Đề tài Quan niệm về gia trưởng dưới góc nhìn của giới

Từ những phân tích đã nêu trên, rõ ràng “Gia trưởng” nó giống như là một căn bệnh thuộc về tư tưởng, nhận thức của con người nhất là ở nam giới, mặc dù gia trưởng không phải là vấn đề nổi lên hang đầu như bạo hành gia đình nhưng nó cũng đủ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.Tuy nhiên để mà có thể chữa trị căn bệnh này thì không phải là dễ, không thể một sớm một chiều có thể làm được như một chuyên gia tư vấn tâm lí của An Việt Sơn đã nói: “tính gia trưởng đã ăn sâu vào máu của người đàn ông, khó có thể thay đổi trong một thời gian ngắn”câu nói này rất là đúng bởi ông cha ta có câu: “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” tính gia trưởng chuyên quyền độc đoán đã ngự trị trong người đàn ông biết bao đời.Tuy nhiên ngày nay dưới tác động của cuộc sống hiện đại văn minh, đề cao bình đẳng giới đã góp phần rất nhiều vào việc thay đổi quan điểm cách sống của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình.

doc11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan niệm về gia trưởng dưới góc nhìn của giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA LỊCH SỬ -----š›&š›----- Đề tài: QUAN NIỆM VỀ GIA TRƯỞNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA GIỚI Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Khá Lớp: Công tác xã hội – K 32 Huế, 04/2011 MỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 5 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu .5 3.2.Khách thể nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 4.1.Phương pháp thu thập và phân tích thông tin …………………………………………….5 4.3.Phương pháp điều tra bằng trao đổi phỏng vấn. 5 B.PHẦN NỘI DUNG 1. Các khái niệm liên quan. 6 1.1. Khái niệm Gia trưởng 6 1.2. Khái niệm Giới. 6 2. Mối quan hệ giữa vấn đề “Gia trưởng” và vấn đề “Giới” 6 3.Vấn đề “Gia trưởng” ở thành phố Huế 7 3.1.Gia trưởng một vấn đề đặc trưng tồn tại lâu đời trong nếp sống gia đình ở thành phố Huế. 7 3.2. Nguyên nhân hình thành tính Gia trưởng “trong gia đình 8 3.2.1. Nguyên nhân khách quan về mặt xã hội 8. 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan về mặt nhận thức. 8 3.3. Tác động của Gia trưởng đối với cuộc sống con người dưới góc nhìn của Giới 9 3.3.1.Tác động tích cực 9 3.3.2.Tác động tiêu cực 10 3.4. Giải pháp để dần dần hạn chế và xoá bỏ tính Gia trưởng độc đoán trong gia đình hiện nay .10 3.4.1. Giải pháp từ phía người phụ nữ trong gia đình 10 3.4.2. Giải pháp từ phía gia đình 10 3.4.3. Giải pháp từ công tác thực hiện bình đẳng giới 11 C.KẾT LUẬN A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Khi chúng ta nghiên cứu hay tìm hiểu về những truyền thống văn hoá và nếp sống gia phong thì không thể không nhắc đến cố đô Huế,một miền đất nổi tiếng đẹp thơ mộng và cổ kính…Huế cũng là kinh đô của Triều Nguyễn thời xưa vì thế mà thành phố Huế mang trong mình những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá như những hệ thống chùa chiền, lăng tẩm Thành quách…hay những câu ca giọng hò ngọt ngào của xứ Huế mà đặt biệt là nhã nhạc cung đình Huế đã được UNSCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loai…Đó là những giá trị văn hoá tuyệt vời mà cha ông đã để lại cho con cháu chúng ta.Tuy nhiên cũng do xuất phát là từ một miền đất của phong kiến nên trong truyền thống văn hoá ứng xử hay trong nhiều phong tục tập quán ở Huế còn tồn tại nhiều quan điiểm tư tưởng còn lạc hậu như:trong nam khinh nữ,mê tín dị đoan…mà trong đó một trong những vấn đề nổi lên đặc trưng hàng đầu đó là “Gia trưởng”hay bệnh gia trưởng ở nam giới.Vì thế mà chúng ta