Đề tài Quan trắc chất lượng nước mưa tại thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra trong nươc mưa còn chứa bụi chứa kim loại năng như Zn, Fe, Cu, Pb những kim loại này phát trinh tại các khu công nghiệp, trong khói xe của các phương tiện giao thông, tại các làng nghề tái chế kim loại. Nước mưa là loại nước mềm (vì không có các muối khoáng Ca, Mg) cho nên độ hòa tan xà phòng kéo dài - giặt quần áo và rửa các dụng cụ bằng xà phòng không thích hợp (rửa tay xà phòng với nước mưa tay cứ nhờn mãi). Đặc biệt nhiều người thích dùng nước mưa pha trà chính vì nước mưa không chứa những muối khoáng làm ảnh hưởng đến chất lượng hương vị trà như muối natri clorua, muối sắt, các muối sulfat, phosphat,. có nhiều trong nước sông, nước giếng.

docx17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2978 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan trắc chất lượng nước mưa tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA MÔI TRƯỜNG ˜&™ ĐỀ TÀI : QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD : Ths Đặng Thị Thanh Lộc Nhóm 10 Trần Thị Tuyền Nguyễn Thị Yến Phạm Thị Thu Thảo Hồ Thị Thu Thảo Khương Thị Nhạn Nguyễn Thị Khánh Hòa Huế, tháng 4 năm 2013 CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN 1.1. Vai trò của nước mưa. Nước tự nhiên được coi là nguồn tài nguyên vô giá đối với con người. Với các quốc gia phát triển, tài nguyên nước đóng vai trò vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong việc khai thác, sử dụng và quản lý với quy mô lớn. Ngược lại, đối với những quốc gia chậm phát triển hoặc các nước đang phát triển, vai trò của nước vẫn chưa được nhận thức rõ ràng, song hành với điều đó là việc sử dụng lãng phí và ít có động thái để bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn khoáng sản quý báu này. Trong tình trạng nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, nước mưa là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cần được nghiên cứu sử dụng nhằm tránh sự lãng phí. Nước bổ sung cho nguồn dự trữ nước mặt và nước ngầm vốn đã thiếu hụt sau quá trình sử dụng theo chu kỳ mà còn có tác dụng giữ áp suất địa tĩnh chống sụt lún vùng đô thị.Nước mưa cũng pha loãng nguồn nước bị ô nhiễm nặng để phục hồi các quá trình hóa học và sinh học. Nước mưa còn có tác dụng rửa trôi các chất ô nhiễm trong môi trường bề mặt và mang chúng ngấm vào đất. 1.2. Mục đích quan trắc nước mưa. Phân tích chất lượng nước mưa là một trong những bước cơ bản để xác định các thông số. Từ đó có thể tận dụng nguồn nước mưa theo những mục đích cụ thể khác nhau tùy vào yêu cầu chất lượng nhằm tận dụng tối đa nguồn nước, tránh để nước mưa chảy tràn một cách lãng phí. Đồng thời hạn chế việc thoát nước không kịp vào mùa mưa, giảm bớt áp lực đối với hệ thống thoát nước trong các thành phố cũng là giảm bớt sự ô nhiễm nước bề mặt khi nước này chảy tràn ra sông, kênh, rạch, ao, hồ...; một phần có thể đưa nguồn nước mưa trở lại tự nhiên theo vòng tuần hoàn của nó. Quan trắc chất lượng nước mưa để phân tích là tiền đề để triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực Môi trường Không Khí về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa. Từ kết quả phân tích có thể cho ta một cái nhìn sơ bộ về chất lượng môi trường không khí. 1.4. Giới thiệu về mùa mưa ở Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2095.01 km².. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày và bình thương mưa dưới dạng mưa dông nhiệt đới kèm theo sấm chớp vào chiều tối. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 (khoảng 310 mm)và tháng 9 (trung bình từ 320-500mm)thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Mưa thấp nhất vào tháng 2 (45mm). Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. Về không gian, lượng mưa có xu thế tăng dần từ tây nam lên đông bắc: ở Cần Giờ, Nhà Bè, nam Bình Chánh, mưa từ 1.200-1.500 mm, trong khi ở nội thành và quận 9, huyện Hóc Môn, Củ Chi từ 1.800-1.900mm.Độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa khô, 74.5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79.5%. Hình 1: Lượng mưa hàng năm tại Tp.HCM Hình 2: Lượng mưa các tháng trong năm II. QUÁ TRÌNH LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU 2.1 Vị trí lấy mẫu Lấy mẫu tại các vị trí khác nhau để so sánh chất lượng nước mưa : Mẫu đại diện cho khu dân cư: Khu dân cư thuộc trung tâm thành phố : Quận 1, 3, 5, 10 Khu dân cư gần trung tâm thành phố : Quận 4, 6, 7, 8, 9, 11, 12, Quận Tân Phú,Thủ Đức, Gò Vấp, Phú Nhuận... Khu dân cư ngoại thành : Hoocmon, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi... Lấy mẫu đại diện cho khu công nghiệp : tiến hành lấy mẫu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố : Khu công nghiệp Tân Bình (Quận Tân Bình), Khu chế xuất Linh Trung (Quận Thủ Đức), Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7)... Việc lựa chọn vị trí lấy mẫu và số lượng mẫu tùy thuộc vào quy mô đề tài quan trắc, thời gian thực hiện quan trắc và những thuận lợi về đường đi, nơi ở của người quan trắc... Tuy nhiên phải đảm bảo mẫu đại diện cho các khu vực đã nêu trên. 2.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 2.2.1 Dụng cụ : Dụng cụ để lấy mẫu nước mưa bao gồm : Bình chứa mẫu bằng polyetylen chất lượng cao là tốt nhất. Vì một số thành phần mẫu, nhất là vết các kim loại và các hợp chất hữu cơ, có xu hướng hấp phụ lên thành bình chứa làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và độ chính xác trong phân tích. Mẫu đựng trong bình nhựa sẽ ít bị hấp phụ hơn so với đựng trong bình thủy tinh. Phễu đong bằng polyetylen vừa với miệng bình chứa. Phễu và các bình lấy mẫu cần làm sạch sau mỗi kỳ lấy mẫu. Hình : Dụng cụ lấy mẫu nước mưa 2.2.2 Thời gian lấy mẫu : Thời gian lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ thực hiện từ lúc bắt đầu đến kết thúc mùa mưa ở Thành Phố Hồ Chí Minh : từ tháng 5 đến tháng 8, nhằm phân tích sự thay đổi chất lượng nước mưa từ đầu mùa và cuối mùa. Lấy mẫu nước mưa theo từng cơn mưa riêng lẻ và từng giai đoạn của cơn mưa nhằm phân tích sự thay đổi trong chất lượng nước mưa. Lấy mẫu khi cơn mưa bắt đầu và kết thúc ngay khi cơn mưa ngưng, để tránh ảnh hưởng của bụi và các nhân tố khác ( lắng đọng khô của các khí axit). Đối với những cơn mưa lớn, mẫu còn được thu thập theo từng giai đoạn của cơn mưa. 2.2.3 Số lượng mẫu và thể tích mẫu Số lượng mẫu cần lấy : Tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu quan trắc. 2.2.4 Kĩ thuật lấy mẫu : Trước khi lấy mẫu phải dùng nước cất siêu sạch (Milipore water) tráng rửa cẩn thận bình chứa và phễu ít nhất 2 lần rồi mới đem ra hiện trường. Lấy mẫu ở độ cao ít nhất nhất định so với mặt đất để tránh bụi, đất, các ảnh hưởng từ bên ngoài khác. Đặt bình lấy mẫu ở vị trí thông thoáng, không bị che khuất bởi bất cứ vật gì