Tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn của các cơ quan giám sát, kiểm
tra và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, lưu thông
hàng hóa, kinh doanh siêu thị;
Xây dựng các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh
doanh các loại hình dịch vụ phân phối trong nước: chính sách tài chính, đầu tư, tín
dụng; phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại, mặt bằng kinh doanh; khuyến
khích hỗ trợ hình thành các hiệp hội phân phối Việt Nam và xây dựng năng lực
chuyên môn cho Hiệp hội; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
120 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung tâm thương mại, trung tâm mua sắm;
siêu thị; cửa hàng tiện lợi; trung tâm (kho) bán buôn; trung tâm logistics; khu
thương mại dịch vụ tập trung và các loại hình thương mại điện tử.
Tạo ra các mối liên kết kinh tế và trên cơ sở đó tổ chức các loại hình thương
mại phù hợp, gắn sản xuất với lưu thông và tiêu dùng, gắn các khâu, các công đoạn
trong quá trình lưu thông với nhau, bao gồm:
Hình thành và phát triển các loại hình tổng công ty, công ty kinh doanh hàng
hóa chuyên ngành hoặc tổng hợp liên kết theo chiều dọc hoặc liên kết theo chiều
ngang; các tổng công ty, công ty thương mại chuyên kinh doanh bán lẻ hàng hóa
tổng hợp; các tổng công ty, công ty thương mại chuyên kinh doanh bán buôn hàng
hóa tổng hợp; các hợp tác xã thương mại ở nông thôn; các công ty cổ phần nông
thôn trên cơ sở liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà chế biến, nhà khoa học và nhà phân
phối)
Xây dựng quy hoạch mạng lưới phân phối, làm cơ sở pháp lý để các doanh
nghiệp lựa chọn vị trí, thực hiện đầu tư, xây dựng hạ tầng cho hệ thống phân phối.
Việc xây dựng quy hoạch phải dựa trên cơ cấu sản xuất, tiêu thụ của khu vực. Xây
dựng quy hoạch sao cho có bán kính phục vụ tối ưu, tránh tình trạng quá dầy hoặc
quá thưa sẽ giảm hiệu quả kinh tế xã hội. Việc xây dựng quy hoạch mạng lưới phân
phối thời gian tới cần xây dựng được các định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật hướng
dẫn việc xác định vị trí và khoảng cách phù hợp của các loại hình trong mạng lưới
phân phối (tính trên phạm vi người tiêu dùng trong bán kính km, hoặc theo thời gian
đi tới địa điểm mua sắm…) dựa trên cơ sở về mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa
(tập trung dân cư); thu nhập bình quân đầu người; thói quen mua sắm (tần xuất đi
90
mua sắm); trị giá trung bình mỗi lần đi mua sắm của khách hàng, các cửa hàng cạnh
tranh…
1.4 Giải pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy
định của pháp luật đối với kinh doanh các loại hình phân phối
Hiện nay các loại hình phân phối hiện đại phát triển rất nhanh (đặc biệt là siêu
thị), trong khi đó năng lực quản lý của nhà nước vẫn chưa thay đổi cho phù hợp với
sự phát triển của chúng do đó thường gặp khó khăn trong công tác quản lý. Mặt
khác các loại hình phân phối hiện nay vừa mang tính truyền thống vừa mang tính
hiện đại, nên hình thức quản lý cũ của loại hình truyển thống không thể áp dụng cho
các loại hình phân phối hiện đại. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải thực hiện đổi
mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo hướng sau:
Xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát cụ thể đối với từng loại hình
phân phối phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà nước về việc tạo lập các loại hình
phân phối văn minh hiện đại cũng như phù hợp với tình trạng phát triển của mỗi
loại hình. Với mục tiêu trên, công tác thanh tra, kiểm tra nên tập trung vào những
lĩnh vực như
Kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng
hóa, thời hạn sử dụng… Cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa thống
nhất trên cả nước để phục vụ công tác quản lý được hiệu quả.
Kiểm tra tính minh bạch rõ ràng trong việc niêm yết giá, những thay đổi về
giá cả.
Kiểm tra các công tác đảm bảo an toàn như phòng chống cháy nổ, các phương
án dự phòng khi có sự cố
Thông qua việc cấp phép, đăng ký kinh doanh để quản lý quá trình xây dựng
và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối. Vì thông qua hoạt động
cấp phép có thể tiến hành thanh tra kiểm tra, xem xác doanh nghiệp kinh doanh có
đáp ứng đủ những yêu cầu về kinh doanh hay không. Mặt khác thông qua cấp phép
sẽ giúp tăng cường quản lý chặt chẽ hơn về thuế và các vấn đề có liên quan khác
91
Riêng đối với siêu thị, hiện nay loại hình này phát triển rất nhanh cả về quy
mô lẫn về chất, nhà nước cũng nên thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý siêu
thị.
1.5 Giải pháp khác
Khuyến khích sự ra đời và xây dựng năng lực cho những Hiệp hội các nhà bán
buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị. Khuyến khích phát triển hiệp hội các doanh nghiệp kinh
doanh loại hình phân phối nhằm làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các đối tác cung
cấp hàng hoá hoặc giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý của Nhà nước. Nếu
các Hiệp hội hoạt động tốt sẽ tăng cường hợp tác, ổn định thị trường từ nguồn hàng,
giá cả, chất lượng hàng bán ra, trao đổi thông tin giữa các thành viên. Hiệp hội đóng
vai trò quan trọng trong việc hạn chế hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ
trên địa bàn, đồng thời có thể liên doanh, liên kết với nhau để tăng sức cạnh với các
tập đoàn bán lẻ nước ngoài.
Điều đặc biệt quan trọng là Hiệp hội sẽ là người đại diện cho quyền lợi hợp
pháp của doanh nghiệp thành viên, có tiếng nói và tham gia đứng tên nguyên đơn
đối với các vụ kiện nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trước các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ khác trong bối cảnh cạnh tranh
và hội nhập. Vì vậy việc thành lập các Hiệp hội ở Việt Nam cần được tiến hành
ngay và Nhà nước cần có các hỗ trợ cần thiết để các Hiệp hội đi vào hoạt động
chính thức và hiệu quả trong năm 2006, trước thời hạn mở cửa thị trường phân phối
vào năm 2007.
Hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp và các thương nhân cần được xây
dựng nhanh chóng và có hiệu quả. Nên giới thiệu và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp xúc với các mạng thông tin hiện đại như Internet, Vitranet... Tăng cường
cung cấp thông tin dự báo về thị trường trong nước. Các dự báo về biến động giá cả
hàng hoá trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp thương mại trong nước.
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước xây dựng và quảng bá thương hiệu.
92
Và một biện pháp cần làm gấp hiện nay là nhà nước phải nhanh chóng lựa
chọn khoảng 15 nhà phân phối bán lẻ đầu tư và hỗ trợ trở thành những nhà phân
phối lớn làm “bộ khung” để giữ vững hệ thống phân phối trong nước theo hướng đủ
ngành hàng từ hàng tiêu dùng, vật tư, thực phẩm, đủ các phương thức bản lẻ như
trung tâm thương mại, siêu thị, những cửa hàng bán lẻ 24 giờ, các chợ bán buôn...
