Quy hoạch môi trường xanh tại Hải Phòng

A. KHÁI NIỆM ,MỤC TIÊU VÀ QUY TRÌNH QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỈNH 1.Khái niệm quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Trong thời gian gần đây nhiều tài liệu quy hoạch môi trường cũng đã được nghiên cứu và thực hiện ở các quy mô và cấp độ khác nhau tại các địa phương. Quy hoạch môi trường là một công cụ quan trọng và có quan hệ khăng khít với các công cụ khác trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của quy hoạch môi trường phải phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia, của địa phương về phát triển bền vững. Phương pháp và các hoạt động triển khai quy hoạch môi trường phải dựa vào luật pháp, quy định về bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường luôn thể hiện tính đa ngành khi giải quyết tổng hợp các vấn đề môi trường trong tương tác phức tạp với các hệ thống kinh tế, chính trị, và xã hội. bên cạnh đó có thể nói quy hoạch môi trường là công cụ giúp cho tiến trình ra quyết định (xá định các định hướng và quy mô phát triển đô thị một cách bền vững nhất) và bản thân cũng là một tiến trình ra quyết định( lựa chọn và xác định các vấn đề ưu tiên có các quy hoạch, chương trình, kế hoạch môi trường phù hợp ) Quy hoạch môi trường được thực hiện bằng nhiều phương pháp phối hợp với nhau như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp bản đồ và GIS,phương pháp phân vùng chức năng môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường tích hợp. Tuy nhiên các phương pháp trên đều dựa trên 6 bước cơ sở. 2.Mục đích của quy hoạch môi trường. Mục đích của quy hoạch môi trường là điều hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hỗi và môi trường tài nguyên. Loại điều hòa này có 2 mặt: đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hỗi không vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tài nguyên, làm cho sự phát triển của tài nguyên môi trường có thể thích ứng với sự phát triển của kinh tế xã hội. C.ỨNG DỤNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG XANH CỦA HẢI PHÒNG I.Quy hoạch môi trường Hải Phòng Nằm trong quy hoạch thành phố Hải Phòng ,quy hoạch môi trường gồm việc phát triển những khu vực cây xanh ,hồ nhân tạo ngoài việc thu hút đầu tư và khách du lịch tới nơi đây để tăng kinh tế còn nhằm giảm năng lượng nhiệt từ mặt trời làm nóng bức,giảm khói bụi từ các phương tiện giao thông . Cũng như việc xây dựng con đường cao tốc cũng làm giảm mật độ giao thông khiến ùn tắc một số nơi giảm đi lượng CO2 và mùi xăng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. - TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 24297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch môi trường xanh tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.KHÁI NIỆM ,MỤC TIÊU VÀ QUY TRÌNH QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỈNH 1.Khái niệm quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Trong thời gian gần đây nhiều tài liệu quy hoạch môi trường cũng đã được nghiên cứu và thực hiện ở các quy mô và cấp độ khác nhau tại các địa phương. Quy hoạch môi trường là một công cụ quan trọng và có quan hệ khăng khít với các công cụ khác trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của quy hoạch môi trường phải phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia, của địa phương về phát triển bền vững. Phương pháp và các hoạt động triển khai quy hoạch môi trường phải dựa vào luật pháp, quy định về bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường luôn thể hiện tính đa ngành khi giải quyết tổng hợp các vấn đề môi trường trong tương tác phức tạp với các hệ thống kinh tế, chính trị, và xã hội. bên cạnh đó có thể nói quy hoạch môi trường là công cụ giúp cho tiến trình ra quyết định (xá định các định hướng và quy mô phát triển đô thị một cách bền vững nhất) và bản thân cũng là một tiến trình ra quyết định( lựa chọn và xác định các vấn đề ưu tiên có các quy hoạch, chương trình, kế hoạch môi trường phù hợp..) Quy hoạch môi trường được thực hiện bằng nhiều phương pháp phối hợp với nhau như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp bản đồ và GIS,phương pháp phân vùng chức năng môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường tích hợp. Tuy nhiên các phương pháp trên đều dựa trên 6 bước cơ sở. 2.Mục đích của quy hoạch môi trường. Mục đích của quy hoạch môi trường là điều hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hỗi và môi trường tài nguyên. Loại điều hòa này có 2 mặt: đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hỗi không vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tài nguyên, làm cho sự phát triển của tài nguyên môi trường có thể thích ứng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Mục tiêu môi trường Bảo vệ nguồn tài nguyên nước Giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường không khí,bụi Giảm tiếng ồn Bảo vệ tài nguyên đất Bảo vệ hệ sinh thái Ngăn chặn rủi ro bão lũ,hạn hán Kiểm soát và quản lý chất thải rắn và nguy hại Phòng tránh nguy cơ chất phóng xạ phát tán Mục tiêu cụ thể cho việc quy hoạch quy hoạch khu du lịch, nghỉ mát , danh lam thắng cảnh của mỗi địa phương. Quy hoạch khu dân cư, đô thị:các đô thị ở Việt Nam bao gồm các thành phố trực thuộc trung ương, các thành phố thị xã trực thuộc tĩnh. Quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch khu công nghiệp… Bên cạnh loại quy hoạch ngành như nêu trên, còn có quy hoạch chuyên ngành. Dự án loại này hoàn toàn hướng về môi trường nhưng chỉ giải quyết một hay hai yếu tố môi trường có tính ưu tiên, nổi cộm theo cách xác định của địa phương. Ví dụ ở Việt Nam đã thực hiện các tính chuyên ngành như sau: +Quy hoạch các bải chôn lấp vệ sinh chất thải rắn. +Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải. +Quy hoạch các vùng đệm chống ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rung, nhiệt.. +Quy hoạch vùng các rừng phòng hộ. +Quy hoach các công viên, hồ nước phục vụ nghĩ ngơi. 3. Đặc điểm quy hoạch môi trường của một tỉnh Trong quy hoạch một tỉnh thường được đặt ra là cần phát triển một số nghành nghề mũi nhọn,những tiềm năng có thể đạt được trong tương lai,ví dụ: có thể xây dựng con đường cao tốc đi qua tỉnh tạo tiềm năng kinh tế cho tỉnh trong tương lai,hay xây dựng các khu sinh thái ,nghỉ dưỡng cao cấp,quy hoạch một khu công nghiệp sản xuất than,xi măng … Thêm nữa,các trung tâm hội nghị quốc gia,các khu dành riêng cho cán bộ cao cấp và khách quốc tế tới Việt Nam. Ngoài ra ,cũng có thể thấy các khu đô thị dân cư ở chật hẹp thường có những khu đô thị chức năng nhằm tăng kinh tế mà cũng nâng cao đời sống con người,đảm bảo tăng tuổi thọ con người và tránh sự quá tải của môi trường không khí. Các khu vành đai xanh của đô thị,bổ sung cây xanh,quy hoạch ao ,hồ,công viên cây xanh,nhằm giảm năng lượng mặt trời vào mùa nóng,và mang nhiệt đi lên khi nước bốc hơi đối với ao,hồ, các con sông … Hạn chế sử dụng quỹ đất còn lại,nên thường xây dựng khu dân cư tập trung:đặc điểm là các nhà cao tầng,các khu đô thị loại nhỏ đảm bảo phát triển môi trường bền vững . 