Đề tài Phát triển hoạt động kho bãi, vận tải trong ngành logistics Việt Nam

Nhìn chung, sự phát triển của ngành logistics Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu. Với một ngành thương mại tăng trưởng nhanh chóng, ngành logistics hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong 10 năm tới. Với chủ trương hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cũng như xã hội hóa họat động khai thác dịch vụ, ngành dịch vụ này đang tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực kho bãi, vận tải - lĩnh vực có vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng dịch vụ, tiềm năng phát triển vẫn chưa được chú trọng khai thác một cách hiệu quả.

pdf62 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 12978 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động kho bãi, vận tải trong ngành logistics Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện FOB, chỉ cần bán hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng, nên đã loại bỏ các Doanh nghiệp logistics Việt Nam khỏi cuộc chơi vì bên nhập khẩu có xu hướng sẽ chọn một công ty logistics tại nước của họ để thực hiện việc vận chuyển tiếp theo. Hơn thế, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng gia công cho các tập đoàn lớn. Trong khi đó, các tập đoàn này lại có mối liên kết chặt chẽ với các hãng logistics nổi tiếng trên thế giới, nên các Doanh nghiệp logistics trong nước rất khó cạnh tranh. 2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh kho vận của một số công ty logistics tại Việt Nam. 2.3.1 Công ty Sotrans. Khái quát về công ty. 1. Giới thiệu chung.  Tên doanh nghiệp ; công ty cổ phần kho vận miền nam.  Tên tiếng anh : South Logistics joint stock company.  Tên viết tắt : Sotrans  Trụ sở chính : 1B Hoàng Diệu, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.  Điện thoại : (84.8 ) 3825 3009 Fax : (84.8) 3826 6593.  Email ; info2sotrans.com.Việt Nam.  Website : www.sotrans.com.Việt Nam. CÔNG TY CP KHO VẬN MIỀN NAM- SOTRANS được thành lập từ năm 1975 với hệ thống kho và vận chuyển chủ lực của ngành thương mại, đến năm 2007, SOTRANS chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0300645369 do sở sở kế hoạch và đầu tư tp. HCM cấp lần đầu ngày 24 29/12/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 16/12/2009 với vốn điều lệ là 83,518 tỷ đồng. Hiện tại công ty có 1 công ty liên kết là công ty cố phần SDB Việt Nam với vốn điều lệ 4,8 tỷ đồng, trong đó Sotrans góp 35% vốn điều lệ. 2. Ngành nghề kinh doanh.  Kinh doanh kho, bãi, cảng, nhà xưởng, cho thuê văn phòng làm việc;  Xếp dỡ, giao nhận hàng hóa;  Dịch vụ đại lý vận tải bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt,vận tải đa phương thức.  Đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, dịch vụ logistics, dịch vụ thủ tục hải quan;  Kinh doanh kho ngoại quan CFS (gom, phát hàng lẻ), ICD (Cảng thông quan nội địa), trung tâm phân phối (logistics center).  Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn; kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu, dầu nhớt các loại.  Kinh doanh vật tư thiết bị vận tải, kho, bốc xếp và giao nhận. 3. Lĩnh vực kinh doanh. Sotrans có 4 lĩnh vực hoạt động chính.  Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế là một mảng kinh doanh truyền thống của công ty, hiện nay hoạt động này tuy chiếm khoảng 30% doanh thu của công ty nhưng đem lại 30% lợi nhuận. Sotrans có lợi thế là có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói về chuỗi cung ứng logistics.  Kinh doanh kho bãi: Đây được xem là hoạt động chủ yếu, tuy chỉ chiếm khoảng 15% doanh thu của công ty nhưng hoạt động này đem lại đến 50% lợi nhuận.  Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu: đóng góp khoảng 20% về doanh thu và 15% về lợi nhuận, Sotrans cung cấp chuỗi dịch 25 vụ logistics từ khâu nhận hàng, tổ chức đóng gói, lưu kho, thuê phương tiện vận tải, thủ tục hải quan, v.v., và giao hàng đến điểm cuối(thường là kho, nhà máy hoặc công trường) theo chỉ định của chủ hàng).  Kinh doanh xăng dầu: chiếm 35% doanh thu và nhưng chỉ chiếm khoảng 5% về lợinhuận. Công ty là đại lý phân phối xăng và dầu DO cho Saigon Petro và Công ty Cổ phần Thương Mại & Dịch vụ Cần Giờ và là nhà sản xuất và kinh doanh dầu nhớt mang nhãnhiệu SOLUBE. Ngành sản xuất kinh doanh xăng, dầu, nhớt của Sotrans có lợi thế về chất lượng ổn định, uy tín về thương hiệu và hệ thống đại lý ổn định, đặc biệt là phân khúc dầu nhớt động cơ tàu thuyền tại các thị trường miền Tây và ven biển miền Trung. Bảng 4. Cơ cấu về doanh thu, lợi nhuận của 4 lĩnh vực hoạt động chính. % doanh thu. % lợi nhuận. Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 30 30 Kinh doanh kho bãi 15 50 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 20 15 Kinh doanh Xăng dầu 35 5 Thực trạng hoạt động kho vận trong công ty. -Hệ thống kho và phương tiện vận tải. Với hệ thống kho đang hoạt động có tổng diện tích là 240.000m2. trong đó có 160.000 m2 do công ty trưc tiếp quản lý và 80.000 thuê của các đối tác tin cậy để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Các kho có diện tích lớn nằm tại các khu vực quận 4, 7, 9, Bình Chánh,Thủ Đức và các tinh lận cận như Bình Dương, Long An. + Quận 4: Kho Bến Súc 5.000 m2 26 + Quận 7: Kho Viconship 4.400 m2 + Quận 9: Kho Phước Long 15.000 m2 + Thủ Đức: Kho, bãi cảng Thủ Đức 10.000 m2 + Kho, bãi Cảng ICD Phước Long 75.000 m2 + Kho ngoại quan 1.000 m2 + Các kho hợp tác kinh doanh tại TP. HCM, Bình Dương, Long An: khoảng 70.000 m2 + Cảng kho vận tại Thủ Đức cầu cảng dài trên 400m Hệ thống đại lý quốc tế: SOTRANS có hệ thống đại lý quốc tế tại nhiều nước trên thế giới. Hiện nay hệ thống đại lý của SOTRANS có mặt trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.  Asia + Australia: Australia, Banglades, Brunei, Cambodia, China, India,Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Myamar, New Zealand, Pakistan, Singapore, Srilanka, Philippin, Thailand, Taiwan, Russia.  