Kiểm tra khâu cuối cùng của quá trình hoạt động, kiểm tra chất
lượng của sản phẩm ở khâu cuối không làm cho chiếc bánh to hơn. Hãy
kiểm tra từng khâu của toàn bộ quá trình, tìm nguyên nhân và không ngừng
cải tiến hệ thống mới thực sự đem lại chất lượng và mới làm ra chiếc bánh
to hơn. Sai lỗi có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào của quá trình chứ không phải
chỉ ở người lao động. Nhận thức cái tất yếu đó, gạt bỏ sự sợ hãi, khơi dậy
lòng tự hào để người lao động tự do đóng góp trí tuệ sáng tạo cho tổ chức.
Một tổ chức luôn tồn tại xung đột giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn
trước mắt và mục tiêu, lợi ích lâu dài. Tư duy nhiệm kì, ngắn hạn, trước
mắt luôn dẫn đến xu hướng giải quyết xung đột này theo mục tiêu và lợi
ích trước mắt, không đầu tư đúng mức cho tương lai.
103 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3720 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý chất luợng của W. Edwards Deming triết lý, nội dung và ý nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên 3% là những ví dụ về các mục tiêu vô nghĩa.
Thay vì chỉ định những chỉ tiêu cho công việc, W. E. Deming đề
nghị nghiên cứu công việc và xác định các giới hạn của công việc. Để tăng
tốc độ công việc, hãy tham khảo với các chuyên gia về những vấn đề phức
tạp hoặc thiếu phương pháp.
Điểm 5. Không ngừng cải tiến hệ thống sản xuất và dịch vụ
Cải tiến không phải là nỗ lực nhất thời. Cấp quản lý có trách nhiệm
phải cải tiến liên tục. W. E. Deming cho rằng Chất lượng phải được xây
dựng ngày từ giai đoạn thiết kế, và quá trình phải được áp dụng chủ yếu
kiểu làm việc theo nhóm. Một khi đã tiến hành các kế hoạch, thì các thay
đổi sẽ làm tốn kém và gây chậm trễ.
Mọi người và mỗi phòng ban của công ty phải đồng ý với việc cải
tiến không ngừng. Không thể hạn chế đơn thuần vào việc sản xuất hay các
hệ thống dịch vụ phân phối. Các bộ phận mua hàng, vận tải, kỹ thuật, bảo
66
trì, bán hàng, nhân sự, huấn luyện, và kế toán tất cả đều đóng một vai trò
trong đó.
Ông cho rằng, cấp quản lý phải lãnh đạo quá trình cải tiến không
ngừng. Chỉ có cấp quản lý là có thể khởi đầu việc cải tiến chất lượng và
năng suất.
Loại bỏ tác nhân kích thích khó chịu, hay giải quyết một vấn đề đặc
biệt đều không phải là cải tiến quá trình. Nó đơn giản chỉ là “dập tắt một
đám cháy”. W. E. Deming đồng ý với tiến sĩ Joseph M.Juran khi cho rằng
chữa cháy không phải là cải tiến. Tìm một điểm nằm ngoài tầm kiểm soát,
tìm kiếm nguyên nhân đặc biệt và loại bỏ nó, thì chỉ mang quá trình trở lại
nơi xuất phát của nó. Đó không phải là cải tiến quá trình.
Vì vậy, nhà quản lý cần phải nghĩ đến thống kê trong việc cải tiến
một hệ thống. Chỉ bằng cách sử dụng dữ liệu đúng thì mới có thể có những
quyết định thông minh.
Điểm 14. Tiến hành chuyển biến
Cấp quản lý sẽ phải tự tổ chức thành một đội ngũ đi trước 13 điểm
kia. Sẽ cần phải có một nhà tư vấn thống kê. Mọi nhân viên của công ty, kể
cả giám đốc, nên lĩnh hội những ý tưởng chính xác về cách cải tiến chất
lượng một cách liên tục. Khởi đầu phải từ cấp quản lý.
W. E. Deming cho rằng phải bắt đầu theo chu trình Shewhart. Một số
người gọi nó là “chu trình PDCA” (Plan, Do, Check, Act – hoạch định,
thực hiện, kiểm tra, điểu chỉnh hay tác động17).
17
Truy cập 1h 30 ngày 24
tháng 6 năm 2010.
67
Tiến sỹ Walter Shewhart là người đã phát triển chu trình. Bề ngoài,
chu trình trông có vẻ không đến nỗi phức tạp, tuy nhiên, trên thực tế, nó đòi
hỏi rất nhiều sự nỗ lực trong công việc của tất cả các thành viên để hoàn
thành chu trình một cách chính xác. Là học trò của Shewhart, W. E.
Deming đã sử dụng và phát triển chu trình PDCA, và vì thế chu trình này còn
được gọi là Bánh xe Deming. W.E. Deming cũng áp dụng một phiên bản được
sửa đổi là PDS (Lên kế hoạch, Thực hiện, Nghiên cứu - Plan, Do, Study).
Lên kế hoạch
Để lập một kế hoạch có hiệu quả, nhà quản lý cần huy động trí tuệ
của tập thể với sự tham gia của các cá nhân liên quan đến kế hoạch. Điều
này cho phép mọi người cảm thấy mình là một phần của kế hoạch. Hơn thế
nữa, nó có thể giúp nhà quản lý quy tụ xung quanh mình những con người
với nhiều ý kiến đóng góp hữu hiệu nhất.
Tiếp theo, có hai câu hỏi then chốt (Army Handbook, 1973) cần
được đặt ra:
• Yếu tố cấu thành cần thiết nào để thực thi thành công kế hoạch?
68
• Yếu tố hay sự kiện tiềm tàng sẽ có thể xuất hiện gây cản trở hoặc
huỷ hoại kế hoạch?
Các chuyên gia lập kế hoạch phải thu thập càng nhiều càng tốt các
câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Họ cần phải tiếp thu nghiêm túc những ý
kiến của tập thể, sau đó lập ra các yếu tố hay sự kiện xác thực và nhiều khả
năng xảy ra nhất, để rồi dự kiến các hành động nhằm ngăn ngừa những rắc
rối này gây cản trở kế hoạch chung.
Một kế hoạch chi tiết thông thường bao gồm những câu hỏi dạng
như: ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào và tại sao. Ai sẽ làm những gì?
Kế hoạch liên quan đến ai? Chúng ta sẽ làm gì? Khi nào kế hoạch bắt đầu?
Khi nào kế hoạch kết thúc? Kế hoạch sẽ diễn ra ở đâu? Kế hoạch sẽ diễn ra
như thế nào? Tại sao chúng ta phải thực hiện kế hoạch? Điều gì sẽ xảy ra
nếu chúng ta không thực hiện kế hoạch?
Kế hoạch cần được tổ chức và sắp xếp một cách khoa học. Đây là
một quy trình nhằm tạo ra và duy trì các điều kiện cho việc thực thi kế
hoạch có hiệu quả. Nó liên quan đến việc xác định và sắp xếp một cách có
hệ thống mỗi nhiệm vụ liên quan đến khả năng hoàn thành mục tiêu, bao
gồm ba bước chính sau:
Các chuyên gia lập kế hoạch sẽ cùng “chung góp trí tuệ” để vạch ra
các nhiệm vụ và điều kiện cần thiết nhằm thực thi kế hoạch. Tất cả những
thông tin thiết yếu cần được đưa ra trong lúc này. Yếu tố thời gian cũng rất
quan trọng - thời điểm mà mỗi nhiệm vụ được bắt đầu và hoàn thành.
Trước khi xác định nhiệm vụ, các chuyên gia cầncăn cứ vào mỗi mục tiêu
và quyết định cái gì (nhiệm vụ nào) cần được thực hiện để đạt được mục
tiêu đó. Các chuyên gia bắt đầu quá trình lên kế hoạch kể từ thời điểm kết
thúc và sau đó lùi dần dần cho tới thời điểm hiện tại để xác định thứ tự
công việc cần làm (Lập kế hoạch ngược). Lập kế hoạch ngược có nghĩa là
đầu tiên bạn sẽ nhìn vào bức tranh tổng thể, và sau đó đề ra các nhiệm vụ,
69
điều kiện và chi tiết trong một diễn tiến theo logic nhất định nhằm từng
bước tao ra bức tranh tổng thể đó. Kế hoạch bao gồm tất cả các chi tiết cụ
thể về sự tương tác, hỗ trợ, thời gian biểu, thiết bị cũng như sự kiểm tra,
theo dõi cần thiết. Các chuyên gia phải suy tính và nắm vững mọi tình
huống có thể xảy ra có ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch.