ở phía trên. Đảm bảo thu trực tiếp nước mưa, để không lấy phải nước mưa sau khi rơi lên cành cây, mái nhà, hoặc các vật che khác ở phía trên. Ghi nhãn cho mẫu vừa lấy : Nội dung ghi trong nhãn: Tên và địa điểm lấy mẫu Thời gian lấy mẫu (giờ ,ngày,tháng ,năm) Loại mẫu : Mẫu được lấy theo cả cơn mưa hay từng giai đoạn của cơn mưa (ghi rõ giai đoạn nào) Mẫu đã qua xử lý hay chưa... 2.2.5 Bảo quản và vận chuyển mẫu: Bình chứa mẫu nước phải đậy kín, bảo vệ khỏi các tác động trực tiếp của ánh sáng và sức nóng, bảo quản mẫu ở nhiệt độ < 5oC. Mẫu sau khi lấy cho vào thùng xốp có khả năng giữ nhiệt để vận chuyển về phòng thí nghiệm phân tích Môi trường. 2.2.6 Phương thức xử lý mẫu : Mẫu thu được chia làm 2 phần: Phần một không thêm hóa chất bảo quản gì: Dùng để đo pH và độ dẫn tại hiện trường. Khi đo pH và độ dẫn phải rót mẫu ra những dụng cụ riêng. Không được đo độ dẫn của mẫu nước mưa đã dùng để đo pH, vì KCl khuyếch tán ra từ dụng cụ đo pH làm sai lạc độ dẫn của mẫu. Phần còn lại được bảo quản bằng cloroform và phân tích anion (Cl─, NO3-, SO42-) và cation (Na+, K+, NH4+, Mg2+, Ca2+). Mẫu được bảo quản trong tủ lạnh đến khi phân tích. Trước khi phân tích mẫu được lọc qua đầu lọc 0.45 µm. Mẫu được phân tích trong vòng 3 tháng kể từ ngày thu mẫu, bởi vì trong vòng 3 tháng thì sự sai khác không quá 5%. 2.3 Phương pháp phân tích nước mưa Phân tích mẫu nước mưa: phân tích các thông số trong mẫu để so sánh theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT, ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Các thông số được lựa chọn để quan trắc bao gồm : pH Độ dẫn điện EC Các anion (Cl─, NO3-, SO42-) và các cation (Na+, K+, NH4+, Mg2+, Ca2+) Kim loại nặng Vi sinh 2.3.1 Phương pháp xác định pH Tiến hành xác định pH mẫu nước mưa ngay tại hiện trường để thu được kết quả về giá trị pH của nước mưa chính xác nhất. Vì giá trị pH có thể thay đổi nhanh chóng do các quá trình hoá học, vật lý, sinh học trong mẫu nước. Do đó, cần đo pH càng sớm càng tốt, không để quá 6 giờ sau khi lấy mẫu (ISO 5667-3). Lưu ý cần lọc mẫu nước mưa trước khi đo pH để loại bỏ cặn bẩn, huyền phù...tránh sai số. Có 3 phương pháp khác nhau được sử dụng để đo pH của nước mưa : giấy chỉ thị pH, chỉ thị màu dung dịch và dùng máy đo pH. Thứ nhất, việc sử dụng giấy chỉ thị màu pH thì rất đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, phương pháp này không thể cho một kết quả pH chính xác và không đáng tin cậy vì nó phụ thuộc vào việc đánh giá màu sắc chủ quan của người sử dụng. Thứ 2, phương pháp chỉ thị màu cũng đơn giản bằng cách đối chiếu màu của hỗn hợp nước mưa và dung dịch chỉ thị với những chất màu chuẩn đã chuẩn bị sẵn. Nhược điểm của phương pháp này là phải chuẩn bị dung dịch màu chuẩn đem đến hiện trường. Hơn nữa, các đặc tính hóa lý của nước mưa có thể gây ảnh hưởng đến sự biểu hiện màu khi trộn lần nước mưa vào dung dịch chỉ thị, dẫn đến một phép đo sai. Phương pháp thứ 3, đo pH bằng máy đo pH có thể tránh được những nhược điểm của hai phương pháp trên. Do đó, để đo pH chính xác và thuận lợi với phương pháp quan trắc hiện trường ta dùng dụng cụ đo pH cầm tay. Hình : máy đo pH cầm tay Tiến hành : Lấy riêng một phần mẫu nước mưa để đo pH. Hiệu chỉnh dụng cụ đo. Tiến hành đo pH của mẫu và ghi lại kết quả. 2.3.2 Phương pháp xác định độ dẫn Độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO2-4, NO-3, PO-4 v.v... Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước. Trong nước mưa có chứa một số ion có thể gây ra độ dẫn điện như: Cl-, SO32-, NH4+…Các ion này có thể tồn tại trong nước mưa từ bụi biển, từ khí thải công nghiệp, giao thông… Cũng như pH, đo độ dẫn cũng phải được tiến hành ngay tại hiện trường, vì tính dẫn điện thay đổi theo thời gian lưu trữ Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo hay bút đo. Hình: Máy đo và bút đo độ dẫn 2.3.3 Phương pháp phân tích nồng độ các ion trong nước mưa Cũng như các nguồn nước tự nhiên khác, trong nước mưa có chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau. Tuy nhiên các thông số hóa học chính được chọn để quan trắc là : các anion Cl─, NO3-, SO42- và các cation Na+, K+, NH4+, Mg2+, Ca2+ Để xác định hàm lượng ion trên trong nước mưa, ta có thể sử dụng các phương pháp sau : Phương pháp xác định ion bằng điện cực có màng chọn lọc Phương pháp SPADNS Phương pháp sắc kí ion (Ion Chromatography) Dựa vào những ưu nhược điểm của các phương pháp phân tích, trong phạm vi đề tài quan trắc nước mưa này, phương pháp được lựa chọn để phân tích mẫu là phương pháp sắc ký ion. Nguyên tắc Phương pháp sắc ký là kỹ thuật tách, phân ly, phân tích các chất dựa trên sự phân bố khác nhau của chúng giữa pha động và pha tĩnh. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích môi trường nhờ vào những ưu điểm sau: Có độ nhạy cao khá cao, có thể phát hiện được các ion ở hàm lượng 0.1 ppm. Phân tích đồng thời nhiều ion trong thời gian ngắn. Đảm bảo tính chọn lọc đối với các ion cần phân tích thông qua việc chọn cột tách và đầu dò. Phương pháp đơn giản và dễ kiểm soát. Sắc ký ion là một kĩ thuật phân tích ion nhanh chóng, có thể xác định được nhiều ion cùng một lúc. Các ion trong mẫu được phân tích bằng sắc kí ion. (ion chromatography SHIMADZU). Pha động cho phân tích anion là 2.8mM bicarbonate/2.2mM carbonate. Pha động cho phân tích cation là methansulfunic acid 3mM. tốc độ dòng là 0.7mL/phút. Hình 2.2 : Hệ thống sắc kí ion sử dụng phân tích Flour 2.3.1 Hóa chất , dụng cụ và thiết bị Chuẩn bị: Dùng dung dịch chuẩn gốc 1000mg/L có sẵn ở phòng thí nghiệm. Nếu không có dung dịch chuẩn gốc thì dùng các muối sau để pha dung dịch 1000mg/L, dùng để dựng dãy chuẩn (Cl-, SO42-, NO3- phân tích anion) và (Na+, K+, NH4+, Mg2+, Ca2+ phân tích cation) NaHCO3 và Na2CO3 :Dùng pha dung dịch cho pha động cho phân tích anion. Pha động cho phân tích cation là methansulfunic acid. Và một số hóa chất, thiết bị cần thiết khác. Tiến hành Tiến hành phân tích mẫu bằng hệ thống sắc ký ion tại PTN phân tích Môi trường. Dựng dãy chuẩn Phân tích mẫu trắng (sử dụng nước cất siêu sạch làm mẫu trắng cho phép phân tích Phân tích mẫu nước mưa : Phân tích anion trước sau đó thay cột phân tích cation. Dựa vào diện tích peak để tính nồng độ của các ion thông qua phương pháp đường chuẩn. 2.3.4 Phương pháp xác định kim loại nặng trong nước mưa Để xác định kim loại nặng trong nước mưa, ta có thể sử dụng các phương pháp sau Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) : Đây là phương pháp phổ biến, có độ nhạy cao và chính xác, được ứng dụng rất rộng rãi để phân tích lượng vết các kim loại nặng trong các mẫu địa chất, khoáng sản, sinh học và nhất là trong các đối tượng về môi trường. Phương pháp phân tích phổ phát xạ nguyên tử (AES): Phương pháp phổ AES dựa trên sự xuất hiện phổ phát xạ của nguyên tử tự