không ngạc nhiên khi có rất nhiều người đến từ những tỉnh thành khác nhận xét rằng: “con trai Huế rất gia trưởng và bảo thủ”và tôi là một người con trai Huế chính gốc cũng đã từng nếm trải cái cảm giác có phần tủi nhục về những lời nhận xét đó mà khó có thể biện minh bởi đây là một thực tế bởi nó đã tồn tại từ lâu đời và đã in sâu như một chuyên gia tư vấn của An Việt Sơn đã nói: “tính gia trưởng đã ăn sâu vào máu của người đàn ông…”nếu đứng ở góc độ nhìn của Giới thì vấn đề gia trưởng chính là biểu hiện của hiện tượng bất bình đẳng giới vì trong gia đình có người đàn ông gia trưởng thì người phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng chiu thiệt thòi bởi do sự thống trị về mặt quyền uy và quyền quyết định tất cả mọi việc trong gia đình, điều này có thể là được chấp nhận trong chế độ phong kiến thống trị bất công tuy nhiên nó không thể được chấp nhận trong thời đại công bằng dân chủ ngày nay.Vấn đề gia trưởng tưởng chừng như là viêc riêng của từng gia đình nhưng kì thực nó như là một căn bệnh tư tưởng lan truyền từ người này sang người khác,từ gia đình này sang gia đình khác nó ăn sâu vào trong tâm tưởng con người có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình đặt biệt là thân phận của người phụ nữ, làm cản trở chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này là rất là thiết thực để từ đó mà đề ra những giải pháp dể dần dần hạn chế tiến tới xoá bỏ căn bệnh gia trưởng này,thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Đó cũng là mà tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu,tìm hiểu về vấn đề gia trưởng dưới góc nhìn của Giới nhằm giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn sâu hơn vê “tính gia trưởng”trong gia đình ở thành phố Huế nói riêng và của cả nước nói chung để từ đó có cơ sở đê ra các giải pháp hữu hiệu nhất để dần thay đổi,xoá bỏ vấn đề này trong cuộc sống của con người,tạo điều kiện nâng cao vị trí vai trò của người phụ nữ trong gia đình thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới không chỉ ở phạm vi thành phố Huế mà tiến ra những tỉnh khác vùng khác và trên phạm vi cả nước. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Quan niệm vấn đề gia trưởng dưới cái nhìn của Giới. 3.2.Khách thể nghiên cứu: - Các gia đình đang sinh sống trên địa bàn thành phố Huế 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập và phân tích thông tin: Qua tài liệu, sách báo, truyền hình,mạng internet… 4.2.Phương pháp quan sát: Thông qua thực tế cuộc sống và trải nghiệm bản thân đã quan sát được những biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của những thành viên trong gia đình đặt biệt là của những người đàn ông có biểu hiện gia trưởng trong các gia đình ở Huế. 4.3. Phương pháp điều tra bằng cách trao đổi phỏng vấn: Qua các cuộc trò chuyện, hỏi đáp với những người trong gia đình và với mọi người xung quanh đặt biệt là với những người có nhiều kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống mà ta thu thập được những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. B.NỘI DUNG 1. Các khái niệm liên quan: 1.1. Khái niệm Gia trưởng: Gia trưởng theo tiếng anh là “Patriarchy”từ này bắt nguồn từ patriarchic tiếng Hy Lạp co nghĩa là quyền ở người cha. Thuật ngữ gia trưởng dùng để chỉ sự chuyên quyền của nam giới lãnh đạo trong gia đình.Tuy nhiên trong thời hiện đại từ này thường được dung để ám chỉ hệ thống xã hội mà trong đó đàn ông nắm quyền lực đồng thời bóc lột thống trị phụ nữ. Gia trưởng hiểu theo nghĩa đơn giản là chủ nhà,thủ trưởng gia đình là nhà quản trị dòng họ còn gia trưởng nếu được định nghĩa một cách khoa học hơn là: Gia trưởng là một hệ thống xã hội trong đó nam giới gữi vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu với tổ chức xã hội đồng thời là nơi mà người cha có quyền lực đối với người phụ nữ,trẻ em và tài sản. Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắm quyền lực và phụ nữ phải chịu lệ thuộc. Còn những người theo chủ nghĩa nữ quyền thì cho rằng gia trưởng là một hệ thống xã hội bất công có tính đàn áp với phụ nữ. Trong lý thuyết về nữ quyền thì khái niệm gia trưởng bao hàm tất cả những cơ học xã hôi giúp tái sản sinh và tạo ra sự thống trị ở nam giới. 1.2. Khái niệm về Giới: Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ bộ môn nhân loại học nói đến vai trò trách nhiệm, quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia nguồn va lợi ích khác. Chúng ta sẽ học được những đặc tính về giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của chúng ta. 2. Mối quan hệ giữa vấn đề”Gia trưởng” và vấn đề “Giới” Hai vấn đề này tuy ý nghĩa mỗi bên khác nhau nhưng lại có mối liên quan lẫn nhau đặt biệt “Giới” là một phạm trù có nội hàm rộng vì trong “giới”có vấn đề “gia trưởng” trong đó,vì “gia trưởng là ám chỉ đến vai trò mang tính quyền lực của người đàn ông, còn “giới”nó quy định vai trò của mỗi con người trong xã hội nhưng nó rông lớn hơn vì thế nếu thực hiện tốt công tác về “giới” thì sẽ hạn chế được “tính gia trưởng”vì gia trưởng chính là một biểu hiện của việc bất bình đẳng giới trong gia đình.Chính vì thế sẽ rất là hợp lí nếu như chúng ta nghiên cứu vấn đề “gia trưởng” đứng trên góc nhìn của “giới”để từ đó sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận cả hai vấn đề một cách toàn diện hơn, thấu đáo hơn. 3. Vấn đề “Gia trưởng” ở thành phố Huế 3.1. Gia trưởng một tư tưởng nam quyền đặc trưng tồn tại lâu đời trong nếp sống gia đình ở thành phố Huế Trong tất cả các tỉnh thành trong cả nước thì thành phố Huế là một trong những miền đất rất đề cao sự uy quyền của người đàn ông cũng như rất coi trọng lễ nghĩa tôn ti trật tự trong gia đình. Ở Huế thì vai trò của người đàn ông đặt biệt là “con trai trưởng” rất được đề cao và coi trọng điều đó hình thành nên tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Hầu như bất cứ gia đình nào ở Huế cũng rất mong sinh được con trai để trước hết là nối dõi tông đường và thứ hai là chăm lo việc thờ cung tổ tiên dòng họ, mỗi người con trai Huế được sinh ra hầu như đều được truyền thụ tính gia trưởng vào trong mình theo nhiều cách khác nhau, trong gia đình họ luôn thể hiện sự chuyên quyền độc đoán và sự bảo thủ của mình trong hầu như mọi sinh hoạt trong gia đình lẫn ngoài xã hội như những lời nhận xét “con trai Huế gia trưởng và bảo thủ” người vợ trong gia đình mang vai trò phục tùng, cam chiu trước mọi mệnh lệnh, yêu cầu từ phía người chồng. Khi một nàng dâu về nhà chồng tất cả họ đều phải học cách chiều chồng chăm lo hết mực cho chồng từ việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình, chồng bảo gì phải nghe nấy, họ hầu như không có tiếng nói riêng của mình nếu bị chồng đánh đập đành phải chịu, từ những điều đó cho thấy người đàn ông gia trưởng trong gia đình có vai trò tuyệt đối trong mọi việc. Điều này từ lâu đã trở thành một nếp sống gia trưởng ăn sâu vào trong tư tưởng nhận thức của người dân xứ Huế nhất là ở những miền quê những vùng nông thôn. Tính gia trưởng tồn tại phổ biến ở độ tuổi trung niên vì thế hệ này chịu ảnh hưởng lớn về tính gia trưởng của cha ông xưa, thời kì mà sự bất bình đẳng giới tồn tại nặng nề trong xã hội. Tuy nhiên cuộc sống hiện nay dưới sự tác động của những luồng văn hoá mang tính dân