MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL 3
A. Những vấn đề cơ bản về chất lượng 3
1. Những quan điểm về chất lượng 3
2. Các loại chất lượng sản phẩm 4
3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 6
B. Những vấn đề cơ bản về QTCL 9
1. Một số khía niệm liên quan đến QTCL 9
2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống QTCL 11
3. Các mô hình QTCL hiện hành 13
4. Vai trò của CL và QTCL trong sự tồn tài và phát triển của doanh nghiêp 19
Chương 2: Thực trạng công tác QTCL trong các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam 20
A. Tổng quan về các công ty sản xuấtthực phẩm 20
1. Những thành tựu đạt được 20
2. Những tồn tại và nguyên nhân 20
3. Những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế 21
B. Thực trạng của QTCL trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm 22
1. Giai đoạn trước 1990 22
2. Tình hình kinh tế đất nước – những yêu cầu đổi mới công tác QTCL theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế 23
C. Đánh giá chung về công tác QTCL trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm 23
1. Những nhận thức đúng đắn 23
2. Những quan điểm con lệch lạc 27
Chương 3: Một số giải pháp tăng cương QTCL tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam 28
1. Tại các doanh nghiệp 28
2. Về phía nhà nước 30
Kết luận 32
Tài liệu tham khảo 34
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à khách nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị trường đó.
+ Chất lượng là khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể.
Trừu tượng vì chất lượng thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của khách hàng.
Cụ thể vì chất lượng sản phẩm phản ánh thông qua các đặc tính chất lượng cụ thể có thể đo được, đếm được. Đánh giá được những đặc tính này mang tính khách quan vì được thiết kế và sản xuất trong giai đoạn sản xuất.
Chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua các loại chất lượng sau.
- Chất lượng thiết kế: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm được phác hoạ thông qua văn bản trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đặc điểm sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời so sánh với các chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng tương tự cùng loại của nhiều hãng nhiều công ty trong và ngoài nước.
- Chất lượng chuẩn: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng ở cấp có thẩm quyền, phê chuẩn. Chất lượng chuẩn dựa trên cơ sở chất lượng nghiên cứu thiết kế của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để được điều chỉnh và xét duyệt.
- Chất lượng thực: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị nhân viên và phương pháp quản lý… chi phối.
- Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm giữa chất lượng thực và chất lượng chuẩn.
Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - kỹ thuật trình độ lành nghề của công nhân và phương pháp quản lý của doanh nghiệp.
- Chất lượng tối ưu: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế nhất định. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hoá đạt chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng có khả năng cạnh tranh trên thị trường sức tiêu thụ nhanh và đạt hiệu quả cao. Vì thế phấn đấu đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý nền kinh tế nói chung. Mức chất lượng tối ưu phụ thuộc đặc điểm tiêu dùng cụ thể ở từng nước, từng vùng có những đặc điểm khác nhau. Nhưng nói chung tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm tạo điều kiện cạnh tranh là biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu thị trường trong điều kiện xác định với chi phí hợp lý.
3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.
Chỉ tiêu chất g các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong lượng sản phẩm gồm 2 hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Hệ thốnsản xuất kinh doanh.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Mục đích: Nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, kéo dài thời gian cạnh tranh trên thị trường.
Hệ thống gồm có:
+ Chỉ tiêu công dụng: Đặc trưng, các thuộc tính sử dụng của sản phẩm hàng hoá như giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm, lượng giá sinh ra từ quạt.
+ Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩm cho chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí thấp, hạ giá thành.
+ Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng tính hấp dẫn các linh kiện phụ tùng trong sản xuất hàng loạt.
+ Chỉ tiêu độ tin cậy: Đảm bảo thông số kỹ thuật làm việc trong khoảng thời gian nhất định.
+ Chỉ tiêu độ an toàn: Đảm bảo thao tác an toàn đối với công cụ sản xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt gia đình.
+ Chỉ tiêu kích thước: gọn nhẹ thuận tiện trong sử dụng trong vận chuyển.
+ Chỉ tiêu sinh thái: Mức gây ô nhiễm môi trường.
+ Chỉ tiêu lao động: Là mối quan hệ giữa người sử dụng với sản phẩm. Ví dụ: Công cụ dụng cụ phải được thiết kế phù hợp với người sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và cơ thể.
+ Chỉ tiêu thẩm mỹ: Tính chân thật, hiện đại hoặc dân tộc, sáng tạo phù hợp với quan điểm mỹ học chân chính.
+ Chỉ tiêu sáng chế phát minh: chấp hành nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế phát minh.
Mục đích: Tôn trọng khả năng trí tuệ khuyến khích hoạt động sáng tạo áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật đối với nước ngoài.
- Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.
Hệ thống chỉ tiêu này dựa trên các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành hoặc các điều khoản trong hợp đồng kinh tế: bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:
+ Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm mà người tiêu dùng quan tâm nhất và thường dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm.
Nhóm chỉ tiêu công dụng có những chỉ tiêu:
1) Thời gian sử dụng, tuổi thọ.
2) Mức độ an toàn trong sử dụng
3) Khả năng thay thế sửa chữa
4) Hiệu quả sử dụng (tính tiện lợi)
Cơ quan nghiên cứu thiết kế sản xuất kinh doanh dùng nhóm chỉ tiêu này để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm.
+ Nhóm chỉ tiêu công nghệ:
1) Kích thước
2) Cơ lý
3) Thành phần hoá học
Kích thước tối ưu thường được sử dụng trong bảng chuẩn mà thường được dùng để đánh giá sự hợp lý về kích thước của sản phẩm hàng hoá.
Cơ lý: Là chỉ tiêu chất lượng quan hệ của hầu hết các loại sản phẩm gồm các thông số, các yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác, an toàn, mức tin cậy vì sự thay đổi tỷ lệ các chất hoá học trong sản phẩm tất yếu dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng thay đổi. Đặc điểm là đối với mặt hàng thực phẩm thuốc trừ sâu, hoá chất thì chỉ tiêu này là yêu cầu chất lượng trực tiếp.
+ Nhóm chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ:
1) Hình dáng
2) Tiêu chuẩn đường nét
3) Sự phối hợp trang trí màu sắc
4) Tính thời trang (hiện đại hoặc dân tộc)
5) Tính văn hoá
Đánh giá nhóm chỉ tiêu này chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ thẩm mỹ, hiểu biết của người làm công tác kiểm nghiệm. Phương pháp thực hiện chủ yếu bằng cảm quan ngoài ra với một số chi tiết có thể sánh được với mẫu chuẩn bằng phương pháp thí nghiệm.
