Trong nền kinh tế tài chính của thế giới cũng như của của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 đang thay đổi một cách nhanh chóng với những biến động khó lường. Sự thay đổi đó đặt ra yêu cầu cho mỗi một doanh nghiệp sự năng động, khả năng nhạy bén với thị trường cùng với những chiến lược tài chính khôn ngoan.
Tài chính doanh nghiệp luôn là tổng hoà mọi mối quan hệ kinh tế. Các nội dung và giải pháp tiền tệ không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài chính, tăng thu nhập tăng trưởng kinh tế, mà còn phải quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Điều đó đòi hỏi hoạt động tài chính cần phải được nghiên cứu và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật, bằng các công cụ và biện pháp quản lý có hiệu quả. Nghiên cứu các vấn đề quản trị tài chính là một công việc vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp và có vai trò quan trọng tích cực trong công việc tiến hành và kiểm soát hoạt động kinh tế, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính là một chức năng quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, ngân hàng, các định chế tài chính, bệnh viện, trường học cho đến các tổ chức Nhà nước. Vậy trong doanh nghiệp công việc của nhà quản trị tài chính là gì? Đó là dự báo, lên kế hoạch tài chính, phân tích các dự án đề ra quyết định đầu tư dài hạn, phân tích các nguồn tài trợ sẵn có để quyết định phương án huy động vốn. Để làm tốt công việc này, nhà quản trị tài chính cần những hiểu biết về thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn muốn tối ưu hoá các hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy nhà quản trị tài chính doanh nghiệp còn phải thường xuyên xem xét và ra các quyết định về mức tiền mặt và tồn kho tối ưu, các chính sách tín dụng bán hàng, khai thác các nguồn tài trợ và đầu tư ngắn hạn hiệu quả nhất, chia lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu tư hợp lý để doanh nghiệp có thể phát triển và đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị tài chính-Nguồn vốn và quy trình quay vòng vốn Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp chiếm 66,01 % năm 2008,
năm 2009 đạt 69,80 %, tăng 10,59 % so với năm 2008. Trong đó, tài sản cố định
hữu hình chiếm 63,04 % năm 2008 và năm 2009 là 66,97 %; và tài sản cố định vô
hình chiếm 2,97 % năm 2008 và năm 2009 là 2,84 %.
- Tài sản cố định thuê tài chính chiếm 0 % và không thay đổi từ năm 2008
đến năm 2009.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: chiếm 33,99 % năm 2008, đạt 30,20 %
năm 2009, giảm 7,10 % so với năm 2008.
Là doanh nghiệp sản xuất có trên 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty có
lượng vốn cố định lớn đảm bảo có thể sản xuất với sản lượng lớn. Qua bảng cơ cấu
vốn cố định, có thể thấy vốn cố định tương ứng với tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với Công ty. Bên cạnh đó, tài sản cố định vô
hình của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2009 cho
thấy, ngoài quyền sử dụng đất thì chỉ có phần mềm máy tính. Như vậy là chưa hợp lý.
Trong xu thế thị trường, sự cạnh tranh là tất yếu, nhất là khi Công ty đã vươn ra thị
trường quốc tế, Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề bản quyền cho các sản phẩm
của mình và các phát minh tạo ra các sản phẩm mới để có thể bảo vệ thương hiệu của
mình, đồng thời tạo được niềm tin của Công ty với người tiêu dùng trong nước và
nước ngoài.
Cách thức quản lý TSCĐ ở trong công ty
Việc quản lý TSCĐ ở trong Công ty do bộ phân kế toán về TSCĐ và vật tư
chịu trách nhiệm quản lý về mặt giá trị. Các bộ phận kỹ thuật và bộ phận quản lý việc
sử dụng tài sản của Công ty chịu trách nhiệm quản lý về mặt vật chất.
Bộ phận kế toán theo dõi hạch toán sự thay đổi giá trị của tài sản trong doanh
nghiệp để có thể thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Công việc này bắt đầu từ khi
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 32 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
tài sản được mua về doanh nghiệp hoặc từ khi tài sản hoàn thành đưa vào sử dụng
trong trường hợp doanh nghiệp tự chế tạo cho đến khi tài sản được bán thanh lý khỏi
doanh nghiệp.
Máy móc mua về hay được chế tạo cho bộ phận nào thì bộ phận đó có trách
nhiệm quản lý về việc sử dụng, theo dõi thường xuyên việc vận hành máy móc, thiết
bị, đảm bảo rằng việc sử dụng tuân đúng theo hưỡng dẫn sử dụng máy, kịp thời phát
hiện ra những hỏng hóc để báo cáo đề xuất việc xử lý. Hàng kỳ, Phòng kỹ thuật cơ
điện thực hiện việc bảo dưỡng bảo trì máy móc.
Khi Công ty có nhu cầu mua tài sản, bộ phận kỹ thuật cơ điện phải kiểm tra
chất lượng của tài sản có đúng với nhu cầu của doanh nghiệp (việc này đã được thực
hiện từ khi Công ty ký hợp đồng mua tài sản). Sau khi tài sản được đưa về doanh
nghiệp, kế toán thực hiện bắt đầu hạch toán cho tài sản. Mỗi tài sản được theo dõi một
cách chi tiết. Trong quá trình hoạt động, bộ phận kỹ thuật tiến hành giám sát việc sử
dụng cũng như bảo trì tài sản và kế toán thực hiện trích khấu hao theo quy định cho
tài sản và hạch toán việc sữa chữa thường xuyên. Nếu có sửa chữa lớn hay nâng cấp,
bộ phận quản lý tài sản sẽ phải đề xuất với cấp trên, cấp trên chấp nhận thì kế toán sẽ
hạch toán việc sửa chữa lớn cho tài sản đó. Việc sửa chữa lớn hay nâng cấp, doanh
nghiệp có thể thuê ngoài hoặc tự đảm nhận. Khi tài sản khấu hao hết, kế toán ngừng
việc theo dõi tài sản. Tài sản có thể được sử dụng tiếp tuỳ vào quyết định của cấp trên,
hoặc có thể bán, thanh lý.
Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp cũng có thể điều chuyển cho công ty
con hay các chi nhánh của mình. Nếu là công ty con, kế toán Công ty mẹ ngừng việc
tính khấu hao, công ty con tiếp tục việc tính khấu hao tài sản đó theo giá trị được đánh
giá lại.
Tình hình tăng giảm tài sản trong kỳ
Căn cứ vào biểu CƠ CÂU VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ta có thể thấy tài
sản của Công ty đã có thay đổi từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2009.
