MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 2
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 3
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu. 3
1.4.1. Phạm vi không gian : 3
1.4.2. Về thời gian: 3
1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu: 4
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. 4
1.5.1 Một số khái niệm 4
1.5.2 Nội dung nghiên cứu: 6
CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC MARKETING-MIX VỚI SẢN PHẨM MIẾN CỦA CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ QC 12
2.1 Phương pháp nghiên cứu. 12
2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp. 12
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp. 12
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới phát triển cấu trúc marketing-mix tại công ty CP phát triển quốc tế QC. 14
2.2.1 Giới thiệu về công ty CP phát triển quốc tế QC 14
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm 2007-200 17
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển cấu trúc marketing-mix của Công ty. 18
2.3 Phân tích thực trạng phát triển cấu trúc marketing-mix của công ty CP phát triển quốc tế QC 23
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY CP TRIỂN QUỐC TẾ QC 27
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. 27
3.1.1 Những kết quả đạt được. 27
3.1.2 Những tồn tại của việc ứng dụng maketing-mix đối với sản phẩm của công ty 28
3.1.3 Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong việc thực hiện maketing-mix tại công ty. 29
3.2 Dự báo về triển vọng và hướng kinh doanh trong thời gian tới 29
3.3 Kiến nghị về việc phát triển cấu trúc marketing-mix với sản phẩm miến của công ty 30
3.3.1 Giải pháp phát triển về sản phẩm 30
3.3.2 Kiến nghị về giá kinh doanh. 31
3.3.3 Kiến nghị phát triển kênh phân phối 33
3.3.4 Kiến nghị phát triển chính sách xúc tiến tại công ty. 35
3.4 Các kiến nghị và đề xuất khác. 37
3.4.1 Phát triển công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 37
3.4.2 Đề xuất phát triển các yếu tố nguồn lực. 38
3.4.3 Các kiến nghị vĩ mô đến nhà nước. 38
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển cấu trúc marketing-Mix với sản phẩm miến của công ty CP phát triển quốc tế QC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường về công tác phát triển marketing hiện nay Công ty đang sử dụng và việc phát triển cấu trúc marketing trong những năm tới.
- So sánh, đánh giá: Để phân tích số liệu đã thu thập em đã sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp
Chênh lệch tuyệt đối = kì gốc phân tích – kì gốc
Tỉ lệ % = (kì phân tích/kì gốc)*100%
- Ngoại suy xu thế: Trong tình hình thị trường hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh công ty đã và sẽ có những chính sách phát triển cụ thể nào đẻ phát triển công ty lên một tầm cao mới.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới phát triển cấu trúc marketing-mix tại công ty CP phát triển quốc tế QC.
2.2.1 Giới thiệu về công ty CP phát triển quốc tế QC
2.2.1.1 Sơ lược về công ty
Công ty CP phát triển quốc tế QC được thành lập vào ngày 02/07/2006
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ QC
Tên giao dịch: QC GROUP
Địa chỉ trụ sở chính: Ngõ 69A - số73A - Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân - Hà Nội
Giám đốc: LÊ HUY CƯỜNG
Điện thoại: 043.7632757 Fax: 043.7632757
Email: QCGROUP@vnn.vn
Mã số thuế: 0101978733
2.2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Sản xuất, mua bán nước uống tinh khiết, rượu bia, nước giải khát ( không bao gồm kinh doanh quán ba )
Sản xuất, mua bán, nuôi trồng thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản.
Sản xuất mua bán lương thực, thực phẩm.
Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty doanh
Tùy vào từng loại hình kinh doanh và nguồn sản xuất mà nguồn nhân lực của đơn vị đó có những đặc thù riêng. Công ty kinh doanh nhiều nghành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại đòi hỏi về tính chuyên sâu, sự hiểu biết khác nhau là công ty chuyên sản xuất, mua bán lương thực,thực phẩm. Cho đến nay công ty không những giữ được vị trí quan trọng trong ngành lương thực thực phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
2.2.1.3 Cơ cấu Tổ chức bộ máy của Công ty
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và tình hình hoạt động, khu vực kinh doanh cơ cấu tổ chức của công ty được hình thành theo mô hình trực tuyến chức năng:
Bộ phân marketing
P.KINH DOANH
GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN
P. NHÂN SỰ
Bộ phận kho
PX sản xuất
Bộ phận kế toán
Đội xe vận tải
Đại diện bán
BH 2.2.1: Sơ đồ bộ máy Công ty
( Nguồn: Phòng nhân sự)
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ:
+ Giám đốc công ty là người chỉ đạo hoạt động của các phòng ban chức năng
+ Phòng kinh doanh
Tổ chức thực hiện hoạt động tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.
Theo dõi hoạt động của các đại lý của công ty.
Theo dõi các nhà cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu cho sản xuất.
+ Phòng nhân sự
Tổ chức tuyển dụng và tổ chức đào tạo lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất
Xây dựng các kế hoạch về tiền lương tiền thưởng, phụ cấp
+ Phòng kế toán
Tổ chức công tác tài chính
Lo về vốn dùng cho sản xuất kinh doanh, quản lý chi tiêu
Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thị trường tiêu thụ của công ty:
Với sản phẩm miến và một số sản phẩm thực phẩm khác của công ty đang được bán rộng rãi trên thị trường cả nước chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên thị trường chính mà công ty đang khai thác là thị trường Hà Nội với các nhà phân phối là hệ thống các siêu thị, các đại lý bán buôn, bán lẻ. Đối tượng khách hàng đang được công ty hướng tới là các đại lý bán buôn bán lẻ, đôi khi công ty còn bán trực tiếp cho các cá nhân tiêu dùng các hộ gia đình hoặc thông qua các trung gian để phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Sản phẩm của công ty:
Công ty cp phát triển quốc tế QC chuyên sản xuất các loại miến, mỳ, đồ uống. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: miến môc, miến đao, miến đậu xanh, mỳ gao, nước mắm, đồ uống ( rượu, bia và nước giải khát).Qua đó ta thấy công ty không chỉ sản xuất mà còn kinh doanh thêm các loại hàng hóa khác nhằm ổn định và tăng doanh thu cho công ty. Sản phẩm miến của công ty được sản xuất trên dây truyền tự động. Do mặt hàng phong phú và đa dạng đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên theo từng năm.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm 2007-200
Stt
Các chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu
2.946.704.372
3.471.039.514
4.102.851.076
524.335.142
117,8
631.811.562
117,78
2
Các khoản giảm trừ
80.430.553
84.505.570
98.726.416
4.075.017
105,07
14220846
116,8
3
Doanh thu thuần
2.866.273.819
3.386.533.944
4.004.124.660
520.260.125
118,15
617590716
118,2
4
Giá vốn hàng bán
1.803.597.379
2.274.883.277
2.963.974.207
471.285.898
126,13
689090930
130,3
5
Lợi nhuận gộp
1.062.067.440
1.111.605.667
1.040.150.453
48.974.227
104,61
-71500214
93,6
6
Chi phí bán hàng
400.623.274
398.037.852
450.379.293
-2.585.422
99,35
52341441
113,1
7
Chi phí QLDN
198.784.243
213.591.173
249.854.245
14.806.930
107,45
36263072
117
8
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
463.268.923
500.021.642
339.916.915
36.752.719
107,93
-160104727
68
9
Lợi nhuận thuần từ HĐTC
17.062.374
19.209.521
10.649.278
2.147.147
112,58
-8560243
55,4
10
Lợi nhuận khác
21.070.641
23.506.794
8.540.659
2.436.153
111,56
-14966135
36,3
11
Lợi nhuận trước thuế
425.135.908
457.305.327
320.726.978
32.169.419
107.57
-136578349
70,1
12
Thuế phải nộp
119.038.054
128.045.492
89.803.554
9.007.437
107,57
-38241938
70,1
13
Lợi nhuận sau thuế
306.097.854
329.259.835
230.923.424
23.161.982
107,57
-98336411
70,1
BH 2.2.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP phát triển quốc tế QC 2007-2009
(Nguồn : Phòng kinh doanh)
Đánh giá chung: Qua số liệu trên ta có thể thấy:
Doanh thu năm 2009 so năm 2008 tăng 17,78% đạt 4.102.851.076 VNĐ cao hơn so năm 2008 là 631.811.562 VNĐ. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty giảm 29,9% từ 457.305.327 năm 2008 xuống còn 320.726.978 VNĐ năm 2009 và từ đó cũng làm cho nộp ngân sách nhà nước giảm với tỷ trọng tương ứng 29,9%. Trong khi đó năm 2008 so với năm 2007 các chỉ tiêu của công ty đều tăng doanh thu tăng 17,78%, lợi nhuận tăng 7,57%, ngân sách phải nộp cũng tăng 7,57%.