Cuối cùng, từ thực tế phân tích ở phụ lục 4, cá nhân tác giả kiến nghị, nhà
nước cần có biện pháp can thiệp. Mặc dù, khi vào WTO thì Việt Nam sẽ phải mở
cửa dịch vụ bán lẻ và Metro Cash & Carry sẽ được phép bán lẻ tự do, công khai,
nhưng nhà nước vẫn cần phải lập ra một ban quản lý, kiểm tra, kiểm soát riêng đối
với hoạt động của các trung tâm thương mại và các siêu thị. Vì đây là loại hình kinh
doanh mới phức tạp, lại đang phát triển mạnh ở Việt Nam cần có vai trò điều tiết
của nhà nước để tránh những vấn đề như đối với Metro Cash & Carry.
2. Nhóm giải pháp phát triển hoạt động phân phối của các doanh nghiệp
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung sâu vào các giải pháp
phát triển hoạt động phân phối của các doanh nghiệp siêu thị. Còn các doanh nghiệp
kinh doanh các loại hình phân phối khác, đê tài chỉ đưa ra các giải pháp chung
chung có vai trò định hướng phát triển hoạt động phân phối trong bối cảnh hội nhập
WTO hiện nay.
2.1 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ phân phối nói
chung
Các doanh nghiệp cần thực hiện liên doanh, liên kết giữa nhà phân phối với
nhà sản xuất, giữa nhà phân phối với nhà phân phối tạo thành các chuỗi liên kết bền
vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường phân phối;
Các doanh nghiệp cần phát triển các hình thức bán lẻ mới (siêu thị chuyên
ngành như thực phẩm, điện máy, dụng cụ gia đình, cửa hàng tiện lợi…); các
phương thức bán hàng tiến bộ thông qua hình thức tổng kinh tiêu và tổng đại lý
trong chế biến, gia công, dự trữ và áp dụng thương mại điện tử;
93
Các hộ kinh doanh cần gia nhập vào các liên minh mua và bán hàng hóa để
tăng khả năng cạnh tranh;
Các cửa hàng bách hóa lớn cần mua lại hoặc sát nhập những tiệm nhỏ để
thành doanh nghiệp lớn, có thương hiệu nổi tiếng;
Các doanh nghiệp kinh doanh chợ bán buôn nông sản cần áp dụng các phương
thức hiện đại như đấu giá, sàn giao dịch điện tử, kiểm tra chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm;
Các doanh nghiệp kinh doanh chợ bán lẻ, chợ bán buôn có thể phát triển kinh
doanh thành siêu thị hoặc trung tâm mua sắm hiện đại trước sức ép cạnh tranh từ
các siêu thị.
2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị nói riêng
2.2.1 Những đổi mới trong nhận thức và tư duy của các giám đốc siêu thị
Siêu thị là hình thức phân phối văn minh hiện đại, do đó nhà quản lý siêu thị
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển của các siêu thị. Vì vậy, để
kinh doanh siêu thị cần có kiến thức, kỹ năng quản lý siêu thị hiện đại cũng như cần
phải có khả năng nhận biết sự phát triển thị trường, người tiêu dùng. Các nhà kinh
doanh siêu thị cần phải nhận thức rõ:
Về loại hình cửa hàng siêu thị, cần thống nhất đây là dạng cửa hàng văn minh
hiện đại phù hợp với điều kiện của cuộc sống công nghiệp hoá và đô thị hoá,
phương thức bán hàng là tự phục vụ và danh mục hàng hoá là hàng tiêu dùng phổ
biến. Có thể có công thức chung cho các nhà kinh doanh siêu thị của thế giới về mô
hình siêu thị như sau:
Tập hợp hàng hoá phong phú
Dịch vụ hiện đại (phương thức phục vụ)
Nghệ thuật trưng bày sắp xếp hàng hoá
Tối ưu hoá quan hệ giữa giá cả và chất lượng hàng hoá
94
Từ công thức chung này, các nhà kinh doanh nên quan niệm về mô hình siêu
thị của mình từ mô hình tam giác với 3 đỉnh (sơ đồ 3.1). Việc điều chỉnh tam giác
này bắt đầu từ nghiên cứu khách hàng của siêu thị.
Sơ đồ 3.1: Mô tả quan niệm mới về kinh doanh siêu thị
Các doanh nghiệp cần dành đủ thời gian cho việc nghiên cứu, điều tra, tìm
hiểu nhu cầu thực tế và xu hướng tiêu dùng trong nước… Để thoả mãn nhu cầu
ngày càng đa dạng và ngày càng cao hơn (thời gian, số lượng, chất lượng, mẫu
mã… và dịch vụ kèm theo) của khách hàng với giá cả hợp lý nhất… Các doanh
nghiệp phân phối cần nghiêm túc nghiên cứu và vận dụng kiến thức chuỗi giá trị
cung ứng theo công nghệ logisitics vào tổ chức và quản lý hệ thống phân phối của
mình. Mô hình, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh và quản lý của các tập đoàn
phân phối nước ngoài hiện có mặt tại thị trường Việt Nam như Metro Cash & Carry,
Bourbon… đặc biệt là kinh nghiệm của Metro trong xây dựng hệ thống phân phối
(liên kết, hỗ trợ tại nguồn cung ứng ổn định và mở rộng mạng lưới khách hàng…)
cần được nghiên cứu kỹ, học tập và vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta sao
cho phù hợp với năng lực sở trường… của từng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực
hoạt động kinh doanh này.
Các giám đốc hệ thống siêu thị cần được đào tạo một cách bài bản về chuyên
môn quản trị kinh doanh siêu thị và có thời gian khảo sát thích đáng việc quản lý
hoạt động siêu thị tại các đại siêu thị hoặc trung tâm mua sắm lớn nước ngoài hoặc
có yếu tố nước ngoài để tích luỹ kinh nghiệm hay, bài học tốt ứng dụng vào việc mở
mang phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam…
Các giám đốc siêu thị cũng cần điều chỉnh lại đối tượng khách hàng của siêu
thị cho phù hợp. Có thể nói, việc coi đối tượng khách hàng là những người có thu
Giá hợp lý
PT tự phục vụ Hàng tiêu dùng
phổ biến
95
nhập cao đã tỏ ra không còn thích hợp và việc xây dựng cơ cấu hàng hoá trong siêu
thị dựa trên đối tượng này phải được xem xét lại.
