Đề tài Quản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên Hà Nội

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đời sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng sữa hàng ngày trong mỗi gia đình trở thành thiết yếu. Vì vậy, thị trường sữa ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mới đa dạng về nhãn hiệu và chất lượng. Tuy nhiên, với hàng loạt nhãn hiệu sữa đang có mặt trên thị trường như hiện nay người tiêu dùng không biết lựa chọn sao cho đảm bảo về chất lượng và công dụng của từng mặt hàng sữa mang lại. Đặc biệt là khi ngày nay với nhiều dòng sản phẩm sữa được chào bán trên thị trường rất phong phú, đa dạng về các thể loại: sữa nước, sữa bột, sữa chua Không chỉ dừng lại ở đây mà chất lượng sản phẩm, tức là hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng khi quyết định đi mua sữa cho con. Hơn nữa, sữa là một loại sản phẩm đặc biệt hơn các loại sản phẩm khác bởi đây chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho các thế hệ tương lai của đất nước. Nếu ngay từ đầu các bé được sử dụng đúng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thì quá trình phát triển trí não, tăng trưởng của bé sẽ diễn ra tốt hơn ai hết. Nhưng nếu sản phẩm không được đảm bảo thì ngay từ đầu khi các bé hấp thụ sản phẩm sẽ không những không phát triển bình thường mà có khi còn làm chậm hay giảm một số chức năng vốn có. Vì vậy, điều này là rất quan trọng cần phải có sự can thiệp của nhà nước là rất lớn, từ diễn biến thị trường trên thực tế mà nhà nước sẽ có những chính sách áp dụng phù hợp với ngành sữa Việt Nam. 1.2 Xác lập vấn đề nghiên cứu Như đã đề cập ở trên, tình hình quản lý thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội đang là một bài toán khá nan giải. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu thực trạng thị trường và quản lý thị trường sữa bột tại Hà Nội của nhà nước. Trên cở sở phân tích thực trạng đề ra các biện pháp để quản lý thị trường sữa bột tại Hà Nội một cách hiệu quả. Do đó, chúng em đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sữa bột và quản lý thị trường sữa bột của nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội, phát hiện ra những mặt hạn chế trong quản lý thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội của nhà nước và đưa ra các giải pháp quản lý thị trường sữa bột hữu hiệu. 1.4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu Tình hình thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội như thế nào? Tình hình quản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội ra sao? Khi kinh doanh sữa bột cần chú ý gì? Vấn đề đặt ra lớn nhất cho thị trường sữa bột là gì? Thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước trên thị trường sữa bột? Có thể đưa ra những giải pháp nào để cải thiện thị trường sữa bột hiện nay và đề ra hững biện pháp gì để nâng cao quản lý nhà nước trên thị trường sữa bột trong tương lai? 1.5 Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi không gian: Do hạn chế về không gian, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này với phạm vi trên địa bàn Hà Nội hiện nay. + Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường sữa bột, quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010. + Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu là thực trạng thị trường sữa bột hiện nay trên địa bàn Hà Nội và quản lý nhà nước về thị trường sữa, nhấn mạnh vấn đề quản lý nhà nước về thị trường sữa bột, chủ yếu bằng nội dung chính sách quản lý thị trường, tổ chức liên quan tới việc thực thi, kiểm soát thị trường. 1.6 Ý nghĩa của đề tài Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội và việc thực hiện vấn đề quản lý thị trường sữa nói chung, sữa bột nói riêng của nhà nước, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thị trường sữa bột trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để cải thiên, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước hơn nữa. Cụ thể, qua đề tài nghiên cứu, người tiêu dùng cũng phần nào thấy được đặc điểm và vai trò của mặt hàng sữa bột như thế nào, và từ đó đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông thái, để tránh bị mua những hàng lởm, không đúng chất lượng. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp kinh doanh sữa cũng vậy, các nhà kinh doanh sẽ nắm bắt thêm được các tình hình luật pháp quản lý thị trường sữa ra sao, và từ đó họ có cái nhìn tổng quan về ngành mình đang kinh doanh, để đưa ra những chiến lược cạnh tranh lành mạnh trên thị trường mình đang kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để đạt lợi nhuận tối đa.Về phía quản lý của nhà nước, thì qua đề tài nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quát nhất về thị trường sữa từ đó đưa ra các chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ về những vi phạm của nhà cung ứng sữa. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài các phần như tóm lược, phụ lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận đề tài bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột. Chương 3hương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội.

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp nhập khẩu sữa nguyên liệu để bán lại. Biểu đồ 3.2: Kim ngạch nhập khẩu của top 10 nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2009. (Báo cáo ngành hàng Việt Nam: Sữa – quý 1/2009, Trung tâm thông tin phát triển NNNT – Bộ NN&PTNT.) Trong hai tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sữa của Hà Lan vào Việt Nam là 9,43 triệu USD, chiếm 21,27% tổng kim nhập khẩu sữa của Việt Nam từ thế giới. Thứ hai trong số này là New Zealand với kim ngạch 7,8 triệu USD.Tuy nhiên hai nước này lại có kim ngạch xuất khẩu sữa vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2009 giảm so với hai tháng đầu năm 2008, mức giảm lần lượt vào khoảng 7-10% đối với Hà Lan, 78,42% với New Zealand. Ngoài ra còn có Úc giảm 0,59%, Ba Lan giảm 70,34%, và Pháp giảm 36,94% so cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do khủng khoảng kinh tế năm 2008, bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của thông tin về sữa nhiễm melamine ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân có dấu hiệu chững lại và sụt giảm nên các doanh nghiệp nhập khẩu đã hạn chế nhập khẩu cả các sản phẩm sữa thành phẩm và sữa nguyên liệu. Bảng 3.4: Danh sách và tỉ lệ phần trăm về sản lượng nhập khẩu mặt hàng sữa bột nguyên liệu của một số doanh nghiệp các năm 2008, 2009 và năm 2010 . Đơn vị :% STT Tên doanh nghiệp 2008 2009 2010 1 CTCP sữa VN-Vinamilk 52.9 46.4 50 2 CTTNHHFriesland campina 34.0 29.8 30 3 CTCP sữa Hà Nội 2.2 1.5 2 4 CTCPTP- Đồng Tâm 0.1 1.2 1.8 5 CTTNHH Nestle Việt Nam 3.8 1.1 1.2 6 CTCP Đại Tân Việt 1.9 9.9 7.5 7 CTTNHH Thế hệ mới 1.6 3.2 2.5 8 CTTNHH Than An 1.8 2.9 2 9 CTTNHH TM và CNTP Hoàng Lâm 0.7 2.4 1.6 10 CTTNHH DT-PT-NN Hà Nội 0.9 1.6 1.4 ( Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.) Với sức cầu mạnh mẽ, để đáp ứng được nhu cầu đó, các hãng kinh doanh sữa không thể không nhập thêm sản phẩm,tỷ trọng nhập khẩu sữa ngoại cũng ngày một gia tăng.Tóm lại tình hình cung sản phảm sữa trên địa bàn Hà Nội cũng rất phong phú và đa dạng cả về sản phẩm nội với sản phẩm ngoại. 