Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng tốc độ đầu tư một cách mạnh
mẽ và nhanh chóng của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường trong nước. Nhất là
trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, nước ta được đánh giá là thị trường phân phối
rất hấp dẫn so với các nước trên thế giới. Cùng với sự quan tâm của các doanh
nghiệp trong nước, thị trường phân phối Việt Nam còn thu hút được rất nhiều nhà
phân phối nước ngoài.
Với sức hấp dẫn như vậy của thị trường phân phối và với lộ trình mở cửa thị
trường phân phối của Việt Nam, trong tương lai sẽ tạo ra mức độ cạnh tranh khốc
liệt của các doanh nghiệp phân phối nhằm giành lấy thị phần trong thị trường béo
bở đầy tiềm năng này. Với mức độ cạnh tranh như vậy, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều
vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
hay hạn chế cạnh tranh sẽ có tác động đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội, làm suy
giảm tốc độ phát triển kinh tế vì không khuyến khích được hoạt động của các doanh
nghiệp phân phối.
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n quan tâm đó là tạo lập, duy trì và thúc đẩy môi trường cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường này. Chúng ta sẽ không quan tâm nhiều đến là liệu những
doanh nghiệp này là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh, cổ phần, tư
nhân hay doanh nghiệp Việt Nam. Vì Việt Nam cần phải thực thi và áp dụng
nguyên tắc của WTO về đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia
(NT), không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên
thị trường Việt Nam.
Cùng với đời sống vật chất được nâng lên, thói quen và tâm lý tiêu dùng của
người dân cũng có sự chuyển biến đáng kể trong vài năm gần đây, theo hướng
chuyển dần sang sử dụng kênh phân phối hiện đại (các cửa hàng tiện ích, siêu thị,
đại siêu thị) đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi về số
phận của kênh phân phối truyền thống (chợ, chợ cóc, chợ tạm, các tiệm tạp hóa, cửa
hàng bán sỉ, bán lẻ...) vốn đã tồn tại hàng nghìn năm, thậm chí được coi là một nét
văn hoá trong đời sống sinh hoạt của người Việt có còn tồn tại trong tương lai? Và
liệu xu huớng cạnh tranh trong thời gian tới sẽ chủ yếu vẫn diễn ra giữa các nhà
phân phối nước ngoài với phương thức hiện đại và các doanh nghiệp trong nước với
phương thức truyền thống nữa hay không?
Quá trình cải cách thể chế của Chính phủ cùng với việc giảm dần các rào cản
gia nhập thị trường sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng cho
các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư trong nước. Sự thâm nhập thị
trường của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài ngày càng sâu rộng về quy mô,
số lượng và thị phần. Với sự đầu tư của các tập đoàn nước ngoài, kênh phân phối
hiện đại sẽ ngày càng phát triển. Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ tăng
trưởng của kênh phân phối hiện đại tại Việt Nam vào khoảng 5%/năm. Dự tính,
khoảng 10 năm tới, tỷ trọng kênh phân phối truyền thống sẽ giảm dần, hệ thống
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
82
phân phối hiện đại sẽ chiếm hơn 50% trên thị trường bằng Trung Quốc và Thái Lan
hiện nay. Sự ưu việt của hệ thống phân phối hiện đại sẽ thay thế cho phương thức
kinh doanh truyền thống. Do vậy phương thúc phân phối truyền thống sẽ tồn tại
song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng dần dần sẽ bị suy yếu.
Sự phát triển của thị trường dịch vụ phân phối được coi là tất yếu trong nền
kinh tế thị trường, thậm chí nó còn là một trong những thước đo sự phát triển của
nền kinh tế. Ở góc độ người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ những hệ thống này:
nhiều sản phẩm mới của nước ngoài sẽ vào Việt Nam theo kênh của nhà phân phối,
mua hàng hóa có xuất xứ rõ ràng (thời điểm hiện tại ngay trong các siêu thị lớn vẫn
còn khá nhiều mặt hàng không có xuất xứ hàng hoá đặc biệt là thực phẩm tươi
sống); người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu tại một
địa điểm... Nhưng về phía nhà sản xuất áp lực sẽ lớn hơn.
Với hệ thống phân phối hiện đại, tiện lợi, các nhà phân phối nước ngoài không
chỉ thay đổi thói quen, tâm lý tiêu dùng mà còn khiến cho các doanh nghiệp phân
phối, sản xuất trong nước phải tự làm mới và hoàn thiện mình theo hướng chuyên
nghiệp. Trong tương lai nhà sản xuất sẽ tự xây dựng điểm bán hàng trực tiếp đến
người tiêu dùng, chủ động thiết lập kênh phân phối để kiểm soát được các nhà bán
lẻ và dễ thâm nhập vào hệ thống phân phối sản phẩm cùng loại đã có mặt trên thị
trường từ trước. Quá trình tích tụ và liên kết diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân
phối trong nước với nhau, tạo thành chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất, ngân hàng
để nâng cao sức cạnh tranh. Một số nhà phân phối trong nước có tiềm lực sẽ mở
rộng hoạt động kinh doanh bằng cách liên kết với các nhà phân phối nước ngoài
hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thuơng mại của Việt
Nam ở nước ngoài.
