Đề tài Quá trình phát triển phôi của lớp chân bụng (Gastropoda)
-Ấu trùng dài có vỏ mỏng và đối xứng hai bên, đĩa tiêm mao hai bên đầu, tiêm mao ngắn, hoạt động quay yếu. Càng về sau vỏ hình thành rỏ hơn, hơi tròn ở đuôi. Đĩa tiêm mao lớn dần mỏng như hai cánh bướm, tiêm mao rõ, dài, hoạt động liên tục, quay nhanh. Kích thước ấu trùng từ 336-396 m.
23 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình phát triển phôi của lớp chân bụng (Gastropoda), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện: Nhóm 2Chủ đề: Quá trình phát triển phôi của lớp chân bụng (Gastropoda)TỔNG QUAN: I. Giới thiệu chungII. Nội dung chính1. Đặc điểm sinh sản2. Quá trình đẻ trứng, thụ tinh và phát triển phôi3. Quá trình phát triển giai đoạn ấu trùngIII. Kết luậnI. Giới thiệu chung Lớp chân bụng là một lớp động vật thuộc ngành thân mềm. Lớp chân bụng bao gồm tất cả các loại ốc với mọi kích cỡ từ nhỏ đến khá lớn. Trong lớp này, có số lượng lớn ốc biển, ốc nước ngọt và ốc sống trên cạn.Lớp chân bụng có số loài đã được đặt tên nhiều thứ hai, chỉ sau lớp côn trùng về số lượng tổng thể. Có 611 họ thuộc lớp chân bụng, trong đó có 202 họ đã tuyệt chủng, được tìm thấy trong các hóa thạch.Lớp chân bụng có mức độ đa dạng cao nhất trong ngành Thân mềm, với khoảng 60.000 đến 80.000 loài đang tồn tại. Do sự khác biệt đáng kể về giải phẫu, tập tính, thức ăn và sinh sản nên khó ước lượng chính xác số loài trong lớp này.Đại diện của Lớp chân bụng sống trong các khu vườn, trong rừng, trong sa mạc, trên núi, trong các mương nhỏ, các con sông lớn và hồ, cửa sông, bãi bùn, bãi triều đá, dưới biển sâu...Thông thường các loài trong lớp Chân bụng có một lớp vỏ bên ngoài đủ lớn để các phần mềm có thể rút hoàn toàn vào trong đó. Cũng có những loài chân bụng không có vỏ và những loài có vỏ chỉ tiêu giảm.Toàn bộ cơ thể được bao trong một vỏ xoắn, thường xoắn hình chóp hay xoắn trên một mặt phẳng, có thể có thêm nắp vỏ. Mức độ phát triển vỏ rất khác nhau.II. Nội dung chínhĐặc điểm sinh sản- Không phân tính (đơn tính): Trên cùng 1 cơ thể đồng thời có cả tuyến sinh dục đực và cái. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng tự thụ tinh, thời gian hình thành các tuyến sinh dục là lệch nhau.Tuyến sinh dục nằm ở khối nội tạng ở cạnh gan.Mức độ phát triển của ống dẫn sinh dục thay đổi tuỳ nhóm nhưng phụ thuộc vào sự có mặt của thận phải. Ở nhóm Mang trước hai tâm nhĩ, sản phẩm sinh dục trước khi vào xoang áo đi qua một phần của thận phải. Một số chân bụng không có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. Ở một số chân bụng đơn tính khác ống dẫn sinh dục có cấu tạo phức tạp và có nguồn gốc khác nhau.Ống dẫn sinh dục chia làm 3 phần: Phần ống dẫn sinh dục chính thức có nguồn gốc từ tuyến sinh dục, phần tiếp theo được hình thành từ thận phải và phần cuối cùng có nguồn gốc từ vạt áo do rãnh tiêm mao trên vạt áo cuốn lại mà thành. Phần này có thể phân hoá thành các tuyến albumin, tuyến vỏ, túi nhận tinh hay bầu giao phối ở con cái (ví dụ như ở các giống Littoria, Urosalpinx, Murex, Nassarius và Busycon), gai giao phối và tuyến tiền liệt ở con đực. Đối với các loài chân bụng này có quá trình thụ tinh trong.Một số ít Mang trước, tất cả Mang sau và Có phổi lưỡng tính. Đáng chú ý là hoạt động lưỡng tính của chân bụng Crepidula sống định cư. Chúng có thói quen bám thành từng đống. Con non bao giờ cũng là con đực, lớn lên có thể chuyển thành con cái hay con đực do thành phần đực cái khác trong quần thể: Con non sẽ mãi mãi là đực nếu nó ở bên cạnh con cái, nhưng nó sẽ chuyển thành con cái nếu tách riêng và cho nó ở nơi có nhiều con đực hơn ở xung quanh.