Đề tài Phát triển du lịch quốc tế tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thứ nhất, những năm gần đây ngành du lịch phát triển với tốc độ vượt bậc, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiề u quốc gia cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu về du lịch của con người ngày càng tăng cao kéo theo những sự phát triển của ngành cũng như làm thay đổi xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới. Đồng thời, là m phát sinh nhiều loại hình du lịch mô hình kinh doanh du lịch mới. Bên cạnh những tác động tích cực do sự phát triển của hoạt động du lịch mang lại cho nền kinh tế và xã hội cũng có không ít những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường.

pdf90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch quốc tế tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng hoá sản phẩm du lịch với các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng để thoả mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tƣợng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch. Cụ thể hoá những định hƣớng nói trên, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể khai thác thị trƣờng quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng, Tây Âu, Bắc Mỹ. Bên cạnh đó khôi phục và khai thác các thị trƣờng truyền thống các nƣớc SNG, Đông Âu. Mặt khác, cần có những phƣơng án kịp thời điều chỉnh định hƣớng thị trƣờng khi có biến động. Một công tác khác cũng không thể lơ là là sát sao đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam, gắn sản phẩm với thị trƣờng và không ngừng đa dạng hoá cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch Việt Nam. Định hướng về đầu tư phát triển du lịch Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn…Chỉ số cơ sở hạ tầng đƣợc đo bằng độ dài và chất lƣợng đƣờng sá, dịch vụ vệ sinh, cấp nƣớc và xe lửa. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du lịch Việt Nam. Cùng với tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao thông không hợp lý trên một số tuyến du lịch làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp. Có năm yếu tố tạo nên sự thành công của ngành du lịch, đó là: phƣơng tiện giao thông (Accesibility); cơ sở tiện nghi (Amenities); điểm thắng cảnh (Attraction); các dịch vụ hỗ trợ (Ancilliary services) và điều chỉnh của Chính phủ (Adjustment). Đầu tƣ du lịch là đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng đƣợc ba trong số năm điều kiện trên. Vì vậy, cần tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác đầu tƣ phát triển du lịch với những chính sách ƣu đãi, hƣớng đầu tƣ vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hƣớng phát triển ƣu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan môi trƣờng, các di tích lịch sử, văn hoá…Tập trung đầu tƣ du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch. Định hướng về phát triển nguồn nhân lực du lịch Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch quốc tế và khu vực là vấn đề có tính chiến lƣợc của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đƣa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải phát triển một cách có hệ thống cả về số lƣợng và chất lƣợng. Định hướng về hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế Trong xu thế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế cũng nhƣ đời sống xã hội, Việt Nam không thể đứng ngoài vòng hội nhập đó. Để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần tăng cƣờng chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá, đa phƣơng hoá hợp tác phát triển du lịch với các nƣớc, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tƣ và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam. 3. Mục tiêu phát triển du lịch quốc tế trong thời gian tới Mục tiêu tổng quát Phát triển nhanh và bền vững làm cho du lịch quốc tế thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập trung đầu tƣ có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lƣợng cao, giàu bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh. Từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 đƣa du lịch Việt Nam vào nhóm nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực; phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lƣợng cao; đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và văn hoá. Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc những định hƣớng trên, mục tiêu phát triển du lịch của Việt Nam trƣớc mắt là: - Tăng cƣờng thu hút khách du lịch quốc tế: Phấn đấu năm 2010 đón 5,5 – 6 triệu lƣợt khách quốc tế, tăng ba lần so với năm 2000, nhịp độ tăng trƣởng bình quân 11,4%/năm và 25 triệu lƣợt khách nội địa, tăng hơn hai lần so với năm 2000[40]. - Nâng cao nguồn thu nhập cho du lịch: Dự tính thu nhập du lịch năm 2010 đạt 4- 5 tỷ USD; đƣa tổng sản phẩm du lịch năm 2010 đạt 6,4% tổng GDP của cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân thời kỳ 2001 – 2010 đạt 11 – 11,5%/năm. Kết hợp chặt chẽ với các ngành và địa phƣơng để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ[40]. Với mục tiêu trên, trong năm 2005 du lịch Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu và thu hút đƣợc hơn 3,4 triệu lƣợt khách, tăng 18,4 % so với cùng kỳ năm 2004; 6 tháng đầu năm 2007, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 2,15 triệu lƣợt ngƣời, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2006, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 20,7 tỷ đồng[40]. - Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Xây dựng 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; chỉnh trang, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phƣơng, đến năm 2010 cần có 130.000 phòng khách sạn (xây mới cho thời kỳ 2006 – 2010 là 50.000 phòng). Nhu cầu vốn đầu tƣ đến năm 2010 cần 2,5 tỷ USD, trong đó đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng khu du lịch là 1,58 tỷ USD[40]. - Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội: Phấn đấu đến 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội[40]. - Du lịch còn phải đảm bảo mục tiêu về phát triển du lịch quốc tế bền vững, tăng tốc độ phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trƣờng, gìn giữ các giá trị truyền thống, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, bảo tồn các phẩm chất tốt đẹp của ngƣời Việt Nam. II. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và giải pháp đối với Việt Nam Trong những năm qua, một số nƣớc trong khu vực với xuất phát điểm và điều kiện tƣơng tự nƣớc ta nhƣng nhờ có những chính sách đầu tƣ, cơ chế quản lý và những biện pháp phát triển du lịch thích hợp, đã đƣa ngành du lịch lên mức phát triển khá cao, đƣợc du khách và các chuyên gia về du lịch của thế giới đánh giá cao. Trong số các quốc gia đó, phải kể đến sự thành công của Thái Lan. Sự phát triển của du lịch Thái Lan là một tấm gƣơng sáng cho các nƣớc trong khu vực học hỏi, trong đó có Việt Nam. Những kinh nghiệm quý báu của ngành du lịch Thái Lan có thể đƣợc rút ra từ các chính sách phát triển chung của Tổng cục du lịch Thái Lan TAT. Những bài học đó đƣợc rút ra từ sự thành công cũng nhƣ những hạn chế của ngành du lịch Thái Lan. Và những bài học đó là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam để Việt Nam xây dựng những giải pháp và đƣờng lối để phát triển ngành du lịch non trẻ của mình. 1. Kinh nghiệm từ sự phát triển của Thái Lan 1.1. Chất lượng dịch vụ du lịch hoàn hảo Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, Thái Lan đã bắt tay vào làm du lịch từ rất sớm và ngày nay đƣợc mệnh danh là “cƣờng quốc du lịch” của khu vực. Chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo, cách làm du lịch chuyên nghiệp là một trong những ƣu thế vƣợt trội thu hút khách du lịch đến Thái Lan. Các dịch vụ du lịch của Thái Lan, từ dịch vụ chuyên chở khách du lịch, dịch vụ lƣu trú đến hƣớng dẫn du lịch và các dịch vụ bổ trợ cho ngành du lịch cũng đƣợc thực hiện một cách chu đáo và hoàn hảo, tạo thuận lợi tối đa cho khách du lịch. Ngƣời dân Thái Lan nhận thức đƣợc du lịch là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho quốc gia và cá nhân mình nên ý thức làm du lịch của họ rất rõ ràng. Bản thân ngƣời Thái Lan cũng là những ngƣời có bản tính hiền lành và thân thiện, điều đấy đƣợc thể hiện qua cách làm du lịch của họ. Đến với Thái Lan, ta sẽ thấy đó thực sự là mảnh đất của những nụ cƣời (“Land of Smiles”), bởi đâu đâu, ngƣời làm du lịch hay ngƣời dân cũng đón tiếp khách du lịch với nụ cƣời rạng rỡ trên môi. Điều đầu tiên du khách sẽ ấn tƣợng đó là cung cách phục vụ của các hãng hàng không Thái Lan, đúng nhƣ slogan của Thai Airways “Smooth as silk” (“mềm mại nhƣ lụa”). Cung cách ấy đƣợc thể hiện trong từng hành động cử chỉ phục vụ khách du lịch của tiếp viên hàng không Thái. Chỉ riêng cách nhân viên chắp tay cúi chào đã làm cho hành khách cảm thấy mình đƣợc tôn kính. Các nam nữ tiếp viên phục vụ nhiệt tình và lịch sự không phân biệt khách Thái, ngƣời da trắng hay da màu. Cung cách phục vụ ấy là đặc trƣng của ngƣời Thái Lan trong du lịch. Đến tất cả các điểm du lịch, trên đƣờng phố, khu giải trí, khách sạn, nhà hàng, khách du lịch đều đƣợc đón tiếp một cách nồng hậu, cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Những điều tƣởng chừng rất đơn giản nhƣ vậy nhƣng du lịch Việt Nam cũng chƣa làm đƣợc. Nhân viên phục vụ du lịch của chúng ta vẫn cáu gắt với khách du lịch và đôi khi có sự phân biệt giữa khách hạng sang và khách hạng thƣờng, hay giữa những ngƣời da trắng và da màu. Những dịch vụ trong du lịch bao gồm nhƣ: đăng ký visa, vé máy bay, đăng ký khách sạn, thuê xe, hƣớng dẫn du lịch đều đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp hoàn hảo. Chỉ riêng việc làm thủ tục hải quan của Thái Lan cũng đáng để ta học hỏi. Dù du khách rất đông nhƣng chỉ sau khoảng 10 phút là đã làm xong thủ tục nhập cảnh, nhân viên hải quan rất cởi mở và nhiệt tình. Thủ tục đăng ký visa của Thái Lan rất nhanh gọn, không gây phiền toái gì cho khách du lịch. Đối với khách du lịch đi chữa bệnh, tại bệnh viện còn có dịch vụ gia hạn visa cho những khách có visa hết hạn. Hiện nay, chúng ta đã có những bƣớc tiến đáng kể trong việc cải cách những thủ tục liên quan đến khách du lịch nhƣ thủ tục hải quan, thủ tục visa…Nhƣng so với Thái Lan thì thủ tục của chúng ta vẫn còn quá rƣờm rà và phức tạp. Chúng ta cần tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với ngƣời và hành lý của khách du lịch phù hợp với khả năng quản lý của nƣớc ta và thông lệ quốc tế. Cải tiến quy trình, tăng cƣờng trang thiết bị hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra ngƣời và hành lý; sửa đổi, bổ sung các quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch (đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, quầy thông tin du lịch…). Cho đến nay Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân của các nƣớc ASEAN và một số nƣớc khác. Điều này đã có một tác động rất lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Trên cơ sở những bƣớc đầu nhƣ vậy, Việt Nam cần nghiên cứu và xúc tiến để miễn visa cho khách du lịch ở những thị trƣờng trọng điểm khác. Có thể thấy, chất lƣợng dịch vụ là một trong những yếu tố cơ bản tạo ƣu thế vƣợt trội và lợi thế cạnh tranh to lớn, là nền tảng vững chắc để phát triển du lịch quốc tế. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần thiết phải nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch của mình, từ dịch vụ đón đƣa khách đến các dịch vụ hƣớng dẫn du lịch và lƣu trú nhằm thoả mãn những nhu cầu của khách, thu hút khách du lịch quốc tế đến với đất nƣớc xinh đẹp của chúng ta. 1.2. Loại hình du lịch đa dạng Trong kinh doanh du lịch, quan trọng nhất là biết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đƣợc nhiều lƣợt khách du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú của khách du lịch. Một trong những biện pháp hữu hiệu là đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch hƣớng tới làm phong phú và đảm bảo chất lƣợng của các sản phẩm và dịch vụ có thể kích thích đƣợc nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch. Để thu hút khách du lịch đến với đất nƣớc mình, Thái Lan đã không ngừng nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch và đa dạng hoá các hình thức du lịch. Trong một tour du lịch Thái thƣờng kết hợp các loại hình du lịch khác nhau để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch. Có thể kể đến các hình thức du lịch mà Thái Lan có thế mạnh nhƣ:  Du lịch sinh thái (Ecotourism) Những năm gần đây, xu hƣớng đi du lịch sinh thái ngày càng phát triển vì du khách ngày càng muốn gần gũi thiên nhiên. Cơ quan quản lý du lịch Thái Lan và các