+ Nhóm tiêu chuẩn về bao gói ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
Mục đích của nhóm chỉ tiêu này:
1) Nhằm giới thiệu sản phẩm cho người sử dụng
2) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất
3) Cho phép truy tìm nguồn gốc của sản phẩm thông qua nhãn mác.
Nhãn phải có tên, dấu hiệu, địa chỉ, ký hiệu, số hiệu, tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan, chủ quan và của sản phẩm. Chất lượng nhãn phải in dễ đọc, không được mờ, phải bền.
Bao gói: Vật liệu của bao bì, số lượng sản phẩm trong bao gói, cách bao gói, yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển.
Bảo quản: Nơi bảo quản (điều kiện, nhiệt độ, độ ẩm) cách sắp xếp bảo quản và thời gian bảo quản.
+ Nhóm các chỉ tiêu về nguyên tắc thủ tục: quy định những nguyên tắc thủ tục, những yêu cầu cần thiết nhằm bảo quản cho quá trình hoạt động thống nhất, hợp lý và có hiệu quả.
Nhóm này gồm có:
1) Những định mức và điều kiện kỹ thuật sử dụng sản phẩm.
2) Quy định trình tự thực hiện các thao tác
+ Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm có:
1) Chi phí sản xuất
2) Giá cả
3) Chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Nhóm chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó liên quan đến quyết định sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, hiệu quả của doanh nghiệp và cả quyết định mua sản phẩm của khách hàng.
B. Những vấn đề cơ bản về QTCL.
1. Một số khái niệm liên quan đến QTCL
Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng thì quản trị chất lượng là tổng thể những biện pháp kỹ thuật, kinh tế hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức, để đạt được mục đích của tổ chức với chi phí xã hội thấp nhất.
Tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận khác nhau của các chuyên giá, các nhà nghiên cứu tuỳ thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế mà người ta đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chất lượng.
Nhưng một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về quản trị chất lượng được đa số các nước thống nhất và chấp nhận là định nghĩa nêu ra trong ISO8409: 1994.
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: lập kế hoạch chất lượng điều khiển chất lượng đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng.
Như vậy về thực chất, quản trị chất lượng chính là chất lượng của hoạt động quản lý chứ không đơn thuần là chất lượng của hoạt động kỹ thuật.
Mục tiêu của quản trị chất lượng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượng trên cơ sở chi phí tối ưu.
Đối tượng của quản trị chất lượng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượng trên cơ sở chi phí tối ưu.
Đối tượng của quản trị chất lượng là các quá trình các hoạt động sản phẩm và dịch vụ.
Phạm vi của quản trị chất lượng: Mọi khâu từ nghiên cứu thiết kế sản phẩm đến tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đến sản xuất cho đến phân phối và tiêu dùng.
Nhiệm vụ của quản trị chất lượng:
1) Xác định được mức chất lượng cần đạt được.
2) Tạo sản phẩm và dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đề ra.
3) Cải tiến để nâng cao mức phù hợp với nhu cầu
Chức năng cơ bản của quản trị chất lượng (theo vòng tròn PDCA).
- Lập kế hoạch chất lượng
- Tổ chức thực hiện
- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng:
- Điều chỉnh và cải tiến chất lượng
Một số định nghĩa khác có liên quan đến quản trị chất lượng.
- Điều khiển chất lượng hoặc kiểm soát chất lượng: Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp được sử dụng nhằm thực hiện các yêu cầu về chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng: Là tập hợp các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được thực hiện trong hệ thống chất lượng và được chứng minh đủ ở mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng đối tượng để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng đối tượng sẽ hoàn thành đầy đủ các yêu cầu chất lượng.
- Cải tiến chất lượng: Là những hoạt động được thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng.
- Lập kế hoạch chất lượng: Là các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng cũng như yêu cầu về thực hiện các yếu tố của hệ chất lượng.
- Hệ chất lượng: là cơ cấu tổ chức thủ tục quá trình và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng.
- Quản lí chất lượng tổng hợp:
* Mối quan hệ giữa quản trị chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng được mô tả qua hình vẽ sau:
ĐBCL
KSCL
CTCL
QTCL
- QTCL: Quản trị chất lượng
- DBCL: Đảm bảo chất lượng
- KSCL: Kiểm soát chất lượng
- CLCL: Cải tiến chất lượng
2. Quá trinh hình thành và phát triển của hệ thống QTCL
Có thể biểu diễn quá trình hình thành của hệ thống quản lý chất lượng như sau:
1950 1970 1987 nay
+ Giai đoạn 1: trước 1950
Chỉ có hoạt động kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực sản xuất.sản phẩm có chất lượng hay không tùy thuộc vào việc nó có đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước hay không.
Đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thường là phòng kỹ thuật trong các xí nghiệp, có một ban chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm( ban KC5) có thể nằm độc lập hoặc nằm trong phòng kỹ thuật.
Hoạt động kiểm tra chất lượng chính là nguồn gốc của hoạt động quản trị chất lượng sau này.
+ Giai đoạn 2: 1950- 1970
Phạm vi của hoạt động quản lý chất lượng mở rộng thành kế hoạch hóa chất lượng, kiểm tra chất lượng, điều chỉnh cải tiến.
Có rất nhiều lý thuyết về quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất ra đời trong thời ở giai đoạn này.
Hoạt động quản lý chất lượng phát triển và chứng minh tính hiệu quả ở Nhật Bản(quốc gia được coi là cái nôi của hoạt động quản lý chất lượng trên toàn thế giới).
+ Giai đoạn 3: 1970- 1987
Khái niệm quản trị chất lượng toàn diện ra đời trong giai đoạn này. Theo quản trị chất lượng toàn diện, chất lượng sản phẩm không phải là trách nhiệm của một số các bộ phận mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong tổ chức. Quản trị chất lượng toàn diện coi trọng yếu tố con người và đề cao sự tham gia của các thành viên.
Hoạt động quản trị chất lượng được thực hiện mạnh mẽ ở Mỹ, Châu âu và các quốc gia khác trên thế giới đã chứng minh là có tính hiệu quả.
Rất nhiều lý thuyết về quản trị chất lượng dịch vụ ra đời trong giai đoạn này.
+Giai đoạn 4: 1987- nay
Hoạt động quản trị chất lượng được thực hiện theo hệ thống trong một tổ chức có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn về quản trị chất lượng ra đời trong giai đoạn này.
VD: Gia đình tiêu chuẩn ISO 9000
HAPCCP: hệ thống phân tích các mối nguy và các điểm trọng yếu.