Trước khi gia nhập WTO, đã xuất hiện một số nhà phân phối lớn của nước
ngoài có mặt ở Việt Nam tạo ra một sức ép cạnh tranh cho các nhà phân phối trong
nước. Mặc dù các doanh nghiệp nước ngoài có phương thức kinh doanh và tiềm lực
kinh tế mạnh nhưng họ vẫn chưa áp dụng các chiến lược cạnh tranh như hành vi
cạnh tranh về giá: giảm giá và chấp nhận chịu lỗ, áp dụng mức chiết khấu cao. Tuy
nhiên sau khi gia nhập WTO, số lượng các doanh nghiệp phân phối nước ngoài sẽ
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
83
tăng lên nhanh chóng. Theo các chuyên gia ngành phân phối, mở cửa lĩnh vực phân
phối sẽ có nhiều đại gia chia sẻ miếng bánh đầy tiềm năng này. Điều này sẽ khiến
lĩnh vực phân phối tại Việt Nam gặp nhiều thách thức trong cạnh tranh khi đối mặt
với các tập đoàn quốc tế có sức mạnh về tài chính, thế mạnh về công nghệ quản lý,
thương hiệu và kinh nghiệm. Nhờ tiềm lực tài chính quá mạnh của mình, mạng lưới
phân bổ rộng khắp trên toàn quốc, các tập đoàn này có doanh số mua hàng rất lớn,
có sức mạnh trong đàm phán và do đó có ưu thế cạnh tranh. Khi đã có ưu thế trong
cạnh tranh, các đại gia này sẽ dễ dàng thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh đối với đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và gây
ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Các nhà phân phối nước ngoài trong thời gian tới
nhằm chiếm lĩnh thị trường có thể bán dưới giá thành (chấp nhận lỗ), áp dụng mức
chiết khấu cao. Họ có thể liên kết với các doanh nghiệp phân phối Việt Nam (nhưng
phải là các nhà phân phối lớn, có uy tín trên thị trường) tạo ra thách thức cho các
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Sự bảo hộ của nhà nước giảm dần, cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ phân phối sẽ được áp dụng cho các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Với các đối thủ của mình, các đại gia có
thể giảm giá thấp hơn so với chi phí để loại bỏ các đối thủ và sau đó lại nâng giá
lên. Như trường hợp của Metro, các siêu thị trong nước đang có ý định kiện Metro
bán phá giá do có một số mặt hàng được bán ra với mức giá thấp không thể tin
được. Các công ty phân phối lớn cũng có thể lợi dụng ưu thế trên thị trường của
mình để đối phó với các nhà cung cấp, ép các nhà cung cấp không bán hàng hoá
hoặc dịch vụ cho đối thủ cạnh tranh, hoặc đưa ra những yêu cầu vô lý. Do không thể
dễ dàng tìm được một công ty phân phối khác nên các nhà cung cấp buộc phải chấp
nhận các yêu cầu vô lý này.
Tất cả những nhân tố trên đã có thể dự báo cho một cuộc chiến tranh khốc liệt
và gay gắt trong một tương lai không xa đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt
Nam. Cuộc chiến tranh này sẽ diễn ra cân sức hơn khi ở nước ta hệ thống phân phối
truyền thống sẽ bị lấn át bởi hệ thống phân phối hiện đại. Tuy nhiên điều này cũng
làm nảy sinh mối lo ngại sẽ xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh
núp bóng dưới nhiều hình thức làm giảm sự phát triển, năng lực cạnh tranh của
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
84
doanh nghiệp, gây tổn hại đến kinh tế - xã hội. Vì thế, Nhà nước phải có những giải
pháp quản lý cạnh tranh lành mạnh cũng như bản thân các doanh nghiệp phải có
những đổi mới, hướng đi phù hợp, đúng đắn để có thể tồn tại, tự do hoạt động và
phát triển trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM
1. Đối với Nhà nƣớc
1.1. Ban hành các quy định pháp lý cụ thể hơn về cạnh tranh trong lĩnh
vực dịch vụ phân phối
Chính phủ cần sớm ban hành các quy định hướng dẫn thực thi Luật Cạnh tranh
trong lĩnh vực phân phối. Các quy định vừa có tính mở để thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài nhưng cũng nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp bán buôn, bán lẻ còn
non trẻ ở Việt Nam. Mặt khác, các quy định cũng không được trái với các cam kết
trong WTO về mở cửa thị trường dịch vụ trong đó có lĩnh vực phân phối. Cần rà
soát lại các quy định của WTO và của Việt Nam để tránh sự mâu thuẫn, cũng như
trái với các cam kết đã đưa ra. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động phân phối chủ yếu
được quy định tại Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại. Liên quan đến đầu tư nước
ngoài, Quốc Hội đã ban hành Luật Đầu tư 2005.
Luật Cạnh tranh là một văn bản pháp lý điều chỉnh chủ yếu cạnh tranh trong
lĩnh vực phân phối ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy, Luật Cạnh tranh của Việt
Nam mới chỉ quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh
tranh áp dụng cho tất cả hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực, mà chưa có những
hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động phân phối vốn luôn tiềm ẩn những vấn đề phức
tạp. Điều 42 của Luật Cạnh tranh (ép buộc trong kinh doanh) đã có đề cập đến việc
cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác
bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép họ để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao
dịch với doanh nghiệp đó, nhưng như thế vẫn chưa bao trùm hết các hành vi. Chẳng
hạn, nhà bán buôn, hoặc nhà bán lẻ có quy mô lớn lạm dụng mối quan hệ thường
xuyên, hoặc vị thế của họ trong mua hàng để ép buộc nhà cung ứng (hoặc nhà bán
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
85
buôn) phải bán với giá thấp hơn, hoặc phải đặc phái nhân viên hỗ trợ cho họ, hoặc
có các yêu cầu khác. Do vậy, việc cụ thể hóa các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối như các quy định về kinh
doanh cửa hàng bán lẻ lớn, doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng bán lẻ lớn; các hành
vi kinh doanh không lành mạnh liên quan đến các hoạt động phân phối như trả lại
hàng hóa một cách bất hợp pháp, giảm giá bất hợp pháp, chậm thanh toán cho nhà
cung cấp mà không rõ lý do hợp lý, đưa ra các yêu cầu, ép buộc bất hợp pháp hay từ
chối nhận hàng của nhà cung cấp một cách bất hợp pháp là một yêu cầu rất khách
quan và cần thiết [3].
Do vậy trong tương lai gần, Chính phủ cần ban hành thêm các văn bản hướng
dẫn nhằm quy định cụ thể các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành
mạnh của hoạt động siêu thị bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại. Tuy nhiên
trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam nói chung và các quy
định về kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối nói riêng, các cam kết mà
Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia như cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập
WTO, Hiệp định AFTA, Hiệp định thương mại song phương,… có hiệu lực pháp lý
cao hơn luật quốc gia và luôn được ưu tiên áp dụng trước. Chính từ nguyên tắc tuân
thủ này đã đặt ra một yêu cầu lớn và cấp bách đối với các cơ quan hoạch định chính
sách, nhà làm luật và cơ quan thực thi pháp luật từ Trung ương ̣̣đến địa phương của
Việt Nam về việc hiểu, cách giải thích luật và áp dụng luật một cách hài hòa, đồng
bộ và thống nhất, ban hành những quy định, yêu cầu pháp luật phù hợp, tránh
những sự xung đột, mâu thuẫn và chồng chéo giữa việc quản lý nhà nước trong lĩnh
vực phân phối, về tập trung kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế với việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh
nhằm duy trì, bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực này.
