Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam dù gia nhập vào thị trường bán lẻ
khá muộn màng so với các đại gia nước ngoài nhưng cũng đã đạt được những
thành tựu rất đáng ghi nhận. Đó là sự lớn mạnh của hệ thống bán lẻ; những
thay đổi trong phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại và chủ động góp
phần hình thành thói quen mua sắm mới trong dân cư; xây dựng được những
chiến lược dài hạn nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn
tại những hạn chế như thiếu tính liên kết, thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh
doanh, cơ sở hạ tầng yếu kém và một số vấn đề về chất lượng hàng hóa, vệ
sinh an toàn thực phẩm mà nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thiếu vốn và
thiếu chính sách của nhà nước.
110 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại-Triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n động liên tục của thị trường, của tình hình
cung-cầu, giá cả, của phương thức kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ.
Các thị trường truyền thống và cửa hàng tạp hoá vẫn đóng vai trò quan
trọng trong ngành thương mại bán lẻ Việt Nam và sẽ được hiện đại hoá cùng
với các kế hoạch phát triển của đất nước. Một điều rất khó tránh khỏi là hệ
thống phân phối truyền thống sẽ bị thu hẹp thị phần, giảm tỷ trọng trong
thương mại nội địa.
Nghiên cứu thị trường bán lẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy tỷ trọng doanh thu bán lẻ của hệ thống phân phối truyền thống giảm từ
giảm từ 82% xuống còn 77% trong năm 2005. Điều này được thể hiện rõ hơn
khi số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 41.638 cửa hàng. Các chuyên
gia dự báo xu hướng này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới khi thị trường
Việt Nam hoàn toàn mở cửa.
3.2.4. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại sẽ được mở rộng
Tính ưu việt của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ giúp mô hình này ngày
càng phát triển và dần thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống. Theo dự báo của
79
các chuyên gia, thị trường bán lẻ sẽ chịu sự chi phối ngày càng nhiều bởi kênh
phân phối hiện đại khi hệ thống này ngày một mở rộng hơn.
Dự báo, trong thời gian tới, những cửa hàng siêu thị mini có điều hoà
và sự liên kết giữa 2 mô hình siêu thị và những cửa hàng nhỏ sẽ trở nên phổ
biến và thu hút được người tiêu dùng vốn có thói quen mua bán ở những cửa
hàng bên đường. Nhịp độ thay đổi này sẽ nhanh hơn ở các khu vực trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi người tiêu dùng có thu nhập cao với
sức mua tập trung.
Số lượng các siêu thị sẽ tăng lên một cách nhanh chóng do nhu cầu
đang ngày càng tăng giữa những người tiêu dùng vì sự thuận tiện, nhất là khi
họ đã có thói quen mua hàng trong các siêu thị đối với các loại hàng hoá từ
thực phẩm cho đến hàng tiêu dùng lâu bền.
Không chỉ phát triển ở các thành phố lớn, các loại hình bán lẻ hiện đại
sẽ mở rộng phạm vi hoạt động đến các tỉnh thành và cả vùng nông thôn. Mặc
dù sức mua ở những khu vực này còn hạn chế, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng
nhìn chung nghèo nàn nhưng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ
hiện nay cùng với thay đổi lớn trong thu nhập của người dân thì triển vọng
cho các hình thức bán lẻ hiện đại không phải là nhỏ.
3.3. Mục tiêu và định hƣớng phát triển hoạt động bán lẻ tại Việt Nam
Đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định
hướng đến năm 2015 và 2020" được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phát
triển thị trường nội địa trong điều kiện hội nhập mới. Đây là đề án rất quan
trọng và được kỳ vọng sẽ có tác động sắp xếp, tổ chức và thúc đẩy thị trường
trong nước đủ sức cạnh tranh khi bước vào giai đoạn hội nhập hoàn toàn theo
cam kết WTO.
3.3.1. Mục tiêu hướng tới của đề án
Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và
hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với
80
sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong
môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời,
khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua
quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu
Việt Nam.
Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong
việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với
các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.
Chính phủ cũng đặt mục tiêu, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến 2010 khoảng
11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/năm. Đến năm 2010, tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 800 nghìn tỷ
đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng. Đến 2010, đóng góp
của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền
kinh tế đến 2010 đạt trên 200 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,5%, đến năm
2020 đạt gần 450 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 15%. Trong đó cụ thể,
đến 2010, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại
như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi... đạt 20%,
khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ
đồng.
3.3.2. Định hướng phát triển đối với hệ thống bán lẻ hiện đại
Các doanh nghiệp thuộc hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi
cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi… sẽ liên kết với các đơn vị sản
xuất hàng tiêu dùng, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các trang trại,
các HTX, các chợ đầu mối… để tạo nguồn hàng ổn định lâu dài.
Chủ trương phát triển mạnh loại hình bán lẻ hiện đại tại khu vực thành
thị; Các đô thị loại I là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các
81
cửa hàng bán lẻ hiện đại sau đó sẽ từng bước nhân rộng ra các đô thị loại II và
loại III đến các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu đô
thị mới, khu du lịch, các cửa khẩu và các thị trấn. Mỗi loại hình cần đổi mới
hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối.
Phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh tổng hợp gắn với
khu vực dân cư phù hợp với nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người tiêu dùng
ở thành thị và nông thôn. Các doanh nghiệp cần tiến hành quá trình tích tụ tập
trung để liên kết các cửa hàng độc lập thành một hệ thống bằng các hình thức
đại lý, nhượng quyền kinh doanh.
Khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh,
liên kết xây dựng đại siêu thị và các loại hình tương đương ở các khu đô thị
và khu công nghiệp tập trung để tranh thủ lợi thế về vốn, về công nghệ, về
kinh nghiệm kinh doanh siêu thị của họ để phát triển hệ thống bán lẻ văn
minh hiện đại tại Việt Nam. Đặc biệt khuyến khích các hoạt động mua lại, sáp
nhập các siêu thị nhỏ các doanh nghiệp nhỏ để hình thành các tập đoàn bán lẻ
lớn vận hanh theo mô hình "chuỗi", nhờ đó tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Tăng cường năng lực chuyên môn cho các nhà phân phối Việt Nam,
Phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam có thể có được 10-15 nhà phân phối bán lẻ
tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đảm bảo cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ
nước ngoài trên thị trường nội địa.
3.4. Triển vọng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ nƣớc ngoài
Với các lợi thế như phương thức kinh doanh hiện đại, tiềm năng vốn
lớn, công nghệ quản lý ưu việt, kinh nghiệm kinh doanh, uy tín thương hiệu,
cũng như sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh toàn cầu, triển vọng phát triển
của các doanh nghiệp bán lẻ là rất lớn.
