PHẦN MỞ ĐẦU
Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ là Vườn Quốc Gia(VQG) mới được thành lập trong khu vực đồng bằng sông Hồng (2/1/2003), là khu vực có hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình ở Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở đây lại chưa được đầu tư đúng mức và còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái (DLST) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho phát triển du lịch sinh thái - một giải pháp phát triển hợp lý về cả mặt xã hội và mặt môi trường.
Báo cáo đề cập đến những vấn đề chủ yếu: Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội khu vực VQG Xuân Thuỷ và vùng phụ cận; Tiềm năng phát triển DLST; Hiện trạng DLST ; Đề xuất một số định hướng cho phát triển DLST tại VQG Xuân Thuỷ.
*Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái, từ đó đề ra hướng phát triển du lịch sinh thái cho khu vực Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ
*Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp phân tích tài liệu và khảo sát thực địa.
*Đề tài: Phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4092 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển du lịch tại vườn quốc gia Xuân Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Bản đồ khu vực VQG Xuân Thuỷ và Khu vực đệm.
pHẦN MỞ ĐẦU
Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ là Vườn Quốc Gia(VQG) mới được thành lập trong khu vực đồng bằng sông Hồng (2/1/2003), là khu vực có hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình ở Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở đây lại chưa được đầu tư đúng mức và còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái (DLST) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho phát triển du lịch sinh thái - một giải pháp phát triển hợp lý về cả mặt xã hội và mặt môi trường.
Báo cáo đề cập đến những vấn đề chủ yếu: Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội khu vực VQG Xuân Thuỷ và vùng phụ cận; Tiềm năng phát triển DLST; Hiện trạng DLST ; Đề xuất một số định hướng cho phát triển DLST tại VQG Xuân Thuỷ.
*Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái, từ đó đề ra hướng phát triển du lịch sinh thái cho khu vực Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ
*Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp phân tích tài liệu và khảo sát thực địa.
PHẦN NỘI DUNG
I. Kết quả nghiên cứu.
1. Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên- xã hội khu vực
- Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ nay là VQG Xuân Thuỷ có diện tích 15.100 ha với 7100 ha vùng lõi và 8000 ha vùng đệm, phần đệm của VQG bao gồm một phần diện tích Cồn Ngạn, toàn bộ Bãi Trong và diện tích tự nhiên của 5 xã (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, và Giao Hải).
- Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5-0,9m
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm ở đây khoảng 24°C.Lượng mưa trung bình năm đạt 1.175mm.
- Về dân cư:
Bảng số liệu dân cư một số xã vùng đệm
Đơn vị
hành chính
Diện tích
tự nhiên (km2)
Dân số
(người)
Số lao
động
(người)
Số hộ
Tỷ lệ tăng
dân số(%)
Mật độ dân số
người/km2
Tổng
37,2
36 372
18 492
8 551
1,37
994
Giao Thiện
9,9
9 303
4742
2 018
1,22
938
Giao An
7,9
8 997
4554
2 245
1,52
1 138
GiaoLạc
8,4
9 156
4 658
2 035
1,34
1 090
Giao Xuân
11,0
8 916
4 538
2 253
1,40
810
Nguồn : BQL KBTĐNN Xuân Thủy
NX: Nhận thấy số lượng dân và mức tăng như trên sẽ là áp lực lớn đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường ở VQG Xuân Thuỷ vì các vấn đề xã hội, việc làm cho cư dân nơi đây.
Năng suất lúa toàn huyện Giao Thuỷ (số liệu năm 2000)
1975
1980
1985
1990
1992
1995
1998
Năng suất trung bình Tạ/ha
27
28
36
35
49
60
72
Sẳn lượng lúa 1000tấn/năm
68
72
93
94
140
158
185
Sản lượng lương thực hàng năm của 4 xã khu vực đệm khoảng 22.000 tấn, tương đương với 33tỷ đồng, chi phí 70% chỉ còn thu nhập từ nguồn lợi thuỷ sản ở vùng bãi bồi ước đạt từ 30 – 50 tỷ đồng/năm.
- Sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
+ Có khoảng 200 đầm tôm, 200 vây vọng và 2000 – 3000 người khai thác tự nhiên ở vùng bãi bồi, tương đương 1/2 dân số ở vùng đệm sống dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên ở khu ramsar. Những năm gần đây do có hướng xuất khẩu thuỷ sản nên thu nhập của cộng đồng địa phương rất khá.
+ Đến nay, về cơ bản khu vực đã có quy vùng nuôi tôm. Diện tích nuôi thâm canh ở bãi trong và nuôi quảng canh cải tiến ở Cồn Ngạn (thuộc vùng đệm của khu bảo tồn) có tổng diện tích lên tới 3.200ha.
2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thuỷ
2.1.Thực vật.
Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ có khoảng 100 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ, có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống đất ngập nước và địa hình đầm lầy tạo nên 3500 ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn góp phần cố định phù sa; tạo dựng sinh cảnh; và cân bằng sinh thái...
Thực vật nổi có 57 giống thuộc 111 loài trong đó nhiều loài rong mang lại giá trị kinh tế cao thuộc hai ngành rong xanh và rong đỏ tiêu biểu là rong câu chỉ vàng.
2.2.Động vật.
Động vật VQG Xuân Thủy không những phong phú về số lượng mà còn đa dạng về thành phần loài. Động vật bao gồm: động vật nổi, động vật đáy và động vật rừng.
- Động vật nổi có khoảng 104 loài, trong đó có khoảng 46 loài cá và 23 loài giáp xác...
- Động vật đáy: đã phát hiện 154 loài, một số loài có giá trị kinh tế cao như: Ngao, Vọp, Cua rèm, Ghẹ, các loại tôm...
- Động vật rừng, có hai lớp: lớp chim và lớp thú
+ Lớp thú: Hiện có 10 loài thú trên cạn là các loài: dơi, chuột, cầy, cáo...ở dưới nước có 3 loài quý hiếm: Rái cá( Lutra lutra), cá Heo( Lipotes veritifer) và cá đầu ông sư( Neophocaera phocaenoides),( cá Heo thường gặp vào mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng10).
+ Lớp chim: 215 loài chim cả định cư và di trú (Nguồn: Viện NC Hải sản, BQL KBTTN Xuân Thủy).
Chim di trú chính là yếu tố cơ bản tạo nên nét độc đáo thu hút khách du lịch đến nơi này. VQG Xuân Thuỷ là nơi trú chân rất quan trọng của nhiều loài chim nước di cư. ở đây có hơn 200 loài chim, trong đó chim nước có khoảng 50 loài. Trong số các loài chim nước trú chân ở đây có 9 loài có nguy cơ bị đe doạ tuyệt diệt và được ghi vào sách đỏ bảo vệ chim quốc tế, đó là các loài: Bồ nông chân xám (Pelecanus crispus), Cò thìa mặt đen (Platalea minor), Cò thìa á âu (Platalea leucorodia), Mòng biển mỏ ngắn (Laus saudersi), Choắt chân màng lớn (Limneo drommusa sempalmatus), Choắt chân lớn mỏ vàng (Tringa gutti ferum), Rẽ mỏ thìa (Calidris pygmeus), Giang sen (Mycteria leucocephala) và Quắm đầu đen (Threskiornis melanocephalus).