QBASE: Hệ thống quản trị chất lượng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
QS 9000: hệ thống quản trị chất lượng dành cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, và các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp các linh kiện của ô tô.
SQF: hệ thống các tiêu chuẩn an toàn về chất lượng dành cho thực phẩm.
Có nhiều bộ tiêu chuẩn về quản lý ở các lĩnh vực khác(không phải là quản trị chất lượng ) ra đời.
VD:
ISO 14000: hệ thống quản lý môi trường.
SA 8000: hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội.
OHSAS 1800: hệ thống các tiêu chuẩn có liên quan tới nghề nghiệp, sức khỏe, an toàn cho người lao động.
- Các tổ chức có xu hướng tích hợp các tiêu chuẩn thành một hệ thống chung và xây dựng hoặc duy trì hệ thống tích hợp này.Tiêu chuẩn
Thực hiện đúng tiêu chuẩn
Kiểm chứng thử nghiệm kiểm định đo lường xem xét
Tác động ngược
Bỏ hoặc xử lý lại
Kiểm tra
Kiểm chứng không phù hợp
Đạt
Tiêu chuẩn
Thực hiện đúng tiêu chuẩn
Kiểm chứng thử nghiệm kiểm định đo lường xem xét
Tác động ngược
Bỏ hoặc xử lý lại
Kiểm tra
Kiểm chứng không phù hợp
Đạt
3. Các mô hình QTCL hiện hành
1) Mô hình 5S:
- Seiri: Sàng lọc
- Seiso: Sạch sẽ
- Seiton: Sắp xếp
- Seiketsu: săn sóc
- Shisube: sẵn sàng
5S là nội dung quan trọng của TQM. Là bước đầu tiên trước khi áp dụng TQM và là nền tảng cho cải tiến chất lượng của một công ty.
Phạm vi áp dụng: Tất cả lĩnh vực SXKD.
Đối tượng: Phù hợp doanh nghiệp nhỏ
Đây là cơ sở của một quá trình quản lý có hệ thống khoa học và nề nếp.
Nếu mô hình này áp dụng thì phòng ban, thông tin, phân xưởng sản xuất, hoạt động nhanh đỡ tốn thời gian chính xác và có thể là bộ máy tinh gọn hơn.
2) Mô hình 7S:
Stretegy: chiến lược
Struture: cơ cấu
System: hệ thống
Staff: nhân viên
Style: tác phong
Skills: kỹ năng
Super ordinate gools: mục tiêu cao nhất.
Mô hình phù hợp với doanh nghiệp vừa và tương đối lớn, doanh nghiệp kiểu mới điều hành mang tính hệ thống như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, dịch vụ viễn thông.
Hiệu quả khi áp dụng: Doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức hợp lý nhân việt hoạt động có tác phong và kỹ năng cao, mọi hoạt động trong doanh nghiệp hoạt động một cách có hệ thống…
3) Mô hình GMP:
Mô hình thực hành sản xuất tốt (GMP) áp dụng cho cơ sở sản xuất thực phẩm và dược phẩm, mục đích của nó là kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị dụng cụ chế biến, điều kiện phục vụ và điều kiện chế biến. GMP có thể áp dụng đối với doanh nghiệp vừa, nhỏ, lớn.
Nội dung của phương pháp như sau:
a) Điều kiện nhà xưởng và phương tiện chế biến bao gồm:
+ Khu xử lý thực phẩm
+ Phương tiện vệ sinh
+ Phương tiện chiếu sáng thông gió, đo độ ẩm
+ Thiết bị và dụng cụ
+ Hệ thống an toàn.
b) Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng bao gồm:
+ Bảo quản hóa chất nguy hiểm
+ Đồ dùng cá nhân.
c) Kiểm soát quá trình chế biến đối với
+ Nguyên vật liệu
+ Hoạt động sản xuất
d) Về con người bao gồm
+ Điều kiện sức khoẻ
+ Chế độ vệ sinh
+ Giáo dục cho đào tạo và đầu tư cho đào tạo.
e) Kiểm soát khâu phân phối
Việc kiểm soát khâu phân phối nhằm bảo đảm để tránh nhiễm bẩn thực phẩm bởi tác nhân vật lí hoá học, vi sinh… và không làm phân huỷ thực phẩm. Hiện nay ngành y tế và thuỷ sản đã có quyết định áp dụng hệ thống này đối với các xí nghiệp dược phảm và thuỷ sản xuất khẩu. Việc thực hiện tốt GMP sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc triển khai mô hình QLCL- HACCP.
4) Hệ HACCP:
Xác định và kiểm soát các điểm có nguy cơ nhiễm bẩn trong quá trình chế biến thực phẩm.
Mô hình này được áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp quy mô có thể nhỏ vừa hoặc lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm. Đặc biệt áp dụng HACCP là yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm thuỷ sản muốn xuất sang thị trường Mĩ và EU.
Khi áp dụng HACCP phải đảm bảo 7 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối nguy hại.
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát giới hạn (CCPS)
Nguyên tắc 3: Xác lập các ngưỡng tới hạn.
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát điểm tới hạn (CCPA)
Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động cần thiết phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy một điểm kiểm soát tới hạn không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định rằng hệ thóng HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với nguyên tắc trên và áp dụng chúng.
Hiện nay việc áp dụng hệ thống HACCP đang được một số bộ, ngành nghiên cứu tại Việt Nam và là vấn đề cấp bách mà bộ thuỷ sản đang quan tâm. Việc áp dụng HACCP là cần thiết bởi nó không chỉ để an toàn vệ sinh đối với hàng hoá trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất với sản lượng lớn.
5) Mô hình đảm bảo chất lượng Q- bare.
Đây là mô hình do Newzland phát triển dựa trên mô hình đảm bảo chất lượng theo ISO9000, nhưng chỉ để áp dụng riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì Q-base thì không được thông dụng và có uy tín như ISO 9000 nên các DNCNVN hiện nay áp dụng rất ít.
Nếu xét về bản chất chứng chỉ ISO chỉ như một loại giấy thông hành nên chưa đầy đủ đối với một loại doanh nghiệp muốn có sự thay đổi về chất trong hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Việc quản lý chưa hình thành hệ thống.
Vì vậy việc áp dụng ngay hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000 thì quá sức và chưa phù hợp. Vì thế nếu trong điều kiện nhu cầu về chứng chỉ ISO chưa cấp bách chúng ta có thể áp dụng mô hình quản lý Q-base.
Nội dung Q-base là ISO 9000 rút gọn.
