Đề tài Phát triển xuất khẩu lao động trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế

MỞ ĐẦU .01 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . 08 1.1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG . 08 1.1.1. Khái niệm . 08 1.1.2. Một số quan niệm khác về xuất khẩu lao động . . 10 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động 12 1.1.4. Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường . . 13 1.1.4.1. Các tác động tích cực đối với nước xuất khẩu lao động 14 1.1.4.2. Các tác động tiêu cực đối với nước xuất khẩu lao động . 17 1.1.4.3. Các tác động tích cực đối với nước nhập khẩu lao động 18 1.1.4.4. Các tác động tiêu cực đối với nước nhập khẩu lao động . . 18 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động . 19 1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . 24 1.2.1. Khái niệm . . .24 1.2.2. Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế 25 iii 1.2.3. Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động . 28 1.2.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động 30 1.2.3.2. Quản trị phát triển xuất khẩu lao động của doanh nghiệp . 32 1.2.3.3. Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài 36 1.2.3.4. Hợp đồng trong xuất khẩu lao động .38 1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động 40 1.2.4.1. Nhóm các yếu tố về cầu trong xuất khẩu lao động 40 1.2.4.2. Nhóm các yếu tố về cung trong xuất khẩu lao động . 41 1.2.4.3. Nhóm các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động . 43 1.2.4.4. Nhóm các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động 44 1.2.5. Một số mô hình có liên quan đến phát triển xuất khẩu lao động 46 1.2.5.1. Mô hình “ lực đẩy – lực hút ” Ravenstien 46 1.2.5.2. Mô hình chi phí Stouffer và Lowsy . 47 1.2.5.3. Mô hình chi phí - lợi ích kinh tế Sjaastad 48 1.2.6. Mô hình nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam 49 1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC 52 1.3.1. Kinh nghiệm của Philipin . 52 1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan . 54 1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia 56 1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc 58 1.3.5. Bài học kinh nghiệm từ xuất khẩu lao động của các nước . 59 Tóm tắt chương 1 62 iv Chương 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỪA QUA . 63 2.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA .63 2.1.1. Cung lao động 63 2.1.2. Cầu lao động . 66 2.1.3. Quan hệ cung - cầu lao động 68 2.2. ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG . 69 2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY .71 2.3.1. Số lượng lao động xuất khẩu .71 2.3.2. Thị trường xuất khẩu lao động 73 2.3.3. Tình hình lao động xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm .74 2.3.3.1. Thị trường Malaysia 75 2.1.3.2. Thị trường Đài Loan .77 2.1.3.3. Thị trường Hàn Quốc . 78 2.1.3.4. Thị trường Nhật Bản 82 2.1.3.5. Thị trường Trung Đông 83 2.3.4. Hình thức xuất khẩu lao động . 84 2.3.5. Cơ cấu lao động xuất khẩu . 86 2.3.6. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động 89 2.3.7. Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu . . 90 2.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 91 2.4.1. Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động 91 v 2.4.1.1. Đối với người lao động 92 2.4.1.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động . 95 2.4.1.3. Đối với Nhà nước và xã hội 95 2.4.2. Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động . 97 2.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM . . . 98 2.5.1. Mô tả đặc trưng mẫu điều tra . 98 2.5.1.1. Giới tính 98 2.5.1.2. Trình độ học vấn . 99 2.5.1.3. Nghề nghiệp và nơi công tác 99 2.5.1.4. Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động . 100 2.5.1.5. Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu lao động 101 2.5.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua . 102 2.5.2.1. Mức độ phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam . 102 2.5.2.2. Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua . 103 3.5.3. So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam . .108 2.6. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA . .110 vi 2.6.1. Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua . 110 2.6.1.1. Hạn chế từ thị trường xuất khẩu lao động 111 2.6.1.2. Hạn chế từ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động .112 2.6.1.3. Hạn chế từ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài 113 2.6.1.4. Hạn chế từ nguồn lao động xuất khẩu . 114 2.6.1.5. Hạn chế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động 115 2.6.1.6. Hạn chế từ hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động .117 2.6.2. Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua .118 Tóm tắt chương 2 .122 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 123 3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .123 3.1.1. Thị trường lao động quốc tế trong thời gian tới .123 3.1.2. Thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới .125 3.2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . . 127 3.2.1. Cơ hội 128 3.2.2. Thách thức 130 3.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 131 3.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam thời gian tới 131 vii 3.3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo 132 3.3.2.1. Thị trường xuất khẩu lao động .132 3.3.2.2. Số lượng lao động xuất khẩu 144 3.3.2.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu 146 3.3.2.4. Cơ chế và bộ máy quản lý xuất khẩu lao động 148 3.3.2.5. Hiệu quả kinh tế – xã hội . 150 3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . . 151 3.4.1. Giải pháp về thị trường xuất khẩu lao động 151 3.4.2. Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu 152 3.4.3. Giải pháp quản lý và hỗ trợ của nhà nước về xuất khẩu lao động 156 3.4.3.1. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động . .156 3.4.3.2. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam .158 3.4.4. Giải pháp về quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài 159 3.4.5. Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động . 161 3.4.6. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động . 163 3.4.7. Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động . 164 3.4.7.1. Tiền dịch vụ . 164 3.4.7.2.Tiền môi giới . 164 3.4.7.3. Tiền ký qũy 165 3.4.7.4. Chính sách hỗ trợ và cho người lao động vay vốn .166 3.4.7.5. Thành lập Quỹ rủi ro xuất khẩu lao động .168 viii 3.4.7.6. Phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước .168 3.4.8. Giải pháp về hình thức xuất khẩu lao động . . 169 3.4.9. Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động 170 3.5. KIẾN NGHỊ 171 3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 171 3.5.1.1. Quốc hội 171 3.5.1.2. Chính phủ . 171 3.5.1.3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội . 172 3.5.1.4. Các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan 174 3.5.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 175 3.5.3. Đối với người lao động .177 Tóm tắt chương 3 178 KẾT LUẬN .