bộ phận tƣ nhân đã nhanh chóng nắm bắt đƣợc xu hƣớng này của khách du lịch và đã có những hình thức hợp lý để phát triển hình thức du lịch này. Thái Lan đƣợc tạo hóa ban tặng những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những cảnh tự nhiên hoang dã thích hợp để phát triển loại hình du lịch này. Thái Lan đã trở thành một điểm đến quen thuộc của những du khách yêu thích khám phá và tìm hiểu tự nhiên. Trong suốt những thập kỷ phát triển du lịch, những hoạt động nhƣ xe đạp leo núi, thả bè trên sông, cắm trại, ngắm chim chóc, tự nhiên, lặn biển, leo núi đá…đã phát triển trong những khu du lịch tự nhiên của Thái Lan. Và hiện tại nó lại càng đƣợc chú ý hơn do phần lớn khách du lịch thích đến những miền đất hoang dã, ít ngƣời đặt chân đến. Những hoạt động du lịch sinh thái nhƣ vậy có ở hầu hết các vùng miền của Thái Lan, nổi bật là khu vực núi ở phía Bắc, Đông và Nam của Thái Lan. Việt Nam cũng có những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những điểm tham quan lý thú nhƣng hiện nay ở Việt Nam, loại hình du lịch sinh thái chƣa phát triển. Hầu hết chỉ là sự phát triển tự phát và manh mún, chỉ lợi dụng những gì sẵn có mà không có sự đầu tƣ lâu dài cũng nhƣ kế hoạch bảo vệ và phát triển những nguồn tài nguyên đó. Vì vậy, trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, Việt Nam cần phải có kế hoạch phát triển cụ thể cũng nhƣ quy hoạch địa bàn phát triển loại hình du lịch này.  Du lịch mạo hiểm (Adventure tourism) Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều du khách muốn khám phá và thử thách bản thân mình qua những hình thức du lịch mạo hiểm. Nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách du lịch, Chính phủ cũng nhƣ Tổng cục du lịch Thái Lan đã nghiên cứu và đầu tƣ để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm. Với tài nguyên rừng núi cũng nhƣ thác ghềnh sông ngòi, Thái Lan đã đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng nhƣ những biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách tham gia du lịch mạo hiểm. Các loại hình du lịch mạo hiểm nhƣ lƣớt sóng, chèo thuyền vƣợt thác ghềnh, leo núi hay đi xe đạp xuyên rừng đã đƣợc triển khai ở hầu hết các tỉnh thành có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này. Dự báo trong tƣơng lai không xa, đây sẽ là loại hình du lịch phát triển và thu hút khách nhiều nhất trong các loại hình du lịch của Thái Lan. Việt Nam với địa hình lắm đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới cũng nhƣ các khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia rộng lớn, với hơn 3000 km bờ biển tạo nên bức tranh phong cảnh sinh động trải dài từ bắc đến nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu khai thác loại hình du lịch này nhƣng việc phát triển còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch này trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung khảo sát và quy hoạch những địa điểm, khu vực thích hợp cho việc tổ chức các chƣơng trình du lịch mạo hiểm. Đồng thời chúng ta cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, xác định đƣợc các đoạn thị trƣờng và khách hàng mục tiêu để có chiến lƣợc quảng bá và thu hút khách. Song song với các công tác trên là sự cần thiết phải hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng, phát triển và chào bán các chƣơng trình du lịch mạo hiểm và công tác bảo vệ cảnh quan môi trƣờng tại những nơi tổ chức du lịch mạo hiểm.  Du lịch hoa: Du lịch hoa là một loại hình du lịch tự nhiên, du khách đƣợc tạo điều kiện để cảm nhận giá trị cũng nhƣ tìm hiểu, nghiên cứu những bí ẩn của các loài hoa trong thiên nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế du lịch hoa không chỉ nhắm tới giá trị các loài hoa trong tự nhiên mà còn đƣợc hiểu theo nghĩa rộng với các công viên hoa chuyên đề, các làng hoa cây cảnh truyền thống đặc trƣng cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền nơi có những đặc trƣng địa lý khác nhau. Thái Lan với khí hậu và địa hình đa dạng đã tạo ra hệ sinh thái và thảm thực vật đa dạng phong phú. Nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách du lịch muốn gần gũi với thiên nhiên, Tổng cục du lịch Thái Lan đã phát triển loại hình du lịch hoa và đƣa vào các tour du lịch. Trong thời gian ngắn, loại hình du lịch này thu hút đƣợc sự quan tâm, trí tò mò của du khách và đã đạt đƣợc những thành công đáng kể. Việt Nam là đất nƣớc có sự đa dạng cao về các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học. Sự đa dạng này cũng thể hiện ở các loài hoa. Hoa ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, trong đó ở những lãnh thổ địa lý, các tỉnh thành khác nhau sẽ có những loài hoa đặc trƣng. Đất nƣớc ta có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch hoa nhƣ vậy nhƣng thực trạng phát triển hoa còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Để có thể phát triển loại hình du lịch này, Việt Nam cần chú trọng xây dựng phát triển các vùng hoa, các công viên của bản địa chuyên đề gắn với các địa danh nổi tiếng và có truyền thống về hoa; xây dựng những chính sách khuyến khích phục hồi các làng hoa, cây cảnh truyền thống, các lễ hội gắn với hoa.  Du lịch MICE MICE là viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thƣởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). MICE là loại hình du lịch hiện đại dựa trên sự kết hợp của các hoạt động hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thƣởng của các công ty cho nhân viên hoặc đối tác hoặc khách hàng thân thuộc v.v... Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, thị trƣờng du lịch MICE toàn cầu hàng năm có trị giá khoảng 300 tỷ USD, và tạo ra một guồng máy hoạt độn kinh tế trị giá 5.490 tỷ USD, chiếm khoảng 10,5% GDP thế giới, thu hút khoảng 214 triệu việc làm. Lợi điểm của du lịch MICE là mang lại giá trị cao gấp 6 lần so với loại hình du lịch thông thƣờng vì các đoàn khách MICE thƣờng rất đông, có khi đến vài trăm khách và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thƣờng. Đây là ngành đem lại nguồn khách lớn, có gia trị kinh tế cao, sử dụng tổng hợp các dịch vụ: phòng họp, hội nghị, lƣu trú, tiệc…tại các khách sạn và dịch vụ của các hãng lữ hành nhƣ phƣơng tiện vận chuyển, hƣớng dẫn, các tour du lịch tham quan kết hợp… Nắm bắt đƣợc xu hƣớng này, ngành du lịch đã bắt tay vào làm loại hình du lịch này từ rất sớm. Một mặt Thái Lan có những tiền đề để phát triển loại hình du lịch này nhƣ cơ sở hạ tầng hiện đại, có những trung tâm hội nghị, hội chợ triển lãm lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó là thủ tục xuất nhập cảnh của Thái Lan thuận tiện, nhanh chóng và đội ngũ nguồn nhân lực hùng hậu chuyên phục vụ du lịch MICE... Du lịch MICE đã rất phát triển trên thế giới và Thái Lan, nhƣng đối với Việt Nam là loại hình du lịch còn mới mẻ. Trong những năm gần đây Việt Nam đã phát triển loại hình du lịch này nhƣng thực tế, hiện tại Việt Nam đang vấp phải rất nhiều khó khăn nếu muốn đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch này. Đó là những khó khăn về cơ sở hạ tầng, về kinh nghiệm tổ chức, khai thác. Đặc biệt là hiện nay tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh các trung tâm hội nghị, triển lãm nào có đủ tầm cỡ mang tính khu vực và quốc tế nhƣ ở các nƣớc Thái Lan, Singapore, Malaysia…còn rất thiếu. Để phát triển loại hình du lịch MICE, Việt Nam không thể chỉ dựa vào hệ thống khách sạn từ 3 – 5 sao hiện có tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số điểm du lịch khác. Nhất là trong bối cảnh lƣợng khách quốc tế vào Việt Nam ngày một tăng thì nhanh thì hệ thống khách sạn cao cấp này cũng thƣờng xuyên hết phòng. Các tổ chức nƣớc ngoài muốn chọn Việt Nam là nơi tổ chức một hội nghị quốc tế hay một triển lãm tầm cỡ thì cũng khó có thể chọn đƣợc một nơi nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của họ. Điều quan trọng nữa là Việt Nam vẫn chƣa hình thành đƣợc một tổ chức chuyên nghiệp về MICE để điều phối hoạt động của loại hình du lịch này. Hiện tại cũng đã có những hoạt động về MICE nhƣng đó chỉ là những hoạt động đơn lẻ của một số khách sạn, công ty nên không phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế. Nhƣ vậy, việc sớm cho ra đời một tổ chức chuyên nghiệp của loại hình kinh doan này và sớm xúc tiến, kêu gọi đầu tƣ xây dựng các trung tâm triển lãm, hội chợ, hội nghị quốc tế mang tầm khu vực và quốc tế nhƣ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới là những việc làm rất cấp thiết. Đây cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong những năm tới. 1.3. Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả của Thái Lan Theo thống kê của Cơ quan du lịch Thái Lan TAT, hàng năm Thái Lan đón một lƣợng khách quốc tế trên 10 triệu lƣợt ngƣời, tỷ lệ du khách quay trở lại nƣớc này khoảng 40 -50 %[47]. Điều này cũng dễ hiểu bởi công nghiệp du lịch Thái Lan năng động và luôn bắt kịp thị hiếu của du khách. Đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công đó là chính sách xúc tiến quảng bá du lịch. Công tác xúc tiến quảng bá phát triển du lịch đƣợc thực hiện bởi Cơ quan du lịch Thái Lan TAT. TAT hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài. Trong tổ chức bộ máy, TAT có quy định rất rõ về nhân sự bao gồm số lƣợng và vị trí công tác của các đại diện tại trung ƣơng và địa phƣơng tại mỗi văn phòng đại diện. Do vậy, các chính sách và công tác quản lý thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa chính sách vĩ mô và điều kiện triển khai của từng địa phƣơng. Công tác xúc tiến quảng bá đặc biệt tại các thị trƣờng quốc tế đƣợc ngành du lịch Thái Lan rất quan tâm và tổ chức đồng bộ từ việc mở văn phòng đại diện tại các thị trƣờng trọng điểm đến hoạt động thăm dò ý kiến khách du lịch để tạo ra sản phẩm đặc trƣng thu hút khách, thống kê các hiệu ứng thị trƣờng để có những chính sách phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xúc tiến đối với từng thị trƣờng cụ thể. Thông qua TAT, ngành du lịch Thái Lan dành nguồn kinh phí khá lớn cho hoạt động xúc tiến thị trƣờng, các văn phòng đại diện hàng năm đƣợc cấp khoảng 0,5 triệu USD cho hoạt động xúc tiến, vì vậy việc triển khai xúc tiến quảng bá du lịch tới các thị trƣờng đƣợc tiến hành tƣơng đối đồng bộ[47]. Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia và thu hút khách du lịch, còn có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan du lịch Thái Lan với đại diện cơ quan ngoại giao và hãng hàng không quốc gia thông qua hoạt động quảng bá truyền thống dân tộc, sự kiện thể thao, đặc biệt tận dụng vai trò trung tâm trong khu vực ASEAN. Dịch vụ cung cấp thông tin cho khách du lịch của Thái Lan cũng rất tốt. Tại các sân bay, các điểm du lịch đều có Trung tâm hỗ trợ thông tin cho khách, cung cấp nhiều loại ấn phẩm giới thiệu các sản phẩm du lịch cụ thể và đa dạng. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch của đất nƣớc. Hiện nay công tác này của Việt Nam thật sự yếu kém. Từ những kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam cần có những biện pháp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nƣớc mình cũng nhƣ cung cấp thông tin du lịch nƣớc ta tới du khách một cách thƣờng xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể: Thứ nhất, cần nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tƣợng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trƣờng thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo. Thứ hai, thƣờng xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế ở nƣớc ngoài; đồng thời tổ chức hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế ở trong nƣớc; phối hợp với các ngành, địa phƣơng, đơn vị liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trƣờng. Thứ ba, đầu tƣ ngân sách hơn nữa trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Cần quảng bá du lịch Việt Nam nhƣ một thƣơng hiệu của một đất nƣớc với cảnh thiên nhiên đẹp và hoang sơ, với một nền văn hoá mang đậm tính lịch sử truyền thống và nhân văn, một đất nƣớc Việt Nam với “vẻ đẹp tiềm ẩn” (“The hidden charm”). Nếu không có sự đầu tƣ về ngân sách, chắc chắn công tác này sẽ không thể thực hiện đƣợc hoặc thực hiện mà không đạt hiệu quả nhƣ mong đợi. Chúng ta nên đầu tƣ thuê những công ty quảng cáo quốc tế chuyên nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến với thế giới; quảng bá trên những phƣơng tiện thông tin đại chúng quốc tế nhƣ BCC,CNN…và những tạp chí du lịch có tên tuổi trên thế giới. Thứ tư, tiến hành thiết lập những đại diện du lịch Việt Nam ở những nƣớc là đầu mối giao lƣu quốc tế và thị trƣờng trọng điểm nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. Tại mỗi văn phòng đại diện cần có những