Đề tài Phương pháp và kỹ năng truyền thông

Đối với một tin tức, thông tin quan trọng nhất bao giờcũng được đưa lên đầu - điều này ai cũng biết rồi. Vậy đối với một bài chuyên sâu thì nên viết theo kiểu gì đểhấp dẫn độc giảtừ đầu tới cuối, thậm chí có ấn tượng tốt với bài viết và tác giả đểcòn. ngóng đọc những bài sau? Trước hết hãy tìm hiểu cách viết mở đầu và kết thúc. Không ít bài nêu lên một chủ đềgây chú ý nhưng phần mở đầu quá tầm thường, đồng nghĩa với khảnăng mất một sốbạn đọc hoặc khiến họcó ấn tượng không hay. Trong khi đó, có nhiều trường hợp phóng viên viết được phần mở đầu rất tốt, cách dẫn giải câu chuyện cũng rất logic nhưng đến phần kết lại hụt hẫng, thậm chí cụt. Nhiều người cho rằng ai viết văn hay thì làm báo giỏi. Điều này chưa chắc nếu phong cách viết văn được "bê" nguyên xi vào trong báo. Nhiều nhà văn quen với kiểu tảtình tảcảnh, trong khi báo chí đòi hỏi đềcập trực tiếp vào vấn đề. Nhưng nếu nhà báo chỉthuần túy phát hiện thông tin giỏi mà không biết đặt vấn đề, không biết dẫn dắt người đọc đi đến hết câu chuyện thì cũng không đạt được mục đích của mình.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp và kỹ năng truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tμi liÖu tham kh¶o) TruyÒn th«ng Hμ Néi, th¸ng 5-2007 CH¦¥NG TR×NH HîP T¸C VIÖT NAM - THUþ §IÓN vÒ T¨ng c−êng N¨ng lùc Qu¶n lý §Êt ®ai vμ M«i tr−êng N h ã m n © n g c a o n h Ë n t h ø c c é n g ® å n g v μ t r u yÒ n t h « n g Ph−¬ng ph¸p vμ kü n¨ng 1 Mục lục PHÇN 1............................................................................................................2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG .......................................................2 1. Phương pháp truyền thông trực tiếp:...................................................2 2. Phương pháp truyền thông gián tiếp....................................................2 3. Các bước cơ bản trong quá trình truyền thông..................................3 PHÇN 2............................................................................................................4 CÁC KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG CƠ BẢN...................................................4 1. Làm quen và giới thiệu...........................................................................4 2. Kỹ năng nghe ..........................................................................................4 3. Kỹ năng hỏi .............................................................................................4 5. Kỹ năng tổ chức họp ..............................................................................6 5. Kỹ năng chia nhóm.................................................................................6 6. Kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm ..........................................................6 7. Kỹ năng viết bài cho bản tin, báo ..........................................................7 8. Viết tin cho đài phát thanh ...................................................................13 9. Kỹ năng làm phim tài liệu.....................................................................14 PHÇN 3..........................................................................................................16 CÁC KỸ NĂNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG ..............................17 1. Cách sử dụng tờ rơi, tờ gấp ................................................................17 2. Cách sử dụng tranh lật.........................................................................18 3. Cách sử dụng áp-phích........................................................................18 PHÇN 4..........................................................................................................20 CÁC KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG ............................20 1. Máy tính và các phần mềm..................................................................20 2. Máy ảnh kỹ thuật số.............................................................................20 3. Máy quay phim .....................................................................................20 4. Cách sử dụng băng cát-xét/đĩa CD/VCD/DVD. ...................................20 PHÇN 5..........................................................................................................21 PHƯƠNG PHÁP SINH HOẠT TRUYỀN TH«NG CỘNG ĐỒNG ..................21 1. Giáo dục qua bài hát.............................................................................21 2. Một vài trò chơi: ....................................................................................22 2 PhÇn 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG 1. Phương pháp truyền thông trực tiếp: 1.1. Khái niệm: Là kênh truyền thông được thực hiện trực diện giữa người với người. Đối tượng của truyền thông trực tiếp có thể là một hay một nhóm người. Ví dụ: - Tổ chức các buổi nói chuyện về môi trường và sức khỏe con người (thông qua họp thôn, họp Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, nói chuyện tại trường học v.v.). - Thảo luận nhóm - Đến thăm hộ gia đình - Truyền thông với cá nhân - Sinh hoạt câu lạc bộ - Làm mẫu thực hành - Tư vấn v.v. 1.2. Ưu điểm - Người truyền thông có thể biết được kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng như thế nào. Nhờ vậy có thể điều chỉnh nội dung, cách truyền đạt hoặc có biện pháp tác động thích hợp với từng đối tượng để thay đổi hành vi. - Người truyền thông có thể nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng do đó hiểu được tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, khó khăn của đối tượng và dễ dàng đánh giá được hiệu quả truyền thông. - Truyền thông trực tiếp là kênh truyền thông có hiệu quả nhất. Nó quyết định đến sự thay đổi hành vi của đối tượng. 