3.2.1.3.Tình hình giá cả và sự biến đổi trên thị trường sữa bột Mức giá bình quân trên toàn thị trường của nhóm sản phẩm sữa bột, đặc biệt là sữa bột dành cho trẻ em liên tục tăng trong thời gian qua. Biểu đồ: 3.3.Mức giá bình quân chung trên thị trường sữa bột trong 2008-2010. ( Theo nguồn nhóm thực hiện thu thập) Năm 2008, mức giá bình quân chung của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường là 155,729 triệu đồng/tấn.Năm 2009 mức giá này tăng lên 187,956 triệu đồng/tấn, tăng 20,7% so với năm 2008. Năm 2010, mức giá bình quân của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường là 239,782 triệu đồng/tấn, tăng 27,5% so với năm 2009 và 53.9% so với năm 2008. Như vậy chỉ sau hai năm mức giá bình quân chung của nhóm sản phẩm sữa bột đã tăng hơn 80%. Nghịch lý tăng giá bán, sản lượng tăng theo.Tâm lý sính ngoại, tin tưởng vào sản phẩm giá cao, trung thành với nhãn sữa… trở thành yếu tố thuận lợi để các hãng sữa cân nhắc việc tăng giá thu lợi nhuận. Hiện nay, thị trường sữa bột Hà Nội hiện diện sự thống trị của một vài hãng sữa lớn.Bốn hãng hàng đầu đã chiếm gần 80% thị phần của ngành này. Lớn nhất là Abbott với 37,9% thị phần tại thị trường sữa bột Hà Nội, theo số liệu của năm 2009. Tiếp đến, Friesland Campina (Dutch Lady) chiếm 16,5%; Vinamilk chiếm 14,7% Dumex chiếm 8,1%. . Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các rào cản về tài chính, công nghệ, tập quán người tiêu dùng và độc quyền phân phối… đã góp phần làm cho nguy cơ xảy ra các vấn đề cạnh tranh cao hơn, đặc biệt là quảng cáo sai sự thật, gièm pha, nói xấu đối thủ, tiếp cận với bác sỹ, y tá, bà mẹ mang thai để quảng cáo… Từ đầu năm 2011, nhiều hãng sữa đã tăng giá bán của các sản phẩm thêm từ 5-15. kể từ 1/3 tới đây hàng loạt hãng sẽ điều chỉnh giá mặt hàng này lên mức từ 8 - 20%. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi ở các cửa hàng sữa tại Hà Nội trong tối (23/2/2011), nhiều đại lý trên địa bàn đã tăng giá thêm 10% - 12% ở một số nhãn hàng như Ensure, Similac, Friso… Quả thực trong nhiều ngày gần đây, người tiêu dùng rất lo lắng về việc giá sữa bỗng tăng lên một cách chóng mặt.Công ty 3A, đơn vị phân phối các sản phẩm sữa Abbott chưa chính thức điều chỉnh giá bán, nhưng đại diện doanh nghiệp trên cho biết, mức giá mới tăng khoảng 12% sẽ được áp dụng từ ngày 1.3.2011 do tăng tỷ giá USD. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) dự kiến mức tăng từ 13-15%. Thêm vào đó quyết định tăng thuế đối với các nguyên liệu sản xuất sữa nhập khẩu từ các nước không thuộc ASEAN cũng là yếu tố cộng hưởng khiến giá sữa tăng thêm. Trong đó, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đơn vị điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2011, với việc tăng giá sữa bột các loại lên trung bình 12% kể từ ngày 1/1/2011.Cụ thể, giá sữa bột Dielac Alpha Step 1 của công ty này từ mức 72.050 đồng/hộp 400g tăng lên 80.740 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha Step 2 từ 70.620 đồng/hộp 400g, giá bán mới là 79.090 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha 123 loại 900g tăng thêm 16.000 đồng/hộp hiện được bán ra là 153.000 đồng/hộp…Sau khi điều chỉnh, sản phẩm Enfa Mama A+ Vanilla, Enfa Mama A+ Chocolate có giá bán mới là 139.000 đồng/hộp 400g…Đến đầu tháng 2/2011, công ty sữa FrieslandCampina Việt Nam cũng chính thức nâng giá bán các sản phẩm sữa Friso với mức tăng từ 5-10%. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) mức tăng là từ 13-15%.Nguyên nhân khiến các hãng sữa buộc phải tăng giá bán được cho là ngày 11/2/2011 tỷ giá USD/VND được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tới 9,3%. Điều này đã gây áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp và hàng hóa nhập khẩu.Một nguyên nhân nữa khiến giá sữa tăng là ngày 1/1/2011, việc Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu sữa từ các nước không thuộc ASEAN thêm 5% (từ mức 5% lên 10%), cũng đã tác động mạnh đến giá các loại sữa nguyên liệu cũng như sữa thành phẩm nhập khẩu.Giá bán sữa bột Friso, Ensure, Similac đã được một số đại lý lớn tại Hà Nội tăng thêm 10% từ ngày 15/2, sau khi nhận thông báo tăng giá của các hãng. Giới kinh doanh sữa bột tại Hà Nội cho biết vừa nhận được thông báo kèm báo giá tăng 10% đối với nhãn hiệu Friso (của công ty TNHH Friesland Campina Vietnam) và Ensure, Similac của hãng Abbott (do công ty dược phẩm 3A nhập khẩu và phân phối).. Đặc biệt trên thị trường sữa, với nhu cầu hiện nay thì người tiêu dùng rất muốn nhà nước điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp tránh trường hợp các doanh nghiệp tự tăng giá quá cao, gây bức xúc cho người tiêu dùng. 3.2.2 Tổng quan tình QLNN đối với mặt hang sữa bột trên địa bàn HN 3.2.2.1 Công tác xây dựng, sửa đổi và bổ sung, ban hành các văn bản Sau những đợt tăng giá sữa dồn dập hồi đầu năm, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sẽ gấp rút sửa đổi Thông tư 104 nhằm khắc phục những bất cập trong việc quản lý giá sữa và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 7-2010. Tuy nhiên, tháng 7 đã trôi qua, thông tư mới vẫn chưa được ban hành. Như vậy, cơ quan chức năng đã lỗi hẹn với người tiêu dùng, trong khi đó, các DN sữa lại tiếp tục tăng giá bán.Nhận xét về các đợt tăng giá, đại diện Cục Quản lý giá cho biết, Thông tư 104 quy định 2 lần tăng giá cách nhau tối thiểu 15 ngày và DN dưới 50% vốn chủ sở hữu nhà nước không cần đăng ký, kê khai giá. Từ đầu năm 2010 tới nay, các DN kinh doanh sữa mỗi lần chỉ tăng giá khoảng 5% đến 10% nên Cục không can thiệp để bình ổn giá được. Cục Quản lý giá đã trình Thông tư sửa đổi từ tháng 3-2010, nhưng có một vài khó khăn nên chưa thể ban hành. Sau mỗi đợt tăng giá sữa, câu chuyện quản lý giá một lần nữa lại được dư luận đặt ra. Để quản lý mặt hàng thiết yếu này, bên cạnh sự đồng tình, hưởng ứng của người tiêu dùng trong việc ủng hộ những DN kinh doanh chân chính, rất cần sự vào cuộc kịp thời từ phía cơ quan quản lý. Chỉ khi nào Thông tư quản lý giá các mặt hàng thiết yếu với những quy định chặt chẽ, rõ ràng được ban hành và được áp dụng hiệu quả trong thực tế thì điệp khúc "tăng giá sữa" mới không còn cơ hội tái diễn.Bộ Tài chính vừa liên tiếp có 03 văn bản về việc quản lý, bình ổn giá mặt