Đây là một loạt bài tiểu luận nhóm của lớp mình môn Quản trị rủi ro .
Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích.
File word 30 trang
MỞ ĐẦU Gần đây, trước những tác động mạnh mẽ của lạm phát cao và suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với các doanh nghiệp, người ta càng đề cập nhiều hơn đến hoạt động quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Rủi ro trong giao dịch kinh doanh là rủi ro phát sinh từ các đối tác của doanh nghiệp. Họ có thể là các nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của doanh nghiệp. Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp không? Thiết lập quan hệ với họ, dù chỉ một lần, như lời ông bà khuyên "phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông". Hiểu và tin nhau đã rồi mới nói đến việc thương thuyết, ký kết, thực hiện hợp đồng trong đó, mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh nghiệp cần phải tính đến như: mâu thuẫn trong các điều khoản, chọn luật, thanh toán và thuế, chuyển quyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm, giới hạn trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng .
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh đang là một trong những nguy cơ lớn nhất của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ sụt giảm về đơn hàng và thị trường trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro trong giao dịch kinh doanh, giúp công ty nhận diện được các rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ đó đề ra các giải pháp phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh, cụ thể là trong quá trình thương lượng, kí kết hợp đồng, quá trình vận chuyển và thanh toán quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro trong giao dịch kinh doanh, thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tại Công ty Cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại THÀNH CÔNG trên cơ sở dữ liệu giai đoạn 2008 – 2009
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Về mặt lý luận, đề tài này tổng kết lại toàn bộ kết quả nghiên cứu về quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh trong thời gian qua. Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động nghiên cứu lý luận hiện tại và đưa ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. Về mặt thực tiễn: tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG trong hiện tại và tương lai.
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm những nội dung chính sau:
· Chương 1: Tình hình hoạt động giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG
· Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG. Phân tích các phương án rủi ro, so sánh và chọn một số phương án phóng ngừa và quản trị rủi ro trong hiện tại và tương lai.
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty cổ phần dệt may – Đầu tư – Thương mại thành công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Gần đây, trước những tác động mạnh mẽ của lạm phát cao và suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với các doanh nghiệp, người ta càng đề cập nhiều hơn đến hoạt động quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Rủi ro trong giao dịch kinh doanh là rủi ro phát sinh từ các đối tác của doanh nghiệp. Họ có thể là các nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của doanh nghiệp. Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp không? Thiết lập quan hệ với họ, dù chỉ một lần, như lời ông bà khuyên "phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông". Hiểu và tin nhau đã rồi mới nói đến việc thương thuyết, ký kết, thực hiện hợp đồng trong đó, mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh nghiệp cần phải tính đến như: mâu thuẫn trong các điều khoản, chọn luật, thanh toán và thuế, chuyển quyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm, giới hạn trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng...
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh đang là một trong những nguy cơ lớn nhất của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ sụt giảm về đơn hàng và thị trường trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro trong giao dịch kinh doanh, giúp công ty nhận diện được các rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ đó đề ra các giải pháp phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh, cụ thể là trong quá trình thương lượng, kí kết hợp đồng, quá trình vận chuyển và thanh toán quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro trong giao dịch kinh doanh, thực trạng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tại Công ty Cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại THÀNH CÔNG trên cơ sở dữ liệu giai đoạn 2008 – 2009
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Về mặt lý luận, đề tài này tổng kết lại toàn bộ kết quả nghiên cứu về quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh trong thời gian qua. Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động nghiên cứu lý luận hiện tại và đưa ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. Về mặt thực tiễn: tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG trong hiện tại và tương lai.
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Tình hình hoạt động giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG. Phân tích các phương án rủi ro, so sánh và chọn một số phương án phóng ngừa và quản trị rủi ro trong hiện tại và tương lai.
Chương 1: Tình hình hoạt động giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG
I. LịCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Những sự kiện quan trọng
- Công ty Cổ phần Dệt May – Đầu tư – Thương mại - Thành Công (TCG) tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập năm 1967.
- Tháng 08/1976 công ty được chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy Dệt Tái Thành, sau đó lần lượt được đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành Công, Công ty Dệt Thành Công và đến năm 2000 là Công Ty Dệt May Thành Công.
- Tháng 07/2006 công ty chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công.
- Tháng 10/2007, Công ty chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
- Tháng 5/ 2008, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại - Thành Công.
- Trong hơn 40 năm hoạt động, công ty đã đạt được nhiều phần thưởng cao quý như Đơn vị Anh hùng lao động thời đổi mới (năm 2000), Huân chương lao động hạng ba (năm 1981), hạng nhì (năm 1984), hạng nhất (năm 1986); Huân chương Độc lập hạng ba (năm 1992), hạng nhì (năm 1996), hạng nhất (năm 2006); Liên tục là Doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam Chất lượng cao, Doanh nghiệp tiêu biểu, Thương hiệu mạnh, các chứng chỉ ISO 9001:2001 (năm 2001), SA 8000 (năm 2002).
2. Quá trình phát triển
2.1. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, hóa chất (trừ các hóa chất độc hại), thuốc nhuộm, bao bì;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị lạnh, điều hòa không khí, máy thu thanh, thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải; dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc, thiết bị; dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Kinh doanh địa ốc, trung tâm thương mại; môi giới thương mại; Ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị;
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa, lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.
