MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Ý nghĩa đề tài 3
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
Chương 1: Tổng Quan Về Công Ty Xuất Nhập Khẩu May Mặc Sài Gòn
I.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.Lịch sử hình thành 5
2.Cơ cấu tổ chức công ty 6
3.Các chứng nhận đã đạt được 8
II.Tình hình hoạt động
A.Tình hình kinh doanh
1.Bảng Cân đối kế toán 8
2.Bảng phân tích 9
3.Lĩnh vực hoạt động 10
4.Hệ thống khách hàng và đại lý 11
5.Cơ hội và rủi ro trong kinh doanh của công ty 12
B.Tình hình Tài chính
1.Bảng Báo cáo Tài chính 12
2.Tổng kết tình hình kinh doanh năm 2010 của công ty 13
III. Thuận lợi, khó khăn và vị thế trong kinh doanh của công ty
1.Lợi thế của công ty 13
2.Khó khăn của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành khác 14
3.Triển vọng kinh doanh của công ty trong tương lai 14
4.Chiến lược phát triển- mục tiêu trong tương lai của công ty 16
IV.Những Rủi Ro Trong Hoạt Động SX-KD Của Công Ty
1. Rủi ro về tài chính 16
2.Rủi ro về pháp lý 17
3.Rủi ro về bảo mật thông tin 17
4.Rủi ro về tỷ giá hối đoái 17
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.Lựa chọn phương pháp dự báo tỷ giá 18
2. Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán 19
3. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành 19
4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá 20
5. Sử dụng thị trường tiền tệ 20
6.Ưu-Nhược điểm của từng phương án nêu trên 23
7.Phương án tối ưu phù hợp với tình hình của công ty 23
KẾT LUẬN
1. Tóm tắt các giải pháp phòng ngừa và quản trị 25
2.Bài học kinh nghiệm
3.Tài liệu tham khảo
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4863 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái cho công ty GMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phân tích
+ Mô tả, tổng hợp
+ Phương pháp chuyên gia: qua quá trình nhóm phân tích sẽ đánh giá và đưa ra nhận định cùng các phương án phòng ngừa cho doanh nghiệp.
Nguồn dữ liệu thu thập:
+Nguồn dữ liệu thứ cấp: số liệu điều tra của những cuộc nghiên cứu khác có trên sách, báo, internet…
+Nguồn dữ liệu sơ cấp: điều tra thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp.
Mặc dù nhóm đã rất nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, thu thập tổng hợp các tài liệu tham khảo để làm nên bài viết này. Tuy nhiên với thời gian bị giới hạn, mới chỉ tiếp cận bước đầu nên chưa thể vận dụng hết, chưa định lượng được để có thể lựa chọn các phương án cho chính xác. Vì vậy bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!!!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Quá trình hình thành:
Được thành lập vào năm 1976 - một năm sau ngày đất nước thống nhất, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Saigon (Garmex Saigon js) khởi đầu là một doanh nghiệp quốc doanh. Lúc đầu Công ty được gọi là Liên hiệp Các Xí nghiệp May Thành phố Hồ Chí Minh đơn vị chủ quản quản lý một số lượng khá lớn các xí nghiệp may xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1993 đổi thành Công ty Sản Xuất-Xuất Nhập Khẩu May Sài Gòn (Garmex Saigon). Ngày 05/05/2003 được chuyển đổi sang hình thức cổ phần theo quyết định số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ chí Minh và được Sở Kế họach và Đầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002036 ngày 07/01/2004; đăng ký thay đổi lần 1 ngày 24/6/2004 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 21/09/2005.
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN
Tên tiếng Anh "SAIGON GARMENT MANUFACTURING TRADE JOINT STOCK COMPANY".
Tên viết tắt: GARMEX SAIGON JS COMPANY
Tên giao dịch: SAIGON GARMENT MANUFACTURING TRADE JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: 236/7 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh.
Logo:
Điện thoại: (08) 9844 822 Fax: (08) 9844 746
E- mail: gmsg@hcm.fpt.vn
Quyết định thành lập số 1663/QĐ-UB do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 05/5/2003.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002036 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 07/01/2004.
Mã số thuế: 0300742387
Nơi mở tài khoản:
Ngân hàng giao dịch
Số tài khoản
Sở Giao dịch II NHĐT & PTVN
VND: 130.10.00000693.5
USD: 130.10.37.001549.4
NH Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh
VND: 007.100.0007014
USD: 007.137.1352903
( Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần sản xuất thương mại may Saigon, trang 2, do Tổng Giám Đốc GMC Nguyễn Ân công bố thông tin )
Ngành
Dệt may
Vốn điều lệ (tỷ VND)
88.6
Vốn hóa thị trường (tỷ VND)
169
Sở hữu nước ngoài
8.4%
Sở hữu nhà nước
10%
Tỷ lệ HĐQT
18.3%
(Nguồn: Khuyến nghị đầu tư, trang 1, do Phòng phân tích công ty cổ phần chứng khoán miền Nam thực hiện)
2. Cơ cấu tổ chức Công ty
Công ty hiện nay bao gồm: 1 Văn phòng Công ty, 3 Xí nghiệp May và 1 công ty liên kết.
Cụ thể như sau:
Văn phòng Công ty:
Địa chỉ: 236/7 Nguyễn Văn Lượng, Phường17, Quận Gò Vấp, Tp HCM
Điện thoại: (08) 9844822 Fax: (08) 9844746
E – mail: gmsg@hcm.fpt.vn
b. Các đơn vị trực thuộc:
Xí Nghiệp May An Nhơn:
Diện tích nhà xưởng: 14.000m2
Số lượng chuyền may:14 chuyền sản xuất.
Công nhân: 1.000
Trang bị thiết bị: 1.100 bộ
Sản phẩm chính: Hàng dệt kim thể thao (polo shirts, fleece jackets, sportswear), quần tây.
Thị trường chính: EU, Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand.
Khách hàng chính/Các nhãn hiệu: Nike, JC Penny, Champion, Nautica, A&F, Decathlon, (Quechua, Domyos, Kipsta), New Wave (Craft, DAD, Harvert…), Otto Oversand, (Bronprix, Witt Weiden), NI Teisho (LL Beans), Khatmandu.
Địa chỉ: 236/7 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xí nghiệp May An Phú:
Diện tích nhà xưởng: 14.000m2
Số lượng chuyền may:14 chuyền sản xuất.
