Đề tài Phát triển nguồn nhân lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn 2010 - 2015

Việc phát triển nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trước hết là nhiệm vụ quan trọng của công ty. Song để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn lực con người của công ty rất cần đến sự quan tâm của ban hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nêu trên nhằm phát triển nguồn nhân lực của công ty, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: 1. Trong quá trình phát huy và sử dụng nguồn nhân lực, công ty cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ và toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát huy những năng lực sáng tạo, ý thức trách nhiệm cao của người lao động và của những người làm công tác quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt việc tuyển dụng, đảm bảo chất lượng, ngoài chính sách tuyển dụng, cần có chế độ đãi ngộ thù lao và đào tạo thích hợp với từng đối tượng.

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2813 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty XNK tỉnh Thái Bình. Khi mới thành lập, số vốn của công ty là 8.5356.128.000 đồng. Trong đó : Vốn cố định là : 7.216.534.000 đồng. Vốn lưu động là : 1.139.594.000 đồng Tháng 9/2008, công ty bán bớt 10% vốn cổ phần của nhà nước, vốn nhà nước tại công ty là 46%, vốn cổ đông là 54%. công ty XNK tỉnh Thái Bình và công ty CP may XK Việt Thái trở thành công ty liên kết, giao dịch bằng hợp đồng kinh tế. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và phương thức kinh doanh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái: Công ty CP May XK Việt Thái từ khi thành lập đến nay nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh các mặt hàng nghành may mặc: Jacket, quần áo đua môtô, quần áo trượt tuyết, quần áo leo núi, quần áo săn... gia công cho khách hàng nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng may mặc, mua bán máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ nông sản thực phẩm hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ tuyển dụng việc làm môi giới lao động,cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, dạy nghề may công nghiệp ngắn hạn dưới 1năm. Thị trường chính của công ty trong những năm gần đây là: EU, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Canada, Newzelan…nhưng chủ yếu là Hàn Quốc. Nguyên vật liệu chính, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do phía đối tác đảm nhiệm. Công ty có nhiệm vụ gia công thành phẩm theo hợp đồng, các thành phẩm được xuất đi các nước như : Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch, Ý, Úc, Trung Quốc,... Công ty VITEXCO sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: - Nhận gia công toàn bộ: Theo phương thức này công ty nhận nguyên phụ liệu của khách hàng theo hợp đồng để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và xuất hàng theo hợp đồng gia công cho khách hàng. - Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký với khách hàng công ty tự tổ chức mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng (Mua nguyên liệu bán thành phẩm). - Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Ngoài ra còn nhận là các hợp đồng gia công uỷ thác từ các bạn hàng trong nước như: Công ty may Hai, Công ty may Sông Đà, Công ty may Sơn Hà ... 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty: Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý của công ty cp may xk Việt Thái Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Kho Nhà ăn, bảo vệ, y tế, vệ sinh Bộ phận tiền lương nhân sự Tổ cắt Xưởng may I Xưởng may II Xưởng may III Tổ cơ điện Tổ đóng gói Tổ KCS Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty VITEXCO Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, cơ cấu quản lý hai cấp theo mô hình trực tuyến chức năng. quyền lực cao nhất trong công ty là Hội đồng quản trị. Ban giám đốc của công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội đồng cổ đông. Chủ tịch hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng và pháp luật về những vi phạm pháp luật của công ty. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán, tài chính, tài sản, thẩm định báo cáo, quyết toán tài chính hàng năm của công ty và báo cáo tình hình kết quả kiểm soát với hội đồng quản trị. Giám đốc: Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty. Nhiệm vụ: Nhận các nhiệm vụ, nguồn lực Hội đồng quản trị giao. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tài sản của các cổ đông . Phó giám đốc . Chức năng: Giúp việc cho giám đốc. Quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất, các phòng ban chức năng. Nhiệm vụ: Chỉ đạo hoạt động của các bộ phận phục vụ cho sản xuất, chỉ đạo công tác kế hoạch, chất lượng, tiêu thụ sản phẩm. Phòng tổ chức hành chính: Chức năng: Tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, quản lý lao động. Phục vụ các vấn đề hành chính cho người lao động Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổ chức đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong đơn vị cho phù hợp với nhu cầu. Thực hiện các chế độ với người lao động về ăn ở, môi trường sinh hoạt trong công ty, lương bổng hàng tháng, các chế độ bảo hiểm… Phòng kế toán: Chức năng: Thực hiện các công tác tài chính, kinh tế của công ty Nhiệm vụ: Quản lý nguồn vốn, thực hiện công tác tài chính kế toán, kiểm tra phân tích,dự đoán hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong ngắn, trungv à dài hạn . Phòng kinh doanh: Chức năng: Nghiên cứu dự đoán sự phát triển của thị trường. Tìm kiếm khách hàng , thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho Giám đốc xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng thể các loại sản phẩm may mặc … trên thị trường về mẫu mã, giá cả…Nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển thị trường.Xây dựng các kê hoạch ngắn hạn, trung hạn. dài hạn, của các vấn đề khác nhau như tiêu thụ, nguyên vật liệu… Phòng kỹ thuật . Chức năng: Thực hiện các công tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Nhiệm Vụ: Thiết kế mẫu mã, làm ra paston, xây dựng quy trình và hướng dẫn công nghệ cho các công đoạn của từng mã hàng. Chuẩn bị về kỹ thuật phục vụ bộ phận sản xuất. Phòng kế hoạch vật tư Chức năng: Thực hiện công tác vật tư, nguyên phụ liệu, thực hiện kế hoạch trong ngắn hạn. Nhiệm vụ: Chuẩn bị vật tư, Nguyên phụ liệu tập kết đồng bộ phục vụ sản xuất. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các bộ phận sản xuất và điều chỉnh nếu cần. Xưởng sản xuất: Chức năng: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện sản xuất các mã hàng trên cơ sở kế hoạch từ phòng kế hoạch, đảm bảo về mặt số lượngcũng như chất lượmg, bảo quản và sử dụng hiệu quả tài sản cố định máy móc thiết bị, công cụ lao động, thành phẩm chưa nhập kho. 2.1.4. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty VITEXCO 2.1.4.1.Đặc điểm cơ sở vật chất của công ty của Công ty Công ty VITEXCO có diện tích 8.665,8m2. Diện tích nhà xưởng: 4801,2m2. Nhà kho: 1059m2 Văn phòng nhà khách nhà ăn:2500m2 Nhà xưởng được xây 3 tầng có thang máy để vận chuyển nguyên, phụ liệu cho các xưởng sản xuất, xung quanh nhà xưởng được lắp kính tạo ra một không gian rộng rãi thoải mái cho người lao động. Toàn bộ khu vực sản xuất được trang bị hệ thống làm mát bằng hơi nước. Đường xá khuôn viên trong công ty đều được đổ bê tông, trồng cây xanh tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho người lao động. Do đặc điểm của công ty mới thành lập với mục tiêu sản xuất hàng may mặc xuất khẩu chât lượng cao. Chính vì thế trong quá trình phát triển công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất. Phần lớn máy móc của công ty đều thuộc loại mới, tiên tiến, hiện đại do Nhật chế tạo ở giai đoạn 1995- 2000. Bảng 2.1: Danh mục các loại máy móc thiết bị của công ty STT Tên máy Nhà SX Xuất xứ Số lượng 1 Máy may điện tử Brother Hàn quốc 668 2 Máy di bọ Juki Nhật 21 3 Máy lập trình Juki Nhật 10 4 Máy dán đường may Golden Hàn quốc 21 5 Cầu hút bàn là Hoà phát Việt Nam 24 6 Máy cắt các loại Juki Nhật 33 7 Máy dập cúc Juki Nhật 24 8 Máy ép nhiệt nóng lạnh Golden Hàn quốc 18 9 Máy dò kim Golden Nhật 1 10 Máy cắt Laze Golden Nhật 1 Nguồn: Phòng kế toán công ty VITEXCO 2.1.4.2 Đặc điểm nguồn vốn Công ty VITEXCO được hình thành và phát triển trên cơ sở công ty con của công ty XNK tỉnh Thái Bình là công ty nhà nước vì thế khi cổ phần hoá nguồn vốn của công ty được hình thành từ 3 nguồn: Nguồn vốn nhà nước do công ty xuất nhập khẩu Thái Bình quản lý. Nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm hiện tại: 7.216.534.000 đồng được chia thành 721.653 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Bảng 2.2: Cơ cấu vốn theo chủ sở hữu của công ty VITEXCO Loại cổ đông Số cổ phần %so với vốn điều lệ Cổ đông nhà nước 334.702 46.% Cổ phần ưu đãi là CBCNV 260.850 35.% Cổ đông tự do 140.250 19% Tổng cộng 721.653 100% Nguồn: Phòng kế toán công ty VITEXCO Vốn là một trong những yếu tố không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nói chung và cho công ty VITEXCO nói riêng. Trong thời gian qua VITEXCO đã huy động và sử dụng hợp lý các guồn vốn, đầu tư vào mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới quy trình công nghệ làm tăng nguồn vốn cố định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuấtcủa công ty. Bảng 2.3: Cơ cấu vốn của Công ty VITEXCO tính đến hết ngày 31/12/2009(Tr đồng). Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn lưu động 7.054 5.996 10.827 Vốn cố định 7.538 9.113 9.012 Tổng Vốn 14.592 15.109 19.839 Nguồn: Phòng kế toán công ty VITEXCO 2.1.4.3. Đặc điểm lao động của công ty VITEXCO Con người là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bởi vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất. Cho dù máy móc có được trang bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đến đâu nhưng thiếu con người nhất là những con người có trình độ tổ chức thì quá trình sản xuất cũng không thực hiện được. Nhất là đối với ngành may một ngành đòi hỏi nhiều lao động. Tính đến ngày 31/12/2009 VITEXCO có: Tổng số lao động: 1114 Lao động Trong đó: Nam: 223 người (Chiếm 20% Tổng số lao động ) Nữ: 891 người ( Chiếm 80% Tổng số lao động ) Lao động trực tiếp:1028 người ( Chiếm 92% Tổng số lao động ) Lao động gián tiếp: 86 người ( Chiếm 8% Tổng số lao động ) Trình độ trên đại học và đại học: 37người Cao đẳng và trung cấp: 75 người Công nhân: 1002 người Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn chú trọng đến vấn đề đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất cho cán bộ công nhân viên trong công ty cụ thể là: Hàng năm công ty thường tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân nhằm lựa chọn ra những công nhân có tay nghề cao động viên khuyến khích kịp thời tạo động lực thúc đẩy công nhân trong các chuyền sản xuất. Đội ngũ lao động gián tiếp của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật công nghệ….Do đó họ gữ vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành sản xuất và tiêu thụ hàng hoá giúp quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Chính vì thế để phát triển thị trường đòi hỏi lực lượng này phải không ngừng tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ. 2.1.4.4. Đặc điểm về sản phẩm của VITEXCO Công ty VITEXCO là công ty cổ phần với chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc, trong những năm qua hoạt động chủ yếu của công ty là gia công đơn thuần cho nước ngoài để thu phí gia công và tự sản xuất bán thị trường trong nước. Là một công ty được định hướng sản xuất quần áo đua môtô và hàng dán seam ngay từ khi thành lập vì thế công ty có thế mạnh trong việc sản xuất 2 loại mặt hàng này, đây là những loại sản phẩm có kết cấu phức tạp sử dụng nhiều loại nguyên phụ liệu và đòi hỏi công nghệ sản xuất cao. Tuy nhiên cùng với xu thế hội nhập ngày nay để bắt kịp nhu cầu thị hiếu khách hàng công ty đã đi vào sản xuất đa dạng hoá sản phẩm các mặt hàng thời trang, quần sooc, đã được công ty sản xuất. Bên cạnh đó để thích nghi với cơ chế thị trường công ty còn biết tận dụng con người, máy móc, nguyên phụ liệu dư thừa vào việc sản xuất kinh doanh hàng hoá nội địa đem doanh thu về cho doanh nghiệp. Bảng 2.4: Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty VITEXCO Tên sản phẩm % doanh thu Quần áo trượt tuyết 44% Quần áo đua môtô 16% Quần áo săn 15% Quần sooc 3% Quần áo thời trang 12% Quần áo câu cá 10% Tổng cộng 100% Nguồn: Phòng kinh doanh công ty VITEXCO Thị trường chủ yếu của công ty : EU, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Canada, Newzelan…nhưng chủ yếu là Hàn Quốc, bạn hàng chủ yếu của công ty như : Poongshin,Youngshin, Jadam, Havina, Jutaiwork, MSA, Columbia, Prosport ……Đây đều là thị trường tiềm năng và thuận lợi cho Công ty CP May XK Việt Thái có thể mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra công ty còn nhận là các hợp đồng