1.3. Hạn chế: - Truyền thông trực tiếp chỉ tiếp cận đến một nhóm đối tượng hạn chế, vì vậy khó có đủ nhân lực làm công tác truyền thông. - Người truyền thông phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của mọi người dân. - Hiệu quả truyền thông phụ thuộc vào khả năng của truyền thông viên. 2. Phương pháp truyền thông gián tiếp 2.1. Khái niệm: Là kênh truyền thông được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin v.v. và các loại tài liệu truyền thông như áp phích, tờ rơi, tờ gấp v.v. 2.2. Ưu điểm: - Nội dung truyền thông mang tính thống nhất, tin cậy và có thể phát đi phát lại nhiều lần. - Có khả năng truyền tin nhanh, đến được nhiều người và nhiều nhóm đối tượng cùng một lúc. 3 - Tạo ra được dư luận và môi trường xã hội thuận lợi cho việc thay đổi thái độ và hành vi của đối tượng. 2.3. Hạn chế: - Thông tin đại chúng chỉ có khả năng cung cấp kiến thức: nếu chỉ thực hiện riêng truyền thông gián tiếp sẽ khó làm thay đổi hành vi của đối tượng. - Khó thu được thông tin phản hồi do đó khó đánh giá được hiệu quả truyền thông. - Đòi hỏi phải có những phương tiện, trang thiết bị phục vụ quá trình truyền và nhận tin như đài phát thanh, vô tuyến, đài thu thanh… - Sự phân chia thành 2 kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp chỉ là tương đối. Đôi khi 2 kênh này có sự đan xen lẫn nhau. Ví dụ: trong các buổi thảo luận nhóm, nói chuyện với cộng đồng, vẫn kết hợp phát các tài liệu truyền thông hoặc trong các buổi tọa đàm trên truyền hình vẫn có các đường dây nóng để có thể giao lưu trực tiếp với khán giả… ÎVì vậy, phối hợp cả 2 phương pháp là cách tốt nhất và hiệu quả nhất. 3. Các bước cơ bản trong quá trình truyền thông 1. Luôn lắng nghe nhu cầu của đối tượng: Tìm hiểu những điều mà đối tượng đã biết, tin và làm. Hãy khen ngợi nếu họ đã hiểu đúng và đã làm tốt. 2. Bổ sung những thông tin còn thiếu, mô tả chính xác điều đối tượng nên làm và lợi ích của hành vi mới. 3. Tìm hiểu các khó khăn mà đối tượng có thể gặp phải khi thực hiện hành vi mới và thỏa luận cách giải quyết. 4. Kiểm tra xem đối tượng có hiểu những gì bạn vừa trao đổi không. 5. Động viên, khuyến khích họ làm theo. 6. Đạt được cam kết về việc họ sẽ làm trong tương lai. 4 PhÇn 2 CÁC KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG CƠ BẢN 1. Làm quen và giới thiệu Cách 1: mỗi người lần lượt tự giới thiệu về mình: tên, tuổi, nghề nghiệp, gia cảnh, quan niệm sống, mong đợi. Cách 2: Phát mỗi người 1 bảng tên, tự ghi tên mình và tự đặt tên đệm cạnh tên mình để gọi tên nhau trong suốt thời gian sinh hoạt, tập huấn. Cách 3: Đứng vòng tròn: gọi tên lần lượt từ người này đến người khác, ai biết tên ai đến lượt mình có thể gọi tên người đó. “A gọi B” tất cả vỗ tay 2 cái, đến lượt “B gọi C” và cứ thế đến khi mọi người biết tên nhau. Có thể mỗi người đặt biệt danh cho mình để gọi cho phần vui tươi, chẳng hạn “Bảo bánh bao gọi Tường tê tái”. 2. Kỹ năng nghe Rất nhiều người trong chúng ta có nhiều lúc nghe nhưng không nhập tâm, khi đó chỉ cảm nhận thấy âm thanh dội đến tai nhưng não không xử lý các âm thanh đó thành các thông tin có thể hiểu được. Hiện tượng này còn gọi là nghe bị động. Để những âm thanh đó trở thành các thông tin thì điều kiện phải đạt được là lắng nghe một các chủ động. Chúng ta không làm việc gì khác khi nghe ai đó nói nếu không sẽ bị phân tán tư tưởng dẫn đến hiểu không thấu đáo Chú ý lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng người nói. Do đó cần phải nhìn vào người nói chứ không quay đi nơi khác. Trong khi nghe nếu bạn không hiểu hãy i) hỏi ngay, hoặc ii) ghi lại và hỏi sau. Nếu âm thanh không đủ to hoặc quá lớn nên đề nghị điều chỉnh. 3. Kỹ năng hỏi - Sử dụng tốt các giao tiếp không lời: + Loại bỏ những vật cản giữa bạn và đối tượng; + Nhìn vào mắt đối tượng một cách thân mật. + Không tỏ ra vội vã; + Dùng từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu + Thái độ, vẻ mặt, dáng điệu, cử chỉ …phù hợp. - Hỏi cách câu hỏi một cách ngắn gọn: Có hai loại câu hỏi thường được sử dụng là câu hỏi đóng và câu hỏi mở: + Câu hỏi đóng: dành cho các câu trả lời “có” hoặc “không”. Ví dụ: “Khu vực xung quanh nhà bạn có đặt thùng đựng rác không?” “Bạn đã bao giờ tham gia dọn vệ sinh công cộng nơi gia đình bạn 5 sinh sống chưa?” Câu hỏi đóng đưa lại ít thông tin và đối tượng dễ trả lời theo ý của người hỏi. + Câu hỏi mở bắt đầu hoặc kết thúc bằng các từ như: tại sao? Khi nào? Bao lâu? Như thế nào? Cái gì? Ở đâu? Ví dụ: “Hàng ngày, gia đình ông/bà làm những gì để giữ vệ sinh môi trường cho gia đình mình?”, “Gia đình ông/bà mua nước sạch từ đâu?”. Câu hỏi mở đem lại nhiều thông tin vì người được hỏi phải trả lời dài. Cần sử dụng nhiều câu hỏi mở để khai thác được nhiều thông tin chính xác. - Hưởng ứng và biểu lộ sự quan tâm bằng cách: + Nhìn vào người đối thoại, gật đầu, mỉm cười tán thưởng. + Sử dụng các lời đệm đơn giản như “à”, “ừ”, “thế à” v.v. - Nhắc lại những điều mà đối tượng đang nói: tốt nhất là hỏi lại một cách nhẹ nhàng để tránh nhắc lại nguyên văn lời của họ. Điều này giúp người nói chú ý đến những cảm giác của mình và thỏa mãn khi được người ta hiểu. Nếu bạn hiểu sai người đó có thể sửa cho bạn. Ví dụ: khi một người nói, “tôi bị viêm phổi mãn tính vì thường xuyên hít phải khói bụi của nhà máy xi măng gần nhà”. Bạn có thể nhắc lại “ông bị viêm phổi như thế, ông đã đi khám ở đâu chưa?” - Thông cảm- tỏ ra rằng bạn hiểu những cảm nghĩ của đối tượng: thông cảm có nghĩa là bạn tỏ ra hiểu được những cảm nghĩ của một người. - Tránh dùng những lời phê phán: những từ phê phán như đúng, sai, không tốt, xấu, không thích hợp v.v. Nếu bạn sử dụng những từ này, khi hỏi sẽ làm cho đối tượng cảm thấy có lỗi hoặc có điều gì sai sót. 4. Kỹ năng nói/ trình bầy Nói điều người ta muốn nghe chứ không phải nói điều mình muốn nói. - Sử dụng tiếng Việt trong sáng, không pha lẫn các thứ tiếng khác nếu không giải thích VD: “Hê lô các