Công nhân: 990
Trang bị thiết bị: 1.000 bộ
Sản phẩm chính: Hàng dệt thoi thể thao (seamed jackets, jackets, pants, shorts)
Thị trường chính: EU, Mỹ
Khách hàng chính/Các nhãn hiệu: Decathlon, (Quechua, Domyos, Kipsta), New Wave (Craft, DAD, Harver, Cutter & Buck…)
Địa chỉ:14/5 Quốc lộ 22, Ấp Chánh 2, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xí nghiệp May Tân Mỹ:
Là công ty con của Garmex Saigon, do Garmex Saigon đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý về kế họach sản xuất, nhân sự, hệ thống chất lượng. Xây dựng theo mô hình thân thiện với môi trường, sạch và xanh, tạo không gian làm việc an tòan, thỏai mái cho người lao động. Tọa lạc tại cụm công nghiệp Hắc Dịch, tỉnh Bà Rịa vũng Tàu
Đi vào họat động từ đầu năm 2009 sau khi hòan tất giai đọan 1 trong xây dựng, gồm 1 xí nghiệp rộng khỏang 7.500m2. Hiện phát triển được 8 chuyền may, thu dụng hơn 600 công nhân, sản xuất các lọai hàng dệt kim và dệt thoi cho khách hàng New Wave (Thụy Sĩ) và Columbia (Mỹ) xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ.
c. Công ty thành viên liên kết:
Công ty Cổ phần Phú Mỹ:
Công ty CP Phú Mỹ được thành lập nhằm góp vốn đầu tư xây dựng, kinh doanh Cụm CN-TTCN tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phục vụ việc di dời, mở rộng nhà xưởng sản xuất của các công ty khi hội nhập.
Sau khi phát triển xong Cụm Công nghiệp Hắc Dịch 1 (30ha), đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương phát triển tiếp Cụm Công nghiệp Hắc Dịch 2 và 3 (130ha) và Cụm Công nghiệp Tóc Tiên (170ha)
Hoạt động theo qui chế hạch toán độc lập
Địa chỉ: Ấp Trảng Cát, xã Hắc Dịch, Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. Chứng nhận:
TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG A) TÌNH HÌNH KINH DOANH
1.Bảng cân đối kế toán:
Cân đối kế toán
2008
2009
2010
Tổng tài sản
185,955
210,928
224,618
Tài sản ngắn hạn
92,803
119,951
107,561
Tiền
18,482
26,687
29,937
Khoản phải thu
24,523
36,744
24,219
Hàng tồn
44,976
54,256
50,864
Đầu tư dài hạn
13,936
18,345
30,579
Tài sản cố định
78,536
71,361
85,053
Tổng nợ
73,232
88,717
87,522
Nợ ngắn hạn
72,798
88,277
87,029
khoản phải trả
49,600
46,114
49,731
Nợ dài hạn
433
440
494
Nợ khác
0
0
0
Vốn chủ sở hữu
112,724
122,211
137,096
Vốn điều lệ
46,695
88,686
88,686
Lợi nhuận giữ lại
81
10,725
25,610
Nguồn vốn
185,955
210,928
224,618
(Nguồn: Khuyến nghị đầu tư, trang 5, do Phòng phân tích công ty cổ phần chứng khoán miền Nam thực hiện)
2..Bảng phân tích:
Phân tích tỷ lệ
2008
2009
2010
Tăng trưởng(%)
Doanh thu
19.21%
-16.57%
41.41%
Lợi nhuận gộp
26.19%
-27.73%
21.56%
Lơi nhuận Kinh Doanh
-27.73%
242.71%
-11.44%
Lãi sau thuế
19.70%
103.23%
-6.24%
Phân tích khả năng lợi nhuận (%)
Tỷ lệ lợi nhuận biên
26.23%
22.72%
19.53%
Tỷ lệ LN HĐKD/DT
2.90%
11.90%
7.46%
Tỷ lệ lãi sau thuế/DT
4.04%
9.83%
6.52%
ROA
9.21%
16.50%
14.52%
ROE
15.19%
28.47%
23.80%
Khả năng thanh toán
Tỷ lệ nợ / VCSH
64.97%
72.59%
63.84%
Tỷ lệ nợ /Tổng tài sản
39.38%
42.06%
38.96%
Tỷ lệ nợ NH/ Tổng nợ
99.41%
99.50%
99.44%
Phân tích tỷ lệ khác
Số ngày tồn kho
52
71
45
Số ngày phải thu
21
37
17
Số ngày phải trả
59
63
43
(Nguồn: Khuyến nghị đầu tư, trang 6, do Phòng phân tích công ty cổ phần chứng khoán miền Nam thực hiện)
3.Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực kinh doanh chính:
vCông nghiệp may các loại, công nghiệp dệt vải, len các loại. Dịch vụ giặt tẩy.
vKinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và sản phẩm ngành dệt may.
vMôi giới thương mại, đầu tư kinh doanh siêu thị và các dịch vụ (kinh doanh bất động sản) cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, địa điểm thương mại, kinh doanh nhà.
Số CP đang lưu hành: 8,868,571 cp
Gía cao nhất 52 tuần: 43.500
Giá thấp nhất 52 tuần: 12.000
KLGD bq 10 phiên: 212,877
vDịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu.
vTư vấn về quản lý kinh doanh.
vĐầu tư tài chính
3.2.Sản phẩm chính - dệt may:
Sản xuất và nhận gia công cho nước ngoài chủ yếu các sản phẩm: Jacket, Quần áo trượt tuyết, Quần tây, T-shirt, Polo shirt, Quần áo thể thao may bằng vải dệt kim – dệt thoi, các loại áo len v.v...
3.3Các dự án lớn :
Thực hiện chiến lược phát triển công ty từ nay đến cuối năm 2011 Công ty tập trung cho xây dựng cụm sản xuất tại Công ty may Tân mỹ với qui mô từ 9-18 chuyền may,với suất đầu tư XDCB lên hơn 20 tỷ đồng và hơn 1 triệu USD đầu tư thiết bị. Đến năm 2013 hình thành 3 đơn vị sản xuất với qui mô: Cty May Tân Mỹ (Vũng tàu) 18-36 chuyền, XN May An Nhơn (Gò vấp) 14 chuyền, XN May An Phú (Hoc Môn) 12-15 chuyền.
Công ty CP Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn hợp tác với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM khai thác, vận hành một Trung tâm Dịch vụ - nghiên cứu - ứng dụng công nghệ - kỹ thuật cao Y khoa sẽ được xây dựng tại khu đất GMC số 213 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM. Dự án gồm tòa nhà 20 tầng và 2 tầng hầm, phần còn lại Công ty CP SX-TM May Sài Gòn sẽ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng và khách sạn.