gia công uỷ thác từ các bạn hàng trong nước như: Công ty Hai Vina, Phiko Vina,…Do đặc thù sản phẩm may mặc nên thị trường trong nước chưa phát triển, trong những năm tới công ty sẽ khai thác thị trường này nhiều hơn nữa để phát triển toàn diện. Với phương châm tồn tại cùng khách hàng, công ty luôn chú trọng tới đầu tư, đổi mới và cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hoá sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Với chất lượng sản phẩm cao, ổn định, Việt Thái đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường xuất khẩu, công ty đã vạch ra chiến lược đầu tư phát triển lâu dài và từng bước nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như khu vực trên thế giới. Định hướng của công ty trong thời gian tới là sẽ tăng cường gia công loại hàng FOB với 1 số khách hàng chủ lực mới như Columbia, MSA, Prosport …khai thác mạnh các thị trường xuất khẩu lớn là EU, Mỹ. 2.1.4.5. Đặc điểm công nghệ và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngày nay với công nghệ tiến như vũ bão mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn phải tìm cho mình một mô hình sản xuất phù hợp đảm bảo tạo được năng suất cao chất lượng tốt tiết kiệm được lãng phí. Đặc thù của ngành may mặc nói chung và công ty VITEXCO nói riêng là sản xuất trên dây chuyền bán tự động năng suất lao động phần lớn phụ thuộc vào yếu tố con người. Sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các phân xưởng sản xuất của VITEXCO được tổ chức theo quy trình khép kín từ công đoạn cắt đến hoàn thiệnsản phẩm. Đơn đặt hàng Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh công ty VITEXCO Chuẩn bị nguyên vật liệu Sản xuất mẫu thử Duyệt mẫu Phân xưởng Nhà kho Đóng gói KCS Là Cắt May Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty VITEXCO Quy trình sản xuất sản phẩm may của công ty được làm như sau: - Chuẩn bị nguyên vật liệu: Khi có đơn đặt hàng phòng kinh doanh (xuất nhập khẩu )có nhiệm vụ làm thủ tục, nhập nguyên phụ liệu do khách hàng gửi đến . - May mẫu: Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành may mẫu bằng nguyên phụ liệu do phòng kinh doanh cung cấp và giao cho khách hàng duyệt mẫu mã và thông số kỹ thuật. - Sản xuất: Sau khi được duyệt mẫu và thông số kỹ thuật, sản phẩm được đưa xuống phân xưởng và sản xuất . + Cắt: Dựa trên lệnh sản xuất nguyên vật liệu được đưa vào giai đoạn đầu của quá trình cắt tạo ra bán thành phẩm cắt. Nếu mã hàng có thêu, in thì số bán thành phẩm sẽ được đem đi thêu, in. + May: Bán thành phẩm từ giai đoạn cắt chuyển đến chuyền sản xuất gia công tiêp. Kết thúc giai đoạn này thì được sản phẩm gần như hoàn chỉnh. + KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở nhiều khâu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, nó có thể được thực hiện ngay khi sản phẩm đang còn ở trong dây chuyền sản xuất và chưa phải là một sản phẩm hoàn chỉnh. + Đóng gói: Sản phẩm sau khi hoàn thành được gấp, đóng túi hộp theo yêu cầu của khách hàng, sau đó thành phẩm được nhập kho và chờ giao cho khách hàng. 2.1.4.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty VITEXCO Nguyên lệu hiện nay công ty đang sử dụng để sản xuất là vải các loại, da, lông và phụ liệu các loại. Hầu hết các nguyên phụ liệu mà công ty đang sử dụng để sản xuất đều là nhập khẩu từ nước ngoài. Với những đơn hàng gia công thì nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp. Công ty chỉ nhập vật liệu theo giá của người gia công do đó công ty không chủ động được nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất Với những đơn hàng FOB thì công ty có quyền chủ động hơn trong việc đặt nguyên phụ liệu. Tuy nhiên do ngành dệt Việt Nam chưa cung cấp đủ được nguyên phụ liệu cho ngành may vì vậy hầu hết đều phải đặt tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan,Hông Kông, Hàn Quốc…..vì vậy tính chủ động chưa cao. Từ đó có thể thấy nguyên phụ liệu tác động trực tiếp đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Muốn tiêu thụ được sản phẩm công ty phải tìm nguồn nguyên phụ liệu phù hợp với nhu cầu của từng thị trường. Để thấy được các nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty trong giai đoạn 2007- 2009 ta xem xét kim ngạch nhập khẩu của công ty Bảng 2.5:Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của công ty VITEXCO Thị trường 2007 2008 2009 Trị giá triệu đồng Tỷ lệ % Trị giá triệu đồng Tỷ lệ % Trị giá triệu đồng Tỷ lệ % Hàn Quốc 616438 63.7% 512431 49.2% 380921 18.0% Đài Loan 103040 10.7% 185627 17.8% 638925 30.3% Hồng Kông 119954 12.4% 156880 15.0% 435827 20.7% Trung Quốc 15216 1.5% 54526 5.2% 285025 13.5% Việt Nam(XNKtại chô) 10274 1.0% 21182 2.0% 198524 9.5% Các nước khác 102326 10.6% 112036 10.8% 168865 8.0% Tổng cộng 967248 100 1042682 100 2108087 100 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty VITEXCO Qua bảng số liệu ta thấy nguồn nguyên liệu của công ty năm 2007và 2008 chủ yếu nhập từ Hàn Quốc. Tuy nhiên sang năm 2009 lượng nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng chuyển dần sang thị trường Đài loan, Hồng Kông, Trung quốc. Điều này cho thấy VITEXCO đã và đang có sự sàng lọc các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất của công ty. Trong thời gian tới, Công ty tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp đa dạng về các mặt hàng, đảm bảo các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn của nguyên phụ liệu Trong thời gian tới, Công ty tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp đa dạng về các mặt hàng, đảm bảo các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn của nguyên phụ liệu 2.1.5. Kết quả kinh doanh.của công ty giai đoạn 2007- 2009 Trong những năm qua mặc dù có những biến động lớn động lớn trên thị trường. Nhưng Công ty Vitexco vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và vượt kế hoạch mà Công ty đề ra cho. Những năm gần đây doanh thu của công ty tăng …. . Với những lợi thế của mình về các sản phẩm xuất khẩu đã đem lại cho doanh nghiệp một lợi thế không nhỏ so với các doanh nghiệp khác. Năng lực sản xuất đạt tới mức 700.000 chiếc/năm. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 được thiết lập. Một số chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển của đơn vị. Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị tính : tr đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 VCSH 7216 7216 7216 1.00 1.00 ∑tài sản 14592 15109 19839 1.03 1.31 ∑doanh thu 27383 30525 66951 1.11 2.19 LN sau thuế 2881 2986 3568 1.03 1.19 Lương bình quân 1,410 1,511 2,015 1.07 1.33 Nguồn : BCKQKD của Công ty CP May XK Việt Thái năm 2007 – 2009 Trong 3 năm gần đây, công ty đã đạt được kết quả rất khả quan, doanh thu và lợi nhuận tăng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân của người lao động trong toàn công ty cũng tăng. Doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NN, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Những năm qua mặc dù công ty VITEXCO gặp không ít khó khăn khách quan và chủ quan nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không ngừng tăng. Lợi nhuận tăng nó phản ánh sự đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước cũng tăng. Sự tăng lên của lợi nhuận một phần là do công ty có lượng sản phẩm tiêu thụ luôn tăng, một phần là do trong những năm qua công ty đã có sự đầu tư đổi mới công nghệ, làm cho chi phí sản xuất giảm, khả năng tiết kiệm nguyên phụ liệu của công ty tăng dẫn tới giá thành sản xuất giảm. 2.2. Thực trạng về nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái: Công ty cổ phần may xuất khẩu Viêt Thái là một doanh nghiệp có chức năng chủ yếu sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Tính đến ngày 01 tháng 03 năm 2010, tổng số cán bộ công nhân lao động toàn công ty gồm 1114 người. Trong đó: Nam: 223 người (Chiếm 20% Tổng số lao động ) Nữ: 891 người ( Chiếm 80% Tổng số lao động ) Lao động trực tiếp:1028 người ( Chiếm 92% Tổng số lao động ) Lao động gián tiếp: 86 người ( Chiếm 8% Tổng số lao động ) Trình độ trên đại học và đại học: 37người Cao đẳng và trung cấp: 75 người Công nhân: 1002 người Lao động nữ chiếm tỷ lệ ưu thế trong công ty, một mặt là do tính chất nghề nghiệp để sản xuất nhiều mặt hàng và nhiều công đoạn cần độ khéo léo và chính xác cao vớị sự kiên trì, mặt khác đây là những nghề khá phù hợp với lao động nữ. Song tỷ lệ lao động nữ đông cũng đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty cần có chính sách đối với lao động nữ. Việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực của công ty được thực hiện trên nguyên tắc: sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn. Dựa trên nguyen tắc này, Ban lãnh đạo công ty đã rà soát tổng thể nguồn lực con người của mình, từ đó bố trí sử dụng cán bộ và người lao động vào những khâu phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy được năng lực và sở trường của mình. Để thực hiện điều này, công ty đã xay dựng được một hệ thống các nội quy, quy chế trong lao động sản xuất kinh doanh, quy chế đãi ngộ nhân tài và đạo tạo nghề cho người lao động. Việc sử dụng lao động hay chấm dứt hợp đồng lao động đều phải căn cứ lao động của người lao động. Việc ký hợp đồng lao động theo phương thức này vừa đảm bảo quy định trong Bộ luật lao động, vừa tạo ra ý thức trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua các hợp đồng lao động. Mặt khác, hàng năm công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý đãi ngộ nguồn nhân lực của mình, nhất là đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật, thông qua việc gửi đi đào tạo tại các trường của Trung ương, hoặc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên ngay tại công ty. Với phương thức sử dụng như vậy, đến nay, đại bộ phận cán bộ công nhân viên của củ công ty đều có việc làm khá ổn định phù hợp với năng lực được đào tạo, có thu nhập khá. ( lương bình quân của công nhân lao động đạt 2.500.000đ/ người / tháng ). Về điều kiện làm việc của người lao động tại công ty hiẹn nay có chỗ làm việc khang trang, thoáng mát, sạch sẽ, các trang thiết bị sản xuất khá đầy đủ, các hệ thống kỹ thuật, vệ sinh, an toàn lao động, chống bụi, tiếng ồn, nóng, khí độc hại ... khá tốt. Thông qua việc đánh giá thực trạng nguồn lực con người của công ty có thể thấy, bên cạnh những mặt mạnh, những thành tựu đã đạt được trong phát huy nguồn lực con người của mình và phát huy nguồn lực đó cũng còn có những hạn chế sau đây: + Đội ngũ công nhân lao động của công ty vẫn còn bộc lộ những điểm yếu cơ bản, đó là trình độ tay nghề còn thấp so với yêu cầu sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại. Qua khảo sát số lao động phổ thông và tay nghề từ bậc II trở xuống còn khá cao chiếm. Số công nhân có tay nghề bậc cao, có " đôi bàn tay vàng " còn chiếm một tỷ lệ ít, hoặc chưa tâm huyết với nghề, chưa tự giác lỗ lực vươn lên. Một số còn vi phạm nội quy, quy chế của công ty và quy định của pháp luật. + Lực lượng lao động của công ty đa số xuất thân từ gia đình nông dân, sống trong môi trường nông nghiệp, nông thôn nên chưa được rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, văn hoá công nghiệp, hơn nữa kinh nghiệm còn ít, đa số co tay nghề chưa cao. Do đó, lực lượng nay cần phải được thường xuyên giáo dục đào tạo. + do đặc thù của Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp cồn chiếm tỷ trọng cao, do vậy lực lượng này khi được tuyển dụng vào công ty còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tâm lý, thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông, không phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp. Đây là một trong những hạn chế lớn của nguồn lực con người làm ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý, điều hành công ty, nhất là điều kiện trong hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đặt ra nhiêm vụ hàng đầu cho công ty phải xây dựng chiến lược tổng thể nhằm đào tạo và rèn luyện nguồn lực con người của mình đủ sức đáp ứng những yêu cầu của quá trình sản xuất hiện nay. + Mặc dù công ty đã coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của mình để có thể đảm đương được những trọng trách của đơn vị, song một bộ phận cán bộ còn hạn chế về kiến thức chuyên môn; năng lực quản lý, điều hành, trình độ ngoại ngữ còn thấp nên hạn chế rất nhiều trong công tác đối ngoại. 2.3. Những nhân tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lực con người của công ty Do quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh đã tạo ra động lực thúc đẩy và đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc phát triển số lượng và chất lượng của tỉnh nói chung và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Do cơ chế chính scách phát triển nguồn nhân lực của công ty. Sự phát triển chung của đất nước và của tỉnh đặt ra yêu cầu khách quan cần đòi hỏi công ty phải có nguồn lực con người vững mạnh với chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Là một công ty may xuất khẩu nên sự tồn tại và phát triển của công ty chịu tác động rất lớn bởi những biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Trong báo cáo tổng kết hoạy động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 của công ty đã chỉ rõ: Những thách thức của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập đâ đến ngày càng diễn ra quyết liệt. Theo đó ngành may mặc sẽ cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước Châu Á... Đặc biệt là sản xuất kinh doanh hàng may mặc lại càng khó khăn hơn khi trong những năm vừa qua nền kinh tế thế giới bị suy thoái. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi công ty phải tập trung nâng cao hiệu quả doanh nghiệp trên cơ sở nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng sản phẩm nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác phải chú trọng phát triển, nghiên cứu phân tích thị trường, xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu đã có uy tín nhất định trên thị trường trong và ngoài nước, từng bước xây dựng khả năng thiết kế mẫu mã, sản xuất, tiêu thụ... thya vì gia công hoặc sản xuất theo thiết kế của nước ngoài. Để thực hiện chiến lược nêu trên, cần phải có nguồn nhân lực sáng tạo, chất lượng cao. Nhận thức được điếu đó Ban lãnh đạo công ty thường xuyên quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực thông hệ thống cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực của mình. - Phần lớn đội ngũ công nhân của công ty đều xuất thân từ con em nông dân, sông chủ yếu ở nông thôn, do đó ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp còn hạn chế. Đây cũng là một trong những lực cản lớn đối với sự phát triển của công ty và hạn chế khả năng lao động sáng tạo của người lao động. - Sự phát triển của king tế thị trường, cũng có tác động hai mặt tới sự phát triển nguồn lực con người của công ty. Tác động của kinh tế thị trường đang đặt ra những thay đổi căn bản trong việc phát triển nguồn nhân lực của công ty. Một mặt nó đặt ra yêu cầu khánh quan phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động kỹ thuật theo hướng nâng cao dần trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động và rèn luyện tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, mặt khác, sự tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nguồn lực con người của công ty như tệ nạn xã hội, lối thực dụng, coi trọng giá trị đồng tiền, xem nhẹ các giá trị tinh thần, văn hoá cũng đang tác động đến một số công nhân của công ty, nhất là những lao động trẻ. Điều này đặt ra cho công ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển nguồn nhân lực của mình. 2.4. Những vấn đề đặt ra và Xu hương phát triển nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái 2.4.1. những vấn đề đặt ra Cùng với sự phát triển chung của đất nước, hiện nay tấc độ công nghiệp hoá ở Thái Bình cũng khá cao và đã thu hút được một lượng khá lớn nguồn đầu tư từ bên ngoài. Sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn vào đầu tư trên địa bàn Thái Bình với năng lực cạnh tranh há cao, thu nhập của người lao động, cũng như điều kiện, môi trường làm việc của các công ty nước ngoài có phần tốt hơn, điều kiện nay cũng ảnh hưởng đến cán bộ công nhân viên của công ty. Thể hiện ở chỗ, sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và điều kiện lao động sẽ làm cho người lao động của công ty không yên tâm làm việc, từ đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty. Thậm chi, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một bộ phận lao động của công ty, nhất là những người công nhân có trình độ tay nghề cao, có năng lực lao động sáng tạo sẽ rời bỏ công ty sang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức thu nhập cao hơn. Điều nay vừa đặt ra cho công ty một bài toán vừa phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình để nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, vừa phải chủ động sản xuất tốt hơn, có hiệu quả hơn nữa để tạo ra cơ sở vật chất cần thiết không ngừng nâng cao đời sống của người lao động của công ty. Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực đã đặt ra cho công ty nhiệm vụ cần phải coi trọng nhiều hơn đến việc phát triển số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực, nhất là coi trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn và tác phong công nghiệp. Hàng loạt vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc nâng cao sức cạnh tranh đều phụ thuộc vào phát huy nguồn lực con người của công ty. 2.4.2. Xu hướng phát triển nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái * Xu hướng tích cực - Xu hướng phát triển nguồn lực con người tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện tốt nhưng mục tiêu phát triển của công ty, việc phát triển nguồn lực con người của công ty là một tất yếu khách quan. Thậm chí đây là một hướng ưu tiên mà công ty rất coi trọng để tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của công ty trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt để tồn tại và phát triển. - Xu hướng công nhân kỹ thuật, công nhân có trình độ tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất sẽ là nhom tăng mạnh. trong những năm tới, công ty sẽ phát triển cả về quy mô và chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm phát triển nhanh và vững mạnh hơn trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi công ty tạo ra được lợ thế cạnh tranh và phát huy một cách có hiệu quả mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người của chính mình. Mặt khác để tồn tại và phát triển tốt trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển đổi mới không ngừng, công phải ứng dụng những công nghệ sản xuất mới, hiện đại vào quá trình sản xuất, sự thay đổi những công nghệ mới kéo theo những biến đổi mạnh trong cơ cấu lao động của công ty. Vì vậy trong những năm tới, bộ phận công nhân lao động giản đơn trong công ty sẽ giảm mạnh, thay thế vào đó là một lực lượng lao động công nhân có trình độ học vấn, tay nghề cao, có khả năng lao động sáng tạo đủ sức thực hiện các chức năng mới. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan là phải mau chóng làm đồng đều trình độ học vấn chung của lực lượng lãnh đạo của công ty, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, và trang bị những tri thức khoa học mới để nâng cao chất lượng nguồn lực con người của công ty. Vì vậy coi trọng giáo dục đào tạo nghề, kỹ năng lao động hiện đại cho lực lượng lao động được xem là hướng ưu tiên. Xu hướng này diễn ra mạnh không chỉ vì sự tồn tại và phát triển của công ty, mà vì còn sự phát triển của người lao động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây cũng là xu hướng chung trong việc phát triển nguồn lực con người của nước ta trong tương lai không xa. - phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi của công ty, để vạch ra chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp đẩm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của công ty. * Xu hướng tíêu cực - Xu hướng suy giảm một bộ phận của nguồn lực con người của công ty. Nguồn lực con người của công ty bên cạnh bức tranh khởi sắc là phát triển còn chứa đựng không ít những khả năng và nguy cơ bị suy giảm. Xu hướng nay vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính tiềm ẩn và sx bùng phát nếu có cơ hội thuận lợi. Tính hiện thực của nó có biểu hiện ở những nhân tố tiêu cực đang hiện hữu tác động trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nguồn lực con người của công ty. Đó là những tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường, dễ làm cho nối sống thực dụng nảy sinh và phát triển, những lợi ích cá nhân bị đề cao dễ dẫn đến sẵn sàng hy sinh lợi ích tập thẻ, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nguồn nhân lực của công ty. - Xu hướng một bộ phận công nhân có tay nghề cao, có " có đôi bàn tay vàng" có thể sẽ chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp khác, nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, để phát triển hầu hết các công ty đều phải có chiến lược thu hút nhân tài về cho mình, nhất là những nhà quản lý giỏi, năng động sáng tạo và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Mặt khác do sức hấp dẫn về điều kiện làm việc thuận lợi, hoặc thu nhập cao, nhiều khả năng một bộ phận người lao động của công ty sẽ chuyển sang làm việc cho các côg ty khác. Để tránh được xu hướng này có thể xảy ra, công ty cần phải quan tâm đến chính sách trọng đãi nhân tài, đồng thời cần phải có chiến lược xây dựng người tài hợp lý cho công ty. Đây là vấn đề bức xúc đặt ra cần có sự nhận thức đúng của lãnh đạo của công ty. Chương 3 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI - THÁI BÌNH HIỆN NAY 3.1. Phương hướng cơ bản nhằm phát triển nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trong thời gian tới Hiện nay, nước ta có nguồn nhân lực khá dồi dào, song nhìn chung chất lượng còn thấp, chưa đủ sức đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực con người trên phạm vi cả nước đang thực sự là nhu cầu cấp bách. Song sự phát triên nguồn lực con người là một việc mang tính xã hội, nên nó đòi hỏi không chỉ đóng góp của nhà nước, mà còn phải có sự đóng góp của từng địa phương, từng doanh nghiệp, cũng như mỗi cá nhân người lao động. Vì vậy, phát triển nguồn lực con người cũng được xem là hướng ưu tiên của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái nhằm thực hiện thắng lưọi những mục tiêu kinh tế của công ty. Giáo dục và đào tạo những vị trí quyết định trong công việc tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có chuyên môn kỹ thuật vững vàng để đủ sức đáp ứng nhưng nhu cầu phát triển của công ty. Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chủ yếu và trực tiếp nhất quyết định chất lượng của nguồn lực con người bằng việc trang bị cho con người tri thức, trình độ chuyên môn , tay nghề, kỹ năng lao động và khả năng sáng tạo trong quá trình hoạt động thực tiễn. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển nguồn lực con người của công ty. Đào tạo cho đội ngũ công nhân trẻ vươn lên trong lao động, làm chủ công nghệ khoa học trong sản xuất. Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, để có quy hoạch, kế hoạch đào tạo đáp ứng về số lượng , chất lượng lao động. Tăng cường mối liên kết với các trường Đại học, trường công nhân kỹ thuật về đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức hình thức hợp đồng lao động giữa nhà trường và doanh nghiệp, chú trọng việc đào tạo lại lưc lượng công nhân kỹ thuật để kịp thời đáp ứng với khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Quy hoạch nâng cao quy mô chất lượng đào tạo trong công ty . Thu hút và trọng đãi nhân tài cũng là những phương hướng cơ bản của công ty đề ra nhằm đẩy nhanh tâcá độ phát triển. Chiến lược phát triển của công ty cũng đề ra: Cần có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao hiện đang làm việc, nhằm phát huy khả năng cống hiến trong sản xuất kinh doanh. Có chính sách thông thoáng, hấp dẫn để thu hút nhân tài về công ty làm việc . Chú trọng việc bố trí, sử dụng cán bộ công nhân viên theo đúng chuyên môn nghiệp vụ dược đào tạo, lấy hiệu quả công việc làm thước đo năng lực. Có chính sách khen thưởng bằng vật chất, tinh thần thoả đáng cho những cá nhân đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên cở sở những phương hướng trên công ty công ty đã xác định rõ huớng phát triển nguồn lực của mình, đó là phải coi việc phát triển nguồn lực con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của công ty. Đồng thời, phát triển toàn diện nguồn lực con người của công ty cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, gắn đào tạo, tuyển dụng với sử dụng và đãi ngộ hợp lý nguồn nhân lực của mình để thực hiện bằng được những mục tiêu cơ bản của công ty, như đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động với mức thu nhập bình quân là : 2.500.000 đồng/ người/ tháng. Bảo toàn và tăng trưởng vốn, thực hiện đầy đủ mọi luật thuế theo quy định của pháp luật. Những phương hương nêu trên có ý nghĩa trong quá trình xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con người của công ty. 