Đề tài Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI

LỜI MỞ ĐẦU. Từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vị thế của Việt Nam trên mặt trận kinh tế càng ngày càng được khẳng định. Khi tự do hóa thương mại là một tất yếu thì nó chỉ ra rằng sự hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới là một hành trang trên bước đường phát triển kinh tế của mỗi quốc gia dân tộc. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương Mại thế giới WTO, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới, sự ràng buộc ngày càng mạnh mẽ hơn giữa các nền kinh tế. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển. Sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực cũng như quốc tế của các quốc gia đã kéo theo sự bùng nổ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) trên phạm vi toàn cầu. Ngày càng có nhiều dự án và nhiều tỷ USD vốn đầu tư của nước ngoài đưa vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nước ta. Bên cành đó cũng có nhiều dự án, vốn của các cá nhân tổ chức Việt Nam đầu tư vào các nền kinh tế quốc gia khác. Vai trò của khối doanh nghiệp FDI là vô cùng to lớn đối với nền kinh tế nước ta, nó đã được kiểm chứng trong suốt hơn hơn 20 năm đổi mới của đất nước ta cũng như các quốc gia phát triển khác. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút sử dụng hiệu quả vốn đầu tư FDI nhằm phát triển kinh tế nước nhà. Đây là một vấn đề khó nhưng không có nghĩa là không có lời giải đáp. Đúc rút từ kinh nghiêm thực tế thu hút vốn FDI trong nước cũng như trên giác độ phân tích thu hút vốn FDI của các quốc gia khác để vận dụng một cách linh hoạt vào những điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả tối ưu là hết sức cần thiết. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU. 3 Chương I : Cơ sở lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. 4 1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp có vốn FDI. 4 1.1 Khái niệm. 4 1.2 Các đặc trưng cơ bản của khối doanh nghiệp FDI. 4 2. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài và phân loại doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam. 5 2.1 Quá trình hình thành hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài. 5 2.2 Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI. 7 2.3 Phân biệt doanh nghiệp có vốn FDI với nhau và với các doanh nghiệp trong nước. 9 Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ 1988_ 2008 của Việt Nam. 11 1. Tổng quan FDI vào Việt Nam. 11 1.1 Số lượng các dự án, số vốn cam kết, số vốn giải ngân thực tế. 11 1.2 Phân chia FDI theo hình thức đầu tư. 11 1.3 Cơ cấu FDI theo khu vực, nước đầu tư. 12 1.4 Phân bổ FDI theo ngành kinh tế. 12 1.5 Phân bổ FDI theo địa phương. 14 2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN. 15 2.1 Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến 2007: 15 2.2 Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án ĐTNN : 16 2.3 Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: 18 Chương III : Khái quát vai trò của khu vực FDI. 19 1. Vai trò của khu vực FDI. 19 1.1 FDI đối với đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 19 1.2 FDI với nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu 20 1.3 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 22 1.4 FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước 22 1.5 ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế: 23 2. Mặt hạn chế của khu vực FDI 24 2.1 Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ. 24 2.2 Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 24 2.3 Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ. 25 Chương IV : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI. 26 1. Định hướng thu hút vốn đầu tư: 26 1.1 Thu hút vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực. 26 1.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng: 27 2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực ĐTNN. 28 2.1 Nguyên nhân của những thành tựu: 28 2.2 Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. 29 3. Bài học kinh nghiệm: 30 4. Các giải pháp chủ yếu: 31 4.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch: 31 4.2 Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: 31 4.3 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: 32 4.4 Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: 32 4.5 Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương: 33 4.6 Nhóm giải pháp về cải cách hành chính: 34 4.7 Một số giải pháp khác: 34 KẾT LUẬN 35 Tài liệu tham khảo 37

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép đầu tư tính từ thời điểm 1988_ 2008 lên tới 9803 dự án với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó vốn điều lệ đăng ký hoạt động là 52 014 038 372 USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 149 774 721 399 lớn hơn rất nhiều con số vốn điều lệ đăng ký. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư không ngừng mở rộng vốn đầu tư ban đầu vào Việt Nam. Trong vòng 3 năm trở lại 2006-2008 đây vốn đăng ký đã có bước chuyển mạnh mẽ mang tính đột biến. Vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm liên tục đạt mức cao kỷ lục. Năm 2006 cả nước đã thu hút được 12 tỷ USD vốn đăng ký tăng 83% so với năm 2005. Năm 2007 vốn đăng ký tiếp tục lập kỷ lục với 21,3 tỷ USD, tăng 71% so với năm 2006. Riêng năm 2008, vốn đăng ký tăng 3 lần so với năm 2007 với vốn đăng ký đạt trên 64 ỷ USD. Nhìn chung , trong 3 năm qua , vốn FDI thực hiện cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2006 vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD tăng 24% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 8 tỷ USD , tăn 96% , gần gấp 2 lần năm 2006. Trong năm 2008, vốn giải ngân đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2007, đạt mức cáo nhất trong hơn hơn 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Phân chia FDI theo hình thức đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư từ năm 1988_ 2008. Tính tới ngày 19/12/2008 và với các dự án còn hiệu lực. Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ 100% vốn nước ngoài 7574 87 603 370 097 30 987 349 841 Liên doanh 1822 51 581 669 776 15 097 682 920 Hợp đồng hợp tác KD 227 4 614 081 702 4 141 568 783 Công ty cổ phần 170 4 130 866 824 1 237 493 828 Hợp đồng BOT, BT, BTO 9 1 746 725 000 466 985 000 Công ty Mẹ_Con 1 98 008 000 82 958 000 Tổng số 9 803 149 774 721 399 52 014 038 372 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ cấu FDI theo khu vực, nước đầu tư. Trong 3 năm trở lại đây 2006-2008, có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó Malaysia đứng vị trí thứ nhất, chiếm 17,o% tổng vốn đăng ký. Đài Loan đứng thư hai, chiếm 13,1% ; Nhật Bản đứng vị trí thưa ba chiếm 11,1% ; Hàn Quốc đứng thứ tư, chiếm 10,8% và British Virgrin Islands đứng thứ năm, chiếm 9,5%. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự dịch chuyển theo hướng tích cực từ các nước quốc gia và vũng lãnh thổ thuộc Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Công…sang các khu vực khác như Châu Âu gồm Thủy Sĩ, Anh, Samoa, Síp, Pháp, Hà Lan, Đức, Đan Mạch…và Châu Mỹ như Canada, Hoa Kỳ Tính từ 1988-2008 đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước đã có tới 6 nước có số vốn đầu tư trên 11 tỷ USD. STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ 1 Đài Loan 1940 19,650,567,091 7,816,779,142 2 Malaysia 302 17,783,408,023 3,812,797,776 3 Nhật Bản 1046 17,158,201,448 4,875,799,623 4 Hàn Quốc 2058 16,526,117,830 5,862,630,195 5 Singapore 651 15,438,025,346 5,132,305,330 6 BritishVirginIslands 404 11,704,426,217 3,917,299,736 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phân bổ FDI theo ngành kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành từ năm 1988_ 2008. Tính tới ngày 19/12/2008 và với các dự án còn hiệu lực. Theo đó ngành Công Nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong suốt thời ký dài hơn 20 năm đổi mới thu hút đầu tư. Bên cạnh đó lĩnh vực Nông nghiệp không nhận được sự quan tâm ưu ái trong các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, với tỷ trọng vốn đầu tư trên tổng số vốn đầu tư chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là 3% trong khi đó Công Nghiệp Xây Dựng chiếm tới 59% gấp gần 20 lần. STT Chuyên ngành Số dự án tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ I CN-xây dựng 6 303 87,799,745,637 29,663,816,911 CN dầu khí 48 14,477,841,815 4,658,841,815 CN nhẹ 2740 15,680,141,811 6,884,439,318 CN nặng 2602 47,164,684,169 14,132,235,521 CN thực phẩm 350 4,199,005,162 1,875,954,424 Xây dựng 563 6,278,072,680 2,112,345,833 II Dịch vụ 2,525 57,182,184,193 20,059,393,674 Dịch vụ 1438 3,332,641,410 1,347,865,673 GTVT – bưu điện 235 6,254,568,683 3,475,235,406 Khách sạn du lịch 250 15,411,708,335 4,465,834,460 Tài chính ngân hàng 68 1,057,777,080 991,354,447 Văn hóa – Y tế Giáo dục 294 1,758,606,263 642,864,566 XD khu đô thị mới 14 8,224,680,438 2,841,813,939 XD Văn phòng căn hộ 189 19,361,686,326 5,735,689,586 XD hạ tầng KCN KCX 36 1,780,515,658 558,735,597 III Nông lâm nghiệp 976 4,792,791,569 2,290,827,787 Nông-lâm nghiệp 838 4,322,791,540 2,024,892,567 Thủy sản 138 470,000,029 265,935,220 Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phân bổ FDI theo địa phương. Cơ cấu đầu tư theo địa bàn có sự dịch chuyển tích cực hơn. Bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An) nguồn vốn FDI thời gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang… STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ 1 TP HCM 2834 26,266,686,160 9,362,483,703 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 161 15,556,779,896 5,244,663,861 3 Hà Nội 1308 17,549,421,744 7,025,252,680 4 Đồng Nai 960 13,528,649,779 6,401,187,017 5 Ninh Thuận 19 9,967,716,566 841,817,678 6 Bình Dương 1720 9,628,703,085 3,840,130,207 7 Hà Tĩnh 11 7,920,755,000 2,718,460,000 8 Thanh Hóa 35 6,963,212,144 448,721,987 9 Phú Yên 40 6,321,446,438 1,428,858,655 10 Quãng Ngãi 16 3,594,028,689 574,883,000 11 Hải Phòng 304 3,027,597,521 1,301,263,820 12 Long An 259 2,897,385,092 1,194,867,540 13 Kiên Giang 14 2,772,730,857 1,195,170,082 14 Đà Nẵng 129 2,554,172,950 1,005,641,689 15 Hải Dương 221 2,295,383,881 821,308,321 16 Vĩnh Phúc 170 2,235,597,756 753,176,192 17 Dầu khí 39 2,158,441,815 1,801,441,815 18 Bắc Ninh 137 1,920,872,241 570,216,235 19 Thừa Thiên Huế 53 1,891,343,235 414,403,114 20 Quảng Ninh 107 1,172,665,685 480,740,872 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988-2008 đã có 20 địa phương có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD tính tới thời điểm 19/12/2008 Trong 3 năm gần đây 2006 – 2008, cả nước có 63 địa phương thu hút được dự án đầu tư nước ngoài trong đó 10 địa phương dẫn đầu là TP HCM chiếm 13,7% tổng vốn đăng ký, Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 13,2% , Ninh Thuận chiếm 10,3% ,Hà Tính chiếm 8,1% , Hà Nội chiếm 6,8% , Thanh Hóa chiếm 6,5% , Phú Yên chiếm 6,3% , Đồng Nai chiếm 5,5% , Bình Dương chiếm 4,9% và Kiên Giang chiếm 2,4% . Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN. Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến 2007: Trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn. Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án ĐTNN : Trong hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP. Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN cũng gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 (đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (10%). Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích ĐTNN của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp ĐTNN đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt 1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp ĐTNN đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, dự kiến thu ngân sách đạt 1,576 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước. Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động trong khu vực ĐTNN tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005. Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: Tính đến hết năm 2007, đã có 38 dự án ĐTNN kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu, khí, nuôi trồng thuỷ sản... Đồng thời, đã có 1.359 dự án ĐTNN bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD, trong đó, vốn giải thể chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 50%, lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 42,3%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc dịch vụ không vượt qua được khó khăn, trở ngại trong hoạt động. Trong các dự án ĐTNN bị giải thể, số dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm đa số (56% về số dự án và 67,2% về tổng vốn đăng ký), tiếp theo là hình thức Hợp doanh (10,2% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký). Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm13,1% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký. Chương III : Khái quát vai trò của khu vực FDI. Vai trò của khu vực FDI. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa), tạo việc làm cho một bộ phận lao động. FDI đối với đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 0 5 10 15 20 25 30 35 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng vốn FDI trên tổng vốn đầu tư xã hội (%) Tỷ trọng vốn FDI trên tổng vốn đầu tư xã hội (%) Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Năm 1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội lên tới 30,4%, là mức cao nhất cho đến nay. Tỷ lệ này giảm dần và tới năm 2004 , FDI thực hiện ước chiếm 14,2% tổng đầu tư xã hội, mức thấp nhất trong các năm qua. Năm 2005, do chính sách ưu tiên của chính phủ đối với khu vực FDI, lượng vốn FDI thực hiện đã tăng nhanh qua các năm và tới năm 2008, lượng vốn này chiếm khoảng 29,8% trong tổng vốn đầu tư xã hội. Trong suốt những năm qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2008, khu vực FDI đóng góp khoảng 20,1% vào GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,1% năm 1995. 0 5 10 15 20 25 1995 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP (%) Tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP (%) Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả nước. FDI với nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng... Đây là các ngành nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư nhất của dòng vốn FDI chảy vào nước ta trong thời gian qua. Những lĩnh vực ngành nghề này được các nhà đầu tư đánh giá cao về khả năng mang lại lợi nhuận. Năm 1995, khu vực FDI đóng góp 25,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã là 41,3%. Tỷ lệ này luôn duy trì ở mức trên 40% từ năm 2000 đến nay và năm 2008 tỷ lệ này đã là 44,5%. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng của khu vực FDI trong công nghiệp Tỷ trọng của FDI trong công nghiệp (%) Trong hơn một thập kỷ qua, tỷ trọng của khu vực FDI trong xuất khẩu ngày càng lớn. Năm 1995 tỷ lệ này là 27% thì đến năm 2002 tỷ lệ này đã là 47,1%. Từ năm 2003 đến nay, tỷ trọng này luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năm 2008 tỷ lệ này là 55,9%. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Tỷ trọng của FDI trong xuất khẩu Khu vực kinh tế trong nước Khu vực FDI Mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu ngày càng cao song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực này lại ko cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực. 0 1 2 3 4 5 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng của khu vực FDI trong tạo việc làm (%) Tỷ trọng của khu vực FDI trong tạo việc làm Hiện tại, các dự án có vốn FDI tại Việt Nam đang sử dụng 1,831 triệu lao động, chỉ chiếm khoảng 4,0% tổng số lao động có việc làm tại Việt Nam, so với tỷ lệ này năm 2000 là 0,99%. Điều đó cho thấy FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng cao. Đó cũng là lý giải cho mức thu nhập trung bình của lao động trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo tính toán của tổng cục thống kê, tính riêng giai đoạn 1996 – 2002, khu vực này đóng góp vào ngân sách trung bình ở mức khoảng 6%, năm 2008 là khoảng 8% Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến khích của chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt động. ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu... ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ĐTNN đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. Bên cạnh đó, ĐTNN còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Mặt hạn chế của khu vực FDI Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động ĐTNN tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau: Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ. Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà ĐTNN chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà ĐTNN. Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp. ĐTNN ở nước ta đã thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp của các nước và vũng lãnh thổ khắp thế giới. Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện tính đa dạng của các nền văn hóa trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp ĐTNN. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ. Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Chương IV : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI giai đoạn ( 2009-2010) Định hướng thu hút vốn đầu tư: Thu hút vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực. Ngành Công nghiệp-Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. Ngành Dịch vụ: Ngành dịch vụ còn dư tiềm năng lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác. Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với ĐTNN có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là: Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá. Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp: Theo Luật Đầu tư năm 2005, nuôi trồng, chế biến nông, lâm thuỷ sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới là một trong những lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư. Phù hợp chiến lược phát triển ngành, thu hút ĐTNN định hướng theo ngành hàng, sản phẩm chủ yếu như sau: Về trồng trọt và chế biến nông sản, ĐTNN tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè... theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến. Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, ĐTNN tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao. Về trồng rừng chế biến gỗ, ĐTNN tập trung vào các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản. IV.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng: Trong thời gian tới, dự báo vốn ĐTNN vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối với ĐTNN tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các KCN-KCX-KCNC, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tận dụng những khu vực đất trống, đồi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển KCN, xây dựng nhà máy, hạn chế xây dựng KCN-KCX-KCNC trên đất canh tác nông nghiệp truyền thống. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng: Trong thời gian tới, dự báo vốn ĐTNN vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối với ĐTNN tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các KCN-KCX-KCNC, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tận dụng những khu vực đất trống, đồi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển KCN, xây dựng nhà máy, hạn chế xây dựng KCN-KCX-KCNC trên đất canh tác nông nghiệp truyền thống. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực ĐTNN. Nguyên nhân của những thành tựu: Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành. Nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước của trên 80 triệu dân. Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án). Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư xúc tiến thương mại và du lịch. Chính vì vậy, mà hiệu quả đã được nâng dần với kết quả minh chứng là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án quy mô lớn, mở đầu cho làn sóng đầu tư mới lần 2 vào Việt Nam, kể từ năm 1987 đến nay. Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức về chung về ĐTNN đều thống nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi ĐTNN là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa thực sự coi ĐTNN là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn ĐTNN nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích ĐTNN mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà ĐTNN. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ. Môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt. Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam. Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp trong quản lý hoạt động ĐTNN giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình ĐTNN vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp. Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư-kinh doanh. Bài học kinh nghiệm. Từ thực tiễn hơn hơn 20 năm hoạt động ĐTNN tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học sau: Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ trung ương đến địa phương và phải được cụ thể hóa kịp thời, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo thành công. Hai là, các chủ trương, phương hướng lớn phải được nhanh chóng thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo đủ hành lang pháp lý cho việc thực hiện. Pháp luật và văn bản liên quan về ĐTNN phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế có chú ý tới điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Cơ chế, chính sách phải đồng bộ thể hiện tính khuyến khích và canh tranh cao so với các nước trong khu vực, có tính tới quy luật cạnh tranh và xu hướng tự do hóa trong thu hút đầu tư phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người thực hiện. Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiều hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư. Bốn là, công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại không những tinh thông nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, mà còn trong sạch về phẩm chất, đạo đức, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với nước chủ nhà, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại. Năm là, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước. Các giải pháp chủ yếu: Để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN trong giai đoạn 2006 2010 và một số năm về sau, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau : Nhóm giải pháp về quy hoạch: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan. Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành. Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ. Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch. Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài. Nâng cấp trang thông tin điện tử về ĐTNN cập nhật và chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga) Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v. Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời. Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập. Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện.v.v. Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng. Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu, Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương: Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau. Nghiên cứu điều chỉnhss chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính:              Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài. Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư . Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. Một số giải pháp khác. Trong các giải pháp nêu trên cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù.. phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước. KẾT LUẬN Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế Viêt Nam, tuy nhiên trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp ở trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khu vực FDI cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ làm cho nguồn vốn FDI toàn cầu sẽ bị thu hẹp lại và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong thời gian tới. Các tập đoàn kinh tế toàn cầu(TNCs) đã và đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự điều chỉnh chiến lược của các TNCs tác động đến cả những dự án đã được cấp phép và các dự án tiềm năng. Từ thực tế đo chắc chắn nhiều TNCs sẽ phải thu hẹp cắt giảm phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tư không có khă năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy một số dự án FDI đã được cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoăc tình hình có thể xấu hơn là không thực hiện. Đặt ra một vấn đề là tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trước. Song, đối với các nhà đầu tư tiềm năng, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với họ ở trên khía cạnh là đầu tư với tầm trung hạn và dài hạn. Họ sẽ đến Việt Nam tìm hiểu thị trường và cơ hội nhưng chắc chắn một điều răn gf là họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn,mất nhiếu thời gian hơn để quyết định tiến hành đầu tư dự án. Bên canh đó các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay các dự án lớn trong điều kiền khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Với tổng số vốn đã giải ngân từ năm 2006 đến hết năm 2008 là 23,6 tỷ USD, đạt 94,4% mục tiêu đặt ra cho cả kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010. Việc thực hiện vượt mức kế hoạch mực tiêu đề ra ban đầu là hoàn toàn khả thi. Với quy mô đăng ký vốn rất lươn trong nữa đầu kỳ kế hoạch, trong bối cảnh thuận lợi, vốn giải ngân trong 2 năm tới của kỳ kế hoách dự báo có thể đạt được từ 13-14 tỷ USD/năm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cung như bối cảnh kinh tế vĩ môtrong nước đang có những diễn biến, biến động phức tạp khó dự báo, dòng vốn FDI đăng ký cung trở nên rất khó dự báo. Tuy nhiên theo đánh giá từ phía các nhà tại trợ, chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách tỷ giá đã bước đầu phát huy tác dụng, giải pháp thắt chặt tài khóa nếu thực hiệnkieen quyết sẽ phát huy tác dụng chậm hơn. Triển vọng đầu tư trung và dài hạn của Việt Nam hiên nay vẫn được đánh giá là tốt, ước dòng vốn đăng ký trong 2 năm tới sẽ giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, khoảng trên 20 tỷ USD/năm. Đưa tổng vốn đăng ký của 5 năm 2006-2010 có thể lên tới mức 135 tỷ USD, vượt 2,4 lần kế hoạch đề ra cho giai đoạn này. Việc những năm tiếp theo khó có thể duy trì được tốc độ thu hút FDI cao như năm 2007 và năm 2008 không có nghĩa là môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam kém hơn các năm trước. Trong giai đoạn tới cần tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng là công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực...sẽ tạo động lực và góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế xã hội và thu hút mạnh FDI Tài liệu tham khảo Website của Bộ KH và ĐT: www.mpi.gov.vn Thời báo Kinh tế Việt Nam nhiều số. Tạp chí kinh tế & phát triển nhiều số. Số liệu tham khảo trong các Niên Giám Thông kê hàng năm của Việt nam. Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Số liệu về Tổng hợp XNK Việt nam hơn 20 năm Đối mới tại Việt nam DevelopmentInformation Forum: Tham khảo Báo cáo của MUTRAP (2003) (các chương về FDI). Pham, T.H. (2003), ‘FDI and Export Growth’, in K. Ohno and V.T. Nguyen (eds.), Vietnam Trade and Industrial Policy in the Integration Process,.Vietnam National Publishing House, Hanoi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI.DOC
Luận văn liên quan