chiến lƣợc hoạt động cụ thể để không ngừng quảng bá du lịch Việt Nam. Thứ năm, nhóm các giải pháp quảng bá qua các công cụ chính nhƣ quảng bá qua website, email nhằm giới thiệu về hình ảnh đất nƣớc con ngƣời, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội sự kiện văn hoá du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam, kết nối các đoạn chƣơng trình để khách hàng dễ truy cập, nắm bắt thông tin cũng nhƣ liên hệ; kết nối với các trang web nổi tiếng nhƣ Google, MSN… 1.4. Chính sách giá cả trong du lịch Thái Lan Giá du lịch Thái Lan có thể nói là một trong những giá du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Từ vé máy bay đến khách sạn, rồi đến các dịch vụ, mua sắm trên đất nƣớc Thái Lan đều rất rẻ. Đó là lý do tại sao du khách trong khu vực từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc đến các nƣớc ở lục địa khác đều đổ xô đến Thái Lan. Vậy lý do vì sao giá du lịch Thái Lan lại rẻ nhƣ vậy? Câu trả lời đó là: cùng xuất phát điểm nhƣ Việt Nam nhƣng chính phủ Thái Lan đã sớm bắt tay vào làm du lịch từ nhiều năm trƣớc. Ngành du lịch luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía chính phủ, từ việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đƣờng sá, khách sạn, các điểm du lịch cho đến việc ban hành các chính sách và thể chế hợp lý khuyến khích mọi thành phần kinh tế cũng nhƣ nhân dân làm du lịch. Hơn nữa, các công ty du lịch của Thái Lan đƣợc chuyên môn hoá và có mối liên kết rất chặt chẽ với nhau tạo thành những chuỗi, những tập đoàn du lịch. Chính phủ Thái Lan còn có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Điều này đã khiến các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh mà không phải lo đƣơng đầu với những biến động trên thị trƣờng thế giới nhƣ giá xăng dầu tăng hay giá thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng tăng. Chính vì những lý do trên mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Thái Lan luôn giữ mức giá tour ổn định. Các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở hạ tầng khác cũng đƣợc đầu tƣ lâu dài và đang trong quá trình khai thác, chịu mức khấu hao thấp, không nhƣ ở Việt Nam các khách sạn phải chịu mức khấu hao rất lớn. Điều này cũng làm giảm giá thành của các tour du lịch đến Thái Lan. Để có thể cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan về chính sách giá cả, Việt Nam cần có những biện pháp về tài chính, về đầu tƣ cũng nhƣ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan. Cụ thể: Chính sách tài chính: ƣu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế nhập khẩu tƣ liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch, vật tƣ phục vụ du lịch mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc không đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hoá cơ sở du lịch theo nhu cầu du khách. Trƣớc mắt ƣu tiên vốn vay đầu tƣ đối với các dự án ƣu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia. Nhà nƣớc cần có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện, nƣớc trong kinh doanh khách sạn đồng thời phải tiến hành rà soát điều chỉnh các phƣơng pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch. Tăng cƣờng quản lý áp dụng thống nhất chính sách một giá trong phạm vi cả nƣớc. Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, Do đó, cho phép kinh doanh du lịch quốc tế đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi khuyến khích xuất khẩu. Chính sách đầu tư: Nhà nƣớc cần có chính sách đầu tƣ hợp lý phát triển kết cấu hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, các khu du lịch quốc gia cũng nhƣ các điểm du lịch quốc gia, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi, hẻo lánh; đồng thời chú trọng đầu tƣ xúc tiến quảng bá du lịch. Trên cơ sở xem xét các thế mạnh và tốc độ phát triển của từng vùng, từng lĩnh vực, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tƣ cho sự phát triển du lịch ở từng địa phƣơng, áp dụng chính sách ƣu đãi đầu tƣ trong nƣớc đối với các lĩnh vực, ngành nghề, dự án trọng điểm đầu tƣ du lịch. Tăng cường phối hợp liên ngành: Là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng nên muốn du lịch phát triển đem lại lợi ích quốc gia cần có sự phối hợp hành động giữa các ngành với ngành Du lịch dƣới một sự chỉ đạo tập trung thống nhất. Chúng ta cần nghiên cứu tiếp tục đổi mới vai trò và hoạt động của ban chỉ đạo nhà nƣớc về du lịch, nhất là sự phối hợp đồng bộ hiệu quả trong công tác hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện. Hơn nữa, các bộ, ngành nhƣ môi trƣờng, đầu tƣ, giáo dục, chính quyền địa phƣơng phải tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, các quy định và cử đại diện vào các Uỷ ban liên ngành để cùng phối hợp quản lý, giám sát sự hoạt động và kịp thời có những điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Nhƣ vậy, nếu có sự liên kết giữa các ngành hàng không, các cơ sở lƣu trú và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì việc tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả là một điều không quá khó để thực hiện. 1.5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển du lịch Công nghệ thông tin hiện đang phát triển cả về cơ sở hạ tầng và dịch vụ viễn thông, công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm. Rất nhanh chóng, công nghệ thông tin và du lịch đã trở thành hai đối tác gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật và để đáp ứng đƣợc nhu cầu thu hút, đảm bảo vị trí trong thế phát triển cạnh tranh, du lịch Thái Lan áp dụng nhanh chóng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại trong các lĩnh vực hoạt động, từ quy hoạch thiết kế công trình du lịch, các công nghệ dịch vụ du lịch đến các dịch vụ hạ tầng giao thông, bƣu chính viễn thông, ngân hàng…để tạo sự hài lòng cho khách du lịch. Đặc biệt là trong lĩnh vực vui chơi giải trí và mua sắm đƣợc các nhà đầu tƣ áp dụng triệt để nhằm tạo cảm giác “bằng lòng trả tiền” của du khách. Chính quyền tại các khu vực phát triển du lịch đầu tƣ lớn để ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý du lịch nhƣ Hội đồng thành phố Pattaya có hệ thống camera khá hiện đại để giám sát quản lý nhiều điểm tập trung đông khách du lịch trên địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và vận hành các Trung tâm thông tin du lịch để cung cấp các sản phẩm du lịch ấn tƣợng đã thực sự tạo môi trƣờng thuận lợi cho du khách. Thực tế việc ứng dụng khoa học kỹ thuật ở nƣớc ta hiện nay còn rất nhiều tồn tại do nguồn vốn của Việt Nam còn hạn chế, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại một cách đồng bộ chƣa thể thực hiện một sớm một chiều. Vì vậy, trƣớc mắt chúng ta chỉ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào những khâu cơ bản của quá trình phát triển du lịch nhƣ công tác tuyên truyền quảng bá du lịch. Để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch có hiệu quả chúng ta cần:  Phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm xúc tiến du lịch – thƣơng mại tại các địa phƣơng với các trung tâm tin học trong việc thống nhất cơ chế cung cấp thông tin trên website chung của Tổng cục du lịch, đồng thời với việc duy trì và quảng bá website du lịch riêng của các địa phƣơng.  