Đề tài Quản trị rủi ro tài chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam

Phòng ngừa rủi ro biến động giá cả đối với mặt hàng nông sản trên thế giới và ở Việt Nam dường như là một vấn đề muôn thuở. Bởi thị trường luôn luôn vận động không ngừng và có những biến động giá bất ngờ. Việc áp dụng các biện pháp tài chính để quản trị rủi ro của các thành phần trong nền kinh tế nói riêng và ngành nông sản nói chung là tất yếu khi những tác động bất lợi của các yếu tố thị trường trong nước và quốc tế đều dễ dàng gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các thành phần trong nền kinh t ế như hiện nay. Các công cụ tài chính hiện đại chỉ được sử dụng hiệu quả khi các thông tin trên thị trường m inh bạch và có sự quản lý, điều hành hiệu quả của chính phủ lên nền kinh tế.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro tài chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của thế giới. Con số này đối với trà là 54%, gạo là 79%... Gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều đã trở thành những mặt hàng nông sản chính xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đang là một trong hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nông sản của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giớí. Tại Việt Nam, quy trình để một sản phẩm nông sản được xuất khẩu hiện qua năm bước, đó là: nhà cung cấp đầu vào (nguyên liệu, thức ăn, giống...), nông dân, thương nhân trung gian, nhà chế biến, nhà xuất khẩu hoặc bán lẻ. Thị trường bị phân tán, và bị xé lẻ ra Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 11 theo kiểu như vậy nên hầu hết các thương lái thu mua để xuất khẩu mà không đầu tư vùng nguyên liệu, do vậy họ không mặn mà với việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản và giá trị xuất khẩu thấp. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ngại minh bạch thông tin đến người tiêu dùng, doanh nghiệp lo lắng về chuyện minh bạch thông tin sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh của doanh nghiệp và vì thế, chấp nhận bán với giá rẻ hơn. Bảng 1. Danh sách 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ năm 2004 - 6/2012 2.2. Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động trong lĩnh vực nông nghiệp Rủi ro tài chính của một mặt hàng tác động đến mọi cá nhân tham gia hoạt động liên quan tới mặt hàng đó. Đối với hàng nông sản, người chịu ảnh hưởng bởi biến động thị trường của hàng nông sản là người nông dân, các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế nói chung. 2.2.1. Tác động đến người nông dân Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm do nhu cầu thấp. Giá xuất khẩu gạo 5% tấm giảm còn 355-365 USD/tấn. Đây là mức giá xuất khẩu thấp nhất của gạo Việt Nam kể từ ngày 28/7/2010, thời điểm giá gạo 5% tấm còn 350 USD/tấn. Theo dự báo của giới thương nhân, giá gạo còn có thể giảm thêm trong bối cảnh nguồn cung từ các nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới tăng mạnh. Giá gạo sụt giảm thấp hơn chi phí sản xuất khiến người nông dân không có lãi, rủi ro thua lỗ theo quy mô sản xuất. Chậm mua tạm trữ lúa gạo, cứ 1 kg lúa nông dân mất 500 đồng, 1 tấn lúa mất 500,000 đồng. Nguyên nhân là do người dân phải đối mặt với giá lúa đang giảm rất mạnh. Vì thế, một số địa phương như Đồng Tháp, Vĩnh Long… có diện tích lúa thu hoạch trước thời điểm tạm trữ lúa gạo do VFA ấn định xem như đối mặt với thua lỗ. Đơn v ị t ính: tỷ USD Nội dung 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Jun-12 Thủy sản 2.4 2.74 3.36 3.76 4.51 4.25 5.01 6.11 2.86 Gỗ & SP gỗ 1.05 1.51 1.9 2.4 2.83 2.59 3.43 3.95 2.19 Gạo 0.94 1.4 1.3 1.49 2.89 2.66 3.24 3.65 1.75 Cao su 0.58 0.78 1.27 1.39 1.6 1.2 2.38 3.23 1.2 Cà phê 0.59 0.72 1.1 1.91 2.11 1.73 1.85 2.75 2.2 Hạt điều 0.42 0.48 0.5 0.65 0.91 0.85 1.13 1.47 0.68 Sắn 0.57 0.56 0.96 0.8 Hạt tiêu 0.15 0.15 0.19 0.27 0.31 0.35 0.42 0.74 0.47 Rau, quả 0.16 0.23 0.26 0.3 0.4 0.44 0.45 0.62 0.36 SP từ cao su 0.17 0.29 0.39 0.16 Chè 0.09 0.1 0.11 0.13 0.14 0.18 0.2 0.2 0.091 Mây, tre, cói 0.18 0.19 0.22 0.22 0.17 0.2 0.2 0.1 TỔNG 10.5 12.6 16.07 15.34 19.15 25.1 Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 12 M ột đặc điểm chính cho thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong nâm 2013 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăng vọt, sau đó lại suy giảm. Tình hình giá nông sản có sự biến động thất thường do trong vòng 15 năm trở lại đây, kết cấu thị trường nông sản có những chuyển mình mạnh mẽ. Trong giao dịch hàng nông sản quốc tế đã xuất hiện các quỹ đầu tư tham gia thị trường ngày càng sâu rộng. luồng tài chính từ các quỹ này đã dần đến mức chi phối cung cầu nhất thời trên thị trường. Đối với mặt hàng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu đều do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu tư rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư, mặt khác lượng tiêu thụ giảm trong khi cung hàng nông sản trên toàn thế giới tăng, dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Mặt khác có thể do những nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng lúc khó khăn để ép giá bán cà phê, cao su của Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự sụt giảm tức thời của thị trường hàng nông sản. Giá nông sản lên xuống bấp bênh trong khi giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu không giảm mà còn có xu hướng tăng lên làm cho thu nhập của người nông dân không ổn định, thậm chi thua lỗ. Ngoài ra, vì thế độc quyền xuất khẩu gạo của VFA, thành ra thị trường bị bóp méo. Hình 2 – Khối lượng và giá gạo xuất khẩu 2012 Rủi ro giá cả ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân nhiều nhất so với các loại rủi ro tài chính khác, và là mối quan tâm hàng đầu của nông dân. Với rủi ro giá cả thì rủi ro giá nông sản xuống thấp hoặc giá nguyên liệu đầu vào tăng ảnh hưởng tương đương như nhau. Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 13 2.2.2. Tác động đến doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản - Giá giảm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm. Một thách thức của thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng nhiều so với mức độ giảm giá. Do vậy giá hàng hóa giảm vẫn khiến doanh nghiệp giảm doanh thu nhiều hơn, kéo theo lợi nhuận sụt giảm. - Theo khảo sát, giá hàng hóa được đa số các doanh nghiệp đánh giá là có mức tác động tương đối nhiều và nghiêm trọng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp (42,5% trên tổng số 100% tác động) Tuy không còn chiếm tỷ trọng cao như trước đây nhưng ông nghiệp và xuất khẩu nông sản luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Những biến động trong giá cả, lãi suất và tỷ giá gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một lượn lớn doanh nghiệp và đời sống của đại bộ phân dân chúng ở vùng nông thôn. Mỗi một yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng đều có tác động qua lại, liên quan với nhau. Những rủi ro này tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, người nông dân, các doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần có những hành động để đối phó với các yếu tổ rủi ro tài chính. Chương tiếp theo sẽ đề cập đến thực trạng đối phó với rủi ro tài chính thời gian qua như thế nào. Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 14 CHƯƠN G III – THỰC TRẠNG ĐỐI PHÓ VỚI RỦI RO TÀI CHÍNH Ở MẶT HÀNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM 3.1. Cách đối phó của người sản xuất Tình hình giá cả biến động thất thường trong năm qua đã làm cho người nông dân điêu đứng. Lúc giá tăng thì nhiều người chần chừ không bán với hy vọng giá sẽ tăng nữa. Lúc giá giảm thì nhiều người không có khả năng tài chính phải vội vàng bán để tránh thua lỗ nặng, làm cho giá nông sản đang giảm, cộng thêm lực bán từ nguồn cung tăng làm giá bán càng giảm sâu hơn nữa. Trong 9 tháng đầu năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng mặt hàng lương thực đã giảm xuống 96,9% so với cùng kỳ năm trước. Đối với mặt hàng cà phê, đã có hiện tượng người nông dân và doanh nghiệp vì tâm lý chờ giá lên nên đã không bán hàng. Đến lúc giá giảm thì phải vội vàng bán, dẫn đến bị ép giá và thua lỗ. Nhiều nông dân gặp khó khăn về tài chính đã bán non cà phê cho tiểu thương. Tuy nhiên trong tình thế giá đang xuống, nếu nông dân tiếp tục bán ra ồ ạt, giá cả xuống thấp sẽ gây tác động xấu đến thị trường và có thể càng làm cho giá cà phê thấp hơn gây thiệt hại lớn cho người trồng cà phê. Trong thực tiễn, ở các vùng nông thôn nước ta, việc người nông dân “bán lúa non”, “bán cà phê non” hoặc “bán nhãn đang hoa” (hình thức này tương tự hợp đồng kỳ hạn) cho thương nhân đã xuất hiện hàng thế kỷ qua. Tuy nhiên, hoạt động mua, bán này mới chỉ dừng lại trong quan hệ dân sự, cá nhân nhỏ lẻ và rất ít người sản xuất sử dụng biện pháp này. Hình 3 – Mức độ đối phó của người sản xuất trước những rủi ro giá nông sản Nguồn: Khảo sát thực tế Hầu hết người nông dân khi được hỏi về mức độ hài lòng về việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn (bán non nông sản) đều tỏ ra rất hài lòng về việc mua, bán nông sản đang Thường xuyên theo dõi thông tin báo đài Biện pháp khác Ký gửi đại lý chờ được giá thì bán Không có hành động đối phó Bán cho nhà máy Sử dụng công cụ phái si nh Tham gia chợ trung tâm nông sản 0% 5% 10% 15% 20% 25% Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 15 trong thời kỳ sinh trưởng, chủ yếu nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu chi tiêu tức thời và phòng trường hợp nông sản xuống giá khi đến vụ thu hoạch. Tuy nhiên, có trường hợp vì thiếu hiểu biết rõ ràng về loại hợp đồng này mà người nông dân bị thua lỗ nặng nề. Cho tới gần đây, qua khảo sát mức độ hiểu biết đối với hợp đồng kỳ hạn chỉ ở mức hiểu biết sơ, còn đối với hợp đồng tương lai thì người nông dân hầu như hoàn toàn không có khiến thức. Quyền chọn và hoán đổi thì mức độ hiểu biết còn thấp hơn hợp đồng tương lai. Việc thiếu hiểu biết về các sản phẩm phái sinh dẫn đến mức độ sử dụng chúng của người nông dân. Cụ thể, với hợp đồng kỳ hạn, mức hiểu biết nhiều hơn so với các hơp đồng khác nên mức độ sử dụng cũng nhiều nhất. Giao sau và hoán đổi hầu như không sử dụng. Hình 4 – Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của người sản xuất Nguồn: Khảo sát thực tế Đối với rủi ro giá nguyên liệu đầu vào, nếu người nông dân có dự đoán giá nguyên liệu tăng thì mua tích trữ trước không phải là cách hay do thuốc trừ sâu, phân bón là sản phẩm độc hại. Chỉ đến khi cần mới mua là cách làm thường xuyên nhất của người nông dân, tức là họ hoàn toàn bị động vào sự biến động bất thường của giá nguyên liệu đầu vào. Sử dụng các sản phẩm phái sinh cũng như liên kết với nhà máy để mua với giá ổn định hầu như còn rất lạ lẫm với người nông dân. Hình 5 - Những biện pháp của người nông dân trước rủi ro giá nguyên liệu đầu vào Nguồn: Khảo sát thực tế Kỳ hạn Tương lai Quyền c họn Hoán đổi 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Khác (l iên kết đại lý) Sử dụng công cụ phái si nh Liên kết với nhà máy để mua theo giá ổn định Mua tích trữ trước Khi nào cần thì mua 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 16 Đối với một số nông dân, tuy có khó khăn nhưng vì có khả năng tài chính tương đối khá nên cũng giữ hàng chờ giá tăng chút ít để giảm lỗ. Dự trữ tại nhà hay ký gửi đại lý chờ được giá bán là cách làm khá thông dụng của người nông dân. Việc thiếu các nguồn tin chính thống khiến cho nông dân không thể chủ động trước tình hình biến động phức tap của giá cả. Trên 80% hộ sản xuất bán hàng trực tiếp cho thương lái, dưới 10% hộ tiêu thụ thông qua hợp tác xã, 8% hộ mang sản phẩm bán trực tiếp tại các chợ địa phương. Lý do là nông dân sản xuất tin tưởng vào thương lái hơn các thông tin từ ti vi, đài báo ….mặc dù họ cũng thường xuyên theo dõi báo đài, tuy nhiên do hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ. Đây là kết quả dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP), do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Canada công bố. Theo VAMIP, các chủ trang trại thường ít được tiếp cận đầy đủ thông tin về thị trường, chưa nắm bắt rõ quy luật cung cầu. Sản phẩm nông sản làm ra thị trường tiêu thụ không ổn định, thường bị ép cấp, ép giá. Nếu có thông tin dự báo tốt, người nông dân sẽ giảm bớt được thiệt hại nếu có xảy ra các biến động xấu trên thị trường nông sản thế giới. Nhiều trang trại phát triển còn thụ động, không có chiến lược, định hướng lâu dài. Đặc biệt là các trang trại trồng trọt, ví dụ lúc thấy cà phê lên giá thì tập trung trồng ồ ạt, xuống giá thì lại chặt phá, hay cây cao su trước đây giá thấp chặt phá, không đầu tư, nay thị trường có lợi, nhiều chủ hộ lại phá các loại cây trồng khác để trồng cao su. 3.2. Thực trạng quản trị ở các doanh nghiệp đối với rủi ro giá cả hàng hóa Tại các doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn và tình thế. Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty trong chiến lược kinh doanh. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành năm 2008 thì có đến 48,4% doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro. Nếu có quan tâm đến rủi ro thì đó sẽ là một bộ phận khác kiêm nhiệm. Chỉ 9,7% doanh nghiệp được hỏi có một bộ phận chuyên quản trị rủi ro. Một số doanh nghiệp mua thông tin về dự báo giá cả từ tổ chức nước ngoài. (Theo khảo sát thực tế) Theo kết quả khảo sát, để giảm tác động về giá cả hàng hóa đầu vào, việc dự báo giá tăng giảm để mua trước được đa số các doanh nghiệp sử dụng. Thứ hai là việc liên kết với nông dân để bao tiêu nông sản, t hứ ba là sử dụng công cụ phái sinh, thứ tư là đầu tư vùng trồng nguyên liệu Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 17 Hình 6 - Các biện pháp để giảm tác động giá cả hàng hóa đầu vào Nguồn: Khảo sát thực tế Tuy nhiên, đối với việc dự báo giá, khả năng dự báo của doanh nghiệp hiện nay có độ tin cậy chưa cao, chưa có khả năng phân tích kinh tế sâu. Sau 10 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu t hụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, rất nhiều doanh nghiệp và nông dân đã gặp nhau giữa “cung và cầu”. Các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng bao tiêu (hợp đồng kỳ hạn) trên nhiều mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, do việc hướng dẫn và thực thi quyết định chưa cụ thể, thiếu các chính sách ưu đãi và biện pháp chế tài cần thiết... nên quyết định không được thực hiện hiệu quả. Cả nông dân và doanh nghiệp đều p há vỡ hợp đồng. Ở một số địa phương, mặc dù đã ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa gạo với doanh nghiệp, nhưng nhiều nông dân đem lúa bán cho thương lái với giá cao hơn, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Tại nước ta sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, thiếu vùng chuyên canh; hàng hóa từng lúc chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng nên khâu tiêu thụ qua hợp đồng bao tiêu gặp nhiều khó khăn. Nhiều người cho rằng, trong bối cảnh giá đầu vào (xăng dầu, thức ăn, thuốc cho nuôi trồng...) tăng nhanh, doanh nghiệp sẽ không dám ký hợp đồng bao tiêu hàng nông sản với nông dân do rất khó để xác định giá thành sản xuất các mặt hàng như lúa gạo, cá tra... hiện nay, và doanh nghiệp cũng không đủ cơ sở để định giá. Thực trạng thị trường phái sinh tại Việt Nam 3.2.1 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh M ột số NHTM đã nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phái sinh kết hợp nhiều tiện ích đã thu hút được DN Việt Nam sử dụng, thích hợp với điều kiện lạm phát và tỷ giá biến động thường xuyên, điển hình như một số sản phẩm phái sinh do Eximbank triển khai như: Liên kết với nông dân để bao tiêu nông sản Dự báo giá tăng giảm để mua trước Tự đầu tư vùng trồng nguyên l iệu Sử dụng công cụ phái sinh 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 3.03 3.23 2.26 2.65 Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 18 - Sản phẩm cho vay bằng VND theo lãi suất ngoại tệ, với sản phẩm này khách hàng được ngân hàng cho vay bằng VND với lãi suất ngoại tệ (số tiền cho vay này sẽ được xác định trước bằng một giá trị ngoại tệ khi ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân), khi thực hiện hợp đồng tín dụng, khách hàng trả nợ vay, lãi vay bằng VND theo tỷ giá ngoại tệ vào ngày trả nợ. Tham gia sản phẩm này khách hàng sẽ có lợi khi trả nợ, tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng tín dụng. - Sản phẩm cho vay bằng VND theo lãi suất ngoại tệ có bảo hiểm tỷ giá: Sản phẩm này giống như sản phẩm trên nhưng ngân hàng có thực hiện bảo hiểm tỷ giá cho DN, cụ thể khi tỷ giá ngoại tệ tăng trên 2% hoặc 3% so với tỷ giá tại thời điểm giải ngân thì khách hàng chỉ phải thanh toán cho ngân hàng số tiền VND tương ứng với mức tăng tỷ giá 2% - 3%, phần vượt ngân hàng chịu. Với sản phẩm này, khách hàng có thể tính toán được trước mức tối đa mà khách hàng phải thanh toán do tỷ giá tăng. Hiện tại BIDV cũng có dịch vụ kết hợp giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Qua đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể vay vốn VND với lãi suất USD, đồng thời bảo hiểm được rủi ro tỷ giá. Trong thời gian qua, với gói sản phẩm này, BIDV đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như gạo, cà p hê, cao su, hạt điều và xuất khẩu nông sản tổng hợp giảm được chi phí vay vốn rất lớn. Ngân hàng Kỳ hạn Quyền chọn Hoán đổi Ngoại tệ Vàng Tương lai Ngoại tệ VND Vàng Tiền tệ Lãi suất SCB x x BIDV x x x x x VCB x x x x x x VIB x x x x x ACB x x x x Techcombank x x x x MB x x x x Eximbank x x x x x x Vietinbank x x x x Agribank x x x Bảng 7 - C ác nghiệp vụ phái sinh đang áp dụng tại các NHTM Việ t Nam Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam Tại các ngân hàng thương mại, công cụ phái sinh được sử dụng chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn về ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn VND và hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Các hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi lãi suất chưa được sử dụng rộng rãi. Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 19 Kết quả khảo sát 31 doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hàng nông sản về mức độ am hiểu về các sản phẩm phái sinh được thể hiện trong hình 3.5. Có thể thấy tương tự người sản xuất, mức độ am hiểu về hợp đồng kỳ hạn là cao nhất và hợp đồng hoán đổi ít được doanh nghiệp biết đến. Hình 8 – Mức độ am hiể u của doanh nghi ệp về các sản phẩm phái sin h Nguồn: Khảo sát thực tế Qua thực tế trên có thể thấy việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn. 41,9% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kỳ hạn nhiều lần, 9,7% chưa từng sử dụng hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi có 61,3% doanh nghiệp chưa từng sử dụng. Hợp đồng tương lai và quyền chọn là ít được sử dụng nhất với 77,4% doanh nghiệp chưa từng sử dụng. Hình 9 – Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp Hoán đổi Quyền chọn Tương lai Kỳ hạn 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 9.70% 3.20% 19.40% 12.90% 6.50% 16.10% 38.70% 6.50% 32.30% 22.60% 29.00% 32.30% 32.30% 35.50% 9.70% 38.70% 29.00% 22.60% 3.20% Hoàn toàn không biết Có biết sơ Biết vừa phải Hiểu biết rõ Rất am hiểu Các sản phẩm phái sinh Hoán đổi Quyền chọn Tương lai Kỳ hạn 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 61.30% 77.40% 77.40% 9.70% 6.50% 9.70% 9.70% 6.50% 6.50% 9.70% 6.50% 22.60% 9.70% 3.20% 3.20% 19.40% 16.10% 3.20% 41.90% Nhiều lần 6-10 lần 2-5 lần 1 lần Chưa từng sử dụng Các sản phẩm phái sinh Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 20 Nguồn: Khảo sát thực tế Về mức độ thành công trong việc sử dụng các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro của các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp tương đối thành công khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn, tỷ lệ thành công thấp hơn đối với hợp đồng hoán đổi, và thấp hơn nữa đối với hợp đồng quyền chọn. Nguyên nhân doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh hoặc gặp khó khăn trong việc sử dụng chủ yếu là do doanh nghiệp chưa am hiểu, tiếp đến là tâm lý ngại trách nhiệm, chi phí và quy định pháp lý chưa rõ ràng. Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào nước ta nên số doanh nghiệp thực hiện còn ít. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp đều muốn tìm hiểu và sử dụng các công cụ phái sinh này trong tương lai. Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển các công cụ này tại Việt Nam. Những hạn chế trong việc sử dụng thị trường hàng hóa nông sản ở nước ta có thể tóm tắt qua ba điểm chính. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách sử dụng công cụ tài chính “futures” trong việc bảo hộ giá nông sản. Thứ hai, việc sử dụng hợp đồng “futures” hiện nay chủ yếu là đầu cơ. Việc quyết định mua hay bán chỉ do cảm tính, qua các nguồn thông tin và mang tính bầy đàn. Thứ ba, do thiếu quản lý nên ai cũng có thể nhảy vào làm môi giới, làm broker của broker. Việc gia tăng các cấp môi giới làm tăng chi phí và giảm cơ hội cho người đầu tư tiếp xúc thật sự với thị trường. Đồng thời, các nhà môi giới này chỉ tập trung lôi kéo khách hàng mua bán để có số lượng chứ không quan tâm đến nhu cầu bảo hộ của khách hàng. Đó là hành động tiếp tay cho việc đầu cơ. Nhìn chung, sàn giao dịch hàng nông sản là nơi cung cấp các công cụ bảo hộ cho người nông dân và doanh nghiệp và tự thân nó cũng cuốn hút người ta lao vào đầu cơ. Nếu việc quản lý không hiệu quả thì sàn giao dịch hàng hóa sớm biến thành một chiếu bạc hợp pháp quy mô lớn và những hệ lụy của nó cũng không nhỏ. 3.2.2 Thực trạng phát triển sàn giao dịch nông sản ở Việt Nam Nghiên cứu sự ra đời và phát triển của các sở giao dịch nông sản ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, các Sàn giao dịch hàng hóa nông sản ở Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển. Ra đời sau sàn giao dịch chứng khoán, các sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam đến nay có tuổi mới 2-3 năm nhưng đang rơi vào cảnh ế ẩm, giao dịch ảm đạm, các nhà đầu tư tham gia chủ yếu để thăm dò tình hình. Tại sàn giao dịch hàng hóa VNX (thuộc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam) – sàn đầu tiên được Bộ Công thương cấp phép, ra đời từ tháng 9-2010, bắt đầu có giao dịch từ tháng 3- 2011, cho đến nay trên sàn này chỉ niêm yết hợp đồng tương lai của ba nhóm hàng là cà phê, Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 21 cao su và thép. Theo báo cáo của VNX, trong quý 1-2012 tổng khối lượng giao dịch hợp đồng của VNX chỉ đạt 12.000 lot (đơn vị tính trên sàn giao dịch), tương đương tổng giá trị giao dịch hợp đồng hơn 530 tỉ đồng. Năm 2011, tổng khối lượng giao dịch của VNX chỉ đạt trên 93.000 lot với tổng giá trị giao dịch hơn 7.300 tỉ đồng. Trong đó chủ yếu là giao dịch cà phê, cao su thì ít, riêng nhóm thép gần như chưa có giao dịch. Tương tự, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm tổ chức giao dịch kỳ hạn mặt hàng cà phê trong thời hạn một năm bắt đầu từ tháng 3-2011. Tuy nhiên trung tâm này đang đối mặt với khó khăn khi doanh nghiệp trong nước không mặn mà với sàn này và bản thân người trồng cà phê không tin tưởng. Các Sàn giao dịch nông sản đã ra đời mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Cụ thể: Thứ nhất, bước đầu ở Việt Nam đã quan tâm và có định hướng phát triển Sàn giao dịch nông sản một cách cụ thể. Thứ hai, việc xây dựng, mô hình hoạt động, tổ chức bộ máy, phương thức vận hành có sự tham khảo rất kỹ lưỡng từ các mô hình tổ chức, phương thức vận hành của các Sàn giao dịch nông sản có tiếng trên thế giới. Thứ ba, sự ra đời cũng như vận hành của các Sàn giao dịch nông sản được sự quan tâm rất lớn từ phía Nhà nước, Bộ/ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh,... Thứ tư, một số Sàn đã không chỉ dừng lại ở hoạt động chủ yếu theo phương thức giao ngay mà đã dần chuyển sang thực hiện cả các phương thức giao dịch mới, hiện đại như phương thức giao dịch giao