Tiểu luận Thực tập tổng hợp về Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội

Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ: Để đảm bảo tính cập nhật cho công tác chứng từ, kế toán cần quy định thời gian cụ thể để luân chuyển chứng từ về phòng kế toán. Vì vậy, phòng kế toán cần xây dựng lịch trình cho các đội, các xí nghiệp thi hành nếu sai phạm sẽ tiến hành xử phạt. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ đắc lực của ban giám đốc Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với những công trình ở xa, công ty cần cử nhân viên kế toán của phòng tài chính kế toán tới tận công trình hỗ trợ cho việc ghi chép cập nhật số liệu chi tiết để đảm bảo cho công việc được tiến hành nhanh gọn và chính xác.

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực tập tổng hợp về Công ty Xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm đầu tiên có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo. Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ chứng từ theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Công ty đã tổ chức lập, luân chuyển, kiểm tra, lưu trữ và bảo quản chứng từ theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các danh mục và mẫu chứng từ theo hướng dẫn kèm theo Quyết định như về lao động tiền lương có Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…..Bên cạnh đó, do đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên Công ty có bổ sung thêm một số chứng từ liên quan đến ngành nghề hoạt động như Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành…..; và cũng có một số chứng từ trong danh mục chứng từ của chế độ đưa ra mà Công ty không sử dụng như Thẻ quầy hàng, Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi. 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện hành; tức là hệ thống tài khoản này bao gồm hầu hết các tên, mã, số hiệu các tài khoản trong hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính ban hành. Bên cạnh đó, do hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên Công ty mở thêm một số tài khoản chi tiết phục vụ cho công tác hạch toán và lập báo cáo tài chính. Cũng do đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà ngoài các tài khoản mở thêm chi tiết thì một số tài khoản trong hệ thống tài khoản của Bộ tài chính không được đưa vào trong hệ thống tài khoản của Công ty như TK 157, TK 631, TK 611…. 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty bao gồm: hệ thống sổ kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán tổng hợp cùng bổ sung thêm một số sổ kế toán kết hợp. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng là Nhật ký chung. Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu: Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Theo hình thức kế toán này, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào vào sổ Nhật ký chung; sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, đơn vị cộng số liệu trên Sổ Cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Tuy nhiên do công ty có quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ kế toán phát sinh nên để nâng cao hiệu quả xử lý thông tin kế toán, Công ty còn sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán được thiết kế riêng nhưng vẫn đáp ứng và tuân thủ hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Sơ đồ 2 – 2 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Chi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm Dương lịch. Khi năm tài chính kết thúc, Công ty lập các báo cáo nhằm cung cấp thông tin một cách tổng quát về tình hình tài chính và kết quả hoạt động trong năm vừa rồi của Công ty. Hệ thống báo cáo này gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty bao gồm 4 báo cáo: Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH  Bảng cân đối kế toán: đây là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh khái quát tình hình tài sản của Công ty theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm. Báo cáo này được lập theo Mẫu số B01-DN.  Báo cáo kết quả kinh doanh: đây là báo cáo tổng hợp, phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty trong một thời kỳ; được lập theo mẫu số B02-DN.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: đây là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo này được lập theo Mẫu số B03-DN.  Thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liêu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Báo cáo này được lập theo Mẫu số B09-DN. Các báo cáo tài chính của Công ty được lập sau mỗi quý (trừ quý 4) và thời điểm kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12. Cùng với hệ thống báo cáo tài chính nêu trên, Công ty còn sử dụng nhiều báo cáo quản trị nội bộ phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi, tổng hợp số liệu. Một số báo cáo kế toán quản trị mà Công ty sử dụng: Báo cáo doanh thu và chi phí theo từng công trình, Báo báo thu hồi vốn, Báo cáo sản lượng…. Báo cáo tài chính của Công ty được nạp cho các cơ quan:  Cục thuế Hà Nội  Sở Kế hoạch Đầu tư  Cục thống kê 2.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY: 2.3.1. Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty: 2.3.1.1. Đặc điểm và phân loại Nguyên vật liệu tại Công ty: Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí về Nguyên vật liệu (NVL) thường chiếm tỷ trọng lớn từ 50% - 70% trong giá thành sản xuất sản phẩm nên việc hạch toán NVL có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng các công trình cũng như tiến độ, chi phí giá thành công trình, liên quan trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguyên vật liệu trong Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, từ các loại có giá trị nhỏ như đinh, bột màu…, đến các loại có giá trị lớn như sắt, thép…. Nếu căn cứ vào vai trò và công dụng của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh thì NVL của Công ty được chia thành các loại sau:  Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể chính của các công trình. Các NVL chính ở đây có thể là xi măng, cát, sỏi, vôi, gạch, sắt, thép….  