Nguyên nhân làm cho các chỉ tiêu về doanh thu lợi nhuận giảm trong năm 2009 là do giá vốn và các chi phí tăng, giá vốn bán hàng tăng 18,2%, chi phí bán hàng tăng 13,1%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17%.
Nếu xét tổng thể, những năm qua công ty kinh doanh đạt được hiệu quả, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, nhưng do yếu tố thị trường cạnh tranh quá khốc liệt đã ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Năm tới đây công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường hơn nữa, mạnh dạn đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí marketing phải lớn hơn để thông tin về sản phẩm nhanh chóng đến với người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của công ty quen thuộc gần gũi với người tiêu dùng hơn.
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển cấu trúc marketing-mix của Công ty.
2.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài
a) Môi trường kinh tế.
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh. Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tỷ lệ các công ty phá sản và nạn thất nghiệp không ngừng được tăng cao của các nước trong khu vực và trên thế giới làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp ở Việt Nam, công ty CP phát triển quốc tế QC cũng bị ảnh hưởng không ít. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán cũng như khả năng xuất khẩu của công ty. Để vượt qua những khó khăn đó, công ty đã có những định hướng, bước đi thích hợp như: Tìm thêm các đối tác mới, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm nhờ đó công ty vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển.
b. Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định, là nơi tương đối an toàn cho các nhà đầu tư. Mặt khác trong thời gian vừa qua đã có những văn bản quy định nhằm tháo gỡ dần cho các doanh nghiệp thông qua việc bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà và ban hành nhiều văn bản mới nhằm khuyến khích các nhà đầu tư. Các văn bản mới này đã tạo điều kiện, tạo một cơ chế thông thoáng hơn không chỉ cho các nhà đầu tư trong nước mà cho cả các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào nước ta.với cơ chế mới các doanh nghiệp tự tìm đối tác kinh doanh, tự lựa chọn ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật.
Nhìn chung trong nghành lương thực, thực phẩm, chính phủ rất quan tâm, và chú ý tới ngành hàng này vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Sản phẩm miến cũng như các sản phẩm khác của công ty đều phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và được chứng nhận do sở y tế Hà Nội cấp.
c. Môi trường văn hóa xã hội
Văn hoá là môi trường tổng hợp bao gồm: Kiến thức, lòng tin, nghệ thuật, pháp luật, đạo đức, phong tục và các thói quen của người tiêu dùng ... Vì vậy, văn hoá ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Tính thân thiện, mến khách và những nét truyền thống văn hóa lâu đời luôn là món an tinh thần mà mỗi người Việt Nam ai cũng có, những nét văn hóa đó đã in sâu vào lòng người. Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu và hành vi mua sắm, khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng khi đời sống con người ngày một nâng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng đảm bảo sức khỏe là xu hướng ai cũng hướng tới, xu hướng cần được hưởng thụ sau những giờ làm việc vất vả nhà hàng khách sạn ra đời chính là để phục vụ cho những nhu càu đó và ẩm thực là thứ ai cũng muốn thưởng thức, thử và tận hưởng. Một sản phẩm không thể thay thế gạo hay những bữa cơm truyền thống nhưng cũng góp phần không nhỏ làm phong phú bữa ăn của chúng ta đó là miến. Từ những sản vật dân dã tự nhiên, Công ty CP phát triển quốc tế QC đã tìm hiểu và cho ra đời dòng sản phẩm miến các loại, ngoài ra còn có mỳ gạo cũng là một sản phẩm mang tính sáng tạo đáp ứng nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng, những sản phẩm đó không những tạo nên một bữa ăn an toàn hợp khẩu vị với người tiêu dùng mà còn giữ được hương vị từ ngàn xưa.
d. Môi trường nhân khẩu học
Nước ta là một nước có tỉ lệ dân số cao do vậy đây là một thị trường khá rộng lớn đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty CP phát triển quốc tế QC nói riêng. Tuy thế nhưng mức độ đô thị hóa và thu nhập của người dân còn thấp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường của các doanh nghiệp, trong đó có công ty. Với tỷ lệ số dân ở nông thôn chiếm gần 70%, thành thị trên 30% mà khách hàng của công ty là những khách hàng có mức sống và thu nhập khá, những khách hàng mục tiêu tập trung ở thành thị, các khu công nghiệp. Điều này gây không ít khó khăn khi công ty có kế hoạch mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận.
2.2.3.2 Các nhân tố bên trong
a. Nguồn nhân lực
Một trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực. nếu sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này doanh nghiệp sẽ khai thác được các lợi ích kinh tế như: Năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh... Làm được điều đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và mức lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn. Công ty CP phát triển quốc tế QC được thành lập vào giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh và có những bước tiến lớn. Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế bắt đầu mở cửa rộng, sự hội nhập của nền kinh tế tiến sang một giai đoạn mới. Hiện nay, tổng số cán bộ trong toàn công ty là 35 người được phân bổ vào các phòng ban chức năng của công ty. Để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty đã có xu hướng tuyển thêm số lượng lao động hàng năm.