do của nguỵên tố phân tích ở trạng thái khí khi có sự tương tác với một nguồn năng luợng phù hợp. Hiện nay, người ta dùng một số nguồn năng lượng để kích thích phổ AES: ngọn lửa đèn khí, hồ quang điện, tia lửa điện, tia laze, plasma cao tần cảm ứng (ICP), tia X, tia laze...trong đó ngọn lửa đèn khí, hồ quang, tia lửa điện đã được sử dụng từ lâu nhưng độ nhạy không cao.. Tuy nhiên, hai phương pháp này chỉ cho biết thành phần nguyên tố của mẫu phân tích chứ không cho biết trạng thái liên kết của các nguyên tố có trong mẫu và hơn nữa độ chính xác của phép phân tích phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị dãy mẫu đầu nên sai số không nhỏ. Phương pháp đo quang : Phương pháp xác định dựa trên việc đo độ hấp thụ ánh sáng của một dung dịch phức tạo thành giữa ion cần xác định với một thuốc thử vô cơ hay hữu cơ trong môi trường thích hợp khi được chiếu bởi chùm sáng. Phương trình định lượng của phép đo: A = K.C (A: Độ hấp thụ quang; K: Hằng số thực nghiệm;C: Nồng độ nguyên tố phân tích) 2.3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu vi sinh trong nước mưa CHƯƠNG 3:THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG NƯỚC MƯA VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC MƯA 3.1 Thành phần hóa học trong nước mưa Nước mưa chứa nhiều yếu tố hóa học mà nó đã hấp thụ trong khí quyển. Người ta đã tính rằng một giọt mưa (khoảng 50 mg), rơi từ độ cao 1 km sẽ “rửa” 16,3 lít không khí. Vì vậy trong nước mưa chứa nhiều bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa và từng vùng: đồng bằng, miền núi, thành phố hay khu công nghiệp... Mặt khác mưa càng nhiều, càng lâu các vi khuẩn và tạp chất trong nước mưa càng ít. Về vi khuẩn: Trong nước mưa cũng có thể có mặt coli (Escherichia coli) là loại vi khuẩn có nguồn gốc trong phân người, súc vật và các vi khuẩn hiếu khí và kị khí khác. Các xét nghiệm vi khuẩn từ trước tới nay chưa thấy một mẫu nước mưa nào vô khuẩn, kể cả nước mưa hứng giữa trời. Thậm chí có những mẫu nước mưa số vi khuẩn khá cao tương đương với nước giếng không sạch. Nguyên nhân nước mưa chứa nhiều vi khuẩn là vì "rửa" nhiều bụi trong khí quyển và do cách hứng chứa: mái nhà có nhiều bụi bẩn, phân chim, bể chứa lưu cữu, nhiều rong rêu... Tạp chất trong khí quyển bao gồm các khí NO2, NH3, H2S... do các quá trình phân hủy ở mặt đất, Cl─ có nguồn gốc từ biển , K+, Ca2+ có nguồn gốc từ đất liền, SO42─ có nguồn gốc từ phát thải nhân tạo. và Cl2, CO2, CH4... do các nhà máy thải ra, SO2 do đốt than, dầu mỏ,... Các sol khí (hỗn hợp của các hạt bụi hoặc chất không tan với những giọt rất nhỏ dung dịch muối) có kích thước rất nhỏ, với các thành phần hóa học tùy theo vùng cũng bị “cuốn” vào nước mưa. Ngoài ra nước mưa còn mang theo các chất hữu cơ dễ bay hơi, các bụi thực vật... Song  trong nước mưa chứa nhiều nhất vẫn là CO2 và O2 (một lít nước mưa có khoảng 5,2 cm3 oxy). Độ pH của nước mưa là acid nhẹ (pH khoảng 6,2 - 6,4) do khí ni-tơ kết hợp với oxy (nhờ các tia lửa điện của sấm sét) rồi kết hợp với nước thành acid nitric. Nước mưa cũng còn chứa một lượng nhỏ acid carbonic do một phần khí CO2 kết hợp với nước tạo thành. Nước mưa có tính acid, lại có CO2 và O2 hoạt động nên có thể hòa tan chì nếu ống dẫn nước, gáo múc và dụng cụ chứa đựng có chì, gây nên nhiễm độc trường diễn. Ngoài ra trong nươc mưa còn chứa bụi chứa kim loại năng như Zn, Fe, Cu, Pb… những kim loại