3.4.Dịch vụ:
Góp vốn, liên doanh liên kết, đầu tư bất động sản:
Dịch vụ quản lý doanh nghiệp: quản lý, hỗ trợ sản xuất, quản lý lao động và quản lý tài chánh cho các công ty nước ngoài đang đầu tư sản xuất tại Tp. HCM.
Dịch vụ khai thuế Hải Quan và giao nhận xuất nhập khẩu: Nhận lập thủ tục Hải quan khi hàng hoá khách hàng nhập khẩu về đến Cảng ==> giao hàng tại kho; Lập thủ tục xuất khi khách hàng có nhu cầu xuất khẩu ==> giao hàng ra Cảng và thanh lý hợp đồng với hải quan sau khi hoàn tất.
Ngoài ra, Công ty còn có một số dịch vụ đã đăng ký như: Môi giới thương mại, đầu tư kinh doanh siêu thị và các dịch vụ (kinh doanh bất động sản) cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, địa điểm thương mại , kinh doanh nhà
4. Hệ thống khách hàng và đại lý:
- GMC xuất khẩu 100% sản phẩm theo cơ cấu: Châu Âu 83%, Nhật và các nước khác: 13%; Hoa Kỳ 4%.
- Các sản phẩm của GMC được ủy quyền sản xuất theo mẫu của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Nike, Nautica, Haggar, JC Penny, Quechua, Champion, Elleses, Northface, Estivo, Otto, Bon – prix, Tribord…Trong đó mặt hàng seam jacket là sản phẩm nổi bật của Garmex Saigon js.
- Công ty Kinh doanh theo Phương thức FOB viết tắt của Free On Board “Mua nguyên liệu – bán thành phẩm” giúp Công ty tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao gấp 4 lần so với gia công. Sản xuất theo phương thức FOB hiện nay chiếm hơn 92% doanh thu.
5.Cơ hội và rủi ro của công ty:
Cơ hội:
EU đã xóa bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam từ năm 2005, tạo điều kiện cho công ty phát triển thị trường này, góp phần thay đổi cơ cấu thị trường mục tiêu, tạo cơ hội xem xét lựa chọn khách hàng.
Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có ngành cung ứng nguyên phụ liệu, thúc đẩy công ty phát triển phương thức FOB với tỉ lệ bình quân hơn 50%/ năm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh cũng như tạo cơ hội cho công ty phát triển các dịch vụ quản lý lao động, tài chính và sản xuất.
Rủi ro:
Sự phát triển tăng tốc của ngành may đã thúc đẩy nhiều công ty, cá nhân đầu tư vào ngành này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá, lao động thường xuyên biến động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các công ty.
Chế độ phân bổ quota (hạn ngạch) không nhất quán làm cho khách hàng lo ngại khi ký hợp đồng, công ty dễ gặp rủi ro trong xuất khẩu sang các thị trường có hạn ngạch.
Nguồn nhân lực công ty không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh nên dẫn đến những bất cập không đáng có trong tổ chức thực hiện.
B)TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH:
1. Báo cáo tài chính: Tổng hợp các báo cáo năm 2008, 2009, 2010 :
ĐVT: triệu đồng
Kết quả kinhdoanh
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
424,291
353,993
500,596
Giá vốn hàng bán
312,986
273,556
402,818
Lợi nhuận gộp
111,305
80,437
97,778
Chi phí bán hàng
36,986
13,097
16,583
Chi phí quản lý
58,091
45,812
53,680
Lợi nhuận tài chính
-3,933
20,612
9,804
Lợi nhuận thuần HĐKD
12,296
42,140
37,321
Lợi nhuận khác
9,802
206
933
Lợi nhuận trước thuế
22,098
42,346
38,252
Thuế thu nhập
4,977
7,551
5,630
Lợi nhuận sau thuế
17,121
34,795
32,622
EPS
3,667
3,923
3,678
(Nguồn: Khuyến nghị đầu tư, trang 5, do Phòng phân tích công ty cổ phần chứng khoán miền Nam thực hiện)
Tổng kết tình hình kinh doanh năm 2010 của GMC
Tổng kết kinh doanh năm 2010, tổng doanh thu đạt 631 tỷ đồng đạt 138,43% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế vượt 25% kế hoạch năm 2010 (30 tỷ đồng), đạt 37,5 tỷ đồng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 389,16 tỷ đồng, tăng 48,36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu quý 3 là 177,36 tỷ đồng, chiếm 45,57% tổng doanh thu cả 3 quý.
3 quý đầu năm 2010, giá vốn hàng bán của công ty là 312,66 tỷ đồng, tăng 56,67%. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 22,3%, đạt 76,47 tỷ đồng.
Trong kỳ, các khoản mục chi phí của công ty đều tăng so với 9 tháng đầu năm trước. Chi phí tài chính tăng 42,8% lên 7,2 tỷ đồng; Chi phí bán hàng tăng 1,87 tỷ lên 10,7 tỷ đồng; Chi phí quản lý doanh nghiệp là 45,6 tỷ đồng, tăng 11,3 tỷ, tương đương tăng 33%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 36,9% còn 23,38 tỷ đồng.
III.THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TRIỂN VỌNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI
1. Lợi thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành
_ Nhà xưởng: GMC có hệ thống nhà xưởng rộng lớn với 3 xí nghiệp lớn đó là xí nghiệp An Nhơn, An Phú và Tân Mỹ. Chính vì vậy nên GMC rất thuận lợi trong việc sản xuất sản phẩm.
_ Nguyên vật liệu: Nguyên liệu sử dụng để sản xuất các sản phẩm của GMC là vải các loại, len sợi, ngoài ra còn các phụ liệu như khóa, nút, phụ kiện trang trí, được cung ứng trong nước khoảng 30%, 70% còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản…nhưng vẩn đảm bảo sự ổn định của ngành cung cấp này nhờ xây dựng hệ thống nhà thầu phụ cung ứng tốt. Việc cung ứng đúng tiến độ sản xuất, hàng đạt chất lượng sẽ giúp Công ty giao hàng đúng hạn và giá cạnh tranh sẽ giúp Công ty dành được nhiều đơn hàng, đạt hiệu quả cao.