2.2. Tình hình hoạt động
a. Hệ thống Nhà Máy Sợi
- Năng lực sản xuất : 20.000 tấn/năm với tổng số 04 nhà máy.
- Nhà máy Sợi 1: 2.500 tấn/năm
- Nhà máy Sợi 2: 6.500 tấn/năm
- Nhà máy Sợi 3: 4.500 tấn/năm
- Nhà máy Sợi 4: 7.500 tấn/năm
- Sản phẩm: 100% cotton, Polyester, Visco, Sợi tổng hợp TC, CVC, TR…chi số từ Ne 20 đến Ne 60, và sợi OE.
b. Hệ thống nhà máy Dệt
- Năng lực sản xuất : 7 triệu mét/năm
- Sản phẩm: Các loại vải vân điểm, chéo, sọc, carô ….. từ sợi polyester, polyester pha, sợi micro, sợi filament, sợi xơ ngắn, sợi màu, sử dụng để may quần, áo, váy, jacket …
c. Hệ thống nhà máy Đan
- Năng lực sản xuất : 7.000 tấn/năm
- Sản phẩm: Các loại vải và cổ, bo single jersey, piqué, interlock, rib, fleece, trơn và sọc từ sợi cotton, PE, TC, CVC, Viscose, melange, trên các máy đan 18G, 20G, 24G,
d. Hệ thống nhà máy Nhuộm
- Năng lực sản xuất : 10 triệu mét vải, 8.000 tấn sợi/năm
- Sản phẩm: Các loại vải dệt, vải đan, sợi đã được nhuộm và hoàn tất
e. Hệ thống nhà máy May
- Năng lực sản xuất : 20 triệu sản phẩm/năm
- Sản phẩm: Polo shirts, T-shirts, quần áo thể thao, quần áo lót, quần áo mặc nhà, hàng quà tặng, hàng đồng phục ….
3. Định hướng phát triển
3.1. Mục tiêu chủ yếu của Công ty: nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh về sản phẩm dệt, may mặc và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tạo việc làm ổn định cho người lao động; tăng cổ tức cho các cổ đông; đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển Công ty.
3.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Tập trung các nguồn lực để phát triển ngành nghề truyền thống: dệt – may về chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất và dịch vụ khách hàng …., đồng thời tối ưu hóa quỹ đất thuộc quyền khai thác, quản lý của Công ty.
II. BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1. Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm (Lấy theo báo cáo tài chính hợp nhất)
- Doanh thu thuần: 1.126.093.301.070 đạt 94% so với kế họach năm 2009.
- Lợi nhuận sau thuế: 47.411.292.468 đạt 79% so với kế họach 2009
- Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ VND 45.212.595.624 đạt 108 % so với kế họach 2009
Kết quả thực hiện kế hoạch theo Nghị quyết ĐHCĐ 2009
Tổng nguồn vốn cuối năm đạt 1.705.543.443.481 đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 525,246,936,066 đồng chiếm khỏang 31% tổng nguồn vốn. Trong năm 2009 công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 241.839.200.000 đồng lên 434.382.430.000 đồng như hiện nay.
2. Tình hình thực hiện 2009 so với thực hiện năm 2008 (tình hình tài chính và lợi nhuận so với năm trước)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 vượt năm trước 10%; lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty mẹ vượt năm trước 1.460%, điều này cho thấy công ty mẹ hoạt động hiệu quả, mặc dù trong năm 2009 là năm suy thóai kinh tế tòan cầu, Việt Nam nói chung và Công ty Thành Công nói riêng cũng bị ảnh hưởng về thị phần xuất khẩu ở các nước Mỹ, Nhật bản, và Châu Âu. Bên cạnh đó, Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN của cả tập đòan Thành Công thấp hơn so với kế họach đề ra 21%, điều này cho thấy hoạt động từ các công ty con trong năm 2009 chưa có hiệu quả.
3. Những thay đổi chủ yếu trong năm
- Tháng 2 năm 2009, Nhà máy sợi 4 với 60.000 cọc đã hòan thành đưa vào sử dụng với công suất tăng từ 67 tấn/ tháng lên 800 tấn/tháng
- Tháng 3 năm 2009 và tháng 11 Năm 2009 đã phát hành hai đợt cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược E-Land Asian Holdings Singapore, tăng vốn điều lệ công ty lên 434 tỷ đồng .
- Theo định hướng chiến lược trên cở sở duy trì và phát triền ngành nghề truyền thống Dệt may, bên cạnh đó Công ty đang tập trung phát triển hệ thống bán lẻ và phát triển các dự án Bất động sản như sau:
* Thành Công tower 1 : 9.898 m2
Địa điểm : Phường Tây Thạnh –Quận Tân phú
Thời gian dự tính cho dự án : khỏang 24 tháng
Lọai hình phát triển : Khu dân cư
* Dự án TC3 : 13.178 m2 dự án
Địa điểm : Quận 4
Thời gian dự tính cho dự án : khỏang 24 tháng
Lọai hình phát triển : Khu dân cư và thương mại
4. Kế hoạch năm 2010
4.1. Kế hoạch kinh doanh
Với mục tiêu tiếp tục duy trì những khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển khách hàng mới ở thị trường Nhật, Công ty đã có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất, đặc biệt đối với Xưởng Sợi 3,4. Bên cạnh đó, với việc xác định thị trường nội địa có nhiều tiềm năng, Công ty đang triển khai kế hoạch tập trung vào thị trường này. Năm 2010, kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:
- Doanh thu thuần: 1,299,130,200,000 VND
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: 189,216,324,808 VND
- Lợi nhuận trước thuế: 124,198,931,776 VND
- Lợi nhuận sau thuế : 108,674,065,304 VND
4.2. Kế hoạch phân phối lợi nhuận
- Dự kiến vốn điều lệ đến 31/12/2010:447.413.902.000 đồng.
