xây dựng trên cơ sở chấp nhận Tiêu chuẩn của Tổ chức này. Thời gian gần đây, trong xu thế hội nhập, ngày càng nhiều loại PTBVCN do nước ngoài sản xuất có mặt trên thị trường Việt nam. Trên bao bì hoặc trực tiếp trên sản phẩm có in tên các Tiêu chuẩn như EN, ANSI, BS, DIN, JIS v.v... Cần chú ý không phải Tiêu chuẩn nào cũng quy định các thông số định lượng. Chẳng hạn có Tiêu chuẩn nội dung chỉ đề cập đến cách Phân loại, Định nghĩa thuật ngữ, Phương pháp thử nghiệm, đánh giá… Tóm lại chỉ tiêu chất lượng của PTBVCN: - Khả năng bảo vệ - Tính vệ sinh - Tính tiện lợi khi dùng - Tính thẩm mỹ 1.9. Những văn bản Pháp quy về PTBVCN: Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống bệnh nghề nghiệp, giữ gìn sức khoẻ NLĐ  là một chủ trương, chính sách kinh tế - Xã hội lớn của Nhà Nước Việt nam. Nhà nước đả ban hành nhiều văn bản pháp quy về AT - VSLĐ ( Xem Danh mục các văn bàn Pháp quy về AT - VSLĐ ). Trong số đó có nhiều văn bản liên quan trực tiếp đến lĩnh vực PTBVCN như : - Bộ luật lao động với các điều 95,100,101 của Bộ Luật lao động quy định rõ “NLĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ PTBVCN , NSDLĐ phải đảm bảo các PTBVCN đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật “   - Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995. - Thông tư số 10/1998/TT - BLĐTBXH ngày 28/5/1998 Hướng dẫn thực hiện chế độ Trang bị PTBVCN. - Quyết định 955/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/9/1998 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội về việc Ban hành Danh mục Trang bị PTBVCN cho người LĐ làm nghề , công việc có yếu tố nguy hiểm, có hại. - Quyết định 1320/1999/ QĐ-BLĐTBXH ngày 06/10/1999 về việc bổ sung , sửa đổi danh mục PTBVCN cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại - Quyết định 722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/08/2000 về việc bổ sung, sủa đổi danh mục tang bị PTBVCN cho người lao động (NLĐ) làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. - Quyết định 205/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 21/02/2000 về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố độc hại. - Quyết định 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ Lao Động-Thương binh Xã hội về việc ban hành danh mục trang bị PTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm. độc hại 1.10.Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong thực hiện quy định về PTBVCN. Các văn bản Pháp quy của Nhà nước quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ về thực hiện AT-VSLĐ nói chung, trách nhiệm thực hiện quy định về PTBVCN nói riêng. Nội dung NSDLĐ phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về trang cấp PTBVCN gồmcác nội dung chủ yếu: - Phải mua sắm và cấp phát PTBVCN và cấp phát lại nếu PTBVCN bị mất, bị hỏng không phải do lỗi của NLĐ. Danh mục cấp phát thực hiện theo Quyết định 955/1998/QĐ - BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh - Xã hội ban hành. Tuy nhiên với một nghề công việc nhưng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hại khác (do thiết bị, do công nghệ, do tình trạng nhà xưởng, nguyên liệu sử dụng, điều kiện thời tiết, địa lý vùng lãnh thổ, do ô nhiễm của môi trường xung quanh …).Trong trường hợp này ngoài các PTBVCN theo Quyết định 955, NSDLĐ phải cấp phát bổ sung những PTBVCN cần thiết khác cho NLĐ ( căn cứ điều 101 Bộ Luật lao động ). - Phải đưa ra thời hạn sử dụng PTBVCN phù hợp. Thời hạn này căn cứ tính chất công việc và chất lượng của PTBVCN cấp phát, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở. - Phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn NLĐ sử dụng thành thạo các PTBVCN trước khi cấp phát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. Nội dung huấn luyện NSDLĐ tối thiểu phải làm cho