Sau đó, các chuyên gia sắp xếp tất cả các chi tiết trên thành các mục
riêng biệt, chẳng hạn như nhu cầu, nguồn cung ứng, sự giúp đỡ, thiết bị,
hợp tác, các nhiệm vụ chính,để tạo ra một danh sách các việc phải làm
cho mỗi chuyên mục. Danh sách này sẽ trở thành bản liệt kê chi tiết để đảm
bảo rằng mọi thứ đang được xúc tiến theo đúng kế hoạch.
Thực hiện
Nhà quản lý cần nhớ rằng các nhân viên không thể làm mọi thứ trong
cùng một lúc. Vì vậy, kế hoạch cần chỉ rõ nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên
cùng với người thực hiện và phát triển hệ thống kiểm tra chéo lẫn nhau và
đảm bảo rằng mỗi nhiệm vụ đều được hoàn thành theo đúng tiến độ.
Các nhà quản lý cần lập kế hoạch cho việc tìm kiếm các nguồn lực
thực hiện nhiệm vụ và phân bổ chúng tới chúng toàn bộ tổ chức.
Các nhà quản lý nên thử nghiệm kế hoạch thông qua một vật mẫu
đầu tiên (mô hình thử nghiệm). Điều này cho phép chúng ta thực sự kiểm
tra kế hoạch của mình trên một mô hình thu nhỏ.
Kiểm tra
Trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch, có ba vấn đề mà bạn phải
tham gia vào, đó là: Tiêu chuẩn (standards), thực thi (performance), và
chỉnh sửa (adjustments).
Chuẩn mực có nghĩa là kế hoạch có được hoàn thành theo đúng dự
kiến hay không, mọi công việc có được hoàn thành theo đúng quy trình kế
hoạch đề ra hay không?
70
Thực thi là quá trình hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu một cách
chính xác. Trong khi chuẩn mực liên quan đến kế hoạch thì việc thực thi kế
hoạch liên quan đến những cá nhân làm việc trong kế hoạch.
Trong quá trình thực thi nếu thấy không không phù hợp với chuẩn
mực thì phải điều chỉnh. Điều chỉnh được thực hiện theo hai cách: Hoặc là
cải thiện việc thực thi kế hoạch, hoặc là hạ thấp chuẩn mực. Trong phần lớn
các trường hợp, cách thứ nhất sẽ thích hợp hơn cả. Đôi khi, một nhà lãnh
đạo có thể đối mặt với tình huống khó khăn khi các tiêu chuẩn phi thực tế.
Hành động
Thực chất đây là bước thực hiện kế hoạch. Nếu kế hoạch được chuẩn
bị kỹ lưỡng, công việc sẽ suôn sẻ.
W. E. Deming cho rằng nếu sử dụng chu trình Shewhart sẽ dẫn đến
việc cải tiến liên tục các phương pháp và các thủ tục. Nó có thể áp dụng
cho bất cứ quá trình nào và có thể được dùng để tìm những nguyên nhân
đặc biệt được phát hiện bằng những phương pháp thống kê.
71
Chương 5. Bảy căn bệnh hiểm nghèo và một số trở ngại trong quản lý
Do ảnh hưởng mạnh của các thuyết quản lý cổ điển, quản lý phương
Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng không tiệp cận được những quan điểm
mới trong quản lý. Hơn nữa, việc kéo dài cách tiếp cận cổ điển trong bối
cảnh mới đã tạo nên những hạn chế cơ bản trong quản lý phương Tây và
Hòa Kỳ. Vì vậy, tại cuộc nói chuyện với Cơ quan Phát Triển Quốc Tế
(Agency for International Development), W.E. Deming nói: “Hãy xuất
khẩu thứ gì đó sang các nước bạn ngoại trừ kiểu quản lý Mỹ”.
W.E. Deming phân loại những hạn chế này thành hai loại: Những hạn
chế trầm trọng được gọi là “căn bệnh hiểm nghèo”, những hạn chế chưa trầm
trọng được gọi là “trở ngại”. Theo ông, để khắc phục những hạn chế này đòi
hỏi phải “thay đổi hoàn toàn phong cách quản lý của phương Tây”.
5.1. Bảy căn bện hiểm nghèo
5.1.1. Mục đích kém ổn định
Điểm cơ bản và quan trọng tạo nên tính hiệu quả của quản lý là tính
ổn định trong mục đích – điểm đầu tiên trong 14 điểm của W.E. Deming.
Sự ổn định của mục đích sẽ giúp các công ty có thể trụ lại trong kinh
doanh. Mục đích kém ổn định sẽ mang lại cho công ty kết quả kinh doanh
kém, thậm chí một kết cục bi thảm.
Một công ty không có mục đích ổn định sẽ không nghĩ xa hơn lợi tức
của kế hoạch theo quý và không có các kế hoạch lâu dài nào để duy trì việc
kinh doanh. Triết lý mới về tính ổn định của mục đích phải được lan rộng,
thấm nhuần khắp công ty.
Thông thường, khi một công ty thay đổi chủ tịch, chắc chắn sẽ có
một chương trình mới. Theo cách nói của người Việt, đó là hiện tượng
72
“Tân quan, tân chính sách”. Hiện tượng này làm cho công ty không có
được sự phát triển ổn định, lâu dài và bền vững.
5.1.2. Nhấn mạnh vào các lợi ích trước mắt
Đa số các công ty Hoa Kỳ được điều hành bởi các nhà tài chính xuất
sắc hay các luật sư. Theo W.E. Deming, đó là những người nhẹ nhàng vận
dụng các con số chứ không thay đổi thực chất quá trình sản xuất và chất
lượng. Họ phụ thuộc vào các cổ đông và buộc phải mang lại cho cổ đông
các cổ tức hàng quý gia tăng. Các cổ đông phụ thuộc vào cổ tức thu nhập
cần được đảm bảo rằng công ty của họ vẫn tồn tại. Tình trạng chung này
cùng với tính kém ổn định trong mục đích làm cho quản lý chỉ chú ý đến
lợi ích trước mắt. Việc nhấn mạnh đến lợi ích trước mắt được nuôi dưỡng
bởi nỗi sợ hãi những người tiếp quản mới không thân thiện và có chính
sách mới.
Tiến sĩ Robert Reich của Đại học Havard cho rằng chủ nghĩa quan
liêu vừa là kết quả vừa là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mỹ giao động. Lợi
nhuận trên giấy là những thứ các giám đốc này là những người ngồi tách
biệt bên trên tổ chức được thiết kế cho mình một hình thức sản xuất không
còn phù hợp với vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới. Cùng lúc đó,
khuynh hướng nghiêm ngặt theo lợi nhuận trên giấy đã đặt sự chú ý và các
tài nguyên ra khỏi công việc chuyển đổi nền tảng sản xuất (The Atlantic,
tháng 3-1983).
Còn theo W.E. Deming, cách làm đó không đem lại lợi ích lâu dài
cho tổ chức và lợi ích chung của xã hội: Lợi nhuận trên giấy không làm cái
bánh to lên được. Họ cho quý vị một mẩu bánh lớn hơn. Đơn giản là quý vị
lấy nó từ kẻ khác. Nó không có lợi cho xã hội.
73
5.1.3. Đánh giá thành tích, tỷ lệ khen thưởng, hay báo cáo hàng năm
Quản lý theo mục tiêu (MBO) thường chú trọng vào các mục tiêu
định lượng và là trường phái quản lý đặc trưng của căn bệnh này. Vì vậy,
W.E. Deming đề nghị một tên mới đúng hơn cho quản lý theo mục tiêu là
“Quản lý bằng sự sợ hãi”. Cách quản lý này có thể hủy hoại nền kinh tế
quốc dân.
Chú trọng đánh giá thành tích khuyến khích hoạt động ngắn hạn sẽ
hạn chế hoặc phá hỏng kế hoạch lâu dài. Chúng không giảm bớt rủi ro, gây
sợ hãi, chia rẽ nhóm làm việc, và khiến người ta tranh giành nhau giải
thưởng. Kết quả là một công ty có các vấn đề khó khăn rắc rối. Nhân viên
làm việc cho chính họ, không phải làm việc cho công ty. Hơn nữa, W.E.
Deming còn cho rằng những đánh giá như vậy khiến cho người ta thấy cay
đắng, thoái chí, buồn nản, thậm chí một số căng thẳng và thật không công
bằng, khi nó còn gán cho nhân viên những khác biệt so với nhóm mà có thể
lỗi hoàn toàn do hệ thống họ đang làm việc trong đó.
