HƯƠNG I - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.5 Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ
viết tắt, tài liệu tham khảo và các phần phụ lục khác thì kết cấu đề tài nghiên cứu
của luận văn gồm có 4 phần chính:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương II: Một số cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán trực tuyến và nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng việc
xây dựng mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực
tuyến của công ty CPTM & DVTT OnePay.
Chương IV: Một số giải phát phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến của công ty CPTM & DVTT OnePay
cho các doanh nghiệp du lịch.
CHƯƠNG II - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH
TOÁN TRỰC TUYẾN
2.1 Khái niệm về thanh toán trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán
trực tuyến
2.1.1 Khái niệm về thanh toán trực tuyến
2.1.2 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thanh toán trực tuyến
2.2.2 Quy trình thanh toán sử dụng thẻ tín dụng truyền thống
2.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế và vận dụng trong kinh doanh du
lịch truyền thống
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của Việt Nam và thế giới về thanh toán
trực tuyến
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước
2.3.2 Các nghiên cứu trên thế giới
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
2.4.1 Phân định nội dung
2.4.2 Các nội dung triển khai
2.4.2.1 Đặc điểm của thanh toán trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán trực tuyến
2.4.2.2 Vai trò, ý nghĩa của thanh toán trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến trong các hoạt động thương mại điện tử
2.4.2.3 Phân loại nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
2.4.2.4 Mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến quốc tế
2.4.2.5 Đánh giá các nhân tố tác động tới hoạt động cung cấp dịch vụ thanh
toán trực tuyến của nhà cung cấp dịch vụ
2.4.2.6 Các loại hình sản phẩm dịch vụ thanh toán trực tuyến trên thị trường
cho ngành du lịch
CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT
QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN CỦA
CÔNG TY CPTM & DVTT ONEPAY
3.1 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
kinh doanh đến hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán của OnePay cho
các doanh nghiệp du lịch
3.2.1 Giới thiệu về công ty OnePay
3.2.2 Tổng quan tình hình liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán
trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch
3.2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới hoạt động cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch
3.3 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu
3.3.1 Kết quả phân tích từ các dữ liệu sơ cấp
3.3.2 Kết quả phân tích từ các dữ liệu thứ cấp
CHƯƠNG IV - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ
HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
CỦA CÔNG TY CPTM & DVTT ONEPAY CHO CÁC DOANH
NGHIỆP DU LỊCH
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.1.1 Những thành công đã đạt được từ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán
trực tuyến của OnePay
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại
4.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại
4.1.4 Các vấn đề cần giải quyết tiếp theo
4.2 Dự báo triển vọng thị trường và định hướng phát triển của OnePay
trong thời gian tới
4.2.1 Dự báo triển vọng của thị trường trong thời gian tới
4.2.2 Định hướng phát triển của OnePay trong thời gian tới
4.2.3 Quan điểm phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch
4.3 Các giải pháp phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực
tuyến OnePay
4.3.1 Nhóm giải pháp thu hút doanh nghiệp du lịch sử dụng dịch vụ thanh toán
trực tuyến của OnePay
4.3.2 Nhóm giải pháp phát triển mô hình cổng thanh toán trực tuyến OnePay
4.3.3 Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến OneCom
4.3.4 Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến OneOrder
4.3.5 Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua thẻ trả
trước PrePaid Card
4.3.6 Nhóm giải pháp hoàn thiện việc bảo mật an toàn trong thanh toán trực
tuyến của các doanh nghiệp trong ngành du lịch là khách hàng của OnePay
4.3.7 Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng và thúc đẩy giao
dịch thương mại điện tử
4.3.8 Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu OnePay
4.4 Khuyến nghị với Nhà nước
4.4.1 Hạ tầng công nghệ thông tin
4.4.2 Hạ tầng pháp lý
4.4.3 Đào tạo và thúc đẩy hợp tác phát triển thanh toán trực tuyến
4.4.4 Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch thông qua các công cụ của
Nhà nước
KẾT LUẬN
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3219 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rd OnePos Other
N Valid 20 20 20 20 20 20
Missing 0 0 0 0 0 0
Mean .8000 .1000 .0000 .5500 .2500 .0000
Std. Deviation .41039 .30779 .00000 .51042 .44426 .00000
Sum 16.00 2.00 .00 11.00 5.00 .00
Percentiles 25 1.0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000
50 1.0000 .0000 .0000 1.0000 .0000 .0000
75 1.0000 .0000 .0000 1.0000 .7500 .0000
ϖ Sau khi xử lý các phiếu điều tra đối với các doanh nghiệp hiện đang là khách
hàng của OnePay, ta thấy phần lớn các công ty du lịch lữ hành đều sử dụng dịch vụ
OneCom (80%), và OneCard (55%). Điều này cho ta thấy OneCom và OneCard
phù hợp với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhất hiện nay, chúng cung cấp giải
pháp TTTT cho phép doanh nghiệp xác thực thẻ thanh toán và có thể thu tiền ngay
của khách hàng thông qua hệ thống website của doanh nghiệp. OnePos cũng được
một số doanh nghiệp du lịch ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng
chủ yếu là cho các loại thẻ nội địa như của Vietcombank, ViettinBank hay BIDV…
Trong khi đó các SPDV khác như OneBill & OneOrder có số doanh nghiệp
ứng dụng rất thấp, hầu như chưa có, OneBill có 2 doanh nghiệp nhưng không trong
ngành du lịch, OneOrder chưa có doanh nghiệp nào ứng dụng. Điều này cho thấy
32
những SPDV này không phù hợp với hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp du
lịch. Chính vì thế để đẩy mạnh việc ứng dụng TTTT trong ngành du lịch,OnePay
nên tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của dịch vụ OneCom, OneCard
cũng như đưa ra những SPDV mới phù hợp với đặc điểm kinh doanh trong ngành
du lịch.
ϖ Việc tiến hành tích hợp hệ thống cổng TTTT trên website các doanh nghiệp
được OnePay đặt lộ trình trung bình từ 10 – 15 ngày, bao gồm các bước như cấp
Merchant ID, tích hợp hệ thống, cài đặt 3D – Secure, thử nghiệm và khai trương hệ
thống. Qua thăm dò từ các khách hàng của OnePay cho thấy việc triển khai này
được OnePay thực hiện rất chuyên nghiệp, quy củ và chính xác. Cá biệt chỉ có với
một số doanh nghiệp chuyên biệt ngoài ngành du lịch như Pacific Airline, FPT Data
(không quá 5%) thời gian triển khai vượt quá 20 ngày.
Biều đồ 3.3: Tỷ lệ thời gian triển khai hệ thống TTTT
ϖ Từ việc phân tích các yếu tố khiếu nại của khách hàng đến doanh nghiệp,
mức độ ngưng trệ hệ thống trong thời gian hoạt động và mức độ hài lòng của doanh
nghiệp đối với các SPDV ta có bảng thống kê như sau:
Bảng 3.7: Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Sum Mean Std. Deviation
Muc do khieu nai cua KH 20 .00 1.00 8.00 .4000 .50262
Muc do ngung tre he thong 20 .00 2.00 10.00 .5000 .68825
Muc do hai long cua DN 20 4.00 5.00 95.00 4.7500 .44426
Valid N (listwise) 20
33
Theo đó trong số 8 doanh nghiệp đã từng nhận được khiếu nại/ phàn nàn của
khách hàng thì mức độ khiếu nại chỉ đạt 0.5 điểm trên thang điểm 5 với sai số chuẩn
là 0.50262. Điều này là phù hợp với việc đánh giá mức độ hài lòng của doanh
nghiệp với SPDV của OnePay (đạt 4,75 trên thang điểm 5). Như vậy ta thấy các hệ
thống cổng TTTT của OnePay hoạt động rất ổn định và các doanh nghiệp là khách
hàng cảm thấy rất hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Bảng 3.8: Ước tính ảnh hưởng của mức độ khiếu nại khách hàng và mức độ
ngưng trệ hệ thống đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. B Std. Error Beta
1 (Constant) 5.092 .070 72.604 .000
Muc do khieu nai cua KH -.395 .119 -.447 -3.330 .004
Muc do ngung tre he thong -.368 .087 -.571 -4.255 .001
a. Dependent Variable: Muc do hai long cua DN
Đồng thời khi tiến hành hồi quy phân tích với các dữ liệu thu thập được ta
thấy các hệ số ước lượng B0 = 5.092; B1 = - 0.395; B2 = - 0.368. Điều này cho ta biết
trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi nếu mức độ phàn nàn của khách
hàng tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của doanh nghiệp với SPDV OnePay
cung cấp giảm đi 0.395 điểm, hoặc nếu mức độ ngưng trệ hệ thống thanh toán từ
phía OnePay tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của doanh nghiệp về dịch vụ sẽ
giảm đi 0.368 điểm.