4. Quy trình quy hoạch           Việc quy hoạch cho một tĩnh hay một khu vực nào đó trong , và trong một lĩnh vực nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hơn bất cứ lĩnh vực nào vấn đề môi trường không chỉ bó hẹp trong trong một khu vực nhỏ hay trong một ngành. Các biện pháp bảo vệ môi trường cần được triển khai đồng bộ ,liên kết với nhau trong các các vùng lãnh thổ rộng. Tại cấp tỉnh và thành phố, lĩnh vực môi trường nằm ngoài phạm vi quyền hạn của Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường. cơ quan này báo cáo gửi lên bộ Khoa học Công nghệ môi trường thông qua Cục môi trường. Về mặt hành chính sở khoa học công nghệ môi trường báo cáo lên ủy ban nhân dân tĩnh hoặc thành phố. Mỗi địa phương đều có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hỗi, quy hoạch đô thị… Ngoài ra còn có các loại quy hoạch mang tính ngành ở địa phương như: quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch nuôi trồng thủy sản… Những hoạt động tiêu biểu ở địa phương mang tính quy hoạch tiêu biểu đang được thực hiện ở địa phương là: +Hiện trạng môi trường tỉnh: mặc dù chất lượng báo cáo môi trường còn hạn chế nhưng báo cáo cũng đã đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hỗi của tĩnh. +Đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển( dự án mới đầu tư và các cơ sở đang hoạt động): cho đến nay DTM đối với các dự án đã được áp dụng như một công cụ nhằm liên kết các khía cạnh môi trường với phát triển.Tuy nhiên vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. 4.1. Xây dựng nhóm thực hiện quy hoạch môi trường. Với việc xác định mục tiêu của quá trình quy hoạch chúng ta cần xây dựng một nhóm thực hiện công việc này. Cần có những người có liên quan đến lĩnh vực, có những hiểu biết nhất định về ngành đo và những người nắm giư các chức vụ trong các lĩnh vực liên quan. Để quy hoạch môi trường cho một tỉnh chúng ta cần có các thành phần liên quan sau: Thành phần lãnh đạo của tỉnh như: chủ tịch tỉnh, những người đứng đầu các cơ quan:sở tài nguyên môi trường,sở lao động ,sở xây dựng,sở công thương,sở nông nghiệp và phát triển nông thôn,trưởng ban giải phóng mặt bằng… Các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường của nhà nước và những người trực tiếp quản lý môi trường cấp tỉnh. Công ty tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Sở y tế,đại diện các bộ phận chuyên trách sơ cấp cứu kịp thời cho công nhân,kĩ sư và những người có mặt tại công trường xây dựng nếu có sự cố xảy ra. Đại diện bộ phận cứu hỏa khi xảy ra các vụ hỏa hoạn. Doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đại diện người dân khu vực có liên quan đến các dự án của tỉnh để bày tỏ nguyện vọng và yêu cầu. 4.2. Phát triển những nét tổng thể cho tương lai. Đối với một mục tiêu cụ thể cho quy hoạch thì chúng ta cần xác định nhu cầu của chúng trong những năm tiếp theo để có thể đưa ra các quyết định. Các hướng phát triển cho tương lai đối với một mục tiêu rõ ràng. Dựa trên cơ sở thực tế và lý thuyết để có những lựa chọn đúng đăn giưa việc bảo vệ môi trường và phát triển của tĩnh. Xác định vấn đề gì là quan trọng hơn. Chúng ta không thể vì lợi ích của việc phát triển mà có thể lờ đi việc ảnh hưởng tới môi trường, hiện tại ở Việt Nam việc chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà quên đi vấn đề môi trường vẫn còn tồn tại. ví dụ như tại một số tĩnh thành việc cho phép các doanh nghiệp tư nhân xây dựng các nông trường phát triên cây cao su, hay các dự án trồng cây keo họ đã chặt phá rừng một cách bừa bãi làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Định hướng nhu cầu phát triển cho những năm tiếp theo. Phân tích hướng phát triển của tĩnh trong những năm tiếp theo, phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp, nông nghiệp hay phát triển du lịch dịch vụ. Phân tích thế mạnh của tĩnh về các ngành nghề có thể phát triển từ đó xây dựng các phương án phát triển ngành nghề. 4.3.Định nghĩa làm rõ các nhu cầu. Cần làm rõ ranh giới của khu vực cần quy hoạch. Trong quy hoạch môi trường của tỉnh chúng ta cần làm rõ khu ranh giới của tỉnh,làm rõ ranh giới của các dự án cần quy hoạch. Các khu vực có vấn đề môi trường bị ảnh hưởng: xung quanh các dự án được đề xuất ví dụ như các khu công nghiệp, các công trình thủy điện đặt trên địa bàn của tỉnh, các làng nghề thủ công… Các nguồn tài nguyên cần được bảo vệ.ví dụ như các nguồn nước, hệ thống rừng phòng hộ. Xác định được nhu cầu của tỉnh về mặt kinh tế cũng như về mặt môi trường để từ đó định hướng cho việc phát triển bền vững. Xác định rõ mức độ cần thiết của dự án: ví dụ như các dự án xây dựng các sân golf, các dự án này chiếm một diện tích lớn đất nông nghiệp mà chỉ phục vụ một lượng nhỏ nhu cầu của tầng lớp thượng lưu bên cạnh đó là các ảnh hưởng của nó tới môi trường khi ta tiến hành trồng các loại cỏ trên mặt sân. 4.4. Tìm kiếm các giải pháp khả thi. Với mỗi một lĩnh vực chúng ta có rất nhiều phương án để lựa chọn. chúng ta cần lựa chọn các phương án tối ưu nhất: vừa phù hợp với điều kiện cho phép của tĩnh về mặt tài chính , về mặt xã hội hay điều kiện tự nhiên vừa phải đảm bảo được tính hiệu quả cao nhất cho dự án. Trong điều kiện nước ta hiện nay, điều kiện ở các tĩnh là kinh tế còn nghèo, mặt bằng chung về đời sống của người dân chỉ đạt mức trung bình một số nơi còn ở mức nghèo do vậy khi phát triển các tĩnh thường chú trọng việc phát triển kinh tế còn về mặt môi trường chưa được quan tâm đúng mức và sau này khi dự án đi vào hoạt động thì các người ta mới bắt đầu quan tâm đến các ảnh hưởng của nó tới môi trường. Do vậy trước khi tiến hành thực hiện một dự án chúng ta cần lựa chọn các phương án phù hợp với hoàn cảnh của từng vùng về mặt kinh tế cũng như về mặt môi trường. 4.5. Lựa chọn các ưu tiên. Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Lựa chọn công việc quan trọng nhất. Xác định rõ hậu quả hay là những ảnh hưởng của dự án đến môi trường của khu vực liên quan từ đó ưu tiên bảo vệ các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng. 4.6. Thực hiện chương trình. Song song với viêc phát triển về mặt kinh tế, xây dựng các dự án cần quan tâm đến môi trường xung quanh và những yêu cầu cấp thiếp của người dân quanh khu vực và người dân thuộc diện giải tỏa. Trong quá trình xây dựng cần tiến hành kiểm tra thường xuyên các tác động của dự án đến môi trường xung quanh. B.NỘI DUNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỈNH Đánh giá các điều kiện và tác động môi trường Tương tự như đánh giá hiện trạng môi trường Hiện trạng môi trường ở thời điểm hiện tại cần được làm rõ nét cần phương pháp nghiên cứu chuẩn, cần làm gì chính xác để có dữ liệu so sánh đối chiếu Ví dụ nội dung quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Giới thiệu tỉnh Vĩnh Phúc Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.371,48 km2, nằm tại đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ và tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Phú Thọ và Hà Nội. Tổng dân số toàn tỉnh năm 2004 là 1.154.792 người. Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997), Vĩnh Phúc có những bước tiến thần kỳ từ một tỉnh thuần nông vươn lên đứng thứ nhất miền Bắc, thứ ba cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2002- 2004 là 15,5%. Hiện nay, Vĩnh Phúc đã xây dựng được 10 khu và cụm công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 thì phát triển công nghiệp là nền tảng; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Một số chỉ tiêu phát triển của tỉnh được tổng kết trong Bảng 1. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh Vĩnh Phúc đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái môi trường. Bảng 1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 STT  Ngành nghề  Đơn vị  Giai đoạn      2006 – 2010  2011 – 2020   1  GDP  %  14,4  10   2  Công nghiệp-xây dựng  %  18 – 20  10   3  Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản  %  > 5  4,5   4  Dịch vụ  %  13 – 14  15,5   5  Tỷ lệ lao động qua đào tạo  %  40 – 45  60 – 65   6  Lao động trong lĩnh vực CN-DV  %  45 – 50  70 -75   Nguồn:Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 20010 và định hướng đến 2020. 2. Hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 2.1. Môi trường không khí Môi trường không khí tại hai khu đô thị lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc là thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên đang bị ô nhiễm nặng và mức độ ô nhiễm ngày càng tăng theo thời gian. Tại Phúc Yên, hàm lượng bụi vượt 4,0 ÷ 4,8 lần so với TCVN 5937 - 1995, tiếng ồn luôn vượt 1,02 ÷ 1,09 lần so với TCVN 5949 - 1998. Tại khu công nghiệp Hương Canh và thị trấn Hương Canh nồng độ bụi vượt từ 7,1 đến 8,1 lần so với TCVN 5937-1995. Các khu vực nông thôn (tại thị trấn) và làng nghề cũng đang bị ô nhiễm bụi ở mức độ trung bình (vượt 1,15 ÷ 1,7 lần TCVN 5937 - 1995); tiếng ồn vượt 1,03 lần TCVN 5949 - 1998 và có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian. Môi trường không khí bị ô nhiễm là do một số nguyên nhân sau: (i) Hầu hết các cơ sở sản xuất không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xả trực tiếp ra môi trường xung quanh; (ii) Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông trong khi số lượng các phương tiện tham gia giao thông gia tăng và (iii) Cả tỉnh Vĩnh Phúc như là một đại công trường xây dựng do quá trình đô thị hoá nhanh. 2.2. Môi trường nước Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ Đại Lải phải tiếp nhận nhiều nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Các nguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử lý rác và chất thải sinh hoạt). Cho đến nay, hệ thống cấp nước và thoát nước còn đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn thị xã, thị trấn được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm. Kết quả phân tích cho thấy: Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễm nặng và xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt tại Đầm Vạc, nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995, cụ thể: COD vượt 1,4 lần; BOD vượt 1,5 lần; NH4+ vượt khoảng 5,9 lần; và Cu vượt từ 2,3 ÷ 2,7 lần. Chất lượng nước sông Phan và sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh hiện cũng đang ô nhiễm ở mức độ tương đối nặng và có xu thế tăng dần theo thời gian. Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform trong nước sông đều vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995 (COD vượt 1,2 lần, coliform vượt 1,2 ÷ 2 lần, NH3 vượt 1,6 ÷4,3 lần); các kim loại nặng đạt tiêu chuẩn loại B nhưng vượt tiêu chuẩn loại A của TCVN 5942-1995.Nước dưới đất tại hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ô nhiễm Mn và Fe ở mức độ trung bình, cụ thể: hàm lượng Mn vượt từ 1,2 ÷ 3,6 lần so với TCVN 5944-1995 và TCBYT-02. Nước dưới đất tại Công ty phanh NISSIN (xã Quất Lưu, huyện Hương Canh) và nhà máy bia HENIGER đang bị ô nhiễm Cu, Mn và Fe, cụ thể: hàm lượng Cu vượt TCVN 5944-1995 là 1,16 lần; hàm lượng Fe vượt 7,4 lần so với TCBYT-02; hàm lượng Mn vượt từ 1,5 ÷ 5,8 lần so với TCVN 5944-1995 và TCBYT-02. 2.3. Môi trường đất Kết quả phân tích cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV trong đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 – 15%; trong đó huyện Mê Linh vượt trên 18%, Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt trên 20%. TBVTV họ Clo là loại thuốc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất nhưng đã phát hiện có trong 10 mẫu, chiếm 23,03%. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc BVTV và phân bón hoá học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng; trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường (điển hình là xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc), nhiều nơi còn sử dụng nước thải không qua xử lý để tưới. 2.4. Đa dạng sinh học Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế, khoa học cao, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu nên hệ động thực vật rừng ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vật), nhiều loài đặc hữu và quí hiếm. Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa. Việc khai thác lâm sản mà đặc biệt là côn trùng, cây cảnh là một tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học ở khu vực Tam Đảo. Nhiều loại động, thực vật, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế, đã bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có loài đã bị tuyệt chủng ở khu vực này. 2.5. Tình hình xả thải Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tình hình xả thải diễn ra rất bừa bãi, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Nhận xét chung về mức độ bức xúc của việc xả thải trên các hoạt động của kinh tế xã hội theo thứ tự giảm dần sau đây: 1. Các KCN, CCN chưa thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nước thải sản xuất và sinh hoạt. Chỉ có một số ít cơ sở sản xuất có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và khí thải đạt TCVN, còn lại hầu hết xử lý sơ bộ hoặc xả trực tiếp ra môi trường. 