Chỉ tiêu thành tích có khuynh hướng đo lường các kết quả trước mắt,
nên có chiều hướng chỉ xem xét đến những chứng cứ đo đếm được. Chẳng
hạn số mẫu thiết kế mà một kỹ sư làm ra mà không xét đến chất lượng của
chúng. Những chỉ tiêu thành tích cũng tùy thuộc và sự phán xét chủ quan
của những người giám sát. Chỉ tiêu của một người có thể thay đổi rất lớn,
tùy theo cấp trên.
W.E. Deming phản đối, thậm chí dị ứng với chỉ tiêu thành tích.
Trong bài phát biểu của ông vào 11-11-1985, tại giải thưởng Deming Prize
ở Nhật Bản, Tiến sĩ Deming khuyến cáo thính giả chống lại sự tiêm nhiễm
những căn bệnh kiểu Mỹ.
5.1.4. Tính lưu động của người quản lý cao nhất
74
Các trường kinh doanh đưa ra ý tưởng là bạn có thể đào tạo một
giám đốc giỏi bằng những kỹ thuật ứng dụng phổ biến. Nhưng làm cách
nào để các giám đốc cam kết theo đuổi các thay đổi lâu dài khi mà họ
không ngừng tìm kiếm các cơ hội, chỗ làm việc khác. Làm thế nào các
giám đốc thực sự hiểu được một công ty khi mà họ chỉ làm việc ở đó hai
hoặc ba năm. Đó là cách đánh giá và đề bạt nhanh kiểu A (Kiểu Mỹ). Ở
Nhật Bản, các cấp điều hành phải trải qua nhiều cấp bấc thăng dần trong
nhiều thập niên mới đến được hàng đầu. Chính vì vậy, J.Noguchi, giám đốc
điều hành của Liên Hiệp Các Nhà Khoa Học và Kỹ Sư Nhật Bản (Union of
Japanese Scientists and Engineers) cho rằng Mỹ không thể làm được
(chương trình chất lượng) do sự thuyên chuyển công tác thường xuyên của
cấp quản lý Mỹ.
W.E. Deming cho rằng tính không ổn định của cáp quản lý cao nhất
cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tính không ổn định
trong mục đích và việc quá chú trọng vào lợi ích trước mắt.
W. E. Deming còn tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này là sự
không hài lòng với công việc hiện tại.
5.1.5. Điều hành dựa trên những con số
Những con số rất quan trọng: Phải có đủ lương để trả, trả tiền cho
nhà cung cấp, đóng thuế, tiền hưu trí và ủng hộ những quỹ nhân đạo.
Nhưng W.E. Deming cho rằng có những con số “không biết và không thể
nhận biết được” còn quan trọng hơn nhiều. Chẳng hạn, không thể đo được
ảnh hưởng của việc bán hàng làm cho khách hàng vui vẻ hay những lợi ích
thu được đạt được về chất lượng khi hướng công ty thoát khỏi những căn
bệnh hiểm nghèo.
5.1.6. Chi phí y tế quá mức
Đối với một công ty ở Mỹ đây là một khoản chi tiêu rất lớn.
75
5.1.7. Chi phí quá nhiều cho bảo hiểm, chi phí cho luật sư
Hoa Kỳ là quốc gia hay kiện tụng nhất trên thế giới.
5.2. Một số trở ngại
- Xao nhãng những biến đổi và những kế hoạch dài hạn. Thậm chí ở
những nơi có hẳn kế hoạch dài hạn, họ cũng thường bỏ quên do những
trường hợp được xem là khẩn cấp. Thông thường, các chính sách của công
ty, chủ yếu là những chuyện không quan trọng lắm nhưng chiếm mất nhiều
thời gian của cấp quản lý hàng đầu. Những buổi tham dự họp hành và nhắc
nhở có thể lấy mất một lượng thời gian rất lớn của các viên chức điều hành
trong khi đó ở nơi có tình hình quản lý tốt thì những chuyện này không
thành vấn đề.
- Cho rằng việc giải quyết rắc rối, tự động hóa, thay mới phụ tùng và
máy móc thiết bị sẽ làm thay đổi nền công nghiệp. Người Mỹ rất thích
những công nghệ mới, nhưng những thứ này không phải là các giải pháp
cho các vấn đề sâu xa về năng suất và chất lượng.
- Tìm kiếm những ví dụ điển hình. Các công ty có khuynh hướng tìm
kiếm các giải pháp giải quyết những vấn đề rắc rối đã sử dụng ở nơi khác
và sau đó họ sao chép lại. Đây là điều nguy hiểm. Tiến sĩ Deming nhấn
mạnh, các ví dụ đó tự chúng chẳng dạy họ được gì cả. Vấn đề là cần phải
biết lý do thành công hay thất bại của một vấn đề.
- Các vấn đề của chúng tôi lại khác. Câu này thường được đưa ra
làm lời bào chữa.
- Sự lỗi thời ở học đường. Tiến sĩ Deming thường ám chỉ đến các trường
kinh doanh ở Mỹ dạy về tài chánh, kế toán, hoạt động trên lý thuyết, giảng dạy
các kỹ năng quản lý, chứ không học hỏi từ thực tế sản xuất kinh doanh.
- Cậy nhờ vào các bộ phận kiểm tra chất lượng. Chất lượng nằm
trong tay cấp quản lý, các quản đốc, trưởng bộ phận mua hàng, và công
76
nhân sản xuất. Họ là những người đóng góp nhiều nhất. Nhưng các phòng
kiểm tra chất lượng lại nắm những con số biểu thị những gì đã xảy ra trong
quá khứ - không phải những gì sẽ xảy đến trong tương lai, mà họ không thể
dự đoán được – thường làm các nhà quản lý mù mịt cho đến khi nào mà họ
tiếp tục để chất lượng nằm trong tay bộ phận này.
- Đổ lỗi cho lực lượng lao động về những vấn đề rắc rối. Công nhân
chỉ chịu trách nhiệm khoảng 15% vấn đề rắc rối, hệ thống đó phải chịu
trách nhiệm 85% còn lại. Hệ thống đó thuộc trách nhiệm của cấp quản lý.
- Chất lượng được tạo ra bởi kiểm tra. Các công ty phụ thuộc vào việc
kiểm tra chung cuộc để đảm bảo chất lượng thì sẽ không bao giờ cải tiến được
chất lượng. Các kiểm tra là quá trễ, không tin cậy và không hiệu quả.
- Những bước khởi đầu sai. Việc giảng dạy các phương pháp thống
kê cho đại bộ phận – mà không có một sự thay đổi thích hợp trong triết lý
của công ty – là một bước khởi đầu sai lầm. Một sai lầm ban đầu nữa, rất
phổ biến ngày nay, là các bàn tròn chất lượng QC Circles (QC là chữ viết
tắt của Quality Control). Ý tưởng đó thật hấp dẫn. “Các công nhân sản xuất
có thể cho chúng ta biết rất nhiều về những thứ gì sai và có thể cải tiến ra
sao”. Nhưng, Tiến sĩ Deming lưu ý:
“Một QC Circle có thể phát triển được chỉ khi nào cấp quản lý tiến
hành những đề xuất của nhóm”.
Khi cấp quản lý không quan tâm tham gia, như thường xảy ra, thì các
bàn tròn chất lượng này tan rã. Rất thông thường, sự hình thành các bàn
tròn chất lượng, những nhóm liên quan đến nhân viên, và những nhóm có
sự tham gia của nhân viên chỉ là hy vọng của ai đó tự từ bỏ những vấn đề
rắc rối của con người. Hơn nữa, các bàn tròn chất lượng không thể giải
quyết được những vấn đế về quản lý, đó là những vấn đề thực tế.
77
Tuy nhiên, những khởi đầu sai lại mang đến sự dễ chịu tạm thời.
Chúng ra vẻ cứ như là đang xảy ra điều gì đó. Kiểu đó gọi là “mì ăn liền”.
- Không làm chủ được máy tính. Tiến sĩ Deming nói, mặc dù máy
tính có vị trí của nó, nó cũng có thể dùng làm kho chứa những dữ liệu
không bao giờ được sử dụng. Thông thường việc mua máy tính có vẻ là
“chuyện phải làm”. Nhưng người ta không có kế hoạch thực sự để sử dụng.
Máy tính làm người ta bối rối và bị mất tinh thần. Thường thì họ chưa bao
giờ được huấn luyện đúng đắn trong việc sử dụng thiết bị.