6) Mô hình đảm bảo chất lượng ISO 9000
Mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 là mô hình hệ chất lượng trong đó đề cập tới những yêú tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong phạm vi công ty, nhưng phương thức nhằm ngăn ngừa và loại trừ sự không phù hợp với những quy định đề ra.
Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã tạo ra một bước ngoặt trong hoạt động tiêu chuẩn hoá và chất lượng trên thế giới nhờ nội dung thiết thực và ở sự hưởng ứng rộng rãi nhanh chóng của nhiều nước trên thế giới nhờ nội dung thiết thực và ở sự hưởng ứng rộng rãi, nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là trong các ngành công nghiệp.
Để áp dụng có hiệu quả hệ thống chất lượng theo ISO 9000 nên tiến hành theo các bước sau:
1. Đánh giá các nhu cầu
- Nhu cầu của thị trường
- Các yêu cầu của khách hàng
- Các yêu cầu điều chỉnh
2. Xác nhận những đặc thù của sự cải tiến một nhu cầu nào đó
3. Nghiên cứu các tiêu chuẩn ISO 9000.
4. Làm theo hướng dẫn ISO 9000-1 (1994)
5. Xây dựng và áp dụng hệ quản lý chất lượng theo chỉ dẫn của ISO 9004-1 (1994)
6. Xác định các nhu cầu đánh giá chất lượng xem xét hệ thống có phù hợp với tiêu chuẩn không.
7. Chọn thực hiện mô hình ISO 9001, ISO 9002 hay ISO 9003 (1994).
8. Thẩm định (thanh tra) hệ chất lượng
9. Lập kế hoạch cải tiến liên tục ít nhất là hàng năm.
Lợi ích việc áp dụng ISO 9000
- ISO 9000 có thể coi là giấy thông hành trong các hợp đồng kinh tế vì thế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở ra thị trường mới. Mối quan hệ thương mại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
- Vì thực hiện ngay nguyên tắc "làm đúng ngay từ đầu" nên tăng khả năng tránh lãng phí, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí do sai hỏng, bồi thường khách hàng chi phí cho sửa chữa sản phẩm hỏng… vì thế giảm giá thành tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 chứng tỏ doanh nghiệp đó có một cơ cấu quản lý chất lượng nghiêm chỉnh.
Doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 sẽ được ghi trong danh sách các tổ chức được chứng nhận.
- Trong công tác xin thầu cũng có nhiều lợi thế hơn nhưng doanh nghiệp không áp dụng.
- Nâng cao nhận thức phong cách làm việc của cán bộ.
- Tạo môi trường làm việc thống nhất khoa học.
Nhưng để áp dụng được ISO 9000 thì vấn đề là phải thoả mãn những yếu tố: con người; quản lý; công nghệ; tài chính; thông tin ở mức độ nhất định. Như vậy các DNVN cần xem xét khi lựa chọn mô hình này.
7) Mô hình quản lý chất lượng tổng hợp TQM
- Hệ thống TQM đưa ra các phương thức và biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ với độ tin cậy và ổn định cao. Đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu luôn biến động của người tiêu dùng. So với các mô hình khác. TQM đặc biệt chú ý đến vấn đề cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới. Việc áp dụng TQM đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của doanh nghiệp.
Nhưng TQM có nhiều mức độ khác nhau có thể là trình độ rất cao như ở các doanh nghiệp Nhật Bản nếu áp dụng ỏ Việt Nam có thể áp dụng ở trình độ quản lý thấp hơn.
Nguyên tắc khi áp dụng TQM:
+ Nguyên tắc coi trọng vai trò của con người
+ Nguyên tắc chất lượng là trên hết
+ Nguyên tắc toàn diện
+ Nguyên tắc đồng bộ
+ Nguyên tắc hồ sơ tài liệu
+ Nguyên tắc kế hoạch
+ Nguyên tắc kiểm tra.
Những nội dung cơ bản khi áp dụng cần lưu ý.
+ Áp dụng phương pháp thống kê dùng trong QLCL
+ Kiểm tra
+ Đo lường (quản lý đo lường)
+ Quan hệ với khách hàng
+ Đánh giá chất lượng
+ Quan hệ với người cung cấp NVL
+ Xác định yêu cầu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm
+ Thanh tra chất lượng
+ Vấn đề kinh tế trong QLCL
4. Vai trò của chất lượng và QTCL trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Khách hàng là yếu tố đầu tiên để doanh nghiệp quan tâm và doanh nghiệp quan tâm đó chính là nhu cầu của họ chính là chất lượng của sản phẩm mà họ bỏ tiền ra để mua như vậy là chất lượng thì doanh nghiệp phải quan tâm chất lượng đối với sản phẩm mà mình làm ra… Không chỉ một mình doanh nghiệp sản xuất và bán cho mọi người mà có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm để bán cho mọi người, chính vì vậy một mặt thoả mãn khách hàng về chất lượng, một mặt còn phải đem chất lượng sản phẩm của mình ra cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Nếu khách hàng tẩy chay sản phẩm của mình tức là chất lượng sản phẩm của mình để thua so với đối thủ cạnh tranh và đó chính là nguy cơ của doanh nghiệp.
- Chất lượng mà phù hợp thì đó chính là sự thành công trong việc quản lý của doanh nghiệp: quản lý chất lượng tốt thì lúc đó chính là sự phù hợp giữa giá cả hàng hoá bỏ ra thị trường và chi phí bỏ ra sản xuất đó chính là sự thoả mãn nhu cầu khách hàng tức là "của nào thì giá đó".
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam.
A. Tổng quan về các công ty sản xuất thực phẩm.
1. Những thành tựu đạt được
Trong những năm gần đây, với những cố gắng của mình, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, và đóng góp không nhỏ là của ngành thực phẩm. Mặc dù chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng nhin chung ngành thực phẩm nước ta vẫn có nhiều khởi sắc, đóng góp không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng kinh tế 5,32%. Cụ thể là:
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2009 theo giá so sánh 1994 đạt 97,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước; đến 6 tháng cuối năm đã đạt 122,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,16% so với 6 tháng cuối năm 2008. Do vậy, tính chung cả năm 2009 đạt 219,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, bao gồm nông nghiệp đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%; lâm nghiệp đạt 7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8%; thuỷ sản đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%.
Các mặt hàng thực phẩm không những đáp ứng được với nhu cầu của thị trường trong nước mà đã có một số mặt hàng suất khẩu ra thị trường nước ngoài, được khách hàng ưa chuộng. Như: bánh kẹo Kinh Đô, Hải Hà, thạch rau câu Long Hải, hay các mặt hàng tôm đông lạnh, cá ba sa đóng hộp đóng góp không nhỏ vào việc phát triên kinh tế của nước ta.