2. Hầu hết các TTYT và BV từ trung ương đến địa phương không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và rác thải nguy hại (chỉ có BV quân y 109 và BVĐK thị xã Vĩnh Yên có hệ thống xử lý rác thải nguy hại đạt TCVN). 3. Tại các trung tâm du lịch, rác thải và nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra môi trường. 4. Một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chất thải liên quan đến sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề truyền thống, hoạt động thương mại) hiện nay không được thu gom xử lý. 5. Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp là sông Phan, Cà Lồ, Đầm Vạc,đối với chất thải rắn ở nông thôn là dọc các con đường hoặc sông, hồ. 3. Dự báo diễn biến môi trường 3.1. Cơ sở khoa học Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua, phân tích quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến 2020, các quy hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, y tế…từ đó tính toán lượng khí thải, nước thải, rác thải . Lượng khí thải, nước thải, rác thải được tính toán dựa trên các hướng dẫn trong “Phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm” của WHO, các tài liệu trong và ngoài nước khác, các mô hình toán… Dự báo nguy cơ ô nhiễm được thực hiện đối với từng khu vực theo từng thành phần môi trường. 3.2. Dự báo diễn biến môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 3.2.1. Môi trường không khí Sự suy giảm chất lượng không khí tiếp tục gia tăng, nhất là bụi tại các nút giao thông đi qua các KCN và đô thị Khai Quang, Bình Xuyên, Quang Minh, thị xã Phúc Yên, thị trấn Xuân Hoà. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu đến năm 2010 tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 45% - 50% thì tổng lượng chất thải gây ô nhiễm MTKK sẽ tăng khoảng 2 lần và đến 2020 tỷ lệ lấp đầy là 85% - 90% tải lượng các chất gây ô nhiễm MTKK tăng khoảng 4 lần so với hiện nay. Tại các vùng nông thôn có hoạt động làng nghề như xã Thổ Tang (chế biến nông sản thực phẩm lạc và chè), thị trấn Yên Lạc, Thanh Lãng (chế biến lâm sản như mộc và mây tre đan) hàm lượng bụi, bụi sơn, bụi diêm sinh trong không khí sẽ gia tăng ở mức đáng báo động. 3.2.2. Môi trường nước Chất lượng nước mặt sẽ suy giảm nhanh tại Đầm Vạc, Đại Lải, sông Phan và các chỉ tiêu ô nhiễm (độ đục, COD, BOD, Coliform, NH4+, kim loại nặng nhưHg, Cu, Mn, Fe, TBVTV… có thể sẽ vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995 nhiều lần. Tại các đô thị lớn như thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên, một số KCN như Công ty phanh NISSIN, Bia HANIGER, hàm lượng các kim loại nặng như Cu,Zn,Mn, Fe sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và công nghiệp trong khu vực nêu không có biện pháp kiểm soát phù hợp và có hiệu quả. 3.2.3. Môi trường đất Môi trường đất tiếp tục bị ô nhiễm TBVTV và có xu hướng thoái hoánhanh,chủ yếu tại các huyện đang chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng (từ trồng lúa sang trồng hoa và rau xuất khẩu, chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô lớn) như huyện Mê Linh (các xã Mê Linh, Văn Khê, Tiền Phong, Thanh Lâm),huyện Yên Lạc (thị trấn Yên Lạc, xã đồng Cương, Đồng Văn),VĩnhTường (Thổ Tang, Đại Đồng). 3.2.4. Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học trong đất sẽ bị suy giảm tập trung tại các vùng đệm của các KCN với dân cư, Vườn Quốc gia Tam Đảo, các khu vực canh tác nông nghiệp thuộc các huyện như Mê Linh, Yên Lạc. 4. Những thách thức môi trường Như vậy, có thể thấy chất lượng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đang có nguy cơ suy thoái do sự phát triển kinh tế xã hội. Những thách thức môi trường đối với địa phương là: - Ô nhiễm môi trường đang diễn ra vượt khả năng tự làm sạch của tự nhiên -Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng theo nhịp độ phát triển KT-XH trong khi đó nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết , tổ chức, năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu Cấp nước sạch -Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp. -Nhận thức được những nguy cơ ô nhiễm, những thách thức môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đề xuất 70 chương trình, dự án thành phần nhằm hạn chế và giảm thiểu suy thoái môi trường, đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh một cách bền vững. 5. Kết luận và kiến nghị Hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang bị ô nhiễm và diễn biến ngày càng phức tạp, đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Vĩnh Phúc cần sớm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường, nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách, ban hành tiêu chuẩn môi trường cấp tỉnh; đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân và doanh nghiệp… Tại thời điểm trong tương lai, cần theo các kịch bản phát triển, các kịch bản này lại phụ thuộc vào mong muốn đôi khi chủ quan. Phụ thuộc cả các điều kiện pháp lý, kinh tế, kỹ thuật…. Đánh giá tác động môi trường tương tự như đánh giá “ các tác động môi trường” trong ĐCM Tác động môi trường ở các thời điểm cần được làm rõ nét: cần các phương pháp nghiên cứu chuẩn, cần làm chính xác để có dữ liệu so sánh đối chiếu Tại các thời điểm trong tương lai cần theo các kịch bản phát triển, các kịch bản này phụ thuộc vào mong muốn đôi khi chủ quan Các phương pháp đánh giá trong quy hoạch môi trường của một tỉnh Phương pháp liệt kê: nhằm liệt kê ra những tác động trong quy hoạch môi trường của một tỉnh và bổ trợ cho các phương pháp khác. Phương pháp ma trận: phân tích những ảnh hưởng môi trường của tác động khi thực hiện quy hoạch Phương pháp ý kiến chuyên gia: trong nhóm quy hoạch không thể thiếu các chuyên gia để qua kinh nghiệm thực tế họ đạt dược mà xác định những hoạt động tiến trình cần làm,đảm bảo vừa phát triển kinh tế lại không ảnh hưởng lớn tới môi trường Phương pháp mô hình hóa : nhằm lấy được những con số cụ thể để xem xét khả năng triển khai của quy hoạch Hệ thống thông tin địa lý GIS: xác định các thông số không gian địa lý,khoanh vùng cần quy hoạch của một tỉnh, Phương pháp sơ đồ mạng lưới : suy xét đến