CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
1.1. Khái niệm, định nghĩa cơ bản về quản trị khoản phải thu
1.1.1. Khái niệm khoản phải thu
1.1.2. Nội dung khoản phải thu
1.2. Lý thuyết về quản trị khoản phải thu
1.2.1 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
1.2.1. Phân tích, đánh giá các khoản phải thu
1.2.3 Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ( VINATEA)
2.1. Tổng quan về tổng công ty chè Việt Nam
2.2. Thực trạng quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam
2.3. Các thành tựu và hạn chế trong công tác quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam
2.3.1. Các thành tựu đạt được
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
Giải pháp 1: Về chính sách tín
Giải pháp 2: Về lãnh đạo tổ chức quản trị khoản phải thu
Giải pháp 3: Về kiểm soát khoản phải thu
Giải pháp 4: Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
Khái niệm, định nghĩa cơ bản về quản trị khoản phải thu
Khái niệm khoản phải thu
Khoản phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị hoặc cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi.
Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với doanh nghiệp bao gồm các khoản:
Khoản phải thu từ khách hàng.
Khoản ứng trước cho người bán.
Khoản phải thu nội bộ.
Khoản tạm ứng cho công nhân viên.
Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ.
Các khoản phải thu khác.
Nội dung khoản phải thu
Khoản phải thu từ khách hàng là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Khoản ứng trước cho người bán là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ người bán, người cung cấp do doanh nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán để mua hàng hóa, thành phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp chưa được giao.
Khoản phải thu nội bộ là các khoản thu phát sinh giữa đơn vị, doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.
Khoản tạm ứng cho công, nhân viên là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp được giao cho các cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết một số công việc như mua hàng hóa, trả phí công tác….
Khoản thế chấp, ký cược, ký quĩ khác….
Lý thuyết về quản trị khoản phải thu
Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
Nội dung chính sách tín dụng
Bán chịu hàng hóa là một hình thức DN cấp tín dụng cho khách hàng của mình và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu. Chính sách tín dụng của DN được thực hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau:
Tiêu chuẩn tín dụng (tiêu chuẩn bán chịu):
Nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín dụng, tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn đó thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hóa để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu.
Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận được tạo ra do gia tăng doanh thu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu.
MH1 - Mô hình nới lỏng(Thắt chặt) chính sách bán chịu
Tăng (Giảm)doanh thu
Tăng(Giảm) lợi nhuận
Ra quyết định
Nới lỏng(Thắt chặt) chính sách bán chịu
Tăng(Giảm) KPT
Tăng( Giảm)chi phí KPT
Tăng (Giảm)LN có đủ bù đắp tăng CP?
Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn.
Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): Là việc quy định độ dài thời gian của các khoản tín dụng đồng thời chỉ rõ hình thức khoản tín dụng.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định thời hạn tín dụng là 3/10 net 60 điều này có nghĩa là doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ chiết khấu 3% nếu hóa đơn bán hàng được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, hoặc khách hàng sẽ phải thanh toán 100% tiền hàng trong vòng 60 ngày
Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần hay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn.
Chính sách tín dụng không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu
MH3 - Mô hình mở rộng( rút ngắn) thời hạn bán chịu
Tăng(Giảm) kỳ thu tiền bình quân
Mở rộng (Rút ngắn)thời hạn bán chịu
Ra quyết định
Tăng(Giảm) LN đủ bù đắp chi phí không?
Tăng(Giảm)chi phí vào KPT
Tăng(Giảm) KPT
Tăng(Giảm) doanh thu
Tăng(Giảm) lợi nhuận
Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu.
Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu.
Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu.
MH5 - Mô hình Tăng(Giảm) tỷ lệ chiết khấu
Tăng tỷ lệ chiết khấu
Ra quyết định
Tiết kiệm(Tăng) LN đủ bù đắp chi phí không?
Tiết kiệm (Tăng)chi phí vào KPT
Giảm (Tăng)KPT
Giảm(Tăng) doanh thu ròng
Giảm(Tăng) lợi nhuận
Giảm( Tăng) kỳ thu tiền bình quân
è Mô hình tổng quát:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
Điều kiện của doanh nghiệp: Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và tiềm lực tài chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
Điều kiện của khách hàng : điều kiện của khách hàng được đánh giá dựa vào các phán đoán sau:
Vốn hay sức mạnh tài chính : là thước đo về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán. Yếu tố này được xác định dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh.
Khả năng thanh toán: được đánh giá qua hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay… của khách hàng.
Tư cách tín dụng: là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của khách hàng. Yếu tố này được coi là rất quan trọng vì mỗi giao dịch tín dụng được ngầm hiểu là một sự hứa hẹn thanh toán.
Vật thế chấp: là tài sản khách hàng dùng bảo đảm cho món nợ của mình.
Điều kiện kinh tế: là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển của nhiều vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng đối với món nợ.
Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng.
Để đánh giá lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng, doanh nghiệp cần dự báo, tính toán các thông số sau:
Số lượng và giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ.
Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro.
So sánh lợi nhuận gộp do doanh số bán tăng lên với những chi phí tăng thêm do sự thay đổi của chính sách tín dụng gây ra.