Sự thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng của người dân cùng với
quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng sẽ mang lại cho các doanh nghiệp
nhiều cơ hội kinh doanh mới.
82
Thời điểm ngày 1/1/2009 đang đến gần, khi Việt Nam hoàn toàn mở
cửa thị trường bán lẻ thì cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng
sẽ lớn hơn hiện tại rất nhiều do họ được phép thành lập công ty 100% vốn
nước ngoài. Việc kinh doanh sẽ được nới lỏng hơn. Việc mở cửa thị trường
cũng như thực thi hiệp định thương mại của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tiếp cận với nguồn hàng phong
phú với mức thuế ưu đãi (0-5% ) từ thị trường các nước trên thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện
hệ thống pháp lý cho hoạt động bán lẻ, hứa hẹn sẽ trở thành một thị trường
đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. Các nhà đầu tư
luôn được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, hàng hóa nhập khẩu cũng như
về mặt bằng xây dựng các siêu thị và trung tâm thương mại. Chính vì vậy, bên
cạnh các doanh nghiệp bán lẻ đã có mặt trên thị trường, một số tập đoàn bán
lẻ lớn như Wal-mart, Carrefour, Tesco cung đã lên kế hoạch đổ bộ vào Việt
Nam trong thời gian tới. Các tập đoàn có thể chọn hướng đầu tư xây dựng các
siêu thị, trung tâm thương mại mới hoặc liên doanh, liên kết với các doanh
nghiệp trong nước, hay mua lại các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Việt Nam xúc tiến xây dựng thêm các
khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại lớn, theo đó nguồn cung diện
tích sàn cho thị trường bán lẻ sẽ tăng lên và các doanh nghiệp nước ngoài sẽ
có cơ hội mở rộng hệ thống bán lẻ của mình.
Một điểm nữa ở các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là các doanh
nghiệp này phần đông đã tạo được ấn tượng tốt với người tiêu dùng Việt Nam
và được người tiêu dùng ủng hộ. Không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ, đa
dạng hóa danh mục sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để mang đến cho người
tiêu dùng sự thỏa mãn cao nhất, các doanh nghiệp nước ngoài con rất tích cực
tham gia vào các hoạt động xã hội,các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động
từ thiện… Chính sự khéo léo này đã góp phần "kéo" khách hàng đến với
83
doanh nhiệp nhiều hơn. Dự báo lượng khách hàng mua sắm tại các siêu thị,
trung tâm thương mại nước ngoài sẽ ngày càng tăng lên.
Mặc dù sức ép cạnh tranh sẽ gia tăng thêm trong thời gian tới nhưng cơ
hội của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài dày dạn kinh nghiệm vẫn rất lớn.
3.5. Giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3.5.1. Giải pháp từ phía nhà nước
3.5.1.1.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường
thuận lợi để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại
Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương
mại Thế giới WTO thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường
kinh doanh thông thoáng và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong cũng
như ngoài nước, phù hợp với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử
quốc gia (NT) là yêu cầu cấp thiết hàng đầu.
Trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật, quy chế
liên quan đến hoạt động bán lẻ đồng thời cũng thường xuyên tiến hành rà soát,
sửa đổi để từng bước hoàn chỉnh các chính sách và cơ chế quản lý. Tuy nhiên,
điểm hạn chế là tính ổn định của các đạo luật là rất thấp, gây khó khăn cho hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là một quy chế siêu thị và trung
tâm thương mại. Tuy nhiên, hiện nay Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại
đã bộc lộ nhiều điểm bất cập như đã phân tích trong chương 2. Trong thời gian
tới nhà nước cần có thêm những văn bản pháp luật quy định chi tiết và có tính
ràng buộc pháp lý cao hơn đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện đại. Trước
hết quy chế cần được hoàn thiện để khắc phục các bất cập về tên gọi, qua đó
xác định rõ hơn các loại hình chịu sự điều tiết, quản lý của Quy chế Chính phủ
cần hoàn thiện, điều chỉnh tiêu chuẩn phân hạng siêu thị cho phù hợp với thực
tế và tạo điều kiện cho công tác quản lý. Đồng thời, quy chế cần được nghiên
cứu để nâng cấp thành Dự án Luật kinh doanh bán lẻ tại Việt. Dự án luật này
nên được xây dựng càng sớm càng tốt để kịp thời trở thành khung pháp lý điều
chỉnh hoạt động bán lẻ sẽ phát triển bùng nổ trong tương lai gần.
84
Về Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng:
Một trong những khuôn khổ pháp lý có ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt
động bán lẻ là Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, Việt Nam đã có
những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Pháp lệnh số 12/2003/PL-
UBTCQH ngày 26/07/2003 về vệ sinh an toàn thực phẩm, song công tác giám
sát và thực hiện luật này tại các siêu thị, cửa hàng trong thời gian qua còn
lỏng lẻo dẫn tới hàng loạt siêu thị bán hàng "không sạch" cho nguời tiêu dùng.
Chúng ta cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trên thị
trường với một chuẩn mực thống nhất trong cả nước. Công tác này phải do
những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho
lưu thông. Đồng thời, Nhà nước nên có quy định thống nhất về hệ thống mã
vạch cho sản phẩm...
Nhà nước cần xác định hệ thống bán lẻ hiện đại là các đơn vị tiên
phong trong việc chấp hành các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm. Để bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, nhà nước cần quy định rõ ràng các tiêu chuẩn
của hàng hóa bày bán trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi tiến hành kiểm tra,
giám sát thường xuyên với các đơn vị này. Điều này sẽ giúp các cơ quan chức
năng từng bước áp dụng các biện pháp quản lý vệ sinh thực phẩm cho các
hình thức bản lẻ khác, chấm dứt tình trạng lộn xộn không quản lý được như
đối với các chợ, cửa hàng truyền thống.
3.5.1.2.Giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ
thống bán lẻ hiện đại
Chính sách tài chính tín dụng
Khó khăn rất lớn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay là
thiếu vốn. Do đặc thù của kinh doanh bán lẻ theo hướng hiện đại cần vốn đầu
tư ban đầu khá lớn nhưng lợi nhuận ban đầu thấp cho nên Nhà nước cần có
chính sách ưu đãi tín dụng và những ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp.
Cho đến nay nước ta chưa có chính sách tài chính tín dụng ưu tiên phát triển
85
hệ thống bán lẻ hiện đại. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh phải tự chuẩn bị
về vốn mà không nhận được bất cứ ưu đãi nào. Nhà nước nên có các chính
sách hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn;
sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước bao gồm vốn ngân sách
Trung ương, địa phương, vốn từ các quỹ hỗ trợ phát triển… để ưu đãi tín
dụng cho các chủ thể kinh doanh bán lẻ hiện đại.