doc344 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển xuất khẩu lao động trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ lao động phổ thông, công nhân có nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư, đến chuyên gia, quản lý; Mở rộng liên doanh với các hãng thầu quốc tế, đầu tư ở nước ngoài để đưa LĐ Việt Nam sang làm việc tại nước thứ hai hoặc nước thứ ba; Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức TNS, TTS nâng cao tay nghề. Đơn giản hóa thủ tục đăng ký hợp đồng để khuyến khích LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân nhằm tăng cường trách nhiệm của người lao động. 170 3.4.9. Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động Chính sách hậu XKLĐ nhằm phát huy tối đa ưu điểm, hiệu quả của XKLĐ đồng thời hạn chế những rủi ro và tác động tiêu cực do XKLĐ mang lại, giảm thiểu tình trạng tái thất nghiệp của người LĐ sau khi trở về từ nước ngoài. Việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau XKLĐ góp phần điều hòa nguồn LĐ phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước, là động lực gián tiếp làm tăng khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho XKLĐ và giảm tỷ lệ LĐ phá vỡ hợp đồng khi làm việc ở nước nước, góp phần vào việc củng cố và phát triển XKLĐ. Các chính sách cần phải cụ thể và phân biệt cho từng loại lao động khi về nước với những lý do khác nhau. Đối với LĐ về nước trước hạn cần phân biệt nguyên nhân về nước để có quy định hỗ trợ cụ thể nhằm tạo điền kiện cho người LĐ sớm tái hòa nhập xã hội. Rủi ro do lý do khách quan: Mức hỗ trợ tài chính tỷ lệ nghịch với thời gian làm việc ở nước ngoài và thu nhập của người lao động, thời gian làm việc càng ngắn, thu nhập càng thấp thì mức hỗ trợ càng cao và ngược lại, mức hỗ trợ phải đủ cho người LĐ có thể bù đắp các chi phí trước khi đi và có khả năng hòa nhập vào cộng đồng. Rủi ro do lý do chủ quan: Căn cứ vào nguyên nhân về nước và tùy từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ tài chính trên nguyên tắc tạo điều kiện cho người lao động có khả năng trả nợ vay và tái hòa nhập vào xã hội. Đối với người LĐ hoàn thành hợp đồng, Nhà nuớc cần có chính sách hỗ trợ để tái hòa nhập, nhất là khuyến khích LĐ về nước đúng hạn tránh tình trạng bỏ trốn gây khó khăn cho quản lý LĐ ở nước ngoài. Nhà nuớc hỗ trợ kiến thức, tay nghề để người LĐ tự tạo việc làm hoặc được giới thiệu việc làm kể cả việc đào tạo lại theo đơn đặt hàng của các DN, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho người LĐ sử dụng hiệu quả đồng vốn tích lũy được sau khi làm việc ở nước ngoài thông qua chính sách khuyến khích đầu tư, miễn giảm thuế, tiền thuê đất, cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất. Các DN XKLĐ cần kết hợp giữa tạo việc làm nước ngoài và tạo việc làm trong nước, giới thiệu việc làm cho các lao động hoàn thành hợp đồng về nước hoặc làm cầu nối giữa chủ sử dụng nước ngoài và chủ sử dụng trong nước, khuyến khích việc đưa 171 lao động đến làm việc tại các công ty mẹ, các công ty trong cùng hệ thống để sau khi về nước, người lao động có ngay việc làm ổn định, nhanh chóng hòa nhập xã hội. Hình thành một bộ máy trực thuộc Ngành LĐ-TB và XH nhằm khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hậu XKLĐ, đồng thời có sự phân công, phân cấp quản lý nguồn LĐ này trong phạm vi cả nước, quản lý thông tin liên quan đến LĐ theo thị trường, ngành nghề,…khi còn làm việc ở nước ngoài và nhu cầu LĐ của các DN trong nước để có thể gắn kết và giới thiệu công việc cho người LĐ ngay sau khi về nước. 3.5. KIẾN NGHỊ Để các giải pháp trên đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng nhằm phát triển bền vững XKLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức XKLĐ và người lao động cần tiến hành ngay một số công việc theo các kiến nghị sau: 3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 3.5.1.1. Quốc hội 1. Tiến hành sơ kết việc triển khai Luật người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau hơn 2 năm thực hiện, cần có những thay đổi, bổ sung những điều luật còn thiếu hoặc không phụ hợp với thực tế cuộc sống và điều kiện mới. 2. Hoàn thiện và bổ sung một số bộ Luật có liên quan đến XKLĐ và phụ hợp với Luật người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Hình sự…, nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất cho XKLĐ. 3. Sớm phê chuẩn các công ước quốc tế có liên quan đến XKLĐ, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và hài hòa với luật pháp quốc tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia và nhất là người lao động khi ra nước ngoài làm việc. 3.5.1.2. Chính phủ 1. Thông qua các con đường ngoại giao tiến hành đàm phán với các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam để ký các hiệp định, 172 các bản thỏa thuận, bản ghi nhớ trong hợp tác lao động làm cơ sở pháp lý cho việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 2. Tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách nhằm phát triển XKLĐ như chính sách mở rộng thị trường, chính sách tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách tài chính, chính sách hỗ trợ người LĐ học nghề, ngoại ngữ, chính sách cán bộ làm công tác XKLĐ nhất là những cán bộ biệt phái, cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài. 3. Đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới doanh nghiệp XKLĐ, cổ phần hóa hoặc chuyển đổi nhanh các DN nhà nước theo Luật Doanh nghiệp, củng cố và đầu tư cho các DN làm ăn hiệu quả, cơ cấu lại các DN làm ăn kém hiệu quả. 4. Tăng cường hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam, các tổ chức quốc tế có liên quan như WTO, IOM, ILO…, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người LĐ làm việc ở nước ngoài và DN XKLĐ. 5. Ban hành các chính sách hậu xuất khẩu lao động nhằm chăm nom, động viên người thân của người lao động ở quê nhà, khuyến khích người lao động bỏ vốn, tay nghề, kinh nghiệm, quan hệ…thu được từ hoạt động XKLĐ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người thân và xã hội. 6. Thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục có liên quan đến XKLĐ, tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc nhanh và hiệu quả các nguồn thông tin chính thức có liên quan đến XKLĐ, chỉ đạo các Bộ, Ngành làm lành mạnh hóa môi trường XKLĐ trong và ngoài nước. 3.5.1.3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 1. Phối hợp với các Ban ngành xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về XKLĐ hoàn chỉnh, minh bạch hóa chính sách XKLĐ. Ban hành các chuẩn mực về chi phí (tiền môi giới, tiền dịch vụ, phí quản lý, phí qũy hỗ trợ việc làm ngoài nước…) và mức lương tối thiểu của từng thị trường sát với tình hình thực tế. 2. Lập và trình Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển XKLĐ Việt Nam theo từng giai đoạn, từng thị trường, từng ngành nghề và từng địa phương làm cơ sở cho việc đưa ra các chính sách XKLĐ phụ hợp. 173 3. Thành lập Tổng cục Lao động và Việc làm trên cơ sở tổ chức lại Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Cục Việc làm nhằm thống nhất quản lý xuyên suốt về lao động và việc làm trong và ngoài nước, giao thêm chức năng dự báo nhu cầu thị trường lao động xuất khẩu cho Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin Thị trường Lao động, xây dựng mạng lưới thông tin, hệ thống các Ban Quản lý Lao động thuộc cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, có chính sách điều chuyển và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý lao động. 4. Xây dựng các định chuẩn phân loại doanh nghiệp XKLĐ, tiến hành phân loại và đánh giá năng lực cạnh tranh của các DN làm cơ sở cho việc củng cố và phát triển đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 5. Có kế hoạch chuẩn bị nguồn LĐ xuất khẩu theo nhu cầu của thị trường LĐ nước ngoài; Đạt hàng tại các trung tâm dạy nghề chất lượng cao nhằm đào tạo một đội ngũ LĐ theo một số ngành mà thị trường LĐ ngoài nước đang cần. Xây dựng các đề án phát triển nguồn LĐ xuất khẩu theo từng vùng, miền; Triển khai thành công Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 đã được Chính phủ phê duyệt. 