hàng sữa.Yêu cầu rà soát các yếu tố hình thành giá khi các doanh nghiệp kinh doanh sữa thuộc danh sách đăng ký giá tại địa phương, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp không tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi. Cụ thể nội dung 03 văn bản như sau: Công văn số 18038 /BTC-QLG ngày 31/12/2010 gửi Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện bình ổn giá sữa của các doanh nghiệp sữa trên địa bàn tỉnh, thành phố. Công văn nêu rõ: Trong thời gian gần đây trên các thông tin đại chúng có thông tin về việc một số doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ điều chỉnh tăng giá sữa bắt đầu từ ngày 1/1/2011. Theo thông tin của một số cơ quan chức năng thì trong thời gian gần đây các yếu tố đầu vào cơ bản sản xuất sữa không tăng như giá sữa nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng giảm và giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu không tăng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng USD, do vậy việc các doanh nghiệp kinh doanh sữa điều chỉnh tăng giá sữa là chưa có cơ sở. Để thực hiện Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cấn đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, Quí I/2011; Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, quý I năm 2011. Bộ Tài chính đề nghị Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các yếu tố hình thành giá khi các doanh nghiệp kinh doanh sữa thuộc danh sách đăng ký giá tại địa phương, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp không tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá và bán hàng giá niêm yết đối với các đại lý, cửa hàng bán lẻ sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Kèm theo đó, Bộ Tài chính có Công văn số 18039 /BTC-QLG ngày 31/12/2010 gửi các công ty sữa đăng kí giá tại Bộ Tài chính về việc thực hiện bình ổn giá sữa. Công văn nêu rõ: Trong thời gian gần đây trên các thông tin đại chúng có thông tin về việc một số doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ điều chỉnh tăng giá sữa bắt đầu từ ngày 1/1/2011. Theo thông tin của một số cơ quan chức năng thì trong thời gian gần đây các yếu tố đầu vào cơ bản sản xuất sữa không tăng như: giá sữa nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng giảm và giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu không tăng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng USD, do vậy việc các doanh nghiệp kinh doanh sữa điều chỉnh tăng giá sữa hiện nay là chưa có cơ sở.  Thực hiện Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cấn đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, Quí I/2011; Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, quý I năm 2011. Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.Thay vì quy định “doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp”, Thông tư 122 mở rộng đối tượng phải đăng ký giá là các “doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hượp sau.Thứ nhất, giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.Trường hợp thứ hai là giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế-tài chính, mất cân đối cung-cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ vè việc tăng giá hoặc giảm giá.Trường hợp thứ ba, giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của luật cạnh tranh và pháp luật cso liên quan.Về chế tài xử phạt của các đơn vị vi phạm cũng sẽ được áp dụng “mạnh tay” hơn. Một biện pháp hành chính có thể được áp dụng là đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường. Nặng hơn là mức phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật liên quan, thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước.Mức xử mạnh nhất là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy điịnh của pháp luậtĐối với mặt hàng sữa, theo Thông tư 122, mặt hàng thực hiện đăng ký giá là sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tên gọi mới này được thay thế cho tên gọi cũ ,Thông tư 122/2010/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ 1/10/2010 thay thế cho thông tư 104/2008/TT-BTC về quản lý giá sữa bột. Thông tư 122/2010/TT-BTC đưa ra những quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý của các công ty nhập khẩu, kinh doanh sữa bột từ nước ngoài. Các công ty này chủ yếu là của Hoa Kỳ, EU, Úc… nên việc đại sứ các nước này lên tiếng, bảo vệ quyền lợi cho các công ty nói trên đã có thể dự đoán từ trước.Theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính, tất cả nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa đều phải đăng ký và kê khai giá. Bộ Tài chính hy vọng với sự ra đời của thông tư mới, lần đầu tiên sẽ có chế tài buộc các hãng sữa chứng minh tính hợp lý của giá bán trên thị trường.Theo Bộ Công thương, từ đầu năm tới nay, sữa đã có 4 lần tăng giá. Thị trường sữa hiện đang có dấu hiệu bị thao túng vì có khi giá thế giới không tăng, thậm chí giảm nhưng giá sữa trong nước vẫn tăng. Mặt khác, việc các hãng sữa tăng giá đồng loạt cho thấy dấu hiệu liên kết của một số nhà nhập khẩu.Vì vậy nhằm hạn chế tình trạng các hãng sữa bột nhập ngoại tăng giá một các tùy tiện, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 112/2010, thay thế Thông tư 104/2008, quy định tất cả các mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá. Và trong khi chờ thông tư mới có hiệu lực, một số hãng sữa ngoại lại điều chỉnh tăng giá. 3.2.2.2 Tổ chức thực thi và thực hiện QLNN đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn HN - Tình hình vi phạm: sữa không đảm bảo tiêu chuẩn. Sau khi tổng hợp chung các chỉ tiêu được kiểm nghiệm, tỷ lệ mẫu sữa đạt yêu cầu là 80%, số mẫu không đạt chiếm 20%. Năm 2008, tỷ lệ mẫu sữa lưu thông trên thị trường không đạt tiêu chuẩn công bố về hàm lượng đạm là 50%. Trong đó: Số mẫu có hàm lượng đạm rất thấp (<10 %) chiếm 30 %; Số mẫu có hàm lượng đạm cực thấp (< 2 %) chiếm 20 %) Theo kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về sữa 6 tháng đầu năm 2009 mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm vừa công bố ngày 15/7. Cục đã lấy mẫu trên 14 tỉnh, thành phố. Tổng số cơ sở được thanh tra là 2.050 cơ sở, bao gồm 35 cơ sở sản xuất, 2.015 cơ sở kinh doanh. Theo đó, số cơ sở có vi phạm về điều kiện VSATTP là 1.491 cơ sở (73,02 %), tập trung chủ yếu vào các cơ sở kinh doanh theo quy mô nhỏ thuộc quyền quản lý của tuyến huyện, với hành vi vi phạm phổ biến do cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Với 279 mẫu sữa được kiểm nghiệm về các chỉ tiêu hóa, lý, vi sinh, tập trung chủ yếu vào các loại sữa bột, kết quả cho thấy: Đối với hàm lượng protid: Số mẫu đạt chuẩn là 157/211 (chiếm 74,41 %); số mẫu không đạt chuẩn là 53/210 (chiếm 25,24%). Đối với hàm lượng lipit: Số mẫu đạt chuẩn là 