Euro & Mediterranean: Belgium, Szech Republic, Denmark, Egypt, finland, France, Germany, Greece, Hungary, Israel, Italy, Libia, Maldives,Malta, Netherland, Poland, Rumani, Slovakia, Spain, Turkey, Ukraina,United Kingdom.  America, Afica & Middle East: Algeria, Angola, Arab Saudi,Argentina,Bahrain, Benin, Brasil, Canada, Cameroon, Chile ,Costarica, Ecuador, Elsanvador, Ghana, Israel. Jordan, Kenya, Kuwait,Lebanon, Liberia, Madagasca, Marocco, Mexico, Mozambique, Nicaragoa Nigeria, Oman, Panama, Peru, Qatar, Senegal, South Afica, Sudan, Syria,Tanzania, Togo, Trinidad & Tobago, UAE, Uruguay,USA, Venezuela,Yemen. Kết hợp một cách hợp lý giữa nhiều phương thức vận tải với nhau giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà vẫn bảo đảm được thời gian giao hàng đúng hẹn. Sotrans có tất cả các dịch vụ để có thể cung cấp 27 đến khách hàng trọn gói về chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực đại lý giao nhận vận tải quốc tế. SOTRANS là đại lý hải quan mẫu đầu tiên của Việt Nam, SOTRANS có thể đại diện khách hàng ký và đóng dấu vào tờ khai hải quan, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí đồng thời khẳng định trách nhiệm của SOTRANS trước khách hàng. Các hình thức vận tải chủ yếu.  Vận tải đường biển.  Vận tải hàng không.  Vận tải đa phương thức. -Thực trạng hoạt động . Lĩnh vực kinh doanh kho vận, giao nhận là ngành nghề trọng tâm, chiến lược của công ty. Theo báo cáo thường niên năm 2009, doanh thu lĩnh vực này đạt 310,5 tỷ = 66,3% tổng doanh thu, lợi nhuận đạt 24,7 tỷ =78,3% tổng lợi nhuận toàn công ty. Bảng 5. Cơ cấu doanh thu của lĩnh vực kho bãi và vận tải giai đoạn ( 2007- 2009). Đơn vị : triệu VNĐ 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Kho bãi, bốc xếp. ICD Kho công ty Kho thuê ngoài Kho hợp tác. Giao nhận vận tải quốc tế. Đường hàng không. Đường biển. 2009 2010 2011 Nguồn : Bảng báo cáo tài chính hàng năm Sotrans. 28 Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và thay đổi tỷ lệ cơ cấu lĩnh vực kho bãi và vận tải. STT Lĩnh vực kd 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng dthu % Thay đổi tỷ lệ cơ cấu ( ±%) Tốc độ tăng trưởng dthu % Thay đổi tỷ lệ cơ cấu (± %) I. Kho bãi, bốc xếp. 43,79 + 2,67 -21,47 +5,2 1. ICD 8,96 + 0,02 -33,87 +0,85 2. Kho công ty 28,34 +0,39 -16,72 +1,4 3 Kho thuê ngoài 112,87 +1,14 +0,027 +2,17 4. Kho hợp tác. 89,47 +1,12 -0,31 +0,78 II. Giao nhận vận tải quốc tế. 27,07 +6, 01 -56,5 -7,13 1. Đường hàng không. 156,38 +10,76 -0,70 -8,22 2. Đường biển. 13,7 -5,02 -76,81 1,36 29 Bảng 7. Cơ cấu lợi nhuận gộp của công ty trong lĩnh vực kho bãi và vận tải ( 2009-20011) Đơn vị : triệu VND. Bảng 8. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận và thay đổi tỷ lệ cơ cấu hoạt động kho vận. STT Lĩnh vực kd 2009 2010 Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận % Thay đổi tỷ lệ cơ cấu ( ±) % Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận % Thay đổi tỷ lệ cơ cấu (± ) % I. Kho bãi, bốc xếp. 31,68 -8,8 -11,37 8,98 1. ICD 9,83 -7,89 -25,31 0,45 2. Kho công ty 28,33 -2,94 - 5,41 3,6 3 Kho thuê 148,09 2 - 4,403 1,76 30 Nhận xét : Theo bảng số liệu trên, ta thấy có sự thay đổi về doanh thu và lợi nhuận của hoạt động kho bãi, vận tải trong công ty Sotrans :Căn cứ vào các số liệu thống kê trên, có thể thấy rằng :  Năm 2009 : + Doanh thu hoạt động kho vận đạt 67.915 triệu, tăng 23.683 triệu VNĐ so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng doanh thu của hoạt động kho bãi là khá cao 43,79 %, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là 31,68%, tăng 10,517 triệu, đồng thời tăng 2,67 % trong tỷ lệ cơ cấu doanh thu toàn công ty. Trong đó, dịch vụ cho thuê kho ngoài có tốc độ tăng trưởng doanh thu là cao nhất 112,87% và tăng 1,14 % trong tỷ lệ cơ cấu doanh thu của công ty so với cùng kỳ năm 2008. + Hoạt động giao nhận vận tải quốc tế có bước phát triển mới, doanh thu đạt 242.882 triệu, tăng 123.737 triệu VND so với năm 2008. Tuy tốc độ tăng trưởng về doanh thu không cao 27,07% nhưng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận lên tới 63,93% trong năm 2009. Trong đó, đặc biệt phải kể đến đóng góp của giao nhận vận tải quốc tế đường hàng không, tốc độ tăng trưởng doanh thu 156,38%, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 319,29% so với cùng kỳ năm 2008 do việc mở rộng đối tác trên toàn cầu. Hầu hết các đối tác của Sotrans đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời cũng trong năm 2009, công ty đã ký hợp đồng đại lý với tất cả ngoài 4. Kho hợp tác. 60,70 2,159 -9,39 3,17 II. Giao nhận vận tải quốc tế. 63,93 0,7 -23,25 1,49 1. Đường hàng không. 319,29 8,13 -39,31 -2,39 2. Đường biển. 5,30 -7,43 -8,57 3,68 31 các hãng hàng không có chuyến bay đến Việt Nam và vươn lên trở thành 1 trong 5 đại lý hàng đầu của Vietnam Airlines, Singapore Airline và Air France, được Hiệp hội giao nhận hàng không quốc tế đánh giá là đơn vị có quy mô lớn thứ 4 tại Việt Nam.  Năm 2009 là năm chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên hầu hết các công ty trong ngành logistics đều giảm doanh thu và lợi nhuận. Với hoạt động kho bãi của Sotrans, doanh thu giảm xuống 12.581 triệu, tốc độ giảm doanh thu so với năm 2008 là 21,47%, giảm lợi nhuận 11,37%. Tuy nhiên, dịch vụ thuê ngoài vẫn đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu dương (0,027% ) do duy trì được mối quan hệ với các khách hàng truyền thống. Giao nhận vải tải quốc tế giảm mạnh. Trong đó, vận tải bằng đường biển giảm với tỷ trọng lớn : 76,81% về doanh thu, tuy nhiên tỷ lệ giảm lợi nhuận chỉ là 8,57%. Điều này cho thấy độ lớn đòn bẩy kinh doanh của dịch vụ này không cao, cho nên dịch vụ này ít chịu ảnh hưởng của giá dịch vụ giảm và những bất lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. 2.3.2 Công ty Tân Cảng Logistics -Giới thiệu chung. Công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng ( TANCANG LOGISTICS) được thành lập tháng 03.2007, là một đơn vị thành viên của công ty Tân Cảng Sài Gòn. TANCANG LOGISTICS hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải đường bộ & đường thủy, xếp dỡ containers, dịch vụ đại lý hải quan, dịch vụ freight forwarding và khai thác depots chứa containers rỗng. Với đội ngũ trên 350 nhân viên giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao hiện tai công ty đang khai thác và sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại bao gồm: 07 cẩu bờ, trên 60 phương tiện nâng tại bãi, 17 sàlan, cùng hơn 130 xe đầu kéo… Tổng diện tích depots đang khai thác trên 130.000 m2. 