- Hình thức chi trả cổ tức : Dự kiến năm 2010 Công Ty chia cổ tức với hình thức tiền mặt: cơ cấu, cách thức sẽ do HĐQT quyết định căn cứ vào tình hình thực tế.
III. BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC
1. Báo cáo tình hình tài chính (số liệu hợp nhất)
1.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.2. Khả năng sinh lời
1.3. Khả năng thanh toán
Các chỉ số về khả năng thanh toán trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008 cho thấy tính thanh khoản được cải thiện.
2. Giá trị cổ phiếu: Giá trị sổ sách của cổ phiếu 12.120
3. Những tiến bộ công ty đã đạt được
3.1. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý
- Bố trí lại nhân sự và phân công công việc phù hợp với năng lực để phát triển tối đa khả năng.
- Tăng cường giao quyền đối với cán bộ quản lý nhằm tạo sự chủ động trong giải quyết công việc, nâng cao ý thức trách nhiệm.
- Tăng cường đào tạo kiến thức tài chính, quản trị cho cán bộ quản lý nhằm cải tiến cách thức làm việc phù hợp định hướng phát triển của Công ty.
- Tăng cường hợp tác để phát triển kỹ thuật sản xuất, mời các chuyên gia nước ngoài đánh giá và góp ý cải tiến cách thức quản lý sản xuất nhằm nâng cao sản lượng sản xuất.
3.2. Các biện pháp kiểm soát
- Công ty đã áp dụng công cụ Thẻ cân bằng điểm (BSC) để xây dựng kế hoạch cho Công ty cũng như từng Đơn vị
- Ứng dụng hệ thống phần mềm ERP để minh bạch hóa các báo cáo tài chính cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện các báo cáo liên quan đến Kế toán và kho.
4. Kế hoạch phát triển trong tương lai
- Tập trung để mở rộng khách hàng xuất khẩu, tăng tỉ lệ hàng FOB lên 85% so với CMPT là 15%
- Phát triển thị trường nội địa thương hiệu TCM thông qua các kênh phân phối như hệ thống siêu thị, mở thêm cửa hàng ở các thành phố lớn
- Liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
- Giảm thiểu thời gian phát triển sản phẩm mới
- Đầu tư máy chải kỹ cho nhà máy sợi 4 để tăng sản lương sợi CM
- Tìm kiếm đối tác để phát triển các dự án BĐS
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty THÀNH CÔNG. Phân tích các phương án rủi ro, so sánh và chọn một số phương án phóng ngừa và quản trị rủi ro trong hiện tại và tương lai.
I. Nhận định về các rủi ro có thể gặp phải dưới góc độ là 1 nhà xuất khẩu
Trong quá trình thương lượng, ký kết hợp đồng, thực hiện sản xuất, giao hàng và nhận thanh tóan vói các đối tác nước ngòai, công ty có thể phải đối mặt với các rủi ro sau đây:
1.1. RR về vận tải: sơ đồ sự chuyển nhượng rủi ro.
Nhóm E, chỉ có 1 điều kiện EXW (Ex Works) là giao hàng tại xưởng. Đối với điều kiện này người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan ở nước xuất khẩu và người bán hết mọi nghĩa vụ sau khi giao hàng tại kho của mình.
Nhóm F, gồm có 3 điều kiện: FCA (Free carrier): giao cho người vận tải; FAS (Free alongside ship): giao dọc mạn tàu; FOB (Free on board): giao lên tàu. Đối với điều kiện của nhóm này, người bán làm thủ tục hải quan nhưng không trả chi phí vận tải chính và địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước xuất khẩu.
Nhóm C, gồm có 4 điều kiện: CFR (cost and freight): Tiền hàng và cước phí; CIF (Cost, insurance and freight): tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí; CPT (Carriage paid to): cước trả tới; CIP (Carriage and Insurance paid to): cước và bảo hiểm trả tới. Đối với các điều kiện nhóm này người bán làm thủ tục hải quan, chịu chi phí vận tải chính, mua bảo hiểm (đối với điều kiện CIF và CIP). Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước xuất khẩu.
Nhóm D, gồm có 5 điều kiện: DAF (Delivered at frontier): giao tại biên giới; DES (Delivered ex ship): giao tại tàu; DEQ (Deliverd ex quay): giao tại cầu cảng; DDU (delivered duty unpaid): giao tại nơi đến chưa nộp thuế. DDP (Delivered duty paid): giao hàng tại nơi đến đã nộp thuế. Đối với các điều kiện nhóm này người bán chịu chi phí vận tải chính (trừ điều kiện DAF) và địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa là sau khi giao hàng ở nước người nhận hàng.
1.2. Rủi ro tỷ giá:
Rủi ro phát sinh từ sự biến động tỷ giá, hay giá cả các loại hàng hoá trên thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ tập trung kinh doanh một vài loại mặt hàng, điều này tạo nên rủi ro khá lớn khi giá cả mặt hàng đó biến động, nhất là trong tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nhiều khi doanh nghiệp vừa ký hợp đồng bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng tương tự vừa bán.