Về tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp, giá trị tài sản tăng
3.001.556.305 đồng, đạt 110,59 % so với đầu năm. Trong đó, chỉ có tài sản cố định
hữu hình tăng tương ứng với giá trị như trên, đạt 111,09 % so với đầu năm; còn tài
sản cố định vô hình không có sự thay đổi. Cụ thể:
Tài sản cố định hữu hình:
Nhà cửa vật kiến trúc: năm 2009 đạt 10.997.715.066 đồng,giảm 509.506.130 đồng,
đạt 95,57 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 33 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị nhà cửa vật kiến trúc được mua sắm là 526.688.307
đồng, sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
• Tăng khác:
Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị nhà cửa vật kiến trúc thanh lý nhượng
bán là 515.219.861 đồng.
• Giảm khác: giá trị nhà cửa vật kiến trúc bị giảm đi là 65.313.114 đồng.
Máy móc thiết bị: năm 2009 đạt 12.989.259.683 đồng, tăng 414.343.971 đồng, đạt
103.3 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị máy móc thiết bị tăng lên do mua sắm là
3.623.518.764 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 2.654.843.234 đồng,
còn lại là vốn chủ sở hữu doannh nghiệp.
• Tăng khác: giá trị máy móc thiết bị tăng lên là 117.836.115 đồng.
Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị máy móc thiết bị giảm do thanh
lý nhượng bán là 345.111.438 đồng.
• Không có giảm vì nguyên nhân khác.
Phương tiện vận tải: năm 2009 đạt 3.988.365.439 đồng, tăng 1.071.528.394 đồng,
đạt 136.74 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị phương tiện vận tải do mua sắm là
2.061.047.618 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 1.867.575.481 đồng,
còn lại là vốn chủ sở hữu.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị phương tiện vận tải giảm do thanh lý,
nhượng bán là 1.572.280.177 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
TSCĐ dùng trong quản lý: năm 2009 đạt 2.097.431.237 đồng, tăng 2.025.217.070
đồng, đạt 2904.46 % so với đầu năm. Tài sản này có sự tăng đột biến trong năm
2009, cho thấy Công ty đã có sự quan tâm nhiều đến công tác quản lý.
Tăng trong năm:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 34 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Do mua sắm: giá trị TSCĐ dùng trong quản lý tăng
do mua sắm là 2.239.887.706 đồng. Toàn bộ sử dụng bằng vốn chủ sở
hữu doanh nghiệp.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
Giảm trong năm:
• Do thanh lý nhượng bán: giá trị TSCĐ dùng trong
quản lý thanh lý nhượng bán trong kỳ là: 79.691.800 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
Tài sản cố định vô hình:
Quyền sử dụng đất có giá trị là 1.273.500.000
đồng. Đây là giá trị quyền sử dụng đất hai lô đất tại Nha Trang có giá trị lâu dài, do
đó công ty không thực hiện trích khấu hao đối với tài sản vô hình này.
Phần mềm máy tính: nguyên giá đầu năm là
13.829.800 đồng, do trong năm thực hiện việc thanh lý nên cuối năm không còn,
giá trị tài sản bằng 0.
Tài sản cố định thuê tài chính:
Công ty không có tài sản thuê tài chính.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
Năm 2009 chi phí xây dựng dở dang đạt 13.558.463.984 đồng, giảm so với
năm 2008 là 1.035.746.184 đồng, tương ứng giảm 7,1 %.
III – NGHIÊN CỨU CƠ CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Mục đích nghiên cứu
Bên cạnh TSCĐ, TSLĐ là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, đặc
biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất chế biến, vì đây là những thành phần không thể
thiếu khi tạo nên sản phẩm. Nếu không có TSLĐ thì TSLĐ chẳng để làm gì, do đó,
việc lập kế hoạch cung ứng và khai thác TSLĐ cần được xem xét, tính toán, xây dựng
một cách kỹ lưỡng và khoa học. Để có thể có thể lập được một kế hoạch tốt, doanh
nghiệp cần phải xác định cơ cấu hợp lý.
Lập biểu tổng hợp (Xem biểu đính kèm)
Nguồn số liệu
Số liệu trên biểu ở 2 cột đầu năm và cuối năm được lấy từ các báo cáo tài chính
năm 2009, cụ thể là bảng cân đối kế toán năm 2009 và thuyết minh báo cáo tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 35 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
các mục V.1, V.3, V.4, V.5, còn số liệu ở các cột tỷ trọng, chênh lệch và so sánh được
tính toán trên cở sở các số liệu đã xin được. Cụ thể các cột này được tính như sau:
Số liệu ở cột Tỷ trọng được tính bằng cách lấy số liệu của cột Giá trị chia cho
tổng giá trị tài sản và nhân với 100 %.
Số liệu ở cột Chênh lệch là hiệu số của số liệu của cột Giá trị ở cuối năm với số
liệu của cột Giá trị ở đầu năm.
Số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số liệu cột Giá trị ở cuối năm chia
cho Giá trị ở đầu năm nhân với 100 %.
Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu
Cơ cấu vốn lưu động của công ty như sau:
- Tiền chiếm 4,42 % đầu năm 2009, đạt 9,76 % cuối năm 2009, tức là tăng 144,77
%.
- Các khoản phải thu chiếm 21,80 % ở đầu năm 2009, đạt 25,32 % cuối năm 2009,
tăng 28,84 % so với đầu năm 2009.
- Hàng tồn kho chiếm 72,77 % ở đầu năm 2009, cuối năm 2009 đạt 63,66 %, giảm
2,98 % so với đầu năm.
- Tài sản lưu động khác chiếm 1,01 % ở đầu năm 2009, cuối năm 2009 đạt 1,25 %,
tăng 37,65 % so với đầu năm.
Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty khá hợp lý. Hàng tồn kho có tỷ trọng lớn
nhất. Đây là vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất chế biến quy mô lớn. Các khoản phải
thu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, trong đó, phải thu khách hàng có tỷ trọng lớn nhất
18,68 % trên tổng số vốn lưu động. Điều này cho thấy khả năng quản lý công nợ của
Công ty khá tốt, đồng thời cho thấy sự quan tâm của khách hàng với Công ty. Trả
trước cho người bán từ năm 2008 đến năm 2009 tăng gần gấp đôi, cho thấy Công ty
đang gia tăng cho việc sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng khi thị trường thực
phẩm đang trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh cúm gà, hay dịch tai xanh… Năm
2009, các khoản tiền của Công ty đã tăng trở lại. Các năm trước, lượng tiền luôn cao
thấp nhất là khoảng 7 tỷ, cao nhất là 12 triệu, nhưng năm 2008, lượng tiền chỉ đạt 4,7
tỷ. Điều này cho thấy việc quản lý tiền của Công ty là khá tốt. Công tác giải quyết tài
sản thiếu chở xử lý của công ty cũng tốt. Năm 2009, giá trị của khoản này bằng 0.