b. Thực trạng sẵn sàng của các doanh nghiệp du lịch trong việc triển khai hệ
thống thanh toán trực tuyến
Sau khi phân tích các số liệu từ phiếu điều tra, có đến 60% các doanh nghiệp
du lịch chưa đào tạo lực lượng chuyên trách để vận hành kênh bán hàng trực tuyến.
Trong khi đó tỷ lệ sử dụng thành thạo máy vi tính của các doanh nghiệp chiếm
khoảng 75%. Đồng thời nhu cầu các doanh nghiệp du lịch cần đào tạo nhân viên
chuyên trách dưới hai hình thức là gửi nhân viên đi học và đào tạo tại chỗ lên đến
95%. Từ các thực tế này, OnePay cần phải cung cấp các hình thức hỗ trợ doanh
34
nghiệp tốt nhất trong việc triển khai hệ thống TTTT như là tư vấn xây dựng nhân
lực chuyên trách kênh bán hàng trực tuyến, tư vấn các nghiệp vụ về TMĐT.
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp du lịch.
Nhân lực
chuyên trách
Nhu cầu đào tạo
Trình độ sử dụng
máy vi tính
Có Không Mở lớp Gửi NV Tại chỗ 95%
Tỷ lệ 40% 60% 5% 40% 55% 25% 60% 15%
c. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch khi
triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến
Từ kết quả điều tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trước
và sau khi triển khai hệ thống TTTT của OnePay, ta thấy 100% các doanh nghiệp đã
có tăng trưởng về lượng khách hàng quốc tế đến với Việt Nam với các mức tăng
trưởng khác nhau.
Bảng 3.10:Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế
sau khi triển khai hệ thống TTTT
Descriptive Statistics
N Sum Mean Std. Deviation
Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic
Tang duoi 20% 20 2.00 .1000 .06882 .30779
Tang tu 20% den 50% 20 3.00 .1500 .08192 .36635
Tang tu 50% den 70% 20 4.00 .2000 .09177 .41039
Tang tu 70% den 100% 20 5.00 .2500 .09934 .44426
Tang tu 100% den 200% 20 6.00 .3000 .10513 .47016
Tang tren 200% 20 .00 .0000 .00000 .00000
Valid N (listwise) 20
Theo đó 30% doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng của khách quốc tế là từ
100% đến 200%, 25% doanh nghiệp có mức độ tăng từ 70% đến 100% và 20%
doanh nghiệp tăng từ 50% đến 70%, chiếm tỷ lệ rất cao về mức độ tăng trưởng.
Điều này góp phần lý giải về chất lượng dịch vụ TTTT OnePay đang cung cấp.
35
Bảng 3.11: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu sau khi triển khai hệ thống TTTT
Descriptive Statistics
N Sum Mean Std. Deviation
Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic
Tang duoi 50% 20 6.00 .3000 .10513 .47016
Tang tu 50% den 70% 20 5.00 .2500 .09934 .44426
Tang tu 70% den 100% 20 5.00 .2500 .09934 .44426
Tang tren 100% 20 4.00 .2000 .09177 .41039
Valid N (listwise) 20
Tương ứng với mức tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế là mức tăng
doanh thu của các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh những chiến lược marketing
quảng bá du lịch Việt Nam thì phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu trên thế
giới cũng là một nhân tố nhằm góp phần gia tăng doanh thu và hiệu quả của các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Theo kết quả điều tra, có đến 20% số doanh nghiệp
sau khi triển khai hệ thống TTTT đã có mức doanh thu tăng gấp đôi, 50% tăng gấp
rưỡi và 30% tăng dưới 50%.
d. Thực trạng việc đánh giá tác động giữa môi trường và thanh toán trực tuyến
Khi đưa ra câu hỏi đánh giá mức độ trở ngại đối với việc thu hút TTTT từ
phía các khách du lịch nội địa, ta nhận được kết quả đánh giá từ phía các doanh
nghiệp cho rằng nhận thức của người tiêu dùng về TTTT vẫn là trở ngại lớn nhất.
Tổng số điểm đánh giá mức trở ngại là nhận thức về TTTT là 73 điểm với mức
điểm trung bình là 3.65 điểm. Đứng thứ hai và thứ ba trong đánh giá mức độ trở
ngại là nguồn lực triển khai kênh bán hàng trực tuyến và hạ tầng cơ sở kỹ thuật.
Điều này phù hợp với những đánh giá bên trên về mức độ sẵn sàng của các doanh
nghiệp du lịch khi triển khai kênh bán hàng trực tuyến. Nó cho thấy tình trạng
chung của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cả ngành TMĐT nói chung còn
gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực khi triển khai TTTT.
36
Bảng 3.12: Mức độ trở ngại đối với việc triển khai TTTT ở Việt Nam
Descriptive Statistics
N Sum Mean Std. Deviation
Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic
Nhan thuc NTD ve TTTT 20 73.00 3.6500 .18173 .81273
Ha tang co so ky thuat 20 62.00 3.1000 .17622 .78807
Nguon luc kenh ban hang 20 65.00 3.2500 .27023 1.20852
Moi truong xa hoi va tap quan
tieu dung
20 47.00 2.3500 .10942 .48936
Chi phi giao dich 20 46.00 2.3000 .10513 .47016
Valid N (listwise) 20
Trong khi đó, khi được hỏi về hiệu quả của hệ thống TTTT đối với hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp đều đánh giá tác dụng
lớn nhất khi triển khai TTTT là nâng cao hiệu quả kinh doanh, có tổng điểm 92 với
mức điểm trung bình 4.6 điểm, tiếp đó là tăng cường khả năng cạnh tranh (4.35
điểm) của các doanh nghiệp khi triển khai TTTT và tăng doanh thu (4.05 điểm).
Bảng 3.13: Mức độ tác động của hệ thống TTTT đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Descriptive Statistics
N Sum Mean Std. Deviation
Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic
Mo rong kenh thanh toan 20 71.00 3.5500 .18460 .82558
Thu hut khach hang moi 20 75.00 3.7500 .17584 .78640
Nang cao hinh anh cua cong ty 20 76.00 3.8000 .15560 .69585
Tang doanh thu 20 81.00 4.0500 .18460 .82558
Giam chi phi KD 20 53.00 2.6500 .19568 .87509
Nang cao hieu qua hoat dong cua
DN
20 92.00 4.6000 .11239 .50262
Tang cuong kha nang canh tranh 20 87.00 4.3500 .15000 .67082
Valid N (listwise) 20
37
3.3.2 Kết quả phân tích từ các dữ liệu thứ cấp
a. Đánh giá sự phát triển của thị trường thanh toán trực tuyến trong ngành du
lịch
Từ kết quả thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam, hiện nay trên cả nước có
485 doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, trong đó có khoảng
50 công ty đã triển khai thành công hệ thống TTTT trên website của mình. Điều đó
chứng tỏ thị trường này đối với các nhà cung cấp dịch vụ TTTT còn rất tiềm năng
khi mới chỉ có 10% số doanh nghiệp triển khai TTTT.