Phân tích, đánh giá các khoản phải thu
Để công tác quản lý khoản phải thu dễ dàng và thuận tiện cho việc theo dõi đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp nên phân loại, phân tích và đánh giá các khoản phải thu một cách chi tiết, cụ thể. Một số phương pháp phân tích các khoản phải thu gồm:
Xếp hạng nhóm nợ của doanh nghiệp
Nhóm 1 (nợ loại A): là các khoản nợ có độ tin cậy cao hay đủ tiêu chuẩn thường bao gồm các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có khả năng thu hồi đúng hạn. Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức và có uy tín cao.
Nhóm 2 ( nợ loại B ): là những loại nợ có mức độ rủi ro thấp hay nợ cần chú ý. Nhóm này thường bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ. các khách nợ thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, là khách nợ truyền thống, có độ tin cậy.
Nhóm 3 ( nợ loại C): là những khoản nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn thường bao gồm những khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại nhưng lại quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Những khách nợ này thường là những khách hàng có tình hình tài chính không ổn định, hiện tại có khó khăn nhưng có triển vộng phát triển hoặc cải thiện.
Nhóm 4 ( nợ loại D); là nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi, thường bao gồm những khoản nợ đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Khách hàng nợ thường có tình hình tài chính xấu, không có triển vọng rõ ràng hoặc khách hàng cố ý không thanh toán nợ.
Nhóm 5 ( nợ loại E): là những khoản nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn. Các khách nợ thường là những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản, không có khả năng trả nợ hoặc không tồn tại.
Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân (còn gọi là số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các KPT. Nó được tính bằng cách lấy số dư bình quân khoản phải thu nhân với 360 ngày rồi chia cho tổng doanh thu bán chịu trong kỳ.
Ví dụ: Số dư KPT của TCT chè Việt Nam ngày 1/1/2010 là 550 triệu đồng, ngày 1/12/2010 là 700 triệu đồng. Doanh thu bán chịu năm 2010 của công ty là 5850 triệu đồng. Kỳ thu tiền bình quân năm 2010 của công ty là:
Kỳ thu tiền = x 360 = 38,46 ngày
Kỳ thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán. Ngược lại, nếu kỳ thu tiền bình quân dài chứng tỏ thời gian thu hồi khoản phải thu chậm. tuy nhiên để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán nợ của từng khoản phải thu. Trong nhiều trường hợp do công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn đến kỳ thu tiền bình quân tăng lên.
Phân tích tuổi các khoản phải thu
Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích.
Các bước phân tích tuổi của các khoản phải thu.
Xác định doanh số bán chịu các tháng.
Xác định cơ cấu tuổi các khoản phải thu chưa thu được tiền.
Xác định tổng các khoản phải thu đến ngày thu.
Xác định tuổi các khoản phải thu với dãn cách 15 ngày tương ứng với % trong tổng các KPT.
Phát triển các phân tích.
Ví dụ: Doanh số bán chịu của TCT chè Việt Nam trong 3 tháng cuối năm 2010 lần lượt là 18,5 triệu đồng; 30,5 triệu đồng; 20,6 triệu đồng. Đến ngày 31/12, giá trị hóa đơn bán chịu chưa thu được tiền bao gồm: 15% doanh số tháng 10, 40% doanh số tháng 11, 60% doanh số tháng 12.
Tổng giá trị các khoản phải thu ngày 31/12 là:
0,15 × 18,5 + 0,4 × 30,5 + 0,6 × 20,6 = 2,775 + 12,2 + 12,36 = 27,335 trđ
Dựa vào các số liệu ở bảng dưới đây ta có thể biết được tuổi của các khoản phải thu tính đến ngày 31/12.
Nợ phát sinh trong tháng
Tuổi của các KPT (ngày)
Tỷ lệ % (làm tròn số) so với tổng số tiền phải thu tính đến ngày 31/12
12
0-30
45%
11
31-60
44%
10
61-90
11%
Việc xác định tuổi của các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại một thời điểm nhất định. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý và chính sách thu tiền hợp lý.
Phân tích số dư khoản phải thu
Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại thời điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và các tháng trước đó. Thưc tế cho thấy, khối lượng hàng bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành và mặt hàng kinh doanh, điều kiện của khách hàng từng khu vực địa lý. Do đó, cách tốt nhất là nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng theo tập quán thanh toán của họ.
Bảng dưới đây là một ví dụ cho phương pháp mô hình số dư khoản phải thu.
Tháng bán hàng
Tỷ lệ % khoản phải thu còn tồn đọng ở cuối tháng
9
10
11
12
Tháng hiện tại
30%
15%
40%
60%
Trước 1 tháng
16%
11%
15%
40%
Trước 2 tháng
12%
10%
10%
15%
Mỗi cột trong bảng cho thấy các KPT vẫn còn tồn đọng ở thời điểm cuối tháng bao gồm những KPT của tháng đó và cả những khoản nợ của tháng trước chuyển sang.
1.2.3 Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi
Phòng ngừa rủi ro
Khi DN nới lỏng chính sách tín dụng thường góp phần làm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, phòng ngừa rủi ro đối với KPT là nhu cầu cần thiết đối với mọi DN để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng. Rủi ro đối với khoản phải thu thường bao gồm:
- Rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng).
