Qua phần kết luận trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số ý kiến sau :
1. Sinh viên thanh niên nói chung, sinh viên sư phạm nói riêng, là những thành phần
ưu tú của xã hội. Kết quả này là do sự đào luyện của gia đình, nhà trường và xã hội. Ở đây
vai trò của gia đình rất quan trọng. Do đó, chúng ta cần có những tác động tích cực hơn đến
gia đình để cùng phối hợp lực lượng giáo dục thế hệ trẻ thông qua việc chuẩn bị tốt cho thanh
niên có những quan điểm về gia đình một cách đúng đắn và phù hợp với truyền thống gia
đình Việt Nam qua các chương trình học chính thức trong nhà trường.
2. Về việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, cần có những chương trình thực
tiên đề sinh viên có thể tham gia và cảm nghiệm những lối sống truyền thống tốt đẹp như
tham gia các lễ hội, tiếp xúc với những bậc phụ huynh có phương pháp giáo dục con trở
thành những người con ngoan trong gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
3. Đây là kết quả của một quá trình giáo dục từ lúc sinh viên còn bé. Do đó, có thể tổ
chức các nghiên cứu khoa học về phương pháp giáo dục của các bậc phụ huynh. Từ đó, khái
quát lên thành lý luận để hướng dẫn có cơ sở khoa học những phụ huynh còn trẻ cần học
những kinh nghiệm giáo dục con em trong tương lai. Nhất là về giáo dục truyền thống của gia
đình, của làng xã, của dân tộc.
4. Do kinh phí có hạn, nên khách thể nghiên cứu chưa mở rộng được. Nếu có thể, đề
nghị cấp trên cho phép thực lên nghiên cứu này trên diện rộng hơn trong tương lai.
145 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử phải nghiên cứu, tổng kết
những giá trị của nền phong hóa truyền thống, dựa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của quá
khứ mà đề xuất và từng bƣớc hình thành những thói quen mới, phong tục mới vừa đậm đà
bản sắc dân tộc, vừa ngang tầm thời đại. Muốn xây dựng các thiết chế văn hóa - xã hội mới
cũng phải làm nhƣ vậy.
Ngoài những đặc trƣng chung nói trên, dân tộc Việt Nam có những nét đặc thù nhƣ
hoàn cảnh địa lý, lịch sử, truyền thống,...
Trên cơ sở một nền văn hóa, tính cách con ngƣời Việt Nam đƣợc hình thành với một
bản sắc riêng theo thời gian nhƣ sau:
Mặc dù Việt Nam nằm ở vị trí ngã tƣ đƣờng và trong hàng nghìn năm, ta đã tiếp nhận
nhiều yếu tố văn hoa của Trung Hoa, Ân Độ, rồi gần đây là Nhật Bản, Pháp, Nga, Mỹ ...
nhƣng những đặc trƣng bản sắc của dân tộc đƣợc thừa nhận rộng rãi trên đều vẫn xuất phát từ
những đặc trƣng gốc của một nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc điển hình, đƣợc hình thành
từ lớp bản địa của lịch sử văn hoa dân tộc. Những đặc trƣng gốc đó là: 1) Tính cộng đồng và
tính tự trị; 2) Lối sống trọng tình cảm (tình cảm, tình nghĩa); 3) Lối tƣ duy tổng hợp và trọng
quan hệ; 4) Tính tình linh hoạt; 5) Khuynh hƣớng ƣa hài hòa.
Hoài Nam Vƣơng Lƣu An, trong sớ dâng lên vua nhà Hán đã nhận xét về bản sắc dân
Lạc Việt nhƣ sau: "Việt là đất ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của
nƣớc đội mũ mang đai mà trị đƣợc. Đất ấy không thể ở đƣợc, dân ấy không thể chăn đƣợc ...
vả ngƣời Việt khinh bạc, tráo trở, không theo pháp độ, không phải mới có một ngày". Dĩ
nhiên lời nói trên đây là nhận xét của một vị vƣơng giả ngƣời Hán, tự đặt dân tộc Trung Hoa
lên trên thiên hạ, nhƣ bao nhiêu các nhận xét của" ngƣời dân nƣớc lớn". Thế nhƣng, nếu cố
hiểu kỹ câu nói trên, ta có thể thấy rằng lời nhận xét của Lƣu An là một nhận thức đúng đắn
về bản sắc dân Việt trƣớc công nguyên và là một lời tiên tri cho hàng ngàn đời sau. Nhận xét
ấy là:
(1) Nƣớc Việt là đất không thể xâm lăng đƣợc (đất ấy không thể ở đƣợc), dân ấy
không thể sai khiến đƣợc (dân ấy không thể chăn đƣợc).
6
(2)Không thể xem văn hóa, pháp luật của nƣớc lớn để áp đạt đƣợc (không thể lấy
pháp độ của nƣớc đội mũ mang đai mà trị đƣợc. Ngƣời Việt có niềm tự hào dân tộc nên từ
lây đã có thái độ khinh bạc đối với dân tộc "Đội mũ mang đai".
(3)Ngƣời Việt biết cân nhắc đúng đắn quan niệm dân tộc rộng rãi với quyền lợi đất
nƣớc cho nên lúc thì họ hòa hoãn chịu nhƣợng bộ ngƣời Hán, lúc thì quay mũi dáo chống lại
họ, vì vậy mới bị coi là tráo trở.
Trải qua bao nhiêu thế hệ thăng trầm của lịch sử và sự xâm nhập văn hóa ngoại lai từ
nhiều nguồn khác nhau, nếu những đặc tính nêu trên còn tồn tại một phần nào trong xã hội
chúng ta hiện tại, khiến cho con ngƣời Việt Nam ngày nay, dù ở đâu, cũng có những cá tính
riêng biệt với các các dân tộc khác thì quả đã có một cái gì tạo nên khuôn mẫu ấy. Cái khuôn
mẫu gồm những cá tính tốt và xấu ấy phải chăng là kết quả của nhƣng tƣơng quan xã hội và
chính từ những thành tố của văn hóa dân tộc? [Dƣơng Thiệu Tống. Giáo dục và sự phát triển.
Bài đăng trên internet VASC ngày 22.10.2001]
Trong công trình Giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam (1980); Trần Văn Giàu đã
trình bày kỹ lƣỡng 7 giá trị tinh thần truyền thống: 1) Yêu nƣớc; 2) cần cù; 3) Anh hùng; 4)
Sáng tạo; 5) Lạc quan; 6) Thƣơng ngƣời; 7) Vì tình nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa yêu nƣớc
đƣợc tác giả xem là giá trị hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc.
Trƣơng Chính nói đến 5 giá trị: 1) Tinh thần yêu nƣớc; 2) Tinh thần dân tộc; 3) Cần
cù và thông minh; 4) Trọng đạo lý, tình ngƣời; 5) Lạc quan yêu đời.
Lê Anh Trà nêu lên 4 giá trị: 1) Yêu nƣớc bất khuất chống giặc ngoại xâm; 2) Lao
động cần cù xây dựng đất nƣớc; 3) Lòng nhân ái và ý thức về lẽ phải; 4) Lối sống giản dị,
không ƣa thái quá.
Trƣớc nữa thì trong số những tính chất tinh thần của ngƣời Việt Nam mà học giả Đào
Duy Anh
(6)
kể ra, có thể thấy những phẩm chất dƣơng tính nhƣ sau: 1) Trí nhớ (tác giả gọi là
"sức kí ức") tốt, thiên về nghệ thuật và trực giác"; 2) Ham học, thích văn chƣơng; 3) Thiết
thực ("ít mộng tƣởng"); 4) cần cù (tác giả gọi là "sức làm việc khó nhọc") ở mức độ "ít dân
tộc bì kịp"; 5) "Giỏi chịu ... khổ và hay nhẫn nhục"; 6) "Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì
cũng biết hi sinh vì đại nghĩa"; 7) Khả năng "bắt chƣớc, thích ứng và dung hoa rất tài".
Claude Falazzoli trong cuốn Việt Nam giữa hai huyền thoại (Le Vietnam entre deux
mythes, 1981) thì nói đến: 1) Ý thức "giữ phẩm giá, không chịu để mất nó trong bất kỳ thử
thách nào"; 2) "Nết cần cù có thể lấp biển"; 3) "Một sự lịch thiệp, tế nhị... khiến cho không
khí ở đây không thô lỗ và nặng nề nhƣ ở những nƣớc dân chủ nhân dân khác"; 4) "Một sự
tinh tế cố tình chẻ sợi tóc làm tƣ"; 5) "Tính dè dặt, kéo dài sự cân nhắc, đoán xét, quyết định";
6) "Tính thực dụng ... khả năng thích ứng một cách khéo léo và sáng suốt với mọi tình
huống"; 7) "Đặc biệt lãng mạn và đa cảm".