Cũng trong 485 doanh nghiệp du lịch này, cũng chỉ có khoảng 30% doanh
nghiệp có website, phù hợp với các sản phẩm OneCom, OneCard của OnePay. Số
còn lại 70% doanh nghiệp chưa có website là những khách hàng tiềm năng của gói
sản phẩm OneOrder hay OnePos khi OnePay đưa ra giải pháp thanh toán không cần
website. Điều này đã đánh trúng đặc điểm của các doanh nghiệp lữ hành nhỏ khi
chưa thể đầu tư hệ thống hoàn chỉnh cho TTTT. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào khả
năng cạnh tranh của OnePay với các nhà cung cấp dịch vụ TTTT khác trong thời
gian tới. Các dịch vụ của OnePay được đánh giá chung là rất tốt nhưng mức giá
dịch vụ quá cao, chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có lượng giao dịch nhiều,
còn với các doanh nghiệp nhỏ thì rất khó tiếp cận với dịch vụ của OnePay.
Trong các năm sắp tới, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu khách du
lịch quốc tế và 25 triệu khách nội địa, đây được xem là tương lai của TTTT. Hiện
tại tổng số giao dịch trực tuyến của khách du lịch quốc tế thông qua hệ thống của
OnePay trong hai năm mới chỉ đạt gần 70 nghìn giao dịch, một con số rất khiêm tốn
so với mức 5 triệu khách quốc tế. Tuy nhiên điểm sáng của số lượng giao dịch này
là trong năm 2008 số lượng giao dịch đã tăng gấp 3 lần so với năm 2007 và đó được
xem như tín hiệu đáng mừng trong thời gian tới.
b. Đánh giá chung về sự phát triển của thị trường thanh toán trực tuyến
Theo nhận định của chuyên gia Nguyễn Việt Trường thì TMĐT nói chung và
TTTT nói riêng của Trung Quốc hiện nay đang vượt trước Việt Nam khoảng 5 năm
kinh nghiệm, dung lượng thị trường cao gấp 20 lần so với Việt Nam. Chỉ tính riêng
trong năm 2008, quy mô thị trường TTTT của Trung Quốc đạt 274,3 tỷ nhân dân tệ
(khoảng gần 40 tỷ USD). Từ đó ta cũng có thể đánh giá bình quân quy mô tiềm
38
năng của thị trường TTTT Việt Nam hiện nay là khoảng 2tỷ USD (gồm cả du lịch).
Tuy nhiên, trên thực tế giá trị khai thác được hiện nay còn rất khiêm tốn. Chỉ xét
riêng tổng giá trị thanh toán thông qua cổng TTTT của OnePay trong năm 2007 là
11 triệu đô, năm 2008 là 33 triệu đô, còn rất ít so với mức tiềm năng của thị trường.
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tăng trưởng năm 2008 so với cùng kỳ năm trước
Còn về số các doanh nghiệp trong ngành thì hiện nay số ngân hàng triển khai
Internet Banking khoảng gần 30 ngân hàng, số nhà cung cấp dịch vụ TTTT chưa
đến 20. Điều đó hứa hẹn trong vài năm tới, thị trường TTTT của Việt Nam sẽ bùng
nổ, đón nhận sự cạnh tranh tích cực từ phía các doanh nghiệp và NHTM. Một mặt
làm gia tăng giá trị thị trường, mặt khác sẽ phân chia lại thị phần trong nước.
39
CHƯƠNG IV - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ
HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
CỦA CÔNG TY CPTM & DVTT ONEPAY CHO CÁC DOANH
NGHIỆP DU LỊCH
4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.1.1 Những thành công đã đạt được từ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán
trực tuyến của OnePay
Từ việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của OnePay trong hai năm
cùng với kết quả điều tra phân tích từ các khách hàng của OnePay, ta có thể nhận
định được những thành công và hạn chế từ mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT của
OnePay. Các thành công mà OnePay đã đạt được trong hai năm hoạt động:
− Trở thành nhà phân phối duy nhất dịch vụ cổng TTTT của MasterCard
trên website của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó phát triển mô hình trở thành
nhà phân phối dịch vụ TTTT với nhiều sản phẩm dịch vụ cơ bản phù hợp với đặc
điểm các doanh nghiệp Việt Nam.
− Xác định thị trường mục tiêu đúng đắn, thay vì tập trung phát triển cho
các doanh nghiệp TMĐT thì OnePay đã nhận định ngành du lịch mới là những đơn
vị ứng dụng triển khai TTTT đầu tiên ở Việt Nam. Chính vì thế OnePay đã tập
trung các dịch vụ phát triển thị trường này đầu tiên và nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường và trở thành nhà cung cấp dịch vụ TTTT dẫn đầu tại Việt Nam.
− Song song với việc triển khai dịch vụ TTTT một cách chất lượng cho các
doanh nghiệp du lịch, OnePay còn cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng
trong việc xây dựng đội ngũ và triển khai thành công kênh bán hàng mới.
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại
Tuy nhiên bên cạnh với những thành công ban đầu, OnePay cũng còn tồn tại
những hạn chế của riêng mình:
− Công nghệ cổng TTTT phải phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ
thẻ quốc tế Master Card.
40
− Dịch vụ cổng TTTT của OnePay chỉ cho phép thực hiện giao dịch nội địa
với thẻ thanh toán của ngân hàng Vietcombank và một số ít ngân hàng khác trong
chương trình của OnePay.
− Một số dịch vụ triển khai chưa thu hút được các doanh nghiệp du lịch sử
dụng như OneOrder, OneBill.
− Dịch vụ OnePos thực sự không phải thế mạnh của OnePay, chưa có nhiều
thị phần trên thị trường.
− Các dịch vụ hiện tại mới chỉ là các dịch vụ cơ bản, ngoài ra còn nhiều
dịch vụ giá trị gia tăng khác trên thế giới chưa được triển khai ở Việt Nam.
− Chi phí cho các dịch vụ TTTT của OnePay còn quá cao, nhiều doanh
nghiệp du lịch vừa và nhỏ không đủ năng lực tài chính để triển khai.
4.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại
− Vì là nhà phân phối dịch vụ cổng TTTT của Master Card nên về công
nghệ cổng TTTT, OnePay phải phụ thuộc rất nhiều vào Master Card, OnePay chỉ
đóng vai trò là người triển khai tại Việt Nam.
− Do OnePay hợp tác với Vietcombank triển khai cổng TTTT của Master
Card nên trên thực tế các thẻ nội địa được chấp nhận giao dịch trên cổng của
OnePay rất hạn chế, tập trung chủ yếu là thẻ của Vietcombank và một số ít ngân
hàng khác trong chương trình của OnePay.
− Các dịch vụ như OneOrder chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp du lịch
ứng dụng triển khai là vì người tiêu dùng Việt Nam còn yếu kém về hiểu biết công
nghệ, trong khi các doanh nghiệp cũng yếu kém về nhân lực và “ngại” triển khai các
dịch vụ đòi hỏi các thao tác tương đối phức tạp.
− Do nguồn lực về tài chính và nguồn nhân lực chưa cho phép nên các dịch
vụ như OnePos khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng và các doanh nghiệp có hệ
thống đại lý Pos và ePos mạnh như PayNet.