- Chạy theo chỉ tiêu. Đây là phương thức kinh doanh được chấp nhận
ở Mỹ, nhưng nó không đủ chất lượng và năng suất không được cải tiến.
- Thử nghiệm không phù hợp với mẫu. Thường thì các nguyên mẫu
thi hành rất tốt đẹp ở trong phòng thí nghiệm, trừ việc thể hiện tất cả các
mặt của vấn đề khó khăn trong sản xuất.
- Bất cứ ai gắng sức giúp đỡ chúng ta thì phải hiểu được toàn bộ
công cuộc kinh doanh của chúng ta. Tiến sĩ Deming thường gặp khách
hàng không quen biết trong kinh doanh. Ông lưu ý, có khả năng xảy ra
trường hợp biết mọi thứ về một công việc mà không biết cách cải tiến nó.
“Giúp đỡ cải tiến chỉ có thể xuất phát từ một số kiến thức khác”.
78
Chương 6. Niềm tin chỉ nảy sinh từ thực tiễn và dữ liệu
Phương pháp Deming cần phải đặt cơ sở các quyết định trên dữ liệu
chính xác và hợp thời càng nhiều càng tốt, chứ không phải trên ước muốn
hay linh cảm hoặc “kinh nghiệm”. Ông cho rằng chỉ tin vào Chúa. Mọi thứ
khác chúng ta phải dùng đến dữ liệu.
Theo W.E. Deming, dữ liệu phải chính xác và gắn liền với bối cảnh.
Dữ liệu mà không có bối cảnh hay dữ liệu sai thì không những không có
giá trị mà đôi khi còn gây tai họa.
Quan điểm của W.E. Deming về các phương pháp thống kê bao gồm
hai vấn đề:
Chỉ bằng cách sử dụng đúng các phương pháp thống kê nhà quản lý
mới có thể giảm thiểu được sự nhầm lẫn về sự hiện diện của sai lệch. Các
phương pháp thống kê giúp cho phép hiểu được các quá trình, đặt chúng
dưới sự kiểm soát và sau đó cải tiến chúng. Bằng không, người ta sẽ mãi
mãi chỉ là “chữa cháy” thay vì cải tiến hệ thống.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng dựa vào một mình các phương pháp
thống kê thì chưa đủ. Có thể có những món lợi tức, rồi sau đó không có gì cả.
Chúng đơn thuần chỉ là các công cụ mặc dù là những công cụ có giá trị để
nhân viên thực hiện một kế hoạch chi tiết do cấp quản lý hàng đầu đưa ra.
Tại Lễ trao giải thưởng Deming Prize năm 1960, ông đã nói: Điều
mà các phương pháp thống kê làm được là chỉ ra sự tồn tại của các nguyên
nhân đặc biệt. Một điểm nằm ngoài các mức giới hạn trên biểu đồ kiểm tra,
hoặc một kết quả có ý nghĩa trong một thí nghiệm hay một cuộc trắc
nghiệm, hầu như cho biết một cách chắc chắn có một hay nhiều nguyên
nhân đặc biệt. Những điểm trong tầm kiểm soát, hoặc cho thấy không có ý
79
nghĩa, cho biết rằng vẫn còn những nguyên nhân biến động chung Khi
quý vị tìm thấy hầu hết những nguyên nhân đặc biệt và loại trừ chúng, quý
vị đã bỏ được những nguyên nhân biến thiên thông thường, chúng có thể là
một trong nhiều loại – ánh sáng yếu, độ ẩm, sự dao động, bữa ăn kém ,
thiếu chương trình thực tế về chất lượng, giám sát dở, nguyên vật liệu tồi
Các nguyên nhân chung khó nhận diện hơn là các nguyên nhân đặc biệt.
Hơn nữa, việc loại bỏ các nguyên nhân chung đòi hỏi sự tác động của cấp
quản trị cấp cao. Các công nhân và quản đốc không thể thay đổi được việc
chiếu sáng, không ký các hợp đồng mua nguyên vật liệu mới, không tổ chức
chương trình về chất lượng, nhưng đây chỉ là các ví dụ về những nguyên
nhân chung về biến động và chất lượng kém.
Khi nghe đến thống kê, thường người ta ngại ngùng vì cho rằng nó
phức tạp và phải vận dụng nhiều kiến thức toán học. Nhưng W.E. Deming
cho rằng một số công cụ thống kê hữu ích nhất thì không khó và cũng
không phức tạp lắm. Trình độ toán học cần thiết là không hơn lớp bảy hay
lớp tám đều có thể hiểu được. Nhiều công cụ cơ bản chỉ là những phương
thức tổ chức và biểu hiện dữ liệu một cách trực quan. Trong đa số trường
hợp, nhân viên có thể thu được dữ liệu và góp phần rất nhiều vào việc đọc
và hiểu dữ liệu.
Do đó, W.E. Deming khẳng định không cần giảng dạy thống kê mà
chỉ giới thiệu một số công cụ cơ bản và minh họa cách họ sử dụng để giải
quyết vấn đề. Thực ra, một số biểu đồ mà các công ty thấy hữu ích thì
không sử dụng các phương pháp thống kê mà chỉ đơn giản là những
phương thức để tổ chức các ý nghĩ của họ.
Để minh họa những công cụ này một cách đơn giản và để cho thấy
chúng đôi khi có thể được sử dụng với nhau ra sao, chúng ta sẽ mô tả cách
thiết lập và làm việc với những biểu đồ này. Ngoài ra, tổ chức Growth
Opportunity Alliance of Greater Lawrence (GOAL) cung cấp những ví dụ
80
thực tế rút ra từ các công ty khác nhau, đã xuất bản trong ấn phẩm Memory
Jogger.
LƯU ĐỒ
BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ
BIỂU ĐỒ KHUYNH HƯỚNG
Số đo
Thời gian
BIỂU ĐỒ PARETO
Kiểu
BIỂU ĐỒ KIỂM TRA
Biểu đồ kiểm tra
UCL
X
LCL
Thời gian đo
BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ
Biểu đồ phân bố
81
BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN
Biến số II ..
. . ..
. .. .. ..
.. .. ..
.. . Biến số I
Bảng 5. Bảy biểu đồ hữu dụng
6.1. Biểu đồ nhân – quả (Cause and Effect)
Biểu đồ nhân – quả hay còn được gọi là biểu đồ “xương cá” do hình
dạng của nó, hay biểu đồ Ishikawa (Kaoru Ishikawa người sáng tạo ra),
thường được sử dụng để khảo sát những nhân tố có thể tác động đến một
tình huống cụ thể. “Hệ quả” có thể là một tình trạng, điều kiện hay biến cố
mong muốn hoặc không mong muốn, chúng được tạo nên từ một hệ thống
các “nguyên nhân”. Khi giảng dạy công cụ này, người Nhật Bản thường
gọi hệ quả này là “một đĩa cơm ngon lành”. Người Mỹ gọi nó là “cà phê
đắng”. Những nguyên nhân nhỏ thường được nhóm cho bốn loại cơ bản:
nguyên vật liệu, phương pháp, nhân lực, và thiết bị. Còn có thể có những
nhóm khác.
Chúng ta hãy giả sử rằng quý vị thường chậm trễ công việc hơn là
quý vị muốn. Chương trình làm việc buổi sáng của quý vị bắt đầu từ lúc
chuông đồng hồ reo, và kết thúc khi bạn ngồi vào bàn làm việc. Nhiều việc
xảy ra trong thời gian đó. Vợ (hoặc chồng) và con cái của chúng ta có
những lịch trình riêng của họ, có thể hoàn toàn với chương trình của chúng
ta. Đôi khi truyền hình có một chương trình gì đó đáng để xem. Chuyện rửa
chén bát cũng mất thời gian. Rồi có những cú điện thoại do người khác biết
rằng đó là lúc thuận tiện để gặp chúng ta. Chúng ta không thể luôn luôn
82
khống chế được công việc. Vợ (chồng) của chúng ta có thể cần đến một
chiếc xe hơi, hoặc có thể cần đi chợ. Chúng ta có thể đi nhờ hàng xóm
(phải nói trước), hoặc có thể đón xe buýt (nghĩa là phải mua vé). Nếu
chúng ta lái xe, việc đỗ xe có thể thành vấn đề, và thời tiết cũng vậy.