Nguyên nhân và nhận xét về sự thay đổi cuối năm so với đầu năm
Căn cứ vào biểu CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY, ta có thể thấy
tài sản của công ty qua năm 2009 đã có sự thay đổi, đầu năm là 105.514.478.468
đồng, cuối năm là 117.017.089.480 đồng. Như vậy, vốn lưu động của Công ty tăng
11.502.611.012 đồng, đạt 109,21 % so với đầu năm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 36 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Tiền:
Cuối năm 2009, lượng tiền các loại đạt giá trị 11.425.168.489 đồng. Từ đầu năm đến
cuối năm, giá trị lượng tiền các loại trong Công ty tăng 6.757.483.334 đồng, đạt
244.77 % so với đầu năm. Cụ thể:
• Tiền mặt tại quỹ: cuối năm 2009 đạt 857.844.171 đồng, giảm 69.045.769 đồng,
đạt 92,55 % so với đầu năm.
• Tiền gửi Ngân hàng: cuối năm 2009 đạt 10.313.124.318 đồng, tăng
6.572.329.103 đồng, đạt 275.69 % so với đầu năm.
• Tiền đang chuyển: cuối năm 2009 đạt 254.200.000 đồng, tăng 254.200.000
đồng, đầu năm doanh nghiệp không có tiền đang chuyển.
• Doanh nghiệp không có các khoản tương đương tiền (vàng, bạc, đá quý, …)
Như vậy, trong các khoản tiền thì tiền gửi Ngân hàng là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng số vốn lưu động trong năm 2009; và qua năm 2009 đã có sự tăng trưởng mạnh
mẽ từ 3,55 % đến 8,81 %.
Các khoản phải thu:
Cuối năm 2009 các khoản phải thu của công ty là 29.630.643.994 đồng chiếm 25,32
% trong tổng số vôn lưu động, giá trị của các khoản phải thu tăng 6.632.761.930
đồng, đạt 128,84 % so với đầu năm:
• Phải thu khách hàng: cuối năm 2009 đạt 20.537.516.439 đồng, tăng
829.117.452 đồng, đạt 104.21 % đồng so với đầu năm.
• Trả trước cho người bán: cuối năm 2009 đạt 8.036.647.998 đồng, tăng
3.988.066.500 đồng, đạt 198.51 % so với đầu năm.
• Phải thu nội bộ: không có.
• Phải thu khác: cuối năm 2009 đạt 2.584.259.599 đồng, tăng 469.749.146 đồng,
đạt 122,22 % so với đầu năm.
• Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: cuối năm 2009 là 1.527.780.042
đồng, giảm 1.345.828.832 đồng, đạt 53,17 % so với đầu năm.
Như vậy, trong năm 2009, xét trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động, nhưng tốc độ tăng lớn nhất là
khoản trả trước cho người bán, từ 3,84 % đến 6,87 %.
Hàng tồn kho:
Cuối năm 2009 đạt giá trị 74.494.170.934 đồng chiếm 63,66 % trong tổng số vốn lưu
động, giảm 2.288.918.994 đồng, đạt 97,02 % so với đầu năm.
• Hàng mua đang đi đường: đầu năm số dư bằng 0, cuối năm giá trị hàng mua
đang đi đường là 1.265.299 đồng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 37 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Nguyên vật liệu: cuối năm 2009 đạt 16.737.527.350 đồng, giảm 3.570.101.337
đồng, đạt 82,42 % so với đầu năm.
• Công cụ, dụng cụ: cuối năm 2009 đạt 50.213.878 đồng, giảm 1.022.445 đồng,
đạt 98,00 % so với đầu năm.
• Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: cuối năm 2009 đạt 3.678.466.241 đồng,
tăng 14.277.650 đồng, đạt 100,39 % so với đầu năm.
• Thành phẩm: cuối năm 2009 đạt 40.363.122.952 đồng, giảm 2.823.004.009
đồng, đạt 93,46 % so với đầu năm.
• Hàng hoá: cuối năm 2009 đạt 14.266.748.855 đồng, tăng 4.021.544.140 đồng,
đạt 139.25 % so với đầu năm.
• Hàng gửi đi bán: không có.
• Hàng hoá kho bảo thuế: không có.
• Hàng hoá bất động sản: không có.
• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: cuối năm 2009 đạt 563.209.641 đồng, giảm
108.121.708 đồng, giảm 16,11 % so với đầu năm.
Như vậy, xét trong hàng tồn kho, thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số
vốn lưu động, nhưng tốc độ tăng nhanh nhất lại là hàng hoá, tăng từ 9,71 % đến 12,19
%.
Tài sản lưu động khác:
Cuối năm 2009 đạt giá trị 1.467.106.063 đồng chiếm 1,25 % trong tổng số vốn lưu
động, tăng 401.284.742 đồng, đạt 137,65 % so với đầu năm. Cụ thể:
• Tài sản thiếu chờ xử lý: đầu năm đạt 391.512 đồng, cuối năm không còn,
tức là giảm 100 %.
• Tạm ứng: cuối năm đạt 300.631.977 đồng, giảm 196.267.502 đồng, đạt
60,50 % so với đầu năm.
• Chi phí trả trước ngắn hạn: cuối năm đạt 213.248.693 đồng, giảm
187.806.047 đồng, đạt 53,17 % so với đầu năm.
• Thuế GTGT được khấu trừ: cuối năm đạt 128.358.434 đồng, tăng
110.813.455 đồng, đạt 731,60 % so với đầu năm.
• Cầm cố, ký quỹ, ký cược: cuối năm đạt 824.866.959 đồng, tăng
674.936.348 đồng, đạt 550,17 % so với đầu năm.
Như vậy, trong năm 2009, xét trong Tài sản lưu động khác, đầu năm tạm ứng chiếm
tỷ trọng lớn nhất 0,47 % trong tổng số vốn lưu động, đến cuối năm các khoản cầm cố,
ký quỹ, ký cược chiếm tỷ trọng lớn nhất là 0,70 %. Tốc độ tăng tỷ trọng nhanh nhất là
thuế GTGT được khấu trừ từ 0,02 % đến 0,11 %.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 38 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Xét trong toàn bộ vốn lưu động từ đầu năm đến cuối năm 2009, thành phẩm
chiếm tỷ trọng lớn nhất và thuế GTGT được khấu trừ có tốc độ tăng tỷ trọng nhanh
nhất. Căn cứ vào bảng, ta có thể thấy các khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
giảm đi và khoản thuế GTGT tăng lên trong khi thành phẩm lại giảm. Sở dĩ như vậy là
do năm 2009, công ty thực hiện gia tăng sản xuất và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, kết quả
trên đây là minh chứng cho việc đạt được mục tiêu này.