2.2.2 Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức bán hàng của siêu thị
Ngày nay, như đã thấy các siêu thị trên thế giới không giới hạn phạm vi bán
hàng trong các cửa hàng mà mở rộng ra rất nhiều hình thức, phương thức khác. Các
siêu thị Việt Nam, trước sự thúc ép phải tồn tại trong cuộc cạnh tranh, đã tìm đến và
áp dụng nhiều phương thức bán hàng đa dạng, phong phú có sự hỗ trợ của thương
mại điện tử như việc bán hàng qua điện thoại, bán hàng trên truyền hình, bán hàng
tại nhà, bán hqngf qua catalogue, đặc biệt là bán hàng trực tuyến qua mạng…
Tuy nhiên, mức độ và tốc độ mở rộng bán hàng theo các phương thức hiện đại
này vẫn rất hạn chế. Thời gian tới, các siêu thị cần đẩy nhanh việc ứng dụng các
phương thức bán hàng tiên tiến để phát triển hệ thống siêu thị của mình. Các siêu thị
có thể bán hàng qua thư gửi đến cho những khách hàng có nhu cầu mà doanh
nghiệp biết được qua điều tra. Cũng có thể xuất bản những cuốn catalogue nhỏ tập
hợp một số sản phẩm chọn lọc của siêu thị vào dịp cuối năm hoặc các ngày lễ, gửi
đến cho các gia đình, hoặc kèm theo các ấn phẩm tạp chí. Bán buôn, bán lẻ, bán
hàng qua mạng… có rất nhiều hình thức để doanh nghiệp lựa chọn. Ngoài ra, cũng
cần chiếm lĩnh nhanh chóng lĩnh vực bán hàng trên mạng điện tử vì đó sẽ là phương
thức giao dịch cực kỳ phát triển trong tương lai. Nói tóm lại, đa dạng hoá phương
thức bán hàng là điều cần thiết của mỗi siêu thị để bắt kịp với sự phát triển nhanh
chóng của hoạt động thương mại về cả thời gian lẫn không gian.
2.2.3 Lựa chọn vị trí đặt siêu thị thích hợp
Việc lựa chọn vị trí đặt siêu thị thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng quyết
định sự thành công của kinh doanh siêu thị.
Trước hết vị trí đặt siêu thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của Nhà
nước và địa phương về quy mô, diện tích mặt bằng, các khu chức năng, lưu thông,
bãi để xe và các yếu tố khác… Sau đó, cần xác định các tiêu chí định lượng cho
việc kinh doanh siêu thị tại vị trí đã định đạt chất lượng và hiệu quả. Tiêu chí cần
96
xác định là điểm tới hạn về khách hàng của siêu thị. Cụ thể cần xác định lượng
khách hàng tối thiểu để đạt mức hoà vốn cho kinh doanh siêu thị. Trong công thức
xác định lượng khách hàng tối thiểu này, cần phải dựa vào tiêu chí như doanh số
hoà vốn của siêu thị, thị phần bán lẻ mà siêu thị dự tính chiếm lĩnh trong khu vực
dân cư nhất định, số lượng hoá đơn mua hàng cần thiết, trị giá trung bình của mỗi
hoá đơn, tần xuất mua hàng của khách hàng qua siêu thị, số lượt khách hàng bình
quân tới siêu thị…
Xác định loại đối tượng khách hàng
Xác định phạm vi bao trùm của siêu thị: Bán kính khu vực khách hàng với
siêu thị là tâm điểm…
2.2.4 Phát triển và đa dạng hoá tập hợp hàng hoá và ứng dụng nghệ thuật trưng
bày hàng hoá tiên tiến trong siêu thị:
Một siêu thị luôn phải cố gắng để có thể cung cấp đủ mọi chủng loại hàng hoá
phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng thường nhật của người dân. Đồng thời với phổ hàng
hoá phong phú là khung giá với nhiều mức giá từ thấp đến cao, phù hợp với đối
tượng khách hàng là quảng đại quần chúng có thu nhập từ trung bình trở lên. Nên
dự kiến một tỷ lệ mặt hàng nội chiếm đa số và có xu hướng tăng dần bởi hiện nay,
các sản phẩm của Việt Nam đã có mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Các siêu thị cần
phải chủ động tìm những nguồn hàng mới, điều này nghe có vẻ quá đơn giản và dễ
thực hiện nhưng do sự năng động và nhạy bén của các nhà cung cấp đã khiến cho
các siêu thị ít chịu tìm kiếm các sản phẩm mới, nhãn hiệu mới. Các giám đốc có thể
khai thác thông tin về nguồn hàng ở các hội chợ triển lãm, hay trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Cũng có thể trực tiếp gặp gỡ các nhà sản xuất và đặt hàng, đưa
ra những yêu cầu về tính năng, chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Khi siêu thị
đã có vị trí nhất định trên thị trường, có thể áp dụng chính sách nhãn hiệu phân phối
của riêng mình cho một số sản phẩm để củng cố thêm hình ảnh của siêu thị.
Mỗi siêu thị cần tập trung vào một tập hợp hàng hoá xác định cho siêu thị
mình. Trong đó xác định cốt lõi của tập hợp và sự mở rộng tập hợp đến những hàng
hoá khác nhằm đảm bảo có sự lựa chọn tối đa cho các đối tượng là khách hàng mục
tiêu của siêu thị.
Phát triển nghệ thuật trưng bày và sắp xếp hàng hoá
97
Trưng bày hàng hoá được coi là nghệ thuật trong kinh doanh bán lẻ hàng hoá
đặc biệt là đối với các siêu thị. Việc trưng bày hàng hoá phải mang lại hiệu quả bán
hàng trực tiếp cho các siêu thị. Do vậy, các siêu thị nên thuê những nhà tư vấn
chuyên môn để giúp đỡ thiết kế cửa hàng… Việc trưng bày hàng hoá cũng cần một
sự sắp xếp hợp lý giữa những hàng hoá có tỷ lệ lợi nhuận cao và hàng đem lại lợi
nhuận thấp, giữa những hàng hoá bán cahỵ và hàng khó bán…
2.2.5 Xây dựng và thực thi một chính sách giá cả hợp lý
Đa phần các siêu thị của Việt Nam hiện này đều có mức giá cao, thiếu tính
cạnh tranh so với các siêu thị có yếu tố nước ngoài và các dạng cửa hàng bán lẻ hiện
đại khác.
Các siêu thị cần xây dựng và duy trì quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong
một kênh phân phói liên kết dọc vững chắc. Trong quan hệ với các nhà cung cấp, sự
thiếu chuyên nghiệp của một số nhà quản lý siêu thị hiện nay cùng với thái độ ưu
đãi quá mức của các nhà cung cấp đã dẫn tới tình trạng một số siêu thị chưa coi
trọng các nhà cung cấp. Một số siêu thị lại mới chỉ tập trung vào khách hàng mà
quên hẳn việc làm marketing với nhà cung cấp của mình. Các siêu thị cần phải xây
dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết với các nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để
đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định, phong phú với giá cả cạnh tranh. Quan hệ
với các nhà cung cấp cần được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược,
bình đẳng, cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và quyền lợi. Các siêu thị
nên thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, sự phát triển, và các
dự án của siêu thị. Có thể thực hiện việc này thông qua hội nghị các nhà cung cấp
hoặc thông qua các bản báo cáo. Thậm chí có thể lập một đường dây thông tin liên
tục tới tận phòng làm việc của người cung cấp qua mạng máy tính hay đơn giản là
qua điện thoại. Sao nhãng trong việc giữ gìn mối quan hệ với các nhà cung cấp sẽ
gây ra sự thiếu thiện cảm, thậm chí gây hiểu lầm, làm mất uy tín của siêu thị…
Khi mạng lưới đã đủ để thành lập một trung tâm cung cấp riêng cho hệ thống
siêu thị của mình thì việc thành lập một trung tâm cung ứng hàng hoá là một sự cần
thiết khách quan. Với việc thành lập trung tâm hàng chung cho hệ thống nhằm nâng
cao quyền lực thị trường của các siêu thị. Bởi vì khi mua hàng qua trung tâm này
các siêu thị có thể cùng mua hàng với khối lượng lớn, mua trực tiếp từ nhà sản xuất
do đó sẽ giảm được chi phí mua hàng và giá hàng hoá. Ngoài ra với một trung tâm
98
mua hàng hoá hoạt động chuyên nghiệp hoàn toàn có khả năng áp dụng kỹ thuật cao
vào quản lý tồn kho, đặt hàng… một cách khoa học và hiệu quả.