1.2. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh cho cộng
đồng kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp phân phối nói riêng
Nhà nước cũng cần nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan đến lĩnh
vực phân phối: nhà cung cấp, các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng
về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật Cạnh
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
86
tranh góp phần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng hơn nữa cho
mọi đối tác thuộc mọi thành phần trong nước cũng như ngoài nước. Kết quả điều tra
về tình trạng cạnh tranh hiện nay trong lĩnh vực dịch vụ phân phối cho thấy các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hiện nay tuy đã từng được nghe về Luật
Cạnh tranh và Cục Quản lý Cạnh tranh thế nhưng thực tế các doanh nghiệp vẫn
không hiểu về các quy định trong Luật Cạnh tranh cũng như vai trò, chức năng của
Cục Quản lý Cạnh tranh. Đối với họ, khi phải đối mặt với hành vi cạnh tranh không
công bằng họ vẫn chưa nghĩ đến Cục Quản lý cạnh tranh hay nhờ cậy đến Luật
Cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình. Như vậy với tình hình thị trường dịch vụ
phân phối đang phát triển với tốc độ nhanh, với mức độ cạnh tranh khốc liệt trong
tương lai khi Việt Nam mở cửa hơn nữa thị trường dịch vụ phân phối của mình và
với thực trạng đã xuất hiện một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị
trường thì Cục Quản lý Cạnh tranh nên tăng cường các hoạt động quảng bá Luật
Cạnh tranh của mình. Để tăng cường, phổ biến và nâng cao nhận thức của cộng
đồng doanh nghiệp phân phối về cạnh tranh, Cục cần tổ chức nhiều hơn nữa các hội
thảo, diễn đàn bàn về việc áp dụng Luật Cạnh tranh trong hoạt động phân phối. Tại
các diễn đàn, hội thảo ấy, các doanh nghiệp không chỉ có thể cất lên tiếng nói của
mình một cách tự do, bình đẳng mà còn có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau. Từ đó, Cục có thể nhận được những phản hồi từ phía các doanh nghiệp, phát
hiện những chỗ trống trong nhận thức của doanh nghiệp để tìm cách bổ sung và phổ
biến Luật Cạnh tranh đối với họ.
1.3. Tạo môi trƣờng pháp lý kinh doanh thông thoáng cho các doanh
nghiệp phân phối
Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh là
một trong những giải pháp quan trọng trong đề án phát triển thương mại trong nước
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Các Bộ, Ngành cần khẩn trương xây
dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát để bổ
sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan đến hàng rào kỹ thuật (tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường) nhằm bảo vệ thị trường
trong nước và người tiêu dùng. Việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ tạo
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
87
điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối phát triển trong điều kiện cạnh tranh
công bằng và tạo điều kiện để các nhà phân phối Việt Nam cạnh tranh cân sức.
Chính phủ cần phải cải cách hành chính và thể chế quản lý thị trường phân phối,
khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu
thị. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều hành thị trường, quy hoạch phát
triển thương mại và các chính sách, giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng thương mại. Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh, ổn định. Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án
phát triển thị trường nội địa nói chung và thị trường phân phối hàng hóa nói riêng
để định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông
và phân phối.
1.4. Tăng cƣờng năng lực thể chế và chuyên môn của các cơ quan giám sát
cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối
Dưới sức ép của thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện nghiêm chỉnh những
cam kết quốc tế về tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư và hoạt động
thương mại của Chính phủ Việt Nam thì sự xuất hiện và bành trướng nhanh của các
tập đoàn phân phối lớn nước ngoài là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế những tác
động tiêu cực đã có thể dự liệu trước như đã được trình bày ở trên trong trước mắt
và lâu dài, chúng ta cần có một cơ chế quản lý nhà nước một cách nghiêm túc, thận
trọng, thường xuyên và chặt chẽ, có tính đến việc yêu cầu các nhà đầu tư nước
ngoài khi tiến hành đầu tư ở địa phương phải đưa ra những cam kết, bản ghi nhớ
mang tính cộng đồng, tính phát triển bền vững, những quy định về đạo đức kinh
doanh được chấp nhận chung và việc tuân thủ những cam kết này.
Vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh ở đây sẽ là việc giám sát, phân tích,
đánh giá những diễn biến mới của môi trường kinh doanh trong lĩnh vực phân phối
mà những diễn biến này được hình thành từ những hành vi cạnh tranh giữa những
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường này. Mục tiêu của nhiệm vụ này
là nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trong thị trường phân phối. "Bàn tay hữu
hình" của Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường này khi có những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh nhằm mục tiêu ngăn cản, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh.
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
88
Đây cũng chính là phương pháp thực thi của Luật Cạnh tranh khi tiếp cận theo mặt
trái của vấn đề. Chúng ta sẽ quan tâm là liệu cấu trúc thị trường trong lĩnh vực phân
phối như thế nào có quá tập trung hay không, mức độ tích tụ cao hay là thấp. Mức
độ tập trung cao của thị trường được coi như là một trong những nhân tố quan trọng
tác động tiêu cực đến cạnh tranh và dễ tạo ra vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền
trên thị trường.
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn của
cơ quan giám sát, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa. Trong chiến lược phát triển của mình nhà
nước cần phải kiểm tra, kiểm soát thị trường bằng những biện pháp đã cam kết như
chống gian lận thương mại, chống vi phạm quyền sở hữu. Đặc biệt khi Luật Thương
mại bắt đầu thực hiện từ 01/01/2006, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý
thương mại và các nhà hoạt động thương mại cần phải lưu tâm nhiều vấn đề làm thế
nào để phát triển thị trường phân phối Việt Nam văn minh hiện đại.