Tất cả chúng ta đều ngạc nhiên với một câu chuyện có vẻ đơn giản
như vậy mà lại thành phức tạp và có nhiều biến động xảy đến. Mặc dù có
bàn luận, mọi người đều trở nên hiều vấn đề là hy vọng sẽ quan tâm giải
quyết được. Những đề xuất hữu ích có thể là phân công rửa chén, lên lịch
sử dụng xe, không xem ti vi, v.v..
Ishikawa, tác giả cuốn Hướng dẫn kiểm tra chất lượng, viết cho công
nhân Nhật Bản và giờ đây là quyển sách phổ biến nhất về thống kê căn bản
về chất lượng ở Mỹ, đã phác họa lợi ích của biểu đồ nhân quả:
1. Chính quá trình sáng tạo là giáo dục. Nó tạo nên việc bàn
luận và người ta sẽ học hỏi lẫn nhau.
2. Giúp cho nhóm tập trung về vấn đề trong tầm tay, giảm
những chuyện than phiền và những bàn luận không liên
quan.
3. Dẫn đến việc tích cực tìm hiểu nguyên nhân.
4. Thông thường phải thu thập dữ liệu.
5. Nó minh họa mức độ hiểu biết. Biểu đồ càng phức tạp, công
nhân càng thông minh khéo léo giải quyết quá trình đó.
6. Có thể sử dụng cho bất kỳ vấn đề nào.
83
Nhân-Quả: "Trễ việc"
Nhân lực Các tư liệu
Bán thân khí đốt
Chuẩn bị Lịch trình
Con cái Tính cách Thời tiết Vé xe buýt
giao thông
Đứa 1: 12 tuổi Vợ chồng Điểm tâm Thay đổi đúng
Nước trái cây
Đứa 2: 10 tuổi Đúng giờ Cà phê
các bữa ăn khác Vé tàu
Tính cách
Trưa Chiều
Bắt đầu lộ trình Radio
Gas #1
Pin đậu xe Xe lửa TV Đồng hồ báo thức
Thời tiết #2
Xe ô tô Lịch trình Lịch trình Ấm cà phê
Bus Hàng xóm Điện
Điện thoại
Chỗ ngồi Thời gian khởi hành Chỉnh tay
Phương pháp Thiết bị
Trễ việc
(sau 9:00)
Nhân Quả: "Những khẩu phần không đúng
Thiết bị Chính sách
Thiếu ngân sách Thưc đơn không Không nhấn mạnh
rõ ràng
Hệ thống lỗi Dùng chính sách ăn kiêng
Sợ máy tính Thiết lập kém Thiếu ngân quỹ
Chính sách kỉ luật
Thiếu hiểu biết Không có phản hồi
đến người gây ra động viên kém
Thiếu chỉ dẫn lỗi Thiếu quan tâm
viết tay đến việc ăn
Lịch trình Làm việc quá sức
Huấn luyện
Thiếu nhân viên
Thiếu thời gian
Thủ tục Nhân sự
Cả hai ca
phục vụ bệnh
nhân bữa ăn
không đúng
Bảng 6. Biểu đổ nhân – quả trễ giờ làm và Khẩu phần ăn không đúng
84
Trong thực tế, một bệnh viện đã sử dụng biểu đồ nhân quả để xem
xét các nguyên nhân tại sao bệnh nhân phần ăn khác với thực đơn họ đặt.
Theo đó, nhân viên bệnh viện đã thu thập dữ liệu về một số nguyên nhân.
6.2. Lưu đồ (Flow charts)
Thông thường ở bước đầu tiên, một nhóm đang tìm cách cải tiến quá
trình sẽ phải vẽ một lưu đồ của quá trình đó. Một quá trình sẽ không thể cải
tiến được, vẫn phải tiếp tục tìm nguyên do, trừ phi mọi người hiểu và đồng
ý quá trình đó là gì. Lưu đồ rất hữu dụng trong việc phác họa điều gì đang
xảy ra. Một cách để bắt đầu là phải xác định xem quá trình sẽ diễn tiến như
thế nào, sau đó vẽ nên phương thức làm việc của nó. Việc thực hiện điều
này có thể ngay lập tức phát hiện được những gì thừa thãi, kém hiệu quả và
hiểu sai
Vernay Laboratories, Inc., là nhà sản xuất sản phẩm cao su chính xác
tại Ohio và là một khách hàng của W.E. Deming, đã quyết định làm thông
suốt các thủ tục lập hóa đơn của họ. Vernay yêu cầu ba người ở bộ phận đó
vẽ lưu đồ tiến trình. Kết quả là ba lưu đồ khác nhau. Không ai hiểu thực sự.
Một nhà tư vấn quản lý báo cáo rằng ông luôn luôn yêu cầu các giám
đốc vẽ lưu đồ hoạt động mà họ giám sát và cho biết thật đáng ngạc nhiên
là họ thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của những bộ phận trục thuộc. Họ
không hiểu ai chịu trách nhiệm về việc gì dưới sự quản lý của họ.
Lưu đồ đặc biệt có giá trị với nhân viên trong các hoạt động quản lý
hay dịch vụ, là nơi mà không phải luôn luôn có thể thấy được luồng thông
tin như trong quá trình sản xuất.
Lưu đồ chương trình làm việc buổi sáng của một người nào đó có thể
bắt đầu bằng chuông báo thức.
85
Không
Chuông báo thức Dậy trễ
Có
Pha cà phê
Không
Có thể sử dụng
được phòn tắm
Chờ
Có
Tắm
Không
Chuẩn bị y phục Ủi quần áo
Có
Mặc quần áo
Ăn điểm tâm
Không
Đọc báo Xem tivi
Xe sẵn sàng Đón xe bus
rồi
Lái đi làm
Không
Có chỗ đậu xe Đậu xe và đi bộ
có
Đến nơi làm việc
Bảng 7. Lưu đồ các yếu tố tác động đến giờ làm việc
Nếu quý vị muốn tập trung vào việc loại bỏ những vòng lặp
“Không”, thì quý vị có thể sử dụng hai đồng hồ báo thức, lên lịch tắm rửa,
86
chuẩn bị trước quần áo, có một chiếc xe thứ hai, hoặc thuê một chỗ đậu xe
trả tiền hàng tháng.
Một nhà sản xuất vỉ mạch in đã vẽ quá trình từ lúc nhập nguyên liệu
mới cho đến khi giao thành phẩm. Nó cho thấy có ba bước riêng biệt dành
để tái chế. Nếu có thể loại trừ được những thứ đó, thì sẽ đơn giản hóa quá
trình và tiết kiệm được tiền bạc.
LƯU ĐỒ: "BO MẠCH MÁY VI TÍNH"
Vật liệu đầu vào:
- Linh Kiện
- Mạch PC
Nhà cung cấp
sửa chữa lại
hỏng
Q.C
Đạt
Cắm tự động
hỏng
Q.C Tái chế/ thải ra
Lắp ráp thủ công
hỏng
Q.C
Đạt
Làm sạch và hàn
hỏng
Q.C Tái chế/ thải ra
Dán tiếp xúc
Q.C Tái chế/ thải ra
Đạt
Tự động
kiểm tra
Giao hàng
6.3. Biểu đồ Pareto (Pareto charts)
87
Biểu đồ Pareto nằm trong số những kỹ thuật đồ họa được sử dụng
thông thường nhất. Người ta sẽ nói đến “vẽ parato” hay nói, “hãy lập pareto
cho nó đi”.
Biểu đồ này dùng để xác định những thứ ưu tiên. Pareto đôi khi được
mô tả là cách để chọn lọc ra “một vài yếu tố quan trọng” từ nhiều thứ tầm
thường.
Giả sử, tiếp tục ví dụ về chương trình làm việc buổi sáng của chúng
ta, quý vị sẽ muốn rời nhà lúc 8 giờ 15, đến sở lúc 8 giờ 45 để có 15 phút
nghỉ ngơi – hoặc để dự trù khỏi bị trễ - trước khi bắt đầu làm việc lúc 9 giờ
sáng. Thông thường, Chúng ta rời nhà lúc 8 giờ 30 và ít khi đi sớm. Chúng
ta theo dõi những gì can thiệp vào hành trình đi của mình trong khoảng 60
ngày. Chúng ta chắc chắn rằng việc đợi có phòng tắm chính là nguyên nhân
chủ yếu. Và chúng ta biết rằng cố tranh thủ đọc báo sẽ làm trễ. Việc mở
cửa ga ra cũng vậy, đôi khi nó cũng bị kẹt. Có lúc, chúng ta không thể
cưỡng lại chuyện ngủ thêm một chút nữa.
Trong việc nghiên cứu, chúng ta có thể sử dụng một danh mục kiểm
tra. Đó là cách rất tốt để thu thập dữ liệu.