Vật liệu phụ: đây là các loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quá trình sản xuất nhằm tăng chất lượng của sản phẩm, hoàn thiện chất lượng các công trình; đó là các loại vật liệu như sơn, dầu, mỡ, đinh, dây, bột màu……  Phụ tùng thay thế: đó là các loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa cho máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất….. như săm, lốp, bóng đèn, ốc…..  Nhiên liệu: đây là các loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho vận hành máy móc, phương tiện vận tải, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường. Đó là các vật liệu như khí đốt, xăng, dầu diesel, than….  Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị sử dụng cho việc xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản như các thiết bị điện (bóng halogen 500W, cáp, attomát) và thiết bị nước (vòi sen, máy bơm nước…)…  Vật liệu khác: đó là các vật liệu như vôi, vữa, sắt vụn, gỗ vụn…. 2.3.1.2. Tính giá Nguyên vật liệu tại Công ty: Giá trị Nguyên vật liệu tồn kho của Công ty được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc NVL bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh. Phương pháp tính giá xuất kho Nguyên vật liệu được áp dụng là phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ được tính theo công thức: Giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho  Giá đơn vị bình quân Công ty áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của Công ty áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá trị thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ 2.3.1.3. Luân chuyển chứng từ và kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty: Hệ thống chứng từ Nguyên vật liệu của Công ty được áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC gồm các chứng từ sau:  Phiếu nhập kho  Phiếu xuất kho  Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa  Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ  Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa  Bảng kê mua hàng  Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ Tại Công ty, theo tiến độ thi công và dự toán của các công trình mà nhân viên ở các công trình thông qua kế toán lập kế hoạch xin cấp vật tư mỗi tuần trình lãnh đạo duyệt. Trên cơ sở giấy đề nghị mua vật tư đã được duyệt đó, kế toán sẽ tạm ứng tiền mặt hoặc cấp Séc cho nhân viên để thực hiện mua vật tư. Hoặc theo các hợp đồng đã ký kết giữa Công ty và các chủ hàng mà đúng thời gian quy định các nhân viên giao hàng có trách nhiệm giao hàng về kho của các công trình, sau khi đã kiểm nhận hàng hai bên sẽ cùng nhau lập Biên bản giao nhận hàng. Dựa theo Biên bản giao nhận hàng ở trên, thủ kho nhập kho NVL và viết Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, có đầy đủ cả ba chữ ký của người giao hàng, công nhân bốc xếp và thủ kho. Liên 1 được lưu tại quyển; liên 2 giao cho kế toán thanh toán để lập Hóa đơn thanh toán cho nhà cung cấp hoặc đính kèm với Sổ chi tiết TK 331 nếu chưa trả cho người bán; liên 3 sau khi thủ kho ghi Thẻ kho sẽ chuyển cho kế toán vật tư để kiểm tra, phân loại chứng từ định khoản vào sổ kế toán. Vào cuối tháng, từ các Phiếu nhập kho của từng lần nhập theo từng loại vật tư, dụng cụ sản xuất từng công trình mà kế toán vật tư lập Bảng chi tiết nhập vật tư – dụng cụ sản xuất theo từng tháng của từng công trình. Từ các Bảng chi tiết nhập vật tư, công cụ dụng cụ của từng loại vật tư, dụng cụ sản xuất kế toán lập Bảng tổng hợp nhập vật tư – dụng cụ sản xuất cho từng tháng. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư để thi công công trình, cán bộ kỹ thuật lập phiếu xin lĩnh vật tư trình đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình phê duyệt; sau đó xuống kho để lĩnh vật tư, đồng thời thủ kho lập Phiếu xuất kho, phiếu này được chuyển cho kế toán để ghi đơn giá và tính thành tiền từng loại vật tư. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các Phiếu xuất kho trong tháng để lập Bảng chi tiết xuất vật tư cho từng loại vật tư, dụng cụ của từng công tình, hạng mục công trình; sau đó từ các Bảng chi tiết xuất vật tư mà kế toán vật tư lập Bảng tổng hợp xuất vật tư – dụng cụ sản xuất. Căn cứ vào số liệu từ Bảng tổng hợp nhập, tổng hợp xuất vật tư, dụng cụ sản xuất kế toán vật tư nhập số liệu vào máy, kết hợp với số liệu cuối kỳ trước để lên Bảng tổng hợp vật tư, hàng hóa. Số liệu trên Bảng tổng hợp này sẽ được đối chiếu kiểm tra với Sổ kế toán tổng hợp. 2.3.1.4. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại Công ty: Công ty áp dụng kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Tài khoản sử dụng: TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. TK 152 có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệ, vật liệu xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua. - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê. Số dư bên Nợ: Trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kì Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại Công ty như sau:  Kế toán tổng hợp nhập NVL:  Khi mua NVL ngoài nhập kho, kế toán căn cứ theo hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho ghi: Nợ TK 152 : Phần ghi vào giá NVL nhập kho Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331,141,311…: Giá hóa đơn  Khi phát sinh chi phi thu mua NVL như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ kế toán ghi: Nợ TK 152 : Chi phí thu mua Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,141,331: Tổng chi phí thu mua NVL  Khi trả