Nhà nước cũng cần tạo lập một cơ chế phối hợp chặt chẽ và tích cực với các
Bộ/Ngành có liên quan trong lĩnh vực phân phối như cơ quan thẩm định và cấp giấy
phép đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan quản lý, quy hoạch,
kế hoạch và xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng, phát triển sản xuất - Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cần phân
đinh trách nhiệm một cách cụ thể và rõ ràng cho các Bộ/Ngành, các cơ quan hữu
quan. Chẳng hạn, Vụ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách
thương mại đa biên, Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thị trường trong nước hướng dẫn
cụ thể việc thực thi cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện các dịch vụ bán buôn, bán lẻ,
nhượng quyền thương mại và đại lý. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ
Chính sách thị trường trong nước, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý cạnh tranh
và các Bộ hữu quan nghiên cứu giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp thành lập
các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị (chú trọng thu hút các hộ kinh doanh
tham gia) nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm
cơ hội, tạo mối liên doanh liên kết, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại trong nước,
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
89
đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu... Tạo lập và thúc đẩy cơ
chế tham vấn, trao đổi ý kiến giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp
và Hiệp hội ngành hàng về lĩnh vực phân phối để qua đó đưa ra những đánh giá,
phân tích, nghiên cứu chuyên sâu và có những giải pháp thích hợp, kịp thời nhằm
nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo lập và duy trì một sân chơi bình
đẳng cho các doanh nghiệp.
1.5. Xây dựng hệ thống thông tin, định hƣớng xu hƣớng phát triển của
lĩnh vực phân phối
Nhà nước cần nâng cao công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động
xúc tiến thương mại để định hướng được sự phát triển của lĩnh vực phân phối. Cần
xác định rõ phạm vi trách nhiệm và phối hợp giữa Nhà nước và các doanh nghiệp,
nhà kinh doanh trong công tác thị trường. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần đầu tư nâng
cao chất lượng dự báo thị trường và phát triển thương mại của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Thương mại và một số Bộ, địa phương trọng điểm. Đặc biệt là vấn đề dự báo
dài hạn và hàng năm để giúp các doanh nghiệp phân phối định hướng kinh doanh và
cảnh báo thị trường. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối
cung cầu các hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc
nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế
giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp
bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hiệu quả.
Nhà nước cần xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống phân phối trên cả nước
để vừa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vừa định hướng phát triển cho các
nhà phân phối trong nước. Lĩnh vực dịch vụ phân phối luôn được xem là lĩnh vực
khá nhạy cảm. Đối với Việt Nam, đến thời điểm tháng 01/2009, chúng ta mới cho
phép các nhà phân phối nước ngoài sẽ được vào hoạt động. Mặc dù thời điểm đã
được báo trước và đã có lộ trình chuẩn bị nhưng trước khả năng bành trướng của
các nhà phân phối lớn của nước ngoài trong khi các doanh nghiệp phân phối còn
quá nhỏ lẻ và yếu kém, chúng ta cần phải xem xét liệu có nên hạn chế việc hình
thành các chuỗi phân phối lớn của các doanh nghiệp nước ngoài hay không? Nhà
nước có thể để các nhà phân phối nước ngoài vào nhưng không nên để cho họ hình
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
90
thành những chuỗi phân phối lớn, cần hạn chế việc mở thêm địa điểm bán lẻ, không
nên cấp phép một cách ồ ạt vì như vậy sẽ tạo nên sự cạnh tranh rất khốc liệt. Nhà
nước cần xem xét nhu cầu bán lẻ trên từng địa bàn doanh nghiệp đề xuất mở địa
điểm có thực sự cần thiết, phân phối nguồn lực hợp lý, tránh gây lãng phí không cần
thiết. Tuy nhiên, Nhà nước cần đưa ra các tiêu chí để đảm bảo tính minh bạch,
không được tùy tiện để tránh xảy ra sự không công bằng và nạn tham nhũng.
1.6. Xây dựng các biện pháp phòng chống các chiến lƣợc về giá
Các biện pháp phòng chống các chiến lược về giá cả không lành mạnh của một
số mặt hàng có doanh số tiêu thụ cao nhằm bảo vệ hệ thống phân phối trong nước,
đồng thời hỗ trợ họ phát triển. Các chính sách này nhằm tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh nhưng mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối
trong nước tự hoàn thiện mình trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Chính phủ đẩy
nhanh lộ trình đưa hệ thống giá trong nước tiếp cận với giá thị trường thế giới; giao
quyền chủ động định giá cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng
hiện nay nhà nước vẫn quản lý giá như điện, than, sắt thép, ximăng, phân bón,
lương thực, thuốc...
1.7. Khuyến khích phát triển hệ thống phân phối hiện đại
Nhà nước cần khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với
nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo
hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật lưu thông của hàng hóa.
Việc phát triển hệ thống phân phối văn minh, hiện đại mà tiêu biểu là các siêu thị,
đại siêu thị, các trung tâm thương mại góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống
phân phối và kích thích sản xuất, làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Chính phủ
cần có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp quan tâm, thiết
lập hệ thống phân phối hàng hóa thông suốt từ trên xuống dưới, phát triển các mô
hình phân phối theo hướng tiên tiến, hiện đại như sàn giao dịch nguyên, nhiên vật
liệu, hàng hóa, trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị, trung tâm mua sắm, chú trọng
xây dựng hệ thống chợ truyền thống theo hướng văn minh nhằm giảm chi phí trong
lưu thông. Xây dựng các biện pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hệ
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
91
thống siêu thị trong nước: chính sách tài chính, đầu tư, tín dụng, thuế; phát triển
mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại, mặt bằng kinh doanh siêu thị, khuyến khích hỗ
trợ hình thành các hiệp hội siêu thị Việt Nam và xây dựng năng lực chuyên môn cho
hiệp hội, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh
nghiệp bằng ưu đãi vay vốn từ các quỹ hỗ trợ, ban hành các chính sách cho thuê đất
dài hạn, chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ. Trong các khu
vực kinh tế cần dành diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp thuê, hợp tác sử dụng
mặt bằng để xây dựng hạ tầng phân phối hiện đại, chuyên nghiệp.
Tóm lại, Nhà nước cần phải vận dụng các chính sách một cách khôn khéo để
quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối một cách hiệu quả. Nhà nước
cần có lộ trình và chính sách khôn ngoan nếu không thị trường Việt Nam sẽ có nguy
cơ trở thành thuộc địa của các tập đoàn phân phối trên thế giới và thành vũng trùng
tiêu thụ các sản phẩm nước ngoài. Và điều quan trọng nhất, Nhà nước thay vì tìm
biện pháp tổ chức lại hệ thống phân phối thì phải có những quyết sách ưu đãi về đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên và tập hợp các nguồn lực đang bị phân tán nhỏ lẻ
thành một hệ thống nhất quán, có chiều sâu và đủ tầm để cạnh tranh với các hệ
thống phân phối nước ngoài. Điều cốt lõi là phải thiết lập một sự tự chủ trong kinh
tế, sự chủ động thay đổi để đón đầu những xu thế phát triển tất yếu của mở cửa và
hội nhập.