Phương hướng về việc cải thiện cơ cấu TSLĐ – VLĐ của Công ty
Tình hình trước mắt của Công ty nói chung khả quan vì thị trường đang dần
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Do đó, việc cải thiện cơ cấu tài sản cũng phải có sự
tương ứng. Đối với tiền và các khoản tương đương tiền, xu hướng thị trường chứng
khoán sẽ trở lại mạnh mẽ, do đó, Công ty nên đầu tư chứng khoán với chính sách đa
dạng hoá danh mục các khoản đầu tư. Năm 2010 Công ty sẽ tiếp tục thực hiện gia
tăng sản xuất, tăng cường xuất khẩu, tăng lợi nhuận, thâm nhập vào các thị trường
mới củng cố thị trường cũ. Công ty sẽ gặp không ít các vấn đề về nguồn nguyên liệu
đầu vào vì tình hình dịch bệnh trong nước có thể bùng phát bất cứ lúc nào, giá nguyên
liệu đầu vào sẽ biến động mạnh, do đó, việc giữ vững sự ổn định về nguồn nguyên
liệu đầu vào và tăng doanh số bán rất quan trọng. Công ty cần phải quản lý các khoản
nợ và việc quản lý hàng tồn kho cần đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí. Công
ty cần phải xác định các biện pháp để quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền,
đảm bảo khả năng thanh toán của mình.
IV – NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhằm biết được tình
hình tài chính và kết quả hoạt động của Công ty trong năm chi tiết theo từng hoạt
động một cách tổng quát. Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho doanh nghiệp và các nhà
phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp.Trên
cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ
là lãi hay lỗ. Căn cứ vào các chỉ tiêu trong bảng, các nhà phân tích có thể dự tính được
khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
Lập biểu tổng hợp (Xem biểu đính kèm)
Nội dung và cách tính từng chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (hay tổng doanh thu)
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 39 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đây là chỉ tiêu được biểu hiện bằng tiền các khoản thu về từ việc bán hàng
và cung cấp dịch vụ trong kỳ. Số liệu này được thu từ thực tế căn cứ trên sổ sách kế
toán.
2. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ là các khoản làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, bao gồm:
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Chiết khấu thương mại
- Thuế: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT theo phương
pháp trực tiếp.
Đây là số liệu thực tế căn cứ trên sổ sách kế toán.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là chỉ tiêu được biểu hiện bằng tiền các khoản thu về trong kỳ cho
doanh nghiệp từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Cách tính:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
4. Giá vốn hàng bán
Đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí tương ứng với số sản phẩm với
tiêu thụ được trong kỳ của doanh nghiệp. Đây là số liệu tổng hợp được từ sổ sách kế
toán.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận thu về từ việc bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong kỳ của doanh nghiệp.
Cách tính:
= -
6. Doanh thu hoạt động tài chính
Đây là biểu hiện bằng tiền các khoản thu về từ hoạt động tài chính của doanh
nghiệp trong 1 kỳ như: lãi tiền cho vay, lãi và lợi tức chứng khoán, lợi nhuận được
chia từ hoạt động liên doanh, … Các khoản doanh thu hoạt động tài chính được ghi
nhận khi thoả mãn 2 điều kiện: có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó và
Doanh thu này được xác định tương đối chắc chắn. Chỉ tiêu này được lấy từ sổ sách
kế toán.
7. Chi phí tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 40 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dich vụ
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Giá vốn
hàng bán
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để có doanh thu tài chính trong kỳ, bao gồm:
- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính;
- Chi phí cho vay và đi vay vốn;
- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên
quan đến ngoại tệ
Chỉ tiêu này được lấy từ sổ sách kế toán.
8. Chi phí bán hàng
Đây là chỉ tiêu phản ánh các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho
việc tiêu thụ sản phẩm và các khoản hỗ trợ cho việc mở rộng thị phần của doanh
nghiệp trong kỳ, bao gồm:
- Chi phí trực tiếp liên quan đến việc bán sản phẩm:
+ Chi phí về lương và các khoản tính theo lương của nhân viên bán
hàng
+ Chi về TSCĐ như: khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng
+ Chi phí về nguyên vật liệu, bao bì đóng gói.
+ Chi phí điện nước, thông tin liên lạc.
+ Chi phí về giao dịch
+ Chi phí về thuê phương tiện, thuê cửa hàng, cửa tiệm
+ Chi phí môi giới đại lý
- Chi phí về hỗ trợ: đó là chi phí cho hoạt động Marketing
Chỉ tiêu này được lấy số liệu từ sổ sách kế toán.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu phản ánh các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ công
tác quản lý trong doanh nghiệp, liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
không riêng bộ phận nào, như:
- Chi phí tiền lương và các khoản tính theo lương của cán bộ quản lý
doanh nghiệp
- Chi phí khấu hao TSCĐ, sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ
- Chi phí về công cụ dụng cụ, văng phòng phẩm, thông tin liên lạc, các chi
phí về giao dịch.
- Chi phí về dịch vụ mua ngoài: điện nước, thuê tư vấn, thuê kiểm toán,…
- Chi phí về thuế: thuế môn bài, thuê sử dụng nhà đất, …
Chỉ tiêu này được lấy từ sổ sách kế toán.
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 41 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạt
động kinh doanh của mình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài
chính.
Cách tính:
= + -
11. Thu nhập khác
Đây là các khoản thu về cho doanh nghiệp trong kỳ nhưng không lường
trước được và không xảy ra thường xuyên, như:
- Tiền thu về do thanh lý nhượng bán tài sản
- Thu tiền phạt đối tác do vi phạm hợp đồng
- Khoản được thưởng từ các đối tác
- Thu từ vật tư thừa
- Thu từ khoản nợ đã xoá nay đòi được
- Thu từ hoàn nhập quỹ dự phòng
- Thu từ việc nhận biếu tặng
- Thu từ khoản thuế được Nhà nước hoàn lại
- Thu nhập từ năm trước bị bỏ sót nay mới phát hiện ra
- Thu từ chênh lệch do đánh giá tăng giá trị tài sản khi đem góp vốn liên
doanh, liên kết, góp vốn cổ phần,..
- …
Số liệu của chỉ tiêu này được tổng hợp từ sổ sách kế toán.
12. Chi phí khác
Đây là các khoản chi phí mà doanh nghiệp không lường trước được và không
xảy ra thường xuyên trong kỳ, như:
- Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản và giá trị còn lại của tài sản thanh lý
nhượng bán
- Tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng
- Tiền doanh nghiệp bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Khoản chênh lệch giảm do đánh giá lại giá trị tài sản khi đem góp vôn
liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần
- Các khoản chi phí do kế toán nhầm lẫn bỏ quên, bỏ sót nay phát hiện ra
Số liệu của chỉ tiêu này được tổng hợp từ sổ sách kế toán.