97/121 (chiếm 80,16 %); số mẫu không đạt chuẩn là 24/121 (chiếm 19,84 %). Đối với chỉ tiêu vi sinh, số mẫu đạt chuẩn là 66/68 (chiếm 97,06 %). Sữa không đạt chuẩn trên chủ yếu tập trung vào các sản phẩm sữa sản xuất trong nước do một số doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nước ngoài về sang bao đóng gói tại Việt Nam, song trong quá trình sản xuất đã không tuân thủ đúng tiêu chuẩn đã công bố và đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Đối với sữa thành phẩm nhập khẩu, qua kiểm tra nhận thấy hầu hết sản phẩm nhập khẩu đều đảm bảo chất lượng như đã công bố. Tại Hải Phòng, Sở Y tế đã lấy 28 mẫu sữa nhập khẩu để kiểm nghiệm về hàm lượng đạm và lipit, tỷ lệ đạt 100 %. Trong khi đó sữa đóng gói trong nước, qua kiểm nghiệm 22 mẫu, có 6 mẫu không đạt về hàm lượng đạm, lipit chiếm 27,27%. Trong quá trình thanh tra, việc xử lý các vi phạm về sữa kém chất lượng đã được các địa phương thực hiện một các kiên quyết, đặc biệt là đối với các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng đều phải đình chỉ lưu hành. Có 19 cơ sở vi phạm trên địa bàn Hà Nội, TP HCM, Bắc Giang, Tiền Giang, Nghệ An đã bị phạt tiền với tổng số tiền là 91,1 triệu đồng và 56 cơ sở bị buộc đình chỉ lưu hành sản phẩm, phải thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế do không đảm bảo chất lượng hoặc quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc. - Liên quan đến quản lý nhập khẩu Theo báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội: “lượng sữa ở Việt Nam chủ yếu là do nhập khẩu, năm 2008 sữa nhập khẩu chiếm 72% (trong đó 50% là sữa bột nhập để hoàn nguyên) sữa tươi sản xuất trong nước chỉ chiếm 28%”. Như vậy, bà con nông dân chăn nuôi bò sữa không thể cạnh tranh được, do quy mô nhỏ bé bao giờ cũng đi liền với giá thành cao; mặt khác, mặt hàng sữa kém chất lượng bị thu giữ có xu hướng ngày càng tăng, nếu năm 2004 có 967 hộp, năm 2007 có 21.998 hộp thì đến năm 2008 là 71.728 hộp; sữa có hàm lượng protein thấp, không đúng tiêu chuẩn công bố, ảnh hưởng lớn đến chi tiêu, niềm tin của người tiêu dùng. Trong đó các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là trẻ em, người già, người bệnh. - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Thực phẩm không an toàn, không đảm bảo vệ sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, đến lợi ích của người tiêu dùng, mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và di truyền giống nòi, thực sự đang là nỗi băn khoăn lo lắng của toàn xã hội. Thực tế công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm mới chỉ quan tâm tập trung  khi có dịch bệnh xảy ra, hoặc trong các đợt phát động phong trào tháng hành động về VSATTP, chưa thực sự thực hiện chức trách của mình một cách thường xuyên, liên tục. Một bộ phận lớn thực phẩm kém chất lượng đều nhập qua con đường tiểu ngạch, nhưng giải pháp hạn chế, ngăn ngừa chưa có tính thuyết phục cao. Việc xây dựng hệ thống quản lý, thanh tra, kiểm tra và quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về VSATTP cho người dân, đặc biệt là nhân dân vùng nông thôn và quy định vai trò, trách nhiệm đối với cộng đồng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Điều lo lắng là các cơ sở kiểm nghiệm VSATTP của ta hiện nay: cán bộ vừa thiếu vừa yếu; thiếu trang thiết bị, thiếu hóa chất… nên rất khó để có thể phát hiện được thực phẩm kém chất lượng  kịp thời, chính  xác. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế nhất với cương vị một thành viên bình đẳng của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong khi các cơ quan chức năng còn chưa làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát và nhiều nhà sản xuất còn chưa tuân thủ những quy định về VSATTP thì người tiêu dùng phải tự trang bị kiến thức về VSATTP, khi lựa chọn thực phẩm cần quan tâm đến thương hiệu, thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng. Luật ATTP đã được Quốc hội thông qua gồm có 11 chương và 72 điều, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, sẽ là hành lang pháp lý phòng ngừa ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP. Thực chất để giải  quyết tốt vấn đề này thì cần phải có những biện pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện sản xuất, tiêu dùng vì mục tiêu giữ gìn sức khỏe cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai. 3.2.2.3 công tác kiểm tra, giám sát đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn HN Kiểm tra giám sát sữa thiếu đạm. * Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã gửi văn bản cảnh báo đến Bộ Y tế, Bộ Khoa học - công nghệ và Bộ Công thương từ tháng 10-2008, nhưng phải đến đầu tháng 2-2009, sau khi báo chí lên tiếng, những kết quả kiểm tra từ năm 2008 mới được công bố.Việc công bố kết quả kiểm tra mẫu sữa tùy thuộc những người thực hiện kiểm tra. Trong trường hợp người chủ trì là Sở Y tế, họ có thể xem xét tính chính xác của kết quả kiểm nghiệm trước khi công bố. Nếu xét thấy kết quả đảm bảo về tính chính xác có thể công bố thông tin, nhưng nếu hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm không thấp hơn mức công bố nhiều, họ chỉ cần mời cơ sở đến để yêu cầu khắc phục. Trong thời gian bảy ngày mà cơ sở chưa khắc phục thì có thể xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Trường hợp người làm kiểm nghiệm vì mục đích nghiên cứu thì công bố hay không là quyền của nhà nghiên cứu. Vấn đề ở đây chỉ còn là Bộ Y tế chưa trả lời cảnh báo của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng.Nhận được kiến nghị của công dân thì phải trả lời cho họ, nếu xử lý kiến nghị rồi thì cũng phải thông báo cho họ biết là xử lý như thế nào. Như trong luật quy định là 15 ngày phải trả lời. Theo chúng tôi, một trong những lý do dẫn đến kết quả quản lý vệ sinh thực phẩm như hiện nay là lương thấp nên cán bộ không quan tâm thực hiện. Rất may Quốc hội đã có dự kiến cuối năm nay thảo luận về luật này, mổ xẻ tất cả vấn đề, hi vọng năm 2010 vấn đề vệ sinh thực phẩm sẽ được cải thiện. Rõ ràng vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước không chỉ là các đợt thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề vào dịp tết, trung thu... Những hoạt động đó rất quan trọng nhưng nếu chỉ làm có tính chất phong trào thì với những người sản xuất không chân chính họ sẵn sàng có biện pháp đối phó. Và trong nhiều trường hợp, hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm sẽ rất hạn chế. Cho nên cần phải đẩy mạnh thanh tra đột xuất, không báo trước, tăng cường thanh tra trên thị trường. * Không chỉ hạn chế trong việc hậu kiểm, người tiêu dùng cũng không hài lòng với những phản ứng chậm chạp của các cơ quan quản lý nhà nước khi vụ việc đã được phát hiện. Nói riêng với trường hợp sữa không đảm bảo hàm