Trong các loài này thì loài cò thìa là một loài quí hiếm đã có mặt khá đông ở VQG Xuân Thuỷ. Thống kê hiện trên trên thế giới có khoảng 500 cá thể và chỉ có thể tìm thấy ở 34 địa điểm trên thế giới. Trong khi đó ở Xuân Thuỷ có thời điểm đã xuất hiện khoảng 100 cá thể - chiếm khoảng 20% lượng cá thể này trên toàn thế giới. Rẽ mỏ thìa hầu như chỉ có thể bắt gặp ở khu Ramsar, số lượng biến thiên khoảng chừng 20 cá thể đến 5 - 6 cá thể và gần 10 cá thể trong những năm gần đây. Các loài quí hiếm ở đây chủ yếu là các loài di trú: Bồ nông và Giang sen có từ tháng 7 đến tháng 10, Cò thìa và các loại còn lại từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 3, tháng 4 năm sau. (Nguồn: Birdlife – KNCF – KBTTN Xuân Thủy).
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn.
-Nhìn chung cư dân trong phạm vi vùng đệm có khoảng 50% số dân theo đạo cơ đốc giáo, điển hình là các xã Giao An, Giao Thiện có khoảng 80-90% đồng bào theo đạo thiên chúa. Những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước như: chèo cổ, chầu văn, múa lân, chọi gà, đấu vật...trong các dịp lễ hội từ đó gắn kết mọi người với nhau. Trong huyện Giao Thuỷ hầu như xã nào cũng có vài ba nhà thờ lớn nguy nga, và kiến trúc chùa chiền cũng rất phong phú độc đáo, thể hiện sự hài hoà trong tôn trọng tín ngưỡng
-Phong tục tập quán và hoạt động sản xuất: Hầu hết dân sống ở đây đều làm nghề: canh tác lúa nước, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, nhiều thời kỳ đã thực hiện phương châm: “lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển”. Họ khai thác nguồn lợi tự nhiên từ VQG với nhiều hình thức: đánh bắt tôm cua cá, bẫy chim, nhặt nhuyễn thể, chặt cây lấy củi,...Hiện nay ở đây chuyển nuôi tôm và vây vạng từ “ quảng canh” sang “bán thâm canh”, khoảng 2000 ha đất bãi bồi đã chuyển đổi thành đầm nuôi tôm, và khoảng 3000 ha vây vạng.
3. Hiện trạng du lịch sinh thái tại Vườn.
- Những năm gần đây lượng khách quốc tế đến VQG khoảng 30-40 đoàn/ năm. Số lượng khách 100-200 lượt người với gần 30 quốc tịch khác nhau( Anh, Mỹ, Hà Lan,Australia)- họ đến đây nghiên cứu chim, RNM và thuỷ sinh. Có thể nói rằng các tour du lịch sinh thái với các đoàn khách quốc tế còn ít, chưa được quan tâm nhiều.
Khách trong nước gia tăng hàng năm, khoảng 200 đoàn/ năm, số lượng người 3000-5000 người/ năm, đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ thăm quan và con em địa phương.
- Đã thiết lập được một số tuyến tham quan sơ bộ, điển hình có thể giới thiệu: Tuyến xem chim: chủ yếu với khách du lịch có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông, chiêm ngưỡng những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái ĐNN. Tuyến này từ Văn Phòng VQGXT đi thuyền dọc theo sông Vọp -> Cồn Lu và Cồn Ngạn, tại đây ta có thể quan sát hàng đàn chim với hàng trăm loài khác nhau đi kiếm ăn trở về trú đêm. Nếu đi đúng vào mùa chim di cư ( mùa đông) có thể gặp các loài chim quý hiếm như: Rẽ mỏ thìa, Choắt mỏ vàng, Choắt chân màng lớn, Cò thìa...
- Tuy nhiên về cơ sở hạ tầng vẫn còn rất nghèo nàn: Hệ thống đường đi vào VQG hầu như chưa được nâng cấp rất khó đi; trong VQG và các đầm nuôi tôm không có điện lưới sử dụng; nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước mưa;...
*. Những tác động chủ yếu của hoạt động du lịch:
- Tích cực: Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của Vườn; Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; Từ đây hỗ trợ kinh phí cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên; Giao lưu văn hoá; Nâng cao nhận thức cho du khách cũng như dân địa phương.