13. Lợi nhuận khác
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 42 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dich vụ
Doanh thu
hoạt động
tài chính
Chi phí tài chính;
Chi phí bán hàng;
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đây là chỉ tiêu phản ánh khoản lợi nhuận từ các hoạt động khác ngoài hoạt
động sản xuất và kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, phần thu này không thường
xuyên và không lường trước được.
Cách tính:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
14. Phần lợi nhuận (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh
Đây là phần lợi nhuận có được trong kỳ của doanh nghiệp do việc tham gia
liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác. Phần lợi nhuận này được tổng hợp từ
đơn vị đồng sở hữu, căn cứ trên sổ sách kế toán, hợp đồng liên doanh, liên kết, và tỷ
lệ % quyển sở hữu của doanh nghiệp với đơn vị đồng sở hữu.
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là toàn bộ lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được từ mọi hoạt động của mình.
Cách tính:
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành.
Cách tính:
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm
trước.
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa lợi
nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cách tính:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 43 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành
Thu nhập
chịu thuế
Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành= *
Tổng lợi nhuận
kế toán
trước thuế
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động
kinh doanh
Lợi
nhuận
khác
Phần lợi nhuận (lỗ)
trong công ty liên kết,
liên doanh
= + +
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
19. Lợi ích của cổ đông thiểu số
Căn cứ Thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty TNHH Tư vấn
đầu tư & Chuyển giao Công nghệ Phương Linh và Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long,
hai bên thống nhất để lại giá trị Máy nhồi xúc xích 542.571.431 đồng sẽ thanh lý sau.
Số tiền 271.285.715 đồng trình bày trên chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” tương
ứng với lợi ích của Công ty TNHH Phương Linh trong giá trị của Máy nhồi xúc xích
nêu trên.
20. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ là phần lợi nhuận mà các cổ
đông của công ty mẹ được hưởng.
Cách tính:
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu là phần lãi được xác định cho từng cổ phiếu của
công ty sau một kỳ hoạt động.
Cách tính:
Nhận xét sự biến động giữa 2 kỳ
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt 415.974.854.886
đồng, giảm so với năm 2008 là 2.999.072.969 đồng, đạt 99,28 % so với năm 2008.
2. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ năm 2009 đạt 891.347.327 đồng, giảm 351.466.923
đồng, đạt 71,72 % so với năm 2008.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 44 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Lãi cơ bản
trên cổ phiếu
Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông của công ty
mạe
Lợi ích của
cổ đông thiểu số
=
Lợi nhuận sau thuế
của cổ đông của công ty mẹ
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
Lợi ích của
cổ đông thiểu số= -
Lợi nhuận
sau thuế
thu nhập
doanh nghiệp
Tổng
lợi nhuận
kế toán
trước thuế
Chi phí thuế
thu nhập
doanh nghiệp
hiện hành
Chi phí thuế
thu nhập
doanh nghiệp
hoãn lại
== - -
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt
415.083.507.559 đồng, giảm 2.647.605.691 đồng và đạt 99,37 % so với năm 2008.
4. Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán năm 2009 đạt 345.017.995.652 đồng, giảm
93.840.663.013 đồng, đạt 78.62 % so với năm 2008.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt
70.065.511.907 đồng, tăng 1.193.057.322 đồng, đạt 101,73 % so với năm 2008.
6. Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 đạt 3.121.697.870 đồng, tăng
2.586.798.914 đồng, đạt 583,61 % so với năm 2008.
7. Chi phí tài chính
Chi phí tài chính năm 2009 đạt 4.373.573.449 đồng, giảm 5.589.637.580
đồng, đạt 43,90 % so với năm 2008.
8. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng năm 2009 đạt 32.289.611.166 đồng, tăng 4.812.102.647
đồng, đạt 117,51 % so với năm 2008.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 21.380.416.010 đồng, tăng 3.350.240.152
đồng, đạt 118,58 % so với năm 2008.
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt đồng kinh doanh đạt 15.143.609.152 đồng, tăng
1.207.151.017 đồng, đạt 108,58 % so với năm 2008.
11. Thu nhập khác
Thu nhập khác năm 2009 đạt 1.772.423.503 đồng, giảm 524.953.432 đồng,
đạt 77,15 % so với năm 2008.
12. Chi phí khác
Chi phí khác năm 2009 đạt 747.279.360 đồng, giảm 1.010.255.873 đồng, đạt
42,52 % so với năm 2008.
13. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác năm 2009 đạt 1.025.144.143 đồng, tăng 485.302.441 đồng,
đạt 189,90 % so với năm 2008.
14. Phần lợi nhuận (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh
Hiện công ty không có hoạt động liên kết, liên doanh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 45 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 đạt 16.168.753.295 đồng, tăng
1.692.453.458 đồng, đạt 111,69 % đồng so với năm 2008.
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành năm 2009 đạt 3.777.154.250
đồng, tăng 1.353.590.047 đồng, đạt 155,85 % sơ với năm 2008.
17. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
Năm 2008 và 2009, doanh nghiệp không có chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 đạt 12.391.599.045
đồng, tăng 338.863.411 đồng, đạt 102,81 % so với năm 2008.
19. Lợi ích của cổ đông thiểu số
Vì như đã nói ở trên, 2 công ty Phương Linh và Hạ Long thống nhất là sẽ
thanh lý hợp đồng máy nhồi thịt sau nên trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh, giá
trị khoản này bằng không.
20. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ năm 2009 đạt
12.391.509.045 đồng, tăng 338.863.411 đồng, đạt 102,81 % so với năm 2008.
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2009 đạt 2.478 đồng, tăng 67 đồng, đạt 102,78
% so với năm 2008.
Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động
- Doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2009 giảm
0,72 % so với nhưng lợi nhuận gộp lại tăng 1,73 %. Sở dĩ như vậy, vì ta có thể thấy
một số nguyên nhân sau:
+ Các khoản giảm trừ năm 2009 giảm so với năm 2008.
+ Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm mạnh hơn so với doang thu. Giá vốn
hàng bán giảm 21,38 % trong khi doanh thu giảm nhẹ 0,72 %.
- Năm 2009 hoạt động tài chính của công ty tốt hơn năm 2008. Mặc dù chưa
đạt được lãi trong hoạt động này, nhưng doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh
(tăng 483,61% so với năm 2008) trong khi chi phí tài chính lại giảm (giảm 56,1% so
với năm 2008). Đây là do nền kinh tế có nhiều sự thay đổi và dần thoát ra khỏi khủng
hoảng, thị trường chứng khoán đã có nhiều khởi sắc, các cổ phiếu mà công ty đã bán
đi trong năm 2009 đều tăng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 46 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
- Chi phí bán hàng tăng 17,51% vì năm 2009 là năm công ty thực hiện kế
hoạch Marketing đã xác định năm 2008. Trong kế hoạch này, công ty xúc tiến đẩy
mạnh việc mở rộng thị phần của mình xuống phía Nam và củng cố các chi nhánh của
công ty bằng các giải pháp chủ yếu: khuyến mại, quảng cáo, các chương trình tiếp thị
… Tổng Ngân sách cho Marketing lên đến 4.845.000.000 đồng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18,58 % so với năm 2008 vì năm 2009
công ty thực hiện củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý, nhân sự khối phòng ban và
phân xưởng để phủ hợp tình hình sản xuất kinh doanh mới của công ty, đặc biệt quan
tâm đến công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nghệ và công nhân
lành nghề.