2.2.6 Phát triển dịch vụ khách hàng và tăng cường hoạt động xúc tiến thương
mại
Cần phát triển và đa dạng hoá đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ khách hàng như kéo dài và
linh hoạt hơn về thời gian mở cửa tới 20-21h, gói tặng miễn phí, bãi gửi xe không
mất tiền, có nhân viên đón tiếp khách hàng ở cửa ra vào, giúp khách gói đồ, thực
hiện bán hàng qua điện thoại, giao hàng tại nhà, dịch vụ gói hàng quà tặng, dịch vụ
thanh toán thẻ…
Các siêu thị nên chủ động tổ chức các đợt khuyến mại và vận động các nhà
cung cấp cùng tham gia. Như vậy sẽ có một đợt tổng khuyến mại rầm rộ hơn và lôi
cuốn hơn đối với khách hàng chứ không nên chỉ trông chờ vào các chương trình
khuyến mại của nhà cung cấp. Cần áp dụng những biện pháp khuyến mại khác như
phiếu mua hàng ưu đãi, tổ chức các cuộc thi và trò chơi trí tuệ… một cách đa dạng
và linh hoạt. Những biện pháp này vừa giúp nâng cao doanh số, vừa tạo ra được
nhiều khách hàng trung thành.
2.2.7 Có chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của các siêu thị. Các doanh
nghiệp kinh doanh siêu thị cần xây dựng cho mình các chương trình tuyển chọn,
huấn luyện, nâng cao kỹ năng và tinh thần làm việc cho nhân viên. Cần đặt tiêu
chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn nghiêm túc. Công tác huấn luyện nhân viên
phải do cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm, mời chuyên gia giảng
dạy cho một khoá đào tạo. Tạo bầu không khí thoải mái nhưng nghiêm túc trong
khi làm việc. Tạo tâm lý yên tâm có người lao động, giảm áp lực lĩnh vực và chú ý
đến chế độ lao động. Các siêu thị cũng cần chú ý đặc biệt đến việc tuyển chọn cán
bộ và chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm được đào tạo bài bản về chuyên môn.
Hơn nữa, cần chuyên môn hoá trong công việc, tránh chồng chéo, ôm đồm.
Nhân viên siêu thị cần nhiều nghiệp vụ khác nhau vì vậy cần xây dựng tiêu
chuẩn cho từng loại nhân viên theo từng loại vị trí công tác từ đó giúp cho công tác
tuyển dụng và đào tạo thuận lợi cho chương trình đào tạo nhân viên. Đây là vấn đề
99
tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Bán hàng trong siêu thị khác hẳn với
hình thức bán hàng theo hình thức truyền thống. Đây là một lĩnh vực kinh doanh
mới đòi hỏi phải được đào tạo cơ bản như những ngành nghề khác. Hiện nay, tại Hà
Nội có các trường đào tạo cơ bản nhân viên kinh doanh siêu thị như Trường Trung
cấp thương mại, Trường đào tạo cán bộ của Bộ thương mại, chúng ta có thể thu hút
lực lượng lao động từ nguồn này.
Tóm lại, trong chương 3, với mục đích đưa ra các đề xuất giải pháp phát triển
hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam, đề tài đã căn cứ vào thực trạng hoạt động
của hệ thống phân phối với những vấn đề đặt ra được nêu ở chương 2, có tính đến
các bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển hệ thống phân
phối hàng hóa và xu thế phát triển chung của thương mại nước ta hiện nay trong
điều kiện hội nhập WTO, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể đối với công tác
quản lý nhà nước về hệ thống phân phối hàng hóa và nhóm giải pháp cụ thể phát
triển hoạt động phân phối của các doanh nghiệp phân phối trong nước tới năm 2010,
định hướng tới năm 2020.
100
Kết Luận
Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Hệ thống phân phối hiện nay ở nước ta đã phát triển thành một ngành dịch vụ
phân phối và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất
nước, tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường;
Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam
chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO hiện nay, thì việc mở cửa
hệ thống phân phối hàng hóa là cần thiết và tất yếu. Nhưng việc mở cửa hệ thống
phân phối như thế nào phải được Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở các bài
học kinh nghiệm từ một số nước (có thể kể tới như Thái Lan, Trung Quốc…) và
ứng dụng phù hợp vào điều kiện phát triển kinh tế đất nước;
Hiện nay, hệ thống phân phối ở nước ta phát triển với nhiều loại hình phân
phối nhưng còn mang tính tự phát, rời rạc, vừa thiếu định hướng phát triển, vừa
thiếu các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng, dẫn đến hiệu quả hoạt
động của hệ thống phân phối thấp, tính cạnh tranh kém, đặt hệ thống phân phối
nước ta trước nguy cơ bị thâu tóm bởi một số các tập đoàn phân phối nước ngoài
trong điều kiện mở cửa thị trường phân phối;
Trước vấn đề đáng quan tâm trên của thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa
nước ta hiện nay, tác giả đề tài xin khuyến nghị và đề xuất các giải pháp chủ yếu để
phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam thời gian tới năm 2010 như sau:
Đối với hoạt động quản lý của nhà nước
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường thuận lợi
và ổn định cho phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh
công bằng và tạo điều kiện để các nhà phân phối Việt Nam có được cơ sở để cạnh
tranh cân sức thông qua việc sớm ban hành một đạo luật về kinh doanh bán lẻ ở
Việt Nam;
Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án phát triển thị trường nội địa nói chung và các loại hình dịch vụ phân phối nói
101
riêng để định hướng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông phân phối;
Tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn của các cơ quan giám sát, kiểm
tra và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, lưu thông
hàng hóa, kinh doanh siêu thị;
Xây dựng các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh
doanh các loại hình dịch vụ phân phối trong nước: chính sách tài chính, đầu tư, tín
dụng; phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại, mặt bằng kinh doanh; khuyến
khích hỗ trợ hình thành các hiệp hội phân phối Việt Nam và xây dựng năng lực
chuyên môn cho Hiệp hội; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…
Đối với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần thực hiện liên doanh, liên kết giữa nhà phân phối với
nhà sản xuất, giữa nhà phân phối với nhà phân phối tạo thành các chuỗi liên kết bền
vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường phân phối;
Các doanh nghiệp cần phát triển các hình thức bán lẻ mới (siêu thị chuyên
ngành như thực phẩm, điện máy, dụng cụ gia đình, cửa hàng tiện lợi…); các
phương thức bán hàng tiến bộ thông qua hình thức tổng kinh tiêu và tổng đại lý
trong chế biến, gia công, dự trữ và áp dụng thương mại điện tử;
Đối với doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần thay đổi nhận thức và tư duy,
xây dựng phong cách của nhà quản lý và điều hành một dạng cửa hàng văn minh,
hiện đại; cần có sự am hiểu sâu sắc về siêu thị và năng lực chuyên môn cao trong
lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng hiện đại; xây dựng chiến lược kinh doanh siêu thị
mang tính bền vững, phù hợp cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam.
Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ nên chắc chắn khoá
luận không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của các thầy, các cô để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
102
Tài Liệu Tham Khảo
1. Bộ Thương mại (2004), Quy chế Siêu thị, trung tâm thương mại.
2. Bộ Thương mại (2006), Đề án “phát triển thương mại trong nước giai đoạn
2006 – 2010, định hướng đến năm 2020”.
3. Bộ Thương mại (2004), Kỷ yếu hội thảo quốc tế Quản lý nhà nước về lưu
thông hàng hóa trên thị trường nội địa, Hà Nội.
4. Bộ Thương mại (2004), Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chính sách phát triển các
mô hình phân phối hàng hóa hiện đại, Hà Nội.
5. Lê Trịnh Minh Châu và các đồng tác giả (2004), Phát triển hệ thống phân
phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất
bản Lý Luận Chính Trị, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp
hànhTrung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
7. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo
Dục, Hà Nội.
8. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Hà Nội (2005), Hội nghị tổng kết 10 năm phong trào
tổ chức quản lý chợ an toàn – văn minh – hiệu quả giai đoạn 1994 – 2004,
Sở Thương mại, Hà Nội.
9. Nghị định Chính Phủ “Về phát triển và quản lý chợ”, số 02/2003/NĐ-CP.
10. Quỳnh Nga – Thanh Tùng (2005), Kỹ năng bán hàng, Nhà xuất bản Văn Hóa
Thông Tin, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Nhiễu và những người khác (2002), Nghệ thuật kinh doanh bán
lẻ hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
12. Philip Kotler (2005), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải,
Hà Nội.
13. Sở Thương mại Hà Nội (2006), Báo cáo “Kết quả thực hiện 6 tháng đầu
năm và phương hướng triển khai 6 tháng cuối năm 2006 về công tác phát
triển chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
103
14. Sở Thương mại Hà Nội (2006), Báo cáo “Tình hình đầu tư, xây dựng chợ
trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
15. Hoàng Thọ Xuân (2005), Tham luận “Về phương hướng và nhiệm vụ tổ chức
thị trường, củng cố và phát triển các doanh nghiệp phân phối trong nước,
góp phần bình ổn thị trường giá cả chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh
và hợp tác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường nội
địa”, Bộ Thương mại.
16. World Bank, Global Economics Prospects, 2005.
Tài liệu thu thập từ các trang web
17. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, “Giải pháp phát triển thương mại nội địa”,
www.mpi.gov.vn, 31/10/2006.
18. Sài Gòn tiếp thị, “Hình thành chuỗi cửa hàng tiện ích”, www.sgtt.com.vn,
25/03/2006.
19. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Diện mạo siêu thị Việt Nam”,
www.vneconomy.com.vn, 16/08/2006.
20. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Ba điểm yếu lớn của hệ thống bán lẻ Việt
Nam”, www.vneconomy.com.vn, 16/06/2006.
21. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Hiện đại hóa hệ thống phân phối trước sức ép
cạnh tranh”, www.vneconomy.com.vn, 28/02/2006.
22. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Trung Nguyên với dự án G7 Mart”,
www.vneconomy.com.vn, 08/02/2006.
23. Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Saigon Co.op - Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam
năm 2005”, www.vneconomy.com.vn, 01/08/2005.
104
Phụ Lục 1A
Mô tả phương pháp điều tra
Đề tài điều tra xã hội học theo hình thức phát phiếu điều tra – 100 phiếu điều
tra “Khả năng cạnh tranh của các siêu thị” (dành cho khách hàng) và 100 phiếu điều
tra “Đánh giá khả năng cạnh tranh của các siêu thị” (dành cho nhân viên siêu thị)
(xem phụ lục 1B).
Đối với phiếu điều tra dành cho khách hàng, đề tài điều tra theo độ tuổi (dưới
20 tuổi, từ 20 đến 35 tuổi, và trên 35 tuổi với tỷ lệ phần trăm số phiếu tương ứng là
20:40:40) và theo giới tính (nam: 25% số phiếu, nữ : 75% số phiếu)46. Nội dung
điều tra chủ yếu là về: giá cả tại các siêu thị (mục 7), lý do khách hàng đến với siêu
thị (mục 4), trưng bày hàng hóa trong siêu thị, thái độ nhân viên đối với khách hàng
(mục 10), vấn đề khách hàng không hài lòng về siêu thị (mục 11).
Đối với phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị, đề tài điều tra trong nhóm
tuổi trên 20. Nội dung điều tra chủ yếu về: trình độ học vấn của đội ngũ bán hàng
(mục 3), hình thức thanh toán (mục 12), số lượng nhân viên trong siêu thị (13),
chương trình quảng cáo khuyến mãi (15), yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua
hàng (17), sản phẩm chủ đạo của siêu thị (9).
Đề tài tiến hành điều tra trong phạm vi các siêu thị kinh doanh tổng hợp sau:
siêu thị Láng Hạ, siêu thị Thái Hà, siêu thị số 5 Nam Bộ, siêu thị Intimex, siêu thị
Marko, siêu thị Hồ Gươm, trung tâm thương mại VKO, chuỗi siêu thị Fivimart, siêu
thị Sao ở số 2B Phạm Ngọc Thạch, siêu thị trong Trung tâm thương mại Cát Linh,
siêu thị trong Trung tâm thương mại Đinh Tiên Hoàng, siêu thị Citimart.
46
Phân theo tỷ lệ trên là dựa trên cơ sở tâm lý và thói quen tiêu dùng.