chủ, tư tưởng bình đẳng nhận thức của con người nhất là thế hệ trẻ hôm nay đã ít nhiều có những sự thay đổi tích cực họ dần có thái độ thoáng hơn, giảm được tính gia trưởng của mình, đó là những biến chuyển tích cực tuy nhiên để có thể xoá bỏ hoàn toàn tính gia trưởng thì không phải là chuyện một sớm một chiều, nó cần cả một quá trình tích cực vận động để thay đổi. Điều này đặt ra nhiệm vụ không chỉ cho các nhà thực hành nghiên cứu xã hội mà còn toàn thể cộng đồng. 3.2. Nguyên nhân hình thành tính Gia trưởng trong gia đình: 3.2.1. Nguyên nhân khách quan về mặt xã hội - Gia trưởng thường gắn liền với quyền lực của người đàn ông trong gia đình nên nó phải xuất phát từ chế độ phụ quyền của phong kiến thời xưa. Huế là một kinh đô của Triều Nguyễn nên những tư tưởng phong kiến như nam quyền hay gia trưởng còn tồn tại giai dẳng đến ngày nay. - Do truyền thống gia trưởng của các thế hệ trong gia đình ví dụ như con cháu bị tập nhiễm tính gia trưởng từ các bậc ông ,cha, chú, bác…của họ. - Do nếp sông gia phong đặt biệt là ở Huế rất coi trọng lễ nghĩa, tôn ti trật tự thứ bậc trong gia đình như “trên kính dưới nhường”,cha bảo thì con phải vâng, chồng bảo thì vợ phải nghe, “cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đấy”. - Công tác thực hiện bình đẳng giới chưa thực sự ăn sâu vào trong nhận thức của người dân, hiện tượng “trọng nam khinh nữ”vẫn còn phổ biến, tính gia trưởng vẫn còn “nằm trong máu của người đàn ông” khó mà xoá được. - Một nguyên nhân nữa đó là xã hội chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này do đó cũng không có nhiều hoạt động tuyên truyền để xoá bỏ dần căn bệnh gia trưởng của “đấng mày râu” cũng như nâng cao được công tác bình đẳng giới. 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan về mặt nhận thức: - Tính gia trưởng xuất phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”luôn coi trọng và đề cao vai trò của người đàn ông, con trai trong gia đình mà hạ thấp thân phận của người phụ nữ do đó làm cơ sở để tính gia trưởng của đàn ông khống chế gia đình. - Từ xưa đến nay nam giới luôn được xem là phái mạnh, ngay từ nhỏ đã được bố mẹ dạy dỗ làm thế nào để trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, trụ cột trong gia đình nên dần dần hình thành nên tính gia trưởng ở mỗi người đàn ông. -Do hầu hết vị trí chủ hộ đều dành chon nam giới, người phụ nữ ít đảm nhận vai trò này nên vô hình chung đã tạo nên một sự trao quyền quản lý mọi việc trong gia đình cho người đàn ông, ngộ nhận vai trò tuyệt đối của người đàn ông điều này cũng góp phần hun đúc tính gia trưởng trong họ. - Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, người nam giới thường phải đảm đương những vai trò lớn và quan trọng ví dụ như những người đàn ông có tài năng giữ những chức vụ cao như Giám đốc, quản lý…thì trong nhận thức của họ luôn có ý thức đề cao và khẳng định bản thân mình trước người phụ nũ từ đó hình thành tâm lí áp đặt, coi thường khả năng của người phụ nữ thiết lập nên tính gia trưởng gia truyền của mình. - Mặc dù gia trưởng là căn bệnh tư tưởng chuyên quyền của nam giới nhưng có thể thấy rằng chính thân phận cam chiu, phục tùng máy móc của người phụ nữ truyền thống ở Huế khiến cho người đàn ông “được đà lấn tới”họ càng thể hiện tính chuyên quyền của bản thân mình. 3.3. Tác động của vấn đề “Gia trưởng” đối với đời sống hiện nay dưới góc nhìn của “Giới”: Trong cuộc sống thì hầu như bất cứ cái gì cũng có hai mặt của nó, vấn đề “gia trưởng” cũng vậy nó chứa đựng cả mặt tốt,mặt xấu, tích cưc lẫn tiêu cực. Gia trưởng là một tư tưởng nó gắn liền với cuộc sống con người, nó tác động