Đề tài Phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh, sáng chế và vận dụng trong việc phát triển các dòng sản phẩm điện thoại Blackberry

Nghiên cứu khoa học nói chung và trong tin học nói riêng luôn đòi hỏi quá trình học tập, nghiên cứu tích cực, có phương pháp cụ thể. Vận dụng các phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học phát minh, sáng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các sản phẩm công nghệ. V ới tính liên tục đổi mới, phát triển nhanh, đa dạng thì lĩnh vực này yêu cầu càng cao về sáng tạo. Chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ thông tin ra đời muộn nhưng lại phát triển chóng mặt, sự cạnh tranh cao và ứng dụng mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay. Sự tiếp cận thông tin không còn giới hạn về mặt không gian, thời gian. Chỉ những thiết bị nhỏ gọn nhưng lại có thể kết nối cả thế giới trong tầm tay. Mỗi một sản phẩm ra đời và tạo được thương hiệu là sự kết tinh của những ý tưởng sâu sắc trong quá trình tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ. Như một tựa đề của cuốn sách mà GS. Altshuller đã từng viết: “Trở thành nhà sáng tạo. Tại sao không?”, mỗi cá nhân đều có thể vận dụng phương pháp để rèn luyện cho chính mình không chỉ trong nghiên cứu khoa học, trong học tập, mà còn trong cả đời sống thường ngày.

pdf21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh, sáng chế và vận dụng trong việc phát triển các dòng sản phẩm điện thoại Blackberry, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TH ÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ------------------------------------ BÀI THU HOẠCH MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Đề tài: Phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh, sáng chế và vận dụng trong việc phát triển các dòng sản phẩm điện thoại Blackberry. Học viên thực hiện : NGUYỄN THỊ DIỆU ANH MSHV : C1101064 Giảng viên hướng dẫn : GS. TSKH Hoàng Văn Kiếm TP HCM, ngày 28 tháng 03 năm 2012 Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 2 MỞ ĐẦU Con người - với khả năng tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ, không giới hạn ngày càng chinh phục nhiều thách thức, vấn đề trong cuộc sống. Sự thay đổi các chế độ xã hội chung quy lại cũng từ sự thay đổi về công cụ và phương thức sản xuất, từ đó đưa xã hội con người phát triển từng bước lên một bậc cao hơn. Ngành Tin học ra đời là một sự tất yếu phục vụ nhu cầu trao đổi lượng thông tin khổng lồ giữa người và người, giải quyết các bài toán mang tính đột phá và sáng tạo. Những thành quả lĩnh vực CNTT mang lại có vai trò to lớn trong việc thúc đầy các ngành khoa học khác phát triển. Hầu hết các lĩnh vực hiện nay đều ứng dụng CNTT, có thể nói CNTT đã là công cụ không thể thiếu để mang lại hiệu quả tối ưu, tiết kiệm thời gian và công sức, tạo ra giá trị lao động vượt bậc đối với công cuộc phục vụ nhu cầu đời sống con người. Vì vậy, việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Tin học cần có phương pháp cụ thể để giải quyết các bài toán đặt ra có hiệu quả nhất. Trong phạm vi bài thu hoạch này tôi xin trình bày các phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh, sáng chế và việc vận dụng nó trong quá trình phát triển dòng máy điện thoại BlackBerry - một sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ. Chân thành cảm ơn GS – TSKH Hoàng Văn Kiếm, người Thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, những bài học từ thực tế một cách sâu sắc. Giúp chúng tôi nhìn nhận được vấn đề và tiếp cận khoa học công nghệ thông tin một cách có phương pháp, có tư duy. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Phòng Sau đại học - Trường Đại học Công nghệ thông tin đã tạo điều kiện giúp đỡ cho các học viên có điều kiện học tập, nghiên cứu thuận lợi nhất. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................2 I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khoa học ................................................................................................4 2. Nghiên cứu khoa học ................................................................................4 3. Vấn đề khoa học .......................................................................................5 4. TRIZ ................................................................................................5 II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO KHOA HỌC VỀ PHÁT MINH, SÁNG CHẾ. 1. Vepol và phân tích Vepol .........................................................................7 2. Hệ thống các chuẩn ..................................................................................8 3. 