41
4.1.4 Các vấn đề cần giải quyết tiếp theo
Để có thể tiếp tục phát triển và luôn luôn dẫn đầu thị trường TTTT tại Việt
Nam trong các năm tiếp theo thì OnePay phải nỗ lực cải thiện những vấn đề còn tồn
tại và vướng mắc của mình:
− Song song với việc triển khai phân phối dịch vụ cổng TTTT của Master
Card, OnePay cần tiếp tục nghiên cứu mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT trên thế
giới nhằm đưa ra thêm nhiều SPDV mới phù hợp với đặc điểm thị trường du lịch
nội địa Việt Nam. Đa dạng hoá việc ứng dụng các dịch vụ TTTT đã có trên thị
trường quốc tế.
− Nâng cao chất lượng dịch vụ của cổng TTTT, giảm thiểu tối đa các giao
dịch bị lỗi, giảm chi phí triển khai dịch vụ sao cho phù hợp với nhiều doanh nghiệp
du lịch vừa và nhỏ hơn.
− Cần cung cấp đa dạng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai cổng
TTTT nhiều hơn, xúc tiến đa dạng các chương trình nhằm thu hút các doanh nghiệp
ứng dụng cổng TTTT của OnePay. Đồng thời phổ biến kiến thức về TTTT đến
người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều kênh khác nhau để gián tiếp kích thích nhu cầu
ứng dụng TTTT trong chi tiêu du lịch nói riêng và chi tiêu hàng ngày nói chung.
− Phát triển các dịch vụ OneCom, OneOrder sao cho phù hợp hơn với mô
hình các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ của Việt Nam.
− Triển khai thêm một số dịch vụ TTTT như Moto, Prepaid Card.
4.2 Dự báo triển vọng thị trường và định hướng phát triển của OnePay
trong thời gian tới
4.2.1 Dự báo triển vọng của thị trường trong thời gian tới
Tính đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng ở Việt Nam đã phát hành
khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007, các thẻ thanh toán đa
năng đã bắt đầu có chức năng TTTT cho khách hàng tuy còn rất nhiều hạn chế.
Cùng với đó tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán năm 2008 đã giảm từ 18%
(2007) xuống còn 14% cho thấy nhiều người dân bắt đầu làm quen với TTĐT nói
chung và TTTT nói riêng. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy một xu hướng
42
mới trong thói quen người tiêu dùng Việt Nam. Ông Michael Cannon - Tổng giám
đốc phụ trách thẻ thương mại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn
Visa đã nhận định “Nếu Việt Nam đạt được mức chi tiêu thương mại trung bình
trong khu vực thì sẽ có hơn 200 triệu USD được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đây
sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp”6.
Trong năm 2008 đã có trên 50 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau cung cấp các dịch vụ TTTT như ngân hàng, hàng không, du
lịch, siêu thị bán hàng trong đó nổi bật lên là các website du lịch và ngân hàng điện
tử. Các chuyên gia dự báo năm 2009, số lượng các website triển khai hệ thống
TTTT sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Tính riêng trong ngành du lịch, hiện nay
mới có 10% số doanh nghiệp - khoảng hơn 50 doanh nghiệp triển khai TTTT.
Trong khi đó xu thế hội nhập quốc tế theo thoả thuận gia nhập WTO đang đòi hỏi
các doanh nghiệp Việt Nam phải cải tổ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế
việc triển khai ứng dụng các hệ thống TTTT đang trở thành vấn đề cấp bách đối với
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng nếu họ
không muốn mình thất bại ngay trên sân nhà và có những bước tiến thụt lùi với các
quốc gia khác.
Trong thời gian tới, mục tiêu của ngành du lịch là đón 5,5 - 6 triệu khách du
lịch quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu khoảng trên dưới 4,5 tỷ
USD, đóng góp 5,3% GDP cả nước cũng cho thấy tiềm năng trong thị trường TTTT
của ngành du lịch7. Đây vẫn sẽ là điểm sáng của TTTT Việt Nam trong thời gian
tới. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp TMĐT, ngành du lịch hứa hẹn
trong năm tới sẽ có khoảng 50 công ty triển khai TTTT, nâng tổng số công ty lên
trên 100 công ty, chiếm khoảng 20% tổng số công ty lữ hành.
6 Việt Nam - Thị trường thẻ thanh toán hấp dẫn
7 Chương trình hành động của ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn
2007 - 2012
43
4.2.2 Định hướng phát triển của OnePay trong thời gian tới
Trong định hướng phát triển của mình, OnePay đã đưa ra những chiến lược
phát triển lâu dài cho mình theo các giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: OnePay đi tiên phong trong lĩnh vực TTTT tại Việt Nam và trở
thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường.
Giai đoạn 2: OnePay trở thành doanh nghiệp dẫn
đầu thị trường trong việc cung cấp các giải pháp dịch
vụ TTĐT trong TMĐT Việt Nam như thanh toán
ATM, POS, SMS, khấu trừ tài khoản tự động.
Giai đoạn 3: OnePay trở thành nhà cung cấp toàn
diện các dịch vụ và giải pháp hỗ trợ cho thị trường
TMĐT Việt Nam.
Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra thì trong chiến lược phát triển của
mình, một mặt OnePay tiếp tục hợp tác với các NHTM để mở rộng mạng lưới thanh
toán thẻ nội địa, mặt khách làm việc với các tổ chức thẻ quốc tế để học hỏi kinh
nghiệm và hợp tác triển khai đa dạng các dịch vụ TTTT. Đồng thời, OnePay cũng
kết hợp với các hiệp hội thẻ và NHTM, tổ chức các hội thảo, khoá học đưa ra kiến
thức cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng về lợi ích của TTTT, từ đó nâng cao
hiểu biết của họ và kích thích nhu cầu chi tiêu không dùng tiền mặt, tạo thói quen
mới cho người dân. Với các doanh nghiệp đăng ký dịch vụ TTTT, ngoài cung cấp
đào tạo nghiệp vụ thanh toán OnePay còn hỗ trợ tư vấn xây dựng website TMĐT, tư
vấn xây dựng nhân lực chuyên trách kênh bán hàng trực tuyến, tư vấn nghiệp vụ
TMĐT…, giúp các đơn vị tự tin khi vận hành kênh kinh doanh TMĐT mới.
Với cách làm như vậy OnePay không chỉ cung cấp dịch vụ TTTT cho các
doanh nghiệp mà còn hỗ trợ về mặt kiến thức và nghiệp vụ, giúp doanh nghiệp có
thể nhanh chóng nắm bắt và vận hành tốt hệ thống của mình. Với người tiêu dùng,
việc phổ biến kiến thức về TTTT nói riêng và TTĐT nói chung là đã gián tiếp thúc
đẩy thị trường phát triển nhanh hơn và quảng bá hình ảnh thương hiệu OnePay trên
thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi thanh toán thông qua cổng TTTT
của OnePay.
44
4.2.3 Quan điểm phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến
của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch
Trong quan điểm phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTTT, OnePay
nhận định Việt Nam có nền tảng công nghệ về TTTT chưa cao, không có nhiều kinh
nghiệm xây dựng các mô hình cổng thanh toán trực tuyến. Chính vì vậy OnePay đã
hợp tác với MasterCard và trở thành nhà phân phối chính thức dịch vụ cổng thanh
toán thẻ trực tuyến của MasterCard tới các website TMĐT ở Việt Nam. Với cách
thức làm như vậy, OnePay một mặt nhanh chóng xây dựng được cổng TTTT với
mức độ uy tín cao, mặt khác việc hợp tác chuyển giao công nghệ sẽ giúp OnePay có
nhiều kinh nghiệm hơn khi hoạt động trong lĩnh vực này. Chính vì thế OnePay đã
nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp dịch vụ TTTT uy tín trên thị trường.