- Rủi ro tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất,…
Phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, trước hết DN cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng về tình hình tài chính, khả năng thanh toán,… của khách hàng để xác định giới hạn tín dụng phù hợp với từng khách hàng. Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu DN cần phải lập dự phòng đối với những khoản phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại KPT, hoặc theo khách nợ đáng ngờ. Cách thức này giúp DN có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra.
Phòng ngừa rủi ro thay đổi hối đoái
Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi tiền tệ và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay…
Bên cạnh đó còn các biện pháp khác như phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn, bằng quyền chọn bán tiền tệ, thông qua thị trường tiền tệ….
Xử lý đối với khoản phải thu khó đòi.
Các doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng cần phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa các bên và phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng. Các khoản nợ phát sinh phải có chứng từ hợp lệ chứng minh.
Doanh nghiệp phải thường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Định kỳ doanh nghiệp phải đói chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình khoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn và khó đòi. Cần phải có các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng, bán nợ, khởi kiện trước pháp luật….
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ( VINATEA)
2.1. Tổng quan về tổng công ty chè Việt Nam
Địa chỉ : 92 Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng – Hà Nội - Việt Nam
Tel : Văn phòng: (84-4) 6226990 Kinh Doanh XNK 1: (84-4) 6227030 Kinh Doanh XNK 2: (84-4) 6227040
Fax : (84-4) 6226991
Email: info@vinatea.com.vn
Web site: www.vinatea.com.vn
Giới thiệu chung
Vinatea là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam. Vinatea lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ 2 ngay sau nó trên tất cả các lĩnh vực như vốn - tài sản, công nghệ - kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè sản xuất và xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè.
Vinatea có Viện nghiên cứu chè với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học hàng đầu làm công tác nghiên cứu phát triển công nghệ giống, chăm sóc, thu hái, chế biến chè ... cũng như chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác trong toàn ngành chè Việt Nam.
Vinatea có Trung tâm Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp để thường xuyên chăm lo sức khoẻ, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn Tổng công ty.
Vinatea có một cơ cấu tổ chức vững mạnh, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty nằm trải dài suốt dọc lãnh thổ Việt nam, với các vùng nguyên liệu chè trù phú có chất lượng cao ở Việt Nam.
Vinatea - thương hiệu của Tổng công ty chè Việt nam đã từ lâu và sẽ mãi mãi là nơi tin cậy nhất của các bạn.
Sản phẩm của Vinatea gồm:
Chè xuất khẩu đạt sản lượng trên 30.000 tấn/năm với các loại bao gồm: Chè đen (Orthordox, CTC), chè Oolong, Pouchung, chè Gunpowder, chè xanh kiểu Nhật, các loại chè dược thảo, chè ướp hương hoa quả, ...
Phụ tùng và thiết bị chế biến chè theo thiết kế của Ấn Độ, Nhật Bản, Đài loan, Nga, Ý,...
Sản phẩm xây dựng và lắp đặt thiết bị dây truyền công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu, cống, các công trình thuỷ lợi, đường giao thông,...
Vinatea luôn luôn quan tâm đến chính sách khách hàng, đến nay Vinatea đã có quan hệ thương mại với trên 120 công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về chè nội tiêu, Vinatea là nhà cung cấp chính về nguyên liệu, sản phẩm cho gần 200 công ty và nhà máy sản xuất chế biến chè trên toàn quốc.
Tôn chỉ trong mọi hoạt động của Vinatea là:
“TÍN NHIỆM * CHẤT LƯỢNG * LÂU DÀI * BỀN VỮNG”.
Sau gần 50 năm hoạt động, ngày nay Vinatea đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới một tập đoàn kinh tế đa năng. Vinatea là địa chỉ tin cậy của chúng ta tại Việt Nam.
2.2. Thực trạng quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam
Bảng 1: Khoản phải thu của TCT năm 2009 so với năm 2008
Chỉ tiêu
Khoản
mục
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009/ 2008
Số tiền ( trđ)
TT (%)
Số tiền
( trđ)
TT(%)
Số tiền
( trđ)
TL(%)
TT (%)
Phải thu khách hàng
37376,11
43,48
42895,98
49,46
5519,87
14,77
6,08
Trả trước cho người bán
898,02
1,04
1219,22
1,41
321,20
35,77
0,37
Phải thu nội bộ
31554,03
36,62
32217,87
37,14
663,84
2,10
0,52
Các khoản phải thu khác
16329,79
18,96
10403,37
11,99
(5926,42)
(36,29)
(6,97)
Tổng cộng
86157,95
100
86736,44
100
587,49
0,68
Bảng 2: Khoản phải thu của TCT năm 2010 so với năm 2009
Chỉ tiêu
Khoản
mục
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 2010/ 2009
Số tiền
( trđ)
TT ( %)
Số tiền
( trđ)
TT ( %)
Số tiền
( trđ)
TL
( %)
TT
( %)
Phải thu khách hàng
42895,98
49,46
62262,11
54,09
19366,13
45,15
4,63
Trả trước cho người bán
1219,22
1,41
7274,54
6,32
6055,32
496,66
4,91
Phải thu nội bộ
32217,87
37,14
21438,92
18,63
(10778,95)
(33,46)
(18,51)
Các khoản phải thu khác
10403,37
11,99
24124,31
20,96
13720,94
131,89
32,95
Tổng cộng
86736,44
100
115099,88
100
28363,44
32,70
Từ 2 bảng phân tích trên cho ta thấy các khoản phải thu của TCT tăng không đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khách hàng.