Tiền thu về sau khi XK nhỏ hơn tổng chi phí đã bỏ ra
Tỷ giá tăng, người mua sợ lỗ không chịu nhận hàng khi hàng đã chuyển đến cảng nhà nhập khẩu. Khi đó nhà NK thường bịa các lý do hàng kém phẩm chất, hư hại ko đúng với hợp đồng để đòi giảm giá hoặc có thể kéo dài thời gian trả tiền…
1.3. Rủi ro khi thanh tóan:
1.3.1.Rủi ro khi áp dụng hình thức tín dụng chứng từ
L/C được coi là phương pháp an tòan nhất đối với nhà XK tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp:
Giả mạo L/C
Sửa chữa L/C nhiều lần làm kéo dài thời gian trả tiền, ảnh hưởng đến việc sản xuất gây khó khăn cho nhà XK
Người mua phá sản hoặc ngân hàng chấp nhận chi trả L/C phá sản. Ví dụ: đã có trường hợp 1 nhà XK sau khi giao hàng đầy đủ và đến hạn được thanh tóan thì nhận thông tin là công ty kí kết hợp đồng XNK với mình bị phá sản nên chỉ được thanh tóan 50% giá trị lô hàng (tiền lấy từ tài sản bảo đảm của cty đó) 50% còn lại chi trả cho người lao động, thuế, các khỏan nợ khác của nhà NK ở nước NK. Một trường hợp khác là ngân hàng chấp nhận thanh tóan L/C bị phá sản ví dụ như trong giai đọan khủng hỏang vừa qua 1 lọat ngân hàng ở nước ngòai phá sản.
Sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng dẫn đến nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.
1.3.2 Rủi ro khi sử dụng các hình thức T/T, ghi sổ, nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ
Rủi ro lớn đối với nhà XK vì hàng hóa đã giao rồi, bộ chứng từ thương mại lẫn tài chính cũng giao rồi (T/T, ghi sổ, nhờ thu trơn) hoặc chưa giao (D/A) , nhà XK mất quyền kiểm sóat lô hàng, việc thanh tóan phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
Hình thức chuyển tiền remittance
Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ… nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.
Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Phương thức ghi sổ open account
Đây thực chất là một hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ.
Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Phương thức nhờ thu trơn clean collection
Là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối.
Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ
Là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.
Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.
Tuy nhiên với hình thức chứng từ đổi lấy chấp nhận thanh tóan D/A, khi đến hạn thanh tóan, nhà nhập khẩu có thể viện lý do tỷ giá, khó khăn, thiếu vốn,… để trì hõan việc thực hiện nghĩa vụ của mình gây khó khăn cho phía xuất khẩu.
4. Rủi ro thiếu vốn sản xuất kinh doanh trong quá trình chờ thanh tóan, hoặc trong quá trình sản xuất hàng hóa theo hợp đồng có thể bị thiếu vốn.
Một vài ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. ủy thác NK
Cty A nước ngoài ký hợp đồng xuất khẩu hàng cho DN C VN, thanh toán sau khi bán được hàng thu được tiền tại VN. DN C VN nhập uỷ thác hàng đó cho DN D VN. Hợp đồng quy định tiền thu được từ việc bán hàng cho khách hàng nội địa sẽ được sử dụng để thanh toán tiền hàng cho người bán. Trên thực tế, DN C và D đã bán gần hết số lượng hàng nhập khẩu mà vẫn không thanh toán tiền cho Cty A. Văn phòng đại diện của Cty A đặt tại VN, DN C và DN D VN ký Biên bản thoả thuận ba bên với nội dung sau: Số tiền đã thu được sau khi bán hàng, DN C và DN D VN phải trả cho Cty A 10 lần trong vòng 10 tháng, mỗi tháng 35.466,00 USD bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 10/ 1998. Số tiền hàng bán chịu sau khi thu hồi được từ khách hàng địa phương thì DN C và D Việt Nam phải chuyển trả ngay lập tức cho Cty A. Trong trường hợp có vi phạm đối với biên bản này, các bên có quyền kiện ra trọng tài VN. Sau đó, do DN C và DN D tiếp tục không tuân thủ các nội dung của Biên bản ba bên. Văn phòng đại diện của Cty A đã khởi kiện ra Trọng tài VN trên cơ sở Biên bản ba bên ngày 4/12/1997 đòi DN C và DN D trả toàn bộ tiền hàng là 434.604,00 USD.
DN C giải trình như sau:
DN D là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu về các khoản nợ với Cty A, còn DN C chỉ là nhà nhập khẩu, giúp làm thủ tục thanh toán đối ngoại. Cty A đã tham gia trực tiếp bán hàng trong nội địa VN cùng với DN D, DN C không tham gia bán hàng nên chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong vai trò của một nhà nhập khẩu uỷ thác. Trong số tiền đòi nợ Cty A chưa trừ đi số tiền hàng đã bán nhưng chưa thu được là 47.368,00 USD và trị giá hàng tồn kho là 32.576,00 USD. DN D lập luận: Giám đốc DN D bị khởi tố với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa đã bỏ trốn, tài sản của DN D đã bị cơ quan có thẩm quyền kê biên nên đề nghị Trọng tài tạm hoãn giải quyết vụ kiện. Nếu dựa vào Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với DN C thì DN D nhận thấy không có căn cứ điểm giám đốc nhân danh DN D ký Biên bản thoả thuận ba bên ngày 4/12/1997. Trưởng văn phòng đại diện của Cty A đã xuất trình cho Trọng tài Giấy uỷ quyền của Cty A, uỷ quyền cho ông giải quyết mọi vấn đề và yêu cầu Trọng tài điều chấp nhận thẩm quyền của ông tại phiên họp.