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái Từ những thực trạng nguồn nhân lực của công ty, xuất phát từ những phương hướng nêu trên, nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con người của công ty như sau: 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về sự cần thiết phát triển nguồn lực con người của công ty vì lợi ích công ty và vì lợi ích cho chính bản thân người lao động Việc nâng cao nhận thức cho mọi thành viên của công ty về sự cần thiết phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực của chính mình nhằm tạo cơ sở nhận thức và hành động cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực con người của công ty. Khi nhận thức của mọi thành viên đã nâng lên , cũng là lúc chúng ta đã tạo ra được động lực tinh thần và sự thống nhất cao trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của cong ty. cũng như trong thực tế sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh găy gắt của công ty những năm qua đã tạo ra cơ sở hiện thực cho sự chuyển biến nhận thức về vấn đè này. Tuy nhiên, trong những năm tới, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục diễn ra tong điều kiện cạnh tranh quyết liệt hơn nữa với thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, cần phải làm cho mọi thành viên của công ty hiểu rõ rằng: sự thấp kém về năng lực lãnh đạo, quản lý, sự thấp kém về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về tay nghề và kỹ năng lao động, là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến giảm thiểu năng suất lao động, hạn chế năng lực cạnh tranh và có thể dẫn đến sự thất bại của công ty trên thương trường, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp, đời sông khó khăn và hạn chế cơ hội phát triển của mỗi cá nhân người lao động trong công ty. Do vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy hiệu quả nguòn lực đó vào việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược sản xuất kinh doanh, cạnh tranh của công ty là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, cũng như đó là điều kiện tồn tại và là cơ hội phát triển của mỗi cá nhân lao động trong công ty. 3.2.2. Xây dựng chiến lược tổng thể về nguồn lực con người gắn với kế hoach phát triển của công ty * Hiện nay, nhìn tổng thể lực lượng lao động của công ty đã được phân bố , sử dụng khá hợp lý và đã phát huy hiệu quả trong quá trình lao động sản xuất. Tuy nhiên, sự phát triển của công ty trong những năm tới đây sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức phải cạnh tranh với Trung Quốc, các nước AESAN, các nước Nam Á. Trong khi nguồn nhân lực của công ty đã bộc lộ những bất cập: đó năng lực quản lý, điếu hành đội ngũ cán bộ quản lý công ty, các tổ sản xuất còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân chưa được nâng cao, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, làm việc một cách thủ động còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ công nhân lao động. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện mới, công ty cần phải nhanh chóng xây chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình. Trước hết, cần rà soát, thống kê, đánh giá một cách chính xác về số lượng cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động toàn công ty. Đây chính là cơ sở thực tiễn để xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực con người của công ty một cách phù hợp. * Cần thiết lập hệ thống thông tin về thị trường lao động với sự trợ giúp đắc lực và có hiệu quả của các công nghệ thông tin hiện đại, thông qua đó lãnh đaọ công ty có thể nắm bắt kịp thời những thông tin cơ bản về tình hình " cung " và " cầu " của thị trường lao động, nhất là lao động có trình độ cao. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chiến lược tổng thể về phát triển nguồn lực con người của công ty. Chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nhân lực của công ty phải hướng tới các mục tiêu cơ bản sau: Lao động gián tiếp phải gọn nhẹ, tinh nhuệ, đủ năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả những quyết định của lãnh đạo công ty. Lao động trong công ty phải đảm bảo các cơ cấu về trình độ, giới tính, về tuổi đời và sức khoẻ. Cán bộ quản lý chủ chốt của công ty phải có trình độ chuyên môn cao, phải có trình độ ngoại ngữ B trở lên, được đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, và pháp luật. Kiện toàn cán bộ làm công tác tổ chức lao động tiền lương, rà soát lại chức năng nhiệm vụ quyền hạn, đánh giá lực lượng lao động, từ đó quyết định điều động lao động phù hợp với định hướng phát triển của công ty. * Cần xác lập cơ chế chính sách xã hội đồng bộ và thoả đáng với người lao động. Việc xác lập cơ chế chính sách xã hội phù hợp, thoả đáng với người lao động sẽ tạo ra động lực trực tiếp khơi dậy và phát huy sự năng động, sáng tạo của người lao động. Trước hết đó là chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực của công ty. Đến nay công ty đã có quy chế tuyển dụng cán bộ công nhân viên vào làm việc trong công ty. Việc tuyển chọn và sử dụng lao động của công ty thực hiện theo nguyên tắc: lấy hiệu quả công việc làm trung tâm, phải sử dụng đúng người, đúng việc và đúng lúc trên cơ sở năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn và nguyện vọng cá nhân. Giải quyết tốt chính sách việc làm cho người lao động. Việc làm luôn luôn là nhu cầu số một của mỗi cá nhân con người. Việc làm mà ổn định , thu nhập tốt sẽ tạo ra môi trường và động lực to lớn kích thích người lao động dồn hết tâm trí và sức lực để cống hiến vì sự tồn tại và phát triển của công ty. Ngược lại, việc làm mà không ổn định, thu nhập thấp sẽ làm cho người lao động tỏ ra chán nản, không yên tâm và sẽ triệt tiêu tính năng động sáng tạo của con người. Do đó, trên cơ sở chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, cần bố trí lao động phù hợp, đảm bảo có việc làm thường xuyên và ổn định, đồng thời không ngừng nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty thông qua chính sách tiền lương kết hợp với chính sách tiền thưởng và đãi ngộ thoả đáng với người lao động, nhất là những người có công đóng góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao. Tiếp tục hoàn thiện quy chế tiền lương, tiền thưởng một cách hợp lý, từ đó tạo động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên và người lao động đóng góp công sức và trí tuệ nhiều hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Phấn đấu năm 2010 - 2011, đảm bảo thu nhập bình quân của lao động công ty đạt từ 2.500.000 - 2.800.000 đồng/ người/ tháng. Thực hiện tốt những quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, bảo hộ lao động, đảm vệ sinh, an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2.3. Tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, công nhân ký thuật trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác quá trình sản xuất kinh doanh của công ty về cơ bản đã ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến. đặc trưng của quá trình này là sử dụng phổ biến lao động có trình độ kỹ thuật cao thay thế cho lao động giản đơn không có tay nghề hoặc tay nghề thấp. Nhưng hiện nay, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao của công ty còn hiếm một