Chất lượng lao động: thể hiện qua bậc thợ và trình độ đào tạo cơ bản, việc phân loại lao động ở nhà máy cũng như ở toàn công ty căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm công nhân chính, học nghề ( là lực lượng bổ xung vào đội ngũ công nhân sản xuất chính này), công nhân sản xuất phụ trợ, cán bộ nhân viên quản lý kỹ thuật, quản lý kinh tế quản lý hành chính. Đối với công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên dây truyền máy móc hiện đại, do đó đòi hỏi hầu hết người lao động phải có trình độ chuyên môn cao và khéo léo thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trên thực tế lực lượng lao động của toàn công ty chưa đảm bảo được về số lượng, chất lượng. Đẻ khắc phục tình trạng đó công ty đã tuyển một số công nhân chưa có tay nghề về tự đào tạo, ngoài số cán bộ công nhân viên hợp đồng chính thức thì công ty thường phải ký hợp đồng tuyển thêm lao động phần lớn là tuyển những nhân viên tốt nghiệp ĐH, CĐ có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt và nhạy bén với thị trường. Đây được coi là điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và ính cạnh tranh của công ty trên thị trường.
b. Nguồn tài chính
Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào vốn luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng, trước hết nó quyết định sự ra đời của công ty, sau nữa nó khẳng định thế lực và sức mạnh về cạnh tranh của công ty trên thị trường
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1. Tài sản
2.845.607.258
3.154.329.730
3.412.349.560
1.Tài sản ngắn hạn
1.104.503.437
1.196.534.056
1.435.260.982
2. Tài sản dài hạn
1.741.103.821
1.957.795..674
1.977.088.578
11. Nguồn vốn
2.845.607.258
3.154.329.730
3.412.349.560
Nợ phải trả
1.307.823.841
1.564.392.051
1.634.205.692
Vốn chủ sở hữu
1.537.783.417
1.589.937.679
1.778.143.868
BH 2.2.3: Nguồn tài chính của công ty CP phát triển quốc tế QC
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua số liệu trên ta thấy giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty tăng lên trong các năm, đây là một biểu hiện tốt cho công ty, cho thấy công ty có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của mình để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhằm phát triển sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và đẩy mạnh xúc tiến thương mại
c. Môi trường công nghệ.
Do mới thành lập và đi vào hoạt động được ít năm nay để đẩy mạnh sản xuất với mục tiêu cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, công ty đầu tư mua mới trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa, cơ giới hóa. Nhìn chung số lượng máy móc của công ty tương đối ổn định và đầy đủ đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất hiện nay. Trong quý 11 năm nay công ty đầu tư thêm dây truyền sản xuất mỳ gạo, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
Tên máy
Ký hiệu và năng suất
Nước chế tạo
Năm sử dụng
Dây truyền sản
xuất miến
FA – 20 gói/phút
Hà lan
2007
Máy nhào trộn
TL 354-30kg/mẻ
Liên xô
2007
BH 2.2.4: Cơ cấu một số máy móc trang thiết bị của công ty
Để dây truyền sản xuất thực hiện liên tục có hiệu quả ở mỗi công đoạn đều được bó trí sử dụng số lượng công nhân hợp lý thực hiện đúng nhiệm vụ được giao sau mỗi ca làm việc, công nhân phải kiểm tra lại máy móc trang thiết bị và vệ sinh công nghiệp trong phạm vi mình đảm nhiệm. vì vậy yêu cầu đặt ra đối với công nhân rất khắt khe, không những đảm nhiệm công việc được giao mà còn có khả năng tính toán, phát hiện và xử lý kịp thời những trục trặc của máy móc thiết bị. Có như vậy thì sự kết hợp giữa máy móc và con người mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình tạo ra sản phẩm.
d. Năng lực quản lý và kiểm soát
Bộ máy hoạt động của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng do vậy việc quản lý được thực hiện một cách chặt chẽ. Mỗi phòng ban đều có 1 trưởng phòng để theo dõi hướng dẫn nhân viên cùng phòng, trưởng phòng là người chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo giám sát trực tiếp tư giám đóc. Có thể nói việc tổ chức bố trí và sắp xếp nhân lực trong công ty là hợp lý do đó việc quản lý và kiểm soát thực hiện dẽ dàng và thuận lợi.
e. Uy tín và danh tiếng thương hiệu
Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các chuỗi siêu thị lón nhỏ ở Hà Nội như: Siêu thị metro, intimex, Fivimart… không những thé sản phẩm của công ty còn có mặt ở một số chợ đầu mối như: Chợ mơ, chợ hàng da, chợ hôm, chợ đồng xuân… đặc biệt sản phẩm của công ty hiện nay còn là món ăn trên các chuyến bay cho các khách hàng không vì thế có thể nói uy tín và thương hiệu của công ty ngày càng được củng có và tạo được vị trí riêng biệt trên thị trường cũng như tạo được lòng tin cho người tiêu dùng.
Phân tích thực trạng phát triển cấu trúc marketing-mix của công ty CP phát triển quốc tế QC
Kết quả phỏng vấn
Qua tiến hành phỏng vấn với số lượng 15 người em đã thu được kết quả sau:
Về sản phẩm: Công ty cp phát triển quốc tế QC chuyên sản xuất các loại miến: Miến mộc, miến đao, miến đậu xanh, miến bánh đa. Các loại miến là mặt hàng chủ lực của công ty, chiếm khoảng 50% doanh thu hàng năm của công ty. Bên cạnh đó theo điều tra phỏng vấn công ty còn bán một số loại sản phẩm khác như: Bột canh, nước mắm, nước tương và cả đồ uống. Đây là loại sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, nên công ty dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.... để xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Do thành phẩn chủ yếu là các nguyên liệu hữu cơ dễ bị vi sinh phá hủy nên thời hạn bảo quản không dài, sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao. Các sản phẩm của công ty được sản xuất theo dây truyền công nghệ tự động nên năng suất lao động đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khach hàng, 20% cán bộ công nhân viên công ty cho rằng với sản phẩm và thị trường hiện tại của công ty công ty đang xây dựng và phát triển theo hướng sản phẩm hóa. Trong chính sách sản phẩm công ty cần hoàn thiện và phát triển về mặt thương hiệu. 20% ý kiến phát triển về mặt cơ cấu mặt hàng, 40% ý kiến cải tiến sản phẩm, 20% ý kiến phát triển sản phẩm. Như vậy công ty cần quảng bá và hoàn thiện mọi mặt của sản phẩm để sản phẩm miến của công ty đưa ra thị trường nhanh chóng và đảm bảo chất lượng phù hợp với nguời tiêu dùng.