sau, phương thức giao dịch kỳ hạn,... Thứ năm, thể chế quản lý vĩ mô của nhà nước trong thời gian qua bước đầu đã tác động đến quá trình hình thành và phát triển các Sàn giao dịch nông sản. Bên cạnh những thành công đạt được như trên, hoạt động của các Sàn giao dịch nông sản ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế như: Thứ nhất, hàng loạt Sàn giao dịch nông sản đã không hoạt động hoặc có hoạt động thì cũng không có hiệu quả và dần dần lặng lẽ “giải tán”. Do vậy quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được hiệu quả giao dịch hàng hóa như các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới. Thứ hai, hoạt động giao dịch trên Sàn giao dịch nông sản là thị trường mới ở giai đoạn đầu, chưa thu hút được các nhà đầu tư tham gia, thiếu các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm Thứ ba, các văn bản pháp lý, quy định hướng dẫn còn thiếu, sự hiểu biết về thị trường giao sau của các chủ thể tham gia còn hạn chế… đã đặt ra nhiều vấn đề, nhất là việc quản lý rủi ro. Thứ tư, các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch giao ngay nông sản còn một số điểm chưa phù hợp và chưa đầy đủ nhưng đây là khung pháp lý quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và điều kiện vật chất cho hoạt động giao ngay nông sản. Thứ năm, khung pháp lý ở Việt Nam về phát triển Sàn giao dịch nông sản chưa hoàn chỉnh, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau và không đồng bộ. Điều này dẫn đến Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 22 khó thực hiện trong thực tế, gây lúng túng cho các chủ thể tham gia giao dịch nông sản trong việc vận dụng pháp luật. Thứ sáu, nhiều văn bản pháp luật thiếu cơ sở khoa học vững chắc. Nghị định 158/2006/NĐ-CP ra đời năm 2006, nhưng phải đến năm 2009 Bộ Công Thương mới có Thông tư 03/2009/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Nghị định với nội dung còn rất sơ sài. Ngoài ra, các quy định còn một số bất cập như trong hợp đồng giao dịch, thành viên môi giới và kinh doanh chưa quy định được quyền và trách nhiệm, giới hạn trị giá, một số nội dung chưa được quy định như kiểm soát điều kiện thành viên, giao dịch phái sinh khác, thanh toán không có các quyết định bù trừ, thuế thu nhập cá nhân không áp dụng… Thứ bảy, hiện nay Bộ quản lý hoạt động này là Bộ Công Thương còn chưa có cơ quan độc lập quản lý hoạt động này. Những tồn tại và hạn chế nêu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: Thứ nhất, sự thiếu vắng các chủ thể tham gia, trình tự, thủ tục không tiện lợi, chi phí cao, chứa đựng nhiều rủi ro, cơ chế quản lý không hiệu quả. Thứ hai, Sàn giao dịch hiện nay ở Việt Nam chủ yếu thực hiện phương thức giao ngay và giao sau, trong khi đối với phương thức giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn, doanh nghiệp chỉ cần ký quỹ một số tiền chiếm tỷ lệ chỉ một vài phần trăm so với giá trị hàng hóa giao dịch (ảo) là có thể mua bán ngay mà chẳng cần có hàng hóa lưu kho, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho lãi vay, chi phí lưu kho, vận chuyển... Thứ ba, Sàn giao dịch hàng nông sản ở Việt Nam cung cấp hợp đồng kỳ hạn trong bối cảnh các quy định pháp luật chưa có, giao dịch chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, yếu kém về tổ chức lẫn năng lực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Thứ tư, điều cần nhất là quy định chi tiết về tổ chức để một sàn giao dịch hàng hóa hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa có Văn bản hướng dẫn nào cho doanh nghiệp. Thứ năm, có quá nhiều ràng buộc khi tham gia giao dịch. Thứ sáu, việc N gân hàng Nhà nước cấm đầu cơ trên thị trường phái sinh hàng hóa cũng làm hạn chế số lượng thành viên tham gia. Thứ bảy, các chủ thể và mọi người tham gia chưa hiểu rõ bản chất của sàn giao dịch. Sự thất bại của một số sàn giao dịch hàng hóa vừa qua chủ yếu do người thành lập Sàn không nhận thức đúng về chức năng của sàn, không hiểu rõ cơ chế hoạt động của sàn nên không thể thu hút được mọi thành phần tham gia,... 3.3. Các chính sách của chính phủ về sản phẩm phái sinh Bên cạnh các chính sách bảo hộ hàng nông sản bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan, công tác dự báo nông nghiệp , việc ban hành các chính sách về thị trường sản phẩm phái sinh của Chính phủ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy định tạo điều kiện cho sự ra đời của công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 ngày 25/2/1999 về Giao dịch kỳ hạn. Theo đó, các giao dịch kỳ hạn được thực hiện t rong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 23 với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của NHNN. Giao dịch hoán đổi đã có cơ sở pháp lý từ những năm 90, cụ thể là Quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 893/2001 /QĐ- NHNN ngày 17/7/2001. Tiếp đến là Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế t hực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được sử dụng công cụ hoán đối lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng; giữa ngân hàng với những doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các ngân hàng trong nước với nhau và giữa các ngân hàng t hương mại trong nước với các tổ chức tin dụng nước ngoài. Giao dịch quyền chọn tiền tệ được thực hiện theo Quyết định số 1820/NHNN- QLN H ban hành ngày 18/3/2009 bổ sung quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến VND). Về tỷ giá giao dịch, Quyết định số 648/2004 do Thống đốc NHNN ban hành ngày 28/5/2004 quy định kì hạn của giao dịch kỳ hạn (Forward) và giao dịch hoán đổi (Swap). Trước những biến động về giá cả, tỷ giá và lãi suất, cả nông dân, doanh nghiệp và Chính phủ đã có những biện pháp để đối phó với rủi ro. Tuy nhiên thực trạng quản trị rủi ro vẫn còn hạn chế như mang tính ngắn hạn, chưa sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng ngừa rủi ro... Chương tiếp theo sẽ nêu ra và phân tích cụ thể các giải pháp để quản trị rủi ro hàng nông sản. Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 24 CHƯƠ NG IV – MỘT S Ố BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM 4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính đối với hàng nông sản ở một số quốc gia 4.1.1. Mỹ M ỹ là nước tiên phong trong phòng ngừa rủi ro giá cả. Sự bất ổn giá cả làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận giá cả trước. Như vậy rủi ro về giá của hai bên đều đã được giải quyết. Năm 1848, Trung tâm giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) được thành lập. Ở đó người nông dân và các thương nhân có t hể mua bán trao ngày tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT quy định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức một chợ nông sản vì hình t hức mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó quan hệ của các bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới là các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai. Nhờ đó người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng không dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này t rước ngày nó được thanh lý. Giá cả hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đồng tương lailúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn (forw ard) hoặc tham gia vào thị trường tương lai (futures). Năm 1874, Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CM E) được thành lập , giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở thành thị trường giao sau lớn nhất nước Mỹ. Năm 1972 CME thành lập thêm Thị trường tiền tệ quốc tế (IM M) để thực hiện các loại giao dịch hợp đồng tương laivề ngoại t ệ. Sau đó xuất hiện thêm các loại hợp đồng tương lai tài chính khác như tương lai về tỷ lệ lãi suất, hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán... Từ đó đến nay, Mỹ không ngừng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và nó là công cụ quản lý rủi ro nông sản và các sản phẩm khác hiệu quả. Tháng 7/2007, CBOT được sáp nhập với sàn CME để trở thành CM E Group, một trong những sàn giao dịch Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 25 hàng hóa lớn nhất thế giới với các sản phẩm được giao dịch trên sàn từ nông sản (bắp, đậu, lúa mì...), gia cầm, gia súc đến trái phiếu kho bạc của Chính phủ Mỹ . 4.1.2. Brazil Nông dân mất các khoản tín dụng khi chính phủ Brazil ngừng tài trợ cho khu vực nông nghiệp từ những năm 1980. Khu vực sản xuất nông nghiệp không thể tìm thấy những khoản vay tài trợ khác để bù đắp thiệt hại. Khi đó các ngân hàng tìm cách bù đắp lỗ thủng khi chính phủ ngưng t ài trợ. Tuy nhiên công việc này không phải dễ dàng mà có thể thực hiện được vì trả năng hoàn trả của người nông dân không phải lúc nào cũng t ốt. Chính vì vậy trong năm 1994, chính phủ Brazil thông qua State-Owned Banco do Brazil (đây là một ngân hàng nông nghiệp lớn nhất trên thế giới) đi đến quyết định khắc phục những ảnh hưởng do chương trình tín dụng của chính phủ gây ra bằng cách giới thiệu các cơ chế mua bán mới trên thị trường, Cedula De Product Rural (CPR) ra đời từ đây. Việc Brazil đã có thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai cho hàng hóa nông sản của họ giúp CPR thực hiện tốt chức năng trả tiền trước đây cho các hợp đồng kỳ hạn, mục đích chính là giới thiệu các công cụ tài chính cho nông dân và hợp tác xã. CPR có thể chuyển và giao dịch hàng hóa ở trên thị trường thứ cấp tại các sở giao dịch hàng hóa ở các nước khác trên thế giới. Đến năm 2000, nông dân đã bán hầu hết hàng hóa của mình cho CPR, cách thức bán hàng được thực hiện thông qua hình thức đấu giá bằng điện tử hoặc thông qua thị trường phi chính thức do Brazil trả cho nông dân các khoản doanh t hu bán hàng trừ phí giao dịch khoảng 6-8%. Tại mức giá này người nông dân có thể hoàn trả các chi phí đầu ra, dựa vào mức giá trong tương lai để sản xuất. Điều này có thể đưa đến kết quả là hoặc mức giá cố định hoặc là mức giá chiết khấu dựa trên mức giá chắc chắn trong tương lai. CPR có thể đưa ra các lời khuyên cho nông dân quyết định có dự trữ hàng hóa trong thời gian tới hay không. CPR có thể sử dụng thị trường sơ cấp đối với cà phê, gạo, lúa mì, bắp, đỗ tương...Nông dân có thể không thực hiện hợp đồng tại mức giá mà họ hoàn trả lại cho CPR và thông thường CPR cho phép thiết lập mức giá vào một vài thời điểm sau khi họ đã có những lời khuyên về tương lai của vụ mùa tới. Họ cũng thông báo về số lượng của hợp đồng tương lai mà không gặp phải rắc rối nào từ việc sử dụng thị trường tương lai. Ngày nay nông dân Brazil đã tăng việc sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong cuộc điều tra về những nông dân trồng cà phê năm 1990, có thể đến 48% nông dân tiếp cận đến CPR đạt được các mục tiêu về đảm bảo rủi ro mùa vụ, 22% đạt được mục tiêu chính của họ là đảm bảo giá, 22% CPR sử dụng đã đạt được hai mục tiêu. Cũng theo cuộc điều t ra trên CPR đã cho thấy mối quan hệ rất hiệu quả của việc tài trợ bằng các công cụ này trong giai đoạn vừa qua. Bằng cách gắn chặt chẽ nông dân và thương gia thông qua các công cụ tài chính, rủi ro của nhà đầu tư sẽ chuyển sang các hàng hóa, qua đó thiết lập mối quan hệ ngày càng Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 26 chặt chẽ của thương gia và nông dân. Vấn đề tiền mặt của nông dân sẽ được CPR giúp đỡ và được ghi rõ ràng dựa trên mức giá mà CPR sẽ mua để nông dân thanh toán lại cho CPR. Đến lúc này, các nhà đầu tư xét thấy CPR ngày càng hấp dẫn đối với họ, và họ đã tham gia vào CPR bằng nhiều cách như mua trái phiếu CPR, phát hành hay thiết lập các hiệp hội vận tải để cùng CPR thu mua các sản phẩm nông sản của nông dân. Cuối cùng, CPR chịu trách nhiệm chính trong việc ký các hợp đồng xuất khẩu cà phê thông qua các hợp đồng tương lai đối ứng tại các sàn giao dịch như LIFFE ở London hay New York. Do tập hợp được một khối lượng lớn cà phê nên ngày nay CPR đã có những ảnh hưởng nhất định trong việc điều phối thị trường cà phê thế giới. Nhờ những cải cách năng động, quyết đoán của chính phủ Brazil mà ngành cà phê của Brazil đã có những bước phát triển nhất định, loại trừ được