lượng đạm, là do phản ứng của cơ quan quản lý nhà nước chậm. Một khi có hiện tượng không bình thường về chất lượng đối với một sản phẩm là mặt hàng thiết yếu của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển nòi giống thì cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc ngay lập tức và phải nhanh chóng kiểm tra, thanh tra. Ban chỉ đạo 127 TƯ (chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại- PV) vừa có văn bản số 18/BCĐ-QLTT (ngày 24/3) kiến nghị lên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chuyển trách nhiệm chính trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mặt hàng sữa cho Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm chủ trì. 3.2.3 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội Quản lý Nhà nước chịu ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường vĩ mô. Còn môi trường vi mô chỉ đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng bên trong bản thân doanh nghiệp như cách quản lý như thế nào, phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường lao động… Vì vậy,Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý Nhà nước đối với sữa bột ta cần đi phân tích tác động của các nhân tố môi trường bên ngoài tới sự quản lý của Nhà nước lên các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng sữa bột trên địa bàn quận Hà Nội. 3.2.3.1 Môi trường vĩ mô Hoạt động của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau.Tuỳ theo thời gian,không gian và nội dung của các nhân tố mà ảnh hưởng được biểu thị ở góc độ khác nhau.Mục tiêu cơ bản là nhận biết được các nhân tố này,nhận biết được diễn biến và ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp. Những nhân tố vĩ mô dẫn đến sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp tác động lên mặt hàng sữa bột bao gồm các nhân tố sau: - Môi trường kinh tế: Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng được khôi phục. Mức lạm phát năm 2009 không cao . Mức sống của đại bộ phận dân Việt Nam còn thấp.Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2009 là khoảng 18,7 triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước. Giá 1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa. Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đạt 6,7%. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, khiến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày một gia tăng, đặc biệt là những mặt hàng bổ sung dưỡng chất như mặt hàng sữa. - Môi trường công nghệ: Thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội, cụ thể hơn là tác động lên bộ máy quản lý của các Doanh nghiệp kinh doanh sữa bột. Công nghệ bao gồm : Các thể chế, Các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, Thay đổi công nghệ tác động lên rào cản nhập và xuất, định hình lại cấu trúc ngành. Vì mục đích lợi nhuận, các điểm thu mua chỉ được thiết lập khi có đủ số lượng bò, đủ lượng sữa để đặt bồn và không quá xa nhà máy để giảm chi phí vận chuyển và an toàn vệ sinh sữa. Phương thức thu mua sữa giữa các Công ty với người chăn nuôi chưa thật bình đẳng và rõ ràng, khiến người chăn nuôi luôn có cảm giác phần thiệt thuộc về mình. Hơn nữa, với sự phát triển của Hà Nội, thì sự tiếp nhận công nghệ là chuyện sớm hay muộn mà thôi. - Môi trường văn hóa ,xã hội : Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận đan chúng chưa có thói quen tiêu dùng sữa.Các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị-luật pháp, kinh tế và nhân khẩu phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ của chính những người tiêu dùng trong việc mua sữa để nâng cao đời sống cho những người thân. - Môi trường nhân khẩu học : Phân đoạn nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô liên quan đến: Dân số : Dân số Việt Nam đang dần tăng lên theo mỗi năm, hiện nay dân số đã lên đến trên 86 triệu người. Trên thực tế, hiện mới chỉ có 10% dân số tiêu thụ 78% các sản phẩm từ sữa (chủ yếu là trẻ em ở Hà Nội và TPHCM) với mức tiêu thụ bình quân là 9 kg/người/năm.phân bố địa lý: Như trên, thị trường chủ yếu tiêu thụ sữa vẫn là các thành phố lớn, do nhu cầu của người dân ở từng vùng miền là khác nhau, vì thế các Doanh nghiệp, đại lý bán buôn bán lẻ vẫn tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, những nơi đông dân có tri thức cao- so với miền núi, nơi vùng sâu vùng xa. Cộng đồng các dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc, trong số đó dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất (87%), thường các dân tộc còn lại, các dân tộc thiểu số ít có nhu cầu tiêu dùng sữa hơn.Phân phối thu nhập : Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay vào khoảng 1000$/ năm, đó là con số ít ỏi so với các nước phát triển. Trên thực tế, sự phân phối thu nhập của người dân là không đều, gắn với sự phân bố địa lý, dân cư. Thu nhập của người dân ở thành thị cao hơn so với ở nông thôn, miền núi; do vậy nhu cầu tiêu dùng sữa của họ cũng khác nhau. - Môi trường chính trị - luật pháp : Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Điều chủ yếu là cách thức tương tác giữa các doanh nghiệp & chính phủ. Việc thay đổi liên tục, phân đoạn này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh. Các chính sách mới có liên quan của quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận các triết lý, các chính sách liên quan mới của quản lý nhà nước. Luật chống độc quyền, luật thuế, các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay ưu tiên, luật lao động, là những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý Nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của ngành hay của các doanh nghiệp: *Chính phủ ban hành các đạo luật nhằm ngăn ngừa một số hành vi dẫn đến độc quyền như các doanh nghiệp cấu kết với nhau để nâng giá bán sản phẩm hay hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định. Các nước có thị trường phát triển thường dùng biện pháp này để điều tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong khoảng thời gian dài. * Khuyến khích cạnh tranh: chính phủ thi hành các chính sách khuyến khích cạnh tranh bằng cách phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ xâm nhập thị trường hơn hoặc khuyến khích sự hình thành của các doanh nghiệp * Điều tiết việc định giá của các doanh nghiệp độc quyền: trái với các điều luật chống độc quyền trong đó quy định các hành vi doanh nghiệp không được làm, chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế doanh nghiệp phải định giá như thế nào. Đây là biện pháp phổ biến để kiểm soát các công ty thuộc sở hữu nhà nước. * Kiểm soát giá cả đối với doanh nghiệp độc quyền: chính phủ quy định giá trần để doanh nghiệp độc quyền bán sản phẩm ở mức giá của thị trường cạnh tranh nhằm đạt mức sản lượng hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này có một khó khăn cơ bản là chính phủ rất khó xác định mức giá của thị trường cạnh tranh và do vậy có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa khi mức giá trần quá bất hợp lý. * Đánh thuế: việc sử dụng chính sách thuế có thể làm giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp độc quyền, phân phối lại của cải xã hội. Thế nhưng trong thị trường độc quyền gánh nặng thuế nói chung sẽ dồn vào người tiêu dùng nhiều hơn và vì thế cần phải được áp dụng một cách hết sức thận trọng.Trên phạm vi toàn cầu các công ty cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật.Các chính sách thương mại, rào cản bảo hộ: Hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan, hạn ngạch thương mại, giấy phép xuất nhập khẩu, các hàng rào kỹ thuật … nhằm hạn chế sự xuất - nhập khẩu ồ ạt không trong khuôn phép của Nhà nước. 3.2.3.2 Môi trường vi mô - Những người cung ứng : Nghiên cứu cho thấy, trước sự thay đổi khí hậu, vấn đề cung ứng của ngành sữa cũng gặp nhiều vấn đề :Khoảng nhiệt độ tối ưu đối với bò sữa là 20 – 22 độ C, cứ mỗi một độ tăng lên trên với mức tối ưu này thì năng suất sữa sẽ giảm khoảng 2%. Người ta dự đoán rằng cùng với hiện tượng ấm lên của trái đất, thời tiết cũng khắc nghiệt hơn, thiên tai xảy ra nhiều hơn và nhiệt độ trung bình sẽ cao hơn, đây là tin xấu cho những người chăn nuôi gia súc ở Việt Nam và toàn thế giới. Trái đất ấm lên sẽ làm giảm lượng cỏ, cây bụi và những loại cây thức ăn gia súc khác ở nhiều vùng và đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý của bò sữa. Điều này tác động đến khả năng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa những người cung ứng cũng làm thay đổi giá sữa và chất lượng sữa nhằm tối đa hóa lợi nhuận . Quản lý Nhà nước cần triệt để kiểm soát ,thanh tra chất lượng sữa cung ứng. - Những người môi giới : Người môi giới tạo mối quan hệ giữa nhà cung ứng và các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hóa của doanh nghiệp trong giới khách hàng. Người môi giới thường gồm: những người môi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức dịch vụ và các tổ chức tài chính tín dụng.Những người môi giới thương mại: là những công ty kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và/hay trực tiếp bán sản phẩm cho họ. Nguồn môi giới thương mại có thể đảm bảo cho người đặt hàng những điều kiện thuận tiện về địa điểm, thời gian và thủ tục mua hàng với chi phí ít hơn so với trường hợp nếu công ty tự làm. Những người môi giới thương mại tạo được những điều kiện thuận tiện về đặc điểm bằng cách tích trữ xe đạp ở ngay những nơi có khách hàng. Điều kiện thuận lợi về thời gian được tạo ra nhờ trưng bày và đảm bảo luôn có xe đạp vào những thời kỳ mà người tiêu dùng muốn mua chúng. - Các tổ chức dịch vụ: là những công ty nghiên cứu marketing, những công ty quảng cáo, những tổ chức của các phương tiện quảng cáo và các công ty tư vấn marketing giúp cho công ty sản xuất định hướng chính xác hơn và đưa hàng của mình đến những thị trường thích hợp đối với họ.Công ty sản xuất phải quyết định xem mình có cần sử dụng dịch vụ của các tổ chức đó không hay tự đảm nhiệm lấy tất cả các công việc cần thiết. Sau khi quyết định sử dụng các dịch vụ mất tiền, công ty phải lựa chọn kỹ lưỡng những người cung ứng dịch vụ, bởi vì các công ty chuyên doanh khác nhau về khả năng sáng tạo của mình, chất lượng hoàn thành công việc, khối lượng dịch vụ cung ứng và giá cả. - Khách hàng : Thị trường người tiêu dùng : gồm những người và hộ dân mua hàng hoá để sử dụng cho cá nhân. Hiện nay, thị hiếu của khách hàng càng ngày càng cao, nhất là về vấn đề an toàn vệ sinh thưc phẩm. Nhu cầu tiêu dùng sữa giảm do giá các mặt hàng sữa tăng cao. Cần nắm bắt suy nghĩ và đứng trên phương diện là khách hàng mà doanh nghiệp cần biết phải làm gì để kích thích khách mua hàng. Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời - Đối thủ cạnh tranh: Trên thực tế thị trường sữa bột trong nước, cạnh tranh giữa các hãng sữa là không tránh khỏi. Giá sữa tăng cao do có sự góp mặt của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, đáng lẽ giá sữa tại thị trường nội địa phải có mối liên hệ chặt chẽ với giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới, nhưng có những thời điểm giá nguyên liệu sữa trên thế giới giảm thì giá sữa bột tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao. Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, bên cạnh việc giám sát chặt chẽ hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp sữa trên thị trường vẫn rất cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sữa nội, sữa ngoại. CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 4.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối với mặt hàng sữa trên địa bàn Hà Nội 4.1.1 Thành công trong sự quản lý của Nhà nước - Kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu sản xuất sữa bột : ở Việt Nam hiện nay, có khoảng 80% nguyên liệu dành cho sản xuất mặt hàng sữa là được nhập khẩu ở các thị trường nước ngoài, vì thế, Nhà nước dùng nhiều biện pháp như tăng thuế nhập khẩu, ban hành các thông tư áp dụng biện pháp bình ổn giá . .. nhằm giảm nhập khẩu, bên cạnh đó, đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển thị trường sữa bột trong nước. - Ban hành các thông tư với nội dung, phải đăng ký kê khai giá với cơ quan quản lý giá với các loại sữa bột nhập khẩu cho trẻ em. Việc đăng ký giá được thực hiện trước khi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán mặt hàng này ra thị trường lần đầu và trước khi điều chỉnh giá bán nhằm hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý của một số mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, trong đó có sữa bột, bởi trên thực tế, giá sữa bột nhập khẩu tại Việt Nam đang ở mức cao. Việc ban hành Thông tư này nhằm hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý của các công ty nhập khẩu, kinh doanh sữa bột. Bên cạnh đó, hiện Bộ Tài chính đang lên danh sách các doanh nghiệp thuộc diện phải đăng ký giá bán để công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Doanh nghiệp cũng phải giải thích rõ các quy trình từ cơ cấu giá bán, quy trình bán sản phẩm ra thị trường... để trên căn cứ đó cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời các hiện tượng tăng giá bất hợp lý hay liên kết độc quyền về giá. - Kiểm tra, thanh tra chất lượng sữa bột trên địa bàn cả nước Các cơ sở y tế theo sự quản lý của Nhà nước đã có sự kiểm tra ,kiểm nghiệm đột xuất chất lượng của mặt hàng sữa bột trong những siêu thị , đại lý cung cấp sữa bột nhằm có những đánh giá chính xác nhất đối với loại mặt hàng đang được ưa chuộng này. Đối với các loại sữa chất lượng kém, phát hiện doanh nghiệp