Đặc điểm trứngPhần lớn chân bụng đẻ trứng thành đám, chìm trong khối chất nhầy bám vào cây thủy sinh (như ốc đá, ốc Limnaea, Busycon, Aplysia v.v...), một số đẻ trứng từng đám bám vào hốc đất, bùn (ốc nhồi, ốc sên...).Trứng phân cắt xoắn ốc, xác định, hoàn toàn và không đều. Ở nhóm Mang trước hai tâm nhĩ, trứng nở thành ấu trùng trochophora, còn các động vật chân bụng còn lại thì giai đoạn ấu trùng trochophora chỉ xảy ra trong trứng và trứng nở ra ấu trùng veliger bơi lội tự do.Cấu tạo ấu trùng veliger như sau: Có cơ quan bơi là 2 màng bơi hình bán nguyệt với tiêm mao dài, được hình thành từ vành tiêm mao trước miệng của ấu trùng trochophora. Do các phần sinh trưởng không đều nên ấu trùng veliger lần lượt hình thành chân, mắt, xúc tu, vỏ xoắn, miệng, hầu...Đáng chú ý là ấu trùng veliger có qua một giai đoạn xoắn vỏ và quay khối nội tạng một góc 180̊ (so tương đối với phần đầu). Quá trình xoắn xảy ra rất nhanh (3 phút như ở các loài thuộc giống Acmaea) hay khá lâu như ở giống Pomatias (10 ngày). Ở ốc nón (Patella), bào ngư (Haliotis) có 2 lần xoắn, mỗi lần quay 900, lần đầu thì nhanh hơn, lần sau thì chậm hơn. Quá trình xoắn của ấu trùng veliger của bào ngư nhờ vào sự hoạt động của 6 tế bào cơ có một đầu đính vào đỉnh vỏ, một đầu kia đính vào phần chân. Một số Mang trước sống ở biển như Busycon, Conus, Natica... cùng với tất cả Mang trước sống ở nước ngọt và Có phổi trứng nở trực tiếp thành con non.Một số khác như Littorina và Mang trước thuộc họ Viviparidae đẻ con.2. Quá trình đẻ trứng, thụ tinh và phát triển phôiQuá trình thụ tinh:-Đa số thụ tinh ngoài. Tinh trùng xâm nhập vào trứng trước lúc xuất hiện cực cầu 1, tức là trứng đang ở thời kỳ noãn bào sơ cấp.-Một số loài thuộc lớp chân bụng thụ tinh trong nhờ xuất hiện cơ quan giao cấu. Hiện tượng này gặp ở ốc đỏ Parana, ốc Cipango, ốc hương.Hình dạng bọc trứng (egg capsules) ốc hươngA: Bọc trứng mới đẻ B: Bọc trứng đang nởBắt đầu sau khi thụ tinhPhát triển trong túi trứng: ở 1 số loài thuộc lớp chân bụng trứng đẻ ra được kết dính với nhau thành túi lớn. Sự kết dính này nhờ chất keo bao quanh trứng do ống dẫn trứng tiết ra.Túi trứng có hình dạng khác nhau: hình chuông (ốc Natica), hình sợi (ốc thỏ biển), bình hoa (ốc Urosalpine salpine), Các túi này lơ lửng trong nước hoặc bám vào thực vật thủy sinh, nền đáyPhát triển phôi(ốc hương)Phát triển phôi sau quá trinh thụ tinh, phân cắt hoàn toàn nhưng ko đềuTrứng thụ tinh có hình cầu, đường kính trung bình khoảng 242m.phân cắt tế bào và phôi kéo dài trong 48 giờ. Phôi vị dạng khối hơi dài, kích thước trung bình 355x255 m. Sau 60 giờ phôi chuyển sang đoạn ấu trùng quay(trochophora)3. Quá trình phát triển giai đoạn ấu trùng -Ấu trùng dài có vỏ mỏng và đối xứng hai bên, đĩa tiêm mao hai bên đầu, tiêm mao ngắn, hoạt động quay yếu. Càng về sau vỏ hình thành rỏ hơn, hơi tròn ở đuôi. Đĩa tiêm mao lớn dần mỏng như hai cánh bướm, tiêm mao rõ, dài, hoạt động liên tục, quay nhanh. Kích thước ấu trùng từ 336-396 m. Giai đoạn ấu trùng veliger có chiều dài vỏ 395- 419 m trong suốt, hình bầu dục hơi xoắn (đỉnh và miệng vỏnằm trên một mặt phẳng), có nắp vỏ, hai thuỳ tiêm mao có viền chấm sắc tố viền đậm có thể nhìn thấy chân nhỏ và hai điểm mắt. Nội quan dần dần hình thành và mất đối xứng III. Kết luậnỐc hương là loài động vật thân mềm biển có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao do thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng.Tài liệu tham khảoài giảng Mô phôi động vật thủy sản – Đại học Thủy sản Nha Trang.Danh sách thành viên nhóm 2Lê Trường ĐứcNguyễn Hữu ĐứcNguyễn Đình ĐứcHoàng Khánh GiangNguyễn Chí GiápTrần Văn Hà6. Lê Văn Hải7. Trần Văn Hải8. Nguyễn Thanh Hải9. Hồ Thị Hằng10. Nguyễn Thị Thúy Hằng A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop_chan_bung_8229.pptx