2. Đối với doanh nghiệp
2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối trong nƣớc
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối cũng không ngừng phải nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh
cũng như tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có rất nhiều giải pháp để
các doanh nghiệp phân phối trong nước có thể tồn tại trong công cuộc cạnh tranh
gay gắt và khốc liệt này.
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
92
2.1.1. Tiến hành liên minh, liên kết tạo ra lực lượng đối trọng đủ sức cạnh
tranh với các nhà phân phối nước ngoài
Sự phát triển nhanh chóng các chuỗi cửa hàng tiện ích đã đánh dấu một động
thái tích cực của các nhà phân phối Việt Nam trong việc chống đỡ các tập đoàn
khổng lồ của nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang chứng kiến các doanh
nghiệp phân phối đang phát triển riêng rẽ với những con đường riêng, thiếu đi sự
hợp tác để có thể có một hệ thống hoàn chỉnh và đủ mạnh để có thể tồn tại và phát
triển trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Do
vậy, các doanh nghiệp phân phối cần phải chủ động xây dựng mối liên kết kinh tế
để cùng tồn tại. Trước hết, họ cần liên minh với người sản xuất nguyên vật liệu và
nông sản nhằm đảm bảo ổn định đầu vào cho quá trình sản xuất, nhằm giảm giá
thành của sản phẩm sản xuất ra. Họ cần liên minh với các nhà sản xuất, người nuôi
trồng để có thể mua sản phẩm tận gốc và bán tận ngọn, giảm bớt các chi phí cho
người tiêu dùng và có thể cạnh tranh với giá cả của các đại gia phân phối lớn trên
thế giới. Và điều quan trọng hơn cả chính là sự liên kết giữa các doanh nghiệp phân
phối với nhau. Với quy mô hiện nay, khó có nhà phân phối độc lập nào đủ tiền và
đủ người để tự mình đứng ra tổ chức một mạng lưới phân phối mặc dù trong tay họ
có đủ hàng hóa cho một siêu thị. Nhưng chỉ cần 10 nhà phân phối ngồi lại với nhau
là đã có thể tạo dựng được một hệ thống bán lẻ mạnh trong khu vực. Các nhà phân
phối có thể viện dẫn là không nên làm như thế vì đó là hành động cấu kết với nhau,
lấy khách hàng của đối thủ. Nhưng lý lẽ này sẽ sai rất nhiều khi các nhà phân phối
quốc tế tham gia vào thị trường, cuộc chiến giờ đây sẽ hoàn toàn khác về bản chất.
Vì đây là cuộc chiến giành khách hàng chứ không phải là giành địa điểm phân phối.
Mới đây, bốn doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là
Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú Thái Group đã liên kết lại để thành lập nên Công
ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với tổng số
vốn lên đến 6.000 tỷ đồng. Các bên góp vốn kỳ vọng rằng VDA thực sự trở thành
một đầu tàu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam, bởi đã hội tụ được thế mạnh của
bốn bên liên doanh: Saigon Co.op mạnh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, chiếm
50% thị phần tại thành phố Hồ Chí Minh; Hapro và Satra có hàng chục năm kinh
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
93
nghiệm, đã thiết lập được cơ sở hạ tầng và thị phần ở Bắc và Nam; Phú Thái Group
cũng có thế mạnh gần 100 siêu thị, 5000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ
trên toàn quốc. Sự liên kết này hy vọng sẽ tạo ra một hệ thống phân phối đủ mạnh
để đương đầu với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi bước chân vào Việt Nam,
giảm hậu quả của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sự ra đời của VDA
được đánh giá là bước đi tích cực của doanh nghiệp phân phối trong nước trong
việc củng cố sức mạnh cạnh tranh trong hệ thống bán lẻ. Được biết, trong giai đoạn
1 (tháng 3/2007-10/2008), VDA sẽ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với
tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2, khi Việt Nam mở cửa thị trường
này hoàn toàn, VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng các đại siêu thị, các trung tâm
phân phối bán sỉ, nhượng quyền kinh doanh, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp và
tiến tới đầu tư ra nước ngoài [48].
VDA là mô hình liên kết đầu tiên có quy mô thực sự lớn giữa các nhà phân
phối trong nước. Nếu mô hình này được mở rộng, bên cạnh cuộc đua nước rút hiện
nay, thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ có thêm những nét vận động mới. Tuy
nhiên, bên cạnh những nỗ lực quản lý cạnh tranh của Nhà nước, nhằm xây dựng và
duy trì được một môi trường cạnh tranh lành mạnh cần phải có những hành động từ
chính bản thân các doanh nghiệp phân phối để có thể tồn tại và vươn lên trong một
cuộc chiến không cân sức và ngày càng nảy sinh nhiều hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Điều này càng trở nên cần thiết vì hiện nay hệ thống phân phối ở nước
ta còn tồn tại rất nhiều điểm yếu. Theo như Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Nguyên Cục
trưởng Cục quản lý cạnh tranh và một số chuyên gia kinh tế cho rằng, các nhà phân
phối trong nước còn “thiếu chiến lược dài hạn, thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có
một đội ngũ thực sự trong lĩnh vực hoạt động, thiếu các nhân viên bán hàng, thiếu
tính liên kết rộng khắp trên phạm vi cả nước và cuối cùng là thiếu nguồn tài
chính”.[9]
2.1.2. Cần thay đổi nhận thức, tư duy và xây dựng phong cách chuyên
nghiệp hóa trong mọi khâu sản xuất, kinh doanh
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi thế của họ. Hiện nay,
phần lớn các doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng tổ chức thị
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
94
trường yếu, vẫn ỷ lại sự trợ giúp của Nhà nước, thường chưa quan tâm đúng mức
đến yếu tố cạnh tranh và thị trường trong xây dựng chiến lược phát triển, sản xuất,
kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối trong nước vẫn chưa thực sự
tạo cho mình một thương hiệu lớn, thu hút người tiêu dùng. Như vậy, khi gia nhập
WTO, một số doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu dễ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Tuy
nhiên đây cũng chính là quá trình buộc các doanh nghiệp phân phối trong nước phải
có quy mô thích hợp để tồn tại và phát triển. Do vậy, bản thân mỗi doanh nghiệp
phải thực hiện triệt để đổi mới tư duy và phương thức hoạt động. Tức là quan niệm
về phân phối phải được thay đổi từ truyền thống sang hiện đại, từ trong nước ra toàn
cầu. Cần có sự am hiểu sâu sắc về thị trường phân phối và năng lực chuyên môn cao
trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng theo cả phương thức truyền thống và hiện
đại. Hơn thế nữa doanh nghiệp phải thay đổi hình thức cạnh tranh, minh bạch trong
cạnh tranh, cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ thay vì cạnh
tranh giá cả. Doanh nghiệp cần phải có phân khúc thị trường riêng trong lĩnh vực
phân phối; tạo những tiền đề về mặt vật chất, kỹ thuật và tổ chức để cạnh tranh, hợp
tác tốt. Theo đó, doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị vững mạnh về hàng hóa, nguồn
vốn mà còn chuẩn bị công nghệ, phương thức, trình độ quản lý, mạng lưới, hệ thống
phân phối và cả yếu tố con người.