tỷ lệ ít trong tổng số công nhân toàn công ty. Trong khi đó, thực tế một số công nhân đã được đào tạo nghề nhưng khi được tuyển dụng vào công ty lại phải qua đào tạo lại do tay nghề còn quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp với công nghệ cao. mặt khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và đẻ thúc đẩy sản xuất phát triển với năng suất cao và hiệu quả tốt, cần phải tập trung ưư tiên đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, thợ bậc cao, những kỹ thuật viên cao cấp, và những nhà quản lý giỏi của công ty để họ thực sự là lực lượng đi đầu trong việc tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương pháp kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiên tiến trong các dây chuyền sản xuất của công ty, từ đó nâng coa chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đẻ làm tốt công tác đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cần tập trung vào một số công việc cụ thể sau: 1. Lập kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo bổ sung cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty trên cơ sở đánh giá phân loại đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện có, đồng thời, nắm bắt những yêu cầu mới của công nghệ ứng dụng và những thách mới từ môi trường bên ngoài, kết hợp với nhu cầu được đào tạo của người lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp. 2. Công tác đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty cần chú ý đến lứa tuổi, tính thừa kế, chuẩn bị nguồn lực kế cận để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển liên tục và bền vững. 3. Vừa đẩy mạnh mô hình đào tạo tại chỗ trong công ty, trong quá trình lao động sản xuất vừa liên doanh vừa liên kết với các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong và ngoài nước, nhất là với những dây chuyền công nghệ mới hiện đại để nhanh chóng tạo ra đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong công ty mà vẫn đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. 4. Hàng năm thực hiện tốt việc thi aty nghề, nâng bậc thợ đúng định kỳ, đúng tiêu chuẩn. Có chính sách thu hút nhân tài, thu hút công nhân có trình độ kỹ thuật cao, những nhà quản lý giỏi đến làm việc tại công ty. Để thực hiện được điều này, bên cạnh việc xây dựng hệ thống chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài phù hợp, thoả đáng, công ty cần phải làm tốt tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hình ảnh của công ty không chỉ trong phạm vi của tỉnh mà còn trong phạm vi cả nước, thâm chí có thể mời gọi những chuyên gia kỹ thuật viên giỏi về làm việc tại công ty trong những thời hạn nhất định. Đồng thời khai thác triệt để thông tin về ngưòi tài thông qua hệ thống thông tin về thị trường lao động. Hệ thống các giải pháp nêu ra trên đây được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, vai trò của nguồn lực con người trong phát triển xã hội, cũng như xuất phát từ thực trạng nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái hiên nay. Các giải pháp nêu ra trên đây chỉ có tính độc lập tương đối. Trên thực tế giữa chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Do vậy, muốn phát triển nguồn lực con người của công ty ngày càng vững mạnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Việc phát triển nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trước hết là nhiệm vụ quan trọng của công ty. Song để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn lực con người của công ty rất cần đến sự quan tâm của ban hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nêu trên nhằm phát triển nguồn nhân lực của công ty, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: 1. Trong quá trình phát huy và sử dụng nguồn nhân lực, công ty cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ và toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát huy những năng lực sáng tạo, ý thức trách nhiệm cao của người lao động và của những người làm công tác quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt việc tuyển dụng, đảm bảo chất lượng, ngoài chính sách tuyển dụng, cần có chế độ đãi ngộ thù lao và đào tạo thích hợp với từng đối tượng. 2. Công ty cần nghiên cứu và thực hiện định biên cho từng bộ phận, khuyến khích tăng năng suất, giảm giờ làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Để thu hút được lao động cũng như thu nhập cao cho người lao động, công ty cần xây dựng tốt chiến lược mặt hàng. Chú ý hơn nữa đến việc ổn định tổ chức nhân sự nhằm tạo ra sự kế thừa trong công việc, đồng thời tạo ra bầu không khí tích cực, lành mạnh và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân người lao động. KẾT LUẬN 1. Việc nghiên cứu về con người và nguồn lực con người nhằm xác định cơ sở lý luận, giúp chúng ta nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội của nguồn lực con người, từ đó khẳng định sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái để thực hiện tốt mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Từ việc phân tích làm rõ thực trạng về số lượng , chất lượng, cơ cấu và dự báo xu hướng phát triển của nguồn nhân lực của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái, báo cáo thực tập đã đề xuất một hệ thống phương hướng và giải pháp nhằm một mặt khơi dậy những tiềm năng, những năng lực sáng tạo của nguồn lực con người của công ty, mặt khác hạn chế những tác động tiêu cực bởi mặt trái của cơ chế thị trường đến sự phát triển nguồn lực con người của công ty. 3. Sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái hoàn toàn do nguồn lực con người của công ty quyết định. Do dó, nâng cao chất lượng nguồn lực con người của công ty không chỉ là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với công ty mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội và góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * * * Trong thời gian học tập tại trường Đại học công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học để làm đề tài này. Song do thời gian có hạn và nhiều hạn chế khách quan và chủ quan, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, bất cập. Kính mong nhận được những góp ý, chỉ dẫn quý báu của các thầy, cô khoa quản trị kinh doanh cho đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin Trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và xu hướng phát triển nguồn lực con người của công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái - thái bình.doc
Luận văn liên quan