vi phạm sẽ xử lý triệt để và công khai cho người tiêu dùng biết. 4.1.2 Các mặt hạn chế và những nguyên nhân Những vấn đề còn chưa được giải quyết trong sự quản lý của Nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội : - Chỉ kiểm tra chất lượng sữa với mẫu nhỏ tại một số siêu thị và thương hiệu,cơ sở nhỏ : Lý do là kinh phí chỉ đủ mua và kiểm nghiệm từng ấy mẫu. Số lượng mẫu không đủ đại diện nên có thể gặp trường hợp mẫu hàng giả, hàng nhái, hàng đã ngưng sản xuất mà doanh nghiệp chưa kịp thu hồi hoặc thu hồi còn sót, do vậy chỉ sử dụng kết quả kiểm nghiệm làm cơ sở để cung cấp cho các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy các cơ quan này tiến hành những bước cần thiết trong việc quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường cũng như có những bước kiểm tra và xử lý cần thiết đối với những đơn vị có dấu hiệu vị phạm chất lượng hàng hoá. - Trên thực tế, việc chất lượng sữa không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng cũng đã phải chịu những hậu quả của nó ( chất lượng đạm kém, không đảm bảo, có hại với trẻ em… ). Bộ Y tế và Công thương đã họp và thống nhất đề xuất trình Thủ tướng ban hành chỉ thị để chỉ đạo việc phối hợp xử lý các sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn gốc, bao gồm dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu, một số nhóm hàng thực phẩm có nguy cơ cao. - Các cơ quan chức năng thờ ơ : Sau những bản báo cáo kết quả kiểm tra các mẫu sữa bột trên thị trường gửi cho Bộ Y tế, Bộ công thương, Bộ khoa học và công nghệ, những mong các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm nhưng sau thời gian dài không có cơ quan chức năng xem xét thì Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phải tự công bố những thông tin cần thiết cho người tiêu dùng. - Giá sữa vẫn tăng cao gây lao đao cho người tiêu dùng : Mặc dù Nhà nước có can thiệp vào vấn đề tăng giá sữa nhằm mục đích bảo vệ cho người tiêu dùng, thì sự quản lý vẫn chưa được kiểm soát và thực hiện triệt để. Vẫn có những kẽ hở cho doanh nghiệp có thể “lách luật” và giá sữa cứ thể tiếp tục tăng. Đối với nghành sữa để xuất khẩu, việc Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD/VND lên 2% nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp sẽ đẩy mức chi phí đầu vào của các ngành sữa lên cao. Điều này cũng đồng thời tạo cơ hội để các công ty sữa đẩy giá bán lẻ của mình và mức tăng thường cao hơn mức tỷ giá điều chỉnh. Trên thực tế, mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ, các hãng sữa chỉ tăng khoảng 5-7% vẫn dưới mức 20% như quy định. Từ đầu năm, các hãng sữa bột cũng đã vin vào cớ tỷ giá biến động để liên tục đẩy giá sữa bán lẻ của mình lên. Người tiêu dùng vẫn là người chịu thiệt thòi nhất khi có những biến động về giá. 4.2 Triển vọng và dự báo QLNN về thị trường sữa bột 4.2.1 Triển vọng quản lý nhà nước và giá sữa Việc cơ quan quản lý nhà nước không chứng minh được giá sữa tại VN cao hơn là do gian lận đang khiến người tiêu dùng VN một lần nữa phải cắn răng chấp nhận các đợt tăng giá sữa liên tiếp. Dư luận có thể không thôi nghi ngờ về việc các doanh nghiệp sữa đang bắt tay nhau để liên tục tạo ra mặt bằng giá mới nhưng nếu cơ quan quản lý nhà nước, có trách nhiệm, không điều tra để chứng minh được cáo buộc này thì về mặt luật pháp đúng là không thể xử lý được họ. Song rất cần phải nhìn lại, quản lý nhà nước đã làm gì trong câu chuyện về giá sữa? Giá cả là vấn đề của cung-cầu và thị trường, điều đó đúng. Năm 2011, nền kinh tế sẽ phục hồi nhưng những tồn tại vốn có của nền kinh tế chúng ta chưa khắc phục được ngay như: Cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sử dụng vốn, kết cấu hạ tầng… vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây lạm phát cao và bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Do vậy công tác điều hành, kiểm soát giá của UBND tỉnh đến các địa phương ngay từ những tháng đầu năm phải thật sự quyết liệt. Do đó, công tác điều hành kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh trong năm 2011 sẽ thực hiện theo 7 nhóm giải pháp chính, gồm: Đổi mới cơ chế quản lý giá theo hướng thị trường, tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo Pháp lệnh giá và Quyết định 64 của UBND tỉnh quy định quản lý Nhà nước về giá. Chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường. Đây được xem là khâu quan trọng nhất tháo gỡ những vướng mắc về tình hình giá cả bất ổn thời gian qua và giúp doanh nghiệp lẫn người dân nắm bắt diễn biến thị trường tốt hơn. Tiếp tục chủ động thực hiện tốt lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường của Chính phủ đối với một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giá trên địa bàn tỉnh. Kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đăng ký giá, niêm yết giá, bán giá theo niêm yết. Kiên quyết ngừng việc đăng ký giá khi có mức tăng giá không hợp lý.. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, gian lận thương mại, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Với sự quán triệt đó hi vọng giá sữa trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng trong năm 2011 sẽ được kiểm soát ít nhất mức tăng không cao hơn mức tăng của giá sữa thị trường thế giới để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. 4.2.2 Quan điểm của QLNN về thị trường sữa bột. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giao Bộ Công thương giữ vai trò chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong luật cũng cần quy định rõ cụ thể hơn về trách nhiệm của các Bộ trong việc phối hợp với Bộ Công thương vì phạm vi, quyền lợi người tiêu dùng rất rộng. Từ việc mua bán, giao dịch những hàng hóa thiết yếu đến các dịch vụ khác v.v...Để luật đi vào cuộc sống, Chính phủ cần quy định việc công bố giá các loại hàng hóa dịch vụ sát với tình hình diễn biến thực tế trên thị trường để người tiêu dùng mới có cơ sở so sánh khi mua hàng hóa và dịch vụ.Cùng quan điểm, đại biểu khác cho rằng tại Điều 25 quy định về việc yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cần có những quy định với thủ tục đơn giản khả thi nhất cho người dân, tránh những quy định rườm rà, tốn kém, đi lại mất nhiều thời gian khi họ cần được bảo vệ liên quan sản phẩm tiêu dùng trong đó mặt hàng sữa bột. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung rà soát các yếu tố hình thành giá sữa. Tổng cục Hải quan cửa khẩu tiến hành tham vấn giá nhập khẩu mặt hàng sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi, tránh việc khai giá cao hơn mặt bằng giá sản phẩm cùng loại tại nước xuất khẩu và các nước trong khu vực để kiểm soát tình trạng tăng giá nhập khẩu đầu vào làm tăng giá bán trong nước của các doanh nghiệp phân phối sữa. Để cơ quan quản lý có thể can thiệp trong lĩnh vực quản lý giá sữa, dứt khoát buộc doanh nghiệp niêm yết giá. Lẽ ra trong nền kinh tế hiện nay, nhà nước đều phải có biện pháp can thiệp. Muốn can thiệp trong lĩnh vực quản lý giá, dứt khoát buộc doanh nghiệp niêm yết giá. Đến lúc đó mới có căn cứ để kiểm soát, yêu cầu doanh nghiệp phải bán theo giá niêm yết. Còn bây giờ không có quy định buộc niêm yết giá thì không thể có căn cứ để kiểm soát doanh nghiệp có giảm hay không giảm, giảm nhiều hay giảm ít, giảm mức nào là hợp lý. Quan điểm: Phải cân bằng lợi ích giữa người sản xuất, người chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến sữa và người tiêu dùng. Nghĩ tới quan điểm rất đúng của nhà nước ta là sự hợp tác giữa bốn nhà. Nhưng nếu cứ đề ra như thế mà không có những ràng buộc cụ thể để mối quan hệ này được thực thi thì không mang lại kết quả gì. Thực tế cho thấy lợi ích của người nào thì người đó chạy theo vun vén cho mình. Điều này càng thể hiện rõ trong điều kiện nền kinh tế không bình thường. Quan điểm của Cục an toàn thực phẩm: Sữa bột nguyên liệu không thuộc quản lý của cục an toàn thực phẩm. Nhà quản lý cho rằng sữa bột nhập khẩu chỉ được phép lưu hành khi đạt được các yêu cầu: công bố tiêu chuẩn chất lượng và có đầy đủ hồ sơ nhập khẩu như hóa đơn, tờ khai hải  quan, phiếu kiểm nghiệm xem có đảm bảo chất lượng như đã công bố, giấy chứng nhận lưu hành tự do ở nước sở tại, công văn đề nghị cho phép lưu hành... Sau khi Bộ Y tế chỉ đạo thanh tra, sữa bột không nhãn mác không còn được bày bán công khai mà bán ngấm ngầm. Chứ hàng tấn sữa thì ngay lập tức mất đi đâu được. Chống lại nó chỉ có cách nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, chỉ nên mua sữa của các hãng có uy tín, xem đầy đủ tám yêu cầu trong nhãn mác về địa chỉ cơ sở sản xuất, đóng gói, thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, niêm phong ở nắp hộp... Người tiêu dùng cũng đừng ham rẻ mà mua những loại sữa kém chất lượng này. Quan điểm của Sở Thương mại TP. Hà Nội: Không đủ chuyên môn, phải có sự phối hợp giữa các nghành Sữa là mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mọi đối tượng đều sử dụng. Vì thế không nên chỉ kiểm tra mang tính đối phó mà phải làm thường xuyên. Sở Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát các hàng hóa lưu thông trên thị trường, do thanh tra thương mại và quản lý thị trường làm. Tuy nhiên kiểm tra về chất lượng sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm thì sở không đủ nghiệp vụ, chuyên môn để làm một mình, vì thế rất cần sự phối hợp của các ngành khác, nhất là bên y tế. Quản điểm của Chi cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội - đội chuyên chống hàng giả: Điều kiện vệ sinh kém nhưng không xử phạt được. Các vi phạm của các cơ sở sản xuất, điểm kinh doanh sữa thì nhiều như: sữa giả nguồn gốc xuất xứ (hàng ghi nhập của Trung Quốc nhưng thực chất là đóng gói ở VN);  kinh doanh không phép, không công bố chất lượng, không bao bì nhãn mác; hàng vi phạm qui chế ghi nhãn hàng hóa (không ghi địa chỉ sản xuất, không hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng không đúng, có công bố thành phần trên bao bì nhưng thực tế kiểm nghiệm chất lượng  lại không đạt...). Họ đã từng kiểm tra một số cơ sở thấy điều kiện vệ sinh rất kém, nơi sản xuất cũng là nơi sinh hoạt của gia đình, người trộn sữa bằng tay không..., nhưng thẩm quyền xử phạt vệ sinh theo qui định thuộc về cơ quan y tế chứ không phải họ. 4.3 Các giải pháp, kiến nghị về quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa trên địa bàn Hà Nội 4.3.1 Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội Nhà nước cần thành lập ban chỉ đạo sản xuất sữa bột các cấp từ thành phố đến cấp xã, phường; Chi cục BVTV cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát nông dân chăn nuôi bò sữa ở tất cả các vùng sản xuất sữa. Siết chặt hơn nữa công tác giám sát sản xuất, tiêu thụ sữa, giám sát chặt chẽ các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận (áp dụng quy trình sản xuất, nguồn gốc, sản lượng, địa chỉ cung ứng sữa…), phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm, tuyên truyền và khen thưởng những cơ sở làm tốt. Kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên nhiều cửa hàng kinh doanh. Có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý theo các cấp tránh tình trạng trùng lặp. Tránh tình trạng bỏ ngỏ thị trường do trông chờ, ỷ lại, không có trách nhiệm. 4.3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh sữa trên địa bàn Hà Nội Trước khi mở cửa hàng kinh doanh phải đăng ký kinh doanh sữa theo các quy định của Nhà Nước. Đảm bảo việc kinh doanh là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Có giấy phép kinh doanh do Cục quản lý thị trường cấp để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và của hàng. Kiên quyết chỉ kinh doanh các loại sữa đảm bảo chất lượng, không bán sữa lậu. Chỉ nhập sữa của các HTX, hộ sản xuất đã đạt tiêu chuẩn về sản xuất sữa, không nhập sữa mà không rõ nguồn gốc. Chọn lựa các cơ sở cung cấp sữa uy tín, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng. Từ đó xây dựng lên một thương hiệu uy tín của cửa hàng được nhiều người biết đến. 4.3.3 Giải pháp đối với người tiêu dùng Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra. Để quản lý tốt thị trường cũng cần phải có cách tác động đến người tiêu dùng. Do đặc điểm thị trường Hà Nội hiện nay còn tồn tại rất nhiều chợ cóc, chợ tạm ở khắp nơi, nó len lỏi trong từng hẻm, từng góc phố. Do thói quen mua sắm hàng ngày của người dân là tiện đâu mua đó. Thói quen này gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lý t hị trường. Chính vì vậy mà, để đảm bảo chất lương tiêu dùng thì không có cách nào khác là thay đổi ý thức tiêu dùng, định hướng cho người tiêu dùng thấy được việc sử dụng các loại sản phẩm không đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tơi sau này, nhất là đối với các loại sữa dành cho trẻ em. Do đó, người tiêu dùng nên học cách để là người tiêu dùng thông thái. Tài liệu tham khảo: 1.Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân( chủ biên) (2001), giáo trình kinh tế thương mại, NXB thống kê, Hà Nội. 2.Thân Danh Phúc và Hà Văn Sự,Bài giảng Quản lý nhà nước và thương mại, Trường ĐH Thương mại, Hà Nội. 3.Kinh tế vĩ mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 1997. 4. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thủy (2010), Đồ án Công nghệ: Công nghệ chế biến sữa bột, ĐH Bách khoa, Đà Nẵng. 5.Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 sữa và sản phẩm sữa (2002), Tiêu chuẩn Việt Nam 7084:2002,Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 6.. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên hà nội.doc
Luận văn liên quan