Không những vậy, ngành thực phẩm còn đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao đời sống nhân dân. Với việc tích cực tham gia các phong trào phát động ủng hộ những người nghèo, những người khồng may mắn, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động , cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, ngành thực phẩm đã trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
2. Những tồn tại và nguyên nhân.
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng khích lệ trước những khắc nghiệt của thị trường, trước những thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhưng ngành thực phẩm nước ta vẫn con mắc nhiều thiếu sót khó tránh khỏi. Cụ thể là:
Các mặt hàng nông sản nước ta được suất khẩu với số lượng lớn, nhưng thu nhập của nó mang lại thì lại không đạt hiệu quả. Vì chất lượng của chúng không thực sự tốt. tại sao lúa gạo hay cà phê của chúng ta được suất khẩu rất nhiều nhưng thu nhập từ lúa gạo hay cà phê lại không thể bằng Thái Lan hay Brazin. Đường của chúng ta sản xuất ra lại không thể tiêu thụ được vì giá quá cao mà chất lượng lại không khác gì với đường nhập lậu từ Trung Quốc về với giá cả phải chăng hơn nhiều. Vừa rồi 14 tấn chân giò heo hết hạn sử dụng được công ty Vinafood, một công ty uy tín trong ngành thực phẩm tung ra thị trường với hạn dùng mới đã ít nhiều làm mất lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, và đau đầu các nhà thách thức. Thua đau trên thị trường quốc tế với con tôm đông lạnh có hàm lượng kháng sinh quá tiêu chuẩn, trong khi thị trường trong nước với trên 84 triệu dân còn bỏ ngỏ và bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh liệu có đặt ra cho doanh nghiệp nước ta những câu hỏi tại sao và làm gì để có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây thực sự là một bài toán khó cho các donh nghiệp còn non yếu của nước ta.
3. Những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế.
11/7/2006 đánh dấu một bước chuyển mới trong nền kinh tế.Việt Nam tham gia vao đại gia đinh WTO, chính thức mở của với nền kinh tế thế giới. Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta rất nhiều cơ hội về mở rộng thị trường cũng như những thách thức không nhỏ đặt ra cho các doanh nghiệp việt Nam.
Hội nhập vào một sân chơi mới có nghĩa là thị trường của chúng ta đã được mở rộng ra rất nhiều. thị trường của chúng ta không chỉ bó hẹp ở phạm vi một quốc gia, hay trong khu vực ASEAN mà là toan thế giới. Đây là một thị trường giàu tiềm năng mà nếu chúng ta biết cách khai thác thành công thì lợi nhuận đem lại sẽ là không nhỏ với ngành thực phẩm còn non trẻ nhưng có nhiều điều kiện phát triển vững mạnh.
Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới cũng có nghĩa là hàng rào thuế quan, bảo hộ của các quốc gia hầu như không còn hiệu quả nữa. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp biết tận dụng những cơ hội này để đầu tư phát triển doanh nghiệp, nhưng cũng là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp thực phẩm nước ta. Mở cửa có nghĩa là không còn sự bảo hộ của nhà nước, có nghĩa là phải đối mặt với những sự cạnh tranh gay gắt của những công ty thực phẩm lớn trên thế giới trên ngay sân nhà mà nếu thua thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản.
Thị trường nước ta có một tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp, không chỉ riêng ngành thực phẩm mà còn trong rất nhiều các ngành khác. Điều đặt ra cho các doanh nghiệp là phải biết tận dụng những cơ hội đó, phát huy những thế mạnh hiện có để phát triển doanh nghiệp ngày càng vũng mạnh.
B. Thực trạng của QTCL trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
1. Giai đoạn trước 1990
Trong sản xuất việc đảm bảo chất lượng hầu như là trách nhiệm riêng của những người chịu trách nhiệm quản lý những người sản xuất quản lý hầu như không có liên quan vì họ không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Những người sản xuất trực tiếp chỉ quan tâm đến năng suất lao động và định mức. Họ sợ việc chú ý đến chất lượng hàng hoá sẽ ảnh hưởng đến giao nộp kế hoạch đã có nhiều sự gian dối trong chất lượng sản xuất xảy ra.
Đồng thời sau khi giao nộp hàng hoá thì người sản xuất dường như đã xong trách nhiệm của mình. Việc lưu thông phân phối đi đâu, cho ai, sử dụng như thế nào và thông tin phản hồi như thế nào từ phía khách hàng doanh nghiệp không cần quan tâm đến.
Nhận thức về vai trò, vị trí và nội dung của công tác quản lý chất lượng trong nền kinh tế chưa theo kịp sự đòi hỏi của tình hình mới. Về năng lực quản lý, trình độ công nghệ còn thấp kém. Kiến thức và kinh nghiệm quản lý chất lượng trong cơ chế thị trường còn yếu. Hệ thống tổ chức và cơ sở vật chất của cơ quan QLCL từ trung ương đến địa phương chưa được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng.
Mục tiêu của người sản xuất và người tiêu dùng không đồng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Người sản xuất không biết thị hiếu của người tiêu dùng, người tiêu dùng không hiểu về người sản xuất. Vì thế nhu cầu người tiêu dùng bị tách rời với sản xuất.
Tách rời trách nhiệm của mỗi người với công việc mình đã làm. Người sản xuất trực tiếp sau khi hoàn thành công việc thì không quan tâm đến trách nhiệm về chất lượng, công việc của mình vừa làm. Doanh nghiệp cũng vậy chỉ hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu số lượng. Đồng thời không có sự đồng nhất trong một công việc chung không có sự kiểm tra kết quả lao động của mỗi người, vì thế không có sự nhịp nhàng cân đối và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống QLCL chủ yếu phòng KCS trong các doanh nghiệp làm việc một cách thụ động gây nhiều lãng phí và ít hiệu quả vì cần nhiều nhân viên trong khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng nên phòng KCS rất cồng kềnh, chi phí cao. Đồng thời nhận thức về vấn đề QLCL còn nhiều hạn chế bởi tính cứng nhắc không phản ánh tính trung thực khoa học và không xuất phát từ thực tế của nền sản xuất, thực tế của công nghệ kỹ thuật cơ sở và thực tế về nhu cầu về chất lượng của thị trường.
Vì thế để có hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh nói riêng của các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tầm vĩ mô, công tác QLCL phải có những thay đổi.
2. Tình hình kinh tế đất nước - những yêu cầu đổi mới công tác QTCL theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế.
a. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá ở nước ta.