6. Đầu tư và xây dựng hệ thống các trường nghề, các trung tâm đào tạogiới thiệu việc làm tại các vùng trọng điểm, cải tiến chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế, xã hội hóa đào tạo nghề kể cả liên doanh liên kết với nước ngoài. Hỗ trợ chi phí cho người lao động học nghề theo chương trình XKLĐ, nhất là lao động vùng sâu, vùng xa, lao động nông thôn. 7. Củng cố mô hình liên thông giữa DN XKLĐ và các đoàn thể, tổ chức chính quyền địa phương trong việc tạo nguồn XKLĐ, phân định rõ chức năng, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa các phát sinh tiêu cực có thể xảy ra. 8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các DN XKLĐ nhất là các chi nhánh và cơ sở XKLĐ phụ thuộc. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kể cả biện pháp hình sự đối với DN không chấp hành pháp luật, cương quyết rút giấp phép XKLĐ đối với các DN thường xuyên vi phạm. 174 3.5.1.4. Các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với , Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lập và trình Chính phủ kế hoạch XKLĐ hàng năm, 5 năm phụ hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ LĐ, TB và XH xây dựng chế độ, quy chuẩn về tài chính và quản lý tài chính trong XKLĐ, các chính sách và chế độ liên quan đến thuế, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ báo cáo tài chính, các khoản đóng góp của DN XKLĐ đối với ngân sách nhà nước. 3. Ngân hàng Nhà nước kết hợp với Bộ LĐ, TB và XH xây dựng các chính sách tín dụng đối với LĐ chuẩn bị xuất cảnh, chính sách kiều hối, tỷ giá hối đoái đối với các khoản ngoại tệ người LĐ chuyển về, chính sách cho vay ưu đãi đối với người LĐ hoàn thành hợp đồng cần vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. 4. Bộ Ngoại giao chỉ đạo các đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường bảo hộ hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của người lao động và DN ở các nước sở tại đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các cán bộ phụ trách lao động hoạt động theo quyền hạn và chức trách của mình. 5. Bộ Công an tiến hành rà soát các khâu làm hộ chiếu, đơn giản hóa tối đa các thủ tục xin cấp hộ chiếu của người lao động, tăng cường kiểm tra khâu xuất nhập cảnh không để các tội phạm lợi dụng XKLĐ trốn ra nước ngoài, phối hợp với , Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội điều tra làm rõ các sai phạm trong lĩnh vực XKLĐ, chuyển nhanh các vụ án có liên quan đến XKLĐ qua Viện Kiểm Sát, Tòa Án truy tố và xét xử kịp thời mang tính răn đe và giáo dục. 6. UBND các cấp cần quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về XKLĐ, tăng cường quản lý XKLĐ trên địa bàn của mình, rà soát và đơn giản hóa các thủ tục trong mô hình liên kết với các DN, chỉ đạo các Ban chỉ đạo XKLĐ địa phương phối hợp chặt chẽ với DN trong công tác tuyên tuyền, tuyển chọn, đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng, hỗ trợ và cho người LĐ vay tiền và quản lý LĐ làm việc ở nước ngoài. 175 3.5.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 1. Đầu tư, xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình trên thị trường LĐ quốc tế bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm XKLĐ không chỉ trong khâu ngoại ngữ mà cả các kiến thức khác như: Tâm lý lao động, quản trị nhân sự, luật, kinh doanh thương mại quốc tế…. Xây dựng quy trình làm việc khoa học, có chính sách khen thưởng thỏa đáng. 2. Xây dựng bộ phận phát triển thị trường của DN, ưu tiên nhân lực và tài lực cho bộ phậ___________n này, chủ động chọn lựa chiến lược phát triển thị trường XKLĐ, tổ chức thường xuyên các cuộc khảo sát đến các thị trường tiềm năng để tìm kiếm các cơ hội cũng như các nhu cầu LĐ của các thị trường này. Trong công việc cụ thể các doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát kỹ thị trường, tìm hiểu kỹ pháp luật lao động của từng thị trường nhất là thị trường mới, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác nước ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng LĐ, thẩm định kỹ các đơn hàng. 3. Tăng cường quản lý LĐ ở nước ngoài, cùng với chủ sử dụng LĐ, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài quản lý tốt LĐ ở nước ngoài, kịp thời giải quyết các phát sinh và quyền lợi cho người LĐ, giải quyết dứt điểm tình trạng lao động bỏ trốn, lành mạnh hóa môi trường sống và làm việc, đảm bảo an ninh trật tự của cộng đồng người lao động Việt Nam nhằm duy trì và tăng thị phần ở những thị trường XKLĐ truyền thống và thậm nhập vào các thị trường mới. 4. Xây dựng bộ phận chuyên trách đảm nhận chức năng tạo nguồn lao động, chủ động trong việc tuyển chọn, đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ cho người LĐ theo nhu cầu của thị trường nước ngoài. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn lao động xuất khẩu, chuẩn hóa các điều kiện của người lao động tham gia XKLĐ. 5. Tìm kiếm những đơn hàng tốt, thu nhập cao, điều kiện sống và làm việc hợp lý, tiến hành thẩm định kỹ đơn hàng và đối tác nước ngoài để đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. 6. Đa dạng hóa các hình thức XKLĐ, phát triển các hình thức đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo tổ, đội được tổ chức bài bản bao chọn một công việc nhất định 176 như các đội xây dựng, các tổ phục vụ, … hoặc những đơn hàng lớn hoặc những đối tác uy tín vừa đảm bảo được yêu cầu của thị trường vừa đảm bảo đem lại hiệu quả cao trong XKLĐ, giảm dần các hình thức đưa lao động đi làm việc đơn lẻ, sống đan xen, khó quản lý và khó khăn trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi người lao động. 7. Tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên thông với địa phương để tạo nguồn lao động xuất khẩu, công khai mọi thông tin liên quan đến XKLĐ, xây dựng một số địa phương tạo nguồn trọng điểm để có điều kiện đầu tư chiều sâu, đồng thời phát triển tạo nguồn lao động ở những địa phương mới trên cơ sở kinh nghiệm và mô hình sẳn có. Chuẩn hóa quy trình tạo nguồn lao động nhất là trong lĩnh vực thủ tục, tài chính nhằm tạo điều kiện tối đa cho người lao động có điều kiện tham gia XKLĐ. Xây dựng đội ngũ công tác viên tạo nguồn lao động, có chính sách nhất quán, đãi ngộ hợp lý cho đối tượng này đồng thời có cơ chế giám sát để các cộng tác viên thực hiện đúng quy định của doanh nghiệp. 