_ Trình độ công nghệ máy móc: Chủ động trong thiết kế mẫu chào hàng FOB đến tổ chức sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Từng bước áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và đầu tư chế tạo gá lắp, thiết bị chuyên dùng được sản xuất từ các nước tiên tiến, như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc v.v...Từ sau khi cổ phần hoá, công ty đã đầu tư thiết bị chuyên dùng, hiện đại khoản 17,5 tỷ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.
_ Bộ máy quản lý: Hàng năm Công ty tổ chức đào tạo công tác chuyên môn cho CBCNV và tổ chức thi tay nghề cho Công nhân trực tiếp 02 năm/lần. Hầu hết 90% cán bộ quản lý trong xí nghiệp không những có trình độ đại học và thâm niên trong nghề mà còn được đào tạo tại Nhật trong thời gian bình quân 3 tuần/kỳ theo chương trình AOTS
_ Quan hệ khách hàng: Doanh thu của GMC hầu hết đến từ xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang thị trường chính như Châu Âu chiếm 83% kim ngạch xuất khẩu, Hoa Kỳ 4%, Nhật và một số quốc gia khác chiếm 13%. Đây là những thị trường mang lại rất nhiều khách hàng tiềm năng cho GMC trên cơ sở GMC đã và đang có những khách hàng gắn bó lâu năm và đáng tin cậy, đảm bảo nguồn doanh thu ổn định hằng năm cho công ty. So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành Dệt may, hoạt động kinh doanh của Garmex Saigon Js có một số lợi thế.
2.Khó khăn :
_ Chi phí sản xuất: Chi phí của Công ty ở mức trung bình so trong ngành nhưng còn cao so với khu vực do chủ yếu là nhập nguồn nguyên liệu từ nước ngoài(70% nguyên liệu của ngành dệt may phải nhập khẩu ). Do đó, công ty đang tiến hành các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc thường xuyên cải tiến công tác quản lý, điều hành, nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí, ứng dụng thiết bị hiện đại, công nghệ chế tạo gá lắp vào sản xuất v.v...
_ Khả năng tự thiết kế: Hình thức kinh doanh chủ yếu của GMC là gia công sản phẩm cho các thương hiệu khác. Do đó, khả năng tự thiết kế những mặt hàng riêng cho công ty chưa được quan tâm. Khách hàng chủ yếu của GMC là các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Nike, Nautica, JC Penny, Champion, Northface….Hầu hết trong những đơn hàng khách hàng của GMC đều cung cấp sẵn những mẫu thiết kế và do đó khả năng sáng tạo của GMC. Điều này cần cải thiện nếu công ty muốn tiến mạnh vào thị trường nội địa.
_ Chưa xây dựng được thương hiệu riêng: Chính vì GMC chủ yếu sản xuất hàng gia công cho các thương hiệu khác nên hiện nay GMC vẫn chưa xây dựng thương hiệu sản phẩm dệt may cho riêng mình vì chủ yếu chỉ làm từ đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài. Mặt khác họ chưa chú trọng đến thị trường nội địa. Vì vậy việc khẳng định thương hiệu là vấn đề cần qua tâm của công ty .
_ Giá trị thực tế thu được chưa cao: GMC cũng công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010, với doanh thu thuần đạt 211.7 tỷ đồng tăng 31.74% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 13 tỷ đồng giảm 5.13% so với 6 tháng đầu năm 2009. Vì giá cả nguyên vật liệu tăng khá mạnh, hiện nay giá nguyên vật liệu ngành dệt may đã tăng trung bình 30% so với cùng kỳ năm ngoái và còn nhiều yếu tố khác cũng làm tăng chi phí cho GMC. Do đó giá trị thực tế công ty thu về chưa cao.
3.Triển vọng kinh doanh của công ty trong tương lai;
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty thường tập trung vào các tháng cao điểm cuối năm. Ngoài ra, GMC là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi rất lớn từ tỷ giá USD/VNĐ tăng (2.1% ngày 18/8/2010) vì vậy công ty kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận trong nửa cuối năm 2010 sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với nửa đầu năm. Doanh thu cả năm 2010 ước đạt 631 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 32.6 tỷ đồng tương ứng doanh thu tăng 41.41% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 6.24% so với năm 2009, EPS năm 2010 đạt 3,678 đồng.
Hiện nay, GMC đã ký kết hợp đồng với các đối tác đảm bảo công ty có đủ đơn hàng để sản xuất ổn định cho đến tháng 6/2011.
Trong năm 2010, GMC dự kiến sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng dự án khu phức hợp “ Trung tâm ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao Y khoa” trên mảnh đất 2,000 m2 tại địa chỉ 213 Hồng Bàng, Q5, TP HCM, kiến trúc xây dựng gồm 20 tầng và 2 tầng hầm. Dự kiến sẽ khởi công vào 4-2011 và hoàn thành vào 3- 2013 với tổng vốn đầu tư là 300 tỷ đồng, sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty từ năm 2013 trở đi.
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã ký và triển khai một số hợp đồng đặt hàng đến quý III/2011. GMC cũng có những đơn hàng đột xuất với số lượng lớn và có cơ chế sản xuất sớm hơn những đơn hàng dự kiến sẽ quá tải cho mùa cao điểm nên đã phủ kín kế hoạch Xuân Hè năm 2011. Ngoài ra, trong năm 2010, GMC sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng, và dự kiến quý II/2011 khởi công dự án 213 Hồng Bàng.
Dự kiến kế hoạch SXKD năm 2011
Đạt tổng doanh thu 650 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 40 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sản xuất chính đóng góp 32,5 tỷ đồng.
èCác giải pháp thực hiện
Tiếp tục đầu tư, tăng năng lực sản xuất Cty Tân Mỹ từ 9 line lên 18 line( dự kiến vốn đầu tư máy móc thiết bị 50.000 USD/line => 450.000 USD). Xây dựng kho NPL, thành phẩm, dự kiến vốn đầu tư xây dựng 6,5 tỷ đồng.
Tiếp tục cải tiến quản lý, phòng chống rủi ro, chủ động ứng phó diễn biến tình hình thị trường, khách hàng cũng như những thách thức từ chính sách hội nhập kinh tế thị trường. Tăng cường đầu tư thiết bị chuyên dùng, nâng cao năng suất lao động, giám sát chặt chẽ chi phí đầu vào và tiết kiệm chi phí sản xuất, ngăn ngừa chi phí ẩn…
Sau 4 phiên giá tăng liên tiếp, đóng cửa thị trường ngày 18/01/2011, mã GMC đóng cửa tại mức giá 18.500 đ/cp, giảm 400 đ/cp (-2,12%) với khối lượng khiêm tốn chỉ có 2.000 đơn vị giao dịch thành công
(Nguồn: Khuyến nghị đầu tư do Phòng phân tích công ty cổ phần chứng khoán miền Nam thực hiện)
4.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN-MỤC TIÊU
Mục tiêu của Công ty là phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký, đạt lợi nhuận tối đa, tăng lợi tức cho các cổ đông, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty.Cụ thể là:
-Phát triển công ty thành nhà cung ứng sản phẩm may mặc xuất khẩu mạnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập vững chắc vào khu vực.
-Phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân 15%/năm. Cụ thể đến năm 2013, doanh số công ty về hàng may mặc sẽ >600 tỷ/năm. Lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 5% doanh thu sản xuất. Cổ tức 10-15%/năm.
-Hình thành 3 đơn vị sản xuất với quy mô trên 10 chuyền may/đơn vị. Cụ thể: cty TNHH May Tân Mỹ (Vũng Tàu) 18-36 chuyền; XN May An Nhơn (Gò Vấp) 14 chuyền; XN May An Phú (Hóc Môn) 12-15 chuyền.
-Phát huy lợi thế công ty niêm yết để xã hội hóa vốn đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất của công ty, mà chỉ riêng vốn lưu động phục vụ hàng FOB khi đạt doanh thu 600 tỷ đã là 150 tỷ đồng. Ngoài ra, theo dự kiến, năm 2011 phải tiến hành khởi công dự án 213 Hồng Bàng sau khi hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh chấm dứt vào cuối năm 2010.
Biện pháp thực hiện
Khai thác mọi cơ hội để tạo nguồn khách hàng phong phú, ổn định, hiệu quả và đa dạng về thị trường cũng như chuyên môn hoá sản phẩm trên cơ sở phát huy tối ưu nguồn lực của công ty để thiết lập qui mô sản xuất thích hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thường trường quốc tế
Vận dụng chính sách tái cơ cấu kinh tế của Tp HCM để xây dựng chương trình chuyển đổi mục đích sử dụng các cơ sở sản xuất của công ty trong khu vực nội thành nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất và tăng tích luỹ đầu tư.
IV.NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SX-KD CỦA CÔNG TY:
1. Rủi ro về tài chính: Thị trường luôn biến động một cách bất khả kháng. Chính vì vậy, rủi ro về tài chính được xếp ở hàng đầu trong “danh mục rủi ro” mà doanh nghiệp phải quan tâm. Loại rủi ro này luôn gắn liền với tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Sự mất cân đối về dòng tiền (chi nhiều hơn thu) luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Rủi ro về tài chính thường có tác động dây chuyền và cộng hưởng, do đó doanh nghiệp phải chủ động xây dựng quy trình đánh giá và quản trị rủi ro tài chính phù hợp, để có thể tự bảo vệ mình trước sự biến động của thị trường, những rủi ro về tài chính thường liên quan trực tiếp đến vấn đề mua bán, đầu tư, vay nợ... Hơn nữa, thị trường không đứng yên, nên việc quản lý rủi ro tài chính cũng phải linh hoạt dựa trên dự báo về mức độ biến động của giá cả, môi trường kinh doanh, điều kiện chính trị - kinh tế trong nước và quốc tế.
2. Rủi ro về pháp lý: trong nền kinh tế hiện đại, toàn cầu hoá được xem là một yêu cầu thiết yếu đối với các DN, các DN không chỉ làm ăn buôn bán trong nước mà còn phải mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. GMC cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa nắm chắc hệ thống pháp luật của các nước mà mình quan hệ làm ăn cũng như thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến hậu quả là “đụng chạm” tới các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... Đây thực sự là những bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với nước ngoài. Ngoài ra, do trình độ ngoại ngữ cũng như mối quan hệ còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng thẩm định tư cách pháp nhân cũng như tiềm lực tài chính của đối tác nước ngoài. Mặt khác, cũng vì tiết giảm chi phí nên đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý, dẫn tới việc bị thua thiệt đủ bề.
3. Rủi ro về bảo mật thông tin: Thông thường, các công cụ phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: điện thoại, email, website, bộ máy nhân sự...Tất cả các công cụ này đều có lỗ hổng, nếu doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa thì rủi ro là không tránh khỏi. Để tránh rủi ro vì bị lộ bí mật kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bảo mật thông tin cho từng bộ phận, và lãnh đạo phải là người đầu tiên thấu hiểu nguyên tắc này, để từ đó quán triệt tới từng nhân viên. Tuy nhiên không có sự an toàn nào là tuyệt đối. Vì thế, cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh là phải tiên liệu được các tổn thất có thể xảy ra khi kinh doanh bị gián đoạn, cũng như dự trù biện pháp xử lý thông tin giữa các hệ thống của công ty trong trường hợp có sự cố.
4. Rủi ro về tỷ giá hối đoái: GMC là một công ty may gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng, các nguyên liệu của GMC đều được nhập khẩu từ nước ngoài hầu hết chi trả bằng ngoại tệ, do đó sự biến động về tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đối với GMC.
- Định nghĩa: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể.
vViệc lên xuống trong tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền lớn là USD và EUR không phải là hiếm. Thế nhưng bất cứ lần thay đổi nào của hai đồng tiền này đều dẫn tới những biến động trong đầu tư, thương mại quốc tế.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh. Một mặt các nguyên liệu của GMC đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà một đồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng Euro cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định.
Đồng USD tăng giá cũng khiến việc nhập khẩu- mua vào của các nước trên thế giới trở nên đắt đỏ hơn.Tuy nhiên, việc tăng giá USD lại là tin vui không chỉ đối với các nhà sản xuất Châu Âu mà còn cho cả các nhà XK Châu Á nói chung và GMC nói riêng.
Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT GMC cho biết, lợi nhuận công ty sẽ không tăng mạnh tương ứng do Công ty vẫn phải nhập khẩu một nửa nguyên liệu sản xuất. Như vậy, trong nhóm công ty xuất khẩu, mức độ hưởng lợi từ tỷ giá còn phụ thuộc vào cơ cấu nguyên liệu đầu vào nhập khẩu hay mua trong nước.
Với GMC, biến động tỷ giá có thể giúp Công ty tăng lợi nhuận thêm 1 - 2 tỷ đồng từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, khi giá bán thành phẩm tăng thì giá nhập nguyên liệu của các DN cũng tăng. GMC hiện nhập khẩu khoảng 50% nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chi phí được quy đổi bằng USD nhưng doanh thu cũng được ghi nhận bằng USD, nên điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của Công ty.