đến cuộc sống của con người cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực của nó vẫn lớn hơn. 3.3.1. Tác động tích cực: - Nếu trong một gia đình có người gia trưởng thì sẽ góp phần giữ được sự nề nếp tôn ti trật tự các thứ bậc trong gia đình, ở đó con cái sẽ tuân thủ vâng lời cha, người vợ sẽ trở nên chịu thương chịu khó chăm lo chu đáo vẹn toàn cho chồng cho con. - Người gia trưởng được ví như một thủ lĩnh, anh ta sẽ có khả năng phát huy hết năng lực và trọng trách để đảm bảo cuộc sống gia đình cả về mặt kinh tế lẫn truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình và dòng họ. - Trong một gia đình gia trưởng thì việc giáo dục con cháu trong gia đình có nề nếp và hiệu quả hơn vì các thế hệ con cháu,anh em trong một nhà sẽ sống với nhau hoà thuận, lễ nghĩa trước sự dạy dỗ nghiêm khắc của người cha. Các thế hệ con cháu thời xưa đã chứng minh được điều đó. 3.3.2. Tác động tiêu cực: - Trước hết tính gia trưởng chính là biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, gia trưởng nó hạn chế vai trò chức năng của người phụ nữ, biểu hiện của sự coi thường khả năng của người phụ nữ khiến họ không phát huy được năng lực của mình. - Rất nhiều thân phận người phụ nữ sống trong gia đình gia trưởng họ cam thấy bi áp lực,mất tự do, dễ lâm vào trạng thái căng thẳng stress…làm tổn hại đến sức khoẻ của người phụ nữ. - Gia trưởng là mối nguy cơ tiềm ẩn của vấn nạn bạo hành gia đình, khi một người là gia trưởng thì họ luôn áp đặt người vợ và con cái phải làm theo ý muốn của mình, nếu họ không làm theo thì có nguy cơ bị người cha đầy uy quyền đánh đập, áp bức… - Nam giới tổn thọ vì tính gia trưởng.Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã tiến hành tìm hiểu, phân tích các số liệu về tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi và tỉ lệ tử vong ở nam giới được thu thập từ 51 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Bắc và Nam Mỹ…kết quả là tuổi thọ trung bình của những người phụ nữ bị ngược đãi (đồng nghĩa với sự phổ biến của tư tưởng gia trưởng) luôn cao hơn nam giới. Điều này cũng dễ hiểu vì những người áp đặt,gia trưởng không chỉ làm tổn thương đến người phụ nữ bị ngược đãi mà còn làm tổn thương chính bản thân người mang dòng máu gia trưởng đó. - Gia trưởng cũng là một trong những nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình nhất là những cặp vợ chồng trẻ, nhiều người vợ lúc chưa lấy nhau thì yêu nhau thắm thiết đến khi kết hôn rồi thì không thể chấp nhận được tính gia trưởng của chồng. - Bệnh gia trưởng nếu nhìn ở phạm vi rộng thì nó sẽ là một trong những tác nhân cản trở việc thực hiện chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà Nước. - Gia trưởng làm chậm sự tiến bộ và công bằng xã hội vì vai trò và khả năng của người phụ nữ khó có thể phát huy, họ luôn núp sau cái bóng của người chồng độc đoán. 3.4. Giải pháp để dần dần hạn chế và xoá bỏ tính gia trưởng độc đoán trong gia đình tiến tới thực hiện tốt công tác bình đẳng giới: 3.4.1. Giải pháp từ phía người phụ nữ trong gia đình: - Trước tiên người vợ phải thể hiện được giá trị và vai trò của bản thân trong gia đình. Luôn nhớ rằng mình có quyền bình đẳng và có tiếng nói riêng, không nên sống phụ thuộc và cam chịu kẻo sẽ làm tính gia trưởng của chồng tăng thêm. - Người vợ cần phải nâng cao vị thế của mình như:trình độ hiểu biết, kỹ năng làm vợ và có cách sống tích cực hơn. - Trò chuyện khéo léo tế nhị, chỉ cho người đàn ông trong gia đình biết nếu anh ấy gia trưởng. - Tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía gia đình đoàn thể, các trung tâm tư vấn khi một mình không xoay chuyển nổi vấn đề. 3.5.2. Giải pháp từ phía gia đình: - Ông, bà, cha, mẹ trong gia đình phải xây dựng được một bầu không chí gia đình có văn hoá có nề nếp, hạnh phúc,trong đó cha mẹ sống hoà thuận để cho các con noi theo. - Quan tâm giáo dục con biết tôn trọng người khác đặt biệt là đối với bạn khác giới để ngăn ngừa tư tưởng trọng nam khinh nữ - Cả người vợ và người chồng phải cùng nhau chia sẻ vai trò trách nhiệm trong gia đình tránh tình trạng chuyên quyền độc đoán, gia trưởng. 