tiền Công ty được hưởng chiết khấu thanh toán ghi: Nợ TK 111,112,331: Số tiền được hưởng chiết khấu Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính  Nguyên vật liệu không đúng hợp đồng hay xuất trả lại người bán kế toán ghi: Nợ TK 331: Tổng giá thanh toán Có TK 152: Giá trị NVL trả lại, không đúng hợp đồng Có TK 13311: Thuế GTGT đầu vào  Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến nhập kho, ghi: Nợ TK 152: Giá thực tế nhập kho Có TK 154: Chi phí thuê ngoài gia công, chế biến  Kế toán xuất Nguyên vật liệu:  Khi xuất kho NVL kế toán ghi: Nợ TK 621: dùng cho hoạt động xây lắp Nợ TK 627,641,642: dùng cho phân xưởng, bán hàng, quản lý Có TK 152: Trị giá NVL xuất dùng  Khi xuất kho để gia công chế biến, căn cứ vào giá thực tế của NVL xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 152  Kế toán kiểm kê NVL: Cuối năm, Công ty tiến hành công tác kiểm kê vật tư. Căn cứ vào kết quả kiểm kê do ban kiểm kê tiến hành, kế toán xác định chênh lệch giữa giá trị thực tế NVL tồn trong kho và NVL tồn kho trên sổ sách.  Khi kiểm kê phát hiện NVL thừa so với sổ sách, Công ty phải xác định số NVL là của mình hay phải trả cho đơn vị, cá nhân khác:  Nếu NVL thừa so với sổ sách là vật tư của Công ty, kế toán ghi: Nợ TK 152: Giá trị NVL thừa Có TK 711: Thu nhập khác  Nếu NVL thừa xác định sẽ trả cho đơn vị khác thì kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 002. Nếu Công ty quyết định mua số NVL thừa thì căn cứ vào giá mua của NVL cùng loại, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 338  Khi kiểm kê phát hiện NVL thiếu so với sổ sách, căn cứ vào biên bản kiểm kê và biên bản xử lý (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK 1381: Giá trị NVL thiếu chờ xử lý Có TK 152: Giá trị NVL thiếu Khi có quyết định xử lý của Ban giám đốc về việc xử lý số NVL thiếu trên, kế toán ghi: Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn sản phẩm Nợ TK 111,334: Thủ kho bồi thường Nợ TK 1388: Phải thu khác Có TK 1381: Giá trị NVL thiếu chờ xử lý  Ta có quy trình ghi sổ kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty như sau: Sơ đồ 2 - 3: Quy trình ghi sổ kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Bảng phân bổ NVL, Bảng kê mua hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư….. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp chi tiết vật tư, hàng hóa SỔ CÁI TK 152 2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty: 2.3.2.1. Đặc điểm và phân loại tiền lương tại Công ty: Lương là một phần hành quan trọng trong tổ chức kế toán của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xây lắp khi mà chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm 10% - 30% chi phí của một công trình. Việc quản lý quỹ lương và hạch toán tiền lương một cách chính xác sẽ tạo điều kiện cho việc khuyến khích và tạo động lực cho người lao động, nâng cao năng suất và chất lượng công trình. Hiện nay lực lượng lao động ở Công ty gồm 2 loại: Công nhân viên trong danh sách (công nhân trong biên chế hoặc ký hợp đồng lao động dài hạn) và công nhân viên ngoài danh sách (công nhân thuê ngoài). Bộ phận công nhân thuê ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty, ngoài một số cán bộ kỹ thuật, trắc đạt thì chủ yếu là lao động hợp đồng ngắn hạn mà Công ty ký theo thời vụ tại nơi thi công công trình. Tại Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương:  Trả lương theo thời gian: đây là hình thức trả lương căn cứ vào thởi gian lao động, lương cấp bậc để tính lương cho công nhân viên. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho người lao động không trực tiếp sản xuất. Tiền lương bao gồm lương tháng và phụ cấp tiền lương nếu có.  Trả lương khoán: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp khối lượng công việc cụ thể với đơn giá khoán. Đầu tháng lãnh đạo giao khoán sản lượng cho từng đội thi công. Căn cứ vào tính chất công việc giao khoán và giá cả, đội trưởng (chủ nhiệm công trình) lập hợp đồng khoán gọn cho các tổ đội sản xuất thông qua Hợp đồng thuê công nhân khoán công việc và Bảng kê khối lượng giao khoán công việc thuê ngoài. 2.3.2.2. Luân chuyển chứng từ tiền lương:  Chứng từ về tiền lương của Công ty bao gồm các loại sau:  Hợp đồng lao động  Bảng chấm công  Hợp đồng giao khoán  Bảng chấm công làm thêm giờ  Bảng thanh toán tiền lương  Bảng thanh toán tiền thưởng  Bảng thanh toán làm thêm giờ  Bảng thanh toán tiền thuê ngoài  Bảng kê các khoản trích nộp theo lương  Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội  Luân chuyển chứng từ tiền lương: Ta có sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lương như sau: Sơ đồ 2 - 4: Quy trình luân chuyển chứng từ về tiền lương tại Công ty: Bộ phận sử dụng lao động Phòng hành chính tổng hợp Giám đốc, kế toán trưởng Kế toán tiền lương Lập Bảng chấm công, và các chứng từ khác Tính tiền lương và các khoản khác Lập chứng từ vể tiền lương để ghi sổ Kế toán tiền lương Phê duyệt chứng từ Lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ 2.3.2.3. Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: Ta có sơ đồ kế toán quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và kinh phí công đoàn và sơ đồ kế toán thanh toán với người lao động như sau: Sơ đồ 2 - 5: Hạch toán thanh toán với người lao động TK 141, 138 TK 334 TK 622, 627, 642, 641 Tính ra tiền lương chính (phép), phụ cấp lương và tiền ăn ca phải trả người lao động Tính ra BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động TK 3383 TK 431 Khấu trừ lương, tiền tạm ứng thừa và cấc khoản bồi thường trách nhiệm vật chất TK 3335 Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân TK 3383, 3384 TK 111, 112, 512, 3331 TK 3388 Khấu trừ lương đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT Thanh toán tiền lương và các khoản cho người lao động Tiền lương dữ hộ người lao động Tính ra tiền thưởng thi đua, trợ cấp phúc lợi phải trả người lao động Sơ đồ 2 – 6: Kế toán quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Kinh phí công đoàn  Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Ta có sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty như sau: TK 622, 627, 641, 642 TK 338 TK 111, 112 Chi tiêu kinh phí công đoàn tại Công ty Tính BHXH, BHYT, KPCĐ Tính vào chi phí 19% TK 334 TK 334 Trích BHXH, BHYT trừ lương 6% Trích ra BHXH phải trợ cấp người lao động TK 111, 112, 311 Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ TK 111, 112 BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù Sơ đồ 2 - 7: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Bảng chấm công, Bảng tính lương, Uỷ nhiệm chi, Phiếu chi, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng phân bổ tiền lương…. Sổ kế toán chi tiết TK 334, TK 338 SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI TK 334, TK 338 Bảng tổng hợp chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.3.3. Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty: 2.3.3.1. Đặc điểm và phân loại Tài sản cố định hữu hình tại Công ty: Tài sản cố định (TSCĐ) trong Công ty là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho Công ty. Theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC), thì TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.  Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy.  Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.  Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. Tài sản cố định hữu hình của Công ty là những TSCĐ có hình thái vật chất và được chia thành các nhóm sau:  Nhà cửa, vật kiến trúc  Máy móc thiết bị  Phương tiện vận tải  Thiết bị quản lý 2.3.3.2. Luân chuyển chứng từ Tài sản cố định hữu hình tại Công ty:  Các chứng từ về Tài sản cố định của Công ty bao gồm:  Biên bản giao nhận TSCĐ  Biên bản thanh lý TSCĐ  Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành  Biên bản kiểm kê TSCĐ  Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ  Biên bản đánh giá lại TSCĐ  Luân chuyển chứng từ về Tài sản cố định hữu hình tại Công ty: Ta có sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ về Tài sản cố định ở Công ty như sau: Sơ đồ2 - 8: Quy trình luân chuyển chứng từ vê Tài sản cố định tại Công ty 2.3.3.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty: Tài sản cố định tại Công ty được hạch toán theo sơ đồ : Sơ đồ 2 - 9: Ban giám đốc Bộ phận giao nhận Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng, Giám đốc Kế toán tài sản cố định Ra các quyết định về tăng giảm TSCĐ Lập biên bản và chứng từ liên quan Lập chứng từ về kế toán TSCĐ Phê duyệt chứng từ Lưu trữ bảo quản chứng từ Hạch toán tổng hợp Tài sản cố định tại Công ty 2.3.3.4. Quy trình ghi sổ kế toán Tài sản cố định tại Công ty: Sơ đồ 2 - 10: TK111,112,331,341 TK 211 TK 811,1381 TK133 TK152,334,338 TK 241 TK 3381 711,3387 TK 221 TK627,641,642 TK811 Giá mua và phí tổn củaTSCĐ không qua lắp đặt VAT được khấu trừ Chi phí XD Lắp đặt, triển khai TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý, TSCĐ thiếu Góp vốn bằng TSCĐ Chênh lệchtăng Chênh lệch giảm TK 214 Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ TSCĐ hình thành qua XD, lắp đặt Quy trình ghi sổ kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ… Sổ TSCĐ, thẻ TSCĐ SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI TK 211 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.3.4.1. Quy trình ghi sổ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty: Sơ đồ 2 - 11: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Bảng chấm công, Bảng tính lương, Uỷ nhiệm chi, Phiếu chi, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ, biên bản nghiệm thu, bảng tính khấu hao… Sổ kế toán chi tiết TK 621, 622,623, 627, 154 SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI TK 621, 622, 623, 627, 154 Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.3.4.2. Kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Chứng từ và trình tự luân chuyển của chứng từ đã được trình bày ở phần kế toán NVL ở trên.  Hạch toán tổng hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Sơ đồ 2 - 12: Kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TK 152 Giá trị NVL xuất kho cho thi công xây lắp TK 151 Giá trị NVL đã mua tháng trước sử dụng cho thi công tháng này TK 111, 112, 311 TK 154 Giá trị NVL mua sử dụng ngay cho xây lắp Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 621 TK 133 VAT đầu vào được khấu trừ TK 141 Quyết toán giá trị khoán nội bộ về chi phí NVL trực tiếp 2.3.4.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm (lương khoán). Đầu tháng, Giám đốc giao khoán sản lượng cho từng đội thi công. Căn cứ vào tính chất công việc giao khoán và giá cả, chủ nhiệm công trình lập hợp đồng khoán gọn cho các tổ đội sản xuất thông qua Hợp đồng thuê công nhân khoán công việc và Bảng kê khối lượng giao khoán công việc thuê ngoài. Trong hợp đồng và bảng kê ghi rõ nội dung, khối lượng công việc cần thực hiện, yêu cầu kỹ thuật, đơn giá, tổng số tiền thanh toán, thời gian thực hiện và kết thúc hợp đồng….. Trong quá trình thực hiện thì tổ trưởng tổ sản xuất có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình lao động của từng cá nhân trong tổ, theo dõi thời gian lao động thông qua Bảng chấm công để làm căn cứ tính tiền công cho người lao động. Khi công việc hoàn thành sẽ lập Bảng nghiệm thu công việc đã hoàn thành và Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài cho từng tổ để tiến hành thanh toán lương cho người lao động theo các thỏa thuận trong hợp đồng. Cuối tháng, căn cứ vào các Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài của từng tổ sản xuất, kế toán tập hợp vào Bảng kê khối lượng thanh toán lương theo từng công trình, hạng mục công trình. Đồng thời, kế toán căn cứ vào Bảng chấm công lập Bảng thanh toán tiền lương thuê ngoài. Sau đó, dựa vào các Bảng thanh toán tiền lương thuê ngoài của các tổ sản xuất và Bảng thanh toán tiền lương của lao động gián tiếp mà kế toán lập Bảng tổng hợp lương và Bảng tổng hợp phân bổ lương của từng công trình. Nội dung cụ thể của các chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ về chi phí nhân công trực tiếp đã được trình bày ở phần kế toán tiền lương ở trên.  Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty: Sơ đồ 2 - 13: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty 2.3.4.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Công ty sử dụng nhiều loại máy thi công như: máy cẩu, máy ủi, máy trộn bê tông, máy lu,máy đầm đất, máy lu tay, máy cắt thép…Do số lượng máy thi công còn hạn chế, nên Công ty không tổ chức đội máy thi công riêng. Máy thi công được giao cho các đội sử dụng, có thể điều động từ đội này sang đội khác. Trong điều kiện không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu về máy thi công, Công ty cho phép các đội thuê ngoài toàn bộ máy thi TK 334 Tính ra tiền lương, phụ cấp lương phải trả công nhân thi công TK 111 Tiền công phải trả công nhân thuê ngoài TK 141 TK 154 Quyết toán giá trị khoán nội bộ về chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 622 công. Công ty thường thuê theo hình thức trọn gói, nghĩa là thuê cả máy thi công, công nhân điều khiển máy và vật tư chạy máy. Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán trên TK623, TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Chứng từ ban đầu để hạch toán là Phiếu xuất kho, Phiếu chi, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Hóa đơn dịch vụ mua ngoài, Hợp đồng thuê máy, Biên bản nghiệm thu,… Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí máy thi công của Công ty và chi phí máy thuê ngoài. Chi phí máy thi công của Công ty bao gồm chi phí nguyên, nhiên liệu dùng cho máy thi công, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí sửa chữa máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ máy thi công. Chi phí máy thuê ngoài là các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để đi thuê máy thi công của bên ngoài. Đối với máy thi công của Công ty thì phục vụ cho công trình nào tính chi phí trực tiếp cho công trình đó. Trong trường hợp máy thi công phục vụ cho nhiều công trình thì chi phí máy thi công ðýợc tính vào công trình nào có sản lượng thực hiện trong tháng lớn nhất. Đối với máy thi công thuê ngoài: Cũng như máy thi công của Công ty, máy thi công thuê ngoài phục vụ cho công trình nào thì hạch toán chi phí thuê máy cho công trình đó. Căn cứ để hạch toán chi phi máy thi công thuê ngoài là Hợp đồng thuê máy, Hóa đơn giá trị gia tăng và Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành  Kế toán tổng hợp chi phí máy thi công:  Đối với máy thi công thuê ngoài:  Căn cứ vào hợp đồng thuê máy và hóa đơn giá trị gia tăng do bên thuê phát hành, kế toán ghi: Nợ TK 623 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331  Cuối kỳ, kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí thuê máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 154 Có TK 623  Đối với máy thi công của Công ty:  Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 623 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 152, 153, 331, 334, 214, 335  Cuối kỳ phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 154 Có TK 623 2.3.4.5. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí không trực tiếp tham gia cấu thành nên sản phẩm nhưng có vai trò cần thiết giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, liên tục, đều đặn và thuận lợi. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, Công ty sử dụng TK627, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tài khoản 627 được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài Căn cứ hạch toán là: - Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương - Bảng tính khấu hao: từng quý, kế toán lập báo cáo trích khấu hao TSCĐ theo dõi từng TSCĐ. - Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng chi tiết vật tư, dụng cụ sản xuất, Bảng tổng hợp xuất vật tư, dụng cụ sản xuất. - Hóa đơn dịch vụ mua ngoài (Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng), Phiếu chi tiền mặt: phản ánh chi phí tiền mặt mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ quản lý đội thi công.  Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung:  Tập hợp chi phí sản xuất chung: Nợ TK 6271, 6273, 6274, 6277: chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 142, 214, 331, 334, 338…  Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình: Nợ TK 154 Có TK 6271, 6273, 6274, 6277 2.3.4.6. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp:  Kế toán tập hợp chi phí: Cuối mỗi kỳ, các khoản mục chi phí sản xuất đã tập hợp trong quý được kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán dựa vào số liệu từ các Bảng tổng hợp xuất nhập vật tư, dụng cụ sản xuất; Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, Sổ chi tiết các tài khoản chi phí…. Để vào Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 154 và Sổ cái TK 154.  Tính giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ: Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài nên để phù hợp với yêu cầu quản lý và kỳ hạch toán, Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm vào cuối mỗi quý. Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang của từng công trình được thực hiện bằng phương pháp kiểm kê vào cuối mỗi quý và phụ thuộc vào phương thức thanh toán theo thỏa thuận giữa Công ty và chủ đầu tư.  