Để tăng khả năng cạnh tranh của siêu thị đối với những loại hình bán lẻ
truyền thống như chợ và các cửa hàng bách hóa thì chính sách thuế cho việc
kinh doanh siêu thị cũng cần được điều chỉnh lại cho hợp lý.
Chính sách về đất đai và quy hoạch
Do chưa có quy hoạch thống nhất trên cả nước nên các điểm bán lẻ
hiện đại thường được xây dựng tự phát. Thời gian tới chính phủ nên có quy
hoạch cụ thể về mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại. Quy hoạch cần
xác định cụ thể nơi nào sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước, nơi nào
kêu gọi đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, khi đấu giá quyền sử dụng đất ở các
vị trí thuận lợi cần dựa trên quy hoạch chứ không phải mức giá, dành diện
tích thỏa đáng và vị trí phù hợp cho các doanh nghiệp trong nước. Hiện các
doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục
các địa phương trong việc cho phép họ triển khai kinh doanh, tiếp cận nguồn
lực, đặc biệt là đất đai. Nhiều doanh nghiệp phải mất từ 3-5 năm mới tiếp cận
được đất đai, thậm chí muốn có vị trí kinh doanh thì phải tham gia đấu giá với
chi phí cực lớn. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài được phép thuê
đất và họ cũng có đủ tiềm lực để tham gia mua đất.
Nhà nước cũng cần dành một quỹ đất nhất định cho phát triển hệ thống
siêu thị, cửa hàng tiện lợi… và chính sách đối với quỹ đất này cũng cần được
ứng xử như chính sách đối với quỹ đất dành để phát triển chợ đầu mối; đầu tư
nâng cấp hạ tầng thương mại nội địa. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện tiếp cận
mặt bằng kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
86
Sử dụng biện pháp quy hoạch siêu thị là một trong những biện pháp
quản lý phát triển siêu thị hiệu quả. Nhà nước cần tính đến số lượng, khoảng
cách của các siêu thị, đại siêu thị sao cho thích hợp để tránh tình trạng tập trung
quá nhiều siêu thị ở một địa bàn có thể dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.
Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thƣơng mại
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ có vai trò quan trọng
trong việc quyết định quy mô và tính hiệu quả trong kinh doanh của hệ thống
bán lẻ hiện đại. Cơ sở hạ tầng đồng bộ của hệ thống phân phối gồm: việc quy
hoạch mạng lưới, đầu tư xây dựng mới các siêu thị, đại siêu thị, các chợ đầu
mối, trung tâm bán buôn, toàn bộ hoạt động Logistic từ khâu thu mua, chế
biến, bảo quản dự trữ, hệ thống kho tàng, vận chuyển điều phối, hệ thống
trang thiết bị và các công cụ bán hàng… Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng
đồng bộ sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa hệ thống phân phối
nói chung và hệ thống bán lẻ hiện đại nói riêng.
Chính sách tăng cƣờng công tác dự báo thông tin thị trƣờng
Trong thời gian tới, nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thông
tin dự báo thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhà nước cần hỗ
trợ và phối hợp với các doanh nghiệp để dự báo nhu cầu hàng hóa trên thị
trường, xu hướng biến động của giá cả, đặc biệt trong việc dự báo dài hạn và
định kỳ để các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh. Khi có được thông
tin chính xác, các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại sẽ lập kế hoạch nhập khẩu, thu
mua dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu thị trường, tránh tình trạng khan
hiếm hoặc dư thừa hàng hóa trong những hoàn cảnh bất lợi.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong việc đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh siêu thị và có các chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước cần quan tâm đúng mức tới việc thúc đẩy
87
trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong và ngoài nước trong hình thúc bán lẻ
hiện đại, thông qua đầu tư kinh phí cử cán bộ đi khảo sát học tập kinh nghiệm
của nước ngoài hoặc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cho các nhà quản lý
siêu thị, trung tâm thương mại… Nhà nước có thể đứng ra mở các lớp đào tạo
nâng cao nghiệp vụ cho các nhà quản lý. Các lớp này nên mời các chuyên gia
nước ngoài giàu kinh nghiệm giảng dạy, hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp của
các tập đoàn bán lẻ thành công trên thế giới. Bên cạnh đó, nhà nước thường
xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp
và cơ quan quản lý nhà nước để trao đổi nguyện vọng, kịp thời giải quyết các
vướng mắc nảy sinh.
3.5.1.3.Phối hợp trong công tác quản lý hệ thống bán lẻ hiện đại
Hiện nay, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại, nhưng việc cấp phép cho các nhà dầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân
phối bán lẻ lại thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Có thể Bộ Công
Thương nhận thấy những bất hợp lý trong quy hoạch phát triển, nhưng lại
không có thẩm quyền điều phối. Chưa kể vai trò của UBND các tỉnh thành
cũng là rất lớn. Vì vậy, cần có chính sách phối hợp để có thể quản lý và định
hướng tốt nhất cho phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại.
Các loại hình bán lẻ hiện đại đang phát triển rất nhanh (đặc biệt là sẽ
bùng nổ các siêu thị), trong khi đó năng lực quản lý của nhà nước vẫn chưa
thay đổi đáp ứng với đòi hỏi mới. Các biện pháp quản lý cũ của loại hình
truyền thống không thể áp dụng cho hệ thống hiện đại, mà cần có các tiêu
chuẩn quản lý chặt chẽ nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, công tác thanh tra giám sát
cần được đổi mới và đặc biệt tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:
- Xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với từng loại hình
bán lẻ phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà nước và đặc thù kinh doanh của
mỗi loại hình.
88
- Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ hàng hóa, chất lượng
hàng hóa, thời gian sử dụng… Đồng thời, cần có một hệ thống quản lý chất
lượng hàng hóa thống nhất trên toàn quốc để thuận lợi trong quản lý.
- Kiểm tra tính minh bạch rõ ràng trong việc niêm yết giá. Đây là biện
pháp đặc biệt quan trọng để tránh tình trạng các doanh nghiệp sử dụng công
cụ giá cả để cạnh tranh không lành mạnh, nhất là nguy cơ các tập đoàn nước
ngoài nhờ tiềm lực lớn về tài chính chấp chịu lỗ để thu hút khách hàng, từ đó
thâu tóm thị trường.
- Giám sát chất lượng các chương trình hoạt động khuyến mại hạ giá của
các siêu thị, trung tâm thương mại. Hiện nay các siêu thị thường áp dụng thời
gian khuyến mại để thu hút khách hàng, nhưng có một số cơ sở biến đây trở
thành biện pháp để tiêu thụ hàng tồn, hàng kém chất lượng… Qua khảo sát cho
thấy nhiều chương trình khuyến mại chỉ cung cấp thông tin mập mờ, gây nhầm
lẫn cho khách hàng.