32 Hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con đến nay Công ty Cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng đã có 02 công ty con trực thuộc trong đó: + Công ty Cổ phần dịch vụ và đại lý Tân Cảng Số Một hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải bộ và dịch vụ Depot. + Công ty Cổ phần Vận tải Tân Cảng Số Hai hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải thuỷ. -Thực trạng hoạt động của công ty Tân Cảng Logistics trong lĩnh vực kho bãi.GÀNH NGHỀ KINH DOANH a. Vận tải bộ. Với đội xe gần 200 đầu kéo các loại (trong đó có 44 xe phục vụ tại cảng Cát Lái) cùng đội ngũ lái xe có tay nghề cao hoạt động liên tục 24/24h mỗi ngày, trong đó, sản lượng vận chuyển trung bình mỗi tháng đạt trên 60,000 TEUs a. Vận tải thủy. Hiện nay TANCANG LOGISTICS đang khai thác và đưa vào sử dụng 35 chiếc sàlan từ 24 đến 128 TEUs, với tổng sức chở 2000 TEUs/ lượt vận chuyển tương đương gần 28.000 tấn hàng hóa (1 TEUs = 14 tấn), thực hiện vận chuyển containers trên các tuyến khu vực thành phố HCM và lân cận, đồng thời triển khai tuyến vận chuyển đường dài HCM/Cái Mép – Cần Thơ/Mỹ Thới – Campuchia. Sản lượng vận chuyển đường thủy mỗi tháng đạt trên 30.000 TEUs. b. Xếp dỡ Containers Với nhiều phương tiện xếp dỡ hiện đại bao gồm:07 cẩu bờ; 06 cẩu khung; 03 cẩu ray; 40 xe nâng. Công ty Tân Cảng Logistics đã đạt được sản lượng xếp dỡ trung bình khoảng 430,000 TEUs / tháng bao gồm cả containers hàng và containers rỗng, hoạt động chính trong khu vực cảng Tân Cảng, cảng Cát Lái, Cảng Tân Cảng – Cái Mép….. và các Depot thuộc TANCANG LOGISTICS quản lý. 33 c. Forwarding Ngày 15.01.2009, công ty TANCANG LOGISTICS bắt đầu khai thác dịch vụ FREIGHT FORWARDING. Cùng với các dịch vụ đang cung cấp: Đại lý HQ, Vận tải & xếp dỡ nội địa…, công ty hoàn thiện cung các dịch vụ Logistics trọn khâu và Door to Door cho khách hàng. d. Chuỗi cung ứng. Khai thác kinh doanh bãi Tổng diện tích khai thác bãi trên 131,000m2, dung lượng 13.100 Teus bao gồm 04 Depot Depot 1: Diện tích 20.000 m2, Dung lượng 2.000 Teus. Depot 5: Diện tích 27.000 m2, Dung lượng 2.700 Teus. Depot 7: Diện tích 32.000 m2, Dung lượng 3.200 Teus. Depot 9: Tổng diện tích bãi : 52,000 m2 . Dung lượng : 5.200 TEUs. Với vị trí thuận lợi nằm xung quanh khu vực cảng Cát Lái được bố trí 15 xe nâng (tầm với 5 tầng) hoạt động 24/24h. Sản lượng thông qua Depots trung bình đạt trên 52,000 TEUs/tháng. e. Dịch vụ đóng rút hàng bao bằng băng chuyền: Ngày 13/10/2010 TAN CANG LOGISTICS đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Bến đóng gạo bằng băng chuyền trực tiếp từ salan vào container. Diện tích bãi: 6.500 m2 ; Chiều dài bến: 143 m được bố trí 4 hệ thống băng tải chuyên dụng, cùng lúc xếp dỡ cho 2 sà lan có trọng tải từ 500 – 700 tấn; Loại hàng hóa đóng/rút: hàng bao như gạo, phân bón…; Năng suất đóng/rút: 80 tấn/giờ/băng tải; Thời gian hoạt động: từ 7h sáng đến 22h mỗi ngày Bảng 9. Sản lượng thực hiện năm 2010. 34 (Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011). Các yếu tố thuận lơi -Sản lượng Container thông qua cảng Cát Lái tiếp tục tăng trưởng và vượt so với kế hoạch đề ra -Thương hiệu Tân Cảng Sài Gòn ngày càng lớn mạnh và mở rộng hoạt động đến các vị trí kinh tế trọng điểm quốc gia -Năm 2010, công ty đã đưa thêm 4 xe nâng (03 xe hang và 01 xe nâng rỗng) và 01 cẩu Liebhher mới vào khai thác, góp phần nâng cao năng lực xếp dỡ bãi, bến xà lan, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hóa cho cảng Cát Lái -Hoạt động của các công ty con đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biêt, tuyến vận tải TPHCM- Đồng bằng song Cửu Long của Công ty cổ phần vận tải Tân Cảng số hai đang từng bước chiếm được thị phần và vận hành hiệu quả Các yếu tố khó khăn -Nhà nước ban hành nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, kể từ khi thi hành lệnh này nó đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều hành vận tải bộ của công ty cổ 35 phần. Các tuyến đường Lê Phụng Hiếu, Nguyễn Thị Định thường xuyên kẹt xe ảnh hưởng nhiều đến hoạt động vận chuyển, xuất/ nhập Container rỗng của các depot ngoài, xuất nhập tàu, xa lan -Sản lượng Container rỗng nhập cầu cảng qua cảng Cát Lái thời điểm cuối năm tăng đột biến, Depot 9 thường xuyên trong tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác Depot của công ty -Giá nguyên vật liệu tăng cao. 2.3.3 Công ty Transimex -Khái quát về công ty Tên đầy đủ CTCP Kho Vận & Giao Nhận Ngoại Thương Sài Gòn Tên tiếng Anh Transforwarding Warehousing Joint Stock Corporation Tên viết tắt Transimex Saigon Địa chỉ Số 172 - Hai Bà Trưng - P.Đa Kao - Q.1 - Tp.HCM Điện thoại (84.8) 38226405 – 38223550 Fax (84.8) 38296011 Email info@transimexsaigon.com Website Công ty Cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương (TRANSIMEX - SAIGON) thành lập từ 1983; tới 1989 là thành viên của FIATA,VIFFAS, VCCI; TỚI NĂM 2000 được cổ phần hóa thành công ty cổ phần với vốn điều lệ là 22 tỷ VIệT NAMD và tới 2009 vốn điều lệ của công ty này tăng lên tới 101,026 tỷ VIệT NAMD. Đánh giá về quy mô kinh doanh cũng như kinh nghiệm thực tiễn hiện tại Transimex – Saigon đang nằm trong top 3 doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam (đứng sau Gemadept và Vinatrans). Công ty cung cấp dịch vụ khép kín từ khâu Tiếp nhận – Vận chuyển – Lưu kho bãi – Thu gom hàng hóa. Hiện đang là một công ty khá có tên tuổi tại Việt Nam, có cơ sở hạ tầng khá tốt 36 và liên tục đổi mới, diện tích kho bãi lớn, có một mạng lưới chi nhánh ở các khu vực và cảng biển quan trọng của Việt nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, ...) và các văn phòng đại diện ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất (Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, ...), có hệ thống đối tác trên toàn thế giới.  