Về giá: Công ty đưa ra bảng chào giá sản phẩm miến như sau:
Stt
Tên hàng
Quy cách
ĐVT
Đơn giá (chưa có VAT)
Đơn giá (đã có VAT)
1
Miến mộc 250
30 gói/thùng
Gói
8.000
8.800
2
Miến mộc 120
50 gói/thùng
Gói
4.000
4.500
3
Miến đạu xanh 250
30 gói/thùng
Gói
8.273
9.100
4
Miến đạu xanh 120
50 gói/thùng
Gói
3.909
4.300
5
Miến đao 250
30 gói/thùng
Gói
8.200
9.000
6
Miến đao 120
50 gói/thùng
Gói
4.000
4,500
7
Miến bánh đa 250
20 gói/thùng
Gói
7.000
7.700
8
Mì gạo 300
30 gói/thùng
Gói
7.000
7.700
9
Mì gạo 150
50 gói/thùng
Gói
3.500
4.000
BH 2.3.1 : Bảng giá sản phẩm
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng giá mặt hàng các loại miến của công ty cho thấy mức giá của công ty đưa ra hiện nay là cao so với các đối thủ cạnh tranh, mức chênh lệch tù 1000đ đến 5000đ được biết công ty đang áp dụng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí và lợi nhuận. Năm 2008-2009 giá các mặt hàng miến cao hơn năm 2007 từ 1000đ đến 2000đ. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng và đẫn đến giá thành sản phẩm tăng.
Về phân phối: Sản phẩm miến của công ty được phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên tập trung cao nhất vẫn là ở thị trường Hà Nội. Sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi vì vậy mà quyết định kênh phân phối có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nhận rõ được tầm quan trọng của công tác này công ty đang thực hiện đẩy mạnh tối đa công tác phân phối tiêu thụ sản phẩm để có một hệ thống kênh phân phối hợp lý, tổ chức bán hàng phù hợp với điều kiện của thị trường và đảm bảo mục tiêu chính sách phân phối.
Công ty CP phát triển quốc tế QC
Người tiêu dùng cuối cùng
Nhà bán buôn
Nhà bán lẻ
BH 2.3.2: Sơ đồ kênh phân phối của công ty CP phát triển quốc tế QC
Qua nghiên cứu cho thấy 80% ý kiến cho rằng hiện nay công ty đang sử dụng kênh phân phối chính là kênh cấp 2 ( bán buôn – bán lẻ - người tiêu dùng), 100% ý kiến cho rằng công ty đang áp dụng phương pháp phân phối mạnh mẽ đến người tiêu dùng. Qua thống kê sản phẩm miến của công ty tiêu thụ tại thị trường miền Bắc chiếm tới 80% còn lại là thị trường miền Trung và miền Nam. Do vậy công ty cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ đặc biệt là phát triển số lượng các đại lý ở các thị trường miền Trung và miền Nam
Về xúc tiến: Quảng cáo là công cụ xúc tiến được công ty sử sụng rất hạn chế vì chi phí quảng cáo qua truyền hình cao nên để thu hút người tiêu dùng công ty đã chú trọng quản cáo qua hình thức bán hàng cá nhân (60% ý kiến cho là như vậy) và trực tiếp là qua bao bì sản phẩm. Cũng dễ hiểu vì đây là phương tiện quản cáo có chi phí thấp nhưng lại rất ấn tượng thích hợp với người tiêu dùng, kích thích tính tò mò của người tiêu dùng bằng cách thay đổi bao bì hấp dẫn màu sắc đặc trưng cho từng sản phẩm. Bên cạnh đó công ty còn có các hoat động quan hệ công chúng (20% ý kiến) cũng góp phần xúc tiến bán hàng nâng cao hiệu quả bán ra và làm tăng doanh thu của công ty
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY CP TRIỂN QUỐC TẾ QC
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Trong quá trình triển khai marketing – mix, có thể nhận thấy doanh nghiệp đã khai thác phần lớn điểm mạnh của mình, các sản phẩm ngày càng được đa dạng, mẫu mã phong phú, chất lượng tốt, tận dụng nguồn lao động dồi dào để hạ chi phí sản phẩm. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng ngày càng được mở rộng, hoạt động xúc tiến bán cũng được chú trọng. Trình độ, tay nghề các cán bộ của doanh nghiệp ngày càng được nâng ca
3.1.1 Những kết quả đạt được
Qua nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty mà cụ thể là hoạt động marketing của công ty vẫn chưa được quan tâm thực sự, là một công ty còn non trẻ về mọi mặt và còn nhiều hạn chế nhưng công ty đã có những thành công nhất định.
Sản phẩm của công ty được đánh giá là sản phẩm có chất lượng, hình thức và mẫu mã ưa nhìn. Sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng biết đén nhiều hơn và sử dụng nhiều hơn trong các bữa ăn vì thế sản phẩm của công ty phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Chính sách phân phối: Để tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng công ty đã sử dụng một số loại kênh phân phối, sử dụng mạng lưới bán buôn ở khắp các tỉnh thành, công ty đã có những văn phòng đại diện ở một số khu vực, nhân viên kinh doanh có trách nhiệm phụ trách khu vực thị trường mà mình đảm nhiệm.
Chính sách xúc tiến hỗn hợp: công ty đã có những hoạt động quảng cáo trên số báo và các tạp chí về ẩm thực. Đặc biệt việc chú trọng hơn tới quảng cáo trên internet, ... thông qua đó công ty đã giành được một số kết quả tích cực, hoạt động xúc tiến bán cũng đã được chú trọng và triển khai thông qua việc tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng, kí kết hợp đồng.
Điểm đặc biệt mà công ty đã làm được là xây dựng được bộ phận bán hàng trực tiếp gồm một số nhân viên và cộng tác viên năng nổ nhiệt tình chịu trách nhiêm đi chào hàng, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm và tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng.
3.1.2 Những tồn tại của việc ứng dụng maketing-mix đối với sản phẩm của công ty
Chính sách kinh doanh và chính sách marketing của công ty được coi là định hướng cho việc phát triển thị trường tuy vậy nó vẫn còn nhiều tồn tại cho việc áp dụng marketing như: công tác cán bộ và kế hoạch, môi trường tổ chức nội bộ, hoạt động hỗ trợ marketing làm cho việc áp dụng marketing của công ty chưa đạt hiệu quả.
Công ty đang cố gắng phấn đấu trở thành doanh nghiệp sản xuất lớn có uy tín và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ thì ngoài việc đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh, bên cạnh đó là sự đóng góp của chính sách marketing là không thể thiếu nhưng ở công ty việc đưa ra một quỹ cho hoạt động marketing lại không có, việc tiêu thụ sản phẩm lại chủ yếu là do bộ phận bán hàng, các hoạt động khuếch trương, bổ trợ kinh doanh chỉ diễn ra bột phát, theo từng chu kỳ riêng biệt.
Việc áp dụng chính sách marketing của công ty nhưng cán bộ hiểu biết về marketing, năng lực chuyên môn về marketing lại yếu kém, điều đó dẫn đến việc hoạch định chiến lược marketing bị hạn chế, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng bị hạn chế.
Hoạt động phân phối chưa được mở rộng khắp cả nước. công ty chỉ chú trọng phân phối mạnh ở thị trường miền Bắc mà còn bỏ trống nhiều thị trường ở miền Trung và miền Nam.
Công ty có đội ngũ chuyên trách làm nhiệm vụ thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để chủ động cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm nhưng mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp mặc dù đang được đầu tư cải thiện nhưng so với các đối thủ cạnh tranh khác thì sản phẩm của doanh nghiệp còn quá đơn điệu. Mặt khác các quyết định marketing chỉ là các quyết định định tính dựa trên kinh nghiệm kinh doanh hoặc chỉ là các dữ liệu thống kê thực có.