NLĐ hiểu rõ : Khi nào phải mang PTBVCN? Cần sử dụng những PTBVCN nào trong khi làm việc ? Thực hiện các thao tác khi mang , cởi bỏ, điều chỉnh như thế nào là đúng cách ? Phương pháp bảo dưỡng , giữ gìn PTBVCN ra sao? Giới hạn sử dụng và khi nào cần loại bỏ PTBVCN. Các nội dung huấn luyện phải được kiểm tra đánh giá, NLĐ nào khi huấn luyện chưa đạt yêu cầu phải huấn luyện lại. - Phải cấp phát PTBVCN có công dụng bảo vệ phù hợp.Trước khi cấp phát phải kiểm tra lại chất lượng , đồng thời phải định kỳ kiểm tra trong quá trình NLĐ sử dụng và ghi sổ theo dõi các PTBVCN chuyên dùng có yêu cầu an toàn cao như găng cách điện, ủng cách điện , phương tiện lọc hơi khí độc, dây an toàn, phao cứu sinh v.v…  - Phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản hợp lý.không bình thường, thậm chí khó chịu. Mỗi đơn vị phải có biện pháp tuyên truyền giáo dục kết hợp hình thức hành chính cần thiết - NSDLĐ không được cấp phát tiền thay hiện vật hoặc giao tiền cho NLĐ tự mua sắm PTBVCN. PTBVCN có thực sự trở thành giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khoẻ và an toàn trong lao động phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện trách nhiệm nêu trên của NSDLĐ. Để chủ động khi thực hiện, NSDLĐ cần xây dưng kế hoạch PTBVCN cho đơn vị mình.Trong đó phải xác định các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong từng công việc, xây dựng danh mục trang cấp phù hợp, xác định yêu cầu chất lượng, kế hoạch mua sắm, huấn luyện, cấp phát, tổ chức quản lý kiểm tra theo dõi thực hiện. Mỗi đơn vị cần có bản quy chế quy định về việc cấp phát, sử dụng, bảo quản, khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện quy định về trang bị PTBVCN .Trước khi ban hành cần lấy ý kiến công đoàn cơ sở và phổ biến rộng rãi để NLĐ thực hiện. 1.11. Trách nhiệm của NLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN. Để thực hiện tốt quy định về PTBVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NSDLĐ và NLĐ. - NLĐ khi đã được trang cấp PTBVCN thì bắt buộc phải sử dụng PTBVCN theo đúng quy định trong khi làm việc. Không được sử dụng PTBVCN vào mục đích riêng, sai mục đích. - NLĐ phải biết được tác hại nếu không mang PTBVCN. Phải biết giới hạn bảo vệ, cách thực hiện các thao tác khi mang vào, tháo ra, điều chỉnh, vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản PTBVCN theo huấn luyện của NSDLĐ. - Bằng trực quan, trước mỗi khi sử dụng NLĐ cần kiểm tra sự toàn vẹn của PTBVCN mình sẽ dùng. Điều này là bắt buộc khi sử dụng các PTBVCN có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguy hại có thể gây tai nạn tức thời như dây an toàn, găng ủng cách điện, phương tiện phòng chống hơi khí độc.... - Khi chưa được cấp phát PTBVCN, hoặc cấp phát không đủ, không phù hợp  NLĐ cần phải phản ánh, yêu cầu NSDLĐ xử lý. - Mỗi NLĐ cần thấy rằng khi mang PTBVCN thì ít nhiều cũng có cảm giác không bình thường, thậm chí khó chịu. nhưng nếu không sử dụng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của chính bản thân mình, vì vậy phải tự giác sử dụng. - Theo quy định chung NLĐ sẽ phải bồi thường khi làm hỏng, làm mất PTBVCN mà không có lý do chính đáng. Tùy theo quy định của mỗi đơn vị, NLĐ phải trả PTBVCN khi không còn làm việc tại đơn vị nữa nếu NSDLĐ yêu cầu. Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN SƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ 2.1. Sơ lược về quy trình công nghệ phun sơn: Sơ lược quy trình làm việc Phun sơn Xếp chi tiết Pha sơn Vận chuyển sơn Để thực hiện công việc phun sơn phải qua các bước sau : Sấy khô Bước 1: sơn , dung môi các hóa chất khác được vận chuyển từ kho hóa chất vào khu vực sơn Bước 2: công nhân kỹ thuật tiến hành pha chế các hóa chất theo tỉ lệ nhất định. Bước 3: sơn sau khi pha chế sẽ được cho vào bình chứa sơn Bước 4: các chi tiết cần sơn được sắp xếp lên dây chuyền sơn Bước 5: công nhân dùng súng phun tiến hành phun lên chi tiết Bước 6: chi tiết phun xong được đưa vào khu vực sấy để sấy khô Quy trình ứng dụng của công đoạn phun sơn là làm sạch bề mặt gỗ bằng giấy nhám và chà theo thớ gỗ, chờ khô, sơn một lớp lót, chờ khô rồi chà lại giấy nhám loại mịn hơn nữa và lặp lại 2 lần công đoạn này để có kết quả tốt hơn, cuối cùng sơn phủ, chọn chủng loại mờ hay bóng tùy thích. Với kỹ thuật tiên tiến con người tạo ra nhiều loại sơn có tác dụng ngăn động nước và thấm nước để bảo vệ gỗ khỏi nấm móc, bụi bẩn mà không ảnh hưởng đến nét riêng, màu sắc của gỗ, các lớp sơn khô nhanh, lớp sơn có màng dày chịu được nước nóng, rượu, nước sốp, cà phê…. Phun sơn là công đoạn cuối cùng để hoàn tất sản phẩm gỗ làm cho sản phẩm đẹp hơn, đa dạng hơn với nhiều màu sắc, sơn nhiều lớp để tạo độ bóng, sáng cho sản phẩm và điều này cũng dẫn đến phát sinh nhiều nguy cơ trong quá trình sản xuất. Con người sử dụng những sản phẩm đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ của mình nhưng đó lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người lao động làm công việc này phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu của hơi khí độc, làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Mặc dù đây là công đoạn độc hại nhưng công nhân chưa ý thức tự bảo vệ mình vì họ không hiểu hết các mối nguy hiểm, có hại trong công đoạn phun sơn và cũng không được huấn luyện về ATVSLĐ đối với công việc của mình đang làm. Chính vì thế nên trong xưởng phun sơn lun có những quy định an toàn đối với người công nhân phun sơn. 2.2. Những quy định về ATLĐ đối với công nhân phun sơn. Quy định an toàn trong công việc sơn - Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát đúng theo quy định của tiêu chuẩn nhà nước. - Không hút thuốc hoặc làm các công việc sinh nhiệt tại khu vực sơn. - Không ăn uống tại nơi làm việc - Cấm đùa giỡn trong lúc làm việc - Phải đậy kín thùng hóa chất khi không sử dụng. - Không được sử dụng dung môi pha sơn để rửa tay, máy móc và thiết bị - Lượng sơn tại khu vực làm việc không vượt quá lượng dùng cho một ca làm việc. - Sơn và phụ liệu phế thải không được đổ ra ngoài phải cho vào thùng sắt và làm sạch trong ca sản xuất, đề phòng tự cháy - Sau ca làm việc phải tắm rửa sạch sẽ. 2.3. Những yếu tố nguy hiểm, có hại khi phun sơn. 2.3.1. Yếu tố nguy hiểm cháy nổ: - Trong quá trình sơn có sử dụng các loại dung môi như: xăng, khí gas…thường tạo ra môi trường có nồng độ nguy hiểm cháy nổ cao. Nếu hệ thống thông gió hoạt động không tốt hoặc bị hư hỏng, các thiết bị điện tại khu vực này không phải là lỗi thiết bị phòng nổ hoặc khi có ngọn lửa trần sẽ gây ra cháy, nổ - Các thùng chứa dung môi làm bằng tôn, trong quá trình sản xuất do bị dich chuyển ma sát trực tiếp với sàn bê tông tạo ra tia lửa có thể bị cháy - Các giẻ lau, bìa carton, bao bì có dính sơn trong các ca sản xuất không được thu dọn ngay khi gặp nguồn lửa sẽ gây cháy. - Các quạt thông gió tại khu vực sơn không được vệ sinh thường xuyên nên khi có sự cố động cơ của quạt sẽ gây ra cháy. - Việc tập trung các chất dể cháy như sơn dung môi… với số lượng, khối lượng lớn tại khu vực phun sơn mà không có giải pháp bảo vệ, cách ly cũng là nguồn gây cháy nguy hiểm. - Cháy nổ còn xảy ra khi không tuân theo các quy định an toàn máy nén khí - Cháy do điện: ổ cắm, mối nối dây, cầu dao… tiếp xúc kém, phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ. Ngoài ra còn các yếu tố nguy hiểm khác như: vấp ngã do thiết bị, bán thành phẩm để bừa bộn. Đối với những yếu tố nguy hiểm này cần có những biện pháp về kỹ thuật, tổ chức để có thể ngăn ngừa những tai nạn lao động do những yếu tố nguy hiểm đó gây ra. Tuy nhiên ta sẽ không đề cập chúng trong