105
Phụ Lục 1B
Mẫu phiếu điều tra dành cho khách hàng mặt 1
106
Phụ Lục 1C
Mẫu phiếu điều tra dành cho khách hàng mặt 2
107
Phụ Lục 1D
Mẫu phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị mặt 1
108
Phụ Lục 1E
Mẫu phiếu điều tra dành cho nhân viên siêu thị mặt 2
109
Phụ Lục 2
Tình hình hoạt động của mạng lưới chợ ở thành phố Hà Nội
47
(1) Số lượng, quy mô các chợ:
Tính tới 27/9/2006, toàn thành phố hiện có 133 chợ, trong đó gồm: 10 chợ
loại I, 29 chợ loại II, 87 chợ loại III. Số chợ chưa phân loại là 7 chợ, trong đó có 4
chợ tạm, 1 chợ chuyển đổi công năng sử dụng, 2 chợ đang xây dựng. Theo phân cấp
quản lý, thành phố hiện đang quản lý các chợ đầu mối, chợ loại I, quận huyện quản
lý các chợ loại II, xã phường quản lý các chợ loại III. Có 12 chợ do doanh nghiệp,
hợp tác xã đầu tư xây dựng quản lý. Số hộ kinh doanh thường xuyên là 28.622 hộ,
số hộ kinh doanh không thường xuyên là 17.518 hộ. Tổng số cán bộ công nhân viên
chợ 1.789 người, trong đó 344 cán bộ biên chế, 1.445 hợp đồng. Nộp ngân sách
hàng năm 60 tỷ đồng.
(2) Công tác đầu tư xây dựng cải tạo chợ:
Theo kế hoạch các quận, huyện, năm 2006 trên địa bàn thành phố có 30 dự án
được triển khai xây dựng, cải tạo nâng cấp với tổng vốn đầu tư 617.850 triệu đồng,
trong đó: 12 dự án được chuyển tiếp từ năm 2005 với tổng mức đầu tư 56.590 triệu
đồng, ngân sách hỗ trợ 34.008 triệu đồng; 20 dự án được triển khai chuẩn bị đầu tư
và đầu tư xây dựng trong năm 2006, với tổng mức đầu tư 561.260 triệu đồng, đề
nghị ngân sách hỗ trợ 27.779 triệu đồng; 13 dự án xây dựng mới với tổng vốn đầu
tư 115.126 triệu đồng, đề nghị ngân sách hỗ trợ 31.068 triệu đồng, đã hỗ trợ 9.001
triệu đồng, 9 dự án xây dựng lại với tổng vốn đầu tư 494.557 triệu đồng, đề nghị
ngân sách hỗ trợ 30.767 triệu đồng, đã hỗ trợ 2.700 triệu đồng; 8 dự án cải tạo nâng
cấp với tổng vốn đầu tư 8.167 triệu đồng, đề nghị ngân sách hỗ trợ 4.337 triệu đồng,
đã hỗ trợ 258 triệu đồng.
Theo báo cáo của các quận, huyện, 6 tháng đầu năm đã hoàn thành 04 dự án xây
dựng, cải tạo chợ đưa vào sử dụng gồm chợ Dốc Cẩm, chợ Thượng Cát (quận Long
Biên), chợ Vàng – xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm) với tổng vốn đầu tư 5.021 triệu đồng
(3) Công tác chuyển đổi mô hình chợ:
47
Nguồn: Sở Thương mại, Phòng quản lý thị trường.
110
Ban chỉ đạo chương trình phát triển chợ các quận, huyện đã xây dựng đề án
chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Trong khi chờ các văn bản hướng dẫn của các Sở
Ngành thành phố, một số quận huyện đã chủ động xây dựng phương án chuyển đổi
chợ, trong đó 6 tháng đầu năm 2006 đã có 5 chợ được tổ chức giao, đấu thầu đầu tư
xây dựng, quản lý kinh doanh chợ, cụ thể 3 chợ thuộc quận Long Biên là chợ phúc
lợi do Hợp tác xã thương mại Việt Phương đầu tư xây dựng quản lý, chợ trung tâm
thương mại – dịch vụ Thanh Trì – huyện Thanh Trì giao công ty cổ phần kinh
doanh phát triển nhà Hà Nội đầu tư xây dựng và quản lý, chợ Vân – huyện Gia Lâm
do Hợp tác xã Việt Phương đầu tư xây dựng quản lý.
(4) Công tác giải tỏa chợ tạm, chợ cóc:
Theo kế hoạch, năm 2006 sẽ giải tỏa nốt 39 tụ điểm chợ tạm, chợ cóc, có các
biện pháp chông tái họp và phát sinh điểm mới. Tính đến ngày 15/7/2006 toàn
thành phố đã giải tỏa trắng được 16 tụ điểm, bao gồm chợ sành sứ phố Gầm Cầu
(quận Hoàn Kiếm); chợ tạm phố Kim Hoa , chợ cóc ngõ chợ Khâm Thiên, chợ cóc
khu Đại học Thủy Lợi, chợ cóc khu tập thể thú y phường Phương Mai (quận Đống
Đa); chợ cóc 3 phường Quảng An (quận Tây Hồ); chợ tạm Khuyến Lương (quận
Hoàng Mai); các chợ xanh Nguyễn Sơn, chợ Yên Tân gầm cầu Long Biên (quận
Long Biên); các chợ cóc thuộc phố Chính Kinh (quận Thanh Xuân); các chợ cóc
thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm).
111
Phụ Lục 3
Giới thiệu một số mô hình cửa hàng tiện lợi điển hình ở Việt Nam.
1. Hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ G7 Mart của công ty trách nhiệm hữu hạn
Thương mại và dịch vụ G7 (do ông Đặng Lê Nguyên Vũ – giám đốc Công ty trách
nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên làm chủ tịch hội đồng quản trị)48
Dựa trên nền tảng nhân lực, tài lực và giá trị thương hiệu, Trung Nguyên đã
thành lập Công ty Cổ phần G7 Mart để xây dựng hệ thống phân phối này. Sau gần 2
năm nghiên cứu, triển khai, hiện Công ty G7 Mart đã có trong tay con số 10.000 cửa
hàng bán lẻ tiệm tạp hóa tham gia dự án G7 Mart và đang trong quá trình “lột xác”
trở thành các cửa hàng bán lẻ hiện đại. Đây là một mạng lưới phân phối khổng lồ
không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước.
Định hướng chiến lược kinh doanh của G7 Mart là: phát triển nhanh chóng
mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng hệ thống nhà phân phối, đại lý và các cửa
hàng sẵn có trên thị trường; xây dựng hệ thống quản lý và hậu cần vững mạnh để
vận hành hệ thống;sắp xếp các ngành hàng nhằm phát huy năng lực hoạt động của
từng nhà phân phối; hợp sức với nhà sản xuất khả năng giao hàng và lưu kho
G7 Mart xác định ngành hàng kinh doanh chính là sản phẩm, gồm thực phẩm
ngọt, thực phẩm mặn, hoá mỹ phẩm, rượu bia nước giải khát, thuốc lá; phi thực
phẩm đặc biệt: thuốc không kê toa, báo chí, thẻ điện thoại trả trước... và dịch vụ
chính: gồm quảng cáo, tư vấn, dịch vụ thanh toán hoá đơn, máy ATM, điện thoại
công cộng...