này phát trinh tại các khu công nghiệp, trong khói xe của các phương tiện giao thông, tại các làng nghề tái chế kim loại... Nước mưa là loại nước mềm (vì không có các muối khoáng Ca, Mg) cho nên độ hòa tan xà phòng kéo dài - giặt quần áo và rửa các dụng cụ bằng xà phòng không thích hợp (rửa tay xà phòng với nước mưa tay cứ nhờn mãi). Đặc biệt nhiều người thích dùng nước mưa pha trà chính vì nước mưa không chứa những muối khoáng làm ảnh hưởng đến chất lượng hương vị trà như muối natri clorua, muối sắt, các muối sulfat, phosphat,... có nhiều trong nước sông, nước giếng.... Các ion trong nước mưa gồm có F─, Cl─, HCO3─, SO42─, Na+, K+, NH4+, Mg2+, Ca2+, formate, axetate. Tuy nhiên, ta chỉ xác định các ion chính trong nước mưa. Bảng: QCVN 02-2009/BYT cho nước sinh hoạt STT Thông Số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH 6-8.5 2 Amoni (tính theo N) mg/l 3 3 Clorua (Cl-) mg/l 300 4 Florua (F-) mg/l 1.5 5 Độ cứng tính theo CaCO3 mg/l 350 Giá trị pH của nước mưa Thang đo pH được dùng để xác định tính chất của nước mưa, nếu giá trị của pH thấp hơn 5.6 điều đó cho thấy nước mưa đã bị axit hóa. Bảng : Những quy định đối với tính chất nước mưa pH Tính chất <4.0 Mang tính axit nặng 4.0-4.9 Mang tính axit 4.9-5.5 Mang tính axit nhẹ 5.6 Trung tính 5.6-6.0 Mang tính kiềm nhẹ 6.0-7.0 Mang tính kiềm >7.0 Mang tính kiềm nặng Khi có mưa và ngưng tụ, sẽ có một phần CO2 trong khí quyển được hòa tan vào nước mưa rơi xuống. Vì vậy nước mưa bị axit hóa do CO2 hòa tan và có giá trị pH vào khỏang 5- 5,6. Đó là nước mưa của khí quyển sạch. Giá trị pH tăng lên là do ảnh hưởng nhiều của các thành phần trong bụi, trong đất ( Ca2+, Mg2+..), yếu tố này còn chịu ảnh hưởng của hướng gió. Trong khi đó, giá trị pH giảm xuống do chịu ảnh hưởng của các khí mang tính axit. Khi có những đám mưa liên tục thì bầu khí quyển được làm sạch, các chất ô nhiễm bị nước mưa cuốn đi, nước mưa sạch hơn và giá trị pH dao động trong khoảng 5.6 Một KCN, nhiều nguồn khí thải mang tính axit nên giá trị pH thấp. Giá trị pH phân bố trong khoảng 3.8 đến 5.3, giá trị trung bình là 4.72. Qua sự phân bố giá trị pH thì nước mưa của khu chế xuất mang tính axit. Tính chất của nước mưa pH của nước mưa tại thành phố nằm trong khoảng 4.67- 7.5. Tại các KCN 3.8-5.3, giá trị trung bình là 4.72. Giá trị này cho thấy nước mưa của KCN mang tính axit. Trong ứng dụng cần trung hòa lại tính axit của nước mưa. Nồng độ các ion trong nước mưa giảm dần theo thứ tự sau: Ca2+> Na+>K+>NH4+> Mg2+ và SO42-> NO3─>Cl─. Nồng độ ion tại khu chế xuất Ca2+> NH4+>Na+>K+> Mg2+ và SO42-> NO3─>Cl─. Tác nhân trung hòa chính trong nước mưa là Ca2+ và NH4+, Nồng độ cation chiếm ưu thế trong nước mưa là Ca2+ có nguồn gốc chủ yếu từ đất đá, đối với anion là SO42─ có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động nhân sinh. TP. Hồ Chí Minh với lượng mưa dồi dào và nồng độ các ion trong nước mưa vẫn đảm bảo nước mưa là một nguồn nước có chất lượng tốt có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu sử dụng nước. Mặc dù lượng nước mưa dồi giàu, khả năng thu gom cao nhưng do tâm lý của nhiều người dân trong Tp.HCM cho rằng nước mưa bị ô nhiếm nặng do khói bụi giao thông, công nghiệp.. Do đó, đa số người dân không sử dụng nước mưa. Vì vậy đã lãng phí nguồn tài nguyên này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_chinh_thuc_quan_trac_7345.docx
Luận văn liên quan