8. Tăng cường công tác thông tin tuyên tuyền về XKLĐ của DN đến tận người LĐ thông qua các hình thức khác nhau như: thông qua chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, qua hệ thống loa, đài phường xã, thông tin luu động…. Minh bạch hóa các thông tin và chi phí cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia XKLĐ. 9. Công khai hóa mọi chi phí mà người LĐ phải đóng trước khi đi trên cơ sở tuân thủ các quy định về XKLĐ nhất là các khoản chi phí được nhà nước quy định như: tiền môi giới, tiền quản lý, lương tối thiểu. đồng thời tiết giảm tối đa chi phí cho người lao động như phí thủ tục, vé máy bay, phí khám sức khỏe… giảm phí môi giới bằng cách tìm kiếm và ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng LĐ, thay tiền đặc cọc bằng thủ tục hợp đồng bảo lãnh của gia đình, người thân của người LĐ. Tuyệt đối không được thu các khoản phí không được phép. 10. Giải quyết tốt quyền lợi của người lao động khi về nước. Trong trường hợp người lao động về nước trước hạn, cần xác định rõ nguyên nhân và có chính sách hỗ trợ người lao động sớm hòa nhập cộng đồng, thành lập bộ phận dịch vụ trong nước để giới thiệu việc làm cho người lao đồng khi họ có nhu cầu. 177 3.5.3. Đối với người lao động 1. Chủ động tìm hiểu công việc và thị trường XKLĐ phụ hợp với năng lực của bản thân. Liên hệ trực tiếp với DN XKLĐ hoặc chính quyền địa phương để nắm bắt các thông tin liên quan đến thị trường, công việc, điều kiện sống và làm việc, thu nhập…, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng ký với DN XKLĐ, chủ sử dụng LĐ để quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài của mình. tuyệt đối không nghe theo lời dụ dỗ của các môi giới bất hợp pháp, các cò XKLĐ. 2. Chủ động nâng cao tay nghề của mình bằng việc tham gia học nghề một cách bài bản phụ hợp với nhu cầu LĐ của nước tiếp nhận, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và mục đích XKLĐ, chuyên cần trong học ngoại ngữ nhất là ngôn ngữ nước sở tại, rèn luyện sức khỏe, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán, cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc xa tổ quốc. 3. Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật liên quan đến các khoản phí đóng trước khi đi, nghiên cứu kỹ các khoản phí mà DN XKLĐ đưa ra nhằm phát hiện các khoản chi phí bất hợp lý, cương quyết không nộp các khoản phí này đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng biết để có hướng xử lý DN. 4. Chuẩn bị trước các điều kiện về tài chính để đáp ứng các khoản chi phí trước khi đi. Trong trường hợp cần thiết có thể làm thủ tục vay ở ngân hàng hoặc Qũy hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương. 5. Thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hợp đồng đã ký, khi có phát sinh mâu thuẫn tìm kiếm cách giải quyết hiệu quả, nếu không được thì yêu cầu hỗ trợ từ DN XKLĐ hoặc Đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, nghiêm cấm các hành động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại, nghiêm cấm việc tự ý phá vỡ hợp đồng ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp, làm mất trật tự, an ninh xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng LĐ Việt Nam. 6. Có kế hoạch học tập, tiêu dùng, tiết kiệm hợp lý để có tay nghề, kinh nghiệm và một số vốn nhất định khi kết thúc thời gian làm việc ở nước ngoài và sử dụng hiệu quả khi trở về quê nhà. 178 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu lao động và tình hình phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua đã được phân tích trong chương 1 và chương 2, xu hướng và đặc điểm thị trường lao động trong và ngoài nước và nhất là những thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian tới, chương 3 đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới từ đó khẳng định lại một lần nữa tính khách quan và sự cần thiết việc đẩy mạnh và phát triển XKLĐ Việt Nam, điều này phụ hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nhận định về bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình thị trường lao động trong và ngoài nước kết hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động, chương 3 đã đưa ra các phương hướng, mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam về thị trường, số lượng và cơ cấu lao động xuất khẩu, hiệu quả kinh tế - xã hội, cơ chế và bộ máy quản lý xuất khẩu lao động và đặc biệt là có sự phân tích, đánh giá khả năng thực hiện những mục tiêu mà , Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề ra và đưa ra các mục tiêu có tính khả thi hơn trong điều kiện kinh tế các nước, nhất là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đang chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ sự phân tích và tổng hợp trên, chương 3 tập trung đề xuất một hệ thống gồm 9 giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian tới. Đó là các giải pháp về thị trường xuất khẩu lao động, về nguồn lao động xuất khẩu, về quản lý và hỗ trợ của nhà nước trong xuất khẩu lao động, về công tác thông tin, tuyên truyền xuất khẩu lao động, về doanh nghiệp xuất khẩu lao động, về hình thức xuất khẩu lao động, về tài chính cho xuất khẩu lao động, về quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài, và giải pháp về hậu xuất khẩu lao động. Để thực hiện thành công các nhóm giải pháp được đưa ra, chương 3 cũng đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ LĐ, TB và Xã hội, các Bộ, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp XKLĐ và người lao động. 179 KẾT LUẬN Xuất khẩu lao động, một phần của di chuyển lao động quốc tế đang trở thành một loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại mang tính tất yếu và bức thiết đối với nhiều nước trên thế giới. Phát triển XKLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát huy những lợi ích trao đổi quốc tế “Sức lao động” không chỉ đối với nước xuất khẩu mà cả nước nhập khẩu lao động. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới xem XKLĐ như một ngành kinh tế mũi nhọn, họ tổ chức XKLĐ bài bản có sự quản lý và hỗ trợ tối đa từ phía Nhà nước, có chiến lược phát triển XKLĐ gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn. XKLĐ của nước ta bắt đầu từ những năm 1980 thông qua hình thức đưa lao động sang các nước XHCN làm việc theo các Hiệp định hợp tác quốc tế về lao động. Từ năm 1991 đến nay, XKLĐ đã được chuyển dần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Gần 30 năm đưa lao động ra nước ngoài làm việc, XKLĐ Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt, số lao động đưa đi hàng năm và hiệu quả năm sau đều đạt cao hơn năm trước. Tuy nhiên phải khẳng định rằng những kết quả đạt được cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. XKLĐ của nước ta còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và vật cản cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện ngày nay, khi mà hầu hết các nước trên thế giới đang chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Qua đề tài nghiên cứu "Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế " luận án đã đạt được những thành công sau: - Đã hệ thống hóa toàn diện cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động, vai trò và hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường, phát triển xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển của XKLĐ và đồng thời