Còn có thể tiếp tục kể ra những danh sách tƣơng tự của nhiều tác giả khác, song mới
chừng ấy cũng đã có thể thấy rằng ý kiến của các học giả khác nhau có khá nhiều điểm thống
(6)
Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cƣơng. 1951, trang 22 - 23
7
nhất. Có lẽ là chính những chỗ thống nhất đó đã là cơ sở cho việc nêu ra một danh sách mở
những đặc trƣng bản sắc trong Nghị quyết 5 của Ban Chấp Hành Trung Ƣơng Đảng Cộng sản
Việt Nam (khoa VIII) "Về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc" nhƣ sau:
1)Lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc;
2)Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng (gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ
quốc);
3)Lòng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình, đạo tình;
4)Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
5)Sự tỉnh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.
Những nét đặc trƣng văn hóa đó đƣợc thể hiện cụ thể bằng lối sống trong gia đình,
ngoài xã hội. Dƣới đây chúng ta xét một số thể hiện của lối sống đó.
Xã hội Việt Nam trong thời cận đại có những những mối quan hệ trong gia đình và xã
hội nhƣ sau:
•Địa vị đàn bà:
Trong gia đình, chủ quyền ở trong tay gia trƣởng thì đàn bà tất là không có quyền gì
cả. Khổng giáo chủ trƣơng nam tôn nữ ty (7) , trọng nam khinh nữ (8), lại vun đắp thêm quyền
uy của gia trƣởng mà đè nén địa vị của đàn bà.
•Địa vị con cái
Ở trong gia đình con cái là một vật sở hữu của cha, bởi thế cho nên ngày xƣa cha
không những có quyền bán con, mà có khi đánh chết con cũng không có tội.
Cha đối với con cái phải nghiêm, mà con đối với cha phải hết sức hiếu. Theo nho giáo
thì hiếu là đứng đầu trăm nết.
•Hôn nhân
Mục đích hôn nhân là cốt duy trì gia thống, cho nên việc hôn nhân là việc chung của
gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con cái là quyền
của cha mẹ, chứ con cái chỉ biết phụng mệnh mà thôi.
•Nhiệm vụ của gia đình
Gia đình là cơ sở của xã hội cho nên nhiệm vụ của gia đình đối với xã hội rất nặng nề.
Trƣớc pháp luật, ngƣời gia trƣởng phải chịu trách nhiệm về hết thảy hành vi của ngƣời trong
nhà.
Trên đây là một số quan điểm về tính cách của dân tộc Việt Nam qua các thời đại,
đƣợc hun đúc, hình thành do nhiều điều kiện về tự nhiên, lịch sử, xã hội, địa lý, phân bố dân
cƣ,... thể hiện qua lối sống, qua những đặc trƣng văn hóa làm cho ngƣời Việt có những nét
nhân cách độc đáo so với các dân tộc khác.
(7)
Đàn ông là cao quý, đàn bà là thấp hèn
(8)
Trọng đàn ông mà khinh đàn bà.
8
Các quan điểm về đạo đức, về lối sống của cha ông chúng ta hiện nay hậu duệ các
ngƣời còn giữ đƣợc mặt nào, đã bỏ đi phần nào, bị ngoại lai ở phần nào. Đây là một vấn đề
nghiên cứu lớn. Trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên chỉ cố gang làm rõ một số quan điểm
dƣới đây ở lứa tuổi thanh niên sinh viên thuộc Trƣờng đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí
Minh:
-Một số quan điểm chung nhất về cuộc sống
-Một số quan điểm về xã hội và về những mối quan hệ trong xã hội
-Một số quan điểm về gia đình và về những mối quan hệ trong gia đình
-Một số quan điểm về giáo dục
CHƢƠNG 2:TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần trình bày kết quả nghiên cứu đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau:
*Phần kết quả tổng quát theo những phần nghiên cứu của bảng thăm dò
*Kết quả theo từng lĩnh vực của cuộc sống đƣợc tổng hợp từ bảng thăm dò
2.1.Phần kết quả tổng quát theo những phần nghiên cứu của bảng thăm dò
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên 989 sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành
phố Hồ Chí Minh và đƣợc theo nhƣ sau:
*Sinh viên: - Năm 1: 211 - Năm 2: 633 - Năm: 115
*Giới tính: - Nam: 254 - Nữ: 735
*Địa phƣơng: - Tỉnh: 738 - Thành phố: 206
*Ngành học: - Không ghi: 5 - Khoa học tự nhiên: 247 - Khoa học xã hội: 522
- Ngoại ngữ: 82 - Khác: 106
2.2.Kết quả chung theo từng lĩnh vực của cuộc sống:
2.2.1. Một số quan điểm chung nhất về cuộc sống:
• Để tìm hiểu quan điểm chung nhất về cuộc sống của sinh viên, câu hỏi: "Trong một
số lãnh vực của cuộc sống nhƣ sẽ liệt kê dƣới đây, theo anh (chị) thì mỗi lĩnh vực có tầm
quan trọng thế nào ?". Kết quả trả lời nhƣ sau:
Bảng 1: Kết quả chung theo từng lĩnh vực của cuộc sống
Lĩnh vực
Rất quan
trọng
Quan
trọng
ít quan
trọng
Không quan
trọng
Thứ Bậc
1. Nghề nghiệp
N 689 288 8 4
2
% 69,67 29.12 0.81 0.40
2. Gia đình
N 792 183 8 6
1
% 80.08 18.50 0.81 0.61
3. Ban bè
N 252 661 60 16
4
% 25.48 66.84 6.07 1.61
4. Địa vị xã hôi
N 117 523 278 71
5
% 11.83 52.88 28.11 7.18
5. Của cải tiền bạc
N 92 562 257 78
6
% 9.30 56.83 25.98 7.89
6. Lý tƣởng sống
N 599 324 44 22
3
% 60.57 32.76 4.45 2.22
9
Qua kết quả của bảng 1 cho thay sinh viên cho rằng các lĩnh vực quan trọng theo thứ
tự từ cao đến thấp là: gia đình (80,08 %), nghề nghiệp (69,67 %), lý tƣởng sống (60,57 %),
bạn bè (25,48 %), địa vị xã hội (11,83 %), của cải tiền bạc (9,30 %).
Có thể nói đây là một kết quả khá khích lệ với những ngƣời quan tâm đến thanh niên,
bởi vì có trên 60 % thanh niên sinh viên lựa chọn những lĩnh vực quan trọng trong cuộc đời
họ phù hợp với một số quan điểm sống từ trƣớc đến nay coi gia đình, nghề nghiệp và lý
tƣởng sống là quan trọng; còn những thứ nhƣ bạn bè, địa vị xã hội và của cải tiền bạc đƣợc
xếp ở những thứ bậc thấp nhất. Cũng có thể thứ bậc này chƣa phù hợp với suy nghĩ của một
số ngƣời vì họ cho rằng thanh niên cần có "lý tƣởng sống" trƣớc tiên rồi mới đến những thứ
khác. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng gia đình là nơi giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất
để hình thành ở thanh niên lối sống. Hơn nữa, khi con ngƣời biết chuẩn bị bản thân đóng góp
công sức vào xã hội một cách cụ thể qua nghề nghiệp của mình thì đó là cơ sở để hình thành
lý tƣởng sống đúng và vững chãi nhất.
• Để thanh niên sinh viên có thể tự đánh giá mình, câu hỏi:
"Nhìn chung về lối sống của giới trẻ ở thành phố hiện nay, anh (chị) thấy thế nào ?"
và ta có kết quả ở bảng 2
Bảng 2 : Kết quả tự đánh giá của thanh niên
Nhìn chung về lối sống của giới trẻ ở thành phố hiện nay, anh (chị) thấy thế nào
Cách trả lời
Rất tốt Tốt Tạm đƣợc Không tốt
Hoàn toàn
không tốt
Không trả lời
N 2 100 609 226 23 29
% 0.20 10.11 61.58 22.85 2.33 1.93
Qua kết quả của bảng 2 cho thây sinh viên đánh giá về thanh niên thành phố nói
chung ở mức độ rất tốt là (0,20 %), tốt (10,11 %), tạm đƣợc (61,58 %), không tốt (22,85 %),
hoàn toàn không tốt (2,33 %). Nhƣ vậy, kết quả này phản ánh một phần hiện trạng về lối sống
của thanh niên thành phố. Một bộ phận nhỏ tốt và rất tốt, đại đa số là tạm đƣợc, không tốt và
hoàn toàn không tốt khoảng 25 %. Tiêu chí "tốt" ở đây đƣợc đánh giá đƣợc đặt trên lối sống
mới mà chúng ta đang mong muốn vƣơn tới. Có thể việc đánh giá ở mức "tạm đƣợc" đặt ra
nhiều công việc cho ngƣời có trách nhiệm trong công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng vì "tạm
đƣợc" là mức độ có thể tốt hơn và cũng có thể xấu hơn.