Song song với việc là đại diện phân phối cổng TTTT của Master Card tại
Việt Nam thì OnePay còn tiếp tục hợp tác với nhiều tổ chức thẻ khác trên thế giới
để có thể nhanh chóng ứng dụng các sản phẩm dịch vụ TTTT trên thế giới ở Việt
Nam. Và trong tương lai, mô hình của OnePay không chỉ dừng lại là một nhà cung
cấp dịch vụ TTTT đơn thuần mà sẽ là nhà cung cấp các giải pháp TMĐT toàn diện
và các giá trị gia tăng cho khách hàng.
4.3 Các giải pháp phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực
tuyến OnePay
4.3.1 Nhóm giải pháp thu hút doanh nghiệp du lịch sử dụng dịch vụ thanh toán
trực tuyến của OnePay
Để có thể tiếp tục thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp ứng dụng cổng TTTT
trong mô hình kinh doanh của mình và sử dụng dịch vụ của OnePay trong thời gian
tới thì OnePay cần đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến mở rộng thị trường như:
− Mở các khoá đào tạo về nghiệp vụ thanh toán trong ngành du lịch và xu
hướng của TMĐT trong thời kỳ hội nhập: Để cho các doanh nghiệp du lịch có thể
nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt kịp với sự phát triển của các phương thức thanh
toán mới trong thời đại bùng nổ của internet và CNTT, OnePay phải chủ động mở
các khoá đào tạo nghiệp vụ thanh toán trong du dịch. Một mặt nó đem lại một phần
doanh thu cho OnePay, mặt khác sẽ giúp OnePay quảng bá thương hiệu của mình
và các SPDV của OnePay.
45
− Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế và trong nước: Để giới thiệu về
cổng TTTT của OnePay với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, OnePay
phải tích cực tham gia các hội chợ về du lịch quốc tế với tư cách là một doanh
nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán trong du lịch hoàn hảo nhất. Tại
các hội chợ này thường tập trung các doanh nghiệp du lịch lớn và sẽ là những khách
hàng tiềm năng của OnePay trong tương lai. Việc tham gia này sẽ làm cho nhiều
doanh nghiệp chú ý và đến với OnePay, đó là một cơ hội tốt để quảng cáo về chất
lượng dịch vụ với những người tiêu dùng cuối cùng.
− Tham gia các hội thảo phát triển du lịch Việt Nam: Sau khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO, ngành du lịch Việt Nam đã phải chịu sự
cạnh tranh trực tiếp từ nhiều nước khác trong phát triển du lịch. Vì thế rất nhiều hội
thảo được tổ chức để đánh giá và đưa ra các giải pháp phát cho du lịch Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập và OnePay cần tích cực tham gia. OnePay phải chủ động đưa
ra các quan điểm của mình, góc nhìn từ một doanh nghiệp trẻ đến thị trường du lịch
Việt Nam và nêu các giải pháp về TTTT nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của du
lịch Việt Nam, thu hút nhiều khách quốc tế đến với Việt Nam hơn nhờ các dịch vụ
TTTT an toàn, chất lượng và thuận tiện.
− Tổ chức thường niên các hội nghị đánh giá kết quả hoạt động của
OnePay: Với vị thế là doanh nghiệp đầu tiên và là doanh nghiệp dẫn đạo thị trường
lĩnh vực TTTT ở Việt Nam, OnePay cần chủ động tổ chức các hội nghị đánh giá kết
quả hoạt động của mình, vừa để thu hút báo chí đưa tin viết bài quảng bá cho
Onepay, vừa là cơ hội để tập trung và lấy ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ
OnePay đang triển khai, đồng thời dự báo tình hình phát triển của thị trường trong
các năm tiếp theo nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch có những điều chỉnh trong
chiến lược phù hợp hơn với tình hình phát triển của thị trường.
Với việc tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ, chủ động các kênh tiếp xúc
khác nhau với khách hàng sẽ giúp OnePay định vị tốt hơn trong tâm trí của khách
hảng và người tiêu dùng. Nhiều người tiêu dùng sẽ biết đến OnePay như một công
ty cung cấp dịch vụ TTTT an toàn, bảo mật cao và nhiều doanh nghiệp sẽ biết đến
OnePay là một công ty cung cấp các dịch vụ TTTT đa dạng, chất lượng, uy tín hàng
46
đầu trên thị trường Việt Nam, một công ty tiên phong và dẫn đạo thị trường TTTT
của Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai.
4.3.2 Nhóm giải pháp phát triển mô hình cổng thanh toán trực tuyến OnePay
Sơ đồ 4.1: Phát triển mô hình cổng TTTT OnePay
Ngày nay khi điện thoại di động đã trở thành một phương tiện không thể
thiếu đối với mỗi người dùng thì phương thức thanh toán qua điện thoại cũng trở
nên phổ biến hơn với mọi người. Chính vì vậy trong mô hình nhà cung cấp dịch vụ
TTTT của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch nên có module Mobile kết nối với
cổng thanh toán theo mô hình cổng MIGS của MasterCard. Như vậy giải pháp
thương mại di động sẽ phù hợp với nhu cầu hiện tại và trong tương lai của thị
trường hơn. Thông qua cổng MIGS này các doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng
tài khoản thanh toán của mình qua các kênh khác nhau như website, POS, điện thoại
di động.
Dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động sẽ là một kênh mới ở Việt Nam,
tiện lợi và nhanh chóng. Khách du lịch có thể thanh toán qua các cách khác nhau
như Wifi, GPRS, hay nhắn tin SMS theo cấu trúc cú pháp yêu cầu. Hiện nay các
doanh nghiệp viễn thông đang nhanh chóng chuyển sang hoạt động theo công nghệ
thế hệ thứ ba, còn gọi là 3G. Đây là một công nghệ mới cho phép các nâng cao hiệu
suất truy cập internet không dây từ điện thoại di động với nhiều dịch vụ giá trị gia
tăng. Các công nghệ này không chỉ mang lại cho khách hàng sự tiện dụng, nhanh
chóng mà còn có thể tiết kiệm chi phí đầu tư nâng cấp hệ thống. Đó là cánh cửa cơ
47
hội mở ra cho cả OnePay, các doanh nghiệu du lịch và khách du lịch trong việc thực
hiện giao dịch TTTT.
4.3.3 Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến OneCom
Trong khảo sát điều tra các doanh nghiệp du lịch thì dịch vụ OneCom là
SPDV được ưa chuộng nhất và được triển khai nhiều nhất của OnePay. Có đến 80%
các doanh nghiệp đang triển khai dịch vụ này của OnePay. Vì dịch vụ này có thể
xác thực và thu tiền ngay của người mua trên hệ thống website của doanh nghiệp,
phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp du lịch Việt Nam là muốn thu tiền ngay nên
nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp là khách hàng của
OnePay. Tuy nhiên SPDV này chỉ có thể áp dụng đối với 5 loại thẻ thanh toán quốc
tế và một vài thẻ nội địa nên rất hạn chế đối với nhu cầu thanh toán của khách du
lịch. Để có thể phát triển mạnh hơn nữa thì OnePay cần phải mở rộng khả năng
chấp nhận thêm các loại thẻ ghi nợ quốc tế khác như của Discover của Mỹ,
Maestro, Solo của Anh, China UnionPay của Trung Quốc… và các thẻ nội địa
ngoài Connect24 của Vietcombank như e-Partner của Viettinbank, Fast-Access của
Techcombank và các loại thẻ khác của BIDV, Đông Á, Agribank, MB,…hay các
liên minh thẻ như Smartlink, Paynet…Việc các loại thẻ này có thể được chấp nhận
trên hệ thống cổng TTTT của website doanh nghiệp phụ thuộc nhiều và các chương
trình kết nối của OnePay. Chính vì thế OnePay cần đẩy mạnh việc kết nối hợp tác
nhằm tạo ra một cổng thanh toán đa dạng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm
nâng cao khả năng thích ứng với thị trường và khả năng cạnh tranh của OnePay.