Trong số đó, đã có một số doanh nghiệp, nhà phân phối đã bắt đầu có tư duy,
chuyển biến mới trong việc phát triển theo hướng đón đầu một cách chuyên nghiệp.
Nhiều mô hình với công nghệ hiện đại như Tập đoàn dệt may, Tổng công ty thương
mại Sài Gòn hay những ý tưởng mới lạ trong kinh doanh như Tập đoàn G7mart-
Trung Nguyên, Phú Thái, 24- Seven đã ra đời. Đây là những hạt nhân quan trọng
nhằm thúc đẩy hệ thống phân phối trong nước chuyển động theo hướng hiện đại
hơn.
2.1.3. Thực hiện đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng
hóa trong phân bố dân cư
Trước tiên, cần tập trung phát triển thị trường trong nước, giữ vững thị phần,
tăng cường xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Ngoài những thị trường là bạn hàng
lâu năm, nên thăm dò các tiềm năng mở rộng và phát triển ra những thị trường khác
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
95
để tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tiến hành kinh doanh
nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, tăng
cơ hội bán hàng. Và một điều không kém phần quan trọng, doanh nghiệp nên thành
lập, hình thành các cửa hàng bán hàng tự chọn theo mô hình hiện đại, văn minh
trong mọi khu vực phân bố dân cư. Áp dụng giải pháp nâng cấp cũ thành mới, hiện
đại hóa các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống về cả hình thức, phong cách bán
hàng và chất lượng hàng hóa. Doanh nghiệp cũng cần phải phát triển hơn nữa dịch
vụ khách hàng và tăng cường xúc tiến thương mại. Muốn đối đầu với các doanh
nghiệp phân phối nước ngoài các doanh nghiệp trong nước phải chuyên nghiệp hóa
hệ thống phân phối.
2.1.4. Xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp
Muốn đối đầu với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài các doanh nghiệp
trong nước phải chuyên nghiệp hóa hệ thống phân phối. Bằng việc xây dựng hệ
thống phân phối chuyên nghiệp, doanh nghiệp nhanh chóng đưa được nhãn hiệu của
họ ra thị trường, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa họ và người tiêu dùng và
có được lợi thế khi các nghiên cứu về người tiêu dùng chỉ ra sự không trung thành
nhãn hiệu ở Việt Nam đang nằm ở tỷ lệ cao. Xây dựng hệ thống phân phối luôn là
chìa khóa cho các doanh nghiệp, từ việc nghiên cứu đặc thù của thị trường, ngành
công nghiệp, đối thủ cạnh tranh đến việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
rủi ro của công ty, các nhà kinh doanh phải biết lựa chọn cho mình một cách thức
riêng trong việc xây dựng hệ thống phân phối. Tuy nhiên, đó không phải là sự rập
khuôn, bắt chước về mặt hình thức hay cố gắng theo đuổi những khuôn mẫu giống
như những tập đoàn nước ngoài. Điều đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải nhận
thức được việc xây dựng hệ thống phân phối không phải là việc tuyển dụng ồ ạt đội
ngũ nhân viên bán hàng để rồi ngay sau đó phải đối đầu với sự thiếu hiệu quả do
quản lý kém, mất phương hướng do thiếu người lãnh đạo thực sự, tỷ lệ nghỉ việc
cao, thiếu kỹ năng, vô kỷ luật. Điều đó có nghĩa là không chỉ dừng lại ở việc lựa
chọn và thiết lập, xây dựng hệ thống phân phối đòi hỏi việc quản lý điều hành ở một
trình độ chuyên nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
96
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cầp hệ thống phân phối về công nghệ
quản lý, ứng dụng hiệu quả của công nghệ thông tin trong kinh doanh, có giải pháp
kho vận thuận tiện, nhanh chóng, bảo đảm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng cao. Họ
cũng cần liên doanh, hợp tác với các nhà sản xuất, nhà phân phối nước ngoài và
kiều bào ta ở nước ngoài để hướng tới một hệ thống phân phối hàng hóa tiên tiến,
hiện đại có sức cạnh tranh mạnh mẽ.