đồ án này. 2.3.2. Các yếu tố có hại - Hơi khí độc: trong quá trình sơn sử dụng nhiều dung môi, các dung mooi này rất dễ bay hơi có hại cho sức khỏe con người. Khi hít phải dung môi hữu cơ có thể gây ảnh hưởng cấp tính (ngay lập tức) cũng như ảnh hưởng mãn tính (tiếp xúc lâu dài tích lũy thành bệnh) đối với sức khỏe người lao động - Bụi sơn: là bụi hóa học tổng hợp, bao gồm các hóa chất có trong sơn để làm cho màu sắc của sơn tươi hơn, nhanh khô hơn, chống vi khuẩn và rêu móc, đây cũng là một chất rất độc hại đối với cơ thể người lao động. Khi dùng súng phun sơn sẽ có một lượng bụi sơn thoát ra do sơn bay ra không bám vào sản phẩm trong quá trình sơn. Nếu hít thở nhiều bụi sơn thì ngoài những tác hại của bụi nói chung như làm giảm khả năng hô hấp, gây bệnh viêm mũi, họng, khí quản còn phải tính đến khả năng nhiễm độc hóa chất. - Nhiệt độ: nhiệt độ trong khu vực sơn cao sẽ làm tăng khả năng bay hơi của các dung môi hữu cơ, làm cho nồng độ hơi dung môi cao hơn bình thường, người lao động cũng phải hít thở nhiều hơn do đó sẽ hít thở nhiều hơi khí độc hơn. Ngoài ra, nhiệt độ cao sẽ làm người lao động tiết nhiều mồ hôi, lỗ chân lông nở ra, khi phun bụi sơn và hơi dung môi sẽ bám vào da dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn. Từ những yếu tố độc hại này, ngoài hệ thống thông gió thì trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân là việc làm rất cần thiết vì phương tiện bảo vệ cá nhân có thể làm hại chế mắc bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động của công nhân trong quá trình làm việc tại khâu phun sơn này. Chương 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VỀ VIỆC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 3.1. Xác định danh mục cấp phát PTBVCN cho NLĐ Dựa vào “Quyết định 68/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội” và tùy vào tính chất công việc phun sơn phát sinh ra yếu tố độc hại để ta có thể xác định được danh mục cấp phát PTBVCN cho công nhân phun sơn. Tên nghề, công việc (số lượng NLĐ làm việc) Tên trang bị PTBVCN Phun sơn, lau dầu, đánh vec-ni... - Quần áo lao động phổ thông; - Mũ vải - Găng tay vải bạt; - Giầy vải bạt thấp cổ; - Bán mặt nạ phòng độc; - Khẩu trang lọc bụi; - Ủng cao su ; - Yếm chống hóa chất; - Xà phòng. 3.2. Xây dựng kế hoạch cấp phát và quản lý PTBVCN 3.2.1. Xây dựng kế hoạch cấp phát Xây dựng kế hoạch cấp phát, sử dụng và quản lý PTBVCN phải dựa vào những yếu tố sau đây: - Các văn bản pháp luật về PTBVCN: Thông tư số 10/ 1998; Quyết định 68/2008… - Kế hoạch cũ về việc cấp phát, sử dụng và quản lý PTBVCN của phân xưởng - Số lượng NLĐ trực tiếp và người sử dụng lao động (NSDLĐ): 30 người - Đo đạc môi trường lao động để biết được mức độ ô nhiễm: nồng độ bụi, hơi khí độc, hóa chất, nhiệt độ… phát sinh trong quá trình lao động. - Công việc NLĐ phải làm: đào móng, đổ bê tông, xây tô… - Chất lượng PTBVCN. (tính bảo vệ, tiện lợi, dễ sử dụng…) - Giá thành sản phẩm + chiết khấu (%). - Quy định thời gian làm việc của công ty. - PTBVCN còn lại của năm trước và dự trữ chúng. - kiến nghị, ý kiến của NSDL Từ bản kế hoạch ta có thể xác định được các loại PTBVCN cần cấp phát; chi phí cho việc cấp phát… Bảng 1: Chi phí PTBVCN cấp phát cho công việc trong 1 năm Danh mục PTBVCN Số NLĐ được cấp Số lượng cấp 1 lần (bộ,cái,đôi)/người Số lần cấp phát/năm Giá tiền (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Quần áo lao động phổ thông 30 2 1 85.000 5.100.000 Mũ vải 30 2 2 8.000 960.000 Găng tay vải bạt 30 2 2 12.000 1.440.000 Giày vải bạt thấp cổ 30 2 2 78.000 9.360.000 Khẩu trang lọc bụi 30 2 4 16.000 3.840.000 Bán mặt nạ phòng độc 30 1 4 30.000 3.600.000 Yếm chống hóa chất 30 2 2 16.000 1.920.000 Ủng cao su 30 1 2 47.000 2.820.000 Xà phòng 30 1 2 8.000 480.000 Tổng chi phí PTBVCN cấp phát: 