Bên cạnh đó, Công ty TNHH Nippon Express Việt nam là công ty liên doanh giữa TRANSIMEX-SAIGON và Nippon Express Nhật Bản từ năm 2000 (tỷ lệ 50/50) hiện cũng đã chiếm thị phần đáng kể ở Việt nam.  Các Công ty con: Công Ty TNHH MTV Vận Tải Giao Nhận Ngoại Thương,Công Ty Cp Transimex Saigon - Hữu Nghị, Công Ty TNHH MTV Bất Động Sản Kho Vận Giao Nhận Ngoại Thương Tp. Hồ Chí Minh. -Ngành nghề kinh doanh  Đại lýgiao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và công cộng bằng đường biển, đường hàng không và đường bộ.  Dịch vụ kho ngoại quan, kho CFS(kho đóng hàng lẻ). Kinh doanh kho bãi cảng.  Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu; làm thủ tục Hải Quan; đại lý tàu biển và môi giới hàng hóa cho tàu biển trong và ngoài nước.  Dịch vụ kinh doanh hàng quá cảnh.Dịch vụ đóng gói…  Dịch vụ cho thuê văn phòng; đầu tư phát triển các dự án bất động sản.  Dịch vụ vận tải đường bộ,đa phương thức  Chuyển phát, đại lý du lịch, kinh doanh xăng dầu  Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong và ngoài nước.  Đầu tư kinh doanh tài chính–chứng khoán.  Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa và quốc tế. 37 -Lĩnh vực kinh doanh chính Các hoạt động kinh doanh trên 4 hoạt động chính gồm có đại lý giao nhận vận tải Cảng ICD, dịch vụ kho CFS, kho ngoại quan và kho lạnh- mát và dịch vụ vận tải.  Đại lý giao nhận vận tải thì gồm Đường hàng không Cty TRANSIMEX-SAIGON là một trong những đại lý ưu tiên của các hãng hàng không quốc tế như: Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Thai Airways,…. và có được những ưu đãi từ các hãng hàng không rất nhiều như giá cả cạnh tranh, hàng hóa được vận chuyển một cách nhanh chóng, an toàn và đảm bảo. Theo công ty thì có thể đáp ứng vận chuyển khoảng 2.000 tấn/năm. Đường biển Công ty có khả năng đáp ứng hết khả năng khỏang 350.000 tấn tương đương 30.000 teus/năm, dịch vụ có giá cả cạnh tranh và chất lượng. Có thể vận chuyển cả hàng siêu trường, siêu trọng, giao hàng tận nơi, như: hàng nguyên container; hàng lẻ; hàng Door to Door; hàng xá, kiện.  Cảng ICD: Khả năng bãi chứa container lớn khoảng 500.000 teu/năm, hoạt động 24/24/7, nằm cạnh Xa lộ Hà Nội và sông Sài Gòn là tuyến đường chính kết nối giữa các khu Công Nghiệp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu… và các cảng chính (Cát Lái, VICT, SPCT… ) Các dịch vụ tài ICD như là điểm thông quan nội địa (ICD); nâng, hạ container; đóng rút hàng tại bãi; bãi chứa container có hàng, rỗng và lạnh; thủ tục hải quan; kho đóng hàng lẻ (CFS); kho ngoại quan (Bonded warehouse); kho lạnh/ kho mát; giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; làm bao bì, đóng gói chân không và kẻ ký mã hiệu hàng hóa; sửa chữa và vệ sinh container.  Dịch vụ kho CFS, kho ngoại quan và kho lạnh- mát 38 Kho CFS (Container Freight Station): được đưa vào hoạt động năm 1998, kho CFS-TMS(kho trong ICD); Kho Ngoại Quan (Bonded – Warehouse); Kho Lạnh - Kho Mát (Frozen & Chilled).  Dịch vụ vận tải -Thực trạng hoạt động kinh doanh kho vận của công ty Kinh doanh kho vận là một trong những hoạt động chính chủ đạo trong chiến lược tập trung vào hoạt động Logistic của công ty Transimex. -Hệ thống kho và phương tiện vận tải. Năng lực hiện có Tổng diện tích mặt bằng ICD: 93.970 m2; Bãi chứa container: 57.498 m2; Kho ngoại quan: 10.000 m2; Kho CFS: 7.000 m2; Kho lạnh/ kho mát: 3.000 m2; Diện tích cầu cảng: 5.650 m2; Chiều dài cầu cảng: 180 m; Cần cẩu trục cố định: 04 cái; Hệ thống cẩu RTG: 02 cái; Xe chụp container hàng: 05 chiếc; Xe nâng container rỗng: 04 chiếc; Xe nâng hàng (5 - 7 tấn): 17 chiếc; Xe đầu kéo: 100 chiếc và 200 remooc; Xe tải (1,5 - 2,5 tấn): 05 chiếc; Trạm điện (100 ổ cắm): 01trạm 1.500 KVA, 02 trạm 1.250 KVA, 01 trạm 320 KVA. Cơ sở hạ tầng và công nghệ áp dụng trong kho: Hệ thống kho High-Dock, có tổng diện tích hơn 7.000 m2với hơn 10.000 pallet. Trang bị hệ thống khung kệ tiên tiến, xe nâng, hệ thống chiếu sáng, Camera quan sát, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc tế. Hàng hóa được chất xếp, quản lý bằng phần mềm hiện đại, hệ thống mã vạch. Đội ngũ nhân viên áp dụng phần mềm ERP của Oracle trong việc cập nhật số liệu, đảm bảo tính chuẩn xác cho việc nhập-xuất số liệu. Hệ thống khung kệ Double-deep và Selective; Xe nâng chuyên dùng.; 17 xe forklift đóng rút hàng.; Xe đầu kéo container và remooc; Xe chụp cont hàng và rỗng. -Thực trạng hoạt động kinh doanh kho vận của công ty. Bảng 10. giá trị sản lượng dịch vụ 2 năm 06-07. 39 (Nguồn: Bản cáo bạch của Transimex năm 2008) Theo bảng trên ta thấy doanh thu hoạt động làm đại lý và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm khá cao trong cơ cấu doanh thu của công ty, đều khoảng 47-48%; ngoài ra là khai thác kho bãi trên cảng cạn ICD của công ty với doanh thu tăng tuyệt đối 5.735 triệu khoảng 8,75% điều này cho thấy công ty ngày càng chú trọng hơn vào mảng hoạt động kinh doanh và khai thác kho bãi. Bảng 11. Báo cáo kết quả hoạt động của công ty năm 2008. (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008) Nhận xét 40 Trong năm 2008 thì doanh thu công ty vượt mức kế hoạch 19,8% với tỷ lệ lợi nhuận sau thuế cao chiếm 15,65% so với doanh thu, đặc biệt các chỉ tiêu về kho bãi tăng. Ngoài ra, trong báo cáo của công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2006 tới 2009 và 3 tháng đầu năm 2010 cho thấy, doanh thu tăng nhanh qua các năm năm 2008 tăng 29,33% so với năm 2007 nhưng tới năm 2009 thì doanh thu giảm nhẹ 2,66 % phần nào ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ cuối 2008 tuy nhiên là không nhiều lắm, doanh thu giảm tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại tăng 23,8%, chứng tỏ công ty đã hoạt động có hiệu quả hơn( tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế trên doanh thu đều tăng trên 25%), do chủ động nhận thấy tình hình của nền kinh tế công ty đã chủ động đầu tư nâng cấp hệ thống kho trong ICD, trang bị thêm trang thiết bị (Trang bị thêm 63 xe đầu kéo và 