2.2. Tăng cƣờng tìm hiểu về pháp luật cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong nƣớc
Cuộc chiến giữa các kênh phân phối mới thực sự bắt đầu và ngày càng khốc
liệt, làm nảy sinh những hành vi phản cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh, dẫn đến
nguy cơ nhiều nhà phân phối trong nước bị phá sản, hay bị thôn tính bởi các tập
đoàn lớn nước ngoài bằng hình thức mua lại, sáp nhập. Tuy nhiên đứng trước thực
trạng các doanh nghiệp phân phối trong nước vẫn chưa hiểu, nắm rõ Luật Cạnh
tranh và nhờ đến vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh, thì việc tăng cường tìm
hiểu về pháp luật cạnh tranh của họ là một yêu cầu khách quan, cấp thiết mà chính
bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình cách giải quyết. Để ngày càng
nhận thức rõ hơn về pháp luật cạnh tranh, các nhà phân phối cần tích cực tham gia
cũng như chủ động đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhà nước tăng cường tổ chức
các buổi hội thảo, diễn đàn, toạ đàm bàn về dịch vụ phân phối dưới góc độ cạnh
tranh cũng như cách tạo lập, xây dựng môi trường cạnh tranh tự do nhưng lành
mạnh, công bằng. Việc tham gia vào các diễn đàn, hội thảo với một không khí cởi
mở, thẳng thắn như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp nhiệt tình trao đổi, chia sẻ thông
tin về thực trạng và xu hướng cạnh tranh của loại hình dịch vụ này cũng như những
cơ hội, thách thức về môi trường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp phân phối và
nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa/dịch vụ khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các
nhà phân phối nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ phân
phối. Tại đây, cơ quan quản lý cạnh tranh cũng sẽ chia sẻ thông tin về việc nhận
dạng những hành vi phản cạnh tranh thường xuyên xảy ra trong hoạt động phân
phối và nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp phân phối trong việc hợp tác chặt
chẽ với cơ quan quản lý cạnh tranh để thực thi pháp luật cạnh tranh. Từ đó, các
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
97
doanh nghiệp sẽ nhận thức được về việc thực thi pháp luật cạnh tranh và các pháp
luật liên quan trong lĩnh vực dịch vụ phân phối trong bối cảnh đang xuất hiện ngày
càng xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
98
KẾT LUẬN
Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng tốc độ đầu tư một cách mạnh
mẽ và nhanh chóng của các tập đoàn nước ngoài vào thị trường trong nước. Nhất là
trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, nước ta được đánh giá là thị trường phân phối
rất hấp dẫn so với các nước trên thế giới. Cùng với sự quan tâm của các doanh
nghiệp trong nước, thị trường phân phối Việt Nam còn thu hút được rất nhiều nhà
phân phối nước ngoài.
Với sức hấp dẫn như vậy của thị trường phân phối và với lộ trình mở cửa thị
trường phân phối của Việt Nam, trong tương lai sẽ tạo ra mức độ cạnh tranh khốc
liệt của các doanh nghiệp phân phối nhằm giành lấy thị phần trong thị trường béo
bở đầy tiềm năng này. Với mức độ cạnh tranh như vậy, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều
vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
hay hạn chế cạnh tranh sẽ có tác động đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội, làm suy
giảm tốc độ phát triển kinh tế vì không khuyến khích được hoạt động của các doanh
nghiệp phân phối.
Trong khuôn khổ của Khóa luận, em đã tập trung phân tích thực trạng cạnh
tranh và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam. Đồng thời, em
cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài
Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, từ đó áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Trên
cơ sở đó, em đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý cạnh tranh
một cách hiệu quả trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất mới và lớn liên quan đến chính sách quản lý
cạnh tranh của Nhà nước. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và
kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Nếu điều kiện
cho phép, em sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề sửa đổi chính sách và
pháp luật cạnh tranh phù hợp với thực tiễn cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối ở
Việt Nam. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và
những người quan tâm để Khóa luận được hoàn thiện hơn.
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Thương Mại (2006), Hỏi đáp về Luật cạnh
tranh Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Tăng Văn Nghĩa (2007), Đề tài NCKH cấp Bộ: “Những vấn đề đặt ra và
giải pháp thực thi có hiệu quả luật cạnh tranh trong thực tế”.
4. Lê Viết Thái (1996), Chính sách cạnh tranh, một công cụ cần thiết trong
nền kinh tế thị trường, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 221/1996.
5. Trường Đại học Ngoại Thương, Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB
Giáo dục, 2000.
6. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Thương Mại (2006), Điều tra về các doanh
nghiệp phân phối.
7. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Thương Mại (2006), Tài liệu cho “Tọa đàm
về phân phối dưới góc độ cạnh tranh”, tại Hà Nội.
8. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (2007), Tài liệu cho “Tọa đàm
về phân phối dưới góc độ cạnh tranh”, tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày
27/01/2007.
9. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (2007), Tài liệu cho “Diễn đàn
các doanh nghiệp bán lẻ hậu WTO”, tại Hà Nội, ngày 21/09/2007.
10. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (2007), Báo cáo nghiên cứu về
Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối của một số nước trên thế
giới.
11. Uỷ ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc (2004), Các văn bản quy phạm
pháp luật về thương mại lành mạnh của Hàn Quốc.
12. Uỷ ban thương mại lành mạnh Đài Loan (2003), Thực thi Luật Thương
mại lành mạnh ở Đài Loan – Các vụ điển hình, NXB Chính trị quốc gia, 2005.
13. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh
tại Việt Nam , NXB Tư pháp Hà Nội, 2006
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
100
14. Cẩm nang về các hiệp định của WTO dành cho doanh nghiệp, NXB Văn
phòng Uỷ ban quốc gia về hợp tác Kinh tế quốc tế, Trung tâm thông tin thương
mại Việt Nam.
15. Philip Kotler (1996), Quản trị Marketing, NXB Thống kê.
16. Bryan A. Garner: Blacklaw dictionary, ST. Paul,1999, 278 p.
17. Beijing to Budapest: Winning Brands, Winning Formats,
PriceWaterHouseCoopers, 2005/2006, 4th Edition
18. Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Bộ Công Thương:
Đề án phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến
2020.
19. Quyết định số 0518 /QĐ-BTM ngày 02 tháng 04 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Thương mại: Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 27/2007/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát
triển Thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
20. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại, Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.
21. Quyết định số 103 /2007 /QĐ-UBND, Ban hành Quy chế phối hợp quản
lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngày 24 tháng 9
năm 2007.
22. Quyết định số 142/2002/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội, Ban hành
"Quy chế về quản lý Siêu thị và Trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố
Hà Nội".
23. Thông tư 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số
23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DN có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam của Bộ Thương mại.
24. Website Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương):
25. Web site cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương:
26. Chuyên mục kinh tế, báo điện tử VietnamNet, địa chỉ tại
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
101
27. Website Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế- Xã hội Quốc gia:
28. Website Thống tấn xã Việt Nam:
29. Website Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh:
30. Website Báo Hà nội mới điện tử:
31. Website Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:
32. Số liệu của Tổng cục Thống kê tại địa chỉ
33. Website tổ chức Business - Vietnam Open Market: .
34. Bài viết “Giải pháp phát triển thị trường nội địa ở Việt Nam hiện nay”, tại địa chỉ
35. Bài viết “TP Hồ Chí Minh: Thông quan Đề án xây dựng kênh bán buôn, bán lẻ”,
tại ngày
23/10/2007.