Sau đây là một số kết quả có thể thu được:
Nguyên nhân Số lần
Đọc báo (hơn 10 phút) 45
Tắm trễ 20
Ngủ nướng 8
Cửa ga ra 3
Phải ủi quần áo 1
Các nguyên nhân khác 9
Những biến cố này có thể được hiển thị trên một biểu đồ Pareto
“Những điều kiện có thể gây trễ nải” như sau:
88
Bảng 8. Những điều kiện gây trễ giờ
Số tai nạn về mắt xảy ra nhiều nhất trong quá trình bấm cá đầu dây
của linh kiện sau khi chúng được bàn vào vỉ mạch in. Theo đó, các biểu đồ
pareto có thể được dùng để thu hẹp vấn đề lại.
Kết quả, quý vị có thể thực hiện một số thay đổi. Chuyển sang làm buổi
chiều. Dậy sớm. Mua một đồng hồ báo thức không có nút ngắt chuông.
Loại chấn thương Nguyên nhân gây chấn thương mắt
25 25
20 20
15 15
10 10
5 5
0 Mắt Lưng Tay 0 Đầu linh
kiện
Chì hàn Bụi
Bảng 9. Biểu đồ pareto: Các loại chấn thương
89
Ở nhà máy chế tạo vỉ mạch in, cấp quản lý tổ chức một chiến dịch an
toàn lao động theo yêu cầu của công nhân. Một nhóm tập hợp dữ liệu về
các tai nạn, sau đó vẽ biểu đồ pareta để tìm các nguyên nhân. Những chấn
thương ở mắt thường xảy ra hơn bất kỳ thứ nào khác. Sau đó, nhóm nghiên
cứu các nguyên nhân và lập lại một biểu đồ pareto khác.
6.4. Biểu đồ khuynh hướng (Run charts)
Biểu đồ khuynh hướng là biểu đồ đơn giản nhất trong các công cụ
thống kê. Dữ liệu được lập trong biểu đồ trong suốt một giai đoạn để tìm ra
các khuynh hướng. Chẳng hạn, chúng ta có thể lập biểu đồ khuynh hướng cho
doanh số hàng tháng trong khoảng một năm, tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế
hoạch năm trong một số năm, số tai nạn lao động trong một năm, v.v..
Biểu đồ khuynh hướng có thể được dùng để theo dõi số phút phải mất để
đến văn phòng. Chúng ta phát hiện ra rằng vào ngày thứ Hai, chúng ta bị mất
thời gian lâu hơn, và tương ứng chúng ta cho phép dự trữ nhiều thời gian hơn.
36
30
26
20
16
M T W T F M T W T F M T W T F M T W T F
S
ố
p
h
ú
t
Week 1 Week 2 Week 3 Week 4
Biểu đồ khuynh hướng: "Đến sở đúng giờ"
Bảng 10. Biểu đồ khuynh hướng thời gian đến văn phòng
90
Một bệnh viện nhận thấy rằng phòng cấp cứu của bệnh viện thường
có tình trạng hoặc là đông quá hoặc là vắng quá. Người ta lấy dữ liệu đã có
về các ca cấp cứu vẽ một biểu đồ khuynh hướng. Số lần tiếp nhận ca cấp
cứu cao nhất trong tháng 1, 7, 9 và 12. Người ta có thể cho rằng các ngày
nghỉ và thời tiết là một yếu tố. Bệnh viện quyết định cần thêm thông tin,
điều tra những năm trước đây để xem xảy ra có như vậy không. Người ta
có thể dùng biểu đồ khuynh hướng làm tài liệu hướng dẫn để trao đổi với
nhân viên tiếp nhận.
50
40
30
20
10
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
S
ố
c
a
n
h
ận
t
ro
n
g
m
ộ
t
n
g
ày
Biểu đồ khuynh hướng: "Nhận bệnh ở phòng cấp cứu"
Bảng 11. Biểu đồ khuynh hướng nhận bênh nhân cấp cứu
6.5. Biểu đồ phân bố (Histograms)
Biểu đồ phân bố được dùng để đo lường điều gì đó xảy ra bao nhiêu
lần. Giả sử chúng ta thắc mắc là nên cho phép mất bao lâu để lái xe đến văn
phòng. Vào những ngày tốt trời, chúng ta có thể mất 15 phút. Khi bị kẹt xe,
chúng ta mất 45 phút.
Thế nào là “bình thường”? Rõ ràng, rằng không thể lấy trung bình
hai trường hợp trên. Để giải quyết vấn đề này, W.E. Deming cho rằng
chúng ta có thể thu thập dữ liệu trong khoảng 100 ngày đi làm.
91
15 16 20 15 18 17 20 18 17 19 23 20 21 21 16 15 17 21 17 17
18 16 22 25 17 16 19 19 18 17 25 18 16 17 17 16 15 22 20 17
16 15 18 17 17 16 19 18 19 20 24 27 17 19 22 16 18 21 20 24
18 22 22 18 17 18 19 17 21 24 18 15 19 20 23 22 19 18 17 21
32 22 18 20 21 19 20 24 16 17 18 20 22 20 20 19 18 15 19 20
Bảng 12. Thời gian lái xe đến văn phòng
Dữ liệu cho thấy rằng chuyến lâu nhất là 32 phút, chuyến nhanh nhất
là 15 phút. Trừ hai chuyến kể trên thì tất cả rơi vào giữa 15 và 25 phút.
Trên biểu đồ phân bố, có một đường cong rõ rệt.
20
19
18
17 X
16 X X
15 X X
14 X X
13 X X X
12 X X X X
11 X X X X
10 X X X X X
9 X X X X X
8 X X X X X X
7 X X X X X X X X
6 X X X X X X X X
5 X X X X X X X X X
4 X X X X X X X X X
3 X X X X X X X X X
2 X X X X X X X X X X X
1 X X X X X X X X X X X X X
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
F
r
e
q
u
e
n
c
y
Travel time to work
Bảng 13. Biểu đồ phân bố thời gian lái xe đến văn phòng
92
Một cửa hàng in đã nhận được những lời than phiền về chất lượng
sản phẩm của họ. Một số khách hàng cho rằng mực in không đủ đậm đặc.
Cửa hàng đo lường mực một thời gian, sau đó kết quả theo tần số
(frequency) trên một biểu đồ phân bố để thấy được những số đo rơi vào đâu.
10
8
6
4
0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5
Mật độ in đen
Tần số
Bảng 14. Biểu đồ phân bố mật độ mực in
6.6. Biểu đồ phân tán (Scatter diagrams)
Biểu đồ phân tán hay biểu đồ rải là một phương pháp vẽ đồ thị nêu
lên mối quan hệ giữa hai biến số.
Tiếp tục ví dụ của chúng ta, giả sử văn phòng của chúng ta tổ chức
làm việc theo thời gian linh động. Quý vị có thể đến sở bất kỳ giờ nào giữa
7 giờ 30 và 9 giờ 30 sáng và ra về sau đó 8 tiếng rưỡi.
Chúng ta muốn chọn lựa giờ giấc của quý vị để giảm thiểu thời gian
lái xe.
Sau một tháng, quý vị rời nhà ở những thời gian khác nằm giữa 7 giờ
và 9 giờ sáng và ghi nhận sẽ mất bao lâu để đến văn phòng. Trên biểu đồ
phân tán, hai biến số cho thấy một mối quan hệ rõ rệt.
93
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
7:00 7:30 8:00 8:30 9:00
Time leaving house
Tr
av
e
l t
im
e
t
o
w
o
rk
(
m
in
u
te
s)
Bảng 15. Biểu đồ phân tán thời gian lái xe đến văn phòng
Nhìn biểu đồ chúng ta thấy, rời nhà trước 7:30 hoặc sau 8: 30 sẽ đỡ mất
thời gian lái xe. Qua đó căn cứ vào sở thích, ví dụ cần tắm rửa, uống cà phê,
chúng ta sẽ đăng ký được giờ làm việc từ 9 giờ 30 sáng đến 6 giờ chiều.
Một nhà sản xuất muốn biết có mối tương quan nào giữa thời gian sử
dụng và mật độ ổn định sản phẩm của ông ta không. Biểu đồ phân tán cho
thấy thực chất là có.
Trong kinh doanh, biểu đồ phân tán có thể được sử dụng để vẽ mối
liên hệ giữa việc huấn luyện công nhân và số khuyết tật, giữa độ ẩm và độ
bền, giữa các mức độ ánh sáng và những sai lỗi của máy tính.