102 Romooc kéo container, trang bị thêm 02 xe nâng chuyên dùng trong kho, trang bị thêm 2 khung cẩu RTG nâng hạ container ngoài bãi) và đầu tư vào công ty Nippon Express Việt Nam( công ty liên doanh với Nippon Express Nhật Bản). Trong đó ta có bảng sau đây về doanh thu và giá vốn hàng bán qua các năm. Bảng 12. Doanh thu và giá vốn hàng bán (2008-2009). Chỉ tiêu Đơn vị: đồng 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 174.842.878.8 38 100% 170.252.200.6 51 100% Trong đó DT hoạt động giao nhận DT hoạt động kho vận DT hoạt động cho thuê BĐS 72.986.751.64 7 101.856.163.1 91 - 41,74% 58,256 % 70.373.908.07 8 89.298.521.79 3 10.579.770.78 0 41,335 % 52,450 % 6,215% 41 Giá vốn hàng bán 139.207.460.3 03 100% 133.339.360.0 97 100% Trong đó Giá vốn HĐ giao nhận Giá vốn HĐ kho vận Giá vốn HĐ BĐS 59.579.903.57 5 79.672.556.72 8 - 42,8% 57,2% - 58.373.798.91 9 68.502.275.53 3 6.463.285.645 43,78% 51,37% 4,85% Theo bảng trên thì các hoạt động kinh doanh kho và giao nhận(đại lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu) là hai lĩnh vực hoạt động chính của công ty, và hầu như là chỉ giảm nhẹ trong cơ cấu doanh thu của công ty, hoạt động kho vận giảm mạnh nhất khoảng 12,33%. Doanh thu hoạt động giao nhận đại lý giảm 2,6128 tỷ đồng, còn hoạt động kho giảm khá mạnh khoảng 12,5576 tỷ đồng( 12,33%) trong khi đó công ty có phát triển mở rộng thêm hoạt động kinh doanh bất động sản trong năm 2009, với doanh thu chiếm 6,215% tổng doanh thu bù đắp cho việc giảm doanh thu hoạt động vận chuyển và kho bãi do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Qua trên phần nào ta có thể hiểu được hoạt động kinh doanh của công ty, hiện nay nhận thấy sựu hồi phục dần của nền kinh tế cùng với đó là nhu cầu về giao nhận, vận tải và kho bãi cũng tăng lên, công ty chủ động nâng cấp hệ thông kho trong ICD, khai trương đội tàu- sà lan chở Container với trọng tải 2400 tấn, sức chở tối đa 128TEUS/ chiếc và đầu tư thêm 85 chiếc đầu kéo và roomoc cho container, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Chủ trương đẩy mạnh hoạt động làm đại lý độc quyền cho một số hàng xe và phụ tùng nổi tiếng tại Mỹ, hợp tá với một số công ty Việt Nam khác. Điều này cho thấy công ty muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và giành thị trường, là bước đi khá đúng với năng lực của công ty hiện nay. Tuy nhiên trong hoạt động của mình thì việc làm đại lý vận tải vẫn chiếm tỷ trọng lớn, công ty nên dần củng cố hệ thông trên thị trường nội địa nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh, xấy dựng một quy trình 42 logistic đa dạng hóa các dịch vụ riêng của mình chứ không chỉ là hoạt động đại lý và kho vận. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHO VẬN TRONG KINH DOANH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 3.1 Những thành tựu chung 3.1.1 Sức hấp dẫn của thị trường kinh doanh kho vận Việt Nam Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics với trên 17.000 ki lô mét đường bộ, hơn 3.200 ki lô mét đường sắt, 42.000 ki lô mét đường thủy, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước. Nằm trên đường giao thương quốc tế, Việt Nam có vị trí thuận lợi để trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế. Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index) theo báo cáo Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2010 là trung bình - khá, đứng đầu các nước có thu nhập thấp, mặc dầu xếp hạng 53/155 nền kinh tế, nhưng được đánh giá có biểu hiện đặc biệt về hoạt động logistics. Số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm nhiều thành phần, cả nước có khỏang 1.200 (vượt qua Thái lan, Singapore) trong đó các công ty logistics đa quốc gia hàng đầu trên thế giới (Top 25 hoặc 30) đã có mặt tại Việt Nam. Tuy lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ logistics đến năm 2014, nhưng dưới nhiều hình thức, các công ty nước ngoài đã hoạt động đa dạng, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL với trình độ công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển. 3.1.2 Một số thành tựu đạt được trong quá trình phát triển Giai đoạn 2001-2005, hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc tế đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các công ty Nhà nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các công ty giao nhận 43 vận tải có quy mô toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy, khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm. Giai đọan 2008-2012, thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển biến mạnh mẽ hơn với khoảng 1.200 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics, số vốn và tay nghề hạn chế. Đối trọng là các công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm. 3.2 Cơ hội (thuận lợi)của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam trong hoạt động kinh doanh kho vận 3.2.1 Hệ thống pháp luật Theo nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007, giới hạn việc doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp kinh doanh logistics ở Việt Nam, giới hạn này sẽ bị xóa bỏ vào năm 2012 ( với ngành vận tải) và 2014 ( với ngành kho bãi). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp logisitcs kho vận trong nước có thời gian chuẩn bị, tăng thị phần trước khi có sự tràn vào ồ ạt của các công ty nước ngoài. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt khi gia nhập WTO. Theo phân loại của WTO thì không có dịch vụ vận tải đa phương thức. Do đó Việt Nam không cam kết dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức, đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt trong nước chiếm lĩnh thị trường. Việc thực hiện lộ trình hội nhập logistics ASEAN sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới nhằm thúc đẩy thị trường Việt Nam phát triển thành một trung tâm cung cấp dịch vụ logistics của khu vực, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của khu vực. Gia nhập WTO cùng cam kết ASEAN sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh kho vận trong nước tiếp nhận được rất nhiều kinh nghiệm quản lý 44 cũng như khoa học công nghệ. Mặt khác nhận thấy tiềm năng phát triển, nhà nước cũng đang quan tâm phát triển và tạo điều kiện thông thoáng thuận tiện hơn về cơ sở pháp lý cho DN, thực hiện các cam kết với WTO, ASEAN. 