40 nguyên tắc sáng tạo ..............................................................................9 4. Mô hình hoá bài toán bằng Những người tí hon ........................................11 5. Algorit giải các bài toán sáng chế .............................................................12 III. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG ĐIỆN THOẠI BLACKBERRY 1. Sơ lược về quá trình phát triển điện thoại Blackberry ..............................13 2. Các nguyên tắc sáng tạo phát triển điện thoại Blackberry của RIM ..........15 IV. KẾT LUẬN ................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................21 Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 4 I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khoa học. Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới,…về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt hai hệ thống tri thức: Tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích luỹ qua hoạt động sống hằng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Tri thức kinh nghiệm chưa đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng, nhưng là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích luỹ một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, văn học,…và tin học. 2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,…đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới. Bao gồm các chức năng cơ bản:  Mô tả (định tính, định lượng)  Giải thích (thuộc tính, nguồn gốc, quan hệ, …)  Dự đoán  Sáng tạo (các giải pháp cải tạo thế giới) Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 5 Nghiên cứu khoa học có những đặc điểm sau: - Tính mới - Tính rủi ro - Tính tin cậy - Tính thừa kế - Tính thông tin - Tính cá nhân - Tính khách quan - Tính phi kinh tế Nghiên cứu khoa học có các loại hình sau: - Nghiên cứu cơ bản: phát hiện bản chất, quy luật. Mang tính thuần tuý, định hướng theo nền tảng và chuyên đề → phát minh. - Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng các qui luật từ nghiên cứu cơ bản đến các nguyên lý về giải pháp (công nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý…) → sáng chế. - Nghiên cứu triển khai (R&D): Các hình mẫu mang tính khả thi về kỹ thuật theo 3 mức độ triển khai: Labo, Pilot, ∀. 3. Vấn đề khoa học Vấn đề khoa học, hay còn gọi vấn đề nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu: là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề:  Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm  Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất Những tình huống vấn đề:  Có vấn đề Có nghiên cứu  Không có vấn đề Không có nghiên cứu  Giả vấn đề Không có vấn đề Không có nghiên cứu Nảy sinh vấn đề khác Nghiên cứu theo hướng khác 4. TRIZ Lý thuyết giải các bài toán sáng chế, tên tiếng anh là “Theory of inventive problem solving” hay tên viết tắt quốc tế là TRIZ.Tác giả của TRIZ là nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng người Nga, ông Genrikh Saulovich Altshuller(1926 - 1998). Ông đã nghiên cứu và bắt đầu xây dựng lý thuyết giải các bài toán sáng chế từ năm 1946. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 6 TRIZ được phương Tây đón nhận muộn màng nhưng ứng dụng của nó lại nhanh chóng và sâu sắc. Hiện nay khá nhiều các công ty, tổ chức danh tiếng sử dụng TRIZ để giải quyết các vấn đề của mình như: 3M, General Motors, Samsung, Intel, Kodak, Motorola... Trước TRIZ có rất nhiều công cụ thông dụng nhằm tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề và ra quyết định. Ví dụ: phương pháp não công (Brainstorming Method) được A. Osborn đưa ra năm 1938; phương pháp các câu hỏi kiểm tra (Method of Control Question hoặc Checklist Method) gồm nhiều loại danh sách các câu hỏi kiểm tra do nhiều tác giả lập ra để giải quyết các vấn đề với những lĩnh vực tương ứng, vv…. Tuy