Từ những năm 1990 sự đòi hỏi của thị trường trong nước cũng như ngoài nước buộc sản xuất muốn thích ứng và tồn tại phải có đổi mới về công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật. Là nước đi sau Việt Nam được thừa hưởng viện trợ và chuyển giao công nghệ. Vì thế mà đội ngũ lao động được đào tạo và kiểm soát trong hệ thống quản lý mới làm việc hiệu quả hơn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn và tuân theo yêu cầu nhất định của nền kinh tế thị trường.
b. Những thay đổi nhận thức của người tiêu dùng
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng cũng có nhiều thay đổi.
Bước vào thời mở cửa khi mà hàng hoá tràn ngập trên thị trường thì có thể dùng thu nhập của mình đểu mua những thứ họ cần chứ không phải cái họ được phân phối. Đồng thời việc mua hàng hoá có thể bất kỳ ở đâu trong thị trường cạnh tranh, hàng hoá sản phẩm được hướng dẫn giới thiệu trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng thì tất cả sự mua hàng trở thành sự lựa chọn tuỳ ý. Vì thế chỉ tiêu chất lượng lựa chọn sản phẩm được hình thành (Bền, Đẹp (hình dáng, mẫu mã, màu sắc, thời trang) và dịch vụ mua phải thuận lợi (Bảo hành, vận chuyển, lắp đặt…)
Hàng hoá nhiều và phong phú và nhu cầu người tiêu dùng luôn luôn biến động. Vì vậy muốn đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp vừa phải nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng vừa phải nghiên cứu kỹ thị trường đối thủ cạnh tranh và cải tiến trang thiết bị máy móc để có thể tồn tại và phát triển môi trường cạnh tranh khốc liệt.
C. Đánh giá chung về công tác QTCL trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.
1.Những nhận thức đúng đắn:
Công tác QLCL được coi trọng và đã được phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
Cùng với sự đổi mới kỹ thuật và công nghệ các nhà sản xuất cũng như nhà quản lý thấy được vai trò của quản lý chất lượng trong nền kinh tế. Họ đã tìm cách tổ chức việc quản lý chất lượng theo đúng hướng thông qua những việc cụ thể.
+ Tìm hiểu thị trường - tìm hiểu nhu cầu thay đổi nhận thức về khách hàng và người cung ứng. Các kế hoạch và người cung ứng cũng là những bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Định ra những chính sách để điều hành QLCL tìm ra phương thức thích hợp để QLCL như TQM, ISO, HACCP, 5S và số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000, GMP, HACCP ngày càng tăng đặc biệt những năm gần đây:
Ta có số liệu như sau:
Năm
Số lượng doanh nghiệp áp dụng ISOO 9000
2000
156
2003
1200
2004
1500
2005
2000
2007
2600
2007
5000
+ Hoạt động quản trị chất lượng hiện nay đã có sự quan tâm thật sự của các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp vì thế hoạt động chất lượng được tiến hành ở nhiều cấp bậc khác nhau trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tăng cường quản lý chất lượng thông qua áp dụng mô hình quản lý chất lượng mà còn đi xa hơn là biến hoạt động chất lượng thành phương châm và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đa phần được thông qua việc chú trọng đến đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp đã xác định trong hệ thống nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi nắm bắt được nhu cầu thị trường thì đổi mới công nghệ ở nước ta còn thua kém nhiều so với thế giới nên để chất lượng được nâng cao cùng mặt bằng với chất lượng một số nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta phải đổi mới công nghệ. Đi song song với đổi mới công nghệ là các giải pháp quan trọng khác liên quan trực tiếp đến đảm bảo chất lượng sản phẩm như nghiên cứu thiết kế sản phẩm phù hợp với thị trường, nâng cao thông số kỹ thuật tăng giá trị sử dụng, đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng vì sự tiện lợi an toàn, thẩm mỹ xác định nâng cao trách nhiệm là nhiệm vụ của mọi người do đó phân công công việc cụ thể phù hợp với khả năng để phát huy tối đa năng lực của người lao động.
+ Bên cạnh những doanh nghiệp lớn quan tâm nghiên cứu tìm hiểu mô hình kỹ thuật và phương thức quản lý chất lượng hiện đại, các doanh nghiệp tư nhân với quy mô sản lượng hiện đại, các doanh nghiệp tư nhân với quy mô sản xuất vừa và nhỏ cũng thực hiện công tác liên quan đến chất lượng qua các khâu mua bán nguyên vật liệu, kiểm soát các sản phẩm trong quá trình sản xuất.
+ Số lượng các DNCNVN tham gia các hội thảo, hội nghị tập huấn do nhà nước hoặc các tổ chức nước ngoài thực hiện ngày càng tăng.
+ Hoạt động QLCL của Việt Nam đã hoà nhập bước đầu với thế giới thông qua việc tiếp cận các hệ thống QLCL tiên tiến như quan niệm quản lý chất lượng toàn diện, chất lượng và trình độ quản lý, xu hướng QLCL vì con người.
Những sự thay đổi tích cực đó đã đưa đến những thành công ban đầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng hệ thống QLCL.
Sau đây là ví dụ cụ thể:
CÔNG TY KINH ĐÔ: CHẤT LƯỢNG LÀ VÀNG.
CTCP Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Ngay từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo công ty đã rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tiên công nghệ một cách tốt nhất để đáp ứng nhu câu thị trường trong một ngành rất nhạy cảm đó là sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan. Công ty mở rộng xuất khẩu ra thế giới và thành công lớn. Trong khi đó, nhãn hiệu Kinh Đô cũng đã phủ khắp các tỉnh thành trong nước.
Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty được BVQI chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000. Cùng với việc vốn điều lệ được nâng lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô. Đây là một thành công lớn của tập thể và các thành viên của công ty, chứng tỏ rằng ban lãnh đạo của công ty đã nhận thức một cách đúng đắn tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quản trị chất lượng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đầu năm 1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh. Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng, tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô hiện có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam của tập đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido's.
Có được những thành công đó hẳn là những mơ ước của những công ty thực phẩm của Việt Nam, chứng tỏ cái nhìn đúng đắn của ban lãnh đạo công ty về tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản trị chất lượng sản phẩm của ban lãnh dạo công ty.
2.Những quan điểm còn lệch lạc dẫn tới thực trạng sau:
Hoạt động QLCL trong một số doanh nghiệp còn mang tính tự phát thiếu sự nghiên cứu và định hướng khoa học.
Một số doanh nghiệp còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình quản lý chất lượng.
Sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam trong hệ thống chất lượng chưa đồng bộ. Trong đó:
+ Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh trong sự hiểu biết khá sâu sắc về hệ thống TQM, HACCP, ISO, GMP… và phần lớn các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO hiện nay đều thuộc loại này.