3.2.2 Khoa học- công nghệ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh kho vận tại Việt Nam được áp dụng những công nghệ kỹ thuật, phần mềm quản lý hiện đại của thế giới. 3.2.3 Về tốc độ phát triển của ngành Nguồn thu từ dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam chiếm khoảng 15 - 20% GDP. Mặt khác, chỉ tính riêng vận tải trong chuỗi logistics (chiếm từ 40-60% chi phí) cũng hứa hẹn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ (đây cũng là ngành tiềm năng) có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn). Dự đoán nếu kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 đạt 200 tỉ USD thì giá trị của logistics cũng khoảng 40 tỉ USD (chiếm khoảng 20% - 22%) thì thực là một thị trường hấp dẫn. Quy mô thị trường logistics nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao, ngành logistics có sự đầu tư phát triển khá nhanh, về vận tải doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. 3.2.4 Vị trí địa lý Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics đặc biệt là hoạt động vận tải đường biển. Nằm trên đường giao thương quốc tế, Việt Nam có vị trí thuận lợi để trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế. 3.2.5 Chính sách của nhà nước 45 Đến năm 2015, VIệT NAM sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hóa so với hiện tại (khoảng 250 triệu tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cảng biển VIệT NAM ngày 24/12/2009). Đầu tháng 1/2010, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ (khoảng 1.811 km) để nâng cao năng lực vận tải Bắc-Nam, bổ sung cho tuyến quốc lộ 1A và 1B, tạo thuận lợi hơn trong vân tải đường bộ. 3.3 Điểm mạnh và yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển hoạt động kho vận 3.3.1 Điểm mạnh Lợi thế sân nhà giúp các doanh nghiệp kinh doanh kho vận Việt Nam có được những hiểu biết nhất định về thị trường, luật pháp, tập quán kinh doanh. Đã có một số Hiệp hội trong nước ra đời nhằm liên kết, thống nhất, giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực logistic nói chung và giao nhân nói riêng như: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA), … 3.3.2 Điểm yếu Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước với quy mô nhỏ, chưa và thiếu hợp tác với nhau và cả với các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh thụ động, cạnh tranh thiếu kiểm soát mạnh ai nấy làm. Ngoài ra, với phạm vi hoạt động chủ yếu là nội địa và một vài nước trong khu vực còn các công ty nước ngoài hoạt động trên phạm vi lớn toàn cầu, cung cấp chuỗi các dịch vụ logistics toàn diện thì việc cạnh tranh là một vấn đề lớn với các doanh nghiệp trong nước. Hạn chế về vốn cũng như về công nghệ thông tin cũng là nguyên nhân chính cản trở các doanh nghiệp kinh doanh kho vận trong nước mở rộng thị phần. 46 Nguồn nhân lực thiếu trình độ chuyên môn, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết liên quan đến hoạt động kho vận, ít am hiểu về thông lệ và tập quán kinh doanh quốc tế cùng với trình độ tiếng anh không cao. Về thị phần: theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Giao nhận vận chuyển VIệT NAM, hiện các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài đặt chi nhánh tại việt Nam đã giành được khoảng 70% thị trường với mạng lưới rộng khấp cả nước. Trong khi đó, các Doanh nghiệp logicstis Việt Nam chưa có tiềm lực, kinh nghiệm, thiếu đầu tư công nghệ... nên chỉ đáp ứng những dịch vụ đơn giản. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu là hạ giá nên thị phần ngày càng có nguy cơ nhỏ lại. Nhiều Doanh nghiệp chỉ là danh nghĩa còn thực chất làm đại lý cho các hãng nước ngoài. 3.4 Những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển hoạt động kho vận ở Việt Nam Đa số các doanh nghiệp của ta là nhỏ, với quy mô về vốn thấp và nhân lực ít, chỉ có một vài doanh nghiệp là có quy mô lớn, tuy nhiên vẫn là quá nhỏ bé so với các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, và qua phân tích ở chương 2 có thể thấy những thách thức đặt ra là không hề nhỏ chút nào. 3.4.1 Hệ thống pháp luật Quy định chồng chéo về luật pháp liên quan đến hoạt động vận tải, kho bãi gây nên nhiều khó xử cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và tuân thủ pháp luật. Gia nhập WTO, Cam kết ASEAN sẽ khiến tăng cao áp lực cạnh tranh trong ngành logistics, đặc biệt là hoạt động kinh doanh kho vận, bởi việc mở của thị trường dịch vụ logistics cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. 3.4.2 Cơ sở hạ tầng Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Việt Nam còn thiếu những cảng nước 47 sâu đủ lớn để có thể đón những tàu quốc tế trọng tải lớn mà phải qua các cảng trung gian gây thất thu lớn. Hệ thống kho bãi còn nhỏ lẻ, chưa được quy hoạch môt cách tổng thể và chú trọng đầu tư phát triển. 3.4.3 Nguồn nhân lực Thiếu trình độ chuyên môn, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết liên quan đến hoạt động kho vận, giao nhận quốc tế, chưa có trường đai học nào đào tạo chuẩn về mảng logitics. Kiến thức chủ yếu là học hỏi trong quá trình thực tế, không được đào tạo bài bản. Thiếu trình độ quản lý, phong cách quản lý đa phần còn chậm đổi mới theo thời đại. 3.4.4 Khoa học công nghệ Đầu tư cho khoa học công nghệ mất nhiều chi phí, đòi hỏi kỹ năng quản lý sử dụng, khó khăn trong việc thanh lý hay chuyển đổi sang sử dụng ở các lĩnh vực khác, trong khi đa phần các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn thấp, ít đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất hoặc chậm đổi mới, chậm bắt kịp với khoa học công nghệ. 3.4.5 Tập quán thương mại Như đã biết ở phần trên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất hàng theo điều kiện FOB và nhập theo điều kiện CIF, gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh logistic để có thể tham gia vào chuỗi vận chuyển này, lĩnh vực vận tải biển với quy mô và tốc độ phát triển và giá trị cao. 48 CHƯƠNG IV XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHO VẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS Ở VIỆT NAM 4.1 Mục tiêu phát triển.  