nhiên các phương pháp này chủ yếu dựa trên cách tiếp cận tâm lý hoặc kinh nghiệm. TRIZ được nhiều tập đoàn, nhiều nhà sáng tạo, khoa học ưa chuộng và sử dụng bởi vì tính khoa học – công nghệ hoá lĩnh vực tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề và ra quyết định, coi nó tương tự như các môn khoa học khác, như toán học, vật lý, hoá học, quản trị kinh doanh… PGS.TSKH Phan Dũng (Giảng viên trường Đại học Khoa học tự nhiên) là một trong những người Việt Nam có cơ hội tiếp cận và được GS. Altshuller đào tạo về TRIZ, khoá học đầu tiên 1971 – 1973. Sau khi về nước, với những tâm huyết của mình thầy Phan Dũng đã nỗ lực không ngừng để phổ biến, quảng bá và đào tạo, đưa bộ môn khoa học mới mẻ này tới những người quan tâm trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Góp phần hữu ích không nhỏ cho những ai quan tâm, học tập, nghiên cứu và làm việc với khoa học sáng tạo. Giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số lý thuyết cơ bản về phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học về phát minh sáng chế. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 7 II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO KHOA HỌC VỀ PHÁT MINH, SÁNG CHẾ. 1. Vepol và phân tích Vepol Dựa trên hai khái niệm “sáng chế” và “phát minh”, các bài toán có thể phân thành hai loại:  Các bài toán có mục đích thay đổi một hệ thống nào đó gọi là các bài toán thay đổi hệ  Các bài toán có mục đích phát hiện định tính, đo định lượng một đại lượng (thông tin) của một hệ nào đó gọi là các bài toán phát hiện, đo hệ a. Bài toán thay đổi hệ: Hệ thống cần được thay đổi gọi là “sản phẩm” và ký hiệu là C1 Bộ phận làm việc trực tiếp tương tác với sản phẩm để tạo ra sự thay đổi muốn có gọi là “công cụ” và ký hiệu là C2 Trong trường hợp chung, năng lượng để cung cấp công cụ (C2) và sản phẩm (C1) tương tác với nhau, bao gồm cả năng lượng mang thông tin điều khiển hoạt động của chúng gọi là “trường năng lượng”, ký hiệu là T. b. Bài toán phát hiện, đo hệ: Hệ thống cần được phát hiện, đo theo một đại lượng nào đó gọi là “sản phẩm” và ký hiệu là C1 Bộ phận thu thông tin về đại lượng quan tâm, bộ phận biến đổi thông tin đầu vào thành thông tin đầu ra và bộ phận cung cấp năng lượng điều khiển các bộ phận khác hoạt động được tạo thành hệ thống phát hiện, đo và được gọi là “công cụ”, ký hiệu là C2 Năng lượng mang thông tin cuối cùng, tương hợp với năm giác quan của con người phản ánh đại lượng cần phát hiện, đo của sản phẩm gọi là “trường” và kí hiệu là T c. Vepol Trong trường hợp tổng quát thì Vepol là mô hình của hệ thống đơn giản nhất hoạt động trong thực tế gồm hai chất (C1, C2) và một trường T. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 8  Đối với bài toán thay đổi hệ: T C1 C2  Đối với bài toán phát hiện, đo hệ: C1 C2 T Vepol là một thuật ngữ về tam giác kỹ thuật gọi là tam giác Vepol mô tả mô hình kỹ thuật của bài toán theo chất và trường năng lượng. Theo đó, mọi lời giải bài toán có thể biểu diễn thành hệ thống các Vepol. Phân tích Vepol là một bộ phận hợp thành của TRIZ, nghiên cứu các tính chất, các hình thức biến đổi và phát triển của cấu trúc Vepol nhằm tăng năng suất, hiệu quả và tính định hướng của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định. Nhờ tính khái quát cao của Vepol và phân tích Vepol tạo nên công cụ mới giúp tìm nguyên nhân làm nảy sinh bài toán. Nhờ tính khái quát cao nên các nhà nghiên cứu phát hiện được sự giống nhau giữa các bài toán thuộc lĩnh vực khác nhau và sự giống nhau của các lời giải bài toán đó. Từ đó người ta đưa ra khái niệm “Chuẩn”, là tổ hợp đặc biệt mạnh của các thủ thuật dùng để giải một số dạng bài toán nhất định được gọi là các bài toán chuẩn. 2. Hệ thống các chuẩn Hệ thống các chuẩn là một trong những bộ phận hợp thành của TRIZ, dùng để giải các bài toán sáng chế. Việc phân loại và hệ thống hoá các chuẩn được thực hiện dựa trên phân tích Vepol. Có các loại chuẩn như sau: a. Chuẩn loại 1: Dựng và phá các hệ Vepol b. Chuẩn loại 2: Sự phát triển các hệ Vepol c. Chuẩn loại 3: Chuyển sang hệ trên và sang mức vi mô d. Chuẩn loại 4: Các chuẩn dùng để phát hiện, đo hệ thống e. Chuẩn loại 5: Các chuẩn dùng để sử dụng các chuẩn Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 9 3. 