Phán quyết của Trọng tài:
Nghĩa vụ trả tiền hàng cho người xuất khẩu: Trên thực tế, DN VN D muốn nhập hàng của Cty A để bán trên thị trường VN, nhưng DN D khi đó không có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, cho nên đã uỷ thác nhập khẩu cho DNC. DN C đã ký hợp đồng nhập khẩu với Cty A. Hàng về VN, DN C đã nhận hàng và giao hàng đó cho DN D. Như vậy, Cty A đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng cho nên có quyền đòi DN C trả tiền hàng. DN C là người trực tiếp ký hợp đồng nhập khẩu với Cty A nên phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho Cty A. Còn DN D là người ký hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với DN C thì DN D phải trả tiền hàng cho DN C. DN D không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trực tiếp cho Cty A nước ngoài, trừ khi có thoả thuận hợp pháp khác.
Ví dụ 2.Tranh chấp do không mở L/C
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn, một Cty Hồng Kông, đàm phán ký kết hợp đồng với bị đơn, một doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi thống nhất được với nhau hàng hoá và giá cả, bị đơn đã chuyển cho nguyên đơn một hợp đồng mẫu mà bị đơn đã ký với bạn hàng nước ngoài trước đây để nguyên đơn tham khảo soạn thảo các điều khoản của hợp đồng. Sau đó, nguyên đơn và bị đơn đã chính thức ký hợp đồng mua bán (ngày 6/12/1992), theo đó nguyên đơn bán cho bị đơn 10.000 MT ( 5% UREA với giá 215 USD/MT CFR cảng Quy Nhơn, L/C phải được mở chậm nhất ngày 15/12/1996, quá hạn này mà chưa mở bên mua phải nộp phạt 3% trị giá hợp đồng, tiền phạt này phải được trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C, người bán phải giao hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở L/C. Ngày 8/12/1996, bị đơn đã gửi cho nguyên đơn bản dự thảo giấy yêu cầu mở L/C với một số điểm khác biệt so với các điều khoản của hợp đồng đã ký và đề nghị nếu nguyên đơn chấp nhận thì bị đơn sẽ mở L/C. Ngày 10/12/1996, nguyên đơn gửi trả bị đơn bản dự thảo giấy yêu cầu mở L/C, trong đó chỉ đồng ý ba điểm sửa đổi, từ chối việc sửa đổi bốn điểm khác. Bị đơn lại tiếp tục đàm phán đề nghị nguyên đơn chấp nhận bốn điểm sửa đổi còn lại. Đến ngày 14/12 /1996, nguyên đơn trả lời dứt khoát là không đồng ý với bốn điểm sửa đổi đó. Đến ngày 20/12/1996, bị đơn vẫn chưa mở L/C nên nguyên đơn điện khiếu nại đòi bị đơn nộp phạt ngày 3% trị giá hợp đồng với số tiền 64.500 USD theo đúng quy định của hợp đồng.
Bị đơn từ chối yêu cầu này của nguyên đơn với lý do là nguyên đơn không đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu mà bị đơn đã chuyển cho Cty trước khi chính thức ký kết hợp đồng và không thiện chí trong việc đàm phán để tiếp tục hợp đồng.
Sau nhiều lần thương lượng (trong đó nguyên đơn đã đồng ý giảm một phần tiền bồi thường) nhưng không đạt kết quả, nguyên đơn kiện bị đơn ra trọng tài đòi nộp phạt 64.500 USD.
Phán quyết của trọng tài:
Trong bản giải trình, bị đơn trình bày rằng bị đơn chỉ đồng ý ký kết hợp đồng với điều kiện hợp đồng đó tuân thủ hợp đồng mẫu mà bị đơn chuyển cho nguyên đơn. Việc trên thực tế bị đơn đã ký vào hợp đồng với những điều khoản khác là do bị đơn không thạo tiếng Anh (mà hợp đồng lại được ký bằng tiếng Anh). Uỷ ban trọng tài cho rằng các điều khoản trong hợp đồng là do các bên thoả thuận với nhau. Trong vụ việc này, việc nguyên đơn đưa hay không đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như hợp đồng mẫu do bị đơn chuyển cho đó là quyền của nguyên đơn. Bị đơn có quyền chấp nhận hoặc từ chối hợp đồng do nguyên đơn soạn thảo. Trước khi ký hợp đồng cần phải đọc kỹ nội dung hợp đồng, nếu không đồng ý thì bị đơn có quyền không ký. Một khi đã ký vào bản hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó. Vì thế lý do "không thạo tiếng Anh" không phải là một căn cứ hợp pháp cho việc không mở L/C (không thực hiện hợp đồng). Sau khi hợp đồng đã được ký, mọi thay đổi, bổ sung hợp đồng phải được làm bằng văn bản, có chữ ký của hai bên. Một bên không thể bằng đề nghị đơn phương của mình mà sửa đổi hợp đồng ban đầu. Do đó, bị đơn không thể viện dẫn lý do nêu trên để từ chối mở L/C. Trên thực tế bị đơn không mở L/C đúng hạn thì phải có nghĩa vụ mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng. Không mở L/C đúng hạn, bị đơn phải nộp phạt theo đúng quy định của hợp đồng.