+ Các doanh nghiệp nhà nước có sự hiểu biết nhất định về các HTCL. Nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu đạt ISO 9000 hoặc triển khai TQM. Tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này do đang có lợi thế độc quyền về sản xuất kinh doanh.
+ Các doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ở địa phương xa còn rất hạn chế trong sự hiểu biết và áp dụng các hệ thống chất lượng.
Một số doanh nghiệp chỉ coi trọng vấn đề được cấp chứng chỉ chất lượng mà áp dụng như một phong trào mang tính đối phó không đi sâu vào bản chất của quản trị chất lượng.
Do không đủ năng lực và trình độ một số doanh nghiệp đã thực hiện làm hàng nhái bắt chước. Họ không tự tìm cho mình một đường đi thích hợp mà lợi dụng sự uy tín của một người khác để đánh lừa người tiêu dùng còn chất lượng thực sự của họ về sản phẩm họ không quan tâm.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường QTCL tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam.
1. Tại các doanh nghiệp
a. Đổi mới và hoàn thiện nhận thức về vai trò của chất lượng và QTCL
Ta thấy việc làm chất lượng không chỉ có sự đóng góp một người mà là của nhiều người trong một công ty sản phẩm là kết quả của quá trình có nhiều tác động đặc biệt là con người chính vì vậy sự nhận thức về vấn đề chất lượng càng sâu càng rộng đối với mỗi người liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm thì càng tốt cho doanh nghiệp.
Nội dung của giải pháp này tức là trang bị những kiến thức cho mọi người liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm để đạt được chất lượng, không những thế mà ta luôn phải trang bị những kiến thức mới hơn, cập nhật kiến thức có thể bằng những cách sau.
Những kiến thức CL & QTCL phải được phổ cập đến các thành viên trong doanh nghiệp bằng cách như mở lớp ngay trong công ty thuê chuyên gia giảng dạy khuyến khích công nhân viên để họ tự trang bị kiến thức.
Thuê chuyên gia chất lượng mở lớp kiểm tra có sự giám sát nghiêm ngặt theo định kỳ để phân loại trình độ kiến thức chất lượng cho công nhân viên trong đó có hướng đào tạo và bồi dưỡng thêm.
Phong trào tập thể cũng rất quan trọng bởi lẽ nếu trong công ty mà có nhiều người biết về chất lượng thì HTCL được để ý lúc đó họ sẽ có sự hưởng ứng nhiệt tình và lãnh đạo trong công ty sẽ có điều kiện thuận lợi hơn về vấn đề áp dụng.
Nếu làm được việc này thì vấn đề áp dụng hệ thống chất lượng sẽ được triển khai nhanh chóng và từ đó tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng hợp lý thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đó chính là lợi thế của doanh nghiệp.
Đó chính là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
b. Tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa và quản lý đo lường tại cơ sở.
Hoạt động tiêu chuẩn hoá và quản lý đo lường tốt là nền tảng cho hoạt động quản lý chất lượng tốt và là khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nội dung chính của hoạt động này:
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, không chỉ cụ thể hoá tiêu chuẩn cấp trên mà phải mang tính cạnh tranh giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế so vơí sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
- Tổ chức triển khai áp dụng tiêu chuẩn doanh nghiệp và tiêu chuẩn cấp nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp nhằm soát xét tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo trang bị đầy đủ thiết bị đo thử nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Tiến hành bảo dưỡng, hiệu chỉnh định kỳ các thiết bị và dụng cụ đo đảm bảo hoạt động đúng đắn chính xác.
Để làm được điều này thì bản thân doanh nghiệp phải chịu đầu tư phải có một lượng quỹ tiền nhất định để thực hiện thường xuyên công việc trên. Xây dựng những nhóm người chuyên làm về vấn đề trên giao cho họ cả trách nhiệm quyền hạn và những khung phạt thích hợp. Phải nâng cao một cách thường xuyên về sự hiểu biết tiêu chuẩn đối với cán bộ chuyên môn trong doanh nghiệp.
Như vậy lợi ích của doanh nghiệp gắn liền với tiêu chuẩn. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên áp dụng các tiêu chuẩn tự nguyện và thực hiện nghiêm chỉnh những tiêu chuẩn bắt buộc mà nhà nước đề ra.
c. Tăng cường đổi mới công nghệ, chú trọng đào tạo nhân lực
Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng phần lớn do công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Vì thế để nâng cao chất lượng sản phẩm lên trình độ mới không còn con đường nào khác là phải cải tiến đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị.
Nhưng tình trạng hiện nay các doanh nghiệp ta đều thấy rõ, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đổi mới mà ta thực hiện có thể đổi mới toàn bộ hoặc có thể đôỉ mới dần dần. Phần nào cần thiếtthì phải hoặc có thể đổi mới dần dần. Phần nào cần thiết thì phải nhanh chóng đổi mới. Tất nhiên nếu đổi mới một cách có hệ thống và mới phù hợp thì việc áp dụng hệ thống chất lượng sẽ thuật lợi hơn. Những doanh nghiệp nên chọn hình thức phù hợp việc đào tạo nhân lực không chỉ phục vụ cho yêu cầu trước mắt mà không chỉ phục vụ cho yêu cầu trước mắt mà còn cho cả tương lai, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh doanh cũng như chất lượng của doanh nghiệp.
Mặt nước vấn đề cần thiết trong đổi mới là ở chỗ doanh nghiệp nước ta đa phần sử dụng công nghệ cũ từ các nước khác nhiều khi công nghệ cũ không phù hợp không ăn khớp với các tiêu chuẩn mình muốn áp dụng.
Vì vậy một mặt tăng cường đổi mới mặt khác là phải am hiểu về công nghệ mình được chuyển giao.
Như vậy nắm bắt được vấn đề trên thì doanh nghiệp sẽ có sự ăn khớp giữa các quá trình để tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn. Nhưng trước hết là việc áp dụng HTQTCL sẽ hiệu quả hơn.
d. Lựa chọn mô hinh QTCL phù hợp
Điều quan trọng đối với doanh nghiệp trong vấn đề QTCL là phải lựa chọn được mô hình QTCL phù hợp. Bởi sự lựa chọn đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả mô hình quản lý, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đạt được chính sách và nhiệm vụ kinh doanh đã đề ra.
Để áp dụng một cách có hiệu quả HTQTCL thì các doanh nghiệp phải dựa vào tiêu chuẩn để lựa chọn.
- Dựa vào quy mô, loại hình, tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo dự đoán thì phải bảo đảm hiệu quả và lợi ích sau khi áp dụng.