Đến nay, Trung Nguyên cho biết đã chọn được đủ số lượng các nhà phân phối,
đại lý sỉ lẻ trên toàn quốc đủ tiêu chuẩn và cho họ đăng ký tham gia trở thành thành
viên của hệ thống phân phối G7 Mart. Tháng 7/2006 vừa qua, mạng lưới phân phối
G7 Mart đã hoàn thành và sẵn sàng đi vào hoạt động với 120 nhà cung cấp, 500 cửa
hiệu tiện lợi G7 Mart, 9.500 cửa hiệu thành viên, 100 trung tâm phân phối trên 64
tỉnh thành. Dự kiến, đến năm 2008, chuỗi 10.000 cửa hàng tiện lợi, các trung tâm
thương mại, các tổng kho, các nhà phân phối của G7 Mart sẽ đi vào hoạt động.
48
Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam, “Trung Nguyên với dự án G7 Mart”, www.vneconomy.com.vn,
08/02/2006.
112
Đối với các cửa hàng thành viên, khi trở thành cửa hàng tiện lợi trong hệ
thống G7 Mart, sẽ nhận được khoảng 40 triệu đồng tiền đầu tư từ Công ty thương
mại và dịch vụ G7, đổi lại sẽ phải giữ mô hình mà G7 đã thiết kế trong vòng năm
năm, và riêng doanh thu từ các bảng quảng cáo treo tại cửa hàng sẽ được chia cho
hai bên theo tỉ lệ 50:50. Cửa hàng sẽ được thiết kế lại theo dạng tự chọn, khách
hàng sẽ tự phục vụ và trả tiền mặt. Giờ mở cửa được kéo dài tới 23 giờ, ngoài ra,
cửa hàng còn áp dụng chiết khấu (khoảng 5% trở xuống) cho tất cả mặt hàng ở giai
đoạn đầu.
Đối với nhà sản xuất nhỏ không đủ điều kiện tài chính, việc đưa sản phẩm của
mình đến tay người tiêu dùng cả nước là điều vô cùng khó khăn. Do vậy, hệ thống
phân phối G7 Mart là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong nước đưa sản phẩm,
thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
2. Thương hiệu bán lẻ 24-Seven49
24-Seven là mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại đầu tiên đang được triển
khai ở Hà Nội và Thái Nguyên do Hoàng Anh Tuân – giám đốc công ty Hoàng
Corp làm chủ. Cửa hàng bán lẻ của 24-Seven hội tụ đầy đủ tất cả tính năng của một
mô hình bán lẻ hiện đại trên thế giới song vẫn đảm bảo cung cấp hàng hóa đến
khách hàng với giá cả cạnh tranh nhất. Ngoài ra, 24-Seven còn cung cấp rất nhiều
các dịch vụ gia tăng khác được gọi là 24-Seven Home Services. Cửa hàng bán lẻ
24-Seven và các dịch vụ của 24-Seven giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và
chi phí tối đa khi mua sắm.
24-Seven có nghĩa là 24 giờ và bảy ngày, thương hiệu có ý nghĩa là các dịch
vụ được cung cấp bởi 24-Seven được cung cấp 24h/24h trong cả tuần.
24-Seven là một hệ thống các cửa hàng tiện dụng (Convenience Store) kinh
doanh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với phương thức thanh toán tiền mặt trực
tiếp. 24-Seven có đặc trưng sau: chất lượng hàng hóa đảm bảo, thương hiệu rõ ràng,
tin cậy; mặt hàng phong phú đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu;
giao dịch nhanh chóng thuận tiện, hiện đại; giá cả thấp, khuyến mãi nhiều; Tiện
dụng, sạch sẽ và môi trường mua sắm thân thiện, hiện đại.
49
Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.
113
Hàng hóa bày bán trong hệ thống cửa hàng 24-Seven rất phong phú, bao gồm:
hóa mỹ phẩm, thực phẩm khô, rượu bia, đồ uống thuốc lá, văn phòng phẩm, đồ điện
gia dụng, sách báo, băng đĩa nhạc, các loại thẻ trả trước, đồ chơi, và đặc biệt là các
gói
Thực tế cho thấy, mô hình 24-Seven hoạt động rất hiệu quả. Mặc dù mới
thành lập không lâu, nhưng doanh nghiệp này đã thực sự gây tiếng vang trên thị
trường bán lẻ hiện nay . Bởi khi đời sống ngày càng cao, yêu cầu của người tiều
dùng cũng càng cao, thì những cửa hàng mang lại cho họ nhiều tiện ích nhất với chi
phí hợp lý bỏ ra mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Và xu hướng mô hình này sẽ
phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.
Và trong xu hướng hội nhập này, kinh doanh theo hướng hệ thống các cửa
hàng bán lẻ tiện lợi sẽ tạo được chỗ đứng vững cho các nhà phân phối trong nước,
góp phần đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu Việt. Và với sự hợp tác giữa
các nhà sản xuất với các nhà phân phối trong nước sẽ tạo nên những nhà Việt Nam
(Vietnam House) để trở thành đối trọng với tập đoàn phân phối nước ngoài.
Tuy nhiên, mô hình trên còn mới đối với thị trường Việt Nam. Việc vội vã áp
dụng sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh cao, thậm chí còn thất bại đối với bất
kỳ doanh nghiệp nào.
114
Phụ lục 4
Một vài nhận xét về mô hình bán buôn kiểu mới của trung tâm
Metro Cash & Carry
Metro Cash & Carry Việt Nam là 100% vốn nước ngoài được cấp phép thí
điểm vào thị trường Việt Nam kinh doanh bán buôn. Công ty này bị ràng buộc bởi
những điều kiện cụ thể trong giấy phép đầu tư như: phải xây dựng mạng lưới thu
mua và chế biến trong nước, chỉ được phép bán buôn cho các khách hàng là doanh
nghiệp, hộ kinh doanh để phục vụ nhu cầu kinh doanh…).
Tuy nhiên mô hình Cash & Carry của Metro thực chất là bán buôn hay bán lẻ
khối lượng lớn
Thực tế cho thấy, Metro Cash & Carry Việt Nam vừa bán buôn và bán lẻ. Và
bán lẻ chiếm trên 20% doanh số bán hàng của Metro (kết quả có được do phỏng vấn
chuyên gia
50). Đây có thể cho là hình thức “bán lẻ trá hình” qua bán buôn – một
biện pháp hữu hiệu để thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.
Một số biểu hiện bán lẻ của Metro Cash & Carry Việt Nam
Trước hết cần khẳng định Metro Cash & Carry vừa bán buôn, vừa bán lẻ (gọi
là bán lẻ khối lượng lớn, gọi như thế này để phân biệt với bán lẻ thông thường của
các siêu thị bán lẻ khác). Qua một số buổi điều tra khách hàng tại trung tâm Metro
cho thấy, đa số khách hàng mua về đều nhằm mục đích tiêu dùng, và cách thức mua
sắm ở Trung tâm này phù hợp vói kiểu tiêu dùng khối lượng lớn của gia đình trong
thời gian 1 tuần hay 10 ngày.