Khoản phải thu khách hàng qua các năm
Năm 2009 khoản phải thu khách hàng tăng 14,77% so với năm 2008 chiếm tỉ trọng 49,46% tổng các khoản phải thu năm 2009. Đến năm 2010, khoản phải htu khách hàng tăng 19366,13 trđ tăng 45,15 % so với năm 2009 và chiếm 54,09 % tổng các khoản phải thu của năm 2010.
Dựa vào số liệu phân tích trên cho ta thấy khoản phải thu khách hàng tăng qua các năm điều nay cho biết hiệu quả của hoạt động kinh doanh của TCT , các khoản phải thu khách hàng tăng có thể do các nguyên nhân sau:
Hoạt động kinh doanh tốt nên doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn. Từ đó khoản phải thu tăng lên.
Công tác đẩy mạnh thanh toán của khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng. Công ty thu hồi những khoản phải thu của những năm trước nên khoản phải thu của năm 2010 tăng so với năm 2009, năm 2009 tăng so với năm 2008.
Công ty mở rộng địa bản hoạt động nên kinh doanh với những khách hàng mới nên tạo điều kiện cho những khách hàng đó trong việc cho nợ, điều này vừa giúp cho công ty là tìm được khách hàng mới, vừa giúp cho khách hàng.
Trả trước cho người bán
Đây là việc người mua cấp tín dụng cho người bán. Khoản trả trước là khoản chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng các khoản phải thu.
Khoản trả trước cho người bán năm 2009 là 1219,22 trđ tăng 35,77 % so với năm 2007 chiếm 1,41 % tổng khoản phải thu. Năm 2010 trả trước cho người bán tăng 6055,32 trđ tương ứng với 496,66% so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 6,32 % tổng các khoản phải thu. Khoản trả trước cho người bán tăng qua các năm.
Thông thường khoản trả trước này dùng để thu mua chè từ các nhà sản xuất để thực hiện hợp đồng đúng hạn. Do TCT cũng phải đi thu mua chè từ các doanh nghiệp khác do đó phải trả trước cho người bán một khoản tiền có thể để:
Người bán đảm bảo cung cấp đủ hàng cho mình để sản xuất, đây cũng là điều kiện ràng buộc nhà cung cấp phải cung ứng đủ hàng cho mình trong trường hợp có biến động gì xảy ra mà người bán lại cung cấp cho đối thủ cạnh tranh của mình mà không cung cấp cho mình khiến công ty bị thiệt hại rất nhiều.
Khi ứng trước một khoản cho người bán thì công ty cũng dễ dàng thương lượng với nhà cung ứng hơn, ví dụ vào mùa lễ tết công ty muốn đặt thêm hàng để sản xuất thì được người bán ưu tiên, hay trong những trường hợp bất thường xảy ra nếu không đặt hàng trước nhưng người bán vẫn cung cấp hàng nếu mình cần vì tin tưởng vào uy tín của công ty
.Ứng trước một khoản cho người bán cũng là giúp cho người bán có điều kiện để phát triển hơn, như khi doanh nghiệp trực tiếp mua chè từ người nông dân thì ứng trước cho người nông dân một khoản tiền là điều giúp ích rất nhiều cho cả hai bên.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu TCT cũng phải cấp tín dụng cho người bán nước ngoài, trong khi cấp khoản tín dụng này công ty phải xem xét kĩ nhiều vấn đề như tìm đối tác tin tưởng và uy tín, nghiên cứu kĩ vấn đề tỷ giá để giúp cho việc thanh toán sau này giữa hai bên được diễn ra thuận lợi vừa đảm bảo làm ăn lâu dài vừa đảm bảo uy tín của công ty.
TCT Chè Việt Nam có rất nhiều chi nhánh trải khắp đất nước và nhiều đơn vị thành viên. Để cho các chi nhánh và đơn vị này hoạt đông có hiệu quả thì TCT phải cung cấp vốn cho họ, chính vì thế khoản phải thu nội bộ của TCT là khoản chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản phải thu của TCT. Không chỉ chi cho các chị nhánh, khoản phải thu khác này cũng có thể là khoản ứng trước lương thưởng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt cần đến hay ứng trước để đi công tác dài hạn hay ứng trước để chi vào hoạt động giáo dục đào tạo nhân viên mới,….
Năm 2008, phải thu nội bộ của TCT là 31554,03trđ, chiếm tỷ trọng 36,62% tổng khoản phải thu và tăng lên 663,84trđ tương ứng 2,1% trong năm 2009. Năm 2010, số liệu này là 21438,92trđ giảm 33,46% so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 18,63% tổng khoản phải thu. Điều này cho thấy trong năm 2010 khoản chi ra trước cho nội bộ công ty giảm.