3.1.3 Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong việc thực hiện maketing-mix tại công ty
Nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp, quy mô sản xuất chưa lớn
Công ty không có một bộ phận marketing riêng cán bộ có kiến thức chuyên môn về marketing không nhiều để có thể lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra thực hiện các chương trình marketing. Công tác này do phòng kinh doanh đảm nhận và vẫn là công tác tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn kinh phí cho marketing rất hạn hẹp và chủ yếu trích từ các quỹ hay chỉ là một bộ phận của chi phí bán hàng theo từng thời kỳ, chứng tỏ công ty chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động marketing-mix
3.2 Dự báo về triển vọng và hướng kinh doanh trong thời gian tới
Cùng với đà phát triển của nền kinh tế thế giới, theo dự báo nền kinh tế nước ta trong những năm tới có sự chuyển đổi đáng kể, khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam là tập trung vào nhóm các sản phẩm thế mạnh có nguồn gốc từ nông nghiệp và công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm. Nhu cầu về hàn nông sản của nước ta đang có xu hướng tăng mạnh, nguyên nhân chính là GDP bình quân đầu người tăng nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên, ngược lại đối với các nước phát triển mức tăng về cầu lại dự báo là giảm do mức tiêu dùng hiện tại đang tương đối cao và tăng trưởng dân số có xu hướng kém hơn. Nhu cầu lương thực ở các nước đang phát triển (việt nam) được dự báo là tăng 2% trong giai đoạn từ 2000-2010.
Đó là chưa kể theo lộ trình gia nhập WTO Việt Nam phải mở cửa thị trường cho nhiều loại hàng hóa với mức thuế thấp dần vì vậy xu thế của thị trường là ngày càng có nhiều loại chủng loại hang ngoại xuất hiện ở thị trường trong nước, cạnh tranh với hàng nội về chất lượng và giá cả. Trong khi đó xu hướng tiêu dùng hiện nay cũng đã có những thay dổi đáng kể khi mức sống của đại bộ phận nhân dân được nâng lên, giờ đay người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, mẫu mã, thương hiệu nên hàng ngoại nhập chiếm tỷ lệ ngày càng đáng kể trong thực đơn mua sắm của nhiều người tiêu dùng thành thị. Tình hình khủng hoảng lương thực ở châu Á cũng như trên thế giới tạo nên sức bật cho giá lương thực trong nước. Một trong những biện pháp cấp bách mà bộ tài chính thực hiện để kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường là cho phép giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng có ba nhóm hàng sẽ được giảm thuế ngay là lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc và vật liệu xây dựng với mức giảm giá có thể lên đến 50%-70%
3.3 Kiến nghị về việc phát triển cấu trúc marketing-mix với sản phẩm miến của công ty
Giải pháp phát triển về sản phẩm
Về chất lượng sản phẩm:
Công ty muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phải bắt đầu chú trọng từ khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm, chất lượng trong khâu sản xuất cho đến khi đóng dấu sản phẩm. tạo nên đặc trưng cho sản phẩm đảm bảo tạo nên tính trang nhã hài hòa gây kích thích sự chú ý của người tiêu dùng.
Nâng cao chất lượng của khâu thiết kế sản phẩm: Chất lượng sản phẩm ở khâu thiết kế thường là chất lượng mang tính kỹ thuật vì vậy ở khâu thiết kế công ty cần phải chuyển hóa những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm sản phẩm phản ánh chất lượng với sự phù hợp thị trường. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần phải thỏa mãn các yêu cầu đó là đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thích hợp với khả năng của công ty, đảm bảo tính cạnh tranh và tối thiểu hóa chi phí.
Nâng cao chất lượng khâu sản xuất: Đây là khâu quản lý chất lượng để sản phẩm được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế đặt ra. Để thực hiện được công tác quản lý trước hết công ty cần phải giải quyết tốt khâu cung ứng. Câc nguyên liệu cần để sản xuất phải được cung cấp đúng số lượng, chủng loại, và chất lượng, cần chú ý công tác kiểm tra trước lúc đưa vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở các công đoạn để tránh hao hụt nguyên liệu, phát hiện ra những chỗ chưa tốt để tìm nguyên nhân và các giải pháp để xử lý kịp thời. Kiểm tra thành phẩm là công đoạn cuối cùng để đi đến quyết định cho sản phẩm nhập kho, nhằm ngăn ngừa đua sản phẩm phế phẩm, sản phẩm hỏng ra thị trường.
Nâng cao chất lượng bao bì bao gói sản phẩm: Công ty cần định vị mầu sắc bao gói như màu nền đặc trưng cho sản phẩm đảm bảo tính trang nhã hài hòa và gây kích thích sự chú ý của người tiêu dùng. Ngoài ra công ty nên chọn những chất liệu bao bì tốt an toàn và phù hợp với sản phẩm, phải có số lượng và khối lượng sản phẩm theo thị hiếu khác nhau và cuối cùng là đưa những thông tin cần truyền đạt tới người tiêu dùng qua bao bì, bao gói sản phẩm.
Về đa dạng hóa sản phẩm:
Đa dạng hóa sản phẩm là việc làm tăng các danh mục sản phẩm kinh doanh làm thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh sản xuất của công ty theo hướng có lợi hơn. Đồng thời khai thác triệt để các nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận, mở rộng thị trường. Công ty nên cho ra đời một số sản phẩm miến mới như miến mình tinh hay miến lạnh, miến ngó sen. Ngoài ra công ty có thể cho ra đời những sản phẩm tiêu dùng khác nhu nước mắm, bột canh, các loại măng chua và các sản phẩm tiêu dùng khác, làm phong phú thêm danh mục hàng hóa làm tăng lợi nhuận mà khách hàng cũng biết đến sản phẩm nhiều hơn. Bên cạnh đa dạng hóa chủng loại công ty còn lên đa dạng hóa khối lượng đóng gói với nhiều loại bao gói khác nhau như: 100g. 150g. 200g. 300g. 500g… Mặt khác công ty có thể đa dạng hóa bao bì đóng gói như giấy, nhựa nilon... Đa dạng hóa sản phẩm không cần đầu tư nhiều vốn cho khâu kỹ thuật mà trên dây truyền sản xuất có sẵn công ty có thể nghiên cứu thêm những sản phẩm mới với hình dáng kích thước khuân mẫu có thể thay đổi cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.
3.3.2 Kiến nghị về giá kinh doanh
Việc định giá sản phẩm của công ty CP phát triển quốc tế QC chủ yếu là dựa vào chi phí mà không chú ý tới các yếu tố bên ngoài như bản chất của thị trường, nhu cầu, tình hình cạnh tranh. Qua nghiên cứu cho thấy giá của công ty cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh điều này vừa đem lại lợi nhuận lớn cho công ty nếu như công ty bán được nhiều hàng nhưng ngược lại nó sẽ đem lại khó khăn cho công ty có thể làm công ty bị tổn thất nặng dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản nếu như hàng hóa không bán được. Việc định giá được tiến hành theo một quy trình định giá tối ưu sau:
Phân tích chi phí và các nhân tố bên trong
Xác định phương pháp định giá
Quyết đinh mức giá tối ưu cuối cùng
Xác định mục tiêu định giá
Xác định cầu cạnh tranh và các nhân tố khác
BH.3.3 : Đề xuất quy trình định giá tối ưu
Xác định mục tiêu định giá của công ty phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty với mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với công ty cổ phần phát triển quốc tế QC là mục tiêu định giá cạnh tranh, định giá liên quan đến sự khác biệt của sản phẩm .