bác, hôm nay tôi đến đây để Suppót các bác về vấn đề môi trường” đối với câu nói thế này sẽ gây một cảm giác khó chịu cho người nghe. - Cần có thái độ chân thành, trung thực, cởi mở. - Nên sử dụng các cử chỉ, điệu bộ, (ánh mắt) khi giao tiếp để thể hiện mình đang cố gắng truyền đạt hoặc đang lắng nghe. - Kỹ năng giao tiếp bằng lời: gợi chuyện, giọng nói, phản ánh, khôi hài… - Luôn quan sát xem có ai đang ngủ gật trong không? Nếu có: tức là mình đã nói quá dài >15 phút, và với một chất giọng trầm trầm –ngang ngang, nên sẽ tạo một cảm giác buồn ngủ cho mọi người. -> cách làm họ tỉnh lại là nói ngắn gọn, tạo sự tham gia bằng việc tương tác với mọi người, đặt các câu hỏi hoặc đưa ra những ví dụ chứng minh thực tế. - Khi nói cần phải bảo đảm rằng mọi người có thể nghe rõ, nếu bạn là người nói nhỏ thì cần sử dụng Micro để hỗ trợ. Cần lên, xuống giọng đúng lúc để tạo sự thu hút khi truyền đạt. Đe dọa và uy quyền không có tác dụng 6 Vd: “Nếu bác vi phạm một lần nữa thì chúng tôi sẽ cho bác đi tù đấy!” Thay vì câu nói này, nên giải thích cho bác ấy rõ bác đã sai ở chỗ nào và cách khắc phục là như thế nào. 5. Kỹ năng tổ chức họp - Cần phải thông báo cho tất cả các thành viên trước về yêu cầu của cuộc họp (thời gian, địa điểm, nội dung vv) để lên kế hoạc công tác. - Khuyến khích sự tham gia ngay cả trước khi cuộc họp diễn ra. - Khuyến khích thảo luận đóng góp thay vì công kích hoạc chê bai ý kiến của người khác. - Thu ký buổi họp ghi chép các ý kiến và tổng hợp thành biên bản được thông qua tại cuối buổi. - Gửi biên bản cuộc họp đến tất cả các thành viên tham gia - Sau hop: Cần theo dõi những gì đã được quyết định được tiến hành hay chưa? Kế quả thế nào? 6. Kỹ năng chia nhóm Cách 1: Kết thân: - Người quản trò hô “Kết thân! Kết thân!”. Cử tọa: “Kết mấy? Kết mấy?”. - Người quản trò: (nói số người cần kết vòng) ví dụ: kết 4 kết 4. - Cử tọa: tìm đủ số người để kết. - Người quản trò: chọn lựa số nhóm mình muốn chia. + Ưu điểm: nhanh + Nhược điểm: những người thân nhau tìm để kết với nhau. Cách 2: đếm số Mọi người đang kết vòng tròn. Lấy một người bất kỳ làm chuẩn, cho đếm lần lượt từ 1 đến 5 chẳng hạn (bao nhiê số thứ tự thì chia thành bấy nhiêm nhóm, và tiếp tục đếm lượt khác từ 1 đến 5, khi người cuối cùng có số thì kết thúc. Ai mang số nào thì kết vòng theo số đó. Ưu điểm: chọn được những nhóm với những thành viên tự nhiên. Cách 3: Chia theo màu Người quản trò: phát bất kỳ mỗi người 1 phiếu màu hoặc 1 dải khăn màu. Ai có phiếu hoặc dải dây cùng màu thì trở thành nhóm của nhau. Cho mỗi nhóm đặt 1 tên theo chủ đề mà người quản trò muốn (ví dụ: nhóm Đoàn Kết, nhóm Thân Ái, nhóm Tuổi trẻ v.v.). Mỗi nhóm sẽ có tên mới để tham gia các hoạt động cùng nhau. 7. Kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm Thảo luận nhóm nhằm tìm ra biện pháp giải quyết các vấn đề mà được cả nhóm nhất trí. Các bước - Chuẩn bị câu hỏi thảo luận nhóm, và một số gợi ý mang tính chất định hướng nếu nhận thấy các nhóm chưa thật hiểu câu hỏi. - Phân nhóm thảo luận (xem phần kỹ năng phân nhóm ở dưới) 7 - Đọc các câu hỏi rõ ràng, nếu có từ chuyên môn hoặc Hán Việt thì cần phải giải thích cho các nhóm nắm rõ. - Quy định về thời gian thảo luận cho các nhóm (tối thiều là 20 phút) - Giao cho các nhóm văn phòng phẩm cần thiết để hỗ trợ thảo luận (Giấy A0, bút viết, thước kẻ, vv) - Các nhóm tự bầu ra trưởng nhóm và thư ký ghi chép. - Thể hiện kết quả thảo luận trên giấy hoặc máy chiếu - Các nhóm trình bầy thảo luận, bổ sung của thành viên - Ý kiến nhận xét của các nhóm khác và phản hồi của chủ tọa/ hỗ trợ viên. Lưu ý: Động viên mọi người phát biểu, khéo léo ngăn bớt những phát biểu quá dài, tổng hợp ý kiến đi đến kết luận một cách rõ ràng, mạch lạc. 8. Kỹ năng viết bài cho bản tin, báo Nguyên tắc - Viết câu ngắn gọn, rõ ràng, có dẫn dắt Æ chứng minh Ænhận định - Xác định rõ trước mình sẽ viết cái gì và viết cho ai? - Không áp đặt ý kiến cá nhân cho người khác - Không chỉ trích hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức/ cá nhân khác. - Không bình luận đến các vấn đề chính trị, và các vấn đề nhậy cảm Mở đầu và kết thúc Đối với một tin tức, thông tin quan trọng nhất bao giờ cũng được đưa lên đầu - điều này ai cũng biết rồi. Vậy đối với một bài chuyên sâu thì nên viết theo kiểu gì để hấp dẫn độc giả từ đầu tới cuối, thậm chí có ấn tượng tốt với bài viết và tác giả để còn... ngóng đọc những bài sau? Trước hết hãy tìm hiểu cách viết mở đầu và kết thúc. Không ít bài nêu lên một chủ đề gây chú ý nhưng phần mở đầu quá tầm thường, đồng nghĩa với khả năng mất một số bạn đọc hoặc khiến họ có ấn tượng không hay. Trong khi đó, có nhiều trường hợp phóng viên viết được phần mở đầu rất tốt, cách dẫn giải câu chuyện cũng rất logic nhưng đến phần kết lại hụt hẫng, thậm chí cụt. Nhiều người cho rằng ai viết văn hay thì làm báo giỏi. Điều này chưa chắc nếu phong cách viết văn được "bê" nguyên xi vào trong báo. Nhiều nhà văn quen với kiểu tả tình tả cảnh, trong khi báo chí đòi hỏi đề cập trực tiếp vào vấn đề. Nhưng nếu nhà báo chỉ thuần túy phát hiện thông tin giỏi mà không biết đặt vấn đề, không biết dẫn dắt người đọc đi đến hết câu chuyện thì cũng không đạt được mục đích của mình. Mở đầu hay không phải chuyện đơn giản nhưng ít ra nó còn được chú ý nhiều, chứ phần kết thì nhiều khi bị coi nhẹ. Thực ra, mở đầu và kết bài đều có ý nghĩa lớn. Mở bài tốt giúp cho người đọc thấy quan tâm hơn đến bài vào và tiếp tục tìm hiểu nó, một câu kết hay sẽ khiến độc giả có cảm tưởng về một bài viết "hoàn thiện". 8 Một số gợi ý: Mở đầu Đây không phải là một đoạn mở đầu dài dòng giới thiệu sự việc, nhân vật, hay vấn đề, mà là ngược lại nó phải tóm được độc giả! Đây là một trong những đoạn khó viết nhất trong một bài báo. Những không phải bao giờ bạn cũng có cảm hứng khi đặt bút viết. Chính vì thế phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào thu hút được người đọc? Làm thế nào để đưa ra "cú đấm quyết định" cho bài báo của mình? Đanh thép, cô đọng, nhịp nhàng, đó nhất thiết phải là một câu ngắn. Các từ ngữ đi thẳng vào vấn đề, sao cho độc giả hiểu ngay chủ đề của bài báo. Mở đầu phải độc lập với các tít và viết một cách tự do. Đây là một mẹo viết thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả. Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người. Sau đây là một số cách viết phổ biến: • một bức ảnh: định vị sự việc bằng một miêu tả. Độc giả cần được "nhìn thấy". • một trích dẫn: thích hợp khi một hoặc nhiều người được phỏng vấn. • một câu chuyện: một gia thoại, miễn là có ý nghĩa. Độc giả rất thích. • một công thức quen thuộc: có liên quan đến chủ đề. • đổi hướng công thức: thay đổi một từ và dùng một câu nổi tiếng. • một hình ảnh: hình ảnh này sẽ là biểu tượng của bài. • một châm ngôn: có thể tự nghĩ ra hoặc lấy trong dân gian. • một nghịch lý: đề cập tới chủ đề bằng cách không ai ngờ tới. • một điều kỳ cục: gợi sự tò mò bằng một hình ảnh, một sự việc bất bình thường hoặc lạ. • một khẳng định: phải có ý nghĩa hoặc bất ngờ. • một câu hỏi: không nên lạm dụng và đưa ngay ra câu trả lời. • một sự tương tự: liên tưởng tới một hình ảnh hoặc kỷ niệm của độc giả. • một sự mỉa mai, một câu khác thường, một câu chơi chữ… Trong một tờ báo cần có những mở đầu khác nhau và cần đổi mới. Với loại bài tin tức dạng hàng ngày thì chỉ cần đưa ra sự việc và thông điệp chủ yếu có tính thời sự. Kết bài Làm thế nào để độc giả có ấn tượng tốt về bài báo? Phần kết của bài không phải là: - nơi chúng ta vội vã lướt qua những gì chưa nói trong bài. - một bài học đạo đức (không nên thêm mắm muối vào bài báo). - một kết luận của bài văn nghị luận có tính tóm tắt hay tổng hợp. 9 - một lời chào: đừng viết "phần tiếp theo ở số báo sau…". Một bài báo là một tác phẩm hoàn chỉnh. Không nhất thiết phải có kết luận đối với các bài mang tính thông tin thuần túy, các phỏng vấn (trừ phi chọn được câu hỏi cuối cùng thật hay). Ngược lại, tường thuật và bình luận bắt buộc phải có kết. Yêu cầu cũng giống như với phần mở đầu. Mạnh mẽ, dứt khoát, kết luận phải dùng câu ngắn, hình tượng, độc đáo. Nó đem lại cảm tưởng cuối cùng. Thông thường, trước phần kết có hai hoặc ba câu, cũng ngắn, chuẩn bị cho "kết luận của kết luận". Đôi khi chỉ cần một hay hai chữ là đủ. Kết bài giúp cho người biên tập: - mở ra góc độ mà anh ta đã đóng lại tối đa ở ngay đầu bài báo. Vì vậy nó gợi sự quan tâm, tò mò, đặt câu hỏi và mở ra triển vọng. - đóng góc độ lại, bằng cách quay lại với thông điệp cốt lõi Một mẹo hay: câu cuối cùng dùng lại các từ của tít hoặc ít nhất là một số từ. Thủ thuật đưa tin môi trường "Báo chí môi trường không phải là một khái niệm mới nhưng cũng chỉ được đề cập nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây. Khoảng 40 năm trước, rất ít phóng viên viết chuyên sâu về chủ đề này. Mối lo ngại về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống khi đó chưa phải là vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ quan báo chí đều thừa nhận rằng môi trường là một câu chuyện lớn, và khi có thể, họ luôn chú trọng đăng tải vấn đề này. Đưa tin về môi trường không còn bị coi là thứ "ngoại lai" và không chính thống. Nhưng đây là một công việc phức tạp. Các vấn đề môi trường có liên hệ với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội học và y tế. Đó là vấn đề mang tính quốc tế, vượt mọi biên giới. Tại các nước đang phát triển, nơi đòi hỏi phát triển đặc biệt mạnh mẽ và có nhiều khả năng gây ra nguy hại mang tính xã hội học, vấn đề này lại càng trở nên nổi bật. Đưa tin kịp thời và chính xác về vấn đề môi trường vì thế càng cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn cẩm nang "10 thủ thuật đưa tin môi trường" - do Trung tâm các Nhà báo Nước ngoài (Center for Foreign Journalists) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (World Wide Fund for Nature) phát hành - cung cấp những thủ thuật hữu dụng cho cả những nhà báo trẻ nhiệt huyết lẫn những phóng viên kinh nghiệm chuyên viết về môi trường. Tuy những ví dụ trong này có vẻ dành cho nhà báo ở các nước đang phát triển nhưng thực ra ở bất kỳ nước nào cũng áp dụng được. Có hai điểm chính cần lưu ý: 1. Phóng viên phải luôn nghĩ về độc giả. 2. Phóng viên cần phải đặt câu hỏi. 10 Nếu đi theo những nguyên tắc cơ bản trong cuốn sách thì chất lượng của bất kỳ bài viết nào cũng được cải thiện đáng kể. Những nguyên tắc này có vẻ như đơn giản và ai cũng biết, nhưng rất dễ bị lãng quên. Trách nhiệm chính của phóng viên là phục vụ độc giả hoặc khán thính giả. Rất nhiều người dân coi các tin bài trên báo là nguồn thông tin duy nhất của họ để hiểu về sự phức tạp của môi trường. Điều đó có nghĩa là phóng viên còn phải đảm nhiệm vai trò của nhà sư phạm, giải thích những vấn đề kỹ thuật trong khi viết một bài thú vị và dễ hiểu. Khi phóng viên luôn nghĩ về độc giả, họ sẽ cố gắng viết cho rõ ràng và cung cấp đủ thông tin bối cảnh để bài viết có ý nghĩa hơn. Một số phóng viên lập luận rằng bài viết của họ chỉ nhằm phục vụ một nhóm chuyên gia mà hầu hết không quan tâm đến các tin tức về môi trường. Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Hiện nay ai cũng quan tâm đến môi trường. Thật buồn cười khi nhắc nhở phóng viên phải đặt câu hỏi nhiều hơn bởi đó chính là một phần việc tất yếu của họ. Nhưng thực tế nhiều phóng viên không đặt ra đủ câu hỏi và không có được lời giải thích thỏa đáng để bài viết của họ trở nên dễ hiểu với người đọc. Một số phóng viên bị "lỡm" bởi các nguồn tin, hoặc có khi là những tài liệu khoa học rắc rối. Và hậu quả là phóng viên đó không hỏi được những thông tin mà họ cần: định nghĩa một thuật ngữ, ý nghĩa của một phát hiện, hoặc mức độ thống nhất của giới khoa học về một vấn đề. Trong khi nguồn tin thao thao bất tuyệt, không ít phóng viên cũng gật đầu lia lịa và ra chiều thông hiểu những điều mà nguồn tin nói. Nhiều người rất sợ khi bị coi là không nắm bắt được vấn đề hoặc đưa ra câu hỏi ngớ ngẩn. Nhưng đối với phóng viên, chẳng có câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả, chỉ có những câu hỏi không cần thiết mà thôi. Không gì giúp phóng viên hiểu vấn đề tốt hơn là đặt câu hỏi. Bạn có thể thấy xấu hổ khi thừa nhận mình không biết một điều gì đó, nhưng đưa tin cẩu thả còn là điều đáng xấu hổ hơn gấp nhiều lần. Cuốn sách cung cấp nhiểu thủ thuật, từ cách tìm ra ý tưởng cho bài viết đến cách xử lý các con số, đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của một phóng viên. Nhưng điều quan trọng hơn mà người viết hy vọng là nó có thể giúp những phóng viên trẻ vững tin vào nghề và những phóng viên kỳ cựu có thêm được niềm phấn khích. Ai đó có thể lập luận rằng để đưa tin về vấn đề môi trường một cách hiệu quả, phóng viên cần có cơ sở dữ liệu trong máy tính, cần máy fax và các bản tin điện tử. Tôi không nghĩ như thế. Tuy công nghệ hiện đại có thể giúp ích rất nhiều, nhưng không ít phóng viên nổi tiếng không cần tới chúng. Điều kiện tiên quyết duy nhất để đưa tin môi trường thật tốt là phải trở thành một phóng viên giỏi. 11 10 câu hỏi cho phóng viên khi viết một bài về vấn đề môi trường 1. Tôi đã "địa phương hóa" bài viết này để người đọc thấy gần gũi với nó chưa? 2. Tuần này tôi đã bổ sung thêm các nguồn tin mới vào danh sách của mình chưa? 3. Những khía cạnh quan trọng nhất đã được nhấn mạnh chưa và những chi tiết vụn vặt đã được bỏ đi chưa? 4. Cách trình bày của tôi có rõ ràng và chính xác không? 5. Tôi đã chuyển tải được nội dung câu chuyện tới người đọc chưa? 6. Các con số đã được nêu và so sánh đúng chưa? 7. Các thuật ngữ đã được giải thích chưa? 8. Tôi đã hỏi và trả lời đủ các câu hỏi chưa? 9. Tôi đã công bằng với các nguồn tin của mình cũng như chủ đề bài viết chưa? 10. Tôi có thể viết bài tiếp theo về vấn đề này như thế nào? Cách viết tít Tít (đầu đề) cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay, độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn sẽ bị bỏ qua. Vì vậy hãy dành nhiều công sức để viết tít. Đừng coi ít là phần phụ cần hoàn thành gấp rút sau khi bạn đã viết xong bài báo. Một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau: - Trung thực - Hẫp dẫn - Chính xác - Trình bày đẹp Tính trung thực • Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh và/hoặc đồ họa kèm bài. • Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng KHÔNG đơn thuần sao chép lại mào đầu. • Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là tin thời sự hay một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết. • Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo. • Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái với tít chính, dù nội dung của tít chính và phụ hoàn toàn khác nhau. 12 Tính hấp dẫn • Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn. • Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có thể dùng cho tít. • Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ. Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng. • Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức. • Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách. • Hãy độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn. • Nên tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt và khó hiểu. • Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn và mạnh hơn. • Viết đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng. Tránh đưa những thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tít. • Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Nếu họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc giả cũng cảm thấy như vậy. Tính chính xác • Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp… Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai. • Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện… phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài. • Kiểm tra và kiểm tra lại tất cả, kể cả chính tả, đặc biệt là họ tên. Khi đã viết xong tít và kiểm tra lại mọi thứ cẩn thận, hãy kiểm tra thêm một lần nữa cũng không thừa. Hình thức đẹp • Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít phụ. • Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ trên trang báo và hãy viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho vừa với khoảng trống và phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối với 13 đầu đề dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc. • Hãy xem xét tới phần trình bày của bài báo/trang báo, nên làm việc trước với biên tập viên dàn trang để viết tít bài báo của bạn hợp với các đầu đề khác, các đầu đề phụ và ảnh. 8. Viết tin cho đài phát thanh Viết một cái tin 45 giây cho đài phát thanh ư? Nhấc tay một cái là xong. Bài bình luận 5 phút nhé. Hơi mất công nhưng không vấn đề gì! Nhiều người chắc hẳn có suy nghĩ như thế, nhưng thực ra viết bài cho đài phát thanh có lẽ là khó nhất, bởi người nghe chỉ có mỗi một con đường cảm nhận là dùng thính giác. Thường có câu nói rằng "muốn đọc kỹ thì xem báo" chứ không ai bảo nghe đài, xem TV. Quy ngược lại là không thể bệ nguyên xi bài viết cho báo in vào studio mà đọc vì không hiệu quả. Song hình như đó lại là cái cách rất phổ biến hiện nay. Với các bài phóng sự thì nhiều phóng viên phát thanh làm tương đối tốt - xét về văn phong cho báo nói - nhưng các loại tin tức, bình luận thì tiêu chí nhanh và tiện lợi được đặt lên hàng đầu chứ không phải văn phong. Dưới đây là một số điểm nên và không nên để tham khảo khi viết tin bài cho đài phát thanh: Nên 1. Kể chuyện theo trật tự LOGIC. 2. Viết như nói, nói như viết (dùng các câu ngắn. Nếu dùng câu dài thì tiếp ngay sau đó nên là một câu ngắn) 3. Mỗi câu chỉ mang MỘT ý. Chỉ một mà thôi! 4. Dùng thời HIỆN TẠI. 5. Dùng thể CHỦ ĐỘNG. 6. Dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh (Hãy để độc giả tự rút ra kết luận - chỉ kể/mô tả những gì đang diễn ra.) 7. Quý trọng những từ bình thường, giảm bớt những từ bóng bẩy, chơi chữ. 8. Phiên âm rõ các tên riêng nước ngoài, kể cả những tên đã biết rõ. Không nên 1. Không nói những gì không cần. Hãy đi thẳng vào vấn đề. 2. Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN, WB, NATO, IMF, UNDP) 3. Không chất đầy bài bằng các tính từ. 4. Không dùng những lời sáo rỗng. 5. Không dùng biệt ngữ. 6. Tránh ngôn ngữ mơ hồ. Hãy nói cụ thể. 7. Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể. Nguyên tắc chung • đừng cố gắng kể cả câu chuyện • tập trung vào từng điểm một • viết bằng ngôn ngữ đối thoại • cụ thể và sử dụng những ngôn từ rõ ràng • dùng các câu văn ở thể chủ động • có mở đầu, thân bài và kết luận • phần đầu hấp dẫn • chú trọng tính đơn giản. 14 8. Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm, dùng số chẵn khi có thể (Ví dụ: 1 triệu 200 ngàn hoặc 1,2 triệu thay cho 1.200.000, gần 1.900 tấn thay cho 1.878 tấn) 9. Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3, hécta thay cho ha, đôla Ôxtrâylia thay do AUD) 10. Không gửi tin khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình./. 9. Kỹ năng làm phim tài liệu a. Chọn chủ đề phim. Hãy nghĩ về một chủ đề đơn giản. Bắt đầu bằng một ý tưởng đơn giản và súc tích. Bạn sẽ phát triển thêm ý tưởng này trong quá trình xây dựng phim nhưng ở giai đoạn chọn chủ đề phim, hãy chọn ý tưởng đơn giản. Chủ đề phim sẽ xuất phát từ kinh nghiệm của riêng bạn, từ mục tiêu của dự án và những hoạt động ụ thể liên quan đến các mục tiêu đó. Có thể gợi ý những chủ đề dưới đây: • Những vấn đề bạn tiên đoán rằng sẽ thay đổi trong quá trình thực hiện dự án. • Những nhân vật có thể theo dõi quan sát, họ không xấu hổ ngượng ngùng hoặc không quá quan tâm đến diện mạo của mình. • Bối cảnh quanh các hoạt động của dự án, bối cảnh đó có thể thay đổi ví dụ đường đi vào vùng mà bạn đang làm việc có thể được cải thiện một cách đột ngột. Điều này có thể sẽ làm thay đổi mức độ hiệu quả của các hoạt động của dự án. • Cố gắng chọn những nhân vật độc đáo và không tham gia vào các dự án phát triển khác. • Cố gắng chọn những người nhiệt tình có tâm huyết. b. Nghiên cứu tìm hiểu phim theo chủ đề đã chọn Bắt đầu bằng việc điều tra địa điểm. Đây là một công việc nghiên cứu tìm hiểu giúp bạn quen với địa hình nơi mà bạn sẽ quay phim và đồng thời giúp bạn gặp gỡ và xin phép ý kiến những người mà bạn định quay phim. Mặc dù bạn đã đến nơi đó nhiều lần rồi nhưng bạn vẫn nên đến đó lại một lần nữa nhất là với suy nghĩ rằng bạn có thể sẽ làm quay phim ở đó. Đi tới một địa điểm quen thuộc với suy nghĩ rằng mình có thể sẽ làm phim ở đó sẽ giúp bạn có con mắt nhìn mới lạ về địa điểm này. Khi đi nghiên cứu tìm hiểu bạn cần ghi lại những thông tin sau: • Những chủ đề chính mà bạn quan sát được • Các nhân vật • Những điều bạn cảm thấy chắc chắn sẽ thay đổi trong quá trình làm phim. • Bàn về những vấn đề chưa xảy ra ngay 15 • Những điều bạn biết được qua nói chuyện với mọi người khi đi điều tra địa điểm. • Những hình ảnh bạn nghĩ rằng sẽ có ích. • Những tình huống bạn tiên đoán sẽ xảy ra. • Tìm hiểu những hiệu quả tiêu cực cũng như tích cực có thể có – một bộ phim thể hiện tính phức tạp của tất cả mọi tình huống sẽ có hiệu quả hơn một bộ phim có cách nhìn nhận một cách trung lập vô tư. Không làm phim về một nhân vật hoặc một chủ đề nếu một quyển sách nhỏ quảng cáo hoặc một bản báo cáo dưới hình thức khác thể hiện có hiệu quả hơn. Luôn luôn kiểm tra các tư liệu phim để không làm lại những gì đã có người khác làm. c. Chuẩn bị đề cương phim Bạn không thể bắt đầu một chuyến hành trình mà không có ý thức hoặc không biết mình định đi đâu. Vì thế bạn cần xác định giả thuyết cho phim của mình. Giả thuyết sẽ cho bạn biết đích mà bộ phim của mình muốn đạt tới. Mặc dù giả thuyết này sẽ thay đổi, nhưng nó sẽ giúp định hướng cho bạn. Giả thuyết phim của bạn là chiếc bản đồ đường đi để bạn đưa ra những quyết định. Giả thuyết phim của bạn nên là một ý kiến thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về con người - không đơn thuần chỉ hiểu rõ về nhân vật cụ thể trong phim. Ví dụ bộ phim này thực tế là về "con người có thể vượt qua khó khăn như thế nào”, hay bộ phim này thực tế là về các cộng đồng hợp lực cùng nhau như thế nào trước xu thế đảo ngược" hay bộ phim này thực tế là về “sự phấn đấu vươn lên của từng cá nhân để khắc phục khó khăn vất vả” hay bộ phim này thực tế là về “tầm quan trọng của kiến thức dân gian truyền thống”…. Bạn nên thay đổi giả thuyết phim của mình một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất phim khi bạn phát hiện ra những thông tin mới hoặc khi tình huống thay đổi. Không được bắt đầu làm một bộ phim mà không hề có giả thuyết. Mặc dù bạn không chắc chắn về giả thuyết đó nhưng bạn vẫn phải có một ý tưởng để định hướng cho mình sẽ phải tìm kiếm cái gì và tại sao. Bạn nên điền vào mẫu đề cương phim sau khi bạn hoàn thành công việc tìm hiểu nghiên cứu của mình. Hãy xem mẫu đề cương phim trong phần phụ lục. 16 d. Viết kịch bản xử lý phim Bản xử lý phim sẽ miêu tả chi tiết khán giả sẽ nhìn thấy và nghe thấy những gì qua màn ảnh. Sử dụng thì hiện tại đơn giản để viết bản xử lý phim dưới dạng tường thuật một câu chuyện ngắn. Không viết những ý định mang tính đạo diễn hoặc triết lý trong bản xử lý phim. Ví dụ: “Trong cảnh mở màn chúng ta sẽ nhìn thấy hai người già đang chặt gỗ. Sau đó chúng ta sẽ nhìn thấy tên phim. Trong cảnh tiếp theo chúng ta sẽ nhìn thấy bà già đi lên đồi và chúng ta nghe thấy tiếng bà ta hát v.v…" Dựa vào những thông tin trong đề cương để làm những việc sau: a. Bố cục lại theo từng trường đoạn một, viết một đoạn cho một trường đoạn. b. Dùng thì hiện tại đơn giản để tường thuật lại những gì sẽ nhìn thấy hoặc nghe thấy trên màn ảnh c. Viết một cách sinh động để người đọc có thể hình dung được những ý