29.520.000 Thành tiền = số NLĐ x Số lượng cấp cho 1 người x Số lần cấp phát x Giá tiền Sau khi cấp phát PTBVCN cho người lao động, thí ta cũng phải dự trữ một lượng PTBVCN trong kho để khi trong quá trình làm việc PTBVCN của người công nhân bị hư hỏng do công việc mang lại thì ta có thể dùng cấp lại cho công nhân để vừa không ảnh hưởng đến năng suất lao động vừa bảo đảm sức khỏe cho người công nhân. Cho nên ta cũng tính chi phí cho lượng PTBVCN dự trũ này. Bảng 2: Chi phí PTBVCN dự trữ cho công việc Danh mục PTBVCN Số lượng (bộ,cái, đôi) Giá tiền (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Quần áo lao động phổ thông 10 85.000 850.000 Mũ vải 15 8.000 120.000 Găng tay vải bạt 15 12.000 180.000 Giày vải bạt thấp cổ 10 78.000 780.000 Khẩu trang lọc bụi 20 16.000 320.000 Bán mặt nạ phòng độc 15 30.000 450.000 Yếm chống hóa chất 15 16.000 240.000 Ủng cao su 10 47.000 470.000 Xà phòng 15 8.000 120.000 Tổng chi phí PTBVCN dự trữ: 3.530.000 Bảng 3: Tổng chi phí cho việc trang bị PTBVCN cho NLĐ Danh mục PTBVCN Số lượng (bộ,cái, đôi) Giá tiền (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Quần áo lao động phổ thông 70 85.000 5.950.000 Mũ vải 135 8.000 1.080.000 Găng tay vải bạt 135 12.000 1.620.000 Giày vải bạt thấp cổ 130 78.000 10.140.000 Khẩu trang lọc bụi 260 16.000 4.160.000 Bán mặt nạ phòng độc 135 30.000 4.050.000 Yếm chống hóa chất 135 16.000 2.160.000 Ủng cao su 70 47.000 3.290.000 Xà phòng 75 8.000 600.000 Tổng chi phí cho việc trang bị PTBVCN cho NLĐ: 33.050.000 Đây là tổng chi phí mà công ty phải bỏ ra để mua sắm phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân làm việc trong khâu , công đoạn phun sơn. Với tổng số tiền là: 33.050.000 VĐN. Đây cũng chỉ là số tiền mà công ty bỏ ra tạm thời để sau đó công ty sẽ đạt được hiệu quả kinh tế ẩn là đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, làm người lao động yên tâm làm việc, để nâng cao năng xuất lao động. Ngoài ra phương tiện bảo vệ cá nhân giúp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời giúp công ty tránh đi một lượng chi phí bỏ ra khi phải xử lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bồi thường cho người lao động…. 3.2.2. Kế hoạch quản lý PTBVCN: - NSDLĐ phải tổ chức hướng dẫn NLĐ sử dụng thành thạo các PTBVCN thích hợp trước khi được cấp phát và phải kiểm tra chặc chẽ việc sử dụng. (Thông tư số 10/1998/TT – BLĐTBXH) - Các PTBVCN quần áo lao động phổ thông, mũ chống chấn thương sọ não, găng tay vải bạt, giầy vải bạt thấp cổ, quần áo đi mưa, xà phòng sẽ được cấp phát theo quy định về số lần cấp phát của công ty và do NLĐ tự bảo quản. NLĐ phải có trách nhiệm giữ gìn các PTBVCN được cấp phát. - Các PTBVCN dây an toàn chống ngã cao, phao cứu sinh sẽ được công ty bảo quản và cấp phát khi cần dùng đến. - Nếu trong quá trình làm việc NLĐ nào do gặp sự cố làm hư hỏng PTBVCN thì sẽ được công ty cấp phát mới. - NLĐ khi được trang bị PTBVCN thì phải sử dụng trong quá trình làm việc, không được sử dụng vào mục đích riêng. Nếu NLĐ cố tình vi phạm làm hư hại, làm mất PTBVCN được cấp phát mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị trừ vào tiền lương tháng (đúng bằng với giá của sản phẩm mà công ty mua để cấp phát) để công ty trang bị mới lại cho NLĐ đó. 3.2.3. Quy định thời gian sử dụng các PTBVCN: NSDLĐ căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của PTBVCN. (Thông tư số 10/1998/TT – BLĐTBXH). Sau khi đã tham khảo ý kiến công đoàn công ty và dựa trên hạn sử dụng của sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp cùng với những kinh nghiệm về PTBVCN sau nhiều năm, công ty đã quy định về thời gian sử dụng cho từng PTBVCN như sau: Danh mục PTBVCN Thời gian sử dụng (tháng) Quần áo lao động phổ thông 12 Mũ vải 3 Găng tay vải bạt 3 Giày vải bạt thấp cổ 6 Khẩu trang lọc bụi 3 Bán mặt nạ phòng độc 3 Yếm chống hóa chất 6 Ủng cao su 6 Xà phòng Theo yêu cầu nhà sản xuất 3.3. Xây dựng kế hoạch và nội dung huấn luyện về cách sử dụng PTBVCN 3.3.1. Kế hoạch huấn luyện NLĐ: - Huấn luyện lần đầu: hằng năm công ty Xây dựng số I sẽ tổ chức huấn luyện lần đầu vào tháng 1 cho những NLĐ mới học nghề, thử việc tại công ty. Thời gian huấn luyện ít nhất là 2 ngày. - Huấn luyện định kỳ: hằng năm công ty sẽ tổ chức huấn luyện định kỳ vào giữa tháng 6, để NLĐ nắm vững về cách sử dụng, bảo quản PTBVCN. 