• Để tìm hiểu suy nghĩ về đất nƣớc, câu hỏi:"Anh (chị) có tin tƣởng vào tƣơng lai tốt
đẹp của đất nƣớc không ?" và ta có kết quả của bảng 3
Bảng 3: Kết quả nói lên sự tin tường vào tương lai đất nước
Nội dung
Cách trả lời
Hoàn toàn tin tƣởng Lúc tin lúc không Không tin tƣởng
Anh (chị) có tin tƣởng vào tƣơng lai tốt đẹp
của đất nƣớc không ?
N 532 411 46
% 53,79 41,56 4,65
Qua kết quả của bảng 3, có tỷ lệ 53,79 % trả lời là hoàn toàn tin tƣởng vào tƣơng lai
của đất nƣớc, 41,56 % trả lời là lúc tin tƣởng lúc không và chỉ có 4,65 % trả lời là không tin
10
tƣởng. Đây là một trả lời tuy không cao ở mức 'hoàn toàn tin tƣởng", nhƣng đây cũng nói lên
một tỷ lệ phản ánh trung thực cuộc sống của chúng ta hiện nay bởi vì trong thời gian
qua trong
lúc chúng ta đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã
hội,
giáo dục,...; chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó, tỷ lệ lúc tin lúc
không là hợp
lý. Có thể có ý kiến cho rằng tại sao sinh viên sƣ phạm lại còn có một số (4,65 %)
không tin
tƣởng vào tƣơng lai đất nƣớc thì làm sao có thể giảng dạy và giáo dục cho thế hệ trẻ
đƣợc ?
Chúng ta tuyển sinh nhầm chăng ? Tuy nhiên, đây là một tỷ lệ nói lên sự tự do trong
khi bày -
tỏ ý kiến của mình là điều cần thiết vì chính qua những ý kiến này, chúng ta sẽ tiếp
tục nghiên
cứu và có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp hơn.
2.2.2. Một số quan điểm về xã hội và về những mối quan hệ trong xã hội:
• Một trong những điều quan trọng trong cuộc sống đối với cá nhân là vấn đề nghề
nghiệp.
Do đó, câu hỏi:"Khi chọn một công việc, anh (chị) cho rằng nên chọn theo tiêu chuẩn
nào sau đây (chỉ chọn tối đa BA ý) ?" và ta có kết quả bảng 4 dƣới đây:
Bảng 4: Kết quả tiêu chí chọn nghề của thanh niên sinh viên sư phạm
Tiêu chuẩn Y kiến chọn Thứ bậc
1. Có điều kiện phát triển chuyên môn
N 490
3
% 49.54
2. Hợp với sở thích
N 571
1
% 57.74
3. Tiền lƣợng cao
N 239
7
% 24.17
4. Nghề đƣợc tôn trọng
N 398
4
% 40.24
5. Công việc ổn định
N 565
2
% 57.13
6. Công việc có ít cho XH
N 324
5
% 32.76
7. Dễ đƣơc đề bạt
N 15
l1
% 1.52
8. Giờ giấc làm việc linh hoạt
N 50
9
% 5.06
9. Tƣơng đối nhàn hạ
N 44
10
% 4.45
10. Có điều kiên giao thiệp rộng
N 245
6
% 24.77
11. Có điều kiện giao tiếp quốc tế
N 79
8
% 7.99
Qua kết quả của bảng 4, ta nhận thấy tiêu chuẩn chọn nghề của sinh viên sƣ phạm pha
lẫn giữa các động cơ-cá nhân và động cơ xã hội. Tuy nhiên, những đặc điểm của động cơ cá
11
nhân không đi ngƣợc lại những đặc điểm nghề nghiệp đòi hỏi và có một số đặc điểm của
động cơ cá nhân lại là yếu tố để trở thành một giáo viên nhƣ tiêu chuẩn "có điều kiện phát
triển chuyên môn" đƣợc xếp ở thứ bậc cao; còn một số tiêu chuẩn mang tính cá nhân nhƣ
"tiền lƣơng cao", "tƣơng đối nhàn hạ", "dễ đƣợc đề bạt" đƣợc xếp ở thứ bậc thấp. Nói tóm lại,
sinh viên sƣ phạm có những tiêu chuẩn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm của nghề
làm công tác giáo dục yêu cầu vì nghề này đòi hỏi những ngƣời có quan điểm coi trọng đời
sống tinh thần hơn vật chất.
• Sống trong một xã hội, con ngƣời có các mối quan hệ với nhau. Để tìm hiểu quan
điểm chung về mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời và mối quan hệ kinh tế của sinh viên sƣ
phạm. Câu hỏi dƣới đây đƣợc đặt ra: "Theo anh (chị) giữa việc tăng trƣởng nhanh về kinh tế
và việc giải quyết vấn đề nghèo khổ nhƣng tăng trƣởng kinh tế chậm lại, thì anh (chị) sẽ lựa
chọn theo hƣớng ƣu tiên nào ? (chỉ chọn MỘT ý) và kết quả đƣợc trình bày ở bảng 5
Bảng 5 : Bảng kết quả về các mặt ưu tiên cần giải quyết
GIẢI PHÁP Số ý kiến chọn Thứ bậc
a. Cần ƣu tiên cho tăng trƣởng kinh tế
N 88
2
% 8.90
b. Cần ƣu tiên giải quyết tình trạng nghèo khổ
N 70
3
% 7.08
c. Cần có giải pháp dung hòa cả hai
N 822
1
% 83.11
Qua kết quả của bảng 5 cho thấy, có tới 83,11 % chọn giải pháp dung hòa có nghĩa là
chọn giải pháp vừa phát triển kinh tế vừa giải quyết tình trạng nghèo khổ (vị trí số 1), rồi mới
đến giải pháp ƣu tiên cho tăng trƣởng kinh tế (8,90 %), (thứ 2 ) và thứ bậc cuối cùng là ƣu
tiên giải quyết tình trạng nghèo khổ (7,08 %).
Có ý kiến cho rằng nếu chọn theo giải pháp dung hòa nhƣ trên thì đất nƣớc ta khó
phát triển nhanh để đuổi kịp với các nƣớc khác trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới về mặt
kinh tế trong một thời gian dài trƣớc mắt. Tuy nhiên, ta cũng có thể nhận thấy mặt tích cực
của giải pháp này do sinh viên đƣa ra vì nó thể hiện một mối quan hệ tốt đẹp giữa sinh viên
sƣ phạm với phần lớn nhân dân hiện nay. Với tình độ học vấn của sinh viên sau khi ra trƣờng
họ sẽ có một công việc đƣợc hƣởng một mức thù lao tƣơng đối để sống một cuộc sống trung
lƣu cho dù giải pháp nào đƣợc chọn, nhƣng họ còn suy nghĩ đến ngƣời nghèo và chọn giải
pháp dung hòa.
• Trong cuộc sống, con ngƣời có những quan điểm về các hiện tƣợng xã hội và sau
đây ta tìm hiểu quan điểm của sinh viên sƣ phạm về sự nghèo khổ ở nƣớc ta. Để tìm hiểu
cách lý giải nguyên nhân của việc nghèo khổ ở nƣớc ta, câu hỏi dƣới đây đƣợc đƣa ra "Hiện
nay ở nƣớc ta vẫn còn nhiều ngƣời sông trong cảnh nghèo khổ. Theo ý anh (chị) thì tại sao
ngƣời ta nghèo ? (Có thể chọn NHIÊU ý)" và ta có kết quả ở bảng 6
12
Bảng 6. Kết quả ý kiến nói về nguyên nhân của sự nghèo khổ ở Việt Nam
Lý do Ý kiến chọn Thứ bậc
1. Không có cơ hội để làm công việc có thu nhập
cao
N 532
4
% 53.79
2. Không có vốn để làm
N 756
2
% 76.44
3. Không biết tiết kiệm
N 290
9
% 29.32
4. Mất ngƣời trụ cột trong gia đình
N 152
11
% 15.37
5. Ốm đau, bệnh tật
N 404
5
% 40.85
6. Làm ăn thất bại
. N 309
8
% 31.24
7. Phải vay nặng lãi
N 273
10
% 27.60
8. Lao động không có tay nghề
N 658
3
% 66.53
9. Học vấn thấp
N 814
1
% 82.31
10. Do số phận
N 44
13
% 4.45
11. Vì ngƣời ta lƣời biếng
N 349
7
% 35.29
12. Vì xã hội còn bất công
N 369
6
% 37.31
13. Vì kinh tế tăng trƣởng nhanh.
N 54
12
% 5.46
Qua kết quả của bảng 6 cho thấy theo viên sƣ phạm nguyên nhân do hoàn cảnh gia
đình đƣợc nhiều ý kiến nhất trong đó nguyên nhân học vấn và đƣợc đào tạo nghề đƣợc coi là
cao nhất còn những hệ quả của nguyên nhân này cũng đƣợc nói đến. Nói cách khác, sinh viên
chú trọng đến nguyên nhân nghèo khổ do hoàn cảnh gia đình nhiều nhất. Nguyên nhân cá
nhân cũng đƣợc đề cập đến nhƣng ở mức độ thấp hơn (dƣới 40 % ý kiến). Nguyên nhân xã
hội cũng đƣợc đánh giá ở vị trí thấp nhƣ sự bất công còn trong xã hội (thứ sáu), kinh tế tăng
trƣởng nhanh (thứ mƣời hai). Điểm đặc biệt ở đây là sinh viên sƣ phạm cho rằng nghèo khổ
là do số phận có tỷ lệ thấp nhất trong bảng sắp thứ tự.