Tuy đây không phải là khoản phải thu phải lập dự phòng hay khoản phải thu khó đòi nhưng cũng đòi hỏi TCT phải có biện pháp điều chỉnh cho hợp nhằm đem lại hiệu quả cho toàn bộ TCT.
Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khác cũng chiếm tỉ trọng tương đối cao, năm 2008 là 18,96% sang năm 2009 giảm xuống là 11,99% và lại tăng lên 20,96% trong năm 2010. Điều này cho thấy tình trạng chưa rõ ràng , thiếu sự quản lý của nhà quản trị đối với tình hình tài chính của TCT.
Từ những phân tích ở trên cho ta thấy công tác quản trị khoản phải thu của TCT vẫn còn nhiều điểu bất cập, cần phải nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết. TCT cần có nhưng biện pháp thích hợp để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, đặc biệt là từ khách hàng và điều chỉnh các khoản phải thu với tỷ lệ phù hợp, tránh đọng vốn lớn tại những khoản phải thu khó đòi.
Tình hình khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu của TCT
Thị trường xuất khẩu của TCT mở rộng trên toàn thế giới với nhiều đối tác ở các quốc gia khác nhau. Do đó, việc quản trị khoản phải thu từ khách hàng nước ngoài luôn gây ra những vấn đề nan giải đối với TCT khi khách hàng luôn tìm cách kéo dài thời hạn thanh toán, gây khó khăn cho việc thu hồi vốn và rủi ro khó nhận biết được thể hiện bằng việc giảm giá trị đồng tiền trong nước đối với khoản phải thu được tính bằng đồng tiền người mua ở nước người mua
Bảng số 3: tình hình khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè của TCT
Chỉ tiêu
Khoản mục
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009/ 2008
Số tiền
( trđ)
TT(%)
Số tiền
( trđ)
TT(%)
Số tiền
( trđ)
TL( %)
TT( %)
Phải thu xuất khẩu chè
32996,027
76,92
29812,305
47,88
(3183,722)
(9,65)
(29,04)
Phải thu của khách hàng trong nước
9899,953
23,08
32449,805
52,12
22549,852
227,78
29,04
Tổng phải thu khách hàng
42895,98
100
62262,11
100
19366,13
45,15
Nguồn: phòng Kế toán tài chính TCT
Bảng phân tích trên cho ta thấy phải thu từ khách hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng khoản phải thu khách hàng của TCT. Năm 2008, phải thu từ xuất khẩu chè đạt 32996,027 trđ chiếm tỉ trọng 76,92% tổng phải thu khách hàng. Sang đến năm 2009, số liệu này có giảm đi do thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn ở mức 29812,305 trđ, chiếm tỉ trọng 47,88% tổng phải thu khách hàng giảm 9,65% so với năm 2008. Từ đây, ta có thể thấy được rằng xuất khẩu chè đóng vai trò quan tọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. TCT đã có rất nhiều nỗ lực và đã đạt được những thành tựu trong công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu chè của TCT, cũng như đã có đóng góp lớn lao trong việc giới thiệu và phát triển thương hiệu chè Việt Nam trên toàn thế giới.
Với chính sách lấy xuất khẩu làm mũi nhọn để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty luôn tìm các giải pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu. Bảng số liệu dưới đây thể hiện khoản phải thu của một số khách hàng nước ngoài của TCT qua các quý của năm 2009.
Bảng số 4: khoản phải thu từ xuất khẩu của một số khách hàng nước ngoài năm 2009
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Khách hàng
Doanh số bán chịu
Doanh số tiêu thụ
% so với doanh số tiêu thụ
Doanh số bán chịu
Doanh số tiêu thụ
% so với doanh số tiêu thụ
Doanh số bán chịu
Doanh số tiêu thụ
% so với doanh số tiêu thụ
Doanh số bán chịu
Doanh số tiêu thụ
% so với doanh số tiêu thụ
Shadil Corporation
95
1320
7,2
393
4778
8,23
425,6
4875
8,73
453,4
5021
9,03
New irshad
90
1178
7,64
295
3780
7,8
355,5
4110
8,65
467,3
4434
10,54
Hziz huochai
112,5
1300
8,65
484,8
5573
8,7
518
5880
8,81
537
6076
8,84
Moscow tea
243
1800
13,5
584,4
4130
14,15
1042
6440
16,18
1183,3
6985
16,94
Nguồn: phòng kế toán tài chính TCT
Dựa vào bảng trên ta thấy tình hình khoản phải thu của từng khách hàng trong các quý năm 2009 liên tục tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với doanh số mà họ mua trong quý đó. Trong quý I, các khách hàng đều mua với doanh số lớn và mua chịu hàng hóa với tỷ lệ không cao như khách hàng Shadil corporation mua hàng trị giá 1320 trđ trong đó tỷ lệ mua chịu chiếm 7,2%. Tỷ lệ mua chịu cao nhất là khách hàng Moscow tea với doanh số là 1800 trđ và tỷ lệ mua chịu là 13,5 %. Nhưng sang các quý sau, doanh số bán hàng của TCT càng tăng thì tỷ lệ mua chịu cũng tăng theo. Điều này là hợp lý do muốn tăng doanh số bán thì TCT cũng phải tăng khoản tín dụng cho khách hàng nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