40 nguyên tắc sáng tạo Quá trình sáng tạo của con người diễn ra rất chậm và phải trải qua nhiều kiểm nghiệm, nhiều phép thử sai trong thực tế mới đưa ra được kết quả có giá trị cuối cùng. Qua nghiên cứu hàng ngàn bằng độc quyền và bằng phát minh sáng chế, dựa trên kinh nghiệm riêng, GS. Altshuller cùng các cộng sự của ông đã đưa ra “40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản” giúp cho quá trình sáng tạo rút ngắn thời gian lựa chọn và số lượng các phương án thử. Các nguyên tắc này được hiểu là các thao tác tư duy đơn lẻ, có tính định hướng nhất định. Sau đây là nội dung 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản: 1. Nguyên tắc phân nhỏ 2. Nguyên tắc tách khỏi 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 4. Nguyên tắc phản đối xứng 5. Nguyên tắc kết hợp 6. Nguyên tắc vạn năng 7. Nguyên tắc chứa trong 8. Nguyên tắc phản trọng lượng 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 11. Nguyên tắc dự phòng 12. Nguyên tắc đẳng thế 13. Nguyên tắc đảo ngược 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá 15. Nguyên tắc linh động 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 18. Nguyên tắc sử dụng dao động cơ học 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích 21. Nguyên tắc vượt nhanh 22. Nguyên tắc biến hại thành lời 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian 25. Nguyên tắc tự phục vụ Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 10 26. Nguyên tắc sao chép (copy) 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” 28. Thay thế sơ đồ cơ học 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng 30. Sử dụng vỏ dẻo và năng lượng 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc 33. Nguyên tắc đồng nhất 34. Nguyên tắc phân huỷ hoặc tái sinh các phần 35. Thay đổi thông số hoá lý của đối tượng 36. Sử dụng chuyển pha 37. Sử dụng sự nở nhiệt 38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh 39. Thay đổi độ trơ 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Việc sử dụng các nguyên tắc có nhiều cách, và một trong những cách thông dụng nhất là dùng chương trình phát hiện các thủ thuật (nguyên tắc), gồm 6 bước, giúp người học tìm các nguyên tắc có thể có trong giải pháp sáng tạo cho trước. B1. Chọn đối tượng tiền thân (có thể có nhiều đối tượng tiền thân) B2. So sánh đối tượng cho trước với đối tượng tiền thân. B3. Tìm “tính mới”. B4. Trả lời câu hỏi: “Nhờ nguyên tắc (hoặc tổ hợp nguyên tắc) nào người giải có thể biến đổi các đối tượng tiền thân thành đối tượng cho trước?” B5. Lặp lại các bước từ 1 đến 4 để tìm thêm các nguyên tắc có thể có từ đối tượng cho trước. B6. Sắp xếp các nguyên tắc một cách lôgic, phản ánh quá trình suy nghĩ để có đối tượng cho trước. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 11 4. Mô hình hoá bài toán bằng Những người tí hon a. Phép tương tự cá nhân Là một trong 4 phép tương tự do tác giả W. Gordon và nhóm Synectics đưa ra để giải các bài toán sáng chế. Phép tương tự cá nhân (Personal Analogy – Tương tự chủ quan hay phép nhập thân): Người giải tự biến mình thành đối tượng có trong bài toán để từ góc độ đó tìm các ý tưởng bài toán. Theo cách này, người giải xem xét bài toán từ trong ra, phát hiện những nghĩa và giá trị mới, có ích. Đối với các bài toán mà đối tượng không phải là người, khi người giải nhập thân vào thì sẽ thấy được góc độ tư duy, giác quan, hành động của đối tượng. Tuy nhiên, phép tương tự cá nhân có nhược điểm đối với những bài toán mà ở đó người giải khi nhập thân khó tưởng tượng, khó thực hiện. b. Những người tí hon Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp phép tương tự cá nhân, ông G.S Altshuller đã đề nghị biểu diễn đối tượng có trong các bài toán mà người giải cần nhập thân thành đông đảo những người tí hon với đầy đủ những ưu việt của con người lí tưởng và người giải đóng vao trò người tí hon chỉ huy, điều khiển, lãnh đạo những người tí hon khác. Từ đó phát sinh ra ý tưởng giải các bài toán.  Những người tí hon là những người lý tưởng: thông minh, có kiến thức rộng, giàu xúc cảm, mình vì mọi người, tinh thần kỷ luật cao, khéo léo, nhanh nhạy và có nhiều khả năng kì diệu như chịu nóng, lạnh, axit,…  Người giải là người tí hon chỉ huy cần trải qua các trạng thái, quá trình có trong bài toán như những người tí hon khác; quan sát những ngườ tí hon khác làm việc và lắng nghe họ; đưa ra các mệnh lệnh để tổ chức lại và điều khiển những người tí hon khác nhằm mục đích giải bài toán. Là người chỉ huy lý tưởng.  