Đối với những công trình mà chủ đầu tư chỉ chấp nhận thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là chi phí sản xuất xây lắp cộng dồn từ thời điểm bắt đầu thi công đến cuối kỳ.  Nếu hợp đồng xây dựng quy định việc thanh toán được thực hiện theo giá trị xây lắp đã hoàn thành thì giá trị khối lượng xây lắp dở dang được xác định theo chi phí thực tế bằng công thức: Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ  Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán + Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán  Tính giá thành sản phẩm xây lắp: Công ty chỉ tính giá thành đối với từng giai đoạn thi công, từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành quyết toán bàn giao hoặc đối với bộ phận công trình hoặc khối lượng xây lắp đã thực hiện được kết toán giai đoạn trong kỳ. Theo đó, giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức: Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành = Giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ - Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: Việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo Công ty đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện cho việc kiểm tra, kiểm soát, học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên; thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công việc cũng như trang bị các phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, phòng Tài chính kế toán của Công ty còn tập trung được đội ngũ lao động kế toán nhiệt tình, có năng lực được phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng người với từng phần hành cụ thể giúp cho việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, có chất lượng tốt, góp phần tham mưu tốt cho ban lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung cũng có nhược điểm do Công ty hoạt động trong địa bàn rộng trong khi đó các phương tiện ghi chép xử lý thông tin chưa nhiều nên việc cập nhật đầy đủ thông tin chứng từ về phòng Tài chính kế toán còn nhiều khó khăn, làm cho việc kiểm tra, giám sát, xử lý thông tin của Kế toán trưởng cũng như ban lãnh đạo cũng gặp nhiều hạn chế. 3.2. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: Việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty có nhiều ưu điểm:  Về phương pháp kế toán hàng xuất kho: Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ là phương pháp khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Sử dụng phương pháp này có nhiều ưu điểm do việc xác định giá trị lô hàng vào lúc mới nhập là khó thực hiện được do chứng từ của lô hàng phải mất một thời gian sau khi nhập hàng mới có thể thu thập đầy đủ.  Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp đúng với quy định của chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Phương pháp này cung cấp thông tin một cách thường xuyên, kịp thời và đầy đủ về tình hình hàng tồn kho nhằm giúp cho ban lãnh đạo có các quyết định mua vào và dự trữ đúng đắn.  Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công ty đã tổ chức kế toán theo từng công trình, hạng mục công trình và kỳ tính giá thành là từng quý tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, cung cấp thông tin và tập hợp chi phí giá thành.  Về trình tự lập, luân chuyển và kiểm tra chứng từ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ, đồng thời giúp cho Kế toán trưởng cùng ban lãnh đạo theo dõi được sát sao tình hình các hoạt động diễn ra trong Công ty. Việc tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ cũng được thực hiện cẩn thận, an toàn, đúng quy định.  Về phương pháp khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ): Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Tuy nhiên, công tác kế toán của Công ty cũng còn tồn tại một số hạn chế:  Về hệ thống sổ kế toán: Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung nhưng trong hình thức Nhật ký chung có 4 sổ Nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng mà hiện nay Công ty còn chưa sử dụng trong khi thực tế các nghiệp vụ mua hàng phát sinh ngày càng nhiều. Việc sử dụng các Nhật ký đặc biệt sẽ có nhiểu ưu việt hơn trong công tác ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu.  Về công tác lưu chuyển chứng từ: do đặc điểm công ty xây dựng mà địa bàn hoạt động nhiều nên việc luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế toán còn gặp hạn chế. 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ: 3.3.1. Đánh giá tổ chức kế toán Nguyên vật liệu: Kế toán Nguyên vật liệu của Công ty có ưu và nhược điểm như sau:  Ưu điểm:  Phân loại NVL: Công ty phân loại NVL dựa trên công dụng của chúng, điều này là phù hợp với đặc điểm hoạt động xây lắp khi NVL mà Công ty sử dụng là rất nhiều, mặt khác thể hiện được vai trò của từng NVL trong các công trình, giúp Công ty thuận tiện, tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán.  Lưu trữ và bảo quản NVL: Tại mỗi công trình đều có kho riêng nên những NVL mua ngoài đều được chuyển thẳng đến công trình, không phải qua kho của Công ty. Điều này phù hợp với đặc điểm của ngành Xây dựng là các công trình thường ở xa nhau. Tại mỗi kho đều có thủ kho làm nhiệm vụ theo dõi lượng vật tư nhập, xuất; điều này giúp cho Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển và lưu kho lớn, nhờ vậy mà góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm công trình.  