tưởng bạn đang có trong đầu. d. Có thể dùng lời nói của nhân vật ở những chỗ nào e. Đừng viết những điều mà bạn nghĩ là không thể thể hiện được hoặc không thể sản xuất trong phim được. e. Các bước khác như quay phim, biên tập, lồng tiếng vv.. do các nhà chuyên môn thực hiện 17 PhÇn 3 CÁC KỸ NĂNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG Tài liệu truyền thông là phương tiện để hỗ trợ cho người làm truyền thông trong quá trình thực hiện truyền thông thay đổi hành vi. Tài liệu truyền thông có thể được sử dụng trong truyền thông với cá nhân, với nhóm hay với cộng đồng. Tài liệu truyền thông không chỉ giúp cho truyền thông viên truyền đạt nội dung (kỹ năng truyền đạt) một cách cụ thể, hấp dẫn mà còn là công cụ để đối tượng tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng mới. Vì vậy, việc sử dụng các tài liệu truyền thông có nhiều hình ảnh là rất quan trọng như câu nói “trăm nghe không bằng một thấy” hay “một bức tranh có giá trị bằng một nghìn lời”. Nhưng kể cả khi người dân thấy cũng chưa chắc họ đã hiểu, do đó cần phải có cả sự giải thích của cán bộ và sự tham gia của người dân nữa. Chúng ta tiếp thu thế nào: Chúng ta sẽ nhớ được bao nhiêu? • 20 % Qua nghe • 50 % Qua nghe và nhìn • 90 % Qua nghe, nhìn và cùng tham gia 1. Cách sử dụng tờ rơi, tờ gấp - Tờ gấp là một tờ tranh được gấp 2 hoặc 3 lần, gồm phần chữ và phần tranh minh họa. Tờ gấp thường chuyển tải nhiều nội dung của một chủ đề. - Tờ rơi có 1 hoặc 2 mặt có cả phần tranh và phần chữ. Tờ rơi có thể là một tranh đơn độc hoặc một bộ nhiều tranh đề cập đến một chủ đề. Cách sử dụng: - Muốn chuyển tải nội dung cho người khác, ta cần phải đọc kỹ và hiểu rõ nội dung trong đó, nếu cần hỏi thêm thông tin hãy mờ trang đầu tiên hoặc trang cuối có dòng địa chỉ của nơi phát hành. - Tờ gấp/tờ rơi thường được phát cho từng người tại buổi mít tinh, các cuộc họp, ở nơi công cộng hoặc từng hộ gia đình để mọi người tự đọc, hiểu và làm theo nội dung của tờ rơi/tờ gấp. - Tờ rơi/tờ gấp còn được dùng trong truyền thông với cá nhân, hoặc trong thảo luận nhóm: + Truyền thông viên giới thiệu về chủ đề thảo luận. + Phát tờ gấp cho từng đối tượng để đối tượng tự đọc. + Sau khi mọi người trong nhóm đã đọc hết các nội dung của tờ gấp, truyền thông viên giúp nhóm thảo luận bằng cách đặt ra những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu về nội dung của tranh. 18 + Giải thích những điểm mà đối tượng chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng và tóm tắt những nội dung chính theo một trình tự lôgíc, đơn giản để mọi người dễ nhớ và làm theo. + Hướng dẫn cách sử dụng tranh gấp để đối tượng có thể truyền thông cho những người xung quanh. 2. Cách sử dụng tranh lật - Tranh lật là một bộ gồm nhiều tờ tranh được trình bày nối tiếp nhau. Mặt sau của các tờ tranh là phần chữ gồm những nội dung chính cần truyền thông về chủ đề đó. - Cách sử dụng: tranh lật chỉ dùng trong khi truyền thông với cá nhân hoặc thảo luận nhóm nhỏ: + Trong một quyển tranh lật thường có nhiều nội dung của một chủ đề. Một buổi nói chuyện chỉ nên giới thiệu 1 hoặc 2 nội dung. Làm như vậy nội dung sẽ được giới thiệu kỹ, mọi người có nhiều cơ hội để trao đổi và sẽ nhớ lâu. + Truyền thông viên xem trước nội dung định trình bày trước khi tiến hành truyền thông: xem tranh, xem phần chữ nắm vững các câu hỏi và nội dung cần truyền thông để có thể trình bày một cách lưu loát và hiệu quả. + Khi tiến hành truyền thông, truyền thông viên để đối tượng xem tranh và nói về nội dung của bức tranh theo sự hiểu biết của họ. - Thảo luận với đối tượng về nội dung của tranh. Khuyến khích đối tượng tham gia thảo luận bằng cách đặt các câu hỏi mở. - Truyền thông viên giải thích và bổ sung thêm thông tin, tóm tắt lại nội dung tranh theo trình tự để đối tượng dễ nhớ, dễ hiểu. - Để đối tượng trình bày lại nội dung tranh. - Thảo luận và đi đến thống nhất những điều đối tượng cần làm. - Tư thế sử dụng tranh lật: người trình bày cầm tranh lật trên tay hoặc đặt trên bàn. Phần tranh quay về phía đối tượng, giữ ở vị trí trung tâm hoặc xoay chuyển để mọi người có thể nhìn được mọi chi tiết trong tranh. Phần chữ quay về phía truyền thông viên để khi cần có thể xem được các thông tin quan trọng. 3. Cách sử dụng áp-phích - Áp phích là một tờ giấy khổ lớn, kích thước rộng chừng 60cm, cao 90cm, với những chữ, hình vẽ các biểu tượng (hoặc ảnh chụp) để truyền đạt một nội dung nào đó. Áp phích phải đảm bảo đứng xa 3 mét đọc được chữ và đứng xa 6 mét nhìn rõ hình. - Cách sử dụng áp phích: áp phích chủ yếu được treo/dán ở nơi công cộng hoặc được dùng trong thảo luận nhóm. Treo áp phích: - Áp phích thường được treo hoặc dán ở những địa điểm đông người qua lại như chợ, phòng họp, phòng khám bệnh … - Treo/dán áp phích ngang tầm mắt để mọi người dễ dàng quan sát. - Không nên để áp phích quá lâu hoặc thông tin trên áp phích quá cũ, không còn chính xác. - Tránh treo/dán áp phích ở những nơi được coi là thiêng liêng, đặc biệt. 19 Sử dụng áp phích trong thảo luận nhóm: - Treo áp phích lên vị trí mà đối tượng có thể nhìn thấy dễ dàng. - Đối tượng quan sát kỹ tấm áp phích. - Hỏi mọi người xem họ nhìn thấy gì, nghĩ gì về những điều được thể hiện trên áp phích. - Nếu trong nhóm có người không biết chữ thì đề nghị người biết chữ đọc to cho cả nhóm nghe phần lời được viết trên áp phích. - Cả nhóm thảo luận về nội dung của áp phích. Báo cáo viên cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến nội dung truyền thông của áp phích. - Cuối buổi thảo luận, đề nghị đối tượng nhắc lại những nội dung mà áp phích muốn chuyển tải. Báo cáo viên tóm tắt lại nội dung áp phích để mọi người ghi nhớ. 20 PhÇn 4 CÁC KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG 1. Máy tính và các phần mềm Máy tính ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống hiện đại, nhiều người trong chúng ta nếu không sử dụng máy tính một ngày cũng đã cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Và còn cảm thấy thiếu hơn nếu như hệ thống thư điện tử không làm việc được. Vd: việc đứt cáp quang tại eo biển Đài Loan đầu năm 2007 là một ví dụ làm tê liệt mạng internet trong vòng 2 tuần, làm ảnh hưởng nặng đến các ngành như hàng không, du lịch. Những phần mềm thường được sử dụng phổ biến nhất: - Thông tin: Internet Explorer - Giao tiếp: Outlook, Windows messenger, Yahoo Messenger - Xuất bản: Corel, Publisher, Word, 2. Máy ảnh kỹ thuật số Có hướng dẫn riêng tuy nhiên cần lưu ý đến bố cục, cân bằng giới và hồn của bức ảnh. 3. Máy quay phim Có hướng dẫn riêng. 