phần lớn các tác động của rủi ro giá cả nhằm ổn định đời sống của nông dân trồng cà phê tại đất nước này. 4.1.3. Thái Lan Nông nghiệp Thái Lan có tính cạnh tranh khá cao, đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao. Hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan thành công trên nhiều thị trường quốc tế. Là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Sở giao dịch tương lai hàng nông sản Thái Lan (AFET) là một tổ chức được thành lập dưới những điều khoản của Đ ạo luật điều hành thị trường tương lai nông sản tại Thái Lan, do Ủy ban giao dịch hàng nông sản tương lai điều hành. Sở giao dịch là thị trường trao đổi các hợp đồng tương lai với những quy định được thiết lập nhằm đảm bảo sự công bằng giữa người mua và người bán. AFET thực hiện những hợp đồng tương lai đầu tiên với mặt hàng cao su tự nhiên vào tháng 9/2004, sau đó là với gạo 5% tấm vào tháng 8, và sau đó là bảo hiểm rủi ro hàng bột sắn vào tháng 3/2005. Để tăng doanh số bán gạo, Thái Lan đã tìm cách đẩy mạnh các giao dịch liên chính phủ(G2G) và tìm cách bán gạo qua thị trường kỳ hạn. Chính phủ Thái Lan đang nghiên cứu tất cả các phương án để tăng doanh số gạo, bao gồm cả các giao dịch liên chính phủ (G2G) và bán hàng thông qua thị trường kỳ hạn. Nỗ lực này nhằm đem về doanh thu khoảng 149 tỷ baht (khoảng 4,8 tỷ USD) cho Bộ Tài chính trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2013. Trong các công cụ tài chính, hợp đồng kỳ hạn hàng hóa vẫn là công cụ phát triển nhất để quản trị rủi ro tài chính tại Thái Lan. 4.2. Một số biện pháp phát triển thị trường phái sinh 4.2.1. Phát triển các sở giao dịch hàng nông sản Để khai t hác có hiệu quả sàn giao dịch hàng hóa và sàn giao dịch cà phê trước mắt và các loại nông sản khác trong tương lai, Nhà nước cần sớm hoàn thiện chính sách quản lý đối với hoạt động này . Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài (Mỹ, Brazil, Thái Lan) về mô hình tổ chức và phương thức vận hành Sàn giao dịch nông sản, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động của các Sàn giao dịch nông sản ở Việt Nam Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 27 thời gian qua, nhóm xin đưa ra một số biện pháp liên quan đến định hướng phát triển, mô hình tổ chức và phương thức vận hành cho Sàn giao dịch nông sản; đồng thời, kiến nghị những điều kiện để áp dụng một cách có hiệu quả. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch nông sản thời gian tới, cụ thể: Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật liên quan đến giao dịch giao sau nông sản. Bổ sung và chỉnh lý những nội dung chưa thật chính xác và hợp lý trong các quy định hiện tại; Đồng thời, nghiên cứu và ban hành những quy định còn thiếu. Khi có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, các thiết chế kinh tế nói chung, các thị trường nói riêng mới được hình thành và đảm bảo từ phía Nhà nước và pháp luật. H ơn nữa, giao dịch hợp đồng tương lai là một giao dịch tài chính phức tạp, việc phải có hành lang p háp lý điều chỉnh sẽ giúp cho quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trên t hị trường được bảo vệ, đồng thời giúp cho Nhà nước quản lý tốt hơn loại thị trường mới mẻ này. Thứ hai, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu chuẩn hàng hóa. Bởi vì chỉ có những hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới được các Sở giao dịch hợp đồng tương lai trên thế giới chấp thuận, mà thị trường Việt Nam không thể tách ra khỏi t hị trường quốc tế trong thời đại hiện nay. Thứ ba, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hợp tác và Hợp tác xã nhằm phát triển nguồn cung cho hoạt động của Sàn giao dịch nông sản; tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản tham gia giao dịch trên Sàn; đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thứ tư, đầu tư tài chính, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng tham gia hoạt động trên Sàn giao dịch; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng tham gia vào Sàn giao dịch nông sản. Thứ năm, kiến nghị Chính phủ xây dựng và ban hành Luật Mua bán hàng hóa tương lai. Thứ sáu, kiến nghị Nhà nước ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT cho tất cả các chủ thể ở khâu trung gian, trực tiếp mua gom nông sản cho nông dân; điều chỉnh lại Luật Đất đai liên quan đến đất nông nghiệp và các N ghị định, Thông tư có liên quan. 4.2.2. Phát triển các sản phẩm phái sinh Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp, giải pháp để sản phẩm phái sinh được sử dụng rộng rãi đó là cần nâng cao nhận thức và trình độ của doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh, giải pháp này được đa số các doanh nghiệp tán đồng. Thứ hai là nâng cao năng lực tư vấn của hệ thống ngânh hàng trong kinh doanh sản phẩm phái sinh. Thứ ba là khuôn khổ pháp lý và cuối cùng là quy định hạch toán có lợi. Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 28 Rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với các hợp đồng giao dịch bằng ngoại tệ là rủi ro tỷ giá. Giải pháp cho vấn đề này là việc thực hiện các sản phẩm phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá như: hoán đổi tiền tệ chéo, mua – bán ngoại tệ kỳ hạn và quyền chọn ngoại tệ. Để tránh việc sử dụng các sản phẩm phái sinh gây thua lỗ trong giao dịch, người sử dụng cần có hệ thống dự báo giá, lãi suất và tỷ giá chính xác, tránh mức giá giao ngay trong tương lai khác với mức giá kỳ vọng. M ột trong những biện pháp ngăn chặn rủi ro được nói đến nhiều là khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối, rằng không nên ký hợp đồng “trừ lùi” và chỉ bán hợp đồng có “tiền tươi” khi đã có hàng trong tay. Trong xuất khẩu cà phê, trên thị trường quốc tế và ngay tại Việt Nam, người mua và người bán hàng ngày vẫn sử dụng một loại hợp đồng được gọi là “trừ lùi”. Thực ra, đây là một loại hợp đồng tồn tại song song với hợp đồng có giá mua bán thực rõ ràng mà theo đó 2 bên mua và bán quyết định một mức giá đơn vị nhất định cho hợp đồng đó. Với hợp đồng có