- Phần lợi nhuận khác năm 2009 cũng tăng đột biến (89,90 % so với năm
2008). Đây không phải là do năm 2009 công ty có nhiều hoạt động bất thườn mang
lại nhiều thu nhập khác. Trong bảng kết quả có thể thấy thu nhập khác và chi phí khác
của doanh nghiệp giảm đi, nhưng chi phí khác co sự giảm mạnh hơn so với thu nhập
khác (chi phí giảm 57,48 % trong khi thu nhập khác giảm 22,85 % so với năm 2008),
do đó lợi nhuận khác của năm 2009 tăng mạnh.
- Do tình hình các hoạt động của công ty đều tiến triển tốt nên tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế tăng. Cũng vì thế mà chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng. Có điều năm 2009, Công ty thực hiện
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25 % (từ năm 2004 đến hết năm 2008, công
ty áp dụng thuế suất TNDN ưu đãi theo Công văn trả lời số 2851/TCT-PCCS ngày
10/08/2006 là 20 %) nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng mạnh
(tăng 55,85 % so với năm 2008).
- Nói chung, năm 2009 công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế tăng 2,81%
và lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng 2,78 %.
V – NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY.
Mục đích nghiên cứu
Như đã nói ở trên, vốn là cần thiết đối với một doanh nghiệp để thực hiện các
hoạt động kinh doanh của mình nhằm đạt được lợi nhuận. Nhưng không phải lúc nào
có lợi nhuận cũng là tốt, tính hiệu quả của một kỳ hoạt động được đánh giá dựa trên
các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn. Các chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã sử
dụng vốn của mình như thế nào, có đạt hiệu quả cao hay không, việc sử dụng vốn như
hiện nay có phủ hợp với tình hình sản xuât hiện nay hay không, tình trạng lãng phí
vốn như thế nào, cần có biện pháp nào để sử dụng vốn có hiệu quả. Do đó, doanh
nghiệp cần phải thực hiện công tác này.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 47 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Lập biểu (Xem biểu đính kèm)
Các số liệu trong biểu ở 2 cột năm 2008 và năm 2009 trừ các chỉ tiêu hiệu suất
được lấy các báo cáo tài chính của công ty, cụ thể:
+ Các chỉ tiêu doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác
được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009.
+ Các chỉ tiêu chi phí tài chính, chi phí khác được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh năm 2009.
+ Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được tính bằng giá vốn hàng bán cộng với chi
phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Trong đó, các chỉ tiêu thành phần này
nằm trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009.
+ Chỉ tiêu hoạt động tài chính được tính bằng doanh thu tài chính trừ đi chi phí
tài chính.
+ Các chỉ tiêu Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Tổng lợi nhuận trước thuế,
Tổng lợi nhuận sau thuế được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
ứng với các chỉ tiêu 10, 15, 20.
+ Các chỉ tiêu Vốn lưu động và Vốn cố định đầu năm và cuối năm được đã
được tổng hợp ở 2 biểu CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH và CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG
của Công ty Đồ hộp Hạ Long.
+ Chỉ tiêu Vốn kinh doanh là tổng của vốn lưu động và vốn cố định.
+ Các chỉ tiêu vốn bình quân trong kỳ đều là số bình quân cộng của 2 số vốn
đầu năm và số cuối năm.
Các số liệu ở cột chênh lệch được tính bằng cách lấy số liệu ở cột năm 2009 trừ
đi số liệu ở cột năm 2009 tương ứng với các chỉ tiêu.
Các số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số liệu ở cột năm 2009 chia
cho số liệu ở cột năm 2008 tương ứng với các chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu hiệu suất được tính như sau:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:
• Tính theo doanh thu:
• Tính theo lợi nhuận trước thuế:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 48 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh
theo doanh thu
Tổng doanh thu
Vốn kinh doanh bình quân
=
Hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh theo
lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế
Vốn kinh doanh bình quân
=
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Tính theo lợi nhuận sau thuế:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
• Tính theo doanh thu:
• Tính theo lợi nhuận trước thuế:
• Tính theo lợi nhuận sau thuế:
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
• Tính theo doanh thu:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 49 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh theo
lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân
=
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định theo
doanh thu
Tổng doanh thu
Vốn cố định bình quân
=
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định theo
lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế
Vốn cố định bình quân
=
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định theo
lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
=
Hiệu suất sử dụng
vốn lưu động theo
doanh thu
Tổng doanh thu
Vốn lưu động bình quân
=
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Tính theo lợi nhuận trước thuế:
• Tính theo lợi nhuận sau thuế:
Đánh giá tình hình sử dụng vốn
Nhìn nhận một cách tổng quát nhất, hiệu suất sử dụng vốn năm 2009 thấp hơn
năm 2008. Mặc dù lợi nhuận của công ty năm 2009 khả quan, nhưng hiệu suất sử
dụng vốn theo lợi nhuận (cả sau thuế và trước thuế) đều thấp. Cụ thể:
- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: cả 3 chỉ tiêu hiệu suất đều giảm. Trong
đó, hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận trước thuế 2009 giảm nhẹ nhất (giảm 5,79 % so
với năm 2008); hiệu suất sử dụng theo doanh thu thuần giảm 16,19 %; hiệu suất sử
dụng theo lợi nhuận sau thuế giảm 13,28 %.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: 3 chỉ tiêu đều giảm: hiệu suất theo doanh
thu thuần giảm 16,99 %; hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận trước thuế giảm 6,70 %;
hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận sau thuế giảm 14,12 %.
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: cả 3 chỉ tiêu đều giảm so với năm 2008:
hiệu suất theo doanh thu thuần giảm 15,87 %; hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận trước
thuế giảm 5,43 %; hiệu suất sử dụng theo lợi nhuận sau thuế giảm 12,95 %.
Như vậy có thể thấy tình hình sử dụng vốn của công ty năm 2009 còn chưa tốt.