Phân tích chi phí: công ty cần phải phân tích chính xác chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí hỗ trợ marketing để tính giá vốn của một đơn vị sản phẩm.
Nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh. Công ty cần phân tích các khách hàng, dự báo sự co dãn cầu, khả năng chấp nhận của khách hàng và giá của thị trường cùng với phẩn ứng của đối thủ cạnh tranh.
Xác định phương pháp định giá: công ty có thể áp dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với mặt hàng kinh doanh của công ty như: Định giá theo chi phí cộng, định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng, định giá theo thời giá. Phương pháp định giá mà công ty đang áp dụng là định giá chi phí cộng thêm, tức là cộng thêm một mức chênh lệch vào giá thành, phương pháp định giá này không tính đến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh do đó không dẫn đến mức giá tối ưu cho doanh nghiệp. Do đặc điểm sản phẩm miến gắn liền với vệ sinh an toàn thực phẩm nên doanh nghiệp có thể định giá theo giá trị nhận thức của khách hàng về vệ sinh an toàn, về hương vị, màu sắc, tác dụng của sản phẩm.
Quyết định mức giá cuối cùng là mức giá khả thi nhất được công ty sử dụng và tung ra thị trường cho kịp thời đem lại hiệu quả và đảm bảo mục tiêu của công ty trong chiến lược chung.
Nhìn chung công tác định giá của công ty có nhiều cố gắng nhưng công ty cần phải xác định một hệ thống thông tin hợp lý đảm bảo một mức giá thống nhất trong công ty, đồng thời đảm bảo được chức năng của các cán bộ nghiệp vụ do đó dẫn đến quyết định đinh giá của ban giám đốc sữ linh hoạt hơn, bám sát vào thị trường hơn và mang tính cạnh tranh, khả thi cao.
3.3.3 Kiến nghị phát triển kênh phân phối
* Đề xuất phát triển kênh phân phối của công ty: Để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa một cách thông suốt trong thị trường Công ty có thể sử dụng mô hình kênh phân phối sau:
Công ty CP phát triển quốc tế QC
Người bán lẻ
Đại lý
Người bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
Người bán buôn
BH. 3.3 Đề xuất mô hình phát triển kênh phân phối tại công ty CP phát triển quốc tế QC
Với mục tiêu mở rộng thị trường đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh số bán đòi hỏi công ty phải mở rộng hệ thống kênh phân phối của công ty trên thị trường, tăng số lượng các điểm bán nhất là các đơn vị vừa phục vụ khách hàng là tổ chức, vừa phục vụ khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Hiện nay, công ty sử dụng hình thức phân phối dán tiếp là chính đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Công ty – nhà bán buôn – nhà bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng. Công ty – đại lý (cấp 1, cấp 2) – người tiêu dùng cuối cùng ( tỷ trọng kênh phân phối này công ty sử dụng chiếm 90%). Với hệ thống kênh phân phối này công ty có thể phân phối một khối lượng sản phẩm lớn mà chi phí được giảm bớt đó là chi phí bán hàng và chi phí nhân công. Nhưng hệ thống này lại có nhược điểm là thông tin xuôi và ngược giữa công ty và người tiêu dùng không mang tính gắn kết dẫn đến thông tin không được chính xác và kịp thời làm giảm lợi thế, cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Do đó để hạn chế được nhược điểm này công ty lên có kênh phân phối trực tiếp và phân phối qua người bán lẻ: Công ty – người bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù trong thời gian qua công ty cũng có kênh phân phối trực tiếp nhưng chưa được chú trọng, chưa phát huy hết tối đa hiệu quả của kênh. Qua kênh này công ty sẽ tận dụng, nắm bắt tình hình tiêu thụ, nắm bắt thông tin phản hồi từ khách hàng một cách nhanh nhất để ban quản trị có chiến lược thích ứng chung cho toàn công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý.
* Tuyển chọn và chính sách hoạt động:
Công ty cần lựa chọn kỹ, nên đề cao yếu tố tài chính, tránh rủi ro đến mức tối đa công ty có thể áp dụng hình thức tuyển chọn như: Tuyển chọn qua hình thức kí kết hợp đồng đại lý trên cơ sở giá bán đại lý đã được cố định và có chiết khấu cho lô hàng mua. Thiết kế gian bán hàng của đại lý phải đảm bảo dòng vận động của khách hàng, diện tích đủ rộng, thoáng phù hợp với tính chất của sản phẩm. Năng lực và khả năng tài chính của đại lý đảm bảo an toàn cho công ty. Ngoài ra công ty có thể mở thêm các điểm đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho công ty do nhân viên công ty đảm nhiệm. Kích thích thành viên kênh thông qua các hình thức như hoa hồng, chiết khấu, giảm giá, hỗ trợ chi phí vận chuyển... để thu hút thêm nhiều đại lý.
3.3.4 Kiến nghị phát triển chính sách xúc tiến tại công ty.
Trong các công ty kinh doanh việc hoạch định chính sách xúc tiến là rất quan trọng. Để đạt được doanh số dự kiến, các công ty thường phối hợp các công cuuj trong xúc tiến thương mại một cách hữu hiệu. Các công cụ chủ yếu được sử dụng chủ yếu trong xúc tiến của công ty là quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng tuy nhiên việc sử dụng các công cụ này thường diễn ra đơn lẻ và rời rạc. Nội dung hoạt động còn đơn điệu, chưa có một chương trình giao tiếp nào được hoạch định một cách cụ thể và khoa học. Trong những năm tới công ty cần nhìn nhận vai trò của xúc tiến ngang bằng với các biến số sản phẩm, giá và phân phối nhất là trong tình hình hiện nay khi có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất miến cùng loại với sản phẩm của công ty. Để khắc phục tình trạng trên, công ty có thể tham khảo một số nội dung hoạt động của các công cụ xúc tiến thương mại sau;
Về quảng cáo: Quảng cáo là một công cụ rất quan trọng trong kinh doanh, vừa là công cụ kích cầu và tiêu dùng, vừa là công cụ cạnh tranh hữu hiệu khi sử dụng đồng bộ các công cụ khác trong phối thức giao tiếp và các chính sách khác trong marketing hỗn hợp. Quảng cáo nhằm thông tin cho mọi người biết về sản phẩm của công ty, các lợi ích và đặc tính sản phẩm để khách hàng biết đến, quan tâm và sử dụng. Hiện nay công ty đang thâm nhập vào thị trường miền Nam, công ty xác định mục tiêu quảng cáo là thông báo và thuyết phục khách hàng. Còn ở miền Bắc quảng cáo với mục tiêu nhắc nhở khách hàng làm khách hàng luôn nhớ tới và tiêu dùng hàng hóa của công ty từ đó cũng có niềm tin ở khách hàng. Hiện tại công ty có trích một khoản ngân sách nhỏ cho quảng cáo lên hiệu quả chưa cao. Do hạn chế về tài chính nên công ty gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương tiện quảng cáo, đồng thời còn thiếu nhiều kinh nghiệm, thiếu sự hiểu biết về các công nghệ quảng cáo thông tin hiện đại. Để khắc phục công ty có thể giảm bớt các chi phí khác để tăng ngân sách cho quảng cáo, sử dụng các phương tiện: báo, tạp chí ẩm thực, internet... và có thể sử dụng dịch vụ đặt hàng, chào hàng qua điện thoại mang lại hiệu quả cao.