Người tí hon chỉ huy (người giải) và những người tí hon khác tạo thàn một đội làm việc với nhau rất ăn ý, mỗi người vì mọi người, mọi người vì một người nhằm đạt mục đích nêu ra trong bài toán. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 12 c. Chương trình giải bài toán theo phương pháp mô hình hoá bài toán bằng Những người tí hon Trên cơ sở những người tí hon, ông G.S Altshuller đã xây dựng phương pháp “Mô hình hoá bài toán bằng những người tí hon”. Chương trình gồm 6 bước: 1. Hiểu bài toán 2. Đề ra mục đích cần đạt 3. Biểu diễn những người tí hon ở trạng thái bài toán 4. Phát biểu các ý tưởng bằng ngôn ngữ của những người tí hon 5. Phiên dịch các ý tưởng thu được sang ngôn ngữ bình thường của người giải bài toán 6. Ra quyết định Trong suốt quá trình cần lưu ý một số điểm:  Hệ phải thay đổi ít nhất  Sử dụng các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ, đặc biệt các nguồn dự trữ không mất kinh phí.  Sử dụng tư duy hệ thống với không gian hệ thống, ít nhất “màn hình 9 hệ” và hiệu ứng lan toả của hệ thống. 5. Algorit giải các bài toán sáng chế Algorit (Algorithm) là những chương trình mang tính định hướng, được kế hoạch hoá, gồm nhiều bước tuần tự, được xây dựng nhằm thực hiện một công việc nào đó một cách hợp lý, tối ưu. Với những công việc quen thuộc, lặp đi lặp lại nhưng khi thực hiện vẫn nảy sinh các vấn đề, do vậy người thực hiện cần xây dựng Algorit thoả mãn theo định nghĩa nêu trên và cần được hoàn thiện theo thời gian để phù hợp hơn với yêu cầu bài toán. Tư duy sáng tạo chính là quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định và là công việc chuẩn, do vậy cần phải thành lập Algorit cho lĩnh vực sáng tạo. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 13 III. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DÒNG SẢN PHẨM BLACKBERRY 1. Sơ lược về quá trình phát triển điện thoại Blackberry Blakberry là thương hiệu điện thoại thuộc công ty điện tử Canada chuyên sản xuất buôn bán các thiết bị và giải pháp di động Research in Motion (RIM). RIM được thành lập năm 1984 tại Waterloo, Ontario, Canada và là công ty đứng đầu danh sách phát triển nhanh nhất theo thống kê tạp chí Fortune năm 2007 – 2009. Trước khi sản xuất Blackberry, RIM hợp tác với RAM Mobile Data và Ericsson để chuyển mạng dữ liệu không dây thành mạng máy tính nhắn tin hai chiều và e-mail không dây Mobitex do Ericsson phát triển trước đó. Thành tựu mang lại là sự ra đời của máy nhắn tin Inter@ctive 950 vào ngày 26 tháng 8 năm 1998. Chức năng chính của chiếc máy này là gửi và nhận tin nhắn, e-mail, fax…với vi xử lý 32 Bit Intel 386, bộ nhớ 1Mb và 204 Kbytes SRAM Inter@ctive 950 Ngày 11 tháng 4 năm 2000, RIM cho ra đời máy 957 Wireless Handheld và chiếc máy này được xem như là “biểu tượng”, là “linh hồn” của các thế hệ Blackberry sau này. Máy có màn hình rộng, đèn backlight chiếu sáng, vi xử lý 32 bit Intel 386, bộ nhớ 5 Mb và tích hợp cả modem không dây. 957 Wireless Handheld Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 14 Ngày 04 tháng 03 năm 2002, RIM lần đầu tiên giới thiệu Blackberry 5810 có tính năng thoại. Tên gọi Blackberry ra đời khi RIM làm việc với công ty Lexicon Branding, là một công ty về thương hiệu nổi tiếng đã từng đặt tên cho Intel Pentium và Apple PowerBoook. Khi nhìn thiết kế Blackberry, một chuyên gia của Lexincon đã ấn tượng với bàn phím Qwerty với những hạt nhỏ bé trông giống như quả “dâu tây”, nhưng tên gọi “strawberry” phát âm dài, chậm và không mạnh mẽ, vì vậy đã có đề nghị đổi sang “Blackbrerry” và được sự đồng ý của RIM. Cái tên “Blackberry” ra đời từ đó. Thiết kế của Blackberry 5810 không thực sự bắt mắt, và người dùng vẫn phải gắn tai nghe để thực hiện cuộc gọi. Nhưng chiếc máy này sử dụng hệ điều hành J2ME, hỗ trợ email không dây, SMS, trình duyệt WAP, hỗ trợ mạng GMS/GPRS, là thiết bị mạnh nhất hiện thời và khẳng định bước chuyển biến của RIM tham gia vào lĩnh vực điện thoại thông minh. Blackberry 5810 Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, RIM