- Tiêu cực: Lượng khách gia tăng, tiếng ồn động cơ rất có thể làm kinh động đến sự di trú của chim; Có thể làm tăng nguồn xả thải vào môi trường tự nhiên; Có thể làm tăng khai thác các sản phẩm rừng để tạo đặc sản.
4. Đề xuất một số định hướng cho phát triển du lịch sinh thái.
4.1.Định hướng về tổ chức.
* Đề suất thành lập ban quản lý du lịch VQG Xuân Thuỷ
BQL du lịch trong phạm vi VQG sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý Vườn.
Mô hình ban quản lý Khu du lịch sinh thái Xuân Thuỷ
Ban Quản lý VQG
Ban Quản lý khu Du lịch
Nhà nước và các bộ, ngành liên quan
UBND tỉnh Nam Định
Tổng cục
Du lịch
Ban ngành liên quan của tỉnh
Sở
Thương mại
Du lịch
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ phối hợp
Nhiệm vụ chủ yếu của Ban Quản lý du lịch là: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển khu du lịch phù hợp đặc biệt là du lịch sinh thái của VQG; lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; liên kết thành hệ thống mối liên quan với các cơ quan ban ngành có liên quan; tiến hành quảng bá về du lịch cho khu vực.. .
*Thành lập trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
Trong trung tâm này là khu trung tâm giáo dục môi trường nơi du khách sẽ được nghe thuyết trình (bằng hình ảnh, hiện vật, hội thoại, trao đổi). Từ đây du khách sẽ đến các khu chức năng khác để thực hiện chuyến du lịch của mình trong phạm vi VQG với hành trang những kiến thức cơ bản đã được nâng lên.
*Xây dựng chiến lược.
4.2.Định hướng về nguồn nhân lực
*Đào tạo cán bộ và nhân viên:
- Hiện nay đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, như vậy cần bổ sung đủ số lượng. Kết hợp giữa đào tạo mới với đào tạo lại đội ngũ cán bộ để họ có đủ kiến thức và năng lực điều hành hoạt động.
- Đào tạo hướng dẫn viên, tiếp viên, nhân viên phục vụ khác( bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và khả năng ngoại ngữ)
-Về hình thức đào tạo: đào tạo tập chung hoặc tại chức, cả dài hạn và ngắn hạn. Đào tạo trong nước và quốc tế. Cử các cán bộ tham gia các lớp tập huấn, tham quan học tập, hội thảo giao lưu đối thoại để tăng cường năng lực hoạt động thông qua trải nghiệm thực tế.
* Thiết lập cơ sở dữ liệu của VQG Xuân Thuỷ
Kết quả các hoạt động nghiên cứu và thực thi tại VQG có giá trị rất lớn đối với việc quản lý bảo vệ bền vững HST đất ngập nước. Những dữ liệu đó cần lưu giữ một cách có khoa học, có tổ chức, có thể trao đổi.
4.3.Định hướng về phát triển cơ sở hạ tầng
* Xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình DLST:
Khu dịch vụ du lịch: bao gồm Trung Tâm du khách, bảo tàng động thực vật, khu nhà nghỉ sinh thái, khu vui chơi giải trí..
Những dịch vụ thiết yếu: Hệ thống điện, đường, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, và các dịch vụ khác cần được ưu tiên xây dựng để tạo điều kiện tốt cho hoạt động du lịch cũng như thu hút khách tham quan.
*Điểm tham quan:
Vườn thực vật và mô hình Vườn động vật ĐNN ở giữa Cồn Ngạn.
Chòi quan sát, khu nhà nghỉ sinh thái ở Trạm biên phòng Cồn Lu.
Xây dựng chòi quan sát và dịch vụ tắm biển, cắm trại ở Bãi nứt – Cồn Lu, đây là khu vực rất đẹp và thuận lợi.
Chòi quan sát chim ở đầu Cồn Ngạn, Cồn Xanh, và cuối Cồn Lu.