36. Bài viết “Bước ngoặt cạnh tranh trên thị trường bán lẻ”, tại
ngày
13/06/2006.
37. Bài viết “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh – Bán hàng đa cấp bất chính”, tại
38. Bài viết “Hệ thống phân phối nội địa – Bệ phóng cho doanh nghiệp”, tại
Kd/Be_phong_cho_DN_noi/, Tuấn Anh, ngày 06/03/2006.
39. Bài viết “Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường
bán lẻ”, tại ngày
21/09/2007.
40. Bài viết “Các nhà bán lẻ liên kết để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài”, tại địa
chỉ
41. Các bài viết ở chuyên mục Mạng phân phối bán lẻ tại Việt nam – FTU Forum,
“Cuộc cách mạng mới cho hệ thống bán lẻ”, “Chuyển động thị trường bán lẻ: Chúng
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
102
tôi cần chính sách hỗ trợ”, tại địa chỉ
forum.net/forums/showthread.php?t=2229.
42. Bài viết “Không nên để DN nước ngoài hình thành chuỗi phân phối lớn”, tại địa
chỉ ngày 19/10/2007.
43. Bài viết “Phải hạn chế lập chuỗi phân phối tại Việt Nam”, tại địa chỉ
ngày 16/10/2007.
44. Bài viết “DN bán lẻ: Cách nào để phát triển trong hội nhập?”, tại địa chỉ
ngày 22/09/2007, Phước Hà.
45. Bài viết “Quy hoạch siêu thị để cạnh tranh trong hội nhập”, tại địa chỉ
46. Bài viết “Thị trường bán lẻ hậu WTO: Biến chuyển từ những cam kết”, tại địa
chỉ ngày
28/09/2007.
47. Bài viết “Nhà phân phối bán lẻ trăn trở những bài toán khó”, tại địa chỉ
www.ven.org.vn/Vietnamese/?news=2594, ngày 19/10/2007.
48. Bài viết “Thị trường bản lẻ VN: "Miền đất hứa" của các tập đoàn đa quốc gia”,
tại địa chỉ ngày
10/10/2007.
49. Bài viết “Thị trường phân phối: Thời của liên kết đã đến?“, tại địa chỉ
der.2007-01-02.0112346049/folder.2007-02-02.1351871956/news_item.2007-02-
07.0625939269/view.
50. Bài viết “Liên kết các nhà bán lẻ trong nước”, tại địa chỉ
ngày 15/10/2007.
51. Bài viết “Các nhà bán lẻ Việt Nam phải tự vươn lên để cạnh tranh”, tại địa chỉ
52. Bài viết “Gia nhập WTO, ai sẽ nắm hệ thống phân phối?”, tại địa chỉ
ngày cập nhật 04/10/2006,
Đặng Vĩ.
53. Bài viết “Siêu thị nội tham gia "sân chơi" toàn cầu”, tại địa chỉ
ngày 16/05/2006,
Nguyễn Sa.
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
103
54. Bài viết “Sắp xếp lại hệ thống phân phối là nhu cầu bức thiết”, tại địa chỉ
55. Bài viết “Luật cạnh tranh nhu cầu cấp thiết trong kinh doanh”, tại địa chỉ
Đinh Xuân Hải.
56. Bài viết “Dịch vụ phân phối dưới sức ép cạnh tranh”, tại địa chỉ
ngày cập
nhật 12/04/2006.
57. Bài viết “Các đại gia bán lẻ thất bại ở Hàn Quốc”, tại địa chỉ
ngày cập nhật
17/6/2006.
58. Bài viết “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép đang tăng dần”, “Thị trường
bán lẻ Việt Nam: Sức ép đang tăng dần”, “Mở cửa thị trường bán lẻ: Phải chấp
nhận sự sàng lọc”, tại địa chỉ
ngày cập nhật
25/09/2007, Anh Nhi, Nguyên Quân.
59. Bài viết “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Không liên kết, khó tồn tại!”, tại địa
chỉ ngày cập
nhật 02/10/2007.
60. Bài viết “Định vị ngành bán lẻ Việt Nam”, tại địa chỉ
ngày cập nhật
26/10/2007.
61. Bài viết “Thị trường bán lẻ VN: "Châu chấu có đá được voi?"”, tại địa chỉ
ngày cập nhật
24/9/2007.
62. Website ngày cập nhật 03/9/2007.
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
104
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 QLCT Quản lý cạnh tranh
2 HTPP Hệ thống phân phối
3 VDA
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối
Việt Nam
4 MOT
Ministry of Trade of Vietnam (Bộ Thương mại nước Việt
Nam)
5 ASEAN
The Association of Southeast Asian Nation (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam A)
6 FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
7 JFTC
Japan Fair Trade Committee (Uỷ ban Thương mại lành
mạnh Nhật Bản)
8 TFTC
Tawain Fair Trade Committee (Uỷ ban Thương mại Đài
Loan)
9 KFTC
Korea Fair Trade Committee (Uỷ ban Thương mại Hàn
Quốc)
10 MRFTA
Monopoly Regulation and Fair Trade Act (Luật Thương
mại công bằng và điều chỉnh độc quyền)
11 BTA
Bilateral Trade Agreement (Hiệp định thương mại Việt
Mỹ)
12 MFN Most Favoured Nation (Đối xử tối huệ quốc)
13 NT Nation Treatment (Nguyên tắc đối xử quốc gia)
14 FBA
Foreign Business Act 1999 (Luật Đầu tư nước ngoài của
Thái Lan)
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối
Hồ Thị Thanh Nga Lớp A9-K42C-
KT&KDQT
105
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Nội dung bảng biểu Trang
S¬ ®å 1: C¸c kªnh ph©n phèi cho hµng hãa dÞch vô tiªu dïng phæ
biÕn
15
BiÓu ®å 1: Tæng d©n sè giai ®o¹n 1996-2006, dù ®o¸n 2010 vµ 2020 39
BiÓu ®å 2: D©n sè thµnh thÞ giai ®o¹n 1996-2006, dù ®o¸n 2010 vµ
2020
40
BiÓu ®å 3: Tû lÖ d©n sè thµnh thÞ/tæng d©n sè giai ®o¹n 1996-2006,
dù ®o¸n 2010 vµ 2020
40
BiÓu ®å 4: Quü tiªu dïng cuèi cïng/GDP thêi kú 1996-2005 41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3656_8124.pdf