3.3.2. Nội dung huấn luyện cách sử dụng, bảo quản PTBVCN: NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn NLĐ với mục đích sử dụng thành thạo đúng quy cách cho từng loại PTBVCN thích hợp trước khi được cấp phát và phải kiểm tra chặc chẽ việc sử dụng. (Thông tư số 10/1998/TT – BLĐTBXH). Phương tiện bảo vệ cá nhân: các phương tiện bảo vệ cá nhân cần phải trang bị cho công nhân phun sơn: quần áo lao động phổ thông, mủ vải, găng tay vải bạt, giày vải bạt thấp cổ, bán mặt nạ phòng độc, khẩu trang lọc hơi hóa chất. ● Yêu cầu khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân Khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cần tuân theo những yêu cầu sau đây : - Sử dụng đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với nghề và công việc theo quy định . - Sử dụng đúng mục đích , đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân . - Bảo quản, vệ sinh các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng phương pháp để đảm bảo được thời gian sử dụng quy định . - Biết cách kiểm tra phát hiện các phương tiện bảo vệ cá nhân không đạt yêu cầu hoặc hư hỏng để loại bỏ , thay thế kịp thời . - Nếu làm hư hỏng hoặc mất phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, thì phải bồi thường nếu không có lý do chính đáng . Sử dụng cụ thể như sau: 3.3.2.1. Quần áo lao động phổ thông: thường thì là đồng phục của công ty có in hình logo của công ty, chất liệu vải phù hợp với công việc phun sơn, quần áo gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc áo để dễ thao tác, đặc biệt phải phủ kín khít người để tránh hóa chất tiếp xúc vào da… 3.3.2.2. Mủ vải: ngăn ngừa bụi sơn và hơi dung môi bám vào tóc, da đầu, sử dụng như mũ thông thường. Giặt sạch sau khi sử dụng, nếu rách thì thay mới. 3.3.2.3. Khẩu trang lọc bụi: Khẩu trang lọc bụi (3M-9001A) có tác dụng ngăn chặn bụi sơn không dầu xâm nhập vào cơ quan hô hấp gây ảnh hưởng đến súc khở NLĐ; là loại khẩu trang lọc bụi có tẩm vật liệu hấp thụ như than hoạt tính để lọc hơi khí hóa chất có nồng độ thấp. - Sử dụng : các bước thực hiện đeo khẩu trang: Chọn size và điều chỉnh dây chun cho phù hợp với khuôn mặt. + Bước 1: Khẩu trang có dây mang qua đầu, nên kéo giãn dây lên miệng và mũi. Bảo đảm thanh kẽm nằm phía trên. + Bước 2 : Kéo sợi dây đầu tiên qua đầu, điều chỉnh cho dây nằm trên đỉnh đầu và trên 2 tai. + Bước 3 : Kéo sợi dây còn lại qua đầu nằm dưới mang tai. + Bước 4 : Dùng 2 tay điều chỉnh thanh kẽm để tạo độ kín với mũi. - Bảo quản: + Thường xuyên giũ sạch bụi sau khi dùng. + Có thể giặt với nước xà phòng, nhưng tránh vò. + Tránh tác động làm biến dạng khẩu trang; khi bị rách, độ kín khít kém thì nên thay mới. 3.3.2.4. Bán mặt nạ phòng độc(một hộp lộc): chống sự xâm nhập của hơi, khí hóa chất hữu cơ vào cơ thể con người - Sử dụng : các bước thực hiện + Bước 1: Mở móc dây phía dưới ra, đeo mặt nạ lên mũi và miệng. + Bước 2: Kéo sợi dây đầu tiên qua đầu sao cho dây nằm trên phía đỉnh đầu. + Bước 3: Kéo 2 dây còn lại qua sau cổ và móc chúng vào nhau. + Bước 4: Điều chỉnh dây để đạt độ kín khít an toàn. - Bảo quản: + Nút kính các lỗ ở hộp lọc khi không dùng và cất ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Khi hiệu suất lọc độc kém và không đảm bảo độ kín khít