khả năng xảy ra các vấn đề nhỏ,và từ đó có thể giảm khả năng tác động tới môi trường Phương pháp ngoại suy về khả năng phát triển bền vững trong tương lai nhờ vào những dữ liệu có được từ phương pháp liệt kê Phương pháp đánh giá đa tiêu chí: về căn bản cũng giống như phương pháp ma trận và sử dụng dữ liệu từ phương pháp liệt kê Xác định mục tiêu môi trường Trước hết cần tuân thủ theo pháp lý, cần lựa chọn những cơ sở pháp lý quan trọng nhất gắn với ưu tiên của quy hoạch môi trường của một tỉnh. Cần cân đối quy hoạch với pháp triển, phải tính đến hiệu quả kinh tế, phân biệt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn trong quy hoạch của tỉnh. Thiết kế quy hoạch Công việc cụ thể sau khi đã làm rõ mục Có nhiều phương án để đạt được chung mục tiêu Có nhiều mục tiêu khác nhau trong một quy hoạch cần thỏa mãn Một phương án thiết kế rất khó thỏa mãn đúng tất cả mục tiêu Quản lý quy hoạch Có gắng thực hiện đúng quy hoạch đã đề ra có thể có hiệu chỉnh quy hoạch nhưng với điều kiện tốt hơn, hợp lý hơn và đạt được tới mục tiêu Cần các công cụ đánh giá, công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, quá trình lặp để đạt được mục tiêu C.ỨNG DỤNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG XANH CỦA HẢI PHÒNG I.Quy hoạch môi trường Hải Phòng Nằm trong quy hoạch thành phố Hải Phòng ,quy hoạch môi trường gồm việc phát triển những khu vực cây xanh ,hồ nhân tạo ngoài việc thu hút đầu tư và khách du lịch tới nơi đây để tăng kinh tế còn nhằm giảm năng lượng nhiệt từ mặt trời làm nóng bức,giảm khói bụi từ các phương tiện giao thông . Cũng như việc xây dựng con đường cao tốc cũng làm giảm mật độ giao thông khiến ùn tắc một số nơi giảm đi lượng CO2 và mùi xăng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Thêm nữa trong quy hoạch chung của Hải Phòng đã đưa ra việc phát triển các khu chức năng đô thị ,những khu nghỉ dưỡng ven vành đai xanh ,bổ sung thêm cây xanh. Quy hoạch và phân cấp mạng lưới giao thông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo tính chất đô thị, công nghiệp,… tăng tỷ trọng đất cây xanh tập trung trong khu công nghiệp Dự án đường bao quận Hải An là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giao thông, góp phần giải tỏa nhanh lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng. Đồng thời nâng cao khả năng phòng chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển TPHải Phòng. Quy hoạch của dự án của một đô thị bao gồm các khu chức năng như: công trình phức hợp, khu thương mại, khu đất ở, khách sạn 5 sao, trường học, bệnh viện, bảo tàng và hệ thống giao thông, công viên cây xanh... được thiết kế theo tổ chức không gian mở. Một số công trình được xen kẽ với không gian xanh tạo cảnh quan thân thiện với môi trường . Đảo Hoa Phượng với tổng diện tích gần 60 ha được quy hoạch và đầu tư thành một Resort cao cấp với quần thể gồm khách sạn 5 sao+, khu mua sắm, phố ẩm thực, công viên nước trong nhà, rạp chiếu phim và có hơn 200 căn biệt thự cao cấp được bố trí thành từng cụm độc lập nằm trên 4 cánh của hoa phượng Dự án khu resort và KS 5 sao Cát Bà Amatina, Hải Phòng đáp ứng các tiêu chuẩn của một khu đô thị quốc tế vừa thân thiện với môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao II.Quy hoạch phát triển Hải Phòng II.1.Trung tâm hành chính - chính trị mới của TP sẽ bố trí ở khu đô thị mới Bắc sông Cấm . UBND TP Hải Phòng đã gửi Bộ Xây dựng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung (QHC) xây dựng TP đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, Hải Phòng sẽ được cải tạo, xây dựng thành TP cảng văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm cấp quốc gia, đô thị loại 1 và là trung tâm kinh tế vùng Duyên hải Bắc bộ. Đến năm 2050, Hải Phòng sẽ là đô thị loại đặc biệt và trở thành TP quốc tế. Với tổng diện tích xấp xỉ 1.522km2, dự kiến đến năm 2025, TP sẽ có 3 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 2,4 triệu, đất xây dựng đô thị 47.500 - 48.900ha với chỉ tiêu 160m2/người (ở vùng đô thị trung tâm). Cũng theo QH điều chỉnh, Hải Phòng dự kiến phát triển 5 quận mới là Bến Rừng, Bắc Sông Cấm, Tây Bắc, An Dương, Tràng Cát - Cát Hải. Như vậy TP sẽ có 12 quận. Bên cạnh đô thị trung tâm, TP còn có các đô thị vệ tinh là Minh Đức, Núi Đèo, An Lão, Núi Đối, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Bà và một số thị trấn hạt nhân giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn vùng ngoại thành như Tam Cường, Hùng Thắng, Hòa Bình, Quảng Thanh, Lưu Kiếm, Bạch Long Vĩ.    Bản đồ thành phố Hải Phòng   Trong QH điều chỉnh, TP phân khu rõ ràng khu vực hạn chế phát triển và khu vực phát triển. Cụ thể, khu vực hạn chế phát triển được giới hạn từ phạm vi đường vành đai 1 (Bạch Đằng - Nguyễn Tri Phương - Hoàng Diệu - Lê Thánh Tông - Chùa Vẽ) đến đường vành đai 2 (Tôn Đức Thắng - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Chùa Vẽ) và một phần trung tâm Kiến An sẽ tập trung cải tạo chỉnh trang kết hợp xây mới. Khu vực này sẽ không thay đổi lớn về cơ cấu sử dụng đất, tránh quá tải về hạ tầng đô thị. Các xí nghiệp, kho tàng từng bước di dời để dành đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng và bổ sung cây xanh. Đất phần cảng ven sông Cấm sau khi di dời sẽ dành cho phát triển các khu chức năng đô thị, trong đó ưu tiên công trình dịch vụ công cộng, cây xanh, văn phòng, thương mại với tầng cao trung bình 3 - 5 tầng, mật độ xây dựng khoảng 50%, hệ số sử dụng đất 1,5 - 2,5 lần. Khu vực phát triển mở rộng sẽ bao gồm khu vực ĐTM Bắc Sông Cấm. Khu này phát triển thành trung tâm hành chính - chính trị mới của TP, trung tâm tài chính - thương mại - dịch vụ và KĐTM hiện đại. TP sẽ mở rộng về phía Đông (dọc đường Phạm Văn Đồng), phía Tây, Tây Bắc và phía Nam. Trong đó khu phát triển mở rộng phía Đông khai thác hết quỹ đất xây dựng các khu nhà ở mới, QH sân golf Đồ Sơn và khu giáo dục, nghỉ dưỡng ven vành đai xanh. Khu mở rộng phía Tây và Tây Bắc phát triển đô thị công nghệ cao, hình thành một khu dân dụng lớn và đào tạo, nghỉ dưỡng ở cửa ngõ. Khu mở rộng về phía Nam sẽ phát triển khu Kiến An thành đô thị mới, du lịch mới. Ngoài ra, đảo Cát Hải sẽ phát triển, hình thành khu cảng cửa ngõ quốc tế và cùng với 8 xã thuộc Thủy Nguyên, đảo Vũ Yên, đảo Đình Vũ, phường Tràng Cát hình thành khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Khu trung tâm mới được chú trọng đến tầng cao công trình và tuyến giao thông kết nối. Nhìn tổng thể, chiều cao công trình sẽ liên tục từ thấp (tại khu trung tâm cũ) đến cao dần (ở trung tâm mới), kết thúc là công trình tháp điểm