3.5.1.4.Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện liên kết
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay vẫn đang hoạt động
riêng lẻ, thiếu sự gắn kết để chia sẻ lợi ích và kinh nghiệm kinh doanh. Nhà
nước nên đóng vai trò là "chất keo" cho sự "kết dính" của các doanh nghiệp.
Mới đây, dưới sự chủ động của các doanh nghiệp bán lẻ lớn, sự hỗ trợ của Bộ
Công thương, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã được thành lập với 130
thành viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
bán lẻ. Trong thời gian tới, nhà nước nên hỗ trợ để hiệp hội phát huy tốt vai
trò của mình, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các thành viên.
Đồng thời, hiệp hội bán lẻ cũng giúp tăng sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước trước các tập đoàn nước ngoài.
Các bộ ngành và địa phương liên quan cần đứng ra vận động và hướng
dẫn các doanh nghiệp trong nước liên kết lại thành những tập đoàn phân phối
bán lẻ lớn, xây dựng những thương hiệu mạnh, phát triển thành các chuỗi siêu
thị, cửa hàng với nhiều quy mô khác nhau ở thành phố, thị xã, thị trấn để tập
89
hợp sức mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng thị phần. Với tiềm lực vốn
lớn hơn, mạng lưới kinh doanh được mở rộng các doanh nghiệp trong nước sẽ
tạo được sức mạnh tổng hợp để tăng hiệu quả kinh doanh.
3.5.1.5.Phát triển hài hòa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống
Các nghiên cứu cho thấy trong vòng 5 năm tới, hệ thống bán lẻ Việt
Nam sẽ có nhiều biến đổi lớn theo hướng hiện đại hóa. Các siêu thị, cửa hàng
tiện lợi phát triển rộng khắp và thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
Kênh phân phối truyền thống như chợ, các tiệm tạp hóa, cửa hàng bán
sỉ, bán lẻ... hiện chiếm tới 90% mạng lưới phân phối tại Việt Nam sẽ gặp khó
khăn lớn khi tập đoàn bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường bán lẻ. Mạng lưới
phân phối "khổng lồ" về số lượng với gần 350.000 cửa tiệm tạp hóa và hơn
9.000 chợ phân bố trên cả nước nhưng tại rất lạc hậu này đang mất dần ưu thế
trước hệ thống phân phối hiện đại và không loại trừ phải đứng trước khả năng
phá sản, nhất là tại các đô thị, khi áp lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ sắp
tới sẽ tăng rất mạnh.
Giải pháp đặt ra là nhà nước nên khuyến khích phát triển nhanh hệ
thống bán lẻ hiện đại tại các khu vực thành thị, khuyến khích các doanh
nghiệp phân phối phát triển hệ thống và liên kết theo chuỗi (chuỗi siêu thị,
chuỗi trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi…). Từng bước vận động
các tiệm, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ độc lập và truyền thống, các hộ
kinh doanh có thể gia nhập vào hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng
chuyên doanh. Đây là biện pháp hiện đại hóa hệ thống bản lẻ truyền thống để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Từng bước chuyển các
chợ nhỏ, chợ dân sinh thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; hạn chế xây dựng
mới các chợ trong khu vực nội thành do quỹ đất đã ở tình trạng eo hẹp.
Tại nông thôn, hệ thống chợ và mạng lưới bán lẻ truyền thống vẫn đóng
vai trò quan trọng và là kênh phân phối hàng hóa chủ yếu trong những năm
tới. Do vậy cần cải tạo, nâng cấp các chợ để phục vụ người dân tốt hơn, với
90
những vùng nông thôn có điều kiện có thể thí điểm mở các cửa hàng chuyên
doanh, siêu thị loại nhỏ.
Với các chính sách phù hợp, nhà nước có thể dần chuyển dịch hệ thống
bán lẻ theo hướng hiện đại mà vẫn hạn chế được sự biến động quá lớn. Thị
trường bán lẻ Việt Nam sẽ hiện đại hóa nhưng vẫn có thể duy trì song song 2 hệ
thống bán lẻ hiện đại và truyền thống, giống như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã
thực hiện thành công.
3.5. 1.6.Các giải pháp khác
Vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam hiện còn nhiêu hạn chế, nhà nước nên đóng vai trò hướng dẫn và
trợ giúp các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Cuối cùng tuy Việt Nam bị ràng buộc bởi các cam kết WTO và nguyên
tắc MFN, NT nhưng nhà nước không nên cho phép các doanh nghiệp bán lẻ
nước ngoài đầu tư tràn lan dẫn đến nguy cơ thâu tóm thị trường nội địa. Nhà
nước cần phải khéo léo dựng lên các rào cản kỹ thuật để bảo vệ thị trường bán
lẻ trong nước như hạn chế số lượng siêu thị hay trung tâm thương mại của các
tập đoàn bán lẻ nước ngoài, quy định chặt chẽ về quy mô, phạm vi, số lượng,
khoảng cách... khi các nhà đầu tư muốn mở thêm địa điểm kinh doanh mới.
Những giải pháp từ phía nhà nước chủ yếu thuộc về chính sách và pháp
lý, nếu làm tốt và khôn khéo thì đây sẽ là những biện pháp có vai trò quan
trọng trong việc hỗ trợ kinh doanh bán lẻ, giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam ngày càng lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
3.5.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính phủ, điều quan trọng nhất là các
doanh nghiệp bán lẻ phải tự mình nâng cao hiệu quả kinh doanh, tự hoàn
thiện mình trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, góp phần xây dựng hệ thống
bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải xây
dựng chiến lược phát triển riêng phù hợp với đặc thù đơn vị mình.
3.5.2.1.Thay đổi nhận thức kinh doanh và xây dựng phong cách chuyên nghiệp
91
Trước khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh thì bản thân mỗi
doanh nghiệp cần xác định đổi mới tư duy, từ đó hiện đại hóa phương thức
hoạt động của mình. Đặc biệt là các nhà quản lý siêu thị, trung tâm thương
mại cần có kiến thức về loại hình kinh doanh của mình, am hiểu tâm lý người
tiêu dùng, sự nhạy bén trong kinh doanh để kịp thời phát hiện các xu hướng
tiêu dùng mới trong xã hội. Những năng lực này sẽ giúp doanh nghiệp phản
ứng nhanh với sự phát triển của thị trường, liên tục tự đổi mới hoạt động cho
phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh
dài hạn, phù hợp với cơ chế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Các giám đốc siêu thị, trung tâm thương mại cần được đào tạo bài
bản về chuyên môn quản trị kinh doanh và có kinh nghiệm khảo sát học tập
mô hình tiên tiến của nước ngoài để tích lũy những bài học áp dụng cho thị
trường Việt Nam
Nhưng trên hết, các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại cần quán triệt tinh
thần kinh doanh dịch vụ hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng. Mọi hoạt
động dịch vụ của doanh nghiệp là để tạo ra sự thoải mái, hài lòng cho người
mua sắm. Lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động doanh nghiệp là
tư duy kinh doanh mới trong hệ thống phân phối hiện đại. Các doanh nghiệp
cần dành thời gian nguồn tài chính thích đáng để nghiên cứu, điều tra, tìm
hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng, xu hướng tiêu dùng trong nước; liên tục
đổi mới để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các siêu thị
cần thay đổi tư duy coi người có thu nhập cao là khách hàng mục tiêu mà phải
xác định khách hàng của siêu thị là những người dân có mức thu nhập từ
trung bình trở lên, từ đó thay đổi cơ cấu mặt hàng cho phù hợp để phục vụ
được rộng rãi hơn các đối tượng khách hàng.