Hơn nữa, tính đến thời điểm này, GMC đã ký hợp đồng xuất khẩu sang đến quý II/2011, có đối tác còn ký đến hết năm 2011. Hoạt động tài chính năm 2010 mang về 16,28 tỷ đồng doanh thu, trong khi năm 2009 con số này là 26,2 tỷ đồng. Các khoản mục chi phí trong năm hầu hết đều tăng mạnh so với năm trước. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 38,8 tỷ đồng, giảm 14,28% so với mức 45,29 tỷ đồng năm 2009.
Kết thúc kỳ kinh doanh năm 2010, công ty thu về 34,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 8,98%, tương đương giảm 3,4 tỷ đồng so với năm 2009.
Theo công ty giá USD năm 2011 có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên theo dự đoán của ba nhà kinh tế nổi tiếng Mỹ là Martin Weiss, Richard Mogey và Monty Agarwal, kinh tế thế giới năm 2011 cũng không mấy sáng sủa. Kinh tế Mỹ hiện ở trong tình trạng "hỗn độn": vừa là nền kinh tế mạnh nhất nhưng lại là "con nợ" lớn nhất với 14.000 tỷ USD nợ công (khoảng 90% GDP).
Những dự báo chênh lệch có thể khiến công ty gặp nhiều rủi ro về tỷ giá hối đoái và tạo nên một khoản tổn thất lớn.
=====&=====
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI :
Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá:
-Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng, các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản:
+ Phân tích cơ bản: Là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho tăng giá lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu cầu tiền tệ trên thị trường: lãi xuất, lạm phát tăng trưởng….Ý tưởng của các phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. phần khó nhất của phương pháp này là quyết định thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: lý thuyết đồng sức mua, lý thuyết ngang giá lãi xuất, mô hình cán cân thanh toán quốc tế…..
+ Phân tích kỹ thuật: Đơn giản là phương pháp dự báo vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và qui luật xác suất. Nó chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập họp lại để dự đoán khuynh hướng trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng. Những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạng và dài hạn được tự do lựa chọn. Công cụ này cần làm theo nguyên tắc chứ không phải phụ thuộc vào cảm tính, điều đó rất nguy hiểm. Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: Thị trường phản ứng trước mọi sự kiện diễn ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lập lại theo chu kỳ và có sự lập lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai. Như vậy mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm riêng Vì vậy nhà kinh doanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của bản thân để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán:
- Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗ ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lực chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu sự tác động của biến thiên tỷ giá.
- Theo dự báo của các chuyên gia tiền tệ, đồng đôla có xu hướng giảm giá so với các đồng ngoại tệ khác, trong đó có Euro sẽ còn kéo dài ít nhất là khoảng 2011. Bởi vì trên thực tế, Mỹ đang lún sâu vào tình trạng thâm hụt kép. Để cải thiện tình hình này, Mỹ phải duy trì đồng đôla yếu trong một thời gian nữa. Do đó các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn, nên đa dạng hoá các đồng tiền mình lựa chọn thanh toán để giảm bớt rủi ro về tỷ giá. Tuy nhiên để có thể giành được lợi thế trong đàm phán, ký kết hợp đồng( lựa chọn ngoại tệ) thì sức cạnh tranh của hàng hoá phải đủ lớn.
3. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà.
Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không.
Đối với những công ty sản xuất theo phương án FOB tức là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khấu thành phẩm thì việc áp dụng phương pháp này là rất khả quan.
4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác.
Ưu điểm của phương án này là không cần phải theo dõi tỷ giá biến động của thị trường, có thể tập trung thời gian hay vì làm việc đó để tập trung vào các việc khác của công ty, cách thức thực hiện đơn giản và không tốn chi phí khi thực hiện.
Tuy nhiên nếu kiểm soát không khéo ở khâu làm thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng đó thì khả năng quỹ sẽ bị thất thoát do lạm dụng vào các việc khác.Về các chi phí để quản trị rủi ro của việc sử dụng quỹ dụng quỹ dự phòng này rất thấp.
5. Sử dụng thị trường tiền tệ
Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.
Ví dụ: Ngày 15/07/2007 doanh nghiệp ký hợp đồng, thanh toán bằng USD, thời hạn sau 6 tháng (15/01/2008). Với dự báo là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh toán, nên sẽ có lợi hơn khi bán USD ngay bây giờ. DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàng một số tiền USD với thời hạn 6 tháng. Số tiền vay bằng USD này được tính sao cho khi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã ký kết. Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của doanh nghiệp. DN chuyển toàn bộ số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ dùng để trả cho ngân hàng.
Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xẩy ra. Lâu nay, theo xu hướng chung của thế giới, tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như:
Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.
Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày. Giao dịch kỳ hạn có 2 loại :
Swap forward (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Giao dịch này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình.
VD : Ngân hàng A tại Luân Đôn cần 10 triệu USD trong thời hạn một năm để đầu tư tại địa phương. Nó có thể dùng vốn của mình bằng GBP chuyển đổi sang USD theo tỷ giá giao ngay và sao một năm sẽ chuyển đổi USD này trở lại GBP. Nghiệp vụ này có thể rủi ro do biến động tỷ giá ở hai thời điểm nói trên. Nếu sau một năm USD giảm giá ngân hàng A sẽ bị lỗ. Ngân hàng này áp dụng swap : bán GBP lấy 10 triệu USD theo giá giao ngay đồng thời mua lại số tiền bảng anh sau một năm theo giá kì hạn đã được xác định. Như vậy ngay khi giao dịch ngân hàng A đã biết số chi là bao nhiêu trên cơ sở 2 tỷ giá : tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn, tổng số thu (từ nguồn đầu tư 10 triệu) trừ tổng số chi sẽ được số lợi nhuận bất kể tỷ giá sau một năm sẽ giảm bao nhiêu hoàn toàn không ảnh hưởng đến giao dịch trên ngân hàng A.
Outright forward transaction (giao dịch một chiều ) :
Xin lấy một ví dụ cụ thể để minh họa như sau : công ty A tại Singapor ngày 10/11/1998 bán hàng trả chậm 90 ngày cho công ty B tại Mỹ trị giá 1 triệu đô đáo hạn ngày 9/2/1999
Công ty A sẽ bán kỳ hạn 3 tháng với mục đích bảo hiểm đồng tiền nghĩa là công ty không muốn số tiền SGP thu được từ việc chuyển đổi 1 triệu đô vào vào ngày đáo hạn lại bị giảm do USD mất giá trên thị trường. Công ty A chỉ đơn thuần bán kỳ hạn 3 tháng số tiền USD mà không kèm theo bất cứ giao dịch hối đoái nào khác. Công ty A đã thực hiện giao dịch kỳ hạn một chiều duy nhất. đó là outright.