xây dựng mô hình xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến sự phát triển XKLĐ Việt Nam, làm cơ sở cho việc điều tra xã hội học các chuyên gia và nhà quản lý tiêu biểu trong lĩnh vực XKLĐ về mức độ tác động đó, làm nền tảng cho việc đánh giá thực trạng XKLĐ và đưa ra các giải pháp phát triển XKLĐ Việt Nam trong thời gian tới. 180 - Đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước thành công trong phát triển XKLĐ và có điều kiện tương đồng với nước ta như Philippin, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm chung có thể vận dụng trong điều kiện Việt Nam. - Phân tích, đánh giá tình hình phát triển XKLĐ Việt Nam từ năm 1991 đến nay, đặc biệt trong 5 năm gần đây. Trong đó đã nêu bật được những thành tựu đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế về thị trường, nguồn nhân lực, cơ chế tổ chức và bộ máy, hiệu quả kinh tế - xã hội, QLNN và quản lý lao động xuất khẩu, công tác thông tin, tuyên truyền đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này trong thống nhất nhận thức về XKLĐ, hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng cơ chế chính sách, đầu tư thị trường, năng lực quản lý, chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu, chính sách hậu xuất khẩu lao động. - Trên cơ sở bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình thị trường LĐ trong và ngoài nước, những cơ hội và thách thức phát triển XKLĐ Việt nam trong thời gian tới, kết hợp với kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bám sát chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về XKLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đã đưa ra các định hướng và mục tiêu phát triển XKLĐ Việt Nam đồng thời đề xuất hệ thống 9 giải pháp cơ bản và đồng bộ về thị trường XKLĐ, nguồn LĐ xuất khẩu, công tác thông tin, tuyên truyền, cơ chế tổ chức và bộ máy, hình thức XKLĐ, tài chính trong XKLĐ, quản lý người LĐ xuất khẩu, quản lý và hỗ trợ của nhà nước trong XKLĐ và giải pháp về hậu XKLĐ. - Đã đưa ra hệ thống các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Ban, Ngành, UBND các cấp, DN XKLĐ và người LĐ để đảm bảo cho các giải pháp sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả nhằm phát triển bền vững XKLĐ Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã có điều kiện thu thập số liệu, điều tra, phân tích, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý và người lao động đi làm việc ở nước ngoài để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững XKLĐ trong thời gian tới, song đây là đề tài mở, còn nhiều vấn đề tiếp tục được nghiên cứu, thử nghiệm và từng bước tổ chức thực hiện, rất mong nhận được ý kiến đóng góp và bổ sung của các nhà khoa học, các chuyên gia nhằm nâng cao tính khả thi của các giải pháp phục vụ sự nghiệp phát triển XKLĐ chung của đất nước. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Làm thế nào để đưa được nhiều Tu nghiệp sinh Việt Nam đến Nhật Bản, Tạp chí Lao động – Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số 282, trang 40-41, Hà Nội, tháng 3/2006 2. Nguyen Tien Dung (2007), Some Methods to Promote Labour Export to Malaysia, Economic Development Review, The HCMC University of Economics, No 150, page 18-19, Hochiminh City, February 2007 3. Nguyen Tien Dung (2008), Some Measures to Develop the Labor Export in Czech Republic, Economic Development Review, The HCMC University of Economics, No 167, page 15-17, Hochiminh City, July 2008 4. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Một số giải pháp tăng cường quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Tạp chí Phát triển kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, số 221, trang 34-38, TP. HCM, Tháng 3/2009 5. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Phân tích tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 147, trang 22-29, Hà Nội, Tháng 9/2009 6. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Phát triển thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam trong điều kiện ngày nay, Tạp chí Phát triển kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, số 228, trang 29-34, TP. HCM, Tháng 10/2009 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Thách thức và những vấn đề cần quan tâm, Hội thảo quốc gia về chương trình phái cử lao động giai đoạn 2009-2015, Quảng Ninh, Việt Nam, 1/2009 [2] PGS-TS. Mạc Tiến Anh, Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam phục vụ XKLĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 5/2006 [3] PGS-TS. Mạc Tiến Anh, Dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp – Thực trạng và giải pháp, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 3/2008 [4] Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân: Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nhà XB KH và KT, Hà Nội, 2003 [5] TS Nguyễn Thị Hồng Bích, Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiệm và bài học, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, Hà Nội 2007 [6] Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 41 - CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về xuất khẩu lao động và chuyên gia. [7] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011- 2015, Dự thảo, Hà Nội tháng 12/2009 [8] Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài, Hà Nội ,1990 [9] Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Báo cáo về số liệu thông kê lao độngviệc làm ở Việt Nam, Hà Nội,2000,2004, 2005, 2006, 2007, 2008 [10] Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Xu hướng việc làm Việt Nam 2009 và những dự báo lao động và việc làm những năm tiếp theo, Hà Nội tháng 8/2009 [11] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Báo cáo hội nghị việc làm và xuất khẩu lao động, Hà Nội 15/12/2008 [12] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tạp chí Lao động - Xã hội, Từ năm 2004 đến năm 2009 [13] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015. Hà Nội, 2006 [14] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020. HàNội,4/2009 [15] Bộ Luật Lao động 1994, luật sửa đổi bổ sung (4/2002),Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM, năm 2002 [16] Bộ luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 2006, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2007 [17] AadityaMattoo, Antonia Carzanga, Di chuyển con người để cung cấp dịch vụ. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin Hà Nội 2003 [18] PGS-TS Nguyễn thị Cành,(2004) Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế. Lý thuyết và thực nghiệm (Sách tham khảo). NXB ĐHQG TP. HCM [19] GS-TS Nguyễn Thị Cành và các cộng sự, Xây dựng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, Báo cáo sơ khởi tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài trọng điểm ĐHQG TP. HCM, TP. Hồ Chí Minh 9/2009 [20] Cục Quản lý Lao động ngoài nuớc, Bộ LĐ, TB và XH, Một số thị trường lao động ngoài nước ( Tài liệu tham khảo ), Hà Nội 2003 [21] Cục Quản lý Lao động ngoài nuớc, Bộ LĐ, TB và XH, Báo cáo tổng kết và triển khai Nghị định 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội, tháng 12/2003 [22] Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH Tạp chí việc làm ngoài nước, từ năm 2004 đến năm 2009 và số 1,2 năm 2010 [23] Cục Quản lý Lao động ngoài nuớc, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2005,2006,2007,2008,2009 và phương hướng nhiệm vụ năm tới, Hà Nội [24] Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH, Các tư liệu về xuất khẩu lao động từ năm 1990-2010 [25] Cục Quản lý Lao động ngoài nuớc, Bộ LĐ, TB và XH, Khóa bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế về xuất khẩu lao động, Hà Nội, tháng 1/2009 [26] Cục Quản lý Lao động ngoài nuớc, Bộ LĐ, TB và XH, Khóa bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế về xuất khẩu lao động, TP.HCM, tháng 7/2009 [27] Cục Việc làm thuộc Bộ LĐ, TB và XH, Kết quả điều tra Việc làm và Thất nghiệp 2007, Hà Nội, tháng 3 năm 2008 [28] Cục Việc làm thuộc Bộ LĐ, TB và XH, Kết quả điều tra Việc làm và Thất nghiệp 2008, Hà Nội, tháng 4 năm 2009 [29] TSKH. Phạm Đức Chính, (2005), Thị trường lao động, Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , Hà Nội 2005 [30] C. Mác. Tư bản, quyển 1, tập 1, Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va; Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1988 [31] TS. Hạ Thị Thiều Dao, Đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam, Hội thảo Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam, TP. HCM tháng 12/2008 [32] Nguyễn thị Kim Dung, Chi phí và lợi ích của lao động di cư quốc tế trong các nước tiểu vùng sông Mê Kông, TP. Hồ Chí Minh, 9/2009 [33] TS.Nguyễn Hữu Dũng, Tác động của di cư lao động quốc tế đối với việc phát triển KT-XH của nước gửi lao động và kinh nghiệm của Việt Nam. Hội thảo quốc gia về chương trình phái cử lao động, Quảng Ninh, 1/2009 [34] Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1986 [35] Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII và IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996,2001 [36] Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 [37] Đào Công Hải, Thị trường lao động Hàn Quốc, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 4/2007 [38] Trần Văn Hằng (1996), Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010, luận án phó tiến sĩ kinh tế. Viện Kinh tế học. Hà Nội [39] Nguyễn thị Minh Hằng (2003), Tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở nước ta, Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính quốc qia [40] TS Nguyễn Thị Hiền, Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN, Nhà XB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 [41] Lê Hồng Huyên, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động Việt Nam, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 6/2005, Cục Quản lý Lao động ngoài nước Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội [42] Học viện Hành chính quốc gia, Một số thuật ngữ hành chính, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000 [43] Hội Luật gia Việt Nam, Bảo vệ quyền lợi của người lao động di trú, pháp luật và thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia, Sách tham khảo, Nhà Xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, 2008 [44] Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, Bản tin từ năm 2004 đến năm 2009 [45] Nghị định số 370/HĐBT ngày 09/11/1991, Quy chế về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài [46] Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài [47] Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài [48] Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng [49] Nguyễn Bá Ngọc, Toàn cầu hóa cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2002 [50] Nolwen Henaff – Jean – Yves Martin (2001), Lao động, Việc làm và Nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Biên tập khoa học, Nhà XB Thế giới [51] Tài liệu và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, các phương án tài chính xuất khẩu lao động của của các công ty xuất khẩu lao động( Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại - SONA, Công ty Xuất khẩu lao động - Thương Mại và Du lịch - SOVILACO, Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư giao thong vận tải – TRACIMEXCO, từ năm 2005 đến 2009 [52] Nguyễn thị Phương Linh,(2004) Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội [53] Đặng Như Lợi, Một số vấn đề cần quan tâm trong thực thi pháp luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng qua giám sát, khảo sát một số địa phương ở Miền Bắc và Miền Trung, Báo cáo tại hội thảo khu vực phía nam đại biểu dân cư và chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động tháng 9/ 2009TP. Hồ Chí Minh 9/2009 [54] PGS-TS Nguyễn văn Luân, (2004) Kinh tế vĩ mô, (Đề cương bài giảng, bài tập dành cho cao học & NCS) TP.HCM [55] Phạm Kim Nhuận, Ngân hàng chính sách và xã hội Việt Nam triển khai cho vay đi xuất khẩu lao động, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 1/2009 [56] Nguyễn Thị Kim Ngân, Triển vọng hợp tác lao động giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông, các giải pháp để phát triển thị trường lao động này, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 1/2009 [57] TS. Hoàng Kim Ngọc, Tổng quan về chính sách và hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm viêc ở nước ngoài theo hợp đồng, Báo cáo tại hội thảo khu vực phía nam đại biểu dân cư và chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động, TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/ 2009 [58] TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Xuất khẩu lao động trong thời kỳ khủng hoảng- Các giải pháp, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, số 2/2009 [59] Quách Tiên Phong, Thực trạng pháp luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam trong xu hướng hài hòa và hoàn thiện pháp luật với quy định quốc tế hoặc luật pháp các nước nhập cư, Báo cáo tại hội thảo khu vực phía nam đại biểu dân cư và chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động, TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/ 2009 [60] TS. Lê văn Thanh, Cơ hội mới cho tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, Tạp chí việc làm ngoài nước, Hà Nội 6/2005 tr2 [61] Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và Thế giới, Kinh tế 2008-2009 Việt Nam và Thế giới, Hà Nội 2008,2009 [62] Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ, TB và XH, Tư liệu và báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2001-2008. [63] Tổng cục Thống kê, Tài liệu và Niêm giám thống kê Việt Nam, các năm 2004 -2008. Nhà xuất bản Tổng cục Thống kê, Hà Nội.2005-2008. [64] Tổng cục Thống kê, Báo cáo kết quả suy rộng mẫu- Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, Hà Nội tháng 12/2009 [65] Th.S Bùi Sỹ Tuấn, Tăng cường quản lý nhà nước để ổn định và phát triển hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 3/2007 [66] Nguyễn Lương Trào (1994), Mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Luận án phó tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân. [67] TS. Nguyễn Lương Trào, Vấn đề đáp ứng yêu cầu về kỹ năng nghề và ngoại ngữ thị trường lao động quốc tế: Hướng đi nào cho hiệu quả?, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 3/2007 [68] TS Nguyễn Lương Trào, Bài giảng về tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam , Hà Nội, 2009 [69] Bảo Trang, Thị trường lao