Mô hình lâm ngư kết hợp ở Cồn Ngạn.
Các công trình kiến trúc tôn giáo( nhà thờ, chùa chiền,... ).
4.4.Quản lý khu du lịch bền vững.
- Tính toán sức chứa sinh thái thích hợp cho khu du lịch, tổ chức quan trắc và đánh giá thường xuyên tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và sinh thái nhân văn. Từ đó đề ra những biện pháp điều chỉnh quản lý kịp thời.
- Xây dựng quy chế quản lý khu du lịch: xác định phí vào vườn, quy định với khách du lịch, quy định bảo vệ tài nguyên môi trường ... Xác định cơ chế phân phối lợi ích từ du lịch( cho VQG, ngân sách địa phương và cộng đồng)...
- Tiếp thị quảng bá về DLST: Tăng cường marketing trên các phương tiện truyền thông và bằng nhiều hình thức phổ biến như: in tờ rơi, lập trang Web, tổ chức mùa du lịch tại VQGXT...
- Tăng cường giao lưu hợp tác với các cơ quan liên quan: sở môi trường tỉnh Nam Định, tổng cục du lịch, các ban ngành liên quan của tỉnh,...Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên: IUCN, WWF, Birdlife,...
4.5.Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của địa phương thì đồng nghĩa với tác động tiêu cực lên kinh tế xã hội. Đa số dân sống bằng nghề làm ruộng, thời gian gần đây họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở vùng bãi biển. Nhưng bình quân thu nhập không cao.
Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch mà người dân ở đây có thể đảm nhận bao gồm: sản xuất và bán các đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển (chèo đò)... và các dịch vụ khác. Ngoài ra hoạt động du lịch ở vùng này sẽ còn đem lại rất nhiều lợi ích cho dân địa phương, ngoài lợi ích kinh tế còn có lợi ích về văn hoá như có cơ hội giao lưu văn hoá, được tuyên truyền, giáo dục để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của địa phương.
PHẦN KẾT LUẬN
Việc xây dựng DLST ở VQG Xuân Thuỷ là định hướng phù hợp với chức năng phát triển của một Vườn Quốc Gia .Phát triển du lịch sinh thái không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng người dân sống trong vùng đệm mà còn góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức cho du khách và người dân địa phương về những giá trị đặc biệt của hệ sinh thái đất ngập nước Xuân Thuỷ, những giá trị nhân văn bản địa, qua đó có đóng góp tích cực trong nỗ lực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vùng biển ven bờ, đặc biệt bảo vệ các loài chim di cư quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ quốc gia và quốc tế.
Tuy nhiên hoạt động DLST còn nhiều khó khăn do chưa có sự đầu tư và chưa có chiến lược hợp lý.
Do vậy một số kiến nghị được đưa ra như sau:
- Về nguồn kinh phí: Có thể thu hút tài trợ từ các ngân hàng địa phương và các nhà đầu tư địa phương. Ngoài ra kinh phí có thể được xin từ chương trình phát triển của chính phủ, các ngân hàng phát triển quốc tế, hoặc các tổ chức bảo tồn và các quỹ tài trợ từ các tổ chức này.
- Để thực thi việc xây dựng và phát triển DLST được nhanh chóng có thể huy động lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện. Qua đây vừa bồi dưỡng kiến thức vừa tăng cường trách nhiệm và ý thức của tầng lớp này hơn. Tầng lớp này có vai trò vô cùng quan trọng, đi đầu trong mọi phong trào hoạt động, gây được lòng tin rất lớn để các tầng lớp nhân dân thực hiện theo.
- Có thể lập những tuyến du lịch với những điểm du lịch kết hợp du lịch sinh thái với du lịch nhân văn của tỉnh Nam Định và vùng phụ cận để tăng tính đa dạng cũng như sự hứng thú cho khách tham quan, và đó sẽ là hướng nghiên cứu sâu hơn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy.DOC