3.5.3. Giải pháp từ công tác thực hiện bình đẳng giới: - Đưa nội dung “Gia trưởng” vào trong chính sách bình đẳng đẳng giới nhằm giúp mọi người hiểu hơn về gia trưởng cũng như những cái tiêu cực của nó để từ đó thay đổi nhận thức xoá bỏ tính gia trưởng ở nam giới. - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền ở ừng địa phương để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. - Đẩy mạnh các hoạt động thi đua văn hoá xây dựng nếp sống gia đình văn minh không gia trưởng. - Tổ chức nhiều lớp tập huấn giảng dạy về kỹ năng làm cha làm mẹ, kỹ năng làm vợ…trong cộng đồng. - Tổ chức nhiều cuộc đàm thoại trao đổi về vấn đề gia trưởng trên các kênh thông tin như phát thanh truyền hình… nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người nhất là nam giới để hạn chế xoá bỏ tính gia trưởng của họ. - Tổ chức nhiều hơn nữa các trung tâm tư vấn tâm lý trong cộng đồng đặt biệt ở các vùng nông thôn, miền núi… - Đẩy mạnh hoạt động của các phong trào như hội phụ nữ tại từng địa phương C. KẾT LUẬN Từ những phân tích đã nêu trên, rõ ràng “Gia trưởng” nó giống như là một căn bệnh thuộc về tư tưởng, nhận thức của con người nhất là ở nam giới, mặc dù gia trưởng không phải là vấn đề nổi lên hang đầu như bạo hành gia đình nhưng nó cũng đủ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.Tuy nhiên để mà có thể chữa trị căn bệnh này thì không phải là dễ, không thể một sớm một chiều có thể làm được như một chuyên gia tư vấn tâm lí của An Việt Sơn đã nói: “tính gia trưởng đã ăn sâu vào máu của người đàn ông, khó có thể thay đổi trong một thời gian ngắn”câu nói này rất là đúng bởi ông cha ta có câu: “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” tính gia trưởng chuyên quyền độc đoán đã ngự trị trong người đàn ông biết bao đời.Tuy nhiên ngày nay dưới tác động của cuộc sống hiện đại văn minh, đề cao bình đẳng giới đã góp phần rất nhiều vào việc thay đổi quan điểm cách sống của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình.Qua quan sát thực tế,cũng như tôi được trò chuyện, phỏng vấn với các bạn trẻ nhất là lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hôm nay thì kết đáng mừng đó là nhận thức của họ đã tiến bộ hơn thế hệ cha ông ta rất nhiều, họ biết tôn trọng giá trị và khả năng của người phụ nữ, phong cách sống thoáng hơn ít mang tính chất áp đặt gia trưởng hơn đó là những cơ sở thuận lợi về mặt nhận thức của con người để góp phần thực hiện công tác bình đẳng giới có hiệu quả không chỉ ở phạm vi thành phố Huế mà còn trên phạm vi toàn quốc, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết kết hợp giữa nhận thức của con người cùng với những giải pháp hữu hiệu để tích cực hạn chế, thay đổi xoá bỏ tính gia trưởng độc đoán của người đàn ông, ngày càng nâng cao vị thế của người phụ nữ Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng thay đổi không chỉ ở mỗi người đàn ông, phụ nữ trong gia đình mà còn cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ phía các cá nhân, tổ chức xã hội cũng như cả cộng đồng. ------------------------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgia_truong_7221.doc