Để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh sắp tới, các nhà bán lẻ Việt Nam cần
phải nhanh chóng đầu tư sâu về kỹ thuật quản lý kinh doanh hiện đại và phải
cải tiến vấn đề cung ứng hàng hóa. Các doanh nghiệp bán lẻ cần nghiêm túc
nghiên cứu và vận dụng kiến thức chuỗi giá trị cung ứng theo công nghệ
92
logistic vào tổ chức và quản lý hệ thống phân phối. Mô hình tổ chức hoạt
động kinh doanh của các tập đoàn nước ngoài như Metro Cash&Carry, Big C
trong xây dựng nguồn cung ứng hàng ổn định, hệ thống kho dự trữ khâu vận
chuyển phân loại hàng hóa… cần được nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp với
điều kiện của từng doanh nghiệp tham gia trong ngành bán lẻ. Từng doanh
nghiệp khẩn trương rà soát chi phí, kiểm tra từng công đoạn hoạt động để tiếp
cận tiêu chuẩn quốc tế đồng thời khẳng định định hướng phát triển lâu dài.
3.5.2.2.Nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở vật chất để kinh doanh có hiệu quả hơn
Cơ sở và chất máy móc và trang thiết bị hiện đại sẽ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hiện đại hoá hoạt động kinh doanh. Các nhà bán lẻ cần ứng dụng
những thành tựu của công nghệ thông tin, có giải pháp kho vận thuận tiện,
nhanh chóng để vừa đảm bảo duy trì chất lượng vào hạ giá thành sản phẩm.
Các cửa hàng tạp hóa, bách hóa truyền thống có thể tự nâng cấp, hiện
đại hóa để trở thành cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại. Các doanh
nghiệp có tiềm lực về vốn nên mạnh dạn đầu tư nâng cấp các điểm bán lẻ này
để tham gia vào hệ thống bán lẻ hiện đại. Nâng cấp hệ thống bán lẻ truyền
thống là hướng đi mang lại hiệu quả nhanh chóng cho những doanh nghiệp
muốn mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình. Hiện nay, các tiệm tạp hóa là
mạng lưới phân phối rất phổ biến và phù hợp với các khu dân cư. Tuy nhiên,
đời sống ngày càng cải thiện khiến yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày
càng cao nên việc nâng cấp các cửa hàng tạp hóa thành những cửa hàng tiện
lợi là vô cùng cần thiết.
3.5.2.3.Thực hiện đa dạng hóa thị trường và phát triển dịch vụ khách hàng
Đối với vấn đề danh mục hàng hóa, siêu thị luôn phải cố gắng để có thể
cung cấp đủ mọi chủng loại phục vụ mọi nhu cầu trong cuộc sống, với nhiều
mức giá từ thấp đến cao, tập trung số lượng ở các mặt hàng phục vụ tầng lớp
nhân dân có thu nhập trung bình, tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội và có
mức sống ngày càng cao. Chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng hàng ngày
hàng có chất lương đảm bảo theo tiêu chuẩn. Nên dự kiến một tỷ lệ một hàng
93
nội chiếm đa số và có xu hướng tăng dần. Điều này đảm bảo nguồn hàng chắc
chắn và giảm tối thiểu chi phí vận chuyển, thuế cho các siêu thị... Các nhà
kinh doanh bán lẻ cần tích cực, chủ động tìm hiểu nguồn hàng mới, tìm hiểu
các sản phẩm mới, nhãn hiệu mới để bổ sung vào danh mục hàng hóa của
mình. Họ có thể đặt hàng bán thử để thăm dò phản ứng của người tiêu dùng,
sau đó mới kí hợp đồng cung ứng dài hạn. Đây là chiến lược tạo mặt hàng đặc
trưng cho doanh nghiệp, củng cố thêm hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm
trí khách hàng.
Với các cửa hàng tiện lợi, do đặc thù kinh doanh là phục vụ nhu cầu tiêu
dùng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày nên cần xây dựng danh mục hàng
hóa chủ yếu lả các mặt hàng thực phẩm như rau sạch, thịt tươi, thực phẩm
đông lạnh, đồ ăn nhanh. Đồng thời, những của hàng này có đối tượng phục vụ
là những ngươi bận rộn nên có thêm các dịch vụ tiện lợi như giao hàng tận nhà
cho các hộ gia đình, dịch vụ giặt là hoặc thanh toán hóa đơn điện, nước… Các
dịch vụ gia tăng này sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
Các trung tâm thương mại cũng cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
của mình. Với lợi thế về mặt bằng và khung cảnh mua sắm đẹp, lịch sự, các
trung tâm thương mại có thể tích hợp các dịch vụ giải trí trong cùng một tòa
nhà như xem phim, chơi game, dịch vụ thư giãn làm đẹp, ẩm thực… Một
không khí mua sắm sôi động và thú vị sẽ là yếu tố thu hút khách hàng.
3.5.2.4.Ứng dụng chiến lược Marketing hỗn hợp trong kinh doanh
Để thu hút được khách hàng đến với các cửa hàng, siêu thị của mình,
các doanh nghiệp cần vận dụng sáng tạo các biện pháp marketing hỗn hợp.
Với những doanh nghiệp Việt Nam, điều này còn mới mẻ nên cần nhanh
chóng học hỏi kinh nghiệm của các công ty nước ngoài.
Tìm phong cách riêng: Mỗi doanh nghiệp bán lẻ phải tạo ra một phong
cách riêng cho mình. Điều này càng có ý nghĩa khi bước vào thời kỳ cạnh
tranh gay gắt. Hầu hết các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước chưa có
một logo riêng trên bảng hiệu hay trên ấn phẩm quảng cáo, túi gói hàng.