Các hiệu suất sử dụng vốn tính theo doanh thu giảm, ta có thể thấy doanh thu thuần
đạt 99,37 %, giảm 0,63 % trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng 18,56 %, vốn cố
định bình quân tăng 19,71 %, vốn lưu động bình quân tăng 18,11 %. Các hiệu suất sử
dụng vốn theo lợi nhuận trước thuế đều giảm ít hơn so với hiệu suất sử dụng vốn theo
lợi nhuận sau thuế vì năm 2009 Công ty áp dụng thuế suất TNDN (25%) cao hơn năm
2008 (20%); hơn nữa, lợi nhuận tăng (lợi nhuân trước thuế tăng 11,69 %, lợi nhuận
sau thuế tăng 2,81 %) nhưng ít hơn so với mức độ tăng của vốn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 50 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Hiệu suất sử dụng
vốn lưu động theo
lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế
Vốn lưu động bình quân
=
Hiệu suất sử dụng
vốn lưu động theo
lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
=
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn
Tình hình sử dụng vốn được đánh giá bằng các chỉ tiêu hiệu suất đã nói trên.
Các doanh nghiệp đều muốn có tình hình sử dụng vốn khả quan, nên cần phải biết các
nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn để có thể làm tăng hiệu suất sử dụng.
Để làm tăng hiệu suất sử dụng vốn này, doanh nghiệp cần tác động đến các nhân tố:
- Doanh thu thuần: Khi vốn không tăng, nếu doanh thu thuần tăng hoặc
giảm thì hiệu suất tăng và ngược lại. Nếu doanh thu thuần tăng nhanh
hơn vốn thì hiệu suất tăng.
- Lợi nhuận: Nếu lợi nhuận tăng mà vốn không tăng mà vốn không tăng
hoặc giảm thì hiệu suất tăng. Nếu lợi nhuận tăng nhanh hơn vốn thì hiệu
suất tăng.
Cụ thể hơn đối với từng loại vốn:
Với hiệu sử dụng vốn lưu động, ngoài 2 chỉ tiêu trên còn phải chịu ảnh hưởng
từ yếu tố vốn lưu động. Với doanh thu hay lợi nhuận không thay đổi, nếu vốn lưu
động bình quân trong kỳ tăng thì hiệu suất sẽ giảm và ngược lại. Trong trường hợp
vốn lưu động bình quân tăng nhưng không tăng nhanh hơn doanh thu hay lợi nhuận
thì hiệu suất sử dụng vốn sẽ hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng.
Tương tự, với hiệu suất sử dụng vốn cố định, ngoài 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi
nhuận thì hiệu suất này còn chịu ảnh hưởng của yếu tố vốn cố định bình quân.
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, ngoài chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thì chỉ
tiêu này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.
Yếu tố này được tính bằng tổng của vốn cố định bình quân hay vốn lưu động bình
quân trong kỳ. Sự thay đổi của vốn kinh doanh bình quân phụ thuộc vào 2 loại vốn
này. Nếu tổng của 2 loại vốn này tăng khi doanh thu hay lợi nhuận không đổi hoặc
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận hay doanh thu thì hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh giảm.
Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Vì vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động nên biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ được cụ thể hoá từng loại vốn này.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Các phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định:
1. Với số vốn như cũ, làm sao tăng được doanh thu thì sẽ tăng hiệu quả.
Phương hướng này có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau:
- Tăng hiệu suất sử dụng của TSCĐ
- Giảm các tỷ lệ tài sản không còn sử dụng
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 51 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
- Tuân thủ đúng quy tắc sử dụng máy móc thiết bị
- Quản lý và bảo vệ tốt tài sản; …v…v…
2. Với qui mô không đổi, làm sao giảm bớt được số vốn cố định.
Phương hướng này có thể được thực hiên băng các biện pháp sau:
- Nhanh chóng thanh lý các tài sản thuộc diện chờ xử lý
- Giảm các tài sản chưa cần dùng xuồng hết mức có thể; …v…v…
3. Tăng cường đầu tư thêm vốn để bổ sung thêm TSCĐ, tăng năng lực sản xuất
hoặc cải tiến, hiện đại hoá, đổi mới công nghệ để tăng năng suất, tăng sản
lượng và tăng được doanh thu.
Phương hướng này có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau:
- Mua thêm máy móc thiết bị mới có năng suất cao
- Mua thêm các dây truyền sản xuất mới, hiện đại, phù hợp với khả năng
quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
- Có thể đầu tư nâng cấp tài sản để tăng năng suất và hiệu quả sử dụng; …
Trong 3 phương hướng trên, phương hướng 1 và 2 là 2 phương hướng tận dụng khai
thác năng lực hiện có. Nếu thực hiện được thì chi phí sẽ tăng không nhiều nhưng mức
độ tăng hiệu quả chỉ có giới hạn và không tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Còn phương pháp 3 làm cho hiệu quả tăng không có giới hạn, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp mở mang phát triển nhưng cần phải có vốn và việc tính toán nếu không chính
xác thì có thể gây ra hậu quả xấu.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Các phương pháp và biện pháp được sử dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu
động:
1. Tăng tốc độ quay vòng của vốn lưu động
Để thực hiện được phương hướng này, cần có những biện pháp tác động đến
từng khâu của quá trình sản xuất:
- Khâu dự trữ: tăng tốc độ bằng cách giảm thời gian dự trữ.
- Khâu sản xuất: rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất bằng cách tăng năng
suất máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động.
- Khâu lưu thông: rút ngắn thời gian quay vòng vốn bằng cách nhanh
chóng tiêu thụ sản phẩm, tích cực thu hồi nợ, quản lý tốt về tiền mặt để nhanh
chóng đưa vào sản xuất. Cụ thể:
* Việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào hoạt động Marketing
của Công ty. Công ty có thể áp dụng các biện pháp khuyến mại, tổ chức quảng
cáo, tiếp thị các sản phẩm mới, …
* Quản lý các khoản phải thu nhằm mục đích không để vốn ứ đọng vô ích,
nhanh chóng thu hồi vốn đưa vào sản xuất hoặc đầu tư, làm cho các khoản phải thu
giảm, từ đó, giảm được vốn lưu động và tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 52 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Biện pháp 1: Xác định chính xác bán chịu và mức độ nợ phải thu.
Nợ phải thu từ khách hàng phụ thuộc vào khối lượng và giá trị hàng hoá bán
chịu cho khách hàng. Vì vậy, quản lý nợ phải thu trước hết phải xem xét chính sách
bán chịu của Doanh nghiệp. Khi xác định chính sách này cần chú ý đến 4 yếu tố:
- Mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp để tăng doanh thu, tăng
lợi nhuận.
- Tính chất thời vụ của sản phẩm trong sản xuất
- Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
- Tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Biện pháp 2: Xây dựng quy chế quản lý nợ phải thu.
- Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng.