động Anggôla và Môdămbích , tiềm năng cho lao động nông nghiệp Việt Nam, Tạp Chí Việc làm ngoài nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ, TB và XH số 5/2008 [70] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1,2, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2008 [71] PGS.TS. Nguyễn Văn Trình, (2005) Bài giảng Quản lý kinh tế dành cho học viên cao học, khoa Kinh tế Đại Học Quốc Gia TP. HCM. [72] Phạm Qúy Thọ: Thị trường lao động Việt Nam – thực trạng và các giải pháp phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2005 [73] TS.Trần Thị Thu: Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2006 [74] Paul A. Samuelson, William Nordhalls, Kinh tế học (Tái bản lần thứ nhất) – Sách tham khảo- tập 1,2, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2002 [75] TS. Cao Văn Sâm (1994) Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý xuất khẩu lao động và chuyên gia ở nước ta trong giai đoạn tới, Luận án phó tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [76] TS. Cao văn Sâm, Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam, Tạp chí việc làm ngoài nước, Nội san, Hà Nội 5/2005 tr.2 [77] Ủy ban Các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, Nâng cao hiệu quả quản lý để phát huy thế mạnh của hoạt động xuất khẩu lao động, Tạp chí việc làm ngoài nước, Nội san, Hà Nội 4/2005 [78] TS. Nguyễn Thị Hải Vân, Những giải pháp đột phá trong chương trình việc làm giai đoạn 2006-2010, Tạp chí Lao động –Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số 282 năm 2006 [79] Thông tư số 16/2007/TTLT BLĐTBXH - BTC ngày 11/ 07 /2007 [80] Thông tư số 17/2007/ TTLT - BLĐTBXH - NHNNVN ngày 04/09/2007 [81] Thông tư số 11/2008/ TTL - BLĐTBXH - BTC ngày 21/07/2008 [82] Quyết định số 365/2004/QĐ - NHNN ngày 13/04/2004 [83] Quyết định số 144/2007/QĐ - TTg ngày 31/08/2007 [84] Quyết định số 61/2008/QĐ - LĐTBXH ngày 12/08/2008 Tài liệu bằng tiếng anh [85] EAPEP – Economically Active Population Estimates and Projections, 1980- 2020, ILO http:// laborsta.ilo.org/STP/ guest, 2009 [86] Korea International Labour Foundation, Labor situation in Korea 2009, KOILAF, May 2009 [87] Bruno Maltoni, International Experiences on Remittances and Support to Returned Workers Reintegration, National Workshop on Development of a Labour Dispatch Programme ” Quang Ninh, Vietnam, January 2009 [88] Bruno Maltoni, International Views, Policies and Laws on Labour Migration Management, IOM , Hanoi, September, 2009 [89] Thetis Mangahas, Managing migration for decent work, The implementation of the ILO Multilateral Framework on Labour Migration (MLF) with special reference to Asia, Hanoi, September, 2009 [90] Manolo Abella, International Trends in Temporary Labour Migration, Quang Ninh, National Workshop: “Development of a Labour Dispatch Programme in Vietnam” Quang Ninh, Vietnam, January 2009 [91] Ricardo Cordero, International Demand of Foreign Workers in relation to Vietnamese Labour-supply Capacity,National Workshop: “Development of a Labour Dispatch Programme in Vietnam” Quang Ninh, January 2009 Một số website chính DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước giai đoạn 1980-1990 Phụ lục 2: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 1980-1990 Phụ lục 3: Số lượng và thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam Phụ lục 4 : Số lượng lao động di cư và kim ngạch xuất khẩu lao động của một số nước Châu Á năm 2008 Phụ lục 5: Kim ngạch xuất khẩu lao động các nước Đông Nam Á Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn nhà quản lý và chuyên gia về các yếu tố tác động đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam Phụ lục 7: Item-Total Statistics Phụ lục 8: Reliability Statistics Phụ lục 9: Model Summaryb Phụ lục 10: ANOVAb Phụ lục 11: Biểu đồ Histogram của mô hình nghiên cứu Phụ lục 12: Biểu đồ Normal P-P plot của mô hình nghiên cứu Phụ lục 13: Dự báo tổng số dân và dân số thế giới trong độ tuổi lao động Phụ lục 14: Dự báo số dân, dân số trong độ tuổi lao động một số nước và khu vực Phụ lục 15: Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam tính đến 31/12/2009 Phụ lục 1: Số lượng lao độ_____________ng Việt Nam đi làm việc tại các nước giai đoạn 1980-1990 Đơn vị tính: người Nước Theo hiệp định Chính phủ Theo HĐ nhận thầu Học nghề chuyển qua LĐ Tổng cộng Liên Xô 103.589 1765 21 105.375 CHDC Đức 69.016 - 2.896 71.912 Tiệp Khắc 37.028 773 19.400 57.201 Bungari 27.239 6.293 629 34.161 Ba Lan - 229 - 229 Libya - 558 - 558 Hungari - 200 - 200 Irắc - 20.108 - 20.108 Angieri - 1.032 - 1.032 Tổng cộng 236.872 30.958 22.946 290.776 Nguồn: Tổng kết 10 năm hợp tác quốc tế về lao động 1980-1990, Bộ LĐ, TB và XH Phụ lục 2: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 1980-1990 Năm Số lao động đưa đi Năm Số lao động đưa đi 1980 1.570 người 1986 9.030 người 1981 27.033 người 1987 48.815 người 1982 22.970 người 1988 71.820 người 1983 15.400 người 1989 59.930 người 1984 4.430 người 1990 3.070 người 1985 5.010 người Cộng 269.078 người Nguồn: Tổng kết 10 năm hợp tác quốc tế về lao động 1980-1990 Bộ LĐ, TB và XH Phụ lục 3: Số lượng và thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam Đơn vị tính : người Nước nhập khẩu lao động 2000 2003 2005 2006 2007 2008 2009 Angeri 0 0 6 0 204 422 440 Angola 0 0 0 0 12 62 7 Anh 0 0 78 0 0 0 0 Arập Xêút 70 10 0 205 1.620 2.987 2.604 Babrain 0 0 0 0 32 497 2.248 Belarus 0 0 0 0 0 79 0 Bồ Đào Nha 0 0 0 0 0 0 102 Bungaria 0 0 0 0 0 32 7 Brunei 0 0 0 178 1.010 252 12 Canada 1 0 0 0 0 28 22 Campuchia 0 0 0 284 408 817 1.769 Cata 0 0 47 2.621 4.685 1.622 121 CH Czech 0 29 0 0 423 1.432 139 CH Síp 23 0 6 1 10 434 1.504 Cô oét 0 0 0 0 61 158 282 Êthiopia 0 24 0 0 0 33 2 Đan Mạnh 0 16 80 48 42 18 6 Đài Loan 8.099 29.069 22.784 14.127 23.640 31.631 21.677 Hàn Quốc 7.316 4.336 12.102 10.577 12.187 18.141 7.578 Hoa Kỳ 4 0 10 21 0 38 0 Hồng Kông 0 0 11 0 0 0 0 Lào 599 0 6.733 4.371 3.068 3.137 9.070 Latvia 0 0 0 0 0 25 0 Nước nhập khẩu lao động 2000 2003 2005 2006 2007 2008 2009 Libya 256 178 0 88 162 1.989 5.241 Liên Bang Nga 0 0 0 0 33 953 1.654 Macao 0 0 0 0 2.132 3.025 3.275 Malaysia 239 38.227 24.605 37.941 26.704 7.810 2.792 Maldives 0 0 0 0 203 582 3 Malta 0 0 0 0 0 12 0 Môzămbic 0 0 0 0 0 16 6 New zealand 0 0 0 0 0 3 0 Nhật Bản 1.355 2.256 2.955 5.360 5.517 6.142 5.456 Palau 385 31 14 0 19 0 0 Panama 389 409 232 25 383 0 233 Phần Lan 0 0 0 0 0 118 0 Pháp 0 0 32 9 0 2 0 Ô man 0 0 0 0 39 96 309 Rumania 0 0 0 0 0 204 671 Thụy Điển 0 0 0 0 0 0 136 Samoa- Mỹ 48 0 0 0 5 10 0 Slovakia 0 0 0 0 15 372 84 Singapore 84 7 60 31 129 204 195 U.A.E 0 339 834 1.743 2.130 2.845 4.733 Úc 0 0 0 0 32 62 40 Ukraina 0 0 0 0 11 294 244 Jordany 0 0 0 0 109 406 0 Tổng cộng 31.500 75.000 70.594 78.855 85.020 86.990 73.028 Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phụ lục 4 : Số lượng lao động di cư và kim ngạch xuất khẩu lao động của một số nước Châu Á năm 2008 Nước xuất cư Số lượng lao động đang làm việc ở nước ngoài Kim ngạch XKLĐ Các nước tiếp nhận lao động chính Myanmar 1.840.000 người - Thái Lan, Malaysia Thái Lan 350.000 người 1,9 tỷ USD Trung Đông, Đài Loan, Singapore, Bruney Lào 175.000 người 0,15 tỷ USD Thái Lan Campuchia 