Outright hay swap đều có đặc tính và lợi thế riêng của nó . Đúng như tên gọi: một chiều : đi mà không về và hai chiều : đi rồi lại trở về , phải vận dụng đúng mục đích thì mới phát huy lợi thế và tạo được tối đa lợi nhuận trong kinh doanh thanh toán ngoại hối. Outright nổi bật nhất với đặc tính của nó là dùng để bảo hiểm đồng tiền tránh rủi ro do biến động tỷ giá trên thị trường trong suốt kỳ hạn của hợp đồng, có cơ sở để tính lỗ lãi trong thương vụ này và hoạt động kinh doanh
Xét một ví dụ một công ty xuất nhập khẩu Việt Nam kí mua hàng Nhật thanh toán 6 tháng kể từ ngày bóc hàng trị giá 2500000 JPY. Không ai chắc rằng Yên Nhật sẽ tăng hay giảm so với USD. Vì vậy để đảm bảo USD ( đồng tiền mà công ty thanh toán ) không bị mất giá so với đồng Yên công ty quyết định ký hợp đồng với ngân hàng mua 2500000 Yên kỳ hạn 6 tháng . Như vậy tỷ giá JPY/USD đã được chốt, công ty xuất khẩu tìm khách hàng trong nước bán lô hàng này trên cơ sở giá trị nhập khẩu bằng USD, tỷ giá USD, lãi xuất... nhằm có được kết quả lợi nhuận của thượng vụ nhập khẩu khi hàng đang trên đường tới việt nam
Swap là giao dịch của sự mua đi bán lại đồng thời, nói rõ hơn nó là kết hợp nghiệp vụ giao ngay và kỳ hạn. Cũng như outright giao dịch này cho ta những con số để tính toán cụ thể lời lỗ trong kinh doanh, loại trừ được yếu tố rủi ro do biến động tỷ giá. Nhưng ngoài vấn đề bảo hiểm đồng tiền, swap còn là một phương thức kinh doanh an toàn.
Gần đây NHNN đã cho phép áp dụng một công cụ phái sinh mới Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới.
Việc sử dụng các công cụ phái sinh này (các hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi và những “biến tướng” của các công cụ phổ biến nói trên) ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế do trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ còn yếu kém. Và bản thân các nhà cung cấp (ngân hàng) còn chưa tìm được cách thức giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng những nghiệp vụ này.
6.Ưu-Nhược điểm của từng phương án nêu trên
CÁC BIỆN PHÁP
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
CẤP ĐỘ CHI PHÍ
Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá
-Linh hoạt, nhanh chóng, dễ sử dụng
-Dự báo chỉ mang tính tương đối, dễ bị sai lệch so với thực tế
-Không cao
Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán
-Giảm thiểu tác động của việc biến thiên tỷ giá
-Khó khăn trong việc đàm phán kí kết hợp đồng khi lựa chọn ngoại tệ
-Không cao
Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
-Đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém
-Khó có thể tìm cùng một lúc 2 hợp đồng có cùng thời hạn, giá trị và thời gian như nhau
-Thấp
Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
-Cách thức thực hiện đơn giản, không cần theo dõi sự thay đổi của tỷ giá
-Dễ bị thất thoát do lạm dụng quỹ vào các việc khác
-Rất thấp
Sử dụng thị trường tiền tệ
-Biết được lãi, lỗ trong tương lai, cố định các khoản phải thu và phải trà từ đó tránh được rủi ro do biến động tỷ giá gây ra.
-Phụ thuộc vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng.-Khó khăn trong việc lựa chọn các công cụ phái sinh vì trình độ quản lý của cán bộ còn yếu kém.
- Cao
7.PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY:
vTình hình xuất nhập khẩu của Công Ty Cổ Phần sản xuất thương mại May Sài Gòn(GMC).
-Theo công văn gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC) công bố công ty đã thỏa thuận và ký hợp đồng chính thức cung cấp cho khách hàng Columbia Việt Nam đơn hàng số lượng lớn với gần 400.000 sản phẩm trị giá trên 2 triệu USD. Đơn hàng này được xuất vào thị trường EU và Mỹ.
-Hợp đồng này sẽ bắt đầu xuất ngay sau Tết Âm lịch.
-Trong năm vừa qua GMC lại được hưởng lợi đáng kể từ động thái tăng tỷ giá. Kế hoạch doanh thu của GMC năm nay là 34 triệu USD, tương đương 650 tỷ đồng sẽ tăng lên khoảng 700 tỷ đồng nhờ động thái tăng tỷ giá vừa qua. Tuy nhiên, ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT GMC cho biết, lợi nhuận sẽ không tăng mạnh tương ứng do Công ty vẫn phải nhập khẩu một nửa nguyên liệu sản xuất.
-Theo nhận định của nhóm do đầu năm 2011 vào ngày11-2 Ngân Hàng Nhà Nước đã nới rộng biên độ giao động tỷ giá lên tới 9.3%, đây là con số khá lớn khiến cho khá nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Chính vào tình hình này mà nhóm cho rằng tình hình giao động tỷ giá hối đoái trong năm rất có khả năng giảm vì thế việc công ty nên áp dụng việc quản trị rủi ro mà ở đây là vấn đề về tỷ giá và vì thế nên kết hợp giữa phương pháp 1 và 5 vào việc thực hiện hạn chế rủi ro của tỷ giá hối đoái biến động.
-Phân tích xem tình hình thị trường trong tương lai, liệu khả năng biên độ mà tỷ giá hối đoái có khả năng dao động trong biên độ là bao nhiêu để có biện pháp phòng ngừa và biến nó thành cơ hội cho việc đầu tư hợp đồng ngoại tệ.
- Công ty nên sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm tỷ lệ rủi ro tỷ giá là vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi việc lệ thuộc vào việc biến động tỷ giá.