2. Về phía nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường thì vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, vai trò nhà nước đối với quản lý chất lượng nói riêng là rất quan trọng. Để nâng cao công tác QLCL trong các DNCNVN hiện nay nhà nước cần có những biện pháp sau:
a. Đẩy mạnh hơn việc thực hiện pháp lệnh về chất lượng.
+ Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn bắt buộc đối với mặt hàng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… kết hợp đồng thời với việc khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn tự nguyện.
+ Thực hiện chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn về nhãn mác tên gọi để bảo vệ bản quyền lợi ích của các doanh nghiệp cũng như lợi ích của người tiêu dùng.
+ Thực hiện tiêu chuẩn, kiểm định các phương tiện đo, dụng cụ đo theo đúng định kỳ để đảm bảo sự công bằng thống nhất và chính xác.
b. Phổ biến kiến thức chất lượng và QTCL thông qua mở lớp đào tạo cán bộ quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp.
c. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các mô hình và phương thức QTCL.
Trên đây là 3 giải pháp tầm vĩ mô mang tính tổng quát nhưng đi vào thực tế đất nước ta thì ta thấy rõ trình độ quản lý trong bộ máy còn rất kém, tư tưởng bảo thủ các cán bộ làm việc nhiều khi còn cứng nhắc. Nhiều khi bởi mang tính hệ thống. Nhiều khi trên sai dẫn đến dưới sai và từ đó làm cho hệ thống sai lỗi. Một trong lỗi đó là tệ nạn tham nhũng đút lót hối lộ giữa những người thực hiện công tác chất lượng. Chính vì vậy nhà nước phải có quy định nghiêm ngặt xử phạt nghiêm minh. Không những thế nhà nước lên mở rộng quy mô viện nghiên cứu về đo lường chất lượng, hệ thống chất lượng. Xây dựng những tổ chức chuyên nghiên cứu về hệ thống chất lượng có thể áp dụng phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay vấn đề tài chính áp dụng hệ thống chất lượng là một vấn đề rất nhạy cảm, ảnh hưởng tới đẩy nhanh tốc độ áp dụng mô hình quản lý chất lượng ở Việt Nam trong đó có các chi phí như tư vấn, chi phí chứng nhận. Việc đầu tư này có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều nhận thức và sự kiên trì của doanh nghiệp. Vì thế nên có những chính sách mang tính khuyến khích và ưu đãi các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống và mô hình quản lý chất lượng có thể ưu đãi về thuế, tín dụng… đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời, nhà nước có thể gây dựng các phong trào chất lượng dưới nhiều hình thức như giải thưởng chất lượng cuộc triển lãm hội chợ các đợt tuyên truyền chất lượng trên thông tin đại chúng.
Cùng với nữa là việc tạo vốn trong các doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ của nhà nước tạo vốn ở đây có thể là cổ phần hoá các doanh nghiệp liên doanh liên kết các doanh nghiệp nhỏ lại với nhau…
Nếu sự quan tâm nhà nước đúng lúc đúng chỗ cùng với sự năng động bản thân doanh nghiệp thì chất lượng Việt Nam trong DNCN sẽ chắc chắn được nâng cao.
KẾT LUẬN
Có thể nói trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là biện pháp quyết định đến chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường của mọi ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó yếu tố quyết định để đảm bảo sự hoà nhập là đảm bảo sự phù hợp yêu cầu của các yếu tố, của các phương thức hoạt động và hệ thống luật pháp giữa sản xuất và kinh doanh trong nước với phương thức tổ chức hoạt động và luật pháp trong thương mại và các nước hoặc tổ chức quốc tế chất lượng hàng hoá Việt Nam phụ thuộc vào các doanh nghiệp. Bên cạnh vai trò nhà nước đối với chất lượng và quản trị chất lượng các doanh nghiệp cần có những nhận thức đúng đắn về chất lượng, cần trao đổi và cung cấp thông tin bày tỏ quan điểm không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế. Để phát huy thành công đạt được đồng thời khắc phục được những vấn đề tồn tại trong QTCL các doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng phát triển của chất lượng và QTCL của nước ngoài và trên thế giới trên cơ sở đó xác định chính sách chất lượng cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp. Có như vậy hàng hoá Việt Nam mới có sức cạnh tranh về chất lượng trên thương trường quốc tế Việt Nam mới thu ngắn được khoảng cách so với thế giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách TQM và ISO 9000 Nguyễn Quang Toản
2. QTCL Nguyễn Quang Toản
3. Chất lượng năng suất và sức cạnh tranh Phạm Huy Hân
và Nguyễn Quang Hồng
4. Đổi mới quản lý chất lượng
trong thời kỳ mới. Hoàng Mạnh Tuấn
5. QTCL trong doanh nghiệp Đặng Minh Trang
6. QLCL trong DNVN Nguyễn Quốc Cừ
7. QLCL và Dịch vụ Nguyễn Kim Định
8. QLCL trong các tổ chức Nguyễn Đình Phan
9. Quản trị kinh doanh GS.TS. Nguyễn Thành Độ
và PGS. TS. Nguyễn Ngọc Huyền
10. Một số tạp chí Kinh tế
11. Bài giảng trên lớp thầy: Trần Việt Lâm
12. Các tại liệu của bộ niên gián thống kê, và các tài liệu có liên quan khác.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
1
Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng và QTCL
3
A. Những vấn đề cơ bản về chất lượng
3
1. Những quan điểm về chất lượng
3
2. Các loại chất lượng sản phẩm
4
3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
6
B. Những vấn đề cơ bản về QTCL
9
1. Một số khía niệm liên quan đến QTCL
9
2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống QTCL
11
3. Các mô hình QTCL hiện hành
13
4. Vai trò của CL và QTCL trong sự tồn tài và phát triển của doanh nghiêp
19
Chương 2: Thực trạng công tác QTCL trong các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam
20
A. Tổng quan về các công ty sản xuấtthực phẩm
20
1. Những thành tựu đạt được
20
2. Những tồn tại và nguyên nhân
20
3. Những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế
21
B. Thực trạng của QTCL trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
22
1. Giai đoạn trước 1990
22
2. Tình hình kinh tế đất nước – những yêu cầu đổi mới công tác QTCL theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế
23
C. Đánh giá chung về công tác QTCL trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
23
1. Những nhận thức đúng đắn
23
2. Những quan điểm con lệch lạc
27
Chương 3: Một số giải pháp tăng cương QTCL tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam
28
1. Tại các doanh nghiệp
28
2. Về phía nhà nước
30
Kết luận
32
Tài liệu tham khảo
34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam.DOC