Nhƣ thế, ý kiến sinh viên sƣ phạm cho rằng hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân của sự
nghèo khổ. ơ đây các ý kiến tập trung vào việc khi gia đình không có điều kiện cho con cái
13
học tập và đào tạo nghề nghiệp thì hệ quả của nó là sự nghèo khổ. Có thể nói sinh viên sƣ
phạm ít tin vào số phận khi nói về nghèo khổ.
• Cũng trong khuôn khổ tìm hiểu các quan điểm chung về cuộc sống, câu hỏi dƣới đây
đƣợc đƣa ra: "Có một số ý kiến nhƣ sẽ nêu dƣới đây, anh (chị) đồng ý hay không đồng ý với
ý kiến nào ?" và ta có kết quả của bảng 7
Bảng 7. Kết quả các quan điểm về cuộc sống của sinh viên
Ý kiến Đồng ý Thứ bậc
1. Nếu không có nhiều tiền thì cuộc sống thiếu ý nghĩa
N 128
15
% 12.94
2. Phải nhờ cậy mới có đƣợc việc,làm tốt
N 339
l1
% 34.28
3. Muốn thành công trong cuộc sống phải có ngƣời nâng đỡ
N 334
12
% 33.77
4. Phải có nhiều tiền mới đƣợc ngƣời khác coi trọng
N 216
14
% 21.84
5. Tình đồng đội, tình đồng chí của ngƣời dân giảm sút nhiều so với trƣớc đây
N 869
1
% 87.87
6. Lối sống "tình làng, nghĩa xóm" của ngƣời dân không còn mạnh mẽ nhƣ
trƣớc đây
N 850
2
% 85.95
7. Do kinh tế thị trƣờng, ngƣời dân mất đi những tình cảm tốt đẹp giữa ngƣời
với ngƣời
N 769
4
% 77.76
8. Trong giai đoạn hiện nay, lối sống ngoại lai làm mất đi bản sắc dân tộc
N 650
6
% 65.72
9. Dù kinh tế phát triển, ngƣời thất nghiệp vẫn ngày càng tăng
N 862
3
% 87.16
10. Kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài là việc bình thƣờng
N 659
5
% 66.63
11. Lối sống ngoại quốc du nhập làm phong phú thêm lối sống Viêt Nam
N 640
7
% 64.71
12. Để thức sự có ích cho xã hội, mỗi ngƣời đều phải làm giàu
N 625
8
% 63.20
13. Hầu hết ngƣời dân đều vẫn giữ lối sống truyền thống Việt Nam
N 577
9
% 58.34
14. Sự chênh lệch giàu nghèo nhƣ hiện nay là chấp nhận đƣợc
N 272
13
% 27.50
15. Lớp trẻ hiện nay vẫn sống có lý tƣởng nhƣ cha anh mình
N 397
10
% 40.14
Qua kết quả cùa bảng 7 cho thấy quan điểm này có thể xếp vào các nhóm nhƣ sau
14
- Lối sống tình nghĩa giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội nói chung theo
truyền thống và tình đồng đội, tình đồng chí nói riêng giảm sút so với trƣớc đay đƣơc sinh
viên đánh giá la nghiêm trọng nhất và theo họ là do kinh tế thị trƣờng chi phôi. Điều này có
thể đúng một phần vì trong nền kinh tế thị trƣờng thì việc cạnh tranh trong làm ăn kinh doanh
là một điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao phát triển kinh tế mà
vẫn giữ đƣợc những đặc điểm tốt đẹp của cha ông. Đây là một vấn đề cần sự quan tâm của
mọi ngƣời nhất là những ngƣời có trách nhiệm trong công cuộc giáo dục thế hệ trẻ.
-Bản sắc dân tộc, lối sống truyền thống và sự giao lƣu quốc tế cần đƣợc cân đối hài
hòa. Có hơn 50 % sinh viên cho rằng "hầu hết ngƣời dân đều vẫn giữ lối sống truyền thống
Việt Nam" và "lớp trẻ hiện nay vẫn sống có lý tƣởng nhƣ cha anh mình" và có lẽ những sinh
viên nấy cho rằng "lối sống ngoại quốc du nhập làm phong phú thêm lối sống Việt Nam".
Đây là một đánh giá lạc quan vì nếu ta có những con ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ, đƣợc giáo
dục vững vàng, có bản lĩnh thì đây là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến
của sinh viên lại cho rằng "lối sống ngoại lai làm mất đi bản sắc dân tộc". Có thể đây là sự lo
lắng cho tƣơng lai thế hệ trẻ nếu họ không đƣợc trang bị cốt cách của ngƣời Việt Nam. Một ý
kiến đƣợc trên 60 % sinh viên đồng ý là "kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài là việc bình thƣờng"
cần đƣợc nghiên cứu nhiều hơn về nhiều khía cạnh để tìm ra đƣợc thực chất của vấn đề tế nhị
này.
- Sự phát triển kinh tế hiện nay cũng đặt ra một số nghịch lý nhƣ "dù kinh tế phát
triển, ngƣời thất nghiệp vẫn ngày càng tăng". Thực ra, ý kiến này phản ánh thực tế của kinh tế
Việt Nam trong quá trình hội nhập. Có thể nói những thành tựu của nhân dân ta đạt đƣợc
trong thời gian qua là việc làm thần kỳ vì khi xem xét lại chúng ta có thể nhận thấy đƣợc cơ
sở của nền kinh tế để phát triển nhƣ các nƣớc khu vực và các nƣớc khác trên thế giới, chúng
ta còn non trẻ do chiến tranh, do đại đa số nhân dân làm nông nghiệp,...nên phong thái sản
xuất theo công nghiệp và trình độ tay nghề cần phải rèn luyện nhiều hơn và cần thời gian nên
trong giai đoạn trƣớc mắt nhiều ngƣời chƣa có thể một sớm một chiều thích ứng đƣợc với
phƣơng thức sản xuất tạm gọi là mới của kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, muôn phát triển đƣợc
kinh tế để đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, "mỗi ngƣời đều phải làm giàu" và kết
quả là chỉ có hơn 1/4 ý kiến cho rằng "sự chênh lệch giàu nghèo nhƣ hiện nay là chấp nhận
đƣợc". Từ những nguyên nhân đã nêu có một số vấn đề xã hội cần giải quyết trong công ăn
việc làm. Có hơn 1/3 ý kiến cho rằng "phải nhờ cậy mới có đƣợc việc làm tốt" và "muốn
thành công trong cuộc sống phải có ngƣời nâng đỡ". Đây có thể là hệ quả của việc chuyển đổi
tay nghề không kịp theo sự phát triển của một số ngƣời vì họ mong muốn có việc làm, nhƣng
chƣa đủ khả năng. Đây cũng có thể là một sự kiện nói lên nền kinh tế của chúng ta chƣa phát
triển.
- Quan điểm về đồng tiền của sinh viên sƣ phạm còn giữ đƣợc phong cách của các
nhà giáo dục truyền thống coi trọng đời sống tinh thần. Các ý kiến "phải có nhiều tiền mới
đƣợc ngƣời khác coi trọng" và "nếu không có nhiều tiền thì cuộc sống thiếu ý nghĩa" đƣợc
khoảng 1/5 ý kiến đồng ý. Đây là một tín hiệu vui cho những ngƣời quan tâm đến công cuộc
giáo dục thế hệ trẻ vì sinh viên sƣ phạm có quan điểm về cuộc sống rất gần gửi với các yêu
cầu nghề giáo dục.