Nhược điểm: Một số lượng lớn NVL trong Công ty dùng không hết vẫn không được nhập lại kho, hoặc một số công trình hoàn thành bàn giao nhiều kho vẫn còn một số vật tư chưa sử dụng hết trong khi Công ty chưa có kế hoạch thu hồi lại hoặc chuyển sang cho công trình khác. Việc này dẫn đến lãng phí NVL do NVL có thể hư hỏng, giảm chất lượng khi thời gian bảo quản dài mà không được đưa vào sử dụng. 3.3.2. Kế toán tiền lương tại Công ty:  Ưu điểm:  Công tác tính lương được thực hiện rất linh hoạt, phù hợp với quy chế trả lương của nhà nước cũng như quy định chung của Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương năng suất và trả lương theo thời gian. Việc áp dụng các hình thức trả lương này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm ngành nghề của Công ty.Quy trình tính, chi trả lương và các khoản trích theo lương có sự phối hợp với các bộ phận, gắn liền với tình hình thực tế của người lao động và chất lượng của từng lao động. Vì vậy đảm bảo lợi ích cho người lao động.  Việc trả lương theo Bảng chấm công và hình thức trả lương khoán với lao động trực tiếp sản xuất tạo động lực khuyến khích người lao động làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc và đảm bảo tiến độ thi công của các công trình.  Công ty sử dụng một lượng lớn lao động thuê ngoài ở địa phương nơi thi công công trình rất phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là xây lắp với các công trình rải rác và thời gian thi công kéo dài. Điều này giúp cho Công ty có thể tiết kiệm được chi phí điều động cũng như chi phí ăn ở của lao động, ngoài ra còn năng động hơn trong hoạt động.  Nhược điểm: Mặc dù đã áp dụng một số khoản phụ cấp theo lương nhưng những khoản phụ cấp trong Công ty chủ yếu dành cho đội trưởng, kế toán trưởng... của các công trình mà chưa có các khoản phụ cấp cho công nhân trong các trưởng hợp như tiết kiệm NVL, áp dụng tốt các biện pháp an toàn lao động... 3.3.3. Kế toán Tài sản cố định tại Công ty: Về công tác kế toán Tài sản cố định của Công ty cũng có nhiều ưu điểm như TSCĐ được phân loại theo hình thái biểu hiện, phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, hàng quý Công ty đều tiến hành kiểm tra, đánh giá lại TSCĐ nhằm xác định được phẩm chất, số lượng qua đó ra các quyết định thanh lý, mua mới TSCĐ...đáp ứng kịp thời cho hoạt động của Công ty. 3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:  Ưu điểm:  Đối tượng tập hợp chi phí được xác định là các công trình, hạng mục công trình cụ thể, tạo điều kiện cho việc quản lý sản xuất và đánh giá hiệu quả sản xuất được chi tiết.  Mỗi công trình, hạng mục công trình đều được mở riêng một sổ chi tiết nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu xuất kho cho công trình nào thì được tập hợp trực tiếp ghi vào sổ chi tiết của công trình đó, vì vậy kế toán không phải lập bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình. Điều này giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất ngày càng chính xác và hợp lý hơn.  Việc kế toán chi phí sản xuất chung đã được phân loại và hạch toán chi tiết theo từng yếu tố, đảm bảo thuận tiện cho công tác ghi sổ kế toán.  Nhược điểm: Hiện nay trong tính chi phí sản xuất của Công ty vẫn có sự không hợp lý trong việc phân chia chi phí vào các khoản mục cụ thể. Nhiều khoản chi phí sản xuất chung phát sinh chung cho nhiều công trình cần phân bổ như chi phí khấu hao TSCĐ lại được tính vào chi phí của công trình nào có giá trị khối lượng thực hiện trong tháng lớn nhất. Việc hạch toán này không phản ánh chính xác giá thành của các công trình trong kỳ. 3.4. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:  Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán: Để giảm nhẹ công việc ghi sổ Công ty có thể sử dụng thêm các Nhật ký đặc biệt như Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng để ghi chép các nghiệp vụ mua NVL, công cụ dụng cụ.  Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ: Để đảm bảo tính cập nhật cho công tác chứng từ, kế toán cần quy định thời gian cụ thể để luân chuyển chứng từ về phòng kế toán. Vì vậy, phòng kế toán cần xây dựng lịch trình cho các đội, các xí nghiệp thi hành nếu sai phạm sẽ tiến hành xử phạt. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ đắc lực của ban giám đốc Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với những công trình ở xa, công ty cần cử nhân viên kế toán của phòng tài chính kế toán tới tận công trình hỗ trợ cho việc ghi chép cập nhật số liệu chi tiết để đảm bảo cho công việc được tiến hành nhanh gọn và chính xác.  Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Công ty nên có cơ chế khen thưởng đối với những lao động của mình, bao gồm những trường hợp như: làm thêm giờ, có sáng kiến trong sản xuất, tiết kiệm NVL. Ngoài ra cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất bằng các khoản phụ cấp lương tương xứng, đảm bảo việc trả tiền lương là công bằng với tất cả các cán bộ nhằm khuyến khích sự nhiệt tình, có trách nhiệm, phấn đấu trong lao động của nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.  Hoàn thiện chi phí sử dụng máy thi công: Đối với những máy thi công phục vụ cho nhiều công trình, Công ty có thể căn cứ vào Bảng nhật trình hoạt động máy thi công để tiến hành tính toán và phân bổ chi phí phục vụ máy và chi phí khấu hao máy thi công cho từng công trình theo giờ máy hoạt động; tránh tình trạng tính vào công trình có sản lượng thực hiện trong tháng lớn nhất dẫn đến sự không chính xác trong xác định giá thành của các công trình.  Hoàn thiện chi phí sản xuất chung: Hiện nay theo quy định, chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản con. Công ty nên chi tiết thêm một tiểu khoản của TK627 là TK 6278 – chi phí bằng tiền khác để hạch toán các khoản chi phí ngoài khác như chi phí tuyển dụng, chi phí cầu phà, chi bảo hộ lao động… Đối với các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh cho nhiều công trình nên được tập hợp và phân bổ theo tiêu thức nhất định. KẾT LUẬN Việc tìm hiểu về tổ chức bộ máy cũng như công tác kế toán của Công ty giúp cho em có cái nhìn tổng thể hơn về cơ chế hoạt động của phòng Tài chính kế toán nói riêng cũng như của Công ty xây dựng số 1 Hà Nội nói chung. Từ đó giúp em có thể tìm ra những điểm còn hạn chế và vướng mắc trong công tác kế toán của Công ty để đi sâu tìm hiểu làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 PHẦN 1: ................................................................................................................ 