- Công ty phải danh được quyền bán các sản phẩm khi cần thiết
- Trích lập quỹ dự phòng cần thiết đối với các khoản phải nợ phải thu khó
đòi khi các khoản này kéo dài thì dùng quỹ dự phòng tài chính để bù
đắp, nếu còn thiếu thì được hạch toán vào chi phí kinh doanh nhưng phải
được ghi rõ “để theo dõi”, và khi thu được thì ghi vào thu nhập khác của
Công ty.
Biện pháp 3: Phân tích khách hàng và xác định đối tượng để bán chịu
Việc phân tích khách hàng nhằm xác định được điều kiện thanh toán thích hợp.
Kiểm soát nợ phải thu và các biện pháp thu hồi nợ:
- Mở sổ theo dõi nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng
- Thường xuyên nắm vững kiểm soát tình hình nợ phải thu, xác định giới
hạn hệ số nợ.
- Thường xuyên theo dõi phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian. Từ
đó, chuẩn bị và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ:
+ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến hạn
thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục và đôn đốc khách hàng
thanh toán.
+ Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ
đã quá hạn; xác định số nợ phải thu khó đòi để có biện pháp dự
phòng.
* Quản lý vốn bằng tiền: Để nâng cao hiệu quả vốn bằng tiền, ta cần phải tăng
tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách khuyến khích động viên khách hàng trả nợ nhanh,
có thể áp dụng chiết khấu thanh toán, áp dụng các hình thức chuyển tiền nhanh và khi
được tiền thì nhanh chóng đưa tiền vào đầu tư. Phương hướng này nhằm tăng tốc độ
quay vòng vốn, và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn
bằng tiền:
- Đối với các khoản thu chi bằng tiền:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 53 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
+ Các khoản thu chi tiền mặt phải thông qua quỹ.
+ Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa
nhân viên thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt.
+ Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ
sở các phiếu thu, phiếu chi hợp pháp do kế toán cung cấp.
+ Chỉ để tồn quỹ số tiền ở mức tối thiểu cần thiết, số tiền thu trong
ngày vượt quá thì sẽ gửi Ngân hàng.
+ Phải xây dựng được nguyên tắc chi tiêu tiền mặt trong doanh
nghiệp.
+ Cần quản lý chặt chẽ các khoản phải tạm ứng bằng tiền mặt.
- Đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì tiền ở mức dự trữ cần thiết.
2. Tăng cường đầu tư bổ sung thêm vốn để mở rộng sản xuất.
Nếu đầu tư đúng thì tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng
vốn thì sẽ có tiết kiệm tương đối và hiệu quả tăng. Phương hướng này có thể
được thực hiện bằng một số biện pháp sau:
- Cải tiến sản phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau, như thay đổi kiểu
dáng, thay đổi mẫu mã bao bì, ... phù hợp với thị hiếu của thị trường, từ đó,
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Công ty có thể thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm của mình bằng cách
sử dụng những nguyên liệu mới chất lượng tốt hơn nhằnm thu hút người tiêu
dùng.
- Công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới nhằm khai thác các thị trường mới
còn đang ở dạng tiềm năng.
3. Giảm bớt vốn lãng phí
Vốn lãng phí nằm ở cả 3 khâu trên: ở khâu dự trữ: nó tồn tại ở dạng bằng tiền
quá nhiều, quá dư thừa; ở khâu sản xuất: nó nằm ở dạng các khoản phải thu (vốn bị
chiếm dụng); ở khâu lưu thông: nó nằm ở tài sản dự trữ quá nhiều.
Khi giảm bớt vốn lãng phí thì lượng vốn lưu động giảm, với doanh thu hay lợi
nhuận không đổi hoặc tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ tăng.
Đối với hàng tồn kho, phương hướng này được thực hiện bằng một số biện
pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra lượng hàng tồn kho để phát hiện xem có những loại hàng tồn
kho nào bị bỏ quên, không sử dụng đến, tìm cách xử lý.
- Giảm tài sản dự trữ, làm tốt công tác định mức tài sản lưu động chỉ dự trữ vừa đủ cho
sản xuất; …v..v…
Đối với việc quản lý các khoản phải thu và vốn bằng tiền thì làm tương tự như
trên (ở phương hướng 1)
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 54 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Chương III
KẾT LUẬN
Bài thiết kế này cho thấy tình hình sản xuất của Công ty Đồ hộp Hạ Long khá
ổn định và khả quan. Cơ cấu vốn cố định và cơ cấu lưu động của Công ty khá tốt và tỏ
ra khá hiệu quả trong việc đưa Công ty thoát khỏi khủng hoảng nền kinh tế của năm 2008.
Cơ cấu vốn cố định cho thấy khả năng sản xuất của Công ty là lớn. Song, cơ sở
vật chất của Công ty tuy được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu làm
ảnh hưởng đến năng suất lao động. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cho thấy chất
lượng sản phẩm và khả năng cung cấp sản phẩm của công ty cho thị trường. Do đặc
điểm của Công ty là doanh nghiệp sản xuất chế biến nên lượng vốn lưu động lớn hơn
so với vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2009 không đạt bằng năm 2008 nhưng
công ty vẫn có lãi do nhiều nguyên nhân khác nhau.Để thực hiện được chỉ tiêu nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty đã có nhiều giải pháp khác nhau để tác động vào
doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, Công ty còn phải chú ý hơn về các yếu tố tác động
gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đó là: công tác về nhân sự, kiện toàn bộ
máy quản lý, công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nghệ, và công
nhân lành nghề…; đối với sản phẩm, vì tình hình dịch bệnh của nước ta thất thường
nên cần phải chú ý hơn đến nguồn nguyên liệu đầu vào đồng thời chất lượng của sản
phẩm để có được niềm tin của người tiêu dùng.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 tuy có phần chững lại so
với năm 2008, theo như phân tích, nguyên nhân đến từ cả phía doanh nghiệp và khách
quan. Nhưng chủ yếu là nguyên nhân khách quan như: thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp tăng, tình thị trường thực phẩm biến động mạnh và sự phục hồi ban đầu của thị
trường tài chính quốc tế và trong nước… Hiện tại, Công ty đã có nhiều hướng đi mới
để cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh, định ra nhiều
biện pháp để khắc phục khó khăn.
Thông qua bài thiết kế này, em thấy tình hình sử dụng vốn của các Công ty là
một vấn đề quan trọng mà bất cứ Công ty nào cũng phải xét một cách nghiêm túc và
kỹ lưỡng.
Trên đây chỉ là một số những nhận xét của em về cơ cấu nguồn vốn, tình hình
sử dụng vốn hiện tại ở công ty và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong năm 2010.
Do nhận thức và các kiến thức thực tế còn thiếu sót nên bài làm của em còn
nhiều hạn chế. Em kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để bài làm
của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 55 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị tài chính-nguồn vốn và quy trình quay vòng vốn Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long.pdf