185.000 người 0,4 tỷ USD Thái Lan Việt Nam 495.000 người 1,7 tỷ USD Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia Philippin 5.030.000 người 18,8 tỷ USD Trung Đông, Hồng Công, Singapore, Ý, Malayisa Malaysia 400.000 người 1,95 tỷ USD Singapore, Nhật Bản Singapore 150.000 người - Malaysia Indonesia 5.000.000 người 6,95 tỷ USD Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, UAE Trung Quốc 3.000.000 người 9,75 tỷ USD Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Phi Ấn Độ 5.000.000 người - Trung Đông, Malaysia Bangladesh 2.100.000 người - Trung Đông, Malaysia Pakistan 1.600.000 người - Trung Đông, Malaysia Sri Lanka 1.500.000 người - Trung Đông, Malaysia Nepal 700.000 người - Trung Đông, Malaysia Nguồn:Thetis Mangahas (2009), Managing migration for decent work, The implementation of the ILO Multilateral Framework on Labour Migration (MLF) with special reference to Asia, ILO, 2009 Phụ lục 5: Kim ngạch xuất khẩu lao động các nước Đông Nam Á Đơn vị tính: ngàn USD Indonesia, 6,950 Philippin, 6,212 Philippin, 18,800 Việt Nam, 1,300 Việt Nam, 1,700 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 Indonesia 1,190 5,419.60 5,722.40 6,174 6,950 Campuchia 121 200 297.4 353 400 Malaysia 981 1,281 1,550 1,803 1,950 Lào 104 131 116.4 125 150 Philippin 6,212 13,566 15,251 16,291 18,800 Thái Lan 1,697 1,187 1,333.10 1,635 1,900 Việt Nam 1,300 1,550 1,600 1,650 1,700 2000 2005 2006 2007 2008 Nguồn: Thetis Mangahas (2009), Managing migration for decent work, The implementation of the ILO Multilateral Framework on Labour Migration (MLF) with special reference to Asia, ILO 2009 Phụ lục 6: PHIẾU PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN LÝ VÀ CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM ( Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học) Kính gửi: Qúi Ông/ Bà Hiện nay, Khoa kinh tế Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đang tiến hành nghiên cứu đề tái “Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam”. Để có những thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu, Chúng tôi tiến hành khào sát các nhà quản lý, các chuyên gia trong các lĩnh vực cón liên quan đến xuất khẩu lao động. Xin Ông/ Bà dành chút thời gian trả lới bảng câu hỏi sau. Tất cả các thong tin được ghi nhận sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học Rất mong sự giúp đỡ và cộng tác của Quí Ông/ Bà Chúng tôi xin chân thành cám ơn. Mọi chi tiết xin liên hệ: Ths. Nguyễn Tiến Dũng Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia TP. HCM Đt: 0988126699 08-39300906 Email: tiendung2101@yahoo.com.vn I / Một số thông tin cá nhân 1.1. Họ và tên:....…………….……….…………………………..………..………… - Năm sinh:…………………….…………..…...…..……………………………… ___________- Giới tính : Nam 􀂉 Nữ 􀂉 1.2. Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học 􀂉 Thạc sĩ 􀂉 Tiến sĩ 􀂉 Trình độ khác 􀂉 1.3. Nơi công tác:..……….....…………….…………...…………………………….. …..………………………………………………………….…….. 1.4. Chức vụ:……...…………………….……………...……………………………. II / Phần dành cho lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Xin vui lòng cho biết một số thông tin liên quan đến doanh nghiệp mà Ông/Bà đang làm việc 2.1.Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu 􀂉 Doanh nghiệp nhà nước 􀂉 Công ty cổ phần nhà nước chi phối 􀂉 Công ty cổ phần 􀂉 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2.2. Loại hình doanh nghiệp 􀂉 Chuyên doanh XKLĐ 􀂉 Không chuyên doanh XKLĐ 2.3. Quy mô vốn 􀂉 Vốn pháp định dưới 10 tỷ 􀂉 Vốn pháp định trên 10 tỷ 2.4. Số CB-CNV làm việc trong lĩnh vực XKLĐ 􀂉 Dưới 50 người 􀂉 Từ 50 đến 100 người 􀂉 trên 100 người III/ Phần chung cho các nhà quản lý và chuyên gia 3.1. Xin Ông/ Bà cho biết tầm quan trọng của từng yếu tố dưới đây tác động đến sự phát triển bền vững XKLĐ Việt Nam ( đánh dấu X vào ô tương ứng của từng yếu tố với các mức độ từ 1- rất không quan trọng; 2-không quan trọng; 3- tương đối quan trọng, 4- quan trọng, 5-rất quan trọng) TT Các yếu tố 1 2 3 4 5 01 Nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường nước ngoài 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 02 Thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người lao động Việt Nam ở nước ngoài 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 03 Chính sách tiếp nhận lao động Việt Nam của nước nhập khẩu lao động 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 04 Số lượng lao động sẳn sàng tham gia xuất khẩu lao động của Việt Nam 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 05 Chất lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động của Việt Nam 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 06 Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 07 Chênh lệch thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người lao động giữa Việt Nam và nước nhập khẩu lao động 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 08 Thời gian làm việc của người lao động ở nước ngoaì 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 09 Tổng chi phí mà người lao động phải đóng khi xuất khẩu lao động 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 10 Khả năng tài chính của người lao động trước khi xuất khẩu lao động 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 11 Số lượng doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 12 Năng lực của các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 13 Cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý xuất khẩu lao động 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 􀂉 3.2. Xin vui lòng cho biết đánh giá của Ông/ Bà về mức độ phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua so với tiềm năng của đất nước Rất thấp 􀂉 Thấp 􀂉 Trung bình 􀂉 Cao 􀂉 Rất cao 􀂉 3.3. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ tác động của từng yếu tố dưới đây như thế nào đối với sự phát triển của xuất khẩu lao động Việt Nam thời gian qua TT Các yếu tố Rất yếu Yếu trung bình mạnh Rất mạnh 01 Các yếu tố về phía cầu trong XKLĐ - Nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường nước ngoài - Thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người lao động Việt Nam ở nước ngoài - Chính sách tiếp nhận lao động Việt Nam của nước nhập khẩu lao động 02 Các yếu tố về phía cung trong XKLĐ - Số lượng lao động sẳn sàng tham gia xuất khẩu lao động của Việt Nam - Chất lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động của Việt Nam - Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam 03 Các yếu tố về tài chính của người lao động - Chênh lệch thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người lao động giữa Việt Nam và nước nhập khẩu lao động - Thời giann làm việc của người lao động ở nước ngoaì - Tổng chi phí mà người lao động phải đóng khi xuất khẩu lao động - Khả năng tài chính của người lao động trước khi xuất khẩu lao động 04 Các yếu tố về cơ chế và quản lý XKLĐ - Số lượng doanh nghiệp và tổ chức được phép xuất khẩu lao động - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động - Cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý xuất khẩu lao động Xin chân thành cám ơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển xuất khẩu lao động trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.doc