Các khách hàng này phần lớn nằm ở các thị trường quen thuộc đối với TCT. Hàng năm, tỷ trọng xuất khẩu sang nhóm thị trường này chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TCT. Do đó, TCT thường xuyên thực hiện việc cấp tín dụng cho các khách hàng này nhằm duy trì mối quan hệ bạn hàng thân thiết với họ. Tuy nhiên đây là những khách hàng nước ngoài ở những nước khác nhau, thị trường luôn biến động, xu hướng khó dự đoán, các khách hàng thanh toán bằng các phương thức và đồng tiền khác nhau, trong khi tỷ giá luôn thay đổi nên TCT cần theo dõi đánh giá từng khoản của mỗi khách hàng để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Trong các khoản phải thu phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, các khoản nợ khó đòi cũng tăng dần qua các năm từ 2007 đến 2009, điều này thể hiện qua bảng về số liệu về khoản nợ khó đòi của TCT dưới bảng sau:
Bảng số 5: Nợ khó đòi trong hoạt động xuất khẩu của TCT
Chỉ tiêu
Phải thu khách hàng
Nợ khó đòi
Tỷ lệ nợ khó đòi
Năm 2007
37376,11
4694,43
12,56
Năm 2008
42895,98
5619,4
13,1
Năm 2009
62262,11
7969,5
12,8
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Từ số liệu trên ta thấy được tỷ lệ nợ khó đòi của TCT năm 2008 là 5619,4 chiếm tỷ lệ 13,1% so với tổng phải thu khách hàng. Điều này được giải thích là do tình hình tài chính gặp khó khăn của khách hàng khi nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2009, tỷ lệ này vẫn ở mức cao chiếm 12,8% tổng phải thu khách hàng. Điều này, đòi hỏi TCT phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp thu hổi nợ khách hàng và giảm nợ khó đỏi trong các năm sau
Tình hình quản trị khoản phải thu trong hoạt đồng xuất khẩu chè của TCT
Về chính sách tín dụng cho khách hàng:
Để đẩy mạnh doanh số bán, TCT đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng trên cơ sở đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng. Thực hiện được điều này dã làm cho khoản phải thu khách hàng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu của TCT qua các khoản phải thu của TCT qua các năm.
Từ việc đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng mà TCT áp dụng một chính sách tín dụng hợp lý cho từng khách hàng về tỷ lệ chiết khấu. Các hình thức bán chịu hàng có tỷ lệ chiết khấu mà công ty thường áp dụng như 2/10 net 30, 2/10 net 60, 3/10 net 45… khách hàng được hưởng 2%( hay 3% ) chiết khấu trong thời gian 10 ngày kể từ khi giao hàng, hoặc phải trả 100% số tiền trong thời hạn 30, 45, hay 60 ngày… Đây là hình thức bán hàng phổ biến được doanh nghiệp cũng áp dụng cho khách hàng của mình. Ngoài ra doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức thanh toán theo tháng, theo mùa vụ hoặc theo ngày ghi trên hợp đồng… Thông thường tỷ lệ chiết khấu tăng, công ty nhận được ít hơn trên mỗi doanh số bán ra nhưng giảm được chi phí thu tiền và nợ khó đòi. Tổng công ty đang dần hoàn thiện chính sách tín dụng bằng cách xây dựng hợp lý các điều kiện bán hàng như tỷ lệ chiết khấu và thời hạn thanh toán đối với từng khách hàng.
Dưới đây là ví dụ về một hợp đồng xuất khẩu của TCT để có thể làm rõ hơn về chính sách tín dụng mà TCT áp dụng đối với khách hàng.
Hợp đồng xuất khẩu chè giữa TCT chè Việt Nam với khách hàng “ 000 Sunty Ltd” của Nga được kí kết vào ngày 24/2/2009 tại Moscow, Nga bao gồm các điều khoản chính sau đây:
Tên hàng: Chè đen Việt Nam
Số lượng: 67.200 kg
Giá cả: 0,93$/kg. Tổng giá trị:62.496 USD
Thanh toán: Người mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản của người bán tại ngân hàng ZENIT Bank, Nga. Số tài khoản: 40702840100000006072.
Việc thanh toán sẽ được dựa trên cơ sở người mua sẽ thực hiện đúng các điều khoản về số lượng của hàng hóa theo như các điều khoán của hợp đồng.
Việc thanh toán sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày làm việc kể từ ngày gửi hàng được ghi trong vận đơn là ngày 24/3/2009.
Giao hàng : Hàng sẽ được gửi đi trong khoảng tháng 3 – 4 năm 2009. Hàng sẽ được giao trong khu vực của người bán vào khoảng tháng 4-5 năm 2009.