Tiếp tục duy trì các hoạt động hỗ trợ miễn phí cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành qua việc cung cấp các thông tin cơ bản của doanh nghiệp trên các website chính thức của Tổng cục du lịch Việt Nam với cơ chế linh hoạt; quảng bá rộng rãi hơn đối với các website mới lập để đông đảo khách du lịch đƣợc biết đến.  Giới thiệu rộng rãi hơn nữa các giải pháp, công nghệ đã nghiên cứu và ứng dụng, sẵn sàng chuyển giao công nghệ khi các đơn vị có nhu cầu.  Chủ động hơn nữa trong việc hỗ trợ các Hiệp hội du lịch tại các tỉnh trong công tác tuyên truyền quảng bá ứng dụng công nghệ thông tin. Ngoài ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch, chúng ta cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quy hoach, thiết kế và quản lý các công trình du lịch cũng nhƣ phát triển các ngành dịch vụ bổ trợ nhƣ ngân hàng, bƣu chính viễn thông… 1.6. Phát triển nguồn nhân lực Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, muốn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nói chung và ngành du lịch quốc tế nói riêng, chúng ta phải huy động các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định là nguồn lực con ngƣời. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời trong sự phát triển, ngay từ rất sớm Thái Lan đã có những chính sách để phát triển nguồn lực này. Thái Lan có các trƣờng đào tạo chuyên nghiệp cũng nhƣ có các khóa học để không ngừng nâng cao nhận thức cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lƣợng lao động trong ngành du lịch. Trong khi đó, nguồn nhân lực phục vụ du lịch quốc tế của chúng ta thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải phát huy những thành tích đã đạt đƣợc và hạn chế những khuyết điểm, yếu kém trong việc đào tạo nhân lực. Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, chế độ đãi ngộ nhân tài và quy định về lƣơng, thƣởng phù hợp. Thực hiện chƣơng trình phát triển nhân lực dài hạn giai đoạn 2002 – 2015. Bên cạnh đó hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch. Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, từng bƣớc hiện đại hóa công tác thống kê nhân lực du lịch và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về đào tạo, bồi dƣỡng du lịch. Thứ hai, tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch. Chúng ta cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với các chức danh và cấp bậc ngành nghề du lịch nhƣ tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp vụ, giám đốc sở, giám đốc doanh nghiệp du lịch, tiêu chuẩn nghề du lịch làm cơ sở cho ngƣời học, cơ sở đào tạo và ngƣời sử dụng lao động. Thứ ba, chúng ta phải xây dựng quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch toàn quốc. Trƣớc hết, thành lập các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ du lịch. Song song việc đào tạo là nâng cấp cơ sở đào tạo hiện có, đầu tƣ mới một số cơ sở đào tạo trọng điểm đạt tiêu chuẩn quốc tế ở các địa phƣơng là trọng điểm du lịch và nơi có xu hƣớng phát triển mạnh du lịch. Đồng thời, hình thành bộ phận đào tạo du lịch ở các trƣờng nghề ở địa phƣơng và khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Phối hợp các công tác trên với việc tăng cƣờng liên kết các cơ sở đào tạo du lịch trong và ngoài mạng lƣới. Thứ 4, tăng cƣờng xã hội hóa mạnh công tác đào tạo du lịch. Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nƣớc và khuyến khích các thành phần kinh tế, nhân dân, ngƣời lao động đóng góp công sức tiền của cho đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo du lịch lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để sinh viên, học sinh thực hành, hoạt động với thuế suất ƣu đãi để tạo thêm kinh phí hoạt động cho đào tạo. Một biện pháp hữu hiệu nữa là đa dạng hóa sở hữu các loại hình cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng bên cạnh việc huy động kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học đầu ngành trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài để phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Song song với những công tác trên cần tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch và doanh nghiệp du lịch để đào tạo, mở rộng và tăng cƣờng liên kết giữa cơ sở đào tạo với các ngành, địa phƣơng, các điểm, khu du lịch, các doanh nghiệp du lịch. 2. Kinh nghiệm từ những mặt hạn chế trong quá trình phát triển du lịch Thái Lan 2.1. Du lịch sex và những tác động tiêu cực Hiện nay trên thế giới có không ít các quốc gia kinh doanh loại hình du lịch này. Thái Lan là một trong số các nƣớc đó. Thái Lan đã phát triển ngành công nghiệp không khói dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và chất lƣợng các dịch vụ hoàn hảo. Bên cạnh đó, Thái Lan còn thu hút một lƣợng lớn khách du lịch đến với loại hình du lịch sex. Xuất phát từ nhu cầu lớn của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch châu Âu, coi sex nhƣ một nhu cầu cơ bản không thể thiếu trong đời sống, Thái Lan đã biến nhu cầu này trở thành một ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp sex tại Thái Lan đƣợc công khai, thừa nhận trƣớc pháp luật và đƣợc nhà nƣớc quản lý. Có thể nói, ngành công nghiệp này đã mang về cho Thái Lan không ít du khách mà đi kèm theo đó là lợi nhuận. Tuy nhiên mặt trái của loại hình du lịch ăn khách này là nạn mại dâm tràn lan trong xã hội, là đại dịch AIDS và khai thác tình dục trẻ em. Thái Lan là quốc gia ảnh hƣởng bởi bệnh AIDS nhiều nhất tại châu Á. Theo thống kê của tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), mỗi năm tại Thái Lan có khoảng 60.000 ngƣời chết vì bệnh AIDS và khiến cho khoảng 300.000 trẻ mồ côi. Theo những con số đƣợc Bộ Y Tế Thái Lan cung cấp, tính đến tháng 5 năm 2003, Thái Lan có khoảng 217.000 ngƣời bị nhiễm virus HIV. Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em cũng diễn ra tƣơng tự. Thái Lan là một trong số các nƣớc trên thế giới có tỷ lệ trẻ vị thành nhiên hành nghề mại dâm lớn nhất. Theo thống kê của Quỹ nhi đồng thế giới UNICEF, số trẻ em hành nghề mãi dâm ở Thái Lan vào khoảng 60.000 đến 200.000 em. Đây là con số đáng báo động đối với chính quyền Thái Lan. Hiện tại Thái Lan đã nhận ra những điều tệ hại của hình thức du lịch này. Mặc dù không loại bỏ loại hình du lịch này nhƣng Thái Lan đang cố gắng kéo du khách tham gia vào các loại hình du lịch lành mạnh khác. Hiện tƣợng này ở Việt Nam không phải là không có. Nó hoạt động ít lộ liễu công khai, trá hình rất tinh vi dƣới nhiều hình thức linh hoạt. Để ngăn chặn mầm mống cũng nhƣ sự phát triển của hiện tƣợng này trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, du lịch quốc tế nói riêng, Việt Nam phải có những biện pháp cứng rắn để ngăn ngừa mầm mống phát triển của loại hình du lịch này cũng nhƣ ngăn ngừa những tác hại của du lịch đến đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc cũng nhƣ các bộ ngành, địa phƣơng về vấn đề này. 2.2. Vấn đề vệ sinh môi trường trong quá trình phát triển du lịch Thực tế cho thấy, phát triển kinh tế thƣờng đi kèm với những tác động đến môi trƣờng. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lƣợng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cƣờng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên. Từ đó dẫn đến sự gia tăng gây áp lực đến môi trƣờng. Từ trƣớc tới nay, các nƣớc đang phát triển đều “mang tiếng” với vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong quá trình phát triển. Mặc dù đã có rất nhiều biện pháp trong quá trình phát triển du lịch, Thái Lan cũng không nằm ngoài những nƣớc đang phát triển không kiểm soát nổi vấn đề môi trƣờng của mình. Tài nguyên thiên nhiên là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Chính nhu cầu về sự thay đổi môi trƣờng đã tạo ra dòng luân chuyển của du khách ngày càng mạnh mẽ trong những năm qua. Lƣợng khách tham quan du lịch lớn đã mang lại những tác động ngoài mong muốn tới môi trƣờng: ảnh hƣởng tới nhu cầu và chất lƣợng nƣớc sạch, tăng lƣợng nƣớc thải và rác thải, ô nhiễm không khí, tiếng ồn…Du lịch đã mang đến cho Thái Lan nguồn lợi nhuận khổng lồ nhƣng đồng thời cũng phần nào phá huỷ môi trƣờng cảnh quan của Thái Lan. Có những bãi biển ở Pattaya không thể tắm đƣợc nữa vì ô nhiễm quá nặng nề. Bãi biển Patong nổi tiếng ở Phuket đã ô nhiễm tới mức cácc loài cá và hải sản không thể sống đƣợc. Kênh đào Mae Kah ở trung tâm Chiang Mai cũng đen đặc rác thải và ô nhiễm nặng nề. Đó chỉ là những ví dụ rất điển hình về sự ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới môi trƣờng của đất nƣớc Thái Lan. Do những ảnh hƣởng tiêu cực này mà đã làm giảm sự hấp dẫn của các điểm du lịch đối với du khách. Việt Nam cũng đang trong quá trình phát triển du lịch và vấn đề môi trƣờng cũng là một vấn đề nóng bỏng. Sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề môi trƣờng du lịch, Chính phủ đã có những chỉ thị cũng nhƣ các chƣơng trình hành động nhằm giữ gìn trật tự, trị an, vệ sinh môi trƣờng tại các điểm tham quan du lịch. Nhƣng thực tế sau một thời gian triển khai và thực hiện các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng du lịch thì kết quả không đƣợc nhƣ mong muốn. Vì vậy, để công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch có hiệu quả thiết nghĩ cần làm ngay những vấn đề sau: Thứ nhất, cơ quan có trách nhiệm cần ban hành ngay hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng du lịch Việt Nam trong từng lĩnh vực.Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chung và hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nƣớc nói riêng đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng du lịch. Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trung ƣơng đến địa phƣơng cần tăng cƣờng phối hợp thực hiện bảo vệ môi trƣờng du lịch. Đặc biệt cần có một số chế tài chính, bộ máy, con ngƣời cụ thể thực hiện công tác này. Thứ ba, cần tổ chức tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng du lịch đến toàn bộ các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch . Đồng thời tăng cƣờng ý thức bảo vệ môi trƣờng trong cộng đồng dân cƣ. Bảo vệ môi trƣờng du lịch là một nhiệm vụ sống còn của ngành du lịch. Môi trƣờng du lịch không tách rời khỏi môi trƣờng chung của xã hội, bởi vậy công việc này là trách nhiệm của các ngành, các cấp và của cộng đồng dân cƣ, nhƣng trách nhiệm chính thuộc về ngành du lịch. KẾT LUẬN Trong phạm vi trình bày của ba chƣơng, đến đây đề tài có thể chốt lại các vấn đề cốt lõi sau đây: Thứ nhất, những năm gần đây ngành du lịch phát triển với tốc độ vƣợt bậc, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia cũng nhƣ trong nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu về du lịch của con ngƣời ngày càng tăng cao kéo theo những sự phát triển của ngành cũng nhƣ làm thay đổi xu hƣớng phát triển của du lịch trên thế giới. Đồng thời, làm phát sinh nhiều loại hình du lịch mô hình kinh doanh du lịch mới. Bên cạnh những tác động tích cực do sự phát triển của hoạt động du lịch mang lại cho nền kinh tế và xã hội cũng có không ít những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Thứ hai, Thái Lan và Việt Nam là hai đất nƣớc giàu tài nguyên thiên nhiên, có một nền văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc dân tộc, nguồn nhân lực dồi dào để phát triển hoạt động du lịch quốc tế. Cả hai nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển du lịch của mình, nhƣng xét một cách toàn diện ngành du lịch của Thái Lan phát triển vƣợt trội hơn hẳn Việt Nam. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn mà chúng ta phải trả lời: cùng có một xuất phát điểm nhƣ nhau, tại sao Thái Lan lại đạt đƣợc những thành tựu to lớn khiến cả thế giới biết đến và khâm phục còn ngành du lịch Việt Nam vẫn mãi chỉ là tiềm ẩn. Thứ ba, du lịch Việt Nam nhìn chung còn hoạt động tự phát, phần lớn dƣới sự bảo hộ của Nhà nƣớc, việc khai thác các nguồn lực không hiệu quả, không có kế hoạch và nhiều khi gây lãng phí. Quan điểm và định hƣớng phát triển ngành du lịch của Đảng và Nhà nƣớc ta rất hợp lý nhƣng việc biến những quan điểm, mục tiêu đó thành hiện thực lại là một điều xa vời. Những giải pháp nêu ra trong Chƣơng III dựa trên cơ sở tham khảo những bài học kinh nghiệm từ sự thành công cũng nhƣ những hạn chế trong quá trình phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan - đất nƣớc có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam nhƣng hoạt động kinh doanh du lịch của họ lại phát triển hơn chúng ta rất nhiều. Hy vọng những giải pháp đó sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) thì càng có nhiều vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, ngành dịch vụ du lịch nói riêng. Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội cũng nhƣ phải đối mặt với không ít thách thức. Điều quan trọng là Việt Nam phải nắm bắt đƣợc cơ hội, phát huy lợi thế, đẩy lùi thách thức và hạn chế những yếu kém để biến ngành du lịch Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp thực sự, là ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng đƣợc nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Và để ngành du lịch của Việt Nam khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình trên trƣờng quốc tế, sánh ngang và vƣợt các nƣớc trong khu vực trong lĩnh vực này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thế Đạt, (2005), "Tài nguyên du lịch Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia. 2. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Anh Tuấn, (2007), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3/2007. 3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, (2004), "Giáo trình kinh tế du lịch", NXB Lao động - xã hội. 4. Tú Anh, (2006), "Ứng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong c«ng t¸c tuyªn truyÒn qu¶ng b¸ du lÞch ViÖt Nam", T¹p chÝ du lÞch ViÖt Nam, sè 9/2006. 5. Hƣơng Bình, (2006), "Công tác tiêu chuẩn hóa trong ngành du lịch", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10/2006. 6. Thái Bình, (2006), "Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong hội nhập sâu và toàn diện sau khi gia nhập WTO", Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11/2006. 7. Vũ Thế Bình, (2006), "Du lịch với công tác bảo vệ môi trường", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8/2006. 8. Trần Vĩnh Bảo, (2005), "Một vòng quanh các nước: Thái Lan", NXB Văn hóa thông tin. 9. Phạm Huỳnh Côn, (2006), "Để bảo vệ môi trờng du lịch", số 5/2006. 10. Phong Châu, (2006), "Đẩy mạnh các hoạt động và giải pháp phòng chống tệ nạn mại dâm”, T¹p chÝ du lÞch ViÖt Nam, sè 9/2006. 11. Trịnh Xuân Dũng, (2004), "Tiêu chuẩn để đánh giá du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10/2004. 12. Nguyễn Mạnh Hiền, (2006), "Một thoáng Thái Lan", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10/2006. 13. Phạm Quang Hƣng, (2007), "Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2004. 14. Đỗ Thanh Hoa, (2007), "Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2007. 15. Nguyễn Phi Lân, (2006), "Phát triển các địa bàn du lịch trọng điểm ở Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2006. 16. Phạm Trung Lƣơng, (2007), "Cần phát triển loại hình du lịch hoa", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 6/2007. 17. Phan Đức Mấn, (2007), "Tìm tòi đa dạng hóa sản phẩm du lịch", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 2/2007. 18. Phạm Hữu Minh, (2006), "Đổi mới cơ chế xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12/2006. 19. Phạm Ngọc Thắng, (2006), "Một số giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8/2006. 20. Võ Thị Thắng, (2006), "Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển du lịch sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12/2006.. 21. Võ Thị Thắng, (2006), "Phát huy truyền thống 45 năm du lịch Việt Nam vững bớc tiến lên trong thế kỷ 21", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 1/2006. 22. Võ Thị Thắng, (2007), "Phát huy truyền thống 46 năm, quyết tâm đẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững tron giai đoạn cách mạng mới", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 1/2007. 23. Trịnh Đăng Thanh, (2006), "Để du lịch Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3/2007. 24. Hoàng Thị Diệu Thúy, (2006), "Thái Lan, những kế hoạch lớn nhằm gia tăng lượng khách du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2006. 25. Nguyễn Hoài Thu, (2007), "Đặc thù hóa sản phẩm du lịch để nâng cao sức cạnh tranh", số 4/2007. 26. Vũ Quốc Trí, (2006), "Tác động kinh tế của du lịch", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 4/2006. 27. Đào Duy Tuấn, (2006), "Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 9/2006. 28. Nguyễn Anh Tuấn, (2007), "Phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2007. 29. Đỗ Thị ánh Tuyết, (2007), "Bài học kinh nghiệm về tổ chức và quản lý phát triển du lịch của một số nước", Tạp chí du lịch Việt Nam, số 2/2007. 30. Phan Huy Xu, Mai Phú Thanh, 2005, "Địa lý Đông Nam Á, nh÷ng vÊn ®Ò kinh tÕ x· héi", NXB Gi¸o dôc 2005. 31. Bùi Thị Hải Yến, (2004), "Tuyến điểm du lịch Việt Nam", NXB Giáo dục. 32. Tạp chí du lịch Việt Nam, (2005), "Kết luận của Phó thủ tướng Vũ Khoan: đa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào 2010", số 10/2005. 33. Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2005), "Tăng cường đẩy mạnh bồi dư- ỡng phát triển nhân lực du lịch", số 7/2005. 34. Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2006), "Du lịch Việt Nam đang trên đường hội nhập", số 6/2005. 35. Tạp chí Du lịch Việt nam, (2007), "Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về du lịch ở Thái lan", số 8/2007. 36. Luật Du lịch Việt Nam 37. 38. 39. www.nciec.gov.vn 40. www.vietnamtourism.gov.vn/ 41. www.dulichvn.org.vn 42. www.tuoitre.com.vn 43. www.gso.gov.vn 44. www.cpv.org.vn 45. www.vneconomy.com.vn 46. www.vista.gov.vn/ 47. www.tourismthailand.org 48. www.thailandtourismdirectory.com/ 49. www.thailandtravelsearch.com 50. www.tatnews.org 51. 52. www.unwto.org 53. www.world-tourism.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3753_3775.pdf
Luận văn liên quan