Có hiện tượng trên là do:
Thứ nhất, chủng loại hàng hóa ở Metro Cash & Carry rất phong phú (10.000 –
15.000 mặt hàng các loại, trong đó có khoảng 90% hàng hóa được sản xuất trong
nước)51 với cách thức trưng bày vừa phục vụ cho bán buôn vừa phục cho bán lẻ tiêu
dùng với khối lượng vừa và lớn; đặc biệt bao gồm cả hàng ướt phục vụ cho sinh
hoạt gia đình hàng ngày với giá rẻ, chất lượng vệ sinh đảm bảo.
50
Thạc Sỹ Võ Văn Quyền – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước.
51
Nguồn: Bộ Thương mại (2004), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Chính sách phát triển các mô hình phân phối
hàng hóa hiện đại”, Hà Nội
115
Thứ hai, hình thức Cash & Carry rất thuận tiện cho việc mua bán lẻ.
Thứ ba, mỗi khách hàng với mỗi thẻ hội viên có thể kém theo ba người đi
cùng khi đi vào trung tâm mua sắm này (những người đi kèm này không quy định là
người có đăng ký kinh doanh)
Thứ tư, đối với khách hàng nhóm ba – nhóm các doanh nghiệp, tổ chức và văn
phòng thì nhu cầu mua sắm cho mục đích tiêu dùng là rất lớn. Qua điều tra một số
công ty ở Hà nội, họ đều có thẻ Metro nhưng mục đích đều là mua sắm cho tiêu
dùng.
Hiện nay, nhà nước vẫn chưa có ban quản lý, kiểm tra, kiểm soát riêng đối với
hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại. Do đó, việc Metro có bán lẻ hay
không, và có vi phạm những cam kết trong giấy phép đầu tư hay không còn là vấn
đề bỏ ngỏ, chưa được xem xét rõ ràng.
Đối với thực tế trên, tác giả đã đưa ra kiến nghị vào trong phần giải pháp.
116
Phụ lục 5
Tổng mức bản lẻ toàn xã hội giai đoạn 1995 - 2005 (tỷ đồng)
Năm Giá trị Tốc độ tăng (%)
1995 121160.0 -
1996 145874.0 20.40
1997 161899.7 10.99
1998 185598.1 14.64
1999 200923.7 8.26
2000 220410.6 9.70
2001 245315.0 11.30
2002 280884.0 14.50
2003 310469.3 10.53
2004 372500.0 19.98
2005 447000.0 20.00
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ thương mại (2005)
117
Mục Lục
Danh Mục Bảng Biểu
Lời Mở Đầu .......................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống phân phối hàng hóa ....................... 4
I. Bản chất, vai trò và phân loại hệ thống phân phối hàng hóa ........................... 4
1. Bản chất hệ thống phân phối hàng hóa ............................................................. 4
1.1 Khái niệm ................................................................................................... 4
1.2 Đặc điểm ................................................................................................... 4
2. Vai trò của hệ thống phân phối ......................................................................... 5
3. Phân loại hệ thống phân phối hàng hóa ............................................................ 8
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các hệ thống phân phối hàng hóa ... 9
4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô .................................................................... 10
4.2 Các yếu tố môi trường vi mô .................................................................... 10
II. Các nội dung liên quan tới hệ thống phân phối ............................................ 12
1. Cấu trúc hệ thống phân phối hàng hóa............................................................ 12
2. Các kiểu trung gian phân phối hàng hóa ......................................................... 14
3. Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa ............................................................ 17
3.1 Nội dung của hoạt động tô chức hệ thống phân phối hàng hóa .................. 17
3.2 Các quyết định phân phối hàng hóa .......................................................... 18
3.3 Lựa chọn các hình thức liên kết trong hệ thống phân phối ........................ 20
4. Hoạt động quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển hệ thống phân
phối hàng hóa .................................................................................................... 22
III. Kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối của một số nước trong điều
kiện hội nhập mở cửa thị trường ........................................................................ 23
1. Thái Lan ........................................................................................................ 24
2. Trung Quốc .................................................................................................... 25
3. Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam ................................................. 27
Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam .................... 29
I. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta
.............................................................................................................................. 29
1. Các quy định pháp lý ..................................................................................... 29
2. Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước .................... 31
3. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ................... 32
118
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật.
.......................................................................................................................... 35
II. Thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam ......... 36
1. Các loại hình phân phối hàng hóa điển hình hiện nay ở Việt Nam .................. 36
2. Các hình thức liên kết trong hệ thống phân phối hàng hóa hiện nay ở Việt Nam
.......................................................................................................................... 39
3. Thực trạng hoạt động của kênh phân phối truyền thống và hiện đại hiện nay. 43
III. Đánh giá chung về thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam .. 62
1. Những mặt được ............................................................................................ 62
2. Những tồn tại, hạn chế: .................................................................................. 65
3. Những vấn đề đặt ra ....................................................................................... 68
Chương 3: Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam
đến năm 2010 ....................................................................................................... 71
I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối
hàng hóa ở Việt Nam ........................................................................................... 71
1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế .............................. 71
2. Những thay đổi của môi trường kinh doanh trong nước thời gian tới năm 2010
.......................................................................................................................... 73
3. Những thay đổi liên quan trực tiếp tới hệ thống phân phối trong nước trước tác
động của quá trình hội nhập ............................................................................... 75
4. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối ở
Việt Nam ........................................................................................................... 76
II. Nhóm giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam ........ 80
1. Nhóm giải pháp đổi mới công tác quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống
phân phối nước ta............................................................................................... 80
2. Nhóm giải pháp phát triển hoạt động phân phối của các doanh nghiệp ........... 92
Kết Luận ............................................................................................................................. 100
Tài Liệu Tham Khảo ..................................................................................................... 102
Phụ Lục ............................................................................................................................... 104
119
Danh Mục Bảng Biểu, Sơ Đồ, Biểu Đồ
Biểu đồ 2.1: phân bố số lượng siêu thị ở các địa phương trên cả nước năm 2005 51
Biểu đồ 2.2: phân hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng trong Quy chế
siêu thị (2005)
53
Biểu đồ 2.3: phân loại siêu thị tới năm 2005 của Thành phố Hồ Chí Minh theo Quy
chế siêu thị
54
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.4 Lý do khách hàng đến với siêu thị
56
Sơ đồ 1.1: Hệ thống phân phối hàng hóa nối sản xuất với tiêu dùng 7
Sơ đồ 1.2: Các hệ thống phân phối hàng hóa tiều dùng cá nhân phổ biến 13
Sơ đồ 1.3: Các hệ thống phân phối hàng hóa cho công nghiệp phổ biến 14
Sơ đồ 3.1: Mô tả quan niệm mới về kinh doanh siêu thị
94
Bảng 2.1: Ma trận SWOT giữa chợ truyền thống và siêu thị 46
Bảng 2.2: phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại hiện hành 51
Bảng 2.3: phân hạng siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân hạng siêu thị trong
Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại
52
Bảng Phụ lục 5: Tổng mức bản lẻ toàn xã hội giai đoạn 1995 - 2005 (tỷ đồng) 116
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3587_8947.pdf