94
40
30
20
10
0 5 10 15 20 25
M
.G
A
ct
iv
e
In
gr
e
d
ie
n
t
P
e
r
Sa
m
p
le
Shelf Life (Months)
Bảng 16. Biểu đồ phân tán độ ổn định của thành phần kích hoạt
6.7. Biểu đồ kiểm tra (Control charts)
W.E. Deming thường nói đến nhu cầu sử dụng biểu đồ kiểm tra để
phân tích các quá trình với mục đích “ngăn chặn người ta khỏi phải theo
đuổi những nguyên nhân xa vời”. Nói cụ thể hơn, biểu đồ kiểm tra là sự
hướng dẫn liên tục theo con đường cải tiến không ngừng. Biểu đồ kiểm tra
dễ sử dụng và chắc chắn không vượt quá khả năng của hầu hết người lao
động. Tuy nhiên, W. E. Deming lưu ý “nhưng đôi khi ngay cả các chuyên
viên thấy rất khó trong việc vận dụng”. Ông nói: Công nhân sản xuất chỉ
cần có một kiến thức số học đơn giản là vẽ được lưu đồ. Nhưng anh ta
không thể quyết định rằng anh ta sẽ sử dụng một biểu đồ cho công việc của
anh ta, và vẫn có ít khả năng là anh ta áp dụng biểu đồ để chuyển biến.Vì
vậy, các cấp quản lý có trách nhiệm giảng dạy cách sử dụng các biểu đồ
kiểm tra công việc nơi chúng có thể có tác dụng.
95
Nói chung, việc phát triển các biểu đồ kiểm tra được gọi là Kiểm Tra
Chất Lượng Bằng Thống Kê (SQC – Statistical Quality Control) hay Kiểm
Tra Quá Trình Bằng Thống Kê (SPC – Statistical Progress Control). Toàn
bộ các quyển sách đã viết nhiều về các loại biểu đồ kiểm tra khác nhau,
hiểu được phải sử dụng chúng khi nào và như thế nào, đồng thời hiểu cách
nhận biết kết quả. Một trong những tác phẩm hữu ích về đề tài này là cuốn
Hướng Dẫn Kiểm Tra Chất Lượng (Guide to Quality Control) và cuốn Sổ
Tay Kiểm Tra Chất Lượng Bằng Thống Kê (The Statistical Quality Control
Handbook) của tác giả Ishikawa, được xuất bản bởi AT&T.
Biểu đồ kiểm tra đơn thuần chỉ là biểu đồ hoạt động với những mức
giới hạn trên và dưới được xác định bằng thống kê, được vẽ ở hai phía của
mức trung bình của quá trình (Xem Sâu chuỗi hạt đỏ).
Mức giới hạn kiểm tra trên (UCL)
Trung bình
Mức giới hạn kiểm tra dưới (LCL)
Đo lường,
Số khuyết
tật v.v
Thời gian
Bảng 17. Biểu đồ kiểm tra với giới hạn trên và giới hạn dưới
Những mức giới hạn kiểm tra ở bên trên và bên dưới được xác định
bằng cách cho phép một quá trình hoạt động bình thường và sau đó dùng
96
công thức toán học phân tích các kết quả. Mỗi quá trình đều có sự biến đổi.
Quá trình càng được điều chỉnh tốt thì càng ít có độ sai lệch khỏi mức trung bình.
W.E. Deming cho rằng có hai loại biến đổi:
Thứ nhất là những gì xảy ra kết quả từ nhiều nguyên nhân nhỏ:
những biến động nhỏ trong khả năng của công nhân, tính rõ ràng của các
thủ tục và phương pháp làm việc, công suất máy móc và thiêt bị, v.v.. Đây là
“nguyên nhân chung” và thường chỉ có thể cấp quản lý mới thay đổi được.
Thú hai là những dạng biến đổi khác thường dễ loại trừ hơn. Chẳng
hạn: Một cái máy hư hỏng, một công nhân không được đào tạo mà lại được
đặt vào vị trí công việc, nguyên vật liệu bị khuyết tật do nhà cung cấp giao
cho. W.E. Deming gọi những thứ này là “nguyên nhân đặc biệt”. Trên biểu
đồ kiểm tra, chúng là những điểm nằm ngoài mức giới hạn.
Công thức cho các mức giới hạn kiểm tra được thiết bị để mang lại
sự cân bằng kinh tế giữa việc thường xuyên tìm kiếm các nguyên nhân đặc
biệt khi không có nguyên nhân nào và không phải tìm kiếm khi có thể phát
hiện một nguyên nhân đặc biệt. Có thể cải tiến tốt nhất một hệ thống khi
các nguyên nhân đặc biệt đã được loại trừ và đã được đưa vào kiểm tra
bằng thống kê. Lúc đó, các nhà quản lý có thể tiến hành làm việc một cách hiệu
quả trên hệ thống, tìm kiếm những phương thức để rút giảm sự biến động.
Một khi khống chế được hệ thống, các biểu đồ kiểm tra có thể được
sử dụng để giám sát nhằm phát hiện ngay lập tức khi có điều gì sai sót xảy
ra – đó là “nguyên nhân đặc biệt”. Những công nhân vận hành trong dây
chuyền sản xuất có thể ghi nhận dữ liệu và hành động – ngưng dây chuyền
sản xuất nếu có thể được. Điểm cần thiết không được nằm ngoài các giới
hạn sẽ cho chúng ta biết hành động. Những dịch chuyển đột ngột hoặc
những xu hướng rõ rệt nằm trong các mức giới hạn cũng là các tín hiệu để
xem xét.
97
Biểu đồ kiểm tra có hai loại chính, được sử dụng tùy theo bản chất
của dữ liệu. Một dùng cho dữ liệu có thể đo lường được: chiều dài, nhiệt
độ, âm lượng, áp lực, điện áp. Loại kia dùng cho dữ liệu có thể đếm được: các
thành phần khiếm khuyết, những sai lỗi về in ấn, những mặt hàng thiếu nhãn.
Trong biểu đồ kiểm tra thời gian đi xe, dữ liệu được tập hợp và ghi
nhận theo tuần lễ (1, 2, 3). Mức trung bình được tính toán cho mỗi tuần
lễ cùng với “phạm vi”: là hiệu số giữa thời gian dài nhất và ngắn nhất.
Tương ứng là X và R. Trong bước thứ hai, người ta tính trung bình và
phạm vi của các trung bình hằng tuần và trung bình các phạm vi, tương ứng
là X và R.
Trong bước thứ ba, người ta tính các mức giới hạn kiểm tra ở bên
trên và bên dưới cho cả X và R, bằng cách sử dụng hệ số nhân được xác
định bằng thống kê tính toán cho các mức giới hạn kiểm tra trung bình (A2)
và các mức giới hạn kiểm tra của phạm vi (D3 và D4) được đặt vào một
công thức.
Để lập một biểu đồ kiểm tra thời gian đến văn phòng, chúng ta có thể
tiến hành như sau:
Bước 1: Thời gian đi làm (Phút) – AM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
55 90 100 70 55 75 120 65 70 100
75 95 75 110 65 85 110 65 85 80
65 60 75 65 95 65 65 90 60 65
80 60 65 60 70 65 85 90 65 60
80 55 65 60 70 65 70 60 75 80
X 71 72 76 73 71 71 90 74 71 77
R 25 40 35 50 40 20 55 30 25 40
Phút
Tuần lễ
98
Bước 2:
X = 74,6
R = 36
n = 5
Bước 3 :
UCL X = X + A2 R
= 74,6 + (0,58) (36)
= 74,6 + 20,88
= 95,48
LCL X = X - A2 R
= 74,6 - 20,88
= 53,72
UCL R = D4 R
= (2,11) (36,0)
= 75,96
LCL R = D3 R
= 0
Bước 4 : Thời gian đi làm – A.M
99
100
95 UCL=95
90
85 = 74
80
75
70 LCL=53
65
1 2 3 4 5 6 7 8 9
UCL=75
75
70
65
60
55 = 74
50
45
40
35
30
25 LCL=0
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Bi?u đ?
X
X
X
Ở bước thứ tư, dữ liệu được vẽ lên biểu đồ. Đây được gọi là “biểu đồ
X ngang và R” và được sử dụng khi dữ liệu có thể đo lường được. Biểu đồ
này thông dụng nhất trong tất cả các biểu đồ kiểm tra.