thì không nên dùng nữa. + Lau, giặt sạch sau mỗi lần sử dụng. + Được kiểm tra định kì khả năng hoạt động của mặt nạ. 3.3.2.5. Găng tay vải bạt: Bảo vệ tay khỏi bị chai khi cầm súng phun và ngăn không cho sơn khi phun ra bám vào tay. Sử dụng như găng tay thông thường, giặt sạch thường xuyên giặt với nước xà phòng, khi bị rách, bị mài mòn thì đề nghị cấp mới. 3.3.2.6. Giày vải bạt thấp cổ: Ngăn không cho sơn bị rơi vải trong quá trình làm việc bám vào chân, làm việc ở tư thế đứng nên mang giày còn giúp bảo vệ bàn chân khỏi bị bệnh chân bẹt. sử dụng như giầy thông thường phải mang ngay ngắn, không đạp gót giày. - Nguyên tắc mang giầy: giầy phải phù hợp với kích thước bàn chân, không được quá lỏng hay quá chật; các dây của giầy phải được cột chặt để không bị rơi ra ngoài khi leo cột hay đứng làm việc trên cột. - Bảo quản: + Giầy phải được vệ sinh trước khi bảo quản. + Đặt giầy ở nơi sạch sẽ, không có các chất lỏng dễ trơn trượt như nhớt. + Tránh các hóa chất và nguồn nhiệt làm giảm độ bền của giầy. 3.3.2.7. Ủng cao su: có tác dụng chống thấm nước, chống hóa chất ăn mòn da chân. - Cách sử dụng: mang vào phải ngay ngắn, bảo đảm độ kín không cho hóa chất bám dính vào chân công nhân. - Bảo quản: Sau khi sử dụng phải vệ sinh theo đúng cách nhằm loại bỏ được sự dính bám của hóa chất. 3.3.2.8. Yếm chống hóa chất: bảo đảm độ kín không cho axit bám dính vào cơ thể công nhân. Sau khi sử dụng phải vệ sinh theo đúng cách nhằm loại bỏ được sự dính bám của axit. 3.3.2.9. Xà phòng: có tác dụng diệt khuẩn cho da, cơ thể người lao động. - Cách sử dụng: phải rửa sạch toàn bộ bề mặt từ mu bàn tay, kẽ tay ngón tay, móng tay, lòng bàn tay, cổ tay. Sau khi đi làm về có thể dùng để tắm sạch thân thể. - Cách bảo quản: để chỗ mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời 3.4. Xác định chỉ tiêu chất lượng cho từng loại phương tiện Bảo vệ cá nhân 3.4.1. Quần áo lao động phổ thông: - Phải đủ độ dài phù hợp với kích cỡ vóc dáng, chiều cao NLĐ. - Vải phải loại tốt, độ dày phù hợp, có khả năng cách nhiệt tốt. - Quần áo bị rách, sờn, bạc màu phải loại bỏ 3.4.2. Mũ vải: - Vải phải phải mềm, nhẹ, dễ sử dụng, tiện lợi, thẩm mỹ, có thể bao phủ hết tóc của người lao động. 3.4.3. Khẩu trang lọc bụi - Hiệu quả lọc bụi 85% với độ kín khít - Có nhiều lớp vải: lớp lọc bụi, than hoạt tính và lớp thấm mồ hôi tạo sự thỏa mái khi sử dụng. -Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, tiện lợi, thẩm mỹ, trọng lượng nhẹ, độ bền tốt. - Ít gây cản trở tầm nhìn - Không ảnh hưởng đến việc mang PTBV mắt, chống ồn, đầu khi cần thiết 3.4.4. Bán mặt nạ phòng độc(một hộp lộc): - Mặt bao che của PTBVHH vận hành theo chu trình kín có nhiệm vụ bao che kín mũi, mồm ( hoặc cả mắt, mặt ) tạo sự ngăn cách kín giữa cơ quan hô hấp với môi trường bên ngoài. - Vật liệu chế tạo có đặc tính mềm, nhẹ., ñaøn hoài nhö cao su, neopren… vaø khoâng gaây dò öùng da. -Tương thích với kính bảo vệ mắt. -Đeo chắc chắn nhưng không gây trở ngại khi làm việc. 3.4.5. Găng tay vải bạt: - Dày 0.5 – 0.8 mm. - Bền kéo đứt theo chiều dọc > 170 kG. - Bền kéo đứt theo chiều ngang > 130 kG. - Độ bền mài mòn > 1300 vòng thử trên máy mài. - Bền xé rách > 10 kG. - Găng phải mềm mại, nhẹ, vừa vặn với tay người mang. Găng bị rách, thủng… thì phải loại bỏ. 3.4.6. Giày vải bạt thấp cổ - Giày phải có khả năng chống trơn trượt bằng cách thử vời dung dịch glyxerin. Bề dày của lớp glyxerin ít nhất là 0.1 mm. Tốc độ trượt trong quá trình đo 0.2 – 0.25 m/s. -Gọn nhẹ. -Vừa vặn với chân của công nhân. - Lớp đế dày bị mòn, bề mặt ngoài bị thủng, rách thì phải loại bỏ 3.4.7. Ủng cao su Vừa vặn với người công nhân -Dễ dàng di chuyển khi làm việc -Ngăn được hóa chất tác động vào cơ thể 3.4.8. Yếm chống hóa chất -Vừa vặn với người công nhân. -Không gây vướng víu khi