94
Phong cách riêng còn thể hiện ở cách bài trí cửa hàng, bố trí ánh sáng, âm
nhạc trong siêu thị, trung tâm thương mại, hay tác phong phục vụ, cách ăn
mặc của đội ngũ nhân viên và những dịch vụ hấp dẫn mà mỗi doanh nghiệp
dành cho khách hàng. Phong cách riêng còn được xây dựng qua chất lượng
hàng hóa, giá cả cạnh tranh, phương thức phục vụ văn minh hiện đại. Hơn
nữa, các siêu thị, trung tâm thương mại cần xây dụng được cho mình chủng
loại hàng thế mạnh, ví dụ như Zen Plaza được biết đến là trung tâm thương
mại chuyên kinh doanh quần áo thời trang; Vincom City Tower được biết đến
là tổ hợp mua sắm giải trí hiện đại; siêu thị Seyu chuyên mua hoa quả hay đồ
thực phẩm ngon, chất lượng cao, giá cao, siêu thị Minimart (66 Bà Triệu)
chuyên doanh các mặt hàng nhập khẩu…
Chính sách giá: Hiện nay phần nhiều hàng hóa trong các siêu thị có giá
cao hơn hàng tại các chợ, cửa hàng truyền thống. Điều này làm giảm tính hấp
dẫn của loại hình bán lẻ hiện đại với khách hàng. Để thực hiện chiến lược
giảm giá các doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ gắn bó với nhà sản xuất,
các nhà bán buôn, giảm bớt số lượng cấp phân phối… đảm bảo hạ giá thành
và có nguồn cung hàng ổn định. Giải pháp đặt ra là mạng lưới các siêu thị có
thể cùng nhau thành lập một trung tâm cung ứng hàng hóa có nhiệm vụ mua
hàng với khối lượng lớn, trực tiếp tư nhả sản xuất, từ đó giúp giảm chi phí
mua hàng và giá hàng hóa. Bên cạnh đó, trong những dịp đặc biệt như ngày
lễ, Tết, Quốc khánh hay vào tháng khuyến mãi do các thành phố tổ chức, các
siêu thị, trung tâm thương mại nên tích cực tham gia bằng việc giảm giá, phát
phiếu mua hàng ưu đãi, tặng kèm sản phẩm… để thu hút khách hàng.
Quảng cáo: Tăng cường sử dụng các panô, băngrôn về khuyến mại hay
những mặt hàng mới về về hình ảnh doanh nghiệp ở nơi công cộng. Để sẵn
một thông báo danh mục các sản phẩm mới được tập hợp, phát hành hàng
tuần hoặc hàng ngày đặt trước cửa ra vào siêu thị, trung tâm thương mại; thiết
kế lại các túi đựng hàng có hình ảnh, màu sắc gây ấn tượng với tên doanh
nghiệp được in nổi bật.
95
Tăng cường nghiên cứu khách hàng và nhu cầu của khách hàng: Trước
mắt, mỗi doanh nghiệp cần phải có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị
trường, nhu cầu, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Công việc này phải
tiến hành một cách có bài bản và kết hợp với nghiên cứu tình hình khách hàng
của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, công tác phân tích kết quả kinh doanh
cũng cần được tổ chức lại một cách nghiêm túc và khoa học hơn... các doanh
nghiệp có thể học hỏi các kỹ năng này ở những nhà kinh doanh siêu thị trên
thế giới.
Trưng bày sắp xếp hàng hoá ở các siêu thị cần được quan tâm đặc biệt
theo những nguyên tắc của trưng bày hàng hoá trong siêu thị học từ các nhà
kinh doanh siêu thị nước ngoài.
Đa dạng hoá phương thức bán hàng: Những hình thức bán hàng hiện
đại tuy chưa thực sự phát triển ở Việt Nam song chúng là những biện pháp
marketing trực tiếp rất hữu hiệu. Các siêu thị có thể bán hàng qua thư gửi đến
cho những khách hàng có nhu cầu mà doanh nghiệp biết được qua điều tra;
xuất bản những cuốn catalogue nhỏ tập hợp một số sản phẩm chọn lọc của
doanh nghiệp mình vào dịp cuối năm hoặc các ngày lễ gửi đến cho các gia
đình. Ngoài ra, cũng cần chiếm lĩnh nhanh chóng lĩnh vực bán hàng trên
mạng điện tử vì đó sẽ là phương thức giao dịch rất phát triển trong tương lai...
Tất cả các biện pháp Marketing đều phải nhất quán và hướng tới mục
đích xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp bán lẻ. Sự khác biệt hoá
của doanh nghiệp sẽ là yếu tố giúp tăng sự trung thành của khách hàng vì
người tiêu dùng hiện đại đến với siêu thị, trung tâm thương mại không đơn
thuần là để mua hàng hóa nữa mà còn là để "trải nghiệm" sự thích thú khi
mua sắm.
3.5.2.5.Xây dựng chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mọi
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như các nhà bán
lẻ. Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là xây dựng chương trình
96
tuyển chọn, đào tạo và nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên. Cần đặt
tiêu chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn nghiêm túc. Công tác đào tạo
nhân viên phải do cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm, mời
chuyên gia giảng dạy cho mỗi khóa đào tạo. Tạo bầu không khí thoại mái
nhưng nghiêm túc trong khi làm việc, tạo tâm lý yên tâm cho người lao
động, giảm áp lực làm việc và chú ý đến chế độ lao động.
Các siêu thị trung tâm thương mại cũng cần chú ý đặc biệt đến việc
tuyển chọn cán bộ và chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm được đào tạo
bài bản về chuyên môn. Nhân viên trong siêu thị, trung tâm thương mại có
nhiều nhiệm vụ khác nhau, nên cần bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở
trường từng người. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quan tâm tới lực lượng
nhân viên phục vụ trực tiếp với khách hàng. Thái độ phục vụ lịch sự, cởi mở
và nhiệt tình là yếu tố quan trọng tạo nên sự hài lòng của khách hàng góp
phần xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp.
3.5.2.6.Tiến hành liên kết tạo sức mạnh để cạnh tranh với các công ty bán lẻ
nước ngoài
Trước áp lực phải cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn nước ngoài, các
nhà bán lẻ Việt Nam cần tăng cường hợp tác với nhau và với các doanh
nghiệp sản xuất để tận dụng thế mạnh của nhau. Đây là sự liên minh, liên kết
để cùng tồn tại. Trong "Đề án phát triển thương mại trong nước", Bộ Công
Thương đã vạch ra lộ trình thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước liên kết
thành các đoàn lớn để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên,
chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, việc tiến hành liên kết phụ thuộc ở sự chủ
động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ cần bỏ tâm lý e ngại,
nhanh chóng liên kết xây dựng mạng lưới siêu thị, cửa hàng tiện lợi hiện đại
trên cả nước, giữ vững và mở rộng thị phần.