Về hoạt động xúc tiến bán hàng: Đây là công cụ xúc tiến quan trọng nhất mà công ty cần quan tâm. Đối tượng khách hàng của công ty là các nhà hàng, khách sạn, các tổ chức cá nhân. Hoạt động xúc tiến của công ty hiện nay của công ty vẫn còn đơn điệu chưa thu hút được số đông khách hàng đến với sản phẩm vì thế công ty cấn có sự thay đổi trong các hoạt động xúc tiến bán, có thể tặng quà cho khách hàng vào những ngày lễ quan trọng hoặc trong các cuộc hội trợ công ty có thể vừa khuyến mại vừa tặng quà cho khách hàng, hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng cũng là một hình thức xúc tiến bán. Hoạt động xúc tiến bán hàng cần định hướng vào cả hai đối tượng là lực lượng bán hàng của công ty và người tiêu dùng cuối cùng. Để nâng cao hiệu quả của công cụ xúc tiến bán, công ty phải từng bước chủ động thực hiện chương trình của mình, có thể sử dụng các hình thức xúc tiến khác nhau như tăng khối lượng cho một đơn vị sản phẩm mà giá không đổi hoặc giảm giá trong đợt khuyến mại mua dùng thử sản phẩm mới từ đó cung cấp những thông tin cần thiết về chất lượng sản phẩm và hình ảnh công ty.
Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng được coi như những hoạt động ngoại giao của công ty nhằm tạo ra, duy trì và phát triển những mối quan hệ tốt đẹp với những mối quan hệ tốt đẹp với những cá nhân, tổ chức, công chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cũng như sự thành công của công ty. Công ty nên tích cực tham gia các hoạt động xã hội gây quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó, người tàn tật, ủng hộ các chương trình bảo vệ môi trường. Tất cả các hoạt động trên nhằm tạo hình ảnh công ty trong công chúng, sản phẩm của công ty từ đó sẽ được nhiều người biết đến và lựa chọn.
Về ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thương mại: Có nhiều phương pháp hỗ trợ công ty trong việc xác định nguồn ngân sách như phương pháp tùy khả năng, phương pháp phần trăm doanh số, phương pháp ngang bằng cạnh tranh. Với thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại như hiện nay thì phương pháp căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ để xác định ngân sách được xem là hợp lý nhất với công ty. Trong mỗi kỳ, công ty hoạch định các kế hoạch chi tiết cho các hoạt động xúc tiến, dự tính cho từng công cụ, tổng số chi phí đó chính là ngân sách xúc tiến thương mại. Nếu ngân sách đề ra quá lớn so với khả năng của công ty thì phải thực hiện cân đối lại các công cụ sử dụng. Những công cụ không có hiệu quả thì công ty giảm số lần thực hiện hoặc thay thế bằng các hoạt động khác đêm lại hiệu quả cao hơn.
Các kiến nghị và đề xuất khác
3.4.1 Phát triển công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
3.4.1.1 Phát triển công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu
Là một công ty mới có tên tuổi trong ngành lương thưc, thực phẩm với thị phần còn nhỏ bé trên thị trường, sản phẩm của công ty được ít người biết đến, một phần cho thấy công tác thị trường của công ty chưa được chú trọng và đàu tư đúng mức. Chính vì vậy để khai thác mở rộng chiếm lĩnh thị trường trong nước, công ty phải có kế hoạch tiếp cận và nghiên cứu thị trường hợp lý để từ đó có được những thông tin thị trường cần thiết và chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp thứ cấp. Những dữ liệu này công ty có thể thu thập được qua các viện nghiên cứu, các cơ quan chuyên trách, qua sách báo nghiên cứu tại hiện trường cho kết quả có tính khả thi cao nhưng gây tốn kém nhiều chi phí.
3.4.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty
Thị trường chủ yếu mà công ty hiện nay đang cung cấp là thị trường Hà Nội thuộc khu vực thị trường miền Bắc, đây là khu vực thị trường được đánh giá là có tiềm năng phát triển cao, nhu cầu thị trường rất lớn, đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi để công ty có thể mở rộng và phát triển. Khu vực thị trường miền Nam cũng có khả năng hấp dẫn cao, cụ thể là TP Hồ Chí Minh là khu vực thị trường có tốc độ phát triển kinh tế lớn chiếm khoảng 50% thị trường trong cả nước tiềm năng phát triển của thị trường này ngày càng lớn là cơ hội để doanh nghiệp hướng tới và phát triển. Khu vực thị trường miền Trung cũng có tiềm năng phát triển cao, nhưng nhìn vào năng lực của công ty hiện nay thì thị trường miền Bắc và Nam nằm trong chiến lược phát triển thị trường của công ty.
3.4.2 Đề xuất phát triển các yếu tố nguồn lực
Nguồn nhân lực mà không có trình độ nghiệp vụ cao, yếu kém trong kiến thức và kinh nghiệm thực tế, không có khả năng làm việc độc lập, không làm việc hết mình sẽ mang đến cho công ty rất nhiều bất lựi trong kinh doanh. Do đó việc đào tạo lại cán bộ và đào tạo bổ sung cho nguồn nhân lực của công ty cần phải được quan tâm thường xuyên và nhiều hơn. Để bổ sung nguồn nhân lực mới công ty cần tuyển dụng nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn, đã qua đào tạo tại các lớp chính quy có đủ điều kiện để đáp ứng với tình hình hoạt động kinh doanh mới. Ngoài ra công ty còn phải có các chương trình đào tạo nâng cao, tổ chức lớp học đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các kiến thức, kỹ năng và hiều biết cho các cán bộ công nhân viên, hoàn thành những kiến thức cơ bản trọng yếu về kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ, kết hợp giữa trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của cán bộ trong tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh để công ty ngày càng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh, có uy tín trên thị trường.