Đối với hợp đồng trên ta có thể thấy được rằng TCT sử dụng hình thức thanh toán là chuyển tiền vào tài khoản. Hình thức này chứa đựng rất nhiều rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, đây chính là khách hàng quen thuộc của TCT, đã hợp tác trong nhiều năm qua và hai bên đã tạo được sự tin cậy nhất định. Do đó, TCT đã sử dụng hình thức thanh toán này với khách hàng quen thuộc này để chứng tỏ sự tin cậy, hợp tác làm ăn với khách hàng. Bên cạnh đó thời hạn thanh toán cũng la hai ưu đãi của TCT đối với khách hàng. Khách hàng sẽ thanh toán tiền hàng trong vong 90 ngày kể từ ngay hàng được gửi đi. Theo như báo cáo của phòng kế toán thì khách hàng đã thực hiện việc thanh toán tiền hàng vào ngay 20/6/2009, nhưng chỉ thực hiện thanh toán 55.000 USD tiền hàng và xin gia hạn thêm 60 ngày nữa sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại. Và đến ngày 20/8/2009 khách hàng đã thực hiện việc thanh toán nốt số tiền hàng còn lại. Với hợp đồng trên, TCT đã gặp rủi ro khi khách hàng không thanh toán tiền hàng đúng hẹn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khoản phải thu của TCT, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của TCT. Từ đây ta có thể thấy rằng, TCT đã áp dụng những điều kiện lỏng lẻo đối với những khách hàng thân thiết. Có thể lý giải điều này là do đó là khách hàng quen thuộc, đã tạo lòng tin từ trước. Tuy nhiên, TCT vẫn phải tìm hiểu thật kỹ khả năng tài chính hiện tại của đối tác, để có thể đưa ra các chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng. Bên cạnh đó, có thể trích các khoản dự phòng cho các khoản nợ xấu của TCT.
Về tổ chức lãnh đạo quản trị khoản phải thu
Mô hình quản trị khoản phải thu :
TCT thực hiện theo dõi, đánh giá các khoản phải thu dựa trên các số liệu của sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu do bộ phận kế toán của TCT mở ra, và được báo cáo thường xuyên lên ban lãnh đạo của TCT. Theo định kỳ 1 năm, TCT tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết theo từng khách nợ, để từ đó có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Tổng nợ phải thu được phân ra thành 5 nhóm chính: Nhóm nợ trong hạn đang trong thời gian thu hồi, nhóm nợ dưới 1 năm, nhóm nợ từ 1 đến 2 năm, nhóm nợ từ 2 đến 3 năm và nhóm nợ trên 3 năm.==> Từ đây, TCT có thể nắm rõ được thực trạng và tính hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu của TCT, để đưa ra các chính sách thu hồi nợ hiệu quả hơn, giảm thiểu được một phần rủi ro đối với các khoản phải thu của TCT.
TCT đã áp dụng các biện pháp thu hồi những khoản nợ đến hạn như gửi thư, gọi điện nhắc nhở khách hàng thời hạn thanh toán. Đôi khi biện pháp này tỏ ra không hiệu quả bằng việc đòi nợ trực tiếp. Nhưng vì bạn hàng đa phần là người nước ngoài nên việc gặp trực tiếp sẽ làm tăng chi phí thu hồi nợ của TCT, ảnh hưởng đến lợi nhuận của TCT nên TCT đã ủy thác cho người đại diện là các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý thu hồi nợ.
Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi:
Khi TCT nới lỏng chính sách tín dụng một phần làm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu,…nhưng một phần cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như rủi ro không thu hồi được nợ, rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất,… Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu kho đòi, ngoài việc phải tìm hiểu kỹ khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, TCT còn kiểm soát khoản phải thu bằng cách ủy quyền cho các ngân hàng như: Ngân hangfTMCP Ngoại Thương Việt Nam, BIDV, VIBank,… và các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý đòi nợ. Bên cạnh việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn,đối với những khách hàng chây ì thì TCT đã nhờ đến cơ quan pháp luật xử lý. Song song đó, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu của TCT đã lập các khoản dự phòng đối với những khoản phải thu khó đòi. Quỹ dự phòng thường chiếm tỷ lệ từ 10 – 15 % tổng doanh thu bán chịu. Điều này giúp cho TCT có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra.
2.3. Các thành tựu và hạn chế trong công tác quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam
2.3.1. Các thành tựu đạt được
Để có được những thành công rực rỡ như ngày nay của Tổng công ty, bên cạnh sự điều hành hợp lý của ban lãnh đạo, sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty cũng phải kể đến những thành công và kết quả đáng mừng của bộ phận quản trị khoản phải thu nói riêng. Những đóng góp của khoản phải thu vào tổng doanh thu của Tổng công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn qua các năm.
Với những nỗ lực của Tổng công ty trong những năm qua, hoạt động kinh doanh chè đã ngày càng phát triển, mở rộng cả về số lượng và chất lượng các mặt hàng, chất lượng chè luôn được nâng cao và cải tiến. Bên cạnh việc duy trì và phát triển những mối quan hệ với những khách hàng cũ, Tổng công ty tiếp tục mở rộng thị trường, thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng ở các thị trường mới, luôn khẳng định vị thế của mình là doanh nghiệp xuất khẩu chè số 1.