Quá trình này nằm trong tầm kiểm soát bởi vì không có điểm nào rơi
ra ngoài mức giới hạn trên và dưới và không có dạng đặc biệt. Nếu có điểm
100
nằm ngoài, điểm đó được gọi là một “nguyên nhân đặc biệt”. Có lẽ có một
số biến cố đã làm trễ giờ đi làm.
Trong thí nghiệm hạt màu đỏ của mình, W. E. Deming sử dụng biểu
đổ “P”, P viết tắt cho chữ Proportion (tỷ lệ) bởi vì dữ liệu là các số hạt đỏ
đếm được hoặc “các khuyết tật”.
Các biểu đồ kiểm tra biểu hiện bằng hình ảnh khả năng biến đổi
trong mỗi quá trình. Khoảng một nửa số điểm sẽ ở trên trung bình và một
nửa ở bên dưới. Người ta có thể tìm cách giảm thiểu sự biến động bằng
cách loại trừ các nguồn gây biến động, nhưng sẽ không bao giờ loại bỏ
được hoàn toàn sự biến động. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cố gắng thực
hiện điểm thứ 5: Không ngừng cải tiến hệ thống sản xuất và dịch vụ..
101
KẾT LUẬN
Một học thuyết nói chung, học thuyết quản lý nói riêng luôn gắn với
những điều kiện thực tiễn nhất định và phát huy hiệu quả trong điều kiện
thực tiễn đó. Việc vận dụng, kéo dài học thuyết quản lý ra khỏi bối cảnh
của nó luôn đưa lại hai hậu quả nặng nề: Thứ nhất, học thuyết quản lý
không phát huy được ưu điểm của nó hay nói cách khác, những ưu điểm trở
thành những hạn chế. Thứ hai, ngủ yên trong ánh hào quang của quá khứ
làm cho con người không nhận ra được những tư tưởng, học thuyết mới và
do đó, trở nên lạc hậu về khoa học và thực tiễn.
Phát hiện và trọng dụng nhân tài luôn là một nhân tố quyết định sự
thành công hay thất bại của các quốc gia hay các tổ chức. Song, trượt dài
theo những thói quen cũ, thành quả cũ lại thường lãng quên nhân tài. Chỉ
khi nào bước vào khủng hoảng, lợi ích bị sâm hại thì lúc đó người ta mới
nghĩ đến nhân tài. Đất nước Hoa kỳ luôn là nơi thu hút nhân tài của thế giới
nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ II, do trượt dài theo Chủ nghĩa
Taylor nên lại lãng quên một nhân tài trong quản lý: W.E. Deming. Và
trong cơn bĩ cực, người Nhật đã chào đón ông với tinh thần Nhật Bản và
nên sự thần kỳ Nhật Bản từ những năm 1970s.
Với xâu chuỗi hạt đỏ và giới hạn trên, giới hạn dưới, W.E. Deming
tiếp cận đến một triết lý trong quản lý: Con người làm việc và hoạt động
trong hệ thống và hệ thống quyết định họ làm việc như thế nào chứ không
phải là cá nhận họ. Chỉ cấp quản lý mới thay đổi được hệ thống và họ phải
chịu trách nhiệm chính về hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên.
102
Tìm người cấp dưới để truy trách nhiệm cho bất kỳ một sai lỗi nào
là thói quen của các nhà quản lý cổ điển. Sợ hãi sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo.
Sợ hãi bị trừng phạt những sai lỗi nên người lao động không sáng tạo, thậm
chí che dấu những khuyết tật của hệ thống. Do đó, quan liêu là xu hướng
tất yếu của các nhà quản lý cổ điển. Họ quản lý và dùng người như một
công cụ: gạt bỏ mọi cảm xúc, mối quan hệ mang tính cá nhân riêng tư để
tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn và thủ tục. Cách quản lý đó đã không có
được sự đóng góp sáng tạo của người lao động cho tổ chức.
Kiểm tra khâu cuối cùng của quá trình hoạt động, kiểm tra chất
lượng của sản phẩm ở khâu cuối không làm cho chiếc bánh to hơn. Hãy
kiểm tra từng khâu của toàn bộ quá trình, tìm nguyên nhân và không ngừng
cải tiến hệ thống mới thực sự đem lại chất lượng và mới làm ra chiếc bánh
to hơn. Sai lỗi có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào của quá trình chứ không phải
chỉ ở người lao động. Nhận thức cái tất yếu đó, gạt bỏ sự sợ hãi, khơi dậy
lòng tự hào để người lao động tự do đóng góp trí tuệ sáng tạo cho tổ chức.
Một tổ chức luôn tồn tại xung đột giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn
trước mắt và mục tiêu, lợi ích lâu dài. Tư duy nhiệm kì, ngắn hạn, trước
mắt luôn dẫn đến xu hướng giải quyết xung đột này theo mục tiêu và lợi
ích trước mắt, không đầu tư đúng mức cho tương lai.
Thay vì những khẩu hiệu, lời hô hào và những động viên kiểu bánh
vẽ, các nhà quản lý hãy quan tâm đào tạo nhân viên, chỉ dẫn phương pháp
làm việc cho họ, tạo điều kiện và quan tâm đến họ. Chú trọng đánh giá
thành tích khuyến khích hoạt động ngắn hạn sẽ hạn chế hoặc phá hỏng kế
hoạch lâu dài. Chúng không giảm bớt rủi ro, gây sợ hãi, chia rẽ nhóm làm
việc, và khiến người ta tranh giành nhau giải thưởng. Kết quả là một công
ty có các vấn đề khó khăn rắc rối. Nhân viên làm việc cho chính họ, không
phải làm việc cho công ty.
103
Các nhà quản lý nên và chỉ nên tin khi có dữ liệu chân thực. Điều quan
trọng hơn là người quản lý phải biết được, hiểu được, “diễn dịch” được những
dữ liệu để tìm ra nguyên nhân và xu hướng của nó. “Chỉ tin vào Chúa. Mọi
thứ khác chúng ta phải dùng đến dữ liệu”. Một trong những nội dung của
thông điệp này là luận đề thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý.
104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aguayo, Rafael (1991). Dr. Deming: The American Who Taught the
Japanese About Quality. Fireside edition. ISBN 0-671-74621-9.
OCLC 229201675.
2. Deming, W. Edwards (1986). Out of the Crisis. MIT Press. ISBN 0-
911379-01-0. OCLC 13126265.
3. Deming, W. Edwards (2000). The New Economics for Industry,
Government, Education (2nd ed.). MIT Press. ISBN 0-262-54116-5.
OCLC 44162616.
4. Gabor, Andrea (1992). The Man Who Discovered Quality: How W.
Edwards Deming Brought the Quality Revolution to America.
Penguin. ISBN 0-14-016528-2. OCLC 154134300.
5. Perry Gluckman, Diana Reynolds Roome, "Everyday Heroes: From
Taylor to Deming: The Journey to Higher Productivity" SPC Press,
Inc. (March 1990) ISBN 0-945320-07-8
6. Kilian, Cecelia S (1992). The World of W. Edwards Deming - 2nd
Edition. SPC Press, Inc. ISBN 0-945320-29-9. OCLC 28504460.
7. William J. Latzko, David M. Saunders, "Four Days with Dr.
Deming: A Strategy for Modern Methods of Management" Prentice
Hall PTR (January 26, 1995) ISBN 0-201-63366-3
8. Mann, Nancy (1989). Keys to Excellence: The Story of the Deming
Philosophy - 3rd Edition. Prestwick Books. ISBN 1-85251-097-8.
OCLC 59892273.
9. Neave, Henry R (1990). The Deming Dimension. SPC Press, Inc.
ISBN 0-945320-08-6. OCLC 22890202.
105
10. Scherkenbach, William W (1991). Demings Road to Continual
Improvement. SPC Press, Inc. ISBN 0-945320-10-8.
OCLC 24791076.
11. Shewhart, Walter A (1939). Statistical Method from the Viewpoint of
Quality Control. Dover Publications December 1, 1986. ISBN 0-
486-65232-7. OCLC 13822053.
12. Walton, Mary (1986). The Deming Management Method. The
Putnam Publishing Group. ISBN 0-399-55000-3. OCLC 13333772.
13. Nguyễn Minh Đình, Nguyễn Trung tín, Phạm Phương Hoa (1996):
Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming (Phần nguyên lý),
Nxb Thống kê.
14. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (2002): Tinh hoa quản lý, Nxb
Lao động – xã hội, Hà Nội, Nguyễn Cảnh Chất dịch và biên soạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_chat_luong_cua_w_edwards_deming_triet_ly_noi_dung_va_y_nghia_6639.pdf