Từ những điều phân tích trên, trọng tài ra phán quyết buộc bị đơn phải nộp phạt cho công ty Hồng Kông 64.500 USD.
Bình luận và lưu ý:
Khi chính thức ký kết các hợp đồng, các bên được suy đoán là đã tự nguyện chấp thuận tất cả các điều khoản trong hợp đồng đó và có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng đó. Vì thế, khi ký kết các bên phải cẩn trọng xác định chính xác các nội dung của hợp đồng. Nếu hợp đồng được ký bằng tiếng nước ngoài thì các bên phải có chuyên gia trong lĩnh vực này để đảm bảo hợp đồng ký kết phản ánh đúng ý chí của mình. Một khi hợp đồng đã ký kết, việc sửa đổi phải được sự thống nhất của các bên. Một bên không thể tự mình đơn phương sửa đổi hợp đồng.
II. Các phương án đề phòng rủi ro.
2.1 Đề xuất các phương án trên lý thuyết
2.1.1. Phương án đề phòng rủi ro trong quá trình vận chuyển
Khi thương lượng để ký kết hợp đồng, nhà xuất khẩu thỏa thuận được hình thức giao hàng tại xưởng là có lợi nhất, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Nếu thỏa thuận theo hình thức F, C nhà xuất khẩu vẫn có lợi thế. Do đó, nhà xuất khẩu nên đàm phán để sử dụng điều khoản CIF hoặc FOB. Trong việc thực hiện phương thức CIF, các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển sẽ được bảo hiểm với mức tối thiểu là 110% giá trị lô hàng. Hình thức FOB, sau khi giao hàng trên boong, nghĩa vụ của người bán chấm dứt, tránh được các rủi ro trong quá trình vận chuyển đến cảng đích.
Trong trường hợp nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng theo hình thức D (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP), nhà xuất khẩu phải chịu mọi rủi ro mất mát hư hại đối với hàng hóa cho đến tận thời điểm hàng được giao. Đối với trường hợp này, người bán nên mua bảo hiểm cho hàng hóa, và kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển để đảm bảo hàng đưa đến nơi đến trong điều kiện tốt nhất.
2.1.2. Đề phòng rủi ro trong tỷ giá: sử dụng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế option, future, forward.
Giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải thỏa thuận tỉ giá chuyển đổi, dựa theo tỉ giá quy định của ngân hàng nào đó, là tỉ giá bán ra hay mua vào, việc chuyển đổi tỷ giá thực hiện tại thị trường nước người mua hay người bán.Người bán nên thương lượng chọn đơn vị tiền tệ mạnh, ít bị biến động để đảm bảo lợi nhuận.
Đối với góc độ nhà xuất khẩu, có 4 phương án chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá:
Thả lỏng không phòng chống
Dùng hợp đồng Forward
Một nửa thả lỏng, một nửa dùng Forward
Dùng hợp đồng option
Việc phân tích các phương án trên chúng tôi sẽ nêu rõ ở phần dự toán chi phí cho các phương án.
2.1.3. Các phương án đề phòng rủi ro trong quá trình thanh tóan.
Tinh thần của nhà xuất khẩu trong việc đề ra các phương án đề phòng và giải quyết các rủi ro trong thanh tóan là phải nắm được quyền kiểm sóat hàng hóa, đảm bảo đầu ra cho hàng hóa trong tình huống xấu nhất là nhà nhập khẩu không chấp nhận hàng; đồng thời phải đảm bảo nguồn vốn cho các dự án sản xuất tiếp theo trong thời gian chờ đợi thanh tóan.
Như đã nêu ở phần các rủi ro khi thực hiện phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T), ghi sổ (open account), nhờ thu trơn (clean collection) hay nhờ thu kèm chứng từ trường hợp chứng từ đổi lấy cam kết trả tiền sau (D/A), nhà xuất khẩu hòan tòan mất quyền kiểm sóat hàng hóa và việc thực hiện chi trả phụ thuộc hòan tòan vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro trong quá trình thương lượng hợp đồng công ty cần chú ý việc:
- Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?…
- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc…
- Chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…
Về phương thức L/C :
Để tránh các trường hợp giả mạo L/C, ngân hàng chấp nhận chi trả L/C bị phá sản hay các tranh chấp về nội dung của L/C công ty cần chú trọng:
+ Công tác kiểm tra tình hình tài chính, họat động sản xuất kinh doanh của đối tác kĩ càng khi kí hợp đồng.
+ Lựa chọn và chỉ định các ngân hàng có uy tín đứng ra chấp nhận thanh tóan hoặc bảo lãnh.
+ Đặc biệt lưu cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.
Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không được trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra cơ sở pháp lý điều chỉnh L/C thông thường là UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995. Do vậy cần đánh giá hình thức và nội dung của L/C trên cơ sở luật áp dụng.
Về mặt nội dung của L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thường là thư tín dụng không hủy ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu được xác nhận thì càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thương mại; hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm.Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không có khả năng thực hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong trường hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hướng giải quyết như nhà xuất khẩu soạn thư bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C… hoặc chuyển sang phương thức thanh toán khác như phương thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trả tiền bằng điện…
Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật áp dụng sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
2.1.4. Về các rủi ro thiếu vốn trong quá trình chờ thanh tóan hoặc thiếu vốn để sản xuất hàng hóa theo hợp đồng: nhà xuất khẩu nên chủ động áp dụng các biện pháp chiết khấu hối phiếu, chiết khấu thư tín dụng, bao thanh tóan,…
Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng phương thức bao thanh toán như là một công cụ tài chính hỗ trợ vốn sản xuất cho doanh nghiệp và cũng là phương án tối ưu cho phòng chống các rủi ro về thiếu vốn.
Bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay.Nói cách khác, bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu.
Ngoài ra, nghiệp vụ bao thanh toán còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài.
Sơ đồ Bao thanh toán xuất nhập khẩu:
1.Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu với ngân hàng thanh toán xuất khẩu.
2. Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu.
3.Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
4. Nhà xuất khẩu giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu.
5.Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. ứng trước cho nhà xuất khẩu.
6. Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu. khi đến hạn thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu – đối tác của ngân hàng thanh toán xuất khẩu.
7. Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xuất khẩu.
III. Phân tích các phương án và lựa chọn phương án tối ưu
3.1. Phương thức giao nhận theo CIF và FOB
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn, được tiền giảm giá hay hoa hồng từ các công ty vận tải hoặc công ty bảo hiểm… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
Nhà xuất khẩu chủ động trong việc giao hàng: đối với điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng nên nhà xuất khẩu chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm F, nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định và đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho.
3.2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Đặc trưng là một công ty xuất khẩu hàng may mặc thu ngoại tệ, do đó rủi ro về tỷ giá là không thể tránh khỏi. để phòng ngừa rủi ro này Công ty có thể đứng trước các lựa chọn sau:
Thả lỏng không phòng chống
dùng hợp đồng Forward
một nửa thả lỏng, một nửa dùng Forward
dùng hợp đồng option
Ta có thể dự đoán chi phí để phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở các phương án như sau:
Tỷ giá
Chi phí trên 1USD
thả lỏng không phòng chống
phòng chống bằng forward
một phần thả lỏng, một phần dùng forward
dùng hợp đồng option
18840
200
0
100
100
18880
160
0
80
100
18920
120
0
60
100
18960
80
0
40
100
19,000
40
0
20
100
19,040
0
0
0
100
19,080
0
40
20
60
19,120
0
80
40
20
19,160
0
120
60
0
19,200
0
160
80
0
19,600
0
560
280
0
Nếu thả lỏng không phòng chống:
Giả sử tỷ giá USD/VND thực hiện trong hợp đồng là 19040, thì khi thực hiện hợp đồng, nếu tỷ giá tăng thì công ty sẽ không bị thiệt hại, do đó chi phí cho việc phòng ngừa rủi ro này là bằng 0. nhưng giả sử vào lúc đó tỷ giá trên thị trường giảm mạnh và giảm dưới mức 19040 thì lúc này công ty sẽ phát sinh chi phí, chi phí là một dạng chi phí ẩn, lúc này mới phát sinh và được tính toán như bảng trên.
Nếu công ty phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng Forward với một ngân hàng nào đó, Vietcombank chẳng hạn, tỷ giá thực hiện là 19040. Như vậy nếu lúc thực hiện hợp đồng, tỷ giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện thì Công ty không bị thiệt hại gì. Nhưng khi tỷ giá thị trường lớn hơn 19040 thì công ty sẽ bị thiệt hại và đây cũng là một khoản chi phí mà cho việc thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Nếu Công ty áp dụng hình thức 50% thả lỏng không phòng ngừa, 50% dùng Forward thì chi phí mà công ty phải chịu là tổng hợp của chi phí của hai hình thức trên : 50% chi phí thả lỏng + 50% chi phí dùng Forward
Nếu công ty sử dụng hình thức hợp đồng Option và tỷ giá thực hiện là 19040, chi phí cho mỗi quyền chọn giả sử là 100VND/1USD. Lúc đó công ty sẽ phải chịu chi phí cho trường hợp này như trên bảng.
Tất cả các chi phí được thể hiện trong biểu đồ sau:
3.3. Phòng ngừa rủi ro thanh toán:
Các phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu kèm chứng từ D/P và CAD là các giải pháp hàng đầu cho nhà Xuất khẩu.
Phương thức thanh toán L/C.
Ưu điểm: Đây là phương thức được xem là an toàn nhất đối với nhà xuất khẩu do có sự cam kết trả tiền từ phía ngân hàng.
Hơn nữa nhà xuất khẩu có thể chiết khấu, cầm cố, chuyển nhượng L/C để tạo dòng tiền bổ sung vốn sản xuất kinh doanh. Đây là ưu điểm linh hoạt của L/C.
Nhược điểm:
Chi phí cho giao dịch cũng như thời gian thong báo và chuyển tiền của hình thức tín dụng chứng từ thường cao và lâu hơn các hình thức khác.
Vẫn có nhiều trường hợp:
Giả mạo L/C.
Sửa chữa L/C nhiều lần làm kéo dài thời gian trả tiền, ảnh hưởng đến việc sản xuất gây khó khăn cho nhà xuất khẩu.
Người mua phá sản hoặc ngân hàng chấp nhận chi trả L/C phá sản.
Ngân hàng chấp nhận thanh tóan L/C bị phá sản.
3.4 Phương thức bao thanh toán:
Bao thanh toán mang lại lợi ích
+ Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản. + Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm. + Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ. + Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng, không yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. + Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng.
Phương án tối ưu để giải quyết rủi ro cho công ty.