4.3.4 Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến OneOrder
Hiện tại dịch vụ OneOrder cho phép khách hàng tạo đơn hàng thủ công rồi
tạo đường dẫn để gửi cho khách hàng thực hiện quá trình thanh toán. Để phát triển
dịch vụ OneOrder nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và phù hợp hơn với khách
hàng thì OnePay nên phát triển dịch vụ OneOrder dựa trên nền tảng dịch vụ thanh
toán MOTO (mail order/ telephone order). Dịch vụ này cung cấp giải pháp mà bất
cứ khi nào doanh nghiệp muốn chấp nhận và thực hiện thanh toán từ khách du lịch
bởi điện thoại, thư bưu điện thông qua hệ thống cổng TTTT của OnePay.
Trước khi doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ này thì các doanh nghiệp
phải mở một tài khoản theo các tiêu chuẩn xử lý thanh toán do OnePay cung cấp.
48
Khi doanh nghiệp nhận được các đơn hàng ngoại tuyến (offline) từ khách du lịch
thông qua thư hay điện thoại, họ sẽ gửi một bức thư đến cho khách hàng và yêu cầu
họ thanh toán thông qua một đường link cung cấp trong thư. Khi khách hàng kích
vào đường link và tiến hành thanh toán trực tiếp với tài khoản doanh nghiệp trên
website của OnePay (cổng TTTT). Như vậy, với các doanh nghiệp chưa có website
cũng có thể thực hiện kênh TTTT với khách hàng, đặc biệt là khách hàng nội địa.
4.3.5 Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua thẻ trả
trước PrePaid Card
Thẻ trả trước được coi như một loại thẻ dự trữ giá trị, người sử dụng thẻ phải
trả trước một số tiền nạp trong thẻ và mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần.
Loại thẻ trả trước thông dụng nhất trên thế giới mang thương hiệu Visa, Master
Card, American Express…và chúng mang đầy đủ các tính năng như một thẻ tín
dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế. Đặc điểm tiện lợi của loại thẻ này là chủ thẻ không
phải mở tài khoản ngân hàng, không phải thực hiện ký quỹ hoặc tín chấp và có thể
được giao cho người dưới 18 tuổi sử dụng.
Loại thẻ này trên thế giới rất phổ biến, thường sử dụng để mua bán và thực
hiện các giao dịch có giá trị nhỏ, rất phù hợp với loại hình du lịch như thẻ du lịch trả
trước, thẻ quà tặng…, tuy nhiên ở Việt Nam loại thẻ này rất hạn chế, tập trung chủ
yếu là thẻ điện thoại trả trước. Yếu tố quan trọng là việc chấp nhận thanh toán các
giao dịch của loại thẻ này thông qua cổng TTTT của OnePay. Trước hết, OnePay
nên phát triển dịch vụ, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán của
thẻ trả trước quốc tế do các tổ chức thẻ quốc tế phát hành cho nhóm khách du lịch
quốc tế, sau đó tiến đến chấp nhận các thẻ trả trước nội địa phục vụ cho nhóm
khách du lịch nội địa. OnePay có thể hợp tác trực tiếp với các công ty du lịch và
NHTM để phát hành loại thẻ Prepaid có chứng chận của OnePay chấp nhận thanh
toán qua cổng TTTT của OnePay, xa hơn nữa là các loại thẻ trả trước hợp tác của
các công ty du lịch với bất cứ NHTM nào nhưng nhất thiết phải có ngân hàng hợp
tác để đảm bảo khả năng thanh toán của thẻ phát hành.
49
4.3.6 Nhóm giải pháp hoàn thiện việc bảo mật an toàn trong thanh toán trực
tuyến của các doanh nghiệp trong ngành du lịch là khách hàng của OnePay
Do giải pháp thanh toán thẻ trực tuyến nên vấn đề bảo mật thông tin của chủ
thẻ đóng vai trò quan trọng chủ chốt. Những thông tin của chủ thẻ nhập vào khi
thanh toán với đơn vị chấp nhận thẻ cần được mã hoá và bảo mật để không ai có thể
xâm nhập và đánh cắp thông tin. Hiện tại, cổng TTTT của OnePay đang áp dụng
những chương trình xác thực của tổ chức thẻ quốc tế như MasterCard Security
Code, Verified by Visa, J Secure, AVS…Các chương trình này giúp các ngân hàng
nhận diện chủ thẻ và giúp chủ thẻ tránh được những rủi ro. Khách hàng sẽ được bảo
vệ thông qua một mã số bí mật nữa do ngân hàng phát hành cấp, dựa theo tiêu
chuẩn của tổ chức thẻ quốc tế. Giải pháp này giúp các doanh nghiệp tránh những rủi
ro và giao dịch đòi bồi hoàn từ phía chủ thẻ.
Tuy nhiên các chương trình này đều chỉ bảo vệ và xác thực khách hàng sau
khi họ đã nhập đầy đủ các thông tin vào trang đăng ký, tức là khách hàng vẫn gặp
rủi ro lộ thông tin cá nhân khi đánh số tài khoản thẻ, mật khẩu ngay trên máy tính
của mình bởi các chương trình keylogger hay các sâu máy tính. Vì vậy để nâng cao
tính bảo mật cho khách hàng từ tất cả các công đoạn trong thanh toán, bên cạnh việc
bảo mật đường truyền thông tin, OnePay cần nghiên cứu hỗ trợ bảo mật khách hàng
thông qua các cách thức sau:
− Sử dụng công nghệ bàn phím ảo cho phép khách hàng nhập thông tin cá
nhân của họ bằng một bàn phím ảo hiện trên giao diện website thanh toán. Khách
hàng điền các thông tin về số tài khoản và mật mã bằng cách click chuột vào bàn
phím ảo để tránh việc dò tìm thao tác của keylogger.
− Sử dụng công nghệ ma trận số để xác thực giao dịch thanh toán đối với
từng giao dịch cụ thể. Theo đó với mỗi giao dịch thanh toán, trên giao diện website
sẽ hiện một bảng ma trận số 2 chiều ngẫu nhiên. Khách hàng sẽ nhập thông tin ma
trận theo yêu cầu hàng cột bằng tin nhắn SMS và gửi đến dịch vụ số do OnePay
cung cấp nhằm xác thực việc thanh toán trước khi họ cung cấp các thông tin thẻ
thanh toán trên website.
− Sử dụng công nghệ ví điện tử, theo đó khi khách du lịch đăng ký tour du
lịch và TTTT trên trang của doanh nghiệp du lịch, OnePay cung cấp cho khách du
50
lịch dịch vụ mà khách hàng chỉ cần khai báo thông tin thẻ thanh toán cá nhân một
lần và được mã hoá, lưu lại trên server của OnePay dưới dạng một ví điện tử. Các
lần sau khách hàng nếu tiếp tục thanh toán trên các trang khác nhau mà được cung
cấp bởi OnePay thì chỉ cần nhập thông tin và mật mã ví điện tử của khách hàng,
ngoài ra không phải nhập bất cứ thông tin nào khác. Như vậy, khách du lịch có thể
hạn chế việc phải đánh nhiều lần các thông tin thẻ thanh toán, giảm thiểu rủi ro lộ
thông tin khách hàng.
Sơ đồ 4.2: Mô hình công nghệ ví điện tử
4.3.7 Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng và thúc đẩy giao
dịch thương mại điện tử
Hiện tại OnePay đang thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng triển khai
các hệ thống cổng TTTT trên website doanh nghiệp như tư vấn xây dựng website
TMĐT, tư vấn xây dựng nhân lực chuyên trách kênh bán hàng trực tuyến và tư vấn
nghiệp vụ TMĐT. Tuy nhiên để hướng đến mục tiên trở thành nhà cung cấp dịch vụ
giải pháp TMĐT toàn diện thì OnePay cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong các
hoạt động như:
− Các quy định và chính sách bán hàng trong TMĐT.