không ngừng cải tiến dòng điện thoại Blackberry để phù hợp hơn với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời phát huy các thế mạnh sẵn có. Từ năm 2003 đến nay, RIM cho ra đời thêm 16 thế hệ Blackberry, trong đó có những sản phẩm để lại ấn tượng sâu sắc, là mơ ước của nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới doanh nhân. Blackberry 9780 Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 15 Gần đây nhất, RIM giới thiệu ra thị trường những sản phẩm Blackberry với hệ điều hành Blackberry OS 7 như Blackberry Bold 9900, Blackberry Bold 9700, Blackberry Curve 9360, Blackberry Curve 9380. Blackberry Bold 9900 là dòng Smartphone với nhiều tính năng ưu việt, cấu hình mạnh mẽ. Chip xử lý 1.2 Ghz, mạnh gần gấp đôi những chiếc Blackberry mạnh nhất khác đang có mặt trên thị trường, bộ nhớ RAM 768Mb RAM, màn hình cảm ứng điện dung 2.8”, độ phân giải 640x480 điểm ảnh, bộ nhớ trong 8G, camera 5.0 hỗ trợ quay phim HD 720p. Vỏ ngoài của máy được viền bằng khung kim loại chống rỉ, nắp lưng được làm bằng sợi thuỷ tinh và là chiếc điện thoại Blackberry mỏng nhất cho đến thời điểm hiện nay. Blackberry Bold Touch 9900 Dựa trên các dòng sản phẩm Blackberry đã cho ra đời, giờ chúng ta sẽ xem xét RIM đã sử dụng những nguyên tắc sáng tạo nào trong việc phát triển chúng 2. Các nguyên tắc sáng tạo phát triển điện thoại Blackberry của RIM Khi cho ra đời Blackberry, thay vì trả lời câu hỏi “Tạo ra chiếc điện thoại như thế nào?”, RIM đã đặt ra câu hỏi “sản phẩm được tạo ra để làm gì?”. Ngay từ những ngày đầu, RIM xác định mục tiêu chính với sản phẩm của họ là email và SMS, bởi vậy, những chiếc Blackberry đầu tiên thậm chí không có loa. Phương châm mà Mike Lazaridis, CEO của RIM đề ra khi phát triển dòng sản phẩm này luôn tập trung vào tính năng e-mail. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 16 Điều này thể hiện ngay trên thiết kế của chiếc máy với những phím bấm riêng biệt. Khi nhìn vào nhiều phím có thể bạn nghĩ rằng mất thời gian cho việc bấm phím và sử dụng phức tạp, tuy nhiên, bàn phím mà RIM thiết kế có sự cân bằng giữa số phím bấm và công việc mà chiếc điện thoại cần làm. Do vậy, người sử dụng có thể hoàn thành các tác vụ với số lần bấm tối thiểu và chính vì thế, chiếc điện thoại Blackberry trở nên đơn giản. Blackberry 5810 ra đời với tính năng thoại, tuy vẫn phải sử dụng tai nghe và mic gắn ngoài. Nhưng với khả năng kết nối internet, email và lướt web, chiếc máy này đã được trang bị mạnh nhất thời điểm đó và đánh dấu sự tham gia của RIM vào thị trường điện thoại thông minh. Một dấu ấn riêng của Blackberry chính là “trackwheel – bánh xe”. Trackwheel giữ vai trò chính trong việc điều khiển điện thoại trong nhiều dòng sản phẩm liên tiếp của RIM. Khi sử dụng trackwheel, người sử dụng chọn chương trình thực hiện với cơ chế cuộn nhanh chóng, chính xác và dễ dàng. Tất cả những gì người dùng cần làm là xoay và click vào trackwheel, gần giống như việc điều khiển chuột trên máy tính. Một vấn đề đặt ra là khi xử lý danh bạ hay tin nhắn dài thì trackwheel tỏ ra không hiểu quả, vì vậy những nhà thiết kế của RIM đã tạo ra những phím tắt: phím T để lên trên cùng, B để xuống dưới cùng, …vv Ngoài đối tượng khách hàng doanh nhân, RIM còn hướng đến khách hàng cá nhân thích sở hữu thiết bị đa năng với thiết kế kiểu dáng ½ Qwerty – 2 kí tự trên một phím, gọi là Suretype. Kiểu bàn phím này giúp nhập liệu nhanh nhưng lại nhỏ gọn hơn, thuận tiện khi cho vào túi quần, túi áo. Ngoài những ưu tiên hàng đầu về email và SMS, RIM còn chú trọng tới những ứng dụng dành cho doanh nghiệp như khả năng đồng bộ thông tin cá nhân với máy tính thông qua phần mềm Intellisync, hay khả năng thông báo chứng khoán tự động. Điểm tinh tế nữa là khả năng điều chỉnh độ đậm nhạt, dày mỏng của font chữ cũng như việc kiểm soát âm lượng. Bởi vậy, không phải tự nhiên mà Blackberry được giới doanh nhân ưa chuộng đến thế. Khi nhu cầu về việc thay đổi, thực hiện các ứng dụng ngày một nhiều hơn, mất thời gian hơn và trackwheel có nhiều hạn chế thì RIM đã thay thế bằng track-ball, với phương thức lăn bi và chọn. Chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng track-ball là Pearl 8110 có hình dáng nhỏ gọn, bàn phím Suretype, màn