1. Rủi ro trong quá trình vận chuyển:
Áp dụng hình thức giao giá CIF. Đây là hình thức phổ biến hiện nay. Đối với Thành Công là doanh nghiệp XK hàng dệt may thì đây là một hình thức phù hợp.
Hàng dệt may của Thành Công XK ra nước ngoài chủ yếu là các sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức giao hàng theo giá CIF là đảm bảo cho Thành Công tránh khỏi những rủi ro trong nếu hàng hóa hư hỏng hay biến chất. với việc giao hàng tại cảng, Thành Công sẽ không còn chịu trách nhiệm về hàng hóa một khi đã được giao. Tuy nhiên hình thức này có được đối tác chấp nhận hay không là do sự thỏa thuận giữa hai bên. Và khi thực hiện hình thức này thì tất nhiên Công ty cũng sẽ đánh mất một số quyền lợi của mình trong việc thỏa thuận giá cả.
2. Rủi ro trong thanh toán:
Hiện nay thành công đang áp dụng hình thức thanh toán bằng L/C. Đây là hình thức thanh toán an toàn nhất hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nhất là với Thành Công, thường nhận đơn đặt hàng từ các đối tác mới.
3. Rủi ro tỷ giá:
Có nhiều hình thức cho thành công chọn lựa. Đặc thù một doanh nghiệp XK nên thường lo ngại khi tỷ gia có xu hướng giảm, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thị trường trong và ngoài nước có những biến động rất lớn. Do đó Thành Công nên chọn một trong các hình thức sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn bán hoặc một phần thả lỏng một phần sử dụng forward. Tùy vào từng điều kiện cụ thể của Công ty mà có thể đưa ra một trong các quyết định trên.
4.Đề phòng tình trạng thiếu vốn:
Thành Công nên linh động thực hiện các công cụ chiết khấu, chuyển nhượng chứng từ, bao thanh toán tùy vào tình hình hoạt động của công ty.
Bài học kinh nghiệm.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, rủi ro có thể xuất hiện ở khắp mọi lúc, mọi nơi, mọi khâu trong quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân,… Từ những nghiên cứu, phân tích trên về những rủi ro trong giao dịch mà doanh nghiệp Thành Công có thể gặp phải, chúng ta có` thể rút ra được một số bài học để Thành Công có thể phòng chống và quản trị rủi ro một cách tốt nhất.
Rủi ro về đối tác kinh doanh.
Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng.
Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người nhập khẩu.
Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.
Yêu cầu cả 2 bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như standby L/C, bank Guarantee, Performance Bond,…( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau).
Rủi ro trong đàm phán hợp đồng.
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của quá trình đàm phán. Muốn phòng chống rủi ro thì phải làm tốt từ khâu chuẩn bị đàm phán, khâu này rất quan trọng, cần phải chuẩn bị kỹ về thông tin, năng lực, thời gian, địa điểm, phương án, chiến lược,…đàm phán. Qua điều tra thì ta thấy đây là một khâu yếu của doanh nhiệp Việt Nam do thiếu thông tin, nguồn thông tin không đáng tin cậy hoặc có thông tin nhưng không xử lý và sử dụng được,…đã làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong đàm phán, nghệ thuật đàm phán chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu cán bộ đàm phán không khéo léo, mềm dẻo thì dễ mất khách, ngược lại nếu cán bộ đàm phán không vững vàng thì lại dễ bị khách hàng ép ký những hợp đồng chứa đựng nhiều điều khoản bất lợi.
Để phòng ngừa rủi ro trong khâu đàm phán cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: thông tin, năng lực, thời gian, đại điểm, chiến lược đàm phán,…cần thực hiện tất cả các bước của quá trình đàm phán:
Chuẩn bị
Tiếp xúc
Đàm phán
Kết thúc đàm phán
Rút kinh nghiệm
Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng.
Trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng có thể xuất hiện nhiều rủi ro, với biểu hiện cụ thể : hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho bên ký hợp đồng, thậm chí có thể không thực hiện được hợp đồng. Những sơ hở này có thể có trong mọi phần, mọi điều kiện, điều khoàn của hợp đồng từ phần mở đầu cho đến ký kết hợp đồng. Vì thế cần phải:
Chuẩn bị đàm phán và đàm phán thật tốt.
Ra sức nâng cao thế và lực của doanh nghiệp.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ ngoại ngữ… cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo xuất nhập khẩu, cán bộ đàm phán, đặc biệt là kiến thức về hợp đồng ngoại thương.
Rủi ro trong quá trình tổ chức, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu công tác của quá trình tổ chức, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu: thanh toán, làm thủ tục xuất nhập khẩu, pương tiện vận tải, bảo hiểm cho hàng hóa,…Nhưng tập trung nhiều nhất vào các khâu: thanh toán, giao nhận hàng, giám định, mua và đòi bảo hiểm,…Trước những rủi ro này cần phải:
Soạn thảo, ký kết hợp đồng chặt chẽ, tránh những sơ hở.
Tổ chức thực hiện hợp đồng khoa học.
Nằm vững luật lệ, chủ trương, chính sách, quy định của Nhà Nước về xuất nhập khẩu.
Đào tạo đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ.
Các rủi ro khác.
Như : lựa chọ hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hóa do xếp hàng không đúng quy định. Do đó doanh nghiệp cần phải:
Giành quyền chủ động thuê tàu.
Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý rủi ro trong giao dịch kinh doanh của công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công.docx