giá đơn vị (unit price) thực khi ký kết, trên thị trường thường được gọi là hợp đồng có giá giao ngay (outright). Đây cũng là một hợp đồng giao sau dựa trên chênh lệch với giá robusta Liffe mà có, nhưng giá được quyết định ngay, cụ thể, nên cũng có người gọi là hợp đồng có giá “chốt trước” hay có giá “đã chốt”. Còn hợp đồng “trừ lùi hay cộng tới”, tức là hợp đồng mà theo đó 2 bên mua và bán thỏa thuận một mức trừ hay cộng (differentials) dựa trên giá chuẩn robusta giao dịch ở sàn Liffe để hai bên quyết định giá theo thỏa thuận khi thấy an toàn cho các vị thế mua hay bán của mình. Chính vì thế, với phương thức này, cả 2 bên có cơ hội giảm thiểu rủi ro rất lớn khi giá đi nghịch với dự đoán giá của mình. Các thương vụ kiểu này được gọi là hợp đồng có giá “chốt sau” (“ptbf” hay“price to be fixed”). Trong kinh doanh cà phê chuyên nghiệp, người ta thường bán giá “chốt trước” khi giá có khuynh hướng xuống (bear markets); ngược lại, hợp đồng “chốt sau” sẽ rất có lợi trong thị trường có khuynh hướng giá lên (bull markets). Thỉnh thoảng, giới kinh doanh có thể đoán được giá tăng hay giảm với cách mua bán của các nhà kinh doanh: nếu bán “chốt trước” nhiều, thị trường sẽ hiểu giá sẽ xuống, nếu bán “chốt sau” nhiều, tức có người cầu mong cho giá tăng. Ví dụ về việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong nước Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Năm nào thời tiết tốt và giá cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phê trong nước tăng theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân.Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đăk Lắk (CP Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 29 XNK Đắk Lắk) có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với Thịnh Còi (là một người nông dân). Ví dụ vào đầu vụ, CP XNK Đắk Lắk ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của Thịnh còi 20 tấn cà phê với giá là 28 triệu đồng/tấn. Thì lúc đó Thịnh còi được gọi là người bán và CP XNK Đắk Lắk là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng Thịnh còi có trách nhiệm phải bán cho CP XNK Đắk Lắk 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 28 triệu đồng/tấn và CP XNK Đắk Lắk bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê của Thịnh còi với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả Thịnh còi và CP XNK Đắk Lắk đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường. Với hợp đồng quyền chọn, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấp thuận cho Vietinbank thực hiện thí điểm sản phẩm quyền chọn giá cả hàng hóa và thực hiện nghiệp vụ đối ứng. Để có thể phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả thì phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp tài chính và phi tài chính, giữa tất cả các thành phần liên quan trong ngành nông sản, từ người sản xuất tới doanh nghiệp kinh doanh và Chính phủ, trong đó, các chính sách của Chính phủ là một nhân tố quyết định đến sự thành công của thị trường và giảm thiểu những thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và người sản xuất và doanh nghiệp nói riêng. Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 30 KẾT LUẬN Phòng ngừa rủi ro biến động giá cả đối với mặt hàng nông sản trên thế giới và ở Việt Nam dường như là một vấn đề muôn thuở. Bởi thị trường luôn luôn vận động không ngừng và có những biến động giá bất ngờ. Việc áp dụng các biện pháp tài chính để quản trị rủi ro của các thành phần trong nền kinh tế nói riêng và ngành nông sản nói chung là tất yếu khi những tác động bất lợi của các yếu tố thị trường trong nước và quốc tế đều dễ dàng gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các thành phần trong nền kinh t ế như hiện nay. Các công cụ tài chính hiện đại chỉ được sử dụng hiệu quả khi các thông tin trên thị trường minh bạch và có sự quản lý, điều hành hiệu quả của chính phủ lên nền kinh tế. Trong khuôn khổ nghiên cứu, bài viết đã thực hiện được những mục t iêu sau: - Phân tích ảnh hưởng của các loại rủi ro tài chính đối với người sản xuất, doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Đưa ra bức tranh toàn cảnh về cách thức, mức độ và hiệu quả trong sử dụng các công cụ tài chính hiện đại để quản trị rủi ro cho mặt hàng nông sản tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp nông dân và doanh nghiệp quản trị rủi ro tài chính một cách hiệu quả. Cuối cùng, để có thể giảm thiểu rủi ro hàng nông nghiệp bằng các công cụ đã nêu, Việt Nam cần có các điều kiện cần thiết về: - Chính sách quản lý ngoại hối - Từ bỏ những biện pháp phi thị trường kém hiệu quả - Kiến thức tốt về tài chính - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh nông nghiệp Do thời gian nghiên cứu, năng lực và kiến thức về quản trị tài chính còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét và đóng góp ý kiến của người đọc để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS M ai Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình để nhóm hoàn thành đề tài này. Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Finanical Risk M anagement . Dr. Mai Thu Hien – Foreign Trade University 2/ Options, Futures and other Derivatives (seventh edition). John C. Hull. Pearson Education, Inc – 2009 3/ Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học – 2009 4/ Nghiên cứu các sàn giao dịch hàng nông sản trên thế giới và kiến nghị điều kiện áp dụng vào Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Huy Khôi – 2012 5/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 6/ Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam: 7/ Bộ Công thương: 8/ Tổng cục t hống kê: 9/ Tổng cục hải quan: ht tp://www.customs.gov.vn 10/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 11/ Sàn giao dịch cà phê: ht tp://giacaphe.com/ 12/ Thời báo kinh tế: ht tp://vneconomy.vn/ 13/ Diễn đàn doanh nghiệp: ht tp://dddn.com.vn/ 14/ ht tp://cafef.vn 15/ ht tp://www.thesaigont imes.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_1_qtrr_9178.pdf
Luận văn liên quan