hình Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 17 màu, hỗ trợ đa phương tiện đầy đủ, thẻ nhớ, camera 1.3 MP…Với nhiều sự thay đổi phù hợp với thị hiếu mà chiếc điện thoại này được đón nhận nồng nhiệt, nhất là phái nữ và giới trẻ. Trong quá trình phát triển Blackberry sử dụng track-ball như 81xx Pearl, 82xx Curve, 88xx, Bold 9900, … thì phát sinh nhiều lỗi trong cơ chế bi lăn, do vậy RIM chuyển qua track-pad cho những dòng sản phẩm mới. Track-pad vẫn sử dụng cơ chế di chuyển và chọn, nhưng nó mang đến tính ổn định và nhạy hơn. Đây cũng là khởi điểm cho việc tạo ra những chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên trên thế giới. Blackberry Storm đã tạo ra một làn sóng đổi mới cho dòng sản phẩm của RIM, thiết kế cửa nó bỏ đi bàn phím Qwerty, chỉ để lại đúng 4 phím chức năng và màn hình cảm ứng. Năm 2011, RIM cho ra đời Blackberry Bold Touch kết hợp màn hình cảm ứng và bàn phím Qwerty. Màn hình cảm ứng mang đến sự tiện dụng khi chọn những ứng dụng, trong khi bàn phím Qwerty lại giúp người dùng soạn thảo nhanh hơn, cảm giác khi dùng chiếc điện thoại này gần giống như chiếc máy tính đầy đủ chuột và bàn phím. Nhược điểm của RIM so với các hãng sản xuất Smartphone khác làm mất dần thị phần trên thị trường là giao diện người dùng. Vì vậy, RIM đã chính thức mua lại công ty thiết kế đồ họa của Thụy Điển – The Astonishing Tribe (TAT) nhằm nỗ lực cải tiến sản phẩm của mình. TAT là công ty nổi tiếng về việc thiết kế tuỳ biến giao diện Android trên T-mobile G1 từ tháng 10 năm 2008. Về ý tưởng giao diện, công ty tập trung thế mạnh vào khả năng điều khiển bằng cử chỉ và các phần cứng tiên tiến hiện đại và xử lý đồ hoạ 3D. Từ những tính mới, riêng biệt này ta có thể thấy RIM sử dụng những nguyên tắc sáng tạo sau: - Nguyên tắc phân nhỏ: Chia bàn phím gồm 9 phím chứa số và kí tự thành bàn phím với mỗi phím là 1 kí tự. Việc này giúp cho người dùng soạn thảo văn bản nhanh hơn, tiện dụng hơn, chú trọng vào chức năng chính là SMS và e-mail, khi mà việc bấm kí tự tạo thành văn bản là những thao tác thường xuyên nhất. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 18 - Nguyên tắc kết hợp: Tính năng ban đầu mà RIM tập trung vào là SMS và e-mail, vì vậy những sản phẩm đầu tiên của RIM là máy nhắn tin. Sau đó mới tích hợp chức năng thoại để cho ra đời Blackberry và ngày càng phát triển tính đa chức năng của chiếc điện thoại này. Ngoài ra, việc thiết kế bàn phím sao cho thuận tiện khi thực hiện các tác vụ, ví dụ phím Space khi bấm 2 lần thì cho ra dấu chấm, dấu cách và chữ viết hoa, hoặc tạo ra dấu chấm, chữ @ trên địa chỉ mail. - Nguyên tắc vạn năng: Rõ ràng Blackberry không chỉ là chiếc điện thoại với chức năng đàm thoại thông thường. Ngay từ đầu nó đã thể hiện tính đa phương tiện và ngày càng hỗ trợ đắc lực cho người dùng đúng với phương châm “Always on, Always connected”, thể hiện ở tính năng đồng bộ hoá với máy tính, đảm bảo các tiện ích cá nhân, dịch vụ Push mail, cấu hình mạng không dây, hỗ trợ GMS/GPRS, thông báo chứng khoán tự động. Những người doanh nhân là những người bận rộn, tiết kiệm thời gian, đồng thời nhu cầu sử dụng sản phẩm đa dạng, phong phú, tinh tế. Với những tính đặc thù, Blackberry đã chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất. - Nguyên tắc cầu (tròn ) hoá: Là nguyên tắc được RIM sử dụng khi chuyển trackwheel sang track-ball, và từ track-ball sang trackpad để hoàn thiện cơ chế lăn bi, giúp người sử dụng dể dàng chọn các ứng dụng, thực hiện thao tác nhanh và giảm lỗi. - Nguyên tắc linh động: Đối tượng hướng đến chủ yếu của RIM là khách hàng khối doanh nghiệp, tuy nhiên để phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân yêu thích sản phẩm đa phương tiện, RIM đã thiết kế 1 số dòng sản phẩm với bàn phím nhỏ gọn ½ Qwerty – Suretype. Hay để phục vụ thị hiếu giới trẻ và phái nữ, RIM cũng đã cải thiện đáng kể về kiểu dáng và giao diện máy. Thay đổi từ màn hình đen trắng sang màn hình màu và nâng cao chất lượng đồ họa. RIM luôn chú trọng chức năng check mail, internet, dịch vụ tiện ích cá nhân…Không phải ngẫu nhiên mà Blackberry có mặt trên thị trường hơn 12 năm nhưng RIM cho ra đời 16 series sản phẩm, chứng tỏ mức độ cố gắng cải tiến để phục vụ nhu cầu tăng nhanh, đa dạng cho người dùng, RIM đã biến đổi không ngừng để luôn luôn phù hợp với xu thế thời đại. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 19 - Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: Khi chuyển mình qua dòng điện thoại Smartphone để cạnh tranh với các hãng khác, đồng nghĩa với việc RIM chấp nhận Blackberry gặp hạn chế về thời lượng sử dụng pin, và đây vẫn là bài toán khó giải đặt ra cho các nhà sản xuất hiện nay. - Nguyên tắc biến hại thành lợi: Lúc đầu, khi nghĩ đến bàn phím Qwerty người ta thường nghĩ việc sử dụng nhiều phím bấm sẽ phức tạp và không phù hợp với thói quen dùng điện thoại thông thường. Tuy nhiên, RIM đã tính toán tạo ra bàn phím cho Blackberry sao cho khi thực hiện các thao tác một cách thuận tiện với số lần bấm ít nhất, ngoài ra có một số phím với những lần bấm nhất định sẽ thực hiện những chức năng khác nhau. - Nguyên tắc đồng nhất: Các dòng điện thoại Blackberry tuy thay đổi về cấu hình, nhưng về mặt chức năng đều tập trung thế mạnh vào tiện ích cá nhân, push mail, sms, internet, ….bởi vậy, đối tượng khách hàng của RIM thường ổn định và lâu dài. Khi cầm chiếc Blackberry trên tay dù nó thuộc dòng sản phẩm nào, bạn dễ dàng nhận ra kiểu dáng quen thuộc mà giới chuộng nó vẫn quen gọi bằng cái tên gốc “quả dâu đen” Trên thực tế, quá trình sáng tạo và đổi mới không phải chỉ áp dụng các nguyên tắc, thủ thuật một cách rời rạc cứng nhắc, mà là sự kết hợp hài hoà nhiều nguyên tắc. Quá trình biến ý tưởng thành sản phẩm và hoàn thiện mỗi một chi tiết cần có sự đầu tư công sức, niềm đam mê, làm việc nghiêm túc và phối hợp nhiều bộ phận, nhiều quy trình. Do vậy, việc phát hiện ra các nguyên tắc sáng tạo cơ bản trong quá trình phát triển sản phẩm Blackberry cũng chỉ là tương đối và chưa thực sự đầy đủ. Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 20 IV. KẾT LUẬN Nghiên cứu khoa học nói chung và trong tin học nói riêng luôn đòi hỏi quá trình học tập, nghiên cứu tích cực, có phương pháp cụ thể. Vận dụng các phương pháp giải quyết vấn đề theo khoa học phát minh, sáng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các sản phẩm công nghệ. Với tính liên tục đổi mới, phát triển nhanh, đa dạng thì lĩnh vực này yêu cầu càng cao về sáng tạo. Chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ thông tin ra đời muộn nhưng lại phát triển chóng mặt, sự cạnh tranh cao và ứng dụng mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay. Sự tiếp cận thông tin không còn giới hạn về mặt không gian, thời gian. Chỉ những thiết bị nhỏ gọn nhưng lại có thể kết nối cả thế giới trong tầm tay. Mỗi một sản phẩm ra đời và tạo được thương hiệu là sự kết tinh của những ý tưởng sâu sắc trong quá trình tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ. Như một tựa đề của cuốn sách mà GS. Altshuller đã từng viết: “Trở thành nhà sáng tạo. Tại sao không?”, mỗi cá nhân đều có thể vận dụng phương pháp để rèn luyện cho chính mình không chỉ trong nghiên cứu khoa học, trong học tập, mà còn trong cả đời sống thường ngày. Trong phạm vi hẹp của bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học” chắc chắn tôi còn có nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm và các bạn học viên để hoàn thiện hơn cho những lần viết sau. Trân trọng cảm ơn! Bài thu hoạch bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học” – T 03.2012 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học”, GS. TSKH Hoàng Văn Kiếm – 2012. 2. “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Vũ Cao Dàm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2001. 3. “Trở thành nhà sáng tạo - Tại sao không?” - tập 1, 2. Genric Altshuller, NXB Trẻ - 2003, 2004. 4. “Phương pháp luận sáng tạo khoa học và kỹ thuật”, Phan Dũng. NXB TP HCM – 1998. 5. “Giải một bài toán trên máy tính như thế nào?”. Tập 1, 2, 3. GS. TSKH Hoàng Văn Kiếm. NXB Giáo dục 2001, 2002, 2004. 6. “Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế”, Phan Dũng, Nhà xuất bản TP HCM, 2002. 7. “Các thủ thuật (nguyên tắc) cơ bản”, Phan Dũng, Nhà xuất bản TP HCM, 1994. 8. www.saga.vn 9. www.tinhte.vn 10. 11. www.store.dauden.vn 12. www.blackberrypearl.14vn.net 13. www.vienthongnam.com 14. www.gerk.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch1101064_nguyen_thi_dieu_anh_ppnckh_1861.pdf