15
Việc con ngƣời sống trong xã hội và nhận biết những vấn đề cần giải quyết trong xã
hội để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn là điều cần thiết. Sau đây ta tìm hiểu ý kiến
sinh viên về những vấn đề cần giải quyết.
• Những vấn đề xã hội cần giải quyết:
Để tìm hiểu những vấn đề xã hội cần giải quyết câu hỏi sau đây đƣợc đƣa ra: "Theo
anh (chị) thì điều nào sau đây là điều tệ hại nhất trong xã hội ? (tối đa BA ý)" và ta có kết quả
của bảng 8
Bảng 8. Kết quả những vấn đề xã hội cần giải quyết
Điều tệ hại Chọn Thứ bậc
1. Tham nhũng
N 851
1
% 86.5
2. Cửa quyền
N 240 5
% 24.27
3. Mại dâm
N 431
3
% 43.58
4. Cƣớp giật
N 110
7
% 11.12
5. Buôn lậu
N 219
6
% 22.14
6. Cậy quyền, cậy thế
N 375
4
% 37.92
7. Ma túy
N 711
2
% 71.89
Qua kết quả của bảng 8 ta có thể nhận thấy các vấn đề xã hội cần giải quyết có thể sắp
xếp vào các nhóm sau:
- Các vấn đề có liên quan đến chính quyền nhƣ tham nhũng, cửa quyền, cậy thế, buôn
lậu. Vấn đề tham nhũng đƣợc sinh viên cho là nghiêm trọng nhất. Cùng với vấn đề này là các
vấn đề về cửa quyền, cậy quyền cậy thế và buôn lậu. Có thể nói những vấn đề này có liên
quan với nhau và nó tạo ra trong xã hội một chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết.
- Các vấn đề xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, cƣớp giật cũng đƣợc sinh viên cho là
nghiêm trọng, đặc biệt là ma túy đƣợc xếp thứ hai sau tham nhũng với trên 2/3 ý kiến đồng ý.
Sinh viên là thành phần ƣu tú trong xã hội. Do đó, những ý kiến của họ cần đƣợc xem
xét để đƣa những giải pháp tốt nhất làm cho xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
2.2.3. Một số quan điểm về gia đình và về những mối quan hệ trong gia đình:
• Quan điểm về vai trò của cha mẹ trong hôn nhân
Để tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong hôn nhân, câu hỏi sau đây đƣợc đƣa ra "Trong
việc kết hôn của giới trẻ hiện nay, theo ý anh (chị) thì ngƣời quyết định chính nên là ai ?" và
ta có kết quả của bảng 9
16
Bảng 9. Kết quả về vai trò của cha mẹ trong hôn nhân
Nội dung Đồng ý Thứ bậc
Chỉ cần cha mẹ quyết định là đủ
N 5
4
% 0.51
Cha mẹ quyết định nhƣng có hỏi ý kiến của
con
N 61
2
% 6.17
Bản thân con quyết định là đủ
N 28
3
% 2.83
Con quyết định nhƣng có hỏi ý kiến cha mẹ
N 945
1
% 95.55
Qua kết quả của bảng 9 ta thấy sinh viên sƣ phạm dung hòa hai quyết định của cha mẹ
và của bản thân trong hôn nhân. Có nghĩa là con quyết định hôn nhân của mình nhƣng hỏi ý
kiến của cha mẹ. Đây là một ý kiến mang nhiều ý nghĩa vì nó thể hiện vai trò của cha mẹ
trong gia đình truyền thông ở một mức độ nhất định. Mặc dù con cái không muốn theo lối
"cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong hôn nhân, nhƣng cũng không muốn tự quyết định hoàn
toàn. Qua cách trả lời này thể hiện việc thanh niên muốn thừa hƣởng kinh nghiệm quý báu
của cha mẹ vì cha mẹ là ngƣời đã kinh qua đời sống hôn nhân và cho đến lúc đó có thể họ đã
thành công. Hơn nữa, khi tham khảo ý kiến cha mẹ một phần ngƣời con muốn tỏ lòng biết ơn
đối với cha mẹ. Điều này không phải theo quan điểm ngày xƣa là cha mẹ tạo ra thân xác,
hình hài của đứa con thì có toàn quyền quyết định trên con cái mình mà là một phần đền đáp
công ơn qua việc bày tỏ sự vâng lời. Trong một số trƣờng hợp sinh viên sƣ phạm cũng để cho
cha mẹ quyết định, nhƣng hỏi ý kiến của mình. Nói cách khác, vai trò của cha mẹ trong hôn
nhân đối với sinh viên sƣ phạm còn đƣợc coi trọng.
Từ trƣớc đến nay vai trò của gia đình và của phụ nữ trong xã hội Việt Nam luôn đƣợc
coi trọng cho dù bị ảnh hƣởng Nho giáo và quan điểm của các triều đại phong kiến. Dƣới đây
ta xét quan điểm đối với gia đình và phụ nữ của sinh viên sƣ phạm.
•Quan điểm về gia đình và vai trò của ngƣời phụ nữ
Để tìm hiểu quan điểm về gia đình và vai trò của ngƣời phụ nữ, câu hỏi sau đây đƣợc
đƣa ra: " Sau đây là một số ý kiến có liên quan đến gia đình và vai trò của ngƣời phụ nữ. Anh
(chị) đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến nào ?" và ta có kết quả của bảng 10
Bảng 10. Kết quả về quan điểm về gia đình và vai trò của người phụ nữ
Ý KIẾN Đồng ý Thứ bậc
1. Khi con đã trƣởng thành (đến 18 tuổi), cha mẹ không nên can
thiêp vào cuộc sống của con
N 92
11
% 9.30
2 "Cá không ăn muối cá ƣơn. Con cãi cha mẹ trăm đƣờng con hƣ"
N 545
2
% 55.11
3. Xã hôi đã phân công: chồng đi làm còn vợ thì lo nôi trợ
N 25
12
% 2.53
17
4. Mỗi phụ nữ đều cần có một việc làm
N 950
1
% 96.06
5. Phụ nữ vẫn có thể có con mà không nhất thiết phải có chồng
N 309
4
% 31.24
6. Vợ phải luôn nghe lời chồng để giữ hòa khí trong gia đình
N 144
8
% 14.56
7. Nếu chồng có thu nhập khá thì vợ nên ở nhà lo nội trợ
N 140
9
% 14.16
8. Mức sống khá lên dễ gây đổ vỡ trong cuộc sống gia đình
N 275
5
% 27.81
9. Nam giới làm việc ngoài xã hội thƣờng dễ thành công hơn phụ
nữ
N 491
3
% 49.65
10. Chức vụ lãnh đạo nói chung không phù hợp với phụ nữ
N 186
6
% 18.81
l1. Mỗi gia đình thì cần có con trai để nối dõi tông đƣờng
N 145
7
% - 14.66
12. Có đông con thì về già có nơi nƣơng tựa
N 115
10
% 11.63
Qua kết quả của bảng 10, ta nhận thất có những điểm chính dƣới đây:
-Một số quan điểm về đạo đức đối với cha mẹ, quan hệ giữa cha mẹ với con cái và
chuẩn mực trong hôn nhân.
Theo quan điểm trƣớc đây xã hội Việt Nam chấp nhận quan điểm cho rằng con cái
phải vâng lời cha mẹ và đó là một việc làm có ích cho chính bản thân đứa con nên ca dao có
câu: "Cá không ăn muối cá ƣơn. Con cãi cha mẹ trăm đƣờng con hƣ". Quan điểm này vẫn
đƣợc hơn 1/2 sinh viên sƣ phạm chấp nhận. Điều này đƣợc khẳng định lại ở tỷ lệ hơn 9/10
khi trả lời không đồng ý với câu "Khi con đã trƣởng thành (đến 18 tuổi), cha mẹ không nên
can thiệp vào cuộc sống của con". Còn về quan điểm trong xã hội trƣớc đây cho là "kiến tử
tôn, tri phúc đức" hoặc "thất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" chỉ có dƣới 1/6 ý kiến đồng ý.
Ngoài ra, một chuẩn mực trong xã hội trƣớc đây không chấp nhận "Phụ nữ vẫn có thể có con
mà không nhất thiết phải có chồng" đƣợc khoảng 1/3 ý kiến sinh viên trả lời đồng ý. Cách trả
lời này phải chăng thể hiện sự "xé rào" của thanh niên sinh viên hay một sự cảm thông cho
những phụ nữ không có cơ hội trong đời sống hôn nhân tìm đƣợc nguồn an ủi nơi đứa con
của mình ?