Tổng công ty đã xây dựng chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng cùng hệ thống xử lý thông tin hiện đại, hỗ trợ nhiều cho việc thẩm định và xác minh khách hàng, tiết kiệm chi phí, thu hồi tiền hàng đúng thời hạn và thúc đẩy khách hàng trả tiền hàng sớm.
Thông qua việc thực hiện theo dõi, rà soát, đánh giá các khoản phải thu dựa trên số liệu của sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu cùng với việc tiến hành phân loại các khoản nợ thành từng nhóm ( từ nhóm 1 đến nhóm 5), rà khoaTổng công ty đã nắm rõ được tình hình các khoản phải thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó đề ra các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả, giảm thiểu được một phần rủi ro các khoản phải thu của Tổng công ty. Khi có dấu hiệu khoản phải thu rơi vào tình trạng khó thu hồi, công ty đều có giám sát, đôn đốc và nhanh chóng có các biện pháp thu hồi nợ. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng đã trích lập quĩ dự phòng cho những khoản nợ khó đòi.
Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển và hội nhập, các hệ thống ngân hàng được hiện đại hóa phù hợp với xu thế thương mại quốc tế. Tổng công ty đã thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ về nghiệp vụ, thu hồi các khoản nợ. Đồng thời đã kết hợp sử dụng các công cụ tài chính ngân hàng để phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi.
Trình độ nghiệp vụ củ các cán bộ kế toán ngày càng được nâng cao, có khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, xử lý kịp thời đối với các khoản nợ có vấn đề…..và Tổng công ty đã giảm thiểu được đáng kể các khoản nợ khó đòi.
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành công đạt được là những hạn chế của Tổng công ty trong công tác quản trị khoản phải thu. Tuy đây không phải là những hạn chế quá lớn gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh nhưng nó có tác động không nhỏ đến quá trình thu hồi vốn của Tổng công ty.
Tổng công ty đã có sự quan tâm nhất định đến các khoản nợ khó đòi như lên danh sách các khoản phải thu, phân loại nợ, đề ra các biện pháp thu hồi nợ…tuy nhiên còn khá thụ động.
Tổng công ty chưa có các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ khó đòi mang lại hiệu quả cao ngoài việc gửi thư hay gọi điện thoại nhắc nhở, hoặc sử dụng biện pháp cuối cùng đối với những khách hàng chây ì là nhờ đến pháp luật.
Tổng công ty cũng gặp phải những khó khăn trong công tác phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu, đặc biệt là rủi ro hối đoái. Trong những năm qua, tỷ giá hối đoái trên thế giới và trong nước chứng kiến sự biến động mạnh mẽ. Trong khi đó, đồng tiền chủ yếu được sử dụng trong các hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu là USD. Khi có sự thay đổi về tỷ giá giữa USD và VNĐ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản phải thu và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Tổng công ty. Hiện nay, Tổng công ty chỉ xem xét các biện pháp phòng ngừa khi nguy cơ là tương đối rõ ràng, dẫn đến chi phí phòng ngừa cao hơn so với việc ra quyết định phòng ngừa.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
Giải pháp 1: Về chính sách tín dụng : Tổng công ty tiếp tục bám sát các chính sách hiện có, tùy theo điều kiện môi trường kinh doanh để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu cũng như các điều khoản chiết khấu hay qui mô tín dụng để thu hút các bạn hàng, tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu. Ví dụ như chú ý các điều khoản trong hợp đồng như điều khoản tín dụng, chiết khấu, phương thức thanh toán của hợp đồng để tạo được sự thoải mái, hấp dẫn khách hàng nhưng phải có sự chặt chẽ trong hợp đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro không đáng có.
Tổng công ty cũng có thể chủ động sử dụng các dịch vụ theo dõi nợ độc lập của các công ty tư vấn, dịch vụ thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng….
Giải pháp 2: Về lãnh đạo tổ chức quản trị khoản phải thu: đảm bảo phân công rõ ràng, bố trí nhân sự hợp lý cho việc đôn đốc, theo dõi thu hồi nợ trên cơ sở dựa vào nguồn nhân lực hiện có. Tiến hành đào tạo kiến thức chuyên môn cho nhân sự, bổ sung nhân sự mới kịp thời khi cần thiết. Cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng kinh doanh với phòng kế toán để đưa ra những quyết định chính xác nhất
Giải pháp 3: Về kiểm soát khoản phải thu: cần phải đảm bảo tính thường xuyên, kịp thời của công tác kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu với khả năng tài chính của Tổng công ty để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, nhanh chóng tiếp thu, sửa chữa những sai sót trong việc quản lý khoản phải thu, giảm tồn đọng vốn trong thanh toán của khách hàng.
Giải pháp 4: Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi: Có biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi, tăng cường hoàn thiện qui trình cũng như công tác đôn đốc thu hồi nợ, hợp tác cùng có lợi với các đối tác, ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Có các biện pháp xử lý các khoản nợ khó đòi của Tổng công ty như cơ cấu lại thời hạn nợ, bán nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè việt nam.doc