Áp dụng tình hình thực tế của công ty như đã nói ở trên đầu năm 2011 công ty đã ký được hợp đồng trị giá lên đến 2trUSD giả sử thời hạn thực hiện hợp đồng là 6 tháng. Vậy thì nếu như công ty ngâm mình trong đồng USD 6 tháng đó như vậy trong khi rất có khả năng đồng tiền này so với VND sẽ giảm giá trong năm 2011 vậy thì sau thực hiện hợp đồng qui ra thì công ty sẽ lỗ…. đầu năm 2011 tỷ giá là 21.500 VND/USD, sau 6 tháng đúng ngay thời hạn thực hiện hợp đồng thì tỷ giá chỉ còn 21.000VND/USD. Vậy có nghĩa là cứ 1 USD mà công ty thu được sẽ bị lỗ 500 VND, nếu tổng trị giá của hợp đồng là 2 triệu USD thì tổng thiệt hại tài chính mà công ty phải gánh chịu là 1 tỷ đồng. Nếu như trong 6 tháng không phải chỉ là 1 hợp đồng như trên mà có thêm nhiều hợp đồng khác nữa thì liệu công ty có gánh nỗi phần thiệt hại không đáng có đó không?
-Tuy là GMC mua nguyên liệu và xuất thành phẩm sang ngoại quốc thu và chi cùng 1 loại ngoại tệ là USD nhưng trong đó 50% công ty phải nhập nguyên liệu trong nước để sản xuất ra hàng hoá và tiêu thụ 1 phần ở trong nước vậy thì chi và thu cùng 1 lượng nội tệ là VND. Những điều đó cũng đã cho thấy rõ việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến công ty như thế nào rồi.
-Nhận định được tình hình như vậy GMC nên đưa ra chính sách để hạn chế rủi ro từ tỷ giá có thể bằng việc không ngồi chờ đáo hạn hợp đồng mà một cách khác sẽ ra tay trước bằng việc bán ngay USD sẽ có lợi hơn nếu như chờ đến cuối 6 tháng mới bán. Bằng cách công ty nên tìm hiểu lãi suất cho vay của ngân hàng trên thị trường hiện nay với thời hạn là 6 tháng. Giả sử là 4 % thì công ty sẽ vay với 1 số tiền sao cho khi đến thời gian sau 6 tháng thì số tiền vay + 4%*tiền vay = 2tr USD( trị giá của hợp đồng). Điều đó đồng nghĩa sau khi nhận được số tiền vay từ ngân hàng công ty có thể sử dụng chúng vào bất cứ lãnh vực đầu tư kinh doanh nào mà có khả năng sinh lời nhiều. Và sau thời gian 6 tháng nhận được tiền thanh toán hợp đồng thì công ty sẽ trả lại cho ngân hàng.
=====&=====
KẾT LUẬN
Tóm tắt các biện pháp phòng ngừa rủi ro:
Trên lý thuyết có nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái. Đó là những biện pháp như sau:
1.Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá:
+ Phân tích cơ bản: Là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho tăng giá lên hoặc giảm xuống
+ Phân tích kỹ thuật: chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập họp lại để dự đoán khuynh hướng trong tương lai.
2.Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán: Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau nên mức độ rủi ro cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu sự tác động của biến thiên tỷ giá.
3.Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau.
4.Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: sẽ lấy phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi để lập ra quỹ dự phòng bù đắp khi có rủi ro tỷ giá bất lợi
5.Sử dụng thị trường tiền tệ: là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Lâu nay, theo xu hướng chung của thế giới, tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như:
+ Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo
+ Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai
Swap forward (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng
Outright forward transaction (giao dịch một chiều ): dùng để bảo hiểm đồng tiền tránh rủi ro do biến động tỷ giá trên thị trường trong suốt kỳ hạn của hợp đồng, có cơ sở để tính lỗ lãi trong thương vụ này và hoạt động kinh doanh
+ Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước.
Tùy theo tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương án tối ưu. GMC cũng vậy, là một công ty xuất thành phẩm chủ yếu là gia công và nhập đa phần là nguồn nguyên vật liệu nước ngoài được thanh toán bằng USD nên việc chọn lựa phương án phòng ngừa rủi ro cho công ty được xem là quan trọng hàng đầu.
Theo nhận định của nhóm, biên độ dao động tỷ giá lên tới 9.3% cộng với những biến động trên thị trường nên khuynh hướng chung có khả năng tỷ giá sẽ giảm trong tương lai. Do đó nhóm đã kết hợp giữa phương pháp 1 và 5 vào việc thực hiện hạn chế rủi ro của tỷ giá hối đoái biến động:
-Phân tích xem tình hình thị trường trong tương lai, liệu khả năng biên độ mà tỷ giá hối đoái có khả năng dao động trong biên độ là bao nhiêu để có biện pháp phòng ngừa và biến nó thành cơ hội cho việc đầu tư hợp đồng ngoại tệ.
- Công ty nên sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm tỷ lệ rủi ro tỷ giá là vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi việc lệ thuộc vào việc biến động tỷ giá.
Bài học kinh nghiệm:
Tóm lại, đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và công ty cổ phần thương mại sản xuất dệt may Sài Gòn-GMC nói riêng các rủi ro về tỷ giá hối đoái có thể được giảm thiểu bằng cách chúng ta vận dụng một cách hợp các phương án như lựa chọn phương pháp dự báo tỷ giá, lựa chọn ngoại tệ để thanh toán, sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, sử dụng thị trường tiền tệ …Từ đó có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro do sự biến động tỷ giá gây ra.
Tuy nhiên không nên áp dụng các phương án này một cách máy móc, vì như vậy doanh nghiệp có thể bị mất đi một khoản lợi nhuận có thể có nếu tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy khi ra quyết định quản trị rủi ro hối đoái, người ta thường sử dụng các phương án này một cách có chọn lọc, có tính đến việc ngoại tệ đang là bù hay trừ kỳ hạn, sẽ tăng hay giảm giá, tăng giảm ra sao…để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Ngoài ra cần xem xét đến tình hình kinh doanh cũng như khả năng hiện tại của công ty thích hợp với sự kết hợp của các phương án nào để lựa chọn phù hợp.
3.Tài Liệu Tham Khảo
Một số biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái trong cơ chế thị trường mở do TS Phạm Thị Lan Anh- trường ĐHGTVT biên soạn
Quản lý rùi ro hối đoái giao dịch trong kinh doanh quốc tế do Cô Võ Thị Thúy Anh trường ĐHKT Đà Nẵng biên soạn năm 2009
Khuyến nghị đầu tư, do Phòng phân tích công ty cổ phần chứng khoán miền Nam thực hiện, phát hành 27-08-2010
www.garmexsaigon-gmc.com
www.baomoi.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái cho công ty GMC.doc