Việc thành lập công ty cổ phần đâu tư và phát triển hệ thống phân
phối Việt Nam (VDA) của 4 nhà phân phối lớn và sự ra đời của hiệp hội các
nhà bán lẻ ngày 5/10/2007 có thể coi là bước tiến bộ lớn trong việc thúc đẩy
97
quá trình liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh.
Những sự liên kết chiến lược như vậy cần được các doanh nghiệp bán lẻ đẩy
mạnh trong thời gian tới vì liên kết là chìa khóa giúp các doanh nghiệp trong
nước đứng vững trước áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt. Trong thời gian
tới, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào hoạt động của Hiệp hội,
đóng góp ý kiến và giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.
Ngoài việc tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt
Nam từng bước hình thành một hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và
mang tính chuyên nghiệp cao, Hiệp hội bán lẻ cần đóng vai trò tích cực
trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường bán lẻ, tham gia đóng
góp ý kiến để quy hoạch phát triển loại hình kinh tế bán lẻ. Hiệp hội cần
sớm đề xuất và chủ động xây dựng đề cương dự thảo cho "Luật bán lẻ" để
trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
Thêm vào đó để phát huy được sức mạnh, các doanh nghiệp bán lẻ
còn cần duy trì mối quan hệ bình đẳng cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro với
các nhà sản xuất để có nguồn cung hàng hóa ổn định, chất lượng cao.
3.5.3. Giải pháp khác
Ngoài các giải pháp kể trên, để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ngày
càng lớn mạnh rất cần sự hợp tác, ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất và
của người tiêu dùng.
3.5.3.1.Đối với các doanh nghiệp sản xuất
Hệ thống bán lẻ hiện đại giúp nhiều nông dân, các cơ sở sản xuất nhỏ
và ngay cả doanh nghiệp sản xuất lớn thay đổi cung cách sản xuất theo hướng
bài bản và hiện đại. Các nhà sản xuất nên ủng hộ những hệ thống phân phối
bán lẻ trong nước. Khi nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam sẽ kéo theo các
nhà xuất của họ.Thực tế cho thấy khi mới vào thị trường Việt Nam, hệ thống
phân phối nước ngoài chấp nhận hàng Việt Nam với điều kiện dễ dàng, nhưng
sau đó ngày một khó hơn. Ví dụ như đòi hỏi mức chiết khấu cao thời hạn
98
thành toán dài hơn khắt khe hơn trong lựa chọn hàng... Khi Việt Nam thực
hiện AFTA với mức thuế giảm mạnh hệ thống bán lẻ nước ngoài có xu hướng
nhập hàng từ các nước ASEAN nhiều hơn. Lúc đó không chỉ các doanh
nghiệp bán lẻ trong nước gặp khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất trong
nước có nguy cơ không bán được hàng.
Các nhà sản xuất trong nước cần tỉnh táo để có cái nhìn dài hạn trong
sản xuất. Một mặt cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, mặt khác cần thiết lập mối liên kết chặt
chẽ, đối tác chiến lược với các doanh nghiệp bán lẻ để hợp tác kinh doanh.
Sản xuất ra các sản phẩm tốt, giá thành rẻ cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tận
dụng cơ hội xuất khẩu được sản phẩm của mình khi tham gia vào chuỗi các
siêu thị, trung tâm thương mại của các tập đoàn đa quốc gia. Tham gia vào
hệ thống bán lẻ hiện đại có dạng chuỗi, nhất là các tập đoàn bán lẻ đa quốc
gia là một cách mới để xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đây là
một chiến lược hoàn toàn mới. Rõ ràng hình thức bán lẻ hiện đại đã mở ra
cho các doanh nghiệp một hướng mở rộng và xâm nhập thị trường nước
ngoài hiệu quả.
3.5.3.2.Đối với người tiêu dùng
Cạnh tranh tự do khi thị trường bán lẻ mở cửa khiến các doanh nghiệp
Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng lại mang đến cho người tiêu dùng nhiều
lợi ích. Người tiêu dùng có cơ hội mua hàng trong những trung tâm mua sắm
hiện đại, tiện nghi sang trọng, tiếp cận với các thương hiệu hàng hóa tốt trên
thế giới. Đồng thời, do áp lực cạnh tranh nên giá cả hàng hóa trong hệ thống
bán lẻ hiện đại có xu hướng giảm bớt sự chênh lệch với hàng bán tại chợ hay
hiệu tạp hóa.
Những năm tới, các điểm bán lẻ hiện đại sẽ là sự lựa chọn của tầng lớp
dân cư có thu nhập từ trung bình trở lên. Sự lựa chọn nhà bán lẻ của người
tiêu dùng quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp. Người dân nên là
những người tiêu dùng thông thái khi tự nâng cao ý thức về quyền lợi của
99
mình. Khi phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp bán lẻ như bán hàng quá
hạn, hàng kém phẩm chất, xuất xứ không rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu an
toàn vệ sinh… cần thông báo cho các cơ quan chức năng, hiệp hội bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng để có phương án xử lý. Như vậy, người tiêu dùng
đã góp phần tạo sức ép buộc các nhà kinh doanh siêu thị, trung tâm thương
mại phải đảm bảo chất lượng hàng hóa họ bày bán.
Ngoài ra, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại đưa ra
những sản phẩm dịch vụ có mức độ làm hài lòng người tiêu dùng cao nhất,
giá cạnh tranh nhất, người tiêu dùng nên ủng hộ cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Mặc dù tiềm lực còn yếu, kinh doanh chưa chuyên nghiệp nhưng các
nhà bán lẻ Việt Nam đang cố gắng cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài
trên thị trường nội địa bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc đã chứng tỏ sự ủng hộ của người tiêu dùng
với các nhà bán lẻ trong nước có sức ảnh hưởng lớn như thế nào. Sau 8 năm
thâm nhập thị trường Hàn Quốc không hiệu quả (riêng trong năm 2005, đã lỗ
tới gần 10 tỉ won), tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-mart đã quyết định
bán tại các cửa hàng của mình cho Công ty Shinsegea (Hàn Quốc) và rút khỏi
thị trường này. Trước đó không lâu, một đại gia bán lẻ của Pháp là Carrefour
cũng đã phải bán toàn bộ cửa hàng ở Hàn Quốc để chuyển sang thị trường
Trung Quốc vì lý do tương tự. Sự thất bại của 2 "người khổng lồ" này cho
thấy không có sức mạnh nào là bất bại. Dù Wal-mart và Carrefour đã từng
thao túng hàng trăm thị trường các nước trên thế giới, họ vẫn có thể "thua"
nếu như chúng ta biết cách cạnh tranh. Một trong những lý do quan trọng nhất
khiến Wal-mart và Carrefour không cạnh tranh nổi ở thị trường Hàn Quốc là
do sự ửng hộ và đoàn kết của người tiêu dùng Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, chúng ta đã từng phát động chương trình "Người Việt
Nam dùng hàng Việt Nam". Để được người tiêu dùng ủng hộ hay không phụ
thuộc vào chính các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là cải tiến
100
công nghệ, kỹ thuật; nâng cao trình độ quản lý... để giảm thiểu chi phí và cho
ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cạnh tranh cùng với các chương
trình dịch vụ có mức độ làm hài lòng người tiêu dùng cao nhất. Nếu được như
vậy, đương nhiên người tiêu dùng sẽ ủng hộ đội nhà.