− Quy trình và vận hành kinh doanh trực tuyến.
− Quản lý kinh doanh trực tuyến.
− Quản trị rủi ro trong TMĐT.
− Thẻ thanh toán và hệ thống chấp nhận thanh toán.
− Tra soát và nghiệp vụ tra soát giao dịch.
51
− Hoá đơn chứng từ điện tử, chữ ký điện tử trong TTTT.
Ngoài ra để thúc đẩy giao dịch TMĐT, OnePay cần đẩy mạnh tuyên truyền
đến người dùng lợi ích và sự an toàn của TMĐT nói chung và cổng TTTT nói riêng
của OnePay. Hiện tại OnePay mới chỉ hợp tác với báo điện tử VnExpress viết các
bài phổ biến về TTĐT trên chuyên mục mua sắm của báo. Tuy nhiên cách làm này
còn nhiều hạn chế vì đối tượng có thể tiếp xúc nhanh chóng nhất với TTTT là giới
trẻ thì rất ít khi quan tâm chuyên mục này. Vì vậy để OnePay cần hợp tác phổ biến
kiến thức về TTTT ngay trên chính các website du lịch của doanh nghiệp là khách
hàng của OnePay. Đây sẽ là cách tiếp cận gần nhất với những người thực sự có nhu
cầu về TTTT và TMĐT, đặc biệt những khách du lịch nội địa.
4.3.8 Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu OnePay
Đối với bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ TTTT nào hoạt động trong một thị
trường cạnh tranh, vấn đề sống còn của họ là trở thành lựa chọn đầu tiên của khách
hàng. Chính vì các SPDV TTTT có tính đặc thù riêng nên các doanh nghiệp du lịch
còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp cho riêng mình và những
người tiêu dùng cuối cùng cũng có những tâm lý trở ngại trong việc quyết định có
sử dụng phương thức TTTT hay không.
Các nhà cung cấp dịch vụ TTTT trên thế giới đều rất coi trọng việc xây dựng
thương hiệu như Visa, MasterCard, JCB, Dinner Club… họ đã tạo lập được giá trị
thương hiệu trong lòng tin của khách hàng. Không chỉ những nhà cung cấp dịch vụ
TTTT lớn trên thế giới mới cần chú ý đến xây dựng thương hiệu, việc xây dựng
thương hiệu vô cùng quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ TTTT cho từng
thị trường cụ thể ở mỗi quốc gia. Để tạo lập được một thương hiệu mạnh OnePay,
bên cạnh việc nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ TTTT và bảo mật thông tin khách
hàng, OnePay cần phải mạnh dạn đầu tư cho quảng bá thương hiệu OnePay đến với
công chúng là những người tiêu dùng cuối cùng, chính họ mới là những người
quyết định cuối cùng. OnePay cần phải tạo dựng được sự tin tưởng tuyệt đối vào hệ
thống thanh toán và bảo mật của mình để khách du lịch luôn yên tâm khi thanh
toán. Đồng thời việc quảng bá tên tuổi sẽ thu hút những người chưa biết đến
OnePay cũng tin tưởng tham gia TTTT thông qua hệ thống của OnePay.
52
Việc xây dựng một thương hiệu mạnh cần tập trung vào lợi thế cạnh tranh
của đơn vị. Cụ thể hiện nay OnePay đang là doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường
TTTT ở Việt Nam, tuy nhiên số lượng khách du lịch nội địa tham gia TTTT chưa
cao, vì thế OnePay cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của mình với các đặc điểm
riêng biệt như sự vượt trội về chất lượng dịch vụ cung cấp, mức độ bảo mật an toàn
thông tin cao, số lượng SPDV đa dạng phong phú phù hợp với nhiều phương thức
kinh doanh khác nhau, trình độ chuyên môn về tư vấn công nghệ, tư vấn nghiệp vụ
TMĐT, dịch vụ khách hàng chất lượng cao với nhiều giải pháp sáng tạo.
Với đặc điểm sản phẩm là một loại dịch vụ được cung ứng dựa trên nền tảng
internet, OnePay cần tập trung vào phát triển thương hiệu điện tử theo hướng
chuyên sâu, chú trọng gia tăng đối thoại thương hiệu doanh nghiệp, thiết lập các
kênh riêng phát triển thương hiệu doanh nghiệp và thực hiện các cam kết của doanh
nghiệp với khách hàng.
Để gia tăng đối thoại thương hiệu doanh nghiệp, OnePay cần chú ý đến các
điểm tiếp xúc, nhận biết thương hiệu và tăng khả năng đối thoại thương hiệu với
khách hàng như:
− Tăng cường các hoạt động PR và quảng cáo nhằm thu hút khách hàng
doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối biết đến OnePay nhiều hơn.
− Đa dạng hoá các SPDV TTTT nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị
trường TTTT nói chung và TTTT trong ngành du lịch nói riêng.
− Phát hành các ấn phẩm của công ty chuyên về TTTT và các hoạt động
của công ty nhằm tạo ra nét văn hoá riêng của công ty và giúp cho người tiêu dùng
biết đến, tin tưởng vào thương hiệu của công ty.
− Thiết lập các kênh thanh toán khác nhau như trên trang web của doanh
nghiệp khách hàng, trang web của OnePay, trang web của ngân hàng hợp tác, qua
thư điện tử hay tin nhắn điện thoại di động.
− Xây dựng những nét văn hoá doanh nghiệp riêng biệt của OnePay như
giao diện website, văn phòng, hình ảnh nhân viên, giá trị đạo đức doanh nghiệp, các
nguyên tắc hoạt động và quy tắc trong giao tiếp ứng xử với khách hàng.
53
Cam kết của OnePay với khách hàng cần được xem như tôn chỉ hoạt động
của OnePay trong việc cung cấp SPDV cho các doanh nghiệp. Lời cam kết với
khách hàng sẽ là niềm tin trọn vẹn của người tiêu dùng đối với dịch vụ của OnePay.
Lời cam kết của OnePay cần phải được cụ thể hoá bằng chính các hành động của
OnePay như củng cố hình ảnh về SPDV và hình ảnh của công ty, đảm bảo các cam
kết về chất lượng dịch vụ của OnePay cho các doanh nghiệp. Có như vậy, người
tiêu dùng mới tin tưởng tuyệt đối vào OnePay, các doanh nghiệp du lịch mới tìm
đến OnePay nhiều hơn và thương hiệu OnePay mới thực sự phát triển xứng tầm với
vị thế của doanh nghiệp dẫn đạo thị trường.
4.4 Khuyến nghị với Nhà nước
4.4.1 Hạ tầng công nghệ thông tin
Chỉ đạo các bộ ngành liên quan đẩy mạnh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng
về CNTT và TTTT tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng, nhà ga và các tuyến đường
huyết mạch nhằm tạo điều kiện phát triển tối đa cho du lịch Việt Nam. Việc thúc
đẩy các hạ tầng mạng viễn thông tại các địa điểm cửa ngõ của du lịch Việt Nam như
các cửa khẩu, sân bay, bến cảng, nhà ga là rất cần thiết, giúp giải quyết nhanh chóng
hơn các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia
đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng CNTT trong môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng và minh bạch. Khi các doanh nghiệp trực tiếp tham gia đóng góp
đầu tư vào các dự án hạ tầng CNTT thì một mặt sẽ giảm gánh nặng ngân sách đầu
tư của Nhà nước cho các hạ tầng viễn thông, mặt khác nâng cao hiệu quả sử dụng
hạ tầng mạng viễn thông và trách nhiệm bảo vệ của cải đối với các doanh nghiệp
khi tham gia. Không chỉ vậy, việc tham gia phát triển hạ tầng CNTT của các doanh
nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới, nâng cao hiệu suất truy cập
internet từ máy tính, điện thoại di động và các phương tiện điện tử khác.
Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng chung cơ sở hạ
tầng thông tin để tận dụng tối đa công suất của hạ tầng thông tin. Đây là một giải
pháp hữu hiệu cho việc tận dụng tối đa hiệu suất sử dụng đối với các hạ tầng mạng
và hạ tầng CNTT,là một chính sách phù hợp với chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng CNTT. Việc thúc đẩy này sẽ
54
làm giảm đi sự lãng phí cho nền kinh tế, đồng thời tập trung nguồn vốn để tiếp tục
phát triển cho hạ tầng CNTT trong nước phát triển và theo kịp với các nước khác
trong khu vực và trên thế giới.
4.4.2 Hạ tầng pháp lý
Chú trọng tới hoạt động hướng dẫn phổ biến nội dung của các văn bản pháp
luật về luật CNTT, luật Giao dịch điện tử đã ban hành để các doanh nghiệp hiểu và
thực hiện đúng các quy định. Việc ban hành các văn bản Luật về CNTT và TMĐT
đã được Nhà nước ban hành rất nhanh. Tuy nhiên việc triển khai ban hành các văn
bản dưới luật hướng dẫn việc thi hành các luật Giao dịch điện tử, luật CNTT còn
nhiều hạn chế, tốc độ ban hành chậm, không theo kịp với tốc độ phát triển TMĐT ở
Việt Nam hiện nay.
Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý về TMĐT nói chung và TTTT nói riêng. Với
tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, việc kiểm tra, phát hiện những bất hợp lý của
các văn bản luật có liên quan đến TMĐT và TTTT là hết sức cần thiết trong việc
hoàn thiện dần môi trường pháp lý cho TMĐT.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về TMĐT từ Trung ương đến địa
phương, thành lập các bộ phận chuyên trách về TTTT và giải quyết các tranh chấp
trong giao dịch trực tuyến, xây dựng các hành lang thuận lợi cho bộ máy này hoạt
động. Đây chính là nòng cốt trong việc thực thi pháp luật liên quan đến TMĐT và
TTTT, đồng thời tăng cường khả năng hỗ trợ các hoạt động TMĐT của các doanh
nghiệp trong việc áp dụng pháp luật về lĩnh vực này cho các cơ quan, ban ngành địa
phương trên cả nước.
Xây dựng, ban hành các chương trình phát triển, hiện đại hoá ngành du lịch,
góp phần đổi mới bộ mặt và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Việc ban hành các chương trình phát triển, hiện đại hoá ngành du lịch sẽ là định
hướng cho từng doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược
kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Các chương trình phát triển nên
định rõ mục tiêu phát triển qua các năm, ví dụ như đến năm 2015, ngành du lịch
Việt Nam sẽ thúc đẩy 50% các doanh nghiệp du lịch triển khai TMĐT và TTTT,
đến năm 2020 là 80%.
55
4.4.3 Đào tạo và thúc đẩy hợp tác phát triển thanh toán trực tuyến
TTTT là hình thức thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán
bộ của doanh nghiệp phải có một trình độ nhất định về cả kiến thức CNTT và kiến
thức TMĐT, vì vậy cần xây dựng các chương trình đào tạo phát triển cho TMĐT
nói chung và các chuyên ngành nghiên cứu về TTTT nói riêng. Đồng thời yêu cầu
các trường đại học, cao đẳng và cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng
mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực về TMĐT và TTTT.
Ban hành các chính sách khuyến khích thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác phát
triển với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài về TMĐT nói chung và TTTT nói
riêng để nắm bắt các công nghệ mới trên thế giới, tích luỹ các kinh nghiệm thực tế
cho doanh nghiệp Việt Nam. Việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp
các doanh nghiệp trong lĩnh vực TTTT của Việt Nam nhanh chóng tiếp xúc với các
dịch vụ mới, đón đầu các công nghệ mới trên thế giới, giảm được thời gian nghiên
cứu và phát triển dịch vụ TTTT trong nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần
chủ động nghiên cứu và phát triển các mô hình riêng trong TTTT phù hợp với đặc
điểm tâm lý tiêu dùng của người dân Việt Nam.
Ban hành các chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi họ tham gia
các sàn TMĐT và giao dịch trực tuyến nhằm thúc đẩy các hoạt động TTTT cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Điều này là một động lực giúp cho các doanh nghiệp
nhanh chóng triển khai, tham gia TMĐT, nâng cao kiến thức của từng doanh nghiệp
trong việc phát triển TMĐT trong thời kỳ hội nhập.
4.4.4 Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch thông qua các công cụ của
Nhà nước
Đẩy nhanh việc triển khai đưa các dịch vụ công lên mạng. Trước mắt cần
triển khai nhanh chóng các dịch vụ thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất
nhập cảnh, đăng ký kinh doanh điện tử vì đây là các quan hệ giao dịch có liên quan
đến các doanh nghiệp du lịch và là cách để thúc đẩy các doanh nghiệp tự nâng cấp
hệ thống giao dịch phù hợp với TMĐT. Một khi hạ tầng doanh nghiệp đã được đáp
ứng thì việc thúc đẩy triển khai TTTT sẽ không còn là vấn đề quá khó với các
doanh nghiệp du lịch.
56
Tăng cường đầu tư của Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch vừa
và nhỏ. Nhà nước cần nghiên cứu chính sách và hỗ trợ mô hình kinh doanh TMĐT
của một số doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ. Đây là một biện pháp quan trọng để
nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà các hàng rào
bảo hộ đã bị dỡ bỏ khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới.
57
KẾT LUẬN
Kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO
vào cuối năm 2006 đầu năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành
du lịch Việt Nam đang phải chịu những sức ép cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh
nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và
phát triển được cần phải cải thiện các phương thức kinh doanh, đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ nhằm thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
Nắm bắt được nhu cầu cải tiến phương thức kinh doanh của ngành du lịch
Việt Nam, OnePay đã đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cổng TTTT cho các doanh
nghiệp du lịch nhằm mở ra một kênh kinh doanh mới cho ngành du lịch. Để có thể
thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn, song song với việc
quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch đã đẩy mạnh cung
cấp các dịch vụ TTTT nhanh chóng, thuận tiện và phổ biến trên thế giới nhằm tạo
những điều kiện tốt nhất để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Chính nhờ đó
du lịch đã trở thành ngành đi đầu trong việc ứng dụng triển khai TTTT.
Giải quyết được khâu thanh toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp du lịch nâng
cao khả năng cạnh tranh và mở ra những cơ hội mới cho việc triển khai TMĐT
trong ngành du lịch Việt Nam. Chính từ những thực tế đó, đề tài luận văn “Phát
triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các
doanh nghiệp du lịch” đã được lựa chọn và nghiên cứu. Đề tài đã làm rõ nét hơn
bức tranh về TTTT của Việt Nam, những thành công và hạn chế của OnePay khi
lựa chọn ngành du lịch là hướng đi đầu tiên để phát triển TTTT ở Việt Nam.
Hi vọng rằng với những nghiên cứu và đề xuất của tác giả sẽ góp thêm phần
nâng cao chất lượng dịch vụ cổng TTTT của OnePay, cung cấp thêm nhiều sản
phẩm dịch vụ nữa phù hợp với thị trường du lịch Việt Nam và mở ra những cơ hội
mới cho ngành du lịch Việt Nam phát triển trên con đường hội nhập quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến của OnePay cho các doanh nghiệp du lịch.pdf