3.4.3 Các kiến nghị vĩ mô đến nhà nước
Các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương cần hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy để phát huy quyền tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp, cụ thể hóa các quy định về cạnh tranh hợp pháp và hợp thức, nâng cao hiệu lực giám sát, thực thi pháp luật để đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Do đặc thù sản xuất của ngành miến có lợi nhuận thấp nên đề nghị kéo dài thời gian vay vốn, lãi xuất vay hợp lý, giảm các múc thuế đối với các ngành sản xuất kinh doanh
Chính sách quản lý nguồn nguyên liệu và xây dựng quy hoạch, phát triển nguyên liệu để đảm bảo sự ổn định của yếu tố đầu vào
Chính sách bảo hộ sản xuất: Tăng cường hiệu quả chống buôn lậu, có quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước tạo điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Marketing căn bản
Giáo trình Quản trị marketing của tác giả Philip Kotler;
Quản trị marketing của THS Ngô Minh Cách và TS Đào Thị Minh Thanh
Đề tài: Hoàn thiện marketing-mix sản phẩm kinh doanh của công ty cổ phần in hàng không (2006)- sinh viên thực hiện: Nguyễn thị Hằng _lớp K38-C2 – Trường đại học Thương Mại
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện marketing-mix của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội (2005) – Sinh viên rhuwcj hiện : Vương Thị Phượng_ Lớp K37-C4 –Trường đại học Thương Mại
Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường của công tu cổ phần tập đoàn Hipt(2007) – Sinh viên thực hiện: Trần thị Nữ _ Lớp K39-C2- trường đại học Thương Mại
Câu hỏi phỏng vấn – Điều tra sơ cấp
Xin ông (bà) vui lòng cho biết thị trường hiện tại của công ty là ở đâu?
Thị trường hiện tại của công ty hiện tại chủ yếu là Miền Bắc và TP Hồ Chí Minh đây là hai thị trường mục tiêu của công ty.
Xin ông vui lòng cho biết khách hàng của công ty hiện nay là ai?
TL:
Khách hành của công ty hiện nay là: các tổ chức, cơ quan đoàn thể, các cá nhân và hộ gia đình
3. Xin Ông (bà) có thể cho biết cơ cấu mặt hàng, sản phẩm dịch vụ của Công ty ?
TL:
Hiện nay công ty đang sản xuất các mặt hàng là: Miến mộc, mỳ gạo, nước mắm và đồ uống.
4. Với các sản phẩm và thị trường như vậy, xin Ông (bà) có thể cho biết công ty đang xây dựng và phát triển marketing theo hướng nào?
TL:
Do đặc điểm của sản phẩm là hàng thực phẩm lên cần phải được sử dụng đúng theo thời gian nhất định có như thế chất lượng và hương vị mới được đảm bảo một cách tốt nhất. Phát triển marketing theo hướng sản phẩm và nhóm khách hàng đang là lựa chọn của công ty.
5. Xin ông (bà) cho biết Công ty của Ông (bà) sử dụng kỹ thuật định giá như thế nào đối với sản phẩm miến?
TL
Định giá cho sản phẩm luôn đòi hỏi cần kết hợp nhiều yếu tố để có thể đưa ra được một mức giá hợp lý và mang tính cạnh tranh. Một mức giá quá cao sẽ làm cho công ty mất đi khách hàng tiềm năng nhưng với một mức giá thấp công ty se mất đi một khoản doanh thu vì thế hiện nay công ty đang sử dụng 2 phương pháp định giá cho mặt hàng miến là định giá dựa trên cơ sở chi phí cộng thêm và định giá theo lợi nhuận mục tiêu.
6. Xin ông (bà) cho biết sản phẩm của công ty đang được phân phối trên thị trường bằng kênh phân phối nào? Công ty có ý định mở rộng kênh phân phối không?nếu có thì xin ông (bà) có thể cho biết công ty có hướng mở rộng kênh phân phối mới theo hướng nào không?
TL:
Sản phẩm của Công ty đang sử dụng kênh phân phối chủ yếu là: Qua nhà bán buôn – bán lẻ - người tiêu dùng và qua nhà bán lẻ - người tiêu dùng . Hiện nay công ty đang mở rộng thị trường ra nhiều khu vực thị trường trong cả nước vì vậy việc mở rộng kênh phân phối là việc công ty sẽ thực hiện trong thời gian tới một số định hướng mà công ty đang thử nghiệm là : qua đại lý cấp (I,II) – nhà bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng hay qua nhà bán buôn – môi giới – nhà bán lẻ - người tiêu dùng cuối cùng
7. Xin Ông (bà) cho biết việc tiêu thụ hàng hóa của công ty hiện nay chủ yếu thực hiện chính sách xúc tiến gì?thông qua các chính sách xúc tiến công ty đã thực hiện nó mang lại cho công ty những thuận lợi và khó khăn gi?
TL
Hiện nay, công ty đang thực hiện một số chính sách như: quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như trên internet, tờ rơi, một số báo về hàng lương thực, thực phẩm, qua các hội trợ về lương thực, thực phẩm nhưng chủ yếu nhất vẫn là bán hàng cá nhân.
Qua các chính sách xúc tiến công ty đã thực hiện đã mang lại cho công ty những thuận lợi như: sản phẩm của công ty được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, được lựa chọn và dùng nhiều hơn trong các bữa ăn gia đình chính điều đó đã góp phần tạo lên uy tín cũng như thương hiệu của công ty. Tuy thế nhưng việc bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ dành cho quảng cáo và tổ chức các sự kiện cũng làm cho công ty gặp không ít khó khăn do công ty còn non trẻ nguồn vốn không nhiều lên do vậy việc đầu tư cho xúc tiến còn nhiều hạn chế nó mới chỉ mang tính trước mắt chứ chưa có sự định hướng lâu dài chính điều đó cũng làm giảm đi tính hiệu quả của việc xúc tiến thương mại do vậy nó là một phần tạo lên khó khăn cho công ty trong giai đoạn hiện nay.
Xin ông (bà) cho biết trong quá trình phát triển cấu trúc marketing hỗn hợp với sản phẩm miến của Công ty Ông (bà) thì chính sách nào là yếu tố quyết định?vì sao?
TL
Về cơ bản thì chính sách sản phẩm và chính sách về giá đang là những yếu tố quyết định của công ty. Công ty lựa chọn chính sách sản phẩm vì sản phẩm của
Xin ông (bà) cho biết. Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty trên cơ sở nguồn lực hiện có Công ty nên mở rộng thị trường ra địa bàn nào?tại sao công ty lại muốn mở rộng thị trường ra khu vực đó?
TL
Hiện nay do nguồn lực cũng như vế sản xuất công ty còn đang hạn chế lên việc mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu cho công ty chủ yếu vẫn là ở khu vực các tỉnh miền bắc như Nam Định, Thái Bình… Ngoài ra công ty sẽ mở thêm một số nhà phân phối lớn ở TP.Hồ Chí Minh.Ở những thị trường đó qua bước đàu khảo sát công ty thu được kết quả rất khả quan về tình hình thị trường, mức thu nhập ổn định của người dân…ở nhũng khu vực thị trường này công ty sẽ bỏ ra mức chi phí thấp hơn việc vận chuyển cũng nhanh chóng va thuận tiện hơn.
MỤC LỤC Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển cấu trúc marketing-Mix với sản phẩm miến của công ty cp phát triển quốc tế qc.doc