KẾT LUẬN
Mới chỉ thực sự xuất hiện và phát triển trong khoảng 10 năm trở lại
đây, nhưng loại hình bán lẻ hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc và có
những đóng góp không nhỏ vào với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt
Nam trong thời gian qua.
Ngày nay, các hình thức bán lẻ hiện đại đã dần trở nên quen thuộc với
người tiêu dùng Việt Nam mà minh chứng rõ ràng nhất là sự phát triển rất
nhanh và mạnh của thị trường này tại Việt Nam. Đặc biệt, thị trường bán lẻ
Việt Nam đang trở nên hấp dẫn khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Sự
mở cửa của thị trường, xu hướng tiêu dùng mới, sự thay đổi đáng kể trong thu
nhập cũng như chi tiêu của người tiêu dùng và những động thái đẩy mạnh
phát triển của các công ty, tập đoàn bán lẻ trên thị trường Việt Nam trong thời
gian qua cùng với sự xâm nhập của các tập đoàn lớn trong thời gian tới chắc
chắn sẽ làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển sôi động, trở thành thị
trường có mức hấp dẫn hàng đầu trên thế giới.
Đứng trước những cơ hội đó, triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ
nước ngoài là rất lớn. Với những ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý
và kinh nghiệm lâu năm, các doanh nghiệp nước ngoài đang tỏ ra chiếm ưu
thế trên thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, không phải là không có khó khăn, khó
khăn lớn nhất với các doanh nghiệp nước ngoài là về vấn đề văn hóa và pháp
lý. Nắm vững thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng như am hiểu hệ
thống pháp luật Việt Nam không đơn giản là vấn đề "một sớm một chiều", nó
101
đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng của các doanh nghiệp về thời gian cũng
như công sức.
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam dù gia nhập vào thị trường bán lẻ
khá muộn màng so với các đại gia nước ngoài nhưng cũng đã đạt được những
thành tựu rất đáng ghi nhận. Đó là sự lớn mạnh của hệ thống bán lẻ; những
thay đổi trong phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại và chủ động góp
phần hình thành thói quen mua sắm mới trong dân cư; xây dựng được những
chiến lược dài hạn nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn
tại những hạn chế như thiếu tính liên kết, thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh
doanh, cơ sở hạ tầng yếu kém và một số vấn đề về chất lượng hàng hóa, vệ
sinh an toàn thực phẩm mà nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thiếu vốn và
thiếu chính sách của nhà nước.
Trong thời gian tới, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ,
áp lực từ thị trường là rất lớn. Các doanh nghiệp trong nước phải biến áp lực
thành động lực, thành nỗ lực phấn đấu tìm ra hướng đi thích hợp cho mình.
Phần cuối của khóa luận, sau phần trình bày những căn cứ chính để
định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, xu hướng thị trường bán lẻ
Việt Nam trong thời gian tới là phần đánh giá triển vọng phát triển của các
doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và một số giải pháp cho các doanh nghiệp
bán lẻ Việt Nam. Với lợi thế sân nhà, am hiểu thị trường cũng như thói quen
tiêu dùng của người dân, hy vọng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ ngày
càng hoàn thiện, phát triển, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường
cũng như chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/ Danh mục sách giáo khoa, sách chuyên khảo
1. PGS.,TS. Lê Trịnh Minh Châu (2004), "Phát triển hệ thống phân phối hàng
hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", NXB Lý luận chính
trị.
2. GS.,TS. Nguyễn Thị Mơ (2005), "Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt
Nam mở cửa về dịch vụ thương mại", NXB Lý luận chính trị.
3. TS. Nguyễn Thị Nhiễu chủ biên (2006), "Siêu thị- phương thức kinh doanh
bán lẻ hiện đại ở Việt Nam" ,NXB Lao động xã hội.
4. TS. Nguyễn Thị Nhiễu và tập thể tác giả (2002), "Nghệ thuật kinh doanh
bán lẻ hiện đại", NXB Thống kê.
5. Phillip Kotler (2003), "Quản trị Marketing", NXB Thống kê.
6. Bộ Thương mại (2006), "Thị trường dịch vụ Việt Nam - Những cơ hội khai
thác", NXB Thế giới.
7. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), "Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới
1986-2006, thành tựu và những vấn đề đặt ra", NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội (2000), "Giáo trình Marketing lý
thuyết", NXB Giáo dục.
9. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế (2006), "WTO- các văn kiện gia nhập
tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam" , NXB Chính trị quốc gia.
10. ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế (2005), "Tổng quan các vấn đề tự do
hóa thương mại dịch vụ”, NXB Chính trị quốc gia.
II/ Các văn kiện pháp luật, đề án, bài báo, tham luận
1. Đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng
đến năm 2015 và 2020", Bộ Công Thương.
2. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM, ngày 24/9/2004 về "Quy chế siêu thị
và trung tâm thương mại".
3. Báo cáo về thị trường kinh doanh bán lẻ Việt Nam 2007”, CB Richard Ellis.
4. Ngô Bình, "Toàn cầu hóa bán lẻ và thử thách phân phối Việt", Báo nhà
quản lý số tháng 6, 7, 8 năm 2007.
5. Lan Hương, "Xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại", Kỷ yếu của Bộ
Thương mại năm 2006.
6. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), viện nghiên cứu thương mại, đề tài nghiên
cứu cấp Bộ "Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay".
7. Vũ Minh Phú, "Những tiền đề phát triển hệ thống phân phối Việt Nam",
Báo Thương mại, số 19/2006, trang 26.
8. Thời báo kinh tế Việt Nam (2006), "Kinh tế 2006-2007 Việt Nam, thế giới".
9. Thời báo kinh tế Việt Nam (ra ngày 15/6/2006), "Hệ thống G7 Mart-liên
kết nhà bán lẻ nhỏ".
10. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7/2007
III/ Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
1. AT Kearney (2006), "Emerging market priorities for global retailers",
Global Retail Development Index.
2. Micheal Levy (2003), "Retail management", NXB McGraw Hill Higher
Education.
3. Phillip Kotler & Gary Amstrong (2002), "Principles of marketing", NXB Thống
kê.
4. East Asia: Testing Time Ahead-World Bank East Asia Region; March 2008.
IV/ Các Website điện tử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4070_8143.pdf