nhấn. Dọc theo hai tuyến đường Đông và Tây, các công trình cao tầng được bố chí chạy theo tuyến với khối tích lớn. Các lớp công trình phía sau thấp dần cho phù hợp với cảnh quan sông nước. Mạng giao thông tại các khu đất này được dự kiến là mạng ô vuông nhằm đáp ứng khả năng sinh lời cao nhất từ đất và tiện lợi cho liên kết. Tại trung tâm hành chính, công trình được bố trí xen kẽ trong không gian xanh với chiều cao trung bình. Mạng lưới giao thông được tổ chức dựa trên ý đồ hình thành các tia trục nhìn liên kết các công trình quan trọng. Về cơ bản, hệ thống sông nước và hệ thống cây xanh cảnh quan của TP được tôn trọng tối đa, trong đó chú trọng phát triển tuyến cảnh quan dọc hai bờ sông. KHU ĐÔ THỊ MỚI - HẢI PHÒNG II.2.Dự án khu đô thị xi măng Hải Phòng Công ty Cổ phần Đô thị xi măng Hải Phòng đã khởi công dự án Khu đô thị xi măng Hải Phòng.Dự án tọa lạc tại ngã 3 sông Cấm, giao điểm giữa quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, trên diện tích 78,6 ha, thuộc khu đất của Nhà máy Xi măng Hải Phòng trước đây.  Dự án khu đô thị xi măng Hải Phòng Khu đô thị xi măng Hải Phòng do Công ty Cổ phần Đô thị xi măng Hải Phòng (thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD. Quy hoạch của dự án bao gồm các khu chức năng như: công trình phức hợp, khu thương mại, khu đất ở, khách sạn 5 sao, trường học, bệnh viện, bảo tàng và hệ thống giao thông, công viên cây xanh... được thiết kế theo tổ chức không gian mở. Phần xây dựng sẽ có tòa tháp đôi là điểm nhấn của dự án với chiều cao 35 tầng. Ngoài ra, dọc hai trục đường là một số tòa nhà cao 20 tầng và các công trình thấp tầng khác. Dự án do Công ty Tư vấn Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd (Nhật Bản) đảm nhận phần lập quy hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2013, toàn bộ phần cơ sở hạ tầng của dự án sẽ được hoàn thành. II.3.Dự án tổ hợp resort cao cấp đảo Hoa Phượng, Đồ Sơn, Hải Phòng Tập đoàn Daso Việt Nam chính thức khởi công tổ hợp resort cao cấp trên đảo Hoa Phượng, Đồ Sơn, Hải Phòng. Dự án tổ hợp resort cao cấp đảo Hoa Phượng, Đồ Sơn, Hải Phòng Đảo Hoa Phượng với tổng diện tích gần 60 ha được quy hoạch và đầu tư thành một Resort cao cấp với quần thể gồm khách sạn 5 sao+, khu mua sắm, phố ẩm thực, công viên nước trong nhà, rạp chiếu phim và có hơn 200 căn biệt thự cao cấp được bố trí thành từng cụm độc lập nằm trên 4 cánh của hoa phượng.  Dự án tổ hợp resort cao cấp đảo Hoa Phượng, Đồ Sơn, Hải Phòng Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ xây dựng sân tennis, bến tàu, du thuyền... phục vụ khách tham quan, du lịch. Đây là một hòn đảo nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có tổng số vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2014. II.4.Dự án đường bao quận Hải An, Hải Phòng Dự án đường bao quận Hải An là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giao thông, góp phần giải tỏa nhanh lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng. Dự án đường bao quận Hải An, Hải Phòng Ngày 12/5 /2010, TP Hải Phòng khởi công dự án đường bao quận Hải An, tuyến đường kết nối vùng ven biển phía Đông Nam TP.  Lễ khởi công dự án đường bao quận Hải An, Hải Phòng Phát lệnh khởi công dự án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá đây là công trình có ý nghĩa quan trọngtrong việc kết nối giao thông, góp phần giải tỏa nhanh lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng. Đồng thời nâng cao khả năng phòng chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển TPHải Phòng. Phó Thủ tướng chỉ đạo, dự án sau khi hoàn thành sẽ mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư cũng như đô thị hóa vào khu vực ven biển. Vì vậy, chủ đầu tư cần tập trung nguồn lực, áp dụng công nghệ hiện đại để triển khai dự ánđúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Chính quyền địa phương tạo điều kiện tối đa về mặt bằng, thủ tục để các nhà thầu thi công thuận lợi. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 886 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ mục tiêu của Chính phủ 400 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 200 tỷ đồng và vốn thu từ đấu giá đất 286 tỷ đồng. Quy mô dự án gồm 2 công trình: xây dựng tuyến đê từ Cầu Rào đến đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường dưới chân đê. Công trình đê có chiều dài hơn 7,5 km, cao độ đỉnh đê đạt 6,5 m, mặt đê rộng 7 m, chiều rộng phần đường xe 5,25m. Toàn tuyến được xây dựng theo kết cấu mặt đường bê tông, tường hắt sóng bê tông cốt thép. Tuyến đường dưới chân đê có chiều dài 7,1km, rộng 11,25m. II.5.Dự án khu resort và KS 5 sao Cát Bà Amatina, Hải Phòng Dự án tọa lạc tại thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng, Việt Nam, do Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex làm chủ đầu tư. Dự án khu resort và KS 5 sao Cát Bà Amatina, Hải Phòng 10/5/2010 Dự án được đầu tư xây dựng với với quy mô quốc tế bao gồm 7 khu resort với khoảng 800 biệt thự, 2 bến du thuyền, 1 bến tàu du lịch, 1 trung tâm hội nghị quốc tế, 1 khu thương mại dịch vụ quốc tế, 1 khu thể dục thể thao, các khu dịch vụ giải trí đa chức năng và 6 khách sạn 5 sao.  Tổng thể dự án khu resort và KS 5 sao Cát Bà Amatina Sau khi hoàn thành Dự án sẽ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch đồng bộ, đẳng cấp đáp ứng các tiêu chuẩn của một khu đô thị quốc tế thân thiện vừa thân thiện với môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với tiềm năng phát triển, Dự án Cát Bà Amatina hứa hẹn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của các nhà đầu tư chuyên nghiệp  Khách sạn 5 sao tại Cát Bà Amatina  Khu khách sạn dịch vụ cao cấp Cát Bà Amatina  Phối cảnh tổng thể dự án Cát Bà Amatina Đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch tổng thể là Group 70/Pacma, Inc (Hoa Kỳ) và Vinaconex R&D. Thiết kế điều chỉnhquy hoạch và thiết kế đô thị của dự án do Công ty tư vấn Land Design và Công ty tư vấn xây dựng Thành Nam thực hiện. II.6.Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình Theo công văn số số 709/TTg-KTN của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình Thủ tướng giao Bộ Giao thông – Vận tải phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam và Hưng Yên triển khai thực hiện dự án; đồng thời bổ sung tuyến đường này vào Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.  Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình - Ảnh minh hoạ Về nguồn vốn thực hiện, Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, phân bổ trong kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Bộ Giao thông – Vận tải để thực hiện; đồng thời nghiên cứu khả năng huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn ODA,… để thực hiện dự án theo quy định. II.7.Khởi công dự án khu chung cư Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng 28 /4 /2010 Công ty CP xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng tổ chức lễ khởi công xây dựng khu chung cư Bắc Sơn, tại khuđô thị Cựu Viên, quận Kiến An. Khởi công dự án khu chung cư Bắc Sơn, Kiến An,Hải Phòng Khu chung cư Bắc Sơn là dự án phát triển nhà ở xã hội với mục tiêu bán cho người có thu nhập thấp. Dự án bao gồm 2 khối nhà 10 tầng và 9 khối nhà 5 tầng với tổng số 504 căn hộ được xây dựng trên diện tích hơn 2ha. Trong đó sẽ có các căn hộ rộng từ 51 đến 60m2 tương ứng với giá bán từ 320 triệu đồng đến 530 triệu đồng.  Lễ khởi công dự án khu chung cư Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng Với mật độ xây dựng chung của toàn khu là 44%, khu chung cư Bắc Sơn sẽ dành nhiều không gian cho các công trình công cộng và tạo không gian kiến trúc cảnh quan cho khu nhà. Tổng mức đầu tư của dự án là 194 tỷ đồng, nguồn vay từ Ngân hàng phát triển Việt Nam trong chương trình hỗ trợ các DN tham gia chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong 18 tháng. II.8.Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp đô thị Tràng Cát, Hải Phòng 11/2/2010.Thay mặt Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn vừa góp ý cho Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khucông nghiệp - Đô thị Tràng Cát trong Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, TP. Hải Phòng như sau: Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp đô thị Tràng Cát, Hải Phòng Vị trí, quy mô và tính chất và của Khu công nghiệp - Đô thị Tràng Cát cơ bản phù hợp với Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  Bản đồ vị trí khu công nghiệp đô thị Tràng Cát, Hải Phòng Khi phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp - Đô thị Tràng Cát, UBND thành phố Hải Phòng cần lưu ý, bổ sung và hoàn chỉnh một số vấn đề Tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành về quy hoạch xây dựng đô thịvà khu công nghiệp; giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa khu vực mặt biển cửa ngõ Hải Phòng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đồng bộ, và các giải pháp bảo vệ môi trường. Quy hoạch và phân cấp mạng lưới giao thông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo tính chất đô thị, công nghiệp,…; Cần tăng tỷ trọng đất cây xanh tập trung trong khu công nghiệp, đặc biệt là cây xanh cách ly với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Làm rõ về tính chất, chức năng và quy hoạchsử dụng đất của Khu dịch vụ tổng hợp trong tổng thể Khu công nghiệp - đô thị Tràng Cát nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng đất, khả thi trong đầu tư xây dựng. Riêng khu đất chức năng sân Golf nằm trong Khu công nghiệp - Đô thị Tràng Cát sẽ được quyết định trên cơ sở đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước mắtquy hoạch là khu công viên cây xanh tập trung của Khu công nghiệp - Đô thị Tràng Cát. Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đang trong quá trình nghiên cứu; đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm khớp nối đồ án quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp - Đô thị Tràng Cát với các dự án đang triển khai trong khu vực (giao thông, cấp thoát nước…) và đảm bảo phù hợp trong tổng thể đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG Các đề án, chương trình là nội dung quan trọng trong chương trình hành động của thành phố thực hiện chủ đề bảo vệ môi trường 2010. Bởi đây là những giải pháp tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường. Nhưng đã qua gần 2 quý của năm mà việc triển khai các đề án, chương trình vẫn diễn ra chậm chạp.    Khu vực giáp ranh giữa phường Hùng Vương (Hồng Bàng) và xã Nam Sơn (An Dương) có nhiều đơn vị, cá nhân đổ trộm rác thải rắn và đốt gây ô nhiễm môi trường   Thực hiện chủ đề năm bảo vệ môi trường 2010 sẽ có 9 đề án, chương trình được triển khai. Trong đó, có những chương trình, đề án có ý nghĩa quan trọng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đáng kể như: Đề án, quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố đến năm 2025 làm cơ sở cho việc giới thiệu địa điểm xây dựng các nhà máy rác thải theo quy hoạch được phê duyệt; báo cáo hiện trạng môi trường thành phố giai đoạn 2006-2010; đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý các nguồn thải công nghiệp; đề án quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố đến năm 2025; đề án đánh giá sức tải môi trường tại khu vực Vật Cách-Quán Toan… Tại cuộc họp thông qua đề cương thực hiện chủ đề năm về bảo vệ môi trường, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh: để thực hiện chương trình hành động hiệu quả cần có kế hoạch mang tính thực tiễn; mục tiêu xử lý, giải quyết những vấn đề môi trường mấu chốt; tạo sự chuyển biến rõ nét. Thực tế này đặt ra yêu cầu các ban, ngành chức năng, nhất là ngành Tài nguyên-Môi trường cần sớm có biện pháp thúc đẩy thực hiện chương trình hành động.   Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc triển khai các đề án diễn ra khá chậm chạp. Theo dự kiến, đề án chiến lược phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học sẽ được phê duyệt trong tháng 5 và hoàn thành trong tháng 9; đề án báo cáo hiện trạng môi trường của thành phố dự kiến được phê duyệt trong tháng 3 và hoàn thành vào tháng 12-2010. Nhưng hiện cả 2 đề án đều chưa có quyết định phê duyệt của thành phố, nên chưa thể bố trí kinh phí thực hiện. Theo Công văn số 717 ngày 3-5-2010 của Sở Tài chính về việc quan trắc môi trường mùa khô tháng 4-2010 để phục vụ đề án xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, Sở Tài nguyên-Môi trường chưa xây dựng đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cũng theo công văn này, yêu cầu hoàn thành đề án báo cáo hiện trạng môi trường thành phố 2006-2010 khó đạt tiến độ đề ra. Bởi theo nguyên tắc, các đề án, dự án chi từ nguồn sự nghiệp môi trường phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện bố trí kinh phí và triển khai thực hiện. Mặt khác không thể chỉ lấy số liệu quan trắc môi trường một năm 2010 để xây dựng báo cáo môi trường thành phố cho cả giai đoạn 2006-2010. Bên cạnh đó, một số đề án liên quan đến việc giải quyết vấn đề môi trường bức xúc, được dư luận rất mong chờ nhưng cũng mới trong giai đoạn khởi động như đề án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường khu vực Vật Cách Quán Toan,… Trong khi đó, Sở Tài nguyên- Môi trường đơn vị chủ trì thực hiện nhiều đề án, chương trình nhưng cũng triển khai các công việc cần thiết chậm chạp. Năm 2010, ngân sách bố trí kinh phí chi cho chương trình bảo vệ môi trường là 5 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ các khu công nghiệp và các quận, huyện 2 tỷ đồng; bố trí Sở Tài nguyên-Môi trường 3 tỷ đồng. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa đề xuất phân khai chi tiết nguồn kinh phí trên. Để phục vụ công tác bảo vệ môi trường thành phố hiện đã có một số đề án, chương trình được triển khai và cấp một phần kinh phí thực hiện. Như chương trình chống xâm nhập mặn đất ven biển; điều tra các yếu tố kinh tế-xã hội tác động đến môi trường khu vực Đồ Sơn, Cát Bà. Đề cương đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường thành phố đến năm 2025 đã có quyết định. Ngoài ra có 2 đề án đang được thẩm định cấp kinh phí là: đề án quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố; quan trắc môi trường khu vực Quán Toan phục vụ việc thanh tra… Tuy nhiên, những kết quả này chưa đáp ứng yêu cầu tinh thần việc chọn chủ đề năm của thành phố và mong chờ của người dân về ý nghĩa năm chuyên đề bảo vệ môi trường. Bởi dư luận mong chờ với năm chuyên đề, bảo vệ môi trường sẽ không chỉ dừng lại ở những hoạt động thường xuyên, định kỳ mà cần có những biện pháp quyết liệt hơn.  Yêu cầu của năm bảo vệ môi trường là tập trung xử lý các vấn đề bức xúc về môi trường, quán triệt sâu sắc quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường trong kiểm soát, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu,… (Trích chương trình hành động của UBND thành phố)   Các nhiệm vụ nêu trong chương trình hành động thực hiện chủ đề năm bảo vệ môi trường của thành phố có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tạo tiền đề để thành phố thực sự phát triển theo hướng bền vững. Quá trình xử lý bùn, phốt tại trạm xử lý bùn Tràng Cát 1.Giới thiệu chung Trạm xử lý bùn Tràng Cát là một hạng mục công trình trong dự án thoát nýớc 1B với mục tiêu là nơi tập kết xử lý bùn cho các gói thầu thông rửa hệ thống thoát nước thành phố, nạo vét bùn các hồ điều hòa, mýương thoát nước thành phố đồng thời có nhiệm vụ tập kết xử lý khối lượng bùn nạo vét duy tu của hệ thống thoát nước hàng năm và bùn phốt hút miễn phí các bể tự hoại của nhân dân trong 4 quận nội thành. Trạm xử lý bùn được bàn giao cho công ty Thoát nước sử dụng từ tháng12/2003 với tổng diện 162.844m2 bao gồm: - Khu vực nhà quản lý, ga ra để xe và thiết bị chuyên dùng. - Khu vực xử lý bùn phốt bao gồm: 4 bể chứa bùn, 2 bể chứa bùn phốt, 2hồ sinh học xử lý nước thải, 1 hồ điều hòa và 3 sân bãi phơi ủ bùn. - Một trạm bơm nước thải để bơm nước thải đã xử lý ra sông. - Tại các bể chứa bùn phốt và bãi ủ bùn có hệ thống ống thu gom nước thải được dẫn về 2 hồ xử lý sinh học.  2.Quy trình xử lý bùn.  1.1.Bùn phốt sau khi được nạo vét tại các hố ga, lòng cống, mương hồ, cửa xả và các bể phốt được các xe chuyên dụng chở về qua cân điện tử để xác định khối lượng,sau đó đổ vào bể chứa bùn để tách nước với chiều dầy bùn tối đa là 0,9 m. Khi bùn khô tối thiểu đạt 50% thì tiến hành ủ bùn. Bùn được xe xúc lật xúc từ bể chứa bùn lên đổ vào thùng trộn của máy trộn, bùn được trộn trong thùng của máy trộn với một số chất thải hữu cơ và đất sét với tỉ lệ từ 10%-20% theo trọng lượng, thời gian trộn là 30 phút. Việc ủ bùn với mục đích tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động phân hủy các chất bẩn hữu cơ có trong bùn phốt. 1.2.Quy cách ủ bùn. Bùn được ủ bằng cách tạo các luống tại các sân phơi bùn với kích thước như sau: -Chiều cao luống:1,5m. -Chiều rộng đỉnh luống: 1m -Chiều rộng đáy luống: 4m. -Chiều dài luống từ: 30m-50m. Giai đoạn ủ: gồm 2 giai đoạn chính: -Giai đoạn ủ chính: 8 tuần. -Giai đoạn ủ hậu và ủ kỹ: 6 tháng. Trong giai đoạn ủ chính cần phải đảm bảo cho luống đủ độ ẩm bằng cách thỉnh thoảng cần tưới nước để đảm bảo quá trình vi sinh vật hoạt động được tốt. Giai đoạn ủ hậu và ủ kỹ không cần tưới nước.  Để đảm bảo điều kiện bãi ủ được thoáng khí cho các vi sinh vật hoạt động các luống ủ cần phải xốp, do đó dùng máy đảo để đảo luống như sau: -Thời gian ủ chính: 1 tuần 1 lần trong 2 tuần đầu - 2 tuần 1 lần trong 6 tuần còn lại. -Thời gian ủ hậu và ủ kỹ: 1 tháng 1 lần. Các điều kiện cơ bản cần chú ý khi ủ: -Nhiệt độ bãi ủ: 50-600 C để đảm bảo phân ủ hợp vệ sinh . -Độ pH: 5-9 -Độ ẩm giai đoạn ủ chính: 55%, giai đoạn ủ hậu và ủ kỹ: 30%. -Đảm bảo đủ ôxi cho các luống ủ. 1.3.Công đoạn sàng. Sau khi ủ xong, bùn phốt được đưa lên hệ thống máy sàng và phân loại. Nguyên liệu qua sàng được phối trộn một số chất phụ gia khác tùy theo yêu cầu của sản phẩm để đưa di tiêu thụ. Một số chất hữu cơ còn lại được đưa quay trở lại quá trìnhủ để xử lý thêm.Các phế thải, chất vô cơ được xử lý bằng cách đưa đi chôn lấp. 1.4.Xử lý nước thải. Nước thải từ các bể chứa bùn và sân phơi bùn được thu bằng các hệ thống ống và được dẫn đến 2 hồ xử lý sinh học để xử lý. Thời gian xử lý nước tại các hồ sinh học là 20 ngày sau đó nước thải được bơm ra sông khi triều xuống. 1.5. Khối lượng bùn, phốt hàng năm đưa về bãi thải Tràng Cát xử lý: 33.241 m3 - Căn cứ vào khối lượng hệ thống thoát nước do Công ty Thoát nước quản lý - Căn cứ vào chu ký nạo vét đối với từng loại hạng mục công việc: Ga cống xóm ngõ: nạo vét 2 lần/năm; Ga cống trục: nạo vét 1 lần/năm; Mương rãnh: nạo vét 5 năm/lần; Cỗng xóm ngõ: 3 năm/lần; Cỗng trục: 4 năm/lần; Bể phốt: 6 năm/lần -Khối lượng bùn cần nạo vét trong 1 năm được tính toán theo bảng sau:  Quản lý chất thải rắn Chủ yếu là du lịch và dịch vụ nên lượng chất thải rắn là rất lớn,để xử lý triệt để cần có việc xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh .Các công thức tính toán thiết kế: 1.Khối lượng riêng của rác thải tính như sau: md = khối lượng của thùng chứa+ chất thải, kg mth = Khối lượng thùng rỗng, kg Vth = Thể tích thùng chứa,lít hoặc m3 (w = Khối lượng riêng của rác, kg/m3 2 .Độ ẩm, ww Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu thị dưới dạng phương pháp đo khối lượng ướt, md = Khối lượng mẫu ướt ban đầu, kg mc = khối lượng mẫu khô, sấy ở 105 oC,kg 3 .Cỡ hạt và phân bố cỡ hạt Cỡ hạt của chất thải đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý. Cỡ hạt có thể được xác định theo một hoặc nhiều cách như sau: Hoặc Sc = Cỡ hạt của cấu tử, mm l = Độ dài, mm w = Chiều rộng, mm h = chiều cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch môi trường xanh tại Hải Phòng.DOC
Luận văn liên quan