4. Cách sử dụng băng cát-xét/đĩa CD/VCD/DVD. - Sử dụng tốt nhất trong các cuộc họp đông người (nhóm lớn) tại bệnh viện, trường học, họp Hội phụ nữ hoặc phát trên loa truyền thanh của xã, thôn. - Sử dụng trong thảo luận nhóm: + Mỗi buổi chỉ nên nghe 1 hoặc 2 nội dung trong khoảng thời gian 15 phút. + Để đối tượng nghe băng, sau đó yêu cầu đối tượng nhắc lại các ý chính, rồi cùng nhau thảo luận, thống nhất ý kiến. - Nếu phát băng trên hệ thống loa của xã, thôn thì nên chọn thời điểm phát để nhiều đối tượng nghe được thông tin nhất. - Sau khi sử dụng, băng, đĩa nên được cất giữ trong hộp tránh bụi bẩn. Không nên để băng/đĩa trong máy lúc bật đài hoặc để băng/đĩa gần các máy phát điện để tránh dạn âm thanh của băng/đĩa. Tất cả các băng/đĩa cần có nhãn để tiện sử dụng và tránh nhầm lẫn. 21 PhÇn 5 PHƯƠNG PHÁP SINH HOẠT TRUYỀN TH«NG CỘNG ĐỒNG 1. Giáo dục qua bài hát Hát là một nhu cầu của con người, mỗi dân tộc đều có những bài hát riêng gọi là dân ca, ca hát được phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Những bài hát dễ thuộc, giai điệu lôi cuốn sẽ giúp người ta hiểu biết và nhớ lâu về một vấn đề nào đó. Lưu ý: Bài hát nên đơn giản, dễ nhớ nhạc, nhớ lời, có thể dùng bài dân ca hoặc những bài hát quen thuộc và đặt lời phù hợp. Nên hát lúc bắt đầu buổi sinh hoạt để gây hứng thú và tạo sự quan tâm, cũng có thể hát kết thúc buổi họp để giúp khắc sâu những điều đã tìm hiểu. Có thể nhờ đài phát thanh, truyền hình phổ biến bài hát đến nhiều người. Hát đuổi: Nhằm xóa tan băng và tạo không khí sinh động trước 1 buổi sinh hoạt, trong buổi sinh hoạt. “Hôm nay đầy vui thú tưng bừng. Hân hoan cùng nhau hát vang lừng. La la là la lá la là. La la là la lá la là”. Hát kèm vũ điệu: Người điều khiển: hát 1 lần trước. Sau đó tập từng câu, mọi người hát lại 2 lần. Qua câu khác, và ráp lại toàn bài. Mỗi câu hát kèm theo động tác phù hợp. Hát toàn bài với những động tác đều, dễ thương. Chẳng hạn “Ta càng đi càng quen đường xa. Ta càng yêu càng thương quê ta. Qua dòng sông nhìn sông đầy cá. Lội vào rừng nhìn rừng đầy hoa”. 5.3. Hát múa - “Mình lắc cái tay cho đều, là mình lắc cái tay cho đều, a í a mình lắc cái tay cho đều”. Lưu ý: Có thể thay động từ để càng có nhiều động tác sinh động. “Này bạn ơi hôm nay ta vui thì vỗ đôi tay. Này bạn ơi hôm nay ta vui thì vỗ đôi tay, này bạn ơi hôm nay ta vui để rồi ngày mai vui hơn hôm nay, này bạn ơi hôm nay ta vui thì vỗ đôi tay”. “Càng thay đổi nhiều động tác càng hay”. Hát với động tác 22 Nhằm tạo sự thân ái trong sinh hoạt “Một cây số đi chân mỏi ghê mỏi gớm. Một cây số đi chân mỏi ghê kéo lê đôi giày. Một-hai! “Hai cây số đi chân…”. Một-Hai-Ba! “Ba cây số đi chân …” Người điều khiển: hát 1 lần trước Sau đó tập từng câu, mọi người hát lại 2 lần. Kết vòng tròn quay về 1 phía, vừa hát lần 1 vừa đi vung tay; Quay đằng sau: hát lần 2 chân thấp xuống đi mạnh mẽ; Quay đằng sau: hát lần 3 chân thấp hơn, cứ thế tiếp tục đến khi không còn bước được nữa”. 2. Một vài trò chơi: Thi ăn chuối Lớp chia làm hai nhóm và mỗi nhóm ủng hộ cho một trong hai người chơi là nam hoặc nữ. Bắt đầu chơi cả hai đều được bịt mắt bằng vải và đứng xa nhau một sải tay. Họ bóc chuối cho nhau ăn, trong khi đó hai nhóm ủng hộ sẽ chỉ dẫn cho cả hai bạn chơi như sang trái, phải, lên, xuống, cặp nào ăn hết chuối nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Trái tình yêu Từng cặp nam-nữ. Mỗi cặp được phát 1 quả táo. Một người giữ quả táo bằng cách cắn sợi chỉ giữ quả táo. Một người bị cột 2 tay sau lưng và cố ăn hết quả táo càng nhanh. Ai ăn xong trước thì thắng. Giúp cô Tấm Có bao nhiêu nhóm thì chuẩn bị bấy nhiêu bịch đậu, gồm nhiều loại đậu: đậu xanh, đậu đen, gạo … số lượng và trọng lượng hoàn toàn giống nhau. Tất cả thành viên trong nhóm cùng làm. Sau thời gian quy định nhóm nào phân loại được nhiều nhất từng loại đậu thì thắng. Trái bóng gia đình Mỗi đội cử từng cặp. Người bị bịt mắt đứng ở mức A đẩy bóng cho người đứng ở mức B cách 5 m. Nhận được bóng, người này đẩy vào rổ cách 3 m. Cặp nào đẩy được có phần thưởng tại chỗ. Vật dụng: 2 quả banh, vòng rổ, khăn bịt mắt. Thử tài khéo léo. Truyền thông điệp Chia nhiều nhóm với số người bằng nhau. Mỗi nhóm xếp hàng dọc đứng cạnh nhau. Cự ly ngang-dọc bằng nhau. Người điều khiển đưa ra 1 thông điệp, truyền cùng lúc cho người thứ nhất của mỗi nhóm. Người thứ nhất chạy về truyền cho người thứ hai. Người thứ hai chạy đến truyền cho người thứ ba. Cứ thế cho đến hết… Người cuối hàng nào lên phản ánh nhanh nhất và chính xác nhất thì thắng. Luồn vòng Bốn đội cùng chơi. Mỗi đội xếp hình hàng ngang cự ly rộng, nắm chặt tay nhau. Vòng được luồn qua mỗi người, từ đầu đến chân. Suốt quá trình luồn vòng, không được rời tay nhau. Vòng đội nào đi nhanh nhất tới người cuối cùng thì thắng. www.semla.org.vn SEMLA hç trî Bé TNMT x©y dùng vµ lång ghÐp c¸c lÜnh vùc qu¶n lý ®Êt ®ai vµ m«i tr−êng t¹i ViÖt Nam. Môc tiªu cña SEMLA nh»m t¨ng c−êng n¨ng lùc t¹i cÊp quèc gia, cÊp tØnh vµ cÊp ®Þa ph−¬ng ®Ó ng¨n ngõa, kiÓm so¸t vµ phôc håi « nhiÔm vµ ®Ó cung cÊp dÞch vô phï hîp vµ hiÖu qu¶ vÒ ®¨ng ký ®Êt ®ai, th«ng tin ®Êt ®ai, quy ho¹ch sö dông ®Êt vµ ®Þnh gi¸ ®Êt. MONRE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương pháp và kỹ năng truyền thông.pdf
Luận văn liên quan