Nhƣ vậy việc vâng lời cha mẹ và coi cha mẹ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của
mình cho dù là lúc trƣởng thành đƣợc coi trọng ở sinh viên sƣ phạm. Tuy nhiên, quan điểm
về việc có con nối dõi tông đƣờng hoặc có đông con thì không đƣợc sinh viên đánh giá cao
nữa. Hơn nữa một số sinh viên cũng nhìn nhận chuẩn mực trong hôn nhân với cặp mắt bớt
khắc khe hơn nhƣ việc một số ý kiến chấp nhận "phụ nữ vẫn có thể có con mà không nhất
thiết phải có chồng".
-Vai trò của phụ nữ (trong gia đình và ngoài xã hội)
18
Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ Việt Nam chƣa đƣợc coi trọng. Tuy nhiên,
trong thực tê vai trò phụ nữ đƣợc mặc nhiên tôn trọng ở xã hội Việt Nam. Trƣớc hết, có gần
nhƣ 100 % ý kiến cho rằng phụ nữ cần tham gia vào công việc xã hội. Có gần 50 % ý kiến
cho rằng "Nam giới làm việc ngoài xã hội thƣờng dễ thành công hơn phụ nữ". Điều đặc biệt
là hơn 8/10 ý kiến đánh giá cao tài năng lãnh đạo của phụ nữ "Chức vụ lãnh đạo nói chung
không phù hợp với phụ nữ". Đó là những ý kiến về vai trò của phụ nữ ngoài xã hội.
Trong gia đình mối quan hệ giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng đƣợc xác lập lại. Nếu nhƣ
trƣớc đây xã hội cho rằng ngƣời vợ phải tuân theo chuẩn mực "phu xƣớng, phụ tùy" thì ngày
nay việc "vợ nghe theo lời chồng dù chỉ để giữ hòa khí trong gia đình" chƣa đƣợc 1/6 ý kiến
đồng ý. Còn nhƣ ý kiến "Nếu chồng có thu nhập khá thì vợ nên ở nhà lo nội trợ" cũng đƣợc
đồng ý với tỷ lệ xấp xỉ nhƣ thế. Qua các ý kiến này ta nhận thấy vai trò của phụ nữ ngày càng
đƣợc đánh giá cao ngoài xã hội cũng nhƣ trong gia đình vì phụ nữ cũng có những khả năng
không thua kém gì nam giới. Nói cách khác, sự bình đẳng về giới ở xã hội Việt Nam ta là rõ
ràng. Tuy nhiên, có hơn 1/4 ý kiến cho rằng "Mức sống khá lên dễ gây đổ vỡ trong cuộc sống
gia đình". Ở đây chúng ta chƣa có thể khẳng đính điều này là lỗi do ai, ngƣời vợ hoặc ngƣời
chồng. Nhƣng đây là một nhận xét cần quan tâm vì nếu lối sống này phát triển lên, thì lối
sống truyền thống tốt đẹp trong gia đình bị mai một đi.
• Trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái:
Để tìm hiểu vai trò gƣơng mẫu của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, câu hỏi đƣợc
đặt ra là "Anh (chị) có cho rằng cha mẹ cần phải sông gƣơng mẫu để giáo dục con cái hay
không ?" và ta có kết quả ở bảng 11
Bảng 11. Kết quả về vai trò gương mẫu của cha mẹ trong việc giáo dục con cái
Nội dung
Cách trả lời
Rất cần
Lúc cần lúc
không
Không cần thiết
13. Anh (chị) có cho rằng cha mẹ cần phải sống
gƣơng mẫu để giáo dục con cái hay không ?
N 963 19 7
% 97,37 1,92 0,71
Qua kết quả của bảng 11, có 97,37 % ý kiến cho rằng rất cần cha mẹ phải sống gƣơng
mẫu để giáo dục con cái; 1,92 % ý kiến cho rằng lúc cần lúc không và 0,71% ý kiến cho rằng
không cần thiết.
Đây là một câu hỏi về cha mẹ, nhƣng đồng thời cũng là một câu hỏi cho chính bản
thân sinh viên. Qua đây chúng ta nhận thấy rằng sinh viên nhận thức vai trò quan trọng của
cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Cùng với các phân tích ở các phần trên, một điều xuyên
suốt là sinh viên sƣ phạm coi trọng vai trò của cha mẹ trong cuộc sống của mình. Ngoài ra,
khi sinh viên nhận đƣợc sự gƣơng mẫu của cha mẹ đóng vai trò quan trọng dƣờng nào trong
cuộc sống của họ sinh viên sẽ phân đâu để trở thành những cha mẹ mẫu mực trong tƣơng lai.
• Mong đợi của cha mẹ đối với con cái:
Để tìm hiểu mong đợi của cha mẹ đối với con cái, câu hỏi :"Xin anh (chị) vui lòng
cho biết cha mẹ anh (chị) mong đợi những gì từ con cái mình, và điều mong đợi lớn nhất là gì
?" đƣợc đƣa ra và ta có kết quả ở bảng 12
19
Bảng 12. Mong đợi của cha mẹ đối với con cái
Những mong đợi từ con cái Trả lời Thứ bậc
Sự hiếu thảo
N 865
2
% 87,46
Học hành tới nơi tới chốn
N 992
1
% 93,22
Ngoan ngoãn
N 755
5
% 76,34
Có địa vị xã hội
N 550
7
% 55,61
Thành ngƣời có ích cho xã hội
N 850
4
% 85,94
Thành ngƣời giàu có
N 295
8
% 29,83
Có việc làm ổn định
N 860
3
% 86,96
Giúp đỡ cha mẹ khi già yếu
N 556
6
% 56,22
Qua kết quả ở bảng 12, những mong đợi của cha mẹ đối với con cái là những điều tốt
đẹp dành con cái mang tính chất tinh thần cao. Những điều nhƣ học hành đến nơi đến chốn,
có việc làm ổn định, thành ngƣời có ích cho xã hội thuộc về lợi ích của con cái đƣợc trả lời
với tỷ lệ cao; còn sự hiếu thảo, ngoan ngoãn và giúp đỡ cha mẹ khi già yếu đƣợc trả lời ở tỷ
lệ thấp hơn. Ngoài ra, những điều mong đợi từ con cái mang tính vật chất đƣợc trả lời với tỷ
lệ thấp. Kết quả này có thể do việc lựa chọn nghề làm công tác giáo dục quy định, cũng có
thể do ảnh hƣởng của cha mẹ. Dù sao đi nữa, sinh viên cũng ý thức đƣợc những hy sinh của
cha mẹ đối với mình và đây cũng là cơ sở để giúp họ định hƣớng cuộc đời trở thành những
ngƣời cha, ngƣời mẹ sống theo lối sống đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống - cơ sở vững
chắc để bảo tồn, phát triển những điều tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Để tìm hiểu những
mong đợi nhất của cha mẹ đối với con cái cho thấy các thứ bậc mong đợi nhất của cha mẹ từ
không thay đổi nhiều và xác định lại rằng cha mẹ trong các gia đình Việt Nam luôn hy sinh
cho con cái và mong muốn con mình đạt đƣợc những điều có ích cho xã hội và mang tính
tinh thần cao. Những ý kiến ở đây ít so với bảng 15 là do trong bảng câu hỏi chỉ yêu cầu trả
lời một ý.
Để tìm hiểu sinh viên đã đáp ứng đƣợc phần nào những mong đợi của cha mẹ, câu hỏi
"Anh (chị đã đáp ứng đƣợc những mong đợi nào ?" và ta có kết quả ở bảng 12b
Bảng 12b Những đáp ứng của con cái đối với cha mẹ
Những mong đợi đƣợc con cái đáp ứng (ở mức đô
của một sinh viên
Trả lời Thứ bậc
Sự hiếu thảo
613
1
61,98
20
Học hành tới nơi tới chốn N 516 3
% 52,17
Ngoan ngoãn N 564 2
% 57,03
Có địa vị xã hội N 38 7
% 3,84
Thành ngƣời có ích cho xã hội N 246 4
% 24,87
Thành ngƣời giàu có N 8 8
% 0,81
Có việc làm ổn định N 42 6
% 4,25
Giúp đỡ cha mẹ khi già yếu N 97 5
% 9,81
Qua kết quả của bảng 12b các mong đợi của cha mẹ đƣợc sinh viên đáp ứng theo thứ
tự là: thứ nhất sự hiếu thảo, thứ hai ngoan ngoãn, thứ ba học hành tới nơi tới chốn, thứ tƣ
thành ngƣời có ích cho xã hội, thứ năm giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, thứ sáu có việc làm ổn
định, thứ bảy có địa vị xã hội và sau cùng thành ngƣời giàu có.