Phấn đấu giảm chi phí logistics đến mức 20% GDP.  Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20-25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020.  Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2020 là 40%.  Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore)  Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam do WB báo cáo, nằm trong top 35 hoặc 40 trong các nền kinh tế trên thế giới. 4.2 Phương hướng phát triển. 4.2.1 Hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan. Thành lập Ủy ban quốc gia Logistics trong giai đoạn hiện nay để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả hơn. Điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; có chính sách hỗ trợ đào tạo các chuyên viên logistics; triển khai các hệ thống EDI và hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chính và minh bạch hơn. 4.2.2 Từng bước đầu tư có hiệu quả vào các cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật. 49 Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân, chủ động đầu tư của doanh nghiệp, gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan(tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ, phát triển các cổng thông tin logistics, EDI, e-logistics...) Phát triển khu công nghiệp logistics (logistics park) miền Bắc với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu. Phát triển các khu công nghiệp logistics miền Nam (phục vụ vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container quốc tế và cảng hàng không quốc tế). Phát triển khu logistics cùng với việc cải tạo cửa khẩu Lào Cai thúc đẩy trao đổi thương mại với Trung Quốc (tiếp theo là Lạng Sơn, Mộc Bài, Lao Bảo... cho giai đoạn 2030) Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối (distribution center) tại các thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics (logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu 4.2.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Một mặt nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác đẩy nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường, để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành. Các hiệp hội ngành cần tranh thủ tài trợ, hợp tác đào tạo từ nước ngoài. 4.3 Một số gợi ý về giải pháp phát triển dịch vụ kho vận trong hoạt động kinh doanh logistics ở Việt Nam 4.3.1 Đối với nhà nước 50 -Về cơ chế chính sách của nhà nước Trong lĩnh vực giao nhận vận tải kho bãi và hoạt động Logistics, nhà nước cần tạo một hành lang để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển. Một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Về hành lang pháp lý, thực ra Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Tháng 9-2007 vừa qua, Chính phủ mới ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, nhưng theo những người am hiểu về lĩnh vực này thì Nghị định 140 còn sơ sài đối với một lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như Logistics. Bên cạnh đó cần thiết lập các mục tiêu phấn đấu trong logistics để nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ chi phí logistics đồng thời nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ,ngành có liên quan. -Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho Logistics Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm... theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực. -Hiện đại hóa hải quan Trong những năm gần đây, thủ tục hải quan của Việt Nam đã có những cải cách nhằm thu hút sự đầu tư thương mại từ nước ngoài và phát triển ngành giao thông, du lịch. Luật hải quan có hiệu lực từ tháng 1 năm 2002. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển, ngành hải quan cần được hiện đại hóa , đơn giản hóa các thủ tục chứng từ, giảm thời gian thông quan hàng hóa, thiết lập và phát triển hệ thống thông tin dữ liệu điện tử, hải quan điện tử. 51 4.3.2 Các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói chung và đặc biệt trong hoạt động kho vận của các DN này nói riêng, để có thể cung cấp dịch vụ logistics theo đúng nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng một số gợi ý sau đây: - Về cơ sở vật chất kỹ thuật Đầu tư, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Thành lập các trung tâm tư vấn về Logistics hoạt động độc lập (tương tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO). Chuẩn bị đầy đủ cơ sở, điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động Logistics. - Về mặt nhân lực Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Cần có những chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ trong hoạt động Logistics cho các nhân viên trong công ty. Để có thể phát triển lâu dài có thể cử một vài nhân viên đi học về Logistics ở nước ngoài. Thuê các chuyên gia không chỉ trong nước mà cả chuyên gia quốc tế để cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Logistics. - Về tổ chức hoạt động và bộ máy của doanh nghiệp Cần thay đổi hoạt động của công ty theo yêu cầu hoạt động Logistics. Trước tiên để thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động Logistics, công ty phải có chiến lược Logistics cho riêng mình. Các công ty phải xây dựng và kết hợp các hoạt động Logistics rời rạc, phân mảnh, thành hoạt động chuỗi Logistics. Thay đổi trong từng hoạt động của các bộ phận để tạo sự thống nhất trong hoạt động Logistics. Doanh nghiệp có thể xúc tiến mở văn phòng đại diện của mình thông qua việc liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Logistic với nhau, ngoài ra cũng 52 cần sự trao đổi qua lại giữa các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và các doanh nghiệp Logistics, hay giữa các cơ quan hữu quan với các doanh nghiệp này. - Ứng dụng tin học trong quản trị Logistics Công nghệ thông tin cần phải được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần làm quen với việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, quản lý container, tiến tới sử dụng vận đơn điện tử… Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS giúp nắm được thời hạn về địa điểm nguồn hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả của việc gửi hàng và tính chính xác trong việc kiểm kê hàng hóa. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử làm tăng độ chính xác của thông tin, dòng thông tin được truyền nhanh hơn, suôn sẻ hơn nhưng lại không tốn giấy tờ. Hệ thống giao thông thông minh sẽ hợp nhất các yếu tố vận tải, cơ sở hạ tầng, người sử dụng và kết hợp các yếu tố này thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin trong một hệ thống. Phương thức này khá phù hợp với đa số khách hàng vừa và nhỏ của công ty Logistics Việt Nam. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI). Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau. EDI đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích và đạt độ an toàn cao. EDI thực sự hữu ích cho những khách hàng lớn của công ty và trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh, đại lý trong hệ thống Logistics toàn cầu. 4.3.3 Đối với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) Là hiệp hội hiện tại có tới 97 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực Logistics làm hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trường nước ngoài. Đặc biệt, các đơn vị trong ngành cần xem xét khả năng sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng 53 dịch vụ logistics theo nhóm 3 - 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. KẾT LUẬN Nhìn chung, sự phát triển của ngành logistics Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu. Với một ngành thương mại tăng trưởng nhanh chóng, ngành logistics hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong 10 năm tới. Với chủ trương hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cũng như xã hội hóa họat động khai thác dịch vụ, ngành dịch vụ này đang tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực kho bãi, vận tải - lĩnh vực có vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng dịch vụ, tiềm năng phát triển vẫn chưa được chú trọng khai thác một cách hiệu quả. Đề tài nghiên cứu khoa học : “ phát triển hoạt động kho bãi, vận tải trong dịch vụ logistic tại Việt Nam” với mục tiêu là đề xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động kho vận nói riêng và hoạt động logistic nói chung, đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau : ● Nêu bật được những lý luận cơ bản về logistic và dịch vụ logistics, cụ thể đi sâu vào nghiên cứu hoạt động kho bãi và vận tải tại Việt Nam. ● Khái quát được tình hình, thực trạng của hoạt động kinh doanh kho vận trong logistic. Từ đó chỉ ra các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động này. ● Phân tích cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của 3 doanh nghiệp cụ thể để đưa ra cái nhìn chi tiết trong lĩnh vực kho vận. ● Vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài, môi trường nội bộ các doanh nghiệp từ đó xây dựng ma trận SWOT giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn trong việc lập các kế hoạch, phương hướng kinh doanh tối ưu. 54 ● Đề ra các giải pháp về phía nhà nước, các doanh nghiệp, các hiệp hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển logistic nói chung và dịch vụ kho vận nói riêng. Với xu hướng quốc tế hóa, nền kinh tế ngày càng trở nên đa dạng hơn, nhiều biến động hơn, do vậy, các doanh nghiệp nên lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu dựa trên nguồn lực của mình. Trong lĩnh vực kho vận, một trong những hoạt động chịu chi phối khá lớn bởi hoạt động thương mại quốc tế, việc vạch ra các nhân tố ảnh hưởng cũng như giải pháp phát triển sao cho linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố quan trọng hàng đầu. Với tính phức tạp của đề tài, bên cạnh việc giới hạn về độ dài, đề tài còn những thiếu sót, hạn chế nhất định. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để đề tài này trở nên hoàn chỉnh hơn. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …Internet www.wikipedia.org/ www.worldbank.org/ www. thuongmai.vn/ www.vietship.vn/ ww.vnexpress.net/ www.vinalineslogistics.com.vn/ www.vlr.vn/ www.vietnamlogistics.com.vn www.vntrades.com/ www.baocongthuong.com.vn/ www.tancanglogistics.com.vn/ www.saigonnewport.com.vn/ www.transimexsaigon.com/ www.sotrans.com.vn/ www.vla.info.vn/ www.vpa.org.vn/ www.vietmarine.net/forum/ www.cafef.vn/ www.stockbiz.vn/ -Luật thương mại 2005 -Nghị Định 140/2007/NĐ-CP -Nghị định 87/2009/NĐ-CP -Nghị định 125/2003/NĐ-CP -Cam kết gia nhập WTO, ASEAN -Incoterms 2000 -Báo cáo phân tích cảng biển của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt 56 -Báo cáo phân tích ngành hàng hải của công ty cổ phần chứng khoán phố Wall -Nghiên cứu về ngành logistics Việt Nam của công ty cổ phần chứng khoán phố Wall -Báo cáo phân tích công ty vận tải biển Vosco năm 2010 của công ty chứng khoán VietCombank …Các đề tài tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến logistics -Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đào Minh Hà năm 2007 đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh: Chiến lược knih doanh cho đại lý hàng hải Việt Nam từ nay tới 2015 tầm nhìn tới 2020. -PGS. TS Hà Văn Hội với bài “Dịch vụ logistics Việt Nam thực trạng và triển vọng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu” đăng trên tạp chí khoa học đại học Quốc Gia Hà Nội, kinh tế và kinh doanh 26(2010)60-66. -Logistics và vận tải của PGS. TS Nguyễn Văn Thụ, viện quy hoạch và quản lý Giao thong vận tải trường Đại học Giao thong vận tải. -Nghiên cứu xu hướng logistics toàn cầu và đề xuất giải pháp cho các công ty giao nhận vận tải Việt Nam của Th.s Nguyễn Thị Vân Hà bộ môn Quản trị kinh doanh khoa vận tải kinh tế trường Đại học Giao thong vận tải. …Sách báo, tạp chí kinh tế Giáo trình Quản trị logistic- NXB Thổng kê 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_hoat_dong_kho_bai_3335.pdf
Luận văn liên quan