3 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ......... 3 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI: ............................................................................. 3 1.1.1.Vài nét về Công ty: ............................................................................... 3 1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: ................................... 4 1.1.3.Các thành tựu cơ bản của công ty: ...................................................... 5 1.2.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY: ........................................................................................................................... 5 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: ..................................................... 5 1.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty: ....... 6 1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY:................................................................................ 9 1.4.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY: ......................................................................................................................... 18 PHẦN 2:TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ........................................................................................................................ 25 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY .................................. 25 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: ............................ 29 2.2.1. Các chính sách kế toán chung:.......................................................... 29 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: ................................. 33 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: ................................ 33 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: .................................... 34 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: ................................................... 35 2.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY: ............................................................................ 36 2.3.1. Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty: ................................................ 36 2.3.1.1. Đặc điểm và phân loại Nguyên vật liệu tại Công ty: ..................... 36 2.3.1.2. Tính giá Nguyên vật liệu tại Công ty: ........................................... 38 2.3.1.3. Luân chuyển chứng từ và kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty: .................................................................................................................. 39 2.3.1.4. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại Công ty:.............................. 40 2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty: ....... 45 2.3.2.1. Đặc điểm và phân loại tiền lương tại Công ty:.............................. 45 2.3.2.2. Luân chuyển chứng từ tiền lương: ................................................ 45 2.3.2.3. Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: .................................................................................................................. 47 2.3.3. Kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty: ................................ 51 2.3.3.1. Đặc điểm và phân loại Tài sản cố định hữu hình tại Công ty: ....... 51 2.3.3.2. Luân chuyển chứng từ Tài sản cố định hữu hình tại Công ty: ....... 51 2.3.3.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty:.............................. 52 2.3.3.4. Quy trình ghi sổ kế toán Tài sản cố định tại Công ty: ................... 53 2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty: ...................................................................................................................... 54 2.3.4.1. Quy trình ghi sổ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty: ..................................................................................... 55 2.3.4.2. Kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: ..................................... 56 2.3.4.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: ............................................. 57 2.3.4.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: .......................................... 58 2.3.4.5. Chi phí sản xuất chung: ................................................................ 60 2.3.4.6. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp: .................... 61 PHẦN 3:ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ........................................................................................................... 64 3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: ............ 64 3.2. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: ....... 64 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ: 66 3.3.1. Đánh giá tổ chức kế toán Nguyên vật liệu: ....................................... 66 3.3.2. Kế toán tiền lương tại Công ty: ......................................................... 66 3.3.3. Kế toán Tài sản cố định tại Công ty: ................................................ 67 3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: ........ 68 3.4. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: ................................................................. 68 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf712_807.pdf
Luận văn liên quan