Kết quả này cho thấy tính logic và trung thực của sinh viên khi trả lời. Điều mong đợi
thứ ba lại là hệ quả của điều mong đợi thứ nhất và thứ hai mà các sinh viên đáp ứng đƣợc.
Việc hiếu thảo ở đây có lẽ đƣợc quan niệm là sự biết ơn và cố gắng đền đáp lại qua việc vâng
lời. Có một điều đáng lƣu ý ở đây là cha mẹ mong muốn con mình ngoan ngoãn ở thứ bậc
thấp nhất (ở bảng 12b). điều này chứng tỏ rằng cha mẹ không gò bó con cái vào một khuôn
phép nhất định, mà mong muốn con mình trƣởng thành, nhƣng con cái lại coi ngoan ngoãn là
tiêu chí thứ nhì để đáp ứng lại điều mong đợi của cha mẹ. Ngoài ra, những mong muốn thuộc
về tƣơng lai đặc biệt những mong muốn mang tính vật chất thì đƣợc sinh viên trả lới với thứ
bậc thấp nhất.
2.2.4. Một số quan điểm về giáo dục
Trong phần phân tích này, chúng ta lần lƣợt tìm hiểu:
• Môi trƣờng nào có ảnh hƣởng quan trọng đến lối sống của sinh viên sƣ phạm
Để tìm hiểu môi trƣờng nào là quan trọng nhất đối với lối sống sinh viên, câu hỏi dƣới
đây đƣợc đƣa ra "Theo anh (chị) thì môi trƣờng nào quan trọng nhất ?" và ta có kết quả ở
bảng 13.
Bảng 13. Kết quả về môi trường nào quan trọng nhất
Nội dung
Cách trả lời
Không ý
kiến
Gia đình Nhà trƣờng Xã hội
Theo anh (chị) thì môi trƣờng nào quan trong nhất ?
N 43 680 63 203
% 4,35 68,75 6,37 20,53
21
Qua kết quả ở bảng 13 có thể đƣợc coi nhƣ sự kiểm chứng những ý kiến đƣợc phân
tích ở ƣên vê gia đình. Cho đến thời điểm đầu thế kỷ 21 có đƣợc 2/3 ý kiến của sinh viên cho
rằng gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống cho bản thân họ là một điều
vui mừng đối với những ngƣời có khuynh hƣớng thiên về việc lấy gia đình, họ tộc làm nơi
giáo dục. Bởi vì theo những ngƣời này gia đình là cái nôi để hình thanh nên một nhân cách
phù hợp với xã hội và giữ đƣợc những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên để lại. Có 2/10 ý kiến
cho rằng xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống cho. Tuy nhiên, kết quả
này cũng làm cho một số nhà giáo dục (theo nghĩa hẹp) buồn lòng vì chỉ có 1/10 ý kiến cho
rằng nhà trƣờng có vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống cho họ.
Theo ý kiến riêng của nhóm nghiên cứu không có gì mâu thuẫn trong kết quả này vì
hầu nhƣ mọi ngƣời đều công nhận rằng gia đình là môi trƣờng đầu tiên hình thành, một nhân
cách cho trẻ, sau đó mới đến xã hội (gồm những tác động của xã hội và nhà trƣờng). Trẻ đầu
tiên tiếp xúc đƣợc với xã hội và nhà trƣờng thông qua gia đình. Những chuẩn mực, hành vi
đạo đức đƣợc hình thành đầu tiên ở gia đình, vv... Do đó, kết quả trả lời này có điều hợp lý
của nó.
• Những yêu cầu của phụ huynh đối với nhà trƣờng. Để tìm hiểu những yêu cầu của
phụ huynh đối với nhà trƣờng, câu hỏi: "Sự mong đợi nào, của anh (chị) từ giáo dục nhà
trƣờng (Tiểu học, Trung học) đem lại cho con em mình là gì?" và ta có kết quả ở bẵng 14.
Bảng 14. Sự mong đợi của phụ huynh đối với nhà trường
Những điều mong đợi từ nhà trƣờng Chọn Thứ bậc
1. Dạy cho con em biết chữ
N 514
4
% 51,97
2. Có những kiến thức cơ bản cho cuộc sống
N 853
2
% 86,25
3. Dạy về đạo đức và cách sống cho con em
N 928
1
% 93,83
4. Rèn luyện tinh thần tập thể
N 671
3
% 67,85
5. Có đƣợc mảnh bằng tiểu học(tiểu học, trung
học)
N 130
6
% 13,14
6. Dễc kiếm việc làm
N 290
5
% 29,32
7. Dễ đi học nghề
N 113
7
% 11,43
Kết quả này cho thấy rằng sinh viên sƣ phạm có những ý kiến thiên về lĩnh vực giáo
dục và phù hợp với truyền thống cha ông ta. Quan điểm "Tiên học lễ, hậu học văn" thể hiện
rõ trong thứ bậc ý kiến (thứ tƣ mới học chữ) sau các mong đợi "dạy về đạo đức và cách
sống", "có những kiến thức cơ bản cho cuộc sống" và sâu xa hơn là "rèn luyện tinh thần tập
thể". Có thể chúng ta ngạc nhiên vì "bằng cấp" và "phƣơng tiện để kiếm việc làm" hoặc "dễ
đi học nghề" đƣợc quan tâm ở những thứ bậc thấp nhất. Kết quả này có thể đƣợc giải thích
22
rằng đa số cha mẹ muốn con em em mình tiếp tục học ở những bậc học cao hơn và ít muốn
con cái mình đi học nghề (vì đây là những ý kiến của sinh viên về con cái họ trong tƣơng lai).
Ngoài ra, cũng trong câu hỏi này có một phần hỏi về mong đợi cao nhất từ nhà trƣờng
xác minh lại việc sinh viên sƣ phạm coi việc hình thành cho con em mình một nhân cách hài
hòa với xã hội trên cơ sở những kiến thức cơ bản cho cuộc sống hơn là những mục đích khác
thiên về học thuật hoặc mang tính thực dụng.
- Những mong đợi nêu trên có đƣợc nhà trƣờng đáp ứng không, câu hỏi "Anh (chị)
thấy việc giáo dục hiện nay ở nhà trƣờng có đáp ứng đƣợc sự mong đợi lớn nhất đó của anh
(chị) hay không ?" đƣợc đƣa ra và ta có kết quả ở bảng 15.
Bảng 15. Nhà trường có đáp ứng được sự mong đợi lớn nhất đó của sinh viên
Nội dung
Cách trả lời
Không ý
kiến
Có
Đáp ứng một
phần
Không
Anh (chị) thấy việc giáo dục hiện nay ở nhà
trƣờng có đáp ứng đƣợc sự mong đợi lớn nhất đó
của anh (chị) hay không
N 19 198 749 23
% 1,92 20,02 75,73 2,33
Qua kết quả của bảng 15, ta thấy nhà trƣờng ta đã đáp ứng một phần những mong đợi
của phụ huynh. Có ý kiến sẽ hỏi "một phần" là bao nhiêu và phần nào chƣa đáp ứng. Y kiến
này, nếu muốn lý giải đƣợc, cần có các công trình khác. Một điều chúng ta cần lƣu ý là không
có một nền giáo dục nào là hoàn toàn đáp ứng đƣợc các yêu cầu của xã hội luôn luôn phát
triển. Vấn đề là ở chỗ làm sao chúng ta tiếp cận đƣợc tính hoàn chỉnh một cách nhanh nhất và
khoa học nhất.
• Ảnh hƣởng giáo dục của môi trƣờng xã hội:
Một số ảnh hƣởng của gia đình và nhà trƣờng vừa đƣợc xem xét. Dƣới đây chúng ta
xét tới ảnh hƣởng giáo dục của môi trƣờng xã hội. Để làm việc này, câu hỏi dƣới đây đƣợc
đƣa ra "Khi nói rằng xã hội là một môi trƣờng giáo dục, theo ý anh (chị) thì yếu tố nào trong
xã hội góp phần vào sự giáo dục con em ? Và yếu tố nào quan trọng nhất ?" và ta có kết quả ở
bảng 16 sau
Bảng 16. Yếu tố nào trong xã hội góp phần vào sự giáo dục con em
Yếu tố nào trong xã hội góp phần vào sự giáo dục con em Chọn Thứ bậc
1. Cách ngƣời ta cƣ xử ở nơi công cộng
N 766
1
% 77,45
2. Cách xử phạt của pháp luật
N 482
6
% 48,74
3. Hoạt động của các đoàn thể xã hội (TN, PN..)
N 682
3
% 68,96
4. Bạn bè
N 738
2
% 74,62
23
5. Truyền hình N 612 4
% 61,88
6. Báo viết N 469 7
% 47,42
7. Sách N 606 5
% 61,27
Qua kết quả của bảng 16, ta nhận thấy có hai yếu tố mà các nhà giáo dục không thể
tác động một cách chắc chắn theo ý định là cách ngƣời ta cƣ xử ở nơi công cộng và bạn bè ;
còn năm yếu tố khác thì việc hoạch định các mục đích, nội dung và phƣơng pháp tác động là
nằm trong tầm tay của các nhà giáo dục. Cũng có thể nói thêm rằng khi chúng ta làm tốt năm
yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục này thì ta có thể dần dần làm tích cực hơn những yếu tố
xã hội khác chƣa tác động một cách chắc chắn. Hơn nữa, qua kết quả này chúng ta cũng cần
xem xét lại các phƣơng thức tác động giáo dục của xã hội để tạo ra trong xã hội một lối sống
tích cực, phù hợp với khuynh hƣớng phát triển của đất nƣớc đồng thời cũng giữ đƣợc những
đặc điểm của truyền thống dân tộc ta.