thao tác. -Ngăn được hóa chất tác động vào cơ thể. 3.4.9. Xà phòng: - Phải đảm bảo khả năng diệt khuẩn tốt. - Đảm bảo tính vệ sinh KẾT LUẬN Tóm lại, Việc trang bị phương tiện đúng, đủ và đảm bảo chất lượng sẽ hạn chế được những tác động của điều kiện lao động xấu đến sức khỏe của người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra; tránh việc sử dụng, cấp phát các phương tiện không đảm bảo chất lượng. Khi đã trang bị các PTBVCN đảm bảo được vấn đề an toàn vệ sinh nơi phân xưởng thì công nhân sẽ yên tâm làm việc, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ổn định và không ngừng tăng lên. Không những thế, việc đảm bảo đựợc môi trường làm việc tốt thì uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều, từ đó sẽ thu hút được nguồn lao động trong đó có cả những người lao động giỏi. Để phương tiện bảo vệ cá nhân có thể đạt được hiệu quả cao, phát huy đầy đủ tất cả các đặc tính vốn có của nó thì việc lập kế hoạch cấp phát, mua sắm,huấn luyện định kỳ của công ty là hết sức quan trọng. Việc trang bị đúng nguyên tắc, phù hợp với từng loại công việc và đảm bảo chất lượng sẽ hạn chế được những tác động của môi trường lao động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra. Phương tiện bảo vệ cá nhân còn có các nhược điểm như làm vướn víu trong khi làm việc, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho người lao động không thường xuyên sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động, bên cạnh đó chi phí cho việc trang bị cũng khá cao và phải cấp phát định kỳ. Do đó, biện pháp tốt nhất để bảo vệ cho người lao động chính là cải thiện điều kiện lao động, hạn chế sự ô nhiễm trong môi trường lao động ngay tại nguồn bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất cũng như trong công tác bảo hộ lao động. Vì vậy, là một kỹ sư an toàn vệ sinh lao động của công ty ta phải thường xuyên nhắc nhở và trao đổi qua các lớp huấn luyện lần đầu cũng như huấn luyện định kỳ thật tốt để người lao động hiểu rõ hơn về công dụng, đặc tính và lợi ích của mình khi sử dụng các phương tiện, làm cho người lao động thấm nhuần câu nói “ an toàn là trên hết” . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Thông tư số 10/1998/LĐTBXH – TT Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. [2]. Thông tư 37/2005/ TT – BLĐTBXH Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. [3]. Quyết định 955/1988/QĐ – BLĐTBXH ngày 22/09/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành danh mục trang bị PTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, có hại. [4]. Quyết định 1320/1999/QĐ – BLĐTBXH ngày 06/10/1999 về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang bị PTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. [5]. Quyết định 722/2000/QĐ – BLĐTTBXH ngày 02/08/2000 về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang bị PTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. [6]. Quyết định 205/2002/QĐ – BLĐTBXH ngày 21/02/2002 về việc bổ sung, sửa đổi danh mục trang bị PTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố độc hại. [7]. Quyết định 68/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành danh mục trang bị PTBVCN cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. [8]. TCVN 6407 – 1998 Mũ an toàn công nghiệp. [9]. TCVN 6412 – 1990 Giầy chống trượt. [10]. Lê Đình Khải. Bài giảng phương tiện bảo vệ cá nhân. [11]. Trần Thị Quỳnh Vi- Luận văn tốt nghiệp- Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ tại nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II. Xây dựng chương trình huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức cho NLĐ, điển hình tại công đoạn phun sơn. [12]. Tài liệu trên Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trong công ty chế biến gỗ.doc
Luận văn liên quan