Nhƣ vậy, tạo ra một môi trƣờng giáo dục trong xã hội nhất là trong cƣ xử, giao tiếp có
tác động giáo dục rất quan trọng và kế đến là những tác động của đoàn thể, nhà nƣớc, bạn bè,
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, ở đây ta có thể nói ảnh hƣởng giáo dục của báo viết
là thấp nhất.
Để có một đánh sơ khởi về các tác động trên, ta có câu hỏi :"Theo anh (chị) thì yếu tố
quan trọng nhất mà anh (chị) vừa đề cập đã có tác động đến mức nào đến sự giáo dục con em
?" và ta có kết quả ở bảng 16b
Bảng 16b.Yếu tố quan trọng nhất đã có tác động đến mức nào đến sự giáo dục con em
19. Theo anh (chị) thì yếu tố quan trọng nhất mà anh (chị)
vừa đề cập đã có tác động đến mức nào đến sự giáo dục con
em ?
Chọn Thứ bậc
1. Đã có tác động rất tích cực N 648 1
% 65,53
2. Chỉ có tác động nhỏ N 206 2
% 20,82
3. Hầu nhƣ không có tác động giáo dục N 6 4
% 0,60
4. Có tác dụng ngƣợc (làm trẻ em hƣ thêm) N 40 3
% 4,05
5. Không ý kiến N 89
% 9,00
Qua kết quả của bảng l6c, yếu tố trong xã hội góp phần vào sự giáo dục con em quan
trọng nhất có tác động tích cực đến việc giáo dục con em. Qua kết quả này cho thấy, cách đối
xử của ngƣời lớn ở nơi công cộng, hoạt động của các đoàn thể xã hội (TN, PN..) và bạn bè là
những nhân tố tích cực tác động đến việc giáo dục con em. Tuy nhiên, tỷ lệ trả lời các ý kiến
24
này giao động từ 1/3 đến 1/5 số ý kiến trả lời. Do đó, điều này cũng gợi ra cho các cấp có
trách nhiệm trong công tác giáo dục những vấn đề cần giải quyết.
Ngoài ra các phân tích về thông số giới tính và địa phƣơng thì không có sự khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê trong việc sắp xếp các thứ bậc của các kết quả ở các bảng
KẾT LUẬN
Sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí minh có những quan điểm nhƣ
sau :
1. Một số quan điểm chung nhất về cuộc sống
Đại đa số sinh viên trả lời tin tƣờng vào tƣơng lai đất nƣớc với mức độ tin tƣởng hoàn
toàn và mức độ lúc tin lúc không. Theo họ, thanh niên hiện nay là tốt và tạm đƣợc. Trong
cuộc sống họ chọn những mục đích sống mang tính chất tinh thần hơn vật chất thể hiện qua
việc chọn nghề - một trong những tiêu chí thể hiện lối sống độc lập về kinh tế đối với những
ngƣời khác. Họ cũng có những quan lâm lo lắng cho đồng bào qua việc cho rằng dung hòa
việc phát triển kinh tế đồng thời giải quyết tình trạng đói nghèo là hay nhất. về nguyên nhân
của nghèo đói, sinh viên sƣ phạm cho rằng là do những nguyên nhân cá nhân, chủ quan hay
khách quan, chứ không phải do xã hội và lại càng không phải do số phận.
2. Một số quan điểm về xã hội và về những mối quan hệ trong xã hội
Điều đầu tiên có thể nói là sinh viên sƣ phạm đánh giá cao đời sống tinh thần và xem
mục đích cuộc đời không phải là đồng tiền hoặc những phƣơng tiện vật chất khác. Họ mong
muốn có một cuộc sống tình nghĩa trong xã hội và trong tình bạn bè ở xã hội chúng ta. Họ
cũng cho rằng việc giao lƣu quốc tế sẽ làm phong phú đời sống văn hóa Việt Nam. Tuy
nhiên, họ chƣa ý thức hết việc kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài. Họ quan tâm đến sự công bằng
xã hội vì có một nghịch lý là kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Ngoài ra,
họ cho rằng vấn đề xã hội cần giải quyết là tham nhũng và hệ quả của nó là tệ quan liêu đồng
thời là vấn đề ma túy, mại dâm...
3. Một số quan điểm về gia đình và về những mối quan hệ trong gia đình
Sinh viên sƣ phạm cho rằng gia đình là môi trƣờng quan trọng nhất ảnh hƣởng đến lối
sống của họ. Những truyền thống gia đình Việt Nam vẫn còn đƣợc giữ gìn khá tốt nhƣ việc
vâng lời cha mẹ, tham khảo ý kiến cha mẹ trong hôn nhân, mong muốn đền đáp công ơn sinh
thành,...Họ vẫn coi cha mẹ là gƣơng mẫu trong cuộc sống.
Đặc biệt, quan điểm của sinh viên sƣ phạm đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong gia
đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Ngày nay phụ nữ lại khẳng định rõ nét hơn vai trò đó thông qua
việc làm, cách đối xử với nhau trong gia đình,...
4. Một số quan điểm về giáo dục
Quan điểm về giáo dục hiện nay của cha mẹ (thể hiện qua ý kiến của sinh viên) còn
mang tính chất rộng rãi cho rằng việc quan trọng là phải giáo dục con em trở thành một thành
viên xã hội sống có đạo lý, biết những kiến thức cơ bản về cuộc sống...chứ không phải giáo
dục cho trẻ trở thành những ngƣời đạt đƣợc nhiều thành tích trong cuộc sống vật chất. Họ
cũng cho rằng việc giáo dục, đặc biệt giáo dục lối sống, thì những hành
25
động gƣơng mẫu có kết quả nhiều hơn là những điều chạy dỗ một cách lý thuyết. Họ cũng
đánh giá rằng những tác động giáo dục hiện nay của xã hội ta có tác dụng tích cực đến việc
giáo dục con em.
KIẾN NGHỊ
Qua phần kết luận trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số ý kiến sau :
1. Sinh viên thanh niên nói chung, sinh viên sƣ phạm nói riêng, là những thành phần
ƣu tú của xã hội. Kết quả này là do sự đào luyện của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Ở đây
vai trò của gia đình rất quan trọng. Do đó, chúng ta cần có những tác động tích cực hơn đến
gia đình để cùng phối hợp lực lƣợng giáo dục thế hệ trẻ thông qua việc chuẩn bị tốt cho thanh
niên có những quan điểm về gia đình một cách đúng đắn và phù hợp với truyền thống gia
đình Việt Nam qua các chƣơng trình học chính thức trong nhà trƣờng.
2. Về việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, cần có những chƣơng trình thực
tiên đề sinh viên có thể tham gia và cảm nghiệm những lối sống truyền thống tốt đẹp nhƣ
tham gia các lễ hội, tiếp xúc với những bậc phụ huynh có phƣơng pháp giáo dục con trở
thành những ngƣời con ngoan trong gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
3. Đây là kết quả của một quá trình giáo dục từ lúc sinh viên còn bé. Do đó, có thể tổ
chức các nghiên cứu khoa học về phƣơng pháp giáo dục của các bậc phụ huynh. Từ đó, khái
quát lên thành lý luận để hƣớng dẫn có cơ sở khoa học những phụ huynh còn trẻ cần học
những kinh nghiệm giáo dục con em trong tƣơng lai. Nhất là về giáo dục truyền thống của gia
đình, của làng xã, của dân tộc.
4. Do kinh phí có hạn, nên khách thể nghiên cứu chƣa mở rộng đƣợc. Nếu có thể, đề
nghị cấp trên cho phép thực lên nghiên cứu này trên diện rộng hơn trong tƣơng lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nkkh_quan_diem_ve_dao_duc_va_loi_song_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_su_pham_thanh_pho_ho_chi_minh_512.pdf